Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.09 MB, 30 trang )


BỘ CÔNG THƯƠNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP TP.HCM






TIỂU LUẬN
MÔN: CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CỒN, RƯỢU, BIA VÀ NƯỚC GIẢI KHÁT
Đề tài:

TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ
VÀ PHÁT TRIỂN CÁC SẢN PHẨM
BIA TRÊN THẾ GIỚI.

GVHD: Trần Thị Mai Anh
LỚP HP: 210503103
NHÓM: 33 LỚP: DHTP7B

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 2 năm 2013








Tên


MSSV
Phân công
Phạm Thị Diễm Mi
11050351
Tình hình sản xuất các sản phẩm bia trên thế giới
Lê Nguyễn Ngọc Trân
11058191
Tình hình tiêu thụ các sản phẩm bia trên thế giới
Trần Thị Cẩm Trang
11068221
Tình hình phát triển các sản phẩm bia trên thế giới










MỤC LỤC


1. GIỚI THIỆU VỀ BIA: 2
2. VAI TRÒ CỦA BIA TRONG ĐỜI SỐNG: 2
3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM BIA HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI: 3
3.1 Tình hình sản xuất bia trong các năm từ 2009 đến 2012 4
3.2 Sản lượng bia ở các khu vực trên thế giới: 5
3.3 Sản lượng bia của các nước từ 2009-2012: 7

3.4 Sản lượng bia của các nước trên thế giới qua 10 năm (2002-2012): 9
4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ BIA TRÊN THẾ GIỚI: 11
4.1 Mức tiêu thụ bia theo khu vực: 11
4.2 Mức tiêu thụ theo quốc gia: 12
4.3 Mức tiêu thụ theo đầu người: 13
4.4 Tổng doanh thu của thị trường bia toàn cầu năm 2011: 14
4.5 Thị phần doanh thu của ngành bia năm 2011: 15
4.6 Top 10 nhãn hiệu bán chạy nhất: 16
5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BIA TRÊN THẾ GIỚI: 18
5.1 Bia không cồn là gì? 20
5.1.1 Tác dụng của bia không cồn: 20
5.1.2 Công nghệ sản xuất bia không cồn: 20
5.1.3 Khả năng phát triển của bia không cồn: 23
5.2 Một số sản phẩm bia mới: 24



GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 1



LỜI MỞ ĐẦU

Bia là một loại nước giải khát được ưa chuộng, đã và đang được sử dụng rộng rãi trên
khắp thế giới. Cũng chính vì vậy mà ngành Công nghiệp Bia ngày càng phát triển, góp phần
phát triển cho kinh tế của đất nước. Mỗi nước có một sản phẩm bia riêng của mình, tất cả
đều phải mang tầm nhìn chiến lược, đáp ứng đúng và kịp thời nhu cầu của người tiêu dùng

trong nước và tiến tới những thị trường khó tính trên thế giới. Việc nghiên cứu, kiểm soát và
hiểu rõ tình hình sản xuất, tiêu thụ, phát triển các sản phẩm bia trong nước và các nước khác
trên thế giới có ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và nền kinh tế của
đất nước nói chung. Để thấy được chúng ta đang trên đà phát triển hay xuống dốc, tình hình
tiêu thụ như thế nào mà có những chiến lược phát triển sản phẩm của công ty mình. Và đó
cũng chính là đề tài của nhóm chúng em “Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản
phẩm bia trên thế giới”. Bài tiểu luận chắc chắn còn nhiều sai sót. Rất mong nhận được sự
góp ý từ cô để chúng em có thể hoàn thành một cách tốt nhất bài tiểu luận này.











GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 2


1. GIỚI THIỆU VỀ BIA:
Bia là một loại nước giải khát phổ biến, được tiêu thụ rộng rãi trên khắp thế giới và có lịch
sử phát triển rất lâu đời. Từ xa xưa, người Babilon đã sản xuất bia từ quá trình lên men bánh
mì ẩm. Cách đây 5000 năm người Ai Cập cổ đại đã sử dụng lúa mạch để sản xuất bia. Bia đã
trở thành thực phẩm quan trọng trong các bữa ăn kiêng hang ngày của người Ai Cập lúc đó.

