BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ VÂN
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN, CHIẾT
XUẤT BÀO CHẾ CAO BỒ KẾT
VIỆT NAM VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
HÀ NỘI – 2023
BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
TRẦN THỊ VÂN
Mã sinh viên: 1801762
NGHIÊN CỨU CHẾ BIẾN, CHIẾT
XUẤT BÀO CHẾ CAO BỒ KẾT
VIỆT NAM VÀ KHẢO SÁT MỘT SỐ
CHỈ TIÊU CHẤT LƯỢNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
PGS.TS. Nguyễn Mạnh Tuyển
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược học cổ truyền
Khoa DL-DHCT
HÀ NỘI – 2023
Lời cảm ơn
Đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến người thầy đáng kính của em:
PGS. TS. Nguyễn Mạnh Tuyển - Trưởng Khoa Dược liệu – Dược học cổ truyền,
Trưởng Bộ môn Dược học cổ truyền - Trường Đại học Dược Hà Nội. Cảm ơn thầy đã
cho em có cơ hội tham gia nghiên cứu khoa học, cảm ơn thầy đã ln tận tình chỉ bảo
và tạo điều kiện thuận lợi nhất để em hồn thành khóa luận ở bộ môn.
Đồng thời, em xin gửi lời cảm ơn đến chị Lê Hương Giang, anh Vanasack, cảm
ơn anh chị đã giúp đỡ em cùng nhóm nghiên cứu trong suốt thời gian thực hiện khóa
luận.
Em cũng xin cảm ơn PGS. TS. Nguyễn Văn Hải – Phó trưởng Khoa Cơng nghệ
Hoá dược, cảm ơn thầy đã tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết để
quá trình nghiên cứu khố luận của em khơng bị gián đoạn.
Em xin gửi lời cảm ơn tới toàn thể các thầy cơ giáo Trường Đại học Dược Hà
Nội đã dìu dắt em trong suốt thời gian học tập, sinh hoạt và rèn luyện trên ghế nhà
trường. Kính chúc các thầy cô luôn mạnh khỏe, công tác tốt và luôn là những tấm gương
để em và tất cả sinh viên trường Dược noi theo.
Cuối cùng em muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, các bạn và các em trong
nhóm nghiêm cứu tại bộ mơn Dược học cổ truyền đã luôn giúp đỡ, bên cạnh động viên
em trong quá trình thực hiện khố luận. Đặc biệt là bạn Bùi Thị Thu Trang, người bạn
thân luôn đồng hành cùng em trong suốt chặng đường 5 năm học, người bạn luôn ở cạnh
lúc em khó khăn, chia sẻ buồn vui và ln cố gắng cùng em thực hiện và hồn thành
khóa luận này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2023
Sinh viên
Trần Thị Vân
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ......................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về cây Bồ kết ........................................................................................ 3
1.1.1. Tên khoa học .........................................................................................................3
1.1.2. Phân bố, thu hái, chế biến ....................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm thực vật .................................................................................................4
1.1.4. Thành phần hóa học ............................................................................................. 5
1.1.5. Tác dụng dược lý ..................................................................................................8
1.1.6. Tác dụng theo y học cổ truyền ............................................................................10
1.2. Các phương pháp chế biến quả Bồ kết .................................................................10
1.2.1. Nguyên tắc chung ............................................................................................... 10
1.2.2. Các phương pháp chế biến quả Bồ kết ............................................................... 11
1.3. Các phương pháp chiết xuất tạo cao Bồ kết từ quả Bồ kết ...................................13
1.3.1. Nguyên tắc chung ............................................................................................... 13
1.3.2. Các phương pháp chiết xuất cao Bồ kết từ quả Bồ kết ......................................13
1.4. Ứng dụng cao dược liệu trong bào chế các chế phẩm Gel ...................................15
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 17
2.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................... 17
2.1.1. Nguyên liệu: ........................................................................................................17
2.1.2. Dung mơi, hóa chất ............................................................................................ 17
2.1.3. Máy móc, dụng cụ ............................................................................................... 18
2.2. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 18
2.2.1. Xây dựng quy trình chế biến quả Bồ kết ............................................................. 18
2.2.2. Xây dựng quy trình chiết xuất cao Bồ kết từ quả Bồ kết ....................................19
2.2.3. Một số chỉ tiêu chất lượng cao Bồ kết ................................................................ 21
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................ 24
3.1. Quy trình chế biến quả Bồ kết ..............................................................................24
3.2. Quy trình chiết xuất cao Bồ kết từ quả Bồ kết ..................................................... 30
3.3. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao Bồ kết ................................................... 34
3.3.1. Mô tả ................................................................................................................... 34
3.3.2. Mất khối lượng do làm khô.................................................................................35
3.3.3. Độ tan .................................................................................................................35
3.3.4. Định tính .............................................................................................................36
3.3.5. Định lượng ..........................................................................................................37
BÀN LUẬN ................................................................................................................... 39
1. Về quy trình chế biến quả Bồ kết............................................................................39
2. Về quy trình chiết xuất cao Bồ kết từ quả Bồ kết ................................................... 39
3. Về khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao Bồ kết .................................................40
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ......................................................................................... 43
1. Kết luận ................................................................................................................... 43
2. Đề xuất .................................................................................................................... 43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DĐHK
