Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (739.91 KB, 55 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC




CÀ THỊ NGÂN




SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ
VIỆT -THÁI





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC






SƠN LA, NĂM 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC





CÀ THỊ NGÂN




SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ
VIỆT -THÁI




CHUYÊN NGÀNH: NGÔN NGỮ HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Người hướng dẫn: TS. Vũ Tiến Dũng




SƠN LA, NĂM 2013
LỜI CẢM ƠN

Khoá luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học, sự chỉ bảo
tận tình của thầy giáo, TS Vũ Tiến Dũng, sự quan tâm của Phòng Quản lí
khoa học và Quan hệ quốc tế, Ban chủ nhiệm khoa Ngữ Văn, Thư viện nhà
trường cùng các thầy cô giáo bộ môn tiếng Việt và các bạn sinh viên lớp

K50 ĐHSP Ngữ Văn.
Nhân dịp khoá luận được công bố, em xin chân thành cảm ơn sự quan tâm,
giúp đỡ đó. Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo, TS Vũ
Tiến Dũng- người thầy đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong quá trình thực hiện
khoá luận này.

Tác giả

Cà Thị Ngân
















MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 2

3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN 3
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU 3
4.1. Đối tượng nghiên cứu 3
4.2. Phạm vi nghiên cứu 3
5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN 3
5.1. Ý nghĩa lí luận 3
5.2. Ý nghĩa thực tiễn 4
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU 4
6.1. Phương pháp nghiên cứu 4
6.1.1. Phương pháp điều tra 4
6.1.2. Phương pháp khảo sát thống kê 4
6.1.3. Phương pháp miêu tả phân tích 4
6.1.4. Phương pháp hệ thống 4
6.1.5. Phương pháp quy nạp 5
6.1.6. Phương pháp so sánh 5
6.2. Nguồn ngữ liệu 5
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 6
1.1. LÍ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ 6
1.1.1. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin 6
1.1.1.1. Hành vi tạo lời (locutionary act) 7
1.1.1.2. Hành vi mượn lời (Perlocutionary act) 8
1.1.1.3. Hành vi tại lời (illocutionary act) 8
1.1.1.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi 9
1.1.1.5. Động từ ngữ vi 10
1.1.1.6. Điều kiện sử dụng hành vi ở lời theo Austin 10
1.1.2. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle 10
1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời theo Searle 10
1.1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle 11
1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỊCH SỰ TRÊN THẾ GIỚI 12

1.2.1. Quan điểm lịch sự của của Lakoff 12
1.2.1.1. Quy tắc 1: Không áp đặt 12
1.1.2.2. Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn 13
1.1.2.3. Quy tắc 3: tăng cường tình bằng hữu 13
1.2.2. Quan điểm về lịch sự của G. Leech 13
1.2.3. Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson 15
1.2.4. Quan điểm lịch sự phương Đông 16
CHƯƠNG 2; SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI 19
2.1. Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái 19
2.1.1. Môi trường địa lí tự nhiên 19
2.1.2. Môi trường kinh tế - xã hội 20
2.1.3. Môi trường văn hóa 21
2.2. Khái quát chung về lời hứa và lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt. 22
2.2.1. Khái niệm hành vi hứa 23
2.2.2. Hứa – xét theo góc độ của văn hóa giao tiếp 24
2.2.2.1. Nguồn gốc của văn hóa ứng xử của người Việt 24
2.2.2.2. Hứa – theo góc nhìn của văn hóa giao tiếp 26
2.2.3. Hứa – xét theo góc độ của lịch sự 27
2.2.4. Hứa – xét theo góc độ của dụng học 29
2.2.5. Tiêu chí nhận diện hành vi hứa 29
2.3. Lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 31
2.3.1. Quan niệm về lời hứa trong văn hoá ứng xử của người Thái 31
2.3.2. Nội dung lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 33
2.3.2.1. Hứa sẽ chấm dứt một hành động 33
2.3.2.2. Hứa không vi phạm vào những sai lầm trước đó 34
2.3.2.3. Hứa hẹn một sự giúp đỡ 35
2.3.2.4. Hứa hẹn đi kèm một giả thiết 35
2.3.3. Hình thức thể hiện lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái 36
2.4. So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt-Thái 38
2.4.1. Những điểm tương đồng 38

2.4.1.1. Lời hứa gắn liền với chữ “tín” và thể diện 38
2.4.1.2. Tương đồng về nội dung lời hứa 40
2.4.2. Điểm khác biệt 44
KẾT LUẬN 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO 48



1
MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc, đa văn hóa. Mảnh đất chữ S là nơi
sinh sống và hội tụ của 54 dân tộc anh em. Mỗi dân tộc đều mang trong mình
những bản sắc văn hóa, phong tục tập quán riêng. Dân tộc Thái là dân tộc có số
lượng dân cư lớn nhất ở vùng Tây Bắc, có tiếng nói và chữ viết riêng. Vấn đề
nghiên cứu về hành động ngôn ngữ trong giao tiếp tiếng Thái đã được nhiều nhà
nghiên cứu ngôn ngữ quan tâm (Vũ Tiến Dũng, Lò Thị Hồng Nhung, Hoàng
Trần Nghịch, Cầm Cường ). Song việc nghiên cứu về lời hứa trong giao tiếp
tiếng Thái đến nay vẫn còn là vấn đề bỏ ngỏ.
Trong khi đó những năm gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã đưa ra nhiều
những chính sách quan tâm, khuyến khích phát triển kinh tế, chính trị , văn hóa,
xã hội của đồng bào các dân tộc thiểu số Việt Nam, trong đó có chính sách
phát triển ngôn ngữ các dân tộc thiểu số, xây dựng nền văn hóa và giáo dục song
ngữ. Những chính sách ấy được thể hiện trong nhiều hiến pháp, pháp luật,
những nghị quyết, quyết định của chính phủ nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
như sau:
Hiến pháp nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thông qua ngày 9/11/1946
có viết:
- “Ở trường sơ học địa phương, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng

của mình” (Điều thứ 5).
- “Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình trước tòa án” (Điều 66).
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, năm 1992 bổ sung:
- “Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân
tộc và phát huy những phong tục, tập quán truyền thống và văn hóa tốt đẹp
của mình” (Điều 5).
- “Nhân dân đảm bảo cho công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thuộc các dân tộc có quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình
trước tòa án” (Điều 133)
“Luật phổ cập giáo dục tiểu học” ban hành ngày 6/8/1991 khẳng định:
- “Các dân tộc thiểu số có quyền sử dụng tiếng nói, chữ viết của dân tộc
mình cùng với tiếng Việt để thực hiện giáo dục tiểu học”.
“ Luật giáo dục tiểu học” ngày 10/12/1998 viết rõ hơn:

