Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

KẾ HOẠCH BÀI DẠY BÀI 1 SINH HỌC 10 SÁCH CÁNH DIỀU (CHUYÊN ĐỀ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (510.71 KB, 11 trang )

CHUYÊN ĐỀ 1. CÔNG NGHỆ TẾ BÀO VÀ MỘT SỐ THÀNH TỰU
BÀI 1: THÀNH TỰU HIỆN ĐẠI CỦA CÔNG NGHỆ TẾ BÀO
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
Sau bài học này, HS sẽ:
- Nêu được thế nào là công nghệ tế bào, ngun lí và nền tảng của cơng nghệ tế bào.
- Trình bày được một số thành tựu hiện đại và triển vọng của ngành công nghệ tế bào
thực vật và động vật.
2. Năng lực
- Năng lực sinh học:
● Nhận thức sinh học:
+ Trình bày được khái niệm về cơng nghệ tế bào.
+ Trình bày được nền tảng của cơng nghệ tế bào.
+ Trình bày được ngun lí của cơng nghệ tế bào.
+ Kể tên được một số thành tựu hiện đại của công nghệ tế bào động vật và
thực vật.
+ Phân tích được triển vọng của ngành cơng nghệ tế bào trong tương lai.
● Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Đề xuất được những ứng dụng có liên
quan ngành công nghệ tế bào vào thực tiễn đời sống.
- Năng lực chung:
● Tự chủ và tự học:
+ Luôn chủ động, tích cực tìm hiểu những vấn đề cơng nghệ tế bào xung
quanh đời sống của chúng ta.
+ Xác định được hướng phát triển phù hợp sau trung học phổ thông; lập
được kế hoạch, lựa chọn học các môn học phù hợp với định hướng nghề
nghiệp liên quan đến công nghệ tế bào.


● Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học kết hợp với các loại
phương tiện để trình bày những vấn đề liên quan đến công nghệ tế bào; ý
tưởng và thảo luận các vấn đề trong sinh học phù hợp với khả năng và định


hướng nghề nghiệp trong tương lai.
● Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Xác định được ý tưởng ứng dụng công nghệ
tế bào từ các nội dung đã học.
3. Phẩm chất
- Yêu nước: Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên, chủ quyền lãnh thổ.
- Nhân ái: Tôn trọng sự khác biệt về lựa chọn nghề nghiệp cũng như người đang
làm các ngành nghề liên quan đến sinh học nói riêng và các ngành nghề khác
nói chung.
- Chăm chỉ: Tích cực học tập, rèn luyện để chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Đối với giáo viên
- SGK, SGV, SBT Sinh học 10 chuyên đề, Giáo án.
- Hình ảnh một số ngành công nghệ Sinh học
- Một số tranh, ảnh về các kĩ thuật ngành Công nghệ tế bào.
- Máy tính, máy chiếu.
2. Đối với học sinh
- Giấy A4.
- Bảng trắng, bút lơng.
- Thiết bị (máy tính, điện thoại,...) có kết nối mạng internet.
- Bài thuyết trình.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
a. Mục tiêu: Thu hút, tạo hứng thú học tập, tạo tình huống và xác định vấn đề học
tập.


b. Nội dung:
- GV chuẩn bị các hình ảnh về các sản phẩm thành công về lĩnh vực công nghệ tế
bào ở thực vật và động vật.

- GV đặt câu hỏi gợi mở cho HS và dẫn dắt vào bài học.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS quan sát hình ảnh về ứng dụng công nghệ tế bào và đưa ra một số câu
hỏi gợi mở cho HS:

Cừu Dolly

Tế bào gốc

Sâm Ngọc Linh

Thú mỏ vịt

+ Hãy kể thêm một vài ứng dụng của công nghệ tế bào trong đời sống mà em biết.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập


- HS quan sát hình ảnh, dựa vào hiểu biết cá nhân để kể thêm một số ứng dụng của
công nghệ tế bào.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- HS xung phong chia sẻ thêm thông tin với lớp.
- GV khuyến khích HS chia sẻ hiểu biết của bản thân và ghi lên bảng các ý kiến trả
lời của HS (HS không nhất thiết phải trả lời đúng).
* Một số ứng dụng của công nghệ sinh học:
+ Tạo ra những loài thực vật lai tế bào và chuyển gene.
+ Tạo ra các chế phẩm diệt côn trùng, sâu bệnh hại mà không gây ô nhiễm môi
trường
+ Cấy ghép thay thế các mô, cơ quan trên cơ thể người,..

