Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Lê thùy linh xây dựng phương pháp phát hiện clopheniramin trộn trái phép trong chế phẩm đông dược dạng lỏng bằng hptlc khóa luận tốt nghiệp dược sĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (816.63 KB, 45 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THÙY LINH

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN
CLOPHENIRAMIN TRỘN TRÁI PHÉP
TRONG CHẾ PHẨM ĐƠNG DƯỢC
DẠNG LỎNG BẰNG HPTLC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ

HÀ NỘI – 2023


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

LÊ THÙY LINH
Mã sinh viên: 1801381

XÂY DỰNG PHƯƠNG PHÁP PHÁT HIỆN
CLOPHENIRAMIN TRỘN TRÁI PHÉP
TRONG CHẾ PHẨM ĐƠNG DƯỢC
DẠNG LỎNG BẰNG HPTLC
KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP DƯỢC SĨ
Người hướng dẫn:
1. PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hà
2. HVCH. Nguyễn Thị Mây
Nơi thực hiện
1. Bộ mơn Hóa phân tích – Kiểm
nghiệm


2. Viện Kiểm nghiệm an tồn vệ sinh
thực phẩm Quốc gia

HÀ NỘI – 2023


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, tơi đã nhận
được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cơ giáo, các anh chị kỹ thuật viên, sự ủng hộ của gia
đình và bạn bè.
Tơi xin chân thành bày tỏ lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất đến PGS. TS. Phạm
Thị Thanh Hà và HVCH. Nguyễn Thị Mây, là những người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo và
tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình thực hiện và hồn thành khóa luận.
Tơi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Vũ Ngân Bình đã động viên, nhiệt tình
hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình thực hiện.
Tơi xin cảm ơn sự hỗ trợ kinh phí từ đề tài Khoa học và cơng nghệ trực thuộc Bộ
GD&ĐT mã số 104.04 – 2020.29 của TS. Đào Thị Cẩm Minh trong quá trình thu thập mẫu.
Cảm ơn bạn sinh viên Nguyễn Phương Thảo đã tham gia và hỗ trợ thu thập mẫu
Tôi xin gửi lời cảm ơn đến tồn thể các thầy cơ giáo, các anh chị kỹ thuật viên Khoa
Hóa phân tích – Kiểm nghiệm thuốc, các anh chị cán bộ tại khoa Nghiên cứu phát triển Viện kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia đã luôn tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho tôi trong suốt thời gian làm thực nghiệm để hồn thành khóa luận này.
Tơi cũng xin gửi lời cảm ơn đến các thầy cô trong Ban Giám hiệu, cùng tồn thể các
thầy cơ các bộ mơn Trường đại học Dược Hà Nội đã tận tình dạy dỗ trong thời gian học tập
tại trường.
Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã ln động viên, hỗ trợ,
giúp đỡ tơi thực hiện khóa luận này.
Dù có nhiều cố gắng trong q trình thực hiện khóa luận, song khơng thể tránh khỏi
thiếu sót và hạn chế. Tơi rất mong nhận được ý kiến đóng góp và sự chỉ dẫn của thầy cô
giáo.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2023

Lê Thùy Linh


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. .
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................... .
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ.................................................................. .
ĐẶT VẤN ĐỀ ...................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN ................................................................................................ 3
1.1.

Tổng quan về đối tượng nghiên cứu .................................................................... 3

1.2.

Tình hình nghiên cứu phát hiện hoạt chất hóa dược trộn trái phép trong chế

phẩm đơng dược, trong đó có Chlorpheniramin ......................................................... 4
1.2.1.

Trên thế giới .................................................................................................... 4

1.2.2.

Tại Việt Nam ................................................................................................... 7

1.3. Tổng quan về phương pháp nghiên cứu – Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu
năng cao ............................................................................................................................ 7

1.3.1.

Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC) .......................................................... 7

1.3.2.

Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) ................................................... 9

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 12
2.1

Nguyên vật liệu, thiết bị ........................................................................................ 12

2.1.1

Hóa chất, chất chuẩn.................................................................................... 12

2.1.2

Thiết bị, dụng cụ ........................................................................................... 12

2.1.3

Đối tượng nghiên cứu ................................................................................... 13

2.2

. Nội dung nghiên cứu ........................................................................................... 14

2.3


Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 14

2.3.1

Xây dựng phương pháp phân tích .............................................................. 14

2.3.2

Thẩm định phương pháp phân tích ............................................................ 15

2.3.3

Ứng dụng phân tích các mẫu thu thập được ............................................. 16

2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu ............................................................................... 16
CHƯƠNG 3: THỰC NGHIỆM, KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN .......................................... 18
3.1

Xây dựng phương pháp phân tích ......................................................................... 18


3.1.1

Khảo sát hệ dung môi pha động ................................................................. 18

3.1.2

Khảo sát bước sóng định lượng .................................................................. 19


3.1.3. Khảo sát xử lý mẫu .......................................................................................... 20
3.2

Thẩm định phương pháp phân tích ....................................................................... 20

3.2.1

Độ thích hợp hệ thống .................................................................................. 20

3.2.2

Độ đặc hiệu.................................................................................................... 21

3.2.3

Khoảng tuyến tính ........................................................................................ 22

3.2.4

Độ đúng và độ chính xác .............................................................................. 24

3.2.5

Giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định lượng (LOQ) ....................... 25

3.3 Ứng dụng phương pháp HPTLC để phân tích chế phẩm đông dược dạng
lỏng thu thập được trên thị trường ............................................................................. 26
CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN ................................................................................................. 29
4.1


Xây dựng phương pháp phân tích ..................................................................... 29

4.1.1

Về phương pháp phân tích .......................................................................... 29

4.1.2

Về quy trình phân tích bằng HPTLC......................................................... 30

4.2

Thẩm định phương pháp.................................................................................... 31

4.3 Ứng dụng phương pháp HPTLC để phân tích mẫu chế phẩm đông dược
trên thị trường ............................................................................................................... 31
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ .
PHỤ LỤC .............................................................................................................................. .