2
- “Nhà nước tạo điều kiện để người dân tộc thiểu số được học tiếng nói,
chữ viết của dân tộc mình. Việc dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu
số được thực hiện theo quy định của Chính Phủ”
Quyết định của Hội Đồng Chính Phủ về chủ trương đối với chữ viết các
dân tộc thiểu số, số 53 - CP ngày 22/02/1980 viết:
“ Tiếng nói và chữ viết của dân tộc thiểu số Việt Nam vừa là vốn quý của
các dân tộc đó, vừa là tài sản văn hóa chung của cả nước”.
Xuất phát từ những nguyên nhân trên, đặc biệt là từ tình cảm yêu mến, trân
trọng của một người con dân tộc Thái tha thiết mong muốn được đóng góp thêm
tiếng nói nhỏ bé của mình vào việc giúp cho mọi người hiểu đúng, hiểu đầy đủ
lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái, chúng tôi đã lựa chọn đề tài: So sánh lời hứa
trong ngôn ngữ Việt - Thái.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Ngày nay, sự tiếp xúc với thế giới bằng ngôn ngữ trở nên phổ biến và quan
trọng hơn bao giờ hết. Lịch sự được nhiều người quan tâm và nó có một vị trí rõ

nét trong giao tiếp. Nhờ có lịch sự, trong giao tiếp chúng ta có thể đạt được điều
chúng ta mong muốn một cách tốt nhất. Vấn đề lịch sự trong giao tiếp từ lâu đã
được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu đặc biệt là
lịch sự trong các hành động ngôn ngữ.
Cũng như các hành động ngôn ngữ khác, hành động hứa hầu như xuất hiện
trong tất cả các ngôn ngữ nhưng hình thức biểu hiện không giống nhau ở các
ngôn ngữ. Tùy theo góc nhìn mà các nhà nghiên cứu hành động hứa trong hội
thoại và đã thu được các kết quả khác nhau. Brown và Levinson có đề cập đến
vấn đề hứa gắn với bình diện thể diện dương tính và thể diện âm tính.
Ở Việt Nam, hành động hứa đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu.
Tác giả Vũ Tiến Dũng cho rằng hành động hứa gắn với phép cư xử “đúng mực”.
Trong luận văn thạc sĩ “Phát ngôn cam kết, biểu thức ngữ vi cam kết, và tiếp
nhận cam kết trong hội thoại”, Vũ Tố Nga đã nghiên cứu rất công phu về hành
động cam kết và tiếp nhận lời cam kết. Bùi Thị Phương Anh trong luận văn thạc
sĩ “Lịch sự trong lời hứa và cách thức tiếp nhận lời hứa trong giao tiếp tiếng
Việt” đã tìm hiểu và đi sâu nghiên cứu về lời hứa, cách tiếp nhận lời hứa và tính
lịch sự của nó. Thực chất hành động hứa thuộc nhóm hành động cam kết.
Hành động nói trong tiếng Thái, từ trước tới nay cũng là đề tài thu hút được
sự quan tâm của một số công trình nghiên cứu. Vũ Tiến Dũng - Cầm Thúy Nga
với đề tài nghiên cứu từ xưng hô trong hoạt động giao tiếp, Hoàng Phi Diệp đã

3
nghiên cứu một số cách thức xin lỗi và cảm ơn trong ngôn ngữ Thái. Cầm Văn
Vạn, nguyên là nhà nghiên cứu văn hóa dân tộc Thái đã có một công trình
nghiên cứu về ngôn ngữ Thái tương đối đồ sộ, trong đó tác giả quan tâm nhiều
hơn tới lời mời và lời chào. Gần đây, Vũ Tiến Dũng và Lò Thị Hồng Nhung đã
nghiên cứu đề tài: Cách thức xưng hô trong tiếng Thái một cách khá công phu
đã chỉ ra các cách thức xưng hô trong hoạt động giao tiếp tiếng Thái. Tuy nhiên
lời hứa trong ngôn ngữ Thái chưa được quan tâm và nghiên cứu đúng mức, cho
đến thời điểm hiện tại chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu về lời hứa

trong ngôn ngữ Thái. Chính vì thế đây là một vấn đề cần được quan tâm nghiên
cứu. Vậy trong tiếng Thái lời hứa được thể hiện như thế nào? Lời hứa trong
tiếng Việt và tiếng Thái có những điểm tương đồng và dị biệt nào? Đề tài này
của chúng tôi sẽ trình bày một cách khái quát về lời hứa trong tiếng Việt và
Tiếng Thái, và bổ sung thêm vào sự hiểu biết của mọi người về vấn đề này.
3. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA KHÓA LUẬN
Mục đích của khóa luận ứng dụng những lí thuyết chung về hành vi ngôn
ngữ, lí thuyết lịch sự để xem xét hành động hứa trong tiếng Việt và tiếng Thái.
Từ đó tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt của lời hứa giữa hai ngôn ngữ
này. Từ mục đích đó khóa luận hướng tới nhiệm vụ sau đây:
- Giới thiệu một số quan điểm khác nhau về lịch sự của các nhà nghiên cứu
trên thế giới và Việt Nam, giới thiệu về lí thuyết hành động ngôn ngữ.
- Tìm hiểu so sánh lời hứa trong giao tiếp giữa tiếng Việt và tiếng Thái.
4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NHIÊN CỨU
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của khóa luận là lời hứa trong giao tiếp tiếng
Việt và tiếng Thái.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi mà khóa luận quan tâm là việc sử dụng lời hứa trong giao tiếp
người Thái trên địa bàn thành phố Sơn La. Khóa luận quan tâm khảo sát lời hứa
của người Thái ở khu vực Bản Bó - Phường Chiềng An - Thành phố Sơn La. Từ
đó so sánh với lời hứa trong giao tiếp của người Việt (người Kinh) và tìm ra
những điểm tương đồng và khác biệt.
5. Ý NGHĨA CỦA KHÓA LUẬN
5.1. Ý nghĩa lí luận
- Vận dụng những kiến thức về hành vi ngôn ngữ và nghi thức lời nói vào

4
việc nghiên cứu lời hứa trong giao tiếp tiếng Việt và tiếng Thái từ đó hiểu sâu
sắc hơn về lời hứa.

