Tải bản đầy đủ (.pdf) (68 trang)

Nghiên cứu xây dựng tiêu chuẩn và theo dõi độ ổn định của màng dán niêm mạc miệng triamcinolon acetonid 0,025 mg khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.96 MB, 68 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NƠNG THỊ BÍCH HÀ

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU
CHUẨN VÀ THEO DÕI ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦA MÀNG DÁN NIÊM MẠC MIỆNG
TRIAMCINOLON ACETONID 0,025 mg
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NƠNG THỊ BÍCH HÀ
1801167

NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG TIÊU
CHUẨN VÀ THEO DÕI ĐỘ ỔN ĐỊNH
CỦA MÀNG DÁN NIÊM MẠC MIỆNG
TRIAMCINOLON ACETONID 0,025 mg
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. TS. Nguyễn Thị Mai Anh
2. TS. Nguyễn Duy Chí
Nơi thực hiện:
BỘ MƠN BÀO CHẾ


HÀ NỘI - 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thị Mai
Anh, TS. Nguyễn Duy Chí đã ln tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và động viên tơi trong
q trình học tập, nghiên cứu để hồn thành khóa luận này.
Tơi xin gửi lời cảm ơn trân trọng tới các thày cô giáo, các anh chị kỹ thuật viên
bộ môn Bào Chế đã hết lòng quan tâm, giúp đỡ, tạo điều kiện để tơi hồn thành tốt các
nội dung NCKH.
Tơi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thày cô Trường Đại học Dược Hà
Nội đã tâm huyết truyền đạt cho tôi những kiến thức quý báu trong quá trình 5 năm học
tại trường.
Tôi vô cùng cảm ơn những sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến q báu và nhiệt tình của
các bạn sinh viên khóa 73 cùng tham gia nghiên cứu khoa học tại bộ môn Bào Chế trong
suốt thời gian làm khóa luận tốt nghiệp.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn thân thương nhất tới gia đình và bạn bè, những
người đã luôn ở bên ủng hộ, quan tâm, động viên, giúp đỡ tôi trong học tập, nghiên cứu
và trong cuộc sống.
Hà Nội, ngày 05 tháng 06 năm 2023
Sinh viên

Nơng Thị Bích Hà


MỤC LỤC
DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................................1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .........................................................................................2
1.1. Tổng quan về Triamcinolon acetonid ...............................................................2
1.1.1. Cấu trúc hoá học ...........................................................................................2
1.1.2. Tính chất lý hố ............................................................................................2
1.1.3. Tác dụng dược lý ..........................................................................................2
1.1.4. Chỉ định, liều dùng và một số chế phẩm có chứa TCA ................................3
1.2. Vài nét về màng dán niêm mạc .........................................................................3
1.2.1.Phân loại màng dán niêm mạc miệng ............................................................4
1.2.2. Phương pháp bào chế ....................................................................................5
1.2.3. Ưu nhược điểm và một số nghiên cứu về màng dán niêm mạc miệng ........5
1.3. Tổng quan về tiêu chuẩn cơ sở ..........................................................................7
1.3.1. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc.........................................................................7
1.3.2. Tiêu chuẩn cơ sở ...........................................................................................7
1.3.3. Một số chỉ tiêu tham khảo cho màng dán niêm mạc TCA ...........................8
1.4. Nghiên cứu độ ổn định thuốc ..........................................................................11
1.4.1. Khái niệm độ ổn định thuốc ........................................................................11
1.4.2. Mục tiêu theo dõi độ ổn định ......................................................................11
1.4.3. Các điều kiện nghiên cứu độ ổn định .........................................................11
CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
.......................................................................................................................................13
2.1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu .................................................................13
2.1.1. Nguyên liệu .................................................................................................13
2.1.2. Thiết bị ........................................................................................................13


2.2. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................14
2.2.1. Thẩm định phương pháp định lượng màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025
mg bằng HPLC .....................................................................................................14
2.2.2. Xây dựng TCCS của màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg .............14
2.2.3. Nghiên cứu độ ổn định của màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg ...14

2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................15
2.3.1. Bào chế màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg ..................................15
2.3.2. Thẩm định phương pháp định lượng màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025
mg bằng HPLC .....................................................................................................16
2.3.3. Xây dựng TCCS của màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg .............19
2.3.4. Nghiên cứu độ ổn định của màng dán TCA 0,025 mg ...............................21
2.3.5. Tính tốn và xử lý số liệu ...........................................................................21
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN ................................22
3.1. Thẩm định phương pháp định lượng .............................................................22
3.1.1. Độ thích hợp hệ thống ................................................................................22
3.1.2. Tính đặc hiệu của phương pháp ..................................................................22
3.1.3. Độ tuyến tính ..............................................................................................24
3.1.4. Độ lặp lại .....................................................................................................25
3.1.5. Độ đúng.......................................................................................................25
3.2. Xây dựng tiêu chuẩn ........................................................................................26
3.2.1. Tính chất .....................................................................................................26
3.2.2. Định tính .....................................................................................................27
3.2.3. Định lượng ..................................................................................................28
3.2.4. Đồng đều hàm lượng ..................................................................................29
3.2.5. Khả năng giải phóng dược chất ..................................................................30
3.3. Nghiên cứu độ ổn định của màng dán niêm mạc ..........................................31
3.3.1. Nghiên cứu lựa chọn bao bì ........................................................................31
3.3.2. Theo dõi độ ổn định của màng dán niêm mạc TCA 0,025 mg ...................33
CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................................38


