Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Kết quả chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh sau đẻ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa tỉnh cao bằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.5 MB, 103 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

HOÀNG THỊ TIÊN

KẾT QUẢ CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
SAU ĐẺ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG

HÀ NỘI – 2022


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG
---------------------------------------

HOÀNG THỊ TIÊN – MHV C01736

KẾT QUẢ CHĂM SÓC THIẾT YẾU TRẺ SƠ SINH
SAU ĐẺ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN TẠI
BỆNH VIỆN ĐA KHOA TỈNH CAO BẰNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ ĐIỀU DƯỠNG
CHUYÊN NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG
Mã số: 8720301

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. NGUYỄN HẢI ANH



HÀ NỘI– 2022

Thang Long University Library


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học và luận văn này, tơi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu, Phịng Sau đại học Trường Đại học Thăng Long.
Ban Giám đốc, Khoa Sản, Phòng Kế hoạch Tổng hợp Bệnh viện tỉnh Cao Bằng
đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tơi trong q trình học tập, nghiên cứu và hồn
thành luận văn tốt nghiệp.
Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, em xin chân thành cảm ơn:
PGS.TS. Nguyễn Hải Anh - người thầy đã ln tận tình chỉ bảo, truyền đạt kiến
thức quý báu cho em trong quá trình học tập, đồng thời trực tiếp hướng dẫn để em
hoàn thành luận văn và có được kết quả như ngày hôm nay.
Các Thầy trong Hội đồng thông qua đề cương và Hội đồng chấm luận văn tốt
nghiệp đã đóng góp nhiều ý kiến quý báu để em hoàn thành luận văn.
Em xin chân thành cảm ơn các Thầy/ Cô giáo, cán bộ các Bộ môn của trường Đại
học Thăng Long đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Cuối cùng tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến Gia đình, Bạn bè, đồng nghiệp
đã dành sự quan tâm, chăm sóc, động viên tơi trong suốt quá trình học tập.
Xin chân thành cảm ơn.!.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2022

Hoàng Thị Tiên


LỜI CAM ĐOAN
Kính gửi: Phịng Đào tạo Sau đại học Trường Đại Học Thăng Long

Bộ môn Điều dưỡng Trường Đại học Thăng Long
Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp

Tên tôi là: Hoàng Thị Tiên - học viên lớp cao học Điều dưỡng khóa 8, chuyên
ngành Điều dưỡng, Trường Đại học Thăng Long.
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn này là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do
chính bản thân tôi thực hiện, tất cả các số liệu trong luận văn này là trung thưc, khách
quan và chưa từng được cơng bố trong bất kỳ cơng trình nào khác. Nếu có điều gì sai
trái tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày .... tháng .... năm 2022
Tác giả luận văn

Hoàng Thị Tiên

Thang Long University Library


DANH MỤC VIẾT TẮT

Phần viết tắt

Phần viết đầy đủ

NB

Người bệnh

SS


Sơ sinh

NHS

Nữ hộ sinh

SP

Sản phụ

SKSS

Sức khỏe sinh sản

GDSK

Giáo dục sức khỏe

HSBA

Hồ sơ bệnh án

NC

Nghiên cứu

CS

Chăm sóc


HD

Hướng dẫn

EENC

(Early Esential Newborn Care): Quy trình chăm sóc thiết
yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh

WHO

(World Health Organization): Tổ chức Y tế thế giới

KMC

(Kangaroo Mother Care): Phương pháp Kangaroo

NICU

(Neonatal Intensive Care Unit): Đơn vị chăm sóc tích
cực trẻ sơ sinh


MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ...................................................................... 3
1.1. Tổng quan về trẻ sơ sinh........................................................................................... 3
1.1.1. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh ..................................................................3
1.1.2. Một số dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh ............................................................. 6
1.2. Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh .................................................................................. 8

1.2.1. Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng về các can thiệp trong và ngay sau đẻ.....8
1.2.2. Quy trình chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh .......................................................10
1.2.3. Nội dung chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh.................................................12
1.3. Cơng tác chăm sóc điều dưỡng............................................................................... 16
1.3.1. Khái niệm về chăm sóc điều dưỡng .............................................................. 16
1.3.2. Vai trị chăm sóc của điều dưỡng đối với người bệnh ..................................17
1.3.3. Học thuyết điều dưỡng được áp dụng trong nghiên cứu ............................... 17
1.4. Quy trình chăm sóc diều dưỡng ............................................................................. 18
1.5. Chăm sóc trẻ sơ sinh ............................................................................................... 21
1.6. Một số nghiên cứu tại Việt Nam và thế giới .......................................................... 24
1.6.1. Nghiên cứu trên thế giới ................................................................................24
1.6.2. Nghiên cứu tại Việt Nam...............................................................................25
1.7. Giới thiệu về Bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng .................................................... 25
CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....................... 26
2.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 26
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn ......................................................................................26
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ ........................................................................................ 26
2.2. Thời gian và địa điểm ............................................................................................. 26
2.3. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 26
2.3.1. Thiết kế nghiên cứu .......................................................................................26
2.3.2. Mẫu nghiên cứu ............................................................................................. 26

Thang Long University Library


2.3.3. Phương pháp chọn mẫu .................................................................................27
2.4. Phương pháp thu thập thông tin ............................................................................. 27
2.4.1. Nội dung và biến số nghiên cứu ....................................................................27
2.4.2. Công cụ thu thập thông tin ............................................................................30
2.4.3. Các bước tiến hành thu thập thông tin .......................................................... 31

