Tải bản đầy đủ (.pdf) (56 trang)

Khóa luận tốt nghiệp địa lý: Thực trạng và những giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.3 MB, 56 trang )

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn chân thành sâu sắc đến cô giáo
TS. Đỗ Thúy Mùi, người trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu và hoàn thành
khóa luận này.
Em xin chân thành cảm ơn tới Ban giám hiệu Trường Đại học Tây Bắc,
Thư viện Trường Đại học Tây Bắc, Ban chủ nhiệm khoa và các thầy cô giáo
trong khoa Sử - Địa cùng các phòng ban chức năng đã giúp em trong quá trình
nghiên cứu.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn tới UBND tỉnh Vĩnh Phúc, Sở tài nguyên và
môi trường tỉnh Vĩnh Phúc, Thư viện tỉnh Vĩnh Phúc, Thư viện huyện Sông Lô,
Lập Thạch đã giúp đỡ em trong việc thu thập tài liệu, thông tin, số liệu cho đề
tài này.
Qua đây, em cũng xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, cô
giáo chủ nhiệm, các bạn sinh viên lớp K50 – ĐHSP Địa Lí, cùng toàn thể các
bạn sinh viên khoa Sử - Địa cũng rất quan tâm tạo cho em những điều kiện
thuận lợi trong quá trình nghiên cứu.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến Hội đồng khoa học đã dành thời
gian nghiệm thu và ghi nhận kết quả khóa luận này của em.
Em xin chân thành cảm ơn!

Sơn La, tháng 5 năm 2013
Người thực hiện:

Nguyễn Thị Hà









DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt
Dịch là
CNH - HĐH
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TTGDTX
Trung tâm giáo dục thường xuyên
UBND
Ủy ban nhân dân




















DANH MỤC BẢNG

STT
Số bảng
Tên bảng
Trang
1
2.1
Hiện trạng sử dụng đất trong ngành nông – lâm –
ngư nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 –
2011
20
2
2.2
Hiện trạng sử dụng đất trong các ngành phi nông
nghiệp của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2011
27
3
2.3
Đất chưa sử dụng của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn
2005 - 2011
31




















DANH MỤC BIỂU ĐỒ

STT
Số hình
Tên hình
Trang
1
2.1
Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của
tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 – 2011
22
2
2.2
Biểu đồ thể hiện diện tích đất ở của tỉnh

Vĩnh Phúc giai đoạn 2005 - 2011
28


DANH MỤC BẢN ĐỒ

STT
Tên bản đồ
1
Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc
2
Bản đồ địa hình tỉnh Vĩnh Phúc
3
Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn đề tài 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Giới hạn nghiên cứu 2
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
4. Các phương pháp nghiên cứu 4
4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 4
4.2. Phương pháp phân tích, so sánh 4
4.3. Phương pháp thực địa 4
4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ 4

4.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia 5
5. Những đóng góp của đề tài 5
6. Bố cục đề tài 5
NỘI DUNG 6
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÍ TỈNH VĨNH PHÚC 6
1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ 6
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 7
1.2.1. Địa hình 7
1.2.2. Khí hậu, thủy văn 1
1.2.3. Tài nguyên đất 8
1.2.4. Tài nguyên rừng 9
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản 9
1.2.6. Tài nguyên sinh vật 10
1.2.7. Tài nguyên du lịch 11
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội 12
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động 12
1.3.1.1. Dân cư và dân tộc 12
1.3.1.2. Nguồn lao động 12
1.3.2. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng 13
1.3.2.1. Giao thông 13
1.3.2.2. Hệ thống điện 14
1.3.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc 15
1.3.2.4. Giáo dục 15
1.3.2.5. Y tế 16
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHAI THÁC
HỢP LÍ TÀI NGUYÊN ĐẤT Ở TỈNH VĨNH PHÚC 18
2.1. Thực trạng khai thác tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc 18
2.1.1. Thực trạng chung 18
2.1.2. Thực trạng sử dụng tài nguyên đất trong một số ngành ở tỉnh Vĩnh Phúc 19
2.1.2.1. Trong nông - lâm - ngư nghiệp 19

2.1.2.2. Đất phi nông nghiệp 27
2.1.2.3. Đất chưa sử dụng 30
2.2. Những giải pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc 31
2.2.1. Giải pháp quản lí quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 31
2.2.2. Giải pháp về công tác quản lí tài nguyên đất 33
2.2.3. Giải pháp khai thác đối với từng nhóm đất 34
2.2.4. Giải pháp cải tạo, canh tác trên đất dốc (đối với các huyện như Tam Đảo,
Bình Xuyên, Sông Lô, Lập Thạch) 37
2.2.5. Giải pháp tuyên truyền quản lí giáo dục, xã hội 38
2.2.6. Giải pháp xây dựng hệ thống quan trắc khí tượng thủy văn 38
2.2.7. Các giải pháp khác 39
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO 46

1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Vĩnh Phúc là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, có vị trí địa lí,
kinh tế chính trị và an ninh quốc phòng quan trọng. Thiên nhiên đã ưu đãi cho
tỉnh có nhiều điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế - xã hội thuận lợi, trong đó
đặc biệt là tài nguyên đất phong phú.
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng gò đồi, trung du
với vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống
Đông Nam. Bởi vậy, tài nguyên đất rất đa dạng và phong phú. Hiện nay, cùng
với sự phát triển kinh tế và đi lên của xã hội thì nhu cầu sử dụng đất ngày càng
nhiều. Tài nguyên đất được con người sử dụng với nhiều mục đích khác nhau từ
nông – lâm – ngư nghiệp đến các công trình kiến trúc, giao thông vận tải, các
khu công nghiệp, khu chế xuất, khu đô thị, đem lại hiệu quả kinh tế cao cho
người sử dụng. Mặt khác, vị trí địa lí của tỉnh đã đem lại cho Vĩnh Phúc nhiều
điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế - xã hội với các tỉnh trong

nước và quốc tế. Vĩnh Phúc có vị trí liền kề với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc
tế Nội Bài, hành lang giao thông phát triển cả về đường bộ, đường sắt, đường
sông. Đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, dự
án trong và ngoài nước, xây dựng các khu công nghiệp và ngành công nghiệp
xuất khẩu. Chính vì vậy, nguồn lao động đổ về tỉnh ngày một nhiều, số dân đô
thị tăng nhanh, nhu cầu sử dụng đất lớn, việc sử dụng tài nguyên đất của tỉnh
một cách khoa học và hiệu quả là rất quan trọng.
Tuy nhiên, trong những năm qua việc sử dụng tài nguyên đất của Việt
Nam nói chung và tỉnh Vĩnh Phúc nói riêng còn chưa hợp lí, đất bị bạc màu rửa
trôi dẫn tới thoái hóa nhiều nơi. Công tác quản lí, quy hoạch nhiều vùng còn
chưa chặt chẽ, ý thức của người sử dụng đất chưa cao. Diện tích đất bỏ hoang và
sử dụng đất kém hiệu quả còn nhiều gây lãng phí nguồn tài nguyên của tỉnh. Vì
vậy, việc chú trọng sử dụng hợp lí, khai thác có hiệu quả, ổn định lâu dài nguồn
tài nguyên đất là vô cùng cần thiết.
Để có thể quy hoạch, khai thác có hiệu quả nguồn tài nguyên đất, giúp
cho Vĩnh Phúc phát triển kinh tế, nâng cao đời sống, tăng thu nhập cho người
dân, bắt kịp với thời kì Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa của đất nước, đảm bảo
sự phát triển bền vững thì nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và những giải pháp
sử dụng hợp lí tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc” có giá trị thực tiễn cao.