- Thấy được những điểm khái quát nhất về lời hứa trong giao tiếp tiếng Thái.
- Thấy được những điểm tương đồng và dị biệt giữa lời hứa trong ngôn
ngữ Việt và ngôn ngữ Thái.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu khóa luận sẽ là một tư liệu thiết thực cho việc học tập,
nghiên cứu, giảng dạy tiếng Thái nói riêng và các ngôn ngữ dân tộc khác nói
chung. Ngoài ra khóa luận còn góp phần vào việc giáo dục thế hệ trẻ nói chung
và thanh thiếu niên dân tộc Thái nói riêng trong việc giữ gìn, bảo tồn và phát
triển ngôn ngữ của dân tộc mình.
6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN NGỮ LIỆU
6.1. Phương pháp nghiên cứu
6.1.1. Phương pháp điều tra
Đây là phương pháp tìm hỏi, xem xét để biết rõ sự thật. Phương pháp này
được tiến hành bằng cách: quan sát, nghe, ghi chép lại. Phương pháp điều tra
này được dùng để thu thập ngữ liệu trong giao tiếp.
6.1.2. Phương pháp khảo sát thống kê
Phương pháp khảo sát được sử dụng để tiến hành khảo sát những tài liệu,
ngữ liệu có liên quan đến đề tài, sau đó thống kê lại toàn bộ những nội dung đã
khảo sát. Phương pháp này giúp ta sử dụng được nhiều nguồn ngữ liệu một cách
có hiệu quả và biết được vấn đề nào đầy đủ hay còn thiếu sót để bổ sung và
chỉnh sửa cho hoàn chỉnh.
6.1.3. Phương pháp miêu tả phân tích
Sau khi khảo sát, thống kê được nguồn ngữ liệu, phương pháp miêu tả sẽ
giúp nhận dạng đúng đối tượng. Tiếp đó dùng phương pháp phân tích để hiểu rõ,
hiểu đầy đủ, cụ thể và chi tiết nhất về đối tượng cần tìm hiểu.
6.1.4. Phương pháp hệ thống
Phương pháp hệ thống giúp ta kiểm tra toàn bộ những nội dung đã tiến
hành điều tra, khảo sát, thống kê nhằm kiểm soát chính xác những nội dung
miêu tả, phân tích đã đạt được, căn cứ vào đó để chỉnh sửa, bổ sung nếu cần,
giúp tránh được những kết luận thiếu nhất quán.



5
6.1.5. Phương pháp quy nạp
Phương pháp quy nạp là phương pháp đi từ phân tích những luận cứ cụ thể
đến khái quát. Xét thấy phương pháp quy nạp phù hợp với khóa luận này, chúng
tôi đã lựa chọn và sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu.
6.1.6. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh giúp ta tìm ra và làm nổi bật những điểm tương đồng
và dị biệt của lời hứa trong hai ngôn ngữ Việt - Thái.
6.2. Nguồn ngữ liệu
Khóa luận này được thực hiện chủ yếu trên nguồn ngữ liệu tự nhiên, chủ
yếu là ngôn ngữ nói mà chúng tôi ghi chép lại từ những cuộc hội thoại trong
hoạt động giao tiếp của đồng bào người Thái.
Ngoài ra còn một số tư liệu liên quan khác đã được dẫn ở phần tài liệu.
7. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận kết luận và phần tài liệu tham khảo, cấu
trúc của đề tài gồm có 2 chương, cụ thể:
Chương 1: Cơ sơ lí thuyết
Chương 2: So sánh lời hứa trong ngôn ngữ Việt - Thái

6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1. LÍ THUYẾT VỀ HÀNH VI NGÔN NGỮ
Trong giao tiếp, thông thường người ta đối lập giữa nói và làm, thậm chí
người Việt chúng ta còn quan niệm nói và làm là hai phạm trù khác hẳn nhau.
Dân gian thường có câu:
“ Ăn như rồng cuốn

Nói như rồng leo
Làm như mèo mửa”
Rõ ràng là người ta quan niệm đi, đứng, ăn, uống mới là hành động còn
nói thì không được xếp vào chuỗi hành động. Trong thực tế nói là một hành
động dùng ngôn ngữ để biểu hiện, diễn tả, thông báo một cái gì đó. Thực tế cho
thấy nói cũng là một hành động - một dạng hoạt động sống của con người tồn tại
song song bên cạnh tất cả những hoạt động khác.
Nhà triết học vĩ đại người Đức Hegel cho rằng : “lời nói thực chất là những
hoạt động diễn ra giữa con người cho nên nó không phải là trống rỗng”.
Với cách hiểu này Hegel coi nói là một hoạt động của con người. Tuy
nhiên lúc bấy giờ quan điểm này chưa nhận được nhiều sự quan tâm, hưởng ứng
của đông đảo giới nghiên cứu.
1.1.1. Lí thuyết hành vi ngôn ngữ của Austin
Năm 1955, tại đại học tổng hợp Harvard, J.L Austin - một triết gia người
Anh đã trình bày 12 chuyên đề. Những chuyên đề này, vào năm 1962 được tập
hợp lại, xuất bản thành một cuốn sách với nhan đề “ How to do things with
words” (có thể tạm dịch là : Người ta hành động như thế nào bằng lời nói).
Austin nhận thấy rằng, cho đến thời đó, các nhà logic và các nhà ngôn ngữ chỉ
quan tâm đến những câu khảo nghiệm hay còn gọi là những câu khẳng định, trần
thuyết, xác tín, miêu tả và xem chúng là đối tượng nghiên cứu cơ bản. Những
câu này về mặt ngữ nghĩa đều có thể được đánh giá theo tiêu chuẩn logic đúng
sai. Tuy nhiên, còn có những phát ngôn khác, mặc dầu rất giống với những phát
ngôn khảo nghiệm về hình thức nhưng lại không thể đánh giá theo tiêu chuẩn
đúng - sai. Đó là những câu như : Anh cho biết bây giờ là mấy giờ rồi ; Trời ơi
! Austin cho rằng những phát ngôn này không phải là những phát ngôn giả
khẳng định, cũng không vô nghĩa. Chúng được phát ngôn ra không nhằm trình

7
bày một kết quả khảo nghiệm, một sự miêu tả về sự vật, sự kiện, chúng không
phải là những báo cáo về hiện thực mà nhằm làm một việc gì đó như hỏi, đánh

