Tải bản đầy đủ (.doc) (87 trang)

Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần chế tạo máy - TKV

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (733.19 KB, 87 trang )

Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT..........................................................................3
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU ..............................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..................................................................................................1
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY- TKV............3
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY.......................3
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA CÔNG TY.5
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH.............7
1.3.1. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất:..............................................7
1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm..........................8
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT
KINH DOANH CỦA CÔNG TY:............................................................................8
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:.........................................................8
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY - TKV................................13
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY: .................13
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:.......................................................14
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy kế toán: ..........15
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY: .............18
2.2.1. Đặc điểm chung về vận dụng chế độ kế toán:................................18
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:...............................20
2.2.3. Tổ chức vận dụng hệ thống tài khoản kế toán:..............................22
2.2.4. Tổ chức vận dụng hệ thống sổ sách kế toán ..................................23
2.2.5. Tổ chức vận dụng hệ thống báo cáo kế toán:................................25
2.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC MỘT SỐ PHẦN HÀNH KẾ TOÁN CHỦ YẾU: ...26
2.3.1. Kế toán tiền mặt:...........................................................................26


Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
2.3.2. Kế toán TGNH: .............................................................................31
2.3.3. Kế toán nguyên vật liệu:................................................................35
2.3.4. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương:........................54
2.3.5. Kế toán TSCĐ: ...................................................................60
2.3.6. Kế toán chi phí và tính giá thành sản phẩm:.................................67
2.3.7. Kế toán tiêu thụ và xác định kết quả:.............................................73
Chương 3 :
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẨN CHẾ TẠO MÁY - TKV....................................................................76
3.1.NHẬN XÉT VỀ TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN CHẾ TẠO MÁY - TKV.............................................................................76
3.1.1. Những ưu điểm đạt được:..............................................................76
3.1.2. Những nhược điểm còn tồn tại:.....................................................77
3.2. NHỮNG NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY......................................79
3.2.1. Nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trạng công tác tổ chức kế toán
của công ty:.............................................................................................79
3.2.2. Một số ý kiến đề xuất nhằm hoàn thiện công tác kế toán tại Công
ty cổ phần chế tạo máy-TKV:..................................................................79
KẾT LUẬN....................................................................................................81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................82
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BHXH : Bảo hiểm xã hội
BHYT : Bảo hiểm y tế
BHTN : Bảo hiểm thất nghiệp
NLĐ : Người lao động
TSCĐ : Tài sản cố định
KH : Khấu hao
TK : Tài khoản
SXKD : Sản xuất kinh doanh
PX : Phân xưởng
DN : Doanh nghiệp
GTGT : Giá trị gia tăng
NKCT : Nhật ký chứng từ
DĐ : Danh điểm
CK : Cơ khí
DTBH : Doanh thu bán hàng
GVHB : Giá vốn hàng bán
NVL : Nguyên vật liệu
CPBH : Chi phí bán hàng
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp
TGNH : Tiền gửi ngân hàng
KQKD : Kết quả kinh doanh
VT : Vật tư
XDCB : Xây dựng cơ bản
BCTC : Báo cáo tài chính
CNV : Công nhân viên
VNĐ : Việt Nam đồng
NN : Nhà nước
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
Đại học Kinh tế Quốc dân

Báo cáo kiến tập
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG BIỂU
Bảng 1.01. Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty.....6
Bảng 2.01: Một số tài khoản cấp 1, cấp 2, cấp 3.........................................22
Bảng 2.02: Phiếu nhập kho...........................................................................38
Bảng 2.03: Phiếu xuất kho............................................................................40
Bảng 2.04: Thẻ kho........................................................................................43
Bảng 2.05 : Bảng kê nhập xuất NVL...........................................................45
Bảng 2.06: Sổ chi tiết NVL...........................................................................45
Bảng 2.07: Bảng tổng hợp chi tiết vật liệu..................................................47
Bảng 2.08: Bảng kê số 3................................................................................50
Bảng 2.09: Nhật ký chứng từ số 7................................................................52
Bảng 2.10: Sổ cái TK 152..............................................................................53
Sơ đồ 1.01: Quy trình sản xuất kinh doanh..................................................7
Sơ đồ1.02: Quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí..........................................8
..........................................................................................................................9
Sơ đồ 2.01: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán...................................................14
Sơ đồ 2.02
Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán nhật ký - chứng từ..........23
Sơ đồ 2.03: Quy trình luân chuyển phiếu thu:...........................................28
Sơ đồ 2.04: Quy trình luân chuyển phiếu chi:............................................28
Sơ đồ 2.05: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán quỹ tiền mặt:.............................29
Sơ đồ 2.06: Sơ đồ minh hoạ hạch toán tổng hợp thu chi tiền mặt............30
Sơ đồ 2.07: Quy trình luân chuyển Giấy báo có:........................................32
Sơ đồ 2.08: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TGNH:......................33
Sơ đồ 2.09: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán TGNH........................................33
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập

