Tải bản đầy đủ (.pdf) (161 trang)

Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.57 MB, 161 trang )

Đại học quốc gia Hà nội
Trường đại học khoa học xã hội & nhân văn
khoa văn học







Nguyễn Thị Hồng Thắng






Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực
trong tác phẩm truyện kiều của nguyễn du








Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn














Hà Nội - 2005

Đại học quốc gia Hà nội
Trường đại học khoa học xã hội & nhân văn
Khoa văn học







Nguyễn Thị Hồng Thắng





Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực
trong tác phẩm truyện kiều của nguyễn du



Chuyên ngành lý luận văn học
Mã số: 5 04 01




Luận văn thạc sĩ khoa học ngữ văn




Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS. Phạm Quang Long







Hà Nội - 2005

Lời nói đầu
Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du là một
vấn đề khó và phức tạp nhưng cũng hết sức hấp dẫn, lôi cuốn nhiều nhà
nghiên cứu bàn luận. Hầu hết các thế hệ, các học giả ở các cấp độ khác nhau
đã "vào cuộc" với mục đích giải mã cho được những vấn đề Nguyễn Du đặt ra
trong Truyện Kiều. Nhiều công trình nghiên cứu công phu, áp dụng hầu hết

các phương pháp tiếp cận tác phẩm đã được công bố. Các công trình này gắn
liền với các tên tuổi nổi tiếng như: Đặng Thai Mai, Hoài Thanh, Lê Đình Kỵ,
Phan Ngọc, Đặng Thanh Lê, Đỗ Đức Dục, Nguyễn Lộc, Trần Đình Hượu,
Trần Đình Sử, Trần Nho Thìn Những đóng góp của các nhà nghiên cứu là
vô cùng to lớn và quý báu đối với nền khoa học xã hội và nhân văn nước nhà.
Truyện Kiều sống mãi với thời gian cũng là nhờ những vấn đề Nguyễn
Du đặt ra trong tác phẩm càng ngày càng có ý nghĩa đối với thời đại. Tìm hiểu
vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều là một việc làm hết sức có ý
nghĩa đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng, một niềm đam mê khoa học và một
phương pháp nghiên cứu thích hợp. Tôi đã chọn đề tài Một số vấn đề về Chủ
nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du, với mong
muốn có được những tiếng nói đóng góp về phương pháp tiếp cận tác phẩm
đúng hướng và phần nào khẳng định những thành công của Nguyễn Du về
phương pháp sáng tác.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tôi nhận được sự động viên và đóng
góp to lớn của thầy cô giáo, gia đình, và bạn bè. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn
sâu sắc nhất tới thầy giáo PGS. TS. Phạm Quang Long – người đã trực tiếp
hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn này. Trong quá trình làm việc cùng với
thầy tôi đã rút ra được rất nhiều bài học cho bản thân. Đó là bài học về lòng
nhân ái, bao dung, và một tinh thần lao động khoa học hăng say, nghiêm túc.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới tất cả các thầy cô giáo - những
người đã trang bị cho tôi hành trang kiến thức để tôi có thể hoàn thành luận
văn này.
Nhân đây, tôi cũng xin được cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp cùng
những người thân trong gia đình đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trình
học tập cũng như trong thời gian làm luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!


Mục lục


Trang
Lời nói đầu

Mục lục

Mở đầu……………………………………………………………………
1
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài …………………………………………
1
2. Lịch sử vấn đề
…………………………………………………………
2
2.1. Giới thuyết về chủ nghĩa hiện thực …………………………….
2
2.1.1. Về thời điểm ra đời của chủ nghĩa hiện thực …………
2
2.1.2. Về nội hàm khái niệm chủ nghĩa hiện thực ……………
8
2.2. Vấn đề CNHT trong Truyện Kiều với các lớp người
qua các thời đại………………………………………………

21
3. Nhiệm vụ của luận văn ………………………………………………
48
4. Phương pháp nghiên cứu
………………………………………………
49
5. Cấu trúc luận văn ……………………………………………………
49

Chương 1. Thời đại, cuộc đời và tư tưởng Nguyễn Du ……………
50
1.1. Thời đại Nguyễn Du ………………………………………
50
1.1.1. Chính trị ………………………………………………
50
1.1.2. Kinh tế ………………………………………………
52
1.1.3. Tư tưởng ………………………………………………
55
1.2. Cuộc đời và tư tưởng Nguyễn Du
………………………….
59
Chương 2. Quan điểm của Nguyễn Du về cuộc đời và con người
69
2.1. Phát biểu của Nguyễn Du dưới dạng triết luận ………….
69
2.2. Hình tượng nhân vật Thuý Kiều và quan điểm
của Nguyễn Du về cuộc đời ………………………………

85
Chương 3. Vấn đề chủ nghĩa hiện thực trong truyện kiều …….
94
3.1. Vấn đề cốt truyện …………………………………………
94
3.2. Vấn đề nhân vật …………………………………………….
103
3.2.1. Môi trường hoạt động của nhân vật
…………………
103

3.2.1.1. Môi trường xã hội …………………………….
104
3.2.1.2. Khung cảnh thiên nhiên ………………………
108
3.2.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ………………………
111
3.2.2.1. Nhóm nhân vật phản diện …………………….
112
3.2.2.2. Nhóm nhân vật chính diện ……………………
118
3.3. Vấn đề ngôn ngữ Truyện Kiều …………………………….
131
3.3.1. Ngôn ngữ người kể chuyện …………………………
133
3.3.2. Ngôn ngữ nhân vật ……………………………………
138
Kết luận…………………………………………………………………
147
Danh mục tài liệu tham khảo…………………………………
149



1
Mở Đầu
1. Mục đích, ý nghĩa của đề tài
Xã hội phong kiến giai đoạn cuối thế kỷ XVIII - đầu thế kỉ XIX ở vào
tình trạng khủng hoảng trầm trọng. Đây là giai đoạn quyền lợi cá nhân bị tƣớc
đoạt nhiều nhất. Nhƣng, dƣờng nhƣ đã trở thành quy luật, cứ khi nào quyền
lợi của dân tộc bị xâm phạm thì khi đó trong văn học nổi lên là tiếng nói yêu

nƣớc thiết tha; khi nào quyền lợi của cá nhân bị xâm phạm thì trong văn học
lại dành cho tiếng nói nhân đạo bênh vực quyền sống của con ngƣời bất hạnh,
đặc biệt là ngƣời phụ nữ. Vì thế, đây lại là thời kì văn học phát triển mãnh liệt
với sự đóng góp không thể phủ nhận là nội dung nhân đạo, bênh vực những
con ngƣời bất hạnh.
Đây cũng là thời kì ghi nhận đóng góp tiến bộ của rất nhiều tác giả nhƣ:
Đặng Trần Côn, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Gia Thiều, Cao Bá Quát, Nguyễn Công
Trứ, Hồ Xuân Hƣơng và nổi bật là Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều.
Từ khi ra đời đến nay, Truyện Kiều của Nguyễn Du đã trở thành một bộ
phận không tách rời của đời sống văn học dân tộc. Nó là niềm tự hào của văn
học dân tộc và làm giàu có thêm đời sống tâm hồn con ngƣời Việt Nam biết
bao thế hệ. Song, Truyện Kiều không phải không từng trải qua những bƣớc
thăng trầm. Các thế hệ độc giả nhìn nhận tác phẩm theo những quan điểm
khác nhau, với những góc nhìn khác nhau. Cuối cùng, về cơ bản những đóng
góp của tác phẩm về phƣơng diện nội dung và nghệ thuật đã đƣợc khẳng định,
dù tác giả có vay mƣợn cốt truyện của nƣớc ngoài.
Nhƣng từ những năm 60 của thế kỉ XX, Truyện Kiều lại đƣợc giới
nghiên cứu quan tâm nhìn nhận ở góc độ khác – góc độ phƣơng pháp sáng
tác. Nhiều tác giả đã nghiên cứu Truyện Kiều ở góc độ phƣơng pháp sáng tác
hiện thực chủ nghĩa. Đây là vấn đề không hề đơn giản và gây nhiều tranh cãi.

