Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Quan hệ giữa tỉnh quảng tây (trung quốc) và tỉnh quảng ninh (việt nam) giai đoạn 2010 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 138 trang )

1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

ĐINH THỊ THANH THUÝ

QUAN HỆ GIỮA TỈNH QUẢNG TÂY
(TRUNG QUỐC) VÀ TỈNH QUẢNG NINH
(VIỆT NAM) GIAI ĐOẠN 2010 - 2016
Chuyên ngành: Lịch sử thế giới
Mã số: 60.22.03.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
TS. NGUYỄN ANH CHƯƠNG

NGHỆ AN - 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong q trình hồn thành luận văn, tơi đã nhận được sự giúp đỡ và sự
đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử và bộ môn Lịch sử thế
giới trường Đại học Vinh; sự giúp đỡ của Viện nghiên cứu Trung Quốc, Uỷ ban
Nhân dân và các sở ban ngành của tỉnh Quảng Ninh, Thư viện Quốc gia, Thư
viện tỉnh Quảng Ninh …
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy hướng dẫn khoa học là TS.
Nguyễn Anh Chương đã hết sức tận tình, dành nhiều thời gian và tâm huyết giúp
đỡ, trao đổi và chỉ ra những định hướng nghiên cứu đúng đắn để tơi có thể hồn
thành luận văn này.
Tơi cũng xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc đến gia đình đã ln quan tâm


giúp đỡ, động viên để tơi hồn thành khóa học và hồn thành luận văn.
Những sự quan tâm và giúp đỡ đó vơ cùng cần thiết và quý báu đối với
tôi.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!


ii
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ GIỮA QUẢNG TÂY VÀ QUẢNG
NINH .................................................................................................................. 12
1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên........................................................................... 12
1.1.1. Tỉnh Quảng Tây ....................................................................................... 12
1.1.2. Tỉnh Quảng Ninh ...................................................................................... 16
1.2. Nhân tố lịch sử - văn hóa ............................................................................ 23
1.3. Tình hình kinh tế - xã hội và sự tăng cường hợp tác của Quảng Tây và
Quảng Ninh ........................................................................................................ 26
1.4. Quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh trước năm 2010 ................................... 31
CHƯƠNG 2: QUAN HỆ HỢP TÁC QUẢNG TÂY - QUẢNG NINH TRÊN
CÁC LĨNH VỰC (2010 - 2016) ........................................................................ 36
2.1. Chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phịng .............................................. 35
2.1.1. Chính trị - ngoại giao ............................................................................... 35
2.1.2. An ninh - quốc phòng ............................................................................... 47
2.2. Kinh tế ......................................................................................................... 50
2.2.1. Trao đổi thương mại ................................................................................. 50
2.2.2. Hợp tác đầu tư .......................................................................................... 59
2.2.3. Hợp tác trong chiến lược “Hai hành lang, một vành đai”....................... 70
2.3. Văn hóa - giáo dục ...................................................................................... 75
2.4. Một số lĩnh vực khác ................................................................................... 78
2.4.1. Du lịch, thể dục - thể thao ........................................................................ 78

2.4.2. Giao thông vận tải .................................................................................... 83
CHƯƠNG 3: NHẬN XÉT VỀ QUAN HỆ QUẢNG TÂY - QUẢNG NINH
(2010 - 2016) ...................................................................................................... 88


iii
3.1. Một số thành tựu, hạn chế ........................................................................... 88
3.1.1. Thành tựu ................................................................................................. 88
3.1.2. Hạn chế ..................................................................................................... 92
3.2. So sánh quan hệ Quảng Ninh - Quảng Tây với một số địa phương khác của
Việt Nam và Quảng Tây..................................................................................... 99
3.2.1. Sự tương đồng .......................................................................................... 99
3.2.2. Điểm khác nhau ...................................................................................... 103
3.3. Tác động của quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh đối với quan hệ Việt
Nam - Trung Quốc .......................................................................................... 106
3.4. Triển vọng quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh ......................................... 110
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 117
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 120


iv
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

STT

Chữ viết tắt

Ý nghĩa

1


CHXHCN

Cộng hồ xã hội chủ nghĩa

2

CHND

Cộng hồ nhân dân

3

EHP

Chương trình thu hoạch sớm

4

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

5

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

6


HĐND

Hội đồng nhân dân

7

IPA

Ban xúc tiến và hỗ trợ đầu tư

8

NDT

Đơn vị tiền tệ của Trung Quốc (nhân dân tệ)

