Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Quân và dân miền bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc mỹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.68 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong cuộc KCCMCN, việc quân và dân miền Bắc đánh bại cuộc
chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 – 1-1973) có vai
trò rất quan trọng, góp phần cùng với thắng lợi của quân và dân miền Nam
làm chuyển biến căn bản cục diện chiến tranh. Dù đã nỗ lực tối đa nhưng
Mỹ vẫn không thể đạt được một chiến thắng có ý nghĩa chính trị, quân sự
như đã tính toán.
Chiến thắng của quân và dân miền Bắc trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đặc biệt là thắng lợi của trận “ Điện Biên
Phủ trên không” đã trực tiếp dẫn đến Hiệp định Paris. Đó là thắng lợi
quyết định của công cuộc chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam.
Mảng đề tài chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai nói riêng cũng như cuộc chiến đấu của quân và
dân miền Bắc chống lại cuộc chiến tranh này đã được đề cập ở nhiều công
trình nghiên cứu. Có những công trình đề cập trực tiếp cuộc chiến tranh
phá hoại lần miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ; có công trình nghiên
cứu về hậu phương miền Bắc trong cuộc KCCMCN, trong đó có nội dung
về chống chiến tranh phá hoại, về chiến tranh nhân dân chống chiến tranh
phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ ở từng địa phương, đơn vị, ngành
trong lực lượng vũ trang. Cách tiếp cận của các công trình nghiên cứu về
mảng đề tài này cũng rất đa dạng. Có công trình tiếp cận dưới góc độ
chuyên ngành lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, chuyên ngành lịch sử
Việt Nam; có công trình là dạng những báo cáo, những công trình tổng kết
chiến tranh nhân dân của một đơn vị hay một ngành trong lực lượng vũ
trang hoặc địa phương miền Bắc trong cuộc chiến đấu này
Mặc dù đã hơn 40 năm trôi qua, nhưng xung quanh mảng đề tài về
quân và dân miền Bắc đánh thắng chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
quốc Mỹ, đặc biệt là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích chiến
lược đường không cuối năm 1972 vẫn còn nhiều vấn đề đặt ra đối với giới
nghiên cứu. Trên ý nghĩa đó, tôi quyết định chọn: Quân và dân miền Bắc


chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4/1972 -
1/1973), làm đề tài nghiên cứu cho luận án tiến sĩ lịch sử của mình. Thực
1
hiện thành công đề tài này không chỉ có giá trị về mặt khoa học mà còn có
ý nghĩa thực tiễn.
Về mặt khoa học: Góp phần khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo sáng suốt
của Trung ương Đảng, QUTW, Bộ Quốc phòng; Kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ đóng góp vào kho tàng nghệ thuật quân sự Việt Nam, đặc biệt
là nghệ thuật tác chiến phòng không.
Về mặt thực tiễn: Trong tình hình hiện nay, những tranh chấp về chủ
quyền lãnh thổ (về biển đảo, về nhận dạng vùng phòng không, ) diễn biến
hết sức phức tạp, gây ra những “điểm nóng” chứa đựng nhiều nguy cơ bùng
phát tại nhiều khu vực, đe dọa hòa bình, ổn định ở khu vực và trên thế giới.
Đó là những thách thức mà Việt Nam đã, đang và sẽ phải đối mặt. Nếu
chiến tranh xảy ra trên đất nước Việt Nam, có thể địch sẽ triển khai từ
nhiều hướng: trên bộ, trên không, từ biển vào, có thể diễn ra cùng một lúc
trên phạm vi toàn quốc với một nhịp độ cao, cường độ lớn ngay từ đầu
hoặc trong suốt quá trình chiến tranh. Rất có khả năng đối phương sẽ đánh
phủ đầu giành quyền làm chủ chiến tranh để phá hoại tiềm lực kinh tế,
quốc phòng, đánh qụy khả năng chống trả của ta, tạo điều kiện thuận lợi
cho các lực lượng tiến công trên bộ, trên biển, đổ bộ đường không, Qua
đó, địch sẽ gây sức ép về chính trị hoặc buộc chúng ta phải chấp nhận
điều kiện chính trị do chúng đặt ra. Trong bối cảnh hiện nay, khi các vấn
đề bảo vệ chủ quyền của Tổ quốc đang được đặt ra cấp thiết, việc chuẩn bị
các phương án tác chiến trên không, trên chiến trường sông biển được coi
là vấn đề sống còn trong công cuộc phòng vệ quốc gia.
Vì thế, giá trị lịch sử của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại
miền Bắc luôn là thực tiễn sinh động, có tính thời sự sâu sắc. Đó cũng là
cơ sở lí luận và thực tiễn quý báu để ngày nay, chúng ta tiếp tục nghiên
cứu vận dụng, bổ sung hoàn thiện những cách đánh mới phù hợp, nhằm

bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Nghiên cứu, tái hiện một cách hệ thống và toàn diện cuộc chiến đấu của
quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc
Mỹ (từ tháng 4-1972 - 1-1973). Qua đó làm sàng rõ bản lĩnh và trí tuệ Việt
Nam cũng như những đặc sắc về nghệ thuật quân sự Việt Nam nói chung,
2
nghệ thuật tác chiến đường không, đường biển nói riêng; rút ra những kinh
nghiệm lịch sử cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
2.2. Nhiệm vụ
- Sưu tầm và hệ thống hóa tư liệu về quá trình quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
- Làm rõ bối cảnh tình hình trong nước và quốc tế trước khi đế quốc Mỹ
tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần hai.
- Phân tích, làm rõ âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai và chủ trương đối phó của Đảng ta.
- Phục dựng cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến
tranh phá hoại lần hai của Mỹ.
- Trên cơ sở giải quyết những nhiệm vụ trên, luận án rút ra một số nhận
xét, ý nghĩa, kinh nghiệm từ cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần hai của đế quốc Mỹ.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng
Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại
lần thứ hai của đế quốc Mỹ (4-1972 - 1-1973) gắn với bối cảnh của cuộc
chiến đấu ở miền Nam, diễn biến ở Hội đàm Paris (phân tích những tác
động của cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của quân và
dân miền Bắc đối với tình hình chiến sự miền Nam, đối với cuộc đàm phán
Paris, đối với vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế).

3.2. Phạm vi
- Về nội dung: Thực chất của chiến tranh phá hoại miền Bắc là chiến
tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ đối với hậu phương miền Bắc và cuộc
chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh ngăn chặn.
Chiến tranh ngăn chặn của Mỹ nhằm mục đích: đánh phá tiềm lực kinh
tế, quốc phòng, làm suy yếu miền Bắc, bao vây cô lập, cắt đứt nguồn viện
trợ từ ngoài vào và ngăn chặn sự chi viện từ miền Bắc vào miền Nam;
Làm lung lay quyết tâm chống Mỹ, cứu nước của nhân dân Việt Nam,
buộc miền Bắc phải thương lượng theo điều kiện của Mỹ.
Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc là cuộc chiến đấu chống
chiến tranh ngăn chặn của đế quốc Mỹ. Quân và dân miền Bắc đã quán
triệt đường lối chính trị, quân sự của Đảng; vừa sản xuất, vừa chiến đấu,
3
vừa làm nhiệm vụ đối với tiền tuyến, tiến hành cuộc chiến tranh nhân dân,
đánh trả cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ mà đỉnh
cao là chiến dịch phòng không đánh bại cuộc tập kích đường không chiến
lược quy mô lớn chủ yếu bằng máy bay B.52 vào Hà Nội, Hải Phòng cuối
tháng 12-1972.
- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973,
tức là từ khi đế quốc Mỹ bắt đầu tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền
Bắc lần thứ hai đến khi Chính phủ Mỹ tuyên bố chấm dứt hoàn toàn, không
điều kiện mọi hoạt động ném bom, bắn phá miền Bắc. Để thấy rõ được tính
lôgic của vấn đề, trong quá trình nghiên cứu, luận án cũng có mở rộng
phạm vi nghiên cứu trước và sau khoảng thời gian trên.
- Về không gian: toàn bộ lãnh thổ, lãnh hải miền Bắc Việt Nam, trong
đó, tập trung chủ yếu ở các địa phương “trọng điểm đánh phá” của đế
quốc Mỹ như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Quảng Bình, Nghệ An,
Thanh Hóa,
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1. Nguồn tài liệu