4.1. Kết luận .............................................................................................................38
4.2. Đề xuất ...............................................................................................................38
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC PHỤ LỤC



DANH MỤC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Tên viết tắt

Nghĩa tiếng Việt

BP

Dược điển Anh

DC

Dược chất

DCGP

Dược chất giải phóng

DCM

Dicloromethan

DĐVN

Dược điển Việt Nam

DMF

Dimethylfomamid


DMSO

Dimethyl sulfoxid

EC

Ethyl cellulose

EtOH

Ethanol

EuRL100

Eudragit RL100

HLDC

Hàm lượng dược chất

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao

HPMC

Hydroxypropyl methyl cellulose

kl/kl


Khối lượng/khối lượng

MeOH

Methanol

NaCMC

Natri carboxymethylcellulose

PTFE

Polytetrafloroethylen

PVA

Polyvinyl alcol

PVC

Polyvinyl clorid

RH

Độ ẩm tương đối


RSD


Độ lệch chuẩn tương đối

SD

Độ lệch chuẩn

TCA

Triamcinolon acetonid

TCCS

Tiêu chuẩn cơ sở

TCNSX

Tiêu chuẩn nhà sản xuất

USP

Dược điển Mỹ

UV-VIS

Tử ngoại - Khả kiến


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. 1: Một số chế phẩm có chứa TCA dùng tại niêm mạc miệng............................3
Bảng 1. 2: Một số nghiên cứu về màng dán niêm mạc miệng ........................................6

Bảng 1. 3: Đánh giá khả năng giải phóng DC của màng ..............................................10
Bảng 1. 4: Các vùng khí hậu và điều kiện theo dõi dài hạn ..........................................11
Bảng 2. 1: Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu.............................................................13
Bảng 2. 2: Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu ...............................................................13
Bảng 3. 1: Pha dãy chuẩn chạy độ tuyến tính ...............................................................18
Bảng 3. 2: Kết quả khảo sát mối tương quan giữa S pic và nồng độ TCA ...................24
Bảng 3. 3. Kết quả độ lặp lại của phương pháp định lượng ..........................................25
Bảng 3. 4: Kết quả độ đúng của phương pháp định lượng ............................................25
Bảng 3. 5: Kết quả định lượng màng dán trong 3 mẻ ...................................................28
Bảng 3. 6: Kết quả đồng đều hàm lượng của màng dán trong 3 mẻ .............................29
Bảng 3. 7: Kết quả giải phóng dược chất của màng dán trong 3 mẻ.............................30
Bảng 3. 8: Chỉ tiêu giải phóng dược chất từ màng dán .................................................30
Bảng 3. 9: Kết quả theo dõi độ ổn định của màng dán trong các bao bì khác nhau .....32
Bảng 3. 10: Kết quả nghiên cứu độ ổn định trong điều kiện dài hạn (30 oC, RH 75%) 35
Bảng 3. 11: Kết quả nghiên cứu độ ổn định trong điều kiện lão hoá cấp tốc (40oC, RH
75%)...............................................................................................................................36


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1. 1: Cấu trúc của triamcinolon acetonid ................................................................2
Hình 1. 2: Các loại màng dán ..........................................................................................4
Hình 3. 1: Kết quả khảo sát độ chọn lọc........................................................................23
Hình 3. 2: Đồ thị biểu diễn mối tương quan tuyến tính giữa S pic và nồng độ TCA ...24
Hình 3. 3: Sắc ký đồ mẫu chuẩn và mẫu thử .................................................................27
Hình 3. 4: Biểu đồ biểu diễn HLDC trong các mẫu ......................................................31
Hình 3. 5: Đồ thị biểu diễn khả năng giải phóng DC trong các mẫu ............................31


ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm loét niêm mạc miệng là một trong những bệnh răng miệng phổ biến trên

