Tải bản đầy đủ (.doc) (32 trang)

địa đạo kỳ anh, quảng nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.75 KB, 32 trang )

Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
MỤC LỤC
Trang
A. MỞ ĐẦU 3
I- Lý do chọn đề tài 3
II- Mục đích chọn đề tài 4
III- Lịch sử nghiên cứu của đề tài 4
IV- Giới hạn nghiên cứu 4
V- Điểm mới của đề tài 5
VI- Phương pháp nghiên cứu 5
B. NỘI DUNG 6
Chương 1. Cơ sở lý luận của việc đánh giá tiềm năng và xây dựng
giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 6
I- Một số khái niệm 6
1. Khái niệm du lịch 6
2. Khái niệm tuyến điểm du lịch 6
3. Khái niệm hoạt động du lịch 6
4. Khái niệm du lịch văn hoá 6
5. Khái niệm du lịch nghiên cứu 6
II- Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động du lịch 7
1. Thời gian nhàn rỗi 7
2. Tài nguyên du lịch 7
3. Du khách 7
4. Điều kiện giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng 8
5. Thời tiết 8
6. Sự sẵn sàng đón tiếp khách 8
III- Vai trò của du lịch 8
1. Góp phần phát triển kinh tế 8
2. Du lịch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc 9
3. Du lịch phục vụ dân cư địa phương và làm trong lành môi trường


nông thôn 10
IV- Xây dựng các tiêu chí đánh giá 10
1. Vị trí địa lý 10
2. Tiêu chí tài nguyên du lịch 10

Trang 1 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
3. Cơ sở hạ tầng 10
4. Thời tiết 11
5. Thái độ người dân điểm đến 11
V- Các nhân tố tác động đến di tích 11
1. Khí hậu 11
2. Hoạt động của con người 11
3. Thời gian 12
4. Trùng tu 12
Chương 2. Hiện trạng phát triển du lịch ở địa đạo Kỳ Anh 12
I- Khái quát về Quảng Nam 12
II- Khái quát về địa đạo Kỳ Anh 13
1. Vị trí địa lý 13
2. Lịch sử hình thành 13
3. Khả năng khai thác du lịch 14
4. Xu hướng phát triển 14
III- Tiềm năng và hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh 15
1. Tiềm năng 15
2. Hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh 20
3. Đặc trưng của địa đạo Kỳ Anh 23
Chương 3. Các giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh 24
I- Cơ sở xây dựng giải pháp 24

1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020 24
2. Định hướng phát triển kinh tế của xã 25
II- Các giải pháp cụ thể 25
1. Trùng tu tôn tạo 25
2. Quy hoạch di tích địa đạo Kỳ Anh thành một điểm du lịch 26
3. Xây dựng nhà bảo tàng hiện vật 26
4. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, cơ sở hạ tầng và
các dịch vụ du lịch 26
5. Hình thành tuyến điểm du lịch 27
6. Đào tạo đội ngũ nhân lực 27
7. Công tác quảng bá địa đạo Kỳ Anh 28
8. Giải pháp vệ sinh môi trường 28
9. Các giải pháp khác 28

Trang 2 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 30
Tài liệu tham khảo 31
A. MỞ ĐẦU
***
I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Như chúng ta đã biết, trong những năm qua cùng với sự phát triển mạnh
mẽ của du lịch thế giới và du lịch cả nước, du lịch Quảng Nam đã có những
bước phát triển mạnh, đạt được những kết quả quan trọng, từng bước trở thành
ngành kinh tế quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế của địa phương,
góp phần tích cực trong quá trình đổi mới. Du lịch giữ vị trí trọng yếu trong quá
trình thúc đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa hiện đại hóa, góp phần xói đói
giảm nghèo, giải quyết việc làm, cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh

thần cho nhân dân. Vì thế, mục tiêu tổng quát đặt ra cho du lịch Quảng Nam từ
nay đến năm 2015 là: phát triển nhanh và bền vững du lịch Quảng Nam thành
ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh, tăng thu nhập cho xã hội, nâng cao đời sống
nhân dân, tăng tiềm lực kinh tế - Quốc phòng - An ninh của tỉnh, góp phần thúc
đẩy các ngành kinh tế xã hội phát triển. Ngoài ra phát triển du lịch còn có tác
dụng giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống văn hóa của Quảng Nam, bảo
tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết hợp hài hòa giữa yếu
tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới.
Quảng Nam là một vùng đất giàu tiềm năng du lịch, trong đó có những
điểm du lịch nổi tiếng khắp cả nước và thế giới như Thánh địa Mỹ Sơn, Phố Cổ
Hội An. Tuy nhiên ngoài những điểm du lịch lớn, nổi tiếng được nhiều người
biết đến thì còn có những nơi khác trong tỉnh cũng đã từng một thời oanh liệt,
hào hùng, ghi một mốc son trong lịch sử nhưng giờ đây dường như đã bị lãng
quên, ít ai còn nhớ đến. Cũng ra đời vào thời kỳ với địa đạo Vịnh Mốc (Quảng
Trị), địa đạo Củ Chi (TPHCM) trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, nhưng đối
với Vịnh Mốc, Củ Chi thì Kỳ Anh có quy mô nhỏ hơn và ít người biết đến. Tuy
nhiên, địa đạo Kỳ Anh trong thời gian ấy không những nổi tiếng ở Quảng Nam
mà còn nổi tiếng cả khu vực miền Trung. Đây là địa bàn trọng yếu của huyện
Bắc Tam Kỳ, góp phần to lớn vào chiến thắng của tỉnh nhà, giữ vững căn cứ
cách mạng, giữ vững vùng giải phóng cho đến ngày đất nước ta hoàn toàn giải
phóng 1975. Ngày nay, với tiềm năng vốn có của mình, trong tương lai địa đạo
Kỳ Anh sẽ trở thành một điểm du lịch nổi tiếng và hấp dẫn, hoà mình cùng với
hành trình du lịch của tỉnh nhà và góp phần vào việc phát triển của Quảng Nam.
Địa đạo Kỳ Anh với những tiềm năng to lớn của mình, nhưng trong tình
trạng hiện nay đang đứng trước những thực trạng như xuống cấp nghiêm trọng,

Trang 3 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.

hoạt động du lịch kém phát triển. Vì thế, đứng trước những thực trạng nhức
nhối ấy, chúng ta cần tiến hành đánh giá lại tiềm năng tài nguyên và từ đó đưa
ra những giải pháp phát triển du lịch ở địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn xã Tam
Thăng - Thành Phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam. Với lý do trên, tôi chọn đề tài
“Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh”
làm đề tài thực tập cuối khoá.
II- MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Qua việc thực hiện đề tài này chúng ta có cơ hội tìm hiểu, đánh giá tiềm
năng và từ đó đưa ra những định hướng phát triển du lịch cho địa đạo Kỳ Anh,
sẽ có những định hướng mới hơn để tạo điều kiện cho thúc đẩy phát trển du lịch
đem lại những thu nhập ổn định, tạo việc làm cho người dân, góp phần vào việc
phát triển kinh tế xã hội cho xã nhà, thành phố Tam Kỳ và cả tỉnh Quảng Nam.
Địa đạo Kỳ Anh với những tiềm năng to lớn có giá trị văn hóa, lịch sử.
Những tiềm năng ấy, nếu khai thác đúng cách sẽ làm vực dậy hoạt động du lịch,
trở thành một điểm du lịch vô cùng hấp dẫn với loại hình du lịch tìm hiểu,
nghiên cưú về lịch sử. Với những giải pháp hợp lý, kết hợp với du lịch sinh thái
Sông Đầm tạo nên một tuyến du lịch hấp dẫn với loại hình du lịch sinh thái -
Lịch sử, tuyến du lịch này sẽ thu hút rất nhiều du khách đến nơi đây. Vì vậy, đề
tài góp phần rất lớn vào vào việc khai thác tiềm năng du lịch của khu di tích điạ
đạo Kỳ Anh.
Ngoài ra đề tài này còn xây dựng được một số giải pháp để phát triển du
lịch tại địa đạo Kỳ Anh.
III- LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Những thời gian trước đây, đã có rất nhiều tác giả viết nhiều tài nghiên
cứu về địa đạo Kỳ Anh, như trong cuốn Di Tích và Danh Thắng Quảng Nam-
Giáo sư Trần Quốc Vượng chủ biên, do Sở Văn hóa Thông tin tỉnh Quảng Nam
xuất bản vào năm 2002. Cuốn sách này viết về địa đạo Kỳ Anh khoảng vài
trang, chỉ nói sơ lược về lịch sử ra đời và mô tả địa đạo Kỳ Anh.
Cuốn Lịch sử Đảng bộ tỉnh Quảng Nam, Lịch sử Đảng bộ Thành Phố
Tam Kỳ… trong quá trình đấu tranh của huyện, tỉnh nhà đều có đề cập đến địa