Sơ đồ 2.10: Sơ đồ minh hoạ hạch toán tăng giảm TGNH..........................34
Sơ đồ 2.11: Quy trình luân chuyển phiếu nhập kho:.................................37
Sơ đồ 2.12: Trình tự luân chuyển phiếu xuất kho:....................................39
Sơ đồ 2.13: Quy trình ghi sổ theo phương pháp thẻ song song.................41
Sơ đồ 2.14: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán NVL...........................................48
Sơ đồ 2.16: Minh hoạ hạch toán tiền lương và thanh toán với NLĐ........57
Sơ đồ 2.17 : Hạch toán các khoản trích theo lương....................................59
Sơ đồ2.18: Sơ đồ trình tự ghi sổ kế toán tiền lương và các khoản trích
theo lương:.....................................................................................................60
Sơ đồ 2.19: Quy trình luân chuyển chứng từ tăng TSCĐ
.........................................................................................................................62
Sơ đồ 2.20: Quy trình luân chuyển chứng từ giảm TSCĐ.........................62
Sơ đồ 2. 21: Sơ đồ minh hoạ hạch toán tổng hợp tăng giảm TSCĐ:........63
Sơ đồ 2.22: Quy trình luân chuyển chứng từ KHTSCĐ:...........................64
Sơ đồ 2.23: Sơ dồ trình tự ghi sổ kế toán TSCĐ.........................................66
Sơ đồ 2.24: Trình tự ghi sổ kế toán tổng hợp chi phí SXKD.....................72
Sơ đồ 2.25: Sơ đồ minh hoạ kế toán tổng hợp chi phí SXKD:..................73
Sơ đồ 2.26: Sơ dồ trình tự ghi sổ tiêu thụ và xác đinh KQKD..................75
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường thời kỳ mở cửa và hội nhập, kế toán với
chức năng của mình càng trở nên đặc biệt quan trọng trong việc phản ánh kịp
thời, đầy đủ và chính xác mọi hoạt động kinh tế tài chính phát sinh; xử lý và
cung cấp các thông tin cần thiết phục vụ trực tiếp cho công tác quản lý tài
chính của từng tổ chức doanh nghiệp và của nhà nước. Đồng thời đây còn là
công cụ hữu hiệu nhất giúp các nhà quản lý tổ chức và quản lý hoạt động kinh
doanh một cách phù hợp và đạt hiệu quả cao nhất.

Để tồn tại và phát triển theo các quy luật khắt khe của nền kinh tế, các
doanh nghiệp phải thật sự năng động về mọi mặt, phải biết tận dụng các biện
pháp kinh tế một cách linh hoạt và khéo léo. Trong đó việc tổ chức công tác
kế toán phù hợp, khoa học và hiệu quả là một trong những mối quan tâm hàng
đầu của các doanh nghiệp hiện nay. Một bộ máy kế toán làm việc hiệu quả sẽ
đảm bảo phản ánh đầy đủ kịp thời các thông tin từ đó tham mưu cho các cấp
quản lý trong việc đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh và có những quyết
định đúng đắn kịp thời. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực cơ khí chế
tạo máy cũng không nằm ngoài quy luật này.
Là một sinh viên chuyên ngành Kiểm toán, sau một quá trình học tập
và theo yêu cầu của chương trình đào tạo tại trường Đại học Kinh Tế Quốc
Dân, em đã tham gia tìm hiểu thực tế công tác kế toán tài chính tại Công Ty
Cổ phần Chế Tạo Máy-TKV. Đợt kiến tập này đã cho phép em có cơ hội làm
quen và tiếp cận thực tế với các quy trình tổ chức, các tác nghiệp cụ thể của
công tác kế toán, tài chính tại doanh nghiệp – đó sẽ là những kiến thức và
kinh nghiệm thực tế quý báu giúp em trong quá trình tham gia công tác sau
khi tốt nghiệp. Trên cơ sở tiếp xúc thực tế, cùng với kiến thức đã được đào tạo
tại Nhà trường và sự hướng dẫn tận tình của thầy Nguyễn Quốc Trung, em đã
hoàn thành bài báo cáo kiến tập này.
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
1
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
Về mặt kết cấu, ngoài phần mở đầu và kết luận, phần nội dung của
báo cáo được chia thành ba chương chính:
Chương 1: Tổng quan về Công ty cổ phần chế tạo máy-TKV
Chương 2: Thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty cổ phần
chế tạo máy - TKV
Chương 3: Đánh giá thực trạng tổ chức công tác kế toán tại Công ty

cổ phần chế tạo máy – TKV
Do thời gian kiến tập có hạn, công tác tổ chức kế toán phức tạp nên
báo cáo không tránh khỏi những khiếm khuyết thiếu sót, kính mong thầy giáo
cùng các cán bộ, nhân viên trong công ty đóng góp ý kiến thêm cho em để
báo cáo được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.
Hà Nội, tháng 7 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Trần Thanh Hảo
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
2
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY-
TKV
1.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY
- Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY – TKV
- Tên giao dịch quốc tế: Vinacomin - Machinery Joint Stock Company
- ĐKKD số : 2203001328 Nơi cấp: Sở Kế hoạch & Đầu tư Quảng Ninh
Ngày cấp: 31/03/2008
- Địa chỉ : số 486, đường Trần Phú, Thị xã Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
- Điện thoại: (84 – 033) 862.319 Fax: (84 – 033) 862.034
- Email:
- Website: />- Mã số thuế: 5700495999
- Tài khoản VND số: + 052.01.01.0000717 Tại: Ngân hàng thương mại
cổ phần hàng hải Cẩm Phả.
+ 102010000223645 Tại: Ngân hàng công
thương thị xã Cẩm Phả

