Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời phenoxyethanol và natri benzoat trong mỹ phẩm bằng hplc khoá luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.46 MB, 87 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THU PHƯƠNG

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI
PHENOXYETHANOL VÀ NATRI
BENZOAT TRONG MỸ PHẨM
BẰNG HPLC

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

NGUYỄN THU PHƯƠNG
Mã sinh viên: 1801562

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP
ĐỊNH LƯỢNG ĐỒNG THỜI
PHENOXYETHANOL VÀ NATRI
BENZOAT TRONG MỸ PHẨM
BẰNG HPLC
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Lê Đình Chi


Nơi thực hiện:
1.Viện Cơng nghệ Dược phẩm Quốc gia
2. Khoa Mỹ Phẩm
Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới PGS. TS. Lê
Đình Chi - người thầy đã trực tiếp hướng dẫn, quan tâm chỉ bảo tận tình, tạo mọi
điều kiện thuận lợi nhất và truyền đạt những kinh nghiệm quý báu cho em trong suốt
khoảng thời gian thực hiện đề tài này.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến DS. Phùng Thị Hồng và các cán bộ, các
anh chị nghiên cứu viên, kĩ thuật viên tại khoa Mỹ phẩm - Viện Kiểm nghiệm thuốc
Trung ương đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho em thực hiện đề tài này.
Em cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Dược Hà Nội,
các thầy, cơ khoa Hố phân tích và Kiểm nghiệm thuốc cùng các thầy, cô trong
trường đã trang bị cho em những kiến thức quý báu và tạo điều kiện cho em trong
suốt quá trình học tập tại trường.
Và cuối cùng, em xin bày tỏ lòng yêu thương, biết ơn tới gia đình và bạn bè những người đã luôn động viên, đồng hành cùng em trong suốt q trình thực hiện
khố luận tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2023
Sinh viên

Nguyễn Thu Phương


MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................... 2
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHENOXYETHANOL ...................................................... 2
1.1.1. Tên khoa học và công thức cấu tạo .............................................................. 2
1.1.2. Tính chất của phenoxyethanol ...................................................................... 2
1.1.3. Ứng dụng ................................................................................................................ 2
1.1.4. Độ an toàn của phenoxyethanol .................................................................... 3
1.2. TỔNG QUAN VỀ NATRI BENZOAT .............................................................. 5
1.2.1. Tên khoa học và công thức cấu tạo .............................................................. 5
1.2.2. Tính chất của natri benzoat .......................................................................... 5
1.2.3. Ứng dụng......................................................................................................... 5
1.2.4. Độ an toàn của natri benzoat ........................................................................ 6
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP HPLC ...................................................... 7
1.3.1. Nguyên tắc ...................................................................................................... 7
1.3.2. Cấu tạo máy sắc ký lỏng hiệu năng cao ....................................................... 7
1.3.3. Detector và bộ phận ghi tín hiệu ................................................................... 8
1.3.4. Kỹ thuật HPLC với detector mảng diod (diod array detector - PDA) ..... 9
1.3.5. Các thông số đặc trưng của sắc ký ............................................................. 10
1.3.6. Tối ưu hố q trình tách sắc ký ................................................................ 11
1.3.7. Ứng dụng của HPLC ................................................................................... 12
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VỀ PHENOXYETHANOL VÀ NATRI
BENZOAT ............................................................................................................... 13
CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................. 16
2.1. THIẾT BỊ VÀ HOÁ CHẤT .............................................................................. 16
2.1.1. Dung mơi và hố chất .................................................................................. 16
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ ...................................................................................... 16
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU .......................................................................... 16

2.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 18
2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................................... 18
2.4.1. Xây dựng quy trình xử lý mẫu .................................................................... 18
2.4.2. Lựa chọn điều kiện sắc ký phù hợp ............................................................ 18
2.4.3. Thẩm định phương pháp phân tích ........................................................... 18


2.5. XỬ LÝ THỐNG KÊ KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM ......................................... 20
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ THỰC NGHIỆM VÀ BÀN LUẬN ............................ 21
3.1. KẾT QUẢ KHẢO SÁT LỰA CHỌN ĐIỀU KIỆN SẮC KÝ ......................... 21
3.1.1. Kết quả khảo sát chọn cột ........................................................................... 21
3.1.2. Kết quả khảo sát chọn pha động ................................................................ 22
3.1.3. Kết quả khảo sát bước sóng ........................................................................ 24
3.1.4. Điều kiện sắc ký ............................................................................................ 24
3.2. KẾT QUẢ VÀ CÁCH LỰA CHỌN XỬ LÝ MẪU ......................................... 25
3.2.1. Khảo sát dung môi pha mẫu ....................................................................... 25
3.2.2. Khảo sát độ ổn định của chất nghiên cứu trong dung môi pha mẫu ...... 25
3.2.3. Chuẩn bị mẫu ............................................................................................... 26
3.3. THẨM ĐỊNH PHƯƠNG PHÁP ....................................................................... 26
3.3.1. Đánh giá độ thích hợp hệ thống .................................................................. 26
3.3.2. Độ đặc hiệu ................................................................................................... 27
3.3.3. Độ tuyến tính ................................................................................................ 30
3.3.4. Độ đúng ......................................................................................................... 31
3.3.5. Độ lặp lại ....................................................................................................... 33
3.3.6. Độ chính xác trung gian .............................................................................. 34
3.3.7. Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ....................... 34
3.4. ÁP DỤNG TRÊN CÁC MẪU MỸ PHẨM THỰC TẾ THU THẬP ĐƯỢC .. 35
3.5. BÀN LUẬN ...................................................................................................... 37
3.5.1. Về đối tượng nghiên cứu ............................................................................. 37
3.5.2. Về phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 37

3.5.3. Về kiểm tra các mẫu mỹ phẩm ................................................................... 38
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ................................................................................... 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt

Nghĩa đầy đủ ngôn ngữ gốc

Nghĩa tiếng Việt

ACC

ASEAN Cosmetic Committee

Hội đồng mỹ phẩm ASEAN

ACN

Acetonitril

Acetonitril

ACSB

ASEAN Cosmetic Scientific Body

ANSM

AOAC

ASEAN

Agence nationale de securité du Cơ quan an toàn dược phẩm
médicament et des produits de santé và sản phẩm y tế
Association of Official Analytical Hiệp hội hợp tác phân tích
chính thức