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
AOAC

Hiệp hội các nhà hóa học phân tích chính thống (Association of Official
Analytical Chemists)

AR

Thuốc thử phân tích (Analytical Reagent)


CDC

Trung tâm kiểm sốt và phịng ngừa dịch bệnh

CTCT

Cơng thức cấu tạo

CTPT

Cơng thức phân tử

HL

Hàm lượng

HPLC

Sắc kí lỏng hiệu năng cao (High Performance Liquid Chromatography)

HPTLC

Sắc kí lớp mỏng hiệu năng cao (High Performance Thin Layer
Chromatography)

ICH

Hội nghị hòa hợp quốc tế (International Conference on Harmonisation)


LC

Sắc ký lỏng (Liquid Chromatography)

MS

Khối phổ (Mass spectrometry)

MS/MS

Khối phổ hai lần

LOD

Giới hạn phát hiện (Limit of Detection)

LOQ

Giới hạn định lượng (Limit of Quantitation)

MeOH

Methanol

RSD

Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation)

S/N


Tỷ số tín hiệu/nhiễu nền (Signal/Noise)

Spic

Diện tích pic

SD

Độ lệch chuẩn (Standard Deviation)

TKTW

Thần kinh trung ương

TPCN

Thực phẩm chức năng

TLC

Sắc ký lớp mỏng (Thin Layer Chromatography)

UV

Cực tím (Ultra violet)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới phân tích Chlorpheniramin trộn trái phép trong chế
phẩm đơng dược…………………………………………………………………………...6

Bảng 1.2 So sánh giữa HPTLC và TLC…………………………………………………..9
Bảng 2.1 Các nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu……………………………………12
Bảng 2.2 Thành phần và tỷ lệ của nền lỏng………………………………………………13
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát hệ dung môi pha động……………………………………….18
Bảng 3.2 Kết quả đánh giá độ thích hợp hệ thống ……………………………………….20
Bảng 3.3 Kết quả thẩm định khoảng tuyến tính………………………………………….23
Bảng 3.4 Kết quả thẩm định độ đúng, độ chính xác……………………………………...25
Bảng 3.5 Kết quả thẩm định LOD, LOQ…………………………………………………26
Bảng 3.6 Kết quả định tính mẫu thực…………………………………………………….27


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1 CTCT của Chlorpheniramin maleat ...................................................................... 3
Hình 3.1 Khảo sát bước sóng định lượng ........................................................................... 19
Hình 3.2 Sắc ký đồ thẩm định độ đặc hiệu ......................................................................... 21
Hình 3.3 Chồng phổ nền lỏng thêm chuẩn với mẫu chuẩn tại vị trí Chlorpheniramin ...... 22
Hình 3.4 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa Spic với nồng độ C (µg/ml) của
Chlorpheniramin với MeOH .............................................................................................. 23
Hình 3.5 Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc giữa Spic với nồng độ C (µg/ml) của
Chlorpheniramin với dung dịch nền lỏng ........................................................................... 24
Hình 3.1 Sắc ký đồ xác định LOD trên nền lỏng của Chlorpheniramin ở nồng độ 1.5
ppm……………………………………………………………………………………….26
Hình 3.7 : sắc ký đồ dạng vết 9 mẫu chế phẩm dạng lỏng thu thập được .......................... 27


ĐẶT VẤN ĐỀ
Theo CDC Mỹ, tỷ lệ người trên 18 tuổi tại Mỹ bị dị ứng theo mùa là 25,7%. Tại Việt
Nam, có khoảng 20% dân số mắc bệnh dị ứng, mày đay. Do môi trường ô nhiễm, tỷ lệ
người mắc bệnh này tăng lên dẫn đến nhu cầu cao sử dụng các loại thuốc, thực phẩm chức
năng điều trị dị ứng, mẩn ngứa.

Những năm gần đây, sử dụng thuốc và thực phẩm chức năng (TPCN) có nguồn gốc
đơng dược thay thế cho các sản phẩm có nguồn gốc tổng hợp hóa dược đang là một xu thế
phổ biến tại Việt Nam và trên thế giới. Những sản phẩm này dược được ưa chuộng vì nhiều
người tin rằng chúng hiệu quả và tương đối an tồn, ít tác dụng phụ hơn các thuốc có
nguồn gốc tổng hợp hóa dược.
Tuy nhiên, các chế phẩm đông dược lại không được quản lý nghiêm ngặt và được
bán tràn lan ở các cửa hàng đông y và cả trên các sàn thương mại điện tử. Do đó nhiều cơ
sở đã cố tình trộn trái phép các thuốc tân dược vào để đánh lừa người sử dụng về tác dụng
nhanh chóng của sản phẩm
Clorpheniramin maleat là thuốc dị ứng thuộc nhóm kháng Histamin H1. Thuốc này
đã và đang được trộn trái phép trong các chế phẩm đơng dược cả trong và ngồi nước.
Năm 1998, một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng trong số 260 loại thuốc đông dược châu
Á đã được thu thập từ các cửa hàng bán lẻ thuốc thảo dược ở California, có 17 loại (7%)
chứa tân dược khơng được khai báo. Trong đó, Chlorpheniramin là 1 trong 4 loại tân dược
khơng khai báo phổ biến nhất [14].
Năm 2019, nghiên cứu của Phạm Thị Thanh Tuyền và cộng sự đã phát hiện được 7/8
chế phẩm đông dược dạng rắn bị trộn trái phép hoạt chất nhóm thuốc dị ứng. Trong đó có
6 chế phẩm dương tính với Clorpheniramin. Việc trộn trái phép thuốc hóa dược vào sản
phẩm đơng dược khơng chỉ gây nguy hiểm cho bệnh nhân, mà còn làm rối loạn thị trường
dược phẩm, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng của các nhà sản xuất uy tín
Với thực tế trên, việc phát hiện và xử lý kịp thời những trường hợp trộn trái phép
Chlorpheniramin trong chế phẩm đông dược là hết sức cấp bách hiện nay để đảm bảo an
toàn cho người sử dụng. Ở Việt Nam, đã có một số cơng trình nghiên cứu phát hiện thuốc
kháng histamin trộn trái phép trong chế phẩm đông dược dạng rắn bằng sắc ký lỏng hiệu
năng cao (HPLC) [6], sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) [6], sắc ký lỏng khối phổ
hai lần (LC -MS/MS) [7]. Trong đó HPTLC là kỹ thuật phân tích vượt trội so với các kỹ
thuật phân tích khác nếu xét về tổng chi phí và thời gian phân tích.
1