- Vốn điều lệ hiện tại: 40,85 tỷ đồng trong đó vốn Nhà nước: 16,74 tỷ
đồng
- Người đại diện theo pháp luật: Nguyễn Công Hoan Chức vụ: Chủ tịch
hội đồng quản trị kiêm Giám đốc.
Tiền thân của Công ty Chế tạo máy – TKV là Nhà máy Cơ khí Trung
tâm Cẩm Phả, được thành lập theo Quyết định 16/VP/QĐ/TC ngày
23/07/1968 của Bộ Trưởng Bộ Công nghiệp nặng, trực thuộc Tổng công ty
mỏ. Nhà máy mới thành lập gồm có Ban giám đốc, 13 phòng ban và 8 phân
xưởng sản xuất đặt tại trụ sở Km4 phường Cẩm Thuỷ, thị xã Cẩm Phả, tỉnh
Quảng Ninh.
Đến ngày 01/12/1995, Bộ Công nghiệp quyết định thành lập lại Công
ty cơ khí Trung tâm Cẩm Phả, trực thuộc Tổng Công ty Cơ khí năng lượng và
mỏ theo quyết định số 234/QĐ-TCCB, với vốn kinh doanh 56.163 triệu đồng
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
3
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
Ngày 23/05/2001, Công ty Cơ khí Trung tâm Cẩm Phả được chuyển về
làm đơn vị thành viên của Tổng Công ty Than Việt Nam. Ngày 12/5/2004,
Công ty chính thức chuyển thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Chế tạo máy - TKV với vốn điều lệ 26.419,18 triệu đồng.
Quyết định số 2226/QĐ-HĐQT ngày 19/09/2007 của Hội đồng quản trị
Tập đoàn Than – Khoáng sản Việt Nam về việc Phê duyệt phương án cổ phần
hóa và chuyển Công ty TNHH một thành viên chế tạo máy-TKV thành công
ty cổ phần chế tạo máy – TKV (gọi tắt là VMC). Đến ngày 17/02/2008, Đại
hội đồng cổ đông lần thứ nhất chính thức thành lập Công ty cổ phần chế tạo
máy- TKV.
Từ ngày thành lập đến nay, công ty luôn nỗ lực hết mình để cung cấp
các sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, khẳng định tên tuổi và uy tín trong và ngoài

nước. Nhờ những đóng góp đó, công ty đã được trao tặng nhiều giải thưởng
cao quý như:
• Đơn vị thi đua xuất sắc nhất nhóm ngành cơ khí năm 1984
• Đơn vị thi đua khá nhất xây dựng đường dây 500Kv bắc-nam
• Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ năm1994
• Huân chương lao động hạng ba giai đoạn 1996-2000
• Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua do Bộ công nghiệp trao tặng
năm 2005
• Huân chương lao động hạng nhì do Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết
trao tặng năm 2006
• Giải thưởng đơn vị nhất nhóm ngành cơ khí trong hội thi chọn thợ
giỏi cấp tập đoàn các công ty do Tập đoàn than-khoáng sản Việt Nam trao
tặng năm 2007 và 2009.
• Đơn vị xuất sắc trong phong trào thi đua năm 2008 do Bộ công
thương trao tặng
• …
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
4
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
1.2. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT - KINH DOANH CỦA
CÔNG TY.
Công ty cổ phần chế tạo máy – TKV (VMC) thuộc Tập đoàn công
nghiệp than- khoáng sản Việt Nam, có một tiềm năng lớn trong lĩnh vực chế
tạo các thiết bị cơ khí của Việt Nam.
Ngành nghề kinh doanh của VMC chủ yếu là:
- Chế tạo, sửa chữa máy móc thiết bị và phụ tùng cho ngành khai thác
khoáng sản năng lượng và các ngành khác
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm đúc, cán kéo thép, kết cấu kim loại,

sản xuất kinh doanh khí Ôxy, khí Nitơ
- Chế tạo các ống thép, các thiết bị chịu lực cao
- Xuất nhập khẩu vật tư, thiết bị phụ tùng hàng hóa phục vụ cho sản xuất
và đời sống
- Sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng và ống bê tông chịu áp lực cao
- Xây dựng và lắp đặt các công trình công nghiệp, dân dụng
- Chế biến và tiêu thụ than sinh hoạt
- Dịch vụ kiểm tra, kiểm định mối hàn áp lực, thiết bị thủy lực
- Vận tải thủy và các ngành nghề khác được pháp luật cho phép
Công ty được trang bị các thiết bị dây chuyền sản xuất công nghệ hiện
đại để đáp ứng cho việc sửa chữa và chế tạo 32.000 tấn sản phẩm/năm, nhằm
phục vụ cho ngành khai thác than và các ngành kinh tế khác. Các đơn vị thành
viên trong Công ty đã tạo thành một dây chuyền công nghệ khép kín từ khâu
đúc, rèn dập, gia công cơ khí, nhiệt luyện lắp ráp đến sửa chữa thiết bị.
Hơn 10 năm qua, khi đất nước mở cửa, nền kinh tế thị trường hòa nhập
với quốc tế, công ty đã thành công trong việc hợp tác với nhiều hãng cơ khí
lớn của nhiều nước trên thế giới như: Pháp, Nhật, Nga, Ấn Độ, Úc, Canada,
Hàn Quốc, Trung Quốc… sản xuất nhiều chủng loại sản phẩm sử dụng trong
các lĩnh vực kinh tế: chế tạo phụ tùng thiết bị cung cấp cho ngành xi măng,
nhà máy cán thép, nhà máy đường, chế tạo các loại đường ống áp lực, kết cấu
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
5
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
thép, chế tạo và lắp ráp khung máy phát điện cho nhà máy thủy điện và nhiệt
điện, chế tạo các loại thiết bị cho các ngành khai thác mỏ,…
Thị trường chính là khu vực Đông Nam Á và nội địa.
Bảng 1.01. Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của công ty
Chỉ tiêu ĐVT

Năm
2007
Năm
2008
Năm
2009
I. Kết quả kinh doanh
1. Doanh thu Tr.đ
617.941 772.777,17 669.006,47
2. Chi phí Tr.đ
613.038,33 767.270,5 661.647,8
3. Lợi nhuận trước thuế Tr.đ
4.902,67 5.506,67 7.358,67
4. Nộp NSNN (thuế TNDN+ các
khoản phải nộp khác) Tr.đ
1.859 4.177,02 15.993,97
5. Lợi nhuận sau thuế Tr.đ 3.677 4.130 5.519
6. Lợi nhuận/cổ phiếu đ 867 900 1.351
II. Một số chỉ tiêu tài chính
1. Tổng tài sản Tr.đ
389.976 476.915,5 406.283,3
2. Tài sản ngắn hạn Tr.đ
291.772 376.591,7 289.344,6
3. Tài sản dài hạn Tr.đ
98.204 100.323,8 116.938,7
4. Nguồn vốn chủ sở hữu Tr.đ
43.678 44.398,6 48.825,1
5. Nợ phải trả Tr.đ
346.298 432.516,9 357.458,2
III. Các chỉ tiêu khác

