Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Văn hóa tiên phước qua ca dao dân ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.89 KB, 27 trang )

MỤC LỤC : ĐỀ TÀI THỰC TẬP TỐT NGHIÊP
MỘT VÀI ĐẶC TRƯNG VĂN HÓA TIÊN PHƯỚC QUA CA DAO DÂN GIAN
A : Phần mở đầu
1 Lý do chọn đề tài
2 Mục tiêu của đề tài
3 Đối tượng nghiên cứu
4 phương pháp nghiên cứu
B: Phần nội dung
I Tiên Phước trên dòng lịch sử văn hóa.
II Kho tàng Ca Dao Dân ca ở Tiên Phước.
1 Tình yêu quê hương đất nước qua Ca dao.
2 Tình yêu đôi lứa qua Ca Dao.
3 Sự ngợi ca lao động và những giá trị của con người
trong lao động sản xuất.
4 Ca Dao nói lên cách ứng xử của con người.
C: Thay lời kết.
1 Hiện trạng của việc lưu giữ Ca Dao trong dân gian.
2 Định hướng bảo tồnvà phát triển Ca dao dân gian.
3 Tình cảm bản thân đối với Ca Dao dân gian.

1
A Phần mở đầu.
1 Lý do chọn đề tài.
Trãi qua bao thăng trầm của lịch sử theo thời gian, qua bao đời bao thế
hệ bằng sự chiêm nghiệm của cuộc đời ,cuộc sống .Các thế hệ ông cha ta đã
hun đúc , đúc kết nên một dòng văn học dân gian Tiên Phước mang những
nét riêng:mộc mạc mà sống động, chân chất mà khoẻ khoắn, tuy quê mùa
mà rạng rở vẻ đẹp nhân văn cao cả. Là một bộ phận cấu thành văn học dân
gian. Ca dao vùng Tiên Phước cũng lưu giữ trong bản thân những yếu tố văn
hoá truyền thống bền vững,đồng thời góp phần tạo nên một sắc thái văn hoá
riêng của một vùng quê mà ngày nay chúng ta đang hãnh diện kế thừa và sẽ


còn phát huy hơn nữa.
Ngày nay chúng ta đang xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam
tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.Việc tìm lại những giá trị của vùng đất Tiên
Phước lại càng có ý nghĩa sâu sắc hơn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông thôn.Rồi đây khi đời sống vật chất tiếp tục đi lên, nhu cầu của
con người xuất hiện ngày càng nhiều.Và lúc ấy nhu cầu về tinh thần, tìm
hiểu những giá trị bản sắc văn hoá của một đất nước, một vùng quê được
đúc kết, lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác chắc chắn sẽ là một nhu
cầu không thể thiếu được đối với con người.
2 Mục tiêu của đề tài :
Từ việc tìm hiểu đặc trưng ca dao dân gian Tiên Phước, một mặt sẽ góp
phần lưu giữ những bản sắc văn hoá truyền thống địa phương không mai
một, một mặt sẽ giúp cho thế hệ trẻ chúng ta những người sinh ra và lớn lên
trong thời bình có dịp hiểu sâu sắc hơn bản sắc văn hoá truyền thống theo sự
vận động và phát triển của lịch sử xã hội vùng đất này. Đồng thời nó như
2
một tấm gương giúp chúng ta vững tin vào quá khứ và mạnh mẽ bước tới
tương lai với một khát vọng sống luôn luôn nuôi dưỡng bởi cái đẹp.
3 Đối tượng nghiên cứu.
Từ quan niệm đó thông qua việc nghiên cứu tìm hiểu những bài ca dao
dân ca Tiên Lập nói riêng và Tiên Phước nói chung, chúng ta lại có dịp hiểu
thêm về vùng đất và con người nơi đây với biết bao gía trị, bản sắc văn hoá
còn lưu giữ.
4 Phương pháp nghiên cứu.
- phương pháp sưu tầm ,tìm hiểu
- phương pháp điền dã, so sánh đối chiếu
- Phương pháp logic
- Phương pháp nhân chứng…
B PHẦN NỘI DUNG
I> Tiên Phước trên dòng lịch sử văn hoá :

Là vùng trung du của tỉnh Quảng nam,Tiên Phước nằm giữa vùng
núi Trà My, Phước Sơn và vùng đồng bằng ven biển Tam Kỳ,Thăng
Bình. Nó như chiếc cầu nối giao lưu của hai miền để đón nhận người
từ nơi khác đến. Và bất kì những ai đã đến đây sinh sống thì đều có
chung một sự gắn bó và niềm mến yêu tha thiết với vùng quê này.Để
rồi mỗi khi đi xa, cái xứ sở con người và cuộc sống nơi đây sẽ trở
thành những hoài niệm đẹp đẻ, thân thuộc đến mức không thể nào
quên được.
“Đường lên Tiên Phước quanh quanh.
Có con cò trắng đậu cành thương thương.
Sông Tiên nước chảy đôi đường.
Bậu về nhắn bạn người thương vẫn chờ .”
3
Cùng với sự phong phú đa dạng của đặc sản, phong cảnh thiên
nhiên và bề dày của lịch sử. Tiên Phước như một nơi thu nhỏ, biểu
hiện của truyền thống văn hoá dân tộc. Nền văn hoá Sa huỳnh cổ xưa
được phát hiện tại Gò Miếu (Tiên Hà )với hàng trăm hiện vật đồ đá,
đồ đất nung, đồ sắt và mộ chum…là những minh chứng sinh động
nhất nói lên điều đó. Lần theo lịch sử tiếp nối thời kì rực rở của văn
hoá Sa huỳnh cùng với lịch sử khai phá vùng đất này đã tạo nên một
thời kì quan trọng trong lịch sử dựng nước và gĩư nước của dân tộc.
Càng tự hào khi dưới sự lãnh đạo của Đảng, Tiên phước là một địa
bàn cách mạng đấu tranh kiên cường bất khuất. Tội ác của kẻ thù gây
ra ở Sơn-Cẩm-Hà,Lãnh-Ngọc-Hiệp, Cây Cốc…vẫn không thể nào dập
tắt được ngọn lửa căm thù giặc của con người Tiên Phước.
Anh hùng trong đánh giặc người Tiên phước lại rất giỏi trong xây
dựng nền văn hoá phong phú, đa dạng. Đã một thời nơi đây tồn tại
dấu ấn văn hoá Sa huỳnh, Chăm Pa, tiếc rằng do sự mai một tàn phá
của chiến tranh và thời gian dấu ấn của những nền văn minh này chỉ
còn qua sách vở, trong kí ức của nhân dân mà thôi.Ngày nay một số di