Do viên hoàn và viên nang là hai dạng bào chế phổ biến nhất cho các chế phẩm đông
dược trên thị trường hiện nay, nên các nghiên cứu đã thực hiện chủ yếu tập trung xây dựng
cho các chế phẩm dạng rắn này, mà chưa thực hiện xây dựng và thẩm định phương pháp
trên nền chế phẩm dạng lỏng. Do đó, nhằm cung cấp phương pháp định lượng
Chlorpheniramin trên nền mẫu dạng lỏng và mở rộng ứng dụng trên các dạng bào chế chế
phẩm đông dược thu thập được trên thị trường, đề tài: “Xây dựng phương pháp phát
hiện Clopheniramin trộn trái phép trong chế phẩm đông dược dạng lỏng bằng
HPTLC” được thực hiện với mục tiêu:
1. Xây dựng và thẩm định phương pháp xác định Chlorpheniramin trộn trong chế
phẩm đông dược dạng lỏng bằng phương pháp HPTLC.
2. Ứng dụng phương pháp HPTLC để xác định Chlorpheniramin trộn lẫn chế phẩm
đông dược dạng lỏng thu thập được trên thị trường.

2


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
Chlorpheniramin maleat dẫn xuất từ alkylamin, là thuốc kháng histamin an thần
thuộc thế hệ thứ nhất [3].
Công thức [2]
CTPT: C16H19ClN2.C4H4O4 (M=390,9)

Hình 1.1 CTCT của Chlorpheniramin maleat
Tên khoa học: (3RS)-3-(4 clorophenyl)-N,N-dimethyl-3-(pyridin-2-yl)propan-1-amin
hydrogen (Z)-butendioat [2]
Tính chất:
Bột kết tinh trắng hoặc gần như trắng. Dễ tan trong nước, tan trong ethanol 96 % [2]
Tác dụng dược lý:
Chlorpheniramin làm giảm hoặc làm mất các tác dụng chính của histamin trong cơ

thể bằng cách cạnh tranh phong bế có đảo ngược histamin ở các thụ thể H1 ở các mơ trên
đường tiêu hóa, thành mạch và đường hô hấp [3].
Chỉ định:
Điều trị triệu chứng của các bệnh dị ứng như: viêm mũi dị ứng, mẩn ngứa, mày đay,
phù mạch, viêm màng tiếp hợp dị ứng. Điều trị sốc phản vệ (điều trị bổ sung) [3]
Tác dụng không mong muốn (ADR): Với ADR thường gặp (ADR > 1/100) [3]
- Thần kinh: Ức chế hệ TKTW: Ngủ từ ngủ nhẹ đến ngủ sâu, mệt mỏi, chóng mặt, mất
-

phối hợp động tác
Tác dụng an thần trên gây nguy hiểm cho người sử dụng thuốc khi lái tàu, lái xe, làm
việc trên cao, công việc cần sự tỉnh táo.
Nhức đầu, rối loạn tâm thần - vận động.
Tác dụng kháng muscarin: Khơ miệng, đờm đặc, bí tiểu tiện, táo bón, nhìn mờ, tăng
trào ngược dạ dày.

3


Liều dùng:
-

Liều lượng thay đổi, phụ thuộc vào đáp ứng và dung nạp của từng bệnh nhân.
Với chỉ định điều trị viêm mũi dị ứng theo mùa hoặc quanh năm, mày đay: Người lớn:
4 mg cách 4 - 6 giờ/lần. Tối đa: 24 mg/ngày (người cao tuổi tối đa 12mg/ngày) [3]

Dạng bào chế
- Viên nén: 4 mg, 8 mg, 12 mg; Viên nén tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg.
-


Nang: 4 mg, 12 mg. Nang tác dụng kéo dài: 8 mg, 12 mg.
Sirô: 2 mg/5 ml, 8 mg/5 ml.
Thuốc tiêm: 10 mg/ml (tiêm bắp, tĩnh mạch, dưới da), 100 mg/ml (chỉ dùng cho tiêm
bắp và dưới da) [2]

1.2.

Tình hình nghiên cứu phát hiện hoạt chất hóa dược trộn trái phép trong chế

phẩm đơng dược, trong đó có Chlorpheniramin
1.2.1. Trên thế giới
Trong những năm gần đây, xu hướng toàn cầu là chuyển từ thuốc tổng hợp sang
thuốc thảo dược, tức là “Return to Nature”, do đó có sự bùng nổ thuốc thảo dược và thực
phẩm chức năng trên toàn thế giới [32], [27].
Theo WHO, thuốc thảo dược chiếm khoảng 20% tổng thị trường thuốc hiện tại và
đã có hơn 1,5 tỷ người tiêu thụ thuốc thảo dược trên toàn thế giới [19], [33]. Ở các nước
đang phát triển, có đến 80% người dân vẫn ưa thích sử dụng thuốc cổ truyền cho sức khỏe
của họ [19]. Lý do chính của sự bùng nổ này là niềm tin rằng thuốc thảo dược là vơ hại và
khơng có tác dụng phụ so với thuốc hóa dược tổng hợp do chúng nguồn gốc “tự nhiên”
[11], [19].
Gần đây, đã có báo cáo chỉ ra rằng những loại thuốc thảo dược được phát hiện pha
trộn với các loại thuốc tổng hợp không được khai báo trong đó có Chlorpheniramin [19]
Năm 1998, một nghiên cứu ở Mỹ chỉ ra rằng trong số 260 loại thuốc đông dược
châu Á đã được thu thập từ các cửa hàng bán lẻ thảo dược ở California, có 17 loại (7%)
chứa tân dược khơng được khai báo. Trong đó, Chlorpheniramin là 1 trong 4 loại tân dược
không khai báo phổ biến nhất [14]
Năm 2015, nhân sâm “She Lian Wan” được quảng cáo là có tác dụng làm giảm đau
khớp, viêm khớp và gout, hiện đã bị FDA cấm vì nghiên cứu xác nhận rằng nó có chứa
Dexamethason (một corticosteroid) và Chlorpheniramin (thuốc kháng histamin thường sử
dụng cho dị ứng). Dexamethason cũng được biết đến làm giảm khả năng miễn dịch, tăng

lượng đường trong máu và gây ra các biến chứng về cơ và tâm thần [14].