Dược điển Hong Kong
DĐVN V
Dược điển Việt Nam V
EtOH
Ethanol (C2H5OH)
MeOH
Methanol (CH3OH)
RSD
Độ lệch chuẩn tương đối
SKLM
Sắc ký lớp mỏng (thin layer chromatography)
TCDĐVN
Tiêu chuẩn dược điển Việt Nam
TT
Thuốc thử
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1
Dung mơi, hóa chất
Bảng 3.1
Kết quả độ ẩm dược liệu ở các mẫu chế biến
Bảng 3.2
Kết quả định tính dược liệu ở các mẫu chế biến
Bảng 3.3
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khô kiệt của phương
pháp chế biến N1
Bảng 3.4
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khơ kiệt của phương
pháp chế biến N2
Bảng 3.5
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khơ kiệt của phương
pháp chế biến S1
Bảng 3.6
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khơ kiệt của phương
pháp chế biến S2
Bảng 3.7
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khơ kiệt chiết theo
phương pháp chiết nóng với dung môi là nước tinh khiết
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khơ kiệt chiết theo
phương pháp ngâm ấm với dung môi là EtOH 50%
Bảng 3.8
Bảng 3.9
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khô kiệt chiết theo
phương pháp ngâm ấm với dung môi là EtOH 80%
Bảng 3.10
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khơ kiệt chiết theo
phương pháp chiết siêu âm với dung môi là EtOH 50%
Bảng 3.11
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết tính theo dược liệu khô kiệt chiết theo
phương pháp chiết siêu âm với dung môi là EtOH 80%
Bảng 3.12
Kết quả đo hàm ẩm cao Bồ kết giàu saponin
Bảng 3.13
Kết quả định tính cao Bồ kết giàu saponin
Bảng 3.14
Kết quả hàm lượng cao Bồ kết giàu saponin, định lượng saponin trong
mẫu quả Bồ kết và mẫu cao Bồ kết
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1
Hình ảnh cây Bồ kết
Hình 1.2
Khung cấu trúc chung của nhóm Saponin chính có trong quả Bồ kết
Hình 1.3
Cấu trúc của hai sapogenin chính có trong quả Bồ kết
(i)Acid oleanolic; (ii)Acid echynocystic
Hình 1.4
Cấu trúc của 19 saponin được phân lập từ quả Bồ kết
Hình 1.5
Cấu trúc của một số flavonoid phân lập được từ quả Bồ kết (Luteoxin;
Vitexin; Orientin)
Hình 2.1
Mẫu quả Bồ kết- Fructus Gleditschiae
Hình 3.1
Các mẫu quả Bồ kết và bột Bồ kết sau khi chế biến của 4 mẫu (N1, N2,
S1, S2)
Hình 3.2
Kết quả định tính bằng phản ứng tạo bọt của quả Bồ kết ở 4 phương
pháp chế biến
Hình 3.3
Kết quả định tính bằng phản ứng tạo màu của quả Bồ kết ở 4 phương
pháp chế biến
Hình 3.4
Kết quả định tính bằng SKLM của quả Bồ kết ở 4 phương pháp chế biến
Hình 3.5
Hàm lượng cao Bồ kết chiết được theo 4 phương pháp chế biến
Hình 3.6
Hàm lượng cao Bồ kết chiết được theo 5 phương pháp chiết xuất
Hình 3.7
Quy trình chiết xuất và tinh chế saponin từ quả Bồ kết
Hình 3.8
Mẫu cao Bồ kết trước và sau khi nghiền thành bột mịn
Hình 3.9
Kết quả định tính bằng phản ứng tạo bọt mẫu cao Bồ kết
(1) Sau 15p; (2) Sau 30p
Hình 3.10 Kết quả định tính bằng phản ứng tạo màu mẫu cao Bồ kết
Hình 3.11 Kết quả định tính bằng SKLM mẫu cao Bồ kết
ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là đất nước được thiên nhiên ưu ái ban tặng nguồn tài nguyên dược liệu
hết sức phong phú, là một trong những nước sở hữu nguồn cây thuốc lớn nhất thế giới.
Ngày nay, việc ứng dụng các loại cây cỏ tự nhiên trong các lĩnh vực chăm sức khoẻ con
người càng được quan tâm và đẩy mạnh phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường
rộng lớn của các chế phẩm có nguồn gốc thảo dược. Sở dĩ người ta ưa chuộng vì nó có
những thế mạnh lớn như có tác dụng chữa bệnh tốt, phát huy tính điều hịa, cân bằng sự
hoạt động giữa các bộ phận trong cơ thể, ngồi ra hầu như khơng có hoặc rất ít những
phản ứng khơng mong muốn đối với người dùng.
Bồ kết được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam.
Các bộ phận như gai, quả và hạt đều đem lại lợi ích to lớn cho nền y học cổ truyền Việt
Nam. Quả Bồ kết từ lâu đã được sử dụng, thay thế chất tẩy rửa hóa học trong gia đình
(dầu gội, nước rửa chén, bột giặt…), bởi trong loại này có chứa nhiều hoạt chất Saponin,
với nhiều tác dụng có lợi đối với sức khoẻ con người và liên quan đến một số tác dụng
sinh học quan trọng của quả Bồ kết. Trong 30 năm qua, nghiên cứu về Saponin đã có
những bước tiến vượt bậc, đặc biệt là enghiên cứu về Saponin triterpenoit đã tiến triển
nhanh chóng. Trong 10 năm qua, nhiều loại Saponin mới đã được thu nhận từ một số
lượng lớn thực vật [13]. Nhiều tác dụng sinh học đáng chú ý từ dịch chiết, từ các nhóm
hoạt chất hay hoạt chất tinh khiết đã được chứng minh như hạ đường huyết và lipid máu
[16, 17], phòng ngừa và điều trị bệnh tim mạch, ngăn xơ vữa động mạch, chống thiếu
máu cơ tim, ức chế khối u và gây độc tế bào [19, 26], điều hòa miễn dịch, bảo vệ gan,
chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm và ức chế virus [7, 16]…
Với nhiều tác dụng dược lý quan trọng thì Saponin trong quả Bồ kết là nguồn
nguyên liệu tiềm năng để định hướng phát triển các sản phẩm phục vụ cho nhiệm vụ
chăm sóc sức khỏe người dân. Tuy nhiên, nhóm chất Saponin được trích ly lấy dịch thô
cho hiệu quả không cao, màu sắc chưa đẹp, thời gian bảo quản ngắn, khả năng tạo bọt
kém. Nguyên nhân là do Saponin chứa nhiều tạp chất như đường, tinh bột… nên rất dễ
bị nấm mốc làm hư hỏng sản phẩm. Trong khi đây là nguồn nguyên liệu tự nhiên, có
tiềm năng khai thác cao. Vì vậy, cần nghiên cứu một phương pháp chiết xuất có giá trị
y học tốt từ quả Bồ kết, và vấn đề kỹ thuật cần giải quyết là cách sử dụng Bồ kết làm
nguyên liệu, sử dụng công nghệ chiết xuất phù hợp để thu được lượng Saponin tối đa và
nghiên cứu ứng dụng của nó trong việc điều chế Gel thụt tháo đại tràng. Ngoài ra việc
lựa chọn phương pháp chế biến cũng là vấn đề cần được quan tâm. Một phương pháp
chế biến hiệu quả là yếu tố quan trọng giúp dược liệu phát huy tối đa tác dụng. Đây là
bước đầu trong quá trình tạo ra cao Bồ kết, được tiến hành với mục đích tăng hiệu quả
của q trình chiết xuất. Do đó, nghiên cứu chế biến, chiết xuất cao Bồ kết giàu Saponin
từ quả Bồ kết là rất cần thiết. Kết quả nghiên cứu là tiền đề quan trọng để bào chế Gel
1
thụt đại tràng.
Chính vì vậy, đề tài: “Nghiên cứu chế biến, chiết xuất bào chế cao Bồ kết Việt
Nam và khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng” đã được thực hiện với các mục tiêu sau:
1. Nghiên cứu các phương pháp chế biến quả Bồ kết Việt Nam.
2. Nghiên cứu chiết xuất tạo cao Bồ kết Việt Nam làm Gel thụt đại tràng.
3. Khảo sát một số chỉ tiêu chất lượng cao Bồ kết.
2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.
Tổng quan về cây Bồ kết
1.1.1. Tên khoa học
Tên khoa học cây Bồ kết: Gleditschia australis F.B.Forbes & Hemsl [3, 6, 12].
Tên gọi khác: tạo giáp, tạo giác, trư nha tạo giác, man khét.