2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn nghiên cứu
2.1. Mục tiêu
Đề tài tổng hợp những vấn đề lí luận cơ bản về tài nguyên đất, việc sử
dụng tài nguyên đất. Trên cơ sở đó, nghiên cứu, tìm hiểu, phân tích đánh giá về
tài nguyên đất, thực trạng sử dụng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất giải pháp sử
dụng và khai thác có hiệu quả hơn tài nguyên đất.
2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được những mục tiêu đặt ra, đề tài giải quyết những nhiệm vụ sau:

- Nghiên cứu khái quát địa lí tỉnh Vĩnh Phúc.
- Phân tích, đánh giá thực trạng việc sử dụng tài nguyên đất của tỉnh
Vĩnh Phúc.
- Đề xuất những giải pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên đất hợp lí và
có hiệu quả cao.
2.3. Giới hạn nghiên cứu
- Đề tài tập trung nghiên cứu vấn đề sử dụng tài nguyên đất trên địa bàn
tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích tự nhiên là 1.236,5 km
2
, bao gồm 9 đơn vị hành
chính: Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, các huyện: Bình Xuyên, Lập
Thạch, Sông Lô, Tam Dương, Tam Đảo, Vĩnh Tường, Yên Lạc.
- Thời gian nghiên cứu chủ yếu là từ 1995 đến 2011, đề xuất các giải pháp
đến năm 2030.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề sử dụng tài
nguyên đất. Tác giả Vũ Cao Thái, Phan Quang Khánh và Nguyễn Văn Khiêm,
Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã có công trình nghiên cứu: “Điều tra đánh giá tài
nguyên đất theo phương pháp của FAO và quy hoạch sử dụng đất trên địa bàn
tỉnh (lấy Đồng Nai làm ví dụ)”. Công trình này đã điều tra, đánh giá việc sử
dụng tài nguyên đất theo các tiêu chí của FAO, mà đánh giá cụ thể vào tỉnh
Đồng Nai. Công trình này sẽ là một bước đột phá, giúp các tỉnh thành khác có
thể vận dụng để đánh giá, quy hoạch sử dụng đất hợp lí hơn.
Tác giả Tôn Thất Chiểu, Đỗ Đình Thuận, Hội Khoa học Đất Việt Nam
năm 1996 đã có công trình nghiên cứu: “Đất Việt Nam”. Công trình này đã đánh
giá về tài nguyên đất ở Việt Nam, đất đã khai thác và chưa khai thác, đất đã
được sử dụng vào các mục đích khác nhau. Có thể nói, đây là một công trình có

3
ý nghĩa rất lớn cho các nhà nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực từ những nhà quản lí,

những người làm công tác quy hoạch và cả những giáo viên địa lí giảng dạy ở
các nhà trường, cũng như các nhà quản lí ở địa phương.
Cũng liên quan đến việc đánh giá tài nguyên đất, vào năm 1986 tác giả
Bùi Tân Yên, Viện Thổ nhưỡng nông hóa đã có công trình nghiên cứu khoa học:
“Quá trình nghiên cứu và ứng dụng các phương pháp chính trong đánh giá đất
đai cho sản xuất nông lâm nghiệp bền vững ở Việt Nam”. Công trình này đã đề
xuất được các phương pháp đánh giá đất đai đặc biệt là: ứng dụng GIS trong
đánh giá đất đai, góp phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng sử dụng
đất nông lâm nghiệp.
Ngoài ra, các nhà địa lí cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên
đất ở Việt Nam. Các tác giả Lê Thông, Lê Bá Thảo, Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ
Thị Minh Đức,… đã phân tích, tổng hợp, đánh giá về tài nguyên đất ở Việt
Nam, các tỉnh thành thông qua những cuốn sách như “Địa lí kinh tế - xã hội
Việt Nam”, “Địa lí các tỉnh thành phố Việt Nam”, “Thiên nhiên Việt Nam”,
“Miền núi và con người”… Những công trình nghiên cứu này là những cơ sở
khoa học giúp cho tác giả nghiên đề tài cứu học tập, tìm hiểu và vận dụng trong
nghiên cứu đề tài.
Ở tỉnh Vĩnh Phúc cũng có nhiều công trình nghiên cứu về tài nguyên đất.
Tác giả Nguyễn Mộng Giao, Trường Đại học Nông nghiệp, Hà Nội đã nghiên
cứu hiện trạng sử dụng đất, đưa ra những đề xuất thực tiễn trong việc sử dụng
đất nông lâm nghiệp ở huyện Bình Xuyên trong đề tài luận văn cao học: “Đánh
giá hiện trạng và đề xuất sử dụng đất nông lâm nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh
Vĩnh Phúc” (năm 2008).
Năm 2010, trong Tạp chí Khoa học đất số 35, tác giả Nguyễn Ích Tân,
Phùng Mạnh Cường đã có bài viết: “Định hướng sử dụng đất nông nghiệp huyện
Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc”. Trong bài viết này là những định hướng được đề
xuất để sử đất nông nghiệp có hiệu quả tốt ở huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phúc.
Ngoài ra, còn có rất nhiều những luận văn, đề tài nghiên cứu về tài
nguyên đất của tỉnh Vĩnh Phúc như: Đánh giá ảnh hưởng của việc thu hồi đất
xây dựng khu công nghiệp Khai Quang, Thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

đến đời sống, việc làm của người dân; Đánh giá hiện trạng và định hướng sử
dụng đất nông nghiệp huyện Bình Xuyên, tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2008 –
2015; Ứng dụng ảnh viễn thám và công nghệ GIS để thành lập bản đồ biến
động sử dụng đất trên địa bàn phường Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên, tỉnh
Vĩnh Phúc;…

