Tải bản đầy đủ (.doc) (176 trang)

Quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 - 1/1973)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (702.15 KB, 176 trang )

Bộ GIáO DụC và đào tạo bộ quốc phòng
viện lịch sử quân sự việt nam
Nguyễn thị chinh
QUÂN Và DÂN MIềN BắC CHốNG CHIếN TRANH
PHá HOạI LầN THứ HAI CủA Đế QUốC Mỹ
(4/1972 - 1/1973)
Chuyên ngành : Lịch sử Việt Nam
Mã số : 62 22 03 13
Luận án tiến sĩ lịch sử
Ngời hớng dẫn khoa học: - PGS, TS Nguyễn Đình Lê
- PGS, TS Trần Ngọc Long
Hà Nội 2014
1
Bộ GIáO DụC và đào tạo bộ quốc phòng
viện lịch sử quân sự việt nam
Nguyễn thị chinh
QUÂN Và DÂN MIềN BắC CHốNG CHIếN TRANH
PHá HOạI LầN THứ HAI CủA Đế QUốC Mỹ
(4/1972 - 1/1973)
Luận án tiến sĩ lịch sử
Hà Nội - 2014
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.

01
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN.

07
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU.


07
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU.

25
CHƯƠNG 2: ĐẾ QUỐC MỸ MỞ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI
MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO
ĐỘNG VIỆT
NAM 26
2.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TRƯỚC CUỘC CHIẾN
TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ.

26
2.2. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ
QUỐC MỸ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT NAM

53
CHƯƠNG 3: QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CUỘC
CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ.

64
3.1. QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH TRẢ KHÔNG QUÂN VÀ HẢI QUÂN
MỸ
3

64
3.2. ĐÁNH BẠI CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN LƯỢC CUỐI
THÁNG 12-1972 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ.

97
CHƯƠNG 4: NHẬN XÉT, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ KINH

NGHIỆM.

119
4.1. NHẬN XÉT

119
4.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ

131
4.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM

134
KẾT LUẬN.

150
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN

154
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.

155
PHỤ LỤC

172
4
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc KCCMCN, việc quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 – 1-1973) có vai trò rất

quan trọng, góp phần cùng với thắng lợi của quân và dân miền Nam làm
chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh. Dù đã nỗ lực tối đa nhưng Mỹ vẫn
không thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị, quân sự như đã
tính toán.
Chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đặc biệt là thắng lợi của trận “ Điện Biên
Phủ trên không” đã trực tiếp dẫn đến Hiệp định Paris. Đó là thắng lợi quyết
định của công cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Mảng đề tài chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai nói riêng cũng như cuộc chiến đấu của quân và
dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh này đã được đề cập ở nhiều công
trình nghiên cứu. Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranh phá
hoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiên cứu về
hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội dung về chống
chiến tranh phá hoại, về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mỹ ở từng địa phương, đơn vị, ngành trong lực lượng
vũ trang. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu về mảng đề tài này
cũng rất đa dạng. Có công trình tiếp cận dưới góc độ chuyên ngành lịch sử
Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành lịch sử Việt Nam; có công trình là
dạng những báo cáo, những công trình tổng kết chiến tranh nhân dân của
một đơn vị hay một ngành trong lực lượng vũ trang hoặc địa phương miền
Bắc trong cuộc chiến đấu này
Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng xung quanh mảng đề tài về
quân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
5
quốc Mỹ, đặc biệt là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến
lược đường không cuối năm 1972 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với giới
nghiên cứu. Trên ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn: Quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 -
1/1973), làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ lịch sử của mình. Thực

hiện thành công đề tài này không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có
ý nghĩa thực tiễn.
Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt
của Trung ương Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng; Kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt là
nghệ thuật tác chiến phòng không.
Về mặt thực tiễn: Trong tình hình hiện nay, những tranh chấp về chủ
quyền lãnh thổ (về biển đảo, về nhận dạng vùng phòng không, ) diễn biến
hết sức phức tạp, gây ra những “điểm nóng” chứa đựng nhiều nguy cơ bùng
phát tại nhiều khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Đó là những thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt. Nếu chiến
tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam, có thể địch sẽ triển khai từ nhiều
hướng: trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúc trên
phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu hoặc
trong suốt quá trình chiến tranh. Rất có khả năng đối phương sẽ đánh phủ
đầu giành quyền làm chủ chiến tranh để phá hoại tiềm lực kinh tế, quốc
phòng, đánh qụy khả năng chống trả của ta, tạo điều kiện thuận lợi cho các
lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không, Qua đó, địch sẽ
gây sức ép về chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận điều kiện chính
trị do chúng đặt ra. Trong bối cảnh hiện nay, khi các vấn đề bảo vệ chủ
quyền của Tổ quốc đang được đặt ra cấp thiết, việc chuẩn bị các phương án
tác chiến trên không, trên chiến trường sông biển được coi là vấn đề sống
còn trong công cuộc phòng vệ quốc gia.
6
Vì thế, giá trị lịch sử của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
miền Bắc luôn là thực tiễn sinh động, có tính thời sự sâu sắc. Đó cũng là cơ
sở lí luận và thực tiễn quý báu để ngày nay, chúng ta tiếp tục nghiên cứu vận
dụng, bổ sung hoàn thiện những cách đánh mới phù hợp, nhằm bảo vệ độc
lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích
Nghiên cứu, tái hiện một cách hệ thống và toàn diện cuộc chiến đấu của
quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ
(từ tháng 4-1972 - 1-1973). Qua đó làm sàng rõ bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
cũng như những đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung, nghệ
thuật tác chiến đường không, đường biển nói riêng; rút ra những kinh nghiệm
lịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu về quá trình quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
- Làm rõ bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế trước khi đế quốc Mỹ
tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai.
- Phân tích, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và chủ trương đối phó của Đảng ta.
- Phục dựng cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh
phá hoại lần hai của Mỹ.
- Trên cơ sở giải quyết những nhiệm vụ trên, luận án rút ra một số nhận
xét, ý nghĩa, kinh nghiệm từ cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống
chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mỹ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 - 1-1973) gắn với bối cảnh của cuộc
chiến đấu ở miền Nam, diễn biến ở Hội đàm Paris (phân tích những tác động
7
của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của quân và dân
miền Bắc đối với tình hình chiến sự miền Nam, đối với cuộc đàm phán Paris,
đối với vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế).
3.2. Phạm vi
- Về nội dung: Thực chất của chiến tranh phá hoại miền Bắc là chiến

tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ đối với hậu phương miền Bắc và cuộc
chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh ngăn chặn.
Chiến tranh ngăn chặn của Mỹ nhằm mục đích: đánh phá tiềm lực kinh
tế, quốc phòng, làm suy yếu miền Bắc, bao vây cô lập, cắt đứt nguồn viện
trợ từ ngoài vào và ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam; Làm
lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam, buộc miền
Bắc phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ.
Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc là cuộc chiến đấu chống
chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã quán triệt
đường lối chính trị, quân sự của Đảng; vừa sản xuất, vừa chiến đấu, vừa làm
nhiệm vụ đối với tiền tuyến, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân, đánh trả
cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ mà đỉnh cao là chiến
dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến lược quy mô
lớn chủ yếu bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối tháng 12-1972.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973,
tức là từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc lần thứ hai đến khi Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn, không
điều kiện mọi hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc. Để thấy rõ được tính
lôgic của vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng có mở rộng phạm
vi nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian trên.
- Về không gian: toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải miền Bắc Việt Nam,
trong đó, tập trung chủ yếu ở các địa phương “trọng điểm đánh phá” của
đế quốc Mỹ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ
An, Thanh Hóa,
8
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu
- Các văn kiện của BCT, BCHTWĐ, QUTW, nghị quyết của đảng bộ
các địa phương miền Bắc có liên quan.
- Công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo

Đảng, Nhà nước và Quân đội.
- Tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ Đảng, Nhà nước, Quân đội.
- Một số công trình tổng kết, lịch sử của các cơ quan nghiên cứu Trung
ương, của các địa phương, đơn vị.
- Một số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luận
văn, luận án có liên quan đến đề tài.
- Hồi kí của các nhà lãnh đạo, chỉ huy tác chiến thời kì này.
- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các học
giả nước ngoài. Hồi kí của các tướng lĩnh, phi công Mỹ từng tham chiến ở
Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp phương pháp lôgic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp khác
như: phân tích, thống kê, so sánh, để giải quyết các vần đề liên quan đến nội
dung của luận án.
5. Đóng góp của luận án
- Hình thành tập hợp tư liệu về cuộc chiến ngăn chặn và chống ngăn
chặn từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973.
- Phục dựng được một cách khách quan và chân thực cuộc chiến đấu của
quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
- Đưa ra một số đánh giá về tác động của cuộc chiến đấu cũng như chiến
thắng của quân và dân miền Bắc đến cục diện chiến tranh, đến kết quả Hội
nghị Paris.
9
- Một số kinh nghiệm được luận án đúc kết có ý nghĩa thiết thực, có thể
vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào công tác giáo dục truyền
thống và phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử KCCMCN.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án

gồm 4 chương.
Chương 1: Tổng quan.
Chương 2: Đế quốc Mỹ mở cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ
hai và chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam.
Chương 3: Quân và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
Chương 4: Nhận xét, ý nghĩa lịch sử và một số kinh nghiệm
10
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Như đã nêu ở trong Lí do chọn đề tài, nghiên cứu vấn đề quân và dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ luôn được
giới khoa học, nhất là sử học, đặc biệt quan tâm. Vấn đề này được các nhà
khoa học nghiên cứu dưới nhiều góc độ và đạt kết quả ở nhiều mức độ khác
nhau. Liên quan đến đề tài có thể chia ra thành hai nhóm:
- Nhóm thứ nhất là những công trình nghiên cứu trong nước. Ở nhóm
công trình này có thể phân thành ba mảng: 1) Những nghiên cứu về chiến
tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ; 2)
Những nghiên cứu về lịch sử KCCMCN, trong đó có đề cập đến cuộc chiến
đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai; 3) Những nghiên cứu trực tiếp về
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ và cuộc chiến đấu
của quân và dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh phá hoại đó.
- Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu ở nước ngoài về chiến
tranh Việt Nam, trong đó có phần liên quan đến đề tài luận án.
Các công trình nghiên cứu trên được thể hiện dưới nhiều hình thức: công
trình tổng kết, nghiên cứu chuyên khảo, bài viết đăng trên các tạp chí khoa
học chuyên ngành, kỷ yếu các hội thảo khoa học, các khóa luận tốt nghiệp,
luận văn cao học và luận án tiến sĩ.
1.1.1. Nhóm các công trình xuất bản trong nước