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tuyên dương tinh thần xây dựng bài của HS và dẫn dắt vào bài học: Công nghê
tế bào là một trong những lĩnh vực trọng điểm của Sinh học được ứng dụng rất
nhiều trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Một trong những thành tựu của
ngành Công nghệ tế bào là tạo ra các giống lồi lai; cơng nghệ tế bào gốc, nhờ đó,
mang lại cho con người những loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, thời gian
bảo quản lâu hơn, giá thành rẻ hơn,... Đặc biệt, thành tựu này cịn góp phần giải
quyết vấn đề nạn đói trên thế giới. Ngồi việc đảm bảo nguồn thực phẩm, ngành
Cơng nghệ tế bào cịn có những vai trị gì đối với đời sống con người? Chúng ta hãy
cùng tìm hiểu trong bài học hơm nay – Bài 1: Công nghệ tế bào và một số thành
tựu.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
I. GIỚI THIỆU CHƯƠNG TRÌNH MƠN SINH HỌC
Hoạt động 1: Sơ lược về công nghệ tế bào.
a. Mục tiêu: Xác định được khái niệm, ngun lí và nền tảng của cơng nghệ tế bào.
b. Nội dung:


- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm, đọc thơng tin và quan sát 4 hình ảnh GV cung
cấp và xác định đâu là công nghệ tế bào.
- GV sử dụng phương pháp dạy học trực quan, hỏi - đáp nêu vấn đề để hướng dẫn
HS thảo luận, lấy ví dụ về khái niệm cơng nghệ tế bào. Sau đó đưa ra nền tảng và
ngun lí của ngành này.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và ví dụ của HS về công nghệ tế bào.
d. Tổ chức hoạt động:
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN - HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

DỰ KIẾN SẢN PHẨM


Sơ lược về công nghệ tế bào

- GV chia lớp thành các nhóm đơi, u cầu 1. Khái niệm.
các nhóm nghiên cứu thông tin và quan sát 4 - Công nghệ tế bào là lĩnh vực
hình GV đưa ra, sau đó, thực hiện các yêu cầu thuộc công nghệ sinh học bao gồm
của GV.

các quy trình kĩ thuật ni cấy mơ
tế bào ở mơi trường ni cấy trong
ống nghiệm nhằm duy trì và tăng
sinh tế bào, mơ, từ đó sản xuất
được những sản phẩm theo yêu
cầu nhà sản xuất.
- Nguyên lí CNTB là các kĩ thuật
nuôi cấy tế bào, kĩ thuật DNA và
protein tái tổ hợp.
- Nền tảng CNTB là các kĩ thuật
nuôi cấy mô tế bào, kĩ thuật thao
tác trên các tế bào nuôi cấy mô tế

- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, lần lượt trả bào, kĩ thuật thao tác trên môi
trường nuôi cấy như chuyển gene,
lời các câu hỏi:
+ Hình nào sau đây nói về cơng nghệ tế bào?
+ Theo em ngành Công nghệ tế bào thành

chuyên nhân, gây đột biến, lai tạo,




công cần nền tảng từ các ngành nào?

- Hai hướng chính phát triển

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

CNTB là cơng nghệ tế bào thực

- HS các nhóm trao đổi với nhau để hoàn vật và CNTB động vật.
thành các nhiệm vụ học tập.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo
luận
- GV cho HS giơ bảng thể hiện ý kiến của
nhóm.
- GV cho các nhóm nhận xét và trả lời câu hỏi
kế tiếp.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm
vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét sản phẩm học tập của
HS và chuẩn kiến thức và chuyển sang nội
dung tiếp theo.
Hoạt động 2: Tìm hiểu thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế bào
thực vật và động vật.
a. Mục tiêu: Trình bày được các thành tựu hiện đại và triển vọng của công nghệ tế
bào thực vật và động vật.
b. Nội dung: GV u cầu các nhóm HS đọc thơng tin phần I, II (SGK tr.7) để trả lời
các câu hỏi và hoàn thành phiếu học tập.
c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời và phiếu học tập của HS.
d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