tích còn sót lại cùng với những biểu hiện của văn nghệ dân gian như
tuồng, chèo những thể loại của văn học dân gian như ca dao, dân ca
vè ,hát đối đáp …cũng đủ nói lên bản sắc văn hoá vốn có của vùng đất
này. Cùng với sự giàu đẹp của quê hương, sự kết tụ của hai nền văn
hoá Việt- Chăm, giữa miền núi và đồng bằng được chắc lọc qua
trưyền thống lịch sử văn hoá lâu đời cho nên người Tiên Phước đã tạo
cho mình một nét phong cách riêng khá đậm nét; “phóng khoáng
cương nghị, chuộng điều nghĩa.” Là một vùng trung du chiếc cầu nối
của hai miền đồi núi và đồng bằng cũng làm cho con người nơi đây có
sự hài hoài về tính cách của người hai miền, cái chân chất mộc mạc,
4
cỡi mỡ, hiếu khách của người miền Trung nói chung.Có lẽ vì những
đặc tính ấy mà người Tiên phước khi đi ra cũng dễ hoà nhập với cộng
đồng người các khác xứ. Cái chất đa dạng và tổng hòa về phong cách
của con người Tiên Phước được biểu hiện rõ trong sinh hoạt và trong
văn học nghệ thuật dân gian, đó là những giá trị văn hoá truyền thống
mà khó có nơi nào có được.Trước hết chúng ta cùng tìm hiểu nền văn
học dân gian Tiên Phước qua những câu ca dao tục ngữ, những bài vè,
hát đối đáp ,câu đố…Mỗi thể loại đều chứa đựng những nét văn hoá
rất riêng của vùng đất này qua bao đời bao thế hệ. Bao trùm lên trên
hết ca dao chứa đựng một dung lượng khá lớn và giàu giá trị nhân
văn. Cái giá trị, cái bản sắc văn hoá ấy được kế thừa từ những nét độc
đáo chung của truyền thống dân tộc Việt Nam được hun đúc trong quá
trình dựng nước và giữ nứơc, cùng sự tác động của điều kiên lịch sử
địa lý xã hội của vùng đất Tiên Phước theo thời gian. Qua những câu
Ca dao,dân ca, tục ngữ, bài vè…đã phản ánh chân thực và sinh động
những hoạt động của con người, những nét sinh hoạt văn hoá, phong
tục tập quán, là tấm gương phản ánh đời sống tâm hồn con người
trong suốt quá trình lao động sinh hoạt, đấu tranh và xây dựng đời
sống xã hội nơi đây.

II> Kho tàng ca dao dân gian ở Tiên Phước.
1 Tình yêu quê hương đất nước qua ca dao.
Trong cuộc đời mỗi chúng ta hẵn rằng ai ai cũng được sinh ra và
lớn lên trên một quê hương xứ sở, một nơi chôn nhau cắt rốn. Đối với
mỗi người dân tiên Phước quê hương vẫn là những hình ảnh thiêng
liêng và có sức lay động mạnh mẽ nhất, lúc thì lắng đọng trong sâu
thẳm, có khi lại bộc lộ một cách nồng nàn đằm thắm,và dù ở bất cứ
5
nơi đâu, dù phải xa quê hương, nhưng trong họ quê hương vẫn là một
hình ảnh dịu dàng và cao đẹp nhất. Nó luôn ở trong hoài niệm, trong
cách suy nghĩ, lối sống, sinh hoạt hằng ngày.Chính vì vậy dân gian đã
xây dựng trong ca dao một hình tượng quê hương với những lời lẽ ân
tình sâu lắng.
“Đường về Tiên Phước quanh quanh
Có con cò trắng đậu cành thương thương
Sông Tiên nước chảy đôi đường
Ai về nhắn bậu người thương vẫn chờ.”
Tình yêu quê hương đất nước được thể hiện trong mối quan hệ
tình nghĩa kết thành lời nguyền. Có dòng sông nơi tuổi thơ ta thường
tắm mát những lúc trưa hè và những bát cơm chân tình đạm bạc như
tấm lòng của những con người chân chất.
“ Rủ nhau đi tắm sông Tiên
Ăn cơm sông Trạm kết nguyền Trà My"
Hay: “ Sông Tiên nước chảy ngược dòng
Ai ơi tới đó cho lòng vấn vương,”.
Không nhớ làm sao được khi đây là vùng đất của những đặc sản,
xứ sở của những địa danh được gắn kết với những gì đó rất cụ thể
thân thuộc và chan chứa tình người. Nếu trước kia trong những năm
tháng lầm than cơ cực người phụ nữ vùng xuôi thường e ngại khi
phải lấy chồng Tiên phước bởi:

" Sông Tiên nước chảy ngược dòng
Lấy chồng tiên phước chẳng mong ngày về.”
Nhưng đó là chuyện của thời xa xưa,cái thuở ban sơ khi con
người mới đặc chân đến vùng đất này, một vùng đất còn là nơi "lam
sơn chướng khí", núi thẳm rừng sâu giao thông cách trở. Còn hôm
6
nay khi quê hương đang sống trong cảnh yên vui hoà bình và đang
thay da đổi thịt từng ngày thì tâm tính suy nghỉ của người phụ nữ
cũng thay đổi, những vấn vương bịn rịn mỗi khi ghé qua vùng đất
trung du này đã không còn nữa.Vượt lên trên những tình cảm riêng tư
đã đưa đến gắn bó giữa con người với con người trên một vùng đất
mới.Qua đó khẳng định một tình yêu đằm thắm và lòng tự hào quê
hương, nơi có những địa danh, những đặc sản mà khó có nơi nào
được ngợi ca trong từng câu ca dao :
“ Muốn ăn hột mít khoai khô
Lấy chồng Ồ ồ nhảy đá cho quen.
Ồ ồ có ổ chim sâu.
Vừa cưới vừa hỏi rước dâu một lần.
Ồ ồ đá xếp mấy tầng.
Vừa cưới vừa hỏi một lần rước dâu,”
Và chính cái mảnh đất đầy vơi nghĩa tình ấy không chỉ là những
thắng cảnh, những địa danh, mà sâu xa giàu ý nghĩa nhân văn hơn đó
chính là vùng đất “đất lành chim đâu,”
“ Gặp cô thôn nữ má hồng
Loòng boong ngọt lịm tôi không muốn về,”
Tình yêu quê hương, lòng tự hào về quê hương đất nước không
bao giờ là điều trừu tượng, không bao giờ là những ý nghỉ xa vời, mà
tình yêu đó bao giờ cũng bắt nguồn từ những hình ảnh thân thương cụ
thể, gắn bó với ta ngay từ những ngày còn thơ trẻ. Ta yêu quê hương
yêu những tháng ngày ngây thơ tung tăng vui đùa cùng bạn bè, cùng

