Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 58 trang )



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA SỬ- ĐỊA




TRẦN VĂN HIỆP




ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ
SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM





KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP







Sơn La, năm 2013



TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY BẮC
KHOA SỬ- ĐỊA



TRẦN VĂN HIỆP




ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ
SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM




Chuyên ngành: Địa lí tự nhiên

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP


Người hướng dẫn: ThS. Trần Thị Hằng




Sơn La, năm 2013

LỜI CẢM ƠN


Tôi xin chân thành cảm ơn:
Ban Giám hiệu trường Đại học Tây Bắc, Phòng Quản lý khoa học và Quan
hệ quốc tế, trung tâm thư viện trường Đại học Tây Bắc, ban chủ nhiệm khoa Sử-
Địa đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu để
hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lỏng biết ơn sâu sắc đến cô giáo, Thạc sĩ Trần Thị Hằng đã
tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới toàn thể các thầy cô trong tổ Địa Lí-
khoa Sử Địa, bè bạn và gia đình đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ, động
viên khích lệ tôi, đồng thời có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình
thực hiện và hoàn thành khóa luận.
Xin chân thành cảm ơn !
Sơn La, tháng 5, năm 2013
Tác giả khóa luận


Trần Văn Hiệp














DANH MỤC VIẾT TẮT

STT
Từ viết tắt
Dịch
1
BĐKH
Biến đổi khí hậu
2
CO
2

Cacbondioxit
3
Cl
Clo
4
Cu
Đồng
5
CHLB
Cộng Hòa Liên Bang
6
CH
4

Metan
7
EPA
Cơ quan bảo vệ môi sinh Hoa Kỳ

8
H
2
S
Hidrosinfua
9
H
2
SO
4

Axit Sunfuaric
10
HCl
Axit Clohidric
11
HNO
2

Axit Nitric
12
HFC
s

Hafnium carbide. (Hợp chất của Cacbon và hafnium)
13
GS.TSKH
Giáo sư. Tiến sĩ khí hậu
14
LHQ

Liên Hiệp Quốc
15
N
2

Nitơ
16
N
2
O
Đinitơ oxi
17
UNFCC
Công ước khung của thế giới
18
TN&MT
Tài nguyên và môi trường
19
TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh
20
TCVN
Tiêu chuẩn Việt Nam
21
TS
Tiến Sĩ
22
PFC
Perfluorinated. (hợp chất organofluorine có tất cả
các hydro thay thế với flo)

23
SF
6

Sulphur hexafluoride
24
S
Lưu huỳnh
25
SO
2

Lưu huỳnh dioxit
26
PM10
Kích thước hạt bụi nhỏ hơn 10 micromet
27
IPCC
Tổ chức liên chính phủ về biến đổi khí hậu
28
WHO
Tổ chức Y tế thế giới
29
µg
Mi-crô gram



DANH MỤC BẢN ĐỒ


STT
Tên bản đồ
1
Bản đồ hiện trạng ngập mặn năm 2000
2
Bản đồ kịch bản ngập lụt tại thành phố Hồ Chí Minh khi nước biển
tăng thêm 1.5m
3
Bản đồ ngập úng thành phố Hồ Chí Minh năm 2005



DANH MỤC BẢNG
STT
Tên bảng
1
Bảng giá trị nhiệt độ cao nhất trong năm tại Hà Nội từ năm 2002-2011
2
Bảng nhiệt độ cao nhất và thấp nhất tại Hà Nội tháng 12 từ năm 2002-2011



NGUỒN BẢN ĐỒ, SỐ LIỆU
STT
Kí hiệu nguồn
Tên nguồn
1
[1]
Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Ương
2

[2]
Dự án nghiên cứu thành phố-Trung tâm khí tượng
thủy văn Trung Ương






MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lí do chọn khóa luận 1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi của khóa luận 2
2.1. Mục tiêu 2
2.2. Nhiệm vụ 2
2.3. Phạm vi nghiên cứu 2
3. Phương pháp nghiên cứu 2
3.1. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu 2
3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu 3
3.3. Phương pháp bản đồ 3
4. Cấu trúc của khóa luận 3
PHẦN NỘI DUNG 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN 4
1.1. Cơ sở lý luận 4
1.1.1. Biến đổi khí hậu 4
1.1.2. Mưa Axit 4
1.1.3. Hệ sinh thái đô thị 5
1.1.4. Đảo nhiệt đô thị 6
1.1.5. Hiệu ứng nhà kính 7

1.2. Cơ sở thực tiễn 7
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH
THÁI ĐÔ THỊ VIỆT NAM 9
2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần hữu sinh 9
2.1.1. Ảnh hưởng đến con người 9
2.1.2. Ảnh hưởng tới các sinh vật trong hệ sinh thái đô thị 10
2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần vô sinh 11
2.2.1. Hiệu ứng nhà kính, đảo nhiệt đô thị ngày càng rõ nét 11

2.2.2. Môi trường thủy văn thay đổi 15
2.2.2.1. Lũ lụt, hạn hán diễn ra thường xuyên 15
2.2.2.2. Nước biển dâng thu hẹp diện tích đô thị 18
2.2.2.3. Mực nước ngầm trong đô thị ngày càng hạ thấp 24
2.2.3. Môi trường khí quyển trong đô thị thay đổi 25
2.3. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần công nghệ- các
ngành kinh tế của đô thị 28
2.3.1. Phá hủy các công trình – kiến trúc đô thị 28
2.3.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các ngành kinh tế 29
2.3.2.1. Tác động của biến đổi khí hậu đến hoạt động văn hóa thể thao du lịch
trong các đô thị 29
2.3.2.2. Tác động của biến đổi khí hậu đến công nghiệp và xây dựng 31
2.3.2.3. Tác động của biến đổi khí hậu tới an ninh lương thực 32
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
CHO CÁC HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ 34
3.1. Giải pháp giảm nhẹ biến đổi khí hậu cho các hệ sinh thái đô thị ở Việt Nam
34
3.2 Giải pháp thích ứng với BĐKH tại các hệ sinh thái đô thị ở Việt Nam . 36
3.2.1. Giải pháp quy hoạch và đầu tư trong phát triển đô thị ứng phó với biến
đổi khí hậu 36
3.2.1.1. Quy hoạch hệ thống đô thị hợp lí 36

3.2.1.2. Xây dựng đô thị sinh thái 38
3.2.2. Giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý, bảo vệ tài nguyên và môi trường
thích ứng với biến đổi khí hậu 42
KẾT LUẬN 44
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn khóa luận
Xã hội loài người ngày càng phát triển, đồng nghĩa với việc một khối lượng
của cải vật chất lớn của con người tạo ra cũng ngày một nhiều. Tuy nhiên trong
quá trình sản xuất của cải vật chất cũng làm gia tăng các chất thải, gây ô nhiễm
môi trường.
Trong quá trình tiến hóa và phát triển, con người luôn phải dựa vào các yếu
tố sẵn có trong tự nhiên. Con người với tư cách là một vật thể sống, một yếu tố
của sinh quyển đã tác động trực tiếp vào môi trường. Các hệ sinh thái tự nhiên
hoặc dần chuyển thành hệ sinh thái nhân tạo, hoặc bị tác động của con người
đến mức mất cân bằng và suy thoái. Thế kỷ vừa qua, nhiệt độ trung bình của
Trái đất đã tăng thêm 1
0
C do việc tích lũy các chất cácbon điôxít (CO
2
), mêtan
(CH
4
) và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác trong không khí (như N
2
O,
HFCs, PFCs, SF