Bộ phận dùng:
Quả Bồ kết - Tạo giác: Fructus Gleditschiae [6]
Hạt Bồ kết - Tạo giác tử: Semen gleditschiae [6]
Gai Bồ kết - Tạo giác thích: Spina gleditschiae [6]
Trong giới thực vật có vị trí phân loại như sau:
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Ngọc lan (Magnoliophyta)
Lớp: Ngọc lan (Magnoliopsida)
Phân lớp: Hoa hồng (Rosidae)
Bộ: Đậu (Fabales)
Họ: Đậu (Fabaceae)
Phân họ: Vang (Caesalpiniodeae)
Chi: Gleditsia
Loài: Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl [15].
1.1.2. Phân bố, thu hái, chế biến
✓ Phân bố:
Thế giới: cây Bồ kết phân bố ở vùng nhiệt đới, chủ yếu ở Trung Á, Đông Nam Á,
Nam Mỹ, Bắc Mỹ và đặc biệt là tại các tỉnh miền Nam Trung Quốc [6]. Theo Buneau
và cộng sự, trên thế giới có 12 lồi thuộc chi Gleditsia [18]. Theo thực vật chí Trung
Quốc, xác định được 16 lồi thuộc chi Gleditsia [24]. Nghiên cứu của Hagar Ashraf và
cộng sự chỉ ra có 14 lồi thuộc chi này [16].
Việt Nam: cây Bồ kết mọc hoang và được trồng nhiều tại các tỉnh miền Bắc, riêng
ở Cát Bà (Hải Phịng) có hơn 40000 cây và hằng năm cho thu hoạch 4 tấn quả Bồ kết.
Nước ta có 3 lồi thuộc chi Bồ kết (Gleditsia) [5]
Gleditsia rolfei Viral y Soler
Gleditsia papachycarpa Bal. ex Gagn
Gleditsia australis F.B.Forbes & Hemsl.
✓ Thu hái, chế biến:
Vào tháng 10-11, quả chín được thu hái về phơi hoặc sấy khơ. Khi mới hái quả có
màu xanh hay hơi vàng, phơi và để lâu có màu đen bóng.
Gai Bồ kết có thể thu hái quanh năm, nhưng tốt nhất là vào tháng chín đến tháng
3
ba năm sau, hái về phơi khô hoặc nhân lúc gai còn đang tươi, thái mỏng rồi mới phơi
hay sấy khô [6, 10].
1.1.3. Đặc điểm thực vật
Bồ kết chủ yếu là cây thân gỗ sống lâu năm, cao chừng 6-8m, trên thân có những
túp gai có phân nhánh, gai to, cứng, dài tới 10-15cm [1]. Cành mảnh, hình trụ, khúc
khuỷu. Lá kép lơng chim, mọc so le, cuống chung có lơng và rãnh dọc, 6-8 đơi lá chét,
hình trứng dài, dài trung bình 25mm, rộng 15mm. Hoa màu trắng khác gốc hay tạp tính,
mọc thành chùm hình bơng, dài 10-15cm, tràng 5 cánh, hoa đực có 10 nhị và khơng có
bầu, hoa lưỡng tính có 5 nhị và bầu có nhiều lơng đựng 12 nỗn [5, 6].
Quả giáp màu vàng nâu, dài 10-12cm, rộng 1.5-2.0cm, hơi cong hình lưỡi liềm hay
thẳng, quả mỏng, ở những nơi có hạt thì nổi phình lên, trên mặt quả có phủ lớp phấn
màu xanh nhạt. Trong quả có 10-12 hạt dài 10mm, rộng 7mm, dày 4mm, quanh hạt là
một chất cơm trắng màu vàng nhạt. Nhiều tế bào thành dày hóa gỗ hình trịn hay hình
bầu dục hoặc hình khơng đều, đường kính 15µm đến 53µm. Nhiều sợi thường xếp thành
bó, đường kính sợi 10µm đến 35µm, thành hơi hố gỗ, được bao quanh bởi các tế bào
mơ mềm có chứa tinh thể calci oxalat hình lăng trụ và một vài cụm sợi tinh thể, đi kèm
bó sợi thường có tế bào thành dày hình gần vng. Các tinh thể calci oxalat hình lăng
trụ dài 6µm đến 15µm, những bó tinh thể đường kính 6µm đến 14µm. Nhiều tế bào mơ
mềm có thành hố gỗ, có nhiều lỗ (hốc) và ống trao đổi. Tế bào biểu bì vỏ quả màu nâu
đỏ, hình đa giác, thành tương đối dày, lớp cutin có gợn vân dạng hạt [3, 5, 6, 12].
Hình 1.1: Hình ảnh cây Bồ kết
4
1.1.4. Thành phần hóa học
✓ Saponin
Quả Bồ kết đã chiết được chất Saponin tinh khiết với hiệu suất 10%. Thủy phân
và kết tinh Saponin được sapogenin có tinh thể hình kim tụ thành hình ngơi sao. Hiệu
suất chiết sapogenin từ quả Bồ kết là 3%, trong đó có hai sapogenin chính là axit
oleanolic và axit echynocystic (hình 1.3) [6, 20, 29, 31, 34].
Theo Nhật dược chí số 29 (1929): Chiết được từ Bồ kết cùng loài nhưng mọc ở
Nhật Bản chất Saponin cấu tạo tritecpenic và gọi là gleditsaponin với hiệu suất 10%,
công thức thô xác định là C59H100O20 [6].
Theo Bùi Đình Sang (1963): Các thành phần chiết được từ quả Bồ kết là Saponin,
peroxydaza và hai chất khác có tinh thể chưa xác định được tính chất [6, 10].
Theo Ngơ Bích Hải (1972): Quả Bồ kết có chứa Saponin triterpenoic, trong đó một
chất được xác định astragalosid. Phần aglycon của chất này là acid echynosystic. Phần
đường gắn vào OH ở vị trí 3 bao gồm D – xylose, L – arabinose và L – xylose theo tỷ
lệ 2:1:1. Phần đường gắn vào gốc acyl là D – xylose và D – galactose theo tỷ lệ 1:1 [6,
12].
Theo Nguyễn Thị Hồng Vân (2010): Kết quả nghiên cứu trong khuôn khổ luận án
Tiến sĩ hóa học nghiên cứu về thành phần hóa học quả và lá lồi G. australis H. được
thu hái tại Tam Đảo, Vĩnh Phúc đã phân lập và xác định cấu trúc 16 hợp chất là apigenin,
3-O-methylquercetin, vitexin, gleditsiaside A, gleditsiaside B, gleditsiaside C,
gleditsiaside D, gleditsiaside E, gleditsiaside F, 1-O-Benzyl-α-L-arabinopyranosyl(1→6)-β-D-glucopyranoside, acid 5-O-caffeoylquinic, acid cinnamic, isovitexin,
luteolin và quercetin. Trong đó, có 06 hợp chất mới là gleditsiaside A, gleditsiaside B,
gleditsiaside C, gleditsiaside D, gleditsiaside E, gleditsiaside F, 01 chất lần đầu phân lập
được từ thực vật là 1-O-benzyl-α-L-arabinopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside, 01
chất lần đầu tiên được phân lập từ chi Gleditsiae là isovitexin [11].