toàn cầu. Biểu hiện thường thấy là xuất hiện ổ viêm, loét kèm theo triệu chứng đau rát,
gây bất tiện trong sinh hoạt và ảnh hưởng xấu tới chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.
Phương pháp điều trị hiệu quả nhất là bảo vệ niêm mạc, giảm đau, chống viêm tại chỗ.
Do đó màng dán trực tiếp lên niêm mạc trở nên tiềm năng và được quan tâm nghiên cứu
trong điều trị căn bệnh này [29]. Chúng có khả năng thay thế thuốc uống trong điều trị
các bệnh khoang miệng, dễ dàng gắn vào khoang miệng, giữ trong khoảng thời gian dài
và dễ dàng loại bỏ. Bên cạnh đó, màng dán có thể gây tác dụng tại chỗ hoặc tồn thân
mà khơng bị chuyển hoá qua gan giúp đạt sinh khả dụng cao [20, 32].
Triamcinolon acetonid được dùng nhiều trong điều trị viêm loét niêm mạc miệng
do tác dụng chống viêm mạnh ở nồng độ thấp [13]. Các chế phẩm đang được tiêu thụ
trên thị trường Việt Nam chủ yếu là kem và gel chứa từ 0,025 đến 0,1% triamcinolon
acetonid (Oracotia, Kanolone, Oralone…). Đã có nhiều nghiên cứu cơng bố về màng
dán niêm mạc miệng chứa Triamcinolon acetonid tại Việt Nam và trên thế giới, tuy
nhiên trong dược điển Việt Nam và dược điển tham khảo chưa có chuyên luận nào quy
định tiêu chuẩn của màng dán niêm mạc miệng triamcinolon acetonid.
Tại Đại học Dược Hà Nội đã có đề tài nghiên cứu màng dán niêm mạc miệng
TCA 0,025 mg [10-12], với mục đích tiếp nối những đề tài trước đó, đề tài: “Nghiên
cứu xây dựng tiêu chuẩn và theo dõi độ ổn định của màng dán niêm mạc miệng
Triamcinolon acetonid 0,025 mg” được thực hiện với ba mục tiêu:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp định lượng triamcinolon acetonid trong
màng dán bằng HPLC.
2. Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở cho màng dán triamcinolon acetonid 0,025 mg.
3. Theo dõi độ ổn định của màng dán triamcinolon acetonid ở điều kiện dài hạn
và điều kiện lão hoá cấp tốc.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về Triamcinolon acetonid

1.1.1. Cấu trúc hố học

Hình 1. 1: Cấu trúc của triamcinolon acetonid

Tên IUPAC: 9-flo-11β,21-dihydroxy-16α,17-(1-methylethyliden-dioxy) pregna1,4-dien-3,20-dion.
CTHH: C24H31FO6.
Phân tử khối: 434,5 g/mol.
Hàm lượng: 97,0% - 103,0% ở dạng khan [9].
Phân loại: Thuốc chống viêm nhóm glucocorticoid.
1.1.2. Tính chất lý hố
Ở điều kiện thơng thường, triamcinolon acetonid là bột kết tinh màu trắng hay
gần trắng, đa hình [9] và khơng có mùi, có điểm nóng chảy trong khoảng 290oC [22],
góc quay cực riêng từ +118oC đến 130oC (dung dịch TCA 5 mg/ml trong DMF) [9].
Triamcinolon acetonid trên thực tế không tan trong nước, tan vừa phải trong
ethanol 96%, tan được trong các dung môi hữu cơ khác như dimethyl sulfoxid
(DMSO), dimethyl formamid (DMF) và dicloromethan (DCM). Độ tan của triamcinolon
acetonid trong ethanol xấp xỉ 5 mg/ml và khoảng 20 mg/ml với dung môi là DMSO hay
DMF [8].
1.1.3. Tác dụng dược lý
TCA là glucocorticoid tổng hợp có flo. Được dùng dưới dạng alcol hoặc este, để
uống, tiêm bắp hoặc tiêm tại chỗ, hít hoặc bơi ngồi để điều trị các rối loạn cần dùng
2


corticoid: Chống viêm, ức chế miễn dịch, chống dị ứng. Tác dụng của thuốc một phần
do liên kết với thụ thể steroid. Glucocorticoid giảm viêm bằng cách làm ổn định màng
lysosom của bạch cầu, ức chế tập trung đại thực bào trong các vùng bị viêm, giảm sự
bám dính của bạch cầu với nội mơ mao mạch. Glucocorticoid cịn ức chế chức năng của
tế bào lympho và đại thực bào của mơ.
Glucocorticoid làm giảm tính thấm mao mạch do ức chế hoạt tính của kinin và

các nội độc tố vi khuẩn do làm giảm lượng histamin giải phóng bởi bạch cầu ưa kiềm.
Glucocorticoid với liều thấp có tác dụng chống viêm, liều cao có tác dụng ức chế miễn
dịch. Những liều lớn thuốc có thể làm giảm sản sinh kháng thể, cịn liều trung bình
khơng có tác dụng này. Các corticosteroid, đặc biệt là các corticosteroid có flo có tác
dụng chống phân bào ở nguyên bào sợi da và biểu bì [3, 13].
1.1.4. Chỉ định, liều dùng và một số chế phẩm có chứa TCA
Chỉ định: Dùng ngồi trong trường hợp các bệnh ngoài da đáp ứng với steroid.
Điều trị bổ trợ và giảm đau tạm thời trong trường hợp viêm miệng, tổn thương loét
miệng do chấn thương [3].
Liều dùng: Triamcinolon acetonid được bào chế dưới các dạng thuốc mềm như
mỡ, gel, bột nhão, kem bôi tại chỗ 2 đến 3 lần 1 ngày. Trong các thuốc bôi, hàm lượng
TCA từ 0,025 đến 0,5%, thông thường là 0,1% [3].
Bảng 1. 1: Một số chế phẩm có chứa TCA dùng tại niêm mạc miệng

