Tải bản đầy đủ (.doc) (46 trang)

Giáo án Mĩ Thuật lớp 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (265.28 KB, 46 trang )

Bài 1 : Thường thức mĩ thuật
XEM TRANH THIẾU NỮ BÊN HOA HUỆ
I – MỤC TIÊU
- HS tiếp xúc, làm quen với tac phẩm Thiếu nữ bên hoa huệ và hiểu vài nét về họa sĩ
Tô Ngọc Vân
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và màu sắc trong tranh
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV
- Tranh Thiếu nữ bên hoa huệ.
- Sưu tầm thêm một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân
Học sinh
- SGK.
- Một số tranh của họa sĩ Tô Ngọc Vân (nếu có).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DAY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một vài bức tranh đã chuẩn bị và yêu cầu HS khi xem tranh cần lưu ý:
+ Tên tranh.
+ Tên tác giả.
+ Các hình ảnh trong tranh.
+ Màu sắc.
+ Chất liệu bức tranh
- GV cần cho một vài HS nêu cảm nhận của mình về các bức tranh.
Hoạt đông 1 : Giới thiệu vài nết về họa si Tô Ngọc Vân
- GV có thể chia nhóm theo tổ hoặc theo bàn và cho HS đọc mục 1 trang 3 SGK.
- Chuẩn bị các câu hỏi để cho các nhóm trao đổi dựa vào nội dung sau :
+ Em hãy nêu một vài nét về tiểu sử của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
+ Em hãy kể tên một số tác phẩm nổi tiếng của họa sĩ Tô Ngọc Vân.
- GV dựa vào trả lời của HS, bổ xung :
+ Tô Ngọc Vân là một họa sĩ tai năng, có nhiều đóng góp cho nền mĩ thuật hiện đại


Việt Nam. Ông tốt nghiệp khóa II (1926 – 1931) Trường Mĩ thuật Đông Dương, sau
đó trở thành giảng viên của trường. Những năm 1939 – 1944 là giai đoạn sáng tác
xung sức nhất của ôngvới chất liệu chủ đạo là sơn dầu.
Những tác phẩm nổi bật ở giai đoạn này là : Thiếu nữ bên hoa huệ (1943), Thiếu
nữ bên hoa sen (1944), Hai thiếu nữ và em bé (1944),…… Đây là những tác phẩm
thể hiện kĩ thuật vẽ sơn dầu điêu luyện của họa sĩ Tô Ngọc Vân và cũng là những tác
phẩm tiêu biểu cho ngệ thuật sơn dầu Việt Nam trước cách mạng tháng Tám.
+ Sau Cách mạng tháng Tám, hoạo sĩ Tô Ngọc Vân đảm nhiệm cương vị Hiệu trưởng
trường Mĩ thuật Việt Nam ở chiến khu Việt Bắc. Từ đó, ôngđã cùng anh em văn
nghgệ sĩ đem tài năng và tình yêu nghệ thuật góp phần phục vụ cuộc kháng chiến
trương kì của dân tộc. Ở giai đoạn nay, ông vẽ nhiều tranh về Bác Hồ, đề tài kháng
chiến như : Chân dung Hồ chủ tịch, Chạy giặc trong rừng, Nghỉ chân bên đồi, Đi học
đêm, Cô gái Thái, …Trong sự nghiệp của mình họa sĩ Tô Ngọc Vân không chỉ là một
họa sĩ mà còn là nhà quản lí, nhà nghiên cứu lí luận mĩ thuật có uy tín.
Ông đã có nhiều đóng góp to lớn trong việc đào tạo đội ngũ họa sĩ tài năng cho đất
nước. Ông hi sinh trên đường công tác trong chiến dịch Điện Biên Phủ khi tài năng
ông đang lở rộ. Năm 1996 ông đã được nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về
Văn học – Nghệ thuật.
Hoạt đông 2 : Xem tranh thiếu nữ bên hoa hụê
GV yêu cầu HS quan sát tranh thiếu nữ bên hoa huệ và thảo luận theo nhóm về
những nội dung sau:
+Hình ảnh chính chủa bức tranh là gì ? (Thiếu nữ mặc áo dài)
+Hình ảnh chính được vẽ như thế nào ? (Hình mảng đơn giản, chiếm diện tích lớn
trong bức tranh)
+Bức tranh còn có những hình ảnh nao nữa?(Bình hoa dặt trên bàn)
+Màu sắc của bức tranh như thế nào?(Màu chủ đạo là màu trắng ,xanh , hồng hò sắc
nhẹ nhàng, trong sáng)
+Tranh vẽ bằng chất liệu gì ? (Sơn dầu)
+Em có thích bức tranh này không ?
Yêu cầu một số thanh viên của các nhóm lần lượt trả lời các câu hỏi,sau dó GV bổ

sung và hệ thống lại nội dubf kiến thức :
Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ là một trong những tác phẩm tiêu biểu Của họa sĩ
TÔ NGỌC VÂN. Với bố cục đơn gian, cô đọng ; hình ảnh chính là một thiếu nữ thành
thị trong tư thế ngồi nghiêng , dáng uyển chuyển, đầu hơi cúi, tay trái vuowts nhẹ lên
mái tóc, tay phải nâng nhẹ cánh hoa.
Màu sắc trong tranh nhẹ nhàng :màu trắng, màu xanh,màu hồng chiếm phần lớn
diện tích bức tranh. Màu trắng và ghi xám của áo ,màu hồng của làn da,màu tráng
của bông hoa kết hợp với màu đen của mái tóc tạo nên hòa săc nhẹ nhàng, tuơi
sáng.Ánh sáng lan tỏa trên bức tranh làm nổi bật hình ảnh thiếu nữ dịu dàng, thanh
khiết. Bức tranh thiếu nữ bên hoa huệ là môt trong những tác phẩm co sức hấp
dẫn,lôi cuốn người xem.Bức tranh được vẽ bằng sơn dầu, một chất liệu mới vào thời
đó,nhưng mang vẻ đẹp giản dị, tinh tế, gần gũi với tâm hồn người VIỆT NAM.
Hoạt động 3:Nhận xét,đánh giá
-GV nhận xét chung tiét học.
-Khen ngợi các nhóm,cá nhân tích cực phát biểu ý kiến xay dựng bai.
Dặn dò
-Sưu tầm thêm bức tranh của Tô Ngọc Vân và tập nhạn xét.
-Nhắc học sinh quan sát màu sắc trong thiên nhiên và chuẩn cho bài học.
Bài đọc thêm
HỌA SĨ TÔ NGỌC VÂN VÀ TÁC PHẨM
Tô Ngọc Vân (1906-1954) là họa sĩ thuộc lớp đâu tiên xay dựng nền móng hội họa
hiện đại Viêt Nam. Thửa nhỏ, Tô Ngọc Vân là một cậu bé nhà nghèo, quá tuổi mới
được đến trường học chữ và rất yêu thích vẽ.
Tô Ngọc Vân đi theo con đường nghệ thuật từ khi còn đang học năm thứ 3 trung học.
Năm 1926 ,ông trúng tuyển vào Trường Mĩ Thuật Đông Dương.Những năm học ở
đây,Tô ngọc Vân hăng say tiếp nhận những kiến thức về nghệ thuật tạo hình mới của
châu Âu, đặc biệt là phương pháp vẽ sơn dầu. Năm 1931, Tô Ngọc Vân tốt nghiệp
trường Mĩ thuât Đông Dương. Năm 1932,tác phẩm Bức Thư(tranh lụa) của ông được
tặng danh dự của Hội các họa sĩ Pháp và được tặng Huy chương vàng o triển lãm
thuộc địa tại Pa-ri. Năm 1935, ông đuợc bổ nhiệm đi dạy hội họa tại Phnôm-

Pênh(Cam-pua-chia).
Tô Ngọc Vân là họa sĩ rất thành công với chất liẹu sơn dầu.Tranh của ông đơn thuần
là sao chép vẻ đẹp của thiên nhiên ,mà còn ẩn chứa tâm hồn nghệ sĩ .Thời kì đầu
,chủ yếu ông vẽ về vẻ đẹp duyên dáng của người thị thàng như ở các bức
tranh:Thiếu nữ bên hoa huệ(1943), Buổi trưa(1943), Hai thiếu nữ và em bé(1944),
Thiếu nữ bên hoa sen(1944), ….
Cách mạng tháng tám năm 1945 thắng lợi ,cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp
bắt đầu, cuộc đời và sáng tác của Tô Ngọc Vân cũng chuyển sang giai đoạn mới ,mở
đầu là bức tranh Chủ Tịch Hồ Chí Minh làm việc tại Bắc Bộ Phủ(1946). Ông đi vào
cuộc kháng chiến với tái cả những nỗi trăn trở day dứt của môt người nghệ sĩ chân
chính, đồng thời thực tế cuộc khánh chiến cũng mang đến cho ông nhận thức mới về
dân tộc, nhân dân , nghệ thuật. Trong giai đoạn nay,ông vẽ nhiều về người nông dân
và chiến sĩ.Ông đã phát hiện trong sự mộc mạc, giản dị của họ là vẻ đẹp thiêng liêng
cao quý, điều đó được thể hiện ở nhiều bức tranh như Đốt đuốc đi học, Nghỉ chân
bên đồi, Hai chiến sĩ, Đi học đêm, Con trâu quả thực, Lên đèo, Hành quân qua suối,
Đèo Lũng Lô,….
Họa sĩ Tô Ngọc Vân hi sinh vào ngày 17 tháng 6 năm 1954 tại chân đeo Lũng Lô khi
sự nghiệp sáng tác đang phát triển rực rỡ. Toàn bộ tác phẩm ông vẽ trong chiến dịch
Điện Biên Phủ được trao giải nhất tại cuộc Triển lãm mĩ thuật toàn quấc tháng 11 năm
1954 ở thủ đô Hà Nội. Nhiều tác phẩm cua Tô Ngọc Vân được lưu giữ ở Bảo Tàng Mĩ
thuật Việt Nam và trong các bộ sưu tập tư nhân trong nước và ngoài nước. Năm
1996, họa sĩ Tô Ngọc Vân được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học
- nghệ thuật(đợt 1).
Tên ông còn được đặt cho một đường phố ở Hà Nội và một đường phố ở Thành phố
Hồ Chí Minh.
Bài 2. Vẽ trang trí
MÀU SẮC TRONG TRANG TRÍ
I-MỤC TIÊU
- HS hiểu sơ lược vai trò và ý nghĩa của màu sac trong trang trí.
- HS biết cách sử dụng màu trong các bài trang trí.