4
Những công trình nghiên cứu đó là những tư liệu quý giá giúp cho tác giả
tổng hợp, phân tích, đánh giá việc sử dụng tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc một
cách đầy đủ hơn.
4. Các phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Thu thập, tổng hợp tài liệu là bước đầu tiên trong quá trình nghiên cứu đề
tài. Đã có một số tác giả nghiên cứu về tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc. Trong
các Nghị quyết, Chỉ thị của tỉnh cũng đã đề cập đến vấn đề khai thác sử dụng tài
nguyên đất. Người nghiên cứu đã thu thập, sưu tầm, tổng hợp các nguồn tài liệu
đó. Tuy nhiên, việc thu thập tài liệu đòi hỏi tác giả phải có tư duy, chọn lọc để
có nguồn tài liệu đáng tin cậy trong quá trình nghiên cứu. Tất cả những nguồn
tài liệu đó giúp tôi hiểu và có cách đánh giá tổng quan hơn về việc sử dụng tài
nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc.
4.2. Phương pháp phân tích, so sánh
Phương pháp này được dùng để xử lí và phân tích các thông tin thu thập
được trong sách giáo trình, sách tham khảo, các bài báo… Tôi đã sử dụng
phương pháp này để phân tích, so sánh diện tích đất của toàn tỉnh với cả nước,
diện tích đất giữa các năm, giữa các ngành, các huyện của tỉnh Vĩnh Phúc… Từ
đó, tôi chọn lọc, sắp xếp trình bày vấn đề sao cho đơn giản và dễ hiểu nhất.
4.3. Phương pháp thực địa
Địa lí là môn khoa học gắn với thực tế tự nhiên và xã hội. Nghiên cứu về tài
nguyên đất của tỉnh Vĩnh Phúc, ngoài việc thu thập được các tài liệu lí luận
chung, thì việc nghiên cứu thực tế có vai trò hết sức quan trọng. Thực địa để

điều tra về việc sử dụng đất của một số huyện, thành phố; nhận xét, đánh giá
việc khai thác, sử dụng đất của bà con nông dân. Quá trình thực địa, tôi đã điều
tra ở một số nơi như: Thị xã Phúc Yên, huyện Lập Thạch, huyện Sông Lô… Từ
đó, đã giúp tôi có những cơ sở thực tiễn để đề xuất các giải pháp khai thác đất
hợp lí hơn, đảm bảo cho sự phát triển bền vững.
4.4. Phương pháp bản đồ, biểu đồ
Bản đồ, biểu đồ là phương pháp đặc trưng của khoa học địa lí, là nguồn
tài liệu hết sức quan trọng trong việc khai thác những vấn đề địa lí. Thông qua
việc nghiên cứu bản đồ, biểu đồ để tìm hiểu về cơ sở lí thuyết, trên cơ sở đó liên
hệ với các thành phần tự nhiên và đề ra các giải pháp sử dụng hợp lí tài nguyên
đất ở Vĩnh Phúc. Trong đề tài, tác giả nghiên cứu đã xây dựng được bản đồ hành
chính, bản đồ tự nhiên, bản đồ tài nguyên đất và các biểu đồ cơ cấu sử dụng đất

5
nông nghiệp, đất chuyên dùng của tỉnh Vĩnh Phúc, Các bản đồ, biểu đồ đã thể
hiện chân thực các số liệu mà tác giả đã nghiên cứu.
4.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
Ngoài việc tìm hiểu tài liệu, tôi đã tham khảo ý kiến của chuyên gia địa
chất, nông nghiệp, lâm nghiệp… như ông Hà Văn Quyết, phó chủ tịch UBND
huyện Lập Thạch, ông Nguyễn Tiến Phong, Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn Vĩnh Phúc,… đã tìm hiểu khá lâu về tài nguyên đất và việc sử
dụng đất ở Vĩnh Phúc. Các ý kiến đó đã được phân tích, đánh giá và là những tư
liệu mà tác giả đã phân tích trong đề tài.
Ngoài ra, việc lấy ý kiến của các thầy cô dạy địa lí cũng là một việc không
thể thiếu. Trong quá trình nghiên cứu đề tài tác giả tham khảo ý kiến của những
người cao tuổi đã chứng kiến sự thay đổi, phát triển cường thịnh của tỉnh giúp
cho đề tài mang tính thực tiễn hơn.
5. Những đóng góp của đề tài
- Đề tài đã tổng quan về địa lí tỉnh Vĩnh Phúc, đánh giá được thực trạng sử
dụng đất ở tỉnh Vĩnh Phúc, đề xuất những định hướng và giải pháp khai thác hợp lí

tài nguyên đất ở tỉnh Vĩnh Phúc.
- Đề tài hoàn thành là một tư liệu quý để chúng ta hiểu rõ hơn về thực
trạng sử dụng, khai thác tài nguyên đất ở Vĩnh Phúc, giúp cho các nhà quy
hoạch, quản lý tài nguyên đất, các nhà hoạch định chính sách tham khảo thêm để
đề xuất các giải pháp sử dụng tài nguyên đất phù hợp hơn.
- Đề tài hoàn thành còn là một tài liệu tham khảo hữu ích cho những ai
đang quan tâm đến địa lý tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, đề tài gồm có 2 chương:
Chương 1: Khái quát chung về địa lí tỉnh Vĩnh Phúc;
Chương 2: Thực trạng và những giải pháp khai thác hợp lí tài nguyên đất
ở tỉnh Vĩnh Phúc.





6
NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐỊA LÍ TỈNH VĨNH PHÚC

1.1. Vị trí địa lí và lãnh thổ
Tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng thuộc Trung du
và miền núi phía Bắc. Vĩnh Phúc có tọa độ địa lí từ 21
0
08’ – 21
0
19’ vĩ độ Bắc,
105
0

109’ – 105
0
47’ kinh độ Đông, cách thủ đô Hà Nội 62 km. Phía Bắc giáp hai
tỉnh Thái Nguyên và Tuyên Quang, đường ranh giới là dãy núi Tam Đảo. Phía
Tây giáp tỉnh Phú Thọ, ranh giới tự nhiên là sông Lô. Phía Nam giáp Hà Nội,
ranh giới tự nhiên là sông Hồng. Phía đông giáp hai huyện Sóc Sơn và Đông
Anh – Hà Nội.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 1.236,5 km
2
, bao gồm 9 đơn vị hành chính
(1 thành phố Vĩnh Yên, 1 thị xã Phúc Yên và 7 huyện: Tam Đảo, Tam Dương,
Bình Xuyên, Lập Thạch, Sông Lô, Vĩnh Tường, Yên Lạc) với tổng số 137 đơn
vị cấp xã gồm 13 phường, 12 thị trấn và 112 xã. Do đặc điểm vị trí địa lí Vĩnh
Phúc có ba vùng sinh thái rõ rệt: đồng bằng, trung du và miền núi, liền kề với
thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, có hệ thống giao thông đường bộ,
đường sắt, đường sông thuận lợi trên trục phát triển kinh tế của Việt Nam.
Vị trí địa lý đã mang lại cho Vĩnh Phúc những thuận lợi nhất định trong
phát triển kinh tế - xã hội. Sự phát triển các tuyến hành lang giao thông quốc tế
và quốc gia liên quan đã đưa Vĩnh Phúc xích gần hơn với các trung tâm kinh tế,
công nghiệp, những thành phố lớn của quốc gia và quốc tế thuộc hành lang kinh
tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang -
Trung Quốc; hành lang đường 18 và trong tương lai là đường vành đai IV thành
phố Hà Nội ; Vĩnh Phúc nằm trên trục quốc lộ 2 và tuyến đường sắt Hà Nội –
Lào Cai, liền kề với sân bay quốc tế Nội Bài, nằm ở điểm đầu trục giao thông
đường sắt và đường bộ Đông – Tây từ trung tâm miền Bắc thông ra cảng Hải
Phòng và cảng nước sâu Cái Lân (qua đường quốc lộ 5 và trục đường 18 -
đường cao tốc cho 6 làn xe). Ở vị trí này rất tiện lợi về giao thông toả đi khắp
mọi miền đất nước, tạo điều kiện thuận lợi để Vĩnh Phúc phát triển kinh tế, như
phát triển các khu công nghiệp và ngành công nghiệp xuất khẩu. Vĩnh Phúc có
đường vận tải thông qua các cảng biển và sân bay thuận lợi.