- Các văn kiện của BCT, BCHTWĐ, QUTW, nghị quyết của đảng bộ
các địa phương miền Bắc có liên quan.
- Công trình nghiên cứu, bài viết, bài nói của các đồng chí lãnh đạo
Đảng, Nhà nước và Quân đội.
- Tài liệu lưu trữ tại các trung tâm lưu trữ Đảng, Nhà nước, Quân đội.
- Một số công trình tổng kết, lịch sử của các cơ quan nghiên cứu Trung
ương, của các địa phương, đơn vị.
- Một số công trình khoa học đã công bố trên các tạp chí, một số luận
văn, luận án có liên quan đến đề tài.
- Hồi kí của các nhà lãnh đạo, chỉ huy tác chiến thời kì này.
- Các công trình nghiên cứu về cuộc chiến tranh Việt Nam của các
học giả nước ngoài. Hồi kí của các tướng lĩnh, phi công Mỹ từng tham
chiến ở Việt Nam.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận án này, tác giả chủ yếu sử dụng phương pháp lịch sử
kết hợp phương pháp lôgic. Ngoài ra, còn sử dụng một số phương pháp
4
khác như: phân tích, thống kê, so sánh, để giải quyết các vần đề liên quan
đến nội dung của luận án.
5. Đóng góp của luận án
- Hình thành tập hợp tư liệu về cuộc chiến ngăn chặn và chống ngăn
chặn từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973.
- Phục dựng được một cách khách quan và chân thực cuộc chiến đấu của
quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ.
- Đưa ra một số đánh giá về tác động của cuộc chiến đấu cũng như
chiến thắng của quân và dân miền Bắc đến cục diện chiến tranh, đến kết
quả Hội nghị Paris.
- Một số kinh nghiệm được luận án đúc kết có ý nghĩa thiết thực, có thể
vận dụng vào công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.
- Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần vào công tác giáo dục truyền

thống và phục vụ cho nghiên cứu, giảng dạy lịch sử KCCMCN.
6. Bố cục của luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận án
gồm 4 chương.
Chương 1
TỔNG QUAN
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1.1. Nhóm các công trình xuất bản trong nước
1.1.1.1. Những nghiên cứu về chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến
tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ
Trước hết phải kể đến một số tác phẩm viết về cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước và chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc như: Lê Duẩn: Về chiến tranh nhân dân Việt Nam (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1993); Võ Nguyên Giáp: Chiến tranh giải phóng và chiến
tranh giữ nước, tập 2 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1975), Chiến tranh
giải phóng dân tộc và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 1979), Nắm vững đường lối chiến tranh nhân dân đánh thắng
chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (Nxb Sự thật, Hà Nội, 1972); Văn
Tiến Dũng: Về cuộc Kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (Nxb Chính trị quốc
5
gia, Hà Nội, 1996) Trong các công trình kể trên chủ yếu đề cập những
nhận thức chung về chiến tranh nhân dân và chiến tranh nhân dân chống
chiến tranh phá hoại.
Trong hai bộ sách tổng kết về cuộc kháng chiến chống Pháp và tổng kết
về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của Ban Tổng kết chiến tranh
trực thuộc Bộ Chính trị: Chiến tranh cách mạng Việt Nam 1945-1975,
thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2000); Tổng kết cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước - thắng lợi và bài học (Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1995) đề cập có phần sâu hơn đến nội dung quân dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ.

1.1.1.2. Những công trình nghiên cứu về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước, trong đó có đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc
lần thứ hai
Những công trình nghiên cứu thuộc nhóm này tương đối nhiều, vì hậu
phương miền Bắc là một phần không thể tách rời của cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước. Những nghiên cứu này bao gồm các công trình lịch
sử Đảng, lịch sử của lực lượng vũ trang, lịch sử kháng chiến của các địa
phương
Năm 2013, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam phối hợp với Nxb Chính trị
quốc gia cho tái bản bộ sách: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
(1954-1975), gồm 9 tập, trong đó tập VII mang tiêu đề Thắng lợi quyết định
năm 1972. Đây là công trình viết riêng về cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước trong năm 1972 nên cuộc đấu tranh của quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc
có được đề cập đến.
Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (1954 - 1975), tập II của Viện Nghiên
cứu chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh (Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1995), có một phần đề cập đến đề tài của luận án. Do cách tiếp
cận vấn đề của công trình dưới góc độ chuyên ngành lịch sử Đảng, nên nội
dung này được nghiên cứu dưới hình thức chủ trương của Đảng Lao động
Việt Nam và quá trình tổ chức, chỉ đạo quân và dân miền Bắc chống chiến
tranh phá hoại lần thứ hai.
Trong các bộ sách viết về cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước trên
một số địa bàn trọng điểm của chiến tranh phá hoại miền Bắc như Thủ đô
6
Hà Nội - Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975) (Nxb
Quân đội nhân dân Hà Nội, 1991); Lịch sử Đảng bộ Hải Phòng (1955 -
1975), tập II (Ban Chấp hành Đảng bộ Thành phố Hải Phòng, Nxb Hải
Phòng, 1996); Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa, tập II, 1954 - 1975 (Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1996), Quân khu 3 - Lịch sử kháng chiến chống

Mỹ, cứu nước 1954 - 1975 (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1995), Quân
khu IV – Lịch sử kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 – 1975) (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999) đề cập khá cụ thể, sinh động về một số
sự kiện, hoạt động tiêu biểu của các địa phương trên trong cuộc đấu tranh
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai.
Nhiều công trình nghiên cứu lực lượng vũ trang về cuộc chiến đấu này
đã được đề cập, trong số đó có thể kể đến một số cuốn như: Lịch sử Không
quân nhân dân Việt Nam (1955 - 1977), Chương VI: Mặt trận trên không
năm 1972, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1993); Lịch sử Hải quân nhân
dân Việt Nam (1955 - 2005) của Bộ Tư lệnh Hải quân xuất bản, năm 2005;
Hoạt động công binh đánh phá giao thông địch trong chiến tranh chống
Mỹ (1960 - 1975) của Bộ Tư lệnh Công binh (Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội, 1984); Lịch sử Bộ Tham mưu phòng không trong kháng chiến chống
Pháp và chống Mỹ, (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1999); Lịch sử Hậu
cần Quân đội nhân dân Việt Nam, (1954-1975), tập II, (Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội, 1999), Lịch sử Bộ đội tên lửa phòng không (1965 – 2005),
(Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2005)
Do phạm vi nghiên cứu là từng địa phương, đơn vị, lĩnh vực nên các
công trình ít phân tích những tác động của cuộc chiến đấu của quân và dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai đến chiến trường miền
Nam, đến Hội nghị Paris, đến vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế.
1.1.1.3. Những công trình nghiên cứu về cuộc chiến
tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ, trong đó có
đề cập đến cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai và
cuộc chiến đấu của quân dân miền Bắc chống lại cuộc
chiến tranh phá hoại đó.
- Liên quan tới chủ đề chống chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
của đế quốc Mỹ, thời gian qua, có một số công trình được xuất bản. Thực
hiện Chỉ thị về “Tổng kết kinh nghiệm chiến tranh nhân dân” của Quân ủy
7

