Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA NGUYỄN DU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (769.89 KB, 66 trang )


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC


ĐOÀN THỊ THANH TUYÊN

ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU










KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC








Sơn La, năm 2013

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO


TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC







ĐOÀN THỊ THANH TUYÊN

ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU
CỦA NGUYỄN DU



Chuyên ngành: Ngữ dụng học


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC


Người hướng dẫn: ThS. Bùi Kim Tuyến



Sơn La, năm 2013
LỜI CẢM ƠN

Em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn, sự cổ vũ, giúp đỡ nhiệt tình của các
thầy cô trong khoa Ngữ Văn Trường Đại học Tây Bắc, đặc biệt là lời cảm ơn

sâu sắc nhất tới cô giáo Thạc sỹ Bùi Kim Tuyến - giảng viên chính giảng dạy bộ
môn tiếng Việt, người đã dành nhiều thời gian, trực tiếp, hướng dẫn nhiệt tình
và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em sớm hoàn thành khóa luận một cách tốt
nhất và nhanh nhất.
Tuy nhiên quá trình nghiên cứu và viết khóa luận không tránh khỏi những
thiếu sót, vì thế em kính mong các thầy cô giáo và cùng toàn thể các bạn sinh
viên góp ý kiến để khóa luận được hoàn thiện hơn.
Cuối cùng em xin chân thành bày tỏ lòng cảm ơn tới Hội đồng chấm khóa luận.

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người viết

Đoàn Thị Thanh Tuyên


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu 8
3.1 Mục tiêu nghiên cứu 8
3.2. Phạm vi nghiên cứu 9
4. Phương pháp nghiên cứu 9
4.1. Phương pháp thống kê phân loại 9
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu 9
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học 10
5. Những đóng góp của khóa luận 10
6. Cấu trúc của khóa luận 11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 12
1.1. Một số khái niệm cơ bản 12

1.1.1. Màu sắc tu từ 12
1.1.2. Phương tiện tu từ 14
1.1.3. Biện pháp tu từ 15
1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ 16
1.1.4.1 Cấp độ từ vựng 16
1.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa 18
1.1.4.3. Cấp độ cú pháp 19
1.1.4.4. Cấp độ văn bản 20
1.1.5. Phân tích tu từ học 21
1.2. Ẩn dụ tu từ 26
1.2.1. Khái niệm 26
1.2.2. Đặc điểm cấu trúc nghĩa, kiểu loại 27
1.2.2.1. Căn cứ vào từ loại và chức năng của từ ẩn dụ có chia ra làm 3 loại: 27
1.2.2.2. Các dạng ẩn dụ. 29
1.2.3. Ý nghĩa sử dụng 32
1.2.3.1. Trong sinh hoạt hằng ngày 32
Ẩn dụ tu từ được dùng nhiều trong lờ nói hội thoại mang đậm đà màu sắc biểu
cảm, cảm xúc. 32
1.2.3.2 Trong văn chính luận 32
1.2.3.3. Trong thơ văn nghệ thuật 33
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 34
CHƯƠNG 2: ẨN DỤ TU TỪ TRONG TÁC PHẨM TRUYỆN KIỀU CỦA
NGUYỄN DU 35
2.1. Khảo sát thống kê 35
2.1.1. Tư liệu thống kê 35
2.1.2. Mục đích thống kê 35
2.1.3. Kết quả thống kê 36
2.1.4. Nhận xét 36
2.2. Giá trị của ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 36
2.2.1. Ẩn dụ tu từ biểu thị cho phong cách của Nguyễn Du 36

2.2.2. Giá trị biểu cảm của ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du 41
2.3. Phân tích đoạn trích “Chị em Thúy Kiều” 49
TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 57
KẾT LUẬN 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO 60


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nền văn học Việt Nam thực sự ra đời cùng với nền độc lập của dân tộc ta.
Từ thế kỉ X đến giữa thế kỉ XVIII, 8 thế kỉ trôi qua lịch sử dân tộc đã xây dựng
cho nền văn học một truyền thống về văn học dân gian cũng như về văn học bác
học, về văn chương chữ Hán cũng như về văn chương chữ Nôm. Đến cuối thế kỉ
XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX, văn học VN vẫn gồm 2 bộ phận văn học chữ Hán
và văn học chữ Nôm. Ngày nay nói đến thành tựu nổi bật của Văn học Việt Nam
nửa cuối thế kỉ XVIII - nửa đầu thế kỉ XIX chủ yếu là nói đến bộ phận văn học
chữ Nôm, văn học chữ Nôm phát triển trong giai đoạn này cả về số lượng lẫn
chất lượng.
Nguyễn Du là một đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới.
Có thể nói toàn bộ tác phẩm của ông, chữ Hán cũng như chữ Nôm chan chứa
một tình yêu thương bao la đối với con người, đặc biệt là người phụ nữ. Sáng tác
của Nguyễn Du được lưu hành từ rất sớm, có lẽ ngay từ lúc nhà thơ còn sống.
Phạm Quý Thích, người cùng thời từng có bài thơ nổi tiếng bằng chữ Hán để
vịnh Truyện Kiều. Nhiều nhà Nho ở Thăng Long, nhất là những học trò của
Phạm Quý Thích, trong đó có một số người là danh thần, danh sĩ từng tham gia
vào việc phổ biến Truyện Kiều. Do vậy, những sáng tác của ông có ảnh hưởng
lớn trong xã hội, chí ít là tầng lớp văn hóa cao.
Từ đó tới nay, việc sưu tập, nghiên cứu, phổ biến di sản văn học của
Nguyễn Du không bao giờ bị đứt đoạn, nó luôn phát triển cùng với sự tiến bộ

của ngành văn bản học và ngữ văn học nước ta, đặc biệt từ sau những năm 30
của thế kỉ XX, khi việc sưu tầm, nghiên cứu văn học được ý thức như là một
hoạt động khoa học. Là một kiệt tác văn chương quá khứ, “Truyện Kiều” có một
đời sống lịch sử khá đặc biệt. Từ khi ra đời đến nay tác phẩm được nhân dân yêu
chuộng và đã thu hút tâm huyết, trí tuệ của bao lớp người cầm bút. Biết bao
nhiêu cảm xúc suy tư, bao nhiêu lời phẩm bình, bao nhiêu hướng nghiên cứu
tiếp cận của các thế hệ nối tiếp nhau nhằm thâm nhập sâu hơn vào thế giới của
truyện. “Truyện Kiều” là một hiện tượng đột xuất của truyện Nôm, nhưng hiện
tượng ấy nằm trong một quá trình, mối quan hệ giữa truyền thống và cách tân,
giữa tiếp thu và sáng tạo, giữa tác phẩm với thể loại.
Truyện Nôm viết về cuộc sống con người, những câu chuyện mà nho gia đã
nói xảy ra “nơi đầu phố xó ngõ” và nó có cốt truyện bắt nguồn từ thực tại đời
sống và có cả cốt truyện bắt nguồn từ kho tàng văn học dân gian. Nhà nghiên
cứu văn học Hoài Thanh đã từng nhận xét: “Văn chương Nguyễn Tiên Điền dù

2
bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao giờ là thứ văn chương viết ra để mà
chơi”. Như vậy, những sáng tác của cụ Nguyễn là có mục đích rõ ràng. Đó cũng
là những cảm nhận chung của người đọc về những sáng tác của nhà thơ,
“Truyện Kiều” một tác phẩm được Nguyễn Du sáng tác khi “chồng chất những
khối lõi ở lòng”, và được viết “như có máu chảy trên đầu ngọn thời bút”. (Di sản
của Nguyễn Du thời gian - Trịnh Bá Đĩnh) và tất nhiên phải chứa đầy những tâm
tình của ông.
Gần hai trăm năm nay “Truyện Kiều” chưa bao giờ vắng bóng trên thi đàn
văn học Việt Nam. Những sáng tác của Nguyễn Du, đặc biệt là tác phẩm
“Truyện Kiều” giới thiệu một cách sâu rộng không chỉ trường trung học cơ sở,
trung học phổ thông, các trường chuyên nghiệp, trên sách báo trong nước mà
còn lan rộng ra cả nước ngoài. Nguyễn Du đã thành công trong việc sử dụng các
biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, hoán dụ và đến giọng điệu các điển tích, điển
cố trong các đoạn trích trong tác phẩm này.