2
Cho đến nay vẫn còn có ngƣời băn khoăn trƣớc câu hỏi: có hay không chủ
nghĩa hiện thực trong Truyện Kiều của Nguyễn Du?
Theo nhận thức của tôi, muốn đánh giá phƣơng pháp sáng tác của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều, cần phải có cái nhìn tổng thể từ lịch sử xã hội
đến thế giới quan và quan điểm phản ánh hiện thực của tác giả đƣợc thể hiện
trong tác phẩm. Trong đó phải đặc biệt chú ý tới hệ thống nhân vật trong tác
phẩm để thấy nguyên tắc xây dựng nhân vật của tác giả.
Vì những lý do trên, chúng tôi đã chọn đề tài Một số vấn đề về chủ

nghĩa hiện thực trong tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du với mong
muốn góp tiếng nói của mình về vấn đề đã có không ít tranh cãi.
2. Lịch sử vấn đề
2.1.Giới thuyết về Chủ nghĩa hiện thực (CNHT)
2.1.1 Về thời điểm ra đời của Chủ nghĩa hiện thực
Chủ nghĩa hiện thực có khi đƣợc dùng không phải với nghĩa một
phƣơng pháp sáng tác, nhiều khi nó dùng theo nghĩa rộng để xác định quan hệ
giữa tác phẩm văn học với hiện thực, bất kể tác phẩm đó của nhà văn thuộc
trƣờng phái và khuynh hƣớng văn nghệ nào. Với ý nghĩa này, khái niệm “chủ
nghĩa hiện thực” gần nhƣ đồng nghĩa với khái niệm “sự thật đời sống”.
Nhƣng vấn đề là ở chỗ, tác phẩm văn học nào cũng phản ánh hiện thực cuộc
sống bởi vì đặc tính cốt yếu của nghệ thuật nói chung, của văn học nói riêng
là tƣ duy hình tƣợng - một dạng hoạt động trí tuệ quan trọng bậc nhất của con
ngƣời - bao giờ cũng sử dụng trong sáng tạo nghệ thuật những biểu tƣợng do
thế giới bên ngoài làm sản sinh trong ý thức con ngƣời. Vì thế, “ngay khi
ngƣời nghệ sĩ bịa đặt và vẽ vời một điều gì đó mà anh ta cho là ở ngoài biên
giới của thực tại thì anh ta chẳng qua cũng chỉ tái tạo những bộ phận của cái
chỉnh thể đƣợc gọi là thực tế” [1, 13]. Rõ ràng tác phẩm văn học nói riêng,
nghệ thuật nói chung, dù thuộc bất kỳ trƣờng phái nào cũng có “giá trị hiện

3
thực”. Có lẽ đây là nguyên nhân để nhiều lúc ngƣời ta đánh đồng chủ nghĩa
hiện thực với “giá trị hiện thực” và tính hiện thực của tác phẩm văn học.
Ngày nay, ý nghĩa này của thuật ngữ “chủ nghĩa hiện thực” đã không
đƣợc dùng nữa vì nó không mang lại hiệu quả đáng kể cho công tác nghiên
cứu văn học. Thuật ngữ này đƣợc dùng phổ biến với nghĩa hẹp của nó - một
phƣơng pháp sáng tác.
Thật ra, khái niệm "Chủ nghĩa hiện thực" đƣợc dùng với ý nghĩa một
phƣơng pháp sáng tác cũng không phải đã có sự thống nhất hoàn toàn, kể cả
về thời điểm ra đời và cơ sở nảy sinh ra nó vốn là những phƣơng diện dễ đạt

tới sự nhất trí hơn cả.
Một số ngƣời cho rằng những nguyên tắc phản ánh hiện thực chủ nghĩa
hình thành từ thời cổ đại và trải qua các giai đoạn phát triển nhƣ: Cổ đại, Phục
hƣng, ánh sáng, thế kỷ XIX. Ngay cả Pêtơrôp - ngƣời đã nhận thấy chủ nghĩa
hiện thực ra đời nhƣ một hồi quang trong phạm vi nghệ thuật của cuộc đảo
lộn vĩ đại nhất mà loài ngƣời trải qua thời đại Phục hƣng, cũng thừa nhận:
“Một trong những yếu tố của sự nảy sinh và phát triển của chủ nghĩa hiện
thực thời đại Phục hƣng là sự lĩnh hội di sản nghệ thuật và văn học cổ đại”.
Và “các nền văn học thời cổ - trƣớc hết là nền văn học của thế giới cổ đại -
đặt nền móng cho toàn bộ sự phát triển sau này của nền văn học toàn thế giới,
của chủ nghĩa hiện thực nói riêng” [6, 4].
Ông cũng khẳng định: “Nền văn học thời đại Phục hƣng trƣớc hết là
sáng tác của Sêcxpia và Xecvantec, khẳng định rằng nghệ thuật có quyền lƣu ý
tới những hiện tƣợng bình thƣờng nhất của cuộc sống, đến tất cả những gì mà
con ngƣời quan tâm. Toàn bộ những cái đó đòi hỏi sự hình thành của một thi
pháp mới và dĩ nhiên phải là thi pháp của chủ nghĩa hiện thực phê phán” [6, 7].

4
Gần gũi quan điểm này là quan niệm của Borix Xuskôv. Theo Borix
Xuskôv thì:
Chủ nghĩa hiện thực với tƣ cách là phƣơng pháp sáng tác, là một hiện
tƣợng lịch sử phát sinh ở một giai đoạn phát triển nhất định của lý trí
con ngƣời, vào thời mà trƣớc con ngƣời nảy sinh sự tất yếu không
tránh khỏi phải ý thức bản chất và khuynh hƣớng vận động của xã hội,
vào thời mà con ngƣời nhận ra rằng - ban đầu có tính chất tự phát sau
đó thì tự giác - những hành động và tình cảm của con ngƣời không
phải là hệ quả của những say mê hoặc của ý đồ thần linh mà chúng bị
quyết định bởi những nguyên nhân thực tại hoặc, nói đúng hơn, những
nguyên nhân vật chất [1, 30].
Trong nhiều công trình, các nhà nghiên cứu còn gặp nhau ở chỗ cùng

chỉ ra bƣớc chuyển của CNHT từ thời đại Phục hƣng qua thời ánh sáng và
đỉnh cao là CNHT thế kỷ XIX mà M.Goorki gọi đó là chủ nghĩa hiện thực
phê phán.
Một số khác lại cho rằng CNHT hình thành từ thế kỷ XVIII khi tiểu
thuyết sinh hoạt gia đình và sinh hoạt xã hội ra đời.
Phần đông các nhà nghiên cứu đều cho CNHT nhƣ một phƣơng pháp,
một khuynh hƣớng nghệ thuật hình thành vào những năm 30 của thế kỷ XIX,
khi trong văn học châu Âu nguyên tắc mô tả chân thực cuộc sống đƣợc khẳng
định một cách đầy đủ nhất, trong những hình thức phân tích xã hội phát triển
nhất.
Dù các ý kiến về thời điểm ra đời của CNHT còn khác nhau ở nhiều
mặt, song vẫn thống nhất tại hai điểm :
Thứ nhất: Thừa nhận cơ sở hình thành của CNHT trƣớc hết là do yêu
cầu phản ánh hiện thực của văn học nói riêng, nghệ thuật nói chung, nhƣng