Trung ương và Bộ Quốc phòng, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam đã xuất
bản cuốn Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá hoại của đế
quốc Mỹ, gồm hai tập (Nxb Quân đội nhân dân, xuất bản năm 1982-1983).
Nội dung tập 1 của cuốn sách tập trung vào chiến tranh nhân dân đánh
thắng chiến tranh phá hoại miền Bắc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ,
cứu nước. Tập 2 của cuốn sách tập trung đúc kết, luận giải 9 bài học kinh
nghiệm lớn về chỉ đạo chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại của đế quốc Mỹ. Những bài học này là những định hướng, gợi mở
cách tiếp cận của luận án.
- Nghiên cứu về cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ đối với miền
Bắc còn có các cuốn: Chiến tranh nhân dân đánh thắng chiến tranh phá
hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà Nội (1965 - 1972)
của Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội (Nxb Quân đội nhân dân phát hành năm
2002, tái bản năm 2012); Chống Mỹ phong tỏa sông biển vùng Hải Phòng
của Viện Lịch sử quân sự Việt Nam (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1999); Công tác hậu cần trong chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ
trên miền Bắc (2.1965 – 1.1973) của Tổng Cục Hậu cần (Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 2001); Bí mật các chiến dịch không kích của Mỹ vào
miền Bắc Việt Nam do Cảnh Dương và Đông A biên soạn (Nxb Công an
nhân dân, Hà Nội, 2007)
- Trong chuỗi tài liệu về tổng kết chiến tranh nhân dân địa phương, Bộ
Tổng tham mưu biên soạn đề tài chống chiến tranh phá hoại miền Bắc của
đế quốc Mỹ dưới dạng chuyên đề, lưu hành nội bộ. Đó là các chuyên đề:
Công tác phòng tránh, khắc phục hậu quả và bắn máy bay tầm thấp chống
chiến tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ trên địa bàn Hà
Nội (1965 - 1972) (Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001); Chỉ đạo xây
dựng và hoạt động chiến đấu của lực lượng phòng không địa phương
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ trên miền Bắc (1954 - 1975)
(Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2001); Phát huy vai trò dân quân tự vệ
biển, góp phần đánh thắng chiến tranh phá hoại chủ yếu bằng không quân,

hải quân của Mỹ trên mặt trận sông biển ở miền Bắc (1964-1973) (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997).
- Một số luận văn cao học, luận án tiến sĩ có liên quan đến đề tài:
8
Luận án Phó Tiến sĩ Hải Phòng hai lần chống phong tỏa của tác giả
Nguyễn Quốc Dũng, bảo vệ năm 1991 (năm 1994 tái bản thành sách do
Nxb Quân đội nhân dân ấn hành). Công trình đi sâu nghiên cứu âm mưu và
hành động đánh phá, phong tỏa cảng Hải Phòng của đế quốc Mỹ, cuộc
chiến đấu chống phong tỏa lần thứ nhất (1965 - 1968), lần thứ hai (1972 -
1973) của quân và dân Hải Phòng. Ở công trình này, cuộc đấu tranh chống
phong tỏa được trình bày một cách hệ thống, đầy đủ, với những phân tích
thấu đáo. Tuy nhiên, công trình chỉ giới hạn ở thành phố Cảng, được thể
hiện ở cả hai cuộc chống phong tỏa. Qua việc trình bày lịch sử hai cuộc
chiến đấu của quân và dân Hải Phòng chống phong tỏa của Mỹ, luận án có
thể kế thừa về phương pháp, về tư liệu, một số phân tích, đánh giá về chống
phong tỏa
Ngoài ra còn có Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành lịch sử Việt Nam:
Quân dân Hà Nội tổ chức chiến đấu và bảo vệ sản xuất trong hai cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc của đế quốc Mỹ (1965-1972), của tác giả
Trần Thị Thảo Nguyên, bảo vệ năm 2008 tại cơ sở đào tạo Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội; Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo cuộc chiến tranh nhân dân
chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ (1965-1972) là Luận án Phó
tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Đảng của Phan Hữu Tích, bảo vệ năm 1995.
- Nhóm công trình nghiên cứu về cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm
cuối tháng 12-1972:
Mảng đề tài “Điện Biên Phủ trên không”, là chủ đề được rất nhiều nhà
khoa học, nhà quân sự, chính trị trong nước và quốc tế quan tâm nghiên
cứu. Trong đó đặc biệt phải kể đến những cuốn như Điện Biên Phủ trên
không - Chiến thắng của ý chí và trí tuệ Việt Nam của Lưu Trọng Lân (Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2007); Hà Nội - "Điện Biên Phủ trên không" -

Chiến thắng của lương tâm, phẩm giá con người (Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội, 2012), Cuốn Đối mặt với B.52, nhiều tác giả (Nxb Trẻ, TP Hồ Chí
Minh, 2012). Cuốn Lịch sử nghệ thuật chiến dịch phòng không (12 - 1972),
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1997. Cuốn sách đã đi sâu nghiên cứu âm
mưu, thủ đoạn của Mỹ trong chiến dịch phòng không cuối năm 1972, sự đối
phó của Phòng không - Không quân miền Bắc, về nghệ thuật chiến dịch
phòng không Việt Nam trong trận đánh lịch sử này. Đây là giai đoạn vô
cùng căng thẳng của chiến tranh Việt Nam năm 1972. Cuốn sách là một tài
9
liệu quan trọng về tổng kết kinh nghiệm phòng thủ bầu trời của lực lượng
Phòng không Việt Nam trong một năm cao điểm nhất của chiến tranh
đường không.
- Các cuộc hội thảo khoa học về chiến thắng “Điện Biên Phủ trên
không”: Hội thảo khoa học chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” nhân
dịp kỉ niệm 25 năm chiến thắng B.52 (1972-1997) do Thành ủy, Ủy ban
nhân dân thành phố Hà Nội và Viện Lịch sử Quân sự Việt Nam (Bộ Quốc
phòng) tổ chức; Nhân dịp kỉ niệm 40 năm chiến thắng “Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không” (12-1972 - 12-2012), tháng 11-2012, Bộ Quốc phòng, Ban
Tuyên giáo Trung ương, Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã
tổ chức Hội thảo khoa học và phát hành cuốn kỉ yếu: Hà Nội - Điện Biên
Phủ trên không - Tầm cao bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam.
- Một mảng công trình có liên quan đến đề tài này phải kể đến những
công trình nghiên cứu về Hội nghị Paris (1968 – 1973). Những công trình
thuộc mảng đề tài này không những cung cấp một bức tranh khá sinh động
về những tác động của tình hình trong nước và quốc tế đến bàn đàm phán
Paris mà còn gợi mở về cách đánh giá các sự kiện, tiếp cận các vấn đề
nghiên cứu có liên quan đến đề tài.
1.1.2. Nhóm các công trình xuất bản ở nước ngoài
Trong một số sách, báo của các tác giả nước ngoài, đặc biệt là của các
tác giả Mỹ, cuộc chiến tranh Việt Nam được đề cập khá cụ thể từ nhiều