6
) sản phẩm sinh ra từ việc đốt nhiên liệu hóa thạch trong các
nhà máy, phương tiện giao thông và các nguồn khác. Những hiện tượng trên đều
do biến đổi khí hậu gây nên.
Biến đổi khí hậu diễn ra trên quy mô toàn cầu ở trên toàn thế giới. Đặc biệt,
Việt Nam đứng thứ 5 trong danh sách các nước bị ảnh hưởng lớn nhất. Do đặc
điểm vị trí địa lý của Việt Nam khiến Việt Nam rất dễ bị tổn thương trước
những biến đổi khí hậu. Trong các hệ sinh thái dễ bị tổn thương thì hệ sinh thái
đô thị đang đứng trước nguy cơ đó. Vậy biến đổi khí hậu đã ảnh hưởng như thế
nào đến các hệ sinh thái đô thị ở nước ta, cụ thể hơn đến hệ sinh thái hai đô thị
lớn hàng đầu cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng của biến
đổi khí hậu như thế nào?
Từ những vấn đề đó đã khiến tôi lựa chọn khóa luận "ẢNH HƯỞNG
CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM".








2
2. Mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi của khóa luận
2.1. Mục tiêu
Từ những lý luận về tác động của biến đổi khí hậu, khóa luận xác định mức
độ ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần của hệ sinh thái đô thị Việt
Nam nói chung và cụ thể tác động của biến đổi khí hậu tới hệ sinh thái đô thị Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó cho các đô
thị trong bối cảnh biến đổi khí hậu đang diễn ra trên quy mô toàn cầu.

2.2. Nhiệm vụ
Để đạt được mục tiêu trên đề ra khóa luận cần phải thực hiện một số nhiệm
vụ sau:
- Đưa ra cơ sở lý luận của biến đổi khí hậu, dựa trên các khái niệm cơ bản
của biến đổi khí hậu rút ra được các tác động của biến đổi khi hậu khi diễn ra tác
động như thế nào tới sinh thái đô thị Việt Nam.
- Nghiên cứu, tìm hiểu tác động của biến đổi khí hậu tới hai đô thị lớn hàng
đầu cả nước là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
- Từ tất cả những lý luận chung và thực tiễn đang diễn ra đề suất được các
giải pháp cho các đô thị Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu.
2.3. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian:
Thông tin chủ yếu trong phạm vi tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) tới
đô thị và tập trung tâm điểm là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh (TP HCM).
Việc lựa chọn hai đô thị Hà Nội và TPHCM không chỉ vì đây là hai đô thị lớn
nhất Việt Nam mà còn do vị trí địa lí của Hà Nội và TPHCM nằm đại diện cho
khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam để chứng minh cho BĐKH tác động
mạnh mẽ tới tất cả các đô thị trong cả nước.
- Về thời gian:
Khóa luận chỉ tập trung nghiên cứu sự tác động của BĐKH tới đô thị Việt
Nam, tâm điểm là Hà Nội và TPHCM trong khoảng thời gian từ sau những
năm 2000.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp đọc và nghiên cứu tài liệu
Đây là phương pháp quan trọng giúp cho khóa luận hoàn thành, trong khóa
luận tác giả đã tiến hành đọc một số thông tin tài liệu của các tổ chức như Tổng

3
Cục khí tượng thủy văn, các báo cáo môi trường của các chuyên gia các nước
trên thế giới.

3.2. Phương pháp phân tích và tổng hợp số liệu
Dựa vào các số liệu thu thập được tác giả đã tiến hành sử lý và phân tích từ
đó rút ra ảnh hưởng của biến đổi khí hậu nói chung tới toàn thế giới, từ đó rút ra
được ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các hệ sinh thái đô thị trên toàn thế giới
và đặc biệt là ảnh hưởng của hiện tượng tới các hệ sinh thái đô thị ở Việt Nam.
Trong khóa luận tác giả đã kế thừa các thành quả nghiên cứu của một số
nhà khoa học và các tổ chức trên thế giới và ở Việt Nam, để từ đó áp dụng vào
khóa luận của mình nhằm làm sáng tỏ hơn vấn đề cần chứng minh.
3.3. Phương pháp bản đồ
Đây là phương pháp không thể thiếu được cho việc chứng minh, phân tích
các hiện tượng địa lí. Dựa vào các bản đồ ta có thể xác định, cũng như làm rõ
các hiện tượng địa lí đang xảy ra. Trong khóa luận tác giả đã sử dụng các bản đồ
về thực trạng ngập úng của các đô thị lớn của Việt Nam nhằm chứng minh biến
đổi khí hậu đã và đang gây ra những hậu quả hết sức to lớn.
4. Cấu trúc của khóa luận
Trong khóa luận này, ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tranh
ảnh, tài liệu tham khảo thì khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn
Chương 2: Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến hệ sinh thái đô thị ở Việt Nam
Chương 3: Các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu cho các hệ sinh thái
đô thị ở Việt Nam










4
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Biến đổi khí hậu
Trên thế giới hiện nay có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về BĐKH.
Tuy nhiên biến đổi khí hậu được hiểu: là sự thay đổi của hệ thống khí hậu gồm
khí quyển, thuỷ quyển, sinh quyển, thạch quyển hiện tại và trong tương lai bởi
các nguyên nhân tự nhiên và nhân tạo.
BĐKH là những biến đổi trong môi trường vật lý hoặc sinh học gây ra
những ảnh hưởng có hại đáng kể đến thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh
sản của các hệ sinh thái tự nhiên và được quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ
thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức khỏe và phúc lợi của con người” (Theo công
ước chung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu).
BĐKH là sự thay đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình trong một
khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. Biến đổi khí hậu có
thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài hoặc do các
hoạt động của con người làm thay đổi thành phần khí quyển hay trong khai thác
và sử dụng tự nhiên.
Theo ban liên chính phủ về BĐKH là bất cứ thay đổi nào của khí hậu so
với thời gian, do đa dạng tự nhiên hay nguyên nhân từ con người.
Theo Công ước khung của thế giới (UNFCCC) về BĐKH là: "Sự thay đổi
khí hậu trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi cấu
thành phần của khí quyển trái đất mà cùng với BĐKH tự nhiên đã quan sát trong
một thời kì nhất định".
Tuy nhiên dù cho thế nào đi chăng nữa BĐKH vẫn là một chu trình của tự
nhiên hình thành do một quá trình tác động lâu dài của con người.
1.1.2. Mưa Axit
Mưa axit là mưa có tính axit do một số chất khí hòa tan trong nước mưa tạo

thành các axit khác nhau. Trong tự nhiên, mưa có tính axit chủ yếu vì trong
nước mưa có CO
2
hòa tan từ hơi thở của động vật và có một ít Cl

từ nước biển
và có độ pH dưới 5 là sự lắng đọng thành phần axit trong những cơn mưa, sương
mù, tuyết, băng, hơi nước.