Collaboration

Cổ phần dịch vụ

CPDV
EtOH

Ethanol

EDSP

Endocrine
Program

FDA

Food and Drug Administration

HPLC

Hội đồng Khoa học mỹ phẩm


High

Ethanol
Disruption

Screening Chương trình sàng lọc rối
loạn nội tiết

Performance

Chromatography

Liquid

Cục Quản lý Thực phẩm và
Dược phẩm
Sắc ký lỏng hiệu năng cao

ICH

International
Council
for
Hội đồng quốc tế về hoà hợp
Harmonisation
of
Technical
yêu cầu kỹ thuật với dược
Requirements for Pharmaceuticals

phẩm sử dụng cho con người
for Human Use

LOD

Limit of Detector

Giới hạn phát hiện

LOQ

Limit of Quantification

Giới hạn định lượng

MeOH

Methanol

Methanol

PDA

Photo diode array

Mảng diod quang

SCCS

Scientific Committee on Consumer Uỷ ban Khoa học về An toàn

Safety
Người tiêu dùng

RSD

Relative standard deviation

Độ lệch chuẩn tương đối

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

tt/tt

Thể tích/thể tích
Environmental Cục Bảo vệ mơi trường Hoa
Kỳ

US-EPA

United
States
Protection Agency

USP

United States Pharmacopeia

Dược điển Mỹ


UV-Vis

Ultraviolet – visible

Tử ngoại – khả kiến


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu phân tích về phenoxyethanol .................................... 13
Bảng 1.2. Một số nghiên cứu phân tích về natri benzoat ......................................... 14
Bảng 2.1. Một số mẫu dầu gội thu thập được trên thị trường .................................. 16
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát độ ổn định của phenoxyethanol và natri benzoat trong
dung môi pha mẫu .................................................................................................... 26
Bảng 3.2. Đánh giá độ thích hợp hệ thống............................................................... 27
Bảng 3.3. Kết quả thẩm định độ tuyến tính của phenoxyethanol và natri benzoat . 30
Bảng 3.4. Kết quả thẩm định độ đúng với phenoxyethanol..................................... 32
Bảng 3.5. Kết quả thẩm định độ đúng của natri benzoat ......................................... 33
Bảng 3.6. Kết quả thẩm định độ lặp lại.................................................................... 33
Bảng 3.7. Kết quả thẩm định độ chính xác trung gian ............................................. 34
Bảng 3.8. LOD và LOQ của phenoxyethanol và natri benzoat trong dung dịch ..... 35
Bảng 3.9. LOD và LOQ của phenoxyethanol và natri benzoat của phương pháp .. 35
Bảng 3.10. Kết quả định lượng thành phần phenoxyethanol và natri benzoat trong
các mẫu dầu gội lưu hành trên thị trường ................................................................ 36


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của phenoxyethanol ..................................................... 2
Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của natri benzoat .......................................................... 5
Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo của máy HPLC .................................................................... 8

Hình 1.4. Cấu tạo detector mảng diod (PDA) ............................................................ 9
Hình 3.1. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn phenoxyethanol và natri benzoat trên cột C8
– Phenomenex 25cm ................................................................................................ 21
Hình 3.2. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn phenoxyethanol và natri benzoat trên cột
YMC – Triart C18 25cm .......................................................................................... 21
Hình 3.3. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn phenoxyethanol và natri benzoat trên cột
YMC – Triart C18 với các hệ pha động có thành phần khác nhau .......................... 22
Hình 3.4. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn phenoxyethanol và natri benzoat với các pha
động sử dụng methanol, nước và dung dịch KH2PO4 có pH khác nhau.................. 23
Hình 3.5. Phổ hấp thụ UV-Vis của phenoxyethanol (a) và natri benzoat (b) .......... 24
Hình 3.6. Sắc ký đồ của hỗn hợp chuẩn phenoxyethanol và natri benzoat với điều
kiện sắc ký được lựa chọn ........................................................................................ 25
Hình 3.7. Sắc ký đồ của phenoxyethanol và natri benzoat trong mẫu dầu gội M1 . 25
Hình 3.8. Sắc ký đồ đánh giá độ đặc hiệu với phenoxyethanol và natri benzoat trên
mẫu trắng.................................................................................................................. 29
Hình 3.9. Sắc ký đồ đánh giá độ đặc hiệu với phenoxyethanol và natri benzoat trên
mẫu placebo ............................................................................................................. 29
Hình 3.10. Sắc ký đồ đánh giá độ đặc hiệu với phenoxyethanol và natri benzoat trên
mẫu placebo thêm chuẩn ......................................................................................... 29
Hình 3.11. Sắc ký đồ đánh giá độ đặc hiệu với phenoxyethanol và natri benzoat trên
mẫu chuẩn hỗn hợp ................................................................................................. 29
Hình 3.12. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng độ
phenoxyethanol ........................................................................................................ 31
Hình 3.13. Biểu đồ thể hiện sự phụ thuộc của diện tích pic vào nồng độ natri benzoat
.................................................................................................................................. 31
Hình 3.14. LOD của phenoxyethanol và natri benzoat ............................................ 35
Hình 3.15. LOQ của phenoxyethanol và natri benzoat ............................................ 35


ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay, khi kinh tế ngày một phát triển, chất lượng cuộc sống của con người
được nâng cao nên nhu cầu chăm sóc cho bản thân ngày càng trở nên thiết yếu, mỹ
phẩm cũng trở thành sản phẩm tiêu dùng phổ biến và quen thuộc hơn. Theo định
nghĩa của ASEAN, mỹ phẩm được hiểu là: “Bất kỳ một chất hoặc một chế phẩm
được dùng tiếp xúc với những bộ phận bên ngồi cơ thể con người (da, lơng tóc,
móng, mơi và cơ quan sinh dục ngồi) hoặc tiếp xúc trực tiếp với răng lợi và niêm
mạc, với mục đích duy nhất hoặc chính là để làm vệ sinh, làm thơm, làm thay đổi
hình thức và/hoặc cải thiện mùi cơ thể và/hoặc bảo vệ hay duy trì chúng trong điều
kiện tốt”. Để đảm bảo chất lượng và hiệu quả tác dụng của các sản phẩm mỹ phẩm,
người ta thường đưa vào mỹ phẩm nhiều loại chất bảo quản khác nhau. Việc sử dụng
các chất bảo quản giúp ức chế sự phát triển của vi sinh vật trong các sản phẩm mỹ
phẩm. Tuy nhiên, các chất bảo quản cũng cần phải đảm bảo được dùng với một lượng
phù hợp để không gây ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng do mỹ phẩm được
sử dụng thường xuyên nhưng không có quy định về liều và thời gian sử dụng.
Theo hiệp định hệ thống hoà hợp ASEAN trong quản lý mỹ phẩm mà Việt Nam
đã tham gia kí kết từ năm 2003 [8], căn cứ vào kết quả các cuộc họp Hội đồng mỹ
phẩm ASEAN (ACC) lần thứ 35 và Hội đồng Khoa học mỹ phẩm ASEAN (ACSB)
lần thứ 35, Cục Quản lý Dược đã ban hành Công văn số 7048/QLD-MP [4] “về việc
cập nhật quy định về các chất sử dụng trong mỹ phẩm”, trong đó quy định phụ lục
II – danh sách các chất không được phép sử dụng trong sản phẩm mỹ phẩm, phụ lục
III – danh mục các chất có quy định giới hạn nồng độ, hàm lượng trong sản phẩm
mỹ phẩm và phụ lục VI – danh mục các chất bảo quản được phép sử dụng trong sản
phẩm mỹ phẩm thì phenoxyethanol và natri benzoat là hai chất bảo quản được sử
dụng rất phổ biến trong mỹ phẩm và thuộc nhóm các chất có quy định về giới hạn
nồng độ, hàm lượng trong sản phẩm mỹ phẩm. Do đó, việc phát hiện và định lượng
được hai chất bảo quản trên là rất cần thiết.
Với mục đích đảm bảo an tồn cho người tiêu dùng, đồng thời cung cấp thông
tin và công cụ giúp các cơ quan có biện pháp quản lý phù hợp với nhóm sản phẩm
mỹ phẩm dầu gội, đề tài: “Xây dựng phương pháp định lượng đồng thời
phenoxyethanol và natri benzoat trong mỹ phẩm bằng HPLC” được thực hiện với

các mục tiêu sau:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích phenoxyethanol và natri benzoat
trong dầu gội bằng HPLC
2. Triển khai áp dụng phương pháp xây dựng với một số mẫu dầu gội có mặt trên thị
trường.
1


