Tải bản đầy đủ (.pptx) (232 trang)

kỹ thuật xây dựng văn bản quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.66 MB, 232 trang )

KỸ THUẬT
XÂY DỰNG VĂN BẢN QUẢN LÝ
PGS.TS. Chu Thị Thủy An

Kiến thức: Trang bị được những kiến thức cơ bản về
văn bản quản lý, từ đó, có thể vận dụng vào quá trình
soạn thảo, ban hành cũng như thi hành các loại văn
bản quản lý.

Kỹ năng:
+ Có kỹ năng soạn thảo và tổ chức ban hành các loại
văn bản quản lý .
+ Có kỹ năng ứng dụng các kiến thức đã học vào việc
phân tích các văn bản quản lý để thi hành đúng, hiệu
quả.

Thái độ: Nghiêm túc, khoa học trong việc soạn thảo,
ban hành cũng như thi hành các loại văn bản quản lý.
MỤC TIÊU MÔN HỌC

Những vấn đề chung về văn
bản quản lý
CHƯƠNG 1

Yêu cầu kỹ thuật và qui
trình soạn thảo, ban hành
văn bản quản lý
CHƯƠNG 2

Cách thức sọan thảo các loại
văn bản quản lý


CHƯƠNG 3
MÔ TẢ VẮN TẮT NỘI DUNG MÔN HỌC
1. Hoàng Giang, Cẩm nang kỹ thuật soạn thảo văn bản,
NXB Lao động xã hội, 2008.
2.Học viện hành chính quốc gia, Giáo trình kỹ thuật xây
dựng và ban hành văn bản, NXB Giáo dục, 2006.
3.Học viện quản lý giáo dục, Chương trình bồi dưỡng
cán bộ quản lý, công chức nhà nước ngành giáo dục và
đào tạo, Tập 2, Hà Nội, 2006.
4. Bộ Nội vụ, Thông tư 01/2011/TT-BNV, Hướng dẫn thể
thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính, Hà Nội,
2011.
5. Lê Văn In, Mẫu soạn thảo văn bản, NXB Chính trị
Quốc gia, Hà Nội, 2001.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CHƯƠNG 1:
NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
VỀ VĂN BẢN QUẢN LÝ

Kiến thức: Phân tích, lý giải được các khái niệm cơ bản
về văn bản và văn bản quản lý, các loại văn bản quản lý,
chức năng của văn bản quản lý.

Kỹ năng: Vận dụng tri thức trên vào việc soạn thảo, ban
hành, thi hành các loại văn bản quản lý.

Thái độ: Thấy được vai trò, vị trí của việc nắm vững khái
niệm, chức năng của các loại văn bản trong quản lý nói
chung và quản lý giáo dục nói riêng.
MỤC TIÊU CHƯƠNG 1

1.Những khái niệm cơ bản về văn bản
1.1.Khái niệm về văn bản
1.2.Khái niệm về văn bản quản lý nhà nước
2. Phân loại văn bản
2.1.Văn bản qui phạm pháp luật
2.2.Văn bản hành chính thông thường
2.3. Văn bản chuyên môn- kỹ thuật
3. Chức năng của văn bản
3.1.Chức năng thông tin
3.2. Chức năng quản lý
3.3. Chức năng pháp lý
3.4.Chức năng văn hoá xã hội
4. Vai trò của văn bản trong hoạt động quản lý
4.1.Văn bản là phương tiện đảm bảo thông tin cho hoạt động của cơ quan
4.2.Văn bản là phương tiện truyền đạt các quyết định quản lý
4.3. Văn bản là phương tiện kiểm tra, theo dõi hoạt động của bộ máy lãnh đạo, quản lý
4.4. Văn bản là công cụ xây dựng hệ thống pháp luật
5.Hiệu lực của văn bản
5.1.Hiệu lực về thời gian
5.2. Hiệu lực về không gian và đối tượng áp dụng
NỘI DUNG CHÍNH CHƯƠNG 1
1. Thế nào là văn bản?
2. Thế nào là văn bản quản lí nhà nước?
3. Văn bản quản lí nhà nước được phân thành mấy nhóm? Nêu
tên mỗi nhóm.
MỘT SỐ CÂU HỎI
1. Thế nào là văn bản qui phạm pháp luật? Văn bản qui
phạm pháp luật gồm những loại nào? Nêu tên và lấy ví
dụ!
2. Thế nào là văn bản hành chính thông thường? Văn bản

hành chính thông thường được phân loại như thế nào?
Nêu tên và lấy ví dụ minh họa!
3. Thế nào là văn bản chuyên môn-kĩ thuật? Có mấy loại
văn bản chuyên môn – kĩ thuật? Đó là những loại nào?
Nêu tên và lấy ví dụ minh hoa?
MỘT SỐ CÂU HỎI
1. Nêu các chức năng cơ bản của văn bản quản lý nhà nước!
MỘT SỐ CÂU HỎI
1. Thế nào là chức năng thông tin? Bạn biết những gì về chức
năng thông tin của một văn bản quản lý nhà nước?
2. Thế nào là chức năng quản lí? Bạn biết những gì về chức
năng quản lí của văn bản quản lí nhà nước? Muốn thực hiện
được chức năng quản lí văn bản phải đảm bảo yêu cầu nào?
3. Thế nào là chức năng pháp lí? Bạn biết những gì về chức
năng pháp lí của văn bản quản lý nhà nước?
4. Thế nào là chức năng văn hóa-xã hội?
MỘT SỐ CÂU HỎI
1.1.Khái niệm văn bản

Theo nghĩa rộng: Văn bản là phương tiện ghi lại và
truyền đạt thông tin bằng một ngôn ngữ (hay kí hiệu)
nhất định.