Người Hy Lạp đã học cách sản xuất bia từ người Ai Cập. Các bộ tộc người Đức đã biết sản
xuất bia từ lâu trước khi có sự xâm chiếm của đế chế La Mã. Ban đầu người ta sử dụng các
loại thảo mộc và gia vị khác vào việc sản xuất bia. Tuy nhiên vào khoảng 1000 năm trước
công nguyên bia mới thâm nhập vào các tu viện. Các tu sĩ là những người đầu tiên đã xây
dựng các nhà máy bia. Họ cung cấp nơi ở, thức ăn và bia cho những người đi hành hương và
những người đi du lịch. Cho đến giữa thế kỉ XVI, bia chỉ được sản xuất chủ yêu trong các gia
đình và còn chưa mang tính thương mại. Từ năm 1833, nhờ các nghiên cứu của Pasteur về quá
trình lên men rượu vang, Hansen đã đề nghị phương pháp nhân giống nấm men từ một tế bào
thuần khiết ban đầu trong canh trường. Đến năm 1881-1883 nấm men đã được đưa vào sử
dụng sản xuất bia lần đầu tiên ở Đan Mạch. Từ đó đến nay ngành công nghiệp bia ngày càng
được hoàn thiện, phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ.
Bia là sản phẩm của quá trình lên men ethanol từ dịch nha, không qua chưng cất, dịch nha
được nấu từ malt đại mạch, các hạt giàu tình bột, protein…(như gạo, ngô, đại mạch…), hoa
houblon và nước.
2. VAI TRÒ CỦA BIA TRONG ĐỜI SỐNG:
So với các thức uống khác bia có nhiều ưu điểm như:
 So với các loại rượu thì bia có nồng độ cồn rất thấp (2-6%). Do đó nếu sử dụng bia
đúng mức sẽ giúp cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu và tăng sức lực cho cơ thể.
 So với trà, cà phê thì bia không chưa các kim loại có hại.
 Bia là nguồn cung cấp năng lượng cho cơ thể, một lít bia có thể cung cấp cho cơ thể
400-800 Kcal.
 Với hàm lượng CO2 khá cao (4-5g/l), bia giúp cơ thể giảm nhanh cơn khát, kích thích
quá trình tiêu hóa tốt hơn.
 Khoảng 80% chất hòa tan trong bia là glucid, 8-10% là các hợp chất chứa nitơ, 3-4%
là các chất khoáng. Ngoài ra trong bia còn có chất chát, chất đắng, glycerin, acid hữu
cơ, một số vitamin như B1, B2, PP.
Ngoài ra, những nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng nếu uống một lượng bia vừa phải mỗi
ngày thì sẽ có tác dụng tốt cho tim mạch và não, giúp cơ thể hưng phấn hơn và hiệu quả làm
việc cao hơn.
GVHD: Trần Thị Mai Anh


Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 3

Nhờ những ưu điểm này mà bia được sản xuất ở khắp nơi trên thế giới với sản lượng và chất
lượng ngày càng được nâng cao.
3. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT CÁC SẢN PHẨM BIA HIỆN NAY TRÊN THẾ GIỚI:
Hiện nay trên thế giới có hơn 30 nước sản xuất bia với sản lượng trên 100 tỷ lít/ năm.
Có rất nhiều hãng bia nổi tiếng trên thế giới và phân bố khá đều trên khắp các châu lục như:
 Auheuser busch, Miller (Mỹ).
 Heineken (Hà Lan).
 Kirin (Nhật).
 Foster’s (Úc).
 Danone (Pháp).
 Carlsberg (Đan Mạch).
 Brahma (Brazin).
 Gruiness (Anh).
 SAB (Nam Phi).
Theo như thống kê và ước tính của một số tờ báo thì trong một thập kỉ sản lượng bia thế
giới tăng khoảng 35,6%. Có sản lượng lớn và luôn phát triển là Trung Quốc, kế đến là Mỹ và
Brazil.
Công nghiệp bia của Trung Quốc phát triển là nguyên nhân chủ yếu thúc đẩy sự tăng
trưởng của ngành bia Châu Á.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 4


[Nguồn: China Industrial Economic Statistical Yearbook, data of 2010 from China National

Sugar and Alcoholic Commodities Fair, EPS.]
Từ 1980 đến 1990 sản lượng bia tăng từ 69,8 triệu lít lên 1230 triệu lít. Cũng trong thời
kì này, mức tăng trưởng là 26%, 12% trong giai đoạn 1990-2000 và 7% giai đoạn 2000-2009.
3.1 Tình hình sản xuất bia trong các năm từ 2009 đến 2012
Với số liệu được cập nhật gần đây nhất của trang web Kirin holding-Japan [1], thì sản
lượng bia toàn cầu đạt khoảng 190,7 tỉ lít trong năm 2012 (tăng 0,9% so với năm trước), đánh
dấu sự tăng trưởng liên tục trong 28 năm.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 5



[Nguồn: Kirin Institute of Food and Lifestyle Report Global Beer Production by Country in
2010 and 2012]
Về khu vực thì Châu Á vẫn là khu vực sản xuất bia lớn nhất thế giới trong 4 năm liên
tiếp ( sản lượng bia năm 2012 giảm 0,3% so với năm 2010, chiếm 33% sản lượng toàn cầu.
Đứng thứ hai là Châu Âu với sản lượng khoảng 28,6% (giảm 0,5%). Cùng góp phần vào sự
phát triển bia thế giới là Mỹ Latinh, khu vực sản xuất bia lớn thứ ba thế giới, tăng 0,5% so với
nắm 2010 (chiếm 17% sản lượng toàn cầu).
3.2 Sản lượng bia ở các khu vực trên thế giới:
2009-2010
2010
2012
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 6



[Nguồn: Kirin Institute of Food and Lifestyle Report Vol. 30 Global Beer Production by
Country in 2010]
2011-2012

[Nguồn: Kirin Institute of Food and Lifestyle Report Global Beer Production by Country in
2012]
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 7

3.3 Sản lượng bia của các nước từ 2009-2012:
2009-2010

[Nguồn: Kirin Institute of Food and Lifestyle Report Global Beer Production by Country in
2010]
Theo như bảng số liệu trên ta thấy, Brazil là đất nước có sự tăng trưởng mạnh mẽ nhất là
18%, đạt mức tăng trưởng cao nhất trong 10 năm qua. Và cũng là lần đầu tiên Brazil trở thành
quốc gia sản xuất bia lớn thứ 3 thế giới vượt qua một đối thủ mạnh là Nga. Tuy Trung Quốc
có mức tăng trưởng chỉ 6,8% nhưng vẫn là quốc gia sản xuất bia lớn nhất thế giới.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 8

Trong số 25 nước sản xuất bia lớn nhất thế giới thì đã nhìn thấy mức tăng trưởng cao ở
Việt Nam – 15,2%, Nigeria – 10%, Philippine – 7,5%. Việt Nam và Nigeria được đánh giá là
những nước có mức tăng trưởng hằng năm cao. Philippine trở lại với danh sách 25 nước sản
xuất bia lớn nhất thế giới sau 5 năm vắng mặt.