Tên chế phẩm

Hoạt chất- Nồng độ/Hàm lượng

Dạng bào chế

Amcinol- Paste

Triamcinolon acetonid - tuýp 5 g

Gel

Tramsone

Triamcinolon acetonid - 0,1%


Kem

Ulcemo

Triamcinolon acetonid - tuýp 5 g

Gel

Oracortia

Triamcinolon acetonid - 0,1%

Thuốc mỡ

1.2. Vài nét về màng dán niêm mạc
Màng dán niêm mạc miệng là hệ phân phối thuốc tạo ra nhờ sự gắn kết dược
chất và các tá dược thích hợp thành dạng màng có độ dày và kích thước xác định, dễ
dàng đặt lên niêm mạc miệng và bám dính vào vị trí sử dụng. Màng có thể đem đến tác
dụng tại chỗ hoặc tác dụng toàn thân, được thiết kế một hoặc nhiều lớp tuỳ vào mục
đích điều trị. Hiện nay màng dán được nghiên cứu phát triển để khắc phục nhược điểm
của một số dạng bào chế khác [29].
3


Một màng dán kết dính niêm mạc miệng lý tưởng cần có những tiêu chí sau [32,
34]:
-

Có thể bám dính trong vài giờ.


-

Giải phóng dược chất một cách có kiểm sốt.

-

Giải phóng dược chất theo một hướng về phía niêm mạc.

-

Tốc độ hấp thu thuốc nhanh.

-

Khơng gây kích ứng hay bất tiện cho người sử dụng, không ảnh hưởng tới
các hoạt động sinh hoạt bình thường.

1.2.1.Phân loại màng dán niêm mạc miệng
Màng dán có thể chia làm 2 loại [35]:
Màng dán 1 lớp: Hòa tan hoặc bị mài mòn trong quá trình sử dụng. Dược chất
được phân tán trong tá dược tạo màng, màng bám dính tốt trên niêm mạc và dược chất
được khuếch tán từ từ tại nơi dán để gây tác dụng điều trị. Loại này thường tác dụng kéo
dài hơn dạng viên ngậm và thuốc bơi, có thể kiểm sốt giải phóng. Sử dụng loại này,
dược chất có thể bị thất thốt đáng kể trong khoang miệng nên thường dùng để điều trị
các bệnh tại khoang miệng như nấm và viêm niêm mạc miệng.
Màng dán 2 lớp: Bao gồm lớp đế và lớp dính. Trong đó lớp dính là kho chứa
thuốc, có cấu trúc rắn hoặc bán rắn, được bào chế bằng cách hòa tan hoặc phân tán dược
chất trong polyme. Lớp đế giúp hạn chế giải phóng dược chất ra khoang miệng, do đó
có thể hạn chế mùi vị khó chịu và tăng tập trung dược chất tại vị trí dán giúp đạt hiệu
quả điều trị cao.

Hạn chế của màng dán 2 lớp so với màng dán 1 lớp là thuốc chỉ được giải phóng
đến một vùng nhỏ của niêm mạc và bệnh nhân phải gỡ bỏ lớp đế sau khi dùng. Ngồi ra
chi phí để sản xuất màng dán 2 lớp cũng cao hơn so với màng dán 1 lớp do quy trình
trải qua nhiều bước phức tạp [24].

Hình 1. 2: Các loại màng dán

4


1.2.2. Phương pháp bào chế
Hiện nay màng dán niêm mạc miệng thường được bào chế bằng phương pháp
bay hơi dung mơi và phương pháp đùn (nóng, nguội) [16, 27, 29, 34]:
Phương pháp bay hơi dung môi:
Tá dược và dược chất được phân tán trong một dung mơi thích hợp để tạo dung
dịch hoặc hỗn dịch đồng nhất. Sau đó hỗn hợp được trải lên một lớp đế/ hoặc khuôn tạo
màng. Bay hơi dung mơi ở nhiệt độ, áp suất thích hợp thu được màng mỏng, sau đó
được cắt tạo thành các sản phẩm có kích thước và hình dạng mong muốn.
Trong q trình bào chế đặc tính lưu biến của chất lỏng và sự lẫn bong bóng khí
có ảnh hưởng trực tiếp tới hình thức của màng. Phương pháp này phù hợp áp dụng với
sản phẩm chứa hoạt chất nhạy cảm với nhiệt, do việc bốc hơi dung môi với nhiệt độ khá
thấp. Tuy nhiên, việc sử dụng các dung mơi dễ bay hơi trong q trình sản xuất có thể
dễ gây cháy nổ, tồn dư dung môi trong sản phẩm và gây độc hại trong quá trình sản xuất.
Phương pháp đùn:
Đùn nguội: Trong phương pháp này dược chất và tá dược trộn đều sau đó đùn
thành từng lớp mỏng, phun tá dược dính dạng giọt mù lên lớp bột để các thành phần kết
dính, tiếp tục đùn từng lớp rồi phun tá dược dính tới khi màng đạt bề dày yêu cầu.
Đùn nóng: Dược chất và tá dược được trộn đều, đem hỗn hợp đun chảy lỏng sau
đó được ép qua một lỗ (khuôn) dải thành màng mỏng đồng nhất. Cuối cùng làm lạnh
thu được màng mỏng.

