Tải bản đầy đủ (.pdf) (67 trang)

Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mô hình thực nghiệm khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.95 MB, 67 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN ANH

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
CỦA CAO ĐẶC TỎI TRÊN MƠ HÌNH
THỰC NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI - 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN VĂN ANH
Mã sinh viên: 1801038

ĐÁNH GIÁ TÁC DỤNG BẢO VỆ GAN
CỦA CAO ĐẶC TỎI TRÊN MƠ HÌNH
THỰC NGHIỆM

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương
2. ThS. Đỗ Văn Khái
Nơi thực hiện:
Bộ môn Dược lý



HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong q trình thực hiện và hồn thành đề tài, em đã nhận được rất nhiều sự
giúp đỡ tận tình và q giá từ phía Nhà trường, các thầy cô, anh chị và các bạn.
Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học Dược Hà Nội, Bộ môn
Dược lý khoa Dược lý - Dược lâm sàng đã tạo điều kiện cho em có thể thực hiện đề tài
nghiên cứu.
Em xin dành sự kính trọng và biết ơn đến PGS. TS. Nguyễn Thùy Dương và
ThS. Đỗ Văn Khái đã trao cho em cơ hội, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo sát sao và giúp
đỡ em rất nhiều trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu.
Em xin dành lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Thu Hằng đã luôn đồng hành,
tạo điều kiện hỗ trợ giải đáp thắc mắc và cung cấp những kiến thức bổ ích cũng như
kinh nghiệm q báu để em có thể hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Trần Hồng Linh và TS. Phạm Đức Vịnh đã chỉ
bảo em rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài tại bộ môn.
Em xin được gửi lời cảm ơn đến DS. Đinh Đại Độ, DS. Nguyễn Thị Thủy, anh
chị kĩ thuật viên, các bạn trong nhóm thực hiện khóa luận cũng như các bạn sinh viên
tham gia nghiên cứu khoa học tại bộ môn Dược lý, đã trực tiếp tham gia và hỗ trợ nhiệt
tình trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, bạn bè và người thân đã luôn ủng hộ, động
viên, chia sẻ và giúp đỡ em rất nhiều về mặt tinh thần trong mọi giai đoạn của quá trình
học tập tại Trường Đại học Dược Hà Nội.

Hà Nội, tháng 5 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Văn Anh



MỤC LỤC
DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ........................................................................................ 2
1.1. Gan và các bệnh về gan ........................................................................................... 2
1.1.1. Cấu tạo và vai trò của gan ..................................................................................... 2
1.1.2. Các bệnh lý về gan ................................................................................................ 2
1.1.3. Dịch tễ các bệnh về gan ........................................................................................ 3
1.1.4. Các thông số xét nghiệm đánh giá tổn thương và chức năng của gan .................. 4
1.2. Các mơ hình động vật sử dụng trong đánh giá tác dụng bảo vệ gan ....................... 5
1.2.1. Mơ hình gây độc gan cấp ...................................................................................... 6
1.2.2. Mơ hình gây độc gan mạn................................................................................... 10
1.3. Tổng quan về cây tỏi.............................................................................................. 16
1.3.1.Đặc điểm thực vật ................................................................................................ 16
1.3.2. Phân bố và bộ phận dùng .................................................................................... 17
1.3.3. Thành phần hóa học ............................................................................................ 17
1.3.4. Tác dụng dược lý và cơng dụng .......................................................................... 18
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU....................... 20
2.1. Nguyên vật liệu, thiết bị nghiên cứu ...................................................................... 20
2.1.1. Nguyên liệu nghiên cứu ...................................................................................... 20
2.1.2. Động vật thí nghiệm ........................................................................................... 20
2.1.3. Hóa chất, thuốc thử, thiết bị nghiên cứu ............................................................. 20
2.2. Nội dung nghiên cứu.............................................................................................. 21
2.3. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................... 21
2.3.1. Phương pháp đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi bằng mơ hình gây độc
gan cấp bằng carbon tetraclorid .................................................................................... 21

2.3.2. Phương pháp đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình gây độc
gan mạn bằng ethanol ................................................................................................... 22
2.3.3. Phương pháp xác định các thông số nghiên cứu................................................. 24
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu .................................................................................. 29
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................................. 30
3.1. Kết quả đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình gây độc gan cấp
bằng carbon tetraclorid ................................................................................................. 30
3.1.1. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hoạt độ AST và ALT huyết thanh trên mơ hình
gây độc cấp bằng CCl4 .................................................................................................. 30


3.1.2. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến nồng độ bilirubin tồn phần trong huyết thanh trên
mơ hình gây độc cấp bằng CCl4.................................................................................... 31
3.1.3. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng MDA trong gan trên mơ hình gây độc
gan cấp bằng CCl4......................................................................................................... 32
3.1.4. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng GSH trong gan và hoạt độ CAT trên
mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4 ............................................................................. 33
3.2. Kết quả đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình gây độc gan mạn
bằng ethanol. ................................................................................................................. 34
3.2.1. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến một hoạt độ AST và ALT huyết thanh trên mơ
hình gây độc gan mạn bằng ethanol.............................................................................. 34
3.2.2. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến nồng độ bilirubin toàn phần trong huyết thanh trên
mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol ....................................................................... 35
3.2.3. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến nồng độ triglycerid trong huyết thanh trên mơ hình
gây độc gan mạn bằng ethanol ...................................................................................... 36
3.2.4. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng MDA trong gan trên mô hình gây độc
gan mạn bằng ethanol ................................................................................................... 37
3.2.5. Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng GSH và hoạt độ CAT trong gan trên
mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol ....................................................................... 38
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN .......................................................................................... 39

4.1. Về thiết kế mức liều thử của mẫu nghiên cứu cao đặc tỏi ..................................... 39
4.2. Về kết quả đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mô hình gây độc gan
cấp bằng Carbon tetraclorid .......................................................................................... 40
4.3. Về kết quả đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình gây độc gan
mạn bằng ethanol .......................................................................................................... 43
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................... 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ
Thuật ngữ tiếng Anh
Thuật ngữ tiếng Việt
viết tắt
ADH
ALD
ALDH2
ALP
ALT

Alcohol dehydrogenase
Alcohol – related liver disease
Aldehyde dehydrogenase 2
Akaline phosphatase
Alanine transaminase

Alcohol dehydrogenase
Bệnh gan do rượu
Aldehyd dehydrogenase 2
Phosphatase kiềm

Alanin transaminase

AST
CAT
CLD
DADS

Aspartate transaminase
Catalase
Chronic liver disease
Diallyl disulfide

Aspartat transaminase
Catalase
Bệnh gan mạn tính
Diallyl disulfid

DATS
DTNB
GGT

Diallyl trisulfide
Diallyl trisulfid
5,5’-dithio-bis(2-nitrobenzoic acid) Acid 5,5’-dithio-bis(2-nitrobenzoic)
𝛾 – glutamyl transpeptidase
𝛾 – glutamyl transpeptidase

GPx
GRd


Glutathione peroxidase
Glutathione reductase

Glutathion peroxidase
Glutathion reductase

GSH
GST
HCC
LPS

Glutathione
Glutathione S – transferase
Hepatocellular carcinoma
Lipopolysaccharide

Glutathion
Glutathion S – transferase
Ung thư biểu mô tế bào gan
Lipopolysaccarid

MDA
Malondialdehyde
NAFLD Nonalcoholic fatty liver disease
NIAAA National Institute on Alcohol
Abuse and Alcoholism

Malondialdehyd
Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
Viện Quốc gia về lạm dụng và

nghiện rượu

NO
PUFA

Nitric oxyde
Polyunsaturated fatty acids

Nitric oxit
Axit béo không bão hịa nhiều đa
liên kết đơi

ROS
SAC
SOD
TBA
TG
TMP
TP

Reactive oxygen species
S-allyl cysteine
Superoxide dismutase
Thiobarbituric acid
Triglyceride
1,1,3,3-Tetramethoxypropane
Total protein