đạo Kỳ Anh, những cuốn sách này nói sơ lược về lịch sử hình thành địa đạo Kỳ
Anh, qua đó nêu vai trò lịch sử của địa đạo đối với tỉnh nhà.
Tóm lại, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu về địa dạo Kỳ Anh, những đề
tài khác nhau, nghiên cứu nhiều lĩnh vực khác nhau của địa đạo Kỳ Anh như
nghiên cứu lịch sử, văn hóa, kiến trúc, sự ảnh hưởng của địa đạo đối với địa bàn
tỉnh nhà. Tuy nhiên chưa có một đề tài nào đề cập đến vấn đề: “Đánh giá tiềm
năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo Kỳ Anh”

Trang 4 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
IV- GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu địa đạo Kỳ Anh trên địa bàn hai thôn Thạch Tân và Vĩnh
Bình, thuộc xã Tam Thăng - Thành Phố Tam Kỳ - Tỉnh Quảng Nam.
- Thời gian: từ ngày 25 tháng 4 đến ngày 20 tháng 5 nam 2008.
- Đối tượng nghiên cứu: + Đánh giá tiềm năng du lịch địa đạo Kỳ Anh
+ Xây dựng giải pháp phát triển du lịch địa đạo
Kỳ Anh.
V- ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Việc nghiên cứu đề tài này có nhiều tác dụng, vì nó có nhiều điểm mới là
đánh giá được tiềm năng của địa đạo Kỳ Anh trong việc phát triển du lịch, qua
đó còn xây dựng được một số giải pháp mới để phát triển du lịch địa đạo Kỳ
Anh.
VI- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Phương pháp tổng hợp tài liệu
- Phương pháp điền giả
- Phương pháp thực địa

Trang 5 SVTH: Lê Thị

Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
B. NỘI DUNG
***
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TIỀM
NĂNG VÀ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA ĐẠO
KỲ ANH
I- MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Khái niệm du lịch
- Theo giáo sư Hunziker và Krapf: Du lịch là tổng hợp các hiện tượng và
các mối quan hệ nảy sinh từ viêc đi lại và lưu trú của những người ngoài địa
phương - những người không có mục đích định cư và không liên quan tới bất cứ
hoạt động kiếm tiền nào.
- Du lịch là tập hợp các hiện tượng và các mối quan hệ phát sinh từ sự tác
động qua lại giữa du khách, các nhà kinh doanh du lịch, chính quyền và cộng
đồng dân cư địa phương trong quá trình thu hút và đón tiếp khách du lịch.
Như vậy, du lịch là các hoạt động của của con người ngoài nơi cư trú
thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng
trong một thời gian nhất định.
2. Khái niệm tuyến điểm du lịch
- Điểm du lịch: là nơi chỉ có một loại tài nguyên hay một loại chức năng
về lãnh thổ và có quy mô nhỏ, với đặc điểm thời gian viếng thăm của du khách
ngắn.
- Tuyến du lịch: là sự kết hợp các điểm du lịch trong cùng một vùng hay
giữa vùng này với vùng khác. Tuyến du lịch được xem là sản phẩm du lịch đặc
biệt dựa vào các cực hút các cửa khẩu quốc tế quan trọng và hệ thống đường bộ,
đường sắt, đường hàng không, đường sông, đường biển, hệ thống đô thị và các
cơ sở lưu trú cũng như giá trị của các điểm du lịch để hình thành nên các tour
du lịch đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách trong và ngoài nước.

3. Khái niệm hoạt động du lịch

Trang 6 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Hoạt động du lịch là sự kết hợp các yếu tố như tài nguyên du lịch, du
khách, người dân địa phương, lãnh đạo địa phương, cơ sở vật chất - hạ tầng và
các công ty du lịch, công ty lữ hành, các dịch vụ khác…
4. Khái niệm du lịch văn hóa
Là du lịch để thẩm nhận các giá trị văn hóa, truyền thống lịch sử, phong
tục tập quán, nền văn hóa nghệ thuật của nơi đến.
5. Khái niệm du lịch nghiên cứu
Là loại hình du lịch với mục đích nghiên cứu về một số vấn đề như
nghiên cứu lịch sử, nghiên cứu địa chất, địa mạo…
II- CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG DU LỊCH
1. Thời gian nhàn rỗi
Không có thời gian nhàn rỗi thì con người không thể thực hiện được
những chuyến đi du lịch, nó là nhân tố quyết định cho những chuyến đi du lịch
của du khách, du khách đi du lịch nhiều hay ít đa phần là nhờ vào thời gian
nhàn rỗi. Song nó còn phụ thuộc vào việc sử dụng thời gian nhàn rỗi của con
người mà hình thành nhu cầu du lịch, trừ một số loại hình du lịch như du lịch
công vụ, công việc, nghiên cứu…Tuy nhiên, qua những tìm hiểu và tổng kết thì
du khách lợi dụng thời gian nhàn rỗi để đi tham quan, nghĩ ngơi, vui chơi, giải
trí chiếm số lượng khá đông và quyết định trong hoạt động du lịch.
Lịch sử ngành du lịch cho thấy hiện tượng du lịch tăng khi thời gian nhàn
rỗi của mọi người trong xã hội tăng lên. Ngày nay nền kinh tế ngày một phát
triển, năng suất ngày một cao, cuộc sống con người ngày càng được cải thiện.
Trong điều kiện đó, xu hướng chung là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian
nhàn rỗi. Đó là điều kiện để du lịch phát triển. Hiện nay, nhiều nước trên thế

giới trong đó có Việt Nam chuyển sang chế độ làm việc 5 ngày một tuần, do đó
họ có nhiều điều kiện để tham gia vào các hành trình du lịch. Điều này cho
phép các tổ chức du lịch thu hút được nhiều du khách đến với cơ sở của mình.
2. Tài nguyên du lịch
Trong hoạt động du lịch thì tài nguyên du lịch có một vai trò vô cùng
quan trọng, tài nguyên du lịch là một yếu tố quan trọng nhất để tạo nên hoạt
động du lịch. Hoạt động du lịch có hay không là nhờ vào sự đa dạng, phong phú
của tài nguyên du lịch. Bất kỳ du khách nào khi đi tham quan du lịch thì điều
kiện đầu tiên đó là điểm đến, là tài nguyên du lịch nếu tài nguyên du lịch đa
dạng, phong phú, đặc sắc, các loại tài nguyên du lịch với mức tập trung cao, có
sự kết hợp nhiều loại tài nguyên, cả tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn,
tạo nên phong cảnh đẹp. Tài nguyên du lịch như vậy sẽ có sức hấp dẫn du

Trang 7 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
khách, có thể xây dựng, phát triển thành các điểm du lịch, thuận tiện cho việc
phát triển các loại hình du lịch khác nhau.
3. Du Khách
Đây cũng là nhân tố có nhiều ảnh hưởng đến hoạt động du lịch, nói khác
hơn thì du khách quyết định vấn đề có được hoạt động du lịch hay không. Nếu
không có du khách thì hiển nhiên hoạt động du lịch không thể nào thực hiện
được, nhân tố du khách còn phụ thuộc vào số lượng và chất lượng để phát triển
hoạt động du lịch. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng du khách là nhân tố
quyết định cho hoạt động du lịch.
4. Điều kiện giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng
Từ xưa, giao thông vận tải đã trở thành nhân tố chính cho sự phát triển
của hoạt động du lịch, đặc biệt là du lịch quốc tế. Trong đó có hai phương diện
cần phải quan tâm là số lượng và chất lượng của các phương tiện giao thông

