Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 90 trang )


1


MỞ ĐẦU

1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Là một nền văn học có lịch sử non trẻ nhƣng văn học Mỹ có những
thành tựu lớn lao và đóng góp cho văn hóa nhân loại nhiều giá trị to lớn.
Phong phú về nội dung, luôn đổi mới các phƣơng thức nghệ thuật, cùng với
xu thế toàn cầu hóa, văn học Mỹ đang trở thành một hiện tƣợng đặc biệt. Ta
thấy chỉ trong thế kỷ XX văn học Mỹ có tới mƣời một nhà văn đƣợc giải
thƣởng Nobel, điều này chứng tỏ đƣợc tầm vóc của một nền văn học lớn.
Những năm 30 của thế kỷ XX, văn học Mỹ xuất hiện nhiều nhà văn xuất
sắc. Họ đã và đang khẳng định đƣợc tài năng sáng tạo và chiều sâu tƣ tƣởng
trong những sáng tác của mình, Pearl Buck là một trong những tên tuổi nổi
bật – là nhà văn nữ của hai thế giới phƣơng Đông và phƣơng Tây. Bà sinh
năm 1892 tại Hillsboro, West Virginia, Hoa Kỳ, là con một nhà truyền giáo
ngƣời Mỹ. Sau khi ra đời chƣa đầy năm tháng, bà đƣợc cha mẹ đƣa sang
Trung Quốc sinh sống. Từ nhỏ và suốt cả cuộc đời bà yêu mến, thích tìm hiểu
cuộc sống của ngƣời dân Trung Quốc.
Đƣợc mến mộ bởi hàng triệu độc giả khắp năm châu, hàng trăm sáng tác
của bà đã đƣợc dịch sang rất nhiều thứ tiếng khác nhau và nhận đƣợc nhiều
giải thƣởng danh giá của Mỹ và đặc biệt là giải thƣởng cao quý nhất – Nobel
văn học 1938. Tác phẩm của bà tái hiện sinh động cuộc sống của những
ngƣời dân Trung Quốc trong giai đoạn chuyển biến từ một quốc gia nông
nghiệp lạc hậu, bị nô dịch sang một quốc gia tiên tiến, độc lập. Bà là ngƣời có
cái nhìn am hiểu sâu sắc về văn hóa Trung Hoa.
Bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất (The Earth House) đƣợc cấu thành bởi ba
tác phẩm Đất lành (The Good Earth), Những người con trai (Sons) và Gia
đình chia rẽ (A House divided), xuất bản trong khoảng thời gian 1931 –



2


1935, đã nhanh chóng chiếm lĩnh trái tim bạn đọc và trở thành bộ sách tiêu
biểu nhất cho sự nghiệp sáng tạo của Pearl Buck.
Ngôi nhà đất đề cập đến sự tồn tại, vận động và biến động của đại gia
đình họ Vƣơng trong hoàn cảnh đất nƣớc Trung Quốc có nhiều biến đổi về
thể chế xã hội. Từ một quốc gia phong kiến, dƣới sự xâm lƣợc của các nƣớc
phƣơng Tây, đất nƣớc Trung Quốc bị phân tán bởi sự xâu xé của nhiều thế
lực cát cứ, chủ yếu là các tập đoàn quân phiệt. Đây có thể xem là một giai
đoạn cùng quẫn nhất trong lịch sử Trung Hoa. Do chiến tranh và thiên tai tàn
phá nên đời sống của ngƣời dân, đặc biệt là tầng lớp nông dân ngày thêm
khốn đốn. Hệ lụy là sự phân rã các giá trị văn hóa truyền thống. Trong lúc đó
văn hóa phƣơng Tây xâm nhập ngày càng mạnh hơn vào lối sống của nhiều
ngƣời dân Trung Quốc, đặc biệt là ở các đô thị. Điều đó đã làm nảy sinh các
mâu thuẫn xã hội gay gắt. Vị trí của ngƣời phụ nữ Trung Quốc là vấn đề quan
trọng và ảm đạm nhất trong những vấn đề của bộ tiểu thuyết này.
Với niềm đam mê tác giả Pearl Buck, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài
“Nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck”.
2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ
2.1. Tiếng Việt
Pearl S. Buck là nữ văn sĩ Mỹ đầu tiên (sau đó là Toni Morrison) nhận
đƣợc giải Nobel văn học danh giá năm 1938. Những trang viết của bà đã tạo
nên vệt quang phổ gây hiệu ứng mạnh mẽ, lâu dài trên văn đàn thế giới từ
thập kỉ 30 của thế kỷ XX. Đặc biệt với Đất lành, Những người con trai và
Gia đình chia rẽ, bà đã vinh dự nhận đƣợc huy chƣơng William Dean
Howells của Viện hàn lâm nghệ thuật và văn chƣơng Hoa Kì cho sáng tác
hay nhất giai đoạn 1931–1935, đồng thời nó cũng giúp tên tuổi bà nổi tiếng
thế giới.

Là một trong số tác giả có sách đƣợc dịch nhiều nhất ở Việt Nam, Pearl
S. Buck đến với độc giả Việt Nam bắt đầu từ 1945 với tiểu thuyết Gió Đông

3


gió Tây (East Wind, West Wind, 1930) qua bản dịch của Huyền Kiêu. Bên
cạnh Huyền Kiêu, dịch giả Nguyễn Sĩ Nguyên, Nguyễn Thế Vinh… cũng
góp phần giới thiệu một cách đầy đặn hơn gƣơng mặt văn chƣơng của nhà
văn này đến độc giả Việt Nam.
Có thể nói, Nguyễn Sỹ Nguyên với tƣ cách một dịch giả đã bắc những
nhịp cầu quý giá đƣa tác phẩm của Pearl Buck đến với ngƣời yêu văn chƣơng
Việt Nam, đồng thời ông cũng có những sự đánh giá khá sâu sắc về phong
cách Pearl Buck trong những lời giới thiệu hay những cuộc phỏng vấn với
báo chí mỗi khi bản dịch tác phẩm của nữ văn sĩ này đƣợc ra mắt công
chúng. Những đánh giá ấy mang tính chất gợi mở, định hƣớng cho bạn đọc
trong quá trình thƣởng thức tác phẩm.
Theo Nguyễn Sỹ Nguyên, “Pearl Buck yêu đất nước Trung Hoa và bà
viết nhiều nhất là về thân phận những người phụ nữ” [43]. Pearl Buck luôn
miêu tả những ngƣời phụ nữ trong truyện của bà thành hạt nhân của gia đình,
bất chấp mọi thứ lễ giáo phong kiến phủ lên hình ảnh ngƣời đàn ông. Pearl
Buck đã đem đến cho nhân vật phụ nữ trong các sáng tác của bà vẻ đẹp cao
quý đáng ngƣỡng mộ, cho dù họ phải chịu bao cay đắng. Tất cả họ đều giữ
trong lòng một ngọn lửa yêu thƣơng mãnh liệt, một sự hi sinh vô bờ dành cho
những ngƣời đàn ông của mình.
Pearl Buck đã góp thêm vào dòng văn học về Trung Hoa nói riêng và Á
Đông nói chung một cách nhìn mới mẻ đầy cảm thông dành cho nữ giới đi
kèm với sự trân trọng tuyệt đối chân thành – điều mà thậm chí nhiều tác
phẩm bản ngữ cũng không thể sâu bằng.
Lê Trí Viễn đã có lần nhận xét: “Những tác phẩm của Pearl Buck mang đậm

tính nhân văn, gắn kết con người với nhau bằng hòa bình và nhân bản” [38].
Theo Lê Huy Bắc: “Buck không chỉ là một nhà văn xuất sắc mà còn là
nhà hoạt động nhân quyền không biết mệt mỏi. Suốt đời mình, bằng sáng tác
và những hoạt động không ngừng nghỉ, bà đã đứng lên bênh vực quyền của