1. Số lượng lao động BQ trong
danh sách Người
1.313 1.160 1.215
2. Tổng quỹ lương Tr.đ
32.432,8 67.086,7 76.118,9
3. Thu nhập bình quân
1000đ/
ng/th
2.800 4.819 5.220
Nhận xét :
Qua bảng số liệu kết quả hoạt động của công ty trong những năm gần
đây, ta có thể thấy hầu hết các chỉ tiêu của Công ty đều tăng. Điều này thể
hiện được sự nỗ lực và những cố gắng của Công ty khắc phục khó khăn trong
cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.Bên cạnh đó thu nhập bình quân của nhân
viên trong công ty đều tăng. Nguyên nhân do lợi nhuận thuần từ hoạt động
kinh doanh tăng, điều này góp phần nâng cao thu nhập của cán bộ công nhân
viên trong công ty và giúp họ có thêm tinh thần cũng như động lực hăng say
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
6
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
làm việc. Đồng thời Công ty còn đóng góp được vào ngân sách nhà nước một
số tiền đáng kể theo mức lợi nhuận thu được. Các số liệu trên chứng tỏ Công
ty vẫn đang trên đà phát triển và kinh doanh có lãi.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1.3.1. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất:
Sơ đồ 1.01: Quy trình sản xuất kinh doanh
Hàng năm phòng SXKD phải xây dựng kế hoạch kinh doanh ngắn
hạn và dài hạn cho Công ty, tìm hiểu về thị hiếu của người tiêu dùng, tìm

kiếm đối tác, giao dịch và ký kết hợp đồng kinh tế với khách hàng. Sau đó
trình kế hoạch để giám đốc xét duyệt.Trên cơ sở hợp đồng và kế hoạch, phòng
SXKD tổ chức phối hợp các phòng ban: vật tư, cấp phát, kỹ thuật, cơ điện…
chuẩn bị các nguồn lực: NVL, máy móc thiết bị, nhân công, vốn, kỹ thuật…
để tiến hành sản xuất đồng thời theo dõi, điều độ việc thực hiện kế hoạch. Sản
phẩm sau khi được kiểm định về mặt quy cách, phẩm chất sẽ được nhập vào
các kho của công ty hoặc giao thẳng cho khách hàng. Sau khi đã thực hiện
xong các điều khoản ký kết trong hợp đồng hai bên tiến hành quá trình thanh
lý hợp đồng.
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
7
Đơn đặt hàng Kế
hoạch bán hàng
Phòng SXKD:
lập kế hoạch sản
xuất, phân bổ kế
hoạch xây dựng
hợp đồng
Giám đốc xét
duyệt
Ký hợp đồng
Các phòng ban và
PX:Chuẩn bị nguồn lực:
vật tư, máy móc,nhân
công, vốn, kỹ thuật…
PX: sản xuất sản
phẩm, cung cấp
dịch vụ
Kiểm định chất

lượng sản phẩm,
dịch vụ
Bàn giao cho khách hàng,
thanh lý hợp đồng
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
1.3.2. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Công ty cổ phần chế tạo máy-TKV tổ chức sản xuất kinh doanh với sản
phẩm chính là sản phẩm cơ khí. Quy trình sản xuất cơ khí: Tạo phôi – Gia
công cơ khí – Lắp ráp – Sản phẩm được minh họa cụ thể qua sơ đồ:
Sơ đồ1.02: Quy trình sản xuất sản phẩm cơ khí
1.4. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY:
1.4.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:

Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
8
Chế tạo phôi Đúc
(PX đúc)
Chế tạo phôi Rèn
(PX gia công áp
lực)
Chế tạo phôi Gò hàn
( PX kết cấu 1;2)
Chế tạo gia công cắt gọt
(PX Cơ khí 1; CK2; CK3)
Lắp ráp sản phẩm (PX
máy mỏ 1; 2)
Nhập kho thành phẩm

(Hàng hóa)
Vật tư, phụ tùng mua
ngoài
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập


Trần Thanh Hảo Lớp: Kiểm toán 49A
Đại hội đồng cổ đông
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát
Giám đốc
PGĐ sản
xuất
PGĐ đầu tư
xây dựng
Phòng tổ
chức lao
động
Phòng kỹ
thuật sản xuất
Phòng cơ
năng
Phòng vật
tư, quản lý
cấp phát
Phòng
KCS
Phòng
SXKD, thị

trường
Phòng an
toàn
Phòng đầu
tư xây dựng
PGĐ kỹ
thuật
Phòng
bảo vệ,
thanh tra
KT
Phòng
hành
chính
Phòng kế
toán TC
Các phân
xưởng sản
xuất
Phòng y
tế
Nhà ăn
công
nghiệp
Sơ đồ 1.03: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý:
9
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
1.4.2. Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của từng bộ phận trong bộ máy quản
lý :