1.1.1.1. Những nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ
Trước hết phải kể đến một số tác phẩm viết về cuộc KCCMCN và chiến
tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền Bắc như: Lê Duẩn: Về chiến
tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1993); Võ
Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến tranh giữ nước, tập 2 (Nxb
11
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975), Chiến tranh giải phóng dân tộc và chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1979), Nắm vững
đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972); Văn Tiến Dũng: Về cuộc Kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996) đây là mảng
công trình viết về chiến tranh nhân dân nói chung. Trong các tác phẩm này,
tính khái quát thực tiễn và tổng kết lý luận về chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại đã được thể hiện, trong đó có đề cập đến cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống
lại cuộc chiến tranh phá hoại đó. Trong các công trình kể trên chủ yếu đề cập
những nhận thức chung về chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại.
Trong hai bộ sách tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp và tổng kết
về cuộc KCCMCN của Ban Tổng kết chiến tranh trực thuộc BCT: Chiến
tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975, thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2000); Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước -
thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995) đề cập có phần
sâu hơn đến nội dung quân dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc của đế quốc Mỹ.
Các công trình này đã nêu khái quát về cuộc chiến đấu của quân và dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Những nhận định,
đánh giá về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại trong những
công trình này là tài liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu về vấn đề đề tài

luận án đề cập.
1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần
thứ hai
Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này tương đối nhiều, vì hậu
phương miền Bắc là một phần không thể tách rời của cuộc KCCMCN. Những
12
nghiên cứu này bao gồm các công trình lịch sử Đảng, lịch sử của lực lượng vũ
trang, lịch sử kháng chiến của các địa phương
Năm 2013, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Nxb Chính trị
quốc gia cho tái bản bộ sách: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), gồm 9 tập, trong đó tập VII mang tiêu đề Thắng lợi quyết định
năm 1972. Trong cuộc KCCMCN của dân tộc, năm 1972 có vị trí đặc biệt
quan trọng, tạo ra bước ngoặt lớn của kháng chiến với những thắng lợi có tính
chất quyết định trên cả hai miền Nam - Bắc, cả đấu tranh quân sự, chính trị và
ngoại giao. Nội dung tập sách này tập trung nghiên cứu cuộc tiến công chiến
lược năm 1972 (trong đó có các vấn đề như bối cảnh tình hình năm 1971-
1972, quyết tâm chiến lược của Đảng, diễn biến của cuộc tiến công, ); miền
Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc, chiến trường
Đông Dương Là công trình viết riêng về cuộc KCCMCN trong năm 1972
nên cuộc đấu tranh của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần
thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc có được đề cập đến.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 - 1975), tập II của Viện Nghiên
cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1995), có một phần đề cập đến đề tài của luận án. Đó là phản ánh một
cách khái quát quá trình lãnh đạo và chỉ đạo của Đảng đối với cuộc đấu tranh
của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mỹ. Do cách tiếp cận vấn đề của công trình dưới góc độ chuyên ngành lịch sử
Đảng, nên nội dung này được nghiên cứu dưới hình thức chủ trương của Đảng
Lao động Việt Nam và quá trình tổ chức, chỉ đạo quân và dân miền Bắc

chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
Trong các bộ sách viết về cuộc KCCMCN trên một số địa bàn trọng
điểm của chiến tranh phá hoại miền Bắc như Thủ đô Hà Nội - Lịch sử kháng
chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân Hà Nội,
1991); Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955 - 1975), tập II (Ban Chấp hành
Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Nxb Hải Phòng, 1996); Lịch sử Đảng bộ tỉnh
13
Thanh Hóa, tập II, 1954 - 1975 (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), Quân
khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 (Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1995), Quân khu IV – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954 – 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) đề cập khá cụ
thể, sinh động về một số sự kiện, hoạt động tiêu biểu của các địa phương trên
trong cuộc đấu tranh chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai. Do phạm vi nghiên
cứu là từng địa phương nên các công trình ít phân tích những tác động của cuộc
chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai đến
chiến trường miền Nam, đến Hội nghị Paris.
Cuộc chiến đấu của hai lực lượng Không quân và Hải quân nhân dân
Việt Nam chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc diễn ra
ác liệt. Những năm qua, nhiều công trình nghiên cứu về cuộc chiến đấu này
đã được xuất bản; trong số đó có thể kể đến một số cuốn như: Lịch sử Không
quân nhân dân Việt Nam (1955 - 1977) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1993). Trong công trình này có hẳn Chương VI: Mặt trận trên không năm
1972, phản ánh cuộc chiến đấu toàn dân, toàn diện, sự đoàn kết hiệp đồng của
các lực lượng phòng không ba thứ quân trong cuộc chiến đấu chống chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; giới thiệu những trận
đánh ác liệt trên không từ tháng 4 đến tháng 10 và mặt trận trên không 12
ngày đêm cuối năm 1972.
Năm 2005, Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản cuốn Lịch sử Hải quân nhân
dân Việt Nam (1955 - 2005). Chương bốn của sách có chủ đề Tham gia đánh
thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, góp phần đánh bại một