- HS cảm nhận được vẻ đẹp của màu sắc trang trí.
II-CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Một số vật được trang trí.
- Một số bài trang trí hình cơ bản(hinh vuông, hinh tròn, hình chữ nhật, đường diềm;
có bài đẹp và bài chưa đẹp).
- Một số họa tiết vẽ nét, phóng to.
- Hộp màu(màu bột, màu nước).
- Bảng pha màu, giấy vẽ khổ lớn(A3).
Học sinh
- SGK
- Giấy vẽ hơặc vở thực hành.
- Bút chì, ẩy, màu vẽ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV giới thiệu tranh ảnh một số đồ vật được trang trí hoặc các bài trang trí hình vuông,
hình tròn, đường diềm, để HS nhận biết:
- Màu sắc làm cho mọi đồ vật được trang trí cũng như bài trang vẽ trang trí đẹp hơn.
- Có thể vẽ trang trí bằng nhiều loại màu.
Hoạt động1:Quan sát, nhận xét
- GV cho học sinh quan sát màu sắc trong các bài vẽ trang trí, đặt câu hỏi gợi ý để HS
tiếp cận với nội dung bài học. Ví dụ :
+ Có những màu nào ở bài trang trí ? (Kể tên các màu)
+ Mỗi màu được vẽ ở hình nào? (Họa tiết giống nhau vẽ cùng màu)
+ màu nền và màu họa tiết giống nhau hay khach nhau? (khác nhau)
+ Độ đậm nhạt của các màu trong bài có giống nhau không? (khác nhau)
+Trong một bài trang trí thường vẽ nhiều màu hay ít màu? (Bốn đến năm màu)
+Vẽ màu ở trang trí thế như thế nào là đẹp? (Vẽ màu đều, có đậm, có nhạt, hài hòa,
rõ trọng tâm)

Hoạt động 2:Cách vẽ màu
- GV có thể hướng dẫn HS cách vẽ màu như sau:
+ Dùng màu bột hoặc mau pha,pha trộn để tạo thành một số màu có độ đậm nhạt và
sắc thái khác nhau cho HS cả lớp quan sát.
+ Lấy các màu vẽ đã pha vẽ vào một vài hình họa tiết dã chuẩn bị cho cả lớp quan
sát.
- GV yêu cầu HS đọc mục 2 trang 7 Cách vẽ màu ở SGK để các em nắm được cách
sử dụng các loại màu.
- GV nhấn mạnh:muốn vẽ được màu đẹp ở bài trang trí cần lưu ý:
+Chọn loại màu phù hợp với khả năng sử dụng của minh và phù hợp với bài vẽ.
+Biết cách sử dụng màu(cách pha trộn,cách phối hợp).
+không dùng quá nhiều màu trong một bài trang trí(nên chọn một số màu nhất
định,khoảng bốn đến năm màu).
+chọn màu ,phối hợp màu ở các hình mảng và họa tiết sao cho hài hòa.
+Những họa tiết (mảng hình) giống nhau vẽ cùng màu và cùng độ đậm nhạt.
+Vẽ màu đều,theo quy luật xen kẽ hoặc nhắc lại của họa tiết.
+Độ đậm nhạt của màu nền và màu họa tiết cần khác nhau.
Hoạt động 3:Thực hành
-GV yêu cầu HS làm bài trên giấy vẽ hoăc vở thực hành.
-HS tìm khuôn khổ đường diềm phù hợp với tờ giấy ,tìm họa tiết.
-GV nhắc HS nhớ lại cách sắp xếp họa tiết và tạo sự khác nhau về đậm nhạt giữa
màu nền và màu họa tiết.
-Nhắc HS cố gắng hoàn thành bài tập ở lớp.
-Quan tâm nhiều hơn đến những HS còn lúng túng để các em hoàn thành được bài
tập.
Hoạt động 4:Nhận xét, đánh giá
-Gợi ý HS nhận xét cụ thể mốt số bài đẹp ,chưa đep và xếp lọai.
-Có thể nhắc lại kiến thức cơ bản về vẽ màu qua nhận xét một số bài trang trí(nếu
cần).
-GV nhận xét chung tiết học.

Dặn dò
-Sưu tầm bài trang trí đẹp,
-Quan sát về trường ,lớp của em.
Bài 3.Vẽ tranh
ĐỀ TÀI TRƯỜNG EM
I-MỤC TIÊU
-HS biết tìm ,chọn các hình đẹp về nhà trường để vẽ tranh.
-HS biết cách vẽ và vẽ về đề tài Trường em.
-HS yêu mến và có ý thức giữ gìn ,bảo vệ ngôi trường của mình.
II-CHUẨN BỊ
Giáo viên
-SGV,SGV.
-Một số tranh ảnh về nhà trường.
-Tranh ở bộ ĐDDH.
-Sưu tầm thêm bài vẽ về nhà trường của HS lớp trước.
Học sinh
-SGK.
-Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
-Bút chì,tẩy,màu vẽ.
III-CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV có thể dùng tranh ảnh, đĩa hình về hoạt động của nhà trường hoặc những câu
hỏi gợi mở để lôi cuốn HS vào nội dung bài học.
Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh ảnh và gợi ý để HS nhớ lại các hình ảnh về nhà trường. Ví dụ :
+ Khung cảnh chung của nhà trường.
+ Hình dáng của cổng trường, sân trường, các dãy nhà, hàng cây…
+ Kể tên một số hoạt động của nhà trường,
+ Chọn hoạt động cụ thể để vẽ tranh.
- GV bổ sung thêm cho đầy đủ và gợi ý các nội dung có thể vẽ tranh.

Ví dụ :
+ phong cảnh trường
+ giờ học trên lớp
+ Cảnh vui chơi ở sân trường
+ Lao động ở vườn trường
+ Các lễ hội được tổ chức ở sân trường.v.v
- GV lưu ý HS : để vẽ được tranh về đề tài nhà trường, cần chú ý nhớ lại các hình
ảnh, hoạt động nêu trên và lựa chọn được nội dung yêu thích, phù hợp với khả năng,
tránh chọn những nội dung khó, phức tạp.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV cho HS xem hình tham khảo ở SGK, ĐDDH và gợi ý HS cách vẽ :
+ Yêu cầu HS chọn các hình ảnh để vẽ tranh về trường của em. (Vẽ cảnh nào ? Có
những hoạt động gì ?).
+ Sắp xếp các hình ảnh chính, hình ảnh phụ cho cân đối.
+ Vẻ rõ nội dung hoạt động ( hình dáng, tư thế, trang phục…).
( Nếu vẽ phong cảnh thì cần chú ý vẽ ngôi trường, cây, bồn hoa …Là hình ảnh chính,
hình ảnh con người là phụ.)
+ Vẽ màu theo ý thích ( có đậm, có nhạt).
- GV có thể vẽ lên bảng gơij ý cho HS một số cánh sắp xếp hình ảnh và cách vẽ hình.
Lưu ý :
- Không nên vẽ quá nhiều hình ảnh.
- Hình vẽ cần đơn giản, không nhiều chi tiết rườm rà.
- Cần phối hợp màu sắc chung cho cả bức tranh, khi vẽ luôn quan sát toàn bộ bức
tranh để chọn màu và độ đậm nhạt phù hợp cho các hình mảng. Không nên vẽ đâu
xong đấy, tách biệt từng hình ảnh.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Trong khi Hs vẽ, GV đến từng bàn để quan sát hướng dẫn thêm.
- Luôn nhắc HS chú ý sắp xếp các hình sao cho cân đối, có chính, có phụ.
- Gợi ý cụ thể hơn đối với những HS còn lúng túng trong cách vẽ hình , vẽ mà để các
em hoàn thành được bài vẽ.

- Yêu cầu HS hoàn thành bào tập tại lớp.
- Khen ngợi những HS vẽ nhanh, vẽ đẹp; Động viên những HS vẽ chậm.
Hoạt đông 4: Nhận xét đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ đẹp và chưa đẹp, nhận xét cụ thể về :
+ Cách chọn nội dung ( phù hợp với đề tài.)
+ Cách sắp xếp hình vẽ (cân đối, chưa cân đối).
+ Cách vẽ màu ( đậm nhạt rõ hay chưa rõ trọng tâm,…)
- Xếp loại khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp.
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò
Quan sát khối hộp và khối cầu ( nếu có điều kiện).
Bài 4. Vẽ theo mẫu
KHỐI HỘP VÀ KHỐI CẦU
I – MỤC TIÊU
- HS hiểu cấu trúc của khối hộp và khối cầu; Biết quan sát, so sánh, nhận xét hình
dáng chung của mẫu và hình dáng của từng vật mẫu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được khối hộp và khôi cầu.
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật có hình dạng có khối hộp và khối cầu .
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV
- Chuẩn bị mẫu khối họp và khối cầu ( mô hình bằng thạch cao hoặc giấy bìa hay gỗ
sơn trắng ).
- Ở địa phương nào không có điều kiện, có thể thay thế mô hình khối thạch cao bằng
hộp phấn,hộp bánh, hộp đựng nữ trang và những loại quả có dạng hình khối cầu
( quả bóng nhựa, quả cam…)
- Bài vẽ của HS trước lớp
Học sinh
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành

- Bút chì, tẩy
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phhù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : quan sát, nhận xét
- GV đặt mẫu ở vị trí thích hợp ( có thể đặt hai mẫu); yêu cầu HS quan sát, nhận xét
về đặc điểm,hình dáng, kich thước, độ đậm nhạt của mẫu qua các câu hỏi gợi ý sau :
+ Các mặt của khối hộp giống nhau hay khác nhau ?
+ Khối hộp có mấy mặt
+ Khối cầu có đặc điểm gì ?
+ Bề mặt của khối cầu có giống bề mặt của khối hộp không ?
+ So sánh độ đậm nhạt của khối hộp và khối cầu
+ Nêu tên một vài đồ vật có hình dáng giống khối hộp hoặc khối cầu .
- GV có thể yêu cầu HS đến gần mẫu để quan sát hình dáng đặc điểm của mẫu; nhận
xét về tỉ lệ, khoảng cách giữa vật mẫu và độ đậm nhạt ở hình mẫu .
- GV bổ sung và tóm tắt các ý chính :
+ Hình dáng, đặc điểm của khối hộp và khối cầu .
+ Khung hình chung của vật mẫu và khung hình của từng vật mẫu.
+ Tỷ lệ giữa hai vật mẫu
+ Độ đậm nhạt chung và độ đậm nhạt riêng của từng vật mẫu do tác động của ánh
sáng .
Họat động 2 : Cách vẽ
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu, đồng thời gợi ý cho HS cách vẽ :
+ So sánh tỷ lệ giữa chiều ngang và chiều cao của mẫu để vẽ khung hình chung, sau
đó phát khung hình của từng vật mẫu.
+ GV có thể vẽ lên bảng từng khối riêng biệt để gợi ý HS cách vẽ hình khối hộp và
khôi cầu.
Vẽ hình khối hộp
. Vẽ khung hình của khối hộp
. Xác định tỷ lệ các mặt của khối hộp

. Vẽ phác hình các mặt khối bằng nét thẳng
. Hoàn chỉnh hình
Vẽ hình khối cầu
. Vẽ khung hình của khối cầu lahình vuông
. Vẽ các đpường chéo và trục ngang, trục dọc của khung hình
. Lấy các điểm đối xứng qua tâm .
. Dựa vào các điểm, vẽ phác hình bằng nát thẳng, rồi sửa thành nét cong đều
- GV gợi ý chi HS các bước tiếp theo :
+ So sánh giữa hai khối về vị trí, tỷ lệ và đặc điểm để chỉnh sửa hình vẽ cho đúng hơn
.
+ Vẽ đậm nhạt bằng ba độ chính : đâm, đậm vừa, nhạt
+ Hoàn chỉnh bài vẽ.
Lưu ý :
Ở bài này vẽ đúng tỷ lệ giữa hai vật mẫu là kho với HS. GV nhắc HS cần thường
xuyên quan sát, so sánh tỷ lệ thì hình vẽ sẽ hạn chế được sự sai lệch, mất cân đối.
Cố gắng xác định khung hình chung, khung hinh riêng, tỷ lệ chiều cao, chiều ngang
của từng vật mẫu sao cho sát mẫu. Đây là yêu cầu chính của bài vẽ này.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Khi H vẽ GV đến từng bàn và hướng dẫn
- Khi HS vẽ hình, cần nhắc nhở các em quan sát và so sánh để xác định đúng khung
hinh chung, khung hình riêng của mẫu.
- Nhắc HS chú ý bố cục sao cho cân đối; vẽ đậm nhạt đơn giản ( vẽ bằng ba độ đậm
nhạt chính )
- Gợi ý thêm cho các HS còn lúng túng
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét, xếp loại một số bài vẽ tốt và chưa tốt.
- GV bổ sung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và khen ngợi, động viên một số HS có bài
vẽ tốt.
- GV nhận xét chung tiết học
Dặn dò

- Về nhà quan sát các con vật quen thuộc
- Sưu tầm tranh, ảnh về các con vật
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.

Bài 5. Tập nặn tạo dáng
NẶN CON VẬT QUEN THUỘC
I – MỤC TIÊU
- HS nhận biết được hình dáng , đặc điểm của các con vật trong các hoạt động
- HS biết cách nặn và nặn được các conn vật theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chăm sóc, bảo vệ các con vật.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGV, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật quen thuộc .
- Bài nặn và đồ vật của HS lớp trước .
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.
Học sinh
- SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh về các con vật .
- Bài nặn của các bạn lớp trước ( nếu có )
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ hay xé dán (nếu không có
điều kiện thực hành bài nặn).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV giới thiệu bài sao cho hấp dẫn và phù hơpj với nội dung
Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về các con vật, đồng thời đặt câu hỏi gợi ý để HS
suy nghĩ và trả lời :
+ Con vật trong tranh ảnh ( ảnh ) là con gì ?
+Con vật có những bộ phận gì ?

+ Hình dáng của chúng khi đi, đứng, chạy nhảy,…thay đổi như thế nào ?
+ Nhận xét sự giống nhau va khác nhau về hình dáng của các con vật .
+ Ngoài các con vật trong tranh ảnh,em còn biết những con vật nào nữa?
- GV gợi ý HS chọn con vật sẽ nặn :
+ Em thích con vật nào nhất ? Vì sao ?
+ Hãy miêu tả đặc điểm, hình dáng màu sắc, của con vật em định nặn .
Hoạt động 2 : Cách nặn
- GV gợi ý cho HS cách nặn :
+ Nhớ hình dáng, đặc điểm con vật sẽ nặn .
+ Chọn màu đất nặn cho con vật ( các bộ phận va chi tiết ).
+ Nhào đất kĩ cho mềm, dẻo trước khi nặn
+ Có thể nặn theo hai cách :
. Nặn từng bộ phận và các chi tiết của từng con vật rồi ghép, dính lại .
. Nhào đất thành một thỏi rồi vuốt, kéo tạo thành hình dáng chính của con vật. Nặn
thêm các chi tiết và tạo dáng cho con vật hoàn chỉnh ( tạo dáng đi , đứng, chạy,
nhay…cho sinh động ).
- GV nặn và tạo dáng một con vật đơn giản để HS quan sát, nắm được từng bước
nặn( nên nặn theo cả hai cách trên ).
Hoạt đông 3 : Thực hành
- Bài này có thể tiến hành như sau :
+HS thực hành theo nhóm : Những học sinh thích nặn con vật giống nhau ngồi cùng
nhóm. Mỗi HS thích nặn một, hai con vật với kích thước theo chỉ định của nhóm
trưởng, rồi cùng xếp theo nội dung như : đàn lợn, đàn voi, đàn gà,…
+HS thực hành cá nhân : nặn theo ý thích, nếu nặn được nhiều con vật sắp xếp theo
đề tài.
- Trong khi HS thực hành, GV đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn thêm cho các
em. Gợi ý cụ thể đối với những HS còn lúnh túng về cách nặn để học sinh có thể
hoàn thành bài tập.
- Nhắc HS khi nặn cần trải giấy lên bàn, không bôi bẩn lên bàn ghế, quần áo, khi nặn
xong cần rửa tay và lau tay sạch sẽ.

Lưu ý:
Nếu ở địa phương chưa có điều kiện về đất nặn, GV có thể hương dẫn HS tạo dáng
bằng các vật liệu hoặc vẽ hay xé dán vào vở thực hành.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV yêu cầu HS bày bài nặn theo nhóm hoặc cá nhân để cả lớp cùng nhận xét, xếp
loại.
- GV khen ngợi những HS có bài nặn đẹp.
- Nhận xét chung tiết học.
- Chọn một số bài nặn đẹp làm ĐDDH.
Dăn dò
Tìm và quan sát một số họa tiết trang trí.
Bài 6. Vẽ trang trí
VẼ HỌA TIẾT TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I – MỤC TIÊU
- HS nhận biết được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
- HS biết cách vẽ và vẽ được các họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết trang trí.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV
- Hình phóng to một số họa tiết trang trí đối xứng qua trục.
- Một số bài tập của HS lớp trước.
- Một số bài trang trí co họa tiết đối xứng.
Học sinh
- SGK
- Giấy vẽ hoặc vở tgực hành.
- Bút chì, tẩy, thước kẻ, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
- GV giới thiệu một vài bài trang trí ( hình vuông,hình tròn, đường điểm hoặc đồ vật co

họa tiết trang trí như : cái đĩa, lọ hoa, cái khăn vuông,…) để HS nhận ra :
- Họa tiết trang trí có nhiều loại : hoa lá, chim thú,…
- Họa tiết trang trí làm tăng thêm vẻ đẹp cho mọi vật.
- GV giới thiệu các họa tiết đối xứng và đặt câu hỏi : Thế nào là họa tiết trang trí đối
xứng ? Sau đó hương dẫn HS vào bài.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV cho HS quan sát một số họa tiết trang trí đối xứng được phóng to và đặt câu hỏi
gợi ý :
+ Họa tiết này giống hình gì ? (hoa, lá,….)
+ Họa tiết nằm trong khung hình nào ? ( vuông, tròn, chữ nhật,…)
+ So sánh các phần của họa tiết được chia qua các đường trục ( giống nhau và bằng
nhau).
- GV kết luận : Các họa tiết này co hình dạng đối xứng. Họa tiết đối xứng có các phần
chia qua các trục đối xứng bằng nhau và giống nhau. Họa tiết có thể được vẽ đối
xứng qua trục dọc, trục ngang hay nhiều trục.
- Trong thiên nhiên cũng có rất nhiều hình đối xứng hoặc gần dạng đối xứng. Ví dụ :
bông hoa cúc, hoa sen, chiếc lá, con bướm, con nhệ,…
- Hình đối xứng m,ang vẻ vđẹp cân đối và thường sử dụng để làm họa tiết trang trí.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
GV vẽ lên bảng hoặc sử dụng hình gợi ý cách vẽ đã chuẩn bị hay cho HS xem hình
gợi ý ở SGK, kết hợp với các câu hỏi gợi ý để Hs tự làm cách vẽ họa tiết trang trí đối
xứng.
- Vẽ hình tròn, hình tam giác, hình vuông, hình chư nhật,….
- Kẻ trục đối xứng và lấy các điểm đối xứng của họa tiết.
- Vẽ các đường họa tiết dựa vào các đương trục.
- Vẽ các chi tiết.
- Vẽ màu vào họa tiết theo ý thích ( các phần của họa tiết đối xứng qua trục cần đươc
vẽ cùng màu, cùng độ âm nhạt).
Hoạt động 3 : Thực hành
GV có thể cho HS thực hành một trong số bài sau :