Các gốc oxi hóa phản ứng
S-allyl cystein

Superoxid dismutase
Axit thiobarbituric
Triglycerid
1,1,3,3-Tetramethoxipropan
Protein tồn phần

WHO

World Health Oganization

Tổ chức Y tế Thế giới


DANH MỤC CÁC BẢNG
Kí hiệu
Bảng 1.1

Tên bảng
Một số mơ hình dược lý thường được sử dụng để gây độc
gan cấp tính

Số trang
7

Bảng 1.2

Cơ chế gây một số tổn thương gan của ethanol

12


Bảng 1.3

Thành phần hóa học chính của tỏi - Allium savitum

17

Bảng 2.1

Chuẩn bị mẫu định lượng AST và ALT

24

Bảng 2.2

Chuẩn bị mẫu định lượng bilirubin toàn phần

25

Bảng 2.3

Chuẩn bị mẫu định lượng triglycerid

26

Bảng 3.1

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng GSH trong gan
và hoạt độ CAT trên mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4

33


Bảng 3.2

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng GSH trong gan
và hoạt độ CAT trên mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol

38


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Kí hiệu

Tên Hình

Số
trang

Hình 1.1

Cơ chế gây tổn thương gan của CCl4

9

Hình 1.2

Cơ chế gây tổn thương gan của ethanol

11

Hình 1.3


Tỏi – Allium savitum L.

16

Hình 2.1

Thiết kế thí nghiệm đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc
tỏi trên mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4

22

Hình 2.2

Thiết kế thí nghiệm đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc
tỏi trên mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol

23

Hình 2.3

Sơ đồ phản ứng định lượng AST và ALT

24

Hình 2.4

Phản ứng tạo thành quinonimin từ triglycerid

25


Hình 2.5

Phản ứng tạo thành phức màu hồng đỏ từ MDA và TBA

26

Hình 2.6

Phản ứng tạo thành TNB từ GSH và DTNB

27

Hình 2.7

Phản ứng phân hủy H2O2 của CAT

28

Hình 3.1

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hoạt độ AST và ALT huyết
thanh trên mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4

30

Hình 3.2

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến nồng độ bilirubin tồn phần
trong huyết thanh trên mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4


31

Hình 3.3

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng MDA gan trên mơ
hình gây độc gan cấp bằng CCl4

32

Hình 3.4

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hoạt độ AST và ALT huyết
thanh trên mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol

34

Hình 3.5

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến nồng độ bilirubin toàn phần
trong huyết thanh trên mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol

35

Hình 3.6
Hình 3.7

Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến nồng độ triglycerid trong
huyết thanh trên mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol
Ảnh hưởng của cao đặc tỏi đến hàm lượng MDA gan trên mơ

hình gây độc gan mạn bằng ethanol

36
37


ĐẶT VẤN ĐỀ
Gan là cơ quan lớn nhất trong cơ thể với nhiều chức năng quan trọng như tổng
hợp, chuyển hóa các chất và khử độc. Gan có thể bị tổn thương bởi rất nhiều nguyên
nhân như virus, vi khuẩn, kí sinh trùng, tổn thương do thuốc, chất độc, tự miễn hay ung
thư và một số tác nhân khác [1].
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2014 ước tính rằng có khoảng 2,4 triệu ca tử
vong hàng năm liên quan đến bệnh về gan, một phần ba trong số đó là tử vong do xơ
gan [77]. Một thống kê khác công bố khoảng trên 325 triệu người mắc viêm gan siêu vi
trên toàn thế giới. Việt Nam nằm trong vùng có tỉ lệ lưu hành dịch tễ virus viêm gan B
rất cao với tỉ lệ mắc từ 10 – 20% [5]. Ung thư gan cũng được Bộ Y tế xác định là nguyên
nhân gây tử vong hàng đầu, cao hơn bất kì loại ung thư nào khác [3]. Cùng với sự phát
triển của xã hội, gánh nặng của các bệnh về gan vẫn sẽ còn tiếp tục tăng lên trong thời
gian tới [15], [71].
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong y học và các phương pháp điều trị, song các
thuốc sử dụng trong điều trị bệnh về gan vẫn cịn nhiều hạn chế. Các thuốc có nguồn
gốc hóa dược thậm chí có khả năng gây tổn hại cho gan [48]. Vì vậy, xu hướng phát
triển các thuốc có nguồn gốc thảo dược ngày càng được chú ý. Một số hoạt chất (ví dụ
như silymarin) đã được chứng minh hiệu quả và sử dụng trên lâm sàng, tuy nhiên giá
thành tương đối cao, nhất là khi các bệnh về gan cần được điều trị dài hạn. Điều này đặt
ra nhu cầu tìm ra các thuốc mới vừa có thể dễ tiếp cận, vừa có hiệu quả điều trị lâu dài.
Ở Việt Nam, tỏi từ lâu đã được dân gian sử dụng như một loại dược liệu và được
trồng rộng khắp các tỉnh thành của cả nước. Tỏi và các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ của
nó đã được chứng minh là có nhiều tác dụng quan trọng để áp dụng như một sản phẩm
bảo vệ gan [17]. Với ưu điểm là dễ tiếp cận, các sản phẩm từ tỏi có tiềm năng phát triển

mạnh mẽ, khơng chỉ tại Việt Nam mà còn trên nhiều quốc gia khác. Dựa trên cơ sở đó,
tỏi được chiết xuất ở nhiều dạng khác nhau để tăng khả năng bảo quản, nâng cao hiệu
quả, dễ sử dụng và hạn chế tác dụng không mong muốn của củ tỏi. Cao đặc tỏi là một
trong các dạng chiết xuất đó.
Vì vậy, để có thể đánh giá khả năng áp dụng cao đặc tỏi như một sản phẩm có
tác dụng để bảo vệ gan, cũng như hướng đến tiềm năng phát triển rộng rãi, chúng tôi xin
thực hiện đề tài: “Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình thực
nghiệm” với 2 mục tiêu như sau:
1. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình gây độc gan cấp
bằng carbon tetraclorid.
2. Đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi trên mơ hình gây độc gan mạn
bằng ethanol.

1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Gan và các bệnh về gan
1.1.1. Cấu tạo và vai trò của gan
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể, có hai thùy phải và trái, được bao
bọc bởi một bao sợi liên kết gọi là bao Glison. Ở người trưởng thành, gan có thể nặng
1,4 – 1,6 kg, chiếm 2,5% trọng lượng cơ thể [38]. Gan có thể được mơ tả theo hai cách,
theo giải phẫu hình thái hoặc theo giải phẫu chức năng [8].
Đơn vị chức năng của gan là tiểu thùy, kích thước từ 0,5 – 1mm, gồm một tĩnh
mạch trung tâm tiểu thùy, từ đó các dãy tế bào gan lan tỏa ra hình nan hoa. Giữa các tiểu
thùy là khoảng cửa có các nhánh động mạch gan, tĩnh mạch cửa và ống mật [2]. Giữa
các dãy tế bào gan là các xoang mao mạch lót bởi tế bào nội mô và tế bào Kupffer [29].
Gan là một cơ quan quan trọng, đóng vai trị trong gần như mọi hệ cơ quan trong
cơ thể [51]. Gan có chức năng như một trung tâm chuyển hóa để hấp thu chất dinh dưỡng
cũng như chuyển hóa để thải trừ nhiều chất trước khi phân phối vào hệ thống tuần hoàn