bước chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ (1969-1972).
Nội dung chương này tập trung phản ánh cuộc chiến đấu của Hải quân Việt
Nam được thể hiện trên các mặt: xây dựng lực lượng bảo vệ vùng biển miền
Bắc; hoạt động chiến đấu và phục vụ chiến đấu trên chiến trường miền Nam;
đánh trả bước leo thang chiến tranh phá hoại lần thứ hai, Có nhiều sự kiện,
14
nhiều trận chiến đấu chống chiến tranh phá hoại của Hải quân Việt Nam được
giới thiệu khá chi tiết và tương đối đầy đủ trong công trình này.
Ngoài ra còn có một số công trình nghiên cứu về cuộc cuộc KCCMCN,
trong đó có nội dung liên quan đến chủ đề của luận án, như: Hoạt động công
binh đánh phá giao thông địch trong chiến tranh chống Mỹ (1960 - 1975) của
Bộ Tư lệnh Công binh (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1984); Lịch sử Bộ
Tham mưu phòng không trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999); Lịch sử Hậu cần Quân đội nhân dân
Việt Nam, (1954-1975), tập II, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999),
Lịch sử Bộ đội tên lửa phòng không (1965 – 2005), (Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 2005)
Đây là những tài liệu quan trọng, cung cấp những tư liệu quí và khá tin
cậy phục vụ cho việc nghiên cứu về quá trình phát triển của lực lượng vũ
trang. Tuy nhiên, do mục đích, yêu cầu, phạm vi nghiên cứu nên các công
trình này không tập trung đi sâu vào nội dung về quân và dân miền Bắc chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh phá hoại
miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá
hoại lần thứ hai và cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống lại cuộc
chiến tranh phá hoại đó.
- Nhóm các công trình này chủ yếu được thể hiện dưới dạng các bài viết
đăng trên tạp chí chuyên ngành, các kỷ yếu hội thảo liên quan trực tiếp đến đề
tài luận án (bao gồm cả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai). Liên quan tới
chủ đề chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, thời

gian qua, có một số bài đăng trên các Tạp chí Lịch sử quân sự, Tạp chí Quốc
phòng toàn dân, Tạp chí Lịch sử Đảng,…trong đó, đáng chú ý là các bài:
“Hai thắng lợi chiến lược “đánh cho Mỹ cút”” (Đại tướng Văn Tiến Dũng,
Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5-1992), “Từ kinh nghiệm của trận 16-4-1972
đến chiến thắng Điện Biên Phủ trên không” (Đặng Hồng Thiều, Tạp chí Quốc
15
phòng toàn dân, số 12-1997); “Quân dân miền Bắc đập tan chiến dịch phong
tỏa bằng thủy lôi và tàu chiến của đế quốc Mỹ, năm 1972” (Nguyễn Hữu
Đạo, Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10-2012); “Chuyển hậu phương miền Bắc
sang thời chiến, sẵn sàng đánh bại chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
quốc Mỹ” (Đặng Thị Thanh Trâm, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012),
…Trong mỗi bài viết về chủ đề này đã trình bày khái quát hoặc đề cập tới
một số khía cạnh thuộc về chiến tranh phá hoại miền Bắc, trên từng mặt và
ở từng địa bàn cụ thể.
- Thực hiện Chỉ thị về “Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân” của
QUTW và Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã xuất bản cuốn
Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, gồm
hai tập (Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1982-1983). Tập 1 của cuốn
sách tập trung phân tích làm rõ đặc điểm của tình hình chiến trường hai miền
Nam - Bắc trước khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh ra cả nước. Đồng thời,
khái quát diễn biến của cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh
phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Điểm đáng lưu ý trong công trình này là
thông qua việc trình bày theo tiến trình thời gian đó, vấn đề chiến tranh nhân
dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ được thể hiện ở từng
giai đoạn với những hoàn cảnh lịch sử tác động cụ thể. Nội dung cuốn sách
tập trung vào chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại miền
Bắc trong cuộc KCCMCN. Trong đó, công trình tập trung chủ yếu mảng
chiến phá hoại bằng không quân nên cuộc chiến đấu của quân và dân miền
Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai mới được đề cập ở một mức độ
nhất định.

