Tải bản đầy đủ (.doc) (85 trang)

Thực trạng tổ chức kế toán tại Công ty cổ phần Xây Dựng Thuỷ Lợi 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (369.08 KB, 85 trang )

MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................3
LỜI MỞ ĐẦU.........................................................................................4
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THUỶ LỢI I 5
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Xây
Dựng Thuỷ Lợi I..........................................................................................5
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần
Xây Dựng Thủy Lợi I..................................................................................5
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty :.....................................5
1.2.2 Đặc điểm qui trình sản xuất tại công ty:..........................................8
1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất tại công ty :..............................9
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của công ty...12
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Công Ty Cổ Phần Xây
Dựng Thuỷ Lợi I .......................................................................................13
Phần 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG THUỶ LỢI I...................................................................15
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thuỷ Lợi
I...................................................................................................................15
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty Cổ Phần
Xây Dựng Thủy Lợi I:...............................................................................19
2.2.1 Chính sách kế toán chung của công ty:..........................................19
2.2.2 Chứng từ sử dụng tại công ty: .....................................................20
2.2.3 Tài khoản sử dụng tại công ty:.......................................................20
2.2.4 Qui trình ghi sổ của công ty:..........................................................21
2.3 Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi I..................................23
1
2.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty :..23
2.3.2 Qui trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty :. .24


2.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :.............................24
2.3.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp.......................................35
2.3.2.3 Kế toán chi phí máy thi công:.................................................46
2.3.2.4 Kế toán chi phí sản xuất chung:.............................................55
2.3.2.5 Tổng hợp chi phí sản xuất......................................................67
2.3.2.6. Kế toán tính giá thành...........................................................69
2.4 Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán tiêu thụ tại công ty Cổ Phần
Xây Dựng Thủy Lợi I:...............................................................................72
Phần 3
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG THỦY LỢI I ............................76
3.1 Đánh giá tổ chức bộ máy kế toán của công ty:.................................76
3.2 Đánh giá tổ chức công tác kế toán:....................................................78
3.3 Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện tổ chức kế toán tại công
ty:................................................................................................................80
KẾT LUẬN...........................................................................................82
DANH MỤC TÀI KIỆU THAM KHẢO.............................................83
2
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSXC: Chi phí sản xuất chung.
CPNC: Chi phí nhân công.
TP: Thành phẩm.
BTP: Bán thành phẩm.
SX: Sản xuất.
SXKD: Sản xuất kinh doanh.
DN: Doanh nghiệp.
NVL: Nguyên vật liệu.
CCDC: Công cụ dụng cụ.
SPDD: Sản phẩm dở dang.
K/c: Kết chuyển.

TSCĐ: Tài sản cố định.
XDCB: Xây dựng cơ bản
BHXH: Bảo hiểm xã hội.
TCKT: Tài chính kế toán.
BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp.
KPCĐ: Kinh phí công đoàn.
TGNH: Tiền gửi ngân hàng.
XNXD: Xí nghiệp xây dựng.
KTKD: Kỹ thuật kinh doanh.
3
LỜI MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta có tốc độ tăng trưởng
nhanh trong nền kinh tế thị trường, bên cạnh đó ta cũng thu được nguồn vốn
đầu tư lớn từ nước ngoài. Do đó vốn đầu tư cho ngành xây dựng cơ bản cũng
tăng nhanh.
Xây dựng cơ bản (XDCB) là ngành sản xuất vật chất tạo cơ sở và tiền đề
phát triển cho nền kinh tế Quốc dân. Hàng năm ngành XDCB thu hút khoảng
30% tổng số vốn Đầu tư của cả nước. Với nguồn vốn đầu tư lớn như vậy cùng
với đặc điểm sản xuất của ngành là thời gian thi công kéo dài và thường trên
quy mô lớn đã đặt ra vấn đề lớn phải giải quyết là: "Làm sao phải quản lý vốn
tốt, có hiệu quả khắc phục tình trạng thất thoát và lãng phí trong sản xuất thi
công, giảm chi phí hạ giá thành, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Hạch toán kế toán có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình quản lý,
nó cung cấp các thông tin tài chính cho người quản lý đánh giá hiệu quả sản
xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp xây lắp
nói riêng, giúp cho lãnh đạo ra những quyết định quản lý hợp lý và đồng thời
kiểm tra sự đúng đắn của các quyết định đó sao cho doanh nghiệp làm ăn có
lãi và đứng vững trong điều kiện cạnh tranh của cơ chế thị trường.
Hiểu được vai trò quan trọng của hạch toán kế toán và hiểu được lợi ích
to lớn của việc tiếp xúc thực tế với công tác hạch toán kế toán tại các đơn vị

kinh doanh, nhà trường đại học Kinh tế Quốc dân cùng khoa, bộ môn Kế toán,
Kiểm toán đã tổ chức cho sinh viên được thực hiện kiến tập tại các đơn vị kinh
doanh. Em đã chọn kiến tập tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi I và báo
cáo này là kết quả của quá trình kiến tập.
Trong báo cáo kiến tập đề cập đến những nội dung cơ bản sau đây:
Phần I: Tổng quan về Công Ty CP Xây Dựng Thuỷ Lợi I
Phần II: Thực trạng tổ chức kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thuỷ Lợi I.
Phần III: Đánh giá thực trạng tổ chức kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng
Thuỷ Lợi I.
4
Phần 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG THUỶ LỢI I
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng
Thuỷ Lợi I.
Tên công ty: Công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi I
Tên tiếng Anh: Hydraulic Contruction Joint Stock Company N
o
.1.
Địa chỉ: Khu 2 Đường Trần Hưng Đạo- Phường Đại Phúc – Thành phố Bắc
Ninh – Tỉnh Bắc Ninh.
Số điện thoại: 02413.821.351. Thường trực Fax: 02413.821.611.
Mã số thuế: 2300101482.
Công ty là một trong những đơn vị thi công đầu tiên của Bộ Thủy lợi, tiền
thân là Công ty xây lắp 2. Được thành lập theo Quyết định số : 483.TL/QĐ,
ngày 15/7/1965. Theo thông báo số 35.TB, ngày31/12/1992, của Văn phòng
chính Phủ và Quyết định số 93.QĐ/TCCBTL, ngày 15/3/1993, thành lập lại
Doanh nghiệp nhà nước lấy tên là Công ty xây dựng thủy lợi I, và được xếp
là doanh nghiệp nhà nước loại I.
Công ty cổ phần xây dựng Thủy Lợi I. Thuộc Tổng Công ty Cơ điện – Xây
dựng nông nghiệp và thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, là