chiều cạnh. Tuy nhiên, cho tới nay cũng chưa có công trình nào viết riêng
về cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần
thứ hai của đế quốc Mỹ. Các công trình viết về cuộc chiến tranh Việt Nam
có đề cập đến hậu phương miền Bắc nói chung, chiến tranh phá hoại miền
Bắc nói riêng. Có thể kể đến một số công trình như: Viettnam settlement
why 1973, not 1969, American Enterprise Institute for Public Policy
Research, Washington, 1973); The Vietnam Trauma in American Foreign
Policy 1945-1975 (P.M. Kattenburg, Transaction Books, New Brunswick,
1982); Kissinger (M.Kalb và B.Kalb, Little, Brown và Company-Boston-
Toronto, 1974). Một số công trình khác cũng đề cập đến những tác động
những trận không kích vào miền Bắc đến cuộc đàm phán Việt – Mỹ tại
Paris như: Lời phán quyết về Việt Nam (Joseph A.Amter, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội, 1985), Nền hòa bình mong manh - Washington, Hà Nội
10
và tiến trình của Hiệp định Paris (P. Asselin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005), Kissinger - Những biên bản hội đàm tuyệt mật chưa công bố
(William Bel, Nguyễn Văn Giang và Nguyễn Xuân Bích biên dịch, Nxb
Thanh niên, Hà Nội (2002), Không hòa bình, chẳng danh dự: Nixon,
Kissinger & sự phản bội ở Việt Nam (Larry Berman, Nguyễn Mạnh Hùng
dịch, Việt Tide xuất bản, 2003), cuốn hồi ký của Tổng thống Mỹ R. Nixon:
The memoirs of Richard Nixon, Grosset & Dunlap A Filmways Company
Publisher, New York, 1978 (Nxb Công an nhân dân dịch, Hà Nội, 2001);
Cuộc chạy đua vào Nhà Trắng (Nxb Công an nhân dân, Hà Nội, 2001)
Nhìn chung, ở mức độ nhất định, cuộc chiến đấu của quân và dân miền
Bắc chống chiến tranh phá hoại miền Bắc nói chung, chống chiến tranh phá
hoại lần thứ hai nói riêng đã được đề cập trong nhiều công trình nghiên cứu.
Đó có thể là những nghiên cứu mang tính tổng hợp, có thể là những chuyên
khảo về từng địa phương, đơn vị của miền Bắc hoặc một lĩnh vực của cuộc
chiến tranh phá hoại. Các nghiên cứu này đã cung cấp một số tư liệu nhất
định, một nhận thức chung và gợi mở hướng tiếp cận. Tuy nhiên, do mục

đích, yêu cầu nghiên cứu nên có thể nói, vấn đề quân và dân miền Bắc
chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ chưa có công trình
nào trình bày một cách đầy đủ hệ thống, toàn diện.
1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
Hướng nghiên cứu là luận án đặt cuộc chiến đấu của quân và dân miền
Bắc trong cuộc tiến công chiến lược Xuân Hè 1972, những tác động của
cuộc chiến đấu cũng như chiến thắng của quân và dân miền Bắc đến cục
diện chiến tranh, đến kết quả Hội nghị Paris, đến tình hình quốc tế trong đó
tập trung làm rõ những nội dung nghiên cứu sau:
- Mục tiêu của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai này
là gì? Quân và dân miền Bắc làm thất bại mục tiêu ấy ra sao và cuối cùng, so
những mục tiêu mà Mỹ đặt ra với việc họ đạt được gì, thất bại ở những mục
tiêu nào.
- Tập trung nghiên cứu âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai (những mưu tính của Mỹ trong
năm 1972, kết hợp đòn quân sự với ngoại giao để ép Việt Nam Dân chủ
công hòa trên bàn đàm phán ).
11
- Góp phần làm rõ vấn đề: quân và dân miền Bắc có bị bất ngờ hay không
trước cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ ? hay như vấn đề
tại sao ta thắng Mỹ trong cuộc tập kích chiến lược cuối năm 1972 khi một
bên vũ khí hiện đại, khổng lồ (siêu pháo đài bay B.52, những máy bay chiến
thuật mới nhất thời đấy) đã được người Mỹ đem ra sử dụng, và cả một đội
ngũ tướng lĩnh, những nhà chiến lược chính trị, quân sự được đào tạo bài bản,
còn Việt Nam vũ khí kém hơn hẳn, hay như vai trò lực lượng vũ trang ba thứ
quân trong đó bộ đội địa phương và dân quân tự vệ trong cuộc chiến đấu này
như thế nào
- Ngày nay khi nghiên cứu, chúng ta rút được kinh nghiệm gì trong quá khứ.
Chương 2
ĐẾ QUỐC MỸ MỞ CUỘC CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN

BẮC
LẦN THỨ HAI VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO ĐỘNG VIỆT
NAM
2.1. BỐI CẢNH TRONG NƯỚC VÀ QUỐC TẾ TRƯỚC CUỘC
CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ HAI CỦA
ĐẾ QUỐC MỸ
2.1.1. Tình hình trong nước
2.1.1.1. Tình hình miền Bắc
Ngay sau khi chiến tranh phá hoại lần thứ nhất kết thúc, quân và dân
miền Bắc đã tích cực thi đua thực hiện nhiệm vụ khôi phục và phát triển
kinh tế, văn hóa - xã hội, xây dựng lực lượng vũ trang, chi viện tiền tuyến.
Bước vào năm 1972, trên cơ sở những kinh nghiệm chống chiến tranh phá
hoại lần thứ nhất, mọi công việc chuẩn bị chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu
được quân và dân miền Bắc tiến hành khẩn trương.
2.1.1.2. Tình hình chiến trường miền Nam, Đông Dương
Sau hai năm thực hiện Học thuyết Nixon, với nguồn viện trợ quân sự
lớn, Mỹ đã xây dựng ở ba nước Đông Dương một lực lượng quân đội thân
Mỹ có số lượng đông và trang bị mạnh hơn nhiều so với trước đây. Đến hết
năm 1971, về mặt quân sự, quân và dân miền Nam đã làm thất bại một
12
bước quan trọng chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh”, cục diện chiến
tranh có những chuyển biến có lợi cho Việt Nam. Với quyết tâm dốc mọi
nỗ lực quyết tâm giành thắng lợi quyết định trong năm 1972, Trung ương
Đảng chủ trương mở cuộc tiến công chiến lược vào Xuân – Hè năm 1972.
Cuộc tiến công chiến lược của bộ đội chủ lực diễn ra trên các mặt trận
Trị Thiên, Tây Nguyên, miền Đông Nam Bộ, vùng sâu đồng bằng Khu 5…
làm quân địch hoàn toàn bị bất ngờ cả về thời điểm, hướng chủ yếu của
cuộc tiến công và sự phối hợp toàn miền cùng quy mô, cường độ của cuộc
tiến công. Đến giữa năm 1972, cuộc tiến công chiến lược miền Nam của
Quân giải phóng đã tạo ra một tình thế có nhiều thuận lợi cho cách mạng

miền Nam.
2.1.2. Tình hình quốc tế
2.1.2.1. Tình hình nước Mỹ và phong trào phản đối cuộc chiến tranh
xâm lược của Mỹ ở Việt Nam
Sau hơn 4 năm đưa quân trực tiếp tham chiến ở Việt Nam, chẳng những
Mỹ không đè bẹp được quyết tâm đánh Mỹ xâm lược của nhân dân Việt Nam
mà ngày càng gặp nhiều khó khăn hơn, tổn thất lớn, xung đột xã hội sâu sắc,
uy tín giảm sút… Phong trào phản đối chiến tranh, phản đối chính quyền của
các tầng lớp xã hội - kể cả các nghị sĩ Quốc hội, các cựu binh Mỹ từng tham
gia chiến tranh Việt Nam tiếp tục dâng cao ngay trên đất Mỹ và nhiều nơi
trên thế giới.
2.1.2.2. Quan hệ Mỹ - Xô và Mỹ - Trung
Vận động trong quan hệ chiến lược Mỹ - Xô và Mỹ - Trung tác động lớn
đến cách mạng Việt Nam. Những thay đổi trong quan hệ quốc tế nói trên
không làm lay chuyển quyết tâm kháng chiến chống Mỹ của nhân dân Việt
Nam. Cuộc tiến công dữ dội của Quân giải phóng miền Nam sau chuyến đi
thăm Trung Quốc và chuẩn bị đi thăm Liên Xô của Tổng thống R.Nixon đã
khẳng định nhân dân Việt Nam hoàn toàn độc lập, tự chủ trong công cuộc
kháng chiến chống Mỹ, cứu nước.
2.2. ÂM MƯU, THỦ ĐOẠN PHÁ HOẠI MIỀN BẮC LẦN THỨ
HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ VÀ CHỦ TRƯƠNG CỦA ĐẢNG LAO
ĐỘNG VIỆT NAM
2.2.1. Âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ trong cuộc chiến tranh
phá hoại miền Bắc lần thứ hai
13
Sau khi đắc cử Tổng thống Mỹ, vấn đề Việt Nam nhanh chóng trở thành
mối quan tâm hàng đầu của Nixon. Giải pháp được cả Nixon và
H.Kissinger lựa chọn là hủy bỏ mọi hạn chế thời Johnson đã áp đặt đối với
lực lượng quân sự tham chiến ở Việt Nam, cho phép họ có quyền được tiến
hành các hoạt động quân sự với cường độ cao, buộc VNDCCH phải chấp

