Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Lê thị diệu huyền tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng sinh học của thuốc cổ truyền có tác dụng lợi tiểu khóa luận tốt nghiệp dược sĩ hà nội – 2023

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 158 trang )

:

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THỊ DIỆU HUYỀN

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN CÓ
TÁC DỤNG LỢI TIỂU
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành, sâu sắc nhất đến giáo viên hướng
LÊ của
THỊ
dẫn đề tài khóa luận tốt nghiệp
tơi:DIỆU
PGS.TS.HUYỀN
Bùi Hồng Cường – Giảng viên Bộ
mơn Dược học Cổ truyền, trường Đại học Dược Hà Nội. Trong q trình thực hiện đề
tài của mình, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, dạy dỗ, chỉ bảo nhiệt tình, tâm
Mã sinh viên: 1801311
huyết của thầy. Thầy là người đã định hướng tư duy, cung cấp các nguồn tài liệu cần
thiết, chia sẻ kinh nghiệm cho tôi có đủ kiến thức, vận dụng để có thể hồn thành bài


khóa luận tốt nghiệp này.
Tơi xin chân thành cảm ơn Bộ môn Dược học Cổ truyền đã tạo điều kiện cho tơi
được tham gia thực hiện đề tài khóa luận tốt nghiệp của bộ môn.

TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN
bạn bè
trường Đại
học DượcVÀ
Hà Nội,
những người
đã gắn bó,SINH
hướng dẫn,HỌC
chia sẻ, giúp
HĨA
HỌC
TÁC
DỤNG
đỡ, tạo mơi trường và điều kiện để tơi có thể học tập, phát triển trong suốt 5 năm học
CỦA THUỐC CỔ TRUYỀN CĨ
Đại học.
TÁC
LỢI
Lời cuối cùng, tơi
muốn gửiDỤNG
lời cảm ơn đến
gia đình,TIỂU
người thân đã ln bên cạnh,

Tơi cũng xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu trường, các phòng ban, thầy cô và


ủng hộ, động viên tôi, là nguồn động lực lớn lao để tơi có thể hồn thành đề tài này và
tiếp tục phấn đấu trong sự nghiệp học tập, cơng việc của mình.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Vì đây là lần đầu tiên tôi thực hiện một đề tài lớn nên còn nhiều hạn chế về mặt
kinh nghiệm cũng như phần kiến thức cịn
hạn hướng
hẹp, đềdẫn:
tài khóa luận của tôi chắc chắn
Người
PGS. TS.
Bùi
Hồng
Cường
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tơi rất mong
nhận
được
những
ý kiến đóng góp,
chỉ bảo về đề tài của mình để được hồn thiện hơn. Đó cũng sẽ là hành trang q giá để
Nơi thực hiện:
tơi có thể mang theo vững bước trong sự nghiệp
sauDược
này. liệu – Dược học cổ truyền
Khoa

Tôi xin chân thành cảm ơn !
Hà Nội, tháng 05 năm 2023.


HÀ NỘI – 2023


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ...................................................................................................................
MỤC LỤC ........................................................................................................................
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...............................................................................
DANH MỤC CÁC BẢNG ...............................................................................................
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN ............. 2
1.

ĐỐI TƯỢNG ....................................................................................................... 2

2.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................................................................... 2

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU ....................... 2
1.

KHÁI NIỆM ........................................................................................................ 2

2.

PHÂN LOẠI THUỐC LỢI TIỂU ....................................................................... 3

3.

CÁC NHĨM THUỐC LỢI TIỂU ĐIỂN HÌNH .................................................. 3


4. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU .......................................................... 4
1. Bìm bìm biếc .................................................................................................. 11
2. Bọ mắm .......................................................................................................... 14
3. Bòng bong ...................................................................................................... 16
4.
5.
6.

Chua me đất hoa vàng .................................................................................... 21
Cỏ lá tre .......................................................................................................... 27
Cỏ tranh .......................................................................................................... 30

7.
8.
9.
10.

Cốt khí củ ....................................................................................................... 35
Diệp hạ châu đắng .......................................................................................... 41
Dứa ................................................................................................................. 47
Đăng tâm thảo ............................................................................................... 52

11. Đậu đen.......................................................................................................... 55
12. Gai ................................................................................................................. 57
13. Hạ khô thảo ................................................................................................... 62


14. Hàm ếch ......................................................................................................... 67

15. Kim tiền thảo ................................................................................................. 71
16. Mã đề ............................................................................................................. 76
17.
18.
19.
20.
21.

Mía dị............................................................................................................ 81
Râu ngơ.......................................................................................................... 85
Nhân trần ....................................................................................................... 91
Rau đắng ........................................................................................................ 95
Rau má ......................................................................................................... 100

22.
23.
24.
25.

Rau sam ....................................................................................................... 106
Râu mèo ....................................................................................................... 111
Thạch vĩ ....................................................................................................... 117
Thông thảo ................................................................................................... 121

CHƯƠNG III. BÀN LUẬN CHUNG ........................................................................ 124
1.

Thành phần hóa học chính của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu .................... 124

2.


Tác dụng sinh học của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu ................................. 127
2.1. Đặc điểm chung của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu ............................. 127
2.2. Tác dụng sinh học của một số nhóm chất chính trong các vị thuốc có tác
dụng lợi tiểu ......................................................................................................... 130

3.

Tác dụng bất lợi của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu .................................... 132

4. Bàn luận về sự tương đồng giữa quan điểm đông y với kết quả nghiên cứu khoa
học hiện đại ............................................................................................................. 135
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ....................................................................................... 138
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 140


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABTS

2,2’-azinobis (3-ethylbenzothiazoline-6sulfonate)

ACE2
ADV
ALT
APAP

angiotensin II
adenovirus
alanine aminotransferase
acetaminophen


AST
CAT
CMĐHV
DBP
DHCĐ

aspartate aminotransferase
catalase
chua me đất hoa vàng
huyết áp tâm trương
diệp hạ châu đắng

DL
DPPH
FRAP
GOT

dược liệu
2,2-diphenyl-1-picrylhydrazyl
phương pháp khử ion sắt
glutamic oxaloacetic transaminase

GPT
GPX
GSH
Gr (+)
Gr (-)
HbeAg
HbsAg

HDF
HR

glutamic pyruvic transaminase
glutathione peroxidase
glutathione
gram dương
gram âm
kháng nguyên e của virus viêm gan B
kháng nguyên bề mặt virus viêm gan B
nguyên bào sợi da người
nhịp tim

HSV
HSY-5Y

virus Herpes
u nguyên bào thần kinh

K
LC50

ung thư
nồng độ gây chết 50%

LD50
LDH
LPS
MAP
MBC


liều gây chết 50%
lactate dehydrogenase
lipopolysaccharide
huyết áp động mạch trung bình
nồng độ diệt khuẩn tối thiểu

MDA

malondialdehyde

MIC
Mpro

nồng độ ức chế tối thiểu
main protease


NDMA
NO
PBS

chất gây ung thư nội sinh
nitric oxide
polybutylene succinate

PLpro
PT
RdRp
SBP

SMMC-7721

Papain-like protease
prothrombin
RNA polymerase phụ thuộc RNA
huyết áp tâm thu
tế bào ung thư biểu mơ tế bào gan