cược hay bộ lộ cảm xúc, Austin gọi những phát ngôn này là phát ngôn ngữ vi.
Phát ngôn ngữ vi là những phát ngôn mà khi người ta nói chúng ra thì đồng thời
người ta thực hiện ngay cái việc biểu thị trong phát ngôn. Nhờ phân biệt phát
ngôn khảo nghiệm và phát ngôn ngữ vi mà Austin phát hiện ra bản chất hành
động của ngôn ngữ. [ 4 ]
Các hành động được thực hiện bằng lời nói gọi là các hành động ngôn ngữ.
Theo Austin có ba loại hành động ngôn ngữ trong một phát ngôn, đó là :
- Hành động tạo lời
- Hành động tại lời
- Hành động mượn lời
1.1.1.1. Hành vi tạo lời (locutionary act)
Hành động tạo lời là hành động sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như : ngữ
âm, từ, các kiểu kết hợp thành câu để tạo ra một phát ngôn đúng về hình thức
và nội dung.
Ví dụ: (1) Sáng nay, tôi dậy sớm.
Phát ngôn này đã được tạo thành từ các từ ngữ : sáng nay, tôi, dậy, sớm.
Các từ ngữ này được kết hợp theo đúng quy tắc ngữ pháp tiếng Việt về cấu tạo
cụm từ và câu như : chủ ngữ đứng trước vị ngữ, trạng ngữ thời gian đặt ở ngay
trước nòng cốt câu
Hành động tạo lời là hành động cơ sở của phát ngôn, nhằm tạo ra một câu
với hình thức và nội dung ý nghĩa nhất định. Điều này cũng cho thấy rằng, nếu
một người gặp khó khăn trong việc phát âm các từ để tạo ra một phát ngôn có ý
nghĩa trong một ngôn ngữ ( chẳng hạn như người có khiếm khuyết trong bộ máy
phát âm hoặc người nước ngoài) thì người đó không thành công trong việc tạo ra
một hành động tạo lời. Chẳng hạn, một người nước ngoài nói tiếng Việt thường
sẽ nói là:
Ví dụ: (2). a Rat han hanh duoc lam quen !
Sở dĩ người ta nói và chúng ta nghe thấy như vậy là do ảnh hưởng của phát
âm không có dấu thanh, một đặc điểm nổi bật của các ngôn ngữ Ấn Âu. Phát
ngôn này bình thường sẽ không được coi là một hành vi tạo lời, mà hành vi tạo

lời phải là:
b. Rất hân hạnh được làm quen !

8
1.1.1.2. Hành vi mượn lời (Perlocutionary act)
Hành động mượn lời là hành động “mượn” phương tiện ngôn ngữ, nói cho
đúng hơn là mượn các phát ngôn để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó
ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người nói.
Ví dụ (3) :Khi chủ tọa hội nghị đứng lên nói “ Tôi tuyên bố khai mạc hội
nghị”. Phát ngôn này gây ra phản ứng của mọi người trong hội nghị như ngừng
nói chuyện riêng, chờ đợi những nghi thức tiếp theo
Như vậy, bằng hành động nói ra một câu nói, người nói có thể gây ra ở
người nghe những hiệu quả về tâm lí, sinh lí, vật lí phù hợp hay không phù hợp
với ý muốn của người nói. Hành động mượn lời cũng có thể nằm trong ý định
của người nói và nằm ngoài ý định của người nghe.
Hiệu quả mượn lời rất phân tán, không thể tính toán được, chúng không có
tính quy ước.
1.1.1.3. Hành vi tại lời (illocutionary act)
Hành động tại lời là hành động người nói thực hiện ngay khi nói năng.
Hiệu quả của chúng thuộc ngôn ngữ, có nghĩa là chúng gây ra một phản ứng
ngôn ngữ tương ứng với chúng ở người nhận. Có rất nhiều hành động tại lời
như : hỏi, yêu cầu, ra lệnh, hứa hẹn, khuyên bảo Bình thường khi chúng ta
hỏi ai đó về một cái gì đó thì người được hỏi có nhiệm vụ phải trả lời, cho dù
câu trả lời là không biết. Không trả lời hay không đáp lại câu hỏi bị xem là
không lịch sự.
Một đặc điểm dễ nhận ra là hành động tại lời có ý định (hay có đích) quy
ước và có thể chế không hiển ngôn mà được mọi người trong cộng đồng ngôn
ngữ tuân theo một cách không tự giác. Chẳng hạn, đối với người Việt Nam thì
hỏi hành động là thể hiện sự quan tâm. Ví dụ :
(4) Bác có khỏe không ạ?

(5) Bác bao nhiêu tuổi rồi ạ?
Hỏi nhiều khi không dùng để hỏi mà dùng để chào. Ví dụ :
(6) Mẹ đi chợ về ạ?
(7) Bác mời cơm muộn thế ạ?
Từ cách hiểu như trên chúng ta nhận thấy rằng nắm được ngôn ngữ không
chỉ có nghĩa là chỉ nắm được âm, từ ngữ, câu của ngôn ngữ đó mà còn nắm
được các quy tắc điều khiển hành động tại lời như hỏi, xin lỗi, cảm ơn, hứa

9
hẹn sao cho đúng lúc, đúng chỗ phù hợp với ngữ cảnh, thích hợp với “phông
văn hóa” với người được hỏi. Ví dụ như ở Việt Nam và các nước Á Đông nói
chung hỏi thăm sức khỏe, tuổi tác, hôn nhân được xem là sự quan tâm, thân mật
nhưng ở phương Tây điều đó lại bị coi là mất lịch sự.
Hành động tại lời khác với hành động tạo lời và hành động mượn lời ở chỗ
nó có tính chất của một hành động theo thiết chế. Một hành động theo thiết chế
gắn với những quyền lực và trách nhiệm của những người nằm trong thiết chế.
Nói cách khác hành động tại lời làm thay đổi tư cách pháp nhân của người đối
thoại. Chúng đặt người nghe vào những nhiệm vụ và quyền lực mới so với tình
trạng của họ trước khi thực hiện hành động tại lời đó. Điều này rất dễ nhận ra ở
hành động hứa, khi ta hứa với ai điều gì thì ngay lúc hứa ta đã bị ràng buộc trách
nhiệm phải thực hiện cho được lời hứa và người nghe có quyền đợi kết quả từ
lời hứa đó.
Mặc dù được chia thành ba hành động cụ thể như trên nhưng lí thuyết về
hành động ngôn ngữ chủ yếu quan tâm đến hành động tại lời.
1.1.1.4. Phát ngôn ngữ vi và biểu thức ngữ vi
Phát ngôn ngữ vi là phát ngôn - sản phẩm của một hành vi ở lời nào đó khi
hành vi này được thực hiện một cách trực tiếp, chân thực. Phát ngôn ngữ vi có
kết cấu lõi đặc trưng cho hành vi ở lời tạo ra nó. Kết cấu lõi đó được gọi là biểu
thức ngữ vi. Chẳng hạn chúng ta có phát ngôn ngữ vi :
Ví dụ: (8) Xin bố mẹ cứ yên lòng, con sẽ cố gắng học tập tốt.