Tập 2 của cuốn sách tập trung đúc kết, luận giải 9 bài học kinh nghiệm
lớn về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, trong đó có các bài học: về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; về nắm vững đường lối quân sự
của Đảng, vận dụng sáng tạo nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân
16
để đánh bại không quân hiện đại của đế quốc Mỹ; về phát huy sức mạnh của
chiến tranh nhân dân trên chiến trường sông biển để đánh bại các thủ đoạn
đánh phá và phong tỏa của hải quân địch; về xây dựng và phát triển lực
lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt cho toàn dân đánh thắng chiến tranh
phá hoại của của đế quốc Mỹ; về tăng cường công tác đảm bảo vật chất và kỹ
thuật, góp phần nâng cao sức mạnh chiến đấu của các lực lượng vũ trang;
kịp thời chuyển hướng nền kinh tế, bảo vệ và đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng yêu
cầu của chiến đấu, đời sống và tiếp tục xây dựng chủ nghĩa xã hội trong
chiến tranh; phát động toàn dân làm tốt công tác phòng không, sơ tán, bảo vệ
tiềm lực của chiến tranh nhân dân; về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng,
thực hiện sự tập trung, thống nhất trong chiến tranh, Những bài học này rút
ra từ hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ. Những bài học
này là những định hướng, gợi mở cách tiếp cận của luận án.
Cuốn Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại bằng
không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) của Bộ Tư
lệnh Thủ đô Hà Nội (Nxb Quân đội nhân dân phát hành năm 2002, tái bản
năm 2012). Cuốn sách đề cập khá cụ thể cuộc chiến đấu của quân và dân Hà
Nội chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ. Qua việc trình bày lịch sử,
công trình cũng đã bước đầu đánh giá những thành tựu và hạn chế, rút ra
những bài học kinh nghiệm trong quá trình Bộ Tư lệnh Thủ đô lãnh đạo lực
lượng vũ trang thành phố chiến đấu chống cuộc chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, bảo vệ thủ đô. Tuy nhiên, công trình mới chỉ giới hạn ở thủ đô Hà
Nội, mang tính giáo dục truyền thống, đi sâu vào một số sự kiện này của
thành phố Hà Nội,

Cuốn Chống Mỹ phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng của Viện Lịch sử
quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999). Cuốn sách tập
hợp những bài viết của các nhà khoa học, nhà quân sự, các nhân chứng lịch
sử…viết về chủ đề này. Các tác giả đã tái hiện hoạt động rà phá thủy lôi,
chống phong tỏa vùng biển Hải Phòng. Nội dung các bài viết trong sách mới
17
giới hạn ở cuộc chiến đấu chống phong tỏa vùng biển Hải Phòng. Đây là tài
liệu tham khảo tốt cho việc nghiên cứu về chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc nói chung và chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai nói riêng.
Cuốn Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc
Mỹ trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) của Tổng Cục Hậu cần (Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2001). Đây là tài liệu tổng kết những vấn đề về hoạt động
trực tiếp chống chiến tranh phá hoại của ngành Hậu cần Quân đội và về công
tác hậu cần bảo đảm cho lực lượng vũ trang đánh thắng chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ 1965 - 1973. Tài liệu được viết dưới dạng báo cáo nhằm
phục vụ việc huấn luyện về công tác hậu cần quân đội,
Nghiên cứu về những trận không kích của quân đội Mỹ vào miền Bắc
Việt Nam còn có cuốn: Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào miền
Bắc Việt Nam do Cảnh Dương và Đông A biên soạn (Nxb Công an nhân dân,
Hà Nội, 2007). Liên quan đến nội dung đề tài cuộc chiến tranh phá hoại lần
thứ hai, cuốn sách tập trung phản ánh tâm lý sợ hãi, chán nản của phi công
Mỹ khi bay trên bầu trời miền Bắc Việt Nam, đồng thời cũng nêu lên một số
suy nghĩ của họ về cuộc chiến tranh mà họ tham gia. Những tư liệu trong
cuốn sách cũng cho thấy sự thật của các chiến dịch không kích từ cái gọi là
"Sự kiện vịnh Bắc Bộ" cho đến chiến dịch Linebacker II và những âm mưu
của các nhà hoạch định chiến lược Mỹ; đồng thời cũng cho thấy sự bất đồng
quan điểm về cuộc chiến này ở tầng lớp lãnh đạo của Mỹ. Cuốn sách cũng
giới thiệu một số vũ khí, phương tiện và một số thủ đoạn chiến thuật mà
Không quân và Hải quân Mỹ đã áp dụng để đối phó với Không quân và các
lực lượng Phòng không Việt Nam. Cuốn sách cũng đưa ra một số tư liệu về

một số trận đánh tiêu biểu trên bầu trời miền Bắc của lực lượng Phòng không
và Không quân Việt Nam để có thể đối chiếu với tư liệu phía Mỹ. Đây là
nguồn tư liệu quý giá ghi lại chi tiết những sự kiện của cuộc chiến tranh phá
hoại. Tuy nhiên, cuốn sách mang đậm tính tập hợp, hệ thống tư liệu là chủ
18
yếu, nội dung quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai
không được đề cập nhiều.
- Trong chuỗi tài liệu về tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương, Bộ
Tổng tham mưu biên soạn đề tài chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế
quốc Mỹ dưới dạng chuyên đề, lưu hành nội bộ.
Chuyên đề: Công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn máy bay
tầm thấp chống chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên
địa bàn Hà Nội (1965 - 1972) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001).
Chuyên đề tổng kết các hoạt động thực tiễn, rút ra những kinh nghiệm về lãnh
đạo chỉ đạo, thực hành cuộc chiến tranh nhân dân của quân và dân Thủ đô
chống chiến tranh tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân của đế quốc Mỹ
trên địa bàn Hà Nội, đặc biệt là việc phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn
máy bay tầm thấp. Thông qua tổng kết việc thực hành công tác phòng tránh,
khắc phục hậu quả và bắn máy bay tầm thấp thời kỳ 1965-1972, chuyên đề rút
ra một số bài học kinh nghiệm có giá trị khoa học và thực tiễn.
Chuyên đề: Chỉ đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng
phòng không địa phương chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên
miền Bắc (1954 - 1975) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001). Chuyên đề
nghiên cứu việc xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không
địa phương (bộ đội phòng không địa phương và dân quân tự vệ phòng không)
đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc. Chuyên đề đề
cập trong cuộc chiến tranh nhân dân, đi đôi với phát triển khối phòng không -
không quân của chủ lực, chiến tranh tranh nhân dân địa phương phát triển đến
trình độ cao, lấy lực lượng phòng không địa phương làm nòng cốt cho toàn
dân đánh máy bay địch, bắt phi công, đánh tàu chiến, phòng tránh sơ tán, bảo