+ Vẽ một họa tiết đối xứng qua trục ngang hoặc truc dọc.
-Trong khi HS làm bài, Gv đến từng bàn để quan sát và hướng dẫn bổ sung. Gợi ý cụ
thể hơn đối với những HS chưa nắm vững cách vẽ.
- Nhắc HS chọn, vẽ họa tiết đơn giản để có thể hoàn thành bài tập ở lớp.
- Với HS khá, GV gợi ý để các em tạo được họa tiết đẹp và phong phú hơn.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn cùng một số bài hoàn thành và chưa hoàn thành để cả lớp nhận
xét và xếp loại.
-GV chỉ rõ những phần đạt và chưa đạt yêu cầu ở từng bài.
-Nhận xét chung tiết học và xếp loại.
Dặn dò
Sưu tầm tranh ảnh về an toàn giao thông.
Bài 7. Vẽ tranh
ĐỀ TÀI AN TOÀN GIAO THÔNG
I – MỤC TIÊU
- HS hiểu biết về an toàn giao thông và tìm chọn được hình ảnh phù hợp với nội dung
đề tài.
- HS vẽ được tranh về an toàn giao thông theo cảm nhận riêng.
- HS có ý thức chấphành Luật giao thông.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Tranh ảnh về an toàn giao thông (đường bộ, đường thủy,…)
- Một số biển báo giao thông.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ của HS lớp trước về đề tài An toàngiao thông.
Học sinh
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.

III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV dùng tranh ảnh kết hợp với các câu hỏi hướng HS vào nội dung bài học và tạo
không khí học tập sôi nổi.
Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về an toàn giao thông, gợi ý HS nhận xét về :
+ Cách chọn nội dung đề tài an toan giao thông
+ Những hình ảnh đặc trưng về đề tài này : người đi bộ, xe đạp, xe máy,ô tô, tàu thủy,
cột tín hiệu,…
+ Khung ảnh chung : nàh cửa, cây cối, đường xá,…
- Gợi ý HS nhận xét được những hình ảnh đúng hoặc sai về an toàn giao thông ở
tranh ảnh, từ đó tìm được nội dung cụ thể và các hình ảnh để vẽ tranh.
Ví dụ : vẽ đường phố ; vẽ cảnh HS đi bộ trên vỉa hè ; HS sang đường ; cảnh người đi
bộ ở ngã ba, ngã tư ; thuyền bè đi lại trên sông, biển,…
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV cho HS quan sát một số tranh ở bộ ĐDDH hoặc ở SGK hoặc đặt câu hỏi gợi ý
để các em tìm ra các bước vẽ tranh :
+ Sắp xếp và vẽ các hình ảnh : người, phươmh tiện giao thông, cảnh vật,…
+ Vẽhình ảnh chính trước, hình ảnh phụ sau
+ Điều chỉnh hình vẽ và vẽ thêm các chi tiết tranh cho sinh động.
+ Vẽ mầu theo yêu thích.
- GV lưu ý HS :
+ Các hình ảnh người vàphương tiện giao thông trong tranh cần cóhình dáng thay đổi
để tạo không khí tấp lập, nhộn nhịp của hoạt động giao thông.
+ Tranh cần có các hình ảnh phụ để thể hiện không gian cụ thể nhưng không nên vẽ
quá nhiều hình ảnh sẽ làm bố cục tranh vụn vặt, không rõ trọng tâm.
+ Màu sắc trong tranh cần có các độ : đậm, đậm vừa, nhạt, để các hình mảng thêm
chặt chẽ và đẹp mắt.
- Ở hoạt động này, GV cần dùng các câu hỏi gợi ý cho HS trao đổi, thảo luận để tìm
cách thể hện cụ thể

Hoạt động 3 : Thực hành
- bài này có thể cho HS vẽ cá nhân hoặc vẽ theo nhóm ở khổ giấy A3 hay trên bảng
lớp.
- GV gợi ý HS tìm cách thể hiện đề tài, cách trọn và sắp xếp đề tài theo ý thích để bài
vẽ đa dạng, phong phú.
- Khi HS thực hanh, GV đến từng bàn quan sát, góp ý, hướng dẫn bổ xung cho các
em. Hướng dẫn cụ thể hơn đối với những học sinh chưa nắm vững cách trọn nội
dung và cách vẽ để các em hoàn thành được bài vẽ.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và gợi ý các em nhận xét về cách chọn nội dung,
cách sắp xếp các hình ảnh, cách vẽ hình, cách vẽ màu.
- Yêu cầu các nhóm trao đổi, nhận xét và xếp loại bài vẽ.
- GV tổng kết và nhận xét chung tiết học.
Lưu ý :
GV nên cho HS treo, đính bài lên bảng, lên giá để cả lớp quan sát rõ và cùng nhận
xét đánh giá (nếu có điều kiện).
Dặn dò :
Quan sát một số đồ vật có hình trụ và hình cầu.
Bài 8. Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ DẠNG HÌNH TRỤ VÀ HÌNH CẦU
I – MỤC TIÊU
- HS nhận biết được các vật mẫu có dạng hình trụ và hình cầu.
- HS biết cách vẽ và vẽ được hình gần giống mẫu.
- HS quan tâm tìm hiểu các đồ vật xung quanh.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Chuẩn bị một số bài mẫu có dạng hình trụ, hình cầu khác nhau.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Bài vẽ mẫu có dạng hình trụ.

Học sinh
- SGK.
- Chuẩn bị mẫu để vẽ theo nhóm (Nếu có điều kiện).
- Bút chì, tẩy.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số vật mẫucó dạng hình trụ, hình cầuđã chuẩn bị và hình gợi ý
trong SGK hoặc trong bộ ĐDDH để HS quan sát, tìm ra các đồ vật, loại quả có dạng
hình trụ và hình cầu.
- GV yêu cầu HS chọn, bày mẫu theo nhóm và nhận xét vị trí, hinh dáng, tỉ lệ, độ đậm
nhạt của mẫu.
- Gợi ý HS cách bày mẫu sao cho bố cục đẹp.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ trong SGK hoặc vẽ nhanh trên bảng các bước tiến
hành một bài vẽ để hướng dẫn HS. GV có thể giới thiệu thêm một số cách sắp xếp
hình vẽ trên giấy tờ để HS lựa trọn bố cục bài vẽ cho hợp lý.
- GV nhắc lại cách tiến hành chung về vẽ theo mẫu để HS nhớ lại cách vẽ từ bao
quát đến chi tiết :
+ Vẽ khung hình chung và khung hình riêng của từng vật mẫu
+ Tìm tỉ lệ bộ phận của từng vật mẫu và vẽ phác hình bằng nét thẳng.
+ Nhìn mẫu, vẽ chi tiết cho đúng.
- GV gợi ý HS vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen :
+ Phác các mảng đậm, đậm vừa, nhạt.
+ Dùng các nét gạch thưa, dày bằng bút chì đen để diễn tả các độ đậm nhạt.
(khi vẽ đậm nhạt, tránh di đều bằng tay hoặc bằng giấy trên bài vẽ).
- Một số HS có thể vẽ mầu theo ý thích.
Hoạt đông 3 : Thực hành
- Bài vẽ này có thể tiến hành :

+ GV cùng HS bày một mẫu chung cho cả lớp vẽ.
+ Vẽ theo nhóm : GV gợi ý cho HS tự bày mẫu để vẽ.
- GV yêu cầu HS quan sát mẫu trước khi vẽ và vẽ theo đúng vị trí, hướng nhìn của
từng em.
- Nhắc nhở HS so sánh tỉ lệ và cách vẽ như đã gợi ý ở trên.
- Chú ý hướng dẫn đối với một số HS còn lúng túng để các em hoàn thành được bài
vẽ.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ về :
+ Bố cục.
+ Tỉ lệ và đặc điểm của hình vẽ.
+ Đậm nhạt.
- GV nhận xét, bổ xung và chỉ ra những bài vẽ đẹp và những thiếu xót chung hoặc
riêng ở một số bài.
- Gợi ý HS xếp loại bài vẽ theo cảm nhận riêng.
Dặn dò
Sưu tầm ảnh chụp về điêu khắc cổ chuẩn bị cho bài học sau.
Bài 9 . Thưởng thức mĩ thuật
GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ ĐIÊU KHẮC CỔ VIỆT NAM
I – MỤC TIÊU
- HS làm quen với điêu khắc cổ Việt Nam.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp một của vài tác phẩm điêu khắc cổ Việt Nam (tượng
tròn, phù điêu tiêu biểu).
- HS yêu quý và có ý thức giữ gìn di sản văn hóa dân tộc.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về điêu khắc cổ.
- tranh ảnh trong bộ ĐDDH.
Học sinh

- SGK.
- Ảnh về tượng và phù điêu cổ (nếu có).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh minh họa ở SGK và gợi ý để các em nhận ra sự
khác nhau giữa tượng, phù điêu và tranh vẽ :
- Tượng, phù điêu là những tác phẩm tạo hình có hình khối được thể hiện (đục,đẽo,
nặn, …) bằng các chất liệu như gỗ, đá, đồng,…
- Tranh là những tác phẩm tạo hình được vẽ trên mặt phẳng (giấy, vải, gỗ,…) bằng
các chất liệu như sơn dầu, sơn mài, màu bột, màu nước, …
Hoạt động 1 : Tìm hiểu vài nét về điêu khắc cổ
- GV giới thiệu hình ảnh một số tượng và phù điêu cổ ở SGK để HS biết được :
+ Xuất xứ : các tác phẩm điêu khắc cổ (tượng và phf điêu) do các nghệ nhân dân
gian tạo ra, thường thấy ở đình, chùa, lăng tẩm, …
+ Nội dung đề tài : thường thể hiện các chủ đề về tín ngưỡng và cuộc sống xã hội với
nhiều hình ảnh phong phú, sinh động.
+ Dhất liệu : thường làm bằng những chất liệu như gỗ, đá, đồng, đất nung, vôi vữa,