2.5. Một số khái niệm, phân loại, đánh giá, thước đo trong nghiên cứu ....................... 32
2.6. Đánh giá kết quả chăm sóc người bệnh theo tiêu chuẩn sau: ................................. 35
2.6.1. Đánh giá kết quả chăm sóc sơ sinh ............................................................... 35
2.6.2. Đánh giá các hoạt động chăm sóc của điều dưỡng .......................................36
2.7. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu ................................................................. 37
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu ...................................................................................... 38
2.9. Hạn chế của nghiên cứu.......................................................................................... 38
2.10. Sơ đồ nghiên cứu .................................................................................................. 39
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ.............................................................................................. 40
3.1. Đặc điểm lâm sàng của đối tượng nghiên cứu ....................................................... 40
3.2. Các hoạt động chăm sóc ......................................................................................... 49
3.3. Một số yếu tố liên quan đến kết quả chăm sóc trẻ sơ sinh ..................................... 56
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN ........................................................................................... 60
4.1. Một số thông tin chung của đối tượng nghiên cứu ................................................. 60
4.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh ......................................................................... 61
4.3. Kết quả các hoạt động chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh ngay sau đẻ (theo quy trình
EENC) ..................................................................................................................... 63
4.4. Hoạt động tiếp đón người bệnh .............................................................................. 66
4.5. Chăm sóc về dinh dưỡng ........................................................................................ 67
4.6. Chăm sóc chế độ vệ sinh ....................................................................................... 69
4.7. Hoạt động tư vấn, GDSK trước sinh (đánh giá mối liên quan) .............................. 69
4.8. Công tác theo dõi trẻ sơ sinh và thực hiện y lệnh .................................................. 70
4.9. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với đặc điểm chung .................................... 71


4.10. Bàn luận về ưu điểm và hạn chế của nghiên cứu ................................................. 73
4.10.1. Điểm mạnh của nghiên cứu .........................................................................73
4.10.2. Hạn chế của nghiên cứu và đề xuất khắc phục ...........................................74
KẾT LUẬN .................................................................................................................. 76
KHUYẾN NGHỊ .......................................................................................................... 78

TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................
PHỤ LỤC ........................................................................................................................

Thang Long University Library


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Quy trình chuẩn quốc gia 2009 và quy trình mới EENC .............................. 10
Bảng 2.1. Biến số và chỉ số nghiên cứu ........................................................................32
Bảng 2.2. Đánh giá các nội dung chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh ngay sau đẻ( theo quy
trình EENC) ...................................................................................................................35
Bảng 2.3. Đánh giá các nội dung chăm sóc sau đẻ ......................................................36
Bảng 3.1. Đặc điểm về tuổi, giới của đối tượng nghiên cứu .........................................40
Bảng 3.2. Bệnh lý kèm theo của mẹ ..............................................................................42
Bảng 3.3. Điểm Apgar sau đẻ .......................................................................................42
Bảng 3.4. Đặc điểm cân năng, chiều dài khi sinh của trẻ ..............................................43
Bảng 3.5. Đặc điểm vòng đầu, vịng ngực khi sinh của trẻ ...........................................44
Bảng 3.6. Tình trạng màu sác da của trẻ ngay sau đẻ ...................................................45
Bảng 3.7. Cữ bú đầu tiên của trẻ ngay sau đẻ ............................................................... 45
Bảng 3.8. Tình trạng sức khỏe của trẻ sau đẻ 24h ......................................................... 46
Bảng 3.9. Tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi ra viện ...............................................47
Bảng 3.10. Hoạt động tiếp đón người bệnh ...................................................................49
Bảng 3.11. Chăm sóc về dinh dưỡng.............................................................................50
Bảng 3.12. Chăm sóc chế độ vệ sinh ............................................................................51
Bảng 3.13. Hoạt động tư vấn, GDSK ............................................................................52
Bảng 3.14. Công tác theo dõi trẻ sơ sinh và thực hiện y lệnh .......................................54
Bảng 3.15. Kết quả các hoạt động chăm sóc thiết yếu trong sinh .................................55
Bảng 3.16. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với tuổi thai .....................................56
Bảng 3.17. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với giới tính.....................................56
Bảng 3.18. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với cân nặng ....................................57

Bảng 3.19. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với bệnh lý của mẹ .......................... 57
Bảng 3.20. Mối liên quan giữa kết quả chăm sóc với cách thức đẻ .............................. 58
Bảng 3.21. Yếu tố liên quan giữa kết quả chăm sóc với tình trạng bệnh ......................58
Bảng 3.22. Yếu tố liên quan giữa kết quả chăm sóc với hoạt động tư vấn, GDSK ......59


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Đặc điểm lần đẻ ........................................................................................ 41
Biểu đồ 3.2. Cách thức đẻ.............................................................................................. 41
Biểu đồ 3.3. Các dấu hiệu bất thường trẻ sơ sinh .......................................................... 48
Biểu đồ 3.4. Các dấu hiệu bất thường của trẻ................................................................ 49

Thang Long University Library


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Thời kỳ sơ sinh bắt đầu từ khi thai sổ đến 4 tuần đầu sau đẻ, là thời kỳ đứa trẻ
thích nghi với cuộc sống bên ngồi tử cung. Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ được sinh ra
trong khoản từ 37-41 tuần. Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra trước thời hạn bình thường trong
tử cung, có tuổi thai dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Trẻ sinh ra từ tuần 42 trở
đi là trẻ già tháng. Theo cân nặng sơ sinh đủ tháng có cân nặng khi sinh từ 2500 4000gram, trẻ nặng dưới 2500gram là trẻ nhẹ cân so với tuổi thai [13].
Theo thống kê của Tổ chức Y Tế Thế Giới (WHO), trước đây ở khu vực Tây
Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam, cứ 2 phút lại có 1 trẻ sơ sinh tử vong. Đa số
các trẻ tử vong trong vòng một vài ngày đầu sau sinh, phần lớn là do các ngun nhân
có thể phịng ngừa được. Tỷ lệ tử vong và tỷ lệ mắc bệnh cao ở trẻ sơ sinh thường liên
quan đến thực hành không đúng tại bệnh viện và cộng đồng trong khu vực. Tuy nhiên,
giờ đây các trường hợp tử vong có thể phịng ngừa bằng các biện pháp can thiệp chăm
sóc sơ sinh thiết yếu sớm. Năm 2013, các quốc gia Khu vực Châu Á - Thái Bình