- HỌC SINH

Bước 1: GV chuyển giao I. Thành tựu hiện địa và triển vọng của công
nhiệm vụ học tập

nghệ tế bào thực vật


- Gv chia lớp thành 9 nhóm 1. Một số thành tựu kĩ thuật nuôi cấy mô tế bào
(số lượng HS ngang nhau). HS thực vật.
được bốc thăm chọn phần nội * Nhóm 1: Phát triển các kĩ thuật ni cấy mơ tế
dung nhóm mình sẽ thuyết bào thực vật.
trình. GV u cầu các nhóm - Các kĩ thuật ni cấy mô tế bào ra đời và phát
đọc thông tin mục 2 phần I, II triển như tạo mô sẹo từ tế bào đơn trong mơi
(SGK tr.6,7,8,9,10) và hồn trường nuôi cấy; điều chỉnh tỉ lệ auxin/ cytokinin
thành phiếu học tập về một số để nuôi cấy cơ quan; tái tạo phôi soma từ invitro
thành tựu hiện đại của công từ nhân noãn của cây thuộc chi Cam quýt.
nghệ tế bào. Sau đó soạn bài
thuyết trình bằng ppt, word, sơ
đồ hoặc giấy có kèm hình ảnh
minh họa. (Phiếu học tập ở
phần Hồ sơ học tập)
- Sau khi các nhóm đơi hoàn
thành Phiếu học tập, GV đặt
câu hỏi tổng kết: “Học tập
môn Sinh học tế bào mang lại

cho các em những hiểu biết và
ứng dụng gì?”
- GV đặt câu hỏi vận dụng,
yêu cầu HS liên hệ bản thân:
Em sẽ ứng dụng những kiến
thức đã học vào thực tiễn như
thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm
vụ học tập
- HS nghiên cứu thông tin

* Nhóm 2: Tạo giống bằng lai tế bào và chuyển
gene
- Việc tạo cây lai khác loài từ lai tế bào trần,
chuyển gene vào mô và tế bào thực vật nuôi cấy là
các kĩ thuật trong công nghệ sinh học nông nghiệp
sử dụng nguyên liệu từ công nghệ tế bào.
- Với sự kết hợp của công nghệ tế bào và công
nghệ gene, nhiều giống cây trồng mới với năng
suất được cải tiến có tính kháng bệnh và tính
chống chịu điều kiện bất lợi.
* Nhóm 3: Bảo tồn nguồn gene thực vật
- Công nghệ tế bào thực vật là công cụ được sử
dụng trong nhân giống cây trồng quý hiếm và cần
được bảo tồn.
- Chỉ từ một phần của cơ thể cây trồng này, công
nghệ tế bào đã giúp cây tái sinh, tạo số lượng lớn
cá thể của các loài thực vật có nguy cơ tuyệt
chủng hoặc thuộc nhóm nguy cấp cần bảo tồn.
* Nhóm 4: Triển vọng của cơng nghệ tế bào thực



trong SGK, thảo luận và lần vật
lượt thực hiện các yêu cầu của - Là sự kết hợp kĩ thuật chỉnh sửa gene trên tế bào
GV.

thực vật nuôi cấy. Nhờ đó khắc phục tình trạng

Bước 3: Báo cáo kết quả không thể chuyển gene ở một số cây trồng theo
hoạt động và thảo luận

phương pháp thông thường như chuyển gen thơng

- GV mời đại diện nhóm trình qua vi khuẩn Agrobacterium. Ngồi ra, phát triển
bày phần thảo luận của nhóm cơng nghệ tế bào trong bảo quản lạnh, ni cấy
mình.

mơ tế bào để sản xuất thuốc, enzyme và vacxin ăn

- GV liệt kê những phương án được là các hướng ứng dụng đầy tiềm năng.
trả lời của các nhóm

* Nhóm 5: Một số thành tựu của công nghệ tế bào

- GV mời các HS còn lại nhận động vật.
xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- Nhiều kĩ thuật ni cấy mô tế bào động vật phát

Bước 4: Đánh giá kết quả, triển như vi tiêm nhân, chuyển nhân, tạo dòng tế

bào lai giữa tế bào người và tế bào chuột, tạo
thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV đánh giá, nhận xét,

dịng tế bào, ni cấy mơ, tái tạo cơ quan,…

chuẩn kiến thức, chuyển sang - Năm 1996, cừu Dolly ra đời là sản phẩm của
công nghệ tế bào, đnahs dấu về sự ra đời của sản
nội dung mới.
phẩm nhân bản vơ tính đầu tiên của ĐV có vú.
* Nhóm 6: Sự ra đời của công nghệ tế bào gốc.
- Các thành tựu nổi bật của công nghệ tế bào động
vật là sự phát triển cơng nghệ tế bào gốc. Có thể
kể đến các cơng trình: ni cấy tạo mơ và tế bào
gốc thần kinh của người trong điều kiện invitro;
phân lập tế bào gốc phôi thai; tế bào gốc vạn năng
cảm ứng.
* Nhóm 7: Sản xuất dược phẩm từ ni cấy tế bào
mô động vật.
- Nuôi cấy tế bào động vật có vú là giải đoạn thiết