chung [12]. Các chức nhóm chức năng chính của gan bao gồm: (1) Bài tiết mật; (2)
Chuyển hóa bilirubin; (3) Chức năng trên máu và mạch máu; (4) Chuyển hóa chất dinh
dưỡng; (5) Giải độc (độc tố, hormon, thuốc); (6) Dự trữ khoáng chất và vitamin (sắt,
đồng, vitamin A, D, E, K, B12); (7) Chức năng nội tiết (hoạt hóa vitamin D, chuyển hóa
hormon tuyến giáp, bài tiết angiotensinogen, chuyển hóa hormon); (8) Chức năng miễn
dịch (thành phần của hệ thống lưới nội mô, bất hoạt chất độc và thuốc) [80].
1.1.2. Các bệnh lý về gan
Có thể phân loại bệnh lý gan dựa trên thời gian tổn thương, được xác định bởi
các bất thường trong chức năng gan và xét nghiệm sinh hóa. Tổn thương tối cấp tính là
một rối loạn rất nghiêm trọng dẫn đến suy gan trong vòng 6 tuần [12]. Tổn thương cấp
tính là tổn thương của tế bào gan trong vịng sáu tháng, và tổn thương mạn tính xảy ra
khi các bất thường kéo dài trên nửa năm [10], [23], [119].
Bệnh lý gan cũng có thể được phân loại theo nguyên nhân, bao gồm virus, vi
khuẩn/kí sinh trùng, bệnh chuyển hóa bất thường do gen, bệnh gan do thuốc/chất độc,
nguyên nhân tự miễn, mạch máu, ung thư,… [1].
Phân loại bệnh lý gan cũng có thể được trình bày theo tình trạng bệnh phổ biến
thường gặp [12]:
Viêm gan
Viêm gan xảy ra do nhiều nguyên nhân trong đó phổ biến nhất là do virus hoặc
nghiện rượu. Viêm gan virus có nhiều dạng, thường gặp nhất là viêm gan B, A và C.
Viêm gan B và C có thể trở thành viêm gan mạn tính và dẫn đến xơ gan.

2


Xơ gan
Xơ gan là một tình trạng tổn thương gan mạn tính lan rộng, tiến triển và khơng
thể hồi phục, trong đó hoạt động của tế bào gan bị suy giảm do có q nhiều mơ sẹo xơ
ngăn cản sự tưới máu đến các tế bào gan. Sự tắc nghẽn trong lưu thơng máu có thể gây
tăng áp lực tĩnh mạch cửa và dẫn đến các biến chứng khác (bao gồm phát triển tuần hoàn

bàng hệ, giãn tĩnh mạch, cổ trướng, rối loạn đơng máu, lỗng xương và ung thư gan).
Bệnh gan do rượu
Bệnh gan do rượu có 3 dạng chính, bao gồm gan nhiễm mỡ, viêm gan và xơ gan
do rượu. Ba tình trạng trên có thể xuất hiện riêng lẻ hoặc xảy ra đồng thời trong cùng
thời điểm trên một bệnh nhân. Gan nhiễm mỡ là tình trạng phổ biến nhất, đặc trưng bởi
các giọt chất béo tích tụ trong tế bào gan, xảy ra sớm, không triệu chứng và có thể hồi
phục. Viêm gan do rượu trên lâm sàng có thể từ khơng triệu chứng đến sốt nặng, đau
bụng và buồn nơn. Ở dạng cấp tính, viêm gan có thể gây tử vong, trong khi dạng mạn
tính thường dẫn đến xơ gan do rượu. Tương tự như xơ gan do các nguyên nhân khác, xơ
gan do rượu thường đe dọa đến tính mạng và có tỉ lệ tử vong cao.
Ung thư gan
Ung thư gan là một bệnh lý rất nguy hiểm. Các khối u gan ác tính được chia thành
hai loại, bao gồm khối u gan nguyên phát và khối u do di căn. Ung thư biểu mô tế bào
gan là dạng ung thư gan nguyên phát thường gặp nhất. Bệnh nhân ung thư gan do di căn
hầu hết tử vong trong vòng 1 năm sau khi được chẩn đoán.
1.1.3. Dịch tễ các bệnh về gan
Theo thống kê sức khỏe toàn cầu năm 2014 của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO),
ước tính có khoảng 2,4 triệu ca tử vong hàng năm liên quan đến các bệnh về gan, tử
vong do xơ gan chiếm khoảng 800 nghìn trường hợp trong số đó [77]. Một báo cáo khác
của WHO năm 2015 công bố khoảng 325 triệu người trên thế giới mắc bệnh viêm gan
virus. Cũng trong báo cáo này, khu vực Tây Thái Bình Dương chiếm đến 1/3 tỉ lệ tử
vong do viêm gan siêu vi trên toàn thế giới [5]. Bệnh gan nhiễm mỡ không do rượu
(NAFLD) cũng là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh và tử vong. Mới đây vào tháng 4
năm 2023, một tổng quan hệ thống thực hiện bởi Zobair M. Younossi và cộng sự báo
cáo rằng tỉ lệ NAFLD trên thế giới tăng từ 27,78% ở giai đoạn 2011 – 2015 đến 38,20%
trong giai đoạn 2016 – 2019 [121].
Việt Nam nằm trong nhóm 28 quốc gia có tỉ lệ lưu hành virus viêm gan B cao
nhất trên toàn thế giới. Bộ Y tế năm 2017 ước tính rằng số người Việt mắc virus viêm
gan B mạn tính lên tới 7,8 triệu người, trong khi virus viêm gan C là gần 1 triệu. Báo
cáo này cũng công bố số ca tử vong hàng năm liên quan đến viêm gan virus B và C lần

lượt là khoảng 33.500 và 6.600 người [5].

3


Bệnh gan cấp và mạn tính đều phổ biến ở mọi khu vực. Mặc dù đã có những tiến
bộ của y học hiện đại cũng như sự phát triển của các loại thuốc bảo vệ gan, song tỷ lệ
mắc cũng như gánh nặng toàn cầu của các bệnh về gan khơng những khơng có dấu hiệu
suy giảm, mà cịn được dự đoán là tiếp tục tăng lên trong thời gian tới [15], [71].
1.1.4. Các thông số xét nghiệm đánh giá tổn thương và chức năng của gan
Do sự đa dạng các chức năng được thực hiện bởi gan, có rất nhiều dấu hiệu sinh
hóa để đánh giá mức độ tổn thương và sự suy giảm về chức năng của cơ quan này. Mặc
dù khơng có xét nghiệm sinh hóa nào hoàn toàn đặc hiệu đối với tổn thương gan, nhưng
sự kết hợp của chúng có thể hỗ trợ giải thích tốt hơn kết quả từ các mơ hình đánh giá tác
dụng bảo vệ gan của mẫu thử nghiên cứu. Các thông số liên quan đến chức năng thanh
thải của gan (như bilirubin), chức năng tổng hợp (như albumin, thời gian prothrombin)
và các thơng số liên quan đến tính tồn vẹn của tế bào gan (như transaminase, alkalin
phosphatase và gamma – glutamyl tranferase) có thể được đánh giá [29]. Trong các
nghiên cứu, nhiều tác giả cũng sử dụng một số thông số khác như các cơ chất và enzym
phản ánh chức năng gan, bao gồm malondialdehyd, glutathion, catalase, oxit nitric,
glutathion peroxidase,….
Một vài thông số hay được sử dụng trong các nghiên cứu đánh giá tác dụng bảo
vệ gan tại Việt Nam và trên thế giới có thể kể đến bao gồm:
Transaminase
Transaminase (hay aminotransferase) là các enzym rất quan trọng trong quá trình
chuyển hóa axit amin. Trong đánh giá mức độ tổn thương của tế bào gan, aspartat
aminotransferase (AST) và alanin aminotransferase (ALT) là các thông số được sử dụng.
Thông thường, AST và ALT chỉ có trong tế bào và nồng độ trong huyết thanh của chúng
khá thấp. Khi tế bào gan bị tổn thương, các transaminase giải phóng nhiều vào máu làm
hoạt độ của chúng tăng lên. Trong trường hợp viêm gan, mức tăng quan sát được là từ