Dương đã thơng qua kế hoạch hành động vì trẻ sơ sinh khỏe mạnh giai đoạn 20142020. Theo đó, mỗi năm có 4 triệu trẻ sơ sinh được chăm sóc tốt hơn khi chào đời,
khỏi nguy cơ tử vong sau sinh. Chiến dịch “ Cái ôm đầu tiên” hỗ trợ chăm sóc thiết
yếu cho bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ được phát động đầu tiên vào năm
2015 tại Phillipines, đến nay được áp dụng thực hiện tại 16 quốc gia với hơn 30.000
cán bộ nhân viên y tế được tập huấn. [10].
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 4673/QĐ – BYT ngày
10/11/2014 về hướng dẫn thực hiện quy trình chăm sóc thiết yếu cho bà mẹ và trẻ sơ
sinh trong và ngay sau đẻ cho mọi cơ sở y tế trên toàn quốc. Các bà mẹ khi đến sinh
cần được nhân viên y tế thực hiện quy trình này nhằm đảm bảo an tồn cho mẹ và
khỏe mạnh cho con [6].
Từ năm 2015 chăm sóc trẻ sơ sinh thiết yếu sớm được áp dụng tại các cơ sở y tế
của 63 tỉnh, thành với hơn 8.000 nhân viên của các cơ sở y tế được tập huấn, 94% trẻ
sinh đủ tháng được tiếp xúc da kề da với mẹ khi vừa lọt lòng và 56% trẻ được giữ tiếp
xúc da kề da kéo dài cho đến khi bú cữ đầu tiên và được ni dưỡng hồn tồn bằng
sữa mẹ trong giai đoạn sau sinh.Vì vậy, chăm sóc sơ sinh sớm thiết yếu khơng chỉ giúp
duy trì sự sống ngay tức thời mà cịn có ý nghĩa quan trọng đối với sức khỏe và dinh


2
dưỡng lâu dài cho trẻ [10]. Đây là phương pháp tiến bộ giúp trẻ tránh nguy cơ mất
nhiệt nhờ được tiếp xúc da kê da với mẹ, hạn chế nguy cơ trẻ không được bú mẹ dẫn
đến suy dinh dưỡng, nhiễm khuẩn.
Để đánh giá kết quả cơng tác chăm sóc sức khỏe trẻ sơ sinh trong và sau đẻ tại
bệnh viện đa khoa tỉnh cao Bằng và tìm câu trả lời cho các các câu hỏi: Trẻ sơ sinh có
đặc điểm lâm sàng như thế nào? chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh trong và sau đẻ bao
gồm những hoạt động gì? Yếu tố nào ảnh hưởng đến kết quả chăm sóc của trẻ ?. Vai
trị của Điều dưỡng trong chăm sóc và tư vấn cho người bệnh ra sao? …Tại bệnh viện
đa khoa tỉnh Cao Bằng chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này.
Với mục đích như trên để đảm bảo chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh trong và sau
đẻ được an toàn và hiệu quả chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kết quả chăm sóc

thiết yếu trẻ sơ sinh sau đẻ và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện đa khoa tỉnh
Cao Bằng” được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu:
1. Mô tả các đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh sau đẻ tại Bệnh viện đa khoa
tỉnh Cao Bằng năm 2021.
2. Phân tích kết quả chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh sau đẻ và một số yếu tố liên
quan.

Thang Long University Library


3

CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tổng quan về trẻ sơ sinh
Định nghĩa: Trẻ sơ sinh đủ tháng là trẻ được sinh ra trong khoản từ 37- hết 41
tuần. Trẻ đẻ non là trẻ sinh ra trước thời hạn bình thường trong tử cung, có tuổi thai
dưới 37 tuần và có khả năng sống được. Trẻ sinh ra từ tuần 42 trở di là trẻ già tháng.
Theo cân nặng sơ sinh đủ tháng có cân nặng khi sinh từ 2500 - 4000gram, trẻ nặng
dưới 2500 gram là trẻ nhẹ cân so với tuổi thai.
1.1.1. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh
1.1.1.1. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh đủ tháng [13] [15].
Trẻ sơ sinh đủ tháng là những trẻ có tuổi thai đã phát triển trong tử cung từ 37
đến hết 41 tuần tuổi.
* Đặc điểm hình thể ngồi:
- Cân nặng >2500g
- Chiều dài > 45cm
- Vòng đầu: 34-35cm
- Vịng ngực: 33-34cm
- Thóp trước 2,5- 3cm, đường khớp 0,5cm

- Da hồng hào, mềm mại, ít lơng tơ.
- Lớp mỡ dưới da đã phát triển trên tồn thân có cục mỡ Bichard. Khơng thấy
mạch máu dưới da.
- Vịng sắc tố vú khoảng 10mm, núm vú nổi lên khoảng 2mm
- Tóc dài >2cm, móng chi chùm kín đầu ngón
- Vầng trán nở nang, rộng
- Sinh dục ngoài:

Trẻ trai tinh hoàn đã xuống hạ nang
Trẻ gái mơi lớn chùm kín mơi nhỏ

- Tai: sụn vành tai phát triển, độ cong vành tai trịn đều.
- Có nhiều nếp nhăn ở khắp lịng bàn chân, góc khoeo 90o