Nghiên cứu cho thấy có ít hoặc thậm chí khơng có sự khác biệt về hiệu suất giữa
màng dán được tạo bởi các phương pháp trên [26].
1.2.3. Ưu nhược điểm và một số nghiên cứu về màng dán niêm mạc miệng
1.2.3.1. Ưu điểm
-

Mềm dẻo, dễ sử dụng, đặc biệt thuận lợi đối với điều trị các tổn thương ở
miệng.

-

Niêm mạc miệng có nguồn cung cấp máu lớn. Thuốc được thấm trực tiếp vào
hệ tuần hồn chung do đó tránh được chuyển hố bước 1 qua gan, tránh được
việc tiếp xúc với dịch tiêu hố, tỷ lệ hấp thu thuốc khơng bị ảnh hưởng bởi
thức ăn hoặc tốc độ làm rỗng dạ dày [30, 32-34].

-

Khơng xâm lấn như các đường sử dụng khác (ví dụ: tiêm tĩnh mạch, tiêm
bắp) [32].

-

Bệnh nhân có thể kiểm soát thời gian sử dụng hoặc ngừng sử dụng trong
trường hợp khẩn cấp [26].
5


-


Là lựa chọn thay thế cho đường uống ở bệnh nhân gặp khó khăn khi nuốt,
buồn nơn hoặc việc điều trị bằng đường uống thất bại [30].

-

Khắc phục được thời gian bám dính ngắn, dễ rửa trơi của gel, kem, thuốc mỡ
niêm mạc [34].

-

Màng có thể che phủ bề mặt vết thương, tránh nước bọt và vi khuẩn giúp tăng
hiệu quả điều trị [37].

1.2.3.2. Nhược điểm
Không phải tất cả các dược chất đều có thể bào chế dưới dạng màng dán kết dính
niêm mạc miệng, các dược chất có đặc tính sinh học, hóa lý phù hợp mới có thể áp dụng
phương pháp bào chế này [26]. Một số đặc điểm như có tác dụng ngay cả ở liều nhỏ,
dược chất khơng bị phá huỷ trong nước bọt, khơng có mùi vị khó chịu, khơng gấy kích
ứng,…
Việc tiết nước bọt liên tục (0,5–2 l/ngày) có thể làm bong màng dán khỏi niêm
mạc miệng và làm lỗng thuốc tại vị trí hấp thu [26, 32].
Bảng 1. 2: Một số nghiên cứu về màng dán niêm mạc miệng

Dược chất

Polyme

Tác giả

Triamcinolon


Carbopol, Poloxame và HPMC.

Myung-Kwan Chun và

acetonid
Methotrexat

cộng sự [17].
CH/HPMC/PVA.

Bao-Zhong Jin và cộng sự
[21].

Aceclofenac

Carbamazepin

Gelatin, Poly Sodium CMC và

Amit Khairnar và cộng sự

ancol Poly Vinyl.

[23].

HPMC, PVA, PVP và EC.

Parthasarathy
Govindasamy và cộng sự

[18].

TRH

Polyme hữu cơ.

C.Li và cộng sự [15].

Nifedipin

Chitosan, PVP K30, PVA và

Liji Jacob và cộng sự [19].

HPMC.
Miconazol nitrate

NaCMC, chitosan, alcol

Noha A. Nafee và cộng sự

polyvinyl (PVA), hydroxyethyl

[28].

cellulose (HEC) và
6


hydroxypropylmetyl cellulose

(HPMC).
Prednisolon

Verapamil
hydroclorid

HPMC, Carbopol 940 và/ hoặc

Rachna Kumria và cộng

Eudragit NE 40 D.

sự [31].

HPMC.

Nguyễn Thị Thanh Duyên
(Trường ĐH Dược Hà
Nội) và cộng sự [7].

1.3. Tổng quan về tiêu chuẩn cơ sở
1.3.1. Tiêu chuẩn chất lượng thuốc
Tiêu chuẩn chất lượng thuốc là văn bản quy định về đặc tính kỹ thuật, bao gồm
chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm và yêu cầu quản lý khác
có liên quan đến chất lượng thuốc, nguyên liệu làm thuốc [4].
Tại Việt Nam có 2 cấp tiêu chuẩn chất lượng thuốc [5]:
-

Tiêu chuẩn quốc gia: Bộ tiêu chuẩn quốc gia về thuốc, nguyên liệu làm thuốc.


-

Tiêu chuẩn cơ sở: Là tiêu chuẩn do cơ sở sản xuất thuốc, nguyên liệu làm
thuốc, bao bì tiếp xúc trực tiếp với thuốc xây dựng để áp dụng trong phạm vi
hoạt động của cơ sở mình nhưng khơng được thấp hơn quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia tương ứng được quy định tại Dược điển Việt Nam.