yếu trong sản xuất dược phẩm như thuốc chống
ung thư, chất tạo miễn dịch, yếu tố đông máu,
vacccine, … Các sản phẩm này có thể được sản
xuất bằng cơng nghệ DNA tái tổ hợp trên các
dòng tế bào động vật nuôi cấy, được sửa dụng
điều trị bệnh tim mạch, bệnh thiếu máu, bệnh máu
khó đơng, bệnh lùn bẩm sinh, …
* Nhóm 8: Bảo tồn nguồn gene động vật

- Các dịng tế bào Vero; tế bào có nguồn gốc từ
các dịng linh trưởng bậc cao như gorilla được sử
dụng để nghiên cứu virus HIV.
- Các nhà khoa học sử dụng các dịng tế bào ni
cấy hạn chế khai thác động vật quý hiếm, nguy
cấp cần bảo tồn khi vẫn cần nuôi cấy hạn chế việc
khai thác động vật quý hiếm, nguy cấp cần được
bảo tồn mẫu sinh học khi cần nghiên cứu.
- Công nghệ tế bào gốc là công cụ tiềm năng bảo
tồn các lồi động vật có nguy cơ tuyệt chủng và
phục hồi các lồi đã tuyệt chủng thơng qua các
dịng tế bào ni cấy.
- Bên cạnh đó, các nghiên cứu tập trung theo
hướng ứng dụng để bảo tồn động vật, ni cấy tế
bào mơ trong phịng thí nghiệm có thể sản xuất
thịt, da, lơng. Do đó, cơng nghệ tế bào động vật
góp phần bảo tồn đa dạng sinh học.
* Nhóm 9: Triển vọng của cơng nghệ tế bào động
vật
- In sinh học 3D là ứng dụng kĩ thuật số để chế tọa


các mơ và cơ quan mơ phỏng chính xác các đặc
điểm của mơ tự nhiên từ vật liệu có sẵn.
- Trong những năm gần đây, công nghệ này phát
triển cung cấp mô lành cấy ghép tạng làm cơ sở
phát triển y học tía tạo. Một số sản phẩm in sinh
học là mơ da, mơ tim, mạch máu
- Bên cạnh đó, những tiến bộ liên tục của công
nghệ tế bào gốc giúp đưa thực nghiệm in vitro đến

gần hơn với các quá trình sống trong cơ thể.
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a. Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức, rèn luyện, phát triển kĩ năng bài học.
b. Nội dung:
- GV yêu cầu HS hoàn thành các bài tập luyện tập SGK.
c. Sản phẩm học tập:
- Câu trả lời và các ý kiến thảo luận của HS về các câu hỏi cuối bài
d. Tổ chức hoạt động:
● Nhiệm vụ 1: Bài tập SGK
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV cho HS làm việc theo nhóm, giải quyết các bài tập sau:
1. Hãy đánh giá những tác động tích cực của công nghệ tế bào đối với khoa học và
đời sống.
2. Theo em, cơng nghệ tế bào có tác động tiêu cực đối với thế giới tự nhiên và con
người không? Hãy nêu những dẫn chứng minh họa cho nhận định của em.
3. Hãy tìm hiểu về sự phát triển của công nghệ tế bào tại Việt Nam. Nêu một số ứng
dụng cơng nghệ tế bào và vai trị của chúng trong đời sống con người tại địa
phương em.


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các nhóm thảo luận, sử dụng kiến thức đã học để hoàn thành các bài tập.
- GV theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Các nhóm lần lượt nêu lên quan điểm của nhóm mình.
- GV khuyến khích HS bổ sung ý kiến, tranh luận để tìm ra câu trả lời đầy đủ nhất.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá, nhận xét câu trả lời của HS, chuẩn kiến thức và chuyển sang hoạt động
tiếp theo.
IV. HỒ SƠ HỌC TẬP

Trường:…………
Lớp:……………..
PHIẾU HỌC TẬP
Nhóm: ……
Thảo luận và hoàn thành các nội dung sau đây theo đúng chủ đề được bốc thăm.


Các thành tựu cụ thể về lĩnh vực



Cho ví dụ minh họa (kèm hình ảnh)

……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………



×