nhau tắm suối thả diều.Ta yêu quê hương yêu những năm tháng cắp
sách đến trường yêu những con đường quen thuộc … Còn với những
ai xa quê, họ nhớ về quê hươnglà nhớ về tổ tiên ông bà về nơi chôn
7
nhau cắt rốn, nhớ về những món ăn đặc sản quê mình với hương vị
của tô mì Quảng, một nắm xôi hay sự ngọt lịm của trái loòng boong
cùng với hương vị của hồ tiêu, quế, thơm…mà ta không thể nào quên
được mỗi khi đi xa. Để rồi hôm nay tình yêu quê hương ấy được các
tác giả các nhà thơ, mượn những lời lẽ của dân gian, đã viết nên
những ca khúc thấm đẫm tình người tình quê bằng những giọng điệu
ngọt ngào ;
“ Anh nói với em rằng Tiên phước quê mình.
Nào có chi đâu mà thương mà nhớ.
Núi thì núi Ngang đèo thì đèo Liêu và Eo gió.
Một tiếng chim kêu cũng lượn dốc chập chừng.
Miền quê em gian khó khôn cùng .
Thương con sông Tiên bao đời chảy ngược.
Núi sấu sông ve kgô cằn hằn dấu chân người bước.
Mà mần xanh Tiên phước vẫn lớn lên ”
Và khi tình yêu quê hương đất nước biến thành nhận thức thì cũng có
nghĩa là tình yêu đó đã biến thành sức mạnh vật chất, tinh thần đấu tranh anh
dũng chống kẻ thù xâm lược của nhân dân chính là biểu hiện cụ thể cao độ
nhất của tình yêu quê hương đất nước,cùng với những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc đan quyện vào nhau trở thành sức mạnh quật cường của người
nông dân trong đấu tranh giữ nước :
“ Tiên cẩm là đất anh hùng
Ba mươi bom nổ mồng mười sắn lên,”
" Ai lên Tiên phước mà chơi.
Cho tôi nhắn gỡi bao lời nhớ thương.
Nhớ người liệt sĩ quê hương.

Hy sinh giữa chốn chiến trường năm tư.
8
Mồ chôn Cây cốc bây chừ.
Ghi ơn xây dựng tượng đài uy nghi,”
Trong hai cuộc kgáng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ cái
tinh thần yêu nước ấy lại biểu hiện trong mối quan hệ khắn khít giữa hậu
phương với tuyền tuyến, giữa quân và dân, giữa người con gái và chàng trai
ra trận : “Mùa thu mưa gió buồn rơi.
Em ngồi đan áo cho chàng chiến binh.
Tội tình thương nhớ chỉ xanh.
Đan thành tấm áo thăm tình quê hương,”.
Và không chỉ có những người thanh niên mới lên đường giết giặc,mà
hết thảy mọi người từ cụ già cho tới những người phụ nữ chân lấm tay bùn,
những em bé gan dạ cũng chung lòng chống kẻ thù xâm lược. Chính tinh
thần ấy đã tạo thành sức mạnh tổng hợp không có gì lay chuyển nổi, không
kẻ thù nào đánh bại :
“ Súng con súng mẹ hợp đồng
Thì quân cướp nước chớ mong vào làng ,”
Không chỉ súng đạn mới là vũ khí, mà trong đấu tranh gian khổ những
vật tầm thường như giáo mác gậy gộc cũng trở thành những vũ khí sắc bén
giết kẻ thù, và cao hơn những câu ca dao dân ca lại càng có sức lay đọng
lòng người, vừa để làm binh vận vừa để tuyên truyền vận động mọi người
tham gia chiến đấu.
Ngày nay việc tìm hiểu những sáng tác dân gian đó để giúp cho thế hệ
mai sau, những người sinh ra và lớn lên trong thời bình thấu hiểu hơn cái
tinh thần bản sắc văn hóa, những phong tục tập quán,sự hi sinh cống hiến
của cha ông ta để đánh đổi cuộc sống ấm no hạnh phúc cho quê hương.
2 Tình yêu đôi lứa qua ca dao:
9
Cũng như hầu hết những con người xứ Quảng, cái đặc tính sinh hoạt của

con người Tiên Phước thường nghiên về hiện thực trong sự giản dị, mộc
mạc không kiểu cách, đãi đưa. Họ tìm thấy thú vui sinh hoạt ngay trong cuộc
sống lao động với tất cả sự thiết tha gắn bó vật lộn không ngừng và sẳn sàng
hi sinh vì nghĩa cả, vì cái đẹp. Cái tinh thần tính cách ấy có thể bị chê là " ăn
cục nói hòn" nhưng không thể phủ nhận sự chân thật, trung hậu, ghét kẻ
quan liêu hách dịch, ghét những thói đãi đưa của con người nơi đây. Ngay
trong tình yêu cũng vậy, người Tiên phước cũng có một cái gì đó rất khác
thường , biểu lộ hết cái tính cách bộc trực ít e dè. Đó có lẽ là một điều thầm
kín trong sinh hoạt cuộc sống của con người. Đã có mấy ai muốn hé lộ lòng
mình, dẫu ngay cả đối với người thân về các mối quan hệ tình cảm. Ấy vậy
mà ngay từ thời xa xưa trong văn học dân gian Viêt Nam có lẽ lần đầu tiên
xuất hiện hình ảnh của chàng trai xứ Quảng với một phong cách tự nhiên,
ngang tàng dám xông thẳng vào tình yêu không hề e ấp sợ sệt. Chàng trai
mở đầu bằng cách "bỏ quên chiếc áo trên cành hoa sen" để rồi kín đáo tế nhị
đi tới tỏ tình chẳng hề e ngại thái quá;
" Em nhặt thì cho anh xin
Hay là em để làm tin trong nhà "
Cái tính cách ấy ta cũng thường bắt gặp ở các chàng trai Tiên phước, vừa
mới gặp mặt cô gái là chàng trai tỏ tình luôn .
" Áo đen khuy nút cũng đen
Đó lạ đây lạ ta làm quen kết nguyền"
" Cho ta mượn một lá trầu vàng
Mai sau ta trả một ngàn lá trầu xanh."
Và chẳng phải chỉ có những chàng trai mới như vậy, mà ngay cả các cô
gái cũng cùng chung phong cách, khi đã quen nhau rồi họ cũng ít khi rào
đón : " Ớ anh ơi có gần thì gần cho chắc.
10
Có trục trặc thì trục trặc cho luôn.
Anh đừng có lai lại qua qua.
Một mai thầy mẹ bắt được, đánh la tụi mình."