SOD
TXB2
TC
TLTK

superoxide dismutase
thromboxane B2
cholesterol tồn phần
tài liệu tham khảo

TG
VK
XN
YHCT
YHHĐ
3Clpro

triglycerid
vi khuẩn
xét nghiệm
y học cổ truyền
y học hiện đại

3-chymotrypsin-like main protease


DANH MỤC CÁC BẢNG

TT

Ký hiệu

Nội dung

1

Bảng 2.1

2

Bảng 3.1

3

Bảng 3.2

Bảng tóm tắt các tác dụng sinh học chính thường gặp
của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu

128

4


Bảng 3.3

Bảng các tác dụng bất lợi của các vị thuốc có tác dụng
lợi tiểu

133

Danh mục các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu
Nhóm chất hóa học chính của các vị thuốc có tác
dụng lợi tiểu

Trang
5
125


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thảo dược truyền thống đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ ở các nền văn hóa khác
nhau trên thế giới để điều trị nhiều loại bệnh. Cây thuốc có đặc tính lợi tiểu được biết
đến với khả năng làm tăng sản xuất và đào thải nước tiểu, có lợi cho các tình trạng như
tăng huyết áp, phù nề, suy tim [163].
Đã có nhiều nghiên cứu đặt ra giả thuyết rằng các dược liệu truyền thống có đặc
tính lợi tiểu có chứa nhiều loại hợp chất hóa học góp phần tạo nên hiệu quả điều trị của
chúng. Những hợp chất này bao gồm các flavonoid, alkaloid, tannin, saponin,…[20],
[76]
Các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu cịn được chứng minh có tác dụng chống viêm,
chống oxy hóa và kháng khuẩn. Đây là những tác dụng điển hình thường gặp ở nhóm
thuốc này. Tuy nhiên, vấn đề quan trọng cần lưu ý là mặc dù được sử dụng rộng rãi
trong truyền thống Y học xưa cho đến tận bây giờ, tính an tồn và hiệu quả của các vị
thuốc lợi tiểu vẫn chưa được thiết lập đầy đủ thông qua các thử nghiệm lâm sàng.

Như đã đề cập, vẫn còn nhiều điều cần được khai thác về các vị thuốc cổ truyền
có tác dụng lợi tiểu và các nhà nghiên cứu khoa học ngày nay cũng đã liên tục cập nhật
về thành phần hóa học và tác dụng sinh học mới của những vị thuốc này. Tuy nhiên cho
đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có đề tài tổng quan nào được thực hiện để tổng hợp các
thành phần hóa học, tác dụng sinh học đó cũng như so sánh tác dụng theo YHCT và
YHHĐ của các vị thuốc lợi tiểu.
Trong bối cảnh này, đề tài: “Tổng quan về thành phần hóa học và tác dụng
sinh học của thuốc cổ truyền có tác dụng lợi tiểu” được thực hiện với mục tiêu:
1. Tìm kiếm, thu thập, tổng hợp một cách khoa học, cập nhật các thơng tin về
thành phần hóa học và tác dụng sinh học của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu.
2. Tìm hiểu mối liên quan giữa thành phần hoá học và tác dụng sinh học, công
năng chủ trị, sự tương đồng về tác dụng giữa YHCT và YHHĐ của các vị thuốc
có tác dụng lợi tiểu.

1


CHƯƠNG I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THU THẬP THÔNG TIN
1. ĐỐI TƯỢNG
- Tài liệu về thành phần hóa học, tác dụng dược lý của các vị thuốc được biết đến với
tác dụng lợi tiểu truyền thống trong Y học cổ truyền.
- Tiêu chí lựa chọn các vị thuốc: các dược liệu có tác dụng lợi tiểu thuộc danh mục vị
thuốc cổ truyền thiết yếu ban hành kèm theo Thông tư số 19/2018/TT-BYT của Bộ
Y tế và/hoặc được sử dụng phổ biến và được ghi trong các sách về y dược học cổ
truyền, Dược điển Việt Nam, Dược điển Trung Quốc…
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Phương pháp thu thập thông tin
- Tập hợp các thông tin khách quan trong y học cổ truyền về tính, vị, quy kinh, cơng
năng- chủ trị.
- Tìm kiếm, tập hợp các thơng tin về thành phần hóa học và tác dụng dược lý của các

dược liệu có hoạt tính lợi tiểu thơng qua sách, tài liệu, luận văn, luận án, tạp chí, các
bài báo nghiên cứu khoa học, thực nghiệm, bài viết đánh giá, tổng quan từ các nguồn
tài liệu nước ngoài cũng như trong nước đăng trên các trang web khoa học đáng tin
cậy:
( />2.2.

Phương pháp xử lý thơng tin

- Phân tích, tổng hợp ngắn gọn các nội dung chính về thành phần hóa học, tác dụng
dược lý chính của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu.
- So sánh, đánh giá mối tương đồng về quan điểm, ứng dụng các vị thuốc có tác dụng
lợi tiểu giữa y học hiện đại và y học cổ truyền.
- Khái quát, bàn luận về tác dụng chung nhất của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu,
thành phần hóa học chính của các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu và mối tương quan
giữa tác dụng lợi tiểu và các tác dụng khác nói chung của các vị thuốc này.
CHƯƠNG II. TỔNG QUAN VỀ THUỐC CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU
1. KHÁI NIỆM
Theo y học hiện đại
- Thuốc lợi tiểu là thuốc làm tăng khối lượng nước tiểu, chủ yếu bằng cách làm tăng
thải trừ Na+ và nước ở dịch ngoại bào gây lợi tiểu [8].
- Thuốc lợi tiểu không phải là loại thuốc dùng để điều trị một loại bệnh cụ thể mà là
thuốc chủ yếu dùng để điều trị các chứng trong nhiều bệnh lý khác nhau như: rối loạn

2


phù nề (suy tim, hội chứng thận hư, xơ gan); chứng tăng huyết áp trong bệnh tăng
huyết áp; điều hòa thể tích dịch ở các bệnh nhân mắc bệnh thận mạn tính [163].
Theo y học cổ truyền
- Thuốc lợi tiểu là thuốc làm tăng bài tiết và đào thải nước tiểu ra khỏi cơ thể để loại