nhận những điều kiện của Mỹ. Cũng từ lâu, R.Nixon đã phê phán chiến
lược ném bom “leo thang dần” của L.Johnson làm thiếu sức mạnh cưỡng
ép. Sau những bước đi ngoại giao với Liên Xô, Trung Quốc, R.Nixon quyết
định sử dụng “các biện pháp chiến tranh tối đa”, với âm mưu hiểm độc
“bóp nghẹt hậu phương lớn” để xoay chuyển tình thế ở miền Nam. Không
thể leo thang trở lại bằng cuộc chiến tranh trên bộ, lại bị thúc ép thời gian
tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ mới, R.Nixon đã đưa cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc lên mức ác liệt gấp bội để ép VNDCCH phải nhân nhượng
những điều khoản do Mỹ đưa ra.
Ngay sau khi quân và dân miền Nam nổ súng tiến công, Tổng thống
R.Nixon quyết định sử dụng không lực và pháo hạm oanh tạc phía Bắc Vĩ
tuyến 17. Ngày 9-5-1972, R.Nixon cho tiến hành chiến dịch ném bom mới
mang tên Linebacker I.
Không quân Mỹ tiến hành đánh phá ồ ạt, nhảy cóc rất nhanh từ Quảng
Bình bỏ qua Hà Tĩnh ra Vinh, Thanh Hóa bỏ qua Nam đồng bằng Bắc Bộ
đến Hà Nội, Hải Phòng. Chúng đánh phá cả ngày lẫn đêm, đánh cả trên
không, trên biển, gây chiến tranh tâm lý, kết hợp với chiến tranh điện tử gây
nhiễu phức tạp, nhằm nghi binh và hạn chế khả năng phát hiện, đối phó của
quân và dân miền Bắc.
Đối với hoạt động phong tỏa, địch sử dụng thủy lôi ngăn chặn luồng
chính vào cảng và vùng ven biển, kết hợp với thả mìn từ trường trên các
cửa sông, luồng sông, dọc theo các đường hàng hải.
2.2.2. Chủ trương của Đảng Lao động Việt Nam
Ngay từ đầu năm 1972, Hội nghị lần thứ 20 BCHTWĐ Việt Nam đã chỉ
rõ âm mưu sắp tới của địch và đề ra nhiệm vụ cho quân dân miền Bắc là
phải nâng cao tinh thần cảnh giác, trình độ sẵn sàng chiến đấu, thực hiện tốt
các kế hoạch phòng thủ miền Bắc. Sau khi quân dân miền Nam nổ súng tiến
công, BCHTWĐ, Chính phủ, Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng tư lệnh chỉ
thị cho các lực lượng vũ trang, địa phương trên miền Bắc chuyển vào trạng
14

thái thời chiến, tăng cường sẵn sàng chiến đấu bảo vệ miền Bắc. Ngày 1-5-
1972, Ban Chấp hành Trung ương Đảng ra lời kêu gọi quân và dân cả nước
nêu cao quyết tâm chiến đấu và chiến thắng địch trong mọi tình huống.
Thực hiện lời kêu gọi của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, quân và
dân miền Bắc bước vào cuộc thử thách mới đầy khó khăn ác liệt với niềm
tin vững chắc vào thắng lợi.
Tiểu kết chương 2
Ngay sau khi đế quốc Mỹ tạm ngừng ném bom đánh phá lần thứ nhất,
quân và dân miền Bắc bước vào một thời kỳ mới, thời kì khôi phục kinh tế
sau chiến tranh, tăng cường lực lượng cho cách mạng miền Nam. Trước tình
hình, cách mạng miền Nam có những chuyển biến mới, BCT đã quyết định
mở cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè 1972 và giành được những thắng
lợi nhất định.
Trong thời gian này, Chính quyền Mỹ xúc tiến các hoạt động ngoại giao,
tìm cách thỏa hiệp với cả Liên Xô và Trung Quốc, tiến công vào hậu
phương quốc tế của Việt Nam.
Để trả đũa cuộc tiến công của Quân giải phóng miền Nam, Mỹ dùng
không quân và hải quân đánh phá trở lại miền Bắc Việt Nam. Tuy nhiên,
những cố gắng của Mỹ không làm giảm quyết tâm kháng chiến của toàn
Đảng và toàn dân Việt Nam. Đảng Lao động Việt Nam chủ động đề ra chủ
trương và biện pháp đối phó với những hành động quân sự mới của Mỹ.
Chương 3
QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH THẮNG CUỘC CHIẾN TRANH
PHÁ HOẠI LẦN THỨ HAI CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
3.1. QUÂN VÀ DÂN MIỀN BẮC ĐÁNH TRẢ KHÔNG
QUÂN VÀ HẢI QUÂN MỸ
3.1.1. Miền Bắc chuyển sang thời chiến, duy trì sản xuất, tăng sức
chi viện cho tiền tuyến miền Nam
Thực hiện chủ trương của Đảng, miền Bắc chuyển hướng nền kinh tế
trong hoàn cảnh thời chiến, bảo vệ và đẩy mạnh sản xuất, đáp ứng yêu cầu

chiến đấu và đời sống của quân và dân. Các địa phương, đơn vị đã nhanh
15
chóng tăng cường lực lượng, gấp rút triển khai toàn diện công tác phòng
không nhân dân. Lực lượng Phòng không - Không quân bố trí thành thế trận
chiến tranh nhân dân, vừa có thể đánh địch rộng khắp, vừa tập trung được
lực lượng mạnh trên các địa bàn trọng yếu, bảo vệ mục tiêu quan trọng.
Trên các tuyến giao thông chiến lược, lực lượng bảo vệ đảm bảo giao thông
được bổ sung để duy trì nhịp độ vận chuyển chi viện cho tiền tuyến trong
bất cứ tình huống nào.
3.1.2. Đánh trả các cuộc tiến công ồ ạt của Không
quân và Hải quân Mỹ
Sau một tháng đánh phá ác liệt (từ ngày 6-4 đến ngày 8-5), gây cho miền
Bắc những thiệt hại nặng nề, nhưng cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai
của đế quốc Mỹ đã không lay chuyển được quyết tâm đánh Mỹ của nhân
dân Việt Nam. Chính vì vậy, Tổng thống R.Nixon chủ trương mở chiến
dịch “Linebacker I”, đánh một đòn có tính chất quyết định, bằng cách dùng
thủy lôi, phong tỏa các cảng, đánh phá mạnh mẽ các hệ thống mục tiêu trên
toàn miền Bắc và kết hợp hoạt động ngoại giao để tăng sức ép với Việt
Nam Dân chủ cộng hòa.
Trong cuộc chiến đấu chống phong tỏa, một lực lượng lớn rà phá bom
mìn được tổ chức rộng khắp, bao gồm các lực lượng chuyên môn của Hải
quân, Công binh, tự vệ ngành vận tải sông biển và đội ngũ đông đảo dân
quân tự vệ các địa phương ven sông, ven biển.
Trên cơ sở được tăng cường lực lượng, Bộ Tư lệnh Quân chủng Phòng
không - Không quân tập trung nghiên cứu tình hình, nhiệm vụ, tiến hành
điều chỉnh lực lượng, bố trí lại đội hình chiến đấu ở các khu vực, địa bàn
trọng điểm.
Trải qua hơn 6 tháng tiến hành phong tỏa đường biển và đánh phá ác liệt
các hệ thống mục tiêu trên toàn miền Bắc, đế quốc Mỹ vẫn không đạt mục
tiêu chiến lược đề ra. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ

đối với miền Bắc đã bị thất bại một bước nghiêm trọng.
3.2. ĐÁNH BẠI CUỘC TẬP KÍCH ĐƯỜNG KHÔNG CHIẾN
LƯỢC CUỐI THÁNG 12-1972 CỦA ĐẾ QUỐC MỸ
3.2.1. Ý đồ chiến lược của đế quốc Mỹ và sự chuẩn
bị của quân dân miền Bắc
16
Sau khi thắng cử Tổng thống Mỹ, R.Nixon đã cho tập trung lực lượng
không quân ở mức cao đánh phá, ngăn chặn quyết liệt các tuyến giao thông
từ Nam Vĩ tuyến 20 trở vào. Ở miền Nam, ngay trong tháng 11, Mỹ gấp rút
ồ ạt tăng viện trợ và trang bị cho quân đội Sài Gòn.
Phán đoán âm mưu của Mỹ sau những hành động dây dưa kéo dài ở Hội
nghị Paris, Quân ủy Trung ương, Bộ Tổng Tham mưu đều chỉ thị cho các
lực lượng vũ trang tăng cường sẵn sàng chiến đấu, chuẩn bị đối phó với
chiến tranh phá hoại mở rộng trở lại trên toàn miền Bắc với mức độ ác liệt
hơn, kể cả việc dùng B.52 đánh ồ ạt vào Hà Nội, Hải Phòng. Công tác
chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu được toàn Đảng, toàn quân, toàn dân miền Bắc
triển khai với tinh thần tích cực, chủ động và khẩn trương.
3.2.2. Cuộc chiến đấu 12 ngày đêm đánh bại cuộc tập kích chiến
lược đường không của Mỹ
Ngày 14-12, R.Nixon chính thức thông qua kế hoạch mở tập kích lớn
bằng không quân chiến lược vào Hà Nội và Hải Phòng. Ngày 18-12-1972,
chiến dịch Linebacker II chính thức bắt đầu. Liên tục trong 12 ngày đêm,
đế quốc Mỹ đã huy động đến mức cao sức mạnh của không quân chiến lược
và không quân chiến thuật tập kích vào Thủ đô Hà Nội, thành phố Hải
Phòng và một số trung tâm công nghiệp của miền Bắc Việt Nam. Không
quân Mỹ ném bom rải thảm xuống các mục tiêu quân sự, kinh tế, trường
học, bệnh viện, khu phố, bến xe, nhà ga.
Do được chuẩn bị từ trước, quân và dân Hà Nội, Hải Phòng và các địa
phương miền Bắc bước vào cuộc chiến đấu với tinh thần bình tĩnh, chủ
động và tự tin. Bộ đội radar đã thực hiện xuất sắc khẩu hiệu “không để Tổ

quốc bị bất ngờ”, phát hiện sớm và chính xác máy bay B.52. Không quân
Việt Nam đón đánh máy bay địch ở vòng ngoài, bộ đội cao xạ và lưới lửa
tầm thấp của dân quân, tự vệ nổ súng đuổi máy bay chiến thuật địch lên cao
để bảo vệ các trận địa tên lửa. Radar, tên lửa vừa khử các loại nhiễu vừa
phát sóng bắt mục tiêu B.52 và phóng đạn diệt mục tiêu. Vừa đánh, vừa rút
kinh nghiệm, quân và dân miền Bắc liên tiếp bắn rơi máy bay B.52 và máy
bay chiến thuật của Mỹ.
Hành động leo thang chiến tranh điên cuồng này của đế quốc Mỹ đã bị
quân và dân miền Bắc đánh bại. Đây là thất bại lớn nhất của Mỹ trong hai
cuộc chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
17
Tiểu kết chương 3
Thắng lợi to lớn của cuộc tiến công chiến lược Xuân – Hè 1972 cùng với
thắng lợi đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ
trên miền Bắc, đặc biệt nổi bật là chiến công oanh liệt đập tan cuộc tập kích
đường không chiến lược cuối năm 1972 là hai thắng lợi chiến lược thúc đẩy
và hòa nhịp với thắng lợi trên mặt trận ngoại giao, làm thất bại về cơ bản
chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của đế quốc Mỹ.
Chương 4
NHẬN XÉT, Ý NGHĨA LỊCH SỬ VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.1. NHẬN XÉT
4.1.1. Trong cuộc chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của
đế quốc Mỹ, quân và dân miền Bắc phải đương đầu với một cuộc đánh
phá ồ ạt mang tính chất hủy diệt ngay từ đầu với quy mô lớn
Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, chỉ sau 10 ngày, Nixon đã
cho đánh phá Hà Nội. Không quân Mỹ đánh nhanh, đánh ồ ạt với cường độ
lớn ngay từ đầu nhằm buộc quân và dân Việt Nam phải hạn chế các hoạt
động tấn công ở miền Nam. Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế
quốc Mỹ đối với miền Bắc tuy diễn ra trong thời gian ngắn nhưng mang
tính chất dồn dập, hủy diệt và ác liệt hơn, quy mô lớn hơn gấp nhiều lần

cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ nhất. Khối lượng bom đạn được sử dụng
trong thời gian này bằng khối lượng bom đạn ném xuống trong cả năm cao
điểm trong chiến tranh phá hoại lần thứ nhất.
Tuy nhiên, sức mạnh của không quân, hải quân địch là có hạn và cũng
dễ bộc lộ những điểm yếu không thể khắc phục được. Mỹ đã vấp phải một
lực lượng vũ trang nằm ngoài khả năng tính toán của những bộ óc điện tử
Lầu Năm Góc. Mặc dù không có một sức mạnh đối kháng hay gây khó
khăn nào cho tác chiến cả trên không cũng như trên biển trên biển của địch
nhưng với thế trận phòng không dày đặc, đa tầm của miền Bắc Việt Nam,
của lực lượng vũ trang ba thứ quân, ý chí kiên cường của quân và dân Miền
Bắc đã vô hiệu hóa mọi đòn tiến công của đối phương.
18
4.1.2. Quân và dân miền Bắc vừa đánh bại các mục
tiêu chiến lược của đế quốc Mỹ trong chiến tranh phá
hoại lần thứ hai, vừa làm nhiệm vụ động viên sức
người, sức của chi viện cho tiền tuyến miền Nam
- Đánh bại âm mưu của Mỹ nhằm ngăn chặn sự chi viện của miền Bắc
cho tiền tuyến lớn miền Nam
Trong cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai, đế quốc Mỹ tiến
hành 2 chiến dịch Linebaker I và Linebaker II. So sánh với mục tiêu của
chiến tranh phá hoại lần thứ hai (cả Linebacker I và Linebacker II) cho
thấy, Mỹ không đạt mục tiêu nào cả về chính trị lẫn quân sự.
- Đánh bại âm mưu của đế quốc Mỹ là dùng bom đạn uy hiếp và làm
giảm quyết tâm chống Mỹ của nhân dân Việt Nam.
Tiến hành cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc, đế quốc Mỹ tin rằng có
thể dùng sức mạnh của bom đạn để uy hiếp tinh thần, làm lung lay ý chí
chiến đấu của nhân dân buộc Chính phủ Việt Nam Dân chủ cộng hòa phải
kí kết Hiệp định theo điều kiện chúng. Nhưng đế quốc Mỹ đã phải đương
đầu với một dân tộc anh hùng. Với quyết tâm “Không có gì quý hơn độc
lập, tự do”, quân và dân miền Bắc đã đoàn kết chiến đấu dũng cảm, kiên