Việc quản lý và điều hành công ty được thực hiện dựa trên 4 nguyên tắc sau:
- Nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, và tôn trọng pháp luật.
- Cơ quan quyết định cao nhất là Đại hội đồng cổ đông.
- Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị để quản trị công ty
giữa hai kỳ đại hội, bầu ra Ban kiểm soát để kiểm tra mọi hoạt động
kinh doanh, quản trị và điều hành công ty
- Quản lý điều hành hoạt động của công ty là giám đốc công ty do
Hội đồng quản trị bổ nhiệm và miễn nhiệm.
Dựa trên những nguyên tắc đó chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ của các
bộ phận, phòng ban trong công ty được xác định như sau:
Đại hội đồng cổ đông: là cơ quan quyền lực cao nhất của công ty,
quyết định các vấn đề liên quan đến chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
Đại hội đồng cổ đông bầu ra Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát.
Hội đồng quản trị: là cơ quan thực hiện các quyết định của đại hội
đồng cổ đông, hoạt động tuân thủ các quy định của pháp luật và điều lệ của
công ty. Đứng đầu Hội đồng quản trị là Chủ tịch hội đồng quản trị, thay mặt
Hội đồng quản trị điều hành công ty là Giám đốc
Ban kiểm soát: là cơ quan giám sát hoạt động của hội đồng quản trị
và báo cáo lại tại cuộc họp Đại hội đồng cổ đông. Số lượng, trách nhiệm của
ban kiểm soát được quy định tại Luật doanh nghiệp và Điều lệ công ty.
Giám đốc: là người do hội đồng quản trị bầu ra, thay mặt công ty chịu
trách nhiệm trước Nhà nước và Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền
và nhiệm vụ được giao, về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.
Các phó giám đốc: trực tiếp điều hành các khối phòng ban thực hiện
nhiệm vụ được giám đốc phân công. Phó giám đốc kỹ thuật: là người chịu
trách nhiệm giám đốc vể mặt kỹ thuật và chất lượng các sản phẩm. Phó giám
đốc sản xuất: là người chịu trách nhiệm trước giám đốc về chỉ đạo và tiến
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
10

Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
hành các phương án sản xuất kinh doanh. Phó giám đốc đầu tư xây dựng: là
người thay mặt giám đốc quyết định các vấn đề về đầu tư mua sắm thiết bị,
xây dựng công trình nhà xưởng…
Phòng kỹ thuật sản xuất: quản lý, hỗ trợ các PX về mặt kỹ thuật,
công nghệ sản xuất sản phẩm.
Phòng KCS: quản lý chất lượng sản phẩm bao gồm: kiểm tra vật tư,
kiểm tra việc thực hiện quy trình chế tạo sản phẩm, kiểm tra chất lượng sản
phẩm.
Phòng SXKD, thị trường: lập kế hoạch ngắn, trung dài hạn,kế hoạch
tác nghiệp, tiếp thị thị trường trong ngành than.Điều khiển sản xuất, hạch toán
chi phí, quản lý kho thành phẩm và giao hàng. Nghiên cứu, khai thác thị
trường, kiến tạo hợp đồng.
Phòng vật tư, quản lý cấp phát: Mua vật tư, phụ tùng cho sản xuất.
Quản lý kho vật tư, tiếp nhận, bảo quản vật tư, cấp phát vật tư cho sản xuất.
Các phân xưởng bao gồm:
-PX Đúc: chức năng chế tạo phôi theo công nghệ đúc cho công ty.
-PX Gia công áp lực: chế tạo phôi theo công nghệ rèn, dập.
-PX Kết cấu 1; 2: chế tạo sản phẩm theo công nghệ kết cấu hàn
-PX Kết cấu xây lắp: chế tạo các sản phẩm cấu kiện bê tong, xây lắp
công trình. Sửa chữa, bảo dưỡng các công trình kiến trúc của công ty.
- PX Cơ khí 1; 2: chế tạo sản phẩm theo công nghệ gia công cắt gọt
kim loại.
- PX Cơ khí 3: chế tạo sản phẩm theo công nghệ gia công cắt gọt kim
loại, chế tạo đồ gá, dụng cụ cắt gọt cho các PX.
- PX Máy mỏ 1; 2: sửa chữa thiết bị khai thác mỏ bao gồm thiết bị xe
gạt, máy xúc thủy lực, máy khoan, máy xúc điện.
- PX Năng lượng: sản xuất ôxy-nitơ, quản lý vận hành, sửa chữa hệ
thống điện; khí nén và hơi nước

Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
11
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
- PX Cơ điện : sửa chữa máy móc thiết bị trong công ty
- PX Vận tải: vận chuyển, nâng tải hàng hóa.
Phòng an toàn: Quản lý công tác an toàn vệ sinh lao động.
Phòng y tế: quản lý việc chăm sóc sức khỏe người lao động, tổ chức
khám sức khỏe định kỳ hàng năm. Giải quyết sơ cứu tai nạn lao động trong
công ty, chuyển nạn nhân đi tuyến trên.
Phòng đầu tư xây dựng: quản lý các vấn đề về đầu tư trang thiết bị
thuộc tài sản cố định, quản lý các dự án đầu tư phát triển công ty.
Phòng cơ năng: quản lý về mặt kỹ thuật vận hành sử dụng và sửa
chữa máy móc thiết bị thuộc tài sản cố định của công ty
Phòng tổ chức cán bộ lao động: quản lý lao động, tiền lương trong
công ty, lập kế hoạch cân đối lao động tiền lương, lập và theo dõi định mức
lao động, thanh quyết toán tiền lương hàng tháng cho các đơn vị trong công
ty. Theo dõi và qiải quyết thanh quyết toán chế độ người lao động: ốm đau,
thai sản, làm ca 3, bồi dưỡng độc hại, các chế độ bảo hiểm cho người lao
động…
Phòng Tài chính kế toán: quản lý, phản ánh trung thực kịp thời tình
hình tài chính, tổ chức hạch toán kế toán, lập báo cáo, phân tích tình hình tài
chính, tham mưu cho giám đốc về tài chính, lập kế hoạch cân đối tài chính
Phòng hành chính: làm công tác văn thư, tổ chức hội nghị, tiếp đón
khách, tổng hợp báo cáo, lập báo cáo, thường trực công tác thi đua, khen
thưởng.
Phòng bảo vệ, thanh tra kiểm tra : chịu trách nhiệm về an ninh trật tự
, bảo vệ an toàn tài sản của công ty. Kiểm tra giám sát hoạt động đồng thời
đôn đốc nhắc nhở của các bộ phận hoàn thành nhiệm vụ.

Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
12
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
Chương 2:
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ TẠO MÁY - TKV
2.1. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC BỘ MÁY KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY:
Quy định chung: Phòng kế toán tài chính là một đơn vị trong cơ cấu tổ
chức, quản lý của công ty, chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc, về nghiệp
vụ do kế toán trưởng tổ chức thực hiện. Hoạt động của phòng tuân theo
nguyên tắc, chế độ quy định tại các văn bản pháp quy hiện hành; những quy
chế, quy định của Tập đoàn than-khoáng sản Việt Nam và giám đốc công ty.
Chức năng: là phản ánh trung thực, chính xác đầy đủ mọi thông tin về
hoạt động SXKD và giám đốc toàn bộ hoạt động quản lý tài chính trong DN.
Nhiệm vụ: thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và
nội dung công việc kế toán theo chuẩn mực và chế độ kế toán; kiểm tra giám
sát các khoản thu chi tài chính, các nghĩa vụ thu nộp thanh toán nợ, kiểm tra
việc quản lý sử dụng tài sản và nguồn vốn, phát hiện và ngăn ngừa các hành
vi vi phạm pháp luật về tài chính kế toán; phân tích thông tin số liệu kế toán,
tham mưu đề xuất các giải pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh
tế, tài chính của đơn vị; cung cấp thông tin số liệu kế toán theo quy định của
pháp luật
Dựa trên đặc điểm tổ chức sản xuất kinh doanh và quản lý, Công ty xây
dựng bộ máy kế toán theo hình thức kế toán tập trung. Đội ngũ kế toán công
ty trẻ, năng động và giỏi về chuyên môn nghiệp vụ. Phòng kế toán của công
ty gồm 14 người. Đứng đầu là kế toán trưởng, tiếp đó là các kế toán viên phụ
trách các phần hành kế toán riêng biệt. Giữa các phần hành kế toán có mối
quan hệ chặt chẽ với nhau, so sánh đối chiếu để đảm bảo cho các thông tin

được ghi chép chính xác kịp thời, mỗi phần hành kế toán đều chịu sự chỉ đạo
trực tiếp của trưởng phòng kế toán. Cách tổ chức này vừa đảm bảo sự chuyên
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
13
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
môn hóa giữa các phần hành đồng thời thuận tiện trong quá trình đối chiếu
soát xét giữa phòng kế toán và phòng kiểm soát.
2.1.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán:
Sơ đồ 2.01: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán





Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
Kế toán trưởng
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


đầu tư XDCB,
đầu tư XDCB,


TSCĐ, nguồn vốn
TSCĐ, nguồn vốn
Nhân viên kế toán

Nhân viên kế toán


tiền mặt, bán hàng
tiền mặt, bán hàng


và thanh toán với
và thanh toán với


người mua
người mua
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


ngân hàng, lương,
ngân hàng, lương,


BHXH và các khoản
BHXH và các khoản


phải trả khác
phải trả khác
Phó phòng phụ trách
tổng hợp, quản trị chi
phí

Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


thanh toán tạm ứng,
thanh toán tạm ứng,


thủ quỹ
thủ quỹ
Nhân viên kế toán giá
Nhân viên kế toán giá


thành, hạch toán nội
thành, hạch toán nội


bộ phân xưởng
bộ phân xưởng
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


kho, đại lý vòng
kho, đại lý vòng


bi, thống kê.
bi, thống kê.

Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


TH chi phí, theo dõi
TH chi phí, theo dõi


công nợ cấp trên,
công nợ cấp trên,


đơn vị nội bộ
đơn vị nội bộ
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


kho, thành phẩm,
kho, thành phẩm,


bán Tp, tiêu thụ
bán Tp, tiêu thụ
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


kho, phụ tùng,
kho, phụ tùng,



NVL chính, thiết
NVL chính, thiết


bị.
bị.
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


thanh toán với người
thanh toán với người


bán, kho công nghệ,
bán, kho công nghệ,


cơ năng
cơ năng
Nhân viên kế toán
Nhân viên kế toán


TH vật tư, kho vật
TH vật tư, kho vật



liệu phụ, nhiên liệu
liệu phụ, nhiên liệu
Phó phòng phụ trách
Phó phòng phụ trách
thu hồi công nợ, kế
thu hồi công nợ, kế
toán thuế, chi nhánh
toán thuế, chi nhánh
14
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ từng bộ phận trong bộ máy kế toán:
Cơ cấu tổ chức gồm: - Ban lãnh đạo phòng
- Tổ tổng hợp
- Tổ tài chính
Được phân công cụ thể như sau:
*Ban lãnh đạo: 03 người
Kế toán trưởng:
- Là người đứng đầu bộ máy kế toán, chịu trách nhiệm trực tiếp trước
Ban Giám Đốc và trước các cơ quan chức năng có liên quan về toàn bộ công
tác tài chính kế toán của công ty.
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và đánh giá công việc do các kế toán
viên thực hiện.
- Báo cáo kịp thời về tình hình kinh doanh trong từng thời kỳ với Ban
Giám Đốc.
- Phân tích có hệ thống báo cáo có liên quan đến việc thực hiện các kế
hoạch tài chính, tín dụng, giá thành, chấp hành kỷ luật tài chính và thanh toán,
kết quả hoạt động SXKD của công ty. Trên cơ sở đề xuất những biện pháp
nâng cao hiệu quả sản xuất bằng cách khắc phục thiếu sót, ngăn ngừa những
chi phí không hợp lý, phòng ngừa tổn thất nhằm hạ giá thành sản phẩm, tăng