5
quan trọng nhất là do hoàn cảnh xã hội và sự phát triển của ý thức con ngƣời.
Xã hội phải có những đổi thay đến một mức nào đó đủ để con ngƣời có sự
chuyển biến trong nhận thức về thế giới, để họ không còn tin vào thế giới thần
linh tồn tại vô hình bên ngoài thực tại, họ đã có nhận thức khoa học về thế
giới với một vốn kinh nghiệm nhất định về xã hội, khi đó CNHT ra đời .
Thứ hai: Khẳng định CNHT có số phận lịch sử của nó, phát triển qua
các thời kỳ khác nhau. Mỗi thời kỳ, CNHT có những sắc thái riêng và dần
tiến tới sự hoàn thiện.
Theo chúng tôi, các ý kiến cho rằng CNHT ra đời từ thời Phục hƣng là
có cơ sở thuyết phục hơn cả. Bởi vì “chủ nghĩa hiện thực nhƣ một phạm trù
lịch sử, nó chỉ hình thành ở một giai đoạn lịch sử nào đó khi đã xuất hiện
những tiền đề lịch sử nhất định” [7, 13]. Khi mà “con ngƣời đã đạt đƣợc một
vốn kinh nghiệm tối thiểu, trình độ nhận thức trình độ khoa học tối thiểu” [7,
14], qua thực tiễn lao động và đấu tranh để nhận thức đƣợc về bản thân, và

những mối quan hệ phức tạp giữa con ngƣời với tự nhiên và xã hội, cũng nhƣ
quá trình phát triển của nó và xã hội qua thời gian. Điều này giúp ta nhận thấy
rằng: Trong lịch sử văn học phƣơng Tây, mặc dầu trong các nền văn học nghệ
thuật thời Cổ đại và Trung cổ, có những tác phẩm làm cho thế giới phải kinh
ngạc về độ dày và độ dài, dù có những yếu tố hiện thực chủ nghĩa khá phong
phú, chủ nghĩa hiện thực vẫn chƣa xuất hiện. Vì con ngƣời bấy giờ vẫn còn bị
thống trị bởi “thế giới quan thần thoại” giải thích cuộc sống bằng “số mệnh”,
hoặc bởi “thế giới quan tôn giáo” giải thích cuộc sống bằng “mệnh trời” của
đạo Giatô. Có lẽ phải đợi đến thời kỳ Phục hƣng, có một cuộc đảo lộn vĩ đại
trong tƣ tƣởng con ngƣời, trong đời sống xã hội, với sự phát triển của những
mối quan hệ xã hội mới thay thế chế độ phong kiến, cùng những thành tựu
của khoa học, triết học làm ý thức hệ phong kiến suy sụp về căn bản, chủ
nghĩa hiện thực mới ra đời. Thời ấy, chìm đắm mãi trong “đêm trƣờng Trung

6
cổ”, con ngƣời bắt đầu chán ngấy những thuyết lý của tôn giáo và nhà thờ, họ
muốn tự mình tìm hiểu khám phá thế giới. Kỳ diệu thay, họ đã phát hiện đƣợc
những kiệt tác trong lịch sử văn học Hy Lạp, La Mã. Đi tìm nguyên nhân
thành công của các tác phẩm thời cổ đại, họ hiểu rằng đó là vì con ngƣời đƣợc
tự do, chƣa bị trói buộc bởi các luật lệ hà khắc của chế độ phong kiến, thế là
một trào lƣu “nhân văn chủ nghĩa” đƣợc hình thành và lan rộng khắp châu
Âu. Các nhà nhân văn chủ nghĩa thời đại Phục hƣng quan tâm sâu sắc đến vấn
đề con ngƣời hoàn thiện, phát triển toàn diện, có trí tuệ và thoát ra ngoài
xiềng xích thời Trung cổ. Con ngƣời với tất cả sự phức tạp trong tính cách và
hành động trở thành đối tƣợng chính của nghệ thuật. Điều này làm thay đổi
cách hiểu về nhiệm vụ và mục đích của nghệ thuật. Bây giờ ngƣời ta cho
rằng: “Chức năng của nghệ thuật không phải là thể hiện ý tƣởng thần linh, lôi
kéo con ngƣời vào thế giới bên kia mà phục vụ những lợi ích trần thế và sự
hoàn thiện của bản thân con ngƣời” [6, 3]. Do đó văn học thời kỳ này đã quan
tâm tới thế giới cảm xúc của con ngƣời (điều mà nghệ thuật tôn giáo thời

Trung cổ xem thƣờng).
Bên cạnh đó, sự đổi mới về tƣ tƣởng cùng với sự phát triển của khoa
học tiên tiến mà ngƣời mở đầu là Bêcơn, cũng quyết định sự nảy sinh và sự
phát triển về sau của chủ nghĩa hiện thực. Các nhà triết học và nhà báo thời
Phục hƣng đến thay cho các “bậc cha đẻ của nhà thờ” đã cố tạo ra một bức
tranh duy lý về thế giới, đi sâu vào tính quy luật của sự sống và không thể
không gây ảnh hƣởng tốt lành lên nghệ thuật.
Thời đại này, vấn đề bản chất của con ngƣời, điều gì đã điều khiển cuộc
sống con ngƣời, cũng nhƣ vấn đề quan hệ giữa tƣ duy và tồn tại, vấn đề tinh
thần đối với thiên nhiên, "chỉ có thể đặt ra với toàn bộ sự gay gắt của nó, chỉ
có thể có đầy đủ ý nghĩa của nó, sau khi ngƣời châu Âu tỉnh dậy từ giấc ngủ
mùa đông dài dằng dặc của thời Trung cổ cơ đốc giáo” [2, 350]. Dƣới dạng