7 đến 12 lần giá trị bình thường [29].
Bilirubin tồn phần
Bilirubin là chất chuyển hóa quan trọng của nhóm heme. Dạng bilirubin trực tiếp
không tan trong nước, được vận chuyển bằng albumin rồi được gan thanh thải bằng cách
chuyển hóa thành bilirubin gián tiếp thân nước hơn và bài tiết thông qua mật. Bilirubin
toàn phần (gồm trực tiếp và gián tiếp) tăng cao so với giá trị thơng thường trong các tình
huống ống mật bị tắc nghẽn, viêm gan, xơ gan, trong rối loạn tan máu hoặc thiếu hụt
một số enzym di truyền. Khi chức năng gan giảm sút, đây là xét nghiệm quan trọng để
phản ánh chức năng trao đổi chất ở gan [43].
Akalin phosphatase
Akalin phosphatase (hay phosphatase kiềm, ALP) được sản xuất chủ yếu ở gan
và xương. Khi xảy ra tình trạng tăng ALP và đồng thời không xuất hiện bệnh lý của
4


xương, các bệnh gan mật thường được chú ý, đặc biệt là trong tình trạng tắc nghẽn gan
mật [29].
Glutathion
Glutathion (GSH) có nhiều vai trị trong sinh lý tế bào, như: (1) dọn dẹp các gốc
oxi hóa hoạt động, oxit nitric và dẫn xuất, bảo vệ chuỗi truyền điện tử, ADN, lipid và
protein; (2) trung hòa các hợp chất gây oxi hóa; (3) S-glutathionyl hóa protein; và (4)
điều hịa diễn biến trong chu kỳ tế bào cũng như sự chết tế bào theo chương trình. Sự
thay đổi về hàm lượng GSH có mối liên hệ với cơ chế bệnh sinh của nhiều bệnh gan,
như NAFLD, bệnh gan do rượu, viêm gan virus và ung thư biểu mô tế bào gan [110].
Catalase
Catalase (CAT) là một enzym chống oxi hóa quan trọng, có chức năng phân hủy
hydro peroxid (H2O2), từ đó duy trì cân bằng nội môi cũng như rất cần thiết cho các q
trình truyền tín hiệu trong tế bào [73]. CAT nội sinh đóng vai trị quan trọng trong việc
điều chỉnh cân bằng oxi hóa khử của gan. Khi tế bào gan bị tổn thương, enzym CAT nội
sinh dự trữ trong gan thường bị giảm sút [101].

Malondialdehyd
Malondialdehyd (MDA) là sản phẩm cuối cùng của q trình peroxid hóa lipid,
thường tăng khi gan bị phơi nhiễm với các yếu tố thúc đẩy q trình peroxid hóa lipid
trong tế bào như một số tác nhân gây độc (CCl4, ethanol, diethyl nitrosamin,…) [43].
1.2. Các mơ hình động vật sử dụng trong đánh giá tác dụng bảo vệ gan
Để đánh giá liệu một mẫu nghiên cứu có tác dụng bảo vệ hoặc điều trị bệnh gan
hay khơng, các phương pháp thử nghiệm có thể là in vitro (thực hiện trên tế bào gan
tươi, nuôi cấy tế bào gan nguyên phát hoặc trên các dòng tế bào gan bất tử), ex vivo (trên
các lát cắt gan hay gan cô lập được tưới máu) và in vivo (nghiên cứu trên cơ thể sống,
ví dụ như thỏ và chuột).
Các mơ hình động vật đã được sử dụng rộng rãi để xác định các cơ chế bảo vệ
gan. Ở mơ hình này, tổn thương gan được gây ra bằng cách cho động vật thí nghiệm sử
dụng các chất có khả năng gây độc ở các mức liều khác nhau, sau đó đánh giá mức độ
tổn hại hay mức độ bảo vệ thông qua các chất chỉ điểm của quá trình sinh hóa của gan,
cũng như xác định thơng qua việc làm tiêu bản và đánh giá mô bệnh học [29].
So với các mơ hình cịn lại, mơ hình in vivo có ưu điểm là mức độ tương quan
cao hơn với diễn biến thực tế xảy ra trong cơ thể người, các thơng số sinh hóa và mơ
bệnh học đều có thể được đánh giá [111]. Tuy nhiên nhược điểm là vấn đề kinh phí và
đạo đức, do yêu cầu số lượng lớn mẫu thử và động vật, cũng như thí nghiệm cần phải
diễn ra trong thời gian dài. Bên cạnh đó, có sự khác biệt về sinh lý bệnh phân tử giữa
động vật được sử dụng với con người và sự khác nhau giữa các cá thể trong mô hình
nghiên cứu [74].
5


1.2.1. Mơ hình gây độc gan cấp
1.2.1.1. Các mơ hình gây độc gan cấp
Một mơ hình gây độc gan cấp tính được cho là lý tưởng khi đáp ứng được các
tiêu chí (theo Terblanche và Hickman (1991)) [106]:
- Có thể đảo ngược: Động vật thí nghiệm sử dụng trong nghiên cứu sau khi gây

độc có thể sống sót và phục hồi nếu như được điều trị bằng phương pháp phù hợp.
- Có tính lặp lại: Khi áp dụng mơ hình nhiều lần với thời điểm kết thúc xác định,
các thông số đánh giá mức độ tổn thương gan cần có tính lặp lại và có thể được tiêu
chuẩn hóa.
- Có khả năng điều trị cho động vật: Sau khi các tổn thương xảy ra do gây độc,
cần phải có thời gian dành cho việc điều trị trước khi động vật chết.
- Tử vong do tổn thương gan: Cần phải chắc chắn rằng các tổn thương gan là
nguyên nhân dẫn đến tử vong của động vật, được phản ánh chính xác thông qua tất cả
những thay đổi về mô bệnh học cũng như các thơng số sinh hóa.
- Động vật có kích thước phù hợp: kích thước của động vật trong mơ hình phải
đủ lớn để cho phép lấy đủ máu, mơ và cơ quan phục vụ cho q trình phân tích.
- An tồn cho người thực hiện: Mơ hình thực nghiệm phải đảm bảo an toàn và
giảm thiểu rủi ro về sức khỏe cho người nghiên cứu ở mức tối đa.
Có thể chia các mơ hình gây độc gan cấp thành các nhóm phương pháp bao gồm:
phẫu thuật, miễn dịch và dược lý. Mơ hình phẫu thuật sử dụng một số kĩ thuật như cắt
bỏ một phần hoặc toàn bộ gan, kết hợp giữa thắt động mạch gan với tạo rãnh cửa chủ và
phương pháp gây thiếu máu cục bộ tạm thời. Các mơ hình gây độc gan thơng qua miễn
dịch bao gồm các mơ hình gây viêm gan virus hay gây viêm bằng cách kích hoạt con
đường chết tế bào theo chương trình (ví dụ như bằng kháng thể anti-Fas). Một loạt các
mơ hình dược lý cũng đã được triển khai và sử dụng phổ biến [106]. Khi áp dụng mơ
hình gây độc cấp để đánh giá khả năng bảo vệ gan của một mẫu thử nghiên cứu, các mơ
hình dược lý thường sử dụng một số hóa chất (bao gồm carbon tetraclorid, Dgalactosamin, thioacetamid), thuốc (paracetamol), và nhiều tác nhân gây độc khác [29],
[46], [48], [68] (Bảng 1.1).
Mặc dù có rất nhiều mơ hình đã được triển khai, song vẫn khơng có mơ hình nào
phản ánh được đầy đủ và chính xác tổn thương gan cấp tính xảy ra trên cơ thể người.
Paracetamol và carbon tetraclorid được đánh giá là an toàn cho người thực hiện hơn các
tác nhân hóa học khác, tiến hành đơn giản và gây được tổn thương gan ở nhiều mức độ
với các chế độ liều khác nhau. Tuy nhiên, việc sử dụng paracetamol làm tác nhân gây
độc được cho là có sự khác biệt đáng kể giữa các loài và giữa các cá thể trong mơ hình
nghiên cứu. Do đó, để gây độc gan cấp và đánh giá tác dụng bảo vệ gan của cao đặc tỏi,

nhóm nghiên cứu đã lựa chọn tác nhân là carbon tetraclorid.
6


Chuyển hóa
Thỏ, chuột thành TASO
cống,
TASO 2, gắn
chuột nhắt protein và gây
hoạt chúng

tạo

với
bất

Chuyển hóa qua
Chó, thỏ,
CYP450 tạo ra các
chuột nhắt,
gốc triclomethyl và
chuột cống
triclomethyl peroxid

bệnh não gan

Phù hợp để
nghiên cứu

Gây ra tổn

thương gan
lan rộng

Có sự khác biệt đáng kể giữa
các lồi động vật và gây độc
hại cho người thực hiện

gây bệnh não gan

IP

Khơng liên quan đến lâm
sàng, có sự khác biệt đáng kể PO, IP,
giữa các lồi động vật và khó
IV