bỏ chất lỏng dư thừa tích tụ trong các mơ, thường được gọi là phù nề. Đây là triệu
chứng của các bệnh về tim mạch, gan, thận và những rối loạn khác. Trong y học cổ
truyền, thuốc lợi tiểu là thuật ngữ để chỉ các vị thuốc có tác dụng có lợi đối với hệ
thống tiết niệu, khơng chỉ có tác dụng lợi tiểu mà còn cả những vị thuốc làm giảm
tiểu tiện hoặc thuốc chống viêm, thậm chí nhiều loại thảo mộc có tác dụng lợi tiểu
khi uống lạnh. Nhìn chung, thuốc lợi tiểu trong đông y là thuốc giúp cơ thể loại bỏ
chất thải và làm sạch bên trong [33].
2. PHÂN LOẠI THUỐC LỢI TIỂU
Theo y học hiện đại: thuốc lợi tiểu được chia theo mục đích điều trị thành 2 nhóm lớn
[8]:
- Thuốc lợi tiểu giảm K+ máu: thuốc phong tỏa carbonic anhydrase; thuốc lợi tiểu
“quai”, thuốc lợi tiểu nhóm thiazid.
- Thuốc lợi tiểu giữ K+ máu.
Ngồi ra cịn có thuốc lợi tiểu thẩm thấu và thuốc lợi tiểu không gây rối loạn ion [8].
Theo y học cổ truyền: thuốc lợi tiểu được chia làm 2 nhóm lớn [33]:
- Thuốc lợi tiểu bằng cách tăng lưu lượng máu đến thận: bao gồm thuốc lợi tiểu, thuốc
kích thích mạch và tuần hồn để tăng lưu lượng máu đến thận.
- Thuốc lợi tiểu bằng cách giảm tái hấp thu nước ở nephron thận.
3. CÁC NHĨM THUỐC LỢI TIỂU ĐIỂN HÌNH
Theo y học hiện đại [8]:
- Thuốc phong tỏa carbonic anhydrase: acetazolamid, diclophenamid, methazolamide.
Nhóm thuốc này dùng điều trị động kinh; phù do các bệnh tim, gan, thận,…
- Thuốc lợi tiểu quai: furosemid, acid ethacrynic, bumetanid. Nhóm thuốc này dùng
trong trường hợp cấp tính như phù phổi cấp, phù nặng; cơn tăng huyết áp hoặc dùng
điều trị phù trong các bệnh mạn tính về gan, thận, phổi, suy tim.
- Thuốc lợi tiểu nhóm thiazid: chlorothiazide, hydrochlorothiazid, methylchlothiazid,
polythiazide, indapamid,… Nhóm thuốc này dùng điều trị phù trong các bệnh tim,
gan, thận, nhiễm độc thai nghén; tăng huyết áp;…
- Thuốc lợi tiểu giữ K+ máu: spironolacton dùng phối hợp với thuốc lợi tiểu giảm K +
máu trong điều trị phù do suy tim mạn, xơ gan, tăng huyết áp, bệnh thận, triamteren


3


và amilorid chủ yếu dùng để phối hợp với thuốc lợi tiểu giảm K + máu để điều hòa
nồng độ kali máu trong bệnh suy tim.
- Các thuốc lợi tiểu khác: Thuốc lợi tiểu thẩm thấu gồm có manitol, sorbitol, isosorbid.
Thuốc phổ biến nhất hiện nay của nhóm thuốc này là manitol. Thuốc này dùng với
mục đích lợi tiểu để tăng thải độc khi nhiễm độc; duy trì lượng nước tiểu trong trường
hợp suy thận cấp, hoại tử ống thận, phịng đái ít sau mổ hoặc chấn thương. Ngồi ra
cịn dùng trong phù não, tăng nhãn áp, lợi tiểu bắt buộc trong thẩm phân phúc mạc.
Theo y học cổ truyền [33].:
● Thuốc lợi tiểu là thuốc có các tác dụng khác nhau có lợi cho hệ tiết niệu bao gồm:
- Thuốc lợi tiểu chống viêm: ngô (Zea mays); cần tây (Apium graveolens), mần tưới
(Eupatorium purpureum),…
- Thuốc lợi tiểu kháng khuẩn điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu: vạn diệp (Achillea
millefolium), dâu gấu (Arctostaphylos uva-ursi),…
- Thuốc lợi niệu liên quan đến sự hình thành sỏi: mần tưới (Eupatorium purpureum),…
- Thuốc lợi tiểu se niêm mạc: có tác dụng làm săn và se lại các mô hoặc màng nhầy
giúp cân bằng lại dịch tiết trong cơ thể: vạn diệp (Achillea millefolium), cỏ đuôi ngựa
(Equisetum arvense),…
- Thuốc lợi tiểu làm dịu chứng viêm: ngô (Zea mays), dâu gấu (Arctostaphylos uvaursi),…
● Mối quan hệ giữa các cơ quan trong cơ thể và tác dụng lợi tiểu trong đông y.
- Tim mạch: các vị thuốc trợ tim có tác dụng lợi tiểu vì tăng lưu lượng máu qua thận.
Các vị thuốc có tác dụng loại bỏ nước khỏi cơ thể có thể có lợi cho tim mạch.
- Hô hấp: các vấn đề về phổi liên quan đến tim mạch thì thuốc lợi tiểu khơng chỉ có ích
cho tim mạch mà cịn có ích trong điều trị các bệnh về phổi
- Tiêu hóa: các vị thuốc có tác dụng nhuận tràng cũng hoạt động như thuốc lợi tiểu.
- Tiết niệu: vị thuốc có hoạt tính lợi tiểu có thể có lợi cho đường tiết niệu.
- Cơ-xương khớp: các vị thuốc lợi tiểu có thể giải quyết các vấn đề về cơ, xương nhờ

hoạt động đào thải các chất thải tích tụ trong cơ thể gây nên các bệnh về xương khớp.
- Da: các vị thuốc lợi tiểu có khả năng giúp ích cho da, niêm mạc thơng thống nhờ
các hoạt động làm sạch bên trong cơ thể.
- Thần kinh: một số dây thần kinh ở trạng thái thư giãn có thể tăng khả năng đi tiểu
nhiều hơn.
4. TỔNG QUAN VỀ THÀNH PHẦN HÓA HỌC VÀ TÁC DỤNG SINH HỌC
CỦA VỊ THUỐC CÓ TÁC DỤNG LỢI TIỂU
Danh mục các vị thuốc có tác dụng lợi tiểu được trình bày ở bảng 2.1.

4


Bảng 2.1. Danh mục vị thuốc có tác dụng lợi tiểu

STT

Vị thuốc

Tên khoa học của
cây thuốc
Pharbitis nil,

1

2

3

Bìm bìm biếc


Bọ mắm

Bịng bong

họ Bìm bìm
(Convolvulaceae)

Pouzolzia zeylanica,
họ Gai (Urticaceae)

Lygodium flexuosum,
họ thịng bong
(Lygodiaceae)

4

Chua me đất
hoa vàng

Oxalis corniculata,
họ Chua me đất
(Oxalidaceae)

Tính, vị

Tính hàn;
vị đắng

Tính mát;
vị ngọt,

đắng nhạt

Tính mát;
vị ngọt

Tính mát;
vị chua

5

Cơng năng

Quy kinh
Phế, thận, đại
tràng
-

Tả thuỷ tiêu thũng
Tả khí phận thấp nhiệt
Lợi tiểu, tiêu ẩm
Trục đờm
Diệt trùng

-

Lợi tiểu
Tiêu viêm, rút mủ
Tiêu khát

-


Trừ đờm

Tiểu tràng, bàng quang -

TLTK

Lợi tiểu
Nhuận tràng
Thanh nhiệt giải độc
Tiêu viêm

-

Lợi tiểu

-

Thanh nhiệt
Giảm ho
Tiêu phù thũng

-

Sát trùng

[1]

[6], [7]


[1]

[6], [7]


5

6

7

Cỏ lá tre

Lophatherum gracile,
họ Lúa (Poaceae)

Tính hàn;
Tâm, tiểu
vị ngọt, nhạt trường

Cỏ tranh

Imperata cylindrica,
họ Lúa (Poaceae)