4
- Trẻ nằm trong tư thế co nhiều hơn duỗi
- Khi thức trẻ khóc to, vận động các chi tốt. Các phản xạ sơ sinh: Moro,
Robinson ( cầm nắm), bước đi tự động … đầy đủ.
* Đặc điểm sinh lý:
- Hô hấp: Trẻ thở đều, thở nông, chủ yếu thở bụng, tần số 40-50 lần/phút.
- Tuần hoàn: Nhịp tim đều, thay đổi do trẻ cử động, khóc. Tần số 150 lần/ phút
- Tiêu hóa: Trẻ có thể tiêu hóa ngay sau khi sinh, phần lớn trẻ có hiện tượng sụt
cân sinh lý từ 6-9% cân nặng so với khi đẻ. Cần khuyến khích các bà mẹ cho trẻ bú
sớm sau đẻ để tránh hiện tượng sụt cân sinh lý.
- Điều hòa thân nhiệt: Trẻ rất dễ nhaỵ cảm với nhiệt độ bên ngoài. Lúc sinh
nhiệt độ của trẻ của bằng nhiệt độ cơ thể mẹ, nhưng sẽ giảm ngay sau đó. Nếu khơng
được ủ ấm, thân nhiệt trẻ sẽ giảm xuống còn 36 độ hay thấp hơn nữa
- Đào thải phân su: Phân su được đào thải trong những giờ đầu, thường khoảng
8-10h sau đẻ, nếu phân su được đào thải ra chậm, thường do bất thường của ống tiêu

hóa.
- Đào thải nước tiểu: Trẻ thường tiểu lần đầu ngay tại phòng sinh, phần lớn trẻ
tiểu trước 24h. Nếu sau 24h trẻ chưa tiểu cần xem có cầu bàng quang hay khơng và
phải tìm phát hiện dị tật đường
tiết niệu.
- Biến động sinh dục: Trong thời kỳ bào thai, sơ sinh chịu ảnh hưởng của nội
tiết tố mẹ nên sau sinh có những biểu hiện:
+ tuyến vú căng phồng, ấn vào có tiết dịch như sữa non.
+ Có thể có hiện tượng phì đại tinh hồn ở bé trai, màng tinh hồn có ít dịch.
Triệu chứng sẽ hết khoảng tháng thứ 2 đến thứ 3 sau sinh.
+ Ở bé gái có hiện tượng hành kinh sau sinh 1-3 ngày và sung huyết, phì đại
mơi lớn và âm hộ.
- Vàng da sinh lý: Hiện tượng vàng da sinh lý gây ra do hiện tượng hồng cầu
của trẻ bị vỡ, giải phóng ra các billirubin, gặp ở 85% trẻ sơ sinh. Vàng da thường xảy
ra vào ngày thứ 3- 5 sau đẻ, hết vào ngày thứ 8-10.
1.1.1.2. Đặc điểm lâm sàng của trẻ sơ sinh non tháng [13] [15].

Thang Long University Library


5
Trẻ sơ sinh non tháng là trẻ có thể sống được dưới 37 tuần tuổi .Trẻ sơ sinh rất
non là trẻ sơ sinh dưới 33 tuần tuổi. trẻ sơ sinh đặc biệt non là trẻ sơ sinh dưới 28 tuần
tuổi, trẻ có thể sống được là trẻ sinh ra sống trên 22 tuần hoặc cân nặng ít nhất là 500g
*Đặc điểm hình thể ngồi:
- Cân nặng < 2500g
- Chiều dài <45cm
- Da: đỏ mọng, nhiều mạch máu dưới da rõ. Tổ chức mỡ dưới da kém phát
triển, trên da có nhiều lông tơ.
-Tổ chức vú và đầu vú chưa phát triển hoặc phát triển ít.

-Tóc ngắn, phía trán và phía đỉnh ngắn hơn phía chẩm
- Chất gây nhiều và giảm dần khi tuổi thai càng lớn.
- Móng chi ngắn, mềm chưa chùm kín đầu ngón
- Tai mềm, sụn vành tai chưa phát triển
- Sinh dục ngoài:

+ trẻ trai tinh hoàn chưa xuống hạ nang
+ trẻ gái môi lớn chưa chùm kín mơi nhỏ và âm vật
+ Khơng có biến động sinh dục.

-Xương mềm, đầu to so với tỉ lệ cơ thể (1/4), các rãnh xương sọ chưa liền, thóp
rộng, lồng ngực dẹp, cơ nhẽo, trương lực giảm
- Nằm ở tư thế duỗi( càng non càng duỗi)
- Trẻ li bì, ít phản ứng, tiếng khóc nhỏ, các phản xạ sơ sinh yếu hoặc chưa có.
* Đặc điểm sinh lý
- Chức năng hơ hấp: cịn rất non yếu, trẻ dễ bị suy hơ hấp vì:
+ Lồng ngực dễ biến dạng, xương sườn còn mềm, các cơ gian sườn yếu.
+ Phổi chưa giãn nở tốt, các phế nang chưa trưởng thành, trung tâm hơ hấp
chưa hồn chỉnh.
+ Bệnh lý hơ hấp của trẻ hay gặp là bệnh màng trong do nhu mô phổi khơng thể
dãn nở để trao đổi khơng khí
+ Trẻ có thể bị cơn ngừng thở ngắn dưới 15 giây. Nếu kéo dài trên 15 giây kèm
theo nhịp tim chậm có thể ảnh hưởng đến thần kinh


6
- Chức năng tuần hoàn
+ Các mao mạch mỏng manh dễ vỡ.
+ Các yếu tố đông máu thiếu hụt và giảm ở trẻ non tháng nên dễ bị xuất huyết.
- Chức năng điều hòa thân nhiệt