4


Năm 2015, sản phẩm “Jianbu Huqian Wan” cũng được công bố có khả năng điều trị
đau khớp và sau khi kiểm tra đã phát hiện có chứa Dexamethason, Chlorpheniramin, và
Furosemid. Chlorpheniramin là thuốc kháng histamin có thể gây buồn ngủ. Furosemid là
một hoạt chất lợi tiểu mạnh có thể gây mất nước và mất cân bằng điện giải, có thể dẫn đến
động kinh, hư thận, các vấn đề về tiêu hóa và hơn mê [14].
Năm 2015, sản phẩm “Saurean Fong Sep Lin” được quảng cáo có khả năng điều trị
đau lưng và chấn thương. Sau khi kiểm tra, phát hiện thấy người ta đã trộn thêm với
Dexamethason và Cyproheptadin. Trong đó, Cyproheptadin là thuốc kháng histamin có
tác dụng phụ là gây buồn ngủ [14].
Trộn trái phép chất tân dược vào chế phẩm đông dược nhằm ngụy tạo tác dụng
không chỉ gây nguy hiểm cho bệnh nhân (do tác dụng phụ, quá liều, tương tác thuốc - thảo
dược), mà còn làm rối loạn thị trường dược phẩm, xâm phạm đến quyền lợi chính đáng
của các nhà sản xuất uy tín [19], [20]. Do đó, việc trộn trái phép thuốc hóa dược vào sản
phẩm đơng dược đang là một vấn đề tồn cầu và đặt ra thách thức đến các nhà phân tích
[17], [18].
Vì vậy, cần thiết phát triển các kỹ thuật phân tích nhằm sàng lọc chính xác, nhanh
chóng, hiệu quả các chất trong thực phẩm chức năng đặc biệt thực phẩm chức năng nguồn
gốc từ thực vật [32]
Hiện nay, một số phương pháp phân tích đã được phát triển để sàng lọc và phát
hiện chất hóa học trong các sản phẩm dược liệu, chẳng hạn như sắc ký lớp mỏng, được
kết hợp với quang phổ Raman tăng cường bề mặt [16]; sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
[10], LC-MS/MS [13], sắc ký khí GC [25], …Gần đây, phép đo mật độ sắc ký lớp mỏng
hiệu năng cao (HPTLC) đã được sử dụng để phát hiện các loại thuốc bất hợp pháp này
[12].
Nhóm thuốc kháng histamin H1 đặc biệt là Chlorpheniramin là một trong những

chất thường xuyên bị trộn vào các chế phẩm đơng dược vì tác dụng chống dị ứng và tác
dụng an thần của nó.
Đã có nhiều nghiên cứu phát hiện Chlorpheniramin trộn trái phép trên thế giới
được trình bày trong bảng 1.1

5


Bảng 1.1 Các nghiên cứu trên thế giới phân tích Chlorpheniramin trộn trái phép trong
chế phẩm đông dược
Phương pháp, kỹ
thuật phân tích

Kết quả

2019

1D CSSF – TOCSY

Phát hiện 27/28 lơ thuốc thảo dược chữa ho và

Chang-Chuan
Guo
cùng
cộng sự

(Chemical-shiftselective filtration
(CSSF) with total

hen suyễn chứa chất hóa dược trái phép, có 11

lơ dương tính với Clopheniramin Maleat [22]

Năm, tác giả

correlation
spectroscopy
(TOCSY))
2016 tại Trung
Quốc
YE Lin-hu và
cộng sự

LC - MS/MS

Khảo sát 7 chất kháng histamin H1 trên 9 loại
chế phẩm thảo dược, kết quả có 4 mẫu chế
phẩm dương tính với các kháng histamin H1
[34]

2015
Song

QuEChERS kết hợp
với sắc kí lỏng ghép

Xác định được 12 loại thuốc hóa học được thêm
vào trái phép trong trà thảo dược (trà trị ho, giải

Ningning
cùng cộng sự


nối khối phổ siêu
hiệu năng (UPLC MS/MS)

cảm,…) trong đó có Chlorpheniramin Maleat
[32]

1990 - 1997
tại Singapore
Hwee-Ling
Koh và cộng
sự

Sàng lọc 2080 thuốc thảo dược cổ truyền
Trung Quốc và phát hiện 32 mẫu chứa thuốc
hóa dược (gồm 19 loại thuốc hóa dược như:
kháng histamin, thuốc chống viêm khơng
steroid
(NSAIDs),
corticosteroids,...).
Berberin là thuốc thường được trộn nhất, tiếp
theo là Chlorpheniramin, Diclofenac và
Paracetamol [21]

2011
Yun-Qing
Huang

cộng sự


FEPC-DCBI-MS
(Frontal
elution
paper
chromatography)

Phát hiện nhanh Chlorphenamin có trong 4/12
loại thuốc thảo dược trong nghiên cứu với các
nồng độ từ 1,70 - 3,70mg/g trong đó có chất
lỏng uống Shuanlian [20]
6