Như chúng ta đã biết: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi người về khả
năng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều có công khai sáng cho nhiều nhà
văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân tộc trong sáng tác văn
chương” (Nguyễn Lộc). Việc tìm hiểu các phương tiện và biện pháp tu từ trong
“Truyện Kiều” chưa được quan tâm một cách cụ thể. Vì thế khóa luận tiến hành
tìm hiểu: “Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Đây là một
việc làm chúng tôi thiết nghĩ vô cùng quan trọng và thiết thực giúp chúng ta,
những bạn đọc sẽ có những cái nhìn tinh tế, toàn diện hơn ở các phương tiện tu
từ và biện pháp tu từ.
Trong cuộc sống hằng ngày chúng ta thấy có những sự vật bản chất không
phải là A lại mang tên gọi của A, do giữa A và chúng có một nét nào đó tương
đồng nhau. Đặc điểm này đã kích thích vào khả năng liên tưởng, giúp chúng ta
nhận thức về thế giới khách quan một cách sinh động. Cách liên tưởng này vừa
có tính truyền thống, tính thời đại, vừa mang tính cá nhân chủ quan. Cách liên
tưởng ấy chính là ẩn dụ tu từ - một phương thức chuyển nghĩa phổ biến. Với
việc nắm vững phương thức chuyển nghĩa ẩn dụ sẽ góp phần làm giàu vốn ngôn
ngữ, làm tiếng Việt thêm phong phú, đa dạng về ý nghĩa và cách diễn đạt hơn.
Để đi vào tìm hiểu sâu hơn nữa “Truyện Kiều” vốn đã được đưa vào giảng
dạy trong chương trình phổ thông và cách tiếp cận tác phẩm chúng ta đi vào
khảo cứu “Truyện Kiều” trong chương trình văn học phổ thông (trong chương
trình lớp 10) chúng ta thấy điều đó qua bảng thống kê dưới đây và chứng tỏ các
tác phẩm của Nguyễn Du được ghi nhận xứng đáng.

3
Số tác phẩm văn học Việt Nam từ thế kỉ X đến hết thế kỉ XIX được giảng dạy
trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 cơ bản, tập 2, Nxb Giáo dục năm 2006.
Bảng thống kê
Stt
Tên tác giả
số bài (đoạn trích) đưa

vào giảng dạy chính thức
số bài (đoạn trích)
đọc thêm
01
Trương Hán Siêu
01
0
02
Nguyễn Trãi
01
0
03
Hoàng Đức Lương
01
0
04
Ngô Sĩ Liên
01
01
05
Nguyễn Dữ
01
01
06
Đặng Trần Côn
01
0
07
Nguyễn Du
03

01
Qua bảng thông kê trên, chúng ta nhận thấy được một phần nào vị trí của
nhà thơ Nguyễn Du cũng như việc giảng dạy tác phẩm của ông trong trường phổ
thông và trung học cơ sở.
Hiện nay, ở nhà trường phổ thông tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du
cũng được đưa vào giảng dạy và có cả trong phần đọc thêm. Với chương trình
cải cách giáo dục hiện nay thì phương pháp giảng dạy tích hợp giữa phân môn:
tiếng Việt, tập làm văn, văn học gọi chung là ngữ văn, ở nhà trường trung học
phổ thông và trung học cơ sở ngày càng được chú trọng nâng cao. Từ đó thấy
được mối quan hệ chặt chẽ giữa văn học và tiếng Việt. Việc ứng dụng các thành
tựu nghiên cứu của tiếng Việt vào việc phân tích các giá trị biểu đạt của các biện
pháp tu từ và phương pháp tu từ trong văn bản, đặc biệt là văn bản nghệ thuật
không phải là việc dễ làm và thường xuyên.
Lí luận và thực tiễn cách nhau một khoảng rất lớn. Chúng ta thấy điều đó ở
các giờ giảng môn ngữ văn trong nhà trường phổ thông. Thường thì học sinh,
sinh viên, giới bạn đọc chỉ thấy được cái hay cái đẹp của câu thơ mà không biết
chúng bắt nguồn từ đâu ? Nếu có thì cũng chỉ là đả động đến mà chưa đi vào tìm
hiểu một cách chi tiết. Điều đó sẽ làm mất đi vẻ đẹp của một tâm hồn nhạy bén,
tài năng trong việc sử dụng ngôn từ. Vì thế khi phân tích, giảng dạy, tìm hiểu
những tác phẩm thơ ca độc đáo của Nguyễn Du giáo viên gần như giúp học sinh

4
cảm nhận và thấy được tác dụng của biện pháp tu từ và phương tiện tu từ trong
đó có ẩn dụ tu từ.
Để khắc phục và giảm bớt tình trạng trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu: “Ẩn
dụ tu từ trong Truyện Kiều của Nguyễn Du”. Thiết nghĩ đây là một việc làm cần
thiết và quan trọng cho những ai yêu thích tác phẩm “Truyện Kiều” nói chung
và biện pháp ẩn dụ tu từ trong “Truyện Kiều” nói riêng. Đồng thời qua đây góp
thêm tiếng nói khẳng định sức hút mạnh mẽ của biện pháp tu từ trong tác
phẩm“Truyện Kiều” của nhà thơ, để việc dạy thơ ông một cách dễ dàng, sâu sắc

và đa dạng hơn.
2. Lịch sử vấn đề
Bước sang thế kỉ XX với nhiều cách tiếp nhận “Truyện Kiều”, nhiều công
trình nghiên cứu, “Truyện Kiều” đã được rất nhiều đối tượng tham gia và khám
phá. Năm 1943 Đào Duy Anh cho ra cuốn Khảo luận về truyện Thúy Kiều đã
tiến một bước trong việc so sánh “Truyện Kiều” của Nguyễn Du với “Kim Vân
Kiều truyện” của Thanh Tâm Tài Nhân, phân tích tới nhân vật, văn chương, vị
trí Truyện Kiều trong lịch sử văn học Việt Nam. Năm 1949, Hoài Thanh với
công trình “Quyền sống của con người” đã cảm thụ Truyện Kiều một cách hoàn
toàn mới - lý giải Truyện Kiều trong tinh thần hiện thực, khát vọng giải phóng
con người trong xã hội phong kiến. Cứ như vậy hàng bao nhiêu năm qua
“Truyện Kiều” không bao giờ ngủ yên trong thư viện, nó luôn bị đánh thức, tra
vấn tham gia vào dòng chảy của cuộc sống hiện đại. Từ năm 1956 trở đi,
“Truyện Kiều” năm nào cũng được giảng dạy trong chương trình phổ thông.
Nguyễn Du đến với người đọc bằng một sự bí ẩn và ra đi cũng để lại một sự sâu
lắng mà cho đến bây giờ biết bao thế hệ bạn đọc, biết bao công trình nghiên cứu
về tác phẩm “Truyện Kiều” vẫn luôn là một ẩn số cần khai thác và khám phá.
Việc tìm hiểu phương thức ẩn dụ đã từ lâu được các nhà nghiên cứu quan
tâm. Trong giáo trình nói về từ vựng học tiếng Việt: Nguyễn Văn Tu [21] Đỗ
Hữu Châu [5], Nguyễn Thiện Giáp [13] đều nói đến hiện tượng chuyển nghĩa
nói chung và phương thức ẩn dụ nói riêng.
Các tác giả viết về phong cách học như: Đinh Trọng Lạc [11], Cù Đình Tú
[20], Nguyễn Thái Hòa [17], Hữu Đạt [14] cho rằng ẩn dụ là phép tu từ dung
để trang trí, góp phần làm giàu hình tượng, cảm xúc tiếng Việt. Song ở mỗi tác
giả, mỗi thời điểm lại có cách gọi và phân loại khác nhau.
Cù Đình Tú [20] xem ẩn dụ: “Là cách cá nhân lâm thời lấy tên gọi biểu thị
đối tượng này dùng để biểu thị đối tượng kia dựa trên cơ sở của mối liên tưởng
về nét tương đồng của hai đối tượng”. Dựa vào khả năng tương đồng giữa hai