Hiện nay, Vĩnh Phúc nằm trong 3 vùng quy hoạch: vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Thủ Đô. Thủ tướng Chính
phủ vừa ban hành Quyết định số: 20/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ quy hoạch
chung xây dựng đô thị Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2030 và tầm nhìn

7
đến năm 2050. Như vậy, trong tương lai Vĩnh Phúc sẽ trở thành trung tâm kinh
tế lớn của vùng Thủ đô.
1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
1.2.1. Địa hình
Địa hình Vĩnh Phúc kéo dài theo phương tây bắc - đông nam, là phương
chung của địa hình ở miền Bắc và Đông Bắc Bắc bộ Việt Nam. Phía bắc của
tỉnh có dãy núi Tam Đảo với đỉnh Đạo Trù cao 1.592 m, phía tây Nam được bao
bọc bởi 2 con sông lớn là sông Hồng và sông Lô, tạo nên dạng địa hình thấp dần
từ đông bắc xuống tây nam và chia ra 3 vùng có địa hình đặc trưng: đồng bằng,
gò đồi, núi thấp và trung bình.
Địa hình đồng bằng: gồm 76 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự
nhiên là 46.800 ha. Vùng đồng bằng bao gồm vùng phù sa cũ và phù sa mới, chủ
yếu do phù sa của các hệ thống sông lớn như: Sông Hồng, sông Lô, sông Đáy
bồi đắp nên vùng phù sa cũ chiếm diện tích khá rộng, gồm phía bắc của thị xã
Phúc Yên, các huyện Yên Lạc, Vĩnh Tường và phía nam của các huyện Tam
Dương, Bình Xuyên, được hình thành cùng thời kì hình thành châu thổ sông
Hồng, Kỉ Đệ tứ - Thống Pleitoxen. Vùng phù sa mới dọc theo các con sông
thuộc các huyện Lập Thạch, Vĩnh Tường, Yên Lạc, nam Bình Xuyên, được hình
thành vào thời kì Đệ tứ - Thống Holoxen. Đất đai vùng đồng bằng được phù sa
sông Hồng bồi đắp nên rất màu mỡ, là điều kiện lí tưởng cho việc phát triển kinh
tế nông nghiệp thâm canh.
Địa hình đồi: gồm 33 xã, phường và thị trấn, với diện tích tự nhiên là
24.900 ha, đây là vùng đồi thuận lợi cho phát triển cây công nghiệp, cây ăn quả

và hoa màu kết hợp với chăn nuôi gia súc, tạo điều kiện thuận lợi trong việc
chuyển đổi cơ cấu cây trồng và chăn nuôi theo hướng tăng sản xuất hàng
hoá thực phẩm. Vùng đồi núi Bình Xuyên: Là vùng được thành tạo vào thời kì
Trung Trias giữa Đệ Tam, gồm các lớp trầm tích bể cạn, gồm các phiến thạch,
sa thạch, phiến sa và một số loại đá khác xen kẽ.
Địa hình núi thấp và trung bình: Có diện tích tự nhiên là 56.300 ha,
chiếm 46,3% diện tích tự nhiên của tỉnh. Địa hình vùng núi phức tạp bị chia cắt,
có nhiều sông suối, đây là một trong những ưu thế của Vĩnh Phúc so với các tỉnh
quanh Hà Nội, vì nó sẽ là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển các khu công
nghiệp tập trung và các khu du lịch sinh thái. Vùng núi Tam Đảo có diện tích
rừng quốc gia là 15.753 ha. Ðiểm cao nhất là đỉnh núi giữa của Tam Ðảo cao
1.542 m, điểm thấp nhất là vùng đồng bằng xã Trung Hoà, huyện Yên Lạc cao
15 m. Ðộ cao trung bình là 42 m so với mặt nước biển.

8
1.2.2. Khí hậu, thủy văn
Về khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
nóng ẩm, được chia thành 4 mùa, trong đó có 2 mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 4
đến tháng 11 và mùa khô từ tháng 12 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa trung
bình từ 1.500 – 1.700 mm, tập trung từ tháng 6 đến tháng 10 hàng năm. Nhiệt độ
trung bình năm là 23,2
0
C, riêng vùng núi Tam Đảo nhiệt độ trung bình khoảng
18,2
0
C. Độ ẩm trung bình 84 – 85%, số giờ nắng trong năm 1.400 – 1.800 giờ,
riêng vùng núi Tam Đảo số giờ nắng thấp hơn 1.000 – 1.400 giờ. Chế độ gió
mùa và thay đổi khí hậu trong năm tạo điều kiện thuận lợi cho việc thâm canh,
gieo trồng nhiều vụ trong năm, tăng hệ số sử dụng đất nông nghiệp, đa dạng hoá

sản xuất nông nghiệp.
Tuy nhiên, điều kiện khí hậu ở Vĩnh Phúc cũng có những tác động tiêu
cực nhất định, các hiện tượng thời tiết bất lợi như sương muối, sương giá… có
ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất nông nghiệp, sự phân hoá theo mùa rõ rệt đã
gây ra hiện tượng thiếu nước tưới về mùa khô ở một số nơi, lượng nhiệt cao
cộng với độ ẩm lớn là môi trường thuận lợi cho nấm mốc, sâu bệnh và dịch bệnh
phát triển. Những mặt trái này của thời tiết đã gây ra khó khăn cho hoạt động
sản xuất và đời sống của người dân.
Về thuỷ văn, tỉnh Vĩnh Phúc có nhiều con sông chảy qua, song chế độ
thuỷ văn phụ thuộc vào 2 sông chính là sông Hồng và sông Lô. Sông Hồng chảy
qua Vĩnh Phúc với chiều dài 50 km, còn Sông Lô chảy qua tỉnh dài 35 km, đã
đem phù sa màu mỡ cho đất đai. Ngoài ra, tỉnh còn có hệ thống sông nhỏ như
sông Phan, sông Phó Đáy, sông Cà Lồ có mức tác động thuỷ văn thấp hơn nhiều
so với sông Hồng và Sông Lô, nhưng chúng có ý nghĩa to lớn về thủy lợi.
Hệ thống sông kết hợp với các tuyến kênh mương chính như kênh Liễn
Sơn, kênh Bến Tre cung cấp nước tưới cho đồng ruộng, tạo khả năng tiêu úng
về mùa mưa; hệ thống hồ chứa hàng triệu m
3
nước như: Đại Lải, Thanh Lanh,
Làng Hà, Đầm Vạc, Xạ Hương, Vân Trục, Đầm Thủy…, tạo nên nguồn dự trữ
nước mặt phong phú đảm bảo phục vụ tốt cho hoạt động kinh tế của nhân dân.
1.2.3. Tài nguyên đất
Vĩnh Phúc có tổng diện tích đất tự nhiên là 123.650,05 ha (năm 2011).
Trong đó, đất nông nghiệp là 86.382,3 ha, chiếm 69,9% tổng diện tích; đất phi
nông nghiệp 35.108,6 ha, chiếm 28,4%; đất chưa sử dụng 2.159,2 ha, chiếm 1,8%.
Trong tổng diện tích đất nông nghiệp thì đất sản xuất nông nghiệp là
50.140,5 ha (chiếm 58%); đất lâm nghiệp là 32.574,5 ha (chiếm 37%); đất nuôi
trồng thủy sản là 3.584,1 ha (chiếm 4,1%), còn lại là đất nông nghiệp khác.