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN VỀ PHENOXYETHANOL
1.1.1. Tên khoa học và cơng thức cấu tạo

Hình 1.1. Cơng thức cấu tạo của phenoxyethanol
- Công thức phân tử: C8H10O2
- Khối lượng phân tử: 138,16 g/mol
- Tên IUPAC: 2-phenoxyethanol
1.1.2. Tính chất của phenoxyethanol
- Cảm quan: Chất lỏng nhớt, không màu [22], [38]
- Nhiệt độ nóng chảy: 140C
- Điểm sơi: 2450C
- Áp suất hơi: 0,0013 kPa ở 200C
- Độ tan trong nước: 2,7 g/100 ml
- Hệ số phân tán octanol/nước: log P = 1,2
- Hằng số phân ly: pKa = 15,10 ở 250C [22]
1.1.3. Ứng dụng
Phenoxyethanol là một ete và là một rượu thơm. Phenoxyethanol có phổ hoạt
động kháng khuẩn rộng và có hiệu quả chống lại nhiều loại vi khuẩn Gram (+) như
Staphylococcus aureus, vi khuẩn Gram (-) như Escherichia coli, đặc biệt là
Pseudomonas aeruginosa, cũng như chống lại nấm men như Candida albicans [14],
[15], [29].

Về cơ chế hoạt động, phenoxyethanol phát huy hoạt tính kháng vi sinh vật bằng
cách tách quá trình phosphoryl hố khỏi q trình hơ hấp và bằng cách ức chế cạnh
tranh malate dehydrogenase. Phenoxyethanol hoạt động như một tác nhân diệt khuẩn
bằng cách tăng tính thấm của màng tế bào đối với các ion kali và có tác dụng ức chế
trực tiếp quá trình tổng hợp DNA và RNA của vi khuẩn [15].
Phenoxyethanol thường được sử dụng kết hợp với các chất bảo quản khác như
các paraben,… để có được phổ hoạt tính rộng hơn [29], [34]. Do hoạt tính kháng
khuẩn rộng, phenoxyethanol đã được sử dụng từ những năm 1950, với vai trò chủ
yếu như một chất bảo quản trong nhiều lĩnh vực, giúp tăng thời hạn sử dụng và đảm
bảo độ an toàn của sản phẩm [29].
Trong mỹ phẩm, phenoxyethanol thể hiện tác dụng ức chế yếu đối với vi khuẩn
cư trú trên da bình thường so với các chất bảo quản hoá học mỹ phẩm khác như
2


methylisothiazolion,

iodopropynyl

butylcarbamat,

ethylhexylglycerin



methylparaben [15]. Phenoxyethanol được sử dụng rộng rãi trong sản xuất các sản
phẩm mỹ phẩm rửa sạch, lưu lại trên da và các sản phẩm chăm sóc cá nhân bao gồm:
kem dưỡng ẩm, kem chống nắng, nước rửa tay, xà phịng, mascara, phấn nền, son
mơi, dầu gội, kem cạo râu, v.v. Ngồi ra, phenoxyethanol cịn là một thành phần cố
định hương thơm sử dụng trong nhiều loại nước hoa [14], [15].

Trong dược phẩm, phenoxyethanol được sử dụng làm chất bảo quản trong nhiều
loại thuốc. Trong vaccin, phenoxyethanol là chất bảo quản được sử dụng phổ biến
nhất, đã được dùng trong nhiều năm. Về mặt điều trị, phenoxyethanol được sử dụng
dưới dạng dung dịch 2,2 % hoặc kem 2 % để khử trùng cho vết thương bề mặt, vết
bỏng nhiễm trùng nhẹ trên da và niêm mạc [34].
Ngoài hai lĩnh vực trên, phenoxyethanol còn được sử dụng trong gel siêu âm,
thuốc chống côn trùng, thuốc gây mê, dung môi cellulose acetat, thuốc nhuộm, mực
in và sản xuất mực in [6].
1.1.4. Độ an tồn của phenoxyethanol
1.1.4.1. Độc tính liều lặp lại
Độc tính liều lặp lại của phenoxyethanol đã được nghiên cứu rộng rãi trên động
vật qua đường hô hấp (ở chuột cống), đường miệng (chuột nhắt và chuột cống) và
đường da (thỏ). Về đường hơ hấp, kích ứng cục bộ hệ hơ hấp là tác dụng duy nhất
được báo cáo. Về đường miệng, kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng phơi nhiễm qua
đường uống có ảnh hưởng đến thơng số tế bào hồng cầu và dẫn đến thay đổi mô
bệnh học ở thận và bàng quang ở liều cao. Khi dùng ngồi da ở thỏ, phần lớn nghiên
cứu cho thấy khơng ảnh hưởng nào liên quan tới điều trị đối với trọng lượng cơ thể,
đối với các thông số huyết học hoặc lâm sàng [15], [29].
1.1.4.2. Tính gây đột biến gen và khả năng gây ung thư
Khả năng gây đột biến của phenoxyethanol lần đầu tiên được thử nghiệm in
vitro bằng thử nghiệm Ames. Cùng với nhiều nghiên cứu khác được tiến hành, Uỷ
ban Khoa học về An toàn Người tiêu dùng (Scientific Committee on Consumer
Safety) – SCCS nhận định rằng phenoxyethanol khơng có khả năng gây đột biến in
vivo và không gây đột biến gen người [15], [29].
Khả năng gây ung thư của phenoxyethanol được đánh giá trong hai nghiên cứu
được thực hiện bằng đường uống ở chuột tại trung tâm nghiên cứu xét nghiệm sinh
học Nhật Bản. SCCS đã đưa ra kết luận rằng phenoxyethanol khơng có khả năng gây
ung thư [15].
1.1.4.3. Khả năng gây rối loạn nội tiết
Vào tháng 6 năm 2015, Cục Bảo vệ môi trường Hoa Kỳ (United States