tốc độ vòng quay vốn lưu động.
Phó phòng KTTC thứ nhất:
- Kế toán tổng hợp: Ghi chép, phản ánh tổng hợp toàn bộ tình hình vốn
và tài sản, tình hình hoạt động SXKD của công ty.
- Lập báo cáo tài chính tháng, quý, năm, báo cáo kiểm kê chính xác,
kịp thời đầy đủ đúng các mẫu biểu quy định của Nhà nước và cấp trên.
- Phụ trách quản trị nội bộ, giải quyết công việc khi Trưởng phòng đi
vắng.
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
15
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
Phó phòng KTTC thứ hai:
- Phụ trách bán hàng và thu hồi công nợ.
- Kế toán thuế : Căn cứ vào chế độ quy định, hàng tháng tính ra số thuế
phải nộp các loại, gửi báo cáo cho cơ quan thuế; Theo dõi, phản ánh tình hình
thực hiện nghĩa vụ với NSNN.
- Theo dõi tài khoản phải thu khác (TK138)
- Phụ trách kế toán chi nhánh công ty tại Hà Nội
* Tổ tổng hợp: 05 người
Tổ trưởng:
- Quản lý tổ và bố trí công việc khi có người đi vắng.
- Kế toán tổng hợp giá thành (theo dõi các TK: 154, 627, 642, 641)
- Lập các NKCT tổng hợp và nhật ký đơn cho 13PX, bảng kê số 4 và
lập báo cáo chi tiết theo mẫu quy định.
- Theo dõi nhà ăn công nhân
- Kế toán công đoàn
- Quyết toán tiền lương các đơn vị
- Quyết toán chi phí cho các phân xưởng và tập hợp phân tích chi phí

cho các dự án có giá trị lớn.
- Theo dõi và quản lý sổ cổ đông.
Nhân viên 1:
- Kế toán TSCĐ, đầu tư, theo dõi công nợ với khách hàng về các dự án
đầu tư (TK 211, 214, 241, 331)
+ Theo dõi tình hình tăng giảm TSCĐ, nhượng bán, thanh lý và trích
khấu hao TSCĐ. Đồng thời định kỳ hàng ngày, cuối tháng căn cứ vào các
chứng từ về TSCĐ tiến hành lập các sổ chi tiết, sổ cái TSCĐ và số khấu hao
TSCĐ.
+ Theo dõi, phản ánh tình hình đầu tư các dự án thuộc nguồn vốn đầu
tư XDCB. Lập quyết toán hạng mục công trình, dự án đầu tư hoàn thành theo
quy định.
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
16
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
+ Ghi chép phản ánh chính xác tình hình tăng giảm từng loại nguồn
vốn, nguồn quỹ hiện có của công ty.
- Kế toán chi phí trả trước ngắn, dài hạn (TK 142, 242, 335)
- Kế toán tổng hợp vật tư (TK152, 153)
- Lập các NKCT, bảng kê, bảng phân bổ và các báo cáo chi tiết theo
các TK quy định
- Quyết toán chi phí cửa hàng ĐLVB
- Theo dõi kho hàng hóa (TK156)
- Theo dõi thống kê, lập báo cáo nhanh
Nhân viên 2:
- Kế toán kho thành phẩm, bán thành phẩm, kho cơ năng.
- Theo dõi doanh thu và lập các bảng kê, báo cáo chi tiết tiêu thụ.
- Theo dõi hàng hóa ra cổng chưa hoàn chỉnh thủ tục

- Theo dõi các khoản thu nhập, chi phí khác ( TK 515, 711, 635, 811)
Nhân viên 3: kế toán theo dõi các kho vật liệu phụ, nhiên liệu, CCDC
Tổ chức ghi chép phản ánh chính xác số lượng, giá trị từng loại nguyên
vật liệu nhập kho, xuất kho, tồn kho và luân chuyển qua từng bước trong quá
trình sản xuất. Thường xuyên theo dõi quản lý kho tàng để phát hiện kịp thời
những mất mát, hao hụt vật tư phụ tùng, tìm nguyên nhân quy trách nhiệm và
biện pháp xử lý.
Nhân viên 4:
- Kế toán theo dõi các kho vật liệu chính, kho phụ tùng, thiết bị XDCB
- Văn thư của phòng
* Tổ tài chính: 05 người.
Tổ trưởng:
- Quản lý và bố trí công việc khi có người đi vắng
- Kế toán tiền gửi, tiền vay ngân hàng (TK112, 144, 221,341, 315)
- Kế toán các TK vãng lai với tập đoàn, chi nhánh (TK 136,336)
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
17
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
- Kế toán BHXH, BHYT, BHTN, KPCĐ, các khoản phải trả khác
(TK338)
- Kế toán theo dõi kinh phí Đảng công ty.
- Lập các NKCT, báo cáo liên quan đến các TK theo dõi.
Nhân viên 1:
- Kế toán tiền mặt, bán hàng và thanh toán với người mua (TK111,
131)
- Lập các NKCT liên quan đến các TK theo dõi, báo cáo biểu số B18
- Theo dõi và quản lý sổ cổ đông
Nhân viên 2: kế toán phải trả người bán (TK331) gồm cả của hàng đại