Liều đơn 2001600mg/kg
hoặc
200-600mg/kg x
2 lần/ngàyx4ngày

0,5-2,5mL/kg

hoặc 300 –
700mg/kg +
0,1mg/kg LPS
IP, IV

sàng và đặc điểm tổn thương
trên mô bệnh học khác biệt

với hầu hết các tác nhân khác

thỏ, chuột uridin nội bào gây
nhắt, chuột ảnh hưởng đến quá
cống
trình tổng hợp ARN

Hiệu quả
gây độc tốt

400-1000mg/kg

Lợn, chó,
thỏ, chuột

Khơng liên quan đến lâm

Liều tham khảo

Gây ra cạn kiệt

Đường
dùng

Lợn, chó,

Hạn chế

200-900mg/kg


Ưu điểm
Khơng hiệu quả trên chuột
cống và u cầu gây cảm ứng
PO,
CYP450 hoặc gây cạn kiệt SC, IP,
GSH trước khi tiến hành gây
IV
độc

Cơ chế

Liên quan
Chuyển hóa qua
trực tiếp đến
CYP450 tạo thành
lâm sàng;
nhắt, chuột NAPQI có khả năng
Độc tính phụ
cống
gây độc cho gan
thuộc liều

Động vật

[115]

[34]

[107]


[69]

[66],

TLTK

7

Ghi chú: PO: đường uống; SC: tiêm dưới da; IP: tiêm phúc mạc; IV: tiêm tĩnh mạch; LPS: lipopolysaccarid; TASO: thioacetamid sulfoxid

Thioacetamid

Carbon
tetraclorid

D-galactosamin

Paracetamol

Mơ hình

Bảng 1.1. Một số mơ hình dược lý thường được sử dụng để gây độc gan cấp tính [42]


1.2.1.2. Mơ hình gây độc gan cấp bằng carbon tetraclorid
Carbon tetraclorid (CCl4) là một hợp chất có độc tính cao với khả năng gây hoại
tử gan ở động vật có vú đã được biết đến trong gần một thế kỷ. CCl4 có thể gây ra những
thay đổi đáng kể trong các thơng số sinh hóa, phân tử, tế bào gan và mơ bệnh học [28].
Ngồi ra, CCl4 cịn được sử dụng để gây độc gan mạn tính [31], [94], [114] hoặc dùng
như một đợt tấn công thứ hai bổ sung cho một tác nhân khác trong các mơ hình nghiên

cứu tác dụng bảo vệ gan thực hiện trên động vật [63].
Độc tính của CCl4 phụ thuộc vào liều lượng và thời gian tiếp xúc. Ở liều thấp,
carbon tetraclorid gây ra các hậu quả như mất cân bằng Ca2+ nội môi, peroxid hóa lipid,
giải phóng cytokin và dẫn đến sự khởi động quá trình chết tế bào theo chương trình. Khi
tiếp xúc lâu dài hoặc gây độc ở liều cao, các tổn thương trở nên nghiêm trọng và tồn tại
trong thời gian dài, có thể hình thành xơ hóa, xơ gan và thậm chí là ung thư gan trên
động vật [85], [126].
Cơ chế gây độc
Carbon tetraclorid gây độc cho gan thông qua nhiều cơ chế (Hình 1.1) [118],
trong đó các con đường gây độc chính bao gồm:
(1) Sự hình thành các gốc triclomethyl (CCl3•), q trình haloalkyl hóa và việc
bất hoạt Cytochrom P450 khởi động cho những tổn thương gây ra bởi carbon tetraclorid.
CCl4 chủ yếu được chuyển hóa qua CYP2E1 (phần nhỏ CYP2B1, CYP2B2 và CYP3A)
để tạo thành gốc triclomethyl (CCl3•); Các gốc CCl3• được tạo ra phản ứng cộng hóa trị
với CYP2E1, hoặc liên kết tại trung tâm hoạt động của một số enzym và gây ức chế
không hồi phục.
(2) Gốc triclomethyl peroxid (CCl3OO•) tiếp đó được hình thành từ phản ứng
giữa gốc triclomethyl và oxi. CCl3OO• phản ứng mạnh hơn CCl3• và tồn tại trong thời
gian rất ngắn. CCl3OO• loại hydro từ các axit béo khơng bão hịa có nhiều liên kết đơi
(PUFA), qua một loạt phản ứng phức tạp và kết thúc bằng sự phân hủy hoàn tồn phân
tử PUFA cùng với việc hình thành aldehyd, các phân tử alkan và carbonyl khác. Q
trình peroxid hóa gây tổn thương màng hoặc phản ứng với các chất trung gian trong quá
trình nhiễm độc dẫn đến sự rối loạn trong chức năng của tế bào gan.
(3) CCl3• phản ứng với nhiều chất quan trọng về mặt sinh học như axit amin,
nucleotid, axit béo, hoặc phản ứng với các phân tử PUFA. Cơ chế này giải thích cho q
trình sinh ung thư do CCl4, thơng qua sự hình thành các phân đoạn của ADN gắn với
gốc triclomethyl.

8



Hình 1.1. Cơ chế gây tổn thương gan của CCl4
Vẫn còn sự chưa thống nhất giữa các tác giả về việc cơ chế nào đóng vai trị chính
gây nên tổn thương tế bào gan của CCl4. Tuy nhiên khi mỗi q trình xảy ra đơn thuần
đều khơng thể gây chết tế bào, chúng phải hoạt động cùng nhau cũng như kết hợp với
một vài cơ chế bổ sung khác, như sự mất cân bằng Ca2+ nội môi tế bào gan; suy giảm
q trình methyl hóa axit nucleic; hay gây độc gan thông qua các phân tử carbonyl và
aldehyd hoạt động.
Phương pháp tiến hành
Khi thiết kế mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4, một số yếu tố cần được cân
nhắc bao gồm: động vật thí nghiệm (lồi, chủng, giống), liều, đường dùng, thời điểm,
khoảng thời gian gây độc và một vài yếu tố khác [90].
Động vật sử dụng trong mô hình gây độc gan cấp bằng CCl4 có thể kể đến như
thỏ, lợn và các loài gặm nhấm [106], trong đó chuột nhắt thường được các tác giả sử
dụng nhất. Việc sử dụng CCl4 ở chuột đã được báo cáo là đồng thời xảy ra các tổn
9


thương nghiêm trọng, cũng như có thể phản ánh được quá trình phục hồi và tái tạo của
gan [99].
Về đường đưa CCl4, các phương pháp có thể sử dụng bao gồm đường uống [35],
tiêm phúc mạc [55], [112], [122] và tiêm dưới da [36], [61]. Trong các nghiên cứu gần
đây, sử dụng đường tiêm phúc mạc để gây độc gan cấp được đa số các tác giả lựa chọn.
Liều gây độc của carbon tetraclorid phụ thuộc vào đường dùng, động vật thí
nghiệm và chế độ liều. Với đường tiêm màng bụng, trên chuột nhắt và chế độ liều đơn,
CCl4 được sử dụng ở mức liều 0,0175mL/kg đến 1mL/kg thể trọng [26], [62]; Ngồi ra
cũng có thể sử dụng chế độ đa liều (ví dụ 4 liều trong 4 ngày liên tiếp) với tổng liều CCl4
thường cao hơn chế độ liều đơn [16]. Đối với chuột cống, liều CCl4 sử dụng có thể lên
đến 3mL/kg [61]. Một vài tác giải cũng sử dụng carbon tetraclorid đường uống với mức
liều là 2,5mL/kg [35].