Cái cung cách thẳng băng ấy không hề là sự thiếu tế nhị mà đó là sự nhạy
bén trong tình yêu :
" Hai đứa ta không hẹn không hò
Xăm xăm bước tới bến đò gặp nhau"
Thì ra không chỉ có chàng trai mới chủ động mà ngay cả các cô gái miền
trung du này cũng đâu hề rụt rè, người con gái bạo dạn bày tỏ lòng mình:
" Con thỏ đứng nép bóng trăng.
Thiếp đứng gần chàng chạng rạng khó đi".
Để rồi tiếng xa hơn một bước chính nàng mới là người mớn lời hỏi trước
về hoàn cảnh của chàng :
"Khuất bóng trăng em xem chưa tỏ.
Khuất bóng ngỏ em ngó chưa tường.
Bớ người cách xã xa hương .
Phụ mẫu nhà sỡ định cang thường mô chưa".
Nhưng rồi đôi lúc người con gái cũng thể hiện sự e dè :
" Lẽ nào cột nọ tìm trâu
Phận em là gái lẽ đâu tìm chồng".
Chắc rằng đó có thể là:" Tình trong như đã mặt ngoài còn e ", hay có thể
vì một lý do nào đó, một sự thăm do cần thiết đã khiến chàng trai muốn kéo
lùi giây phút trao duyên lại :
"Đêm khuya trăng tỏ gió thanh.
Để xem vây quế ngả nhành về đâu? "
Trong tình yêu có biết bao diển biến tâm lý phức tạp mà đôi khi sự e dè
không phải là thừa. Nhưng khi đã yêu nhau rồi thì chẳng còn gì phải quản
11
ngại dù đó là không gian trắc trở, dù dưới cái thiết chế của xã hội Nho giáo
hay đó là thời gian chờ đợi nhớ thương ;
" Anh về em cũng về theo.
Đường truông vắng đường đèo đá dăm.
Bấy lâu thương trộm nhớ thầm.

Bữa ni gió núi mưa dầm tới đây ."
Cai tinh tế tuuyệt vời của những tâm hồn mới bắt đầu yêu đã được dân
gian diển tả một cách tài tình với nỗi mong chờ sự nhớ nhung. Ở đây không
cần phải nói đến chuyện say đắm thiết tha, mà chỉ nói đến cái buổi hội ngộ
ban đầu,cái giây phút quí báu bên nhau dù cho trời đất có mịt mù "Gió núi
mưa nguồn"đi chăng nữa.
Trong tình yêu đôi lứa có mối tình nào lại không muốn che dấu, lại không
e ngại các bậc cha mẹ, và thế hệ thanh niên nào cũng vậy, huống chi vào cái
thờ buổi xã hội còn nhiều cấm đoán trong quan hệ nam nữ dưới thiết chế của
lễ giáo Nho gia :
" Anh thương em trầu hết lá hương
Cau hết nữa vườn cha mẹ chưa hay
Dẫu mà cha mẹ có hay
Nhứt đánh nhì đày không lẽ giết em".
Nhưng có một điều rất thực là chẳng có sức mạnh nào có thể ngăn chặn
được tình yêu và những chàng trai cô gái này đã đến với nhau đã nói lời
nguyện thề dặn dò nhau tha thiết :
" Sợi chỉ giăng ra lâu ngày cũng đứt.
Thiếp với chàng chữ nhứt không phai .
Lời nguyền xa cách tại ai.
Lẽ mô có lẽ thương mai bỏ chiều.
Dặn lòng ai dỗ đừng xiêu
12
Trăm năm như thước lụa điều không phai."
Hay: " Ai về nhắn với người thương.
Buồng cau chín đỏ trầu hương đã vàng.
Lòng anh cứ thẳng một đàng .
Dẫu mòn bia đá đò ngang vẫn chờ."
Nhưng rồi đau phải tình yêu nào cũng êm đềm vượt qua bao trở ngại, thử
thách, đâu phải lời nguyền nào cũng thành hiện thực mang lại hạnh phúc đôi

lứa, mà lắm khi có nhiều cuộc tình gặp nhiều trái ngang khiến cho đôi lứa lỡ
hẹn : "Trăng lu vì bởi chòm mây.
Đôi ta cách trở vì dây tơ hồng .
Dây tơ hồng không trồng mà mọc.
Em chưa chồng anh chọc anh chơi."
Hay; " Cây oằn vì tại trái sai
Em có xa anh cũng tại ông mai ít lời"
Và chắc có lẽ trở ngại lớn nhất đối với những cuộc tình thời trước là
những ràng buộc của lễ giáo phong kiến. Sống trong cái chế độ " môn đăng
hộ đối", nên tình trạng ép duyên là điều phổ biến trong xã hội bấy giờ. Chính
điều đó đã gây nên nhiều nỗi đau, nỗi niềm chua xót, đoạn trường, yêu nhau
mà không đến được với nhau :
" Đắn đo vì nỗi cương thường.
Nữa sầu cho nợ nữa thương cho tình".
Để rồi những đôi trai gái ấy lai yêu nhau trong sự trốn tránh, với nỗi nhớ
thương, sự cô đơn :
" Thương nhau giọt lệ ngắn dài.
Thương chừng nhớ lén chẳng ai biết cùng. "
Hay " Thương nhau cau chín nữa vườn
Trầu hương nữa chợ chưa tường mặt nhau "
13
Và còn nhiều những gian truân thách thức, không phải tình yêu nào cũng
được đáp trả, tình yêu nào cũng thủy chung son sắc. Để rồi mượn lời của
những câu ca dao, những chàng trai cô gái ấy nói lên nỗi buồn, sự thất vọng
trong tình yêu :
" Đêm qua ra đứng bờ ao.
Trông cá cá lặn trông sao sao mờ.
Buồn trông con nhện giăng tơ.
Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai.
Buồn trông chênh chuếch sao mai.