vận tải nếu giao thông vận tải đảm bảo được hai yêu cầu trên thì sẽ làm cho
hoạt động du lịch trở nên mềm dẻo và tiện lợi, có khả năng đáp ứng tốt nhu cầu
của du khách, tạo sự thoải mái cho du khách, giúp họ đảm bảo sức khỏe sau
cuộc hành trình.
5. Thời tiết
Cùng với những nhân tố trên thì thời tiết là nhân tố rất quan trọng không
thể thiếu trong hoạt động du lịch. Hoạt động du lịch có thực hiện được hay
không là nhờ vào thời tiết. Du khách sẽ chỉ đi du lịch khi thời tiết tốt, đẹp trời,
phù hợp cho hoạt động du lịch. Còn nếu thời tiết xấu, diễn biến phức tạp, xảy ra
thiên tai… thì mọi hoạt động du lịch đều sẽ bị đình đốn, không thể thực hiện
được.
6. Sự sẵn sàng đón tiếp khách
Các điều kiện về tổ chức: đó là sự chăm lo đến việc đảm bảo sự đi lại
và phục vụ trong thời gian lưu trú của du khách, chăm lo giữ gìn các giá trị
thiên nhiên, văn hóa và lịch sử, lãnh đạo việc tổ chức và kinh doanh của xí
nghiệp du lịch, tuyên truyền, quảng cáo du lịch trong và ngoài nước.
Các điều kiện về kỹ thuật: đó là việc trang bị tiện nghi ở nơi du lịch
(khách sạn, tiệm ăn ), xây dựng các cơ sở vật chất phục vụ du lịch và cơ sở hạ
tầng (sân bay, nhà ga, bến cảng…). Nó quyết định nhịp độ phát triển du lịch và
chất lượng du lịch.
Các điều kiện liên quan đến việc tiếp khách như việc cung ứng lương
thực, thực phẩm…
III- VAI TRÒ CỦA DU LỊCH

Trang 8 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
1. Góp phần phát triển kinh tế
1.1. Cải thiện cán cân thương mại quốc gia

Khách du lịch quốc tế mang theo tiền từ quốc gia cư trú đến chi tiêu ở
nước đến du lịch, trong một chừng mực nào đó được xem là xuất khẩu của nước
đến du lịch. Do đó làm cải thiện cán cân thương mại quốc gia. Vì vậy, nếu du
lịch được duy trì và phát triển một cách thường xuyên và phù hợp có thể coi
như một tác nhân giữ ổn định nguồn thu từ xuất khẩu.
Các nước đang phát triển như Việt Nam cần du khách quốc tế đến đất
nước đông hơn số lượng công dân nước mình đi du lịch nước ngoài. Đây là lợi
thế nhằm cải thiện cán cân thương mại quốc gia do công dân trong nước có thu
nhập thấp ít có điều kiện đi du lịch nước ngoài.
1.2. Tạo ra nhiều cơ hội việc làm
Du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm trực tiếp, ngoài ra du lịch tạo ra
việc làm có thể mang tính thời vụ hoặc nhất thời, công việc cho các nhà quản lý
và những công việc đòi hỏi kỹ năng, trình độ không cao.
Du lịch còn là ngành tạo ra nhiều việc làm gián tiếp, đó là sự phát triển
của ngành du lịch sẽ kéo theo các ngành có liên quan đến du lịch phát triển và
vì vậy các ngành đó lại thu hút thêm lao động xã hội. Như vậy, một cách gián
tiếp du lịch đã tạo thêm nhiều việc làm cho các ngành khác.
1.3. Quảng bá cho sản xuất của địa phương
Du lịch tạo ra sự nối tiếp cho sản xuất công nghiệp cũng như nông
nghiệp ở địa phương. Ngoài ra các sản phẩm từ những ngành nghề đang bị mai
mọt thì nay lại được khôi phục và phát triển, sản phẩm của các làng nghề truyền
thống dùng để làm quà lưu niệm.
1.4. Tăng nguồn thu cho nhà nước
Việc phát triển, kinh doanh du lịch góp phần làm tăng nguồn thu cho nhà
nước do các doanh nghiệp du lịch đóng góp. Khách du lịch cũng phải có nghĩa
vụ nộp thuế: thuế trực tiếp, thuế gián tiếp… đây là khoản thu thêm cho nhà
nước.
1.5. Tạo cơ sở để giúp phát triển các vùng đặc biệt
Du lịch sẽ giúp tạo ra một môi trường thuận lợi cho các vùng còn có vấn
đề khó khăn nhất định của một quốc gia và nó thu hút được sự quan tâm của

công chúng trong và ngoài nước.

Trang 9 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Việc phát triển du lịch các điểm hấp dẫn ở các vùng đặc biệt (vùng sâu,
vùng xa…) sẽ được nhà nước giúp đỡ phát triển cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà ở,
các trạm giao thông, thiết lập các trạm phát thanh truyền hình…
1.6. Khuyến khích nhu cầu nội địa
Khi một khu vực du lịch thu hút được du khách quốc tế sẽ làm tăng sự
quan tâm trong nước đối với các điểm hấp dẫn ở khu vực đó.
Khi địa phương phát triển các tiện nghi và và cơ sở dịch vụ nhằm thu hút
khách quốc tế thì điều này cũng có lợi cho dân chúng địa phương, khuyến khích
người dân địa phương sử dụng (tức là nhu cầu nội địa tăng).
2. Du lịch giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc
Du lịch tạo điều kiện cho việc giữ gìn và phát huy bản sắc, truyền thống
văn hóa dân tộc, bảo tồn và phát huy di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, kết
hợp hài hòa giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, tiếp thu tinh hoa văn hóa thế
giới. Du lịch còn đáp ứng nhu cầu của du khách, nhu cầu nghĩ ngơi, vui chơi,
giải trí, tham quan…làm thoã mãn đời sống tinh thần của mọi người.
3. Du lịch phục vụ dân cư địa phương và làm trong lành môi trường
nông thôn
Du lịch có thể làm thay đổi thành phần dân cư khi khu vực đó ngày càng
trở nên nổi tiếng về du lịch. Một dự án phát triển du lịch đồng thời là sự phát
triển cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng (khách sạn, nhà hàng, quán bar )
ở một khu vực không chỉ phục vụ du lịch mà cư dân địa phương cũng được sử
dụng các tiện nghi đó.
Du lịch góp phần làm trong lành môi trường nông thôn: trong quá trình
dịch chuyển những vùng, những nơi xa xôi thành những điểm du lịch nghĩ ngơi,

tĩnh dưỡng như ở các suối nước nóng, các vùng khí hậu mát mẻ vào mùa hè,
những vùng khí hậu ấm áp vào mùa đông…các nhà đầu tư du lịch thường
hướng vào làm sạch các nguồn nước, tiêu diệt côn trùng, phát bỏ các loại cây
dại… các hoạt động này làm cho môi trường trở nên trong lành hơn.
IV- XÂY DỰNG CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
1. Vị trí địa lý
Vị trí địa lý phải thuận lợi cho hoạt động du lịch
- Nằm gần các trục giao thông chính.
- Nằm gần các điểm du lịch trong vùng.
- Cách trung tâm thành phố, tỉnh lỵ, nơi có kinh tế, cơ sở vật chất kỹ
thuật, cơ sở hạ tầng và các dịch vụ du lịch không xa.

Trang 10 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
2. Tiêu chí tài nguyên du lịch
- Tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng, đặc sắc, có nhiều loại tài
nguyên.
+ Tài nguyên du lịch tự nhiên.
+ Tài nguyên du lịch nhân văn: tài nguyên du lịch nhân văn vật thể và
tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể.
- Tài nguyên du lịch có mức độ tập trung cao.
- Có sự kết hợp nhiều loại tài nguyên du lịch.
- Tài nguyên du lịch hấp dẫn, có sức thu hút du khách.
- Chất lượng tài nguyên du lịch.
3. Cơ sở hạ tầng
Đảm bảo về cơ sở hạ tầng.
- Giao thông:
+ Giao thông thuận lợi.

+ Đảm bảo cả hai phương diện: số lượng và chất luợng.
+ Đa dạng về loại hình.
+ Phương tiện giao thông phong phú.
- Khách sạn, nhà nghĩ, và các dịch vụ du lịch.
+ Đảm bảo đầy đủ.
+ Đáp ứng và phục vụ tốt nhu cầu du khách.
+ Gần điểm du lịch.
4. Thời tiết
- Đảm bảo an toàn cho hoạt động du lịch.
- Phù hợp với mỗi loại hình du lịch khác nhau.
Ví dụ: nghĩ biển đòi hỏi khí hậu không mưa không nắng.
- Nhiệt độ thích hợp với từng loại hình.
Ví dụ: + Nhiệt độ nước biển từ 20
o
C đến 25
o
C được coi là thích hợp
nhất đối với du lịch biển.
+ Nhiệt độ nước biển dưới 20
o
C và trên 30
o
C là không thích
hợp.