5
Nguyên nhân của hiện tượng mưa axit là sự gia tăng năng lượng oxit của
lưu huỳnh và nitơ ở trong khí quyển do hoạt động của con người gây nên. Ôtô,
nhà máy nhiệt điện và một số nhà máy khác khi đốt nhiên liệu đã xả khí SO
2
vào
khí quyển. Nhà máy luyện kim, nhà máy lọc dầu cũng xả khí SO
2
. Trong khi xả
ngoài SO
2
còn có khí NO được không khí tạo nên ở nhiệt độ cao của phản ứng
đốt nhiên liệu. Các loại nhiên liệu như than đá, dầu khí mà chúng ta đang dùng đều
có chứa S và N. Khi cháy trong môi trường không khí có thành phần O
2
, chúng sẽ
biến thành SO
2
và NO
2
, rất dễ hòa tan trong nước. Trong quá trình mưa, dưới tác

dụng của bức xạ môi trường, các oxit này sẽ phản ứng với hơi nước trong khí quyển
để hình thành các axit như H
2
SO
4
, HCl, HNO
2
. Chúng lại rơi xuống mặt đất cùng
với các hạt mưa hay lưu lại trong khí quyển cùng mây trên trời. Chính các axit này
đã làm cho nước mưa có tính axit. Một vài quặng kim loại như đồng (Cu) chẳng hạn,
có chứa S và khí SO
2
được tạo thành khi người ta tìm cách khai thác chúng. Khí SO
2

cũng có thể được thải ra từ hoạt động núi lửa. Khi núi lửa hoạt động thường tung vào
khí quyển H
2
S và SO
2
. Ngoài ra, khí SO
2
cũng có thể được thải từ sự mục nát của
các loài thực vật đã chết từ lâu. Khí SO
2
có nguồn tự nhiên chỉ chiếm một tỷ lệ rất
nhỏ (khoảng 1/10) so với nguồn gốc nhân tạo (từ những hoạt động công nghiệp, giao
thông ). Bên cạnh đó, các nhà máy điện khi sử dụng nhiên liệu hóa thạch để phát
điện cũng đã thải vào không khí một lượng lớn NO.
1.1.3. Hệ sinh thái đô thị

Khác với các hệ sinh thái tự nhiên khác, hệ sinh thái đô thị ngoài hai thành
phần cơ bản là hữu sinh và vô sinh, nó còn có thành phần thứ ba đó là thành phần
công nghệ. Nó bao gồm các nhà máy, cơ quan, xí nghiệp, các cơ sở sản xuất
Hệ sinh thái đô thị là hệ sinh thái nhân văn do con người tạo nên, được sử
dụng như một điểm dân cư tập chung và thường theo yêu cầu của sự phát triển
công nghiệp. Ở đô thị, con người quan hệ mật thiết với nhau hơn so với các yếu tố
tự nhiên. Tuy nhiên, dưới sự phát triển và tác động của con người, các yếu tố thuộc
về tự nhiên, thiên nhiên đang dần bị mất đi. Khí hậu thay đổi, thời tiết bất thường
cộng với nhiều nguồn ô nhiễm (nguồn nước, rác thải, khói bụi, tiếng ồn…) gây ra
cho con người những bất lợi về sức khỏe đặc biệt là về yếu tố tinh thần.
Ngoài ra, theo quan điểm Holistie, hệ sinh thái đô thị được coi là một môi
trường tự nhiên và hoàn cảnh văn hóa, xã hội mà con người đã xây dựng nên
cho bản thân trong đô thị. Với cách nhìn như vậy, đô thị là biểu hiện cao nhất
của tình hình phát triển kinh tế và xã hội của loài người, và xét tiêu chuẩn nào
thì cũng là một thực thể vô cùng phức tạp. Từ đó, “hệ sinh thái đô thị được đặc
trưng bằng hai loại cơ chế khống chế: tự nhiên và xã hội. Trong đó, cơ chế xã

6
hội dần chiếm ưu thế. Các giới hạn của hệ sinh thái đô thị sẽ xác định rõ ràng
phạm vi vận động của con người trong hệ sinh thái đô thị”.
Các đặc trưng của hệ sinh thái đô thị:
- Mật độ dân cư cao.
- Hoạt động kinh tế - xã hội thường xuyên, liên tục, chủ yếu là công –
thương nghiệp.
- Giao thông và xây dựng.
- Các hợp phần tự nhiên bị biến đổi và thay thế bằng các hợp phần nhân tạo.
- Được tạo ra từ nhu cầu phát triển của con người.
Thống nhất các quan điểm phân chia của các nhà sinh thái học trên toàn thế
giới hiện nay thống nhất hệ sinh thái đô thị bao gồm 3 thành phần cơ bản:
- Thành phần hữu sinh: con người và các loại sinh vật trong môi trường đô

thị kể cả các sinh vật thuộc nhóm ngành nông nghiệp.
- Thành phần vô sinh: môi trường đô thị, đất, nước, không khí, các yếu tố khác.
- Thành phần công nghệ: các nhà máy, rạp hát, cơ quan, xí nghiệp thuộc
các ngành kinh tế chủ chốt của các đô thị…
Tại Việt Nam hiên nay có 6 loại đô thị: Bao gồm loại đặc biệt và từ loại I
tới loại V. Trong đó loại thấp nhất là V với quy mô dân số là 4000 dân trở lên.
Càng lên cấp cao hơn thì quy mô dân số càng lớn và các đặc trưng của một hệ
sinh thái đô thị càng thể hiện rõ nét.
1.1.4. Đảo nhiệt đô thị
Đảo nhiệt đô thị: là một khu vực đô thị ấm hơn đáng kể so với các khu
vực ngoại ô xung quanh. Vào những năm 1810, Luke Howard là người đầu tiên
nghiên cứu và mô tả hiện tượng này, mặc dù ông không phải là người đã đặt tên
cho hiện tượng. Sự chênh lệch nhiệt độ vào ban đêm thường lớn hơn thời gian
ban ngày, và dễ cảm nhận được khi gió yếu. Đảo nhiệt đô thị diễn ra rõ rệt tùy
theo mùa, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông. Nguyên nhân chính của đảo nhiệt
đô thị là sự thay đổi bề mặt sử dụng đất trong quá trình phát triển đô thị. Quá
trình này sử dụng nhiều loại vật liệu có tác dụng giữ nhiệt hiệu quả. Nhân tố thứ
hai góp phần tạo ra đảo nhiệt đô thị là lượng nhiệt thải ra do quá trình sử dụng
năng lượng. Khi các trung tâm đông dân cư phát triển, người dân có xu hướng
thay đổi diện tích đất đai nhiều và ngày càng nhiều hơn nữa, gây ra sự gia tăng
nhiệt độ trung bình tương ứng. Cụm từ "Đảo nhiệt" ít được sử dụng hơn, nói về

7
một khu vực bất kì, không liên quan đến dân số, chỉ cần khu vực đó nóng hơn
các khu vực xung quanh.
1.1.5. Hiệu ứng nhà kính
Hiệu ứng nhà kính: "Kết quả của sự của sự trao đổi không cân bằng về
năng lượng giữa trái đất với không gian xung quanh, dẫn đến sự gia tăng nhiệt
độ của khí quyển Trái Đất được gọi là Hiệu ứng nhà kính". Hiệu ứng nhà kính,
dùng để chỉ hiệu ứng xảy ra khi năng lượng bức xạ của tia sáng mặt trời, xuyên