7
nghệ thuật, vấn đề này đƣợc đặt ra sâu sắc hơn cả trong sáng tác của Sêxpia -
ngƣời cùng thời và đồng hƣơng của Bêcơn. Pêtơrôp đã nhận xét rằng “Sêxpia,
ngƣời đặt nền móng cho chủ nghĩa hiện thực trong văn học thế giới", bởi
đóng góp lớn nhất của Sêxpia khi miêu tả con ngƣời là "một thực thể không
phụ thuộc vào các lực lƣợng thần thánh trong hoạt động của mình"[6, 9]. Khi
đặt ra vấn đề cái gì quyết định một cách khách quan thế giới nội tâm, hành vi,
ý chí của con ngƣời? Những vở bi kịch của Sêcxpia đã nói lên rằng: Cá nhân
con ngƣời không tự do, và vấn đề tính cách trở nên phức tạp với vấn đề “hoàn
cảnh sống thực". Những hoàn cảnh này đôi khi hạn chế một cách khốc liệt ý
chí và khả năng tự do quyết định của con ngƣời, ngay cả khi đó là một cá
nhân phi thƣờng. Nhƣ vậy, Sêcxpia lần đầu tiên đặt ra vấn đề tác động của
hoàn cảnh đối với tính cách con ngƣời - vấn đề đƣợc văn học hiện thực sau
này tiếp nhận. “Hoàn cảnh” mà Sêcxpia đặt nhân vật của mình trong đó đã
mang cái nghĩa mà Ănghen hiểu khi dùng thuật ngữ “hoàn cảnh điển hình” vì
nó mang tính chất “toàn nhân loại”. Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX đã tiếp
thu phƣơng pháp tái hiện hoàn cảnh điển hình của Sêcxpia.

Ra đời từ thời Phục hƣng, chủ nghĩa hiện thực có số phận của nó, phát
triển qua các thời kỳ: Phục hƣng, ánh sáng, thế kỷ XIX Mỗi thời kỳ, chủ
nghĩa hiện thực lại có màu sắc riêng.
Chẳng hạn thời kỳ Phục hƣng - thời kỳ sơ khai của chủ nghĩa hiện thực,
nó xuất hiện với ý nghĩa phê phán trật tự xã hội đƣơng thời, phê phán sự giải
thích thế giới bằng thần linh, bằng thần thoại. Những sáng tác của Sêcxpia và
Xecvantec đã miêu tả con ngƣời trong sự toàn diện của nó và mang ý nghĩa
phê phán đó.
Thời ánh sáng, chủ nghĩa hiện thực phát triển ở một giai đoạn mới, là
cơ sở cho sự nảy mầm của chủ nghĩa hiện thực phê phán khi mà vấn đề xã
hội, con ngƣời, cơ cấu xã hội đƣợc đặt ra một cách gay gắt trong những sáng

8
tác của Môlie, Gớt, Điđrô. Thời kỳ này con ngƣời không chỉ đƣợc miêu tả
một cách toàn diện về thế giới nội tâm, bản chất và lý trí mà cả xã hội - môi
trƣờng bao quanh con ngƣời cũng đƣợc nghiên cứu, vì đó là yếu tố ảnh hƣởng
đến tính cách con ngƣời. Văn chƣơng soi sáng những mối quan hệ nhân quả,
tƣơng tác lẫn nhau giữa môi trƣờng và số phận con ngƣời. Trƣớc kia, môi
trƣờng cùng tồn tại với nhân vật, quan hệ với nó nhƣ một thế giới bên ngoài,
nhân hậu hoặc thù địch, nay trở thành gốc rễ nuôi dƣỡng nó bằng dòng nhựa
của mình. Mối quan hệ nhân quả mà Sêcxpia đã từng thấy, giờ đây đã hiện ra
nhƣ một mối nhân quả có tính xã hội. Điều này về sau sẽ trở thành cơ sở của
phƣơng pháp phân tích của chủ nghĩa hiện thực phê phán.
Chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX: Đã đạt tới đỉnh cao nhất cho nên
ngƣời ta gọi là chủ nghĩa hiện thực cổ điển. Âm hƣởng chủ đạo của nó là phê
phán, nên M. Goorki đã gọi đó là “chủ nghĩa hiện thực phê phán”, ngày nay
thuật ngữ này vẫn đang tồn tại.
Nhƣ vậy, việc xác định mốc hình thành chủ nghĩa hiện thực ở phƣơng
Tây cũng là vấn đề vô cùng phức tạp. Tuy nhiên, các ý kiến vẫn châu tuần tại
một điểm là thừa nhận chủ nghĩa hiện thực thế kỷ XIX là đỉnh cao chói lọi

của chủ nghĩa hiện thực ở phƣơng Tây. Đây cũng là giai đoạn mà lý luận về
chủ nghĩa hiện thực cũng dần đạt tới sự hoàn thiện. Khái niệm “chủ nghĩa
hiện thực” đƣợc đề cập nhiều nhất và nội hàm của nó đã đƣợc nêu lên rõ ràng.
2.1.2 Về nội hàm khái niệm chủ nghĩa hiện thực
Nhƣ trên đã nói, có lúc khái niệm chủ nghĩa hiện thực đƣợc dùng với
tính chất nhƣ là sự phản ánh hiện thực đời sống. Khi đó, khái niệm này trùng
với khái niệm “sự thật đời sống” hoặc “giá trị hiện thực”, “tính hiện thực” của
tác phẩm văn học. Đồng thời với sự phát triển của chủ nghĩa hiện thực trong
văn học châu Âu, lý luận về chủ nghĩa hiện thực cũng hình thành và ngày
càng hoàn thiện:

9
Đƣợc xem nhƣ sự khởi đầu trong lý thuyết về chủ nghĩa hiện thực là
những lời khuyên của Hămlét đối với các diễn viên khi nói rằng: “Cần tái
hiện chân lý cuộc sống bằng nghệ thuật nhƣ thế nào?” [6, 24].
Đến thế kỷ XVIII lý luận về chủ nghĩa hiện thực đƣợc hình thành trong
mỹ học của Điđrô và Letxing. Quan điểm và lời khuyên của họ tạo điều kiện
thuận lợi cho sự phát triển của thứ nghệ thuật gắn liền với thực tại.
Điđrô cho rằng, “mỗi một tác phẩm điêu khắc hay hội hoạ phải thể
hiện một quy tắc vĩ đại nào đó của cuộc sống, phải có ý nghĩa giáo huấn, nếu
không thì nó sẽ câm lặng” [6, 25]. Theo ông, “trong việc miêu tả đối tƣợng
chủ yếu của cuộc sống là con ngƣời, cần đạt đƣợc tính khách quan bằng cách
điển hình hoá tính cách trong mối quan hệ phụ thuộc với môi trƣờng, xã hội
và vị trí của nhân vật đó” [6, 25]. Nhƣ vậy, trong quan điểm của Điđrô thì
mục đích của tác phẩm nghệ thuật là phản ánh hiện thực và chân lý cuộc sống.
Nhân vật trung tâm của tác phẩm là con ngƣời chịu sự chi phối của môi
trƣờng và xã hội. Đây là quan điểm khoa học mà chủ nghĩa hiện thực thế kỷ
XIX sẽ tiếp tục kế thừa.
Letxing là một trong những nhà khai sáng ở Đức thế kỷ XVIII đã đấu
tranh kiên quyết cho chủ nghĩa hiện thực. Ông cho rằng, nghệ thuật có chức

năng tái hiện không chỉ cái đẹp mà là toàn bộ “tự nhiên nhìn thấy đƣợc”. Ông
nhìn thấy quy luật chủ yếu của nghệ thuật chân thực trong “chân lý của sự
biểu cảm”. Sự biểu cảm lại phụ thuộc vào “sự thật của hiện thực”, “không thể
nào là vĩ đại cái gì không chân thực”. Trong khi miêu tả con ngƣời, nhà văn
phải tuân theo lôgic khách quan của tính cách đó và “tiến trình sự việc”. Ông
cũng đặt ra vấn đề “cái chung”- cái điển hình và “cái thông thƣờng”- cá tính
trong sáng tạo nghệ thuật [6, 26].
Rõ ràng Letxing đã đặt ra yêu cầu đối với nhà văn trong việc miêu tả
cuộc sống của con ngƣời: cần phải tuân theo lôgic khách quan chứ không nên