Environmental Protection Agency) - US-EPA đã xác định rằng phenoxyethanol
3


khơng có hoạt tính estrogen thơng qua Chương trình sàng lọc rối loạn nội tiết
(Endocrine Disruption Screening Program) - EDSP dựa trên “mơ hình thụ thể nội
tiết” [15], [29], [37]. Các nghiên cứu cho thấy khơng có bất kỳ mối liên hệ nào giữa
acid phenoxyacetic - chất chuyển hóa chính của phenoxyethanol và những thay đổi
trong globulin liên kết với hormon giới tính, hoạt động nội tiết tố nam và nội tiết tố
nữ ở trẻ sơ sinh cũng như trên hormon tuyến giáp. Hơn nữa, Cơ quan an toàn dược
phẩm và sản phẩm y tế (Agence nationale de securité du médicament et des produits
de santé) - ANSM kết luận rằng những dữ liệu từ các nghiên cứu đó khơng thể được
sử dụng để đánh giá khả năng gây rối loạn nội tiết của phenoxyethanol [29].
1.1.4.4. Tác dụng trên hệ thần kinh
Dựa trên nghiên cứu quan sát về nghề nghiệp được thực hiện ở ba phụ nữ làm
việc tại trang trại giống cá, sử dụng phenoxyethanol để gây mê cá. Họ bị ảnh hưởng
thần kinh như đau đầu, lảo đảo. Do nghiên cứu cịn hạn chế nên khơng kết luận được
ảnh hưởng của phenoxyethanol trên thần kinh [15].
Năm 2008, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (Food and Drug
Administration) - FDA đã đưa ra cảnh báo rằng việc tiếp xúc với phenoxyethanol
qua đường miệng có thể gây mất nước, nơn mửa, ảnh hưởng đến chức năng của hệ
thần kinh trung ương và gây tiêu chảy ở trẻ sơ sinh của các bà mẹ cho con bú sử
dụng sản phẩm Mommy’s Bliss Nipple Cream chứa chlorphenesin và
phenoxyethanol [6], [36].
1.1.4.5. Tác dụng tại chỗ
Phenoxyethanol khơng pha lỗng đã được chứng minh là gây ra các dấu hiệu
kích ứng mắt in vivo nhờ việc tiến hành nghiên cứu trên thỏ [5], [15], [29].
Phenoxyethanol cũng gây kích ứng da từ nhẹ đến trung bình trong các nghiên
cứu trên thỏ và chuột bạch. Ở các bệnh nhân có vết thương ngồi da hoặc bị bỏng,
sau khi sử dụng phenoxyethanol trên vùng da đó thì khơng thấy các phản ứng tại chỗ

hay toàn thân. Trong một nghiên cứu của C. Buhrer và cộng sự đã chỉ ra rằng
phenoxyethanol được dung nạp tốt qua da của trẻ sinh non khi được khử trùng bằng
dung dịch chứa 0,1 % octenidin và 2 % phenoxyethanol nhưng không gây tổn thương
da [15]. Tuy nhiên, nghiên cứu thực hiện trên đối tượng trẻ sinh non và thiếu cân
nặng ở Đức đã phát hiện một số dấu hiệu kích ứng da như ban đỏ, bong da xảy ra
với dung dịch sát trùng tại chỗ có chứa 0,1 % octenidin và phenoxyethanol [5], [11],
[15]. Mặc dù nguy cơ bị kích ứng ở da trẻ sinh non cao hơn so với người trưởng
thành nhưng khó có thể kết luận phenoxyethanol gây ra các kích ứng da ở trẻ do
octenidin cũng có thể gây ra các biến chứng da nghiêm trọng.
Dựa trên các báo cáo nghiên cứu, SCCS đã đưa ra kết luận tần suất của các phản
ứng mẫn cảm do phenoxyethanol gây ra là rất thấp (0,1 – 0,24 %) [15], có thể được
4


coi là chất rất hiếm gây dị ứng [28]. Tuy nhiên, cũng có một số ít trường hợp có phản
ứng dị ứng với phenoxyethanol khi tiếp xúc tại chỗ với các sản phẩm mỹ phẩm,
thuốc. Nổi mề đay và viêm da tiếp xúc được ghi nhận trong hai trường hợp sử dụng
gel siêu âm có chứa phenoxyethanol [15] và trong các sản phẩm mỹ phẩm rửa sạch
và lưu lại trên da chứa phenoxyethanol [26]. Test phản ứng dị ứng khi tiêm vaccin
Infranrix-Hib có chất bảo quản phenoxyethanol cũng đã được ghi nhận dương tính
[25].
1.2. TỔNG QUAN VỀ NATRI BENZOAT
1.2.1. Tên khoa học và cơng thức cấu tạo

Hình 1.2. Cơng thức cấu tạo của natri benzoat
- Công thức phân tử: C7H5NaO2
- Khối lượng phân tử: 144,10 g/mol
- Tên IUPAC: Natri benzoat
1.2.2. Tính chất của natri benzoat
- Cảm quan: Bột kết tinh hay hạt hoặc mảnh màu trắng, hơi hút ẩm.

- Độ tan:
+ Dễ tan trong nước. Độ tan trong nước ở 200C: 63 g/100ml.
+ Hơi tan trong ethanol 90% (tt/tt) [3]
- Nhiệt độ nóng chảy: > 3000C
- Điểm sơi: 450 - 4750C
- Hệ số phân tán octanol/nước: log P = -2,27 [23]
1.2.3. Ứng dụng
Natri benzoat là muối của acid benzoic. Natri benzoat có thể được tổng hợp hố
học hoặc có thể được tìm thấy trong tự nhiên ở quế, quả việt quất, quả nam việt quất,
đinh hương. Natri benzoat được sử dụng chủ yếu như một chất bảo quản trong thực
phẩm, dược phẩm và mỹ phẩm [39]. Hoạt tính kháng khuẩn, kháng nấm của nó có
liên quan đến độ pH, tác dụng tốt ở pH thấp [35], [39].
Trong thực phẩm, natri benzoat là chất bảo quản đầu tiên được FDA cho phép
sử dụng trong các sản phẩm thực phẩm [39]. Do tính chất của natri benzoat nên natri
benzoat được sử dụng làm chất bảo quản trong các sản phẩm thực phẩm có pH acid
như: bơ thực vật, các loại nước xốt, rượu táo, đồ uống có ga, nước ép trái cây, dưa
chua, salad trái cây, bánh xốp, các sản phẩm bánh mì, mứt, thạch, bánh quy, bánh

5


ngọt, tương cà chua và xì dầu [30], [32], [39], [40]. Ngồi ra, natri benzoat cịn được
sử dụng trong nhiều loại phô mai, trứng cá muối [32], [39].
Trong dược phẩm, natri benzoat được sử dụng nhiều trong công nghiệp dược
phẩm. Trong bào chế dạng thuốc uống, natri benzoat được sử dụng làm chất bảo
quản với nồng độ 0,02 – 0,5 %. Ở các chế phẩm thuốc tiêm, natri benzoat sử dụng
với nồng độ 0,5 %. Natri benzoat cũng được sử dụng làm tá dược trơn cho viên nén
ở nồng độ 2 – 5 %, do là tá dược trơn tan trong nước nên natri benzoat ít ảnh hưởng
đến q trình rã và giải phóng dược chất [33], [35]. Trong điều trị, natri benzoat
được sử dụng trong thuốc Ammonul/Ucephan, được chỉ định trong bệnh rối loạn chu