4


người phụ nữ, là một tấm gương sáng cho bất kì một nhà văn tiến bộ nào noi
theo” [3, 571].
Trong Hồ sơ văn học Mỹ, Hữu Ngọc có bài viết Pearl Buck và tâm hồn
Trung Quốc nghìn xưa. Sau những dòng giới thiệu vắn tắt về tiểu sử và sự
nghiệp văn chƣơng của Pearl Buck, Hữu Ngọc đã khẳng định: “Vấn đề phụ
nữ được nêu lên hàng đầu trong các tiểu thuyết lấy cốt truyện ở Trung Quốc
và ở Mỹ” [19, 641].
Các nhà văn đoạt giải Nobel 1901 – 2004: Tiểu sử – danh mục tác phẩm
– diễn từ, tác giả Đoàn Tử Huyến đã tóm lƣợc cuộc sống của Pearl Buck.
Đồng thời, ông nêu lý do Viện hàn lâm nghệ thuật Thụy Điển trao tặng Pearl
Buck giải Nobel: “Bằng việc trao giải thưởng Nobel Văn học năm nay cho
Pearl Buck, người có những tác phẩm nổi tiếng mở đường cho sự cảm thông
của con người vượt qua mọi giới hạn chủng tộc, và cho việc nghiên cứu
những lí tưởng của con người vốn là một nghệ thuật tạo dựng chân dung
tuyệt diệu và sinh động, Viện Hàn lâm Thuỵ Điển nhận thấy điều này phù
hợp với mục đích trong ước mơ cho tương lai của Alfred Nobel”.
“Vì các tác phẩm mô tả cuộc sống đa diện mang tính sử thi của người
dân Trung Quốc trong những biến động dữ dội đầu thế kỉ XX và vì những kiệt
tác tự truyện” [12, 248].
Nhƣ vậy, dù với quy mô và đứng ở những góc độ khác nhau, các tác giả
trên khi nhận định về Pearl Buck có những điểm đồng quy nhất định và khái
quát nhất về phong cách của nhà văn này, đó cũng chính là những gợi ý quý

báu cho đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Nhƣng phải thừa nhận một thực tế
rằng, việc nghiên cứu Pearl Buck ở Việt Nam không nhiều. Và vấn đề nhân
vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất, là nội dung quan trọng mới chỉ
đƣợc điểm qua chứ chƣa đƣợc nghiên cứu công phu.

5


2.2. Tiếng Anh
Trên các tạp chí nổi tiếng của Mỹ và phƣơng Tây xuất hiện rất nhiều
những bài viết đánh giá về Pearl Buck và các tác phẩm khác của bà. Trong
quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã thu thập đƣợc một số tài liệu về Pearl
Buck. Một trong số đó là bài viết trên tạp chí The English Journal: Nghệ
thuật của Pearl S. Buck (The art of Pearl S. Buck) của Phyllis Bentley. Có
thể nói, đây là bài viết đánh giá công phu, tỉ mỉ về phong cách nghệ thuật văn
chƣơng và tiểu thuyết Ngôi nhà đất của Pearl Buck đặt trong mối quan hệ với
toàn bộ sự nghiệp và tiểu thuyết của bà. Ngay Lời nói đầu của bài viết,
Phyllis Bentley nhận xét: “Pearl Buck là “tiểu thuyết gia của Trung Quốc”,
tác giả của những cuốn sách về Trung Quốc”. Bên cạnh đó, tác giả bài viết
còn đánh giá tổng quan về sáng tác của Buck xuất bản trong năm 1935:
“Nhưng chúng tôi có thể nói ít nhất là vì lợi ích của các tài liệu mình đã
chọn, bà Buck là một trong những nhà văn xuất sắc. Qua tiểu thuyết của bà
người đọc không chỉ đơn thuần là biết thêm kiến thức về Trung Quốc mà còn
học được cách đối nhân xử thế” [35]. Bối cảnh đƣợc Buck lựa chọn và cũng
là một phần trong ý định làm rõ của chúng tôi chính là đất nƣớc Trung Hoa
hiện đại. Có rất nhiều nơi trong đất nƣớc rộng lớn đó Trung Hoa hiện đại
song song với Trung Hoa cổ đại, có nhiều nơi mà sự thay đổi về mặt niên đại
cũng chính là sự chuyển biến xã hội một cách sâu sắc. Hai đất nƣớc Trung
Hoa, một mới, một cũ đã hình thành chất liệu cho những tác phẩm của Buck.
Bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất xây dựng một nền văn minh mới với sự kết

hợp của Văn hóa Đông-Tây.
Nhƣ vậy, Phyllis Bentley đã đánh giá cao vai trò của Pearl Buck trong
việc giới thiệu đất nƣớc và con ngƣời Trung Hoa với phƣơng Tây.
Theo nhận định của Peter Conn: Tiểu thuyết của Pearl Buck đóng vai trò
quan trọng trong việc hình thành thái độ của ngƣời phƣơng Tây đối với
Trung Quốc. Và “Quay trở lại Nam Kinh, cô dành tất cả thời gian của mình

6


trên gác mái ngôi nhà gỗ của trƣờng đại học của mình và trong vài năm để
hoàn thành bản thảo The Good Earth” [34]. Nhà nghiên cứu còn ghi nhận giá
trị nhân văn trong tiểu thuyết của Buck.
Cũng trong năm 2004, trong cuộc khảo sát của nhà báo, nhà phê bình
văn học Oprah Winfrey, Đất lành đƣợc bình chọn vào danh sách sách bán
chạy nhất của câu lạc bộ sách do Oprah sáng lập [3, 568].
Năm 2010, nhà xuất bản Simon & Schuster đã phát hành quyển Pearl
Buck ở Trung Quốc: Hành trình đến “Đất lành” (Pearl Buck In China:
Journey To “The Good Earth”) của Hilary Spurling. Tác giả khẳng định với
“Đất lành”: “Pearl Buck là người đầu tiên đưa đất nước Trung Hoa đến gần
với các nước phương Tây” [36]. Hilary Spurling còn giới thiệu khái quát một
số tiểu thuyết của Pearl Buck nhƣ Đất lành (The Good Earth), Trái tim kiêu
hãnh (This Proud Heart), Buổi trưa (The Time Is Noon), Những thượng đế
khác (Other Gods), Gian riêng của phụ nữ (Pavilion of Woman),…
Maureen Corrigan, giảng dạy văn chƣơng ở trƣờng đại học George Town,
có công trình nghiên cứu Pearl Buck ở Trung Hoa (Pearl Buck In China). Tác
giả nhận xét từ khi quyển tiểu thuyết “bom tấn” Đất lành của Pearl Buck ra đời,
tên tuổi và những sáng tác của bà đã lan rộng ở phƣơng Tây và Trung Quốc, từ
một nữ sĩ mờ nhạt bà trở thành một nhà văn nổi tiếng. Pearl Buck không chỉ sở
hữu một năng lực đặc biệt, mà bà còn biết vận dụng những kỉ niệm cùng với trí

tƣởng tƣợng phong phú của mình trong quá trình sáng tác, vì vậy, tác phẩm của
bà vừa có tính hiện thực vừa mang chất trữ tình.
Năm 1983, nhà xuất bản New Century đã giới thiệu quyển Pearl Buck –
Woman in Conflict (Pearl Buck – Ngƣời phụ nữ trong xung đột), của Nora
Stirling. Tác giả trình bày khá chi tiết về những năm tháng Pearl Buck sinh
sống ở Trung Quốc, Mĩ, những dấu ấn quan trọng trong cuộc đời nhà văn.
Ngoài ra, Nora Stirling nhận xét các sáng tác của Pearl Buck đã đƣợc các nhà
phê bình chú ý và đánh giá cao [37].

7


Năm 2010, Anchee Min, nhà văn ngƣời Mĩ gốc Hoa đã công bố tác
phẩm Pearl in China – A Novel (Pearl ở Trung Hoa – Một cuốn tiểu thuyết ).
Anchee Min cho biết “Pearl Buck đã dành tình yêu thương của mình cho
người dân Trung Hoa”. Chính vì vậy, cuốn Đất lành của Pearl Buck đã thể
hiện rất xúc động, chân thực cuộc sống của ngƣời dân Trung Hoa. “Tác phẩm
trên tạo nên nhiều tình cảm tích cực cho những độc giả ngƣời Mĩ, họ cảm
thấy thân thiện, gần gũi với ngƣời dân ở một đất nƣớc rất xa xôi và còn nhiều
xa lạ với mình. Điều ấy đã cho thấy tiểu thuyết Đất lành có vai trò, ý nghĩa
nhƣ một nhịp cầu, nối liền hai nền văn hoá phƣơng Đông và phƣơng Tây”
[33, 8].
Những bài viết trên đã thể hiện sự quan tâm, chú ý của độc giả cũng nhƣ
các nhà nghiên cứu về Pearl Buck và các sáng tác của bà. Tuy nhiên, chúng
tôi nhận thấy vấn đề mà họ quan tâm đến, phần lớn chỉ là cuộc sống của Pearl
Buck và giá trị nội dung tƣ tƣởng, nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết độc đáo
của nhà văn nhiều hơn là cái nhìn toàn diện về nhân vật nữ – đối tƣợng mà
nhà văn quan tâm nhất trong các tác phẩm của mình. Dẫu vậy, đó là những ý
kiến vô cùng quý báu để chúng tôi tiếp thu và đối thoại trong quá trình triển
khai luận văn.

3. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng
Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn là bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất của
Pearl Buck qua bản dịch của Nguyễn Thế Vinh do Nhà xuất bản Văn nghệ
Thành phố Hồ Chí Minh ấn hành (01/2001). Trong quá trình nghiên cứu, chúng
tôi có liên hệ với các tác phẩm khác của Pearl Buck đƣợc dịch ra tiếng Việt nhƣ:
Người mẹ (Thái Huy Quang dịch), Trái tim kiêu hãnh (Trịnh Thúy Nga dịch),…
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn xác định nghiên cứu nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết Ngôi
nhà đất của Pearl Buck. Trong khuôn khổ một luận văn cao học, xuất phát từ

8


cái nhìn nữ quyền luận, vấn đề nhân vật nữ chủ yếu đƣợc chúng tôi đề cập
đến là vẻ đẹp tâm hồn và thân phận, vai trò của ngƣời phụ nữ, mối quan hệ
giữa đất và ngƣời những nét đẹp mà Buck tập trung miêu tả qua Ngôi nhà
đất. Những vấn đề khác trong tác phẩm nếu có đƣợc đề cập đến cũng chỉ để
làm nổi bật cho các luận điểm đƣợc giới hạn mà luận văn triển khai.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để làm rõ vấn đề đề tài giải quyết, chúng tôi trƣớc hết thực hiện phƣơng
pháp lịch sử, phƣơng pháp xã hội học để xem xét vấn đề.
Bên cạnh đó, chúng tôi sử dụng các thao tác khảo sát và phân tích văn bản
thông qua hệ thống các chi tiết đặc điểm về nhân vật nữ trong Ngôi nhà đất.
5. MỤC TIÊU VÀ ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN VĂN
Tuy không phải là tác giả mới ở Việt Nam, song chƣa có nhiều công
trình nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhân vật nữ trong bộ ba tiểu thuyết
Ngôi nhà đất, thực hiện luận văn này, chúng tôi hƣớng tới một đối tƣợng
đƣợc rất nhiều nhà văn nhắc đến, đó là nhân vật nữ – những con ngƣời khốn
khổ, giàu đức hi sinh trong tác phẩm Pearl Buck.

Luận văn khảo sát và phân tích kỹ lƣỡng nhân vật nữ trong Ngôi nhà đất
của Pearl Buck để từ đó làm nổi bật vẻ đẹp tâm hồn, thân phận ngƣời phụ nữ
phƣơng Đông qua cái nhìn của nhà văn nữ đến từ phƣơng Tây.
6. CẤU TRÚC LUẬN VĂN
Tƣơng ứng với nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn của chúng tôi, ngoài phần
Mở đầu và Kết luận, đƣợc chia làm 3 chƣơng:
Chƣơng 1: Pearl Buck – tính nữ của văn hóa Đông-Tây
Chƣơng 2: Thân phận và vẻ đẹp tâm hồn nữ nhân vật của Pearl Buck
Chƣơng 3: Biểu tƣợng đất và O-Lan
Sau cùng là Tài liệu tham khảo


9


CHƢƠNG 1
PEARL BUCK – TÍNH NỮ CỦA VĂN HÓA ĐÔNG-TÂY

Pearl Buck, nữ nhà văn Mỹ, đƣợc tặng giải thƣởng Nobel văn học năm
1938 vì các tác phẩm mô tả cuộc sống đa diện mang tính sử thi của ngƣời dân
Trung Quốc trong những biến động dữ dội đầu thế kỉ XX và vì những kiệt tác
tự truyện. Bà là nhà hoạt động xã hội tích cực, đƣợc coi là một chiếc cầu nối
văn hóa Đông-Tây. Chƣơng này chúng tôi khảo sát nền tảng văn hóa trong
tác phẩm Pearl Buck, đồng thời xem xét những khía cạnh văn hóa tác động
đến cái nhìn của Pearl Buck. Qua đó, luận văn khẳng định dấu ấn Đông-Tây
trong thế giới nhân vật nữ của bà.
1.1. Từ tác giả Pearl Buck – nhà văn nữ phƣơng Tây…
Pearl S. Buck (1892 - 1973) là một nhà nhân văn lớn. Bà sống và gắn bó
với đất nƣớc Trung Hoa nói riêng và phƣơng Đông nói chung gần nhƣ suốt
cuộc đời. Với trí tuệ sắc sảo và trái tim nhạy cảm, bà đã miêu tả xã hội Trung

Quốc ở nhiều thời đại và bình diện khác nhau qua các tiểu thuyết về con
ngƣời, đất nƣớc Trung Quốc – nơi bà đã sống gần nửa cuộc đời và luôn đau
đáu về mảnh đất ấy.
Tổng thống Nixon đã khẳng định Pearl Buck là “một cây cầu giao tiếp
nền văn minh phương Đông và Tây, là một nghệ sĩ tuyệt vời, một người nhạy
cảm và từ bi” [39].
Trong bài Diễn từ phát biểu tại lễ trao giải Nobel Văn học 1938, Pearl
Buck khẳng định: “Khi cân nhắc về điều gì sẽ nói hôm nay, nghĩ rằng sẽ là sai
lầm nếu không nói về Trung Hoa. Nói thế mà vẫn đúng dù rằng tôi là người
Mỹ chính gốc, sinh ra ở Mỹ, tổ tiên ở đó và sẽ còn sống ở đất nước ấy, bởi tôi
là một phần của đất nước ấy. Ấy thế mà chính tiểu thuyết Trung Hoa chứ
không phải tiểu thuyết Mỹ đã làm khuôn mẫu cho tôi trong việc viết văn” [12,
255]. Tiểu thuyết Trung Hoa có khả năng khai sáng đối với tiểu thuyết phƣơng

10


Tây cũng nhƣ ngƣời viết phƣơng Tây” Với “khuôn mẫu” đó, năm 1925,
Pearl Buck bắt đầu viết Gió Đông gió Tây cuốn sách đầu tiên, đƣợc in năm
1930. Và Đất lành, Người vợ cả, Mọi người là anh em, Người mẹ nối tiếp
nhau ra đời, mang đến cho tác giả giải thƣởng Pulitzer, Huy chƣơng William
Dean Howells của Viện Hàn lâm Nghệ thuật Mỹ, giải Nobel Văn học.
Xét về cội nguồn tác phẩm, M. Bakhtin cho rằng: “Cái quyết định tiểu
thuyết là kinh nghiệm, nhận thức và thực tiễn” [2, 43]. Nhƣ thế, nhà văn và
sự trải nghiệm của bản thân luôn là chất liệu hữu ích cho việc xây dựng tác
phẩm. Pearl Buck là một nhà văn có cuộc sống đặc biệt. Chào đời ngày 26
tháng 6 năm 1892 tại Hillsboro, thuộc tiểu bang West Virginia nhƣng chƣa
đầy năm tháng tuổi, Pearl Buck đã theo bƣớc chân truyền giáo của cha mẹ
đến với đất nƣớc Trung Hoa, dân tộc chiếm một lƣợng dân số đông đảo trên
thế giới. Bà đã sống ở nơi này cho đến năm 1906. Tác giả đã học nói tiếng

Hoa trƣớc khi biết nói tiếng Anh, đã chơi đùa với trẻ em Trung Hoa, đƣợc bà
giữ trẻ kể cho nghe các câu chuyện về đạo Lão và đạo Phật. Cha và mẹ của
Pearl Buck không muốn sinh sống trong khu vực dành riêng cho ngƣời
phƣơng Tây mà thích hòa mình với ngƣời dân địa phƣơng, cảm nhận thế giới
tâm hồn phong phú của họ. Khi Pearl Buck còn thơ ấu, có giai đoạn gia đình
bà cùng với ngƣời dân đã phải chạy khỏi thành phố Thƣợng Hải do cuộc nổi
loạn Thái Bình Thiên Quốc.
Chính vì vậy, từ tuổi ấu thơ Pearl Buck có cơ hội tiếp xúc, gần gũi với
những ngƣời dân Trung Hoa, bà hiểu đƣợc đời sống sinh hoạt, tinh thần,
niềm vui và nỗi buồn trong cuộc đời của họ. Vào cuối thế kỷ XIX, Trung Hoa
còn là một quốc gia có nền văn hóa và lịch sử hoàn toàn xa lạ với ngƣời
phƣơng Tây. Pearl Buck đã đƣợc một gia sƣ Trung Hoa giảng dạy về văn
hóa, lịch sử đất nƣớc này.
Văn hóa chính là cái gốc, làm nên giá trị, bản sắc của mỗi con ngƣời,
mỗi dân tộc. Khi khoảng cách giữa hai bờ Đông-Tây còn quá rộng, Pearl

11


Buck đã dùng những trang tiểu thuyết đầy tâm huyết của mình để kéo hai nền
văn hóa xích lại gần nhau, khi ấy con ngƣời có thể hi vọng về một thế giới
hoà bình, hữu nghị. Ý nguyện gắn kết hai nền văn hoá đã đƣợc Pearl Buck
thể hiện rõ trong nhiều tác phẩm nghệ thuật, ví dụ khi tác giả nói đến sự chào
đời của đứa bé có cha là ngƣời Trung Hoa, mẹ là ngƣời Mĩ, “Đứa trẻ ra đời
với biết bao niềm vui của sự kết hợp. Nó đã kết chặt hai trái tim của cha mẹ
nó làm một! Hai trái tim hoàn toàn khác nhau về dòng dõi và giáo dục! Sự
kết hợp đẹp đẽ biết chừng nào” [20, 254]. Chính nhờ sự giao lƣu văn hóa
Đông-Tây mà ngƣời dân mới có cơ hội tiếp xúc với nền văn minh tiến tiến
của Tây phƣơng và từ đó dần dần từ bỏ những hủ tục lạc hậu, phong kiến kìm
hãm sự phát triển xã hội cũng nhƣ con ngƣời nói chung.