Theo y học cổ truyền Trung Quốc: Bồ kết rất giàu Saponin, và hơn mười loại
saponin triterpene loại oleanane (hình 1.2) đã được phân lập và xác định [21, 23, 32].
Theo Xiao-Yuan Liana, Zhizhen Zhang (2012): Hầu hết các chất chiết xuất được
sử dụng cho các thí nghiệm trong các nghiên cứu được báo cáo trước đây chưa xác định
được công thức, bằng HPLC họ đã phân lập được 19 Saponin triterpenoid từ quả Bồ kết
(hình 1.4) [32-34, 40].
5
Hình 1.2: Khung cấu trúc chung của nhóm Saponin chính có trong quả Bồ kết
Hình 1.3: Cấu trúc của hai sapogenin chính có trong quả Bồ kết
(i)Acid oleanolic; (ii)Acid echynocystic
6
1 R₁=OH, R₂=-D-Xyl, R3 =-L-Rha, R4=H
2 R₁=OH, R₂= H, R3 = -L-Rha, R4=H
7 R1=OH, R2=CH2OH, R3=H
8 R1=OH, R2=CH2OH, R3= -D-Gla
9 R1=OH, R2=CH3, R3= -D-Gla
3 R₁=H, R₂=-D-Xyl, R3 =-L-Rha, R4=H
10 R1=H, R2=CH2OH, R3=H
4 R₁=OH, R₂= -D-Xyl, R3 =H, R4=H
5 R₁=OH, R₂= -D-Xyl, R3 =H, R4=-D-Gla 11 R1=H, R2=CH3, R3=H
6 R₁=OH, R₂= -D-Xyl, R3 =H, R4=-D-Xyl
12 R1=OH, R2=MT2, R3=MT1
13 R1=OH, R2=MT1, R3=MT2
14 R1=OH, R2=MT2, R3=MT2
15 R1=H, R2=MT1, R3=MT2
16 R1=OH, R2=MT1, R3=MT1
17 R1=CH3OH, R2=H
18 R1=CH3, R2=H
19 R1=CH3, R2=R3
Hình 1.4. Cấu trúc của 19 saponin được phân lập từ quả Bồ kết
7
✓ Flavonoid:
Quả Bồ kết có chứa các flavonoid như luteolin, vitexin, saponaretin, homoorientin
và orientin (hình 1.5) [6].
Luteolin
Hình 1.5. Cấu trúc của một số flavonoid phân lập được từ quả Bồ kết
(luteolin; vitexin; orientin)
1.1.5. Tác dụng dược lý
✓ Tác dụng hạ đường huyết:
Nghiên cứu điều tra tác dụng của chiết xuất MeOH toàn phần của quả Bồ kết và
các phân đoạn chứa Saponin đối với chứng tăng đường huyết ở chuột mắc bệnh tiểu
đường do streptozotocin, đã cho thấy các hoạt động hạ đường huyết và hạ lipid máu
mạnh ở chuột mắc bệnh tiểu đường do streptozotocin [16, 17].
✓ Tác dụng kháng khuẩn, kháng nấm:
Nhiều nghiên cứu trên ống nghiệm đã chứng minh rằng quả Bồ kết có tác dụng ức
chế các chủng vi khuẩn như:
+ Cầu khuẩn.
+ Trực khuẩn lỵ shigell.
+ Trực khuẩn thương hàn, phó thương hàn.
+ Trực khuẩn mủ xanh và phẩy khuẩn tả.
Dịch chiết từ quả Bồ kết bằng hỗn hợp dung môi dầu hỏa – ether với phương pháp
8
khuếch tán thuốc trong môi trường nuôi cấy, ở nồng độ 0.343g/ml có tác dụng ức chế tụ
cầu khuẩn B.
Dịch chiết từ quả Bồ kết bằng cloroform với nồng độ 0.55g/ml có tác dụng ức chế
liên cầu khuẩn. Hỗn hợp flavonoid và saponaretin chiết từ quả Bồ kết có tác dụng kháng
virus, hỗn hợp Saponin có tác dụng chống trùng roi âm đạo. Dịch chiết nước từ quả Bồ
kết trên có tác dụng ức chế một số nấm gây bệnh ngoài da [6, 12, 16].
✓ Tác dụng ức chế khối u:
Sử dụng chiết xuất của quả Bồ kết để điều chế thuốc điều trị bệnh ung thư không
biểu hiện thụ thể estrogen. Lượng dùng nằm trong khoảng từ 0,001g đến khoảng 100
gam trọng lượng khô của dịch chiết mỗi ngày, dùng đường uống, bệnh ung thư không
biểu hiện thụ thể estrogen được chọn từ nhóm bệnh bao gồm: bệnh ung thư xương, u
thần kinh đệm ở thân não, bệnh ung thư vú, bệnh ung thư tuyến thượng thận, bệnh ung
thư vùng hậu môn, bệnh ung thư bàng quang, bệnh ung thư của hệ thống nội tiết, ung
thư thực quản, ung thư đầu hoặc cổ, ung thư thận, ung thư niệu quản, ung thư tuyến cận
giáp [16, 19, 26, 28].
Cao chiết từ quả lồi G. sinensis L. được chứng minh có khả năng gây độc tế bào và
gây ra quá trình apoptosis trong 4 dòng tế bào ung thư (tế bào ung thư vú MCF-7 và
MDA-MB231, tế bào ung thư nguyên bào gan HepG2 và tế bào ung thư biểu mô vảy
thực quản SLMT-1), tác dụng phụ thuộc vào thời gian và liều sử dụng, thông qua thử
nghiệm MTT với MTT50 trong khoảng 16-20 µg/ml [22].
✓ Chữa kiết lỵ, táo bón:
Quả Bồ kết có thành phần Saponin, giúp tăng co bóp nhu động ruột, có tác dụng
thơng tiện, kích thích hoạt động ở nhu động ruột giúp nhuận tràng, đồng thời chứa hoạt
chất trị khuẩn lỵ rất hiệu quả. Vì thế, Bồ kết được dùng nhiều để chữa các chứng bệnh
tiêu hóa đầy hơi, khó tiêu, táo bón, kiết lỵ [3, 6, 10].
✓ Trừ đờm
Nước sắc quả Bồ kết với liều 1g/kg, thí nghiệm trên mèo cho thấy tác dụng tăng
cường sự phân tiết của niêm mạc đường hô hấp và tác dụng long đờm [6, 12].