Hoạt động 2 : Tìm hiểu một số pho tượng vàphù điêu nổi tiếng
- GV yêu càu HS xem hình giới thiệu ở SGK và tìm hiểu về :
Tượng
+ Tượng Phật A-di-đà (chùa Phật Tích, Bắc Ninh)
. Pho tượng được tạc bằng đá.
. Phật tọa trên đài sen, trong trạng thái thiền định. Khuôn mặt và hình dáng chung của
tượng biểu hiện vẻ dịu dàng đôn hậu của Đức Phật. Nét đẹp còn được thể hiện ở
từng chi tiết, các nếp áo cũng như các họa tiết trang trí trên bệ tượng.
+ Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay (chùa Bút Tháp, Bắc Ninh)
. Pho tượng được tạc bằng gỗ.
. Tượng có rất nhiều con mắt và nhiều cánh tay, tượng trưng cho khả năng siêu phàm
của đức phật có thể nhìn thấy hết nỗi khổ của chúng sinh và che trở, cứu giúp mọi

người trên thế gian. Các cánh tay được xếp thành từng vòng tròn như ánh hào quang
tỏa sáng xung quanh Đức Phật, trong lòng mỗi bàn tay có một con mắt.
. Tượng Phật Bà Quan Âm nghìn mắt nghìn tay là một trong những pho tượng cổ đẹp
nhất của Việt Nam.
+ Tượng Vũ Nữ Chăm (Quảng Nam)
. Tượng được tạc bằng đá.
. Tượng diễn tả một vũ nữ đang múa với hình dáng uyển chuyển, sinh động. Bức
tượng có bố cục cân đối, hình khối chắc khỏe nhưng ,mềm mại tinh tế, mang đậm
điêu khắc phong cách Chăm.
. Tượng Vũ Nữ Chăm làmột trong những tượng đẹp nhất của nghệ thuật điêu khắc
Chăm.
Phù điêu
+ Chèo thuyền (đình Cam Đà, Hà Tây)
. Phù điêu được trạm trên gỗ.
. Diễn tả cảnh chèo thuyền trong ngày hội với các dáng ngươi khỏe khoắn và sinh
động.
+ Đá cầu (đình Thổ Tang, Vĩnh Phúc)
. Phù điêu được cham trên gỗ.
. Diễn tả cảnh đá cầu trong ngày hội với bố cục cân đối, nhịp điệu vui.
- GV đặt câu hỏi để HS trả lời về một số tác phẩm điêu khắc cổ có ở địa phương :
+ Tên của các bức tượng hoặc phù điêu.
+ Bức tượng, phù điêu hiện đang được đặt ở đâu ?
+ Các tác phẩm đó được làm bằng chất liệu gì ?
+ Em hãy tả sơ lược và nêu cảm nhận về bức tượng hoặc bức phù điêu đó.
- GV bổ xung nhận xét của HS và kết luận :
+ Các tácphẩm điêu khắc cổ thường có ở đình,chùa lăng tẩm,…
+ Điêu khắc cổ được đánh giá cao về mặt nội dung và nghệ thuật, góp cho kho tàng
mĩ thuật Việt Nam thêm phong phú và đậm đà bản sắc dân tộc.
+ Giữ gìn, bảo vệ các tác phẩm điêu khắc cổ là nhiệm vụ của mọi người Việt Nam.
Hoạt đông 3 : Nhận xét, đánh giá

GV nhận xét chung tiết học và khen ngợi những HS tích cực phát biểu xây dựng bài
Dặn dò
- Sưu tầm tranh ảnh về các tác phẩm điêu khắc cổ
- Sưu tầm một số bài trang trí của học sinh lớp trước (nếu có).
Bài 10. Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐỐI XỨNG QUA TRỤC
I – MỤC TIÊU
- HS nắm được cách trang trí đối xứng qua trục
- HS vẽ được bài đối xứng qua trục
- HS yêu thích vẻ đẹp của nghệ thuật trang trí.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Một số bài vẽ trang trí đối xứng của HS lớp trước.
- Một số bài trang tri đối xứng : hình vuông, hình tròn, tam giác, chữ nhật, đường
điểm, …(có thể chuẩn bị một số họa tiết vẽ trên giấy).
- Giấy vẽ, màu vẽ,…
Học sinh
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, thước kẻ, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu HS quan sát hìnhvẽ trang trí đối xứng có dạng hình tròn, hình vuông, …
ở trang 32 SGK hoặc giới thiệu một số họa tiết đối xứngqua các trục đã chuẩn bị và
gợi ý để các em thấy được :
+ Các phần của học tiết ở hai bên trục giống nhau, bằng nhau và được vẽ cùng màu.
+ Có thể trang trí đối xứng qua một, hai hoặc nhiều trục.

- GV tóm tắt : trang trí đối xứng tạo cho hình được trang trí có vẻ cân đối. Khi trang trí
hình vuông, hình tròn, đường điểm, …cần kẻ trục đối xứng để vẽ họa tiết cho đều.
Hoạt động 2 : Cách trang trí đối xứng
- GV giới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ phác lên bảng để HS nhận ra các bước
trang trí đối xứng.
- GV cho HS phát biểu nêu cácbước trang trí đối xứng, sau đó bỗung tóm tắt để các
em nắmvững kiến thức trước khi thực hành.
Hoạt động 3 : Thực hành
- HS có thể làmbài ở giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- GV gợi ý HS :
+ Kẻ các đường trục.
+ Tìm các hình mảng và họa tiết.
+ Cách vẽ họa tiết đối xứng qua trục.
+ Tìm, vẽ màu họa tiết có nền (có đậm, có nhạt).
- Đối với HS còn lúng túng, GV cho sử dụng một số họa tiết đã chuẩn bị và gợi ý các
em cách xắp xếp đối xứng qua trục.
Hoạt đông 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài trang trí đẹp và chưa đẹp ; treo, đính lên bảng và gợi ý
để HS nhận xét, xếp loại bài.
- GV tóm tắt và động viên, khích lệ những HS hoàn thành bài vẽ, khen ngợi những
HS có bài vẽ đẹp.
Dặn dò
Sưu tầm tranh ảnh về đè tài Ngày Nhà giáo Việt Nam.
Bài 11. Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY NHÀ GIÁO VIỆT NAM 20 – 11
I – MỤC TIÊU
- HS nắm vững cách chọn nội dung và cách vẽ.
- HS vẽ tranh về đề tài Ngày Nhà Giáo Việt Nam.
- HS yêu quý và kính trọng thầy giáo, cô giáo.
II – CHUẨN BỊ

Giáo viên
- SGK, SGV.
- Một số tranh ảnh về ngày Nhà Giáo Việt Nam
- Hình gợi ý cách vẽ.
Học sinh
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV cho HS hát tập thể một bài hát có nội dung về nhà trường, thầy cô giáo, từ đó
liên hệ đến nội dung bài học.
Hoạt động 1: Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV yêu cầu HS kể lại những hoạt động kỉ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11
của trường, lớp mình. Ví dụ :
+ Lễ kỉ niệm Ngày Nhà Giáo Việt Nam 20 – 11 của trường.
+ Cha mẹ HS tổ chức chúc mừng thầy giáo, cô giáo.
+ HS tặng hoa cho thầy giáo, cô giáo.
+ Tiết học tốt chào mừng Ngày Nhà GiáoViệt Nam 20 -11.
- Gợi ý HS nhớ lại các hình ảnh về ngày Nhà GiáoViệt Nam 20 -11 :
+ Quang cảnh đông vui, nhộn nhịp ; các hoạt động phong phú ; màu sắc rực rỡ, …
+ Các dáng người khác nhau trong hoạt động.
- GV yêu cấu HS chọn nội dung để vẽ tranh.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV giới thiệu một số bức tranh và hình tham khảo trong SGK để HS nhận ra cách
vẽ:
+ Vẽ hình ảnh chính trước (vẽ rõ nội dung).
+ Vẽ hình phụ sau (cho tranh sinh động).
+ Vẽ màu tươi sáng.
- GV có thể vẽ lên bảng hoặc sử dụng hình chuẩn bị sẵn để gợi ý cho HS cách chọn

và sắp xếp hình ảnh chính cũng như cách vẽcác dáng hoạt động.
- Cho HS nhận xét các bức tranh và hình tham khảo để các em nhận ra các hình ảnh
phụ và cách sử dụng màu sắc để treanh sinh động, tươi vui.
- Nhắc HS không vẽ quá nhiều hình ảnh hoặc hình ảnh quá nhỏ sẽ làm cho bố cục
rườm rà, vụn vặt.
Hoạt động 3 : Thực hành
- Ở bài này, GV có thể cho HS thực hành như sau :
+ Vẽ theo cá nhân.
+ Vẽ theo nhóm (hai đến ba HS vẽ vào giấy khổ A3 hoặc vẽ lên bảng).
- GV đến từng bàn gợi ý thêm cho HS về cách sắp xếp các hình ảnh, cách vẽ hình,
vẽ màu. Động viên những HS khá tìm được các hình ảnh phong phú độc đáo cho bức
tranh, góp ý cụ thể hơn để những HS còn lúng túng hoàn thành được bài vẽ.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài và gợi ý HS nhận xét,xếp loại.
- GV nhận xét chung và khen ngợi những HS làm bài tốt.
- Có thể chọn một số bài vẽ đẹp làm ĐDDH.
Dặn dò
Nhắc HS chuẩn bị mẫu có hai vật mẫu (nếu có điều kiện). Ví dụ :bình nước và quả
hoặc cái chai và quả…
Bài 12. Vẽ theo mẫu
MẪU VẼ CÓ HAI VẬT MẪU
I – MỤC TIÊU
- HS biết so sánh tỉ lệ hình và dậm nhạt ở hai vật mẫu.
- HS vẽ được hình gần giống mẫu ; biết vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc vẽ màu.
- HS quan tâm yêu quý đồ vật xung quanh.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Mẫu vẽ (hai vật mẫu).
- Hình gợi ý cách vẽ.