qua các cửa sổ hoặc mái nhà bằng kính, được hấp thụ và phân tán trở lại thành
nhiệt lượng cho bầu không gian bên trong, dẫn đến việc sưởi ấm toàn bộ không
gian bên trong chứ không phải chỉ ở những chỗ được chiếu sáng.
Hiệu ứng nhà kính diễn ra khi khí quyển đã chứa các khí đã hấp thụ tia cực
quang. Khi hơi nóng từ Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất bị giữ lại ở tầng đối lưu,
tạo ra hiện tượng tăng nhiệt trong bầu khí quyển. Do cơ chế tạo nên hiện tượng
này tương tự như một nhà kính dùng cho các cây trồng muốn giữ tăng thêm
lượng nhiệt khi năng lượng Mặt Trời chiếu xuống để kích thích quá trình sinh
trưởng của cây nên người ta cũng gọi hiện tượng này mang tên luôn là " Hiện
tượng nhà kính".
1.2. Cơ sở thực tiễn
Các loại thiên tai, các biến chứng của thời tiết hiện nay diễn ra ngày một
tăng lên về số lượng và cường độ ảnh hưởng đang thể hiện một xu thể của "
Thời đại biến đổi khí hậu" diễn ra hết sức là sâu sắc tác động lên tất cả các hệ
sinh thái từ nông thôn tới đô thị, đặc biệt là hệ sinh thái đô thị một trong những
trung tâm kinh tế chủ chốt của mỗi quốc gia.
Nhiệt độ trái đất đã tăng lên rõ rệt trong một vài thập niên trở lại đây, hàng
loạt các thiên tai xảy ra liên miên tại nhiều các quốc gia và vùng lãnh thổ, các
trận mưa có chứa nồng độ axit cao diễn ra một cách tương đối là phổ biến,
môi trường sống của con người trong đô thị ngày càng trở nên khắc nghiệt,
nhiệt độ vào mùa Hạ trong đô thị luôn cao hơn so với vùng ven đô từ 5-7
0
C
tạo nên hiện tượng đảo nhiệt đô thị, thời tiết ngày càng đảo loạn vào mùa Hạ
nắng nóng cao điểm bất thường, mùa Đông ngày càng rút ngắn, có những
năm nhiệt độ hạ xuống quá thấp, có những năm mùa Đông lại nóng với những
nền nhiệt độ kỉ lục vào các tháng mùa Đông tại các đô thị phía Bắc. Hiện
tượng các đô thị bị ngập úng vào mùa mưa hết sức là phổ biến trong những
năm trở lại đây. Những đô thị ven biển thì luôn phải chống chịu những đợt
triều cường cao kỉ lục gây ngập úng nghiêm trọng kéo dài. Môi trường khí

quyển trong đô thị bị nhiễm độc nghiêm trọng bởi các bụi do các phương tiện

8
giao thông và các khói bụi của các nhà máy thải ra.
Những cơn mưa lớn bất thường, những trận lũ lụt lịch sử, các đợt siêu bão,
những đợt hạn hán kỉ lục ảnh hưởng tới Việt Nam ngày một nhiều. Trận hạn hán
năm 1997 là cơn hạn hán lớn nhất trong vòng 70 năm trở về trước, tiếp đó sang
năm 1998 lại là trận lụt lịch sử cao nhất trong vòng 50 năm trở về trước cũng
chưa từng thấy. Sang tới năm 2000 lại một trận lụt lịch sử mà Trung tâm khí
tượng thủy văn Trung Ương đánh giá là cao nhất trong vòng 76 năm trở lại.
Những đợt thiên tai liên hoàn xảy ra gây hậu quả nặng nề, nhiều ngành kinh tế tê
lệt trong những khoảng thời gian dài, các vùng nông thôn thì chịu đựng cảnh
mất mùa, đảo lộn nhịp độ thời vụ, còn các đô thị thường xuyên phải sống trong
cảnh màn trời chiếu đất, nhiều hiện tượng thời tiết cực đoan cũng liên miên, nối
tiếp nhau xảy ra.
BĐKH đang từng ngày, từng giờ tác động lên tất cả các thành phần thuộc
HST đô thị trên Thế Giới nói chung và tại Việt Nam nói riêng. Các thành thành
phần hữu sinh như con người và tất cả các sinh vật trong đô thị đang phải gánh
chịu trực tiếp hậu quả do BĐKH mang lại. Các thành phần vô sinh thì thay đổi
một cách nhanh chóng theo chiều hướng tiêu cực, thành phần công nghệ thì
ngày càng một bị phá hủy và ảnh hưởng nghiêm trọng dưới những tác động do
các hiện tượng thời tiết cực đoan mang lại.
Thủ phạm của BĐKH không phải là một đối tượng nào khác mà chính là
do các hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người. Hiện nay để giải quyết
hạn chế ảnh hưởng của biến đổi khí hậu buộc phải có sự chung tay giải quyết
của tất cả cộng đồng người, các quốc gia chung tay nhau giải quyết nhằm đưa ra
các phương án chung có thể thực hiện trên phạm vi toàn cầu. Để có thể ứng phó
và sống chung với biến đổi khí hậu cho các đô thị hiện nay thì chính quyền đô
thị phải thực thi nhiều các giải pháp về quy hoạch cũng như xây dựng thiết kế
các công trình. Biến đổi khí hậu là do một chu trình kéo dài tác động của con

người tạo nên, muốn khắc phục được biến đổi khí hậu cũng phải là một chu trình
khắc phục kéo dài.







9
CHƯƠNG 2: ẢNH HƯỞNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
ĐẾN HỆ SINH THÁI ĐÔ THỊ VIỆT NAM

2.1. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần hữu sinh
2.1.1. Ảnh hưởng đến con người
Nhiệt độ tăng cùng với lũ lụt và hạn hán đã tạo điều kiện thuận lợi cho các
con vật truyền nhiễm như muỗi, ve, chuột… sinh sôi nảy nở, truyền nhiễm bệnh
gây nguy hại đến sức khỏe của nhiều bộ phận dân số trên thế giới. Tổ chức
WHO đưa ra báo cáo rằng các dịch bệnh nguy hiểm đang lan tràn ở nhiều nơi
trên thế giới hơn bao giờ hết. Những vùng trước kia có khí hậu lạnh giờ đây
cũng xuất hiện các loại bệnh nhiệt đới.
Hiện nay biến đổi khí hậu đã cướp đi mạng sống của 300.000 người mỗi
năm và ảnh hưởng đến cuộc sống của 300 triệu người trên Trái Đất do tác động
từ những đợt năng nóng, lũ lụt và cháy rừng gây ra. Những căn bệnh hiện nay
đang hoành hành chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới như sốt rét,
viêm màng não, sốt xuất huyết sẽ lan rộng ra trên phạm vi toàn cầu. Đến năm
2080 số người mắc bệnh sốt rét sẽ tăng thêm 260-320 triệu người. Sẽ có 6 triệu
người mắc bệnh sốt xuất huyết (Hiện tại trên thế giới con số này là 3,5 triệu
người). Điều này đòi hỏi phải có sự tổ chức lại hệ thống chăm sóc sức khỏe,
trong đó có đào tạo nhân viên y tế để họ có thể đối phó với những căn bệnh

nguy hiểm. Những đối tượng dễ bị tổn thương nhất là những nông dân nghèo,
các dân tộc thiểu số ở miền núi, người già, trẻ em và phụ nữ.
Tình trạng nóng lên làm thay đổi cấu trúc mùa nhiệt hàng năm. Ở miền
Bắc, mùa đông sẽ ấm lên, dẫn tới thay đổi đặc tính trong nhịp sinh học của con
người. Nhiệt độ tăng làm tăng tác động tiêu cực đối với sức khoẻ con người, dẫn
đến gia tăng một số nguy cơ đối với tuổi già, người mắc bệnh tim mạch, bệnh
thần kinh. Thiên tai như bão, tố, nước dâng, ngập lụt, hạn hán, mưa lớn và sạt lở
đất v.v… gia tăng về cường độ và tần số làm tăng số người bị thiệt mạng và ảnh
hưởng gián tiếp đến sức khoẻ thông qua ô nhiễm môi trường, suy dinh dưỡng,
bệnh tật.
BĐKH làm tăng khả năng xảy ra một số bệnh nhiệt đới: sốt rét, sốt xuất
huyết, làm tăng tốc độ sinh trưởng và phát triển nhiều loại vi khuẩn và côn
trùng, vật chủ mang bệnh, làm tăng số lượng người bị bệnh nhiễm khuẩn dễ lây
lan. Sự suy giảm tầng ôzôn sẽ làm tăng cường độ tia cực tím ở bề mặt trái đất là
nguyên nhân gây ra nhiều hậu quả trong sinh học như làm da cháy nắng, lóa