10
áp đặt ý muốn chủ quan vào tác phẩm. Hình tƣợng nhân vật trong tác phẩm
phải có cuộc sống riêng, tính cách phát triển phù hợp với tiến trình sự việc
chứ không phụ thuộc vào ý tác giả.
Thời kỳ này, Gớt cũng quan tâm nhiều tới các vấn đề của chủ nghĩa
hiện thực. Ông đƣa ra quan điểm về mối quan hệ gắn bó giữa nghệ thuật và
đời sống. “Đối với ngƣời nghệ sĩ yêu cầu cơ bản nhất luôn luôn là yêu cầu
đứng về phía cuộc sống, nghiên cứu nó, tái hiện và tạo dựng một cái gì giống
với các hiện tƣợng của nó”[6, 26]. Dẫu vậy, lý luận về chủ nghĩa hiện thực
thời kỳ này vẫn chƣa đƣa ra khái niệm về chủ nghĩa hiện thực, mà mới chỉ
đƣa ra những nguyên tắc sáng tác của chủ nghĩa hiện thực.
Thế kỷ XIX - thời kỳ hoàng kim của chủ nghĩa hiện thực, là thời kỳ lý
luận về chủ nghĩa hiện thực phát triển mạnh mẽ. Thời kỳ này, theo ông Đỗ
Đức Dục thì lần đầu tiên khái niệm chủ nghĩa hiện thực đƣợc Săngflơri đƣa ra
trong cuốn Chủ nghĩa hiện thực - 1857. Ông cho rằng, chủ nghĩa hiện thực
yêu cầu loại bỏ mọi yếu tố hƣ ảo, tƣởng tƣợng trong sáng tạo nghệ thuật.
Ngƣời nghệ sĩ khi viết tác phẩm phải tái hiện cuộc sống nhƣ nó vốn có, ngay
cả những hình tƣợng nhân vật cũng phải giữ đƣợc những nét tƣơng đồng với
cuộc sống. Có lẽ vì thế mà thời ấy giới phê bình Nga đã đồng nhất chủ nghĩa
hiện thực và chủ nghĩa tự nhiên khi gọi nhà văn hiện thực nhƣ Gôgôn,

Tuốcnhêniép, Lép Tônxtôi là các nhà văn của chủ nghĩa tự nhiên. Trong văn
học phƣơng Đông đặc biệt ở Trung Quốc và Việt Nam, ngƣời ta gọi chủ nghĩa
hiện thực là chủ nghĩa tả chân.
Các ý kiến giai đoạn này tập trung vào vấn đề văn học lấy cuộc sống
thực nhƣ những gì đang diễn ra làm đối tƣợng phản ánh. Nhƣ vậy, ít nhiều nội
hàm của khái niệm chủ nghĩa hiện thực đã đƣợc định hình. Nhƣng cũng nhƣ
thời Phục hƣng, thời ánh sáng, lý luận về chủ nghĩa hiện thực ở thời kỳ này
vẫn chƣa trở thành một hệ thống lý luận hoàn chỉnh.

11
Các nhà lý luận của chủ nghĩa Mác vốn đƣợc trích dẫn nhiều nhất cũng
không trình bày một cách hệ thống về khái niệm chủ nghĩa hiện thực. Tuy
nhiên, qua các chuyên luận, các bài báo, các bức thƣ của F. Ănghen, C.Mác
và V.I.Lênin, chúng ta có thể hiểu đƣợc tinh thần chung của các nhà kinh điển
khi bàn về chủ nghĩa hiện thực.
Tháng 4-1888, trong Thư gửi cho M. Hacơnet, Ănghen đã viết
“Banzắc- ngƣời mà tôi cho là một bậc thầy của chủ nghĩa hiện thực lớn hơn
tất cả mọi Dôla quá khứ, hiện tại và tƣơng lai - trong Tấn trò đời đã cấp cho ta
cái lịch sử tuyệt diệu nhất của xã hội Pháp”. Ănghen đánh giá cao việc tái
hiện “lịch sử hiện tại” của xã hội vào tác phẩm văn học và cho đó là tiêu chí
quan trọng nhất của chủ nghĩa hiện thực. Cũng từ quá trình tìm hiểu, bàn định
về chủ nghĩa hiện thực, Ănghen đã kết luận: “Theo tôi, ngoài chi tiết chân
thực, chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện chân thực những tính
cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” [2, 374].
Nhƣ vậy, quan điểm của Ănghen là: Chủ nghĩa hiện thực yêu cầu phải
tái hiện chân thực đời sống xã hội, nhƣng không phải là tái hiện theo kiểu bê
nguyên xi thực tại vào tác phẩm nhƣ chủ nghĩa tự nhiên. Chủ nghĩa hiện thực
chân chính phải miêu tả đƣợc hoàn cảnh điển hình với hạt nhân cơ bản là cơ
sở vật chất, các mối quan hệ xã hội trong sự vận động biến đổi. Trong hoàn
cảnh điển hình ấy, nhà văn phải xây dựng đƣợc những tính cách điển hình. Và

chỉ trong điều kiện đặc biệt nhất định (hoàn cảnh điển hình), tính cách điển
hình mới đƣợc bộc lộ một cách rõ nét và đầy đủ. Kết luận của Ănghen sau
này đƣợc xem nhƣ là định nghĩa kinh điển về chủ nghĩa hiện thực.
Trong các công trình của mình, V.I.Lênin thƣờng xuyên bàn về chủ
nghĩa hiện thực. Đặc biệt Lênin nới rộng khái niệm chủ nghĩa hiện thực sang
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội nhƣ: Xã hội học, kinh tế, chính trị và
cả triết học. Lênin đƣa khái niệm điển hình vào những lĩnh vực đó, vì thế ông