Trang 11 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
+ Đối với du khách phương Bắc nhiệt độ có thể thấp hơn khoảng

từ 17 đến 20
o
C.
5. Thái độ người dân điểm đến
+ Thân thiện, gần gũi.
+ Hiếu khách, hòa nhã.
+ Ý thứ vai trò du lịch.
V- CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN DI TÍCH
1. Khí hậu
Khí hậu là một nhân tố có ảnh hưởng rất nhiều đến di tích, di tích có
những biểu hiện xấu như xuống cấp, hư hỏng phần lớn là do khí hậu gây nên. Ở
những nơi tình trạng khí hậu diễn biến phức tạp, mưa nắng thất thường, bão
lụt sẽ làm cho di tích xuống cấp nhanh chóng và nghiêm trọng. Vì thế di tích
có duy trì, tồn tại được lâu hay không phụ thuộc rất nhiều vào khí hậu.
2. Hoạt động của con người
Những hoạt động mang tính chất tiêu cực của con người cũng ảnh hưởng
không tốt đến di tích:
- Hoạt động tham quan du lịch: trong quá trình tham quan di tích, với số
lượng du khách quá đông cũng sẽ vô cùng bất lợi cho di tích.
- Hoạt động kém ý thức của con người: đó là những hoạt động phá hoại,
đánh cắp những hiện vật trong di tích, hay sử dụng di tích không đúng mục
đích.
3. Thời gian
Thời gian làm cho di tích trở nên có nhiều giá trị, tuy nhiên nó cũng sẽ
có những tác động xấu gây xuống cấp và làm xóa đi những dấu vết của di tích.
4. Trùng tu
Ngoài các nhân tố trên thì công tác trùng tu cũng có những tác động rất
lớn đến di tích. Nếu trùng tu không đúng, làm cho di tích không giống như hiện
trạng ban đầu, làm lệnh lạc đi những giá trị của di tích. Vì thế công tác trùng tu
là vô cùng quan trọng.

CHƯƠNG 2. HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH Ở ĐỊA ĐẠO
KỲ ANH
I- KHÁI QUÁT VỀ QUẢNG NAM

Trang 12 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Quảng Nam là một tỉnh thuộc vùng duyên hải miền Trung với diện tích
10.406,83 km2. Nằm ở vị trí trung độ của Việt Nam, trãi dài từ 14
o
57’10” đến
16
o
03’50” độ vĩ Bắc và trải rộng từ 107
o
12’50” đến 108
o
44’20” độ kinh Đông.
Quảng Nam nằm ở chính giữa trục giao thông Bắc - Nam về đường sắt, đường
bộ, đường hàng không và đường thủy. Phía bắc Quảng Nam giáp tỉnh Thừa
Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng, phía nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum,
Quảng Nam là tỉnh cuối cùng của miền Trung Việt Nam vừa có đường biên giới
(142km) giáp với nước bạn Lào ở phía tây, vừa giáp biển Đông (125km) ở phía
đông. Quảng Nam là một vùng đất tương đối rộng, phía đông hướng ra biển cả
bao la, phía tây dựa vào dãy Trường Sơn. Nói về Quảng Nam, sách Đại Nam
Nhất Thống Chí có viết: "phía đông có biển bao vòng, phía tây có núi che chở,
núi cao thì có núi Sài, núi Ấn ải sông hiểm trở, lao đảo xung quanh, đồng nội
rộng bằng, dân cư đông đúc…Cửa biển Đại Chiêm thuyền bè sum họp, chợ phố
Hội An hàng hóa nhóm đầy, thực là nơi đô hội…"

Tuy là một tỉnh duyên hải miền Trung, song Quảng Nam có sự phong
phú và đa dạng về địa hình: từ vùng núi cao hiểm trở đến vùng gò, đồi, từ vùng
đồng bằng ven biển đến vùng biển rộng lớn…
Với vị trí và địa hình như thế, giờ đây vùng đất Quảng Nam có sự
phong phú và đa dạng về tiềm năng du lịch. Vùng với hai di sản văn hóa thế
giới là Hội An và Mỹ Sơn này đang ngày càng hấp dẫn du khách và các nhà đầu
tư nước ngoài. Ngoài Hội An, Mỹ Sơn,Quảng Nam còn có trên 260 di tích lịch
sử văn hóa, cách mạng, trong đó 15 di tích xếp hạng quốc gia sẽ mãi là niềm tự
hào, là những trang sử hào hùng minh chứng cho truyền thống đấu tranh cách
mạng kiên cường của xứ Quảng trong lịch sử giữ nước và dựng nước của dân
tộc. Vùng văn hóa Quảng Nam được hình thành trong tổng thể vùng văn hóa
miền Trung. Điều đặc biệt là Quảng Nam vẫn còn lưu giữ được những công
trình văn hóa vật thể và phi vật thể có giá trị cao, được thể giới công nhận. Có
thể nói đây là một vùng đất giàu giá trị văn hóa. Đến với Quảng Nam, chúng ta
được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những công trình kiến trúc cổ đạt tới đỉnh cao
nghệ thuật, chứa đựng biết bao giá tị văn hoá nhân văn, văn hóa lịch sử được
kết tinh và thăng hoa từ sự giao lưu nhiều nền văn hóa khác nhau trên nền tảng
nền văn hóa mang đậm bản sắc Việt Nam.
Quảng Nam từng nổi tiếng là vùng đất đầy nắng gió, quanh năm thời
tiết khắc nghiệt. Quảng Nam cũng từng được biết đến là vùng đất học, vùng đất
khoa bảng, nơi sinh ra những người học rộng tài cao. Nhưng gìơ đây, Quảng
Nam được nhắc đến nhiều nhất là vùng đất đầy tiềm năng du lịch.
II. KHÁI QUÁT VỀ ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
1. Vị trí địa lý

Trang 13 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Địa đạo Kỳ Anh thuộc xã Tam Thăng (Kỳ Anh xưa) - thành phố Tam Kỳ

- tỉnh Quảng Nam. Cách thành phố Đà Nẵng 60km về phía Nam, cách thành
phố Tam Kỳ khoảng 7km về phía Đông Bắc. Đây là một vùng cát của thành
phố Tam Kỳ, phía Bắc giáp xã Bình Nam, Bình An (huyện Thăng Bình), phía
Đông giáp xã Tam Thanh (Tam Kỳ), phía Tây giáp xã Tam An (huyện Phú
Ninh) và phường Tân Thạnh (Tam Kỳ), phía nam giáp xã Tam Phú (Tam Kỳ).
2. Lịch sử hình thành địa đạo Kỳ Anh
Xã Kỳ Anh ngày ấy, tức xã Tam Thăng bây giờ, gồm 11 thôn. Đây là địa
bàn trọng yếu của huyện Bắc Tam Kỳ, bởi vì vùng quê ven biển này là trạm
trung chuyển trong việc tiếp tế lương thực, thực phẩm, thuốc men cho cách
mạng. Hàng hoá từ Bình Dương, Bình Hải, Bình Đào (Thăng Bình), muốn
chuyển vào cánh Nam như Tam Anh, Tam Hoà, Tam Xuân hay chuyển lên
vùng trung du phía Tây như Tam Đàn, Tam Vinh . đều phải qua đây. Chính vì
vậy, mà sau hiệp định giơnevơ 1954, Mỹ, nguỵ ráo riết thành lập chính quyền
tay sai, lê máy chém đi khắp nơi, nhằm tóm sạch “cộng sản nằm vùng”. Trước
tình hình đó, nhân dân Tam Thăng vẫn kiên cường đấu tranh, phong trào cách
mạng vẫn đuợc nhen nhóm và gây dựng lại. Năm 1964, thấy thời cơ đã đến,
đồng chí Nguyễn Bá - huyện uỷ viên huyện Bắc Tam Kỳ chỉ đạo đồng loạt khởi
nghĩa. Vào đêm 5-8-1964, nhân dân xã phối hợp với lực lượng nội ứng giải
phóng hoàn toàn Kỳ Anh, tiêu diệt các tên ác ôn đầu sỏ và thành lập chính
quyền cách mạng. Giải phóng hoàn toàn Kỳ Anh, ta khai thông con đường giao
liên, vận chuyển lương thực, thuốc men, đạn dược, nối liền hai huyện Nam và
Bắc Tam Kỳ, tỉnh lỵ Quảng Tín rơi vào thế không còn là nơi “bất khả xâm
phạm”. Bởi lẽ vùng giải phóng Kỳ Anh nằm ngay sát cạnh cơ quan đầu não của
bọn ngụy quân, ngụy quyền. Điên cuồng, tức tối, cuối năm 1964 bọn chúng tập
trung lực lượng đánh phá vùng Đông Tam Kỳ, bởi ở đây các xã đã được giải
phóng, phong trào cách mạng hoạt động mạnh, trong đó có xã Tam Thăng.
Tam Thăng lúc bấy giờ có một vị trí vô cùng quan trọng, là cửa ngõ và
căn cứ địa của các xã vùng Đông Tam Kỳ, nhiều đơn vị bộ đội như 70, 72 của
tỉnh đội, đơn vị V12, V16, V18 của huyện đội Tam Kỳ và lực lượng vũ trang
địa phương đóng quân tại đây. Tuy nhiên, địa hình nơi đây hoàn toàn bất lợi