5

đối tượng, tác giả chia ẩn dụ tiếng việt ra làm 5 loại: Tương đồng về màu sắc,
tương đồng về tính chất, tương đồng về trạng thái, tương đồng về hành động và
tương đồng về cơ cấu. Nhìn chung cách phân chia này phù hợp với chức năng
biểu cảm của ẩn dụ tu từ.
Nguyễn Thái Hòa [17] gọi ẩn dụ là: “Phương thức chuyển nghĩa, có khả
năng gợi hình, gợi cảm”. Về mặt ý nghĩa, tác giả phân ẩn dụ làm 3 loại: “Từ cụ
thể đến cụ thể, từ cụ thể đến trừu tượng và từ trừu tượng đến cụ thể”. Cách phân
loại này dựa vào tính cụ thể của đối tượng chọn làm ẩn dụ, để thấy được mối
quan hệ tương đồng giữa hai sự vật, hai hiện tượng chưa được thể hiện rõ nét và
thấy được tính đa dạng, phong phú của ẩn dụ tu từ.
Như vậy, vấn đề ẩn dụ được nghiên cứu khá kỹ lưỡng và nhiều nhưng ít có
công trình nào tìm hiểu ẩn dụ trong tác phẩm nghệ thuật. Thực tế cho thấy có
những cách hiểu, cách tiếp cận (ẩn dụ tu từ) trong các văn bản nghệ thuật là
khác nhau.
Hoài Thanh khi nghiên cứu văn chương Nguyễn Du đã từng nhận xét rằng:
“Văn chương cụ Nguyễn Tiên Điền dù bằng chữ Hán hay chữ Nôm không bao
giờ là thứ văn chương viết ra để mà chơi”. Như vậy, những sáng tác của cụ
Nguyễn là có mục đích rõ ràng. Cùng với thời gian này có nhiều độc giả, nhiều
công trình nghiên cứu đã xây dựng lên một hình ảnh Nguyễn Du, một chân dung
được khắc họa rõ nét.
Nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Bách Khoa, trong bài viết “Văn chương
Truyện Kiều” đã đề cập đến nhận xét về “Truyện Kiều” của Mộng Liên Đường
chủ nhân, người bạn cùng thời của Nguyễn Du: “Trong một tập thủy chung lấy
bốn chữ tạo vật đố tài tóm cả một đời Thúy Kiều khi lai láng tình thơ, người tựa
án khen tài châu ngọc, khi nỉ non tiếng nguyệt, khách dưới đèn đắm đuối tiêu
tao, khi lầu xanh, khi rừng tía, cõi đi về nghĩ cũng chồn chân, khi kinh lệ, khi
can qua mùi từng trải nghĩ mà tê lưỡi. Vui buồn hợp tan mười mấy năm trời,
trong cuốn văn tỏa ra như hệt không khác gì một bức tranh vậy. Xem đến chỗ
giấc mộng đoạn trường tỉnh dậy mà căn nguyên vẫn chưa gỡ khúc đàn bạc mệnh
gẩy xong mà oán hận vẫn chưa hả”. Và chủ nhân Mộng Liên Đường cũng nhận

thấy khi đọc Truyện Kiều: “Cái nợ sầu của hai chữ tài tình tuy khác đời mà
chung một dạ”. Như vậy, nhận xét của Mộng Liên Đường chủ nhân đọc, viết ra
như có máu chảy ở đầu ngòi bút, nước mắt thấm đẫm trên giấy, khiến cho ai đọc
đến cũng phải thấm thía bùi ngùi, đau đớn. Nếu không có con mắt trông thấu cả
sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt nghìn đời thì tài nào có bút lực ấy. Mộng Liên
Đường đã nhận xét rất thấu tình đạt lí về con người cũng như tài năng của

6
Nguyễn Du. Hơn một trăm năm nay, các học giả văn nhân, thi sĩ không ai đồng
tình với Mộng Liên Đường về điều đó.
Là dòng dõi văn nhân, ông Phạm Kế Bính, trong cuốn sách Việt Hán văn
khảo soạn năm 1918 là người đem óc thưởng thức văn chương rất hiện đại ra mà
phân tích cái đẹp, cái tài của nhà thơ “Truyện Kiều”: Xem toàn quyển truyện
không có một tiếng nào là tiếng đục, không có một câu nào là câu non. Giọng
văn nhẹ nhàng, ý tứ lưu loát tá dụng những điển tích cũng rất tài mà nhất là
những chỗ tả cảnh, tả tình, tình cảnh nào như vẽ ra tình cảnh đấy”. Tác phẩm
“Truyện Kiều” có được những lời bình “đắt” như vậy là vì: “Cái tài của cụ
Nguyễn Du về đường văn chương thật là có một không hai, khi nào đọc đến và
hiểu Truyện Kiều thì ai cũng công nhận rằng văn chương cụ từ xưa thật chưa
chịu kém văn chương nào”- Mấy lời bình về văn chương Truyện Kiều của
Nguyễn Tường Tam.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Huệ Chi trong bài nghiên cứu Nguyễn Du và thế
giới nhân vật của ông đi đến khẳng định rằng: “Nguyễn Du là con người biết
khao khát chân lí, cũng do đó biết sống theo tình cảm đúng con người biết tỉnh
táo để nhìn đời và cũng do đó tránh được những phản ứng lầm lạc trong mọi
hoàn cảnh tối tăm”. Nhờ đó mà “Văn chương Truyện Kiều có thể làm cái mẫu
tốt cho văn chương quốc ngữ và người nào làm văn cũng noi theo cách làm văn
trong Kiều, vì những câu thơ trong truyện đó đã đạt tới cực điểm”, của văn học
cổ điển Việt Nam qua nội dung Truyện Kiều - Đặng Thai Mai.
Nhà nghiên cứu Vũ Đình Long trong bài tìm hiểu văn chương Truyện Kiều

đã nhận định: “Cốt cách Truyện Kiều thật là tầm thường, thế mà chỗ thắt, chỗ
gỡ, chỗ chuyển tự nhiên mà quá khéo khiến cho người đọc có hứng thú, ham
mê. Đọc mãi cho đến cùng, cái tài làm tiểu thuyết của cụ thực ngang với những
tay cực phách trong tiểu thuyết thế giới, các nước đại văn hiến của toàn cầu
vậy”. Đây là nhận định có sự nghiền ngẫm tìm hiểu văn chương Truyện Kiều
trong một giai đoạn dài. Nhà nghiên cứu còn rút ra nhận xét: “Thơ cụ Nguyễn
Du viết văn hoa bóng bẩy lắm”, Truyện Kiều ai đọc cũng thích, vì lời văn rất
hay, rất thấm thía, đọc không bao giờ chán”. Với những bài nghiên cứu của
mình tác giả cũng nhận thấy rằng: “Truyện Kiều đã đem lại lòng tin cho mọi
người về khả năng phong phú của tiếng Việt và Truyện Kiều đã có công khai
sáng cho nhiều nhà văn, nhà thơ đời sau về phương diện sử dụng ngôn ngữ dân
tộc trong sáng tác văn chương”.
Nếu nội dung “Truyện Kiều” có nhiều điều bàn cãi thì nghệ thuật văn
chương “Truyện Kiều” lại dễ đi đến thống nhất. Các cây bút ở tạp chí Nam