đảm giao thông, Chuyên đề cũng rút ra những kinh nghiệm quý báu về chỉ
đạo xây dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc.
19
Chuyên đề: Phát huy vai trò dân quân tự vệ biển, góp phần đánh thắng
chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân, hải quân của Mỹ trên mặt
trận sông biển ở miền Bắc (1964-1973) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1997). Chuyên đề nghiên cứu vai trò tác dụng của dân quân tự vệ biển trên
mặt trận sông biển trong cuộc chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh
phá hoại chủ yếu bằng không quân và hải quân của đế quốc Mỹ ở miền Bắc từ
năm 1964 – 1973. Từ đó chuyên đề rút ra một số kinh nghiệm về chỉ đạo phát
huy vai trò của dân quân tự vệ trên mặt trận sông, biển.
Các chuyên đề này được thể hiện dưới dạng báo cáo, tổng kết chiến
tranh nhân dân địa phương. Mặc dù những công trình trên hoặc nghiêng về
trình bày các sự kiện, hoặc chỉ đề cập đến một số khía cạnh của cuộc chiến
tranh phá hoại, nhưng đã giúp cho nghiên cứu sinh kế thừa một số dữ liệu về
cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ để
nghiên cứu đề tài luận án.
- Một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài.
Luận án Phó Tiến sĩ Hải Phòng hai lần chống phong tỏa của tác giả
Nguyễn Quốc Dũng, bảo vệ năm 1991 (năm 1994 tái bản thành sách do Nxb
Quân đội nhân dân ấn hành) Công trình tập trung nghiên cứu địa bàn Hải
Phòng, thành phố cảng có vị trí chiến lược về chính trị, kinh tế, an ninh và
quốc phòng, cửa ngõ giao lưu quốc tế là một những mục tiêu mà đế quốc Mỹ
lực chọn đánh phá miền Bắc. Từ đó, công trình đi sâu nghiên cứu âm mưu và
hành động đánh phá, phong tỏa cảng Hải Phòng của đế quốc Mỹ, cuộc chiến
đấu chống phong tỏa lần thứ nhất (1965 - 1968), lần thứ hai (1972 - 1973) của
quân và dân Hải Phòng. Ở công trình này, cuộc đấu tranh chống phong tỏa
được trình bày một cách hệ thống, đầy đủ, với những phân tích thấu đáo. Tuy
nhiên, công trình chỉ giới hạn ở thành phố Cảng, được thể hiện ở cả hai cuộc

chống phong tỏa. Qua việc trình bày lịch sử hai cuộc chiến đấu của quân và
dân Hải Phòng chống phong tỏa của Mỹ, luận án có thể kế thừa về phương
pháp, về tư liệu, một số phân tích, đánh giá về chống phong tỏa
20
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam: Quân dân Hà Nội tổ
chức chiến đấu và bảo vệ sản xuất trong hai cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc của đế quốc Mỹ (1965-1972), của tác giả Trần Thị Thảo Nguyên, bảo vệ
năm 2008 tại cơ sở đào tạo Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Luận văn trình
bày quá trình quân dân Hà Nội tổ chức chiến đấu và bảo vệ sản xuất trong hai
cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ; Khẳng định, làm rõ thêm vị trí, ý
nghĩa thắng lợi của cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại của
đế quốc Mỹ. Công trình mới chỉ giới hạn trong không gian là Hà Nội, thời
gian là cả hai cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.
Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972) là Luận án Phó tiến sĩ chuyên ngành
Lịch sử Đảng của Phan Hữu Tích, bảo vệ năm 1995. Luận án đã phác họa
được những chủ trương cơ bản và quá trình tổ chức thực hiện của Đảng bộ
Thành phố Hà Nội trong lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân chống chiến
tranh phá hoại trên địa bàn. Do là chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt
Nam, nên luận án tập trung phản ánh chủ trương của Đảng bộ thành phố Hà
Nội và quá trình Đảng bộ Thành phố lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại. Hơn nữa, thời gian đề tài luận án nghiên cứu từ
năm 1965 – 1972, dựa trên cách tiếp cận chuyên ngành nên chưa có điều kiện
đi sâu vào cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai. Tuy nhiên, luận án cung cấp một số nguồn tư liệu quan trọng
về chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng bộ thành phố trong cuộc chiến đấu
của quân và dân Hà Nội chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ.
- Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm
cuối tháng 12-1972
Mảng đề tài “Điện Biên Phủ trên không”, là chủ đề được rất nhiều nhà