9

Trong tổng diện tích đất phi nông nghiệp thì đất ở là 8.226,2 ha (chiếm
23,4%); đất chuyên dùng 18.952,3 ha (chiếm 54%); còn lại là đất sử dụng vào
mục đích khác.
Trong tổng đất chưa sử dụng thì đất bằng chưa sử dụng là 723,2 ha; đất
đồi núi chưa sử dụng 1.216,2 ha; núi đá không có rừng cây là 219,8 ha.
Nhìn chung, đất đai canh tác ở Vĩnh Phúc không màu mỡ, một số vùng
đất bị nghèo hoá, năng suất thấp. Vì vậy, vẫn còn nhiều tiềm năng cho thâm
canh cây trồng và vật nuôi trên diện tích đất đang sử dụng. Hiện nay, được sự
quan tâm của Đảng và Nhà nước, tài nguyên đất của tỉnh đang ngày càng được
cải tạo sử dụng có hiệu quả, năng suất cao, đảm bảo kinh tế và chất lượng cuộc
sống của người dân.
1.2.4. Tài nguyên rừng
Tính đến năm 2011, diện tích đất rừng toàn tỉnh Vĩnh Phúc đạt 32.574,5
ha, trong đó: rừng sản xuất là 13.486,4 ha; rừng phòng hộ là 3.962,3 ha; rừng
đặc dụng là 15.125,9 ha.
Vĩnh Phúc có diện tích rừng tự nhiên không lớn nhưng do làm tốt công
tác phủ xanh đất trống đồi núi trọc nên quỹ rừng tự nhiên được bảo tồn, diện tích
rừng trồng tăng, độ che phủ của rừng được thay đổi theo hướng tích cực. Tài
nguyên rừng đáng kể nhất của tỉnh là Vườn Quốc gia Tam Đảo với trên 15
nghìn ha, là nơi bảo tồn nguồn gen động thực vật (có trên 620 loài cây thảo mộc,
165 loài chim thú), trong đó, có nhiều loại quý hiếm được ghi vào sách đỏ như
cầy mực, sóc bay, vượn,
Trong rừng của tỉnh có nhiều loại gỗ quý: nghiến, trúc, lát hoa, chò chỉ,
pơmu; nhiều cây thuốc quý: đẳng sâm, sơn trà, hà thủ ô, hoài sơn, sa nhân. Rừng
Vĩnh Phúc ngoài việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật còn có vai trò điều hoà
nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.
Chính vì vậy, việc khôi phục vốn rừng đã mất, trồng thêm và tái tạo rừng
là một trong những nhiệm vụ cần được quan tâm trong quy hoạch phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh, đặc biệt là trong việc duy trì, bảo vệ môi trường sinh thái.
1.2.5. Tài nguyên khoáng sản

Khoáng sản ở Vĩnh Phúc được hình thành qua các giai đoạn vận động
kiến tạo địa chất, mỗi một thời kỳ có một số loại khoáng sản đặc trưng, tuy
nhiên cho đến thời điểm hiện nay, khoáng sản ở Vĩnh Phúc chưa được điều tra
theo hệ thống và chưa có mỏ nào được thăm dò chi tiết.

10
Khoáng sản ở Vĩnh Phúc khá đa dạng về loại bao gồm cả các loại khoáng
sản nhiên liệu (than nâu, than bùn), khoáng sản phi kim, khoáng sản kim loại và
các khoáng sản được sử dụng làm vật liệu xây dựng khác. Hầu hết các mỏ
khoáng sản ở Vĩnh Phúc đều có trữ lượng nhỏ, chiều dài vỉa từ vài mét đến vài
chục mét, chiều dày thường không đến một mét. Tài nguyên khoáng sản của tỉnh
bao gồm các nhóm sau:
- Nhóm khoáng sản nhiên liệu: gồm than antraxit trữ lượng khoảng 1
nghìn tấn ở Đạo Trù (Tam Đảo); than nâu ở các xã Bạch Lưu, Đồng Thịnh
(Sông Lô), trữ lượng khoảng vài nghìn tấn; than bùn ở Văn Quán (Lập Thạch);
Hoàng Đan, Hoàng Lâu (Tam Dương) có trữ lượng 693.600 tấn, đã được khai
thác làm phân bón và chất đốt.
- Nhóm khoáng sản kim loại: gồm barit, đồng, vàng, thiếc, sắt Các loại
khoáng sản này được phát hiện chủ yếu ở vùng đứt gãy Tam Đảo và rải rác ở
các huyện Lập Thạch, Tam Dương, Bình Xuyên.
- Nhóm khoáng sản phi kim loại: nhóm khoáng sản phi kim loại chủ yếu
là cao lanh, tỉnh có khoảng 3 mỏ và 1 điểm quặng với trữ lượng khoảng 4 triệu
tấn, tập trung ở Tam Dương, Vĩnh Yên, Lập Thạch. Đây là nguyên liệu sản xuất
gạch chịu lửa, đồ gốm, sứ, làm chất độn cho sơn, cao su, giấy ảnh, giấy in tiền
- Nhóm vật liệu xây dựng: gồm sét gạch ngói khoảng 10 mỏ với tổng trữ
lượng 51,8 triệu m
3
, sét đồng bằng, sét vùng đồi, sét màu xám đen, xám nâu, cát
sỏi lòng sông và bậc thềm, cát cuội sỏi xây dựng (có 4 mỏ, tổng trữ lượng 4,75
triệu m

3
, đá xây dựng và đá ốp lát (granit và riolit) có 3 mỏ với tổng trữ lượng
307 triệu m
3
, đá ong có 3 mỏ, tổng trữ lượng 49 triệu m
3
.
1.2.6. Tài nguyên sinh vật
Cùng với các loại tài nguyên đất, nước, khoáng sản, Vĩnh Phúc còn có
một hệ động thực vật vô cùng phong phú.
Tài nguyên sinh vật ở Vĩnh Phúc thể hiện rõ nền cảnh chung của hệ động
thực vật những khu vực có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. Ngày nay,
do dân số gia tăng và hoạt động khai thác quá mức các nguồn lợi từ thiên nhiên
đặc biệt là các nguồn lợi từ rừng, sông, hồ, đầm… nên nguồn tài nguyên sinh vật
đã bị suy giảm đáng kể.
Vĩnh Phúc có thảm thực vật khá đa dạng và phong phú, đặc biệt tập trung
nhiều ở vùng núi cao Tam Đảo (thuộc các huyện Tam Đảo, Lập Thạch, một
phần ở Bình Xuyên, Phúc Yên). Trong vườn quốc gia Tam Đảo có tới 130 họ,