+ Trẻ càng non tháng trung tâm điều hịa thân nhiệt càng chưa hồn chỉnh, trẻ
rất dễ bị nhiễm lạnh.
+ Nếu nhiệt độ trung tâm xuống dưới 35o5, sẽ gây nên hàng loạt biến chứng ở
hệ hô hấp, hệ thần kinh và gây xuất huyết não.
- Thần kinh: Các phản xạ sơ sinh yếu, phản xạ bú kém, phản xạ nuốt kém
- Chức năng gan và tiêu hóa
+ Enzym chuyển hóa billirubin gián tiếp thành trực tiếp bị thiếu hụt và kém
hoạt tính nên trẻ non tháng dễ vàng da nặng và kéo dài.
+ Thiếu hụt men tiêu hóa và hấp thu khơng hết thức ăn nên trẻ dễ bị nôn trớ,
chướng bụng và rối loạn tiêu hóa.
+ Do lượng glycogen dự trữ trong gan giảm nên trẻ non tháng dễ bị hạ đường
huyết.
- Khả năng đào thải nước và muối kém, do vậy trẻ dễ bị phù
- Hệ thống miễn dịch
+ Khả năng thực bào, diệt khuẩn đều chưa hoàn thiện, trẻ non tháng dễ bị
nhiễm trùng nặng dẫn đến tử vong.
- Các biến chứng khác: bệnh võng mạc, nhiễm trùng…
1.1.2. Một số dị tật thường gặp ở trẻ sơ sinh
1.1.2.1. Dị tật ở hậu môn trực tràng [13] [15].
* Hậu môn màng
- Biểu hiện:
+ Bên ngồi hậu mơn: Bình thường về vị trí và hình thái ( cũng có các nếp hình
rẻ quạt), có tính chất co của hậu mơn.
+ Khơng thấy trẻ ỉa phân su hoặc chậm phân su
+ Không đưa được ống thông và trực tràng.

Thang Long University Library


7

* Lỗ rị tầng sinh mơn
- Biểu hiện: Lỗ hậu mơn ở vị trí khơng bình thường ở phía trước trên đường đan
giữa và cho phép thoát phân su ở lỗ dị đó.
* Tật khơng hậu mơn
- Biểu hiện:
+ Đi tiểu ra phân su ở trẻ trai: Lỗ dò trực tràng tiết niệu
+ Thốt phân su ra ngồi ở trẻ gái: Lỗ dò trực tràng âm hộ hoặc trực tràng âm
đạo.
1.1.2.2. Teo thực quản[13] [15].
* Loại 1: Tịt thực quản mà túi cùng trên và dưới khơng thơng với khí quản
(10%)
* Loại 2:

+ Tịt thực quản có lỗ dị thơng với khí quản (90%)
+ Tịt thực quản có lỗ dị thơng với khí quản ở túi cùng trên
+ Tịt thực quản có lỗ đo thơng với khí quản ở túi cùng dưới

- Biểu hiện:
+ Những giờ đầu sau đẻ thường đùn bọt dãi ra ngoài miệng.
+ Bú lần đầu tiên đã bị sặc và có biểu hiện suy hơ hấp ngay: Khó thở, tím tái.
1.1.2.3. Tắc ruột sơ sinh [13] [15].
- Biểu hiện:
+ Nôn là dấu hiệu sớm nhất, nôn nhiều lần trong ngày, nôn ra mật màu xanh
hoặc nâu đen
+ Rối loạn ỉa phân su: Không thấy phân su sau 24- 48h
+ Chướng bụng có thể có hoặc khơng (Nếu tắc ở cao) thường xuất hiện vào
ngày thứ 2 hoặc thứ 3 sau đẻ.
+ Chụp bụng không chuẩn bị: Có mức nước, mức hơi.
1.1.2.4. Tật sứt mơi, hở hàm ếch [13] [15].
* Loại 1: Sứt môi đơn thuần chỉ là vấn đề thẩm mỹ, không ảnh hưởng đến việc

bú mẹ, ăn uống của trẻ


8
* Loại 2: Hở hàm ếch (khe vòm miệng) đơn thuần, trước mắt ảnh hưởng đến ăn
uống, bú mẹ của trẻ, trẻ thường dễ bị sặc. sau này phát âm giọng mũi.
* Loại 3: Sứt mơi có kèm hở hàm ếch: Ở 1 bên hoặc 2 bên. Điều trị phức tạp
thuộc về chỉnh hình ngoại khoa hàm mặt. Ảnh hưởng đến ăn uống, bú của trẻ. Trẻ rất
dễ bị sặc. Về sau này ảnh hưởng đến phát âm và trẻ thường rất dễ bị viêm tai.
1.1.2.5. Thốt vị hồnh [13] [15].
- Là bệnh bẩm sinh nặng, tỉ lệ mắc ước đốn vào khoảng 1/3.000 trẻ sinh sống
rất khó để có thể xác định được tỉ lệ chính xác vì rất nhiều trường hợp thốt vị
hồnh bị suy hơ hấp rất nặng và tử vong sớm sau sinh mà không chẩn đốn được
ngun nhân. Trẻ bị thốt vị hồnh thường có dấu hiệu suy hơ hấp (khó thở) sớm và
nặng sau sinh. Một số trường hợp có biểu hiện muộn, trẻ có dấu hiệu viêm phổi, khó
thở và chỉ tình cờ phát hiện được thốt vị hồnh khi chụp phim X-Quang.
1.1.2.6. Thốt vị rốn [15].
- Có một khối u ở rốn từ nhỏ đến to (8cm) cuống rốn dính vào khối u, lúc đầu
mềm ẩm sau khơ, có thể hoại tử- vỡ.
1.1.2.7. Thoát vị tủy sống, nứt đốt sống [15].
- Triệu chứng: Khối u mềm, nhỏ đến to, thường gặp ở đốt thắt lưng 11-12, bọc
một màng mỏng, căng lên khi khóc, có thể kèm theo dấu hiệu thần kinh khu trú.
1.1.2.8. Dị tật bàn chân [15].
- Là một trong những dị tật xương khớp thường gặp ở trẻ sơ sinh. Sau khi sinh
từ 24-48 giờ. Các trẻ có dị tật bàn chân đơi khi cịn kèm theo các dị tật khác như loạn
sản khớp hông, cứng đa khớp bẩm sinh, ưỡn khớp gối, vẹo cổ, tay khoèo...
1.2. Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh
1.2.1. Cơ sở lý thuyết và các bằng chứng về các can thiệp trong và ngay sau đẻ[12]
* Kẹp và cắt dây rốn muộn
Nghiên cứu về sinh lý ở trẻ sơ sinh cho thấy, trong phút đầu tiên sau sinh lượng