khoa học, nhà quân sự, chính trị trong nước và quốc tế quan tâm nghiên cứu.
Đặc biệt vào dịp kỷ niệm năm chẵn, các tạp chí, báo đều dành chuyên trang
đăng tải nhiều bài viết về mảng đề tài này, trong đó, phải kể đến các bài:
21
“Trận quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội” (Đại tướng Võ Nguyên
Giáp, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012); “Đánh bại cuộc tập kích chiến
lược bằng máy bay B-52 vào Hà Nội - Hải Phòng tháng 12-1972” (Đại tướng
Văn Tiến Dũng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Về chiến dịch phòng
không 12 ngày đêm cuối năm 1972” (Hoàng Phương, Tạp chí Lịch sử Quân
sự, số5-1992); “Di sản đại thắng “Điện Biên Phủ trên không”” (Trịnh Vương
Hồng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 12-2012); “Dù kẻ thù xâm lược có vũ khí
hiện đại đến đâu, ta cũng quyết đánh và nhất định thắng” (Nguyễn Văn Phiệt,
Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 12-1992); “Khai thác vũ khí tài phòng
không và bảo đảm kỹ thuật đánh thắng trận Điện Biên Phủ trên không” (Bùi
Đình Châu, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Pháo đài bay B.52 phải
chăng là vũ khí răn đe bất khả kháng?” (Nhật My-Vĩnh Nam, Tạp chí Lịch sử
Quân sự, số 6-1997); “Nhiễu và quá trình phát hiện B-52 trong nhiễu của bộ
đội radar” (Trần Nam Chuân, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Hà Nội
tháng Chạp 1972 qua con mắt phóng viên AFP” (G.Tôravan, Tạp chí Lịch sử
Quân sự, số 6-1997); “Nhớ những ngày của tháng 12-1972 căng thẳng” (Trần
Bạch Đằng, Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 6-1997); “Một số vấn đề chiến dịch
phòng không năm 1972 đánh bại cuộc tiến công đường không chiến lược
bằng B.52 của Mỹ vào Hà Nội” (Nguyễn Ngọc Quý, Tạp chí Phòng không
không quân, số 4-2012),…
Nhìn chung, phần lớn các bài viết đã tái hiện lại một phần cuộc chiến
đấu vô cùng quyết liệt của quân và dân miền Bắc chống lại lực lượng không
quân hùng hậu, đặc biệt là “siêu pháo đài bay” B.52 của đế quốc Mỹ trên bầu
trời miền Bắc cuối năm 1972. Có nhiều sự kiện, nhiều nhân chứng, nhiều trận
chiến đấu trong 12 ngày đêm được các tác giả khai thác dưới nhiều góc độ
khác nhau… Đây cũng là một nguồn tư liệu quý để luận án tham khảo.

Với ý nghĩa lớn lao của sự kiện lịch sử “Điện Biên Phủ trên không”,
nhiều cơ quan, đơn vị, nhà khoa học, nhà quân sự nghiên cứu chủ đề này. Đặc
biệt trong dịp kỷ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên
22
không” (12-1972 – 12-2012), nhiều đơn vị tổ chức giới thiệu, phát hành
những ấn phẩm về chủ đề này.
Nxb Quân đội nhân dân đã cho ra mắt Bộ sách kỷ niệm 40 năm chiến
thắng “Hà Nội – Điện Biên Phủ trên không”, gồm 15 cuốn; Nhà xuất bản
Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản bộ sách gồm 9 ấn phẩm; Thư viện Quốc
gia Việt Nam tổ chức Triển lãm “Điện Biên Phủ trên không qua các tư liệu
trong nước và nước ngoài”, giới thiệu 600 đơn vị tư liệu sách, báo, bài trích,
tranh, ảnh, Những công trình này cung cấp một lượng tư liệu đồ sộ về cuộc
tập kích chiến lược của Mỹ bằng máy bay B.52; hình ảnh "Hà Nội 12 ngày
đêm qua con mắt của người nước ngoài"; Tư liệu trong nước và thế giới viết
về tội ác của đế quốc Mỹ, phong trào phản chiến của nhân dân thế giới và hồi
ký của người nước ngoài, hồi ký của các tướng lĩnh Việt Nam; tư liệu hình
ảnh về tội ác của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến đấu 12 ngày đêm cùng ý nghĩa
và giá trị lịch sử, bài học kinh nghiệm của chiến thắng Điện Biên Phủ trên
không Trong đó, phải kể đến một số cuốn sách:
Cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không (12 - 1972), Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội, 1997. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu âm mưu, thủ
đoạn của Mỹ trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, đó là không quân
cảnh giác và chuẩn bị kỹ cả trên 3 mặt: gây nhiễu; hộ tống nhiều tầng, nhiều
lớp tạo nên lá chắn cho B52; đánh đồng loạt các sân bay của miền Bắc. Trước
một lực lượng không quân nhà nghề của Mỹ, với vũ khí trang bị hiện đại,
Phòng không - Không quân miền Bắc đã tìm ra cách đánh sáng tạo như: đánh
quần, đánh gần, chủ động đánh chặn từ xa. Trong đó, cuốn sách đi sâu phân
tích nghệ thuật chiến dịch phòng không Việt Nam trong trận đánh lịch sử này
là chuyển từ tác chiến thường xuyên sang tác chiến chiến dịch; kết hợp giữa
bố trí tập trung có trọng điểm ở các khu vực tác chiến chủ yếu để bảo vệ mục