- Bài vẽ của HS lớp trước.
Học sinh
- SGK.
- Màu vẽ (nếu có điều kiện chuẩ bị).
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy,màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV yêu cầu các nhóm tự bày mẫu hoặc cùng với HS bày mẫu chung cho cả lớp
theo vài phương án khác nhau để HS tìm ra cách bày mẫu đẹp.
- GV nêu một số câu hỏi để HS quan sát, nhận xét về :
+ Tỉ lệ chung của mẫu và tỉ lệ giữa hai vật mẫu.
+ Vị trí các vật mẫu (ở trước, sau,…).
+ Hình dáng của từng vật mẫu.
+ Độ đậm nhạt chung của mẫu và độ đậm nhạt của từng vật mẫu.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
Có thể hướng dẫn cách vẽ cho HS như sau :
- GV gợi ý bằng các câu hỏi về cách vẽ để HS trả lời. Dựa trên các ý trả lời của HS,
GV sửa chữa, bổ xung hco đầy đủ, kết hợp với vẽ nên bảng theo trình tự các bước :
+ Vẽ khung hình chung và khung hình của từng vật mẫu (chiều cao, chiều ngang).
+ Ước lượng tỉ lệ các bộ phận của từng vật mẫu, sau đó vẽ nét chính bằng các nét
thẳng.
+ Vẽ nét chi tiết, chỉnh hình cho giống mẫu.
+ Phác các mnảg đậm, mảng nhạt.
+Vẽ đậm nhạt và hoàn chỉnh một bài vẽ (một số HS có thể vẽ màu).
- GV có thể hướng dẫn các bước tiến hành các một bài vẽ qua hình gợi ý ở bộ ĐDDH
hoặc tự chuẩn bị.
Hoạt động 3 : Thực hành

- GV có thể giới thiệu một số bài vẽ của các ban lớp trước cho HS ham khảo.
- GV đến từng bài nhắc nhở HS thường xuyên quan sát mẫu và gợi ý cho các em còn
lúng túng khi thực hành (gợi ý cách vẽ khung hình chung, khung hình của từng vật
mẫu và xác định tỉ lệ các bộ phận cho hình vẽ cân đối, hợp lý, …)
- Yêu cầu HS nhìn mẫu để mẫu để vẽ và chú ý đến đặc điểm riêng của mẫu ở những
vị trí quan sát khác nhau.
- HS vẽ theo cảm nhận riêng.
Hoạt đông 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài đã hoàn thành và gợi ý học sinh nhận xét, xếp loại về :
+ Bố cục.
+ Hình,nét vẽ.
+ Đậm nhạt.
+ Nhận xét chung tiết học, khen ngợi một số HS có bài vẽ tốt, nhắc nhở và động viên
HS chưa hoàn thành được bài vẽ để các em cố gắng hơn ở các bài học sau.
Dặn dò
- Sưu tầm ảnh chụp dáng người và tượng người.
- Chuẩn bị đất nặn cho bài học sau.
Bài 13. Tập nặn tạo dáng
NẶN DÁNG NGƯỜI
I – MỤC TIÊU
- HS nhậ biết được một số dang người đang hoạt động
- HS nặn được một số dáng người đơn giản.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp được các bức tượng thể hiện về con người
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về các dáng người đang hoạt động.
- Một số tượng nhỏ hoặc ảnh chụp các bức tượng về dáng người (nếu có điều kiện).
- Bài nặn của HS lớp trước.
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn.

Học sinh
- SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh theo nội dung bài.
- Bài nặn của các bạn lớp trước (nếu có).
- Đất nặn và đồ dùng cần thiết để nặn hoặc đồ dùng để vẽ, xé dán.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu sao cho hấp dẫn.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
GV yêu cầu HS quan sát tranh ảnh các bức tượng về dáng người và gợi ý bằng các
câu hỏi :
- Nếu các bộ phận cơ thể con người (đầu, thân, chân, tay,…).
- Mỗi bộ phận cơ thểngười có dạng hình gì ? (đầu dạng tròn ; thân, chân, tay có
dạng hình trụ).
- Nêu một số dáng hoạt động củacon người (đi đứng, chạy, nhảy, cúi, ngồi, …).
- Nhận xét về tư thế bộ phận cơ thể người ở một số hoạt động.
Hoạt động 2 : Cách nặn
- GV nếu các bước nặn và nặn mẫu cho HS quan sát :
+ Nặn các bộ phận chính trước, nặn các chi tiết sau (như đã hướng dẫn như ở các
bài đã học) rồi ghép, dính và chínhửa lại cho cân đối.
+ Có thể nặn hình người từ một thỏi đất và nặn thêm các chi tiết như tóc, mắt, áo,…
rồi tạo dángtheo ý thích.
- GV gợi ý HS xắp xếp các hình nặn theo đề tài. Ví dụ : kéo co, đấu vật, bơi thuyền,

Lưu ý :
Khi nặn mẫu để HS quan sát GV cần thao tác chậm đúng theo trình tự các bước nặn
cho các em nhìn rõ và ghi nhớ.
Hoạt động 3 : Thực hành
- HS có thể vẽ trước một vài dáng người trên giấy nháp để chọn dáng nào đẹp và
sinh động hơn để nặn

+ Dáng người cõng em hoặc bế em.
+ Dáng người đọc sách.
+ Dáng người chạy, nhảy, đá cầu, đá bóng…
- GV cho một số HS khá nặn theo nhóm: cùng nặn một sản phẩm có kích thước lớn
hơn : người đứng, người ngồi,…
- Trong thời gian HS thực hành, GV góp ý, hướng dẫn cho từng em ; khuyến khích
các em tìm dáng người và cách nặn khác nhau để bài nặn của lớp phong phú đa
dạng hơn.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn va nhận xét, xếp loại một số bài nặn về :
+ Tỉ lệ của hình nặn (hài hòa, thuận mắt).
+ Dáng hoạt động (sinh động, ngộ ngĩnh).
- HS nhận xét, sếp loại theo cảm nhận rieng và nêu lí do vì sao đẹp hoăc chưa đẹp .
-GV tổng kết và khen gợi những HS có bài đẹp.
Dặn dò
Sưu tầm tỷanh ảnh trên sách báo về trang trí đường diềm ở đồ vật.
Bài 14. Vẽ trang trí
TRANG TRÍ ĐƯỜNG DIỀM Ở ĐỒ VẬT
I – MỤC TIÊU
- HS thấy được tác dụng của trangg trí đường diềm ở đồ vật.
- HS biết cách trang trí và trang trí được đường diềm ở đồ vật.
- HS tích cực suy nghĩ, sáng tạo.
II – CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Một số bài vẽ đường diềm ở đồ vật của HS lớp trước.
- Hình gợi ý cách vẽ trang trí đường diềm ở đồ vật.
Học sinh
- SGK.

- Sưu tầm ảnh một số đồ vật có trang trí đường diềm.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số đồ vật có trang trí đường diềm và các hình tham khảo ở SGK,
ở bộ ĐDDH và đặt các câu hỏi để HS tìm hiểu về vẻ đẹp của đường diềm ở một số
đồ vật.Ví dụ :
+ Đường diềm thường được trang trí cho các đồ vật nào ?
+ Khi được trang trí bằng đường diềm, hình dáng các đồ vật như thế nào?
- GV bổ xung nhận xét : trang trí đường diềm có thể làm đồ vật thêm đẹp.
Ví dụ : đường diềm ở tà áo, túi sách, ở xung quanh miệng bát, đĩa, …
- GV gợi ý cho HS nhận ra vị trí của đường diềm.
- GV dặt câu hỏi để HS tìm ra các họa tiết ở đường diềm :
+ Có thể dùng họa tiết hoa lá, chim thú, hình kỷ hà, …để trang trí.
+ Những họa tiết giống nhau thường được sắp xếp cách đều nhau theo hàng ngang,
hàng dọc xung quanh đồ vật.
+ Họa tiết khác nhau thì sắp xếp xem kẽ.
Hoạt động 2 : Cách trang trí
- GV có thể nên bảng hoặc giới thiệu hình gợi ý cách trang trí đường diềm ở SGK,
ĐDDH để HS nhận ra các bước trang trí :
+ Tìm vị trí phù hợp để vẽ đường diềm ở đồ vật và kích thước của đường diềm, kẻ
hai đường thẳng hoặc hai đường cong cách đều.
+ Chia các khoảng cách để vẽ họa tiết.
+ Tìm hình mảng và vẽ họa tiết.
+ Vẽ màu theo ý thích ở họa tiết và nền.
Lưu ý :
- Có thể trang trí đồ vật bằng một, hai hoặc nhiều đường diềm nhưng cần phải sắp

xếp sao cho cân đối, hài hòa với dáng đồ vật.
- GV có thể gợi ý cho HS một số họa tiết.
- Nếu cóđiều kiện, GV chuẩn bị trước một số họa tiết có màu sắc khác nhau (cắt bằng
giấy màu) và cho hai hoặc ba HS lên bảng xếp thành đường diềm vào các hình đồ
vật.
Hoạt động 3 : Thực hành
- HS làm bài vào vở thực hành hoặc giấy vẽ.
- Có thể tổ chức cho một vài nhóm vẻơ khổ giấy lớn hoăc vẽ trên bảng.
- GV gợi ý cụ thể hơn cho những HS còn lúng túng để các rm có thể hoàn thành bài.
Có thể gợi ý một số hoạ tiết để các em lựa chọn và sắp xếp vào đường điểm.
- Động viên, khích lệ những HS khá phát huy khả năng tìm tòi, sáng tạo.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS lựa chọn một số bài đẹp và chưa đẹp của các nhóm, của cá nhân và
gợi ý HS nhận xét, xếp loại về :
+ Cách bố cục (hài hoà, cân đối).
+ VẼ hoạ tiết (đều, đẹp).
+ Vẽmàu (có đậm, có nhạt).
- HS nhận xét và xếp loại theo cảm nhận riêng.
- GV nhận xét, bổ xung và nêu lí do vì sao đẹp và chưa đẹp để HS rõ hơn.
- GV điều chỉnh xếp loại các bài vẽ, nhận xét chung về tiết học.
Dặn dò
Sưu tầm tranh ảnh về quân đội.
Bài 15. Vẽ tranh
ĐỀ TÀI QUÂN ĐỘI
I - MỤC TIÊU
- HS hiểu biết thêm về quân đội và những hoạt đông của bộ đội trong chiến đấu và
sản xuất, trang sinh hoạt hàng ngày.
- HS vẽ được tranh về đề tài quân đội.
- HS thêm yêu quý các cô, các chú bộ đội.
II - CHUẨN BỊ