Để có đƣợc kiến thức văn chƣơng sâu rộng, Pearl Buck đã không ngừng
học tập, tìm hiểu những yếu tố độc đáo của nền văn học phƣơng Đông, cụ thể
là từ Trung Hoa, nơi bà có khoảng nửa cuộc đời gắn bó. Bên cạnh đó, nhà
văn đã học tập và nghiên cứu nền văn học từ phƣơng Tây, tích lũy đƣợc
nhiều kiến thức giá trị. Đây là một quá trình học hỏi và sáng tạo đòi hỏi sự hi
sinh, cũng nhƣ tâm huyết của ngƣời nghệ sĩ.
Trong quá trình sáng tác bộ tiểu thuyết Ngôi nhà đất, Pearl Buck đã chọn
lọc những yếu tố đặc sắc trong nghệ thuật xây dựng tiểu thuyết cổ điển Trung
Hoa (nhƣ miêu tả ngoại hình, hành động của nhân vật; ngƣời kể chuyện, cốt
truyện và kết cấu chƣơng hồi…) kết hợp với phƣơng thức trần thuật của văn
chƣơng hiện đại Âu Mĩ (nhƣ tổ chức điểm nhìn, khắc hoạ tâm lí nhân vật, kết
cấu mở…). Sự kết hợp độc đáo này đã đem lại một cách thức xây dựng tiểu
thuyết mới lạ cho văn học nhân loại.
Goethe từng chia sẻ: “không ai hiểu đúng đắn những khó khăn của nghệ
thuật như bản thân nghệ sĩ” [32, 286]. Điều này hoàn toàn chính xác qua các
tác phẩm của Buck. Tìm hiểu cuộc sống lao động nghệ thuật của những cây
bút lớn trên thế giới chúng ta đều nhận ra ở họ một tinh thần làm việc hết sức

12


nghiêm túc, khổ công và tận tụy.
Không chỉ là vốn trải nghiệm cuộc sống và văn hóa Trung Hoa – Âu Mỹ
mà còn xuất phát từ chính nguyên mẫu bản thân tác giả là ngƣời phụ nữ
mạnh dạn viết về giới mình với cảm xúc chân thật nhất. Chính tố chất nghệ sĩ
– tính nữ cũng góp phần quan trọng đem lại sự thành công cho bộ tiểu thuyết
Ngôi nhà đất. Điều này, quả đúng nhƣ tâm lý học nữ giới (Women
psychology) khẳng định: “tâm lý nữ giới rất thích hợp cho sáng tác nghệ
thuật, trong đó có văn học” [17, 256].
Theo Nguyễn Xuân Khánh: “Thiên tính nữ đơn thuần là “tính mềm mại,

tính nhu, uyển chuyển, của người phụ nữ” [40]. Vì vậy các nhà văn nữ
thƣờng có thế mạnh trong việc quan sát tỉ mỉ, tinh tế các hiện tƣợng, sự việc
của đời sống. Pearl Buck cũng không nằm ngoài quy luật đó, nhiều trang văn
miêu tả thiên nhiên phƣơng Đông của bà đẹp nhƣ những bức tranh thủy mặc:
“Bây giờ chị ngước mắt ngắm những cành liễu lá xanh rờn và óng ánh,
những bông hoa lê trắng muốt tỏa hương thoang thoảng trong gió, và ở chỗ
kia, màu đỏ thẫm của những trái lựu nổi bật lên trên nền cỏ xanh non. Gió
ấm áp thổi từng cơn rồi đột nhiên dừng lại làm cho mùi đất từ những luống
cày xông lên trộn lẫn mùi thơm hoa cỏ…” [22, 111]. Có khi Buck đƣa ngƣời
đọc đến tâm hồn của những ngƣời nông dân chất phác với những rung động
tinh tế trƣớc cảnh sắc thiên nhiên đêm trăng: “Hồi đó vào gần giữa tháng,
trăng tỏ và gần tròn. Cả hai cùng ngắm cảnh trăng sáng nơi đồng ruộng.
Cảnh vật êm ả, phẳng lặng, một sự yên tĩnh làm chàng không chịu nổi.
Chàng nghĩ lúc này cần phải nói một điều gì đó với người thiếu nữ” [28,
487]. “Trăng tròn lơ lửng trên không trung. Gió đêm đã thổi và ngang trời
từng đám mây trắng bay nhanh như những đàn chim bạch tuyết, lúc thì che
lấp mặt trăng mông lung, lúc thì để lộ ra ánh sáng trong kì diệu. Hơi mưa
phảng phất trong không gian” [20, 136].

13


Ngoài ra, với tố chất nghệ sĩ – tính nữ, Pearl Buck có một văn phong
trong sáng, nhẹ nhàng trong các sáng tác nghệ thuật. Qua những bức tranh
của thiên nhiên. Theo tuyên dƣơng của Viện Hàn lâm Thụy Điển: Pearl Buck
có lần kể bằng cách nào bà đã nhận ra sứ mệnh của mình là diễn dịch thiên
nhiên và bản tính Trung Hoa cho thế giới Phƣơng Tây. Bà không coi điều đó
nhƣ một công việc đặc thù văn học; nó đến với bà một cách tự nhiên. “Chính
con ngƣời đã luôn mang lại cho tôi niềm vui lớn nhất”; “và bởi tôi sống với
người Trung Quốc, con người ở đây là người Trung Quốc. Khi được hỏi

người Trung Quốc là người thế nào, tôi không thể trả lời. Họ không thế này
hay thế khác, họ đơn giản là người. Tôi không thể định nghĩa họ khác hơn
cách định nghĩa bà con thân thích của chính mình. Tôi quá gần gũi với họ và
đã sống với họ quá đỗi thân thiết nên không thể làm điều đó” [12, 259].
Đồng thời, các nhà văn nữ cũng là những ngƣời giàu cảm xúc, dễ rung
động trƣớc hiện thực đời sống, hoặc biến chuyển của xã hội. Tính nữ không
chỉ thể hiện ở việc miêu tả thiên nhiên cảnh vật mà đƣợc đặc tả qua các nhân
vật, đặc biệt là nhân vật nữ của Pearl Buck. Đằng sau những dòng tiểu thuyết
của Pearl Buck, ngƣời đọc nhận ra tình yêu thƣơng, trìu mến của tác giả đối
với ngƣời nông dân nghèo khổ. Tình cảm ấy đƣợc nhà văn gửi gắm sâu đậm
vào các nhân vật của mình.
Pearl Buck đã sống cùng nhân dân Trung Quốc trong mọi thăng trầm,
hồi sung túc cũng nhƣ khi đói kém, trong những xáo động đẫm máu của các
cuộc cách mạng cũng nhƣ trong cơn mê sảng về những điều không tƣởng. Bà
giao thiệp không những với tầng lớp trí thức mà cả với những nông dân chất
phác, những ngƣời chƣa hề nhìn thấy ngƣời phƣơng Tây trƣớc khi gặp bà. Là
một ngƣời lạ nhƣng không bao giờ tự coi mình là ngƣời lạ, bà thƣờng gặp
những tình huống nguy hiểm đến tính mạng; nói chung, quan điểm của bà thể
hiện tính nhân văn nồng ấm và sâu sắc. Một cách khách quan thuần túy, bà đã
thổi sức sống vào tri thức của mình và tặng chúng ta một thiên hùng ca về

14


ngƣời nông dân, Đất lành (The Good Earth, 1931), tác phẩm đã khiến bà nổi
tiếng trên toàn thế giới [3, 589].
Nhìn chung, tài năng và tố chất nghệ sĩ – tính nữ đã tạo nên một nét độc
đáo trong thế giới tác phẩm tiểu thuyết của Pearl Buck. Những bức tranh đời
sống trong tác phẩm của bà đã đƣợc thể hiện tinh tế bằng một giọng văn nhẹ
nhàng, giàu cảm xúc.