12
gọi “những tên địa chủ phản động điển hình”; “hạng ngƣời không điển hình
với những năm 60”; “thứ triết lý điển hình cho bọn thực dân chủ nghĩa”….
Còn trong văn học, Lênin xem L.Tônxtôi là nhà văn của chủ nghĩa hiện thực
và là “chủ nghĩa hiện thực sáng suốt nhất”. Nhƣ vậy, khái niệm chủ nghĩa
hiện thực đƣợc Lênin xem xét một cách linh hoạt ở mọi lĩnh vực. Tuy nhiên,
hạt nhân cơ bản của nó là “sự thực” hay “đời sống” vẫn đƣợc Lênin coi là
quan trọng nhất. Trong lĩnh vực nghệ thuật, chủ nghĩa hiện thực là một khái
niệm mỹ học. Nó đƣợc dùng để chỉ một phƣơng pháp sáng tác, một trƣờng
phái, một trào lƣu, một khuynh hƣớng văn học, một kiểu sáng tác hay một hệ
thống nghệ thuật.
Trong phần này, chúng tôi không có tham vọng đi tìm một khái niệm
chủ nghĩa hiện thực đầy đủ, chỉ cố gắng nêu lên nội hàm cũng nhƣ hạt nhân
tạo nên nội hàm khái niệm, dựa vào những bài báo, các bức thƣ của các nhà
kinh điển của chủ nghĩa Mác nhƣ: Thư của C.Mác và Ănghen gửi cho Latxan
(1859); Thư của Ănghen gửi cho M.Cauxki (1885), cho Haccơnet (1888);
một chƣơng Phê phán tiểu thuyết "Bí mật thành Pa-ri” của Ơgien Xuy (1845)
trong Gia đình thần thánh. Nội hàm khái niệm có những nét cơ bản nhƣ sau:
Chủ nghĩa hiện thực đặt yêu cầu nhận thức và thể hiện đời sống một
cách chính xác và khách quan lên hàng đầu “tái hiện cuộc sống nhƣ nó vốn
có”. Đây là điểm khác biệt cơ bản với tính ƣớc lệ tƣợng trƣng của chủ nghĩa
cổ điển, tính trữ tình thoát ly hiện thực của chủ nghĩa lãng mạn. Đối tƣợng

của chủ nghĩa hiện thực phải là thực tại đời sống chứ không phải là “cái
bóng” nhƣ chủ nghĩa cổ điển hay “tái tạo” thực tại nhƣ chủ nghĩa lãng mạn.
Chủ nghĩa hiện thực nhận thức một cách chân thực, tái hiện đúng đắn, trung
thành quan hệ giai cấp, tình hình, vị trí giai cấp của thời đại, phản ánh đúng
chiều hƣớng vận động của lịch sử. Yêu cầu này đƣợc đề cập nổi bật trong Thư
của C.Mác và F.Anghen gửi cho Latxan (1859), khi Latxan cho xuất bản ở

13
Đức tác phẩm bi kịch lịch sử Franx Von Xickinggen. Tác phẩm ấy lấy đề tài
từ cuộc khởi nghĩa của tầng lớp hiệp sĩ chống lại vua chúa, quý tộc 1552.
Ngƣời cầm đầu là Franx Von Xickinggen bị tử thƣơng và Hutten phải trốn ra
nƣớc ngoài. Vấn đề đặt ra là tại sao phong trào này lại bị thất bại? Latxan cho
rằng, khởi nghĩa thất bại vì những ngƣời cầm đầu thiếu nhiệt tình và mƣu trí.
Mác và Ănghen chỉ ra cuộc khởi nghĩa thất bại vì lãnh tụ của phong trào này
là những ngƣời đại diện cho giai cấp đã suy tàn. Thất bại của họ là thất bại tất
yếu vì họ là một lực lƣợng xã hội thuộc về quá khứ. Do đó, không nên giải
thích sự thất bại của phong trào xã hội bằng lý do cá nhân mà phải giải thích
bằng lý do lịch sử. Phong trào khởi nghĩa của Franx Von Xickinggen không
liên minh với nông dân và thành thị tức là những giai cấp mà sự phát triển của
chúng có nghĩa là phủ định tầng lớp hiệp sĩ. Tuy nhiên, cuộc đấu tranh của
Xickinggen chỉ là cuộc đấu tranh duy trì đặc quyền đặc lợi. Cho nên, dẫu có
muốn thì họ cũng không thể nào liên minh đƣợc với nhân dân và thành thị.
Mác và Ănghen chỉ ra: Muốn phản ánh trung thực lịch sử, phải phản ánh
phong trào nhân dân đang lên lúc này.
Nhƣ vậy, chủ nghĩa hiện thực không cho phép nhà văn nhận thức đời
sống, lý giải lịch sử theo lôgic chủ quan mà phải lý giải theo lôgic của hiện
thực khách quan.
Hiện thực cuộc sống đƣợc nhà văn thể hiện qua tính cách, hình tƣợng
con ngƣời. Con ngƣời đƣợc tái hiện trong mối quan hệ với hoàn cảnh xã hội,
bản chất giai cấp, bản chất thời đại… và chủ nghĩa hiện thực yêu cầu nhà văn

phải tôn trọng lôgic phát triển nội tại của tính cách. Mác và Ănghen đều cho
rằng, nhà văn không đƣợc biến nhân vật thành con rối, không đƣợc đẽo phạt
nhân vật theo ý muốn chủ quan. Yêu cầu này đƣợc thể hiện tập trung trong
Gia đình thần thánh, nhất là ở chƣơng phê phán tiểu thuyết Bí mật thành Pari
(ƠgienXuy). Đƣơng thời, một số nhà duy tâm, cụ thể là nhóm Hêghen trẻ rất

14
hoan nghênh cuốn tiểu thuyết này của ƠgienXuy. Mác đã phê phán Xêliga khi
ông ta quá đề cao tiểu thuyết Bí mật thành Pari. Tác giả cuốn tiểu thuyết đã
biến một cô gái điếm, một tên giết ngƣời thành một bà hoàng và một ngƣời từ
thiện. Mác chỉ ra rằng, ở đây, tác giả đã thoát li sự thật đời sống. Vì muốn
điều hoà giai cấp nên tác giả đã sáng tạo những nhân vật không có sinh khí và
hết sức giả tạo. Những nhân vật trong tiểu thuyết bị biến thành những con rối,
hoàn toàn chịu sự chỉ huy bởi ý đồ chủ quan của tác giả. Mác đòi hỏi phải thể
hiện nhân vật nhƣ bản chất của nó, nghĩa là phải tôn trọng lôgic phát triển nội
tại của tính cách.
Cuối cùng, phản ánh cuộc sống một cách chính xác, khách quan còn có
nghĩa là phải triệt để tôn trọng nguyên tắc để cho khuynh hƣớng toát lên từ
bản thân hình tƣợng, tình thế và hành động. Yêu cầu này đƣợc thể hiện tập
trung trong thƣ của Ănghen gửi cho Mina Cauxki. Vào những năm 1880, ở
Đức xuất hiện loại tiểu thuyết khuynh hƣớng. Loại tiểu thuyết này chịu ảnh
hƣởng của chủ nghĩa Mác, nhƣng không thoát khỏi chủ nghĩa cải lƣơng, vì
thế không thể phản ánh đƣợc bản chất xã hội. Ănghen không loại trừ tiểu
thuyết có tính khuynh hƣớng “tôi tuyệt đối không chống lại loại thơ mang tính
khuynh hƣớng. ông tổ của bi kịch Etsinlơ và ông tổ của hài kịch là
Aritxtôphan, cả hai đều là những nhà thơ rất mang tính khuynh hƣớng,
Đăngtơ và Xecvantex cũng thế, và ƣu điểm của vở kịch âm mưu và tình yêu
của Sile chính là ở chỗ nó là vở kịch có khuynh hƣớng chính trị đầu tiên ở
Đức. Các nhà văn Nga và các nhà văn Nauy hiện đại, những ngƣời viết những
quyển tiểu thuyết rất hay đều là những ngƣời mang tính khuynh hƣớng” [2,