1.3.2. Tiêu chuẩn cơ sở
Tiêu chuẩn cơ sở về thuốc, nguyên liệu làm thuốc cần đáp ứng những quy định
sau [4]:
-

Đáp ứng yêu cầu về chỉ tiêu chất lượng, mức chất lượng được quy định tại
chuyên luận tương ứng của Dược điển Việt Nam và chỉ tiêu chất lượng, mức
chất lượng, phương pháp kiểm nghiệm chung được quy định tại các Phụ lục
của Dược điển Việt Nam.

-

Trường hợp Dược điển Việt Nam, dược điển tham chiếu (Dược điển Châu
Âu, Anh, Hoa Kỳ, Quốc tế, Nhật Bản) chưa có chuyên luận thuốc, nguyên
liệu làm thuốc tương ứng, cơ sở xây dựng tiêu chuẩn trên cơ sở kết quả nghiên
cứu khoa học (bao gồm cả kết quả nghiên cứu phát triển sản phẩm) hoặc theo
quy định của dược điển nước ngoài khác.

7


Tiêu chuẩn cơ sở có thể xây dựng theo những phương thức sau:
-


Dựa trên chấp nhận tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn quốc tế, tiêu chuẩn khu
vực hoặc tiêu chuẩn nước ngoài tương ứng thành tiêu chuẩn cơ sở. Cụ thể,
đối với xây dựng tiêu chuẩn cơ sở về thuốc có thể tham khảo Dược điển Việt
Nam V, Dược điển nước ngoài như Dược điển Anh, Mỹ [4].

-

Sử dụng tiêu chuẩn cơ sở hiện hành, rồi sửa đổi bổ sung thêm.

-

Sử dụng các kết quả nghiên cứu khoa học và cơng nghệ, các kết quả thử
nghiệm, đánh giá, phân tích và thực nghiệm rồi từ đó xây dựng tiêu chuẩn cơ
sở riêng. Đồng thời dựa trên cơ sở các quy định trong Dược điển Việt Nam
và các văn bản pháp luật liên quan [5].

1.3.3. Một số chỉ tiêu tham khảo cho màng dán niêm mạc TCA
Hiện nay trong các dược điển chưa có chuyên luận nào về màng dán niêm mạc
miệng, do vậy chúng tôi kết hợp tham khảo chỉ tiêu của miếng dán qua da (PL 1.9 DĐVN
V) và chỉ tiêu chế phẩm dùng trên niêm mạc miệng (BP và USP).
Chỉ tiêu miếng dán qua da (PL 1.9 DĐVN V):
-

Tính chất.

-

Đồng đều hàm lượng.


-

Đồng đều khối lượng lớp chứa dược chất.

-

Độ đồng đều diện tích.

-

Định tính.

-

Định lượng.

-

Khả năng giải phóng dược chất.

-

Thử tính kích ứng.

Chỉ tiêu chế phẩm kết dính niêm mạc miệng (BP và USP):
-

Tính chất.

-


Định tính.

-

Định lượng.

-

Đồng đều khối lượng.

-

Đồng đều hàm lượng.

-

Khả năng giải phóng dược chất.

1.3.3.1. Tính chất
Bao gồm các mơ tả về hình thái, kích thước, màu sắc, các đặc điểm bề mặt, sử
dụng cảm quan để đánh giá.

8


1.3.3.2. Định tính
Bao gồm các phép thử được thực hiện bằng các phản ứng định tính, đo các thơng
số đặc trưng các chất cần thử hoặc so sánh với chuẩn đối chiếu.
Phép thử định tính bao gồm các thử nghiệm vật lý và/hoặc hố học, đảm bảo tính

đặc hiệu nhất có thể. Tính đặc hiệu của phép thử thể hiện qua phép thử đó cho kết quả
dương tính khi có mặt chất phân tích, âm tính khi khơng có mặt chất phân tích, đồng
thời kết quả phải âm tính khi có mặt các chất khác có cấu trúc tương tự chất phân tích.
Các thử nghiệm khơng được q nhạy cảm, tức là phải tránh các phản ứng nhiễu gây ra
bởi các tạp chất dung nạp trong mẫu thử và chúng khơng địi hỏi phải thử nghiệm nhiều
hơn mức cần thiết để phân biệt chất được quan tâm với các chất tương tự.
Mục đích của phép thử định tính là phân biệt thành cơng chất cần phân tích với
chất tự nó có trong cùng mẫu thử. Vì vậy việc thẩm định lại các phép định tính thơng
qua thẩm định tính đặc hiệu của phương pháp luôn được thực hiện.
1.3.3.3. Định lượng
Phép thử định lượng nhằm xác định hàm lượng hoạt chất trong miếng dán. Có
nhiều phương pháp định lượng như: đo UV-VIS, HPLC, chuẩn độ hoá học,… nhưng
hiện nay thường sử dụng kỹ thuật HPLC do có độ chính xác cao. Phương pháp này dựa
trên nguyên tắc: Nồng độ chất tỷ lệ với chiều cao hoặc diện tích pic của nó.
Phương pháp định lượng cần được thẩm định đầy đủ về độ đặc hiệu, độ tuyến
tính, độ đúng và độ chính xác gồm tính thích hợp hệ thống và độ lặp lại theo yêu cầu
của AOAC [1, 36]:
Độ đúng:
Độ đúng là mức độ gần sát của giá trị tìm thấy so với giá trị thực, chịu ảnh hưởng
của sai số hệ thống và được biểu thị bằng % tỷ lệ phục hồi của giá trị tìm thấy sau khi
thêm chất chuẩn vào mẫu placebo.
Độ đúng có thể được suy ra một khi độ chính xác, tính tuyến tính và tính đặc hiệu
đã được thiết lập.
Độ lặp lại:
Độ lặp lại là độ chính xác được khảo sát trong các điều kiện giống nhau (phương
pháp, phịng thí nghiệm, người phân tích, dụng cụ).
Độ lặp lại có thể được đánh giá trên kết quả của: Tối thiểu 9 lần định lượng trong
khoảng nồng độ đã được xác định của quy trình (ví dụ 3 nồng độ, mỗi nồng độ được
tiến hành 3 lần) hoặc tối thiểu 6 lần định lượng ở nồng độ thử 100%.
9