11
344 chi, 490 loài thực vật bậc cao, trong đó, nhóm quyết thực vật có 21 họ, 32
chi, 53 loài; nhóm thực vật hạt kín có 102 họ 305 chi, 426 loài.
Xét về công dụng, có thể phân chia thực vật rừng Tam Đảo thành các
nhóm: nhóm cho gỗ có 83 loài; nhóm làm rau ăn có 54 loài; nhóm làm thuốc có
214 loài và nhóm cho quả ăn có 62 loài. Trong số đó, nhiều loài có giá trị kinh tế
cao như Pơ mu, La hán, Kim giao, Lát hoa, Lim xanh, Sến mật, Thông tre, Trầm
hương… Những loài thực vật quý hiếm này phân bố tập trung nhiều ở đỉnh
Rùng rinh với độ cao khoảng 800 m. Các loại cây gỗ quý như đinh, lim, sến,
táu… cây thuốc quý như sa nhân, ngũ gia bì, hà thủ ô… thường gặp trong rừng
núi Tam Đảo và đã được con người khai thác từ rất sớm.

Động vật của tỉnh cũng rất đa dạng và độc đáo. Riêng rừng Tam Đảo có
tới 4 lớp động vật, 26 bộ, 86 họ, 282 loài sinh sống. Trong đó, lớp lưỡng cư có
19 loài (cá lóc Tam Đảo, chỉ phát hiện được ở vùng núi Tam Đảo thuộc lớp này
và là loài động vật cực kỳ quý hiếm, được đưa vào sách đỏ); lớp bò sát có 46
loài; lớp chim có 158; lớp thú có 58 loài và các loài nhỏ khác. Một số loài phát
hiện được có giá trị khoa học và giá trị kinh tế cao như: cheo cheo, voọc đen má
trắng, voọc mũi hếch…
Trong số 281 loài động vật đã phát hiện được ở vùng rừng núi Tam Đảo,
có 47 loài được xem là động vật quý hiếm, trong đó có loài hiện đang có nguy
cơ tuyệt diệt. Vườn quốc gia Tam Đảo với diện tích tự nhiên là 36.883 ha,
trong đó có 23.000 ha rừng chạy dài 80 km theo hướng Tây Bắc - Đông Nam.
Hiện nay, vườn quốc gia Tam Đảo vẫn được xem là một bảo tàng thiên nhiên
vô cùng quý giá, là trung tâm nghiên cứu khoa học về hệ sinh thái rừng, về
bảo vệ nguồn gen động, thực vật quý hiếm, về cân bằng môi trường sinh thái,
điều hoà nguồn nước…
Bảo tồn các loài sinh vật trong vườn quốc gia Tam Đảo nói riêng và khu
vực rừng núi Tam Đảo nói chung có ý nghĩa quan trọng về mọi mặt không chỉ
đối với tỉnh Vĩnh Phúc mà còn đối với cả nước.
1.2.7. Tài nguyên du lịch
Vĩnh Phúc có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch tự nhiên và du lịch
nhân văn. Điều kiện môi trường và sinh thái của Vĩnh Phúc cơ bản còn tốt, vẫn
giữ được yếu tố mà thiên nhiên ưu đãi.
Đặc biệt, vườn quốc gia Tam Đảo với phong cảnh thiên nhiên đẹp, khí
hậu trong lành, mát mẻ và các vùng phụ cận thuộc loại rừng nguyên sinh có
nhiều loài động thực vật được bảo tồn tương đối nguyên vẹn. Bên cạnh đó, Vĩnh

12
Phúc còn có hệ thống sông ngòi, đầm hồ tương đối phong phú, địa thế đẹp có
thể vừa phục vụ sản xuất vừa có giá trị cho phát triển du lịch như: Đại Lải, Vân
Trục, Đầm Vạc, đầm Dưng, Thanh Lanh ; Nhiều lễ hội dân gian đậm đà bản

sắc dân tộc và rất nhiều di tích lịch sử, văn hóa mang đậm dấu ấn lịch sử và giá
trị tâm linh như danh thắng Tây Thiên, Thiền viện Trúc Lâm, Tháp Bình Sơn,
Đền thờ Trần Nguyên Hãn, Di chỉ Đồng Đậu
Tiềm năng tự nhiên cho phát triển du lịch kết hợp với các giá trị văn hóa
truyền thống phong phú sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã
hội Vĩnh Phúc.
1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.3.1. Dân cư và nguồn lao động
1.3.1.1. Dân cư và dân tộc
Theo kết quả điều tra dân số 01/04/2009 dân số tỉnh Vĩnh Phúc là 1.008,4
người. Trong đó, dân số nam chiếm khoảng 49,5%, dân số nữ chiếm khoảng
chiếm 50,5%. Mật độ dân số bình quân là 730 người/km², tập trung ở một số
khu đô thị như Thành phố Vĩnh Yên, thị xã Phúc Yên, và các thị trấn.
Trong 5 năm 2006 - 2010, tỷ lệ đô thị hoá diễn ra tương đối nhanh, tỷ
trọng dân số đô thị đã tăng thêm 8,3%, từ 16,7% năm 2005 lên 22,4% năm 2009
và năm 2010 tỷ lệ này vào khoảng 25%. Tuy nhiên, tỷ lệ trên cho thấy tỷ lệ đô
thị hóa ở Vĩnh Phúc vẫn còn thấp so với mức bình quân cả nước khoảng 28,1%
(năm 2008).
Trên địa bàn tỉnh có 7 dân tộc chính, đông nhất là dân tộc Kinh có trên 1
nghìn người, chiếm trên 96%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Sán Dìu, dân tộc
Sán Chay, dân tộc Tày, dân tộc Nùng và các dân tộc thiểu số khác chiếm 4,3%
dân số. Trong số các dân tộc thiểu số có dân tộc Sán Dìu chiếm tỷ lệ dân số cao
nhất (4% tổng số dân), còn lại các dân tộc khác chỉ chiếm dưới 0,08% dân số.
1.3.1.2. Nguồn lao động
Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm một tỷ lệ khá cao trên 70% vào
năm 2009. Chính vì vậy, công tác giải quyết việc làm luôn được coi trọng, công
tác đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực được đặc biệt quan tâm và thực hiện
bằng nhiều hình thức, nguồn vốn khác nhau.
Chất lượng lao động, tỉ lệ lao động đào tạo của tỉnh đạt 36,4% lực lượng
lao động năm 2007, trong đó, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo trong ngành nông,