381]. Nhƣng vấn đề là khuynh hƣớng phải thể hiện ra nhƣ thế nào? Ănghen
viết tiếp: “Tôi cho rằng bản thân khuynh hƣớng phải toát ra từ tình thế và
hành động, chứ không nên nhấn mạnh nó một cách đặc biệt, và nhà văn
không bắt buộc phải đƣa ra trƣớc ngƣời đọc sẵn sàng đâu đấy giải pháp lịch

15
sử, tƣơng lai về các xung đột xã hội mà nhà văn miêu tả” [2, 381]. Ba năm
sau - 1888, trong Thư gửi Haccơnetxơ một lần nữa Ănghen lại nhấn mạnh yêu
cầu này: “Các quan điểm của tác giả càng kín đáo bao nhiêu thì lại càng tốt
cho tác phẩm nghệ thuật bấy nhiêu” [2, 385].
Nhƣng làm thế nào để khuynh hƣớng tƣ tƣởng toát lên từ tình thế và
hành động nhân vật? Làm thế nào để miêu tả đƣợc lôgic phát triển khách quan
của tính cách? Nghĩa là làm thế nào để nhận thức thể hiện đời sống một cách
chính xác, khách quan? Để làm đƣợc nhƣ thế, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi
phải xây dựng đƣợc tính cách điển hình phù hợp với hoàn cảnh điển hình.
Đây là vấn đề đƣợc nhắc nhiều trong các lá thƣ của Mác và Ănghen khi các vị
bàn đến chủ nghĩa hiện thực, yêu cầu này đƣợc thể hiện tập trung nhất trong
thƣ Ănghen gửi cho Haccơnetxơ vào đầu tháng 4-1888. Ănghen viết: “Theo
tôi ngoài chi tiết chân thực chủ nghĩa hiện thực còn đòi hỏi một sự tái hiện
chân thực những tính cách điển hình trong hoàn cảnh điển hình” [2, 374].
Chúng tôi thấy có mấy điểm cần lƣu ý trong ý kiến của Ănghen nhƣ sau:
Thứ nhất: Ănghen không coi việc tái hiện chính xác các chi tiết là quan
trọng nhất, càng không phải là duy nhất, vì ông không tán thành quan điểm
của chủ nghĩa tự nhiên - một khuynh hƣớng nghệ thuật ở những năm cuối thế
kỷ XIX - ngƣời đứng đầu là Dôla đã chủ trƣơng tái hiện chính xác tất cả các
chi tiết nghệ thuật.
Thứ hai: Trong quan điểm của Ănghen, một hoàn cảnh đƣợc gọi là hoàn
cảnh điển hình khi nhà văn tái hiện đƣợc bản chất của hoàn cảnh. Hạt nhân quy
định bản chất của hoàn cảnh là cơ sở vật chất và tƣơng quan giai cấp. Nhà văn
miêu tả đƣợc hoàn cảnh điển hình khi anh ta tái hiện đƣợc đúng điều kiện sinh

hoạt vật chất của xã hội, quan hệ giai cấp trong một giai đoạn lịch sử nhất định.
Hoàn cảnh này tồn tại một cách khách quan không bị phụ thuộc vào ý chí con
ngƣời. Hoàn cảnh ấy đƣợc Mác gọi là “nội dung lịch sử có ý thức”, “trào lƣu lịch

16
sử” (Thư gửi Latxan) “những quan hệ hiện thực” (Thư gửi Mina Cauxki) “hoàn
cảnh bao quanh” các tính cách và “bắt họ hành động” (Thư gửi Hacơnetx).
Tính cách điển hình là sự thống nhất hài hoà cao độ giữa cái riêng sắc
nét và cái chung có ý nghĩa khái quát cao, là “ngƣời lạ mà quen” (Bêlinxki).
Cái riêng sắc nét của nhân vật “không những thể hiện ở việc mà cá nhân ấy làm
mà còn bằng cách mà cá nhân ấy làm việc đó nữa” [2, 374]. “Mỗi nhân vật là
một điển hình, nhƣng đồng thời là một cá nhân hoàn toàn cụ thể, là con ngƣời
này nhƣ ông già Hêghen đã nói" [2, 380]. Còn về tính chung mang độ khái quát
cao của nhân vật điển hình, Ănghen đã ghi nhận: “Các nhân vật chính thì thực
sự là đại biểu cho những giai cấp và những trào lƣu nhất định, do đó, tiêu biểu
nhất định cho thời đại của họ” [2, 373]. Nhƣ vậy, theo Mác và Ănghen, chủ
nghĩa hiện thực phải nhận thức và thể hiện chính xác đời sống xã hội của con
ngƣời, phải nêu đƣợc sự phụ thuộc mọi mặt của đời sống xã hội và khuynh
hƣớng chủ yếu của nó vào sự phát triển của kinh tế và đấu tranh giai cấp. Chủ
nghĩa hiện thực phải thể hiện lý tƣởng thông qua việc miêu tả trung thực bản
thân thực tại, phải khám phá mối quan hệ giữa tính cách và hoàn cảnh.
Tóm lại, nếu nhìn từ góc độ nhận thức luận triết học, mỹ học thì hạt
nhân tạo thành nội hàm khái niệm chủ nghĩa hiện thực trong cách sử dụng của
Mác và Ănghen không phải là cái gì khác mà chính là vấn đề quyết định luận.
Sau này, V.I.Lênin cũng dựa vào thái độ đối với vấn đề quyết định luận
để bàn luận về chủ nghĩa hiện thực. Từ 1908 đến 1911, Lênin viết liên tiếp
các bài báo về nhà văn hiện thực vĩ đại L.Tônxtôi nhƣ: L.Tônxtôi, tấm gương
phản chiếu cách mạng Nga (1908), Tônxtôi và thời đại của ông (1911). Đó
đều là những bài phát biểu vô cùng sâu sắc về chủ nghĩa hiện thực trong sáng
tác, học thuyết, cũng nhƣ thế giới quan của Tônxtôi. Nhƣng hệ thống quan

điểm của Lênin về chủ nghĩa hiện thực đƣợc cơ bản hoàn thiện vào những
năm 90 của thế kỷ XIX. Theo Lênin, về phƣơng pháp luận chỉ có thể giải