Doanh nghiệp cổ phần được chuyển đổi từ Doanh nghiệp nhà nước theo
Quyết định số: 4473/QĐ/BNN-TCBC, ngày 09/02/2004 của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn, chính thức công bố chuyển đổi và đi vào hoạt động
ngày 02/11/2005.
1.2 Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần Xây
Dựng Thủy Lợi I
1.2.1 Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của công ty :
Ngành nghề kinh doanh chính chủ yếu của công ty chủ yếu là chuyên xây
dựng các công trình thủy lợi, thủy điện, như đê đập, kè cống, hồ chứa nước,
trạm bơm, hệ thống tưới tiêu kênh mương, công trình trên kênh, xan lấp mặt
bằng, xây dựng giao thông, bến cảng, công trình dân dụng, công trình công
nghiệp, khai thác kinh doanh vật liệu xây dựng, chế tạo cơ khí, kinh doanh
5
phụ tùng, sửa chữa thiết bị bánh xích và xe máy thi công các loại, xây lắp điện
từ 35 kv trở xuống, lắp đặt kết cấu công trình, thiết bị điện nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy lợi...
Những năm qua công ty đã thi công, xây dựng hàng trăm công trình lớn nhỏ
khắp 15 tỉnh phía Bắc và Miền trung, Tây nguyên.
Trong đó có những công trình chất lượng cao như :
Hồ chứa nước Yên lập, Hồ chứa nước Chúc bài sơn, Hồ chứa nước Đá bạc,
Trại lốc, Bến châu, Tràng vinh, Cao vân tỉnh Quảng ninh.
Trạm thủy điện Cấm sơn, Hồ chứa nước Suối ven làng thum, Hồ chứa nước
Suối nứa, Cống ngọ khổng thuộc Tỉnh Bắc giang.
Trạm bơm kênh vàng, Đặng xá, Trạm bơm Tân chi, kè sông Đuống, kè sông
Cầu thuộc tỉnh Bắc Ninh.
Thủy điện Bản Quyền, hồ chứa nước Cao lan... thuộc tỉnh Lạng sơn.
Đập chắn sỉ, kênh nước thải, nhà máy nhiệt điện Phả lại thuộc tỉnh Hải
Dương.
Cống điều tiết nước Lân 2, kè Hà xá, Vũ bình thuộc tỉnh Thái Bình.
Trạm bơm Cổ đam, trạm bơm Lạc tràng thuộc tỉnh Hà Nam.

Trạm bơm Yên Thái thuộc tỉnh Ninh Bình.
Hồ chứa nước Kim giao, Cửa đạt thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Hồ chưa nước Vĩnh thành, tràn xả lũ Thanh lanh, thuộc tỉnh Vĩnh phúc.
Hồ chứa nước Bản muông, cầu máng thuộc tỉnh Sơn la.
Hồ chứa nước Hồng khếnh, hồ Sái lương thuộc tỉnh Điện biên.
Công trình thủy điện Ba Hạ thuộc tỉnh Phú yên.
Công trình thủy điện Kanak- An khê thuộc tỉnh Gia lai.
Công trình thủy điện Sơn động thuộc tỉnh Bắc Giang...
Và bề dày truyền thống trên 40 năm kinh nghiệm xây dựng chuyên dụng
như :
- Xây lắp công trình.
- Đắp hồ chứa nước.
6
- Xây dựng công trình thủy điện.
- Xây dựng trạm bơm tưới tiêu.
Với bề dày truyền thống trên 37 năm với các ngành nghề :
- Đắp đê, xây đúc cống qua đê.
- Lắp đặt kết cấu cơ khí thủy lợi.
- Sửa chữa trung đại tu máy bánh xích, máy xây dựng, ô tô cầu trục.
- Chế tạo cơ khí...
Với bề dày kinh nghiệm trên 17 năm với các ngành nghề :
- Bê tông hóa kênh mương.
- Làm kè chắn sóng chống sói lở sông biển.
- Thả rồng gia cố chân đê...
Sau 45 năm xây dựng và trưởng thành, trước đây Công ty có trên 1200 cán
bộ công nhân viên. Có đội ngũ kỹ sư và công nhân lành nghề hùng hậu, có
đội ngũ công nhân kỹ thuật tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, quản ly sử dụng
tốt các loại thiết bị xe máy thi công hiện đại của các nước như : Liên xô, Đức,
Pháp, y, Nhật, Thụy điển...
Năng lực có thể làm được, đắp được 1,5 triệu m