Tính hàn;
vị ngọt

Cốt khí củ


Polygonum cuspidatum,
họ Rau răm
(Polygonaceae)

8

9

Diệp
đắng

Dứa

hạ

Phyllanthus amarus,
châu
họ Thầu dầu
(Euphorbiaceae)

Ananas comosus,
họ Dứa (Bromeliaceae)

Tính mát;
vị ngọt đắng

Tính mát;
vị hơi đắng

Tính bình;

vị chua ngọt

6

-

Tâm, tỳ, vị -

Can, đởm,
phế

Thanh nhiệt, trừ phiền nhiệt
Lợi tiểu
Tiêu viêm
Trừ phục nhiệt
Tiêu huyết ứ
Lợi tiểu tiện

-

Khu phong, trừ thấp
Lợi tiểu
Hoạt huyết thông kinh

-

Giảm đau
Giảm độc

-


Tiêu độc, sát trùng, tiêu
viêm, tán ứ
Thông huyết mạch, điều
kinh

Phế, thận
-

Lợi tiểu

-

Thống sữa

-

Lợi tiểu, tiêu tích trệ
Thanh nhiệt giải độc, giải
khát
Sinh tân dịch

-

Nhuận tràng, tẩy xổ

[6], [7]

[2]


[2]

[2]

[6]


10

11

Đăng tâm thảo

Đậu đen

Juncus effusus,
họ Bấc (Juncaceae)

Vigna cylindrica,
họ Đậu (Fabaceae)

Tính hàn;
vị ngọt nhạt

Tâm, phế, tiểu trường -

Tính bình,
mát;
vị ngọt nhạt


Thận

-

Bổ can thận, giải độc
Bổ huyết trừ phong

-

Thanh thấp nhiệt, hạ khí,
tiêu khát
Lợi tiểu

-

12

13

14

Gai

Hạ khơ thảo

Boehmeria nivea,
họ gai (Urticaceae)

Prunella vulgaris, họ Bạc
hà (Lamiaceae)


Hàm ếch

Saururus chinensis, họ Lá
giấp (Saururaceae)

Tính hàn;
vị ngọt

Can, tâm

Tính mát;
vị đắng, hơi

Tính hàn;
vị đắng, cay

7

-

An thai
Lương huyết, chỉ huyết, tán


-

Lợi tiểu

-


Thanh can hoả
Tán uất kết, tiêu huyết ứ,

Can, đởm

cay

Phế, vị

Giáng tâm hoả
Thanh phế nhiệt
Lợi tiểu trường
Thông lâm

tiêu sưng
-

Lợi tiểu
Sát trùng, tiêu độc

-

Thanh nhiệt, giải độc
Lợi tiểu, lợi thấp
Khu phong

-

Hạ huyết áp


[1]

[2]

[2]

[6], [7]

[29]


15

16

17

18

19

20

Kim tiền thảo

Tính mát;
Desmodium styracifolium,
vị ngọt
họ Đậu (Fabaceae)


Can, thận,
bàng quang
-

[1]

Lợi tiểu
Thanh phế

Mã đề

Plantago asiatica, họ Mã
đề (Plantaginaceae)

Tính hàn;
vị ngọt

Mía dị

Costus speciosus, họ Mía
dị (Costaceae)

Tính hàn,
vị chua

Râu ngơ

Zea mays,
họ Lúa (Poaceae)


Tính bình;
vị ngọt

- Lợi tiểu, tiêu thũng
Thận, bàng
- Cầm máu
quang
- Thơng mật

[1]

Nhân trần

Adenosma glutinosum, họ
Hoa mõm chó
(Scrophulariaceae)

Tính bình,
hơi hàn;
vị cay, đắng

- Thanh nhiệt giải biểu
Tỳ, vị, can
- Lợi thấp, lợi tiểu
đởm
- Hành khí
Bàng quang
- Chỉ thống


[2]

Rau đắng

Polygonum aviculare, họ
Rau răm (Polygonaceae)

Tính bình;
vị đắng nhạt

Vị, bàng
quang

8

Can, thận,
tiểu trường
-

Thanh nhiệt
Trừ thấp
Lợi tiểu
Thơng lâm

Can phong nhiệt
Thẩm bàng quang thấp khí
Chỉ tả

- Thanh nhiệt giải độc
- Lợi tiểu, tiêu thũng

- Chống viêm

- Lợi tiểu
- Tiêu sưng, giải độc
- Thông lâm

[1]

[5]

[1]


21

22

23

24

Tính mát;
vị đắng hơi
ngọt

Can, tỳ, thận -

Thanh nhiệt giải độc
Lợi tiểu
Tiêu viêm, sát trùng

Cầm máu
Nhuận gan

Rau má

Centella asiatica,
họ Hoa tán (Apiaceae)

Rau sam

Portulaca oleracea,
họ Rau sam
(Portulacaceae)

Tính lạnh;
vị chua

Râu mèo

Orthosiphon spiralis,
họ Bạc hà (Lamiaceae)

- Lợi tiểu
Tính mát;
Thận, bàng
- Thanh nhiệt
vị ngọt, nhạt quang
- Trừ thấp

Thạch vĩ


Pyrrosia lingua,
họ Ráng (Polypodiaceae)

[2]

- Thanh nhiệt giải độc

Tính hàn;
vị đắng,
ngọt, hơi

- Mát máu
Can, đại tràng
- Tiêu sưng, sát trùng
- Lợi tiểu

Phế, bàng
quang

- Thanh nhiệt
- Chỉ huyết
- Tán kết

[5], [7]

[1]

[1]


- Lợi tiểu, tiêu thũng

cay

- Tả phế
25

Thông thảo

Tetrapanax papyriferus,
họ Nhân sâm (Araliaceae)

Tính mát;
Phế, vị
vị ngọt, nhạt

9

- Lợi tiểu tiện
- Thanh thấp nhiệt
- Hạ sữa

[1]


1. Bìm bìm biếc
A. Tổng quan về vị thuốc
- Tên khoa học của cây thuốc: Pharbitis nil (L.) Choisy (tên đồng nghĩa: Ipomoea
hederacea (L.) Jacq, Ipomoea nil (L.) Roth, Pharbitis purpurea (L.) Voigt), họ Bìm
bìm (Convolvulaceae) [2], [3], [6], [7].