1.2.2. Tại Việt Nam
Với đặc điểm khí hậu nhiệt đới nóng ẩm và tình trạng ơ nhiễm mơi trường ngày
càng gia tăng ở Việt Nam, tỷ lệ người mắc các bệnh dị ứng ngày càng gia tăng. Nhóm
thuốc kháng histamin H1 có giá rẻ, tác dụng nhanh, mạnh ở mức liều thấp, hay được chỉ
định cho những bệnh này. Bên cạnh sử dụng thuốc hóa dược, người bị dị ứng hay tìm và
sử dụng chế phẩm đơng dược vì tin rằng các chế phẩm này an tồn và ít tác dụng phụ [4].
Nhất là trong đại dịch COVID 19 vừa rồi, gần một nửa số người được hỏi cho biết đã sử
dụng thuốc thảo dược cho các bệnh thông thường trong đại dịch này [24].
Tại Việt Nam, đã có 1 số nghiên cứu phát hiện chất kháng Histamin trong đó có
Chlorpheniramin trộn trái phép trong chế phẩm đơng dược.
Năm 2019, Phạm Thị Thanh Tuyền cùng cộng sự đã xây dựng phương pháp LCMS/MS phát hiện được 7/8 chế phẩm đông dược dạng rắn bị trộn trái phép một số hoạt
chất nhóm thuốc dị ứng. Trong đó có 6 chế phẩm dương tính với Chlorpheniramin (với
mức 0,96 mg/liều - 3,32 mg/liều) [7].
Năm 2020, Trần Thị Lan cùng cộng sự đã xây dựng phương pháp HPTLC và HPLC
xác định thuốc kháng histamin H1 trộn trong chế phẩm đông dược dạng rắn. Nghiên cứu
đã phát hiện được trong số các thuốc kháng Histamin, Chlorpheniramin được trộn với tỷ
lệ cao nhất (7/25 mẫu) [6]

1.3.

Tổng quan về phương pháp nghiên cứu – Phương pháp sắc ký lớp mỏng hiệu
năng cao

1.3.1. Phương pháp sắc ký lớp mỏng (TLC)
Sắc ký lớp mỏng (TLC) là một kỹ thuật sắc ký dùng để tách các chất trong hỗn hợp
nhiều thành phần, được tiến hành khi cho pha động di chuyển qua pha tĩnh, trên đó đã
chấm hỗn hợp các chất cần tách. Pha tĩnh của TLC là các hạt có kích thước 10 - 30 µm,
được rải đều và kết dính thành lớp mỏng đồng nhất, dày khoảng 250 µm trên giá đỡ hình
vng làm bằng thuỷ tinh, nhơm hoặc chất dẻo. Một số chất thường dùng làm pha tĩnh là
silica, dẫn chất siloxan, cellulose, nhôm oxyd, gel sephadex,...
Pha động là hệ dung môi đơn hoặc đa thành phần, rất thay đổi tuỳ thuộc vào cơ chế
sắc ký. Cơ chế tách có thể là hấp phụ, phân bố, trao đổi ion, sàng lọc phân tử hay sự phối
hợp đồng thời của nhiều cơ chế, tùy thuộc vào tính chất pha tĩnh và dung môi làm pha
động. Để tăng cường sức rửa giải, thường kết hợp 2 - 3 dung môi khác nhau. Pha động di
chuyển qua pha tĩnh nhờ lực mao dẫn. Các chất phân tích sẽ di chuyển với tốc độ khác

7


nhau tùy thuộc vào bản chất của chúng, kết quả là chúng được tách riêng, có vị trí khác
nhau trên bản mỏng [1], [2].
Một số gợi ý khi lựa chọn pha động TLC:
-

Dung mơi cần có độ tinh khiết cao

- Cần điều chỉnh sức rửa giải của pha động để trị số Rf nằm trong khoảng 0,15 – 0,85
đạt độ phân giải cực trị [28]

-

Khi dùng silicagel hoặc các chất hấp phụ phân cực khác, độ phân cực của pha động

sẽ quyết định tốc độ di chuyển của chất phân tích và trị số Rf của chúng.
Đại lượng đặc trưng cho mức độ di chuyển của các chất phân tích là hệ số lưu giữ
Rf. Trị số này được tính bằng tỷ lệ giữa khoảng cách di chuyển của chất phân tích và
khoảng cách di chuyển của pha động
Rf = a / b
Trong đó:
a: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến tâm vết phân tích (cm).
b: Khoảng cách từ điểm xuất phát đến mức dung môi pha động (đo trên cùng
đường đi của vết, tính bằng cm).
Rf: có giá trị dao động giữa 0 và 1.
Độ phân giải khi tách bằng TLC phụ thuộc vào nhiều yếu tố bao gồm loại pha tĩnh,
thành phần pha động, độ dày lớp pha tĩnh, loại chất kết dính, độ tinh khiết của dung mơi,
kích thước buồng triển khai sắc ký, độ bão hịa của buồng triển khai sắc ký, lượng mẫu
sắc ký, kích thước của điểm/dải chấm, mức dung môi trong buồng, độ ẩm tương đối, nhiệt
độ, khoảng dung môi khai triển sắc ký và phương thức sắc ký.
Ưu điểm:
-

Thiết bị đơn giản, chi phí thấp, thực hiện nhanh

- Phát hiện được tất cả các chất kể cả các chất không di chuyển theo pha động (nằm
ở điểm xuất phát)
-

Thực hiện tách dễ dàng các mẫu có nhiều thành phần: Có thể thực hiện sắc ký đồng


thời 10 - 20 mẫu hoặc hơn, so sánh trực tiếp mẫu thử với mẫu chuẩn
Nhược điểm:
- Độ lặp lại thấp của trị số Rf do thành phần pha động thay đổi trong quá trình khai
triển sắc ký
- Tăng giãn rộng pic do khuyếch tán vì tốc độ dòng pha động thấp
Ứng dụng của TLC