tiêu trọng yếu với bố trí rộng khắp đánh địch trên đường bay; kết hợp giữa thế
tương đối tĩnh của các lực lượng chốt bảo vệ mục tiêu với thế động của các
lực lượng cơ động vòng ngoài, cơ động từ xa và cơ động phục kích đón long,
23
… Kết hợp bố trí hình thành nhiều tuyến, nhiều hướng, nhiều loại hỏa lực để
thực hiện đánh hiệp đồng, đánh liên tục từ xa đến khu vực mục tiêu, đánh
địch mọi độ cao và chi viện cho nhau… Đánh thắng cuộc tập kích chiến lược
bằng không quân của Mỹ cuối tháng 12-1972 là đỉnh cao về nghệ thuật tác
chiến của Không quân nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống Mỹ. Đây
là giai đoạn vô cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972. Cuốn
sách là một tài liệu quan trọng về tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của
lực lượng Phòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến
tranh đường không.
Cuốn Điện Biên Phủ trên không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt
Nam của Lưu Trọng Lân (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007). Cuốn sách
đã tổng hợp được nhiều tư liệu có giá trị cả về quân sự và lịch sử. Công trình
được trình bày theo lối vấn đáp, với nội dung câu hỏi và trả lời phong phú, là
một nguồn tư liệu quý để tra cứu.
Cuốn: Hà Nội - "Điện Biên Phủ trên không" - Chiến thắng của lương
tâm, phẩm giá con người (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2012), đã giới
thiệu toàn cảnh về cuộc chiến đấu của quân dân Thủ đô Hà Nội và những hồi
ức của một số tướng lĩnh đã từng tham gia chỉ huy trong trận chiến 12 ngày
đêm khói lửa tháng Chạp năm 1972. Tuy nhiên, cuốn sách mới chỉ dừng lại
giới thiệu phần nào về cuộc chiến đấu của quân và dân Thủ đô Hà Nội với
tính chất tiêu biểu cho cuộc chiến đấu 12 ngày đêm lịch sử.
Cuốn Đối mặt với B.52, nhiều tác giả (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí Minh,
2012). Nhóm biên soạn là các nhà báo, trong đó có Đại tá Nguyễn Xuân Mai,
nguyên Tổng Biên tập báo Phòng không – Không quân, người trực tiếp tham
gia đưa tin bài, ảnh phản ánh quá trình chuẩn bị đánh B.52 của Quân chủng
Phòng không – Không quân cũng như diễn biến của 12 ngày đêm cuối năm

1972. Cuốn sách được thực hiện từ một cuộc điều tra báo chí và được trình
bày với nhiều hình ảnh, trong đó có 116 nhân chứng. Hình ảnh được sưu tầm
từ các nguồn tư liệu được cung cấp bởi Thông tấn xã Việt Nam, Bảo tàng
24
Phòng không - Không quân, Hãng phim Tài liệu Khoa học Trung ương và
Trung tâm lưu trữ Ngoại giao của Pháp.
Các cuộc hội thảo khoa học về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”: Kỉ
niệm 25 năm chiến thắng B.52 (1972-1997), Thành ủy, Ủy ban nhân dân
thành phố Hà Nội và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốc phòng) phối
hợp tổ chức hội thảo khoa học chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”, sau
đó, Ban tổ chức chọn lọc, tập hợp được một số bài in thành kỉ yếu Chiến
thắng B.52 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997). Kỉ yếu tập hợp rất nhiều
bài viết của đồng chí lãnh đạo Đảng, quân đội, các đồng chí cách mạng lão
thành, các cơ quan và nhà khoa học ở Trung ương và Hà Nội, ở trong và
ngoài quân đội. Trong đó, phải kể đến những bài như: Hà Nội – “Điện Biên
Phủ trên không”- chiến thắng B.52 (1972-1997) của Lê Xuân Tùng; Trận
quyết chiến chiến lược trên bầu trời Hà Nội của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp;
Thắng lợi của ý chí gang thép, trí tuệ tuyệt vời của Đại tướng Văn Tiến Dũng;
Chủ tịch Hồ Chí Minh dự báo sớm việc đánh B.52 của Phùng Thế Tài, Nội
dung kỉ yếu xoay quanh lý do Mỹ mở cuộc tập kích đường không chiến lược
tháng 12-1972; âm mưu và lực lượng của Mỹ trong cuộc tập kích đường
không chiến lược tháng 12 năm 1972; sự chỉ đạo của Trung ương Đảng,
QUTW chống lại cuộc tập kích đường không chiến lược tháng 12-1972 của đế
quốc Mỹ; nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử, bài học kinh nghiệm của
chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không”.
Nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên Phủ trên
không” (12-1972 - 12-2012), tháng 11-2012, Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo
Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã tổ chức Hội
thảo khoa học và phát hành cuốn kỉ yếu: Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không -
Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam. Cuốn kỉ yếu đăng tải các bài tham luận

của các nhà khoa học, lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Ban Tuyên giáo, Thành ủy,
các nhân chứng lịch sử … Các tham luận đều tập trung làm rõ 5 vấn đề lớn:
khẳng định tầm nhìn chiến lược của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân
25

×