7
Phong đều gặp nhau ở một điểm: Cùng công nhận Truyện Kiều là một áng văn
tuyệt tác “Không tiền khoáng hậu”. Trần Trọng Kim khi bàn về cái hay của văn
chương Truyện Kiều nêu rõ: “Một tiếng nói hồ đồ và bề bộ như quốc âm ta ngày
trước mà cụ làm thành một tập văn chương rất hay và rất có khuôn phép. Lời văn
thật là thanh nhã, hùng hồn và hàm súc, phép văn thì khai, thừa, chuyển, hợp rất có
quy củ”. Với các bài khảo cứu về Truyện Kiều trên Nam Phong tạp chí những năm
XX của thế kỉ XX đã dánh dấu mốc lưu ý. Đây là giai đoạn giao thời giữa cái cũ và
cái mới, giữa những chuẩn mực văn chương cổ điển và hiện đại, giữa lối khảo cứu,
thẩm bình truyền thống phương Đông và lối phê bình cách tân phương Tây.
Tìm hiểu tác phẩm “Truyện Kiều” theo cách nhìn của mình, giáo sư Trần
Đình Sử trong bài nghiên cứu “Mấy khía cạnh thi pháp Truyện Kiều của
Nguyễn Du” lại thấy rằng: “Trong toàn thiên truyện chữ nào cũng êm, câu nào
cũng thoát, đoạn nào cũng dồi dào ý tứ, tả đến tinh thần, lời nào cũng nhẹ nhàng
mà ý tứ thì bát ngát, càng đọc càng thấy hay, không khi nào chán tai được. Thực

là văn chương tuyệt phẩm nước Nam ta”. Từ đó mà tác giả đi đến khẳng định:
“Nghiên cứu văn chương Truyện Kiều mà không tìm đến dạng thức cấu tạo của
nó, không dò đến cái thể cách đã điều khiển sáng tạo ra hệ thống này tức chưa
nghiên cứu đến gốc dễ cái hay cái đẹp của Truyện Kiều vậy”.
Trong bài viết “Nghệ thuật điển hình hóa và ngôn ngữ trong Truyện Kiều”
nhà nghiên cứu văn học Nguyễn Lộc nhận định: “Khi nói đến văn học cổ điển
nước nhà thì tác phẩm đầu tiên mà mọi người phải nói ngay là Truyện Kiều.
Không ai có thể phủ nhận rằng: Trong toàn bộ văn học Việt Nam xưa, Truyện
Kiều là một thành công vẻ vang nhất, là áng văn tiêu biểu hơn hết”. Bên cạnh
đó, nhà nghiên cứu còn mượn lời của giáo sư Đặng Thai Mai và Lê Trí Viễn để
nhận xét về Truyện Kiều của Nguyễn Du: “Truyện Kiều chỉ kém kinh thánh
trong việc chinh phục lòng tin của độc giả”, trình độ lời thơ trong Truyện
Kiều được phổ cập đến mọi người về mặt ngôn ngữ “Giọng văn Kiều cứng
cỏi, sắc sảo, hùng tráng não nùng, cay nghiệt. Khi thì êm đềm nhẹ nhàng
thanh tú, mát mẻ, dịu dàng, văn Kiều thật là tả hết ý, vừa tả được hết ý mới là
văn hay”, “Trong Truyện Kiều chữ nào cũng được cân nhắc, so sánh đổi một
chữ là kém hay ngay”. Truyện Kiều của Nguyễn Du được coi như cuốn bách
khoa toàn thư về chuẩn mực về đạo lý, xã hội và con người và về thế giới
nghệ thuật. Những năm 40 còn xuất hiện một hướng tiếp cận nữa về Truyện Kiều -
phân tâm học, trong cuốn “Nguyễn Du và Truyện Kiều” - Nguyễn Bách Khoa cho
rằng Nguyễn Du “Là một người đa bệnh”. Tác phẩm của ông phản chiếu chân xác
đủ cả đường cong, đường nổi lẫn đường cạnh cái sinh hoạt xã hội của thời đại ông.

8
Là kiệt tác văn học, “Truyện Kiều” tiềm ẩn nhiều ý nghĩa, ở mỗi thời kỳ
lịch sử sự tiếp nhận tác phẩm lại phát lộ ra một ý nghĩa mới. Thời phong kiến
Truyện Kiều được xem là “tấm gương luân lí thiên cổ”. Ngày nay “Truyện
Kiều” là tác phẩm phản ánh vận mệnh bi kịch của người phụ nữ trong xã hội
phong kiến. Như vậy những công trình nghiên cứu đã nói trên đã góp một tiếng
đúng đắn về giá trị tác phẩm “Truyện Kiều” nhưng hầu như chưa đi vào phân

tích đánh giá về biện pháp tu từ trong tác phẩm này.
Trong phạm vi khóa luận này, với sự nỗ lực của bản thân người viết, chúng
tôi mong góp một phần nhỏ trong việc đi sâu tìm hiểu giá trị tu từ và biện pháp
ẩn dụ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du. Đồng thời qua đây cho
thấy được cái hay, cái đẹp ẩn hiện trong tác phẩm này.
3. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Khóa luận này chúng tôi muốn tìm hiểu hiện tượng chuyển nghĩa mà cụ
thể là phương thức ẩn dụ tu từ trong tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du,
để từ đó thấy được vai trò, tác dụng của phương tiện này góp phần làm nên vẻ
đẹp, sự thành công của ngôn ngữ trong thơ Nguyễn Du nói chung và tác phẩm
“Truyện Kiều” nói riêng, cũng như là cách sử dụng những hình ảnh một cách tài
ba và sáng tạo.
Khóa luận nghiên cứu thành công chính là tài liệu tham khảo cho những ai
yêu mến, thích thú, quan tâm tới “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nói chung và các
bạn sinh viên ngành Ngữ văn nói riêng trong học tập, nghiên cứu và giảng dạy.
Khi nghiên cứu khóa luận này chúng tôi thực hiện các bước sau:
Thứ nhất: Tìm hiểu chung về phương tiện tu từ, biện pháp tu từ và phương
tiện tu từ ngữ nghĩa: ẩn dụ tu từ, làm cơ sở vững chắc để soi rọi vào trong tác
phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du nhằm tìm ra những biện pháp, phương tiện
tu từ này một cách khoa học, chính xác và khách quan.
Thứ 2: Tiến hành khảo sát tác phẩm “Truyện Kiều” để tìm ra những câu
thơ có sử dụng ẩn dụ tu từ, để từ đó đi sâu vào nhận xét đánh giá khái quát về
các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ mà Nguyễn Du đã sử dụng trong
tác phẩm “Truyện Kiều”.
Thứ 3: Phân tích giá trị nghệ thuật của phương tiện và biện pháp tu từ ẩn
dụ trong việc biểu đạt nội dung, tư tưởng của tác phẩm “Truyện Kiều”. Sau đó
đi vào phân tích giá trị cụ thể của các phương tiện tu từ đó trong đoạn trích được