Phát ngôn trên có biểu thức ngữ vi (nguyên cấp ) là: “con sẽ cố gắng học
tập tốt” và một thành phần mở rộng cho hành vi cầu khiến tạo ra: “xin bố mẹ cứ
yên lòng”.
Austin cho rằng biểu thức ngữ vi có hai loại: biểu thức ngữ vi nguyên cấp
(primary) hay hàm ẩn ( implicit) và biểu thức ngữ vi tường minh (explicit). Cơ
sở để Austin phân loại như vậy là nhờ vào tính chất hoạt động của động từ ngữ
vi (một dạng đặc biệt của động từ nói năng - từ chỉ hành vi ngôn ngữ).
Biểu thức ngữ vi tường minh là biểu thức có động từ ngữ vi nhằm thực
hiện một hành vi ở lời nào đó như: hỏi, hứa, mời, cảm ơn, xin lỗi, cam đoan,
đánh cược
Ví dụ:
(9) Tôi hứa sẽ đến thăm anh.
Biểu thức ngữ vi nguyên cấp hay hàm ẩn là biểu thức không có động từ

10
ngữ vi nhằm thực hiện một hiệu lực ở lời qua một hành vi ở lời nào đó, những
động từ này được dùng trong chức năng miêu tả lại một hành vi ở lời như: hỏi
han, sai khiến, chê trách, chế giễu
1.1.1.5. Động từ ngữ vi
Động từ ngữ vi là những động từ mà khi phát ngôn ra là người nói thực
hiện luôn cái hành vi ở lời nói do chúng biểu thị. Ví dụ, khi ta hứa điều gì với
một ai đó thì nghĩa là chúng ta phải thực hiện ngay bằng cách phát ngôn động
từ “hứa”, lời hứa được dùng trong hiệu lực ngữ vi.
Ví dụ:
(10) Em hứa với thầy sẽ học hành chăm chỉ.
1.1.1.6. Điều kiện sử dụng hành vi ở lời theo Austin
Austin xem các điều kiện sử dụng hành vi ở lời là những điều kiện “may
mắn” (felicity conditious) nếu chúng được đảm bảo thì hành vi mới thành công
và đạt hiệu quả. Austin đã đưa ra những điều kiện may mắn như sau:
A - (i) Phải có thủ tục, phải có tính quy ước và thủ tục này phải có hiệu quả

cũng như tính quy ước.
(ii) Hoàn cảnh và con người phải thích hợp với những điều quy định trong
thủ tục.
B - Thủ tục phải được thực hiện (i) một cách đúng đắn và (ii) một cách đầy đủ.
C - Thông thường thì (i) những người thực hiện hành vi ở lời phải có ý
nghĩ, tình cảm và ý định đúng như đã được đề ra trong thủ tục và (ii) khi hành
động diễn ra thì có ý nghĩa tình cảm đúng như đã có.
1.1.2. Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ của Searle
Với công trình nghiên cứu “Speech Act”’ (hành vi ngôn ngữ), Searle đã
được coi là người có vị trí quan trọng trong sự phát triển của lí thuyết hành vi
ngôn ngữ. Searle đã vạch ra những hạn chế trong bảng phân loại các động từ
ngữ vi của Austin.
Trên cơ sở phân tích một số hành vi ở lời Searle đã đưa ra những điều kiện
sử dụng hay còn gọi là “điều kiện thỏa mãn” để việc thực hành hành vi ở lời đạt
hiệu quả cao, đúng với đích của nó. Có tất cả bốn điều kiện và được biểu hiện
theo từng phạm trù, từng hành vi ở lời cụ thể.
1.1.2.1 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời theo Searle
Trên cơ sở phân tích một hành vi tại lời: hành vi hứa trong tiếng Anh, Searle

11
đã điều chỉnh lại, bổ sung vào những điều kiện may mắn của Austin và Searle
gọi chúng là “điều kiện sử dụng” hay “điều kiện thỏa mãn”. Mỗi hành vi tại
lời đòi hỏi phải có một hệ thống những điều kiện gọi là những quy tắc (Rules)
để cho việc thực hiện đạt hiệu quả đúng với đích của nó. Mỗi điều kiện là
điều kiện cần còn toàn bộ hệ điều kiện là điều kiện đủ. Có tất cả bốn điều
kiện sau:
a. Điều kiện nội dung mệnh đề
b. Điều kiện chẩn bị
c. Điều kiện chân thành
d. Điều kiện căn bản

Mỗi điều kiện được biểu hiện một cách khác nhau tùy thuộc theo từng
phạm trù, từng loại và từng hành vi tại lời cụ thể.
1.1.2.2. Phân loại hành vi ngôn ngữ theo Searle
a. Tái hiện
Hành vi này được Searle gọi là hành vi xác tín. Đích ở lời là miêu tả lại sự
tình đang được nói đến hướng khớp ghép là lời - hiện thực, trạng thái tâm lí là
niềm tin vào điều mình xác tín, nội dung mệnh đề là một mệnh đề.
b. Điều khiển
Đích ở lời đặt người nghe vào trách nhiệm phải thực hiện hành động tương
lai, hướng ghép lời hiện thực - lời, trạng thái tâm lí là sự mong muốn của Sp1 và
nội dung mệnh đề là hành động tương lai của Sp2.
c. Cam kết
Cam kết ở lời là trách nhiệm phải thực hiện hành động tương lai mà Sp1 bị
ràng buộc, hướng khớp ghép hiện thực - lời trạng thái tâm lí là ý định của Sp1
và nội dung hành động là hành động tương lai của Sp1, chẳng hạn như : hứa
hẹn, biếu, tặng
d. Biểu cảm
Đích ở lời là bày tỏ trạng thái tâm lí phù hợp với hành vi ở lời, nội dung
mệnh đề là một hành động hay một tình cảm nào đó của Sp1 như : cảm thán,
xin lỗi
e. Tuyên bố
Đích ở lời là tuyên bố hướng ghép lời vừa là lời - hiện thực, vừa là hiện

12
thực - lời, nội dung mệnh đề, chẳng hạn như: lời tuyên bố, buộc tội
1.2. MỘT SỐ QUAN ĐIỂM LỊCH SỰ TRÊN THẾ GIỚI
1.2.1. Quan điểm lịch sự của của Lakoff
R.lakoff cho rằng lịch sự là những quy tắc đối với quan hệ liên cá nhân.
Mặc dù không đưa ra định nghĩa rõ ràng về lịch sự nhưng qua cách diễn đạt của
tác giả có thể hiểu lịch sự là làm cho mối quan hệ giữa những người tham gia