3
đất đá, đào được 800
ngàn m3 đá, xây lát 20.000 m3 bê tông /năm. Để phù hợp với xu thế chung
của xã hội, phù hợp với nền kinh tế thị trường, phù hợp với quy mô của
Doanh nghiệp sau khi cổ phần hóa xong Doanh nghiệp còn lại 400 cán bộ
công nhân viên, trong đó có : 90 lao động gián tiếp gồm 30 kỹ sư, 12 cử nhân
kinh tế, 48 cao đẳng và trung cấp, còn lại là lao động các ngành nghề
như :vlái xe, lái máy 70 công nhân, thợ điện 12 công nhân, thợ sửa chữa 28
công nhân, thợ gò hàn 29 công nhân, thợ tiện 18 công nhân, thợ phay bào 18
công nhân, thợ rèn nguội 18 công nhân, thợ mộc 25 công nhân, thợ nề bê tông
65 công nhân, thợ sắt kết cấu 27 công nhân.
Bên cạnh về lao động Công ty còn trang bị nhiều máy móc thiết bị mới
hiện đại để thi công các công trình, các dự án lớn…
7
Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng 10 huân chương lao động các
loại cho tập thể và các cá nhân như sau :
Tập thể cán bộ công nhân viên toàn công ty gồm 4 huân chương trong đó có 2
huân chương lao động hạng nhất, 1 huân chương lao động hạng nhì và một
huân chương lao động hạng 3.
Tập thể các bộ công nhân viên 4 đơn vị trực thuộc gồm 4 huân chương
lao động hạng 3 và 2 cá nhân gồm 2 huân chương lao động hạng 3.
Nhiều công trình và hạng mục công trình được Bộ Thủy Lợi cũ, Bộ Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn cấp giấy chứng nhận đạt kết quả cao.
1.2.2 Đặc điểm qui trình sản xuất tại công ty:
Khi tiếp nhận thông báo mời thầu Công ty chuẩn bị hồ sơ dự thầu.
Sơ đồ 1.1 : Sơ đồ đấu thầu
Trúng thầu
Nộp hồ sơ
Mua hồ sơ
Chuẩn bị hồ sơ

Không trúng thầu
8
Tiếp nhận hồ sơ
Tổ chức thực hiện
Kí kết hợp đồng
kinh tế
Đàm phán
Lưu hồ sơ
Nếu trúng thầu công ty sẽ tổ chức thực hiện theo quy trình công nghệ sau :
Sơ đồ 1.2 : Quy trình công nghệ
1.2.3 Đặc điểm tổ chức quản lý sản xuất tại công ty :
Đặc điểm tổ chức sản xuất của Công ty xuất phát từ đặc điểm chung của
ngành xây dựng cơ bản là sản phẩm không ổn định, tính chất kết cấu khác
nhau, khối lượng công việc lúc nhiều lúc ít. Khi doanh nghiệp trùng thầu
nhiều dự án mà không đủ khả năng đảm nhận thì phải thực hiện phương án
chia thầu ; khi không có việc làm thì phải nhận thầu lại để đảm bảo duy trì ổn
định việc làm đời sống cho cán bộ công nhân viên. Tổ chức sản xuất chủ yếu
theo phương thức ‘khoán gọn’ các công trình, hạng mục xây dựng, khối lượng
công việc cho các xí nghiệp của công ty. Sau đây em xin trích dẫn sơ đồ tổ
chức hiện trường của các công trình xây dựng và sơ đồ tổ chức quản lý sản
xuất của một công trình tiêu biểu để tìm hiểu rõ hơn về tổ chức sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp.
9
Khảo sát &
thăm dò
Thi công phần
móng đập
Thi công phần
thân đập
Bàn giao và quyết

toán công trình
Thi công phần
mặt đập
Kiểm tra và nghiệm thu
Hoàn thiện công
trình
Sơ đồ1.3 : Sơ đồ tổ chức hiện trường
Quản lý chung : chỉ đạo trực tiếp các bộ phận hoặc có thể chỉ đạo trực tiếp
công trường,chịu trách nhiệm cho công trình
Các phòng ban :làm theo chức năng nghiệp vụ của mình
Bộ phận thí nghiệm hiện trường : tổ chức kiểm tra xem phần công việc đã làm
đã đạt yêu cầu về kỹ thuật chưa để tiếp tục thực hiện phần tiếp theo
Giám sát thi công : chịu trách nhiệm giám sát ở công trường,ra quyết định về
những công việc cần thực hiện ở công trường
Công nhân kĩ thuật :trực tiếp thi công công trình,quan hệ trực tiếp với giám
sát công trường
10
Quản lý chung
(chủ công trình)
Hành chính
Trợ lý công trình
Kế toán, bảo vệ, ytá,
đời sống
Thí nghiệm
hiện trường
Giám sát hiện
trường (đốc
công)
Công nhân kỹ thuật.
Lao động phổ thông

Lĩnh vực khác
Quản lý xe máy
Vật tư kỹ thuật
Lao động bảo hiểm
Quản lý kỹ thuật
(kỹ sư chính)
Sơ đồ1.4: Sơ đồ tổ chức quản lý- sản xuất của các công trình
Ban giám đốc : Trực tiếp quản lý các phòng chức năng nghiệp vụ,các xí
nghiệp xây dựng quản lý công trình.
Các phòng chức năng nghiệp vụ : làm theo chức năng nghiệp vụ của mình
Xí nghiệp xây dựng quản lý công trình :chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Ban
giám đốc,các phòng chức năng nghiệp vụ,thực hiện nhiệm vụ sản xuất do trên
giao xuống
Các đội xây dựng : trực tiếp thực hiện thi công công trình, quan hệ trực
tiếp với giám sát thi công.
11
Các phòng chức năng nghiệp vụ
các đội xây dựng
Xí nghiệp xây dựng quản lý công trình
Ban giám đốc
1.2.4 Kết quả hoạt động kinh doanh một số năm gần đây của công ty.
Bảng 1.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công Ty Cổ Phần
Xây Dựng Thuỷ Lợi I
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm
2006
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
1 Tổng tài sản Triệu đồng 68.900 81.800 99.200 105.000
2 Doanh thu triệu đồng 89.700 113.000 170.000 173.524
3 Lợi nhuận Triệu đồng 1.423 3.300 3.500 3.767
4 Nộp NSNN Nghìn đồng 218.000 401.171 580.298 583.517