Tên khác: hắc sửu, bạch sửu, khiên ngưu [2], [3], [6], [7].
- Bộ phận dùng: hạt (Semen Pharbitidis) [2], [29].
- Tính vị, quy kinh: Tính hàn; vị đắng, độc; Quy kinh phế, thận, đại tràng [2], [3], [29].
Công năng: tả thuỷ tiêu thũng [2], [3], [29]; Tả khí phận thấp nhiệt, tiêu ẩm lợi nhị
tiện [7]; trục đờm, sát trùng, lợi tiểu [5], [7], [29].
- Chủ trị:
✓ Trục thuỷ tả hạ: chữa bí tiểu, đại tiện; phù thũng có bụng trướng đầy [2], [3], [6],
-

[7], [29]; vô niệu [29] viêm thận, gan mạn tính [3].
✓ Sát trùng: dùng khi đau bụng vì giun đũa [2], [6], [29].
✓ Trục đờm: khó thở [2] hen suyễn có đờm, đờm dịch ứ đọng [29].
- Liều dùng, cách dùng: 4-12g mỗi ngày, sắc hoặc hoàn tán uống [2], [3].
- Kiêng kỵ: Phụ nữ có thai và người tỳ vị hư nhược không được dùng [2], [3], [6], [29];
không dùng chung với Ba đậu [2], [6], [29]; không sử dụng thường xuyên[70].
B. Tổng quan về thành phần hóa học
- Hạt P. nil chứa khoảng 2% glycosid pharbitin, 11% là chất béo [6], [7] và sắc tố
peonidin 3-sophoroside-5-glycosid [6], lignan, diterpenoid, glycosid của các
diterpenoid [146], dầu bay hơi, chất nhầy, tanin. Trong đó phần dầu của cây chủ yếu
là ester của acid oleic chiếm 44%, còn lại là 6% esther của acid palmitic; 20% ester
của acid stearic; 8% ester của acid arachidonic; 1% ester của acid behenic; 6% ester
của acid linolenic; 15% esther của acid linoleic,…[24].
-

Khi chưa chín, hạt bìm bìm biếc chứa các hormon thực vật kích thích sinh trưởng như
gibberellin A3, A5, A20, A26, A27 và giberelin glycosid [6].

-

Hoa bìm bìm biếc cũng chứa nhiều loại glycosid của peonidin như peonidin 3 sophoroside - 5 - glucoside, peonidin 3 - [6” (4 - glucosyl - trans - caffeoyl)

sophorosid] - 5 - glycosid [6]. Sắc tố của hoa là anthocyanin [24].

Các diterpen glycosid của P. nil đã được phân lập và xác nhận là các pharboside [71].
C. Tổng quan về tác dụng dược lý
Tác dụng lợi tiểu
Hạt bìm bìm biếc có tác dụng lợi tiểu [3], [6], [24], [96].
Hoạt chất của P. nil làm giảm tái hấp thu ở ống thận và tăng tác dụng lợi tiểu [70].
Chiết xuất P. nil cho thấy tác dụng lợi tiểu trên cả người và thỏ. Tuy nhiên, khi làm thí
nghiệm với hai mẫu chiết xuất từ vị thuốc đã được nghiền nát rồi ngâm trong vòng 7

11


ngày và chiết xuất từ dược liệu tươi, kết quả cho thấy mẫu dược liệu tươi cho tác dụng
lợi tiểu nhưng mẫu cịn lại thì khơng cịn tác dụng này. Như vậy, P. nil có tác dụng lợi
tiểu đối với mẫu dược liệu tươi có thể là do thành phần có hoạt tính lợi tiểu đã bị biến
tính trong q trình chế biến [146].
Tác dụng kích thích đại tràng
Chất béo từ P. nil 1,5mg/kg gây kích thích đại tràng chuột, có tác dụng tẩy xổ, ỉa chảy,
chữa táo bón [3], [6], glycosid pharbitin nhờ có cấu tạo tương tự với chất nhựa tẩy jalapin
[7] nên có tác dụng tẩy xổ mạnh [29], [70].
Thí nghiệm trên ruột thỏ cơ lập và tử cung chuột cống, pharbitin từ chiết xuất hạt P. nil
gây kích thích co bóp ruột và tử cung [6]. Với liều nhỏ có tác dụng đại tiện, liều lớn gây
tiêu chảy. Tác dụng xuất hiện sau 3h điều trị [70].
Cơ chế: pharbitin kích thích niêm mạc ruột, tăng nhu động ruột từ đó kích thích sự bài
tiết. Nhờ đặc tính này mà P. nil được biết đến với cơng dụng điều trị táo bón [70].
Tác dụng gây độc tế bào, chống ung thư
Diterpenoid (pharboside D và pharboside E) từ P. nil có tác dụng gây độc trung bình với
một số tế bào ung thư ở người A549 (K biểu mô phổi), tế bào SK-OV-3 (K buồng trứng),
tế bào SK-MEL-2 (K da ác tính), tế bào HCT15 (K biểu mơ tuyến đại tràng) với giá trị

IC50 < 30 μM [71].
Chiết xuất ethanol của P. nil được thử nghiệm trên tế bào ung thư dạ dày ở người và gây
ra tác dụng ức chế quá trình sinh trưởng, gây chết tế bào theo chương trình [24].
Tác dụng hạ huyết áp
Thí nghiệm trên chuột gây mê, dùng chiết xuất P. nil 0,01-100mg/kg, các thông số về
huyết áp và nhịp tim của chuột như SBP, DBP, MAP, HR giảm tương đương với tác
dụng của verapamil liều 0,01-30mg/kg. Trong đó, chiết xuất buthanol của bìm bìm biếc
thể hiện hoạt tính hạ huyết áp mạnh nhất [26].
Cơ chế: có thể là do thơng qua hoạt động ức chế thụ thể α1-adrenergic, β-adrenergic và
kích thích iNOS (chất cảm ứng tổng hợp NO, làm giảm khả năng co bóp và đáp ứng của
cơ tim với các tác nhân β-adrenergic) hoặc kích thích cGMP (chất làm giãn hệ thống
mạch máu tuần hồn) từ đó gây ra tác dụng hạ huyết áp của P. nil [26].
-

Tác dụng diệt giun

Trong phịng thí nghiệm, bìm bìm biếc có tác dụng diệt giun nhưng chưa rõ tác dụng
này có kết quả đối với loại nào [7].
Hạt bìm bìm biếc có tác dụng diệt ký sinh trùng đường ruột như giun đũa [6].
Tác dụng bảo vệ gan
Chiết xuất ethanol từ P. nil làm giảm nồng độ ALT, AST trong huyết thanh chuột hoại
tử gan do CCl4, tình trạng hoại tử gan và viêm gan đã giảm ở nhóm điều trị bằng chiết
xuất. Ngồi ra, tình trạng xơ hóa gan ở nhóm chuột điều trị bìm bìm biếc cũng giảm

12


đáng kể so với nhóm khơng được điều trị do tác dụng ngăn chặn phát triển xơ gan của
vị thuốc này [68].
Trên mơ hình xơ hóa gan trong viêm gan nhiễm mỡ do thực phẩm chứa chất béo gây ra