Giáo viên
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về đề tài quân đội.
- Một số bức tranh về đề tài quân đội của các hoạ sĩ và thiếu nhi.
Học sinh
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy,màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV có thể sử dụng một vài bài hát,mẩu chuyện hoặc đoạn thơ về đề tài Quân đội để
dẫn dắt HS vào nội dung bài học sao cho sinh động, hấp dẫn.
Hoạt động 1 : Tìm,chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu một số tranh ảnh về đề tài Quan đội và gợi ý để HS nhận thấy :
+ Tranh vẽ về đề tài Quân đội thường có hình ảnh chính là các cô, chú bộ đội.
+ Trang phục (mũ, quần, áo) của quuan đội khác nhau giữa các binh chủng.
+ Trang bị vũ khí và phương tiện quân đội gồm có : súng, xe, pháo, tàu chiến, máy
bay,…
+ Đề tài về quân đội rất phong phú. Có thể vẽ các hoạt động như : chân dung cô, chú
bộ đội ; bộ đội với thiếu nhi ; bộ đội gặt lúa, chống bão lụt giúp dân ; bộ đội luyện tập
trên thao trường ; bộ đội đứng gác,…
- GV cho HS xem tranh ảnh về quân đội để các em nhớ lại các hình ảnh, màu sắc và
không gian cụ thể.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV cho HS xem một số bức tranh hoặc hình giợi ý để các em nhận ra cách vẽ tranh
:
+ Vẽ hình ảnh chính là các cô, các chú bộ đội trongmột hoạt động cụ thể nào đó
(luyện tập, chống bão lụt,…)
+ Vẽ hìn ảnh phụ sao cho phù hợp với nội dung đề tài.
+ Vẽ màu có đậm, có nhạt hợp với nội dung đề tài.

- Cho HS nhận xét về cách sắp xếp hình ảnh, cách vẽ hình, vẽ màu ở một số bức
tranh để HS nắm kiến thức.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV cho HS xem các bức tranh giới thiệu ở SGK để các em tự tin hơn.
- Nhắc HS vẽ theo từng bước như hướng dẫn ở bài trước.
- GV bao quát lớp, gợi ý, hướng dẫn bổ xung, dặc biệt là những HS còn lúng túng về
cách chọn đề tài và cách vẽ. Động viên những HS khá để các em tìmđược những
hình ảnh, màu sắc đẹp cho bức tranh của mình.
- HS vẽ theo cảm nhận riêng.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV gợi ý HS nhận xét một số bài vẽ :
+ Nội dung (rõ chủ đề).
+ Bố cục (có hình ảnh chính, hình ảnh phụ).
+ Hình vẽ, vẽ nét (sinh động).
+ Màu sắc (hài hoà, có đậm, có nhạt).
- HS tự nhận xét và xếp loại các bài đẹp hay chưa đẹp.
- GV bổ xung khen ngợi, động viên chung cả lớp.
Dặn dò
Sưu tầm bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của các bạn lớp trước và tranh tĩnh vật của hoạ
sĩ trên sách báo nếu (có điều kiên).
Bài 16. Vẽ theo mẫu
MẪU CÓ HAI VẬT MẪU
I - MỤC TIÊU
- HS hiểu được đặc điểm của mẫu
- HS biết cách bố cục và vẽ được hình có tỉ lệ gần đúng mẫu.
- HS quan tâm,yêu quí mọi vật xung quanh.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- một và mẫu vẽ có hai vật mẫu.

- Hình gợi ý cách vẽ ở bô ĐDDH hoặc tự chuẩn bị.
- Một số bài vẽ mẫu có hai vật mẫu của HS lớp trước.
- Một sổtanh tĩnh vật của hoạ sĩ.
Lưu ý :
- Ở bài này, GV có thể tìm một số vật mẫu như sau :
+ Cái chai và cái bát.
+ Bình đựng nước và cái cốc.
+ Cái phích và quả (loại quả khác nhau như cam, xoài,…).
- GV có thể tìm vật mẫu theo điềukiện ở từngđịa phương.
Các vật mẫu cần có tỉ lệ cao thấp, to nhỏ hợp lí (không quá tương phản)
Bày mẫu có bố cục cân đối. Vị trí các vật mẫu cần có trước, co sau ; các vật mẫu có
khoảng cách vừa phải hoặc che khuất nhau hợp lí.
Học sinh
- SGK.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DAY - HỌC CHỦ YẾU
Gới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù hợp với nội dung.
Hoạt động 1 : Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu mẫu đã chuẩn bị và hình gợi ý trong SGK để HS quan sát, nhận xét
đặc điểm của mẫu. Ví dụ :
+ Sự giống nhau và khác nhau về đặc điểm của một số đồ vật như chai, lọ, phích,
bình đựng nước, …
. Giống nhau : có miệng, cổ, vai, thân, đáy,…
. Khác nhau : ở tỉ lệ các bộ phận (to, nhỏ, rộng, hẹp, cao, thấp,…) và các chi tiết : nắp
đậy, quai sách, tay cầm,…
+ Sự khác nhau về vị trí, tỉ lệ, độ đậm nhạt giữa các vật mẫu trong một mẫu vẽ :
. Vị trí ở trước, ở sau.
. Kích thước to nhỏ, cao thấp.

. Độ đậm, nhạt.
- GV gợi ý HS quan sát và so sánh tỉ lệ của mẫu vẽ. Ví dụ : khung hình chung, khung
hình riêng ; chiều cao, chiều ngang của từng vật mẫu…
Lưu ý :
- GV bày mẫu có bố cục khác nhau, gợi ý một số câu hỏi để HS quan sát và suy nghĩ
trả lời. Ví dụ : Nên đặt mẫu vẽ gần các vật nào ? Sắp xếp các vật mẫu như thế nào
cho hợp lí,…
- Hướng dẫn HS đặt mẫu có bố cục đẹp để vẽ theo nhóm (đặt vật mẫu ở những vị trí
thuận tiện cho cả nhóm quan sát mẫu và vẽ).
- Hướng dẫn HS quan sát, nhận xét mẫu theo góc nhìn của từng em và tập ước
lượng tỉ lệ.
Hoạt động 2 : Cách vẽ
- GV gới thiệu hình gợi ý cách vẽ hoặc vẽ nên bảng để HS về cách bố cục bài trên
một tờ giấy.
- GV nhắc HS cách vẽ như đã hướng dẫn ở các bài đã học :
+ Ước lượng và khung hình chung của mẫu (bố cục bài vẽ theo chiều dọc hay chiều
ngang tờ giấy cho hợp lí).
+ Vẽ khung hình của từng vật mẫu.
+ Tìm tỉ lệ các bộ phận : miệng, cổ, vai, thân,… của cái chai, cái lọ,cái phích, ấm
đất,cái bát,…
- Vẽ phác hình bằng các nết thẳng, sau đó vẽ hình chi tiết cho giống mẫu.
- Có thể vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hay vẽ màu.
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV quan sát lớp và nhắc HS :
+ Vẽ màu theo đúng vị trí quan sát của mỗi người, không vẽ giống nhau.
+ Gợi ý HS vẽ khung hình chung, khung hình của từng vật mẫu.
+ Cách vẽ phac hình bằng các nết thẳng.
- GV quan sát lớp, đến từng bàn góp ý, hướng dẫn xho HS, đặc biệt là những HS còn
lúng túng để các em hoàn thành được bài vẽ.
- Gợi ý cho HS có thể vẽ đậm nhạt bằng bút chì đen hoặc bằng màu.

Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS chọn một số bài vẽ và hướng dẫn HS nhận xét,xếp loại về : + Bố
cục (cân đối với với tờ giấy).
+ Hình vẽ (rõ đặc điểm, tỉ lệ sát với mẫu).
+ Các độ đậm nhạt (đậm, đậm vừa, nhạt).
- GV nhận xét bổ xung, chỉ ra các bài vẽ đẹp và chưa đẹp trước khi xếp loại.
Dặn dò
Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung trên sách báo (nếu có điều kiện).
Bài 17. Thưởng thức mĩ thuật
XEM TRANH DU KÍCH TẬP BẮN
I - MỤC TIÊU
- HS tiếp xúc, làm quen với tác phẩm Du kích tập bắn và hiểu vài nét về hoạ sĩ
Nguyễn Đỗ Cung.
- HS nhận xét được sơ lược về hình ảnh và mầu sắc trong tranh.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của bức tranh.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Sưu tầm tranh Du kích tập bắn trong Tuyển tập tranh Việt Nam (NXB Văn hoá –
1975) hoặc trên sách báo (nếu có điều kiện).
- Một số tác phẩm của hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung về các đề tài khác.
Học sinh
- SGK.
- Sưu tầm tranh của họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung (nếu có).
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài
GV lựa chọn cách giới thiệu bài cho hấp dẫn và phù với nội dung
Hoạt động 1 : Giới thiệu vài nét họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung.
GV có thể nêu các ý sau :
- Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung tốt nghiệp khoá V (1929 – 1934) Trường Mĩ thuật Đông