9

NGO

Tổ chức phi chính phủ

10

ODA

Viện trợ phát triển chính thức từ nước ngoài

11


PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

12

PPP

Hợp tác công - tư

13

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

14

UBND

Uỷ ban nhân dân

15

USD

Đơn vị tiền tệ của Mĩ (đô la)

16


UNICEF

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc

17

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á


v
DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu
Biểu đồ 2.1. FDI phân theo đối tác đầu tư tại Quảng Ninh ............................... 65
Biểu đồ 2.2. FDI Quảng Ninh theo ngành kinh tế ............................................. 67
Bảng
Bảng 3.1. Tình hình trao đổi thương mại Việt - Trung giai đoạn 2010 – 2016..
.......................................................................................................................... 108
Bảng 3.2. Kim ngạch thương mại biên giới Việt - Trung giai đoạn 2010 - 2015
........................................................................................................................ ..109


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam và Trung Quốc là hai nước láng giềng gần gũi, có sự tương
đồng về điều kiện địa lý - tự nhiên, văn hóa truyền thống, và đường lối xây
dựng, phát triển kinh tế. Xét về mối quan hệ ở cấp địa phương của hai nước,

nhất là giữa các tỉnh giáp biên giới, chiếm một vị trí và vai trị hết sức quan
trọng.
Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây là một tỉnh thuộc phía Nam của
Trung Quốc, phía Nam giáp với tỉnh Quảng Ninh của Việt Nam và vịnh Bắc Bộ.
Đây là tỉnh có ưu thế về vị trí địa lý, có cảng biển và các cửa khẩu biên giới trên
bộ với Việt Nam. Trong quá trình cải cách, mở cửa, từ một địa phương biên giới
nghèo nàn, lạc hậu, Quảng Tây đã từng bước vươn lên trở thành tỉnh có tốc độ
phát triển mạnh mẽ. Trong những hoạt động đóng góp vào sự phát triển của
Quảng Tây, không thể không kể đến quan hệ hợp tác nhiều mặt giữa Quảng Tây
với các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam, nhất là với tỉnh Quảng Ninh.
Quảng Ninh là tỉnh thuộc vùng Đông Bắc của Việt Nam, nằm trong tam
giác tăng trưởng kinh tế phía Bắc (gồm có: Hà Nội - Hải Phịng - Quảng Ninh).
Tỉnh Quảng Ninh có chung 132,8 km đường biên giới với tỉnh Quảng Tây. Đây
là vùng giàu tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội với cửa khẩu trên bộ, đường
biển và tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng. Với những lợi thế của mình,
Quảng Ninh không ngừng tăng cường đối ngoại, thúc đẩy quan hệ hợp tác với
các tỉnh biên giới của Trung Quốc trong đó có Khu tự trị dân tộc Choang Quảng
Tây. Được sự hỗ trợ về cơ chế chính sách ưu đãi của Đảng và Nhà nước trong
quan hệ với các địa phương bên kia biên giới của Trung Quốc, Quảng Ninh đã
đạt được nhiều kết quả hợp tác về chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - giáo
dục, du lịch, v.v...