lý vòng bi; lập NKCT số 05
Nhân viên 3: Kế toán tổng hợp chi phí, theo dõi công nợ cấp trên, đơn
vị nội bộ.
Nhân viên 4:
- Thủ quỹ : Có trách nhiệm giữ TM, quản lý số tiền trong quỹ tại công
ty, theo dõi cập nhật chính xác số tiền hiện có trong quỹ;nhập quỹ, xuất quỹ
TM theo phiếu thu, phiếu chi, giấy tạm ứng, tiến hành đối chiếu thường xuyên
sổ quỹ với các sổ sách có liên quan; báo cáo thường xuyên số tiền tồn quỹ cho
Kế toán trưởng, cung cấp số liệu cho phòng tài chính kế toán để có thể nắm
bắt kịp thời tình hình thanh toán của Công ty
- Kế toán thanh toán nợ tạm ứng, kế toán tiền lương
- Lập các NKCT và các báo cáo chi tiết theo quy định (TK141, 351)
2.2. ĐẶC ĐIỂM TỔ CHỨC HỆ THỐNG KẾ TOÁN CỦA CÔNG TY:
2.2.1. Đặc điểm chung về vận dụng chế độ kế toán:
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty Cổ phần Chế tạo máy-TKV hiện đang
áp dụng chế độ kế toán trong Tập đoàn Công nghiệp than- khoáng sản Việt
Nam theo QĐ số 2917/QĐ-HĐQT ngày 27/12/2006.
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
18
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
- Tuyên bố về việc tuân thủ chuẩn mực và chế độ kế toán: Báo cáo tài
chính được lập theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC của Bộ tài chính ban
hành ngày 20 tháng 3 năm 2006, áp dụng các Chuẩn mực kế toán Việt Nam
và các thông tư ban hành kèm theo hướng dẫn việc thực hiện các chuẩn mực
đó.
- Hình thức kế toán: Nhật ký chứng từ.
- Chữ viết sử dụng trong kế toán là: Tiếng Việt
- Đơn vị tiền tệ được sử dụng là: Việt Nam Đồng (VND). Các nghiệp vụ

kinh tế phát sinh bằng ngoại tệ được chuyển đổi sang Việt Nam Đồng theo tỷ
giao dịch của thị trường liên Ngân hàng.
- Kỳ kế toán năm: Bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng
năm.
- Nguyên tắc ghi nhận các khoản tiền và tương đương tiền: phương pháp
chuyển đổi các đồng tiền khác ra VND
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Tính theo giá gốc. Phương pháp
tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân cả kỳ dự trữ. Phương
pháp hạch toán tổng hợp hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Kho mà có giá gốc lớn hơn giá thị trường thực hiện theo quy định chuẩn mực
kế toán số 2 hàng tồn kho
- Phương pháp ghi nhận TSCĐ: TSCĐ hữu hình, vô hình được ghi nhận
theo nguyên giá hoặc giá trị được đánh giá lại theo quy định của chính phủ.
Nguyên giá được xác định bằng giá mua hoặc giá quyết toán công trình, các
loại thuế (không bao gồm thuế được hoàn lại) và các chi phí khác liên quan
đến việc tăng tài sản đưa vào trạng thái sẵn sàng sử dụng
Phương pháp tính khấu hao TSCĐ: Khấu hao theo phương pháp đường
thẳng, tỷ lệ khấu hao hằng năm phù hợp với hướng dẫn tại quyết định số:
206/2003/QĐ/BTC ngày 12/12/2003 của Bộ Tài chính. Thời gian khấu hao
của 1 tài sản hàng năm được thay đổi.
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
19
Đại học Kinh tế Quốc dân
Báo cáo kiến tập
- Nguyên tắc ghi nhận và vốn hóa các khoản chi phí đi vay và các khoản
chi phí khác: các chi phí đi vay liên quan trực tiếp đến việc đầu tư xây dựng
hoặc sản xuất tài sản dở dang được tính vào giá trị tài sản đó (được vốn hóa).
Tỷ lệ vốn hóa được sử dụng để xác định chi phí đi vay được vốn hóa trong
kỳ: được xác định theo tỷ lệ lãi suất bình quân gia quyền của các khoản vay

chưa trả trong kỳ.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu: Doanh thu bán hàng
và cung cấp dịch vụ: hàng hóa, dịch vụ đã chuyển giao cho khách hàng đã
phát hành hóa đơn và được khách hàng chấp nhận thanh toán không phân biệt
đã trả tiền hay chưa. Doanh thu hoạt động tài chính: tuân thủ chuẩn mực kế
toán 14. Doanh thu hợp đồng xây dựng: tuân thủ chuẩn mực 15.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận quỹ dự phòng trợ cấp mất việc
làm.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế TNDN hiện hành,
chi phí thuế TNDN hoãn lại.
2.2.2. Tổ chức vận dụng hệ thống chứng từ kế toán:
Hiện nay công ty áp dụng những quy định về chứng từ tại Quyết định 15
của Bộ trưởng Bộ tài chính ngày 20/06/2003. Theo quyết định này công ty đã
đăng ky sử dụng hầu hết các chừng từ do Bộ Tài Chính phát hành và thực
hiện đúng chế độ kế toán về chứng từ. Các chứng từ kế toán được ghi chép
đầy đủ, kịp thời, đảm bảo việc cung cấp các thông tin cho Ban lãnh đạo công
ty.
Cụ thể những chứng từ sử dụng tại đơn vị bao gồm:
Chứng từ lao động, tiền lương: Bảng chấm công, bảng chấm công
làm thêm giờ, Bảng thanh toán tiền lương, Bảng thanh toán tiền thưởng, Giấy
đi đường, Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ, Hợp đồng giao khoán, Biên bản
thanh lý (nghiệm thu) hợp đồng giao khoán, Bảng kê trích nộp các khoản theo
lương, Bảng phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội,
Trần Thanh Hảo
Lớp: Kiểm toán 49A
20

×