trên chuột, điều trị bằng chiết xuất bìm bìm biếc làm giảm đáng kể các vùng xơ hóa và
hàm lượng hydroxyproline trong tế bào gan [68].
Tác dụng chống viêm
Trong mơ hình chuột tổn thương gan do CCl4, nhóm sử dụng chiết xuất ethanol từ P. nil
cho thấy làm giảm biểu hiện gen tiền viêm do CCl4 gây ra [68].
Ở mơ hình xơ hóa gan trong viêm gan nhiễm mỡ do thực phẩm chứa chất béo, nhóm
chuột điều trị bằng chiết xuất P. nil có tình trạng viêm và biểu hiện của các cytokin IL1β, TNFα thấp hơn do với nhóm khơng được điều trị [68].
Tác dụng kháng khuẩn
Bìm bìm biếc có tác dụng kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn gây bệnh thực vật [107].
Chưa tìm thấy nghiên cứu nói về tính kháng khuẩn trên các chủng vi khuẩn gây bệnh
cho người.
Độc tính
Hạt bìm bìm biếc có khả năng gây sẩy thai [6].
Tác dụng khác:
P. nil cũng đã được nhiều tác giả nghiên cứu trước đây và đưa ra các tác dụng như tác dụng
chống oxy hóa, kháng nấm, giảm đau, kích thích thần kinh trung ương và điều trị bệnh
ngồi da,… Hạt của bìm bìm biếc cịn có tác dụng kích thích tình dục hay lọc máu,…[96].
D. Nhận xét
Bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy) có tính hàn; vị đắng; quy kinh phế, thận, đại
tràng.
Công năng: tả thuỷ tiêu thũng, tả khí phận thấp nhiệt, tiêu ẩm lợi nhị tiện; trục đờm, sát
trùng.
Chủ trị: chữa bí tiểu, táo bón; vơ niệu; phù thũng có bụng trướng đầy; viêm thận, gan
mạn tính; đau bụng giun; khó thở, hen suyễn có đờm.
Thành phần hóa học: glycosid, alkaloid, chất béo, lignan, diterpenoid, dầu bay hơi,
Trong đó pharbitin là hoạt chất điển hình tạo ra các tác dụng khác nhau của bìm bìm
biếc được ứng dụng trong YHCT.
Tác dụng dược lý điển hình: lợi tiểu; kích thích đại tràng dùng làm thuốc chữa táo bón;
hạ huyết áp; chống oxy hóa,…
Tác dụng lợi tiểu của bìm bìm biếc ảnh hưởng đến sự tái hấp thu các chất ở ống thận

liên quan đến nhóm thuốc lợi tiểu theo cơ chế lợi niệu thẩm thấu, sự thay đổi áp lực
thẩm thấu làm cho nước bị mất ở ống thận nhiều hơn.

13


Tác dụng kích thích đại tràng, tẩy xổ là tác dụng có lợi cho hệ thống tiết niệu, có thể hỗ
trợ giải thích một phần tác dụng lợi tiểu của vị thuốc này theo quan điểm đơng y. Ngồi
ra, tác dụng này giúp giải thích mối liên quan giữa cơ quan tiêu hoá và thuốc lợi tiểu.
Tác dụng chống viêm của bìm bìm biếc phù hợp với tác dụng lợi tiểu nhóm lợi tiểu
kháng viêm có lợi cho đường tiết niệu trong điều trị viêm thận; chữa bí tiểu (nếu nguyên
nhân là do viêm).
Hiện nay, nghiên cứu khoa học liên quan đến tác dụng sinh học của bìm bìm biếc còn
hạn chế.
2. Bọ mắm
A. Tổng quan về vị thuốc
- Tên khoa học của cây thuốc: Pouzolzia zeylanica (L.) Benn (tên đồng nghĩa:
Pouzolzia indica Gaud), họ Gai (Urticaceae) [6], [7].
-

-

Bộ phận dùng: tồn cây (Herba Pouzolziae zeylanicae) [1].
Tính vị, quy kinh: Tính mát; vị ngọt, đắng nhạt [6].
Cơng năng: lợi tiểu; tiêu viêm, rút mủ; tiêu khát, trừ đờm [6].
Chủ trị:
✓ Tiêu viêm, rút mủ: chữa viêm họng, viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, viêm da mủ, viêm
vú, tắc tia sữa, vết thương, nhiễm trùng tiết niệu, đau răng [6].
✓ Trừ đờm: chữa bệnh về phổi, ho [6].
✓ Lợi tiểu: chữa đái rắt, đái buốt [6].

Liều dùng, cách dùng:

+ DL tươi sắc uống hoặc nấu cao khô 20-40g/ngày hoặc 10-20g [6], [7].
+ DL khơ Dùng ngồi với liều vừa đủ [6].
B. Tổng quan về thành phần hóa học
Các bộ phận trên mặt đất của cây bọ mắm phân lập được hợp chất pouzolignan. Ngoài
ra, P. zeylanica chứa các thành phần khác như flavonoid, steroid, triterpenoid, acid béo
[28].
Các hợp chất được phân lập và xác định từ cây bọ mắm gồm có: β-sitosterol;
daucosterol; acid oleanolic; epicatechin; α-amyrin; eugenyl-β-rutinosid; 2α,3α,19αtrihydroxyurs-12-en-28-oic; scopolin; scutellarein-7-O-α-L-rhamnosid; scopoletin;
quercetin; quercetin-3-O-β-D-glucoside; apigenin; acid 2α-hydroxyursolic [188].
Bọ mắm là nguồn giàu Ca, Fe, Zn [22].
C. Tổng quan về tác dụng dược lý
Tác dụng lợi tiểu
Hiện nay, có rất ít tài liệu nói về vị thuốc này và chưa tìm thấy nghiên cứu nói rõ về tác
dụng lợi tiểu của P. zeylanica, hầu hết đều được sử dụng theo truyền thống. Cũng đã có

14


nghiên cứu được tiến hành với cao khô P. zeylanica nhưng chưa thấy có kết quả. Người
ta suy đốn rằng có thể là liều sử dụng chưa đủ lớn [6].
Tác dụng kháng khuẩn
Tác dụng kháng khuẩn của chiết xuất methanol P. zeylanica được so sánh với thuốc tiêu
chuẩn amoxicillin 10μL/đĩa thạch, cho thấy hoạt tính kháng khuẩn mức độ vừa phải trên
các chủng VK B. subtilis, B. cereus, S. aureus, P. mirabilis, E. coli, Serratia spp., S.
typhi, Pseudomonas spp. Ở nồng độ chiết xuất 30μL/đĩa thạch, đường kính vùng ức chế
P. mirabilis; Serratia spp. gần như tương đương với đường kính vùng ức chế của
amoxicillin trên các chủng VK này với giá trị lần lượt là (9.0 và 10.0 mm so với 9.5 và
10.5 mm của amoxicillin); trong khi đó, vùng ức chế của amoxicillin trên các chủng VK

khác gấp khoảng 1.4 - 3.6 lần so với chiết xuất P. zeylanica 30μL/đĩa thạch [55].
Tác dụng kháng nấm
Cao khô từ dịch chiết ethanol của bọ mắm có tác dụng kháng nấm [6].
Bọ mắm được phát hiện là có hoạt tính vừa phải đối với nấm tạo độc tố mycotoxin
Alternaria tenuissima với giá trị IC50 là 509,795μg/ml [22].
Tác dụng chống ký sinh trùng
Cao khơ từ dịch chiết ethanol của bọ mắm có tác dụng chống lại amip, giun sán [6].
Tác dụng hạ đường huyết
Cao khô từ dịch chiết ethanol của bọ mắm có tác dụng hạ đường huyết [6].
Tác dụng giảm đau
Cao khơ từ dịch chiết ethanol của bọ mắm có tác dụng giảm đau trên mơ hình kẹp đi
chuột [6].
Tác dụng gây độc tế bào
Trong thử nghiệm liên quan đến tế bào ung thư hắc tố B16F10 và B16BL6 trên chuột,
hoạt chất friedelan 10 g/ml từ bọ mắm đã làm chết 40% hai dòng tế bào này sau 24h tiếp
xúc trong khi đó 50% hai dịng tế bào đã bị chết sau 24h do sử dụng thuốc chuẩn
Cisplatin. Trên kính hiển vi, 2 dòng tế bào tiếp xúc với friedelane cũng có hiện tượng
trở nên méo mó và co lại trong khi đó nhóm chứng khơng cho thấy sự thay đổi đáng kể
về hình thái tế bào. Điều này cho thấy hiện tượng chết tế bào theo chương trình
(Apoptosis) gây ra bởi hoạt chất từ cây bọ mắm [89].
Khi thử nghiệm trên tế bào lách chuột bình thường, cả chiết xuất P. indica nồng độ 5 và
10g/ml cũng như thuốc Cisplatin 10g/ml đều không cho thấy kết quả của hiện tượng
Apoptosis một cách đáng kể. Thử nghiệm này đã chứng minh rằng, P.indica có tác dụng
gây độc và gây chết tế bào theo chương trình trên các tế bào khối u nhưng ít gây độc
tính đối với các tế bào bình thường [89].
Tác dụng chống viêm