lâm, ngư nghiệp chiếm 14,8%. Năm 2008, tỉ lệ lao động đã qua đào tạo tăng lên

13
đáng kể đạt 42,9%, năm 2010 tỉ lệ này là 51,2%, năm 2011 đạt 54,9%. Trong đó
chủ yếu là lao động trẻ, có kiến thức văn hóa và tinh thần sáng tạo để tiếp thu kỹ
thuật và công nghệ tiên tiến.
Cùng với tốc độ gia tăng dân số, những năm tới lực lượng lao động sẽ
tăng đáng kể do dân số bước vào tuổi lao động ngày càng nhiều. Mỗi năm tỉnh
có trên 1 vạn người bước vào độ tuổi lao động. Đây là nguồn nhân lực dồi dào
cho phát triển kinh tế - xã hội nói chung, đặc biệt là cung cấp và đáp ứng nguồn
nhân lực cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu phát triển nhanh, đặc biệt là phát triển
công nghiệp, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là đặc biệt quan trọng.
1.3.2. Cơ sở vật chất và kết cấu hạ tầng
1.3.2.1. Giao thông
Vĩnh Phúc tập trung xây dựng hệ thống các loại hình giao thông vận tải,
đảm bảo nhu cầu lưu thông đi lại của nhân dân, thuận lợi phát triển kinh tế.
Mạng lưới giao thông bao gồm đường bộ, đường sắt, đường thủy.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, đường bộ có tổng chiều dài là 4.058,4 km,
trong đó: Quốc lộ: 105,3 km, trên địa bàn tỉnh có 4 tuyến quốc lộ đi qua là quốc
lộ 2, quốc lộ 2B, quốc lộ 2C và quốc lộ 23; Đường tỉnh: 297,55 km có 18 tuyến,
về chất lượng mặt đường cơ bản được rải nhựa hoặc bê tông xi măng; Đường đô
thị: 103,5 km, bao gồm Thành phố Vĩnh Yên 61,7 km, TX. Phúc Yên 27,8 km và
thị trấn Tam Đảo 14 km. Trong đó, có 90,7 km (chiếm 87,6%) đường đã được
rải nhựa hoặc bê tông hoá, còn 12,8 km là đường cấp phối thuộc thị xã Phúc
Yên; Đường huyện: 426 km với 290,5 km (chiếm 68,2%) đã được rải nhựa hoặc
bê tông xi măng, có 40,1 km đang thi công (chiếm 11,4%) còn lại là đường cấp
phối; Đường xã: 3.136 km, đã từng bước xây dựng với quy mô hiện đại đáp ứng
được nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và tiến trình hội nhập kinh tế
quốc tế của đất nước.

Hệ thống đường bộ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc đã đang đuợc đầu tư về
cơ bản đảm bảo giao thông thông suốt giữa các địa bàn trên tỉnh, tạo điều kiện
cho mọi người dân, tổ chức và doanh nghiệp có thể dễ dàng kết nối trong và
ngoài tỉnh cũng như tiếp cận các hoạt động kinh tế xã hội khác.
Tỉnh có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua 5/9 đơn vị hành
chính (bao gồm Thị xã Phúc Yên, huyện Bình Xuyên, Thành phố Vĩnh Yên,
các huyện Tam Dương và Vĩnh Tường) với 35 km và 5 nhà ga, trong đó, có 2
ga chính là Phúc Yên và Vĩnh Yên. Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội

14
qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc và với Trung Quốc.
Mặc dù, tuyến đường sắt quốc gia đi qua tỉnh là một thuận lợi tiềm năng,
nhưng do sự phát triển kinh tế - xã hội nói chung của các địa phương, cũng như
giao thương quốc tế (với Trung Quốc) dọc theo toàn tuyến còn chậm, hiệu quả
tuyến đường này chưa cao.
Hệ thống đường thủy của tỉnh cũng có vai trò rất quan trọng trong việc
phát triển kinh tế - xã hội. Tỉnh có hai tuyến sông chính là sông Hồng (30 km)
và sông Lô (34 km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện vận tải có
trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27 km)
và sông Phó Đáy (32 km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương
tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Hệ thống cảng hiện có 2 cảng là Vĩnh
Thịnh trên sông Hồng và cảng Như Thụy trên Sông Lô.
1.3.2.2. Hệ thống điện
Tỉnh Vĩnh Phúc hiện có 100% huyện, thị và xã trong tỉnh có mạng lưới
điện quốc gia hoà mạng, có 96,2% số hộ dân được sử dụng điện. Giai đoạn 2011
- 2015, tỉnh đầu tư xây mới, cải tạo các công trình lưới điện có điện áp từ 220
KV trở xuống với số vốn là 1618,8 tỷ đồng.
Lưới điện 220 KV: xây dựng trạm biến áp 220 KV Bá Thiện, điện áp
220/110/22 KV quy mô công xuất 2x250 MVA, lắp trước máy T1, vận hành
năm 2013. Nâng công suất trạm biến áp 220 KV Vĩnh Yên từ quy mô

(2x125)MVA lên quy mô (125+ 205)MVA, vận hành năm 2012. Xây dựng mới
đường dây mạch kép trạm biến áp 220 KV Bá Thiện - trạm biến áp 220 KV Sóc
Sơn, chiều dài 28 km, tiết diện ACK500, vận hành năm 2013.
Lưới điện 110 KV: xây dựng mới 6 trạm biến áp với tổng công suất 332
MVA và xây dựng mới 71 km đường dây 110 KV.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh hệ thống cấp điện gồm có: Đường dây, trạm
biến áp và nhiều công trình đang triển khai xây dựng, như: Đường dây 220 KV
và các đường dây 110 KV vận hành tốt, ổn định và vừa tải. Các trạm biến áp 110
KV gồm có: trạm Lập Thạch, trạm Vĩnh Yên, trạm Phúc Yên. Các trạm 110 KV
và hầu hết các trạm trung gian hiện đang vận hành ở chế độ đầy tải. Tỉnh còn có
một số công trình đang được xây dựng: Đường dây và trạm 110 KV Thiện Kế,
đường dây và trạm biến áp 110 KV Vĩnh Tường. Ngoài ra, đang có kế hoạch
nâng công suất trạm 110 KV Phúc Yên.



15
1.3.2.3. Hệ thống thông tin liên lạc
Hệ thống cơ sở vật chất ngành bưu chính viễn thông liên tục được đầu tư
nâng cấp, đáp ứng kịp thời nhu cầu thông tin liên lạc của mọi tổ chức, cá nhân
có nhu cầu, đồng thời phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị và phát triển kinh tế - xã
hội của tỉnh.
Dịch vụ bưu chính hiện nay đã được phát triển rộng khắp trong toàn tỉnh
Vĩnh Phúc. Theo thống kê, đến năm 2008, tất cả các xã đã có điểm phục vụ, với
176 điểm phục vụ, trong đó có 27 bưu cục và 123 điểm bưu điện văn hoá xã.
Nhìn chung, cùng với sự phát triển nhanh của mạng lưới thông tin trong
cả nước, mạng lưới bưu chính, viễn thông, thông tin trong tỉnh đã đáp ứng được
yêu cầu thông tin phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu của người dân. Mạng
thông tin, hạ tầng viễn thông phục vụ công tác quản lý ngày càng hiện đại đã
đáp ứng được đầy đủ và kịp thời công tác thông tin phục vụ yêu cầu chỉ đạo,