8


TLC là kỹ thuật được sử dụng trong nhiều lĩnh vực hóa học, dược phẩm, hóa sinh,
lâm sàng vào 3 mục đích: Định tính, Định lượng, thử tinh khiết
1.3.2. Sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC)
HPTLC là một hình thức hiện đại của TLC. Pha tĩnh trong HPTLC là những hạt
chất hấp phụ kích thước nhỏ, đồng đều nên tăng cường khả năng tách. Hơn nữa, HPTLC
được điều khiển bởi phần mềm thích hợp, đảm bảo tính ứng dụng, độ tin cậy và độ lặp lại
cao nhất của các số liệu đưa ra. Đồng thời, các thông số của q trình phân tích được ghi
lại và kiểm sốt chặt chẽ, do đó có độ lặp lại cao.
Các bước của quá trình tiêm mẫu, khai triển, nhận diện vết được tiến hành bằng
thiết bị tự động hoặc bán tự động, giảm thiểu tối đa sai số có thể gặp trong q trình phân
tích.
Q trình tiêm mẫu được tiến hành tự động hoặc bán tự động, đảm bảo chính xác
thể tích mẫu tiêm, đồng thời có sấy bằng khí nitơ do đó giảm sự oxy hóa đối với chất phân
tích dễ bị oxy hóa.
Trong q trình khai triển, điều kiện về nhiệt độ, độ ẩm được kiểm soát chặt chẽ,
đảm bảo độ lặp lại của kết quả khi tiến hành giữa các lần phân tích khác nhau và tại các
phịng thí nghiệm khác nhau. Hệ thống đèn UV tích hợp máy scan và hệ thống phần mềm
giúp phân tích số liệu ứng dụng trong định tính và định lượng.
Một vài ưu điểm của phương pháp HPTLC so với phương pháp TLC được thể hiện
qua bảng 1.2

Bảng 1.2 So sánh giữa HPTLC và TLC [23], [28]
Tham số

HPTLC

TLC

Kỹ thuật

Tự động/ Bán tự động

Thủ công

Pha tĩnh

Silica Gel - pha thuận
C8 and C18 - pha đảo

Silica Gel, Alumina,
Kiesulguhr

Kích thước hạt

5-6 µm, độ đồng đều cao hơn

10-12 µm

Độ dày lớp pha
tĩnh


100 µm

250 µm

Hiệu lực tách

Cao (do kích thước hạt nhỏ hơn)

Thấp hơn

Thời gian phân
tích

Nhanh

Chậm hơn

trung bình

9


Dụng cụ tiêm

Kim tiêm

Mao quản, pipet

Sai số tiêm mẫu


0,5 - 2%

2 - 10%

Thể tích tiêm

0,1 - 0,5 µL

1 - 5 µL

Kích thước vết

Kiểm sốt được

Khơng kiểm sốt được

Dải bước sóng

200 - 800nm

254nm, 366nm hoặc

mẫu

phát hiện

ánh sáng thường

Phân tích phổ




Khơng

Giới hạn phát

100 - 500 pg (tốt hơn)

1 - 5ng (kém hơn)

3 - 20 phút

20 - 200 phút

hiện
Thời gian khai
triển
Ưu điểm của HPTLC:
- Phù hợp với cả phân tích định tính và định lượng, do máy quét Scanner có thể ghi lại phổ
hấp thụ của chất, có thể chồng phổ của chất cần phân tích với phổ chất chuẩn nên định
tính đặc hiệu hơn so với TLC.
- Các mẫu phân tích và các mẫu chuẩn được chấm trên cùng một bản mỏng sắc ký, khai
triển cùng lúc trong cùng điều kiện dung môi, nhiệt độ, độ ẩm nên cho độ lặp lại cao, hạn
chế sự tác động của môi trường giữa các lần phân tích.
Thiết bị dùng trong hệ thống
HPTLC là một quy trình offline trong đó các giai đoạn khác nhau được thực hiện
độc lập [30]
- Thiết bị chấm mẫu tự động (Linomat 5): Quá trình phun mẫu được tiến hành tự động
hoặc bán tự động, đảm bảo chính xác thể tích mẫu phun, đồng thời có sấy bằng khí nitơ
và được chấm thành “dải” với độ rộng có thể điều chỉnh.

- Thiết bị khai triển tự động (ADC2): Buồng 2 máng và giấy bão hịa dung mơi. Bộ phận
kiểm sốt độ ẩm và hệ thống kín của thiết bị giúp kiểm soát chặt chẽ độ ẩm, đảm bảo độ
lặp lại của kết quả khi tiến hành giữa các lần phân tích khác nhau và tại các phịng thí
nghiệm khác nhau. Giấy bão hịa dung mơi để tăng độ bão hịa dung mơi pha động trong
bình (nhất là đối với dung mơi có độ nhớt cao, khó bay hơi). Bản mỏng cũng sẽ được sấy
trước và sau khi khai triển trong thiết bị.
- Thiết bị thu nhận và xử lý kết quả (Scanner): Máy scanner được kết nối với hệ thống
phần mềm máy tính, có hệ thống đèn với bước sóng từ 200 – 800 nm, tốc độ quét là 20
10


mm/s. Máy quét không chỉ ghi lại sự hiện diện của các vết, nó cũng có thể định lượng
cường độ ánh sáng phản xạ từ các vết trên bên mỏng, do đó có thể giúp phân tích định tính
và định lượng các vết trên bản mỏng [33]
Các bước cơ bản: [1], [28], [30]
-

Lựa chọn pha tĩnh: Khá đơn giản, phổ biến là bản silicagel bán sẵn trên thị trường được
sử dụng trong hầu hết các nghiên cứu

-

Lựa chọn pha động và tối ưu hóa

-

Chuẩn bị mẫu và đưa mẫu phân tích lên bản mỏng

-


Khai triển sắc ký (tách)

-

Phát hiện các vết trên sắc ký đồ (bằng cách phun thuốc thử hiện màu, soi dưới đèn UV,
hoặc dùng densitometer): Huỳnh quang F254 được kích thích với UV bước sóng 254
nm và phát ra huỳnh quang màu xanh lá cây. Hợp chất hấp thụ bức xạ ở bước sóng 254
nm làm giảm sự phát xạ này trên bản mỏng, và một vết màu tối trên nền màu xanh lá
cây được quan sát thấy ở nơi có chất phân tích