Về thời điểm lấy mẫu, báo cáo chỉ ra rằng sự gia tăng các thơng số sinh hóa xảy
ra sau 6 giờ kể từ khi tiêm CCl4, và quan sát được sự khác biệt rõ rệt nhất sau 18 đến 24
giờ. Q trình phục hồi diễn ra và các thơng số đánh giá trở về giá trị bình thường từ 72
giờ sau tiêm [47]. Trong các nghiên cứu đánh giá tác dụng bảo vệ gan của mẫu thử, đa
số tác giả tiến hành lấy mẫu 24 giờ sau khi gây độc.
Thông số đánh giá
Transaminase là thông số cơ bản để phản ánh tình trạng tổn thương của tế bào
gan và được lựa chọn trong hầu hết các nghiên cứu.
Malondialdehyd là sản phẩm của q trình peroxid hóa lipid. Trong mơ hình gây
độc gan cấp bằng CCl4, peroxid hóa lipid là một cơ chế quan trọng dẫn đến tổn thương
tế bào gan, do đó thơng số hàm lượng MDA được nhiều tác giả sử dụng.
Một số enzym và phân tử có chức năng chống lại các gốc oxi hoạt động và gốc
tự do tạo ra bởi quá trình nhiễm độc carbon tetraclorid, trong đó SOD và GSH là hai
thơng số được sử dụng phổ biến. Một số tác giả đánh giá hoạt độ CAT và bổ sung một
vài thông số khác như glutathion reductase, glutathion peroxidase,…
Đánh giá mô bệnh học cho phép xác định những tổn thương trực tiếp. Ngồi ra
cịn rất nhiều xét nghiệm hóa sinh khác có thể được sử dụng trong nghiên cứu đánh giá
tác dụng bảo vệ gan như bilirubin, triglycerid, phosphatase kiềm, protein tồn phần,…
1.2.2. Mơ hình gây độc gan mạn
Rất nhiều mơ hình đã được sử dụng với mục đích gây ra được các tổn thương gan
mạn tính, trong đó động vật thí nghiệm chủ yếu là lồi gặm nhấm và đặc biệt là chuột.
Có thể chia các mơ hình nghiên cứu thành hai nhóm: (1) Nhóm sử dụng để nghiên cứu
cơ chế xơ hóa gan bất kể nguyên nhân (như carbon tetraclorid, thioacetamid, diethyl
nitrosamin,…) [89], [98]; (2) Nhóm sử dụng để mơ phỏng các bệnh gan mạn tính, bao
gồm bệnh gan tự miễn và ứ mật, nhiễm virus viêm gan mạn tính, bệnh gan do rượu và
10


NAFLD (như ethanol, phương pháp thắt ống mật chủ, chế độ ăn giàu chất béo, chế độ
ăn fructose, gây nhiễm HBV ở chuột,…)

1.2.2.1. Mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol
Để mô phỏng các tổn thương do rượu xảy ra trên cơ thể người, các mơ hình gây
độc gan mạn tính bằng ethanol đã được các nhà khoa học sử dụng từ rất sớm. Mơ hình
đầu tiên do Lieber và cộng sự công bố năm 1963. Trong nghiên cứu này, chuột được
uống dung dịch ethanol 15% (tt/tt) thay cho nước uống trong vòng 177 ngày [19], [58].
Cơ chế gây độc gan của ethanol
Cơ chế gây tổn thương gan của ethanol được tóm tắt trong Hình 1.2 [120].

Hình 1.2. Cơ chế gây tổn thương gan của ethanol
Ethanol chủ yếu được chuyển hóa trong các tế bào nhu mơ của gan. Các tế bào
này là nơi tập trung nhiều alcohol dehydrogenase (ADH) và catalase nhất [79]. Trong tế
bào chất và Cytochrome P450 2E1, ADH và catalase xúc tác cho quá trình oxi hóa
ethanol tạo thành acetaldehyd. Acetaldehyd có tính phản ứng cao và là một chất độc đối
với gan, nó có thể liên kết cộng hóa trị với với protein [30], lipid [53] và axit nucleic
[22] rồi phá vỡ cấu trúc cũng như chức năng của các phân tử này [79].

11


Tế bào gan sau đó nhanh chóng oxi hóa acetaldehyd thành acetat, phản ứng diễn
ra trong ty thể với sự xúc tác của aldehyd dehydrogenase 2 (ALDH2), đồng thời tạo ra
NADH. Hậu quả trực tiếp là giảm tiềm lực oxi hóa khử của tế bào gan, tạo điều kiện
cho việc hình thành các axit béo và góp phần làm gan nhiễm mỡ phát triển [49].
Khi sử dụng ethanol mạn tính, hàm lượng CYP2E1 trong tế bào gan tăng lên do
hiện tượng cảm ứng enzym. Q trình chuyển hóa ethanol từ đó được tăng tốc, tạo ra
nhiều acetaldehyd và đồng thời giải phóng nhiều gốc oxi hoạt động (ROS). Q trình
này có thể dẫn đến stress oxi hóa trong tế bào và vượt quá khả năng trung hòa bằng các
chất chống oxi hóa tự nhiên. ROS tiếp tục phản ứng với protein và lipid khơng bão hịa,
dẫn đến peroxid hóa lipid và từ đó gây tổn thương màng tế bào cũng như làm rối loạn
các chức năng [79]. Các tổn thương tiếp theo có thể bao gồm gan nhiễm mỡ, viêm gan

và xơ gan với các cơ chế được tóm tắt trong Bảng 1.2.
Bảng 1.2. Cơ chế gây một số tổn thương gan của ethanol [79]
Tổn thương

Gan
nhiễm mỡ

Cơ chế liên quan
- Tăng tốc q trình tạo mỡ tại gan thơng qua tăng biểu hiện các enzym
tạo mỡ và một số cytokin; Tăng phân hủy chất béo trong mơ mỡ, giải
phóng các axit béo.
- Giảm tốc độ giáng hóa các giọt lipid tại gan do: (1) NADH ức chế oxi
hóa tại ty thể; (2) Acetaldehyd bất hoạt PPAR – α (thụ thể kích hoạt
tăng sinh peroxisom); (3) Khử cực ty thể, giảm q trình 𝛽 - oxi hóa;
(4) giảm sản xuất hormon adiponectin.
- Giảm vận chuyển lipid ở tế bào gan do giảm tổng hợp thành phần
thiết yếu của VLDL và gây giảm bài tiết.
- Thâm nhiễm đại thực bào, chết tế bào theo chương trình, gốc tự do
- Tế bào Kuffer tiền viêm và stress oxi hóa giải phóng TNF – 𝛼,

Viêm gan

interleukin và chemokin; Tế bào hình sao giải phóng chemokin và
cytokin tiền viêm.
- LPS từ vi khuẩn gram (-) đường ruột vào tuần hồn do tăng tính thấm.

Xơ gan

- Tổn thương gan và bạch cầu kích thích các tế bào hình sao, gây lắng
đọng bất thường và xơ hóa.