giao tiếp tốt đẹp hơn, bao hàm cả sự nhường nhịn, tránh xung đột, căng thẳng:
“Lịch sự nhiều khi là sự nhân nhượng tuyệt vời người ta trọng nó hơn cả sự rõ
ràng, minh bạch, nhằm tránh những điều phiền toái bực mình”. Rakoff đã đưa ra
hai quy tắc:
1. Quy tắc rõ ràng
Quy tắc rõ ràng là quy tắc của cộng tác hội thoại
2. Quy tắc lịch sự
Quy tắc lịch sự được phân thành các quy tắc dưới bậc sau:
Quy tắc 1: không áp đặt ( Don’t impose)
Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn (Offer option)
Quy tắc 3: Tăng cường tình bằng hữu (Encourage felings camaraderie)
1.2.1.1. Quy tắc 1: Không áp đặt
Quy tắc này thuộc về phép lịch sự quy thức (fomal politeness) thích hợp
với hoàn cảnh giao tiếp có sự khác biệt về quyền lực, địa vị giữa những người
tham gia tương tác như giữa một sinh viên với chủ nhiệm khoa, giữa một nhân
viên với giám đốc.
Không áp đặt ở đây được hiểu là không ngăn cản Sp2 thực hiện theo ý
muốn của mình. Ngược lại với không áp đặt, tức là buộc Sp2 không được hành
động theo mong muốn của mình. Theo quy tắc này, để lịch sự người nói Sp1 sẽ
giảm sự áp đặt bằng cách xin phép, xin lỗi, tránh cả những hành động khiến Sp2
xao nhãng việc Sp2 đang làm, hay điều Sp2 đang nghĩ tới khi Sp1 đang nói.
Không áp đặt còn có nghĩa là không đưa ra hoặc không tìm hiểu quan điểm
riêng tư, tránh đề cập đến cái riêng của cá nhân như đời sống gia đình, thu nhập,
thói quen. Quy tắc này khiến chúng ta tránh những lời nói tục tằn, thô lỗ, những
tiếng lóng, tiếng địa phương, tránh ngôn ngữ cảm xúc, tránh cả những đề tài có
tính chất kiêng kị như các đề tài về tình yêu, giới tính, chính trị, tôn giáo, bệnh

13
tật, khó khăn về kinh tế vì chúng được xem là quá cá nhân trong những cuộc
trao đổi ngoài xã hội.

1.1.2.2. Quy tắc 2: Để ngỏ sự lựa chọn
Quy tắc này được áp dụng trong bối cảnh phi quy thức (imformal). Quy tắc
này thích hợp với những tình huống trong đó người tham gia hội thoại có sự
bình đẳng nhau về quyền lực, địa vị, nhưng không có quan hệ gần gũi nhau,
chẳng hạn mối quan hệ giữa thương nhân và khách hàng mới, giữa hai người xa
lạ trên cùng một chuyến xe
Để ngỏ sự lựa chọn tức là bày tỏ ý kiến hay lời thỉnh cầu của mình sao cho
Sp2 tự suy diễn ra và như vậy Sp1 sẽ không có nguy cơ bi Sp2 phản bác hay từ
chối. Nói cách khác Sp1 sẽ tìm lối nói sao cho mình không buộc phải chịu trách
nhiệm về hàm ý cầu khiến đưa ra. Tính áp đặt trong lời khẳng định hay lời thỉnh
cầu của Sp1 sẽ được giảm nhẹ thông qua cách nói gián tiếp hoặc dùng biểu thức
rào đón.
1.1.2.3. Quy tắc 3: tăng cường tình bằng hữu
Đây còn gọi là quy tắc về phép lịch sự bạn bè hay thân tình. Quy tắc này
thích hợp với những bạn bè gần gũi hoặc thật sự thân mật với nhau. Khi những
người này đối xử với nhau theo các hành vi lịch sự quy thức thì có nghĩa là quan
hệ của họ không còn được như trước và đang có nguy cơ rạn nứt. Trong phép
lịch sự này, đề tài của những người giao tiếp khá phong phú, họ đề cập đến mọi
đề tài trong cuộc sống, đơn giản hay phức tạp, chung hay riêng đều có thể được
đem ra để trò chuyện. Đối với quy tắc này, lối nói gián tiếp, ngụ ý là không thích
hợp. Bằng chứng là khi người ta nói với nhau bằng lối nói gián tiếp, hàm ẩn thì
quan hệ của họ chưa thật thân tình. Đối lập lại với phép lịch sự phi quy thức,
nguyên tắc chi phối ở đây không phải là chỉ dừng ở chỗ tỏ ra quan tâm thực sự
đến nhau mà còn phải tỏ ra săn sóc nhau, tin cậy nhau, thổ lộ mọi chi tiết của
cuộc sống riêng tư, những kinh nghiệm, cảm xúc… của mỗi người với nhau.
Những người đối thoại theo phép lịch sự này có thể nói năng rất “phóng túng”
bằng cách dùng các từ xưng hô thân thuộc, các biệt danh, tiếng lóng, thổ ngữ,
thậm chí cả chửi thề.
1.2.2. Quan điểm về lịch sự của G. Leech
Lý thuyết về lịch sự của G. Leech được trình bày trong cuốn sách mang tên

“Principles of pragmatics” (Những nguyên lý của dụng học), Leech quan niệm
rằng lịch sự là sự bù đắp của những hao tổn, thiệt thòi do những hành động nói
năng của người nói gây ra cho người đối thoại. Quy tắc này dựa trên khái niệm

14
“thiệt” (cost) và “lợi” (benefit), nội dung khái quát của nó như sau: tối thiểu hoá
những lối nói bất lịch sự và tăng tối đa những lối nói lịch sự”. Nội dung của
nguyên tắc lịch sự đã được Leech cụ thể hóa trong 6 phương châm giao tiếp lịch
sự đó là:
1. Phương châm khéo léo (tact maxim)
a. Giảm thiểu tổn thất cho người
b. Tăng tối đa lợi ích cho người
2. Phương châm hào hiệp (Genrosity maxim)
a. Giảm thiểu lợi ích cho ta
b. Tăng tối đa tổn thất cho ta
3. Phương châm tán thưởng (Approbation maxim)
a. Giảm thiểu sự chê bai người
b. Tăng tối đa khen ngợi người
4. Phương châm khiêm tốn (Modesty maxim)
a. Giảm thiểu khen ngợi ta
b. Tăng tối đa sự chê bai ta
5. Phương châm tán đồng (agreement maxim)
a. Giảm thiểu sự bất đồng giữa ta và người
b. Tăng tối đa sự đồng ý giữa ta và người
6. Phương châm thiện cảm (simpathy maxim)
a. Giảm thiểu các ác cảm giữa ta và người
b. Tăng tối đa thiện cảm giữa ta và người
Theo Leech thì mức độ lịch sự của hành vi tại lời phụ thuộc vào 3 nhân tố:
Thứ nhất: phụ thuộc vào bản chất của hành động nói được thực hiện
Ví dụ: (12)

a, Học bài đi!
b, Đóng cửa lại đi!
c, Đưa tờ báo đây!
d , Mời bạn dùng thêm chút bánh nữa!