Ý nguyện của Pearl Buck về việc tạo một đƣờng kênh chia sẻ văn hóa
Đông-Tây không chỉ biểu hiện trên những trang văn mà còn thể hiện trong
phần lớn cuộc đời tác giả. Bà tích cực tham gia các hoạt động từ thiện, xã hội
nhƣ: sáng lập ra tổ chức phi lợi nhuận Hiệp hội Đông Tây (The East and
West Association, 1941). Pear Buck cùng với Richard J. Walsh lập nên tổ
chức Welcome Home (Căn nhà tình nghĩa, 1949) với mục đích giúp trẻ mồ
côi. Đây là tổ chức quốc tế đầu tiên nhận trẻ em về chăm sóc, nuôi dƣỡng từ
các nƣớc trên thế giới. Năm 1963, bà đã lập ra Quỹ Pearl S. Buck nhằm giải
quyết các vấn đề đói nghèo và phân biệt đối xử đối với trẻ em ở các nƣớc
châu Á, bà đã tặng cho quỹ này bảy triệu đô la để tổ chức và duy trì hoạt
động. Pearl Buck đã dùng cuộc đời mình hƣớng về những số phận nhỏ bé, bất
hạnh, bà nuôi dƣỡng và phát huy những phẩm chất tốt đẹp ẩn chứa trong tâm
hồn của họ. Pearl Buck đã hoàn thành sứ mệnh cao cả của một nhà văn chân
chính trong văn chƣơng lẫn trong cuộc sống đời thƣờng.
1.2. …đến nhân vật nữ trong bộ tiểu thuyết Ngôi nhà đất
Sáng tác trong khoảng 40 năm, Pearl Buck đã để lại hơn ba mƣơi tiểu
thuyết, ba quyển tự truyện, bên cạnh còn có những bài tiểu luận, kịch và
truyện viết cho trẻ em. Ngoài ra, Pearl Buck còn viết truyện phim, đó là tác
phẩm Quỷ sa tăng không bao giờ ngủ (Satan Never Sleeps, 1962). Pearl Buck
là tác giả của nhiều tiểu thuyết giá trị, nhƣng giới nghiên cứu văn học đánh
giá chính bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất đã làm tên tuổi Buck tỏa sáng. Bởi
những sáng tác ấy đã thể hiện sâu sắc quan niệm về nhân sinh của nhà văn.

15


Bộ ba tiểu thuyết Ngôi nhà đất Pearl Buck viết về đề tài cuộc sống ngƣời
dân Trung Quốc nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX. Trong đó, tác giả tập
trung thể hiện mối quan hệ giữa con ngƣời với đất đai, với những phong tục,
tập quán, truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc. Đồng thời, Pearl Buck

còn khơi gợi lại những năm tháng không thể nào quên của nhân dân Trung
Hoa khi họ phải đối diện với hạn hán, lũ lụt Không chỉ vậy, ngƣời dân còn
là nạn nhân của các cuộc chiến tranh phi nghĩa, đẫm máu và nổi bật lên là
hình ảnh ngƣời phụ nữ, những con ngƣời dƣới đáy xã hội.
Chức năng của văn học là tấm gƣơng phản chiếu cuộc sống vì vậy để
hiểu rõ hoàn cảnh sáng tác của tiểu thuyết Ngôi nhà đất chúng ta biết rõ thêm
sơ lƣợc về lịch sử của nƣớc Trung Hoa vào cuối thế kỷ XIX.
Trong giai đoạn này Trung Quốc đang rơi vào tình trạng bất ổn, đời sống
ngƣời dân lầm than, cơ cực. Từ nửa sau thế kỉ XIX, tình hình chính trị của
Mãn Thanh có nhiều thay đổi, mâu thuẫn trong nội bộ tập đoàn thống trị ngày
càng gay gắt. Ở địa phƣơng, các phái quân phiệt nổi dậy và mâu thuẫn với
nhau. Trƣớc tình trạng xã hội Trung Hoa rối ren, kinh tế suy sụp, các cƣờng
quốc đã đón bắt thời cơ thuận tiện thâu tóm đất nƣớc rộng lớn, một thời hƣng
thịnh này. Năm 1894 – 1895, Nhật gây chiến với nhà Thanh, bắt Trung Quốc
cắt đất Bành Hổ, Đài Loan và nộp 345 triệu yên cho Nhật. Trong thập niên
1890, các nƣớc đế quốc đã phân chia phạm vi thế lực, cắt Trung Quốc ra
thành từng mảnh. Nga dành ba tỉnh Đông Bắc, Anh chiếm lƣu vực sông
Trƣờng Giang, Đức chiếm Sơn Đông, Pháp giành Quảng Đông, Quảng Tây.
Năm 1899, Mĩ đƣa ra chính sách mở cửa để nuốt trọn Trung Quốc. Trong đại
chiến 1914 – 1918, Nhật Bản đã gây chiến với Đức rồi thừa cơ chiếm Giao
Châu. Sau đó, Nhật lại đem quân đổ bộ lên Sơn Đông, đƣa ra 21 điều ép
Trung Hoa cho Nhật hƣởng tất cả các quyền lợi của Đức ở Sơn Đông, Nam
Mãn, Đông Mông… Với những đặc quyền đó xem nhƣ Trung Hoa đã không
còn chủ quyền. Phát xít Nhật luôn thị uy bằng cách thản nhiên bắn xả vào dân

16


bản xứ, vào những ngƣời thợ, học sinh bãi công, biểu tình. Từ năm 1921,
đảng Cộng Sản Trung Hoa đƣợc thành lập và phát triển trong các năm 1925 –

1926, tổ chức nhiều cuộc đình công chống đế quốc tại nhiều tỉnh. Sau khi
Tôn Dật Tiên qua đời vào năm 1925, Tƣởng Giới Thạch đã khởi sự một
chiến dịch tiêu diệt ngƣời Cộng Sản và vào tháng 3 – 1927, quân đội Quốc
Dân Đảng tiến vào thành phố Nam Kinh. Lúc bấy giờ, vợ chồng Pearl Buck
cùng ngƣời cha và cô con gái phải bỏ tất cả gia sản, chạy về thành phố
Thƣợng Hải [11, 15].
Những thăng trầm, các biến cố lớn lao diễn ra trên đất Trung Hoa đã tác
động mạnh mẽ đến đời sống của bản thân Pearl Buck và gia đình. Đồng thời,
các sự kiện ấy đã tạo nên ấn tƣợng khó phai mờ, là “những vết khắc trong
tim” (từ dùng của K. Paustovski) Pearl Buck. Đó là những dữ kiện, chất liệu
quan trọng, là vốn sống phong phú tạo nên giá trị to lớn trong những sáng tác
nghệ thuật của nhà văn sau này. Văn hào Sinclair Lewis (1885 – 1951), ngƣời
Mỹ đầu tiên đoạt Giải Thƣởng Nobel về văn chƣơng vào 1930, đã khen ngợi
Pearl Buck vì đã sáng tác nên những công trình mang lại “một hình ảnh mới
về con ngƣời của Phƣơng Đông”. Xa cách Trung Hoa từ năm 1934, nhƣng
những năm tháng cuối đời, mảnh đất ấy vẫn sống mãi trong lòng Pearl Buck
“Tôi cũng như tổ tiên của tôi là người Mĩ, nhưng trong tâm hồn, tôi cảm thấy
mình là người Trung Hoa” (By birth and ancestry I am American but by
sympathy I feelling I am Chinese – Pearl Buck) [36, 251]. Chính vì vậy, viết
tiểu thuyết về Trung Hoa, Pearl Buck không chỉ phản ảnh về đất nƣớc ấy, mà
dƣờng nhƣ đây là cơ hội để bà sống lại một phần cuộc đời mình, hồi tƣởng lại
những khoảnh khắc không thể nào quên.
Xã hội Trung Hoa cũng phức tạp nhƣ nền chính trị và khi nhà Thanh bị
lật đổ, các tỉnh thành của nƣớc Trung Hoa nằm trong tay nhiều quân phiệt,
nhiều nhóm đạo tặc chẳng hạn nhƣ tƣớng Ngô Bội Phu đã kiểm soát năm tỉnh
Miền Bắc và Miền Trung với hàng trăm triệu dân dƣới quyền. Tại Mãn Châu,