5
Số lượng lao động Người 362 378 386
400
6 Thu nhập BQ/
người
1000đ/người 1.750. 2.100 2.300
3000
Với số liệu ở bảng trên ta thấy lợi nhuận hàng năm đều tăng chủ yếu là
do : công ty nhận được một số công trình do tổng công ty giao cho và trúng
thầu một số công trình nên có việc làm ổn định. Bên cạnh đó còn có công tác
quản lý nhân công, máy móc thiết bị và biện pháp thi công tốt tiết kiệm
nguyên nhiên vật liệu , giảm khấu hao máy móc… vẫn đảm bảo được chất
lượng công trình mà vẫn thu được lợi nhuận.
12
1.3 Tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của Công Ty Cổ Phần Xây
Dựng Thuỷ Lợi I
Sơ đồ1.5: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty


chỉ dẫn sơ đồ : : Quan hệ giám sát, kiểm tra trực tiếp, không mang
tính chất lãnh đạo
: Quan hệ lãnh đạo trực tiếp

: Quan hệ lãnh đạo và chỉ đạo qua lại trực tiếp
Trong đó chức năng và quyền hạn của từng bộ phận như sau:
*Hội đồng quản trị : Do đại hội đồng cổ đông bầu ra có nhiệm vụ tổ chức điều
hành mọi hoạt động của công ty: đề ra các nghị quyết, các chủ trương phát
triển sản xuất, phát triển nguồn lực con người và các nguồn lực khác; chịu
trách nhiệm về mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Ban giám đốc điều hành: Do hội đồng quản trị bổ nhiệm hoặc thuê giám đốc

điều hành trực tiếp quản ly các phòng ban, nghiệp vụ, các xí nghiệp công
trường cấp dưới; có nghĩa vụ thực hiện các nghị quyết mà hội đồng quản trị
đề ra, tổ chức điều hành sản xuất toàn công ty.
* Ban kiểm soát: Do đại hội cổ đông bầu ra, có trách nhiệm giám sát mọi hoạt
động của hội đồng quản trị, ban điều hành về mọi hoạt động chấp hành chủ
trương chính sách của Đảng và Nhà nước cũng như thực hiện các nghị quyết
mà hội đồng quản trị đã đề ra của công ty cổ phần; có nghĩa vụ báo cáo kết
quả giám sát trựớc hội đồng cổ đông.
* Phòng kế toán tài chính: Có nhiệm vụ quản lý thu chi tài chính của doanh
nghiệp, tổ chức bộ máy kế toán và công tác kế toán theo chế độ hiện hành, lập
kế hoạch chi tiêu, ghi chép phản ánh trung thực mọi hoạt động kinh tế phát
13
Đội
XD
1
Đội
XD
21
Đội
XD
31
Phòng tổ chức – hành
chính
Nhà
máy
250-1
Đội
XD
2
Đội

XD
42
Phòng kỹ thuật kinh
doanh
Đội
XD
32

nghiệp
xây
dựng
TL11

nghiệp
xây
dựng
TL14
Đội
XD
41
Đội
XD
25
Ban kiểm soát

nghiệp
xây
dựng
TL12
Đại hội đồng cổ đông

Phòng kế toán tài
chính

nghiệp
xây
dựng
TL13
Phân
xưởng
150
Ban giám đốc điều hành
Hội đồng quản trị
sinh và tham mưu cho các nhà quản ly, hội đồng quản trị, ban điều hành trong
lĩnh vực quản lý tài chính.
* Phòng kỹ thuật kinh doanh: Lập kế hoạch tiến độ sản xuất cho toàn công ty;
quản lý kỹ thuật, lập hồ sơ đấu thầu, lập biện pháp tổ chức thi công cho các
đơn vị, công trình; điều động xe máy, xe ôtô, thiết bị phục vụ cho các đơn vị,
công trình thi công. Bộ phận này có nhiệm vụ can in bản vẽ, tính toán khối
lượng, lập trù vật tư, kinh phí cho các công trình theo tiến độ; nghiệm thu kỹ
thuật, làm hồ sơ thanh toán khối lượng xây dựng cơ bản hoàn thành, lập hồ sơ
hoàn công và bàn giao công trình cho chủ đầu tư; Tham mưu cho các nhà
quản lý về biện pháp tổ chức thi công và quản lý kỹ thuật, quản lý sản xuất.
* Phòng tổ chức quản lý : Quản lý nhân sự toàn công ty; Tiếp nhận luân
chuyển và đề bạt cán bộ, điều động công nhân, làm các thủ tục liên quan đến
chế độ chính sách người lao động. Tổ chức theo dõi thanh tra, thi đua, khen
thưởng, kỷ luật và các công việc nội vụ cơ quan. Tổ chức thi nâng lương bậc
cho cán bộ công nhân đến hẹn. Tham mưu cho các lãnh đạo về tổ chức nhân
sự, bố trí dây chuyền tổ chức quản lý sản xuất.
* Các xí nghiệp, nhà máy công trường: Chịu sự lãnh đạo trực tiếp của hội
đồng quản trị, ban điều hành và các phòng chức năng chuyên môn nghiệp vụ