10
mắt, lão hóa da, đục thủy tinh thể, ung thư mắt, gia tăng các khối u ác tính: 19%
các khối u ác tính ở đàn ông và 16% ở phụ nữ, bệnh ung thư da.
Hàng năm có khoảng 150 ngàn người chết do các bệnh có liên quan đến
biến đổi khí hậu, từ bệnh tim do nhiệt độ tăng quá cao, đến các vấn đề hô hấp và
tiêu chảy, trong đó tập trung chủ yếu tại 2 đô thị lớn nhất cả nước ta là Hà Nội
và TPHCM. Mà đối tượng nhiễm các bệnh hoặc chịu ảnh hưởng của các đợt đại
dịch lại chính là những người dân sống trong các đô thị và các thành phố lớn là
chủ yếu. Nguyên nhân chủ yếu do mật độ dân số trong các đô thị quá cao, cộng
thêm sự lưu thông vận động các nguồn cung cấp hàng hóa có thể là các nguồn
dịch bệnh từ nơi khác tới lớn nên đây là những môi trường và là điều kiện rất lý
tưởng cho các chủng vius truyền nhiễm và phát tán.
Trong những năm gần đây rất khó khăn cho công tác dự báo thời tiết vào
mùa Đông, có những năm nhiệt độ vào mùa Đông cao bất thường (Năm 2011

tháng 12 nhiệt độ lên tới 23
0
C) làm đảo loạn thời vụ các vùng nông nghiệp đô
thị, các giống cây trồng vào vụ Đông không cho thu hoạch hoặc cho thu hoạch
quá sớm không theo dự kiến. Tuy nhiên có những năm nhiệt độ xuống thấp bất
thường kỷ lục (năm 2012 nhiệt độ tháng 12 xuống tới 7
0
C) làm đảo loạn hoạt
động sinh hoạt người dân, tất cả trẻ em, học sinh Tiểu học phải nghỉ học, đồng
thời các căn bệnh do thời tiết quá lạnh gây ra làm hàng loạt trẻ em và người già
phải nhập viện gay gánh nặng rất lớn cho ngành y tế. Tiếp tục mùa Đông cuối
năm 2012 đầu năm 2013 thì các dấu hiệu thể hiện một mùa Đông bất thường và
cực đoan thể hiện càng rõ những gì BĐKH đang hiện hình ở trong mùa Đông Hà
Nội nói riêng và của khu vực Bắc Bộ Việt Nam nói chung.
Trong những năm gần đây tình trạng bệnh viện quá tải diễn ra thường xuyên,
đặc biệt vào những năm có chu kì nắng nóng gay gắt vào mùa hạ những đại dịch như
chủng cúm tuýp A, dịch SARS hoặc những căn bệnh lạ vào mùa đông do nhiệt độ
hạ thấp xuống bất thường đang là những vấn đề rất nan giải cho ngành y tế.
2.1.2. Ảnh hưởng tới các sinh vật trong hệ sinh thái đô thị
Sự biến động của thời tiết, khí hậu làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các
hoạt động sản xuất của các vùng ven các đô thị, làm giảm khả năng cung ứng
các sản phẩm của chăn nuôi, đẩy nhanh giá các thực phẩm lên cao trong các đô
thị. Trong những năm gần đây các làng hoa như Nhật Tân, Hà Đông, Gò Vấp
liên tục mất mùa do các hiện tượng thời tiết cực đoan như sương muối, hay do
các thiên tai như bão Đặc biệt các vùng chăn nuôi liên tiếp xảy ra các đại dịch
gây chết hàng loạt gia súc, gia cầm do các đợt nắng nóng kéo dài gây nhiều tốn
kém cho công tác khắc phục.

11
Một số đại dịch diễn ra trên đàn gia súc mà nguyên nhân sâu xa do

BĐKH mang lại trong những năm gần đây diễn ra triền miên gây thiệt hại vô
cùng to lớn. Các loại virus ngày càng biến đổi về kiểu gen theo chiều hướng
hướng phức tạp để ngừa lại các vac-xin do con người tạo ra, thậm trí một số
chủng loại virus lây lan thành đại dịch, ngành thú y cũng khó khăn trong công
tác tìm ra các loại vac-xin đặc trị. Một số đại dịch trên đàn gia súc lây lan trên
diện rộng trong những năm gần đây như cúm gia cầm H
5
N
1,
H
7
N
9
(mẫu virus
biến biến đổi kiều gen từ H
5
N
1
), lở mồm long móng trên đàn gia súc, tai
xanh Một số vùng chăn nuôi ven đô cung ứng cho các vùng nội đô như
Quốc Oai, Ba Vì, Gò Vấp, Tân Bình trong những năm gần đây thiệt hại hàng
tỉ đồng vì gia súc, gia cầm chết hàng loạt do bị ảnh hưởng các đợt đại dịch.
Sau những đợt dịch qua đi hàng nghìn các trang trại phá sản, hệ quả tất yếu
sau dịch là giá cả các mặt hàng leo thang chóng mặt do thiếu nguồn hàng
cung ứng cho các thị trường.
Môi trường sống của các loài thực vật trong các đô thị vốn đã khắc
nghiệt hơn so với các vùng sinh thái khác, nhưng khi BĐKH diễn ra sự khắc
nghiệt còn bị tăng lên nhiều lần khi các đợt hạn hán, bão ngày một tăng lên.
Những trận bão lịch sử diễn ra với cường độ ngày một lớn hơn về cường độ
và gia tăng thêm về số lượng quật ngã hàng loạt các hệ thống cây xanh lâu

năm tại các đô thị, các cảnh quan tự nhiên bị thiên tai xóa đi và thay vào đó là
các cảnh quan nhân tạo.
2.2. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu tới các thành phần vô sinh
2.2.1. Hiệu ứng nhà kính, đảo nhiệt đô thị ngày càng rõ nét
Sự diễn ra của hiệu ứng nhà kính mạnh mẽ càng tác động đẩy nhanh hiện
tượng đảo nhiệt đô thị diễn ra càng sâu sắc. Nhiệt độ trong đô thị luôn cao hơn
từ 5-7°C so với các vùng ven đô trong những năm gần đây vào mùa Hạ.
Nền nhiệt độ tăng do biến đổi khí hậu ở nội đô nhanh hơn các vùng ngoại
ô, đặc biệt ở các thành phố lớn. Các đợt nóng đang có xu thế tăng nhanh, nhất là
ở các thanh phố lớn do kết hợp với hiệu ứng đô thị. Các đô thị ở Nam Bộ, ven
biển Trung Bộ xuất hiện nhiều hơn các đợt nắng nóng dị thường. Tăng nhiệt độ
không khí: Nhiệt độ toàn cầu có thể tăng 4
o
C, đến năm 2050 nếu phát thải khí
nhà kính vẫn có xu hướng tiếp tục tăng như hiện nay.
BĐKH đã hiện hữu tại các đô thị Việt Nam khi nền nhiệt độ ở đô thị cao
hơn trung bình so với những khu vực xung quanh. Sự gia tăng đô thị diễn ra
hiện nay tại khu vực nam TPHCM hoặc các khu đô thị mới CIPUTRA hoặc
Splendona của Hà Nội đã phủ kín bề mặt các khu vực có giá trị thu nước. Điều