9

đưa vào giảng dạy ở phổ thông: “Chị em Thúy Kiều” trong “Truyện Kiều” của
Nguyễn Du.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu cơ sở lí luận về biện pháp tu từ, nhất là biện pháp ẩn
dụ tu từ để làm tiền đề cho việc phân tích giá trị của biện pháp tu từ mà Nguyễn
Du sử dụng trong Truyện Kiều. Nguyễn Du đã sử dụng nhiều phương tiện và
biện pháp tu từ trong tác phẩm của mình: so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để thể hiện
sự sắc sảo tài hoa trong việc sử dụng ngôn ngữ thực hư, hư thực để biểu đạt thái
độ của mình một cách thần tình.
Ẩn dụ là một trong nhiều phương tiện tu từ mà khóa luận tiến hành thống
kê, phân tích để tìm ra giá trị của biện pháp này, giá trị biểu đạt, giá trị thẩm mĩ
của ẩn dụ tu từ mà Nguyễn Du sử dụng trong tác phẩm.
Khi tiến hành nghiên cứu khóa luận, chúng tôi điểm qua quan điểm của các
nhà nghiên cứu “Truyện Kiều”, sau đó phân tích đánh giá rút ra những nhận xét
thiết thực, để phục vụ tốt hơn trong việc tìm hiểu nghiên cứu khóa luận có chất
lượng hơn.
4. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận này chúng tôi nghiên cứu theo 3 phương pháp cơ bản sau:
4.1. Phương pháp thống kê phân loại
Phương pháp này là phương pháp rất quan trọng và cần thiết cho việc
nghiên cứu khóa luận. Nó không chỉ giúp cho khóa luận được nghiên cứu rõ
ràng, mang tính khoa học và khách quan mà còn giúp người nghiên cứu có một
cái nhìn tổng quát hơn về biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm “Truyện Kiều”.
Đó là đọc và nghiên cứu các văn bản nghệ thuật để tìm ra các dạng kết cấu đặc
trưng của biện pháp so sánh tu từ mà tác giả sử dụng.
Trên cơ sở phương pháp này, ta có thể khắc phục được những thiếu xót
thường gặp và lựa chọn phương pháp thích hợp để khắc phục chúng khi đi vào
tìm hiểu phân tích giá trị của biện pháp tu từ này trong các tác phẩm cụ thể của
nhà thơ.
4.2. Phương pháp so sánh đối chiếu

Trong quá trình nghiên cứu khóa luận, chúng tôi sẽ cố gắng đối chiếu với
các công trình nghiên cứu của tác giả khác về thơ Nguyễn Du cũng như cách
thức sử dụng các phương tiện, biện pháp tu từ, nhằm xác định sự giống và khác
nhau, vấn đề nào các tác giả đã đề cập tới, vấn đề nào chưa được đề cập tới hay

10
nếu có đề cập tới thì cũng mới chỉ tản mạn trong một số công trình, để từ đó làm
cơ sở nền tảng khách quan hỗ trợ đắc lực cho việc nghiên cứu của khóa luận.
4.3. Phương pháp phân tích tu từ học
Theo Đỗ Việt Hùng [16] cho rằng: “Phương pháp phân tích tu từ học chính
là bước đầu tiên trong quá trình giải mã nghệ thuật” mà văn học lại là nghệ thuật
của ngôn ngữ. Chính vì vậy, khi đi phân tích, khám phá một văn bản nghệ thuật,
chúng ta cần chú ý đến phương pháp này, bởi nó có thể giúp ta giải mã một cách đầy
đủ hơn về những hiện tượng cách tân trong sử dụng ngôn ngữ, lựa chọn hình ảnh, tư
duy nghệ thuật độc đáo của tác giả để làm nên sự biến đổi thể loại trong văn học. Khi
sử dụng phương pháp này, để phân tích các biện pháp nghệ thuật trong tác phẩm
“Truyện Kiều” cần chú ý đến các thao tác phân tích tu từ học sau:
- Xác định thành phần thông tin cơ bản của văn bản ngôn từ
- Tìm ra những hình thức biểu đạt gần nghĩa hoặc đồng nghĩa của hình thức
biểu đạt được lựa chọn tiến hành so sánh đối chiếu dựa trên mối quan hệ ngữ
cảnh tu từ để thấy được những đặc điểm đồng nhất và đối lập từng yếu tố.
- Từ đó đưa ra nhiều phán đoán về giá trị, hiệu quả của hình thức nghệ thuật
được biểu đạt trong việc biểu đạt nội dung.
Tuy nhiên, cần thấy rằng sự phân tích tu từ học chỉ là chất xúc tác cho tác
động của nghệ thuật, cho tư tưởng và cảm xúc thẩm mĩ. Sự phân tích này không
thể tách rời quá trình tổng hợp để khôi phục tính chỉnh thể của tác phẩm văn
học, nhằm xác định rõ giá trị của mỗi phương tiện, biện pháp tu từ trong cái toàn
thể đó là tác phẩm.
Ngoài 3 phương pháp trên chúng tôi còn nghiên cứu các tài liêu khoa học
để bổ sung kiến thức, hoàn thiện khóa luận một cách đầy đủ hơn.

5. Những đóng góp của khóa luận
Là đại thi hào của dân tộc, một danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du có
nhiều đóng góp lớn cho nền văn học Việt Nam. Đặc biệt là tác phẩm này vẫn
vang lên trong phổ thông và giới bạn đọc, ông có vị trí và vai trò rất quan trọng
cho văn học nước nhà.
Chúng tôi hi vọng rằng khóa luận nghiên cứu thành công sẽ góp phần vào
quá trình nghiên cứu, về giảng dạy và học tập của các bạn sinh viên “Truyện
Kiều” đặc biệt là phong cách của tác giả và giá trị tu từ ẩn dụ trong tác phẩm
nghệ thuật.


11
6. Cấu trúc của khóa luận
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, khóa luận có cấu trúc gồm 2 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết của phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ.
Chương 2: Ẩn dụ tu từ trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du
Ngoài ra khóa luận còn có phần mục lục và danh mục tài liệu tham khảo.



12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT

Marc Leuy-Pháp cho rằng: “Văn học như chiếc cầu thang lớn, muốn đi đến
bậc cuối cùng bạn phải đặt chân lên bậc đầu tiên”. Bậc thang đầu tiên ấy chính
là phương diện về hình thức, nội dung và nghệ thuật. Lê Nin thì khẳng định:
“Không có tư tưởng nào trần trụi cả. Tác phẩm văn học dù muốn hay không
muốn đều phải khoác lên mình nó chiếc áo diêm dúa của ngôn từ” điều đó cho
thấy tác phẩm văn học là nơi hội tụ, sự gặp gỡ giao thoa thể hiện mối quan hệ

hữu cơ giữa hình thức con chữ, ngôn ngữ. Theo M.Goki, ngôn ngữ là “Yếu tố
đầu tiên của văn học”, vậy sự kì diệu của ngôn ngữ khởi phát từ đâu ? điều gì
đã làm nên sự kỳ diệu của ngôn ngữ ? Do đâu mà ngôn ngữ lại mang cá tính
sáng tạo của tác giả ? Những hiệu ứng này là do các phương tiện tu từ và biện
pháp tu từ, phương thức diễn đạt được sử dụng, thể hiện rất phong phú và đa
dạng trong mỗi văn bản nghệ thuật: “Cái làm nên sự kì diệu của ngôn ngữ đó
chính là phương tiện và biện pháp tu từ”. Chính vì thế khi tìm hiểu, nghiên
cứu tác phẩm “Truyện Kiều” của Nguyễn Du chúng tôi chú trọng tới nhiều
hình thức diễn đạt đặc biệt là các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ ẩn dụ
trong tác phẩm .
Trong chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu cơ sở lí thuyết của phương tiện tu
từ và biện pháp tu từ làm cơ sở cho chương sau.
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Màu sắc tu từ
Theo Giáo sư Đinh Trọng Lạc [12] thì phương tiện tu từ là những phương
tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật logic) ra còn có ý nghĩa
bổ sung mà tu từ học còn gọi là màu sắc tu từ.
Màu sắc tu từ là một trong những khái niệm của phong cách học. Từ đó chúng ta
đi đến những khái niệm khác như: Phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
Nói tới màu sắc tu từ là người ta nghĩ đến một kiểu nói cụ thể mang tính cá
nhân. Còn các nhà phong cách học thống nhất với nhau ở chỗ: “Màu sắc tu từ là
khái niệm phong cách chỉ phần thông tin có tính chất bổ sung, bên cạnh phần
thông tin cơ bản cuả một thực từ”. Nói cách khác màu sắc tu từ là khía cạnh biểu
cảm - cảm xúc của ý nghĩa thuộc từ (diễn đạt những tình cảm, những sự đánh
giá, những ý định ) bên cạnh sự vật logic của ý nghĩa.