cho hoạt động cách mạng, bởi lẽ nó là một vùng cát, bom đạn địch đánh phá
nhiều lần, trơ trọi một vành đai trắng, các thôn cách xa nhau, lại nằm gần các
khu quân sự, đồn bốt của địch như căn cứ Tuần Dưỡng (Thăng Bình) ở phía
Bắc, căn cứ An Hà ở phía Nam, còn cơ quan đầu não của tỉnh lỵ Quảng Tín
đóng ở thị xã Tam Kỳ chỉ cách Tam Thăng vài ba cây số theo đường chim bay.
Vì vậy nhân dân Tam Thăng đã đào hầm bí mật cho bộ đội và cán bộ địa
phương trú ẩn khi địch đánh phá nhưng không đủ. Điều này ảnh hưởng rất
nhiều đến việc lãnh đạo nhân dân và phương án đánh địch.

Trang 14 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Xuất phát từ tình hình thực tế và trước yêu cầu của cách mạng, để giữ
vững căn cứ địa, đồng thời tạo ra mối liên hoàn giữa vùng Đông và Tây Tam
Kỳ, giữ vững thành quả của nhân dân, thực hiện chủ trương của Đảng ta “kiên
quyết đánh bại cuộc chiến tranh của đế quốc Mỹ dù trong bất kỳ tình huống
nào” và theo lời kêu gọi của ban chấp hành trung ương Đảng, Đảng bộ và nhân
dân Tam Thăng hạ quyết tâm thực hiện đào địa đạo trên tất cả các thôn xóm.
Với quyết tâm cao của Đảng bộ, chiến sĩ và nhân dân Tam Thăng, địa
đạo Kỳ Anh được thực hiện từ tháng 5 năm 1965 và đến cuối năm 1967 thì
tương đối hoàn thành.
3. Khả năng khai thác du lịch
Địa đạo Kỳ Anh có một vị trí vô cùng thuận lợi, nằm gần quốc lộ 1A và
trung tâm thành phố Tam Kỳ, lại có những tiềm năng to lớn về du lịch. Vì thế
khả năng khai thác du lịch rất tốt và thuận lợi.
4. Xu hướng phát triển
Tam Thăng là một vùng cát, khí hậu khắc nghiệt, vì thế cuộc sống người
dân rất khổ cực, gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đó chỉ là trước kia, còn bây giờ
cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, của thành phố Tam Kỳ, xã Tam Thăng ngày

càng thay da đổi thịt, cuộc sống người dân có phần khấm khá hơn. Địa đạo Kỳ
Anh, sau một thời gian dài bị lãng quên giờ đây cũng đang được đánh thức bởi
các dự án đầu tư phát triển, nâng cấp, tôn tạo. Vì thế, cùng với sự phát triển của
xã nhà, địa đạo Kỳ Anh cũng trong xu hướng đi lên, từng bước khắc phục
những thực trạng khó khăn trước mắt, trong tương lai sẽ trở thành một điểm
tham quan du lịch vô cùng hấp dẫn.
III. TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG CỦA ĐỊA ĐẠO KỲ ANH
1. Tiềm năng
- Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975), nhân dân ta
đã chịu nhiều hy sinh gian khổ để đánh bại một kẻ thù xâm lựợc có sức mạnh
về quân sự và tiềm năng về kinh tế lớn hơn ta gấp nhiều lần, giành lại độc lập tự
do và thống nhất đất nước. Nhân dân ta, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ
kính yêu đã làm nên bao kỳ tích anh hùng trong cuộc chiến tranh cứu nước vĩ
đại đó. Địa đạo Kỳ Anh mà ngày nay trở thành biểu tượng sáng ngời của chủ
nghĩa anh hùng cách mạng là một bằng chứng sống của sự đóng góp xương
máu vào sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của nhân dân xã Kỳ Anh (Tam Thăng
ngày nay). Địa đạo Kỳ Anh là một di tích lịch sử, nhìn vào đó chúng ta có thể
thấy được một quá khứ hào hùng, một truyền thống kiên cường bất khuất, quyết
tâm đánh giặc, bảo vệ quê hương của nhân dân xã nhà, một mãnh đất nhỏ bé mà
vô cùng anh dũng, kiên trung. Địa đạo Kỳ Anh và những người dân vùng cát đã

Trang 15 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
góp phần làm nên những chiến thắng trong lịch sử dân tộc. Chỉ riêng thôn
Thạch Tân xã Kỳ Anh có hơn 90% dân tham gia cách mạng.
Với những ưu thế như vậy, địa đạo Kỳ Anh có thể khai thác loại hình du
lịch nghiên cứu văn hoá, lịch sử.
- Qua địa đạo Kỳ Anh chúng ta còn thấy được sự thông minh và sáng

suốt, cần cù, chịu thương, chịu khó của người dân. Đây là một vùng đất cát, nơi
đâu cũng toàn là cát, khí hậu khắc nghiệt, khô khan, thừa nắng, gió, mùa nắng
thì thiêu cháy tất cả, mùa mưa thì lũ lụt, ngập úng khắp nơi. Khó khăn là vậy,
cộng với sự nghèo khổ, thiếu thốn, khiến cuộc sống người dân vô cùng khốn
đốn. Tuy nhiên với tấm lòng yêu nước, yêu quê hương, họ đã vượt qua mọi
hoàn cảnh, đào địa đạo ngay dưới lòng đất, làm nơi cất giấu lương thực, vũ khí,
nơi ẩn náu của bộ đội để đấu tranh với kẻ thù, giành lại độc lập, tự do cho quê
hương.
- Địa đạo Kỳ Anh với chiều dài gần 20km, được đào phần lớn ở các thôn
của xã, nhưng to lớn và bề thế hơn cả là địa đạo ở hai thôn Thạch Tân và Vĩnh
Bình. Địa đạo được đào với hình dạng ô bàn cờ, theo thế liên hoàn, quanh co
uốn khúc, nhiều ngõ ngách, nhà này nối với nhà kia, xóm này nối với xóm kia.
Đất trong lòng địa đạo là đất cóc, có màu đen sẫm, cách mặt đất từ 1-1,5m, lòng
địa đạo có chiều dài từ 1,2-1,5m, chiều ngang từ 0,8-1m. Trong hầm địa đạo có
hầm cứu thương, kho chứa lương thực, hầm dùng để hội họp, tác chiến. Mỗi
đoạn địa đạo cứ 10m thì có một lỗ thông hơi, có những đoạn xuyên qua giếng
nước hay xuyên qua sông Đầm, nhà dân.
Ở địa đạo thôn Vĩnh Bình có một địa điểm cực kỳ quan trọng cho đến
nay vẫn còn, đó chính là cái giếng nứoc ông Hồ Kỳ "cái giếng vuông". Điều đặc
biệt ở đây, bốn mặt thành giếng nước xây chính là bốn ngách địa đạo tỏa ra các
ngã. Nếu có dịp về lại cái giếng nước này sẽ được nghe kể chuyện ông Hồ Kỳ -
giờ ông đã thành người thiên cổ. Bằng những ám hiệu riêng qua cách thả gàu
múc nước, ông thông báo tình hình địch càn vào, ra cho anh em du kích biết để
tùy cơ hành động. Ngoài ra còn nghe kể chuyện về ông lão mù lòa Nguyễn Qua,
nhiều lần giúp anh em du kích thoát khỏi hiểm nguy.

Trang 16 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.