Sao ơi sao hỡi nhớ ai sao mờ.
Đêm đêm tưởng giải Ngân hà
Chuôi sao Tinh Đấu đã ba năm tròn.
Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn.
Tào Khê nước chảy vẩn còn trơ trơ".
Sự hụt hẩng, sự thờ ơ của cô gái đã khiến chàng trai phải thốt lên những
lời thể hiện sự chán nãn tuyệt vọng, sự bỏ cuộc:
" Mau mau về ngủ chớ khuya
Bao nhiêu nhân ngãi họ chia hết rồi" hay:
" Xá chi cái nãi chuối xanh
Năm bảy người dành cho mũ dính tay"
Nhưng không phải mọi cuộc tình đổ vỡ chỉ vì gia đình cha mẹ đôi bên
chia cắt bỡi lễ giáo phong kiến Nho gia. Có rất nhiều trường hợp do giữa hai
người không hiểu rõ về nhau, và cuối cùng người gánh chịu nỗi đau ấy
không ai khác chính là những cô gái :
" Bạc tình chi lắm hỡi chim.
Bỏ vòi măng khô héo đi tìm rừng xanh.
Nghe lời ai sớm dỗ dành.
14
Ngãi nhơn chưa lạt đã dứt tình bỏ ta".
Sự bội bạc của chàng trai đã đem lại cho nhân vật trữ tình một nỗi đau,
và người con gái ấy cố tự an ủi mình rằng kẻ tình lang kia hẳn phải có lúc
nhớ lại những ngày tháng ân tình lúc hai người cùng có nhau,cùng nhau chia
sẽ " chén cơm tấm dĩa muối trường ". Nhưng e rằng đó chỉ là những ảo
tưởng bỡi chàng trai đã:
" Chàng có đặng nơi sang.
Đặng nơi ngỏ ngói lầu vàng xứng danh"
Để rồi ngày tháng dài trôi qua, khi phải đối diện với chính lòng mình
người con gái ấy mới chợt bừng tỉnh, mới chấp nhận sự thật :
" Giơ tay ngắt ngọn trầu già

Hồi ni mới biết bạn đà bỏ ta.
Ân tình thảm biết chừng mô.
Liễu héo phận liễu, đào khô phận đào".
Thật thương cảm cho cảnh lẻ loi bị tình phụ của người con gái.Qua thân
phận của nhân vật trữ tình có số phận không may câu ca dao đã để lại cho
người đời sự suy ngẫm, hiểu được cái tình ý của dân gian. Nhưng không chỉ
người con gái vùng trung du này mới bị tình phụ đâu, mà ngay cả các cô gái
vùng biển cũng cùng chung cảnh ngộ khi đem lòng yêu chàng trai đầu
nguồn. Để rồi khi xa nhau ta lại nghe lời nhắn gỡi của cô gái miền biển :
" Ai lên nhắn với bạn nguồn.
Mít non gỡi xuống cá chuồn gỡi lên.
Cá chuồn nhớ gió bay lên .
Mít non chẳng thấy hãy quên cá chuồn".
Và con nhiều lắm nỗi trái ngang, ở một hoàn cảnh khác chẳng ai phụ ai
mà đôi lứa vẫn phải xa nhau bỡi lẽ chàng trai quá nghèo cha mẹ cô gái
không chấp nhận. Nhưng với một trái tim nhân hậu và lòng bao dung, những
15
chàng trai cô gái nơi miền trung du này đã sống theo đúng nghĩa của triết lý
"yêu quên mình", là cầu mong hạnh phúc cho người mình yêu chứ không
nuôi thù hận không oán trách. Đó phải chăng là một nét đẹp văn hoá của con
người nơi đây mà khó có nơi nào có được :
" Dù không đặng nghĩa phu thê.
Dây xích thằng cộc lạc, uống chén rượu lẽ mặn nồng.
Thò tay bắt vạt áo hồng.
Bắt khăn lau lụy thiếp theo chồng cho kịp chân.
Ra đi mỗi bước mỗi dừng .
Chân em đi đằng trước con mắt ngó chừng đằng sau."
Yêu mãnh liệt nhớ thương dai dẳng nhưng vẫn biết vượt qua đau khổ
trong tình yêu với một tấm lòng bao dung, chấp nhận cảnh đời ngang trái với
một nụ cười.

Đến đây ta có thể khẳng định một điều rằng, dù trong bất cứ hoàn cảnh
nào, con người phải sống trong xã hội cũ với một thiết chế trói bụôc của nó
luôn luôn muốn bóp chết những tình cảm hồn nhiên, những mối quam hệ
giữa hai con người không cùng địa vị thân phận xã hội thì những chàng trai
cô gái của vùng đất đầy nắng gió này vẫn đủ sức vượt qua.Và trong nhiều
trường hợp họ có thể chấp nhận xa nhau đi chăng nữa thì đó cũng không hề
là sự đầu hàng trước những ràng buộc của lễ giáo phong kiến khắc nghiệt, có
chăng họ chỉ sống thuận với lẽ nhân tình và tìm kiếm sự thanh thản cho tâm
hồn đúng với bản chất, bản tính truyền thông vốn có tư ngàn xưa.
3 Sự ngợi ca lao động và giá trị nhân văn của con người trong
lao động sản xuất .
Một mãn quan trọng trong đề tài ca dao dân gian Tiên Phước đó là tiếng
lòng của người dân lao động, nó phản ánh chân thực cuộc sống nơi thôn dã
16
với những con người bình dị. Cùng với văn hóa Việt Nam, trãi qua bao
thăng trầm của lịch sử, cùng với sự tiếp xúc giao lưu có chọn lọc từ nhiều
nguồn văn hóa khác nhau, điều đó đã ảnh hưởng rất nhiều đến bản sắc,
phong tục tập quán của con người nơi đây.Tuy nhiên nó vẫn giữ được nét
văn hóa truyền thống mang dấu ấn đặc thù mà qua ca dao nó đã thể hiện rất
rõ điêu đó. Ngay từ những ngày đầu tiên bước chân đến khai phá vùng đất
này hấu hết người dân nơi đây đều chọn nghề nông làm nghề mưu sinh
chính, họ tự hào mà nói rằng :
" Ai ơi chớ phụ nghề nông.
Đồng cao ruộng thấp ra công cấy cày."
Qua Ca dao con người bày tỏ được tâm tư nguyện vọng của người lao
động, đồng thời đó cũng là biểu hiện của lòng tự hào với những ngành nghề
truyền thống vốn có. Con người cần cù chịu thương, chịu khó với bao vất vả
lo toan để xây dựng quê hương:
" Trên trời năm bảy tầng mây.
Sương đêm ướt áo nắng ngày cháy da.