trình urê [32]. Từ những năm 1970, natri benzoat đã được dùng để điều trị rối loạn
chu trình ure bẩm sinh dựa trên sự tổng hợp và thải trừ hippurat [40]. Ngoài ra, một
số nghiên cứu báo cáo rằng natri benzoat không chỉ là chất bảo quản tốt mà cịn có
thể có tác dụng điều trị tiềm năng trong điều trị các bệnh như rối loạn trầm cảm chủ
yếu, tâm thần phân liệt, rối loạn phổ tự kỷ và các bệnh thối hóa thần kinh [39].
Trong mỹ phẩm, natri benzoat được dùng làm chất bảo quản với nồng độ 0,1 –
0,5 %. Nồng độ ức chế của natri benzoat cần thiết trong nhũ tương tăng theo hàm
lượng dầu [33], [35].
1.2.4. Độ an toàn của natri benzoat
Natri benzoat khơng tích tụ trong cơ thể. Khi vào cơ thể, benzoat sẽ kết hợp với
glycin trong gan để tạo ra acid hippuric được bài tiết qua nước tiểu [39]. Người ta có
thể đánh giá lượng natri benzoat hấp thụ vào cơ thể thông qua đánh giá lượng acid
hippuric bài tiết. Khi có một lượng lớn natri benzoat được hấp thu vào cơ thể thì việc
sử dụng glycin của cơ thể để giải độc benzoat sẽ làm giảm lượng glycin của cơ thể,
làm ảnh hưởng đến chức năng của cơ thể hay các quá trình trao đổi chất liên quan
tới glycin: giảm nồng độ creatinin, glutamin, ure, acid uric [40].
1.2.4.1. Độc tính liều lặp lại
Độc tính liều lặp lại của natri benzoat được tiến hành nghiên cứu trên chuột qua
đường uống và hô hấp. Các kết quả thu được cho thấy natri benzoat có khả năng gây
độc thấp [18], [24], [30].
1.2.4.2. Tính gây đột biến gen và khả năng gây ung thư
Tính gây đột biến gen của natri benzoat được đánh giá thông qua thử nghiệm in
vitro bằng thử nghiệm Ames. Kết quả thu được từ thử nghiệm cho thấy natri benzoat
khơng có hoạt tính gây đột biến gen người [30], [40]. Bên cạnh đó, một nghiên cứu
in vivo do FDA thực hiện trên chuột cho thấy natri benzoat âm tính trong xét nghiệm
di truyền tế bào tuỷ xương [40]. Độc tính với gen của natri benzoat cịn được nghiên
cứu trên thử nghiệm nhiễm sắc thể chị em bằng cách sử dụng tế bào lympho người
được ủ trong 72 giờ. Kết quả cho thấy hoạt tính kìm tế bào yếu nhưng không gây
6



độc tế bào [18]. Bên cạnh đó, cũng có nghiên cứu chỉ ra rằng natri benzoat gây tổn
thương đến DNA, gây sự hình thành vi nhân và phá vỡ nhiễm sắc thể [20], [39]. Do
đó, khơng loại trừ được hồn toàn khả năng gây độc với gen của natri benzoat.
Khả năng gây ung thư của natri benzoat được báo cáo qua nghiên cứu trên 344
chuột Fisher và 100 chuột bạch Thuỵ Sĩ. Kết quả cho thấy khơng có dấu hiệu lâm
sàng về độc tính hoặc tỷ lệ tử vong khi so sánh với nhóm đối chứng. Như vậy, natri
benzoat khơng có tác dụng gây ung thư [18], [30], [31], [40].
1.2.4.3. Ảnh hưởng đối với phôi
Trong các nghiên cứu được tiến hành, natri benzoat được ghi nhận có tác dụng
gây ra các dị tật trên thai của chuột, gây quái thai trên phơi gà. Do đặc tính gây qi
thai tiềm ẩn nên việc sử dụng cần hạn chế đặc biệt ở phụ nữ có thai [39].
1.2.4.4. Tác dụng tại chỗ
Mặc dù, độc tính cấp tính của natri benzoat ở người thấp nhưng natri benzoat
có gây viêm da tiếp xúc (dị ứng giả). Các trường hợp nổi mề đay, hen suyễn, viêm
mũi hoặc sốc phản vệ đã được báo cáo sau khi tiếp xúc với natri benzoat qua đường
miệng/ da/ hô hấp. Các triệu chứng xuất hiện ngay sau khi tiếp xúc và biến mất trong
vài giờ [40]. Ở những bệnh nhân bị mề đay hoặc hen suyễn thì các triệu chứng trầm
trọng hơn trong khi tác dụng này thường không xảy ra với người khoẻ mạnh [35],
[40]. Phản ứng kích ứng da của natri benzoat cũng được tiến hành bằng thử nghiệm
miếng dán với mức nồng độ 2 % và 5 % [21]. Bên cạnh đó, natri benzoat cịn gây
kích ứng mắt, gây khó chịu [30], [40].
Ngồi ra, người ta cho rằng natri benzoat có thể được chuyển hố bằng cách
khử carbonyl thành benzen có độc tính cao, gây đột biến, gây quái thai khi kết hợp
với vitamin C [39].
1.3. TỔNG QUAN VỀ PHƯƠNG PHÁP HPLC
1.3.1. Nguyên tắc
Sắc ký lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography - HPLC)
là một kỹ thuật tách trong đó các chất phân tích di chuyển qua cột chứa các hạt pha
tĩnh. Tốc độ di chuyển khác nhau liên quan đến sự phân bố của chúng giữa hai pha,

tức là liên quan đến ái lực tương đối của các chất này với pha tĩnh và pha động. Thứ
tự rửa giải các chất ra khỏi cột vì vậy phụ thuộc các yếu tố đó. Thành phần pha động
đưa các chất phân tích di chuyển qua cột cần được điều chỉnh để rửa giải các chất
phân tích với thời gian hợp lý [1].
Tuỳ thuộc vào cơ chế của q trình tách sắc ký mà có những kỹ thuật sắc ký
khác nhau: sắc ký phân bố, sắc ký hấp phụ, sắc ký trao đổi ion, sắc ký loại cỡ, sắc
ký ái lực, sắc ký các đồng phân quang học [1].
1.3.2. Cấu tạo máy sắc ký lỏng hiệu năng cao
7


Máy sắc ký lỏng hiệu năng cao bao gồm các bộ phận sau: Hệ thống cấp pha
động, bơm sắc ký lỏng, bộ phận tiêm mẫu, cột và pha tĩnh, detector, hệ thu nhận và
xử lý dữ liệu [1], [2].