Giếng nước ông Hồ KỲ
Tuy không sáng mắt nhưng ông lão sáng lòng, ông tỷ mẫn đan sọt tre,
đóng máng gỗ đổ đất trồng rau để che đệy các ngách hầm địa đạo. Ông ngụy
trang khéo đến nỗi, khi bọn giặc đuổi tới, tìm kiếm khắp nơi trong ngoài vẫn
không thể ngờ rằng bên dưới những sọt tre, máng gỗ kia là ngách hầm địa đạo,
bọn chúng sục sạo chán chê rồi hậm hực chửi thề: “mẹ kiếp! Cộng sản có phép
xuất quỹ nhập thần, thoát ẩn, thoát hiện…thôi biến, kẻo không lại xơi kẹo đồng
toi mạng!". Giờ đây ông lão cũng đã quy tiên nhưng tài trí của ông thì mọi
người vẫn còn nhắc mãi, nghe như huyền thoại….
Ngoài miệng hầm thông qua giếng nước còn có hầm ẩn mật được xây
dựng trong nhà dân. Hiện nay, tại nhà ông Phạm Sỹ Thuyết còn một miệng hầm
ẩn mật khá nguyên vẹn, được nhân dân địa phương giữ gìn cẩn thận. Miệng
hầm có chiều dài 0,7m, chiều rộng 0,5m, đào sâu dưới lòng đất khoảng 2m và
càng xuống dưới miệng hầm càng rộng ra cho một người lên xuống dễ dàng.
Dưới miệng hầm có nhiều ngách đi vào địa đạo.
- Bên trên địa đạo làng Thạch Tân là một ngôi đình cổ, ngôi đình khá
rộng, nền vuông, mỗi bề 12m. Trãi qua bao cuộc bể dâu, cho đến nay ngôi đình
còn khá nguyên vẹn. Theo cụ Nguyễn Ngọc Anh cho biết, ngôi đình được xây
dựng từ thế kỷ XVI, cùng thời với đình Chiên Đàn, nổi tiếng về những nét văn
hoa tinh xảo, điệu nghệ, chạm trổ trên các cột kèo. Ngôi đình tọa lạc trên khu
đất phẳng, cách cánh đồng và quốc lộ 1A khoảng 800km theo đường chim bay.
Lợi dụng ngôi đình cổ bên cánh đồng mông quạnh, có nền đất trộn vôi và mật
mía lèn chặt như đổ bê tông, du kích Kỳ Anh đào ngay bên dưới hai căn hầm bí
mật, một để sơ cứu, nuôi dưỡng thương bệnh binh trước khi chuyển lên tuyến
trên, một là để chứa lương thực, thuốc men, đạn dược…tất nhiên hai căn hầm bí
mật có diện tích gần 140m
2
đều ăn thông với các ngách hầm địa đạo, bên trên
nhan nhản đồn bốt của địch, vậy mà chúng không hề hay biết những hoạt động
của ta ở trong lòng đất. Theo lời người dân kể, đây là nơi cứu hàng trăm thương

bệnh binh thoát khỏi bàn tay tử thần và cũng là nơi tiếp cận, vận chuyển hàng
ngàn tấn lương thực, thực phẩm, thuốc men, đạn dược…từ vùng duyên hải
Thăng Bình đi các nơi.

Trang 17 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Đình làng Thạch Tân
Sau tết Mậu Thân 1968, Mỹ ngụy mở cuộc càn quét vào Thạch Tân với
quy mô lớn, trên trời có máy bay quần đảo ném bom, dưới đất có xe tăng thiết
giáp bò lổm ngổm, lần này chúng quyết định phá ngôi đình cổ. Bọn chỉ huy hét
lính đem xích sắt xích vào tám cây cột và giật nổ, ngôi đình vẫn khồng đổ. Điên
tiết, bọn chỉ huy lại hét lính dùng mìn dây quấn vào các cột và giật nổ nhưng
ngôi đình vẫn đứng yên. Đinh ninh là ngôi đình thiêng, bọn chúng hoảng sợ và
đành bỏ cuộc. Giờ đây ngôi đình vẫn còn đó, được nhân dân thờ phụng, xem
như một cái gì đó thật thiêng liêng và linh thiêng, tôn kính. Ngày nay, những
vết hằn sâu do loại mìn dây phát nổ còn để lại trên từng thân cột mít đã lên màu
thời gian. Thật không ngờ "con cua sắt" khổng lồ đã từng mệnh danh là vua
chiến trường cũng phải bất lực trước ngôi đình cổ. Cho đến bây giờ, nhiều
nguời dân trong làng vẫn còn buâng khuâng, không giải thích nổi vì sao như
thế.
- Địa đạo Kỳ Anh có một vị trí vô cùng thuận lợi: nằm cách thành phố Đà
Nẵng 60km về phía nam, cách trung tâm thành phố Tam Kỳ 7 km về phía đông
bắc. Địa đạo Kỳ Anh nằm ngay cạnh quốc lộ 1A, gần trung tâm thành phố Tam
Kỳ, nằm gần các điểm du lịch lớn của cả nước như: Mỹ Sơn, Hội An… nằm
trong quần thể các điểm du lịch trên địa bàn thành phố Tam Kỳ và lân cận như:
Hồ Phú Ninh, mỏ vàng Bồng Miêu, biển Tam Thanh, tháp Chiên Đàn, Khương
Mỹ…


Trang 18 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
- Giao thông nơi đây tương đối thuận lợi, đường vào làng đã được xây
dựng bê tông hóa.
- Địa đạo Kỳ Anh là một di tích lịch sử cấp quốc gia, là một vùng đất đầy
truyền thống cách mạng, vì thế được nhiều người biết đến.
- Địa đạo Kỳ Anh nằm chung trong một quần thể di tích lịch sử trên
tuyến vùng đông, kéo dài từ chùa Cô Lan - Quảng Phú đến bãi sậy Sông Đầm,
đến địa đạo Kỳ Anh, đến đình Thạch Tân, mở ra cho chúng ta cảnh quan du lịch
vô cùng hấp dẫn dọc theo con sông Đầm.
- Địa đạo Kỳ Anh ra đời trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ, cùng với
địa đạo Củ Chi, địa đạo Vịnh Mốc. Đây là một trong ba địa đạo lớn và nổi tiếng
thời bấy giờ. Địa đạo Kỳ Anh thì không thể sánh bằng hai địa đạo Củ Chi và
Vịnh Mốc. Tuy nhiên thời bấy giờ địa đạo Kỳ Anh không những nổi tiếng ở
Quảng Nam mà còn nổi tiếng khắp cả miền Trung. Vì vậy, ngày nay địa đạo Kỳ
Anh cũng rất được sự quan tâm, chú ý của các ngành, các cấp từ Trung ương
đến địa phương.
- Ngày nay, loại hình du lịch tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử đang rất thu
hút du khách, trong thời hòa bình, độc lập, với cuộc sống ấm no, nhiều người lại
tưởng nhớ đến lịch sử, đến quá khứ. Họ có nhu cầu tìm hiểu về lịch sử đất
nước, quê hương. Địa đạo Kỳ Anh, với loại hình du lịch này, trong tương lai sẽ
có cơ hội phát triển mạnh.
- Địa đạo Kỳ Anh cách trung tâm thành phố không xa, đây chính là trung
tâm của tỉnh lỵ Quảng Nam, với sự đầy đủ về cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ
tầng, cấp dịch vụ để phát triển du lịch như vui chơi, giải trí, nhà hàng, khách
sạn… có thể đáp ứng tốt nhu cầu cho du khách. Với điều kiện thuận lợi như vậy
thì du lịch địa đạo Kỳ Anh không có gì là khó khăn.
- Địa đạo Kỳ Anh được xếp vào danh sách những di tích lịch sử cần được

bảo tồn, giữ gìn sau địa đạo Vịnh Mốc và Củ Chi. Vì thế rất được các cấp, các
ngành trong tỉnh, địa phương quan tâm hỗ trợ, đã có nhiều dự án đầu tư quy
hoạch, tôn tạo, nâng cấp địa đạo Kỳ Anh. Và trong tương lai không xa nơi đây
sẽ được đầu tư xây dựng đúng như yêu cầu đã đề ra. Hiện nay đình làng Thạch
Tân đã được trùng tu phần nào và xây dựng nhà trưng bày ngay cạnh địa đạo
Kỳ Anh.
- Hiện vật của địa đạo Kỳ Anh còn lại hai cái cuốc dùng để đào địa đạo,
50 caí mái bằng xi măng dùng để đựng lúa gạo, một chiếc đèn dùng để thắp
sáng, 1 thuyền rổ dùng để di chuyển trên sông nước, 1 tấm ván lót địa đạo và 1
nồi đồng dùng để nấu cơm. Các hiện vật này ngày nay vẫn còn nguyên vẹn và
đã được làm lý lịch hồ sơ, cất giữ cẩn thận trong bảo tàng thành phố Tam Kỳ.