Em là con gái mười ba.
Sớm lo sản xuất tăng gia mọi bề .
Lo sao mưa nắng an bề .
Cho nền tự túc đồng quê vững vàng."
Đó là những ngày khi quê hương mới vừa giải phóng, cái tinh thần hăng
hái thi đua lao động sản xuất ấy lại càng đáng quí hơn, khi người dân nơi
đây biết làm theo tấm gương theo lời dạy của Bác:
" Lên non mới biết non cao.
Thi đua mới biết công lao cụ Hồ.
Đào non sẽ núi thành gò .
Sắn khoai ta phải chăm lo hằng ngày
17
Tăng gia sản xuất liền tay.
Đào mương đắp đập hằng ngày chớ quên.
Kết đoàn phụ nữ tiến lên!
Tăng gia sản xuất lập nên công đầu."
Lịch sử hình thành của vùng đất này đã từng chứng minh, Tiên phước
vốn nổi tiếng với nghề trồng tiêu, trồng cau, trồng thơm Có điều đặc biệt
hơn cả là những nghề truyền thống ấy lại đựơc phản ánh trong ca dao qua
tâm trạng của người phụ nữ:
" Mình em trăm vạn nỗi lo.
Cây tiêu mới lớn ai dò hạt sau "
Rõ ràng đó không chỉ là nỗi lo mùa vụ thu hoạch của những dây tiêu mới
lớn, mà cao hơn hết đó là nỗi lòng của người phụ nữ,là cảnh đời của người
phụ nữ ngày xưa đảm đang chịu nhiều thiệt thòi trong công việc :
" Trồng trầu tưới nước cho vông.
Cảm thương cây chuối đúng không một mình."
Cô gái cảm thương cho cây chuối mà sao ta nghe như cảm thương cho
thân mình, phải chăng cô gái đang găp phải nghịch cảnh trong tình yêu nên
muốn mượn lời để nói lên nỗi xót xa đến thế :

" Chiều chiều mang giỏ hái trầu.
Trầu hương không hái hái trầu nhớ thương."
Và cuộc đời cuộc sống vốn dĩ rất phong phú nên không chỉ có một cảnh
ngộ, mà bên cạnh những người phụ nữ đang sống trong nỗi nhớ thương,
chua xót lại có những người được sống trong niềm hạnh phúc, được chia sẽ
hết thảy mọi vui buồn khó khăn trong cuộc sống và lúc nào họ cũng có nhau:
" Chiều chiều đổ lúa ra quây.
Bậu về quê bậu lúa này ai tuôn.
Lúa này chịu khó anh tuôn.
18
Để em về nguồn kẻo mẹ em trông."
Hay " Đêm qua gió mát trăng thanh
Em ngồi dựa cửa nhớ anh quá chừng.
Nhớ hồi đồng cật chung lưng.
Chăn trâu đồng cạn cũng từng có nhau."
Đằng sau những lời tâm sự, lời than thở ấy người phụ nữ vùng trung du
này bao giờ cũng hiện lên nét dịu dàng đôn hậu, bao giờ cũng tần tảo lo toan
cho chồng con mọi bề trong những lúc lao động mệt nhọc:
"Về nhà chăm sóc ruộng vườn.
Trồng khoai trồng sắn đồ mương xẻ gò.
Lúa chín thì có bồ to.
Cơm chín thì có mắn kho với cà."
Và trong cuộc sống lao động không phải ai ai cũng đều siêng năng tích
cực lao động sản xuất, đó là những người lười nhát không muốn lao động bỏ
công sức minh ra mà chỉ muốn ngồi hưởng những thành quả do người khác
mang lại. Qua đó cũng cho ta thấy được cái thực trạng của xã hội vùng đất
này với biết bao hạn người :
" Ăn no rồi lại ngủ ngày .
Ngủ nửa buổi cày không thấyđường ra."
4. Ca dao dân gian nói lên cách ứng xử của con người tiên

phước
Điều đặc biệt ở văn học dân gian Tiên phước là dù có chia Ca dao theo
chủ đề nào đi chăng nữa. Từ ca dao về tình yêu đất nước, tình yêu đôi lứa,
rồi ca dao về lao động sản xuất thì vấn đề con người và việc đời luôn là
một mãn muôn thuở và nhạy cảm, nó là hơi thở của cuộc sống. Thông qua
mãn ca dao này sẽ giúp ta thấy và hiểu rỏ hơn cái sắc văn hóa và con người
19
nơi đây. Bằng sự chiêm nghiệm của cuộc sống, qua lăng kính của việc đời
mà dân gian đã nhìn nhận con người :
" Trăng trên trời khi tròn khi khuyết.
Người ở đời khi thịnh khi suy.
Ai ơi phân biệt làm chi.
Khi nằm giường nệm khi đi dưới bùn.
Khi ăn bát bịt đũa mun.
Khi ăn chắn sứt đũa cùn cũng phải ăn".
Bài ca dao nói về cuộc đời của con ngưòi ở hai trạng thái sướng khổ
như là một lẽ tự nhiên, và đó là cái nét độc đáo của ca dao Tiên phước. Nó
khẳng định ý chí của con người trong những lúc khó khăn, hoạn nạn thông
qua việc cắt nghĩa " khi thịnh khi suy" một cách ngắn gọn hàm súc chắc
chắn. không phải ngẫu nhiên mà cụ Huỳnh Thúc kháng một trong những
người lãnh đạo phong trào Duy Tân ở trung kì đã khẳng định: " Người ở đòi
đâu phải tiếc gian nan", phải chăng đó là niềm tin vào bản thân, biết vượt
qua thử thách và đấu tranh để có một cuộc sống ấm no hạnh phúc của con
người Tiên phước.
Nói về vấn đề con người trong ca dao ta thường bắt gặp trong mối quan
hệ giữa người với người, một mối quan hệ được đề cập đến như một lời
nhắn nhũ công tâm, để con người tự soi mình trong mối quan hệ với người
khác. Trong ca dao Việt Nam cách đối chát trực diện được thể hiện một cách
ví von nhằm tố cáo lẫn nhau :
" Chuột chù chê khỉ rằng hôi.