2011-2012

GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 9

[Nguồn: Kirin Institute of Food and Lifestyle Report Global Beer Production by Country in
2012]
Brazil (tăng 1,5% so với năm 2011), đây là sự tăng trưởng trong bốn năm liên tiếp và
vẫn là đất nước sản xuất bia lờn thứ ba thế giới trong ba năm.
Mặc dù mức tăng trưởng của Trung Quốc giảm 1,2% so với năm 2011 – sự suy giảm
đầu tiên trong 23 năm, nhưng vẫn đứng vị trí số 1 về sản lượng.
3.4 Sản lượng bia của các nước trên thế giới qua 10 năm (2002-2012):

GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 10


[Nguồn: Kirin Institute of Food and Lifestyle Report Global Beer Production by Country in
2012]
Nếu chúng ta so sánh tình hình sản xuất bia của thế giới năm 2012 so với 10 năm trước
thì sản lượng tăng khoảng 46,4 tỉ lít (tăng 32,2%). Tốc độ phát triển lớn nhất đến từ Trung
Quốc, tăng 20 tỉ lít trong thập kỉ qua. Tiếp theo là Brazil với mức tăng 4,68 tỉ lít và Nga là 2,7
tỉ lít.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới

Page 11


4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ BIA TRÊN THẾ GIỚI:
Bia là 1 trong những đồ uống lâu đời nhất của loài người, có thể xuất hiện trong thời kì
đầu Đồ Đá hay 9.500 trước CN khi mà ngũ cốc lần đầu tiên được gieo trồng. Theo, tiến sĩ Tim
Cooper, các bằng chứng lịch sử sớm nhất xuất hiện ở Ai Cập và Iraq cổ đại. Bài thánh ca
Ninkasi, được người Sumerian viết vào khoảng 3500-3100 trước Công nguyên, là bằng chứng
văn học đầu tiên ngợi ca và mô tả cách thức nấu bia Các nhà khảo cổ học cho rằng, bia là 1
trong những công cụ để hình thành lên các nền văn minh.
Bia, từ trước cuộc Cách mạng Công nghiệp, chỉ được nấu để phục vụ nhu cầu nội địa
của từng nước và tại nhiều nơi ở Châu Âu, bia là mặt hàng độc quyền của các tu viện. Sau
Cách mạng Công nghiệp, bia được áp dụng nhiều công nghệ mới và đã đạt được quy mô sản
xuất lớn, phục vụ cho nhu cầu không chỉ nội địa và vươn ra nhiều nơi trên thế giới.
4.1 Mức tiêu thụ bia theo khu vực:
Trong năm 2011, mức tiêu thụ bia toàn cầu đạt 188,78 tỉ lít, tăng 3,8% so với năm
2010. Trong đó, lượng tiêu thụ của Châu Á đứng đầu thế giới ở mức 66,2 tỉ lít, tiếp đó là thị
trường truyền thống Châu Âu 51,2 tỉ lít. Khu vực Trung Đông là khu vực tiêu thụ ít nhất, chỉ
đạt 1,4 tỉ lít dù dân số bằng ½ so với Châu Âu. Các khu vực Mĩ La Tinh, Bắc Mĩ, Châu Phi và
Châu Đại Dương đạt 30,8; 26,1; 10,8 và 2,2 tỉ lít. Tổng thu nhập của thị trường bia năm
2011 đạt 500,24 tỉ đô la Mĩ. Mức tiêu thụ bia ở các châu lục khác nhau được thể hiện trên biểu
đổ 1.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 12


Biểu đồ 1: Tỉ trọng tiêu thụ bia theo khu vực năm 2011 (nguồn: Kirin)
Lượng tiêu thụ bia ở Châu Á ghi nhận một mức tăng lớn 8.4% so với năm ngoái. Châu