máu truyền từ bánh rau sang trẻ sơ sinh khoảng 80ml và có thể lên tới 100 ml trong 3
phút sau sinh. Lượng máu thêm này có thể cung cấp một lượng sắt tương ứng 4050mg/kg cân nặng của trẻ, cùng với lượng sắt của cơ thể (khoảng 75mg/kg cân nặng)
có thể giúp trẻ đủ tháng ngăn ngừa được thiếu máu thiết sắt trong năm đầu. Các nghiên

Thang Long University Library


9
cứu cũng cho thấy rằng nếu kẹp rốn đúng thời điểm, một lượng máu sẽ từ bánh rau qua
dây rốn đến đứa trẻ làm giúp cho trẻ đủ tháng không bị thiếu máu do thiếu sắt trong
những tháng đầu, và đặc biệt ở trẻ non tháng không bị thiếu máu cũng như giảm tỷ lệ
xuất huyết não do giảm prothrombin.
Xuất phát từ các bằng chứng lâm sàng của các nghiên cứu về kẹp cắt dây rốn
muộn, năm 2012, WHO đã khuyến cáo nên kẹp cắt dây rốn muộn (khi dây rốn ngừng
đập hoặc 1-3 phút sau sổ thai) cho tất cả các trường hợp đẻ thường để ngăn ngừa tình
trạng thiếu máu của trẻ. Chỉ kẹp cắt dây rốn sớm (trước 01 phút) đối với các trường
hợp trẻ ngạt cần phải hồi sức tích cực.
* Tiếp xúc da kề da
- Trẻ được tiếp xúc da kề da với mẹ ngay từ những phút đầu sau khi sinh giúp
tăng sự tương tác sớm giữa mẹ và con. Trẻ sẽ không bị hạ thân nhiệt, trẻ sẽ tìm vú mẹ
sớm hơn và bú mẹ khỏe hơn. Người mẹ cũng giảm lo lắng, giảm nỗi đau “vượt cạn
một mình”. Kết quả nghiên cứu Cochrane phân tích gộp 34 thử nghiệm lâm sàng trên
2177 cặp mẹ con về tiếp xúc da kề da cho thấy các trẻ được tiếp xúc trực tiếp da kề da
với mẹ ngay sau sinh thì ít khóc hơn so với các trẻ được nhân viên y tế chăm sóc, các
bà mẹ cũng cảm thấy dễ dàng cho con bú mẹ hơn trong những tháng đầu sau đẻ, thời
gian cho bú cũng lâu hơn. Các bà mẹ cũng ghi nhận trẻ gần gũi với mẹ hơn, tuy nhiên
phương pháp lượng giá về mối quan hệ mẹ con cũng khó chính xác.
* Cho trẻ bú sớm
Cho trẻ bú sớm và bú sữa mẹ hồn tồn trong giờ đầu sau đẻ, khơng cho trẻ ăn thêm
bất cứ một loại thực phẩm nào khác. Theo khuyến cáo của WHO, nên cho trẻ bú mẹ

hoàn toàn trong 6 tháng đầu và tiếp tục cho bú mẹ đồng thời bổ sung thêm các thực
phẩm thích hợp khác cho đến 2 tuổi hoặc lâu hơn tùy trường hợp. Cho trẻ bú mẹ hồn
tồn có thể ngăn ngừa tử vong do tiêu chảy và nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính trong 3
tháng đầu. Cho trẻ bú sớm cịn làm kích thích tuyến n tăng tiết oxytocin giúp tử
cung co tốt hơn để phòng ngừa chảy máu sau đẻ.
Chính từ các bằng chứng lâm sàng trên, WHO đã đưa ra khuyến cáo áp dụng 6
bước chăm sóc thiết yếu bà mẹ và trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ ( EENC)


10

1.2.2. Quy trình chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh
Bảng 1.1. Quy trình chuẩn quốc gia 2009 và quy trình mới EENC[4], [12].
Bước

Quy trình chuẩn quốc gia
2009
Khi đầu sổ hồn tồn, để
đầu quay tự nhiên sau đó

1

hỗ trợ tiếp để đầu quay về
tư thế ngang, dùng gạc hay
khăn sạch lau nhớt ở miệng
và mũi trẻ.

Quy trình EENC
Ngay sau khi thai sổ lập tức lau khơ
trẻ trong vịng 30 giây, đồng thời báo

giới tính, giờ sinh (giờ, phút, giây) đặt
trẻ nằm sấp trên bụng mẹ tiếp xúc da
kề da. Phủ khăn khô để giữ ấm. Đánh
giá ngay hô hấp trẻ. Hướng dẫn bà mẹ
ôm bé. Chú ý: Gọi người giúp đỡ, kẹp

Thang Long University Library


11
cắt rốn ngay nếu trẻ cần hồi sức.