- Thu nhận và xử lý số liệu thực nghiệm
Ứng dụng
Với nhiều ưu điểm nổi bật như trên, TLC và HPTLC được ứng dụng rộng rãi để
phân tích trong ngành dược phẩm, hóa học lâm sàng, hóa học pháp y, hóa sinh, mỹ phẩm,
phân tích thực phẩm, phân tích mơi trường, thực phẩm chức năng thảo dược, thuốc đông
y…[30].
HPTLC là phương pháp sàng lọc giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí. Do đó
HPTLC có thể thay thế tiềm năng những phương pháp khác tốn kém hơn [31]

11


CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1

Nguyên vật liệu, thiết bị

2.1.1 Hóa chất, chất chuẩn
Bảng 2.1 Các nguyên vật liệu dùng trong nghiên cứu
STT


Nguyên vật liệu

1

Clorpheniramin maleat

Tiêu chuẩn

Nguồn gốc

Chuẩn đối chiếu Chuẩn Viện kiểm nghiệm thuốc TW
thứ cấp

HL: 100,0%, SKS: C0522032

2

MeOH

AR

Trung Quốc

3

Aceton

AR


Trung Quốc

4

Cyclohexan

AR

Trung Quốc

5

Triethylamin

AR

Trung Quốc

6

Ethylacetat

AR

Trung Quốc

7

Ammoniac


AR

Trung Quốc

2.1.2 Thiết bị, dụng cụ
- Hệ thống sắc ký lớp mỏng hiệu năng cao (HPTLC) của hãng CAMAG, CAT No 027.6200
(Thụy Sỹ) tại Khoa Hóa Phân Tích – Kiểm nghiệm thuốc gồm:
+ Bộ phận chấm bán tự động Linomat 5
+ Bộ phận khai triển tự động ADC2
+ Máy scan bản mỏng TLC Scanner 4
+ Buồng soi UV 254 nm và 366 nm
+ Phần mềm điều khiển WinCATs và quét bản mỏng, thu nhận hình ảnh vết sắc ký, xử lí dữ
liệu trên máy tính.
- Bản mỏng TLC và HPTLC silica gel 60 F254 của Merck (Đức)
-

Cân phân tích XPE105 Mettler Toledo (d=0,01mg) (Thụy Sĩ) tại Viện Kiểm

nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia
-

Cân phân tích Sartorius TE 214S (d=0,1 mg) (Đức) tại Viện Kiểm nghiệm an toàn

vệ sinh thực phẩm Quốc gia
-

Máy ly tâm HERMLE Z306 (Đức) - Khoa Hóa Phân Tích – Kiểm nghiệm thuốc
12



-

Máy siêu âm Helma (Đức) - Khoa Hóa Phân Tích – Kiểm nghiệm thuốc

-

Máy lắc xoáy Labinco BV L46 (Hà Lan) - Khoa Hóa Phân Tích – Kiểm nghiệm
thuốc
Tủ sấy DAIHAN WOF – 105 (Hàn Quốc) - Khoa Hóa Phân Tích – Kiểm nghiệm

-

thuốc
Màng lọc 0,45µm

-

Các dụng cụ khác: bình định mức, pipet, bình nón, ống ly tâm, vial,…

2.1.3 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: chất phân tích là Chlorpheniramin
- Mẫu thử: 9 mẫu thuốc, TPCN dạng lỏng có nguồn gốc đơng dược lưu hành trên thị trường
Việt Nam được thu thập theo:
-

Công dụng được công bố của sản phẩm: điều trị, hoặc hỗ trợ điều trị viêm xoang,
viêm mũi dị ứng, mề đay, mẩn ngứa, an thần

- Cách thức thu thập: tại các cửa hàng, hiệu thuốc đông y, các trang thương mại điện
tử, mẫu gửi.

- Dạng bào chế: dung dịch nhỏ mũi, dung dịch xịt, dầu xoa,…
-Mẫu nền: nền mẫu dạng lỏng dùng để xây dựng và thẩm định phương pháp phân tích được
xây dựng dựa trên nguyên lý Y học cổ truyền phương Đông, các bài thuốc kinh điển, các
nghiên cứu khoa học về dược liệu có tác dụng điều trị mề đay, mẩn ngứa, dị ứng đã công
bố, là cao lỏng chiết từ 18 dược liệu có thành phần ở bảng 2.2
Bảng 2.2 Thành phần và tỷ lệ của nền lỏng
STT

Thành phần Khối lượng (g)

STT

Thành phần

Khối lượng (g)

1

Liên kiều

12

10

Khương hoạt

10

2


Bạc hà

8

11

Kim ngân hoa

10

3

Bạch thược

8

12

Kinh giới

16

4

Cam thảo

8

13


Ngưu bàng tử

12

5

Cát cánh

10

14

Phòng phong

12

13


6

Chi tử

12

15

Ké đầu ngựa

8


7

Đạm đậu xị

10

16

Sài hồ

12

8

Đan bì

8

17

Thăng ma

10

9

Huyền sâm

10


18

Xuyên khung

10

- Mẫu tự tạo: Mẫu nền thêm chuẩn Chlorpheniramine với tỷ lệ nhất định
2.2 . Nội dung nghiên cứu
- Khảo sát các điều kiện phân tích: Khảo sát pha động, bước sóng định lượng, q trình xử
lý mẫu
- Thẩm định phương pháp:
+ Độ phù hợp hệ thống
+ Độ đặc hiệu
+ Khoảng tuyến tinh
+ Giới hạn phát hiện (LOD) và Giới hạn định lượng (LOQ)
+ Độ đúng và độ chính xác
- Ứng dụng phương pháp trên các mẫu đã thu thập được
2.3 Phương pháp nghiên cứu
2.3.1

Xây dựng phương pháp phân tích

2.3.1.1
Khảo sát các điều kiện phân tích
- Pha tĩnh: Sử dụng bản mỏng silica gel 60 F254, kích thước 10 x 10cm, 20 x 10cm được
hoạt hóa 110ºC trong 30 phút
- Pha động: Dựa vào các nghiên cứu đã công bố, khảo sát các hệ pha động sau:
+ Hệ 1: Cloroform : Methanol (97:3) [15]
+ Hệ 2: Ethylacetat : Methanol : Ammoniac (8:2:0,5) [26]