Trang 19 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Ngoài ra còn một số hiện vật vừa mới được tìm thấy như: 1 bộ đồ Tây đã
cũ, nhật ký, bút, tài liệu, sách báo khác của một đồng chí bộ đội địa phương đã
hy sinh. Tất cả các hiện vật này đựng trong một thùng đại liên của Mỹ đựng
trong địa đạo. Số hiện vật này đang được cán bộ bảo tàng thành phố Tam Kỳ
làm lý lịch hồ sơ. Tất cả các hiện vật trên trong thời gian này mang một ý nghĩa
lịch sử rất lớn, dự kiến sẽ đưa vào nhà trưng bày, phục vụ cho hoạt động du lịch
tìm hiểu, nghiên cứu lịch sử.
- Địa đạo Kỳ Anh nằm ở một vùng quê cát trắng xã Tam Thăng. Nơi đây
khí hậu có phần khắc nghiệt, nhưng đổi lại người dân địa phương vô cùng thân
thiện, hòa nhã và hiếu khách họ luôn trãi lòng mình với những ai đến đây và
muốn tìm hiểu làng quê của họ. Trong thời buổi hiện nay, cuộc sống người dân
cũng được cải thiện hơn trước, kinh tế - xã hội cũng đang trên đà phát triển. Họ
đã tiếp thu được phần nào lối sống hiện đại, vì thế cũng có những tư duy mới
hơn, không cũ kỹ, lạc hậu như trước, trình độ văn hóa cũng ngày càng được

nâng cao.
- Cùng với địa đạo Kỳ Anh, bãi sậy sông Đầm còn là một di tích lịch sử
của vùng cát Tam Thăng. Nơi đây hiện nay đang được thách thức bởi các dự án
phát triển kinh tế. Bãi sậy sông Đầm có nhiều tiềm năng về du lịch sinh thái,
một bãi sậy chạy dọc sông Bàn Thạch hơn 2km với 100 ha mặt nước, không
gian thơ mộng, có sức quyến rủ riêng, đầm phá nước lặng như tờ, hoa sen đua
nở bốn mùa, những cây sậy lô nhô, phấp phới trong gió, sông Đầm lắm cá nhiều
tôm, những cánh cò chấp chới trên rặng bần lúc hoàng hôn đã hút hồn những ai
muốn thưỡng lãm du lịch dã ngoại. Theo ủy ban nhân dân xã Tam Thăng thì
mới đây, doanh nghiệp tư nhân Hồng Đức đã đặt vấn đề thuê đất nuôi cá sấu để
phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái trong tương lai. Thành phố quy hoạch vĩ
mô, địa phương tìm cách vận động, mời gọi doanh nghiệp đến đầu tư. Hiện nay,
trang trại trồng trọt và và nuôi thả cá rông 30 ha của nhiều hộ dân đem lại kết
quả kinh tế cao cũng nằm trong vùng quy hoạch du lịch của xã trong thời gian
tới.
Như vậy với những gì mà sông Đầm trên địa bàn xã Tam Thăng có được
là một lợi thế vô cùng quan trọng đối với khu di tích địa đạo Kỳ Anh.

Trang 20 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.

Sông Đầm
- Cùng với địa đạo Kỳ Anh, làng nghề chiếu cói Thạch Tân cũng đang
hồi sinh trở lại, không chỉ sản xuất các loại chiếu có mẫu mã, hình dáng đẹp, tạo
thương hiệu chiếu Thạch Tân. Những người thợ khéo léo, giỏi giang còn đan
được các sản phẩm, đồ dùng trang trí từ cây lát, có thể làm quà lưu niện. Làng
có 200 hộ dân, thì có ít nhất 50 hộ quanh năm suốt tháng theo nghề chiếu cói.
Trong thời gian vừa qua, tỉnh đã có những chính sách, chủ trương đưa

những người thợ trong làng đến các nơi khác có nghề truyền thống phát triển
như Thanh Hóa, Hội An để học hỏi thêm kinh nghiệm và về truyền lại cho mọi
người.
2. Hiện trạng của địa đạo Kỳ Anh
- Địa đạo Kỳ Anh trước kia được đào ở phần lớn các thôn trong xã,
nhưng giờ đây chỉ còn dấu vết ở hai thôn đó là Thạch Tân và Vĩnh Bình. Ngày
nay địa đạo nằm ẩn sâu dưới lòng đất, mức độ hư hỏng không thể nào đánh giá
chính xác, nhưng theo người dân địa phương thì còn khoảng 50% tương đối
nguyên vẹn Do điều kiện khí hậu, đất đai và do địa đạo bị bỏ hoang lâu ngày
không sử dụng, không có người ở nên phần lớn các miệng hầm đều bị sụt lỡ,
địa đạo ẩm thấp, tối tăm, rể cây ăn ra chằng chịt. Nỗi lo sợ của người dân địa
đạo Kỳ Anh bây giờ không phải cái nghèo, cái đói, những thiên tai lũ lụt khắc
nghiệt của vùng đất cằn cõi mà bởi những gì trong quá khứ đang ngày bị xóa
sổ. Cát trắng, cộng với thiên tai bão lụt, những cửa thông hơi, những cửa vào
của địa đạo đang bị cát trắng vùi lấp. Những con đường địa đạo đã dần bị vùi
trong cát.
- Trùng tu địa đạo lần thứ nhất:

Trang 21 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
Năm 1997 địa đạo Kỳ Anh được công nhận là di tích lịch sử cấp quốc
gia. Đặc biệt từ ngày chia tách tỉnh, mối quan tâm của các cấp đối với địa
phương ngày càng thể hiện rõ khi sở văn hóa thông tin tỉnh Quảng Nam quyết
định cấp 50 triệu đồng để trùng tu, khôi phục một trong ba địa đạo nổi tiếng của
nước ta vào năm 1998. Thế nhưng cuộc trùng tu lần thứ nhất đã không như
trông đợi của rất nhiều người quan tâm đến lịch sử Quảng Nam nói chung và
địa đạo Kỳ Anh nói riêng. Những miệng hầm ngày xưa được tu sửa bằng bê
tông nhưng vẫn tối om, rêu bám đen, phủ đầy cây dại và cỏ rác, lẩn khuất trong

hàng rào dọc hai bên đường đi, cũ nát. Ngôi đình cổ Thạch Tân thoạt nhìn bên
ngoài khá bề thế trên mảnh đất đẹp nhưng thật đau lòng: di ảnh của những
người có công trong kháng chiến treo xộc xệch trên tường. Chưa đầy hai năm
sau khi trùng tu thì địa đạo bị sụp hoàn toàn, không vết tích và trở thành bãi
chứa rác của những người dân xung quanh. "Thi công quá đơn giản và sơ sài"
một cụ lão thành trong làng cho biết như thế.