của công ty; Có trách nhiệm tổ chức sản xuất và duy trì sản xuất theo nhiệm
vụ được giao hoặc đứng ra nhận khoán gọn công trình và hạng mục công
trình, chịu trách nhiệm về tiến độ, kỹ thuật trực tiếp tổ chức các dây chuyền
sản xuất và chịu trách nhiệm trước công ty về mọi chế độ chính sách của
người lao động với Nhà nước; có nghĩa vụ nộp % chi phí quản lý cho công ty;
tổ chức nghiệm thu sản phẩm hoàn thành, lập phiếu giá và cùng công ty thanh
toán với chủ đầu tư theo tiến độ công trình hay điểm dừng kỹ thuật.
* Các phân xưởng và đội xây dựng: Quan hệ trực tiếp với giám sát thi công
lập kế hoạch xây dựng theo tiến độ công trình hoặc điểm dừng kỹ thuật.
14
Phần 2
THỰC TRẠNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
XÂY DỰNG THUỶ LỢI I.
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thuỷ Lợi I.
Bộ máy kế toán là một bộ phận không thể thiếu đối với một đơn vị.
Việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ kế toán, thống kê và công tác tài chính
trong công ty do bộ máy kế toán đảm nhận. Vì thế việc tổ chức xây dựng bộ
máy kế toán sao cho phù hợp với đặc điểm, quy mô, và lĩnh vực hoạt động
của công ty để hoạt động có hiệu quả là điều kiện quan trọng nhằm cung cấp
thông tin kịp thới, chính xác, đầy đủ cho các đối tượng sử dụng thông tin.
Đồng thời có thể phát huy nâng cao trình độ nghiệp vụ của các bộ phận kế
toán trong Công ty.
+ Bộ máy kế toán của Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi I
Sơ đồ 1.6:Sơ đồ khối bộ phận kế toán tại Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi I
Quyền hạn nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
Theo cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán của hình thức này toàn bộ công việc
kế toán được phân định theo 2 cương vị quản lý như sau:
Đối với phòng kế toán công ty:
15
Kế toán trưởng

Bộ phận kế
toán tổng
hợp,thanh
toán với
người mua
Bộ phận KT
ngân hàng,
vật tư,thanh
toán với
người
bán,thuế
Bộ phận KT
thanh toán
tiền mặt,
tạm ứng,
tiền lương
Bộ phận
KT thanh
toán nội
bộ, tài sản
cố định
Bộ phận
KT theo
dõi chi
phí quản
lý doanh
nghiệp
Kế toán tại các đơn vị phụ thuộc
(1). Kế toán trưởng ( trưởng phòng) : 1 người.
Có nhiệm vụ phụ trách phòng, phân công các phần hành nghiệp vụ; Lập

kế hoạch tài chính phục vụ sản xuất, duyệt các khoản chi; Tham mưu giúp
ban lãnh đạo công ty về công tác tài chính, đôn đốc kiểm tra chuyên môn
nghiệp vụ đối với các kế toán đơn vị cơ sở; Tổ chức quản lý các nguồn lực tài
chính. Quản lý đầy đủ doanh thu các hoạt động, chi phí phù hợp và đúng chế
độ tài chính Doanh nghiệp. Kiểm tra và duyệt báo cáo tài chính cuối niên độ.
Báo cáo và thuyết trình trước Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và các
cơ quan chức năng.
(2) Kế toán tổng hợp, thanh toán với người mua (phó phòng): 1 người.
Kiểm tra chứng từ gốc, nhập các dữ liệu vào phần mềm của các phần
hành kế toán chi tiết, lên các bút toán điều chỉnh và kết chuyển.
Kiểm tra các báo cáo của các đơn vị trực thuộc, đưa dữ liệu vào phần
mềm kế toán của toàn công ty.
Đề xuất xử lý các sai sót về quản lý tài chính, nghiệp vụ lên báo cáo tài
chính toàn công ty.
Nhận thanh toán dựa trên giấy đề nghị thanh toán đã được khách hàng
chấp nhận.
(3) kế toán ngân hàng, vật tư, thanh toán với người bán, thuế: 2 người.
Căn cứ vào nhu cầu chỉ tiêu mà kế toán trưởng và giám đốc điều hành đã
duyệt chi cấp phát vào tài khoản tiền gửi; thanh toán các khoản liên quan đến
mua vật tư, CCDC, Chi phí mua ngoài khác cho các đối tượng cung cấp trên
cơ sở hóa đơn hợp lệ; lập kế hoạch chi tiền mặt và phát hành séc rút tiền mặt
về quỹ cơ quan để phục vụ cho các khoản chi theo yêu cầu. Nếu dùng tiền vay
thì lập kèm theo khế ước vay nợ cùng séc rút tiền mặt gửi ngân hàng chuyên
quản mà mình đang hoạt động.
16
Làm thủ tục nhập vật tư phụ tùng và xuất thẳng cho các đơn vị sử dụng khi
nhận được hợp đồng mua bán, hóa đơn hợp lệ và biên bản kiểm kê vật tư có
thể nhập kho, CCDC phục vụ hoạt động xây lắp. Cuối tháng lập bảng tổng
hợp chứng từ nhập, xuất, tồn vật tư.
Kế toán thuế rút chi tiết tài khoản 133, TK 333 để đưa sang phần mềm