Hình 1.3. Sơ đồ cấu tạo của máy HPLC
1.3.3. Detector và bộ phận ghi tín hiệu
Detetor là bộ phận phát hiện các chất phân tích khi chúng ra khỏi cột và cho tín
hiệu được ghi trên sắc ký đồ [1].
Detector trong sắc ký lỏng cần đáp ứng các yêu cầu sau:
- Đáp ứng nhanh và lặp lại
- Độ nhạy cao, có thể phát hiện chất phân tích ở khối lượng hoặc nồng độ
thấp
- Vận hành ổn định và sử dụng dễ dàng
- Khoảng hoạt động tuyến tính rộng
- Ít thay đổi theo nhiệt độ và tốc độ dịng
Hiện có nhiều detetor, nhưng thường sử dụng 5 loại detetor thuộc hai nhóm
quang học và điện hoá [1]:
- Detector hấp thụ UV-Vis: áp dụng cho các chất có khả năng hấp thụ ánh
sáng trong vùng từ ngoại (UV) hoặc vùng khả kiến (Vis). Detector PDA là phiên bản

cho phép ghi đồng thời độ hấp thụ tại số lượng lớn bước sóng nhờ mảng diod quang,
do đó cho phép thiết lập phổ hấp thụ UV-Vis của chất phân tích trong dải bước sóng
lựa chọn.
- Detector huỳnh quang: sử dụng để phát hiện các chất có khả năng phát
huỳnh quang.
- Detector điện hoá: phù hợp với các chất có hoạt tính điện hố: các cation,
anion, các hợp chất có tính dẫn điện,…
- Detector chỉ số khúc xạ: sử dụng với hầu hết chất phân tích nhưng độ nhạy
kém hơn detector hấp thụ UV.

8


- Detector tán xạ bay hơi: thường được dùng để phân tích các chất kém bay
hơi hơn so với pha động của sắc ký lỏng.
Bộ phận ghi tín hiệu gồm máy ghi, máy phân tích, máy tính.
Đề tài này được thực hiện với phương pháp HPLC có sử dụng detector PDA để
phân tích hai chất bảo quản phenoxyethanol và natri benzoat. Đây là thiết bị khá phổ
biến ở các phòng phân tích – kiểm nghiệm. Detector PDA là cơng cụ hữu hiệu để
giúp loại trừ các trường hợp dương tính giả do xuất hiện các pic trùng thời gian lưu
với các chất cần phân tích.
1.3.4. Kỹ thuật HPLC với detector mảng diod (diod array detector - PDA)
Detector mảng diod (PDA) là một loại detector hấp thụ UV-Vis, được dùng phổ
biến trong sắc ký lỏng dựa trên sự hấp phụ bức xạ UV-Vis (trong khoảng 190 – 800
nm) của các chất phân tích. Một chùm sáng có phổ rộng đi qua mẫu, sau đó được
tách thành các bước sóng đơn. Detector có một hoặc hai mảng diod để nhận bức xạ
đã tán sắc từ một cách tử kẻ vạch bằng laser. Mỗi diod nhạy với một bước sóng nhất
định. Do đó, detector PDA cho phép đo nhiều bước sóng khác nhau trong cùng một
thời điểm và theo dõi đồng thời nhiều thành phần hấp thụ tại nhiều bước sóng khác
nhau.


Hình 1.4. Cấu tạo detector mảng diod (PDA)
Quang phổ và sắc ký đồ có thể được biểu thị trên màn hình nhờ phần mềm của
hệ thống xử lý tín hiệu bằng máy tính. Có thể gọi PDA là detector sóng qt bên
cạnh detector đo ở bước sóng cố định hoặc thay đổi. Mặt khác, hệ thống này có thể
cho đồ thị 3D: độ hấp thụ, bước sóng và thời gian [1].
Ứng dụng: Đầu dị PDA giúp lựa chọn bước sóng phù hợp cho phân tích, có khả
năng vẽ phổ UV-Vis của pic chuẩn và pic thử rồi chồng hai phổ với nhau để thấy sự
giống nhau về dạng phổ thông qua hệ số match.
Khi hệ số match xấp xỉ 1 chỉ ra một phổ định tính giống nhau hồn tồn. Hệ số
match > 0,90 thì chỉ ra hai phổ tương tự. Hệ số match càng gần 1 thì sự tương tự phổ
càng cao. Hệ số match < 0,90 chỉ ra hai phổ khác nhau.
9


1.3.5. Các thông số đặc trưng của sắc ký
1.3.5.1. Thời gian lưu tR
- Thời gian lưu tR là khoảng thời gian từ lúc tiêm mẫu vào cột đến khi pic đến
detector.
- Đối với chất không lưu giữ, tốc độ di chuyển của nó bằng tốc độ di chuyển
trung bình của các phân tử pha động. Thời gian tM của các chất không lưu giữ được
gọi là thời gian chết.
- Thời gian lưu hiệu chỉnh tR’ = tR – tM với tM là thời gian chất không bị lưu giữ
đi qua cột.
1.3.5.2. Hệ số phân bố K
- Tốc độ di chuyển của chất tan qua pha tĩnh được xác định bởi hệ số phân bố
K

Trong đó: K: hệ số phân bố
CS: nồng độ mol chất tan trong pha tĩnh

CM: nồng độ mol chất tan trong pha động
- Hệ số phân bố K liên quan đến ái lực tương đối của chất phân tích với pha tĩnh
và pha động. Hệ số phân bố K phụ thuộc vào bản chất của chất phân tích, bản chất
của hai pha.
- Trị số K càng lớn, sự di chuyển của chất tan qua pha tĩnh càng chậm. Nếu các
chất trong hỗn hợp có hằng số K khác nhau càng nhiều thì khả năng tách diễn ra
càng dễ dàng hơn. Khi K khơng đổi thì sắc ký tuyến tính.
1.3.5.3. Hệ số dung lượng k’
- Hệ số k’ là một thông số quan trọng trong mô tả tốc độ di chuyển của chất phân
tích qua cột. Hệ số k’ còn được gọi là hệ số phân bố khối lượng giữa hai pha.

Như vậy, hệ số k’ có thể tính được dễ dàng từ sắc ký đồ. Từ đó ta thấy:
- Khác với hệ số phân bố K, hệ số dung lượng k’ không chỉ phụ thuộc vào bản
chất của chất phân tích, bản chất của hai pha mà cịn phụ thuộc vào tỷ lệ thể tích pha
động VM và thể tích pha tĩnh VS.
- Nếu hệ số k’ << 1 quá trình rửa giải diễn ra quá nhanh cho nên khó xác định
chính xác thời gian tR. Ngược lại, nếu k’ q lớn (ví dụ 2030), q trình rửa giải
quá dài. Thường chọn điều kiện sắc ký để 1  k’  5.
1.3.5.4. Hệ số chọn lọc 

10


- Hệ số chọn lọc  là đại lượng đặc trưng cho tốc độ di chuyển tỷ đối của hai
chất.