15
Trong các phát ngôn trên, phát ngôn (d) có mức độ lịch sự cao hơn cả.
Vì S tỏ ra là người hào hiệp và đem lại lợi ích cho cả H (nếu H có nhu cầu
dùng bánh)

Thứ hai: phụ thuộc vào hình thức ngôn từ thể hiện hành vi đó.
Thứ ba: tuỳ theo mức độ quan hệ giữa người cầu khiến và người được cầu
khiến. Chẳng hạn như ở phát ngôn (a) nếu S và H có quan hệ thân hữu thì phát
ngôn (a) có thể được coi là biểu hiện của lịch sự thân hữu.
1.2.3. Quan điểm lịch sự của Brown và Levinson
Dựa trên định nghĩa “thể diện” của Goffman, Brown và Levinson đã đưa ra
định nghĩa của mình: Lịch sự là hình - ảnh - ta công cộng của một con người mà
mọi thành viên ( trong xã hội - ĐHC) muốn mình có được (“face” the public self
- imga thateverymember wants to claim for himself). Hai ông đã phân biệt hai
phương diện của thể diện đó là thể diện dương tính (Positive face) và thể diện
âm tính (negative face).
Thể diện âm tính được Brown và Levinson đinh nghĩa: “Là sự tự do hành
động” mà thực chất đó là mong muốn của mọi thành viên trưởng thành và có
năng lực hiểu biết rằng hoạt động của mình không bị người khác ép buộc.
Thể diện dương tính được Brown và Levinson xác định là sự mong muốn
sở hữu (Solidarity) tức là: Mong muốn của người được trưởng thành hay nói
cách khác là mong muốn hình ảnh cá nhân được người khác xác nhận, bênh vực
và ủng hộ.

tổn thất cho người

kém lịch sự
a, Học bài đi!


b. Đóng cửa lại!
c. Đưa tờ báo đây!
d. Mời bạn dùng thêm chút
bánh nữa!

lịch sự cho người
lịch sự hơn

16
Brown và Levinson căn cứ vào các khái niệm thể diện với sự phát triển thể
diện dương tính và thể diện âm tính, hai ông đã cho rằng trong tương tác có thể
hiểu ra bốn kiểu thể diện:
- Thể diện dương tính của người nói
- Thể diện âm tính của người nói
- Thể diện dương tính của người nghe
- Thể diện âm tính của người nghe
Cả bốn thể diện này đều được đưa vào một cuộc giao tiếp và nó có quan hệ
theo kiểu “cộng sinh” với nhau.
Phần lớn các hành vi ngôn ngữ đều tiềm ẩn khả năng làm tổn hại đến thể
diện của các nhân vật giao tiếp. Những hành vi này được Brown và Levinson
gọi là Face Threatening Acts - Hành vi đe dọa thể diện (viết tắt là FTA).
Chính các hành vi động ngôn ngữ thường đe dọa thể diện của người nói và
của người nghe nên khi thực hiện một hành động ngôn ngữ cần xem xét và điều
chỉnh các hành vi ở lời nói cũng như những cuộc giao tiếp cho phù hợp với quan
hệ liên cá nhân mới được giao tiếp. Hành động ấy được Brown và Levinson gọi
là hành động cứu vãn thể diện.

1.2.4. Quan điểm lịch sự phương Đông
Các nhà nghiên cứu phương Đông đưa ra sự phê phán đối với các lí thuyết
lịch sự của Lakoff, Leech, Brown và Levinson; đặc biệt sự phê phán tập trung
chủ yếu vào các tuyên bố của Brown và Levinson về tính phổ niệm của lịch sự
là quan niệm coi lịch sự thuần túy chỉ là chiến lược giao tiếp cá nhân.
Theo một số tác giả như Matsumoto, Gu thì khái niệm lịch sự của Brown
và Levinson nhấn mạnh đến mong muốn đạt được tính tự chủ và riêng tư, bắt
nguồn tự sự đánh giá cao cái “tôi” trong văn hóa phương Tây, không phản ánh
đúng quan niệm về thể diện và lịch sự trong các xã hội phương Đông.
Xét về mặt văn hóa, người phương Tây và người phương Đông có cách
nhìn nhận khác nhau về phạm trù cái tôi với tư cách là một thực thể xã hội. Nếu
văn hóa phương Tây luôn thừa nhận cái tôi, đề cao các ý muốn về tự do cá nhân
thì văn hóa phương Đông lại quan tâm đến việc giữ gìn tính cộng đồng, tương
quan vị thế và bổn phận. Chẳng hạn, văn hóa ứng xử của người Nhật, theo
Matsumoto (1988), hướng đến tập thể hơn là cá nhân, do đó thể diện âm tính
không đóng vai trò quan trọng trong ứng xử lịch sự. Quan niệm lịch sự của
người Nhật có quan hệ chặt chẽ với mặt xã hội của thể diện, biểu hiện ở thừa

17
nhận vị thế xã hội của người đối thoại và sự tôn trọng trật tự thứ bậc đã được
quy định. Do vậy, trong giao tiếp, người Nhật không có ý niệm về sự độc lập
hoàn toàn của mình như một cá thể có quyền và sự tự do cá nhân, mà như một
thành viên của nhóm, một phần tử của cộng đồng, có quan hệ với các thành viên
khác trong nhóm, trong cộng đồng đó. Cái tôi như vậy, theo quan niệm của họ,
là cái tôi trong quan hệ.
Cũng với cái nhìn tương tự về lịch sự, Gu (1990) cho rằng khái niệm lịch
sự trong tiếng Trung Quốc hiện đại bắt nguồn từ khái niệm “Lễ” của Nho giáo.
Khái niệm này mặc dù có tính chiến lược nhưng vẫn là một hiện tượng “thuộc
về cấp độ xã hội, có sự áp đặt chuẩn mực lên mọi cá nhân” [15]. Và như thế, bất
cứ việc gì đi chệch khỏi chuẩn mực ấy sẽ bị xã hội lên án, chỉ trích.