quản lý thuế. Đối chiếu các khoản mục thuế với kế toán tổng hợp.
Rút bảng kê VAT đầu vào, đầu ra và chi tiết các khoản mục thuế khác
báo cho cơ quan thuế tỉnh Bắc Ninh hoặc cơ quan thuế của tỉnh có công trình
đang thi công vào ngày mùng 5 đến mùng 10 hàng tháng.
Đề xuất việc thực hiện thuế Nhà nước và quyết toán với Cơ quan thuế
(4) Kế toán thanh toán tiền mặt, tạm ứng, tiền lương:
Trên cơ sở các chứng từ hợp lệ như: Lệnh chi, lệnh thu, giấy đề nghị tạm
ứng, hóa đơn thanh toán đối với các khoản dịch vụ và chi phí khác, bảng
thanh toán tiền lương, bảng thanh toán BHXH, ốm đau thai sản, tai nạn lao
động lập phiếu chi phiếu thu để kế toán trưởng và giám đốc ký và chuyển
sang cho thủ quỹ thu tiền, chi tiền.
Cuối tháng đối chiếu với thủ quỹ về thu, chi tiền mặt và lập bảng tổng hợp
chứng từ thu chi theo các đối tượng (cần phân bổ sử dụng) lập chứng từ ghi sổ
và chuyển sang cho kế toán tổng hợp.
(5) Kế toán thanh quyết toán nội bộ và TSCĐ (1 người)
Hàng tháng hàng quý trên cơ sở quyết định điều động thiết bị và nhật
trình theo dõi sử dụng thiết bị xe máy thi công và kế hoạch đăng ký khấu hao
với cơ quan quản lý doanh nghiệp địa phương tiến hành lập bảng tính kế
hoạch và phân bổ kế hoạch xe máy, thiết bị cũng như công cụ, dụng cụ cho
các đối tượng sử dụng; Vào sổ theo dõi khấu hao, lập chứng từ ghi sổ chuyển
sang cho kế toán tổng hợp. Đồng thời lập giấy báo nợ gửi cho các đơn vị phụ
thuộc về tình hình sử dụng xe máy thiết bị trong tháng quý.
17
Căn cứ vào chứng từ ghi sổ kết hợp với giấy báo nợ và sổ cái tổng hợp, kế
toán về thanh quyết toán nội bộ của công ty tiến hành lập bảng đối chiếu số
phát sinh công nợ nội bộ. Nếu khớp đúng thì chuyển sang cho kế toán tổng
hợp. Nếu sai sót, thừa thiếu, ghi chú để điều chỉnh vào quý sau, hoặc yêu cầu
kế toán đơn vị phụ thuộc lập lại báo cáo.
Khi công trình, hạng mục công trình mà đơn vị phụ thuộc thi công hoặc nhận
khoán gọn, thi công sắp kết thúc hoàn thiện bàn giao đưa vào sử dụng trên cơ

sở phát sinh cấp cho đơn vị hàng kỳ lập bảng tổng hợp kinh phí tính toán một
số chỉ tiêu phải thu của đơn vị chuyển sang cho phòng kỹ thuật kinh doanh
thanh lý hợp đồng nhận khoán.
(6)Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp và thủ quỹ: 1 người.
Căn cứ vào các phiếu thu, phiếu chi đã được ký duyệt của kế toán thanh
toán tiền mặt, thủ quỹ tiến hành kiểm tr tiếp nhận tiền mặt nhập quỹ hoặc chi
tiền mặt sau đó tiến hành lập sổ quỹ tiền mặt.
Cuối tháng tiến hành đối chiếu với kế toán các bộ phận có liên quan như:
kế toán tiền mặt, kế toán thanh toán… Kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp
tiến hành theo dõi, tập hợp và phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp phát
sinh theo từng khoản mục và từng đối tượng sử dụng, lập sổ chi tiết, chứng từ
ghi sổ của tài khoản 642.
Kế toán tại các đơn vị phụ thuộc.
Các đơn vị phụ thuộc như: Nhà máy, công trường, đội sản xuất, tùy theo
tính chất và quy mô theo từng thời kỳ mà bộ phận kế toán có thể 1 người hoặc
2, 3 người.
Bộ phận kế toán này như là phòng kế toán công ty thu nhỏ, làm tất cả các
phần việc kế toán ở cơ sở như: ngân hàng, thanh toán tiền mặt, tiền lương, tài
sản cố định, vật tư và tổng hợp. Các đơn vị chỉ tổng hợp chi phí sản xuất đến
đầu 6 và báo về công ty.
18
Hàng ngày căn cứ vào nhu cầu và tình hình sản xuất mà tiến hành các công
việc thường xuyên như: Xuất vật tư, CCDC cho sản xuất, chi tiền mặt để mua
sắm, rút tiền gửi ngân hàng về nhập quỹ, lập bảng thanh toán lương và
BHXH… Khi vật tư mua về tiến hành lập biên bản kiểm nghiệm vật tư cùng
bộ phận kỹ thuật và thủ kho làm phiếu nhập vật tư và gửi về công ty cùng hóa
đơn VAT để công ty làm thủ tục thanh toán với người cung cấp, cuối tháng
lập bảng tập hợp chứng từ về:
-Xuất nhập vật tư.
-Thu chi tiền mặt tiền gửi.

-Phân bổ khấu hao cho các hạng mục sử dụng.
-Thanh toán lương và các khoản.
Tập hợp chi phí: Phân bổ cho các đối tượng sử dụng, lập chứng từ ghi sổ và
đăng ký chứng từ ghi sổ vào sổ, cuối quý lập báo cáo tài chính gửi về phòng
kế toán của công ty làm thủ tục đối chiếu với kế toán thanh toán nội bộ (Báo
cáo không hoàn chỉnh) chỉ lập bảng cân đối kế toán và chi tiết một số tài
khoản như: 141, 334, 338, 136, 133. Tất cả mọi chi phí sản xuất kinh doanh
trong kỳ đều được tập hợp vào tài khoản 136 (nếu chỉ dùng nguồn từ Công ty)
Cuối năm tiến hành kiểm kê xác định vật tư tồn kho và giá trị khối lượng dở
dang chưa được nghiệm thu thanh toán gửi kèm về công ty cùng báo cáo tài
chính.
2.2 Đặc điểm vận dụng chế độ, chính sách kế toán tại công ty Cổ Phần
Xây Dựng Thủy Lợi I:
2.2.1 Chính sách kế toán chung của công ty:
Công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi I tổ chức công tác theo hình thức tập
trung. Theo cơ cấu tổ chưc bộ máy kế toán của hình thức này, các đơn vị tổng
hợp chi phí sản xuất đến đầu 6 và gửi về công ty,kế toán công ty ghi sổ tổng
hợp và báo cáo tài chính toàn công ty.
19
Tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung này giúp công ty thống nhất
và chặt chẽ trong việc chỉ đạo công tác kế toán của kế toán trưởng và của lãnh
đạo công ty giúp cho doanh nghiệp chỉ đạo, kỉểm tra hoạt động sản xuất kinh
doanh được kịp thời, thuận lợi trong việc chuên môn hóa cán bộ, giảm nhẹ
biên chế tạo điều kiện cho việc ứng dụng trang bị, các phương tiện kỹ thuật
tính toán hiện đại có hiệu quả…
Theo quy định công ty thực hiện chế độ tài khoản, báo cáo tài chính theo
quyết định 15/QĐ-BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006; hệ thống sổ sách theo
quyết định 1184/QĐ-BTC áp dụng cho doanh nghiệp xây lắp. Công ty tính
thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ, kiểm kê hàng tồn kho theo phương
pháp kê khai thường xuyên.