Khỉ lại bảo rằng cả họ mày thơm"
Hay ; "Ngó người phải nghĩ đến ta.
Bạn rờ sau ót thử xa hay gần ".
20
Còn trong ca dao Tiên phước nguyên nhân của sự mâu thuẫn thì xuất
phát từ cái tôi không trung thực :
" Chuyện mình dấu ngược dấu xuôi.
Còn chuyện của người vạch lá tìm sâu."
" Chân mình thì lấm tèm lem.
Lại đi cầm cuốc mò xem chân người."
Câu ca dao như một lời trách nhẹ nhàng nhưng sâu sắc nhằm hướng mỗi
người trong mối quan hệ phải thực sự trong sáng khách quan. Đó là sự phản
ánh những vấn đề thường gặp trong mối quan hệ và qua đây câu ca dao
muốn khuyên ta nên tránh để sống tử tế hơn trong cộng đồng. Đó chính là
nét văn hóa, những kinh nghiệm sống được đúc kết từ bao đời bao thế hệ của
con người nơi đây :
" Làm người phải biết nghỉ suy,
Nhười mà ích kỉ sống chi uổng đời".
Đối với mỗi con người để lòng dạ trong sáng là một quá trình sống, học
hỏi lâu đời. Các nghệ sĩ dân gian xưa đã biết được gia đình là chiếc nôi để
hình thành nhân cách. Đi từ " đạo hiếu làm con" của dân tộc Việt Nam, ca
dao tiên phước đã có sự cách tân có lý, có tình dễ thuyết phục người nghe
bởi cái không cứng nhắt khuôn phép :
" Chim đa đa đậu nhánh đa đa,
Chồng gần không lấy mà lấy chồng xa,
Lỡ mai cha yếu mẹ già ,
Chén cơm không ai đỡ, chén trà không ai dâng ".
Đó là thông điệp làm người, khẳng định trách nhiệm nghĩa vụ của con
cháu với ông bà, cha mẹ. Một cách nói dân gian giản dị không cầu kì hoa mỹ
mà mang tính triết lý sâu sắc,và không dừng lại ở đó các nghệ sĩ nơi đây vẫn

một phong cách bình dị không "đao to múa lớn."
21
" Ăn ngay ở thật con ơi.
Chớ đừng gian dối sau thời cũng hư.", một lời khuyên
nhưng đồng thời vẫn chỉ ra cái quan hệ " nhân- quả"của cái thói hư tật xấu
ăn không ngay ở không thật. Ở đây cái cảm hứng chủ đạo là hướng con
người vào cuộc sống cộng đồng, cái nhìn việc đời của ca dao đã đề cập đến
những khía cạnh của thế thái nhân tình, một vấn đề luôn luôn mới và lay
đọng cuộc sống con người từ xưa đến nay. Nét nỗi bậc ở đây là qua nhận xét
việc đời từ góc độ khách quan, thông qua hiên thực sự việc diển ra trong
cuộc sống hằng ngày, phải chăng đây là sự uyên bác hàm chứa bao niềm
hoài vọng của con người để hướng tới cái chân thiện mỹ :
" Con quạ ăn dưa bắt con cò phơi nắng.
Ngẫm lại sự đời rằng cò trắng quạ đen".
Ta bắt gặp trong ca dao Việt nam là hình ảnh con cò chịu thương chịu
khó, còn con Cò trong ca dao Tiên phước lại bị bắt phơi nắng. Cách nêu tình
huống và lý giải bằng hai màu "đen" "trắng "cũng thật lạ lẫm, qua đó tác giả
dân gian muốn nói cái tốt cái xấu luôn luôn đối ngược nhau .
Cái thói đời không dừng lại ở đó mà còn thể hiện ở tính tham ăn, tham
mồi đã dẫn đến hậu quả :
" Con chim tham ăn sa vào vũng lưới.
Con cá tham mồi mắc phải lưỡi câu".
Việc đời là vậycâu ca dao như khuyến cáo người ở đời bài học về sự
tham lam ích kỉ nhằm khuyên ta nên tránh để không rơi vào cạm bẫy của sự
tham lam.Và cuộc sống vốn luôn đầy rẫy những thách thức và việc đời nó
luôn đi sâu vào ngỏ ngách của cuộc sống được dân gian đúc kết cụ thể ở mỗi
sự vật hiện tượng đúng bản chất và rất đổi bình dị nhưng hàm chứa trong đó
những bài học, những giá trị nhân văn cao cả để chúng ta phải băn khoăn
trăn trở :
22