✓ Chống viêm, chống dị ứng:
Các đặc tính chống dị ứng và chống viêm của chiết xuất EtOH 70% từ quả Bồ kết
được đánh giá bằng các mơ hình thử nghiệm khác nhau, có tác dụng ức chế phụ thuộc
vào liều, phản ứng phản vệ thụ động qua da tương đồng ở chuột và sốc phản vệ toàn
thân ở chuột qua trung gian là các chất vận mạch histamin và serotonin được tiết ra từ
tế bào mast và bạch cầu ái kiềm. Để giải thích về cơ chế làm giảm phản ứng dị ứng ngay
lập tức, thí nghiệm đã quan sát thấy những tác động đối với việc giải phóng histamine
từ tế bào mast và hoạt động gây viêm của các chất trung gian. Kết quả cho thấy thử
nghiệm in vitro với liều 20-50 µg/ml thể hiện sự ức chế đáng kể và mạnh hơn đối với
9
sự giải phóng histamin từ tế bào mast phúc mạc chuột và làm giảm rõ rệt phản ứng trên
da do histamin và serotonin gây ra ở chuột với liều 0.5 và 1.0g/kg. Những phát hiện này
cho thấy các hoạt động chống dị ứng của Bồ kết được thể hiện bằng cách giảm giải
phóng các chất trung gian như histamine từ tế bào mast và làm suy yếu hoạt động gây
viêm của các chất trung gian hóa học [23].
Acid echynocystic chiết xuất từ quả Bồ kết được chứng minh là có khả năng chống
viêm, chống oxy hóa, giảm đau trong các bệnh khác nhau [20].
1.1.6. Tác dụng theo y học cổ truyền
Từ xa xưa, Bồ kết đã được sử dụng để lấy nước gội đầu, tẩy vết ố trên quần áo lụa,
len có màu. Quả, hạt hay gai Bồ kết được dùng trong Đông y, cung cấp những bài thuốc
quý.
Chữa trĩ: Cho 15 quả Bồ kết vào nước đun sôi kỹ, đổ ra chậu, thêm nước cho đỡ
nóng, cho người bệnh ngồi vào trong chậu để ngâm. Khi nước nguội, lấy tay đẩy cho trĩ
thụt vào, băng lại để giữ. Đồng thời lấy 5 quả Bồ kết tẩm sữa nướng giòn, tán mịn, hoà
với mật cho vừa dẻo. Viên hỗn hợp trên thành từng hạt như hạt đậu, ngày uống 20 viên,
dùng hết thuốc là một liệu trình, dùng 2-3 liệu trình.
Chữa ho: Quả Bồ kết 1g, Quế chi 1g, Đại táo 4g, Cam thảo 2g, Sinh khương 2g,
thêm nước khoảng 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Chữa đờm suyễn kéo lên, ngực căng, thở gấp: Hạt Bồ kết đốt, hạt củ cải sao (2 vị
bằng nhau), tán bột, viên với mật ong, uống mỗi lần 4g, ngày uống từ 2-3 lần.
Trị chứng ngạt mũi, khó thở: 15g quả Bồ kết đem đi đốt, tới khi có mùi thơm cho
khói xơng vào mũi, bài thuốc này giúp giảm ngạt mũi, dễ thở nhanh chóng [12].
Theo Đỗ Tất Lợi, quả Bồ kết (bỏ hạt hoặc đốt ra than, hoặc tán nhỏ làm thành viên
hay thuốc bột) có vị cay, mặn, tính ơn, hơi độc, quy vào 2 kinh phế và đại tràng. Quả
Bồ kết được sử dụng để chữa bí đại tiện và trung tiện sau khi mổ, có thể dùng cho cả trẻ
em và người lớn, có tác dụng trong vịng 5 phút ngay sau khi thơng khoan. Lấy ¼ quả
Bồ kết, nướng thật vàng, đừng nướng cháy quá hay còn sống, bỏ hột đi rồi tán thành bột
nhỏ. Lấy đầu canulơ đã nhúng qua dầu hoặc vaselin, chấm vào bột Bồ kết đã chuẩn bị,
sau đó cho vào hậu môn sâu khoảng 3-4cm, tiếp tục làm từ 3-4 lần, 2 đến 5 phút sau
bệnh nhân có thể đi ngoài được [6, 12].
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, Bồ kết chủ yếu được sử dụng để điều trị chứng
táo bón, đau họng, đờm, khó thở, đầy hơi, nhọt, ghẻ lở và lở loét [25].
1.2.
Các phương pháp chế biến quả Bồ kết
1.2.1. Nguyên tắc chung
Chế biến các vị thuốc cổ truyền theo phương pháp cổ truyền là quá trình làm thay
đổi về chất và lượng của dược liệu thành vị thuốc đã được chế biến theo lý luận và
phương pháp của y học cổ truyền hoặc theo kinh nghiệm dân gian (gọi chung là nguyên
10
lý của y học cổ truyền) [3, 8, 9]. Đây là phương pháp tổng hợp của việc dùng lửa, nước,
kết lợp lửa-nước, phụ liệu để làm cho một vị thuốc từ dạng tự nhiên trở thành trạng thái
có thể sử dụng để phòng và trị bệnh cho con người. Cơ sở của việc chế biến bắt nguồn
từ thực tế cuộc sống của con người và dựa vào lý thuyết y học cổ truyền (thuyết âm
dương và thuyết ngũ hành) [3, 8].
Sơ chế (Chế biến sơ bộ): là phương pháp nhằm loại bỏ các bộ phận không dùng làm
thuốc (rễ con, lõi, gốc, hạch...) hoặc để ổn định dược liệu ngay từ đầu (phơi, sấy, xông
diêm sinh...). Như vậy qua sơ chế, ta có nguyên liệu ban đầu được gọi là “thuốc sống”,
tuy nhiên phải đáp ứng được các yêu cầu nhất định về chất lượng đã đề ra.
Phức chế (Chế biến hồn chỉnh): là q trình chế biến phức tạp hơn, nhằm giảm bớt
độc tính, tác dụng khơng mong muốn hoặc thay đổi tính năng, tăng sự quy kinh của vị
thuốc, ngồi ra cịn ảnh hưỏng đến cấu trúc của hoạt chất và tác dụng của vị thuốc đem
chế. Như vậy qua phức chế ta thu được nguyên liệu mang ý nghĩa dược dụng và gọi là
“thuốc chín”, đáp ứng được các yêu cầu trong điều trị [2].
Một trong những yếu tố quan trọng làm dược liệu phát huy tối đa tác dụng là phương
pháp chế biến. Đây là bước đầu tiên trong quá trình tách chiết, được tiến hành với mục
đích tăng hiệu quả của q trình chiết xuất. Các bước tiền xử lý bao gồm loại tạp, làm
khô, giảm kích thước của các ngun liệu thơ từ thực vật (rễ, vỏ cây, lá, thân, củ, quả,
gai,…) thường được làm khơ và sau đó nghiền thành bột, thái lát, bẻ nhỏ trước khi chiết
xuất với mục đích tăng hiệu quả truyền khối của quá trình chiết [2].