13
Ví dụ:
1. Cháu mời bác “ xơi” cơm ạ !  thái độ của người nói mang màu sắc tôn

trọng lịch sự.
2. Mày “hốc” cho nhanh đi !  thái độ của người nói mang sắc thái coi
thường, khinh bỉ.
Hay: Khi nói về hành động ăn của con người với các từ: “ăn, nhậu, tọng,
hốc, đớp, xơi là những từ đồng nghĩa nhưng khác nhau về sắc thái biểu cảm.
Cụ thể:
“Ăn” là dùng tay, đũa, thìa đưa thức ăn vào miệng, miệng kết hợp với các
cử động “nhai, đảo, nuốt” mang màu sắc trung hòa.
“Tọng, hốc, đớp” là nói đến cách dùng bữa của những người bất lịch sự, về
văn hóa ẩm thực, văn hóa sinh hoạt của người Việt mang màu sắc khinh thường
rẻ rúm.
“Xơi” là nói tới cách dùng thức ăn của người có văn hóa, lịch sự điềm đạm
mang màu sắc tôn trọng.
Trong cuốn “Phong cách Tiếng Việt” của Đinh Trọng Lạc [11], tác giả
đồng ý với cách xác định ý nghĩa hàm chỉ của I.V.Acnon như sau: “Khi xem xét
thông tin được chứa đựng một cách tương trưng trong thông báo trên cấp độ các
từ bên cạnh ý nghĩa chỉ xuất nêu rõ đối tượng của lời nói còn có ý nghĩa hàm chỉ
vốn được hình thành từ những thành tố cảm xúc, biểu cảm, bình giá và tu từ học
chức năng”. Phần lớn các từ trong ngôn ngữ chỉ có phần thông tin cơ bản (còn
gọi là ý nghĩa chỉ xuất) như: nhà, cửa, cột, kèo Nhưng trong ngôn ngữ cũng có
nhiều từ ngoài phần thông tin cơ bản ra, còn có thông tin bổ sung (còn gọi là ý
nghĩa hàm chỉ) như: quốc sắc, thiên hương, quân tử,… Màu sắc tu từ chính là ý
nghĩa hàm chỉ.
Màu sắc tu từ là phần ý nghĩa bổ sung, là yếu tố nhỏ bé, tinh tế làm nên sự
đối lập giữa các phương tiện trung hòa của ngôn ngữ với các phương tiện tu từ
của ngôn ngữ. Còn trong các biện pháp tu từ, thì cách sử dụng các phương tiện
ngôn ngữ có trung hòa lẫn tu từ cùng đi đến một tác dụng, một hiệu quả làm nảy
sinh màu sắc tu từ.
Các tác phẩm văn chương mẫu mực đều chứng tỏ rằng các nhà văn lớn
luôn luôn là những người nắm bắt được một cách tinh tế những màu sắc tu từ

trong sự diễn đạt vừa chính xác, vừa sinh động của sự việc, của thực tế khách
quan lẫn tình cảm, thái độ chủ quan của mình.

14
Vì vậy, các phương tiện ngôn ngữ dùng để giao tiếp trong xã hội không thể
không có màu sắc tu từ.
1.1.2. Phương tiện tu từ
Phương tiện tu từ thường được gọi là phương tiện diễn cảm, nhưng gọi như
vậy là để gây hiểu lầm là chúng chỉ diễn đạt cảm xúc. Thực ra những phương tiện
tu từ là những phương tiện ngôn ngữ, mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật -
logic) ra, chúng còn mang ý nghĩa bổ sung, còn màu sắc tu từ. Người ta gọi chung
là phương tiện tu từ súc về mặt tu từ hay những phương tiện được đánh dấu về mặt
tu từ. Còn màu sắc tu từ nhiều khi gọi là sắc thái tu từ (cốt để nhấn mạnh sự đối lập
giữa phần nghĩa cơ bản và phần nghĩa bổ sung). Đinh Trọng Lạc (1995) [6], nhìn
trên cấp độ tu từ, có nhà nghiên cứu tách ý nghĩa ra làm 2 loại:
+ Loại ý nghĩa chỉ xuất gắn với phần thông tin cơ bản.
+ Loại ý nghĩa hàm chỉ gắn với phần thông tin bổ sung được hình thành các
yếu tố cảm xúc bình giá tu từ học.
Hay màu sắc tu từ chính là khía cạnh biểu cảm, cảm xúc của ý nghĩa.
Ví dụ: Màu sắc cảm xúc có những sắc thái: hống hách, hách dịch, quan
liêu, gia trưởng
Ví dụ: Khi nói về sự chết của con người, người ta có thể dùng một số từ
ngữ khác: “hi sinh”, “qua đời”, “toi” thì mỗi từ thì mang sắc thái biểu cảm khác
nhau rất riêng biệt:
Từ “Hi sinh” mang màu sắc cao quý, trang trọng
Từ “Qua đời” mang màu sắc tôn kính
Từ “toi” mang màu sắc khinh thường coi nhẹ
Từ “chết” mang sắc thái trung hòa
Ta có thể thấy rõ điều này cụ thể qua ví dụ sau:
Ví dụ: “Bác ấy vừa qua đời” thì thái độ của người nói ở đây mang sắc thái

tôn kính, thể hiện sự thương xót đau đớn. Hoàn toàn khác khi thay từ “qua đời”
là từ “toi” vào, thì ý nghĩa của câu đó cũng khác hẳn, nó thể hiện một sự coi
thường, không tôn trọng đối với người đã mất.
Qua đây ta có thể thấy rằng màu sắc tu từ là cái hình thành có tính chất lâm
thời và mang đậm tính chủ quan của người nói và người viết. Nó có một lượng
thông tin lớn rất khó nắm bắt nó như “vầng quang bao bọc xung quanh thông tin
chính”. Đây chính là đặc điểm nổi bật mà ta cần chú ý.