15



Sau khi phân lập các pouzolignan từ bọ mắm, các hợp chất này được đem đi thử tính
chống viêm thơng qua khả năng ức chế tổng hợp NO in vivo trong phúc mạc chuột do
LPS gây ra. Thí nghiệm được tiến hành đồng thời với indomethacin là thuốc tiêu chuẩn.
Kết quả cho thấy hợp chất pouzolignan H (C25H28O8) và pouzolignan I (C26H30O9) có
hoạt tính ức chế tổng hợp NO là mạnh nhất với giá trị IC50 lần lượt là 43,8 ± 2,9 μM và
60,3 ± 3,3 μM so với nhóm indomethacin có IC50 là 38,2 ± 2,2 μM [28].
Tác dụng chống oxy hóa
Chiết xuất methanol từ bọ mắm cũng có khả năng khử gốc DPPH thành diphenyl picryl
hydrazine và làm giảm lượng sắt bị oxy hóa từ dạng Fe3+ thành dạng khử Fe2+. Điều này
chứng minh rằng trong thành phần của bọ mắm có thành phần chống oxy hóa [55].
D. Nhận xét
Bọ mắm (Pouzolzia zeylanica (L.) Benn) có tính mát; vị ngọt, đắng nhạt.
Công năng: lợi tiểu; tiêu viêm, rút mủ; tiêu khát, trừ đờm.
Chủ trị: viêm ruột, lỵ, đinh nhọt, viêm da mủ, viêm vú, tắc tia sữa, vết thương, nhiễm
trùng tiết niệu, đau răng; bệnh về phổi, ho, viêm họng; đái rắt, đái buốt.
Thành phần hóa học: flavonoid, steroid, triterpenoid, acid béo, tanin. Trong đó
pouzolignan, friedelan là các hoạt chất sinh học tạo ra tác dụng dược lý được ứng dụng
trong YHCT của bọ mắm.
Tác dụng dược lý điển hình: lợi tiểu; chống oxy hóa, kháng khuẩn, gây độc tế bào khối
u.
Tác dụng kháng khuẩn của bọ mắm phù hợp với tác dụng lợi tiểu kháng khuẩn có lợi
cho đường tiết niệu trong điều trị viêm nhiễm khuẩn đường tiết niệu; trị chứng đái rắt,
đái buốt (nếu nguyên nhân do viêm, nhiễm khuẩn đường tiết niệu).
Tác dụng giảm đau của bọ mắm hỗ trợ tác dụng lợi tiểu trong điều trị các chứng đái
buốt.
Hiện nay, nghiên cứu khoa học liên quan đến tác dụng sinh học của bọ mắm còn hạn
chế.
3. Bòng bong
A. Tổng quan về vị thuốc
-


Tên khoa học của cây thuốc: Lygodium flexuosum (L.) Sw., họ Bòng bong
(Lygodiaceae) hay họ Thòng bong (Schizaeaceae) [6].
Tên gọi khác: thòng bong [6], [7], thạch vĩ đằng [6], thạch vĩ dây, dương vong [7].
Dược điển Trung Quốc có thêm loại Lygodium japonicum (Thunb) Sw. gọi là Hải
Kim Sa [6], [29].

Bộ phận dùng: dây mang lá (Herba Lygodii) [1].
- Tính vị, quy kinh: Tính mát; vị ngọt; quy kinh tiểu tràng, bàng quang [6].
- Công năng: lợi tiểu, nhuận tràng, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm [6], [7].
-

16


-

Chủ trị:
✓ Lợi tiểu: thuốc thông tiểu tiện, dùng khi đái nhắt, đái ra máu, đái ra cát sạn [6],
đái buốt đau [6], [7].
✓ Nhuận tràng: trị táo bón [6].
✓ Thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm: dùng khi bị thương có tụ máu, sưng đau. Có thể

dùng bằng đường uống hoặc bơi ngồi vết thương [6].
✓ Dùng làm thuốc lợi sữa [6], [7].
Ngoài ra trong y học Ấn Độ, người ta dùng vị thuốc này để trị các trường hợp có đờm
nhờ tác dụng long đờm. Rễ cây được dùng trong các trường hợp có nhọt độc, các
bệnh về xương khớp như thấp khớp, bong gân hay các bệnh ngoài da như ghẻ,
eczema, ecpet,… [6], [168].
- Liều dùng, cách dùng: 12-30g/ngày sắc uống hoặc bã đắp ngoài vết thương [6], [7].

B. Tổng quan về thành phần hóa học
Tuỳ theo bộ phận thì hàm lượng và hoạt chất có thể khác nhau. Trong lá của cây bịng
bong có chứa một lượng tryptophan, tryptamine. Trong khi đó cả cây có chứa opcoumaroyl-dryocrassol, dryocrassol tectoquinon, kaempferol, kaempferol 3-β-Dglucosid, β-sitosterol, lygodinolid [6], [168], stigmasterol [168].
Khi chiết xuất lá của cây bòng bong với các dung mơi khác nhau (ether, methanol,
chloroform và nước) đều tìm thấy thành phần carbohydrat nhưng khơng tìm thấy
alkaloid hay saponin nào. Khi chiết xuất bằng methanol thì tìm thấy trong lá cây bịng
bong cịn có glycosid, terpenoid, tanin, flavonoid và steroid. Các chiết xuất khác đều
khơng tìm thấy những nhóm chất này (trừ chiết xuất methanol có tìm thấy glycosid)
[106].
Trong cây bịng bong người ta cũng tìm thấy một loại esther triterpen có thể là
anthraquinon. Ngồi ra cịn có acid antheridic [168].
Trong chiết xuất n-hexan của L. flexuosum tìm thấy 27.6% saponin; 4.6% nguyên tố
đắng; 2.0% sterol và 1.7% rượu triterpen [161].
C. Tổng quan về tác dụng dược lý
Tác dụng lợi tiểu
Trên chuột cống trắng, người ta đánh giá lượng nước tiểu sau 4 giờ dùng cao chiết L.
flexuosum với liều bằng ¼ liều LD50, hàm lượng nước tiểu tăng rõ rệt cho thấy hoạt
tính lợi tiểu của bịng bong [6].
Tác dụng kháng khuẩn
L. flexuosum có tác dụng ức chế yếu với các loại VK Gr(+) là tụ cầu vàng, B. subtilis và
VK Gr(-) là P. aeruginosa, E. coli, S. flexneri [6].