2

Khi thai nhi sổ ra ngoài, đỡ
đầu bé thấp hơn chân

Kiểm tra tử cung để chắc chắn khơng
có thai nào nữa. Tiêm bắp đùi 10 IU
Oxytocin.
Chờ dây rốn ngừng đập (từ 1-3 phút)

3

Cắt rốn ngay, cắt rốn dài mới tiến hành kẹp rốn cách chân rốn
15cm (2 thì)

2cm - 5cm và cắt ở giữa 2 kẹp 1 thì (
khơng sát khuẩn và khơng băng rốn).


Bế trẻ qua bàn hồi sức sơ Xử trí giai đoạn 3, kéo dây rốn có
4

sinh, quấn ấm bé bằng kiểm sốt trong khi trẻ vẫn nằm trên
khăn lơng

ngực mẹ.
Sau khi nhau sổ, xoa đáy tử cung 15

5

Hút nhớt ở miệng, mũi trẻ phút/1 lần trong 2 giờ đầu sau đẻ, đảm
bằng ống hút

bảo tử cùng go tốt và theo dõi chảy
máu.
Hướng dẫn bà mẹ các dấu hiệu bé sẵn
sàng bú. Cho trẻ bú sớm và hoàn toàn
trong giờ đầu sau sinh. Thường sau

6

Lau khô bé

20-60 phút trẻ sẽ có phản xạ bú. Da kề
da ít nhất 90 phút sau sinh. Các chăm
sóc sơ sinh khác thực hiện sau cữ bú
đầu tiên.

7


Làm rốn, băng rốn

8

Sưởi đèn cho bé

9

Xử trí giai đoạn 3

10

Cho bé bú mẹ sau khi mẹ
khâu tầng sinh môn xong


12
1.2.3. Nội dung chăm sóc thiết yếu cho trẻ sơ sinh [7].
1.2.3.1. Chăm sóc thiết yếu trẻ sơ sinh trong và ngay sau đẻ:
1) Thơng báo giờ sinh, giới tính
2) Lau khơ ngay cho trẻ trong vịng 5 giây đầu tiên sau sinh, thấm sạch dịch
máu và phân su trên người trẻ (chú ý không cần lau sạch chất gây vì nó có tác dụng
bảo vệ da và giữ ấm cho trẻ)
3) Đặt trẻ tiếp xúc trực tiếp da kề da với mẹ ngay sau đẻ (đặt trẻ nằm sấp trên
bụng mẹ, quay đầu trẻ sang một bên)
4) Đội mũ cho trẻ, phủ khăn khô sạch lên hai mẹ con.
5) Kẹp cắt dây rốn sau khi dây rốn đã ngừng đập (Cắt rốn một thì)
6) Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú ln trong vịng 1 giờ đầu sau sinh (ngay cả khi
mẹ chưa có sữa về. Khi trẻ mút, vú sẽ bị kích thích sữa về nhanh hơn).

7) Khơng cho trẻ bú gì khác ngồi sữa mẹ.
1.2.3.2. Chăm sóc sơ sinh trong 24h đầu.
1- Hướng dẫn bà mẹ cho trẻ bú mẹ khi trẻ đã có các dấu hiệu sẵn sàng.
2- Tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ
3- Tra thuốc nhỏ mắt Ertythromycin, Tetracycline hoặc Povidone- iod 2,5%,
cho cả 2 mắt của trẻ

4- Khám trẻ: Khám toàn diện trẻ sơ sinh
+ Kiểm tra dấu hiệu khó thở: Thở rên, rút lõm lồng ngực, nhịp thở nhanh hay
chậm
+ Kiểm tra thân nhiệt (bình thường ở nách 36-37,5oC)
+ Kiểm tra mắt có đỏ, phù nề và có mủ chảy ra khơng?
+ Kiểm tra rốn có rỉ máu khơng?
+ Kiểm tra bụng trẻ có chướng khơng
+ Kiểm tra đầu, thân người và tất cả các chi của trẻ. Kiểm tra các chấn thương
có thể xảy ra khi sinh:
 Bướu ở một hoặc hai bên đầu;
 Vết bầm tím, sưng ở mơng trẻ;

Thang Long University Library


13
 Tư thế bất thường của chân (sau khi đỡ đẻ ra ngôi mông)
 Cử động tay không đối xứng hoặc tay khơng cử động
+ Kiểm tra xem trẻ có bị gãy xương khơng: có dấu hiệu sưng, trẻ khóc khi bị
chạm vào bộ phận cơ thể.
+ Kiểm tra xem trẻ có bị dị tật khơng:
+ Quan sát da của trẻ xem có vết cắt hoặc trầy xước da.
+ Quan sát miệng của trẻ xem có bị khe hở hàm ếch hoặc khe hở môi. - Thông