17



Trƣơng Tác Lâm cai quản vùng đất rộng bằng diện tích của hai nƣớc Pháp và
Tây Ban Nha cộng lại.
Sau khi lãnh tụ Tôn Dật Tiên qua đời, Tƣởng Giới Thạch đặt bản doanh
tại Nam Kinh, đã phát động chiến dịch chống lại các sứ quân, đánh phá Cộng
Sản do Mao Trạch Đông chỉ huy và chống cự quân đội Nhật Bản. Nƣớc
Trung Hoa bị tàn phá vì nội chiến, và rối loạn trải dài từ Quảng Đông tới Bắc
Kinh. Trong hoàn cảnh chính trị bất ổn này, những ngƣời nông dân nhƣ
Vƣơng Long là những kẻ làm mƣớn, bị bóc lột do các địa chủ có hàng ngàn
mẫu đất, họ còn bị bọn cƣớp quấy phá, bị lƣờng gạt bởi các con buôn lúa gạo
do bởi họ không biết đọc, không biết viết, họ bị thiếu ăn, bị khinh bỉ vì ngu
dốt và hèn kém.
Pearl Buck còn miêu tả trạng thái tâm lí của ngƣời dân Trung Hoa khi
văn hóa phƣơng Tây từng bƣớc xâm nhập vào xã hội. Thái độ của ngƣời dân
Trung Hoa khi đón nhận văn hoá ngoại quốc không giống nhau. Có thể khẳng
định rằng, bộ tiểu thuyết Ngôi nhà đất không chỉ là tiểu sử riêng về một cá
nhân, một gia đình, một dòng họ, mà còn là một bức họa rộng lớn về phong
cảnh, đất nƣớc và xã hội Trung Hoa nửa sau thế kỉ XIX đến đầu thế kỉ XX.
Đằng sau bức họa ấy là thế giới tinh thần sinh động, bí ẩn của con ngƣời. Tất
cả điều đó đƣợc thể hiện bằng những nét khắc họa điêu luyện, sắc sảo thông
qua các nhân vật nữ.
Thế giới nhân vật trong các tác phẩm của Pearl Buck, đặc biệt là tiểu
thuyết rất đa dạng: thuộc nhiều lứa tuổi, nhiều giai tầng xã hội và nổi bật lên
là hình tƣợng nhân vật nữ. Phần đa nhân vật nữ trong tác phẩm là những
ngƣời phụ nữ xuất thân là nông dân chân lấm tay bùn “làm việc từ lúc sáng
tinh sương cho đến lúc mặt trời lặn” [22, 25]. Hay có khi nhân vật nữ là
những con ngƣời quyền quí, danh giá: Từ Hi Thái hậu, nắm trong tay vận
mệnh của một quốc gia rộng lớn nhất thế giới trong Từ Hi Thái hậu (Imperial
Women). Hoặc các nhân vật nữ là những ngƣời thanh niên tiến bộ: Mai Linh,

18



Ái Lan… thế hệ thứ ba của gia tộc Vƣơng Long trong Ngôi nhà đất, hay nhân
vật Quế Lan, ngƣời con gái đƣợc dạy dỗ theo kiểu truyền thống dân tộc trong
Gió Đông, gió Tây (East Wind, West Wind)… thì ngƣời phụ nữ trong văn
Pearl Buck đều là hiện thân của những con ngƣời thuần nét Á Đông, chăm
chỉ, đảm đang, hi sinh vì chồng con.
Pearl Buck quan niệm: “Toàn bộ công việc của nhà văn là lựa chọn cái
dòng sự sống chảy qua con người mình trải muôn đời mảnh vỡ thời gian,
không gian và sự kiện, để từ trong đó khám phá cái trật tự, cái nhịp điệu và
cái hình thù cơ bản, cố hữu” [12, 267].
Điều đó đƣợc Buck thể hiện qua những nhân vật nữ trong Ngôi nhà đất
và toàn cảnh tiểu thuyết của bà. Chúng tôi nhận thấy trong tác phẩm này nhà
văn đã tập trung thể hiện những vấn đề bà thƣờng quan tâm: mối quan hệ
giữa ngƣời nông dân với đất đai, giao thoa văn hoá Đông-Tây, hậu quả nặng
nề từ chiến tranh.
Có thể nhận thấy Pearl Buck là một ngoại lệ khi vƣợt qua đƣợc những
hạn chế của các cây bút nữ khi mà đa phần: “Các sáng tác của các cây bút nữ
thường tập trung ở một số tính chất và phạm vi nhất định, bởi vì diện sống
của họ nói chung không được rộng” [17, 259]. Nhƣng Pearl Buck có khả
năng tái hiện bức tranh cuộc sống trong một bối cảnh rộng lớn và cách thể
hiện, phản ánh của bà cũng rất sinh động, cụ thể, rõ nét. Khảo sát những sáng
tác nổi tiếng của Pearl Buck, chúng tôi nhận thấy phạm vi phản ánh của nhà
văn hết sức đa dạng, có khi đó là căn nhà nhỏ của một ngƣời nông dân, có khi
là nơi ở của một điền chủ, hoặc là dinh thự của một gia tộc lâu đời. Đặc biệt,
có lúc Pearl Buck còn dẫn dắt ngƣời đọc đi vào tận Tử Cấm Thành. Không
gian trong tiểu thuyết của nhà văn trải dài từ phƣơng Đông (Trung Hoa, Nhật
Bản, Ấn Độ) sang đến phƣơng Tây (Mĩ, Pháp). Điều đó đã khẳng định tài
năng của Pearl Buck, cũng nhƣ sự nỗ lực không ngừng của nhà văn trong
hành trình sáng tạo nghệ thuật.


19


1.2.1. Vị trí nhân vật nữ trong Ngôi nhà đất
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, nhân vật văn học đƣợc hiểu là những
con ngƣời cụ thể đƣợc miêu tả trong văn học. Nhân vật văn học có thể có tên
riêng (Tấm, Cám, chị Dậu, anh Pha…) cũng có tên riêng nhƣ thằng bán tơ,
con mụ nào,… Khái niệm nhân vật có khi đƣợc hiểu nhƣ những ẩn dụ, không
chỉ một con ngƣời cụ thể nào mà chỉ là những hiện tƣợng nổi bật nào đó
trong tác phẩm… Dù khái niệm nhân vật có đƣợc hiểu bằng nhiều cách khác
nhau tùy theo ý đồ sáng của mỗi nhà văn nhƣng nhìn chung “nhân vật văn
học bao giờ cũng là những người dẫn dắt độc giả vào những môi trường
khác nhau của cuộc sống” [10, 235]. Nhân vật văn học còn thể hiện quan
niệm nghệ thuật và lý tƣởng thẩm mỹ của nhà văn về con ngƣời. Vì thế nhân
vật gắn liền với chủ đề của tác phẩm.
Cũng bàn về khái niệm nhân vật, Phƣơng Lựu cho rằng: “Nhân vật văn
học là con người được thể hiện bằng phương tiện văn học. Văn học không thể
thiếu nhân vật bởi vì đó là hình thức cơ bản để qua đó văn học miêu tả thế
giới một cách hình tượng. Bản chất văn học là một quan hệ nhất định với đời
sống, nó chỉ tái hiện đời sống qua những chủ thể nhất định, đóng vai trò như
những tấm gương của cuộc đời” [18, 278]. Nhà văn sáng tạo nhân vật để biểu
hiện quan niệm và nhận thức của mình về con ngƣời và thế giới. Ở mỗi thời
đại, quan niệm và nhận thức ấy có sự thay đổi vô cùng phong phú, phức tạp.
Nói đến phụ nữ là nói đến vấn đề của hơn một nửa nhân loại, với số lƣợng và
khả năng cống hiến lớn, họ thực sự có vai trò quan trọng trong mọi lĩnh vực
đời sống, kinh tế, chính trị, xã hội… Ngƣời phụ nữ còn là vẻ đẹp bền vững,
sự vĩnh cửu của cuộc đời. Lenin cho rằng: “Nhận thức về phụ nữ, thái độ với
phụ nữ là một trong những trình độ văn hóa, văn minh của một dân tộc”.
Quả vậy, con ngƣời và tấm lòng của ngƣời phụ nữ có những điều gì đó

vƣợt ra ngoài lời, âm thầm và lớn lao vô cùng. Chính vì vậy mà ngƣời phụ nữ
trở thành nguồn cảm hứng sáng tạo, nguồn đề tài vô tận đối với các nhà văn.