Mĩ La Tinh và Châu Phi cũng tăng nhanh trong năm 2011 với mức tăng hàng năm 3.7% và
6.9%. Sự tăng trưởng của Châu Mĩ La Tinh tăng 3.5% so với 2010. Tại Châu Phi, sự tăng
trưởng chủ yếu là Nam Phi, với mức tăng hàng năm đạt 2.5%. Mức tiêu thụ hàng năm tại
Châu Âu tăng 0.4%, lần đầu tiên trong 4 năm. Bắc Mĩ, do khủng hoảng kinh tế, giảm đi 1,2%
so với 2010.
4.2 Mức tiêu thụ theo quốc gia:
Trung Quốc, với dân số lớn nhất thế giới, năm thứ 9 liên tiếp, là nước tiêu thụ bia
nhiều nhất trên thế giới (48,9 tỉ lít), tăng trưởng 10,7%. Tuy gặp khủng hoảng kinh tế nhưng
Mĩ vẫn giữ vị trí thứ 2, đặt mức 23,9 tỉ lít và Brazil, 12,6 tỉ lít đứng thứ 3. Điểm đáng chú ý là
trong top 10 bao gồm các quốc gia phát triển (Mĩ, Nga, Nhật, …) và các nền kinh tế mới nổi
như Trung Quốc, Brazil.
Series1,
Châu Á,
35.06%,
35%
Series1, Châu Âu,
27.15%, 27%
Series1, Mĩ La Tinh,
16.31%, 16%
Series1, Bắc Mĩ,
13.85%, 14%
Series1, Châu Phi,
5.70%, 6%
Series1, Trung
Đông, 0.75%, 1%
Series1, Châu Đại
Dương, 1.17%,
1%
Châu Á Châu Âu Mĩ La Tinh Bắc Mĩ Châu Phi Trung Đông
Châu Đại Dương

GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 13


Biểu đồ 2: 10 quốc gia tiêu thụ bia nhiều nhất năm 2011 (tỉ lít) (nguồn: Kirin)
Tại Trung Quốc và Brazil, lượng người tiêu thụ bia tăng chủ yếu ở khu vực thành thị,
nơi mà đang phát triển lên từng ngày và người dân có điều kiện hơn; điều này phản ánh sự
tăng trưởng chung và đời sống cải thiện lên nhờ nền kinh tế đang phát triển.
Tại Ấn Độ, mặc dù có dân số lớn thứ 2 trên thế giới, lượng tiêu thụ bình quân lại ở
mức khiêm tốn (1,8 tỉ lít). Tuy nhiên, tỉ lệ tăng trưởng vẫn đạt đều 5% qua từng năm, phần lớn
nhờ sự tăng trưởng kinh tế cũng như sự xuất hiện nhiều hơn của các nhà bán lẻ bia, mạng lưới
phân phối mở rộng khắp đất nước, đồng thời, các nhà sản xuất bia nước ngoài cũng bắt đầu
việc sản xuất trong nước.
Vì nền kinh tế trì trệ và tăng thuế, Nga là nước duy nhất trong nhóm 4 nước BRICs ghi
nhận tăng trưởng âm (-0,6%) trong năm 2011. Nhật Bản có mức tăng trưởng âm 3,7% vẫn duy
trì vị trí thứ 7.
4.3 Mức tiêu thụ theo đầu người:
Mặc dù đứng đầu thế giới về tổng sản lượng tiêu thụ bia, Châu Á thua xa các đại diện
đến từ Châu Âu khi mà top 10 các quốc gia đứng đầu về lượng tiêu thụ bình quân chịu sự
Series1, Trung Quốc,
48.9
Series1, Mĩ, 23.9
Series1, Brazil, 12.6
Series1, Nga, 9.3
Series1, Đức, 8.8
Series1, Mê hi cô,
6.8
Series1, Nhật, 5.6

Series1, Anh, 4.5
Series1, Ba Lan, 3.6
Series1, Tây Ban
Nha, 3.3
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 14

thống trị bởi các quốc gia Châu Âu. Đứng đầu năm thứ 19 liên tiếp, CH Séc đạt mức 158,6
lít/1 người, tiếp đó là Ireland (131,1 lít) và Đức (110 lít). Châu Á chỉ có 2 nước duy nhất lọt
top 50 đó là Nhật (41) và Trung Quốc (50). Các nước Đông Nam Á như Việt Nam, Thái Lan
đạt mức tiêu thụ bình quân ở mức trung bình của thế giới (~27 lít/1 người) và cách xa khu vực
top 50. Sau đây là 10 quốc gia có mức tiêu thụ bình quân theo đầu người cao nhất:

Biểu đồ 3: Top 10 quốc gia có mức tiêu thụ bình quân cao nhất năm 2011 (lít/người)
(nguồn: Kirin)
4.4 Tổng doanh thu của thị trường bia toàn cầu năm 2011:
Tổng doanh thu của thị trường bia thế giới năm 2011 đạt 500, 24 tỉ đô la Mĩ và được
dự báo là sẽ tăng nhẹ 1,1% trong 4 năm tiếp theo. Đóng góp chính cho sự tăng trưởng này là
sự tăng trưởng kinh tế của các thị trường mới nổi như Trung Quốc, Brazil, …
Series1, Cộng hòa
Séc, 158.6
Series1, Ireland,
131.1
Series1, Đức, 110
Series1, Áo, 108.3
Series1, Úc, 104.7
Series1, Anh, 99
Series1, Ba Lan, 95

Series1, Đan Mạch,
89.9
Series1, Phần Lan,
85
Series1,
Luxembourg, 84.4
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 15


Biểu đồ 4: Tổng doanh thu thị trường bia toàn cầu năm 2011 (nguồn: Indybeer)
4.5 Thị phần doanh thu của ngành bia năm 2011:
Anuheuser-Busch InBev, sau thương vụ sát nhập trở thành công ty có doanh thu lớn
nhất thế giới, chiếm hơn 18,7% thị phần. Kế đó là Sab Miller ở mức 9,5% và Heineken
(8,7%). Châu Á cũng có 1 vài đại diện đáng kể như Kirin (1,8%), Tsing Tao (3,4%) và China
Resources Enterpises (5%).
Series1, 2011,
500.24
Series1, 2012 (est),
505.74
Series1, 2013 (est),
511.3
Series1, 2014 (est),
516.92
Series1, 2015 (est),
522.6
GVHD: Trần Thị Mai Anh


Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 16


Biểu đồ 5: Thị phần tính theo lợi nhuận (nguồn: The economics Online)
4.6 Top 10 nhãn hiệu bán chạy nhất:

Biểu đồ 6: 10 nhãn hiệu bán chạy nhất năm 2011 (sản lượng: triệu thùng) (nguồn: Plato
Logic Limited)
Series1,
ABInBev,
18%, 18%
Series1,
SABMiller, 14%,
14%
Series1, Heineken,
9%, 9%
Series1,
Carlsberg, 5%,
5%
Series1, Các hãng
khác, 54%, 54%
ABInBev
SABMiller
Heineken
Carlsberg
Các hãng khác
Series1, Snow Beer,
50.80
Series1, Bud Light,

45.40
Series1, Budweiser,
38.70
Series1, Corona
Extra, 30.40
Series1, Skol, 29.50
Series1, Heineken,
26.00
Series1, Coors Light,
18.20
Series1, Miller Lite,
18.00
Series1, Brahma,
17.40
Series1, Asahi super
dry, 12.30
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 17

Nhãn hiệu Snow của Trung Quốc, liên doanh của SABMiller và China Resources
Enterprises, bán chạy nhất trên thế giới, tuy nhiên, Snow lại bao gồm rất nhiều loại bia khác
nhau và chỉ được tiêu thụ trong thị trường Trung Quốc. Các nhãn hiệu khác như Bud Light,
Budweiser, Coors Light … thì rất phổ biến ở Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Đại Dương và Châu
Á; trong đó, Heineken đang mở rộng ảnh hưởng của mình ở Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.
Mới gần đây, Heineken đã hoàn thành 2 thương vụ mua 2 công ty bia nổi tiếng Tiger beer và
APB, giành được lợi thế tại khu vực Đông Nam Á. Đây cũng là xu hướng chung của các nhà
sản xuất bia khi mà các thị trường Châu Âu và Bắc Mĩ đang trở nên bão hòa, thì các thị trường
mới nổi ở Châu Á, Mĩ La Tinh và Châu Phi lại có nhiều tiềm năng lớn cho việc phát triển.

Với sự tăng trưởng không ngừng trong các thập kỉ qua, đặc biệt là trong giai đoạn khủng
hoảng kinh tế toàn cầu mới đây, ngành sản xuất và kinh doanh bia đóng một vai trò thực sự
quan trọng trong nền kinh tế thế giới, đem lại những khoảng doanh thu, đóng góp cho ngân
sách hàng trăm tỉ đô-la. Tuy nhiên, luôn luôn có những thách thức và trở ngại, Tiến sĩ Tim
Cooper, trong hội nghị bia Quốc tế Châu Á-Thái Bình Dương năm 2012, nêu lên một số vấn
đề nổi bật sau:
 Quá trình toàn cầu hóa với sự hợp nhất của các công ty bia đã gây ra nhiều áp lực lên
lãi xuất, chi phí và nhân sự cho ngành bia,
 Các mức thuế cho bia đang ngày càng cao lên,
 Sự thay đổi của nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng,
 Tại các thị trường có dân số già, lượng người tiêu thụ bia giảm đi,
 Hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng ảnh hưởng tới việc sản xuất bia,
 Các chính sách, luật lệ ngăn cản sự phát triển đối với ngành bia,
 Sự thống trị của các tập đoàn lớn cũng phần nào giới hạn sự tăng trưởng của ngành
bia.
Tóm lại:
Tiêu thụ bia toàn cầu lên tới 188.780.000 kl trong năm 2011 (tăng 3,8% so với năm
trước), đánh dấu mức tăng hàng năm 26 năm liên tiếp.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 18

Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ bia lớn nhất thế giới cho năm thứ chín liên tiếp,
tiêu thụ bia nhiều hơn 10,7% trong năm 2011 so với năm 2010. Trong số 25 quốc gia
tiêu thụ bia lớn nhất thế giới, Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm cao nhất là
14,8% trong tiêu thụ bia.
Châu Á đã duy trì đà tăng trưởng trong tiêu thụ bia trong hơn 10 năm qua, tiêu thụ bia
nhiều hơn 8,4% trong năm 2011 so với năm 2010, và lấy một phần 35,1% của thị
trường bia toàn cầu trong năm 2011. Mỹ Latinh và châu Phi cũng lái xe tiêu thụ bia

toàn cầu trong năm 2011 với tốc độ tăng trưởng hàng năm 3,7% và 6,9% tương
ứng. Châu Á và Mỹ Latinh cùng nhau chiếm 51,4% thị trường toàn cầu với sự tăng
trưởng ở các nước đang phát triển, chiếm hơn một nửa số tiêu thụ toàn cầu lần đầu
tiên. Tiêu thụ hàng năm ở châu Âu tăng 0,4%, đánh dấu sự gia tăng lần đầu tiên trong
bốn năm.

5. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CỦA BIA TRÊN THẾ GIỚI:

Trong những năm tới, nhu cầu tiêu thụ về sản phẩm bia, rượu sẽ còn tiếp tục có chiều
hướng gia tăng trên toàn cầu, nhất là thị trường khu vực ở các nước như Trung Quốc, Hàn
Quốc, Nhật Bản và khu vực Đông Nam Á, Châu Phi…
Công nghệ sản xuất bia, rượu trên thế giới đã xuất hiện cách đây vài thế kỷ, tuy nhiên,
phương thức sản xuất chính vẫn đang được áp dụng phổ biến hiện nay là:
 Phương pháp truyền thống: Nấu theo kỹ thuật thủ công, quy mô nhỏ, sử dụng nguồn
nguyên liệu ngũ cốc sẵn có ở địa phương, công nghệ lên men tự nhiên, địa bàn phân
phối ở quy mô gia đình cũng như một số vùng nông thôn…
 Phương pháp truyền thống sản xuất theo quy mô công nghiệp: Quy mô sản xuất lớn,
đã sử dụng các dây chuyền thiết bị bán tự động và tự động, sản phẩm có chất lượng ổn
định và có mạng lưới phân phối rộng khắp trên toàn quốc.
 Phương pháp sản xuất công nghiệp theo tiêu chuẩn Quốc tế: Quy mô sản xuất lớn, quy
mô hiện đại, chất lượng cao. Sản phẩm được phân phối rộng khắp trên thế giới bởi các
tập đoàn đa quốc gia như: bia Heineken, bia Carlsberg… Rượu Vang Pháp, Whisky
Anh…
Nhu cầu sử dụng các loại đồ uống có gas nồng độ cồn thấp, bia rượu mạnh được giới trẻ
ngày càng hâm mộ. Thị phần đồ uống có cồn ở các quốc gia châu Âu: Bia chiếm 50%, Những
nước sử dụng bia nhiều nhất thường là Áo, Bỉ, Cộng hòa Séc, Đan Mạch, Phần Lan, Đức, Hà
Lan và Anh…Ngoài ra, sự phát triển của khoa học công nghệ cũng thúc đẩy tăng sản lượng
bia rượu ở một số quốc gia khác như: Úc, Achentina, Niu Di Lân và thậm chí cả Trung Quốc.
Phần lớn kiểu bia thuộc về một trong hai họ lớn: ale-sử dụng lên men nổi hoặc lager-sử
dụng lên men chìm. Bia có đặc trưng pha trộn của cả ale và lager được gọi là bia lại. Lager là

loại bia tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới, chúng có nguồn gốc từ vùng Trung Âu. Men bia
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 19

lager thông thường lên men ở nhiệt độ 7-12
o
C, và sau đó được lên men thứ cấp ở 0-4
o
C.
Trong giai đoạn lên men thứ cấp, lager được làm trong và chín. Các điều kiện lạnh cũng kiềm
chế việc sản xuất tự nhiên các ester và các phụ phẩm khác, tạo ra hai vị “khô và lạnh” cho bia.
Các loại bia lager:
- Bia đen porter Zywiec. [Hình 5.1]
- Bia vàng Hoavener. [Hình 5.2]
Bia đen và bia vàng là hai loại bia truyền thống được người tiêu dùng trên thế giới rất ưa
chuộng, có hương vị mạnh và nồng độ cao (tùy loại bia). Tuy nhiên do nhu cầu xã hội về bảo
đảm sức khỏe và những người tham gia giao thông không nên lạm dụng các loại đồ uống có
cồn. Bởi thế, đây là một trong những lí do, bia không cồn ra đời và được nhiều người quan
tâm.
Với chiến lược phát triển sản phẩm mới của một công ty bia nói chung thì nghiên cứu về
khách hàng (người tiêu dùng) là một yếu tố quan trọng và rất cần thiết. Bởi vì, khách hàng tạo
nên thị trường, quy mô khách hàng tạo nên quy mô thị trường. Khách hàng sẽ bao hàm cả nhu
cầu. Bản thân nhu cầu lại không giống nhau giữa các nhóm khách hàng và thường xuyên thay
đổi. Vì vậy doanh nghiệp phải thường xuyên theo dõi khách hàng và tiên liệu những biến đổi
về nhu cầu của họ. Nghiên cứu nhu cầu của khách hàng mang lại cho các doanh nghiệp có cái
nhìn tổng quan về sản phẩm của họ, mà theo xu thế thị trường sản phẩm sẽ được phát triển
theo hướng cải tiến hay làm mới.
Ngày nay, nhận thức của người tiêu dùng càng được nâng cao, mức độ hiểu biết của họ