15
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các yếu tố ngôn ngữ có nghĩa các phương
tiện tu từ được chia thành:
+ Phương tiện tu từ vựng
+ Phương tiện tu từ ngữ nghĩa
+ Phương tiện tu từ cú pháp
+ Phương tiện tu từ văn bản
Phương tiện tu từ tiếng Việt rất đa dạng và phong phú, ở mỗi cấp độ
phương tiện tu từ có những đặc điểm, đặc trưng và nét khu biệt riêng.
1.1.3. Biện pháp tu từ
Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc [6]: “Biện pháp tu từ là những cách thức phối
hợp sử dụng trong lời nói các phương tiện ngôn ngữ (không kể trung hòa hay
diễn cảm) để tạo ra hiệu quả tu từ (tức là gợi hình, gợi cảm, nhấn mạnh, làm nổi
bật) do sự tác động qua lại cảu các yếu tố trong một ngữ cảnh rộng”.
Biện pháp tu từ còn là những cách diễn đạt mới mẻ trong một ngữ cảnh cụ
thể bên cạnh những cách diễn đạt bình thường quen thuộc trong mọi ngữ cảnh.
Ví dụ: Trong câu ca dao: “cổ tay em trắng như ngà”. Tác giả so sánh “cổ
tay” trắng như “ngà” trở thành một biện pháp tu từ (cấp độ ngữ nghĩa) nó không
chỉ diễn đạt được cái nuột nà, dịu dàng, đáng yêu của cổ tay cô gái - đối tượng
đang được chàng trai nhận xét. Giả sử nếu chàng trai chỉ nói: “Cổ tay em trắng
quá, đẹp quá” thì đã là lời khen rồi, nhưng đó chỉ là cách diễn đạt bình thường
bắt gặp trong giao tiếp cuộc sống. So với câu ca dao trên thì ý vị, vẻ đẹp sự

huyền diệu của lời khen giảm sút nhiều.
Như chúng ta đã biết: Chính những biện pháp tu từ đã góp phần làm nên
những câu văn, câu thơ. Bởi cái hay của tác phẩm nghệ thuật không chỉ hay ở
mặt nội dung mà còn hay do sự đóng góp của mặt hình thức diễn đạt mới mẻ,
đặc sắc có thể khẳng định rằng: đọc một câu thơ, một câu văn ta thấy nó hay
nhưng không biết hay ở chỗ nào (tức không biết tác dụng ra sao) của biện pháp
tu từ nào thì có nghĩa là chỉ mới thấy được cái hay của một nửa tác phẩm. Khi ta
hiểu về biện pháp tu từ và tác dụng của nó một cách kỹ lưỡng thấu đáo thì ta sẽ
cảm thấy được vẻ đẹp trọn vẹn, toàn bích của tác phẩm văn chương một sáng tạo
ngôn từ độc đáo của người nghệ sĩ.
Căn cứ vào cấp độ ngôn ngữ, các biện pháp ngôn ngữ được phối hợp sử
dụng, các biện pháp tu từ chia thành các cấp độ khác nhau:


16
+ Biện pháp tu từ vựng
+ Biện pháp tu từ ngữ nghĩa
+ Biện pháp tu từ cú pháp
+ Biện pháp tu từ văn bản
+ Biện pháp tu từ ngữ âm - văn tự.
Để rèn luyện kỹ năng xây dựng và lĩnh hội văn bản, nhất là đánh giá được
giá trị thẩm mĩ của văn bản nghệ thuật thì cần phải nhận diện được, sử dụng
được, phân tích được những phương tiện, biện pháp tu từ. Cái làm nên sức lôi
cuốn kỳ diệu, vẻ hấp dẫn tươi đẹp của tác phẩm văn chương.
Chúng ta biết rằng: Tiếng Việt là một thứ tiếng có nhiều biện pháp và
phương tiện tu từ ngữ nghĩa. Đó là cách kết hợp có hiệu quả tu từ theo trình tự
tiếp nối của các đơn vị từ vựng thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị
khác thuộc bậc cao hơn. Điều mà chúng ta cần chú ý đến và tìm hiểu ở đây trong
phạm vi có liên quan đến vấn đề từ ta đang tập trung nghiên cứu là biện pháp tu
từ ẩn dụ và biện pháp tu từ ngữ nghĩa ẩn dụ trong những phương tiện, biện pháp

tu từ mang lại giá trị biểu cảm cho tác phẩm “Truyện Kiều”.
1.1.4. Sự khác nhau giữa phương tiện tu từ và biện pháp tu từ
Chúng ta biết rằng phương tiện tu từ tiềm ẩn trong hệ thống ngôn ngữ,
ngược lại biện pháp tu từ có tính chất hệ thống. Từ các cấp độ: ngữ âm, từ vựng
ngữ nghĩa. Còn biện pháp tu từ thường chỉ tản mạn trong lời nói (tuy nhiên trong
văn chương thì ta lại bắt gặp khá nhiều). Phương tiện tu từ có tính khách quan
tức là không tùy thuộc chủ quan của người sáng tác (người dùng). Khi phân tích
giá trị người ta thấy cả hai mặt nhưng chủ yếu là biện pháp sử dụng, cách thức
sử dụng một phương tiện tu từ nào đó ở các cấp độ.
1.1.4.1 Cấp độ từ vựng
Theo giáo sư Đinh Trọng Lạc [12] quan niệm: các phương tiện tu từ, từ
vựng được xác định là những đơn vị từ vựng đồng nghĩa mà ngoài ý nghĩa cơ
bản ra (ý nghĩa sự vật - logic) chúng còn có nghĩa bổ sung (gọi là màu sắc tu từ)
được hình thành từ bốn thành tố:
+ Biểu cảm (chứa đựng những yếu tố hình tượng)
+ Cảm xúc (Diễn đạt những tình cảm cảm xúc)
+ Bình giá (Khen, chê, tốt, xấu)
+ Phong cách chức năng (chỉ rõ phạm vi sử dụng: Thường xuyên, cố định)

17

Ví dụ: Từ đứa trẻ là phương tiện từ vựng trung hòa thì các từ sau đây là
những phương tiện tu từ:
Cún con, em bé: cách gọi âu yếm, yêu thương
Đồ trẻ con, đồ con nít: tỏ vẻ xem thường
Ranh con, nhãi con: tỏ thái độ khinh thường gét bỏ.
Căn cứ vào phạm vi sử dụng những từ ngữ đồng nghĩa tu từ được chia ra
như sau:
+ Những từ ngữ có điệu tính tu từ cao: Là những từ ngữ gọt giũa được ưu
tiên cách sử dụng trong lời nói sách vở, văn hóa. Đó là những từ ngữ mang màu

sắc cao quý, bác học và thường bắt nguồn từ các lớp từ như: từ thi ca, từ cũ, từ
hán Việt.
+ Những từ ngữ có điệu tính tu từ thấp: Là những từ ngữ được ưu tiên sử
dụng trong lời nói hội thoại, tự nhiên trong sinh hoạt hằng ngày. Đó là những
từ mộc mạc, bình dị, bắt nguồn từ các lớp từ như: Khẩu ngữ, từ lóng, từ nghề
nghiệp, từ địa phương. Còn những từ ngữ không có nghĩa tương liên, từ
không nằm trong dãy đồng nghĩa, không đi vào hệ thống từ vựng tu từ. Tuy
không phải là phương tiện tu từ ở cấp độ thấp từ vựng, nhưng chúng ta có thể
sử dụng để tạo ra các biện pháp tu từ các lớp như: Thuật ngữ từ ở trong danh
mục, từ lịch sự, từ ngoại lai.
Còn các biện pháp tu từ vựng: Là một cách phối hợp sử dụng các đơn vị từ
trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn (trong câu, trong chỉnh
thể câu) có khả năng đem lại hiệu quả tu từ do mối quan hệ giữa các đơn vị
trong ngữ cảnh. Mối quan hệ có tính chất cú đoạn này đứng ở góc độ tu từ học
thì rất phong phú và đa dạng. Song nếu sử dụng cách phân loại chức năng này
do L.Hjelmev đưa ra thì có thể tách ra thành 3 dạng chính: Quan hệ quy định,
quan hệ hòa hợp, quan hệ tương phản.
Trong quan hệ quy định: Yếu tố được đánh dấu về tu từ học ở điệu tính cao
hay ở điệu tính thấp, được sử dụng trên cái nền của các đơn vị trung hòa tu từ
học đã quy định màu sắc tu từ của toàn bộ phát ngôn.
Trong quan hệ hòa hợp: Những đơn vị được đánh dấu về tu từ học trong cùng
một lớp tu từ thuộc một hay nhiều cấp độ ngôn ngữ kết hợp một cách hài hòa với
nhau dẫn đến hiện tượng liên tưởng có sức biểu hiện mạnh mẽ.