2
Hiện nay, Chính phủ Việt Nam và Trung Quốc đưa ra nhiều chính sách,
biện pháp tiếp tục thúc đẩy các sáng kiến hợp tác tiểu vùng giữa hai nước, đồng
thời xác định các địa phương biên giới giữa hai bên sẽ đóng vai trị tham gia chủ
yếu và quyết định đến hiệu quả thực chất của quá trình hợp tác. Trong số đó phải
kể đến khn khổ hợp tác “Hai hành lang, một vành đai kinh tế” (hành lang
kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, hành lang kinh tế Nam Ninh Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, và vành đai kinh tế Vịnh Bắc

Bộ); khuôn khổ hợp tác “Một trục hai cánh” (một trục: Nam Ninh - Singapo; hai
cánh: Khu hợp tác Tiểu vùng sông Mê Kông mở rộng và Khu hợp tác kinh tế
xuyên Vịnh Bắc Bộ). Với những khuôn khổ này, quan hệ hợp tác giữa Việt Nam
và Trung Quốc trên địa bàn hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh đang đứng trước
nhiều cơ hội, điều kiện thuận lợi xen lẫn những thách thức để có thể cùng thúc
đẩy phát triển một cách mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực.
Mặc dù đã đạt được nhiều thành tựu, nhưng nếu xét một cách khách quan
thì quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh vẫn còn tồn tại nhiều hạn
chế, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế và nhu cầu hợp tác của cả hai bên.
Quy mơ, nội dung và hình thức trao đổi thương mại, hợp tác đầu tư còn khiêm
tốn so với quan hệ giữa Quảng Tây và một số địa phương khác của Việt Nam.
Quan hệ về chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng chưa thực sự đi vào
chiều sâu. Các lĩnh vực về văn hóa - giáo dục, du lịch, giao thơng vận tải... cịn
phải tiếp tục thay đổi về phương thức và hiệu quả hợp tác. Ngoài ra, trong quan
hệ của hai tỉnh còn một số vấn đề đã tồn tại từ trước và vẫn chưa thể xử lý như:
an ninh biên giới; buôn lậu, gian lận thương mại; ô nhiễm môi trường, các tệ nạn
xã hội vùng biên v.v..
Việc tìm hiểu cơ sở của mối quan hệ hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh;
các lĩnh vực quan hệ hợp tác về chính trị - ngoại giao, kinh tế, văn hóa - giáo
dục...; trên cơ sở đó đưa ra những đánh giá về các thành tựu, hạn chế cần khắc


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3
phục, tác động và triển vọng của quan hệ này là những vấn đề có ý nghĩa lý luận
và thực tiễn sâu sắc, cần phải được tiến hành nghiên cứu thấu đáo.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề “Quan hệ giữa tỉnh
Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam) giai đoạn 2010 2016” làm đề tài luận văn thạc sĩ.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Thơng qua q trình sưu tầm, tập hợp tài liệu, chúng tôi nhận thấy việc
nghiên quan hệ Việt Nam - Trung Quốc nói chung, quan hệ giữa các tỉnh biên
giới nói riêng, trong đó có quan hệ giữa hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh giai
đoạn 2010 - 2016 là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên
cứu, học giả của hai nước. Trong khuôn khổ những tài liệu được tiếp cận, trên
cơ sở khảo cứu tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước, chúng tơi điểm lại
một số cơng trình tiêu biểu sau:
2.1. Nghiên cứu ở Việt Nam
- Đề cập chung đến chính sách đối ngoại và quan hệ giữa hai nước Việt
Nam - Trung Quốc có một số cuốn sách tiêu biểu như:
“Chính sách đối ngoại rộng mở của Việt Nam và quan hệ Việt Nam Trung Quốc” của tác giả Đỗ Tiến Sâm và Furuta Motoo (NXB Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2003); “Quan hệ kinh tế thương mại cửa khẩu biên giới Việt - Trung
với việc phát triển kinh tế hàng hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc” của Phan Văn
Lịch (NXB Thống kê, Hà Nội, 1999); “Biên giới trên đất liền Việt Nam - Trung
Quốc” của tác giả Vũ Dương Ninh (NXB Công an Nhân dân, Hà Nội, 2010);
“Quan hệ thương mại Việt Nam với hai tỉnh Vân Nam và Quảng Tây (Trung
Quốc)” của tác giả Nguyễn Văn Lịch (NXB Thế giới, Hà Nội, 2006); “Trung
Quốc trong hợp tác tiểu vùng Sông Mê Kông mở rộng tác động và ảnh hưởng”
của tác giả Lê Văn Mỹ (NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2016); “Quan hệ Việt Trung trước sự trỗi dậy của Trung Quốc” của tác giả Nguyễn Đình Liêm (NXB