1.2.2. Các phương pháp chế biến quả Bồ kết
❖ Mục đích của chế biến:
✓ Giảm độc tính
Một số vị thuốc khi chưa chế biến có độc tính mạnh, khơng được uống và sử dụng
trực tiếp. Sau khi chế biến giảm hoặc loại bỏ các độc tính mới có thể dùng được.
Mỗi vị thuốc đều có phương pháp chế biến riêng để giảm độc tính, cần phải tn thủ
các quy trình chế biến một cách nghiêm ngặt vì nó đã trở thành kinh nghiệm từ lâu đời
và nay đã chứng minh bằng những bằng chứng khoa học.
✓ Tăng tác dụng điều trị
Do chế biến có thể thay đổi 1 số thành phần, hỗ trợ cho vị thuốc có tác dụng tại kinh
vị nên làm tăng tác dụng so với khi chưa chế biến.
Thay đổi cấu trúc cơ học của vị thuốc nên giúp cho việc chiết xuất các hoạt chất tốt
hơn. Do chế biến, vị thuốc thường phồng xốp hoặc làm cho vị thuốc dễ nghiền tán, thuận
lợi cho việc tách chiết hoạt chất trong quá trình chiết xuất.
✓ Tạo tác dụng mới cho vị thuốc
Các vị thuốc sau khi chế biến có thể tạo ra các tác dụng khác, giúp tăng hiệu quả
điều trị. Ví dụ: Thảo quyết minh sống có tác dụng tả hạ, khi sao qua có tác dụng nhuận
11
tràng, sao vàng có tác dụng thanh nhiệt, sao đen có tác dụng an thần.
✓ Bảo quản
Diệt enzyme có sẵn trong dược liệu.
Diệt nấm mốc, vi sinh vật bất lợi.
Ổn định thành phần hóa học trong vị thuốc.
Đảm bảo các chỉ tiêu kĩ thuật như độ ẩm, độ nhiễm khuẩn, …[6, 8, 9].
❖ Các phương pháp chế biến:
✓ Sấy
Sấy dược liệu là một bước trong quá trình sơ chế dược liệu dùng trong chế biến các
vị thuốc cổ truyền nhằm làm khô dược liệu và bảo quản được tốt hơn trong quá trình
phân phối, tăng hiệu suất cho quá trình chiết xuất; giảm tác dụng bất lợi, định hình cho
vị thuốc cổ truyền. Hoạt động sấy dược liệu phải đảm bảo đúng các kỹ thuật theo quy
định để đảm bảo không làm hư hỏng, mất tác dụng của dược liệu.
Tùy theo tính chất của dược liệu để điều chỉnh nhiệt độ sấy và phương pháp sấy cho
thích hợp. Với các dược liệu chứa tinh dầu thì nhiệt độ sấy thường ở 50 °C; với dược
liệu chưa phơi thì nên sấy ở nhiệt độ thấp (40°C - 50°C) sau đó tăng dần nhiệt độ để đạt
được tới độ ẩm theo quy định, rồi giảm dần nhiệt độ, để nguội; các dược liệu khác thường
sấy 80 °C. Các phương pháp sấy có thể được sử dụng như sấy khô trong tủ sấy ở áp suất
thường, sấy trên bếp hoặc lò than, …[2, 3, 9].
✓ Sao:
Sao qua: Cho dược liệu vào chảo sao nhanh ở nhiệt độ 60-80 °C đến khi dược liệu
khô, có mùi thơm, mục đích là làm khơ, hạn chế mốc, mọt, tạo mùi thơm cho vị thuốc.
Sao vàng: Đun lửa nhỏ cho chảo nóng khoảng 100-160°C, cho dược liệu vào, đảo
đều, đảo nhanh đến khi mặt ngoài dược liệu có màu vàng hoặc màu sẫm hơn so với dược
liệu chưa sao, bẻ phiến dược liệu, bên trong vẫn giữ nguyên màu. Mục đích làm tăng tác
dụng dẫn thuốc vào kinh: tỳ, vị; giảm tính hàn vị thuốc; làm khơ dược liệu; tạo mùi thơm
vị thuốc; giảm một số tác dụng không mong muốn.
Sao đen: Đun lửa vừa cho chảo nóng khoảng 180-240°C, cho dược liệu vào, đảo đều,
chậm đến khi có khói bay lên; mặt ngồi vị thuốc có màu đen; bên trong có màu vàng
nâu; mùi thơm cháy. Có thể phun ít nước vào để làm nguội, đảo thêm chừng 10 phút.
Khi sao đen, giai đoạn đầu đun lửa vừa và sao như sao vàng, giai đoạn sau đun lửa to.
Mục đích tiêu thực, kiện tỳ, giảm tính hàn của thuốc.
Sao cháy: Đun lửa vừa cho chảo nóng khoảng 220 - 300°C, cho dược liệu vào, đảo
đều như sao vàng sau đó đun lửa to, đảo nhanh đến khi có khói vàng bay lên, phun nước
sạch vào, đảo thêm vài phút. Mục đích giảm độc tính, tăng tác dụng cầm máu hoặc tạo
ra vị thuốc mới [2, 3, 8, 9].
✓ Nướng
12
Nướng là một phương pháp chế biến để làm chín dược liệu. Dược liệu sẽ được đặt
vào mơi trường có nhiệt độ cao với nhiều cách nướng khác nhau. Ngày xưa người ta
nướng bằng cách đặt lên lửa hay vùi trong than hồng. Ngày nay người ta có thể nướng
bằng cách đặt vào lò nướng điện hay chảo điện. Mục đích thay đổi tính dược, tạo tác
dụng mới, tạo mùi thơm, hạn chế tác dụng không mong muốn và bảo quản vị thuốc cổ
truyền [2, 3, 9].
Để phương pháp chế biến phát huy đúng hiệu quả, trước hết phải làm cho thuốc tinh
khiết, đúng bộ phận dùng, loại bỏ những bộ phận khơng có tác dụng, những bộ phận gây
tác dụng bật lợi hay giảm tác dụng của bộ phận chính, ảnh hưởng đến q trình tách
chiết. Ở đây, Bồ kết nên chọn những trái đã chín, già, có màu nâu sậm. Phơi qua nắng
trước khi sử dụng để đảm bảo thành thần Saponin được tích lại nhiều hơn, giúp tăng
hiệu suất cho quá trình chế biến [2, 4].
1.3.