20


Nhân vật phụ nữ trong văn học cũng gợi niềm say mê, hứng thú với nhiều
nhà nghiên cứu văn học. Và Pearl Buck cũng không nằm ngoài quy luật ấy,
bà viết về ngƣời phụ nữ bằng chính tiếng nói của ngƣời trong cuộc.
Per Hallström, thƣ ký thƣờng trực Viện hàn lâm Thụy Điển trong lễ
Tuyên dƣơng Nobel, đã khái quát: “Vị trí người phụ nữ Trung Quốc là vấn đề
quan trọng và ảm đạm nhất trong những vấn đề của tiểu thuyết này. Ngay từ
đầu, chính ở điểm này cảm xúc của tác giả phơi bày mạnh mẽ nhất; cảm xúc
đó vẫn không ngừng nổi bật giữa sự êm đềm của tác phẩm sử thi. Một đoạn
ngay đầu tác phẩm đã thể hiện một cách chua xót vị trí thực của người phụ
nữ Trung Quốc từ ngàn xưa. Điều đó được lột tả với một sự nhấn mạnh đầy
ấn tượng, đồng thời với một chút hài hước hiếm thấy trong tác phẩm” [44].
Khi Khổng giáo ra đời, việc bắt phụ nữ phải phục tòng nam giới đã đƣợc
qui định, ngƣời ta gọi đó là lễ giáo, điều này đã đƣợc ghi nhận trong “Lễ Kí”.
Về phía ngƣời phụ nữ, do sự phụ thuộc về kinh tế, và bản chất phần lớn là
hiền lành, hiếu thuận nên họ thƣờng làm theo đúng tập tục xã hội, chấp nhận
tuân theo những lời giáo huấn đó. Xã hội Trung Quốc cũng qui định trong gia
đình, ngƣời con trai gánh vác việc thờ phụng tổ tiên, có lẽ vì con trai làm
ruộng và chiến đấu với kẻ thù giỏi hơn. Dòng dõi muốn đƣợc mạnh thì ngƣời
chồng phải có con trai làm nên sự nghiệp vẻ vang và thờ phụng tổ tiên khi
mình qua đời. Vì vậy, vai trò của ngƣời con trai rất quí. Sự ra đời của bé trai
mang lại niềm vui lớn cho gia đình, dòng họ. Chính vì vậy mà khi O-Lan sinh
con, điều mà Vƣơng Long mong mỏi nhiều nhất là O-Lan sẽ sinh con trai
“Con trai phải không? Ít nhất cũng nói cho tôi biết có phải con trai không?”
[25, 38]. Vốn là ngƣời rất tiết kiệm trong chi tiêu, Vƣơng Long không thích

tiếp xúc với mọi ngƣời vì sợ tốn kém, nhƣng trƣớc niềm vui có đứa con trai,
Vƣơng Long thốt ra điều đã nghĩ từ lâu, “Nhà ta sẽ phải mua một giỏ trứng
rồi đem nhuộm đỏ để mang biếu bà con lối xóm trong làng. Như vậy mọi
người sẽ biết là chúng mình đã có một đứa con trai” [26, 39]. Năm đó, Tết

21


đến, Vƣơng Long còn mang những bộ áo giấy đến mặc cho tƣợng thổ thần.
Sau đó, ông cắm mấy nén nhang trƣớc các pho tƣợng để thể hiện sự biết ơn
của mình vì nghĩ rằng nhờ trời mà ông đã có đƣợc đứa con trai.
Lần sinh thứ hai, O-Lan tiếp tục sinh đƣợc bé trai. Vƣơng Long cảm thấy
tràn trề hạnh phúc, hãnh diện, ông thầm biết ơn vợ mình “Mỗi năm lại thêm
một con trai, gia đình thật hạnh phúc… vợ mình quả là người đàn bà có công
đem hạnh phúc lớn cho mình” [26, 55]. Khi sinh lần thứ ba, O-Lan cho ra đời
một đứa con gái. O-Lan cảm thấy thất vọng, xấu hổ khi thông báo cho chồng
mình chuyện này “Lần này là con gái… không đáng cho mình quan tâm” [26,
63]. Còn Vƣơng Long, khi nhận đƣợc tin này, ông buồn rầu thấy gia đình
mình bắt đầu có con gái. Bởi theo quan điểm của nhân vật, cũng là nhận định
chung của xã hội thì con gái sau này sẽ không thuộc về phần cha mẹ, con gái
sinh ra thì cha mẹ phải nuôi để rồi sau này lớn lên chúng đi ở với gia đình
khác. Vƣơng Long cảm thấy chán nản, thất vọng “có cảm giác như mình vừa
gặp một chuyện không may. Thế rồi, không đến xem mặt con gái vừa chào
đời, Vương Long đi ra ngoài ruộng làm việc” [26, 63].
Đến khi vợ của Nông An, ngƣời con trai cả của ông sắp sinh con, Vƣơng
Long lúc bấy giờ tuổi đã cao, già yếu vẫn cất công đi mua nhiều nhang đèn,
cầu xin nữ thần cho con dâu ông sinh hạ con trai “Nếu là cháu trai, tôi sẽ
mua cho bà một chiếc áo đỏ, nhưng nếu là cháu gái thì tôi chẳng mua gì
đâu” [27, 256]. Điều này cho thấy trong xã hội Trung Quốc, ngƣời vợ nào
không sinh đƣợc con trai thì xấu hổ vô cùng, họ tự xem đã có tội lớn với gia

đình chồng. Thậm chí, nếu gia đình nào sinh nhiều con gái quá mà gặp lúc
nghèo đói quá thì ngƣời ta có thể đem bỏ ở ngoài đồng cho đứa bé chết lạnh,
đứa trẻ có thể bị heo ăn thịt, hoặc gia đình có quyền đem bán đứa bé đi để lấy
tiền. Nhƣ trƣờng hợp O-Lan: “Chính tôi hồi nhỏ cũng bị đem bán. Tôi bị đem
bán cho một nhà giàu để cha mẹ tôi có thể trở về quê hương” [26, 105]. Tất
nhiên, đây không phải là hiện tƣợng cá biệt. Một ngƣời đàn ông ở Giang Tô

22


đã tâm sự với Vƣơng Long về gia đình mình, vào mùa đông trƣớc, họ đã đem
bán hai đứa con gái, nhờ vậy mới thoát nạn đói và “Mùa đông tới, nếu vợ tôi
tiếp tục đẻ con gái nữa, chúng tôi cũng lại đem bán” [26, 106]. Ông còn cho
biết thêm, có những ngƣời khi sinh ra con gái, họ thản nhiên “giết chúng
ngay khi chúng mới lọt lòng” [26, 106].
Có thể thấy, ở đất nƣớc này, sinh ra là ngƣời con gái rõ ràng là điều
không may mắn, vì số phận của họ thật quá mong manh, phải cam chịu nhiều
bất hạnh, thiệt thòi. Trong gia đình, mọi sự quan tâm thƣờng đƣợc tập trung
vào ngƣời con trai, còn ngƣời con gái không đƣợc đoái hoài hỏi han đến.
Ngƣời mẹ của Ái Lan đã tâm sự với Vƣơng Nguyên: “Đã nhiều lần, mẹ
tìm cớ này cớ khác, sai em con đến. Em con nom cũng đĩnh đạc, hóm hỉnh
lắm, mẹ đinh ninh thế nào cha con cũng phải để ý. Cha con lạ quá, rất vô
tình. Dưới con mắt cha con, em Lan chỉ là một người đàn bà. Cha con mặc
nhiên không đoái hoài đến hai mẹ con” [28, 87]. Thất vọng trƣớc sự hờ hững
của chồng, bà lấy cớ tìm nơi cho Ái Lan học hành, cố gắng dìu dắt, trông
nom con để đỡ tủi thẹn vì sinh ra phận má đào. Vƣơng hổ tƣớng có gửi tiền
lên nhƣng không tìm hiểu hai mẹ con ở đâu, còn sống hay chết.
Nhƣ vậy, dù ngƣời phụ nữ có năng lực, trí tuệ, họ có nhiều khả năng
đóng góp cho gia đình, xã hội nhƣng những quan điểm truyền thống Trung
Quốc đã không cho họ một vị thế xứng đáng. Điều đáng tiếc là tƣ tƣởng này

đến nay vẫn còn tồn tại, và nó còn đƣợc phổ biến, hằn sâu vào nếp nghĩ của
ngƣời dân nhiều nƣớc Châu Á.
Qua việc khảo sát các sáng tác của Buck nói chung và Ngôi nhà đất nói
riêng ta thấy nhân vật nữ có vai trò quan trọng trong sự nghiệp sáng tác của
bà. Về mặt số lƣợng, nhân vật nữ chiếm đa phần trong tổng số tác phẩm của
Pearl Buck đã đƣợc dịch ra ở Việt Nam. Viết về nhân vật nữ với số lƣợng lớn
thể hiện sự sự quan tâm sâu sắc của nhà văn nữ về giới mình, với Buck nhân
vật nữ là nơi kết tinh những vẻ đẹp lý tƣởng, là nơi bà bày tỏ những quan