12
này làm giảm khả năng thẩm thấu nước của đô thị trong trường hợp có mưa lớn,
khiến cho các khu đô thị hiện hữu và khu mới được quy hoạch tăng khả năng
ngập lụt. Quá trình đô thị hóa trong những năm qua rất nhanh, thiếu kiểm soát,
có nơi tự phát, 16 khu kinh tế ven biển, là những nơi đột phá phát triển kinh
tế, cũng sẽ gặp rủi ro bởi BĐKH. Mất đi các thực thể nước và mảng xanh cũng
như tăng môi trường xây dựng khiến cho Hà Nội và TP Hồ Chí Minh ngày càng
phải chịu ảnh hưởng từ “hiệu ứng đảo nhiệt đô thị”. Hiện tượng này dễ nhận
thấy tại các khu vực nội thành xây dựng dày đặc. Thậm chí hiện nay nhiệt độ ở
các khu vực này cao hơn từ 8 đến 10

0
C nhiệt độ trung bình so với các khu vực
xung quanh.
Hiện tượng số trận mưa lớn xuất hiện với tần suất tăng dần theo thời gian
đã được giải thích bằng hiện tượng đảo nhiệt. Tình trạng nhiệt độ tăng liên tục
và ngày càng nhanh dần kể từ thập niên 90 của thế kỷ trước, trùng khớp với lý
thuyết của hiệu ứng đảo nhiệt và góp phần lý giải hiện tượng mưa lớn xuất hiện
ngày càng thường xuyên ở các khu vực đô thị hóa. Đây không phải là vấn đề
riêng biệt của TP Hồ Chí Minh mà đã được tổng kết trên khắp thế giới từ nhiều
thập niên. Độ vươn cao thiếu phối hợp của các tòa nhà tầng trong lòng trung tâm
đô thị có thể gây bất lợi cho hành lang thông gió và làm nghiêm trọng hơn các
vấn đề đảo nhiệt đô thị. Vì vậy việc ngăn chặn hoặc hạn chế tối thiểu hiện tượng
đảo nhiệt đô thị, một hệ thống ở cấp độ thành phố của không gian mở cần được
tổ chức nhằm thông gió và phát triển các khu vực tạo gió mát.
* Nắng nóng gia tăng vào mùa Hạ
Tại Hà Nội:
Dưới tác động của BĐKH thời tiết ngày càng thay đổi thất thường. Trong các
khu vực đô thị thì hiện tượng này càng trở nên gay gắt hơn bất kì ở một nơi nào
khác. Nguyên nhân chính do yếu tố bề mặt đệm, do trong đô thị diện tích bị bê tông
hóa quá lớn, nên quá trình tia sáng năng lượng mặt trời chiếu xuống thay vì có sự
điều hòa của bề mặt đất thì tại các đô thì phần lớn năng lượng này lại bị phản lại
một cách gay gắt tạo nên cái nắng nóng dữ dội cho HST đô thị. Hà Nội sẽ chịu
"hiệu ứng đảo nhiệt", nhiệt độ khi đó sẽ cao hơn các vùng xung quanh, có thể đạt
những kỷ lục mới cùng với sự kéo dài hơn của mùa nóng, sự gia tăng các đợt và số
ngày nắng nóng. Trong những năm gần đây Hà Nội ngày càng nắng nóng bất
thường, nhiệt độ tháng 6 năm 2011 đạt lên tới giá trị 42
0
C. Đây có thể coi là cái
nóng kỷ lục trong nhiều năm trở lại đây. Vào những khoảng thời gian 13h-14h
nhiệt độ ngoài trời còn có thể đạt ngưỡng 45-46

0
C, do nguyên nhân chủ yếu bê
tông hóa quá cao khiến cho sự điều hòa nhiệt độ của mặt đất hầu như không có.

13
Hà Nội sẽ chịu hiệu ứng đảo nhiệt, nhiệt độ khi đó sẽ cao hơn các vùng
xung quanh, có thể đạt những kỷ lục mới cùng với sự kéo dài hơn của mùa
nóng, sự gia tăng các đợt và số ngày nắng nóng. BĐKH cũng làm cho nhiệt độ
thấp nhất hằng năm tăng lên cùng với sự giảm đi của các đợt lạnh, số ngày và sự rút
ngắn của mùa lạnh. Tuy nhiên, do tính biến động của nhiệt độ tăng lên, không loại
trừ khả năng xuất hiện các đợt lạnh và số ngày lạnh kéo dài kỷ lục. Ngoài ra, tần số
Frông lạnh (có thể cả cường độ) qua Hà Nội và vùng Đồng bằng Bắc bộ sẽ giảm đi
trong các thập kỷ tới, chẳng những làm cho mùa đông ít lạnh hơn mà còn làm giảm
lượng mưa trong mùa này, dẫn đến tình trạng hạn hán gia tăng. Các mực nước cực
trị do mưa gây ra sẽ đạt những trị số cao hơn trước đây.

Bảng 2.2.1.1: Bảng giá trị nhiệt độ cao nhất trong năm tại Hà Nội
từ năm 2002-2011.
Tháng có nhiệt độ cao
nhất trong năm
Nhiệt độ
6/2002
7/2003
6/2004
6/2005
7/2006
8/2007
5/2008
6/2009
7/2010

6/2011
35
35
37
39
38
39
40
39
40
42
Nguồn [1]

Sau những đợt nắng nóng kéo dài là những đợt mưa qúa lớn kéo dài gây
ngập úng nghiêm trọng trong đô thị. Mưa lớn kéo dài không chỉ gây ảnh hưởng
lớn tới cuộc sống, sinh hoạt người dân mà còn gây ra thiệt hại rất lớn cho các
hoạt động kinh tế vùng đô thị, đặc biệt là đối với Hà Nội-Trung tâm văn hóa
chính trị của cả nước.