+ Hệ 3: Ethylacetat : Methanol : Ammoniac (85:10:5)
+ Hệ 4: Cyclohexan : Aceton : Triethylamin (8:2:0,5) [6]
Lựa chọn pha động cho vết sắc ký gọn, không bị kéo đi và có Rf của Chlorpheniramin
nằm trong khoảng 0,15 - 0,85 là tối ưu nhất.
14


- Thể tích chấm sắc ký: 10µl.
- Bước sóng phát hiện: 254 nm
2.3.1.2 Xử lý mẫu
Tiến hành xử lý mẫu theo phương pháp được công bố trong tài liệu [5], [6]. Cụ thể như sau:
Mẫu thử dạng lỏng lắc kỹ cho đồng nhất. Cân chính xác khoảng 1,0 g mẫu lỏng vào ống ly
tâm. Thêm chính xác 25ml MeOH. Lắc xoáy 5 phút, siêu âm 15 phút ở nhiệt độ phòng, ly
tâm 6000 vòng/phút trong 10 phút. Lớp dịch trong được lọc qua màng lọc 0,45 µm
2.3.2

Thẩm định phương pháp phân tích

Tiến hành thẩm định phương pháp theo hướng dẫn của AOAC 2016 [9] trên nền mẫu lỏng
tự tạo chứa chất phân tích với các chỉ tiêu:
- Độ đặc hiệu:
+ Thực hiện phân tích trên nền mẫu lỏng 3 mẫu như sau: Mẫu dung dịch chuẩn
Chlorpheniramin, mẫu nền và mẫu nền thêm chuẩn Chlorpheniramin.
+ Yêu cầu: Trên sắc ký đồ mẫu nền không xuất hiện pic trùng với Rf của chất phân tích.
Trên sắc ký đồ mẫu nền thêm chuẩn, các pic xuất hiện trùng Rf với mẫu chuẩn
- Độ phù hợp của hệ thống
+ Phân tích lặp lại 6 lần mẫu dung dịch chuẩn Chlorpheniramin ở nồng độ xác định trong
cùng điều kiện sắc ký.
+ Yêu cầu: 6 lần sắc ký lặp lại phải có RSD của Spic ≤ 2,0% và RSD của Rf ≤ 1,0%
- Giới hạn phát hiện và giới hạn định lượng (LOD, LOQ):

+ Giới hạn phát hiện (LOD) là nồng độ thấp nhất của chất phân tích có thể quan sát được
chất phân tích bằng đèn UV và có S/N khoảng 3
+ Giới hạn định lượng (LOQ) là nồng độ thấp nhất hệ thống phân tích cịn có thể định
lượng được và có S/N khoảng 10
+ Thêm lượng chuẩn với lượng giảm dần vào nền mẫu.
- Khoảng nồng độ tuyến tính

15


+ Pha dãy nồng độ trong khoảng nồng độ khảo sát của chất phân tích rồi tiến hành sắc ký
trong cùng điều kiện. Sau đó xây dựng phương trình đường hồi quy tuyến tính thể hiện mối
tương quan giữa diện tích pic và nồng độ tương ứng. Từ đó thu được hệ số tương quan r.
+ Yêu cầu: Hệ số tương quan r ≥ 0,995
- Độ đúng và độ chính xác:
+ Độ đúng và độ chính xác trong ngày được xác định bằng cách thêm chính xác lượng dung
dịch chuẩn Chlorpheniramin vào nền mẫu ở 3 mức nồng độ (thấp, trung bình, cao), lắc đều,
để n 15 phút. Sau đó, tiến hành xử lý mẫu theo điều kiện đã chọn. Tiến hành lặp lại 6 lần
ở mỗi mức nồng độ.
+ Độ đúng và độ chính xác khác ngày được tiến hành tương tự nhưng vào ngày phân tích
khác.
+ Độ đúng: được xác định dựa vào tỉ lệ % của lượng chuẩn tìm lại của chất phân tích so với
lượng chuẩn thêm vào. Yêu cầu: Độ đúng phải đạt theo yêu cầu của AOAC 2016 ở mức
nồng độ thử nghiệm [9]
+ Độ chính xác của mỗi mức nồng độ được xác định thông qua đại lượng RSD của kết quả
thu được 6 lần làm lặp lại ở mỗi mức nồng độ. Yêu cầu: Độ lặp lại phải đạt theo yêu cầu
của AOAC 2016 ở mức nồng độ thử nghiệm. [9]
2.3.3

Ứng dụng phân tích các mẫu thu thập được


- Xử lý mẫu theo quy trình đã xây dựng.
- Áp dụng phương pháp HPTLC phát hiện Chlorpheniramin (dựa vào các thông số Rf, chồng
phổ) trong một số chế phẩm đông dược điều trị hoặc hỗ trợ điều trị dị ứng, mề đay, viêm
mũi, viêm xoang dạng lỏng thu thập trên thị trường (nếu có).
- Xác định nồng độ Chlorpheniramin trong các mẫu thử thu thập được dựa vào phương
trình hồi quy tuyến tính tương ứng của Chlorpheniramin (nếu có) được xây dựng trong cùng
ngày phân tích, từ đó tính được lượng Chlorpheniramin trộn trái phép (nếu có) trong mẫu
đơng dược ban đầu
2.3.4. Phương pháp xử lý số liệu
- Các kết quả thu được trong q trình tiến hành nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm
WinCATs của thiết bị HPTLC.

16


- Sử dụng các phương pháp xử lý thống kê trong phân tích nhờ các hàm tốn học, thống kê
có sẵn trong phần mềm tin học Microsoft Excel 2016 để tính kết quả trung bình, độ lệch
chuẩn (SD), phương sai, độ lệch chuẩn tương đối (RSD), độ thu hồi, lập phương trình hồi
quy tuyến tính khi xử lý các kết quả thực nghiệm và đánh giá thẩm định phương pháp.

17


×