2.2.2 Chứng từ sử dụng tại công ty:
Chứng từ gốc,hóa đơn,phiếu nhập kho,phiếu xuất kho,lệnh thu,lệnh chi,bảng
thanh toán tiền lương…
Công ty đặc biệt quan tâm nâng cao tính pháp lý của chứng từ gốc , không
để xảy ra việc đến hết năm mà chứng từ chưa có đủ chữ ký ,chưa đóng dấu.
Chứng từ ở các đơn vị phải được lưu giữ đầy đủ ,đóng tập,sổ sách…hết
năm có thể đóng hòm tôn và chuyển về lưu giữ tại Công ty . Riêng hóa đơn
giá trị gia tăng phải lưu ý khi tiếp nhận về các nội dung , thuế suất …(chủ
yếu là 10% ). Hoàn thiện các chứng từ gốc kèm theo như : Hợp đồng , Phiếu
kiểm nhận ,biên bản nghiệm thu thanh toán , Phiếu nhập…Vật tư nhiên liệu
xuất cho các B phụ phải có bảng kê và đề nghị Công ty xuất hóa đơn GTGT
trả cho B phụ. Hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào do đơn vị trực tiếp mua hàng
vừa để tập hợp vào tờ khai vừa phải gửi ngay về Công ty (có thể gửi hóa đơn
công chứng) để cùng với các chứng từ gốc.
2.2.3 Tài khoản sử dụng tại công ty:
TK 111, 112, 142, 152, 211,214, 331, 334, 338, 141, 131, 138, 331,
334,338,341 621,622.627,642....
20
Cách hạch toán cho các đơn vị có quan hệ tài chính với công ty qua TK
136 :
Kế toán tiền mặt, tiền gửi ở đơn vị đều sử dụng tài khoàn 136 :Công ty
cấp, báo nợ, chi hộ hay nộp về Công ty và các hạch toán khác bình thường
như chế độ qui định.Khi công ty chuyển tiền cho xí nghiệp : tại công ty ghi
Nợ 136/ Có 111,112, tại xí nghiệp ghi : Nợ 111,112/ Có 136
Đối với vật tư mua, nếu Hợp đồng do công ty ký : các chứng từ mua
(hợp đồng , hóa đơn, phiếu nhập của đơn vị) được xuất trình với công ty làm
phiếu nhập xuất thẳng . Công ty sẽ hạch toán Nợ 133, 152 / Có 331 ,111..và
hạch toán xuất cho đơn vị giá gốc Nợ 136/ Có 152. Đơn vị lưu Hóa đơn
chụp, phiếu nhập và hạch toán vay Tổng công ty Nợ 152,133/ Có 136. Nếu
vật tư do đơn vị tự mua thì đơn vị hạch toán như bình thường.Chứng từ gốc

đóng tại đơn vị.
Các đơn vị tập hợp chi phí đến đầu 6 và sau đó tập hợp tất cả chi phí vào
tài khoản 136 : Nợ TK 136/ Có TK 621,622,623,627,133
Căn cứ vào báo chi hộ , chi phí của các đơn vị , kế toán công ty hạch toán Nợ
TK 621,622,623,627,133/ Có TK 136 sau.
Riêng với các đơn vị có quan hệ tài chính với Tổng công ty thi hạch toán
phần nhận chi phí của Tổng công ty qua bên có TK 336.
2.2.4 Qui trình ghi sổ của công ty:
Hệ thống kế toán từ trước đến nay mà công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy
Lợi I vận dụng là hình thức chứng từ ghi sổ.
Các loại sổ sử dụng trong doanh nghiệp :
Sổ quỹ, chứng từ ghi sổ, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, sổ cái tổng hợp, sổ kế
toán chi tiết NVL, CCDC, TSCĐ, TGNH, vay ngân hàng, vay dài hạn, TK
141, 131, 138, 331, 338, 642… Tổng hợp và chi tiết TK 136.
21
Sơ đồ 1.7: trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức chứng từ ghi sổ
Ghi chú : :Ghi hàng ngày
: Ghi cuối tháng
: Quan hệ đối chiếu
*Trình tự ghi sổ
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại đã được kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán của
từng đơn vị lập Chứng từ ghi sổ tại đơn vị mình.
Kế toán tại các đơn vị trực thuộc sau khi lập chứng từ ghi sổ không tiến hành
ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ chỉ có bộ phận kế toán của công ty làm
công việc này .Thời gian gửi chứng từ của các đơn vị trực thuộc về công ty là
22
Chứng từ gốc
Hóa đơn, phiếu
nhập kho, phiếu

xuất kho
Sổ quỹ
Bảng tập hợp chứng từ
cùng loại
Sổ kế toán chi tiết
các tài khoản
Sổ đăng ky chứng
từ ghi sổ
Chứng từ ghi sổ
Sổ cái các tài khoản
Báo cáo tài chính
Bảng tổng hợp chi
tiết
Bảng cân đói số
phát sinh
mỗi tháng một lần. Kế toán của công ty căn cứ vào chứng từ tập hợp của các
đơn vị trực thuộc lập ra chứng từ ghi sổ và ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi
sổ. Chứng từ ghi sổ được dùng để ghi vào sổ cái, thẻ kế toán chi tiết có liên
quan.
Cuối tháng, phải khóa sổ để tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh
tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ, tính ra
tổng số phát sinh Nợ, Có và số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào
Sổ cái lập Bảng cân đối số phát sinh.
Sau khi đối chiếu đúng khớp số liệu ghi trên Sổ cái và Bảng tổng hợp chi tiết
thì được dùng để lập Báo cáo tài chính.
Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo:
+ Tổng số phát sinh bên Nợ, bên Có của tất cả các tài khoản trên Bảng
cân đối số phát sinh phải bằng nhau và phải bằng tổng số phát sinh trên sổ
Đăng ký chứng từ ghi sổ.
+ Tổng số dư Nợ và tổng số dư Có của các tài khoản trên Bảng cân đối