cường bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc, làm tròn nghĩa vụ của hậu
phương đối với tiền tuyến lớn miền Nam.
- Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc đã gây cho Không quân và
Hải quân Mỹ những tổn thất nặng nề vượt ra ngoài dự kiến
Trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam, chưa bao giờ Không quân
và Hải quân Mỹ lại phải chịu sự tổn thất nặng nề như trong cuộc chiến tranh
phá hoại lần này. Trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đế quốc Mỹ
bị thiệt hại nặng nề: 728 máy bay, trong đó B.52 là 59, F111 là 10 chiếc
(con số Mỹ bị thiệt hại trong cả bốn năm 1964-1968 là 3.258 máy bay, 6
B.52, 3 F111); 137 tàu chiến Mỹ bị bắn trúng và bắn cháy, hàng trăm phi
công Mỹ bị thiệt mạng, bị bắt.
4.2. Ý NGHĨA LỊCH SỬ
4.2.1. Đối với cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước
của nhân dân Việt Nam
Giành chiến thắng trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai này, quân
và dân miền Bắc đã làm thất bại một bộ phận quan trọng của chiến lược
19
chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ, bảo vệ vững chắc hậu phương lớn
của cả nước.
4.2.2. Đối với nhân dân thế giới đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân
tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội
Trên phạm vi ba nước Đông Dương, thắng lợi của Việt Nam trong chiến
tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ, mà đỉnh cao là chiến
thắng trận “Điện Biên Phủ trên không” dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari là
thắng lợi của tình đoàn kết chiến đấu và chiến thắng của ba nước Đông
Dương.
Trên phạm vi quốc tế, quân và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến
tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ còn có tác dụng động viên mạnh
mẽ phong trào đấu tranh của nhân dân thế giới chống chủ nghĩa đế quốc,
đứng đầu là đế quốc Mỹ.

4.3. MỘT SỐ KINH NGHIỆM
4.3.1. Nắm vững bản chất, âm mưu, thủ đoạn của đế quốc Mỹ, sớm
tìm ra phương hướng tác chiến phù hợp
Nắm rõ bản chất, âm mưu, thủ đoạn, quy luật leo thang chiến tranh,
phán đoán đúng ý đồ chiến lược của địch, Đảng khẳng định Mỹ sẽ ném
bom trở lại miền Bắc với mức độ ác liệt hơn trước, nhất là dùng B.52 đánh
phá các trọng điểm như Hà Nội, Hải Phòng.
Bài học kinh nghiệm được đúc rút từ cuộc chiến đấu của quân và dân
miền Bắc chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ cho thấy,
theo dõi và nắm chắc tình hình trong nước, khu vực, trên thế giới để có kế
hoạch phương án sẵn sàng chiến đấu và bảo vệ vùng trời, biển đảo của Tổ
quốc. Mọi biểu hiện chủ quan, lơ là cảnh giác, hoặc đánh giá không đúng về
khả năng của đối phương, thoát ly tình hình thực tiễn sẽ dẫn đến bị động
trong đối phó.
4.3.2. Xây dựng quyết tâm cao, chuẩn bị chu đáo
mọi mặt, kiên quyết giành chiến thắng
Để đánh bại bước leo thang đánh phá của kẻ địch, Đảng ta cho rằng đây
là một sự thử thách toàn diện về sức mạnh chính trị, quân sự, về tinh thần
và vật chất của quân và dân Việt Nam.
Để thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ trên, công việc tổ chức lực lượng
toàn dân, tạo nên sức mạnh tổng hợp to lớn có ý nghĩa quyết định. Vấn đề
20
mấu chốt là mỗi người dân đã nhận thức được đầy đủ tình hình và nhiệm vụ
cách mạng; nâng cao quyết tâm quyết đánh và quyết thắng cuộc chiến tranh
phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc.
4.3.3. Nâng cao hiệu lực chiến đấu của lực lượng vũ trang ba thứ
quân trên cơ sở lấy chủ lực làm nòng cốt trong cuộc chiến đấu chống
chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai
Trong điều kiện địch có sức mạnh và ưu thế về hải quân và không quân,
Đảng Lao động Việt Nam chủ trương phát huy sức mạnh to lớn của chiến

tranh nhân dân, sử dụng lực lượng vũ trang ba thứ quân, kết hợp chặt chẽ
sức mạnh chiến đấu của các binh chủng, tích cực đánh địch đi đôi với tích
cực phòng tránh, kiên quyết đánh thắng không quân, hải quân địch, bảo vệ
miền Bắc.
Trong điều kiện chiến tranh hiện đại, việc chuẩn bị lực lượng vũ trang từ
thời bình có ý nghĩa quyết định trong việc thực hiện thắng lợi quyết tâm
chiến lược của Đảng. Không ngừng nâng cao chất lượng chiến đấu của lực
lượng vũ trang, tập trung huấn luyện cho bộ đội một cách cơ bản, toàn diện,
có hệ thống theo những yêu cầu của một quân đội nhân dân tiến lên chính
quy và hiện đại.
KẾT LUẬN
1. Tiến trình của cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai gắn liền
với tình hình diễn biến của cuộc chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ ở
miền Nam và trong một chừng mực nhất định chịu sự chi phối của bối cảnh
quốc tế.
Vượt ra khỏi những khó khăn phức tạp của tình hình trong nước cũng
như quốc tế, quân và dân hai miền đã có nhiều cố gắng nỗ lực từng bước
giành thắng lợi, xây dựng củng cố thế và lực. Miền Bắc đã đạt được những
thành tựu quan trọng trên mọi lĩnh vực trong thời kì khôi phục kinh tế và
hàn gắn vết thương chiến tranh, tiềm lực quốc phòng được tăng cường.
Miền Nam vượt qua những khó khăn thời kì sau Tổng tiến công và nổi dậy
Xuân 1968, đến Xuân - Hè 1972, Quân giải phóng đã đủ sức mở cuộc tiến
công chiến lược trên phạm vi toàn miền Nam.
21
2. Đối phó với cuộc tiến công chiến lược của Quân giải phóng miền
Nam, đế quốc Mỹ, một mặt tăng cường chi viện cho Quân đội Sài Gòn, huy
động lực lượng không quân và hải quân đánh phá dữ dội chiến trường miền
Nam; mặt khác gây trở lại chiến tranh phá hoại miền Bắc trên quy mô lớn.
Mở cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai, đế quốc Mỹ âm mưu gây sức ép
để ngăn chặn cuộc tiến công và hạn chế thắng lợi của quân và dân miền