17


Chiết xuất ether, chloroform, methanol và nước ức chế các chủng đa kháng thuốc gồm
2 VK Gr(+) S. aureus kháng methicillin (MRSA); E. faecalis kháng vancomycin (VRE),
và 5 VK Gr(-) E. aerogenes, E. coli, K. pneumoniae, P. aeruginosa và P. mirabilis
[106].
Theo giá trị đường kính vùng ức chế: nước > methanol > Chloroform > ether => dịch

chiết nước ức chế vi khuẩn hiệu quả nhất [106].
Theo giá trị MBC: Cloroform > nước > methanol > ether => chiết xuất chloroform diệt
khuẩn hiệu quả nhất [106].
Tác dụng chống rụng trứng
Trên mô hình thỏ cái bị rụng trứng do đồng acetat (4mg/kg), sau 3 ngày thỏ uống cao
chiết ethanol L. flexuosum 750mg/kg, cho tác dụng ức chế sự rụng trứng trên 20% số
thỏ được dùng thuốc so với nhóm chứng [6].
Tác dụng chống sinh sản
Ở Maharashtra, người ta chiết L. flexuosum bằng ethanol rồi thử hoạt tính trên chuột
cống, chuột nhắt và thỏ đều cho tác dụng chống sinh sản [168].
Chiết xuất ethanol-nước của L. flexuosum có tác dụng chống sự làm tổ của trứng đã thụ
tinh ở chuột cống và chuột nhắt cái. Tác dụng này xuất hiện ở 100% chuột cống trắng
và 70% chuột nhắt trắng sau khi uống 500mg/kg chiết xuất bòng bong trong vòng 7
ngày kể từ khi giao hợp [6].
Tác dụng bảo vệ gan
Trên mơ hình chuột xơ gan do CCl4, người ta tiến hành sử dụng chiết xuất bịng bong
trên 2 nhóm để đánh giá tác dụng điều trị và dự phòng xơ gan:
⇨ Liều dự phòng: chiết xuất L. flexuosum-n hexan 200mg/kg uống trong vòng 10
tuần song song với quá trình dùng CCl4.
⇨ Liều điều trị: chiết xuất L. flexuosum 200mg/kg uống trong vòng 2 tuần kể từ khi
chuột xơ gan do CCl4
Kết quả: người ta thấy trọng lượng cơ thể và gan của chuột tăng rõ rệt (trong khi đó nó
giảm mạnh sau 10 tuần dùng CCl4) khi dùng chiết xuất L. flexuosum, đồng thời các chỉ
số gan như AST, ALT và ADH đều giảm mạnh về gần mức bình thường ở nhóm dùng
liều điều trị. Cịn ở nhóm phịng bệnh thì các chỉ số này có giảm nhưng khơng hiệu quả
bằng nhóm dùng chiết xuất bòng bong điều trị bệnh. Điều này chứng minh tác dụng bảo
vệ gan của L. flexuosum. Ngoài ra trong nhóm điều trị và dự phịng bằng chiết xuất bòng
bong, hàm lượng hydroxyproline cũng được phục hồi đáng kể so với nhóm chuột bị xơ
gan mà khơng được điều trị. Điều này chứng minh rằng L. flexuosum có tác dụng đẩy
lùi q trình xơ hóa gan do CCl4 gây ra. Xem xét mô bệnh học gan cũng thấy rằng với

nhóm điều trị bằng chiết xuất, những tổn thương gan đã được cải thiện đáng kể so với
nhóm khơng được điều trị (p≤0.05) [159].

18


Trong mơ hình tổn thương gan khác do CCL4, L. flexuosum còn làm tăng đáng kể nồng
độ GSH gan và giảm đáng kể sự gia tăng MDA so với nhóm chứng khơng điều trị. Chiết
xuất bịng bong cũng làm giảm mức độ biểu hiện của các cytokin tiền viêm TNG-β,
TNF-α và IL-1β, những yếu tố này đều tăng lên đáng kể ở những con chuột dùng CCL4
và được phục hồi về mức bình thường khi dùng chiết xuất bịng bong cho thấy khả năng
bảo vệ gan tránh khỏi tình trạng viêm do độc tố gây ra [161].
Tác dụng chữa lành vết thương
Tác dụng này của chiết xuất bòng bong được tiến hành trên mơ hình chuột bị vết thương
do cắt bỏ, do mổ và mơ hình vết thương “khơng gian chết” được so sánh với nhóm thuốc
mỡ tiêu chuẩn Nitrofurazone 0,2%. Ở đây chiết xuất L. flexuosum cũng được bào chế
dưới dạng thuốc mỡ 4% và 5%.
Khi được điều trị tại chỗ ở vết thương do cắt bỏ bằng thuốc mỡ 4% và 5%, tỉ lệ co vết
thương tăng lên đồng thời giảm thời gian biểu mơ hóa. Đặc biệt là nhóm điều trị bằng
thuốc mỡ 5% (sau 15 ngày vết thương co lại hồn tồn) có hiệu quả tương đương với
nhóm thuốc Nitrofurazone 0,2%. Thời gian biểu mơ hóa của nhóm chiết xuất 5% cũng
nhanh hơn so với nhóm 4% lần lượt là 15,31 ngày và 16,18 ngày so với nhóm thuốc tiêu
chuẩn là 15,81 ngày.
Trên vết thương do mổ gây ra, độ bền của mô vết thương cũng tăng lên khi điều trị bằng
bòng bong. Chiết xuất L. flexuosum liều 200mg/kg; 400mg/kg và thuốc mỡ
Nitrofurazone 0,2% có độ bền vết thương tương đối giống nhau, cao hơn đáng kể so với
nhóm chứng.
Trong mơ hình khơng gian chết, trọng lượng mô hạt khô, mô hạt ướt của vết thương và
hàm lượng hydroxyproline (thành phần chính của collagen) cũng tăng lên. Trọng lượng
của mô hạt và hàm lượng hydroxyproline trong nhóm điều trị bằng chiết xuất liều

400mg/kg tương đương với nhóm dùng thuốc Nitrofurazone 0,2% và có ý nghĩa thống
kê khi được so sánh với nhóm chứng. Việc gia tăng mơ hạt khơ cho thấy sự có mặt của
hàm lượng protein cao (p<0.001) nghĩa là quá trình chữa lành vết thương đang xảy ra
[25].
Như vậy, đúng như công dụng truyền thống, chiết xuất L. flexuosum có tác dụng trong
việc đẩy nhanh quá trình lành vết thương và thường được dùng để bơi ngồi các vết
thương, vết lt.
Tác dụng chống ung thư
Chiết xuất bịng bong có tác dụng ức chế sự tăng sinh, giảm khả năng sống sót và gây
chết tế bào theo chương trình đối với tế bào ung thư gan phụ thuộc vào liều lượng [158].
Trong các tế bào ung thư gan ở người (PLC/PRF/5), L. flexuosum gây ức chế sự biểu
hiện gen NF-κB khi được kích hoạt bằng TNF-α ngoại sinh từ đó tác động đến q trình
tiến triển của bệnh ung thư [158].

19


×