về các loại bia càng sâu sắc.
Theo nghiên cứu và khảo sát thị trường tiêu dùng, thị trường bia có thể phân thành các
nhóm thị hiếu sau:
 Nhóm 1: Là những người thích uống những loại bia có nồng độ nhẹ, dễ uống và uống
nhiều không bị say. Họ chủ yếu là phụ nữ và những người mới uống bia. Với nhóm
này, họ chủ yếu chỉ uống trong các buổi party, liên quan, tụ họp, hội ngộ,…
 Nhóm 2: Là những người thích uống bia nặng, có nhiều cồn. Đây chủ yếu là những
người uống được bia và những người nghiện bia. Khi uống họ thường uống lai rai và
thường uống được nhiều. Tuy nhiên số lượng khách hàng trong nhóm này không lớn.
 Nhóm 3: Là những người thích uống các loại bia có nồng độ cồn đậm vừa phải. Họ
uống chủ yếu là để giải khát và đồng thời tạo cho bữa ăn thêm ngon miệng. Chính vì
vậy họ là nhóm khách hàng tiêu thụ lớn nhất, họ đông về số lượng, uống khá nhiều và
uống thường xuyên. Mỗi ngày họ có thể uống hai đến ba lần và trở thành thị hiếu
truyền thống. Một bộ phận đáng kể trong nhóm này là các cán bộ giao dịch, các nhà
kinh doanh, họ thường uống bia khi đàm đạo công việc và tổ chức kinh doanh. Đây
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 20

chính là nhóm người mà các cơ sở sản xuất bia cần nắm và để tạo sự tiêu thụ mạnh mẽ
hơn nữa.
Các sản phẩm bia truyền thống hay hiện đại cũng đều nhắm tới nhóm 3, vì vậy mà rất
nhiều hãng bia ra đời, cùng nhiều sản phẩm đa dạng nhằm đáp ứng đủ nhu cầu của họ. Bên
cạnh đó, nhóm 1 cũng là một tị trường khá tiềm năng khi mà việc uống bia đối với phụ nữ
không còn gì xa lạ. Nhưng họ không thể uống như các đấng mài râu được, vậy uống sao cho
tốt, cho phù hợp? Cũng chính vì xu hướng “bia hóa” đến mọi người mà sản phẩm bia không
cồn đã ra đời.
5.1 Bia không cồn là gì?
Bia không cồn là loại bia không chứa cồn hoặc chỉ chứa một lượng cồn rất nhỏ. Các loại

bia này thích hợp với phụ nữ và những người cần sự tỉnh táo, chẳng hạn khi lái xe ô tô.
Theo luật, ở Mỹ, các loại bia có nồng độ cồn không quá 0,5% có thể được gọi là bia
không cồn.
Ở Anh, luật quy định (tính đến thời điểm tháng 5 năm 2007):
- Bia không cồn (No alcohol/alcohol free): nồng độ cồn không quá 0,05%
- Bia khử cồn (Dealcoholised): nồng độ cồn trên 0,05% nhưng không quá 0,5%
- Bia độ cồn thấp (Low alcohol): nồng độ cồn không quá 1,2%
Tại các nước khác trong cộng đồng Châu Âu, bia phải có nồng độ cồn không quá 0,5%
mới được gọi là bia không cồn.
5.1.1 Tác dụng của bia không cồn:
Sự ra đời của sản phẩm bia không cồn là một giải pháp tối ưu nhằm giảm thiểu mặt tiêu
cực của ethanol cho người sử dụng.
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, bia không cồn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim,
các vấn đề về gan, giảm gia tăng nguy cơ mắc một vài dạng ung thư và dĩ nhiên làm giảm dư
vị khó chịu khi uống rượu bia.
Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng công nhận và tuyên bố, bia không cồn là thứ đồ
uống tuyệt vời trong chế độ tiếp nước hàng ngày cho cơ thể. Cũng nhờ những tác dụng đó mà
bia không cồn khá thích hợp với phụ nữ, những người cần sự tỉnh táo trong giờ làm việc,
những người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông,…
5.1.2 Công nghệ sản xuất bia không cồn:
Công nghệ sản xuất bia có độ cồn thấp nói chung và bia không cồn nói riêng có những
sự khác biệt so với công nghệ sản xuất các loại bia thông thường.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 21

Bia không cồn được sản xuất dựa trên một số phương pháp cơ bản hoặc là sự kết hợp
của các phương pháp đó. Các phương pháp này có thể chia thành 4 nhóm như sau:
- Phương pháp hạn chế sự tạo thành đường có khả năng lên men trong quá trình đường