" Đèn treo nhằm tấm phên thưa.
Có khêu cho lắm gió lùa cũng xiêu."
" Trồng trầu thả lộn dây tiêu.
Sớm đi đò dọc chiều về đò ngang"
Ca dao Tiên phước luôn đi sâu vào kiểm chứng những thói đời không
đúng với đạo lý nhằm đánh thức suy nghĩ của con người bằng cách trách
móc nhẹ nhàng song lại có sức thuyết phục lớn :
" Chồng giận thì vợ làm thinh.
Khi mô nóng giận nhớ kèm mình đừng la.
Dại khôn một nỗi trong nhà.
Biểu đừng có nói thiên hạ đòn ta ăn hiếp chồng".
Một sự khuyên bảo nhẹ nhàng trong quan hệ vợ chồng. Và có vội không
khi cho rằng đây là niềm tự hào của những chàng trai vùng đất này rằng?
" Có duyên lấy đặng chồng nguồn.
Mít non gởi xuống cá chuồn gởi lên".
Đây không chỉ đơn giản là chuyện tình yêu đôi lứa,mà còn là lối ứng xử
giữa người nơi này với người nơi khác, đó là sự gắn kết giao lưu văn hóa
giữa đồng bằng và miền trung du một cách thân thiết. Đó chính là phong tục
nét văn hóa đặc trưng không khép kín của vùng đất này. Với một cách nói tự
khẳng định mình nhẹ nhàng mà tinh tế có pha trộn một chút di dõm từ
những đặc sản bình thường trong cuộc sống hằng ngày ở mỗi vùng. Điều
quan trọng ở đây là nó đã làm toát lên cái tính cộng đồng bình đẳng, tôn
trọng và gắn bó lẫn nhau .
Đến đây ta có thể khẳng định rằng, dù ở trong bất cứ hoàn cảnh nào phải sống
trong xã hội cùng với những thiếi chế trói buộc của nó, như muốn bóp chết
những tình cảm hồn nhiên, những mối quan hệ tốt đẹp giữa con người với con
người trong cuộc sống, trong tình yêu và cả trong lao động sản xuất. Thông qua
23
ca dao con người muốn bày tỏ nỗi lòng mình,bày tỏ tâm tư nguyện vọng, niềm tự
hào về quê hương đất nước. Đó chính là giá trị nhân văn đích thực trong cuộc

sống của con người, hiểu được lẽ đời thường qua những thử thách cay nghiệt của
cuộc sống, của xã hội vốn không dành những ưu ái cho họ. Nhưng bằng chính
niềm tin vào bản thân mình, tin vào giá trị lao động đích thực đã trở thành một
triết lý sống vô cùng thực tiễn :
" Chớ nên trông đợi ở trời.
Hãy tin vào sức con người sớm trưa".
Thứ triết lý ấy đã trở thành phương châm giáo dục con cháu tự bao đời của
con người Tiên Phước, và có thể nói đó cũng chính là bài học đúng đắn về giá trị
của lao động mà lịch sử dân tộc đã chứng minh rằng " lao động bản thân nó đã là
văn hóa ". Trãi qua biết bao thăng trầm của lịch sử, con người Tiên Phước đã tự
xây dựng cho mình một cách sống, một nét văn hóa đặc trưng mà khó nơi nào có
được. Đối với họ sống đẹp chính là phải biết làm điều lành tránh điều ác, biết
quan tâm giúp đỡ cộng đồng, chống lại sự bất công Kết hợp được tất cả những
ý niệm sống ấy, nhữg đức tính ấy để làm người hữu ích cho xã hội, đó quả là một
triếi lý rất Việt Nam mà qua những câu ca dao đã thể hiện rõ nét đặc trưng văn
hóa của con người Tiên phước.
C > THAY LỜI KẾT/
Văn học dân gian nói chung và ca dao dân gian Tiên phước nói riêng,
cùng với lịch sử hình thành và phát triển không ngừng nghỉ suốt trong những
năm tháng dài từ thế hệ này sang thế hệ khác, đã có một sự vân hành thường
xuyên liên tục và không ngừng đổi mới để ngày càng phát triển. Đó chính là nét
đẹp của ca dao dân gian mà ngày nay chính quyền và nhân dân Tiên Phước đang
ra sức giữ gìn và phát huy. Tuy nhiên một hiện trạng đáng buồn trong việc giữ
gìn và lưu giữ ca dao dân ca hiện naylà: Cùng với văn hóa phi vật thể, ca dao dân
gian nó là kết quả sáng tạo của nhân dân lao động đúc kết tích lũy từ hiện thực
24
cuộc sống. Xưa kia dù ít hay nhiều nó được lưu giữ trong trong trí nhớ của cộng
đồng và được mọi người thực hành như một hoạt động hằng ngày. Nhưng hiện
nay ở một thời điểm lịch sử nhất định việc lưu giữ ca dao trong dân gian còn rất
ít. Nếu có chăng chỉ còn trong trí nhớ của một số người cao tuổi nhưng cũng chỉ

một phần nào đó .
Laị thêm ngày nay xã hội đang có những bước tiến nhanh chưa từng có trong
lịch sử dân tộc, bởi quá trình toàn cầu hóa và lối sống đô thị. Thế hệ trẻ ngày nay
không còn quan tâm đến những giá trị văn hóa truyền thống được cha ông ta đúc
kết qua những câu ca dao Tất cả những yếu tố đó như đang đẩy ca dao dân
gian, một di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc tới bờ vực của sự mai một . Vì
vậy trong rất nhiều vấn đề cần giải quyết hiện nay để góp phần xây dựng nền văn
hóa việt Nam "tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc" là tìm ra những giải pháp có hiệu
quả để ca dao dân gian tiếp tục được lưu giữ và phát huy .
Muốn vậy trước mắt cần gấp rút sưu tầm gìn giữ toàn bộ những câu ca dao tục
ngữ một giá trị văn hóa phi vật thể đặc sắc. Đặc biệt cần chú ý chăm sóc những
ngưòi lớn tuổi nhất là với các cụ còn lưu trong trí nhớ những câu ca dao dân ca
dân gian những truyền thông tốt đẹp của quê hương.
Cần tiến hành việc giảng dạy văn học dân gian địa phương trong nhà trường.
Đây là công việc không hề đơn giản chút nào nó luôn luôn đòi hỏi phải kết hợp
chặt chẽ với công tác nghiên cứu sưu tầm văn học dân gian với việc giảng dạy
văn học dân gian thông qua việc hệ thống lại các thể loại ca dao, dân ca, hò, vè
Bên cạnh đó còn đặt nó trong mối quan hệ với văn nghệ dân gian, văn hóa dân
gian với thực tiễn cuộc sống . Điều đó sẽ tạo ra một hiệu quả mới trong giảng dạy
và học tập. Đồng thời cùng với việc qui hoạch phát triển du lịch địa phương,ta
nên đưa những yếu tố văn học dân gian vào quảng bá hình ảnh những nét văn hóa
đặc trưng của quê hương vào hoạt động du lịch Có như vậy việc lưu giữ và phát
huy ca dao dân gian mới đem lại hiệu quả .
25

×