Một số mơ hình gây độc gan mạn bằng ethanol
❖ Mơ hình uống ethanol tự do:
Mơ hình cho uống ethanol tự do là một trong những mơ hình động vật sớm nhất
được sử dụng để nghiên cứu ALD ở loài gặm nhấm [19]. Chuột có chế độ ăn tự do, trong
khi rượu được pha trong nguồn nước duy nhất của chuột. Nồng độ ethanol sử dụng trong
mơ hình thay đổi từ 10% đến 40% (tt/tt), thời gian thí nghiệm có thể dao động từ 8 đến
70 tuần [21], [96]. Trong hầu hết các nghiên cứu, gây ra được tổn thương gan nhiễm mỡ
12


rõ ràng và tăng hoạt độ AST, ALT, nhưng không có tổn thương xơ hóa và xơ gan [52],
[70], [96].
Ưu điểm của mơ hình là rất đơn giản, linh hoạt, dễ thực hiện và có thể mơ phỏng
chế độ uống rượu điển hình ở người. Tuy nhiên hạn chế lớn nhất của mơ hình uống
ethanol tự do là ác cảm tự nhiên của loài gặm nhấm đối với rượu, khiến chúng tiêu thụ
ít ethanol hơn và khơng đạt được nồng độ cao ethanol trong máu [58].
Để tăng mức độ tổn thương do rượu gây ra, nhiều nghiên cứu đã kết hợp với các
yếu tố gây độc cho gan khác như phenobarbital và carbon tetraclorid, kết quả cho thấy
các tổn thương trên gan tiến triển, bao gồm viêm, xơ hóa và ung thư gan [9], [93]. Một
vài nghiên cứu gần đây cũng kết hợp mơ hình uống ethanol tự do với chế độ ăn fructose
để đánh giá khả năng làm tăng tổn thương gan mạn tính [58].
❖ Mơ hình chế độ ăn uống lỏng Lieber – DeCarli
Để khắc phục ác cảm tự nhiên của chuột với rượu, Lieber và cộng sự đã phát triển
một chế độ ăn uống lỏng có chứa ethanol, tăng lượng tiêu thụ ethanol hàng ngày ở chuột
lên gấp 2 đến 3 lần so với mơ hình uống ethanol tự do [58], [60].
Chế độ ăn uống lỏng Lieber – DeCarli là chế độ ăn được kiểm soát tổng lượng
calo trong khi các thành phần cụ thể khác được thay đổi tùy theo mục tiêu của thử
nghiệm. Thời gian nghiên cứu khi áp dụng chế độ ăn LDE thường kéo dài từ 4 đến 12
tuần đối với chuột nhắt và 1 đến 9 tháng đối với chuột cống. Trong hầu hết các nghiên

cứu, có sự gia tăng rõ rệt AST, ALT, triglycerid huyết thanh và gan nhiễm mỡ ở nhiều
mức độ, tuy nhiên khơng phát triển xơ hóa và xơ gan. Dù tăng được lượng tiêu thụ rượu
hàng ngày của chuột, song nồng độ ethanol trong máu vẫn còn tương đối thấp [58].
Để gây ra được tổn thương gan tiến triển, mơ hình ăn uống lỏng Lieber – DeCarli
kết hợp một hoặc nhiều liều cao ethanol đã được giới thiệu và chấp nhận rộng rãi [18].
Chế độ ăn LDE trong 4 tuần kết hợp với liều ethanol 32% được đưa vào dạ dày chuột
một hoặc hai lần trên tuần tạo ra được nồng độ cao ethanol trong máu (200 – 500mg/dL),
tăng rõ rệt AST, ALT và gan bị nhiễm mỡ đáng kể [13], [93]. Các chất gây độc gan khác
cũng có thể được thêm vào như một đợt tấn công thứ hai làm tăng tổn thương gan, như
diethyl nitrosamin, lipopolysaccarid, carbon tetraclorid hoặc paracetamol [58].
❖ Mơ hình truyền dịch vào dạ dày Tsukamo – French
Năm 1984, mơ hình Tsukamo – French sử dụng kĩ thuật truyền trực tiếp thức ăn
qua một ống thông dạ dày được cấy ghép bằng phẫu thuật đã được phát triển [104],
[108]. Khi tăng lượng ethanol trong chế độ ăn (32% - 47% tổng lượng calo) và kết hợp
với chế độ ăn giàu chất béo (25% tổng lượng calo), gan chuột bắt đầu phát triển xơ hóa
sau 30 ngày [102]. Bằng cách bổ sung sắt carbonyl vào chế độ ăn ở cuối tuần thứ 16,
hầu hết chuột có gan bị xơ hóa, và có thể phát triển thành xơ gan [103].

13


Ưu điểm đặc biệt của mơ hình này là phá vỡ ác cảm tự nhiên với rượu của chuột,
cho phép tiêu thụ nhiều ethanol, mức độ nhiễm độc rượu lớn hơn đáng kể so với các mơ
hình khác. Tuy nhiên mơ hình địi hỏi chi phí lớn và kĩ thuật thực hiện phức tạp, cũng
như yêu cầu chăm sóc sau phẫu thuật cao hơn để tránh nhiễm trùng do đặt ống thông dạ
dày trong thời gian dài làm tăng nguy cơ tử vong [58].
❖ Mơ hình NIAAA
Mơ hình này được phát triển bởi Viện Quốc gia về Lạm dụng và Nghiện Rượu
(NIAAA), mô phỏng tổn thương gan do sử dụng rượu cấp tính ở bệnh nhân. Trong
nghiên cứu của Gao và cộng sự (2013), chuột được thích nghi với chế độ ăn uống lỏng

trong 5 ngày trước khi bắt đầu thí nghiệm; trong 10 ngày tiếp theo chuột được sử dụng
chế độ ăn LDE (5% ethanol tt/tt). Một liều cao ethanol (5g/kg thể trọng) được sử dụng
vào ngày thứ 11 và lấy mẫu ở thời điểm 9 giờ sau đó. Kết quả là đạt được nồng độ
ethanol trong máu cao, phát triển gan nhiễm mỡ và viêm gan [18].
Mơ hình NIAAA sau đó được sửa đổi: ăn chế độ LDE (5% ethanol tt/tt trong 4 –
7 tuần), cuối cùng chuột được uống ethanol 5g/kg với chế độ một liều đơn hoặc truyền
dạ dày đa liều (3 liều trong khoảng thời gian 12h). Ưu điểm của mơ hình sau sửa đổi
này là gây được thâm nhiễm bạch cầu trung tính [40].
Thơng số đánh giá
Tương tự như các mơ hình gây độc gan khác, hoạt độ transaminase thường được
sử dụng để đánh giá mức độ tổn thương của gan do sử dụng ethanol mạn tính. Cơ chế
gây độc của ethanol là tạo ra các gốc oxi hóa hoạt động, stress oxi hóa và peroxid hóa
lipid trong tế bào, vì thế GSH, CAT, SOD và MDA cũng là các thông số thường được
đánh giá. Nhiều tác giả định lượng bilirubin toàn phần, triglycerid trong huyết thanh và
trong gan, cũng như đánh giá mô bệnh học để xác định tổn thương, sự phát triển của gan
nhiễm mỡ và các vị trí xơ hóa [127].
1.2.2.2. Một số mơ hình gây độc gan mạn khác
Mơ hình gây độc gan mạn bằng carbon tetraclorid
Cơ chế gây độc gan của carbon tetraclorid đã được chúng tơi trình bày trong mục
1.2.1.2. Khi tiếp xúc với CCl4 kéo dài, các tổn thương thường nghiêm trọng, có thể phát
triển các vị trí xơ hóa, gây xơ gan và ung thư gan.
❖ Điều kiện tiến hành
Các loài gặm nhấm được sử dụng trong đa số các mơ hình gây độc gan mạn tính
bằng CCl4, trong đó phổ biến nhất là chuột cống và chuột nhắt.
Đường đưa chất độc có thể sử dụng là tiêm phúc mạc, tiêm dưới da, đường uống
và đường hít. Thời gian gây độc trong đa số các nghiên cứu là từ 2 đến 3 tuần.