- Để tách riêng hai chất A, B thì cần  > 1. Hệ số chọn lọc  càng lớn thì càng
tách nhau, nếu q lớn thì thời gian phân tích sẽ dài. Trong sắc ký, thường chọn
1,05    2.
1.3.5.5. Tính đối xứng của pic sắc ký

- Hệ số bất đối: AF =

𝑎
𝑏
𝑎+ 𝑏

- Hệ số kéo đuôi: As =

2𝑎

Trong đó: a là nửa chiều rộng phía trước pic, b là nửa chiều rộng phía sau pic.
1.3.5.6. Số đĩa lý thuyết và chiều cao đĩa lý thuyết
Cột sắc ký được coi là có N lớp mỏng, ở mỗi lớp, sự phân bố chất tan vào hai
pha được coi là trạng thái cân bằng. Những lớp mỏng này được gọi là đĩa lý thuyết.
Số đĩa lý thuyết là đại lượng biểu thị hiệu năng của cột trong một điều kiện sắc
ký nhất định. Cột có số đĩa lý thuyết lớn sẽ có hiệu lực cao, khi đó độ dỗng của pic
nhỏ.
1.3.6. Tối ưu hố q trình tách sắc ký
Tách bằng sắc ký được tối ưu hoá bằng cách thay đổi các điều kiện thực nghiệm
(pha tĩnh, pha động) để có thể tách được các thành phần trong hỗn hợp với chi phí
(thời gian, kinh tế) nhỏ nhất. Một nội dung quan trọng trong tối ưu hố là tìm cách
tăng hiệu lực cột sắc ký. Đầu tiên cần xem xét đến độ phân giải của cột, tức là khả
năng tách định lượng hai chất trong hỗn hợp trên sắc ký đồ [1].
1.3.6.1. Độ phân giải của cột
Độ phân giải của cột được tính theo cơng thức:

Phương trình trên mơ tả sự phụ thuộc của độ phân giải Rs của cột vào số đĩa N,
hệ số chọn lọc  và hệ số dung lượng k’. Để tăng hệ số phân giải ta có thể:
- Tăng số đĩa N bằng hai cách:
+ Dùng cột dài hơn sẽ tăng được N nhưng thời gian phân tích dài hơn, pic sẽ

giãn rộng hơn.
+ Giảm chiều cao H bằng cách giảm tốc độ dòng pha động, giảm kích thước
hạt (thay cột khác).
- Tăng hệ số dung lượng k’B:

11


Nói chung, khi tăng k’B sẽ tăng hệ số phân giải Rs. Tuy nhiên, k’B tăng sẽ tăng
nhiều thời gian phân tích. Để dung hồ độ phân giải và thời gian rửa giải người ta
khuyên trị số k’ dao động từ 15.
- Tăng hệ số chọn lọc  bằng cách:
+ Thay đổi thành phần pha động, kể cả thay đổi pH
+ Thay đổi pha tĩnh (đổi cột khác)
+ Tăng nhiệt độ cột: thường đi kèm tăng k’
- Độ phân giải Rs đánh giá khả năng tách hai pic liền kề nhau.
- Hai pic tách rõ ràng (xen phủ 0,3 %) khi Rs  1,5
1.3.6.2. Thời gian phân tích
Tối ưu hố tách sắc ký là chọn điều kiện để tách định lượng các thành phần
trong hệ với chi phí, thời gian ít nhất. Thời gian cần thiết cho một quá trình rửa giải
được tính từ thời gian lưu của pic cuối cùng trên sắc ký đồ.
1.3.7. Ứng dụng của HPLC
Sắc ký lỏng hiệu năng cao là một kỹ thuật phân tích rất hiệu quả để tách và định
lượng các hợp chất có cấu trúc hố học gần giống nhau trong một hỗn hợp. Vì vậy,
nó được dùng phổ biến khi mẫu phân tích có nguồn gốc tự nhiên hoặc sinh vật.
1.3.7.1. Định tính
Dựa vào thời gian lưu của chất phân tích và chất chuẩn đối chiếu trong cùng
điều kiện sắc ký (pha động, pha tĩnh, nhiệt độ) ta có thể xác định được sự có mặt của
chất phân tích trong mẫu. Với mẫu có nhiều thành phần phức tạp, việc định tính bằng
quang phổ thường gặp khó khăn. Do đó, HPLC thường được dùng để tách các thành

phần trước khi phân tích bằng quang phổ. Việc định tính bằng sắc ký khơng cho kết
quả dương tính chắc chắn mà chỉ giúp khẳng định đúng kết quả âm tính – nghĩa là
xác định một chất khơng có mặt trong hỗn hợp. Muốn khẳng định kết quả dương
tính thì cần phải kết hợp sắc ký và phổ IR hoặc khối phổ [1].
1.3.7.2. Định lượng
Đại lượng được dùng trong định lượng là chiều cao pic hoặc diện tích pic. Chiều
cao pic tuy dễ đo nhưng chỉ dùng được khi pic hẹp, cân đối. Diện tích pic được dùng
phổ biến và đảm bảo kết quả tin cậy.
Có 4 phương pháp định lượng thường dùng trong phân tích sắc ký [1], [2]:
- Phương pháp ngoại chuẩn
- Phương pháp nội chuẩn
- Phương pháp thêm chuẩn
- Phương pháp chuẩn hố diện tích
Trong đề tài này, phương pháp chuẩn ngoại được lựa chọn sử dụng. Đây là
phương pháp định lượng cơ bản, trong đó mẫu chuẩn và mẫu thử đều được tiến hành
12


chạy sắc ký trong cùng điều kiện. So sánh diện tích pic của mẫu thử với diện tích pic
của mẫu chuẩn sẽ tính được nồng độ của các chất trong mẫu thử. Có hai phương
pháp:
+ Chuẩn hố một điểm: Chọn nồng độ của mẫu chuẩn xấp xỉ với nồng độ của
mẫu thử.
+ Chuẩn hoá nhiều điểm: Xây dựng đường chuẩn biểu thị mối tương quan
giữa diện tích pic với nồng độ của chất chuẩn. Sử dụng đoạn tuyến tính của đường
chuẩn và phương trình hồi quy tuyến tính để tính toán nồng độ chất cần xác định.
1.4. MỘT SỐ NGHIÊN CỨU PHÂN TÍCH VỀ PHENOXYETHANOL VÀ NATRI
BENZOAT
Bảng 1.1. Một số nghiên cứu phân tích về phenoxyethanol
STT

[TLTK]

1
[7]

Đối tượng phân tích

Chương trình HPLC

Methylparaben,
ethylparaben,

- Pha tĩnh: Cột L-ODS C18 (25 cm x 4,6

propylparaben,
isopropylparaben,

- Pha động: Hỗn hợp acetonitril và acid
formic 0,1 %, tỷ lệ pha động thay đổi
trong quá trình sắc ký theo chương trình
gradient: 0-6 phút là 25 % acetonitril, 630 phút gradient tuyến tính từ 25-50 %
acetonitril, 30-35 phút là 50 % acetonitril.
- Tốc độ dòng: 1,0 ml/phút

butylparaben,
isobutylparaben, acid
benzoic, acid salicylic,
acid sorbic, acid
dehydroacetic, 2phenoxyethanol


mm; 3 m)

- Bước sóng phát hiện: 230 nm
- Pha tĩnh: Cột Lichrosorb C8 (150 x 4,6

2
[9]

mm; 5 m)
2-phenoxyethanol và
- Pha động: Acetonitril – Tetrahydrofuran
methyl, ethyl, propyl, and
- Nước (21:13:66)
butyl 4-hydroxybenzoat
- Tốc độ dịng: 1 ml/phút
- Bước sóng phát hiện: 258 nm
- Pha tĩnh: Cột Nucleosil 5 C18 (25 cm x

3
[16]

2-phenoxyethanol, 1phenoxypropan-2-ol,
methyl, ethyl, propyl,
butyl và benzyl 4-

4,6 mm; 5 m)

hydroxybenzoat

- Thể tích tiêm: 20 l


- Pha động: Nước - Acetonitril Methanol - Tetrahydrofuran (60:25:10:5)
- Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút
- Bước sóng phát hiện: 280 nm