Trong tiếng Trung Quốc, khái niệm lịch sự hiện đại có nghĩa là “khiêm với
mình và tôn kính người”. Điều này được phản ánh rất rõ ràng trong cách thức
xưng hô, nói năng của người Trung Quốc. Họ tự xưng mình là “bỉ nhân” (người
ở vùng xa không biết lễ nghi), gọi con mình là “khuyển tử” (chó con), gọi văn
mình viết là “chuyết tác” (tác phẩm thô vụng), họ gọi ý kiến, suy nghĩ của mình
là “ngu ý”, “thiển ý”… Đến cả hoàng đế Trung Quốc cũng tự xưng mình là “quả
nhân” (người cô độc) hoặc “cô gia” (người không được ai hỏi han)… Trong khi
đó, họ lại tôn vinh người đối thoại bằng cách gọi: “tiên sinh”, “đại ca”, “hiền
muội”… gọi ý kiến của người đối thoại là: “cao ý”, “tôn ý”…
Như vậy, ứng xử theo quan niệm của người Nhật, người Trung Quốc không
phải là hệ quả của tính toán cá nhân mà là áp lực chuẩn mực của xã hội lên hành
vi cá nhân, người ta gọi đó là lịch sự chuẩn mực.
Lịch sự chuẩn mực là hành động ứng xử ngôn ngữ phù hợp với chuẩn mực
giao tiếp xã hội nhằm mục đích tôn trọng các giá trị xã hội (địa vị, quyền lực,
thứ bậc, tuổi tác, giới tính, uy tín…) của người đối thoại và cũng chính là của
người nói [14]. Do đó, trong giao tiếp lời nói, cá nhân nào vi phạm quy tắc lịch
sự chuẩn mực thường bị đánh giá tiêu cực về tư cách đạo đức, nhân cách… và
điều này đồng nghĩa với thái độ vô lễ.
Trong giao tiếp, lịch sự chuẩn mực thường được gắn với các nghi thức lời
nói như chào hỏi, mời mọc, cảm ơn, xin lỗi, chúc tụng… trong từng ngôn ngữ.
Đối với một số nền văn hóa phương Đông như Trung Quốc, Nhật Bản, Việt
Nam… Nghi thức lời nói thường đi kèm với các phương tiện giao tiếp phi ngôn
ngữ khác như: cúi chào, chắp tay, quỳ gối… mới được nhìn nhận là chuẩn mực.
Như vậy, tính áp đặt của chuẩn mực xã hội lên hành vi cá nhân đã chi phối
quan niệm lịch sự của người phương Đông, đó là quan niệm lịch sự chuẩn mực.

18
Tiểu kết chương 1

Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ được J.L.Austin xây dựng. Tác giả cho

rằng có 3 hành vi ngôn ngữ lớn đó là hành vi tạo lời, hành vi tại lời và hành
vi mượn lời. Trong các hành vi ngôn ngữ thường chứa các động từ ngữ vi
tức là thực hiện chức năng tại lời. Trên cơ sở tiếp nhận công trình nghiên
cứu của Austin, Searle từ đó phân biệt ra 12 điểm khác nhau giữa các hành
vi ngôn ngữ.
Một hiện tượng phổ quát đang được các nhà nghiên cứu ngôn ngữ quan
tâm đó là lịch sự. Tuy có những điểm khác biệt về nội dung và phương pháp song
các nhà nghiên cứu ở phương Tây đều nhìn nhận lịch sự trên quan điểm chung, đó
là chiến lược của các cá nhân. Đó là cách ứng xử vừa khéo léo vừa tế nhị nhằm
tránh sự tổn hại đến người nói, người nghe và tránh áp đặt ý muốn chủ quan của
người nói đối với người nghe nhằm mục đích tăng cường sự tôn trọng của người
nói đối với đối tác để đạt được hiệu quả trong giao tiếp.
Đối với các nhà nghiên cứu phương Đông thì quan niệm lịch sự là những
chuẩn mực, những ước định của xã hội chấp nhận tuân theo nó là những phương
châm xử thế lễ phép và khiêm nhường. Các chuẩn mực này chứa đựng những sự
áp đặt nhất định lên các thành viên khi tham gia các hoạt động tương tác trong
xã hội.
Nếu như hai quan điểm của người phương Đông và người phương Tây là
trái ngược nhau thì có quan điểm thứ 3 là quan điểm dung hòa và tiếp nhận hai
quan điểm về lịch sự của văn hóa phương Đông và phương Tây, đó là xem xét
lịch sự trên cả hai bình diện lịch sự chiến lược và lịch sự chuẩn mực.
Khóa luận này sẽ tiếp nhận quan điểm trên cơ sở phân tích, đánh giá hành
vi ngôn ngữ (lời hứa) hướng tới phép lịch sự trong giao tiếp của người Việt nói
chung và của tiếng Thái nói riêng.



19
CHƯƠNG 2
SO SÁNH LỜI HỨA TRONG NGÔN NGỮ VIỆT - THÁI


2.1. Một vài nét về cộng đồng dân tộc Thái
2.1.1. Môi trường địa lí tự nhiên
Nằm trong thành phần của dân tộc Việt Nam, sau người Tày, người Thái là
dân tộc thiểu số đông thứ hai ở Việt Nam. Với tên gọi “phủ Táy” (người Thái).
Theo thống kê gần đây, dân tộc Thái ở Việt Nam có hơn một triệu năm trăm
nghìn người, cư trú tập trung dọc dải miền Tây của tổ quốc, ở các tỉnh Lai Châu,
Điện Biên, Sơn La, Hòa Bình, Yên Bái, Lào Cai, miền tây Thanh Hóa và Nghệ
An. Sau năm 1954 có một bộ phận đồng bào Thái di cư vào sinh sống tại các
tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng. [11]
Người Thái có những câu thơ nổi tiếng ca ngợi vẻ đẹp quê hương đồng
thời đó cũng như một lời giới thiệu khéo léo về địa bàn cư trú của mình :
“Hên to pú tốc pú dặn duội
Huổi tốc huổi lạn cáp hin tó”
(Nhìn thấy chăng núi tiếp núi trập trùng
Suối reo, thác đổ, uốn khúc qua nền đá vôi)
Địa bàn cư trú của người Thái là những vùng đất có địa hình phong phú.
Đó là những miền đất của những dãy núi cao thấp gối kề nhau, chạy theo hướng
Tây Bắc - Đông Nam xen lẫn với những vùng cao nguyên rộng lớn, những bình
nguyên lòng chảo được hình thành trên cấu trúc của hệ thống đá vôi, thung lũng
sâu với các dòng chảy của các con suối khi êm đềm khi dữ dội. Đó còn là miền
đất của những cánh rừng già đã được hình thành từ rất lâu đời với quần thể động
thực vật vô cùng phong phú. Khí hậu nhiệt đới phức tạp, thời tiết mỗi vùng một
khác, lại hay thay đổi đột ngột, mùa khô lạnh với những trận gió mùa Đông Bắc,
với sương muối bao phủ; mùa mưa với những trận mưa rừng kéo dài, độ ẩm cao,
mùa xuân rực rỡ với hoa Ban nở trắng rừng, vạn vật sinh sôi nảy nở. Và nếu như
người Thái ở Vân Nam- Trung Quốc sinh sống ở “Xíp xoong păn ná” (mười hai
nghìn ruộng), ở”cảu păn ná” (Chín nghìn ruộng) vùng Bắc Lào, ở “Lan ná”
(Một triệu ruộng) vùng Đông Bắc Thái Lan, thì ở Việt Nam người Thái sinh
sống ở vùng các cánh đồng phì nhiêu màu mỡ, rộng nhất miền Tây được phản

ánh trong câu tục ngữ “ Xí tông quảng Thanh, Lò, Than, Tấc” (Bốn cánh đồng
rộng: Mường Thanh, Mường Lò, Mường Than, Mường Tấc).

×