Nam, cố giữ cho cục diện chiến trường miền Nam không lâm vào tình trạng
xấu hơn; đồng thời phá hoại tiềm lực kinh tế và quân sự của miền Bắc, gây
thương vong lớn cho nhân dân, chặn đường viện trợ vật chất của các nước
xã hội chủ nghĩa cho Việt Nam. Tất cả thủ đoạn đó hòng đánh bẹp ý chí và
quyết tâm đánh Mỹ của nhân dân Việt Nam, tạo sức ép về chính trị, ép
VNDCCH chấp nhận một giải pháp có lợi cho Mỹ trên bàn đàm phán ở
Paris.
Cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mỹ đối với miền Bắc
diễn ra trong thời gian ngắn (từ tháng 4-1972 đến tháng 1-1973), nhưng tính
chất ác liệt và quy mô lớn hơn gấp nhiều lần cuộc chiến tranh phá hoại lần
thứ nhất. Trong bối cảnh chiến tranh mở rộng ra cả nước, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Lao động Việt Nam và Chính phủ, QUTW, quân và dân miền
Bắc bình tĩnh, tự tin kiên định, nhanh chóng chuyển mọi hoạt động từ thời
bình vào thời chiến. Chiến tranh nhân dân chống chiến tranh phá hoại miền
Bắc của đế quốc Mỹ với quan điểm toàn dân, toàn diện đã được tiến hành
triệt để, sâu rộng với tinh thần làm chủ cao của mọi người, mọi nhà, mọi
cấp, mọi ngành, mọi lực lượng kinh tế đều đảm đương cả nhiệm vụ quân
sự. Các lực lượng vũ trang không những là lực lượng nòng cốt, xung kích
trong chiến đấu, mà còn là lực lượng nòng cốt, xung kích trong cả sản
xuất, xây dựng và bảo vệ kinh tế; mỗi đơn vị sản xuất đều là mỗi đơn vị
chiến đấu, phục vụ chiến đấu; và ngược lại, các đơn vị chiến đấu đều là
những lực lượng tham gia sản xuất, bảo vệ sản xuất. Công tác phòng
không, sơ tán được tiến hành khẩn trương; lực lượng vũ trang nhất là lực
lượng Phòng không, Không quân, Hải quân, Công binh, Pháo binh
nhanh chóng triển khai trận địa, kịp thời đánh trả các bước leo thang ồ ạt
của địch…
Bằng một thế trận phòng không nhân dân được triển khai rộng khắp và
nhiều tầng, nhiều lớp, quân và dân miền Bắc đánh thắng cuộc chiến tranh
22
phá hoại quy mô lớn và tàn bạo của đế quốc Mỹ. Thắng lợi này có ý nghĩa

to lớn, chẳng những đã đánh bại một bộ phận quan trọng của chiến lược
chiến tranh xâm lược của Mỹ, mà còn bảo vệ vững chắc hậu phương lớn
của cuộc kháng chiến giúp hậu phương lớn miền Bắc hoàn thành nghĩa vụ
đối với tiền tuyến miền Nam trong giai đoạn cuối của cuộc kháng chiến.
Đồng thời góp phần vào thắng lợi trên bàn đàm phán Paris.
Năm 1972 là thời điểm mà một giải pháp chính trị cho cuộc chiến tranh
Việt Nam thôi thúc các giới hiếu chiến Mỹ phải nhanh chóng có những
quyết định. Những đòn tấn công quân sự, chính trị, ngoại giao của Việt
Nam trong năm 1972 đã làm sụp đổ toan tính xâm lược của đế quốc Mỹ.
3. Mặc dù đã huy động một lực lượng lớn không quân và hải quân, sử
dụng mọi trang thiết bị vũ khí hiện đại nhất lúc bấy giờ và áp dụng mọi thủ
đoạn đánh phá cũng như ngoại giao, nhưng cuối cùng cuộc chiến tranh phá
hoại miền Bắc lần thứ hai của đế quốc Mỹ đã thất bại. Và cho dù cố tình trì
hoãn việc ký kết Hiệp định như đã thỏa thuận, dùng sức mạnh quân sự để
ép Việt Nam, nhưng cuối cùng những tính toán chiến lược của đế quốc Mỹ
trong ý đồ kí Hiệp định Paris trên thế mạnh cũng đổ vỡ. Điều này đã bác bỏ
những quan điểm thiếu khách quan và không khoa học khi cho rằng do sức
ép từ bên ngoài và bị khuất phục bởi sức mạnh quân sự của Mỹ nên Việt
Nam phải kí Hiệp định.
Thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc cùng với những thất bại
lớn trên chiến trường miền Nam đã buộc Mỹ phải trở lại bàn đàm phán và
ký Hiệp định Paris ngày 27-1-1973 trên cơ sở văn bản dự thảo Hiệp định
mà Chính phủ VNDCCH đưa ra hồi tháng 10-1972. Ngày 29-3-1973, quân
đội Mỹ đã buộc phải rút hết khỏi miền Nam Việt Nam. Với Hiệp định Paris,
Mỹ phải cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt
Nam. Đó là cơ sở hiện thực và pháp lý cực kỳ quan trọng để đưa cuộc chiến
đấu của nhân dân Việt Nam đến thắng lợi hoàn toàn vào mùa Xuân 1975,
thống nhất đất nước.
4. Cuộc chiến đấu của quân và dân miền Bắc chống chiến tranh phá hoại
của đế quốc Mỹ đã để lại cho chúng ta những kinh nghiệm lịch sử quý giá.

Trong giai đoạn hiện nay, các thành tựu mới nhất của khoa học công nghệ
đã được áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực kỹ thuật quân sự, nhiều loại vũ khí
kỹ thuật quân sự hiện đại – công nghệ cao được sản xuất và đưa vào sử
23
dụng trong quân đội nhiều nước trên thế giới. Điều đó làm thay tận gốc tư
duy quân sự, học thuyết quân sự, trong đó có tác chiến trên không, chống
tiến công đường không, đường biển. Trong tình hình đó, vai trò, vị trí tác
chiến trên không, chống tập kích, tiến công bằng đường không, đường biển
ngày càng được đánh giá cao. Bởi lẽ nó đã, đang và sẽ giữ vai trò quyết
định đến tiến trình và kết cục cuộc chiến tranh. Chính vì vậy, trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại đất nước nói chung, hiện đại hóa quân đội
nói riêng, cần nghiên cứu những phát triển mới về vũ khí, trang bị, biết kế
thừa và phát triển tinh hoa của nghệ thuật quân sự trong chiến tranh giải
phóng nói chung, nghệ thuật tác chiến đường không, đường biển nói riêng,
vận dụng phù hợp với thực tiễn của tình hình đất nước.
5. Để thực hiện tốt Chiến lược bảo vệ Tổ quốc, thời gian tới, Nhà nước
cần tăng cường nguồn lực đầu tư cho quốc phòng, an ninh; quan tâm phát
triển khoa học - công nghệ, đặc biệt là kĩ thuật quân sự, nghệ thuật quân sự,
ứng dụng các thành tựu khoa học vào huấn luyện sẵn sàng chiến đấu.
Chuẩn bị chu đáo các phương án, kế hoạch động viên nhân tài, vật lực cho
nhiệm vụ quốc phòng, an ninh. Bên cạnh đó, tiếp tục điều chỉnh thế bố trí
chiến lược lực lượng quân đội đáp ứng yêu cầu phòng thủ đất nước; nâng
cao chất lượng xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, mà trực tiếp là xây dựng các
khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố vững chắc. Đồng thời, các lực lượng
quốc phòng, an ninh phải chủ động nắm chắc tình hình, dự báo đúng các
tình huống phức tạp có thể xảy ra, phát hiện kịp thời các âm mưu, hành
động chống phá của các thế lực thù địch để có phương án, biện pháp ứng
phó, ngăn chặn hiệu quả. Thường xuyên điều chỉnh, bổ sung, hoàn thiện các
phương án tác chiến, kế hoạch phòng thủ trên phạm vi cả nước, từng hướng

chiến lược phù hợp với sự thay đổi của tình hình; duy trì nghiêm chế độ sẵn
sàng chiến đấu, quản lý chặt chẽ biên giới, vùng trời, vùng biển.
24

×