13


4
[12]

2-phenoxyethanol, 1-

- Pha tĩnh: Cột Symmetry C18 (250 x 4,6

phenoxypropan-2-ol,

mm; 5 m)

methyl, ethyl, propyl,
butyl và benzyl 4-

- Pha động: Nước - Acetonitril Methanol – Tetrahydrofuran (60:25:10:5)

hydroxybenzoat
(parabens)

- Tốc độ dòng: 1,5 ml/phút
- Bước sóng phát hiện: 270 nm


Bảng 1.2. Một số nghiên cứu phân tích về natri benzoat
STT
[TLTK]

Đối tượng phân tích

Chương trình HPLC
- Pha tĩnh: Cột Chromolith Fast Gradient
RP 18e (50 x 2 mm; Merck)
- Pha động Hỗn hợp acetonitril và acid

1
[10]

formic 0,1 %, tỷ lệ pha động thay đổi
trong quá trình sắc ký theo chương trình
gradient: 0-0,3 phút là 5:95, 1-2 phút là
methylchloromethylisothi 20:80, 2-3 phút là 5:95.
- Nhiệt độ cột: 120C
azolinon, và methyl
Methylisothiazolinon,
benzyl alcol, natri
benzoat,

paraben

- Tốc độ dòng: 0,7 ml/phút
- Thể tích tiêm: 2 l
- Bước sóng phát hiện đối với natri
benzoat: 237 nm

- Pha tĩnh: Cột Hibar Bondapak ODS
C18 (4,6 x 250 mm; 5m)

2
[17]

Dexibuprofen, natri

- Pha động: Acetonitril - Na2HPO4 pH 5,5

benzoat, methylparaben,
propylparaben

(50:50)
- Tốc độ dòng: 1 ml/phút
- Thể tích tiêm: 20 l
- Bước sóng phát hiện: 230 nm
- Pha tĩnh: Cột Luna C18 (250 x 4,6 mm;
5 m)

3
[19]

Dexchlorpheniramin
maleat, betamethason,

- Pha động: Acetonitril – KH2PO4 0,02M
pH 2,7 (35:65)

natri benzoat


- Tốc độ dịng: 1 ml/phút
- Thể tích tiêm: 50 l
- Bước sóng phát hiện: 254 nm
14


- Pha tĩnh: Cột RP 18 (250 x 4 mm; 10
mm)
4
[41]

Natri benzoat

- Pha động: KH2PO4 0,05 M pH 5,5 MeOH (60:40)
- Tốc độ dịng: 1 ml/phút
- Thể tích tiêm: 20 l
- Bước sóng phát hiện: 254 nm

15


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. THIẾT BỊ VÀ HỐ CHẤT
2.1.1. Dung mơi và hố chất
- Chất chuẩn phenoxyethanol (Chuẩn USP, Lô R121U0, hàm lượng 99,8 %)
- Chất chuẩn natri benzoat (Chuẩn Viện Kiểm nghiệm thuốc Trung ương, Lô
CO322314, hàm lượng 99,5 %)
- Dung môi dùng cho HPLC: Methanol (Fisher)
- Hố chất tinh khiết phân tích: KH2PO4, Triethylamin, H3PO4 (Merck)

- Nước RO (được lọc qua màng lọc 0,45 m trước khi sử dụng làm pha động
hoặc chuẩn bị các dung dịch mẫu dùng để đưa vào hệ thống HPLC)
2.1.2. Thiết bị và dụng cụ
- Máy sắc ký lỏng SHIMAZDU LC-2030C 3D
- Cân phân tích METTLER TOLEDO MS105 (chính xác tới 0,01 mg)
- Cân phân tích METTLER TOLEDO AB204 S (chính xác tới 0,1 mg)
- Máy lắc siêu âm POWER SONIC 410
- Máy ly tâm SIGMA 4-16KS
- Máy đo pH METROHM 691 pH METER
- Dụng cụ thuỷ tinh: Bình định mức, ống đong, cốc có mỏ, pipet chính xác,
pipet pasteur, đũa thuỷ tinh.
- Xy lanh 3,0 ml; màng lọc 0,45 m; vial trong suốt loại 1,5 ml.
2.2. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Một số mẫu dầu gội đầu thu thập được trên thị trường (Bảng 2.1)
Bảng 2.1. Một số mẫu dầu gội thu thập được trên thị trường
STT

Tên mẫu

Nhà sản xuất


mẫu

1

Dầu gội Lashe SuperFood phục hồi
hư tổn

Công ty Cổ phẩn Marico

South East Asia

M0

2

Dầu gội đầu phục hồi hư tổn
TSUBAKI Premium Repair

Shiseido Co.Ltd, Nhật
Bản

M1

3

Dầu gội sạch gàu Clear đánh bay
gàu ngứa và vi khuẩn

Công ty TNHH quốc tế
Unilever Việt Nam

M2

4

Dầu gội đầu Dove Nourishing
Secrets

Công ty TNHH quốc tế

Unilever Việt Nam

M3

5

Dầu gội đầu L’Oreal Paris ELSEVE
Total Repair 5

L’Oreal Paris, Indonesia

M4

16


Công ty Procter &
6

Dầu gội đầu Pentene

Gamble manufacturing,

M5

Thái Lan
7

8


Dầu gội VinMart Care ngăn ngừa
rụng tóc dành cho nam

Cơng ty CPDV thương
mại tổng hợp

M6

Vincommerce

Dầu gội Lifebuoy dưỡng tóc óng ả

Cơng ty TNHH quốc tế
Unilever Việt Nam

M7

Công ty Procter &
9

Dầu gội Pentene Anti Dandruff

Gamble manufacturing,

M8

Thái Lan
10

Công ty TNHH quốc tế

Unilever Việt Nam

Dầu gội Dove phục hồi hư tổn

M9

Unilever Thai holding
11

12

13
14
15

limited 38 lardkrabang
industrial estate chalang
Krung Road BangKok

Dầu gội Sunsilk Soft Smooth

Dầu gội Clear Anti Dandruff Ice

Unilever Thai holding
limited 38 lardkrabang

M10

M11


Cool Menthol

industrial estate chalang
Krung Road BangKok

Dầu gội Enchanteur dưỡng tóc siêu

Cơng ty TNHH Wipro

mượt

consumer care Việt Nam

Dầu gội Organist & Argan Repair

Công ty LG household,
Hàn Quốc

M13

L’Oreal Paris, Indonesia

M14

Dầu gội L’Oeral Paris Extraordinary
Oil Smooth

M12

16


Dầu gội đầu L’Oreal Paris ELSEVE
Color Protect

L’Oreal Paris, Indonesia

M15

17

Dầu gội Dicora Urban Fit chiết xuất
tinh dầu Argan dành cho tóc nhuộm

Nuvaria global
SL.pol.ind, Tây Ban Nha

M16

18

Dầu gội Sunsilk óng mượt rạng ngời

Cơng ty TNHH quốc tế
Unilever Việt Nam

M17

Dầu gội Dove Hoa sen Nhật và

Công ty TNHH quốc tế


nước gạo

Unilever Việt Nam

19

17

M18


×