hóa:
Một số nhà nghiên cứu đã tập trung vào nghiên cứu quá trình nấu và phát triển các chế
độ đường hóa nhằm thu được dịch đường có thành phần hóa học phù hợp cho quá trình tạo ra
bia có nồng độ cồn thấp. Việc tăng nhanh nhiệt độ qua khoảng hoạt động của enzim ß –
amylaza sẽ hạn chế được sự tạo thành đường có khả năng lên men.
Satoshi Sekibata và các đồng tác giả đã ứng dụng α-glucozidase trong quá trình đường
hóa nhằm chuyển hóa các đường lên men thành dạng không lên men và bằng cách đó giảm
hàm lượng cồn trong bia thành phẩm.
- Phương pháp hạn chế sự tạo thành cồn trong quá trình lên men:
Sử dụng chủng nấm men đặc hiệu hoặc chủng nấm men biến đổi gen.
Nhiều tài liệu trong và ngoài nước thông báo rằng, Saccharomycodes ludwigii là loài
nấm men chỉ có thể lên men glucoza, sucroza và fructoza chứ không lên men maltoza, trong
khi chỉ một số tài liệu nước ngoài cho rằng Saccharomyces diastaticuss, Brettanomyces
intermedius cũng được sử dụng để lên men bia không cồn. So sánh với các chủng nấm men
bình thường, đặc điểm của chủng nấm men đặc hiệu hoặc chủng nấm men biến đổi gen là tự
bản thân chúng có những khác biệt trong đặc điểm di truyền so với các chủng nấm men bình
thường. Điều đó làm nên sự khác biệt trong khả năng đồng hoá các nguồn dinh dưỡng cacbon
từ môi trường dịch đường và kết quả là chúng có khả năng tạo ra hàm lượng cồn thấp trong
dịch lên men.
- Phương pháp lên men ở nhiệt độ thấp:
Khi nấm men tiếp xúc với dịch đường tại -1
o
C một số aldehid được tạo ra trong quá
trình sản xuất malt sẽ bị khử, nồng độ của các axit béo mạch dài bị giảm. Trong khi đó nồng
độ của vitamin, axit nucleic và một số thành phần vi lượng được giữ gần như là không đổi, bia
giữ được mùi thơm đặc trương. Phương pháp này cần bổ sung tỷ lệ nấm men lớn và thời gian
lên men kéo dài.
- Phương pháp tác động vào quá trình lên men khi nồng độ cồn đạt đến mức yêu cầu:
Để sản xuất bia độ cồn thấp theo phương pháp này, dịch lên men có nồng độ chất khô
ban đầu 9 – 11%. Trong quá trình lên men khi hàm lượng cồn tạo thành đạt 0,5%V thì tiến

hành đình chỉ quá trình lên men bằng cách ly tâm tách loại nấm men. Sau đó bia được tàng trữ
cho lên men phụ ít nhất 10 ngày tại 0-1
o
C để tránh mùi đậm của các hợp chất sunfua. Cuối
cùng, bia được đem lọc, bão hòa CO
2
và thanh trùng.
GVHD: Trần Thị Mai Anh

Tình hình sản xuất, tiêu thụ và phát triển các sản phẩm bia trên thế giới
Page 22

Ứng dụng kỹ thuật cố định tế bào nấm men. Kỹ thuật này đã được ứng dụng vào sản
xuất tại nhà máy bia Bavaria tại Đức năm 1988, bia không cồn được sản xuất bằng phương
pháp cố định tế bào nấm men trong thiết bị phản ứng. Dịch đường trước khi lên men được xử
lý bằng axit, chảy liên tục qua 5 thiết bị được lắp nối tiếp, tốc độ dòng dịch đường đi qua mỗi
thiết bị là 5-20 hl/giờ. Sau 48-60 giờ tạo ra sản phẩm bia có độ cồn 0,1%V.
- Phương pháp tác động vào sản phẩm sau quá trình lên men:
Loại cồn bằng màng lọc. Quá trình phân tách cồn bằng màng phổ biến là phương pháp
thẩm thấu ngược. Nguyên lý để loại cồn ra khỏi bia bằng thẩm thấu ngược là bia được pha
loãng với nước và bơm liên tục hoặc từng mẻ vào môđun phân tách. Quá trình này tiếp tục
cho đến khi bia thành phẩm đạt được hàm lượng cồn mong muốn. Tuy nhiên để loại được bia
có hàm lượng cồn < 0,5% thì chu kỳ thẩm thấu ngược kéo dài và giá bia thành phẩm tương
đối cao.
Loại cồn bằng nhiệt.
- Phương pháp chưng cất chân không:
Theo phương pháp này bia được loại cồn bằng cách chưng cất tại nhiệt độ 45
o
C dưới áp
suất thấp. Bia được đi qua thiết bị trao đổi nhiệt đến 45

o
C sau đó được đưa qua thiết bị tách
loại hương thơm dưới áp suất thấp. Các chất tạo hương có nhiệt độ bay hơi thấp sẽ bị bay hơi
trước và được ngưng tụ và giữ lại để phối hương cho sản phẩm cuối cùng. Tiếp đó bia được
cất loại cồn tại áp suất thấp và nhiệt độ 40
o
C. Cuối cùng, bia được làm lạnh đến nhiệt độ 0-
2
o
C và phối lại hương.
- Phương pháp bay hơi chân không:
Bia được nâng nhiệt đến nhiệt độ 30
o
C trong thiết bị trao đổi nhiệt đặc biệt. Tiếp theo
chúng được nâng nhiệt từ từ tại thiết bị bay hơi thứ nhất. Cồn bốc hơi được đi qua hệ thống
giảm áp suất và đi ra ngoài. Bia được giữ lại còn nhiều cồn tiếp tục được đốt nóng ở thiết bị
bay hơi thứ hai đến nhiệt độ tối đa là 38-40
o
C, phần hơi cồn còn lại được loại đi. Quy trình lặp
lại lần thứ ba tại thiết bị bay hơi được giữ ở 33-35
o
C và tiếp tục cho đến khi đạt hàm lượng
cồn mong muốn. Trong phương pháp cất loại cồn các chất tạo hương như ester, aldehit, các
rượu bậc cao cũng bị mất làm cho sản phẩm bị mất đi hương vị đặc trưng ban đầu. Do đó để
hoàn thiện sản phẩm cần bổ sung thêm nước bão hòa CO
2
đến khối lượng ban đầu và tiến
hành phối hương bia của các hãng như: New Zealand, English Hop Produce theo 1 tỷ lệ thích
hợp.
- Tách cồn bằng chất hấp phụ:

×