Miệng hầm địa đạo bị lấp bởi rác thải
- Trùng tu địa đạo lần thứ hai:
Đầu năm 2006, thấy tình trạng xuống cấp của địa đạo Kỳ Anh sau lần
trùng tu thứ nhất, các ngành chức năng lại lập kế hoạch đầu tư kinh phí trùng tu
lần hai, nhưng mãi đến tháng 6 mới khởi công và kéo dài đến hiện nay vẫn chưa
hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình trùng tu lần này lại xảy ra nhiều sai sót
và có nhiều nguy cơ không đúng nguyên trạng ban đầu của di tích. Vì trùng tu
một di tích lịch sử là cố gắng phục dựng nhưng không được làm mới di tích.
Điều này đã thể hiện rõ trong luật di sản - văn hoá: việc tu bổ di tích lịch sử,

Trang 22 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
văn hóa, danh lam thắng cảnh phải đảm bảo nguyên trạng và tăng cường sự bền
vững của di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh. Nhưng cách trùng tu
của địa đạo Kỳ Anh do trung tâm văn hóa thành phố Tam Kỳ làm chủ đầu tư,
công ty cổ phần đầu tư và xây lắp khu công nghiệp Tam Hiệp thi công là cách
làm mới với sự biến dạng địa đạo Kỳ Anh đến độ không tưởng tượng nổi: xới
tung lên rồi đổ bê tông cốt thép địa đạo… và cách làm này khiến người dân xã
Tam Thăng boăn khoăn: ngành văn hóa đang tiến hành trùng tu hay phá hoại
địa đạo Kỳ Anh - di tích lịch sử được xếp thứ 3 trong cả nước.
- Sau ngày tái lập tỉnh, nhiều cán bộ cách mạng và chính quyền địa

phương kiến nghị thành phố Tam Kỳ có biện pháp bảo vệ, trùng tu di tích lịch
sử này. Nhưng từ đó đến nay ngoài việc đổ bê tông bảo vệ một số miệng hầm
khỏi bị xói lở, địa đạo Kỳ Anh bị bỏ quên…Theo ông Chu Quang Ngân, giám
đốc trung tâm văn hóa thành phố Tam Kỳ, ủy ban nhân dân thành phố đã giao
tiến hành thành lập hồ sơ quy hoạch làng chiến đấu Kỳ Anh và một số hạng
mục như đình Thạch Tân, nhà liệt sỹ Phạm Sỹ Thuyết, cùng 300m địa đạo…
với kinh phí đầu tư trên 30 tỷ đồng. Nhưng do thiếu kinh phí nên dự án vẫn
chưa triển khai.
Bê tông cốt thép địa đạo
- Đến nay do không được quan tâm đầu tư, Địa Đạo Kỳ Anh không
những xuống cấp nghiêm trọng mà nhiều đoạn đã bị xóa dấu vết. Trao đổi với
chính quyền địa phương xã Tam Thăng, một vị lãnh đạo này nói: "Địa Đạo Kỳ
Anh là di tích lịch sử cấp quốc gia nên không thuộc trách nhiệm quản lý trùng
tu, bảo vệ của xã"

Trang 23 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch
địa đạo Kỳ Anh.
- Địa Đạo Kỳ Anh được xếp vào danh sách những di tích cần được giữ
gìn bảo tồn sau địa đạo Củ Chi (TP HCM) và địa đạo Vịnh Mốc (Quảng Trị).
Nhưng đến nay, nếu không có sự hướng dẫn của nhân dân địa phương thì không
dễ gì tìm thấy được.
Từ miệng giếng nước có 4 ngách Địa Đạo ở nhà ông Hồ Kỳ, khu vườn
của liệt sĩ Phạm Sĩ Thuyết ở thôn Vĩnh Bình, đến đình Thạch Tân, những đoạn
địa đạo, hầm cứu thương…đã bị hủy hoại. Ngôi nhà và khu vườn của liệt sĩ
Phạm Sỹ Thuyết được thị xã Tam Kỳ trước đây mua lại với giá 45 triệu đồng,
dự án xây dựng nhà truyền thống hoặc nhà lưu niệm nhưng đến nay vẫn để
hoang.
- Tỉnh và thành phố đã có nhiều dự án trùng tu, nâng cấp và phát triển du

lịch ở địa đạo Kỳ Anh nhưng cho đến nay vẫn chưa thực hiện được, tất cả chỉ
còn là trên lý thuyết, trên giấy tờ.
- Đường hầm khu di tích địa đạo Kỳ Anh chưa có điện chiếu sáng, vì thế
lối đi vào hầm tối tăm, ẩm thấp, gây cảm giác không an toàn cho du khách
muốn vào để tìm hiểu, tham quan.
- Qua khảo sát tại hiện trường, khu địa đạo Kỳ Anh đã xuống cấp nghiêm
trọng, các địa đạo, hầm bí mật, giếng đào, nhà nuôi dưỡng cán bộ cách mạng…
đã hư hỏng không sử dụng được cho nhân dân đến tham quan.
- Tại Thạch Tân, nơi xảy ra nhiều trận đánh ác liệt của quân và dân ta với
địch, nay chỉ còn lại di tích đình làng Thạch Tân và nơi cảnh giới địch là cây
sồi.
- Tại thôn Vĩnh Bình nay chỉ còn lại nhà bác Thuyết, giếng ông Kỳ, các
địa đạo đã bị cát bồi lấp không sử dụng được, một số đường đi, cửa địa đạo đã
bị nhân dân xây dựng nhà.
- Khu vực địa đạo Kỳ Anh chưa có quy hoạch chung để bảo tồn và phát
triển, các công trình, hệ thống giao thông địa đạo được tôn tạo, nâng cấp theo
cục bộ.
- Hiện trạng quản lý, khai thác gần như chưa đặt ra đúng mức so với tầm
vóc của làng chiến đấu địa đạo Kỳ Anh.
Như vậy, cùng với địa đạo Gò Dân, xã Tam Dân (Phú Ninh) và địa đạo
Phú An - Xuân Tây, xã Đại Thắng (Đại Lộc), địa đạo Kỳ Anh có nguy cơ
xuống cấp trầm trọng và xóa dấu vết nếu không trùng tu, bảo vệ di tích kịp thời.
3. Đặc trưng của địa đạo Kỳ Anh
- Địa đạo Kỳ Anh với chiều dài gần 20km, hình dạng theo ô bàn cờ,
nhiều ngõ ngách, quanh co uốn khúc trong làng, được đào men theo các bờ tre.
Địa đạo Kỳ Anh được đào dưới lòng đất cóc sâu từ 1 đến 1,5m.

Trang 24 SVTH: Lê Thị
Luyễn.
Đề tài thực tập Đánh giá tiềm năng và xây dựng giải pháp phát triển du lịch

địa đạo Kỳ Anh.
- Địa đạo Kỳ Anh nằm trong quần thể các di tích, di sản trên địa bàn tỉnh
Quảng Nam như thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An, địa đạo Gò Dân, địa đạo
Phú An - Xuân Tây.
- Địa đạo Kỳ Anh không giống với các địa đạo khác, đặc biệt là địa đạo
Gò Dân và Phú An - Xuân Tây. Bởi vì, cùng nằm trên địa bàn tỉnh Quảng Nam,
nhưng địa đạo Kỳ Anh lại khác với hai đại đạo trên: địa đạo Kỳ Anh được đào
trên một vùng cát, địa hình khó khăn cho việc tiến hành đào địa đạo. Tuy nhiên,
địa đạo cũng được hoàn thành dưới lòng cát trắng mênh mông.
CHƯƠNG 3. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH ĐỊA ĐẠO
KỲ ANH
I- CƠ SƠ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP
1. Định hướng phát triển du lịch của tỉnh đến năm 2020
1.1. Quan điểm
- Đẩy mạnh phát triển dịch vụ song song với phát triển công nghiệp
những năm trước mắt và tích cực tạo tiền đề thúc đẩy khối dịch vụ lên hàng đầu
sau năm 2015 nhằm chuyển kinh tế của tỉnh sau năm 2015 theo hướng dịch vụ -
công nghiệp - nông nghiệp. Về lâu dài ưu tiên phát triển du lịch thành ngành
kinh tế mũi nhọn, có vai trò thúc đẩy các ngành khác phát triển, chiếm vị trí
hàng đầu của lĩnh vực dịch vụ.
- Phát triển du lịch là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và của toàn xã
hội, vì lợi ích của nhân dân và vì mục tiêu phát triển con người, gắn với việc
giảm nghèo và chuyển đổi cơ cấu của Quảng Nam.
- Phát triển du lịch trên cơ sở bảo vệ và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tối đa
tài nguyên thiên nhiên, nâng dần lợi thế so sánh, bảo vệ môi trường, đảm bảo
phát triển lâu dài và bền vững.
- Đi đôi với phát triển du lịch, phải thực hiện tốt việc bảo tồn và phát huy
văn hóa truyền thống, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, tiếp thu văn minh của
thế giới, đảm bảo quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội.
- Phát huy mọi nguồn lực trong và ngoài nước để tạo bước đột phá phát

triến du lịch, hình thành và phát triển thị trường trong nước và quốc tế, ưu tiên
phát triển các dự án lớn đầu tư các khu du lịch cao ấp và sản phẩm du lịch đa
dạng, hấp dẫn, có sức cạnh tranh cao.
1.2. Mục tiêu
- Phấn đấu xây dựng Quảng Nam trở thành một trong những trung tâm du
lịch của Việt Nam và khu vực, tạo được thương hiệu du lịch Quảng Nam có uy

Trang 25 SVTH: Lê Thị
Luyễn.

×