Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Quy trình sản xuất dưa lê trong nhà màng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (124.35 KB, 6 trang )

QUY TRÌNH KỸ THUẬT TRỒNG DƯA LÊ TRONG NHÀ MÀNG
I. Tổng quan về nhà màng
Nền nông nghiệp của Thế giới nói chung và của Việt Nam nói riêng đang ngày
càng phát triển, đã có rất nhiều thành tựu của khoa học kỹ thuật phục vụ cho nông
nghiệp được đã áp dụng rộng rãi. Đặc biệt phải kể đến sự ra đời của hệ thống nhà
màng, nhà kính đã góp phần mang lại sự an tâm và nâng cao hiệu quả kinh tế cho
người nông dân. Nhà màng, nhà kính có 2 ưu điểm chính đó là che mưa và ngăn cản
côn trùng bên ngoài xâm hại. Hiện nay trên Thế giới có rất nhiều loại nhà màng, nhà
kính nhưng sự khác biệt lớn nhất giữa các loại này nằm ở kết cấu của mái nhà. Nước
ta nằm ở vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa nên chủ yếu sử dụng hệ thống nhà màng
(nhà kính chỉ phù hợp với vùng khí hậu ôn đới). Một số kiểu mái thường sử dụng ở
nước ta như: cửa thông gió mái cố định có rèm che, cửa thông gió mái cố định
không có rèm che, hai cửa thông gió trên mái, một cửa thông gió trên mái…Tùy vào
điều kiện ngoại cảnh ở từng nơi mà người ta sẽ sử dụng kiểu mái cho phù hợp.
II. Giới thiệu về cây dưa lê
Dưa lê là một trong những loại rau ăn ăn quả được trồng khá phổ biến ở Việt
Nam trọng những năm gần đây.
1. Về điều kiện ngoại cảnh.
Dưa lê là cây ưa sáng, nhiệt độ thích hợp từ 18-32
o
C. Chính vì vậy ở những
vùng đất không thông thoáng, bị che lấp ánh sáng không nên trồng dưa lê, phạm vi tối
thích về nhiệt độ tương đối rộng cho nên có thể gieo trồng ở tất cả các tháng trong
năm trừ những ngày đông giá lạnh. Độ ẩm luôn luôn giữ điều hoà từ 55-65%, độ ẩm
không khí thấp cây dưa lê ít bị sâu, bệnh phá hại.
2. Giá trị dinh dưỡng
Trong quả dưa lê có chứa nhiều hàm lượng vitamin A, B, C và chất khoáng như
magie, natri khá cao, không có cholesterol. Hàm lượng kali trong dưa lê giúp điều hòa
huyết áp tốt, ngăn ngừa được triệu chứng đột qụy. Chất kali có trong loại trái cây này
có thể giúp ngăn ngừa bệnh sỏi thận.
Ngoài ra trong dưa lê có một hàm lượng chất xơ khá cao vì vậy nó giúp giảm


nhẹ được chứng táo bón. Các nhà nghiên cứu tin rằng loại trái cây này có thể ngăn
ngừa sự lão hóa của xương trong cơ thể con người. Hàm lượng vitamin C, đó cũng là
một chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa các bệnh về tim mạch và thậm chí cả ung
thư. Bên cạnh đó dưa lê có chứa chất beta-carotene. Sự kết hợp giữa beta-carotene và
vitamin C có thể giúp ngăn ngừa được nhiều căn bệnh mãn tính.
3. Giá trị kinh tế.
Dưa lê là một loại rau ăn quả có giá trị kinh tế tương đối cao, trung bình thu
nhập từ cây dưa lê trong một vụ (2,5 tháng) trên một sào (1000m
2
) khoảng 10 đến 15 triệu
đồng.
III. Kỹ thuật trồng
1. Thời vụ trồng
Do trồng trong điều kiện nhà màng nên ta có thể trồng dưa lê quanh năm.
2. Phương pháp trồng
a. Ươm cây
- Lựa chọn những hạt giống khỏe, có khả năng nảy mầm tốt. Ngâm hạt giống
trong nước ấm (2 sôi 3 lạnh) trong thời gian khoảng 2h, sau đó vớt ra rửa sạch mang ủ
trong túi vải khoảng thời gian 2 ngày 1 đêm. Khi hạt đã nứt nanh ta tiến hành gieo vào
khay xốp (loại khay 50 lỗ), mỗi lỗ 1 hạt. Giá thể cần được làm ẩm trước khi gieo.
Chúng ta nên gieo hạt vào buổi chiều mát là tốt nhất.
- Sau khi gieo xong ta tiến hành xếp các khay xốp lại với nhau thành từng
chồng, mỗi chồng khoảng 10-20 khay. Sử dụng một khay xốp có phủ xơ dừa (không
gieo hạt) đặt trên cùng của từng chồng nhằm mục đích ngăn chặn côn trùng cắn hạt và
giữ ẩm cho các khay phía dưới. Sau khoảng 2 ngày 1 đêm, quan sát các khay ươm
thấy hiện tượng hạt bắt đầu nhú lên thì tiến hành trãi khay xốp ra vườn ươm.
- Trong khoảng thời gian này cần phải đảm bảo cường độ ánh sáng, độ ẩm
trong giá thể để cho cây phát triển tốt.
* Trong vườn ươm cần chú ý một số vấn đề sau:
- Phòng trừ sâu: bọ phấn trắng, bọ trĩ