Các phương pháp chiết xuất tạo cao Bồ kết từ quả Bồ kết
1.3.1. Nguyên tắc chung
Chiết tách là bước đầu tiên và có vai trị lớn trong việc thu hồi và làm sạch các chất
có hoạt tính sinh học từ ngun liệu thơ. Trong quả Bồ kết, sản phẩm chính thu được
sau quá trình tách chiết là các loại Saponin, tuy vậy do bản chất của Saponin là một chất
có độ phân cực cao, không dễ bay hơi dẫn đến những thách thức trong việc tìm ra các
biện pháp hiệu quả trong q trình tách chiết. Chính vì vậy, rất nhiều các biện pháp chiết
Bồ kết đã được thử nghiệm, cụ thể như các phương pháp chiết xuất truyền thống như
ngâm ấm, đun cách thủy, chiết nóng hồi lưu, với hiệu suất chiết xuất trong các phương
pháp này phụ thuộc phần lớn vào khả năng tan của nguyên liệu trong dung môi. Cùng
với đó là các biện pháp chiết xuất hiện đại như chiết xuất bằng sóng siêu âm, hỗ trợ vi
sóng hay chiết dung môi nhanh, với các kỹ thuật đều có những ưu điểm và nhược điểm
riêng biệt [6, 9, 25, 32, 35].
Dai Yue và các cộng sự đã tìm phương pháp chiết và sắc ký cột để chiết Saponin
toàn phần từ quả Bồ kết. Phương pháp được sử dụng để thu được Saponin toàn phần của
quả Bồ kết là sắc ký cột nhựa macroporous và chiết với dung môi hữu cơ. Phương pháp
trên sử dụng dung môi hữu cơ, khơng có lợi cho việc bảo vệ mơi trường, đồng thời lượng
mẫu mất đi lớn [38].
Để đạt được hiệu suất chiết tối ưu đồng thời đáp ứng được các tiêu chí về chi phí,
an tồn và bảo vệ mơi trường địi hỏi phải có những nghiên cứu cụ thể để lựa chọn được
phương pháp chiết xuất phù hợp. Trong quá trình tách chiết, các bước được tiến hành
lần lượt là: Q trình tiền xử lý, chiết xuất và sau đó là tinh chế sản phẩm [8].
1.3.2. Các phương pháp chiết xuất cao Bồ kết từ quả Bồ kết
Nhóm chất Saponin là thành phần chính trong quả Bồ kết, đây là những chất phân
cực mạnh nên có thể tan trong các dung môi phân cực như nước, hỗn hợp cồn-nước,
13
ethanol, methanol và các dung môi phân cực khác như dimethyl sulfoxid, dioxan, acid
acetic, pyridin. Các Saponin có mạch đường dài thường tan tốt trong nước. Saponin rất
ít tan trong aceton, ether, hexan do đó có thể dùng các dung môi này thêm vào dung dịch
cồn để kết tủa Saponin [30, 32].
Nước là dung mơi hịa tan Saponin rất tốt nhưng có nhược điểm là nước cịn hịa
tan cả các tạp chất trong Bồ kết như đường, tính bột … do đó sẽ cần sử dụng dung mơi
thích hợp để loại được các tạp chất này.
Cồn là dung mơi hịa tan Saponin rất tốt, độ cồn thường được sử dụng là 40-90%,
tuy nhiên, khi dùng cồn là dung môi chiết cần lưu ý một số trường hợp của các
Saponin acid (Saponin triterpenoid) trong phân tử có chứa nhóm carboxyl, dưới tác
dụng của cồn sẽ bị chuyển hóa thành alkyl ester [9, 12, 14, 41].
Hiện nay việc sử dụng các kỹ thuật chiết xuất Saponin thường được chia làm 2
nhóm, đó là công nghệ chiết xuất truyền thống và công nghệ chiết xuất hiện đại. Công
nghệ chiết xuất truyền thống bao gồm: chiết ngâm, chiết soxhlet, chiết hồi lưu…; công
nghệ chiết xuất hiện đại bao gồm: chiết siêu âm, chiết vi sóng, chiết bằng dung mơi dưới
áp lực cao, chiết xuất bằng chất lỏng siêu tới hạn... Các phương pháp chiết xuất truyền
thống dựa vào độ tan của dược chất từ dược liệu vào trong dung mơi. Do đó, thường sử
dụng một lượng lớn dung môi, hiệu suất chiết thấp và thời gian chiết kéo dài, đôi khi
được hỗ trợ với tăng nhiệt độ bằng cách đun nóng, và khuấy hoặc lắc cơ học. Trong khi
đó, các phương pháp chiết xuất hiện đại sử dụng hóa chất an tồn, tiết kiệm năng lượng,
sử dụng nguyên liệu tái tạo và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường. Tuy nhiên các phương
pháp chiết xuất này cũng tồn tại một số nhược điểm như vốn đầu tư cao, một số phương
pháp khó triển khai khi nâng cấp lên quy mô công nghiệp [2, 9, 27].
Cho đến nay, trên thế giới chưa có nhiều nghiên cứu được thực hiện nhằm khảo sát
ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất nhóm hợp chất Saponin từ quả Bồ kết. Tuy nhiên,
trong các nghiên cứu về tác dụng sinh học của của Bồ kết, nhiều quy trình chiết xuất
khác nhau đã được thực hiện để chuẩn bị các mẫu thử. Các quy trình chiết xuất được sử
dụng trong các nghiên cứu trên thế giới về Bồ kết rất đa dạng về phương pháp, dung
mơi, điều kiện chiết xuất… Có thể nhận thấy điểm chung của các quy trình sử dụng là
đều khá đơn giản. Bồ kết thường được chiết xuất với dung môi nước, ethanol và
methanol thông qua nhiều phương pháp khác nhau như ngâm ấm, chiết nóng, chiết
soxhlet, chiết siêu âm. Các nghiên cứu đó đã cho thấy rằng với các phương pháp chiết,
dung môi chiết, điều kiện chiết xuất khác nhau thì sản phẩm chiết sẽ có đặc điểm và hoạt
tính sinh học khác nhau. Ngồi ra, các nghiên cứu cũng chỉ ra như các yếu tố như thời
gian, nồng độ dung môi sử dụng, tỉ lệ dược liệu – dung môi và số lần chiết cũng sẽ ảnh
hưởng tới hiệu suất chiết của Saponin [23].
Yếu tố được đánh giá trong các nghiên cứu trên là tác dụng sinh học của dịch chiết
14
Bồ kết khi thử nghiệm trên các mơ hình khác nhau, một số nghiên cứu có quan sát về
hiệu suất chiết Saponin. Tuy nhiên, cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu nào đánh giá
ảnh hưởng của điều kiện chiết xuất lên hiệu suất chiết Saponin từ quả Bồ kết.
Một số phương pháp cụ thể đã được thực nghiệm như sau:
Theo Jia Yuanyin và cộng sự: quả Bồ kết, sấy khô, nghiền nhỏ, dùng cồn 75%
chiết siêu âm 3 lần, mỗi lần 6ml/g nguyên liệu, thời gian chiết là 2 giờ, lọc, gộp dịch
lọc, cô dưới áp suất giảm đến mật độ tương đối 1.20-1.35 (đo ở 50°C), và thu được dịch
chiết Saponin thơ. Q trình tinh chế và tách nhựa macroporous, tỷ lệ ưu tiên của chiết
xuất Saponin thô vào cột và thêm nước để hòa tan mẫu: nước là 1: 5 (g: mL), và tỷ lệ tải
mẫu và nhựa thích hợp là 1:20 (g:g) [40].