số phát sinh bằng số dư của từng tài khoản tương ứng trên Bảng tổng hợp chi
tiết.
2.3 Đặc điểm tổ chức phần hành kế toán chi phí sản xuất và tính giá
thành tại công ty Cổ Phần Xây Dựng Thủy Lợi I
2.3.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty :
- Phân loại chi phí: Để việc tập hợp chi phí công trình này được tiến
hành dễ dàng nhưng vẫn phản ánh đầy đủ chính xác các chi phí liên
quan đến công trình kế toán tiến hành phân loại chi phí công trình theo
khoản mục chi phí. Chi phí của công trình được chia thành : Chi phí
nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng
máy thi công, chi phí sản xuất chung.
- Đối tượng tập hợp chi phí: Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất trong
doanh nghiệp ở đây là từng công trình, hạng mục công trình.
23
- Phương pháp xác định sản phẩm dở dang: Cuối kỳ kiểm kê từng khối
lượng vật liệu đưa vào thi công đối với thành phẩm hoặc bán thành
phẩm nhưng chưa được hai bên A, B kí nghiệm thu lên phiếu giá thanh
toán được xác định là chi phí dở dang. Sau khi kiểm kê phải lập biên
bản kiểm kê để là chứng từ thích hợp gửi về công ty.
- Phương pháp tính giá thành: Sản phẩm của công ty là công trình hoàn
thành bàn giao, thuộc loại đơn chiếc mà quá trình sản xuất lại liên tục,
phức tạp thời gian thi công kéo dài. Vậy đối tượng tính giá thành sản
phẩm được xác định là công trình đã hoàn thành bàn giao và phương
pháp tính giá được áp dụng ở đây là phương pháp trực tiếp.
Giá thành sản xuất được xác định ở đây là tất cả các chi phí sản xuất phát
sinh trực tiếp cho công trình. Giá thành sản xuất đã được tính ở trên bảng
tập hợp chi phí sản xuất.
Giá thành tiêu thụ (Giá thành toàn bộ) bao gồm giá thành sản xuất và chi
phí quản lý doanh nghiệp. Một nét riêng của Công Ty CP Xây Dựng Thuỷ Lợi
I là công ty không sử dụng tài khoản 641 để tập hợp và phân bổ chi phí bán

hàng. Các chi phí như: chi phí khởi công, chi phí nghiệm thu bàn giao và
khánh thành công trình đều tập hợp vào chi phí quản lý doanh nghiệp (TK642)
2.3.2 Qui trình tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành tại công ty :
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Thuỷ Lợi I là công ty xây dựng hàng năm
tiếp nhận nhiều công trình với các quy mô khác nhau. Em xin được lấy một
công trình để tập hợp chi phí và tính giá đó là công trình thuỷ điện Cửa Đạt
.Công trình thuỷ điện Cửa Đạt được tiến hành thi công ngày 01/01/2009 và
hoàn thành vào ngày 31/12/2009 do xí nghiệp 14 thực hiện.
2.3.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp :
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp bao gồm toàn bộ chi phí nguyên vật
liệu chính, nguyên vật liệu phụ được sử dụng trực tiếp cho việc xây dựng
công trình bao gồm :
- Xi măng :
24
- Cát vàng : dùng đổ bê tông
- Cát đen : dùng đắp nền, giải lớp lót…
- Thép tròn các loại ;
- Thép ống, thép hình.
- Đá các loại.
- Đất : dùng để đắp đập.
- Các vật liệu phụ khác…
Các loại vật liệu chính cơ bản này đều do các DN, công ty kinh doanh vật liệu
xây dựng cung cấp hoặc công ty cung ứng đến tận công trình. Thông thường
công ty uỷ nhiệm cho các Xí nghiệp, đội xây dựng tự cân đối và mua vật liệu
cho đơn vị mình theo khu vực xây dựng công trình… những loại vật liệu này
thường mua chịu , nhập hàng trước trả tiền sau.. theo quy định chung công ty
sẽ trả cho người bán theo hoá đơn mà nhà cung cấp phát hành. Trên cơ sở
phiếu nhập kho và biên bản kiểm nghiệm vật tư trước khi nhập kho của các xí
nghiệp, công trường gửi về công ty.
Việc sử dụng vật tư là do các xí nghiệp công trường tự sử dụng hàng

ngày trên cơ sở khối lượng công việc cần phải làm.
Căn cứ vào bản vẽ kỹ thuật, tiến độ thi công của công trình. Cán bộ kỹ
thuật lập dự trù vật liệu theo tiến độ thi công của công trình.
Kế toán vật tư đơn vị căn cứ vào yêu cầu đã được duyệt tiến hành lập phiếu
xuất kho (Biểu 2.2) các loại vật tư theo yêu cầu phiếu được viết 3 liên 1 liên
lưu cuống 2 liên giao cho người lấy hàng chuyển cho thủ kho.
Căn cứ phiếu xuất kho đã được duyệt thủ kho tiến hành xuất các loại vật tư
cho công nhân lấy vật tư đi làm.
Công ty thống nhất từ trên xuống dưới các xí nghiệp, công trường trong
toàn công ty là phương pháp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai
thường xuyên, và tính giá xuất kho theo phương pháp nhập trước xuất trước
Đối với những vật liệu không thể nhập kho được xuất thẳng cho các
công trình thì giá xuất kho được sử dụng là giá đích danh.
25

×