- Phòng trừ bệnh: bệnh thắt cổ rễ
- Lưu ý một số loại côn trùng cán phá cây con như: dế, tắc kè
Tốt nhất cây con nên trồng trong nhà màng có lưới ngăn côn trùng. Ngoài việc
cung cấp đủ ẩm cho cây, cần tưới dinh dưỡng thêm cho cây. Có thể dùng dung dịch
thủy canh nhưng tưới với nồng độ 1/3 so vói cây lớn.
Khi cây có 2-3 lá thật hoặc cây đạt chiều cao khoảng 10-15cm thì tiến hành
trồng cây vào bầu (hoặc máng trồng).
b. Chuẩn bị giá thể.
- Chúng ta có thể trồng trên nhiều loại giá thể khác nhau như: mụn dừa, đá bọt,
đất cát pha, hỗn hợp võ lạc và mụn dừa, tro trấu Tùy vào những vật liệu có sẵn ở
từng vùng mà ta chọn loại giá thể để sử dụng. Nếu ta sử dụng mụn dừa thì trước khi
trồng cần phải được khử trùng và xử lí một số chất chát, muối
Cách xử lí giá thể: giá thể được xử lí trong thời gian từ 7-10 ngày bằng cách
ngâm và xả nước. Số lần xã nước từ 3-5 lần/ngày. Tiến hành đảo đều giá thể trong
mỗi lần xã nước. Giá thể đạt tiêu chuẩn trồng cây khi có độ dẫn điện của dung dịch
(EC) nhỏ hơn 50 uS/cm (kiểm tra bằng máy đo EC).
- Giá thể sau khi được xử lí được cho vào các bầu nilon trồng cây, kích thước
bầu 20cm x 30cm hoặc cho vào máng trồng. Chú ý đổ giá thể cách miệng bầu (hoặc
máng) khoảng 10cm và không nén quá chặt.
c. Trồng và chăm sóc
Trước khi trồng cây vào nhà màng khoảng 10-15 ngày thì ta tiến hành phun
thuốc xử lý, vệ sinh tổng thể nhà màng, bầu trồng cây, hệ thống máng thoát nước…
nhằm hạn chế sự gây hại của các loại nấm bệnh.
- Mật độ: 0,3m x 1,2m.
- Tưới nước và bón phân:
Dung dịch dinh dưỡng và nước tưới được cung cấp đồng thời thông qua hệ
thống tưới nhỏ giọt. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng và từng giai đoạn sinh trưởng của
cây để xác định nồng độ dung dịch tưới cho phù hợp. Đối với dưa lê quy trình tưới
như sau:
+ Giai đoạn 1: từ khi trồng đến ngày thứ 15 sau trồng