Theo Jia Yuanyin và cộng sự: quả Bồ kết, sấy khô, nghiền nhỏ, thêm nước sắc 3
lần, mỗi lần thêm 6ml/g nguyên liệu, chiết 2 giờ, lọc, phối hợp dịch lọc, Cô dưới áp suất
giảm đến tỷ trọng tương đối là 1.20-1.35 (đo ở 50°C) để thu được dịch chiết Saponin
thơ. Q trình tinh chế và tách nhựa macroporous, tỷ lệ ưu tiên của chiết xuất Saponin
thơ vào cột và thêm nước để hịa tan mẫu: nước là 1: 5 (g: mL), và tỷ lệ tải mẫu và nhựa
thích hợp là 1:20 (g:g) [40].
Theo Yue Dai và các cộng sự: Cân 1kg bột thô Bồ kết, thêm 6,5 lít ethanol 60%,
đun hồi lưu trong 2 giờ, lặp lại ba lần, gộp dịch chiết ethanol, cô quay thu được dung
dịch đậm đặc, dịch chiết thu được cơ đặc 3 lần bằng 500ml cloroform, sau đó chiết 3 lần
bằng 500ml n-butanol, gộp các dịch chiết n-butanol, cơ quay thu dịch chiết khơ. Sau thử
nghiệm định tính thông thường, chiết xuất khô chứa 60,5% Saponin được xác định bằng
phép đo quang phổ tử ngoại [37].
Theo Su Liuhua: Nghiền nhỏ dược liệu khô của quả Bồ kết, thêm 5-8 lần lượng
dung dịch nước - cồn có hàm lượng carbon thấp, chiết xuất bằng siêu âm 2-3 lần và lọc
để thu được dịch chiết, cô đặc dịch chiết bằng thiết bị cơ quay cho đến khi khơng cịn
mùi cồn, cho vào cột nhựa xốp, lần đầu tiên được rửa bằng nước hoặc dung dịch EtOH
10-20% để loại bỏ tạp chất, sau đó rửa giải với dung dịch EtOH 55-70% và thu dịch rửa
giải; EtOH được thu hồi từ dịch rửa giải dưới áp suất giảm, lọc qua màng siêu lọc và
dịch lọc được cô đặc qua màng lọc nano và sấy khơ để thu được Saponin. Sáng chế có
ưu điểm là ơ nhiễm thấp, chi phí thấp và năng suất cao, sản phẩm thu được khơng có dư
lượng dung mơi và có thể được sử dụng trực tiếp trong sản xuất thực phẩm và thuốc
[39].
Theo Nguyễn Đức Tài: Quả Bồ kết sấy khô, bỏ hạt, bẻ nhỏ chiết nước ba lần với
5ml/g, đun sôi 2 giờ, gộp dịch chiết cô cách thủy tới dạng cao lỏng (1:1), thêm 300ml
aceton lọc thu tủa, thêm 250ml EtOH 90% hòa tan tủa. Tẩy màu bằng than hoạt hai lần
và cô cách thủy đến cắn thu Saponin tinh khiết [10].
1.4. Ứng dụng cao dược liệu trong bào chế các chế phẩm Gel
15
Cao dược liệu là chế phẩm được điều chế bằng cách cô hoặc sấy đến thể chất quy
định, các dịch chiết thu được từ dược liệu thực vật hoặc động vật với các dung mơi thích
hợp. Theo thể chất thì cao dược liệu được phân thành ba loại: cao lỏng, cao đặc và cao
khô [2].
Gel thụt đại tràng: là sản phẩm thuốc được bào chế dưới dạng Gel và được đưa qua
đường hậu mơn nhằm giải quyết nhanh chóng tình trạng táo bón kéo dài và nặng. Khi
thuốc đi vào hậu mơn, thành phần dược chất chính trong thuốc sẽ tác dụng theo nhiều
cơ chế khác nhau như cơ chế thẩm thấu, cơ chế kích thích, …
Tác dụng của các thuốc dùng ngoài sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó yếu tố
về cấu tạo và tính chất lý hóa của dược chất ảnh hưởng rất lớn đến sinh khả dụng của
thuốc.
Các yếu tố của dược chất ảnh hưởng lên thuốc:
+ Độ tan: Khả năng hòa tan của dược chất trong niêm mạc ảnh hưởng nhiều đến tốc
độ giải phóng hoạt chất khỏi tá dược theo đường trực tràng. Độ tan của dược chất có
ảnh hưởng lớn đến sinh khả dụng của thuốc. Dược chất phải được hòa tan trong niêm
dịch và có sự tiếp xúc tối đa với bề mặt niêm mạc thì thuốc mới có tác dụng tốt nhất.
+ Mức độ ion hóa: Dược chất sau khi được giải phóng sẽ tiếp xúc với bề mặt nơi hấp
thu, tốc độ thấm và hấp thu qua niêm mạc cịn phụ thuộc vào mức độ ion hóa của dược
chất đó. Nhiều cơng trình nghiên cứu khoa học đã chứng minh được rằng những dược
chất ở trạng thái phân ly vừa có khả năng hịa tan trong nước, vừa có khả năng hòa tan
trong lipid sẽ được hấp thu nhanh hơn qua niêm mạc.
+ Kích thước tiểu phân phân tán: Với các dược chất ít tan trong nước phân tán trong
tá dược dưới dạng bột mịn thì tốc độ và mức độ hấp thu phụ thuộc vào kích thước tiểu
phân phân tán. Sự hấp thu dược chất qua con đường này theo cơ chế khuếch tán thụ
động. Do đó kích thước tiểu phân càng nhỏ sẽ tăng tốc độ và mức độ hấp thu qua niêm
mạc trực tràng.
+ Dạng hóa học khác nhau của dược chất: Các dạng hóa học khác nhau của cùng
một dược chất cũng được hấp thu ở mức độ khác nhau qua niêm mạc trực tràng [10].
16
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Đối tượng nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu:
Quả Bồ kết (Fructus Gleditsiae) được thu hái ở nhà số 18, ngõ 79, đường Yên Lạc
2, xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất, thành phố Hà Nội vào 23/07/2022. Thu hái quả chín
và được đóng gói bảo quản nơi khô ráo để làm thực nghiệm. Đã được giám định tên
khoa học thuộc lồi Gleditsiae australis.
Hình 2.1: Mẫu quả Bồ kết - Fructus Gleditsiae
2.1.2. Dung mơi, hóa chất
Bảng 2.1: Dung mơi, hóa chất
Dung mơi, hóa chất
Nguồn gốc
Ethanol 96%
Trung Quốc
Cacbon hoạt tính
Trung Quốc
Methanol
Trung Quốc
Chloroform
Trung Quốc
Anhydrite acetic
Trung Quốc
Acid sunfuric đặc
Trung Quốc
Ether
Trung Quốc
17