Tính đặc hiệu:
Tính đặc hiệu hay tính chọn lọc của một quy trình phân tích là khả năng cho phép
xác định chính xác và đặc hiệu chất cần phân tích mà khơng bị ảnh hưởng bởi sự có mặt
của chất khác (tạp chất, sản phẩm phân hủy,…) có trong mẫu thử. Để đảm bảo tính đặc
hiệu của mẫu thử, cần căn cứ vào kết quả dương tính với mẫu thử bằng cách so sánh
thời gian lưu của chất chuẩn với chất phân tích (mẫu thử) và kết quả âm tính đối với
mẫu khơng có chất thử.
Tính tuyến tính:
Tuyến tính có thể thực hiện trực tiếp trên mẫu chuẩn (bằng cách pha loãng dung
dịch chuẩn gốc) và/hoặc cân riêng biệt các hỗn hợp tự tạo chứa các thành phần dược
chất dựa trên quy trình đã đặt ra. Cách sau có thể được dùng để nghiên cứu khoảng phân
tích. Tính tuyến tính được đánh giá bằng cách quan sát đồ thị của tín hiệu ứng với nồng
độ hoặc hàm lượng của chất phân tích. Nếu có tương quan tuyến tính thì kết quả thử
phải được đánh giá băng phương pháp thống kê thích hợp, ví dụ bằng cách tính đường
hồi quy dựa vào phương pháp bình phương tối thiểu.
1.3.3.4. Đồng đều hàm lượng
Chỉ tiêu yêu cầu đối với chế phẩm đơn liều có khối lượng hoạt chất nhỏ hơn
2 mg hoặc hàm lượng < 2% (kl/kl) so với tổng khối lượng chế phẩm [9, 14, 35].
1.3.3.5. Đồng đều khối lượng
Tiến hành trên 20 đơn vị bất kì, khơng có q 2 đơn vị vượt ngồi giới hạn cho
phép và khơng có đơn vị nào vượt gấp đơi giới hạn đó [9].
Nếu phép thử độ đồng đều hàm lượng đã được tiến hành thì khơng cần phải thử
đồng đều khối lượng.
1.3.3.6. Khả năng giải phóng dược chất
Theo dược điển Anh và Mỹ, khả năng giải phóng của màng dán niêm mạc được
đánh giá như độ hoà tan của thuốc rắn và theo các bước sau (phép thử phải trải qua bước
tiếp nếu kết quả khơng đạt ở bước trước đó) [14]:
Bảng 1. 3: Đánh giá khả năng giải phóng DC của màng


Bước

Số đơn vị thử

Tiêu chuẩn chấp nhận

1

6

Mỗi đơn vị không nhỏ hơn Q + 5% so với
hàm lượng nhãn.

10


2

6

Trung bình 12 đơn vị khơng nhỏ hơn Q và
khơng có đơn vị nào nhỏ hơn Q - 15%.

3

12

Trung bình 24 đơn vị khơng nhỏ hơn Q,
khơng có q 2 đơn vị nhỏ hơn Q - 15%

và khơng có đơn vị nào nhỏ hơn Q - 25%.

Thường giá trị Q là 70%.
1.4. Nghiên cứu độ ổn định thuốc
1.4.1. Khái niệm độ ổn định thuốc
Độ ổn định thuốc là khả năng của nguyên liệu hoặc chế phẩm được bảo quản
trong điều kiện xác định có thể giữ được những đặc tính vốn có về hố lý, vi sinh, sinh
dược học,.. trong những giới hạn nhất định [38].
Độ ổn định thuốc phụ thuộc vào một số yếu tố sau [2]:
-

Nhiệt độ, độ ẩm, độ chiếu sáng, hàm lượng oxy cùng các yếu tố bên ngồi
khác…

-

Tính chất hố lý của hoạt chất và tá dược được dùng để bào chế thuốc. VD:
dạng tinh thể, hàm lượng nước, tạp chất trong nguyên liệu…

-

Dạng bào chế của thuốc.