Theo nghĩa hẹp: Văn bản là các tài liệu, giấy tờ, hồ
sơ được hình thành trong quá trình hoạt động và được
sử dụng để quản lý, điều hành các hoạt động của các
cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
1.2. Khái niệm văn bản quản lý nhà nước
Văn bản quản lý nhà nước là những quyết định và thông tin

quản lý thành văn (được văn bản hóa) do các cơ quan quản lý nhà
nước ban hành theo thẩm quyền, trình tự, thủ tục, hình thức nhất
định và được Nhà nước đảm bảo thi hành bằng những biện pháp
khác nhau nhằm điều chỉnh các mối quan hệ quản lí nội bộ nhà
nước hoặc giữa các quan nhà nước với các tổ chức và công dân.
I. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN
VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THÔNG
THƯỜNG
VĂN BẢN CHUYÊN MÔN – KỸ
THUẬT
VĂN BẢN HÀNH CHÍNH CÁ BIỆT
2.PHÂN LOẠI VĂN BẢN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC
Văn bản qui phạm pháp luật là “những văn bản
do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo thủ
tục, trình tự luật định, trong đó, có các qui tắc ứng xử
chung nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo định
hướng xã hội chủ nghĩa”.
Đó là nguồn cơ bản của pháp luật xã hội chủ
nghĩa, là sản phẩm của qui trình sáng tạo pháp luật, một
hình thức lãnh đạo của Nhà nước đối với xã hội nhằm
biến ý chí của nhân dân thành luật.
2.1. VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT
VĂN BẢN LUẬT
VĂN BẢN DƯỚI LUẬT
MANG TÍNH CHẤT
LUẬT
VĂN BẢN DƯỚI LUẬT
LẬP QUI
CÁC LOẠI VĂN BẢN QUI PHẠM PHÁP LUẬT


Hiến pháp (bao gồm Hiến pháp và các đạo luật
về bổ sung hay sửa đổi hiến pháp);

Luật, bộ luật.
VĂN BẢN LUẬT

Nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ
Quốc hội;

Pháp lệnh;

Lệnh của Chủ tịch nước;

Quyết định của Chủ tịch nước
VĂN BẢN DƯỚI LUẬT
MANG TÍNH CHẤT LUẬT

Nghị quyết của chính phủ, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân
dân tối cao, HĐND các cấp;

Nghị định của chính phủ;

Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân
dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp;

Chỉ thị của Thủ tướng chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân
tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ
trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, UBND các cấp;


Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng
Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ
quan ngang bộ, UBND các cấp; văn bản liên tịch giữa các cơ
quan nhà nước, tổ chức chính trị xã hội.
VĂN BẢN DƯỚI LUẬT LẬP QUI
(VĂN BẢN PHÁP QUI)

Văn bản hành chính thông thường dùng để chuyển
đạt thông tin trong hoạt động quản lý nhà nước như
công bố hoặc thông báo về một chủ trương, quyết
định hay nội dung và kết quả hoạt động của một cơ
quan, tổ chức; ghi chép lại các ý kiến và kết luận
trong các hội nghị; thông tin giao dịch chính thức
giữa các cơ quan, tổ chức với nhau hoặc giữa nhà
nước với tổ chức và công dân.

Văn bản hành chính thông thường đưa ra các quyết
định quản lý, do đó, không được dùng để thay thế cho
văn bản qui phạm pháp luật hoặc văn bản cá biệt
2.2. VĂN BẢN HÀNH CHÍNH THÔNG THƯỜNG
Công văn
Thông cáo
Thông báo
Báo cáo
Kế hoạch,
chương trình
Đề án,
phương án
Biên bản

Tờ trình Diễn văn
Công điện
Các loại giấy
Các loại
phiếu
CÁC LOẠI VĂN BẢN HÀNH CHÍNH
THÔNG THƯỜNG
Văn bản chuyên môn - kĩ thuật là hệ thống
văn bản đặc thù thuộc thẩm quyền ban hành của
một số cơ quan nhà nước nhất định theo qui định
của pháp luật.
Những cơ quan tổ chức khác khi có nhu
cầu sử dụng các loại văn bản này phải theo mẫu
qui định của các cơ quan nói trên, không được
tùy tiện thay đổi nội dung và hình thức của văn
bản đã được mẫu hóa.
2.3. VĂN BẢN CHUYÊN MÔN – KĨ THUẬT
Văn bản chuyên môn
– kĩ thuật
Văn bản chuyên môn
Văn bản kĩ thuật
CÁC LOẠI VĂN BẢN
CHUYÊN MÔN – KĨ THUẬT
VĂN BẢN CHUYÊN MÔN
Là văn bản trong các lĩnh
vực như tài chính, tư pháp,
ngoại giao…
VĂN BẢN KĨ THUẬT
Là văn bản trong các lĩnh
vực xây dựng, kiến trúc, trắc

địa, bản đồ, khí tượng, thủy
văn…
Hợp đồng là một dạng văn bản đặc biệt thuộc nhiều
lĩnh vực hoạt động chuyên môn khác nhau. Nếu như
văn bản quản lý hành chính nhà nước thể hiện ý chí,
mệnh lệnh quản lý đơn phương, thì hợp đồng cần phải
thể nguyện sự thống nhất ý chí của hai bên.
HỢP ĐỒNG

×