điều hành quản lý của các cấp lãnh đạo.
Về mặt phổ cập dịch vụ, 100% số xã, phường, thị trấn trong tỉnh đã có
máy điện thoại, mật độ điện thoại, đến năm 2010 đạt 84,5 máy/100 dân. Đến hết
năm 2012, ngoài cơ sở hạ tầng mạng lưới phục vụ bưu chính, viễn thông có sẵn,
chỉ riêng 2 doanh nghiệp viễn thông lớn là Viễn thông Vĩnh Phúc và Chi nhánh
Viettel Vĩnh Phúc đã đầu tư kinh phí ước tính khoảng 87,3 tỷ đồng phục vụ
công tác phát triển hạ tầng mạng lưới viễn thông ở khu vực nông thôn của tỉnh.
Từ sự đầu tư tích cực này, cuối năm 2012, 112/112 xã xây dựng nông thôn mới
trên địa bàn tỉnh đã có điểm phục vụ bưu chính, viễn thông và có hạ tầng kỹ
thuật viễn thông đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ truy nhập Internet đạt chuẩn.
Tuy nhiên, so với cả nước, mức sử dụng dịch vụ viễn thông và Internet
của Vĩnh Phúc vẫn thấp hơn.
1.3.2.4. Giáo dục
Giáo dục là ngành mà tỉnh Vĩnh Phúc tập trung đầu tư và phát triển mạnh
ở tất cả các bậc học:
- Giáo dục mầm non
Năm học 2008 – 2009 toàn tỉnh có 2.875 nhóm trẻ. Số trẻ đi nhà trẻ đã liên
tục tăng khá nhanh trong 5 năm gần đây, song tỷ lệ huy động đến lớp còn thấp.
Mạng lưới trường mẫu giáo phát triển rộng khắp trong tỉnh. Tính đến năm 2009
toàn tỉnh có 159 trường mầm non với 1.394 lớp, đã thu hút được 43.586 em đến
lớp, tỷ lệ huy động đạt khoảng 94,8%. Số học sinh trung bình một lớp khoảng 30
học sinh/lớp. Tổng số giáo viên mẫu giáo trong toàn tỉnh là 2.406 giáo viên.

16
- Giáo dục tiểu học
Tính đến năm học 2008 - 2009 toàn tỉnh có 174 trường với 2.705 phòng
học, 2.908 lớp với 70.906 học sinh và 3.705 giáo viên, trong đó 100% là trường
công lập. Năm học 2009 - 2010 toàn tỉnh có 126 trường đạt chuẩn quốc gia (đạt
72,4%). Chất lượng giáo viên tiểu học ở mức cao, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở
lên là 99,3%, trong đó có 62,0% đạt trên chuẩn

- Giáo dục Trung học cơ sở
Năm học 2009 - 2010 có 146 trường. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia còn
thấp (mới có 42/146 trường, đạt tỷ lệ 28,8%). Chất lượng giáo viên THCS từng
bước được nâng lên và ở mức khá. Tính chung tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn trở lên
là 98,2%, trong đó trên chuẩn là 55,2%.
- Giáo dục THPT
Giáo dục THPT tiếp tục phát triển theo chiều sâu. Tỷ lệ học sinh tốt
nghiệp THCS được vào học lớp 10 và bổ túc THPT đạt 91,7% so với số học
sinh tốt nghiệp THCS năm vào năm học 2008 - 2009.
Toàn tỉnh có 38 trường THPT, trong đó có 36 trường công lập và 2 trường
dân lập. Nhìn chung, hệ thống giáo dục phổ thông của tỉnh về cơ bản có đủ
giáo viên về số lượng. Song, nếu xét về cơ cấu môn học thì còn thiếu giáo
viên ở một số bộ môn, đặc biệt là một số bộ môn quan trọng như tin học,
ngoại ngữ. Chất lượng đội ngũ giáo viên được đảm bảo và thường xuyên
được bồi dưỡng, nâng cao.
- Giáo dục thường xuyên
TTGDTX trên địa bàn tỉnh gồm có TTGDTX tỉnh, 7 TTGDTX của các
huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh, 135 Trung tâm học tập công đồng
cấp xã, phường, thị trấn. Các TTGDTX trên địa bàn tỉnh có nhiệm vụ tổ chức bổ
túc văn hoá THPT và triển khai tổ chức dạy nghề, tổ chức các lớp liên kết, hỗ
trợ đào tạo đại học, cao đẳng, và tư vấn giúp đỡ các trung tâm học tập cộng đồng
tại địa phương, bước đầu đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân.
1.3.2.5. Y tế
Mạng lưới y tế từ tỉnh đến cơ sở được kiện toàn và hoạt động có nề nếp.
Tuyến tỉnh có 6 bệnh viện chuyên khoa và đa khoa; 9 Bệnh viện đa khoa cấp
huyện và 8 phòng khám đa khoa trực thuộc bệnh viện huyện; 9 Trung tâm y tế; 9
Trung tâm An toàn vệ sinh thực phẩm; tuyến xã có 139/137 trạm y tế.
Mạng lưới y tế cơ sở ngày càng được củng cố và phát triển: 132/137

17

(96,4%) xã, phường, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế xã; tỷ lệ bác sỹ đang
công tác tại trạm y tế đạt 76%. Tổng số cán bộ y tế tính đến cuối tháng 6 - 2012
là 3.979 người (tăng 1.416 người so với năm 2006); tỷ lệ bác sỹ/vạn dân là 6,6
tăng 1,3 so với năm 2006
Hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh trên địa bàn đều được mở rộng và nâng
cấp; công tác xã hội hóa về y tế đã có chiều hướng tích cực; chất lượng khám chữa
bệnh, chăm sóc sức khỏe ban đầu của nhân dân được nâng cao. Tinh thần thái độ
phục vụ người bệnh của cán bộ ngành y đã dần được nâng lên, đội ngũ y bác sỹ
tiếp tục được tăng cường cả về số lượng và trình độ chuyên môn; các trang thiết bị
y tế hiện đại được bổ sung theo hướng hiện đại từng bước nhằm đáp ứng được
nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân như: máy chụp cắt lớp, siêu âm màu 3D
- 4D, máy nội soi tiêu hóa, hệ thống phẫu thuật nội soi, phẫu thuật FACO, chạt
thận nhân tạo, siêu lọc
Đến hết năm 2011, số bác sỹ trên vạn dân đạt tỷ lệ 7,2 bác sỹ/vạn dân, 100%
số trạm y tế có nữ hộ sinh hoặc y sỹ sản nhi; 100% số thôn bản có cán bộ y tế;
98,5% trạm y tế có bác sỹ. Số xã phường thị trấn được công nhận chuẩn quốc gia
về y tế xã đạt 96,35% (132/137 xã).
Mặc dù các trang thiết bị ngành y tế tại các bệnh viện đã được đầu tư nâng
cấp, đảm bảo việc chăm sóc sức khỏe cho nhân dân. Tuy nhiên, một số trạm y tế
xã còn thiếu cả đội ngũ cán bộ y tế và các trang thiết bị cần thiết phục vụ khám
chữa bệnh.

×