* Liều lượng dung dịch tưới: 350ml /bầu/ngày/ 7lần. Mỗi lần 2 phút, mỗi phút
tưới 25 ml/bầu.
+ Giai đoạn 2: từ 15 ngày sau trồng – ra hoa cái đầu tiên
* Liều lượng dung dịch tưới: 1000ml /bầu/ngày/10lần. Mỗi lần 4 phút, mỗi
phút 25 ml/bầu.
+ Giai đoạn 3: từ ra hoa cái đầu tiên – đậu quả 30%
* Liều lượng dung dịch tưới: 1375ml /bầu/ngày/11lần. Mỗi lần 5 phút, mỗi
phút 25 ml/bầu.
+ Giai đoạn 4: từ đậu quả hoàn toàn - quả bắt đầu chín.
* Liều lượng dung dịch tưới: 1800ml/bầu/ngày/12lần. Mỗi lần 6 phút, mỗi phút
25 ml/bầu.
+ Giai đoạn 5: từ quả bắt đầu chín – chín hoàn toàn
* Liều lượng dung dịch tưới: 1200ml/bầu/ngày/12lần. Mỗi lần 4 phút, mỗi phút
25 ml/bầu.
*** pH cho dung dịch tưới là: 6,0- 6,5
Lưu ý:
+ Trong quá trình sinh trưởng của cây chúng ta có thể phun bổ sung một số loại
phân bón lá để cây khỏe và đậu quả tốt hơn. Tuy nhiên, vào giai đoạn hoa cái đang nở
rộ thì không được phun bất kỳ loại phân bón lá nào vì nó rất dễ làm hỏng hoa cái.
+ Trước khi thu hoạch khoảng 7-10 ngày thì tiến hành cắt dinh dưỡng và giảm
lượng nước tưới.
- Thụ phấn: Có 2 phương pháp thụ phấn
+ Thụ phấn bằng tay: đối với diện tích nhà nhỏ hơn 1000 m
2
+ Thụ phấn bằng ong: đối với diện tích nhà từ 1000 m
2
trở lên
Thời gian thụ phấn hiệu quả nhất là từ 6h30 đến 9h mỗi buổi sáng
- Chăm sóc:
Khi cây đạt chiều cao từ 20 cm - 30 cm thì tiến hành quấn dây cho dưa lê, sau

đó cứ 2 ngày ta tiến hành quấn 1 lần. Khi cây xuất hiện những chồi nách thì ta tiến
hành tỉa hết các cành nách ở vị trí từ lá thứ 14 trở xuống, để lại chồi nách ở vị trí thứ
15 đến 18 và tiến hành thụ phấn. Khi đã đậu quả thì ta bấm chồi của cành mang trái,
chỉ để lại 1-2 lá trên cành đó. Mỗi cây có thể để từ 1-2 quả. Khi cây cao khoảng 1,5 m
cần tiến hành tỉa bỏ lá gốc, những lá vàng, lá bị bệnh để tạo độ thông thoáng trong
vườn, hạn chế sự phát sinh của sâu bệnh hại. Khi cây có khoảng 25-27 lá tiến hành
bấm ngọn để cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái.
Chú ý:
+ Nếu để 2 quả/cây thì ta phải chú ý đến việc thụ phấn cho 2 hoa phải cùng một
lúc, không nên thụ phấn 2 hoa vào hai ngày, hai thời điểm khác nhau. Như vậy sẽ làm
cho trái lớn không đều (trái to, trái nhỏ) lúc đó trái nhỏ sẽ tự động héo đi.
+ Nên để trái từ lá thứ 15 đến lá thứ 17, vì ở vị trí này quả không tiếp xúc mặt
đất nên không ảnh hưởng đến sự phát triển của quả, đồng thời cho quả đều và đẹp.
d. Phòng trừ sâu bệnh hại:
- Sâu hại: nhện đỏ (Panonychus citri), bọ phấn trắng (Bemisia tabaci) và bọ
trĩ (Thrips palmi): Sử dụng các thuốc Abamectin, confidor, comite, Vineem 1500 EC,
Ametrintox 6 EC (Abamectin 1g/l + Matrine 5 g/l)
- Bệnh hại: Bệnh thối gốc, bệnh chạy dây (Fusarium), chết héo cây con
(Rhizoctonia solani) bệnh sương mai (Pseudoperonospra cubenisis): Sử dụng thuốc
Aliette, Anvil, Topsin M, Daconil, Ridomil, Curzate 1-2%
*** Nên phun phòng sâu bệnh hại định kỳ 7-10 ngày 1 lần
- Nên cắt bỏ những cây bị bệnh và mang ra khỏi nhà màng đi tiêu hủy, tránh
sự lây lan của mầm bệnh.
- Nên sử dụng cồn để khử trùng dụng cụ trước khi tỉa cành, nhánh.
e. Thu hoạch: Sau khi trồng khoảng 65-70 ngày, tiến hành thu quả.
TP. HCM, ngày 03 tháng 01 năm 2013
Người viết quy trình
Nguyễn Công Hoàng

×