17
quyết vấn đề chủ nghĩa hiện thực trên nền tảng vấn đề quyết định luận. Bởi vì,
vấn đề quyết định luận có thể có những bình diện rất khác nhau nhƣ nhận
thức luận, xã hội học, tâm lý học. Giải quyết vấn đề quyết định luận cũng là
giải quyết các vấn đề về mối quan hệ phụ thuộc, chế định lẫn nhau giữa các
hiện tƣợng rất khác nhau nhƣ tồn tại và ý thức, thƣợng tầng kiến trúc và hạ
tầng cơ sở, nghệ thuật và xã hội, chủ thể và khách thể. Dạng quan trọng nhất
của quyết định luận là vai trò quyết định của hoàn cảnh đối với tính cách, môi
trƣờng đối với con ngƣời. Đây là phƣơng diện có quan hệ trực tiếp với hệ
thống quan niệm của các vị kinh điển chủ nghĩa Mác về vấn đề chủ nghĩa hiện
thực trong văn học nghệ thuật. Lí giải tại sao các vị kinh điển của chủ nghĩa
Mác đã sử dụng thuật ngữ chủ nghĩa hiện thực trong những trƣờng hợp khác
nhau với những sắc thái ý nghĩa khác nhau nhƣng ta vẫn nhận thấy có cái gì
đó rất chung, hết sức cơ bản, tạo nên hạt nhân của khái niệm chủ nghĩa hiện
thực trong các cách sử dụng của họ. Hạt nhân ấy chính là vấn đề quyết định
luận. Trong lĩnh vực nhận thức luận, chủ nghĩa hiện thực đòi hỏi phải thừa
nhận thế giới hiện thực tồn tại một cách khách quan bên ngoài và không phụ
thuộc vào ý thức con ngƣời. Trên bình diện xã hội học, chủ nghĩa hiện thực
đòi hỏi phải thừa nhận sự lệ thuộc của ý thức và phẩm hạnh con ngƣời vào
hoàn cảnh xã hội mà nó sinh sống. Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác đã
xuất phát từ những yêu cầu rộng lớn nhƣ thế để phân tích, đánh giá, bình luận
về chủ nghĩa hiện thực trong sáng tạo nghệ thuật.
Các vị kinh điển của chủ nghĩa Mác đã rất nhấn mạnh yêu cầu chính
xác, khách quan trong việc nhận thức, thể hiện đời sống. Tuy nhiên, họ không
hề xem nhẹ vai trò của thế giới quan, lập trƣờng tƣ tƣởng của nhà văn với tƣ
cách là chủ thể sáng tạo. Họ thƣờng chỉ ra: Chính thế giới quan và lập trƣờng
tƣ tƣởng có vai trò quyết định đối với việc hình thành chủ nghĩa hiện thực và

đặc điểm của chủ nghĩa hiện thực trong sáng tác của một nhà văn. Nhƣng họ

18
đã không đồng nhất với khuynh hƣớng tƣ tƣởng của các nhà văn với lợi ích
hẹp hòi của một giai cấp cụ thể. Họ nhìn thấy ở tƣ tƣởng ấy tiếng nói phát
ngôn cho lợi ích chung của xã hội, cho tƣ tƣởng tình cảm của quảng đại quần
chúng nhân dân.
Mặt khác, nhấn mạnh tầm quan trọng, quyết định của thế giới quan
nhƣng cũng không đồng nhất chủ nghĩa hiện thực với thế giới quan. Vì thế
giới quan tƣ tƣởng chỉ thuần tuý mang tính lý thuyết, có thiện cảm, có ác cảm,
có thành kiến chính trị của nhà văn, trong khi đó mỗi nhà văn là một con
ngƣời của thực tiễn đời sống làm thay đổi thiên kiến chính trị và quan điểm
giai cấp của họ. Đó là trƣờng hợp của Ban zắc và Tônxtôi. Ănghen thấy, “một
trong những thắng lợi vĩ đại của chủ nghĩa hiện thực và là một trong những
nét vĩ đại nhất của ông già Banzắc” “chính vì Banzắc đã buộc phải đi ngƣợc
lại những thiên kiến giai cấp và các thành kiến chính trị của mình, chính vì
ông đã nhìn thấy sự sụp đổ tất yếu của những ngƣời quý tộc yêu quý của ông
và miêu tả họ với tƣ cách những con ngƣời không đáng đƣợc hƣởng một số
phận khá hơn và chính vì ông đã nhìn thấy nhiều con ngƣời chân chính của
tƣơng lai ở nơi duy nhất ta có thể tìm thấy họ” [2, 386-387]. Còn với Tônxtôi,
Lênin nhận xét nhƣ sau:
Sự phá vỡ đột ngột của tất cả các nền móng cũ của nƣớc Nga nông
thôn đã kích thích sự chú ý của ông, làm cho ông quan tâm sâu sắc đến
các biến cố xảy ra xung quanh ông, làm thay đổi toàn bộ thế giới quan
của ông. Do nguồn gốc xuất thân và giáo dục của ông, Tônxtôi thuộc
về tầng lớp đại quý tộc, địa chủ ở Nga, ông đã đoạn tuyệt với tất cả
quan niệm thịnh hành trong giới đó và trong những tác phẩm cuối cùng
của ông, ông đã kịch liệt phê phán những trật tự xã hội và kinh tế dựa
trên sự nô dịch quần chúng, trên sự cùng khổ của họ, trên sự phá sản
của giai của nông dân và của các tiểu chủ nói chung, trên bạo lực và sự


19
giả nhân giả nghĩa - những cái đã thấm vào toàn bộ cuộc sống đƣơng
thời từ trên xuống dƣới [2, 214]
Không thể đồng nhất CNHT với thế giới quan còn bởi vì CNHT luôn
gắn liền với sự trong sáng đạo đức, với lƣơng tri của ngƣời cầm bút. Nhà văn
L.Tônxtôi của Nga và nhà văn Nam Cao của nƣớc ta là những trƣờng hợp nhƣ
thế.
Tônxtôi vốn là ngƣời ảnh hƣởng sâu sắc của quan điểm “nghệ thuật vị
nghệ thuật”, nhƣng với sự “chân thành”, “thành thực” và “tình cảm mạnh mẽ”
dành cho những ngƣời dân đang rên xiết dƣới ách thống trị của chế độ chuyên
chế, Tônxtôi đã đến với CNHT. Nhà văn này đã đến với CNHT không chỉ
bằng tài năng mà bằng “tình cảm của cả một bể nhân dân đang rung lên, bằng
cái nguyện vọng muốn “đi đến tận gốc, muốn tìm cho ra nguyên nhân thực sự
những tai họa của quần chúng” [2, 225].
Nam Cao là một nhà văn hiện thực phê phán lớp sau của Việt Nam. Khi
mới cầm bút sáng tác, ông đã thử sức ngòi bút của mình theo xu hƣớng văn
học thịnh hành. Nam Cao đã viết những tác phẩm văn học lãng mạn, những
truyện tình lâm li theo khuynh hƣớng “nghệ thuật vị nghệ thuật”. Nhƣng bằng
sự trải nghiệm của bản thân, bằng sự quan sát hiện thực xã hội Việt Nam 30-
45, Nam Cao hiểu rằng, đó không phải là thứ văn chƣơng phản ánh đƣợc bản
chất của cuộc sống, ông đã đoạn tuyệt với nó để đến với CNHT theo quan
điểm “nghệ thuật vị nhân sinh”. Tuyên ngôn sáng tác của ông đƣợc thể hiện
qua truyện ngắn “Giăng sáng”. Trong tác phẩm này, nhân vật chính là nhà
văn Điền đƣợc xem là sự hóa thân của chính Nam Cao. Điền đã có những
giấc mộng văn chƣơng đầy lãng mạn. Điền muốn rũ bỏ vợ con, muốn đi thật
xa để “giữ lòng mình tƣơi lâu”, để bình tĩnh “viết cho ra hồn”. Anh ta cũng
mơ màng nghĩ tới những ngƣời đàn bà nhàn hạ vừa tắm bằng một thứ nƣớc
thơm tho, mặc áo lụa xanh sẽ đọc tác phẩm của Điền, yêu Điền và gửi cho

×