báo cho mẹ kết quả thăm khám. Trấn an mẹ nếu cần thiết
4- Tiêm bắp Vitamin K (phytomennadione) 1mg liều duy nhất.
6- Tiêm vắc xin viêm gan B và BCG trong da theo đúng Hướng dẫn quốc gia.
1.2.3.3. Chăm sóc những ngày tiếp theo và trước khi ra viện
1- Hỗ trợ bà mẹ cho trẻ bú theo nhu cầu cả ngày và đêm:
+ Tư vấn cho mẹ sau khi sinh không bị biến chứng gì thì mẹ và trẻ nên nằm
viện ít nhất 24 giờ.
+ Cho trẻ ở cùng phòng với mẹ, ở cùng giường hoặc ở gần cạnh mẹ Không tách
trẻ khỏi mẹ. Trợ giúp cho trẻ bú mẹ hoàn toàn cả ngày và đêm.
+ Đánh giá bữa bú cho tất cả trẻ sơ sinh trước khi cho xuất viện. Nói với mẹ
phải thông báo ngay cho bác sĩ nếu trẻ bú kém. Khuyến khích mẹ tiếp tục cho con bú.
+ Giải thích lợi ích của sữa mẹ đối với trẻ
+ Xác định rằng cho bú mẹ hồn tồn có nghĩa là khơng cho trẻ ăn bất cứ một
loại thức ăn hoặc nước uống nào ngồi sữa mẹ.
+ Khơng cho trẻ xuất viện nếu trẻ bú không tốt.
+ Không cho trẻ uống nước đường, sữa công thức hoặc các loại nước uống
khác.
+ Không cho trẻ bú bình hoặc ngậm núm vú giả.
- Đảm bảo giữ ấm cho trẻ:
+ Đảm bảo nhiệt độ trong phòng đủ ấm (26 đến 28 độ C) và tránh gió lùa. Giải
thích với mẹ rằng giữ trẻ ấm rất quan trọng giúp cho trẻ khỏe mạnh.
+ Giữ trẻ “tiếp xúc da kề da” với mẹ càng lâu càng tốt.


14
+ Bọc trẻ và khăn hoặc vải mềm và sạch. Đội mũ cho trẻ trong vài ngày đầu,
đặc biệt là đối với trẻ non tháng.
+ Thường xuyên theo dõi thân nhiệt trẻ nếu khơng có nhiệt kế, đánh giá bằng
cách sờ chân trẻ 4 giờ 1 lần. Nếu chân trẻ lạnh, cần cho tiếp xúc da kề da và dùng thêm
chăn ấm và đánh giá lại

2- Vệ sinh cho trẻ:
+ Lau mặt, cổ và dưới cách tay bằng vải ẩm hàng ngày. Rửa mông cho trẻ khi
bẩn và lau khô cẩn thận.
+ Tắm cho trẻ sau 24 giờ; đo thân nhiệt cho trẻ trước khi tắm.Đảm bảo nhiệt độ
phòng ấm và tránh gió lùa, sử dụng nước ấm để tắm và lau khô cho trẻ cẩn thận, mặc
quần áo cho trẻ sau khi tắm.
+ Nếu trẻ đẻ non, đảm bảo nhiệt độ phòng phải ấm khi thay áo quần, lau hoặc
tắm cho trẻ
3- Theo dõi giấc ngủ của trẻ:
+ Để trẻ nằm ngửa hoặc nghiêng khi ngủ.
+ Giữ trẻ tránh xa khói thuốc lá hoặc người hút thuốc.
+ Trong vùng dịch bệnh sốt rét, đảm bảo rằng mẹ và trẻ phải nằm trong màn
được tẩm thuốc chống muỗi.
4- Phát hiện các dấu hiệu nguy hiểm
+ Khám lại trẻ trước khi xuất viện.
+ Phát hiện những dấu hiệu nguy hiểm:
 Bú kém;
 Co giật;
 Thở nhanh (≥ 60 nhịp 1 phút);
 Co rút lồng ngực nặng;
 Không cử động;
 Sốt/thân nhiệt tăng (trên 37.5°C);
 Hạ thân nhiệt (dưới 36.5°C).
5- Phát hiện dấu hiệu vàng da:

Thang Long University Library


15
+ Quan sát trẻ có bị vàng da khơng

+ quan sát dưới ánh sáng ban ngày. Vàng da sẽ trông nghiêm trọng hơn nếu
quan sát trong ánh sáng nhân tạo, và có thể bị bỏ qua nếu ánh sáng yếu.
+ Chuyển ngay nếu trẻ có vàng da: Ở mặt trước 24 giờ tuổi; hoặc
Lòng bàn tay và chân ở bất kỳ thời điểm nào.
+ Động viên mẹ cho trẻ bú.
+ Nếu cho bú khó, vắt sữa mẹ và dùng cốc và cho trẻ ăn.
6- Quan sát dấu hiệu nhiễm khuẩn tại chỗ:
+ Quan sát mắt trẻ: Có sưng hay chảy mủ khơng?
+ Quan sát rốn trẻ:
 Có đắp gì vào rốn trẻ khơng?
 Rốn có bị đỏ, chảy mủ hay bị sưng nề vùng da xung quanh rốn?
 Nếu quầng đỏ quanh rốn nhỏ hơn 1 cm: Điều trị nhiễm khuẩn rốn
tại chỗ.
 Nếu quầng đỏ lớn hơn 1 cm, rốn chảy mủ hay bị sưng nê da
quanh rốn: Điều trị như bị bệnh nhiễm khuẩn rốn nặng.
 Nếu rốn bị chảy mủ, trẻ có thể bị bệnh nặng, Tiêm bắp một liều
kháng sinh đầu tiên Ampixilin và Gentamixin.
+ Quan sát da (đặc biệt là vùng da xung quanh cổ, nách, bẹn.)
 Có mụn mủ hay khơng?
 Nếu có nhiều hơn 10 mụn mủ hoặc mụn nước là có thể bị nhiễm
khuẩn nặng.
 Nếu có ít hơn 10 mụn mủ, có thể chỉ bị nhiễm khuẩn da tại chỗ.
Hướng dẫn mẹ điều trị nhiễm khuẩn da cho trẻ.
 Xem xét có thể bị viêm mơ tế bào hoặc bị áp xe.
+ Quan sát miệng:
 Nếu có tổn thương đốm trắng trong miệng?
 Cân nhắc xem có bị nấm miệng khơng.



×