14



Tùy theo đường dùng và động vật thí nghiệm, xơ hóa có thể quan sát rõ ràng sau
khoảng 2 tuần đối với đường tiêm màng bụng, trên 2 tuần đối với đường uống và đường
hít, từ 3 đến 6 tuần đối với đường tiêm dưới da.
Liều carbon tetraclorid sử dụng trong các nghiên cứu dao động từ 0,35mL/kg đến
2mL/kg. Liều gây độc ở chuột cống thường lớn hơn chuột nhắt. Đặc biệt đối với đường
hít, chuột bị phơi nhiễm với CCl4 tăng dần bằng cách tăng nồng độ hoặc tăng thời gian
chuột tiếp xúc với chất độc [88].
❖Thông số đánh giá
Tương tự như mơ hình gây độc gan cấp bằng CCl4, các thông số đánh giá tác
dụng bảo vệ gan là transaminase, malondialdehyd, catalase, glutathion, superoxid
dismutase, và triglycerid.
Mơ hình gây độc gan mạn bằng thioacetamid
Sử dụng thioacetamid (TAA) mạn tính thường gây ra các tổn thương xơ gan ở
chuột rõ ràng hơn khi so với carbon tetraclorid, các tổn thương có thể kéo dài đến vài
tuần sau khi ngừng tiếp xúc với TAA. Mơ hình cũng có thể gây ra ung thư đường mật
và ung thư biểu mô tế bào gan nếu động vật tiếp xúc với thioacetamid trong thời gian
đủ dài [65].
❖ Điều kiện tiến hành
Về đường dùng, TAA có thể sử dụng đường tiêm hoặc đường uống cho động vật
(thường là chuột cống và chuột nhắt). Chế độ liều sử dụng trong các nghiên cứu có thể
là 400mg/kg/tuần, hoặc 50 – 100mg/kg/tuần rồi tăng liều lên mỗi 3 tuần sau đó. Tuy
nhiên, so với các mơ hình sử dụng tác nhân gây độc gan khác, thời gian cần thiết để gây
tổn thương dạng xơ hóa của mơ hình sử dụng TAA có thể kéo dài đến 4 tháng, khiến
cho đây là một mơ hình tương đối khó thực hiện, cũng như làm tăng tỉ lệ tử vong của
động vật trước khi kết thúc nghiên cứu do sự phát triển của ung thư [98].
❖ Thông số đánh giá
Tương tự như các mơ hình khác, transaminase và mơ bệnh học là các thông số
thưởng sử dụng để đánh giá trong mơ hình gây độc gan mạn bằng thioacetamid [124].
Một số thơng số khác có thể được đánh giá, bao gồm LDH, CAT, SOD, MDA,… [92].
Mơ hình gây độc gan mạn bằng diethyl nitrosamin

Cơ chế gây độc của diethyl nitrosamin có nét tương đồng với carbon tetraclorid.
Các chất chuyển hóa độc hại được tạo ra bởi q trình chuyển hóa phụ thuộc vào
CYP2E1, hình thành các gốc methyl hóa hoạt động và gây độc thông qua các phản ứng
tiếp theo.
❖ Điều kiện tiến hành
Về đường dùng, diethyl nitrosamin có thể sử dụng đường uống hay tiêm phúc
mạc, liều từ 30mg/kg/tuần đến 100mg/kg/tuần tùy thuộc vào chế độ liều. Các mảng xơ
15


hóa có thể quan sát được từ 2-5 tuần sau đó, và phát triển thành xơ gan sau khoảng 2,5
đến 4,5 tháng [98]. Trong mơ hình sử dụng diethyl nitrosamin, xơ hóa thường ổn định
hoặc thậm chí tiến triển trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng sau khi ngừng tiếp xúc với
chất độc [81], [89].
❖ Thông số đánh giá
Các thông số có thể sử dụng trong mơ hình gây độc gan mạn bằng diethyl
nitrosamin bao gồm: AST, ALT, ALP, GPx, IL-2, IL-6,…
1.3. Tổng quan về cây tỏi
Cây tỏi (Allium savitum L.) cịn có tên khác là tỏi ta, đai tốn, hom khía; thuộc
chi Allium, họ Hành (Alliaceae) [6].
Từ hơn 5 thiên niên kỉ trước, tỏi đã được biết đến ở Hy Lạp [6]. Những ghi chép
về tỏi trong lĩnh vực y học tại Ai Cập cũng đã xuất hiện từ khoảng năm 1500 trước Cơng
ngun. Trong suốt hàng nghìn năm đó, tỏi đã được sử dụng như một loại gia vị, thực
phẩm và thuốc cổ truyền có hiệu quả với nhiều bệnh [20].
1.3.1.Đặc điểm thực vật

Hình 1.3. Tỏi - Allium sativum L. [6]
Cây tỏi (Allium savitum L.) (Hình 1.3) là cây thảo, sống hàng năm, cao 30 – 40
cm. Thân hành ngắn, hình tháp gồm nhiều hành cịn gọi là ánh tỏi, to nhỏ không đều,
xếp ép vào nhau quanh một trục lõi. Vỏ ngoài của thân hành mỏng, màu trắng hoặc hơi

hồng. Lá phẳng và dẹp, hình dải, mỏng, bẹ to và dài có rãnh dọc, đầu nhọn hoắt, gân
song song, hai mặt nhẵn.

16


Cây tỏi có cụm hoa mọc ở ngọn thành đầu trịn, bao bọc bởi những lá mo có mũi
nhọn rất dài; hoa màu trắng hay hồng có cuống hình sợi dài; bao hoa gồm 6 phiến hình
mũi mác, xếp thành hai hàng, thn; nhị 6, chỉ nhị có cựa dài, đính vào các mảnh bao
hoa; bầu gần hình cầu [6].
1.3.2. Phân bố và bộ phận dùng
Tỏi có nguồn gốc ở vùng Trung Á, ngày nay chúng được trồng rộng rãi trên khắp
các quốc gia trên thế giới. Ở Việt Nam, tỏi được trồng ở nhiều địa phương. Có hai nhóm
tỏi khác nhau là nhóm tỏi củ nhỏ, thơm, nhiều tinh dầu, được trồng ở các vùng phía Bắc;
và nhóm tỏi củ to, trồng ở các tỉnh phía Nam, nhất là ven biển miền Trung, Lý Sơn Quảng Ngãi, Bình Thuận và Ninh Thuận. Trong khi loại tỏi củ nhỏ sinh trưởng phát
triển mạnh vào thời tiết mát mẻ và ôn hòa, loại tỏi củ to lại được trồng trên đất pha cát,
thích nghi với điều kiện khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm, nhiệt độ 22 – 26˚C.
Bộ phận dùng của tỏi là phần thân hành hay còn gọi là giị. Thường sau khi trồng
125 – 130 ngày là có thể thu hoạch [6].
1.3.3. Thành phần hóa học
Một tép tỏi khoảng 3 – 6 g có chứa: 60% nước, 32% carbohydrat (chủ yếu là
sinistrin), 0,2 g protein, 0,01 g chất béo và 6,5% chất xơ. Ngoài ra trong củ tỏi cũng
chứa một số nguyên tố vi lượng (magiê, kali, phospho và sắt) và vitamin (A, B1, B2,
B3 và C) [17].
Tỏi có chứa nhiều hợp chất hóa học quan trọng như các hợp chất lưu huỳnh hữu
cơ, một số enzym, các axit amin và glycosid của chúng. Đặc biệt được quan tâm và
nghiên cứu là các hợp chất hữu cơ chứa lưu huỳnh. Trong các loài cùng chi Allium, tỏi
là loài có chứa hàm lượng các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ cao nhất. Các hợp chất đó
cũng giải thích cho mùi hăng và nhiều tác dụng chữa bệnh của tỏi [83].
Một số hợp chất lưu huỳnh hữu cơ chính có trong củ tỏi thể hiện trong Bảng 1.3.

Bảng 1.3. Thành phần hóa học chính của tỏi - Allium sativum [17], [33]
Tên hợp chất

Cơng thức hóa học

Diallyl sulfid

C6H10S

Allyl methylsulfid

C4H8S

Diallyl disulfid

C6H10S2

Alliin

C6H11NO3S

Ajoene

C9H14OS3

Allicin

C6H10OS2

S-allyl cystein


C6H11NO2S

Allylmercaptans

C3H6S

17

Tan trong nước/dầu

Tan trong dầu

Tan trong nước


×