14
Tại TPHCM:
Các báo cáo của Trung tâm khí tượng thủy văn Trung Ương và nhiều trung
tâm nghiên cứu có uy tín hàng đầu cả nước công bố, nhiệt độ trung bình của
TPHCM tăng lên lên gần 2°C trong vòng 80 năm (từ 1920 đến 2005) và tăng rất
nhanh trong khoảng 25 năm gần đây (từ 1980 đến 2005).
Nguyên nhân chính được đại đa số các nhà khoa học nhất trí, đó là do tăng
hàm lượng khí CO
2
và các loại khí thải tạo hiệu ứng nhà kính do hoạt động con
người gây ra trong bầu khí quyển Trái đất mà trong đó một đô thị phát triển

công nghiệp như TPHCM đóng góp một lượng khí thải rất lớn, điều này đã được
minh chứng qua các số liệu nhiều thế kỷ và nhất là trong vài thập niên gần đây.
Do nhu cầu phát triển kinh tế của loài người, lượng khí thải nhà kính mỗi ngày
một tăng lên, vì thế nhiệt độ bề mặt trái đất đang ấm dần lên. Điều này cũng đã
thấy rõ qua sự chuyển đổi hệ sinh thái nhiều vùng miền. Phân tích tài liệu thực
đo nhiệt độ, từ năm 1980 đến năm 2007 tại trạm Biên Hòa, khu vực phụ cận
TPHCM, cho thấy trong khoảng 27 năm, nhiệt độ trung bình năm tại đây đã tăng
lên 0.8
o
C, khoảng thời gian từ năm 1992 đến nay nhiệt độ tăng lên rất rõ nét. Nhiệt
độ trái đất tăng lên, không chỉ là nguyên nhân gây ra lũ lụt, hạn hán cực đoan, bão
tố v.v… mà còn trực tiếp gây ra nhiều loại bệnh tật, bệnh dịch, làm giảm sức khỏe
cộng đồng.
Nhiệt độ trung bình thập kỷ 1931-1940 tại TPHCM là 26.9- 27.0
0
C, tới
thập kỷ 1940- 1960 tăng lên 27.2
0
C, tiếp tục tới giai đoạn 1971-1980 là 27.3
0
C.
Tới giai đoạn 1991-2000 lên tới 27.6
0
C. Dựa vào các khảo sát qua các năm về
nhiệt độ trung bình qua các năm tại TPHCM GS.TSKH Nguyễn Đức Ngữ xây
dựng phương trình xu thế nhiệt độ trung bình năm TPHCM như sau:
Y
TPHCM
= 26.8 + 0.010x.
Y- Xu thế nhiệt độ trung bình năm.

X- Số thập niên.
Từ tất cả các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ trung bình năm của TPHCM
tăng lên nhanh chóng trong những thập niên gần đây thể hiện BĐKH đang diễn
ra rất rõ ràng tại đô thị lớn hàng đầu của cả nước.
* Mùa Đông thời tiết bất thường tại các đô thị miền Bắc:
Trong những năm gần đây nhiệt độ mùa Đông ngày càng bất thường. Nhìn
chung mùa Đông ngày càng rút ngắn đi. Đây là dấu hiệu tiêu biểu của BĐKH
đang diễn ra.

15
Bảng: 2.2.1.2: Nhiệt độ cao nhất và thấp nhất của Hà Nội
trong tháng 12 từ năm 2000-2011.

Nhiệt độ tháng 12
qua các năm
Nhiệt độ cao
nhất trong tháng
Nhiệt độ thấp nhất
trong tháng
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
15

13
15
16
15
17
17
19
20
23
10
11
12
10
10
11
10
9
9
8
Nguồn [1]

Những dấu hiệu thời tiết cực đoan thể hiện ngày càng rõ nét vào các mùa ở
trên thế giới nói chung và ở Hà Nội nói riêng. Đây chính là minh chứng rõ nét
nhất cho hoạt động BĐKH đang diễn ra làm thay đổi nhịp độ đặc trưng của các
mùa trong năm tại các đô thị Bắc Bộ Việt Nam.
2.2.2. Môi trường thủy văn thay đổi
2.2.2.1. Lũ lụt, hạn hán diễn ra thường xuyên
Thiên tai đang diễn ra nhiều nơi trên thế giới tiếp tục là những cảnh báo gửi
tới con người về các tác động do biến đổi khí hậu mang lại. Hơn 400 đô thị lớn nhỏ
ven biển Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp bởi mực nước biển dâng

trong khi biến đổi khí hậu đã hiện hữu ở nhiều đô thị của các thành phố lớn.
Trong tổng số 754 đô thị hiện nay, khoảng 405 đô thị lớn nhỏ sẽ bị ảnh
hưởng ngập úng vào mùa mưa.Tình trạng gia tăng liên tục của mực nước trên
sông khu vực Nam Bộ, cùng với những trận mưa lớn xuất hiện ngày càng
thường xuyên hơn trong khi hệ thống thoát nước và kiểm soát triều cường vẫn
chưa đủ khả năng đáp ứng đã làm cho tình trạng ngập lụt đô thị ở khu vực Dông

16
Nam Bộ ngày càng trầm trọng. Hàng nghìn vị trí ngập xuất hiện các đô thị trong cả
nước vào mùa mưa, sau những cơn mưa từ 40mm trở lên ngay cả khi thủy triều đang
ở mức thấp cho thấy dòng chảy tràn đô thị do mưa lớn vượt quá khả năng thoát nước
đang là tác nhân gây ngập chủ yếu hiện nay. Các đô thị trong khu vực đồng bằng
châu thổ như Cần Thơ hay các đô thị nằm gần châu thổ sông Mê Kông như TP Hồ
Chí Minh sẽ không chỉ có nguy cơ bị đe dọa trực tiếp bởi mực nước biển dâng mà có
thể chịu áp lực di cư lớn của từ các khu vực xung quanh. Không những vậy, các
nguồn lực kinh tế-xã hội, chẳng hạn như tiến trình công nghiệp hóa liên tục và lối
sống mới, sẽ tiếp tục kéo dòng di cư từ các vùng nông thôn vào các đô thị.
Việt Nam xếp thứ 4 sau Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh nếu tính lượng người
lớn nhất tuyệt đối sống ở các vùng ven biển có cao độ thấp và dễ bị tổn thương, được
xác định là vùng tiếp giáp dọc theo bờ biển có cao độ thấp hơn 10 mét trên mực
nước biển. Khoảng 43 triệu người Việt Nam hoặc hơn 55% dân số cả nước (38%
dân số đô thị Việt Nam) đang sinh sống tại những vùng mực nước biển dâng. Đây là
tỷ lệ phần trăm cao nhất trên toàn thế giới. Theo định hướng quy hoạch tổng thể phát
triển hệ thống đô thị Việt Nam đến năm 2020, quy mô đô thị từ mức 30,4 triệu
người và diện tích 2.432 km
2
năm 2010 sẽ tăng lên 40 triệu người và diện tích
4.600 km
2
(chiếm 45% dân số và 1,4% diện tích cả nước) vào năm 2020.

Những đối tượng công trình chịu tác động của BĐKH và nước biển dâng ở
các đô thị gồm nhà ở và các công trình công cộng như trường học, bệnh viện,
nhà hát, các công sở, xí nghiệp, trung tâm thương mại.
Trong những thập kỷ vừa qua tần suất của lũ lụt, sau lũ lụt lại đi kèm hạn
hán diễn ra luân phiên nhau ngày một nhiều lên về tần suất. Trong mấy thập kỷ
qua, nhân loại đã và đang trải qua các biến động bất thường của khí hậu toàn
cầu. Trên bề mặt Trái đất, khí quyển và thủy quyển không ngừng nóng lên làm
xáo động môi trường sinh thái, đã và đang gây ra nhiều hệ lụy với đời sống loài
người. Các công trình nghiên cứu quy mô toàn cầu về hiện tượng này đã được
các nhà khoa học ở những trung tâm nổi tiếng trên thế giới tiến hành từ đầu thập
kỷ 90 thế kỷ XX. Sự diễn ra thường xuyên của lũ lụt và hạn hán gây nhiều trở
ngại cho các ngành kinh tế và cho các hoạt động sinh hoạt của người dân trong
đô thị nói riêng và cho các vùng khác trong cả nước nói chung.
Tại Hà Nội:
Trong vòng 100 năm qua, Hà Nội đã có 26 trận lũ lớn đi kèm những tổn
thất nặng nề về kinh tế và sinh mạng. Vào tháng 8/1945, một trận lũ lớn đáng kể
đã gây vỡ đê tại 79 điểm, ngập 11 tỉnh với tổng diện tích 312.000 ha, ảnh hưởng
tới cuộc sống của 4 triệu người. Đến năm 1971, cơn bão cùng những trận mưa