18
Trong quan hệ tương phản: Những yếu tố được đánh dấu về tu từ học thuộc
các lớp tu từ học khác nhau bề ngoài tưởng đối chọi, mâu thuẫn với nhau, nhưng
thực ra lại thống nhất với nhau một cách biện chứng, có khả năng gợi liên tưởng
đến bản chất của những hình tượng, sự vật, hiện tượng phức tạp.
1.1.4.2. Cấp độ ngữ nghĩa

Theo giáo sư Đinh Trong Lạc [12] thì: “Các phương tiện tu từ ngữ nghĩa
những định danh thứ 2 mang màu sắc tu từ của sự vật hiện tượng”.
Ví dụ: Nhan đề tập truyện ngắn “Vang bóng một thời’’ và tên nhan đề
truyện ngắn “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân được coi là phương tiện tu từ
ngữ nghĩa, tức là tên gọi thứ hai bằng hình tượng: Những nho sĩ cuối mùa,
những con người tài hoa, bất đắc chí, những nét văn hóa tốt đẹp ngày xưa nay
chỉ còn vang bóng - vang bóng một thời và những con người không chịu a dua
theo thời, chạy theo danh lợi mà vẫn cố giữ “thiên lương” và “sự trong sạch của
tâm hồn” (Huấn Cao trong truyện ngắn Chữ người tử tù).
Căn cứ vào loại hình ảnh được sử dụng phương tiện tu từ ngữ nghĩa được
chia ra như sau:
+ Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về lượng gồm: Phóng đại thu nhỏ,
nói giảm
+ Phương tiện tu từ dùng hình ảnh về chất gồm: Ẩn dụ, cải danh, nhân
hóa, phóng dụ, hoán dụ, tượng trưng
Còn biện pháp tu từ ngữ nghĩa là toàn bộ những cách kết hợp có hiệu quả
tu từ theo trình độ tiếp nối của các đơn vị từ vựng (kể cả phương tiện tu từ)
thuộc một cấp độ trong phạm vi của một đơn vị khác thuộc bậc cao hơn như: So
sánh, đồng nghĩa kép, thế đồng nghĩa, phản ngữ, nghịch ngữ, tiệm thế.
Ví dụ: Thế Lữ đã sử dụng lối so sánh trong câu thơ sau:
Tiếng suối trong như tiếng Ngọc Tuyền
Êm như hơi gió thoảng cung tiên
Trong câu thơ trên, Thế Lữ đã sử dụng lối so sánh giữa “tiếng suối” (cái so
sánh) với tính chất “Ngọc Tuyền” (cơ sở so sánh) của “suối” (cái được so sánh)
qua (từ so sánh) là “như”. Do đó, chúng ta thấy được tiếng suối rất trong, sự
trong trẻo đó được ví như suối Ngọc Tuyền. Tiếng suối đó còn được thể hiện
bằng từ “êm” (cái so sánh) được so sánh với tính chất “thoảng cung tiên” (cơ sở
so sánh) của hơi gió.



19
Ví dụ:
Tố Hữu đã sử dụng lối so sánh trong câu thơ sau:
Sống trong cát, chết vùi trong cát
Những trái tim như ngọc sáng ngời
[18]
Trong hai câu thơ trên, Tố Hữu đã sử dụng lối so sánh giữa “trái tim” (cái
so sánh) với tính chất “sáng ngời” (cơ sở so sánh) của “ngọc” (cái được so sánh)
qua (từ so sánh) là “như”. Do đó, ta thấy được trái tim - tình yêu thương của
người mẹ bao la trời biển được ví như ngọc sáng ngời.
1.1.4.3. Cấp độ cú pháp
Các cấp độ tu từ cú pháp là những kiểu câu mang màu sắc tu từ do được cải
biến từ những kiểu câu cơ bản (chủ - vị) như kiểu câu rút gọn, mở rộng thành
phần hay đảo trật tự.
Ví dụ: Kiểu câu đảo trật tự.
Đó là một con dao nhỏ nhưng rất sắc
(Chí Phèo - Nam Cao)
Nếu đảo trật tự thành: “Đó là một con dao sắc nhưng nhỏ” thì giá trị biểu
cảm về một con dao sắc sẽ giảm đi.
Còn các biện pháp tu từ cú pháp là những cách phối hợp sử dụng các kiểu
câu để đạt được hiệu quả tu từ trong phạm vi của một đơn vị thuộc bậc cao hơn
(Trong chỉnh thể trên câu, trong đoạn văn, trong cả văn bản) như sóng đôi, đảo,
lặp đầu, lặp cuối, câu hỏi tu từ, tách biệt liên kết tu từ học.
Ví dụ: Phép dùng cú pháp lặp đầu được dùng để cấu tạo những câu thơ sau:
Buồn trông cửa bể chiều hôm
Thuyền ai thấp thoáng cánh buồm xa xa
Buồn trông ngọn nước mới xa
Hoa trôi man mác biết là về đâu
Buồn trông nội cỏ dầu dầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh

[19]


20
1.1.4.4. Cấp độ văn bản
Các phương tiện tu từ văn bản là các mô hình văn bản đem lại hiệu quả tu
từ do được cải biến từ mô hình văn bản trung hòa (mở đầu, phần chính, kết thúc)
như các mô hình mở rộng hay rút gọn hay đảo trật tự thành tố.
Còn các biện pháp tu từ văn bản là những cách phối hợp sử dụng các mảnh
đoạn của văn bản có khả năng đem lại hiệu quả tu từ. Do sự tác động qua lại của
mảnh đoạn này với nhau trên cơ sở 3 kiểu quan hệ sau:
Quan hệ quy định mảnh đoạn được đánh dấu về tu từ học của văn bản xác
định điệu tính tu từ của toàn văn bản.
Quan hệ hoà hợp: Các mảnh đoạn văn bản động nhất về màu sắc phong
cách và cũng thuộc vào một kiểu mô hình văn bản.
Quan hệ tương phản: Các mảnh đoạn của văn bản có sự khác nhau đặc
trưng tu từ hoặc phong cách.
Như vậy ở các độ nào của ngôn ngữ, các biện pháp tu từ cũng cần phân
biệt với phương tiện tu từ ở những đặc điểm sau:
Thứ nhất: Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời
nói trong giới hạn của một đơn vị cao hơn. Còn phương tiện tu từ là những yếu
tố ngôn ngữ thuộc các có độ khác nhau được đánh dấu về tu từ học trong giới
hạn của một cấp độ nào đó của ngôn ngữ.
Thứ hai: Ý nghĩa tu từ học của biện pháp tu từ nảy sinh trong ngữ của một
lời nói nào đó. Còn ý nghĩa tu từ học của phương tiện tu từ được củng cố ở ngay
phương tiện đó.
Thứ ba: Ý nghĩa tu từ của biện pháp tu từ được quy định bởi những quan
hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của một bậc khác nhau. Còn ý nghĩa
tu từ học của phương tiện tu từ được quy định bởi những hệ hình của các yếu tố
cùng bậc.

Mặc dù giữa các phương tiện tu từ và biện pháp tu từ có những điểm khác
nhau như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử
dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra biện pháp tu từ. Mặt khác việc sử dụng một số
biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó thành một phương
tiện tu từ. Đây chính là trường hợp của cái gọi là so sánh phóng đại đã mòn đi trong
thời gian. Hơn nữa, cùng một phương tiện tu từ có thể được cùng để xây dựng nên
những biện pháp tu từ khác nhau. Và ngược lại, những phương tiện tu từ khác nhau
có thể cúng tham gia vào việc xây dựng một biện pháp tu từ duy nhất.

×