23


niệm về ngƣời phụ nữ của một nhà văn nhân văn. Bà là một ngƣời đi bắc
những nhịp cầu văn hóa Đông-Tây, luôn đi tìm kiếm những vẻ đẹp gần gũi,
giản dị, những giá trị bền vững vĩnh hằng ở ngƣời phụ nữ.
Ở phƣơng Đông, Khổng Tử và hàng ngàn lớp Nho gia kế tiếp vẫn một
mực khẳng định “phụ nhân nan hóa”. Họ cho rằng “đàn bà thật khó dạy” bởi
quan niệm ngƣời phụ nữ không có khả năng tiếp thu cái hay và cái mới và
mặt khác rất khó bỏ tính nết xấu. Đạo Khổng khoác lên ngƣời phụ nữ một cái
áo cố hữu của bản chất ngu dốt, thiếu năng lực và ý chí cầu tiến. “Nhất nam
viết hữu, thập nữ viết vô” cũng xuất hiện từ đó. Có lẽ chính vì vậy, trong hệ
thống Nho giáo, ngƣời phụ nữ suốt đời bị lệ thuộc và phải phục tùng. Nho
giáo kìm chân ngƣời phụ nữ bên chiếc cối xay, bên xó bếp sau những lũy tre
làng bởi tam tòng tứ đức. Quan niệm trọng nam khinh nữ theo thời gian, dần
ăn sâu vào tâm thức ngƣời dân phƣơng Đông. Thực tế, Nho giáo không chỉ
biến phụ nữ thành món đồ sở hữu của phái nam, trở thành những “con ở”
không công mà còn hạ thấp phẩm giá, năng lực của ngƣời phụ nữ bằng những
quy định hà khắc: không cho phép phụ nữ đi học, tham gia Khoa cử và đặc
biệt là không thể làm quan. Và nhƣ vậy, sự nông nổi, thấp kém, ngu muội,
dốt nát của đàn bà không phải là do yếu tố cá nhân mà nằm sâu ở vấn đề

“phái tính”.
Sự phân biệt phái tính cũng đƣợc thể hiện rất rõ trong ngôn ngữ phƣơng
Đông. Nền văn hóa Âm – Dƣơng này coi những gì thuộc Dƣơng là đàn ông,
còn những gì thuộc Âm là phụ nữ. Những cặp từ phái sinh tƣơng ứng nhƣ
mặt trời – mặt trăng, ngày – đêm, nóng – lạnh, lửa – nƣớc, chủ động – bị
động,… cũng chính là kết quả của lối tƣ duy thống trị bởi nam giới.
Pearl Buck thấu hiểu nỗi thống khổ mà lễ giáo phong kiến quy chụp lên
ngƣời phụ nữ. Vì vậy Buck dành sự quan tâm ngƣời phụ nữ Trung Hoa qua
những trang viết của mình: Khi viết về O-Lan với niềm cảm thƣơng sâu sắc:
“từng làm nô tỳ một nơi giàu sang, lắm công nhiều việc, đầu tắt mặt tối, quần

24


quật suốt ngày” [26, 39]. “Mặt nàng mồ hôi, ướt nhoẹt, đất cát bụi bậm lấm
be bét khắp người, nom nâu nâu như mầu đất” [26, 40]. Thu vén, cất nhắc,
trông nom mọi việc trong nhà đâu vào đấy và đặc biệt là đức tính kiệm lời,
O-Lan gắn với từ láy chỉ thái độ nhận nhịn, cam chịu: “Lặng lẽ”.
Nhƣng con ngƣời ấy không chỉ đáng thƣơng mà còn đáng đƣợc yêu mến,
trân trọng. Mỗi trang viết của bà là tiếng nói tố cáo xã hội, bênh vực những
con ngƣời nhỏ bé bất hạnh. Ngƣời phụ nữ sinh ra trong xã hội ổn định, bình
thƣờng vẫn là ngƣời chịu nhiều thiệt thòi huống hồ họ phải sống trong xã hội
thực dân nửa phong kiến một cổ chịu bao tròng áp bức: xã hội phong kiến,
ngƣời đàn ông, thực dân.
1.2.2. Vấn đề nữ quyền trong Ngôi nhà đất
Theo Bách khoa toàn thƣ mở Wikipedia: “Nữ quyền là quyền và quyền
lợi của phụ nữ được công nhận bởi nhiều quốc gia trên thế giới.
Các vấn đề thường liên quan với khái niệm quyền của phụ nữ bao gồm,
nhưng không giới hạn: cơ thể toàn vẹn và tự chủ; quyền được giáo dục và
làm việc; được trả lương như nhau; quyền sở hữu tài sản; tham gia vào các

hợp đồng hợp pháp, tổ chức các cơ quan công quyền; quyền bầu cử; quyền
tự do kết hôn, bình đẳng trong gia đình và tự do tôn giáo. Ở một số nơi,
những quyền này được thể chế hoá hoặc hỗ trợ theo quy định của pháp luật,
phong tục địa phương, hành vi ứng xử, trong khi ở một số nơi khác, tùy thuộc
vào lịch sử và truyền thống, chúng có thể bị bỏ qua” [45].
Chủ nghĩa nữ quyền vốn là danh từ do Nhật văn dịch ra Trung văn. Thật
ra từ thế kỷ 18 do phong trào tự do lớn mạnh, ngƣời ta đã đƣa ra vấn đề nam
nữ bình đẳng và chủ nghĩa nữ tính tự do (Liberal feminism).
Chủ nghĩa nữ quyền xuất hiện là do sự bất bình đẳng về giới, vì nữ tính từ
xƣa đến nay về chính trị bị áp bức, về xã hội bị chèn ép nhận chìm, về kinh tế thì
cam chịu nghèo khổ, về văn hóa bị nam tính tƣớc đoạt (đàn bà con gái ít đƣợc đi
học), tƣ tƣởng tình cảm rơi vào trạng thái đè nén, ngay cả trong vấn đề hôn nhân

25


– gia đình phụ nữ cũng không có quyền định đoạt. Trong xã hội cũ phụ nữ chỉ
sống với bản năng của một ngƣời đàn bà là sinh con, và chăm lo cho gia đình.
Bản năng đó gắn liền với ngƣời phụ nữ một cách bất di, bất dịch.
Vấn đề nữ quyền là một phạm trù lịch sử. Trải qua mỗi thời đại, vấn đề
nữ quyền đƣợc nói đến với những biểu hiện cụ thể khác nhau. Tuy vậy, nữ
quyền về bản chất đều xuất phát từ sự bất bình đẳng nam – nữ trong đời sống
xã hội. Trong cuộc đấu tranh xã hội về quyền con ngƣời, sự tiến bộ trong
nhận thức đã dẫn đến ý thức về nữ quyền, thậm chí trên thế giới đã xuất hiện
một số thuyết nữ quyền. Có thể kể Thuyết nữ quyền tự do, Thuyết nữ quyền
xã hội chủ nghĩa, Thuyết nữ quyền Mác xít… [6, 41].
Điểm qua về thuyết nữ quyền nhƣ vậy để thấy vấn đề quyền của phụ nữ
trong xã hội luôn là cấp thiết, nhức nhối và đƣợc quan tâm hàng đầu. Pearl
Buck – nhà văn nữ đến từ phƣơng Tây đã đề cập đến vấn đề nữ quyền của
mình qua các sáng tác và đặc biệt nữ quyền trong Ngôi nhà đất và từ những

năm 1930 bà quan tâm và chia sẻ qua các tác phẩm của mình. Những năm
gần đây, nữ quyền luôn là vấn đề nóng hổi của văn đàn Trung Quốc. Có thể
nói, ở một đất nƣớc mà Khổng giáo thống trị hàng nghìn năm, ngƣời phụ nữ
luôn bị o ép bởi “tam tòng tứ đức”, bởi khuôn giáo có lúc nghiệt ngã, thì đến
thế kỷ XX, XXI này, tiếng nói của họ bắt đầu cất lên mạnh mẽ. Nhân vật nữ
không chỉ là trung tâm trong các tác phẩm của các nhà văn nữ nhƣ Thiết
Ngƣng, Sơn Táp, Miên Miên, Vệ Tuệ, Xuân Thụ… mà trong nhiều tác phẩm
của nhà văn Mạc Ngôn – ngƣời vừa đƣợc giải Nobel 2012 – phụ nữ cũng
thƣờng xuyên là nhân vật chính của câu chuyện.
Ngƣời phụ nữ trong văn của Mạc Ngôn hoang dã, nổi loạn và mãnh liệt.
Họ là đại diện cho khúc ca bi thƣơng về số phận con ngƣời và cho những
thăng trầm lịch sử Trung Hoa. Nhân vật nữ trong văn Buck là những con
ngƣời lặng lẽ, cam chịu để rồi trỗi dậy: Từ O-Lan câm lặng đến Ái Lan dám
chống lại lễ giáo phong kiến đè nén hàng nghìn năm. Trong mỗi trang sách,

×