17
lớn trên sông Thao, sông Lô và sông Đà đã gây nên cơn lũ lịch sử tại đồng bằng
sông Hồng. Mực nước sông Hồng ngày 20/8/1971 lên đến 14,13m ở Hà Nội,
cao hơn mực nước báo động cấp III tới 2,63m, gây vỡ đê ở ba địa điểm, khiến
khoảng 100.000 người thiệt mạng, gây úng ngập 250.000 ha và hơn 2,7 triệu
người chịu thiệt hại. Đây là cơn lũ lớn nhất trong vòng 250 năm ở miền Bắc với
sự tổn thất về người vượt quá sức tưởng tượng.
Tiếp đó, ngày 24/7/1996, lũ lụt kèm theo gió to hơn 100 km/giờ do bão
Frankie gây nên đã làm gần 100 người thiệt mạng, 194.000 căn nhà bị hư hại và
hơn 177.000 ha bị úng ngập. Năm 2002 cũng ghi nhận một trận lụt khá lớn, mưa
lớn nhiều ngày trong khoảng tháng 8 gây ngập úng kéo dài trong nội thành. Gần

đây là năm 2008, Hà Nội ngập trên diện rộng, rất sâu do mưa liên tục với cường
độ lớn vào đêm ngày 30/10. Đây là trận mưa lớn nhất trong vòng 24 năm, đặc
biệt lại rơi vào trung tâm Thủ đô Hà Nội. Mưa lớn đã gây ngập úng, sự cố tại
nhiều trạm biến thế và đường dây, gây mất điện nhiều khu vực, 12.951 hộ dân bị
ngập nhà cửa, phải sơ tán 1.468 hộ dân, thiệt hại 50.627,7 ha hoa màu và khoảng
9.000 ha diện tích nuôi trồng thủy sản, 17 người thiệt mạng. Theo ước tính ban
đầu, tổng giá trị thiệt hại vào khoảng 3.000 tỷ đồng.Trong năm 2010, cơn mưa
lớn sáng ngày 13/7 đã làm Hà Nội chìm trong biển nước. Lượng mưa đo được
là trên 130mm, trong khi hệ thống thoát nước chỉ đáp ứng được những trận mưa
dưới 172mm trong hai ngày. Cả thành phố có tới 34 điểm úng ngập và gần 100
điểm ùn tắc. Giao thông ngừng trệ, các hoạt động thương mại, du lịch chịu thiệt
hại nặng nề.
BĐKH đã và sẽ tiếp tục có ảnh hưởng tiêu cực đến công tác thoát nước.
Lượng mưa trung bình năm và lượng mưa trong các tháng cao điểm mùa mưa có
xu hướng tăng dần 5 - 10%, ảnh hưởng lớn đến việc thoát nước. Bên cạnh đó, do
nội thành mở rộng, tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, việc khớp nối hạ tầng kỹ thuật
của các dự án đô thị mới và khu vực lân cận còn nhiều bất cập, nên việc chống
úng ngập của thành phố vốn đã khó lại càng khó hơn.
Tại TPHCM:
Theo Tổ chức Liên chính phủ về BĐKH (IPCC) thì sự nóng lên của khí hậu
trái đất làm cho mưa trở nên thất thường hơn. Những vùng mưa nhiều, lượng mưa
trở nên nhiều hơn, cường độ mưa lớn hơn. Các vùng hạn trở nên hạn hơn. Tần
suất và cường độ hiện tượng El Nino tăng đáng kể, gây lũ lụt và hạn hán ở các
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, đặc biệt ảnh hưởng nghiêm trọng tới các đô thị nằm
trong đới khí hậu cận Xích Đạo, bởi vậy nên TPHCM là một đô thị đáng báo
động trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra. Xu thế biến đổi của lượng mưa không

18
nhất quán giữa các khu vực và các thời kỳ. Tổng lượng mưa năm không tăng
nhưng cường độ mưa, thời gian mưa từng cơn đang có xu hướng tăng lên rõ rệt.

Theo tài liệu thực đo tại trạm đo mưa Tân Sơn Nhất từ năm 1907 đến nay
cho thấy, tổng lượng mưa năm tại khu vực này có xu hướng giảm dần tới năm
1960 sau đó tăng nhẹ vào những năm gần đây. Nếu tính từ năm 1960 đến nay (48
năm), tổng lượng mưa năm tăng lên khoảng 110 mm (từ 1850 mm đến 1960 mm),
nghĩa là mỗi năm lượng mưa tăng trung bình 2 mm. Nhưng nếu xem xét tổng
lượng mưa 1 ngày lớn nhất, từ năm 1970 đến năm 2007 tổng lượng mưa 1 ngày lớn
nhất đang có xu thế tăng lên rõ nét. Hậu quả của BĐKH dẫn tới tình trạng mưa
cực đoan, tổng lượng mưa năm không tăng, nhưng cường độ mưa tăng, thời gian
mưa tập trung hơn đều này sẽ kéo theo hạn hán khốc liệt hơn, thành phố bị ngập
lụt nhiều hơn, nguy hiểm hơn.
Trường hợp mưa cực đoan, gây sự cố vỡ đập hồ chứa trên một bậc thang
thủy điện phía thượng nguồn, sẽ dẫn tới hiệu ứng dây truyền và TPHCM sẽ có
nguy cơ bị san phẳng khi hàng tỷ m
3
nước từ trên cao 100 m đổ xuống.
Nếu tình trạng mưa lớn diễn ra bất thường và cường độ ngày càng một lớn
thì hậu quả sẽ là vô cùng to lớn cho TPHCM. Nếu khi đập thủy điện Đa Nhim
trên sông Đồng Nai quá tải gây vỡ đập thì liên tiếp các đập Đồng Nai 1 tới Đồng
Nai 8 và cuối cùng là Trị An sẽ vỡ, tương tự như đập thủy điện Bảo Lộc trên
sông La Ngà và thủy điện Thác Mơ trên sông Bé nếu quá tải gây vỡ thì một
chuỗi dây chuyền các đập thủy điện liên tiếp cũng vỡ theo.
2.2.2.2. Nước biển dâng thu hẹp diện tích đô thị
Với trên 3.200km bờ biển, Việt Nam được coi là quốc gia có mức độ dễ bị
tổn thương cao trước sự biến đổi khí hậu. Theo tính toán của phân viện Khí
tượng thủy văn và môi trường phía Nam, khi mực nước biển dâng cao từ 0,2 –
0,6m, sẽ có 1.708 km
2
đất bị ngập ảnh hưởng tới 108.267 người sinh sống.
Trong trường hợp tệ hơn, khi nước dâng lên 1m, Đồng bằng sông Cửu Long sẽ
mất đi một diện tích đất khoảng 15.000–20.000km

2
. Vùng đất thấp của TP.HCM
là nơi sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do nước biển dâng.
Nước biển dâng là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó
không bao gồm triều, nước dâng do bão… Nước biển dâng tại một vị trí nào
đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác
nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. Mực nước biển được đo
thông qua hệ thống thiết bị đo triều ký đặt tại các trạm hải văn hoặc các máy
đo độ cao vệ tinh.

×