-

Quy trình sản xuất thuốc.

-

Nguyên liệu cho bao bì.


1.4.2. Mục tiêu theo dõi độ ổn định
Theo hướng dẫn của WHO, nghiên cứu độ ổn định của thuốc nhằm các mục tiêu
[2, 38]:
-

Xây dựng cơng thức, quy trình bào chế, lựa chọn bao bì và điều kiện bảo
quản thuốc.

-

Xác định và khẳng định tuổi thọ thuốc bằng thực nghiệm.

1.4.3. Các điều kiện nghiên cứu độ ổn định
Bảng 1. 4: Các vùng khí hậu và điều kiện theo dõi dài hạn

Vùng khí hậu

Loại khí hậu

Nhiệt độ

Độ ẩm

Vùng I

Ơn đới

21oC ± 2oC


40% ± 5%

Vùng II

Cận nhiệt đới

25oC ± 2oC

60% ± 5%

11


Vùng III

Nóng, khơ

30oC ± 2oC

35% ± 5%

Vùng IVa

Nóng ẩm

30oC ± 2oC

65% ± 5%

Vùng IVb


Nóng, rất ẩm

30oC ± 2oC

75% ± 5%

Việt Nam thuộc vùng khí hậu IVb [1], do đó tiến hành nghiên cứu độ ổn định ở
các điều kiện sau:
-

Theo dõi độ ổn định dài hạn 30oC ± 2oC, độ ẩm 75% ± 5%.

-

Theo dõi độ ổn định cấp tốc 40oC ± 2oC, độ ẩm 75% ± 5% [1, 38].

12


CHƯƠNG 2: NGUYÊN LIỆU, THIẾT BỊ VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
2.1. Nguyên liệu và thiết bị nghiên cứu
2.1.1. Nguyên liệu
Bảng 2. 1: Nguyên liệu dùng trong nghiên cứu

STT

Tên nguyên liệu


Nguồn gốc

Tiêu chuẩn

1

Triamcinolon acetonid

Trung Quốc

USP 41

2

HPMC K100M

Mỹ

USP 41

3

Eudragit RL 100

Đức

TCNSX

4


Glycerin

Anh

TCNSX

5

Dicloromethan

Anh

TCNSX

6

Ethanol 96%

Việt Nam

TCNSX

7

Natri clorid

Trung Quốc

TCNSX


8

Kali dihydrophosphat

Trung Quốc

TCNSX

9

Dinatri hydrophosphat

Trung Quốc

TCNSX

10

Nước tinh khiết

Việt Nam

DĐVN V

11

Methanol HPLC

Mỹ


Cho HPLC

2.1.2. Thiết bị
Bảng 2. 2: Thiết bị sử dụng trong nghiên cứu

STT Tên thiết bị

Hãng - Nước sản xuất

1

Cân phân tích, cân kỹ thuật

Sartorius - Đức

2

Máy đo pH

InnoLab - Anh

3

Hệ thống tủ sấy chân không

Daihan Labtech - Hàn Quốc

4

Tủ sấy tĩnh


Binder - Đức
13


5

Tủ vi khí hậu

Binder - Đức

6

Hệ thống sắc ký lỏng hiệu năng cao

Shimadzu 20A, cột InertSustain
C18 5 µm - 4,6 mm x 250 mm Nhật Bản

7

Máy khuấy từ có điều chỉnh tốc độ và
nhiệt độ

Dlab - Mỹ

8

Một số dụng cụ bào chế và phân tích khác

2.2. Nội dung nghiên cứu

2.2.1. Thẩm định phương pháp định lượng màng dán niêm mạc miệng TCA
0,025 mg bằng HPLC
Thẩm định phương pháp định lượng TCA trong màng dán với các chỉ tiêu sau:
-

Tính thích hợp của hệ thống sắc ký.

-

Độ chọn lọc của phương pháp.

-

Tính tuyến tính.

-

Độ lặp lại.

-

Độ đúng.

2.2.2. Xây dựng TCCS của màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg
Xây dựng tiêu chuẩn cơ sở của màng dán TCA gồm các chỉ tiêu sau:
-

Tính chất.

-


Định tính.

-

Định lượng.

-

Đồng đều hàm lượng.

-

Khả năng giải phóng dược chất.

2.2.3. Nghiên cứu độ ổn định của màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg
-

Lựa chọn bao bì bảo quản thuốc.

-

Theo dõi độ ổn định của chế phẩm trong bao bì đã chọn.

14


2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Bào chế màng dán niêm mạc miệng TCA 0,025 mg
Công thức (1 mẻ trên khuôn 25 cm x 12 cm):

Triamcinolon acetonid

9,6 mg

Eudragit RL100

1,36 g

Hydroxypropylmethyl cellulose K100M

2,26 g

Glycerin

2,17 g

Dicloromethan

101 ml

Ethanol 96%

33 ml

Sơ đồ:

15



×