Dương. Ông vừa sáng tác hội họa vừa đam mê tìm hiểu lịch sử dân tộc.
- Ông tham ra hoạt động cách mạng rất sớm, là một trong những hoạ sĩ đầu tiên vẽ
chân dung Bác Hồ tại Bắc Bộ Phủ (1946).
- Kháng chiến toàn quốc bùng nổ, hoạ sĩ đã cùng đoàn quân Nam tiến vào Nam
Trung Bộ, kịp thời sáng tác, góp công sức vào cuộc kháng chiến chống Thực Dân
Pháp của dân tộc, bức tranh Du kích tập bắn được ra đời trong hoàn cảnh đấy.
- Hoạ sĩ Nguyễn Đỗ Cung còn có nhiều tác phẩm sơn dầu nổi tiếng như : Cây chuối
(1936) ; Cổng thành Huế (1941) ; Học hỏi lẫn nhau (1960) ; Công nhân cơ khí (1962)
; Tan ca, Mời chị em họp để thi thợ giỏi (1976),…
- Ông còn là nhà nghiên cứu mĩ thuật uyên bác, có đóng góp lớn trong việc xây dựng
viện bảo tàng mĩ thuật Việt Nam và đào tạo đội ngũ họa sĩ, cán bộ nghiên cứu mĩ
thuật.
- Với đóng góp to lớn cho nền mĩ thuật hiện đại Việt Nam, năm 1996, ông được nhà
nước tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật.
Hoạt động 2 : Xem tranh Du kích tập bắn
- GV đặt một số câu hỏi để HS tìm hiểu nội dung bức tranh :
+ Hình ảnh chính của bức tranh là gì ?
(Bức tranh diễn tả buổi tập bắn của tổ du kích. Năn nhân vật được sắp xếp ở vị trí
trung tâm với những tư thế khác nhau rất sinh động : người bò, người trườn, người
ngồi như đang chẩun bị ném lựu đạn, người đứng ngắm dưới giao thông hào).
+ Hình ảnh phụ các bức tranh là hình ảnh nào ?
(phía xa là nhà, cây, núi, bầu trời tạo bố cục chặt chẽ,sinh động).
+ Có những màu chính nào trong tranh ?
(Màu vàng của nền đất, màu xanh thẳm của nền trời, màu trắng bạc của mây diễm
tả cái nắng chói chang rực rỡ trên bãi tập và thời tiết nóng nực củamiền Nam Trung
Bộ ; có màu sắc đậm, có nhạt rõ ràng.)
- GV kết luận :
+ Đây là một trong những tác phẩm tiêu biểu về đề tài chiến tranh cách mạng.
- GV nêu một vài câu hỏi để HS tập nhận xét các bức tranh khác của họa sĩ, Ví dụ :
+ Cách bố cục : sắp xếp hình ảnh chính, phụ .

+ Tư thế của các nhân vật.
+ Màu sắc trong tranh .
- GV yêu cầu HS cảm nhận của mình về tác phẩm.
Hoạt động 3 : Nhận xét, đánh giá
- GV nhận xét chung tiết học, khen ngợi các nhóm và cá nhân tích cực phát
biểu ý kiến xây dựng bài.
Dặn dò :
- Quan sát các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí (cái khăn, cái thảm, cái khay).
- Sưu tầm bài trang trí chữ nhật.
Bài 18. Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH CHỮ NHẬT
I - MỤC TIÊU
- HS hiểu được sự khác nhau và giống nhau giữa hình trang trí chữ nhật và hình
vuông,hình tròn.
- HS biết cách trang trí và trang trí được hình chữ nhật.
- HS cảm nhận được vẻ đẹp của các đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Hình gợi ý cách vẽ.
- Một số bài trang trí hình chữ nhật, hình vuông, hình tròn để so sánh ; một số hình
ảnh hay một vài đồ vật dạng hình chữ nhật có trang trí : cái khay, tấm thảm, chiếc
khăn,…
Học sinh
- SGK.
- Một số bài trang trí hình chữ nhật của HS lớp trước (nếu có).
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, thước kẻ, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu bài

GV lựa chọn cách giới thiệu bài sao cho hấp dẫn phù hợp với nội dung.
Hoạt đông 1 : Quan sát, nhận xét
GV giới thiệu một số bài trang trí hình vuông, hình tròn,hìnhchữ nhật và gợi ý để HS
thấy được sự giống và khác nhau của ba dạng bài.
- Giống nhau :
+ Hình mảng chính giữa, được vẽ to ; hoạ tiết, màu sắc thường được sắp xếp đối
xứng qua các trục.
+ Trang trí một số đồ vật dạng hình chữ nhật cũng không khác biệt nhiều so với trang
trí hình vuông, hình tròn.
+ Màu sắc có đậm, có nhạt làm rõ trọng tâm.
- Khác nhau : Do đặc điểm hình dáng của hình vuông, hình tròn, hình chữ nhật mà
trang trí đối xứng qua trục ở các hình này cũng có sự khác biệt. Hình chữ nhật
thường được trang trí đối xứng qua một hoặc hai trục ; hình vuông thường được
trang trí qua một, hai hoặc bốn trục ; hình tròn có thể trang trí đối xứng qua một, hai,
ba, hoặc nhiều trục.
- Có nhiều cách trang trí hình chữ nhật : mảng hình ở giữa có thể là hình vuông, hình
thoi, hình bầu dục (ô van),… ; Bốn góc có thể là mảng hình vuông hoặc tam giác,… ;
xung quanh có thể là đường diềm hoặc một số họ tiết phụ…
Hoạt động 2 : Cách trang trí
GV cho HS xem hình hướng dẫn cách vẽ trong SGK hay GV đã chuẩn bị hoặc vẽ
lên bảng kết hợp với đặt các câu hỏi gợi ý để HS thấy được cách vẽ. GV tóm tắt lại
các bước :
- Vẽ hình chữ nhật cân đối với khổ giấy.
- Kẻ trục, tìm và sắp xếp các hình mảng : có mảng to, mảng nhỏ.
- Dựa vào hình dáng của các mảng, tìm và vẽ hoạ tiết cho phù hợp.
- Vẽ màu theo ý thích, có đậm nhạt thay đổi giữa màu nền và màu họa tiết (nên dùng
từ bốn đến năm màu ; các họa tiết giống nhau vẽ cùng một màu, cùng độ đậm nhạt).
Hoạt động 3 : Thực hành
- GV quan sát chung, gợi ý :
+ Kẻ trục.

+ Tìm hình mảng : mảng chính lớn và các mảng phụ nhỏ hơn. Chú ý đến khoảng
trống giữa các mảng (HS thường vẽ mảng chính nhỏ và các khoảng trống rộng nên
bài trang trí không có trọng tâm, hình mảng rời rạc,…)
+ Tìm hoạ tiết và vẽ hoạ tiết vào các mảng đối xứng qua trục.
+ Vẽ màu vào các hoạ tiết và nền ; vẽ màu gọn, đều, có đậm, có nhạt (chú ý đảm bảo
tính đối xứng của hoạ tiết, các mảng trong hình chữ nhật).
- GV gợi ý cụ thể hơn với những HS còn lúng túng và động viên những HS có khả
năng để các em phát huy tính sáng tạo.
Hoạt động 4 : Nhận xét, đánh giá
- GV cùng HS lựa chọn một số bài và gợi ý để HS nhận xét, xếp loại :
+ Bài hoàn thành.
+ Bài chưa hoàn chỉnh.
+ Bài đẹp,hay chưa đẹp vì sao ?
- GV bổ xung nhận xét, điều chỉnh xếp loại và động viên chung cả lớp.
Dặn dò
Sưu tầm tranh ảnh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở sách báo.
Bài 19. Vẽ tranh
ĐỀ TÀI NGÀY TẾT, LỄ HỘI VÀ MÙA XUÂN
I - MỤC TIÊU
- HS biết cách tìm và sắp xếp hình ảnh chính, phụ trong tranh.
- HS vẽ được tranh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân ở quê hương.
- HS thêm yêu thương quê hương, đất nước.
II - CHUẨN BỊ
Giáo viên
- SGK, SGV.
- Sưu tầm một số tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Một số bài vẽ của HS lớp trước về đề tài.
- Tranh về ngày tết, lễ hội và mùa xuân ở bộ ĐDDH.
Học sinh
- SGK.

- Sưu tầm tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân.
- Giấy vẽ hoặc vở thực hành.
- Bút chì, tẩy, màu vẽ.
III – CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU
Giới thiệu
GV lựa chọn cách giới thiệu sao cho hấp dẫn, phù hợp với nội dung bài (có thể
cho HS xem đĩa hình về ngày Tết, ngày hội vầ mùa xuân).
Hoạt động 1 : Tìm, chọn nội dung đề tài
- GV giới thiệu tranh ảnh về ngày Tết, lễ hội và mùa xuân để HS nhớ lại :
+ Không khí ngày tết, lễ hội vầ mùa xuân.
+ Những hoạt động trong gày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Những hình ảnh,màu sắc trong ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
- Gợi ý HS kể về ngày tết, mùa xuân và những dịp lễ hội ở quê hương mình.
Hoạt động 2 : Cách vẽ tranh
- GV gợi ý cho HS một số nội dung để vẽ tranh về đề tài Ngày tết,lễ hội và mùa xuân.
Ví dụ :
+ Cảnh vườn hoa, công viên, chợ hoa ngày tết.
+ Chuẩn bị cho ngày tết : trang trí nhà của,gói bánh trưng,…
+ Những hoạt động trong dịp tết : chúc Tết ông bà, cha mẹ ; đi lễ chùa,…
+ Những hoạt động trong các dịp lễ hội như : tế lễ, rước rồng,múa lân, đấu vật,chọi
gà, chọi trâu, đua thuyền, hát dân ca,…
- GV cho HS nhậ xét một số bức tranh để các em nhận ra cách vẽ :
+ Vẽ các hình ảnh chính của ngày tết, lễ hội và mùa xuân.
+ Vẽ các hình ảnh phụ cho tranh thêm sinh động (nhà cửa, đình chùa,cây cối, cờ hoa,
…).

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×