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4
Từ điển bách khoa, Hà Nội, 2013); “Nghiên cứu, đánh giá đầu tư trực tiếp của
Trung Quốc tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đình Liêm (NXB Khoa học xã
hội, Hà Nội, 2016) v.v..
Những cơng trình nêu trên tập trung làm rõ quan hệ tổng thể trên tất cả

các mặt giữa hai nước, đồng thời có đề cập đến quá trình trao đổi hợp tác giữa
các địa phương biên giới của Việt Nam và Trung Quốc, trong đó có quan hệ
Quảng Tây - Quảng Ninh. Các cơng trình này đều đưa ra các dẫn chứng sinh
động và khẳng định quan hệ giữa các vùng biên giới hai nước đóng một vai trị
hết sức quan trọng đối với hai nước từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ
(1991) đến nay.
Đề cập trực tiếp đến quan hệ hợp tác giữa hai tỉnh Quảng Tây của Trung
Quốc và Quảng Ninh của Việt Nam chủ yếu là các cơng trình, bài báo cơng bố
trên các tạp chí chun ngành, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học, tiêu biểu có:
“Quan hệ hợp tác giữa Quảng Ninh (Việt Nam) với Trung Quốc” của
Đồn Văn Chính (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2010); “Đẩy mạnh
nghiên cứu xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới Móng Cái (Việt Nam) Đơng Hưng (Trung Quốc)” của Nguyễn Tiến Dũng (Tạp chí Nghiên cứu Trung
Quốc, số 11, 2010); “Hợp tác kinh tế Móng Cái - Đông Hưng thực trạng và giải
pháp” của Nguyễn Đình Liêm (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11, 2010);
“Xây dựng hệ thống giao thông kết nối Quảng Ninh - Quảng Tây trong khuôn
khổ hợp tác hai hành lang, một vành đai” của Ngơ Thị Lan Phương, (Tạp chí
Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2012); “Khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái thời kì
mở cửa” của Ngơ Thị Lan Phương (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2,
2013); “Nghiên cứu hợp tác đầu tư giữa Đông Hưng - Quảng Tây - Trung Quốc
với Móng Cái - Quảng Ninh - Việt Nam” của Nơng Lập Phu (Tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 11, 2010); “Nghiên cứu hợp tác khu kinh tế vịnh Bắc BộQuảng Tây và hành lang kinh tế Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh”

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5
của Lưu Kiến Văn (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2015); “Tiến triển,
thách thức và đối sách khu hợp tác kinh tế biên giới Trung - Việt”, của Lưu

Kiến Văn (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 11, 2014); “Hiện trạng du lịch
từ các tỉnh phía Nam Trung Quốc sang Việt Nam những năm gần đây” của
Nguyễn Phương Liên (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1, 2014); “Hợp tác
kinh tế Vịnh Bắc Bộ mở rộng: chặng đường đã qua, thuận lợi mới, khó khăn
mới” của Nguyễn Quốc Trường (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3, 2014);
“Bộ đội biên phòng tham gia giải quyết vấn đề biên giới quốc gia trên đất liền
Việt Nam - Trung Quốc sau phân giới cắm mốc” của Nguyễn Quang Thuyên
(Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 2, 2016); “Hợp tác xây dựng khu kinh tế
qua biên giới Việt Nam - Trung Quốc cơ hội và thách thức” của Phạm Hồng
Yến (Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 10, 2015). Trong kỷ yếu Hội thảo
quốc tế: “Hợp tác phát triển hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam Trung Quốc trong bối cảnh mới” được tổ chức tại Hà Nội (2/2012), nhiều học
giả đã có các bài tham luận trực tiếp đề cập đến quan hệ Quảng Tây - Quảng
Ninh như: “Khu hợp tác kinh tế vịnh Bắc Bộ - Quảng Tây, thực trạng, vấn đề và
triển vọng” của Nguyễn Xn Cường; “Vai trị của chính quyền địa phương
trong hai hành lang, một vành đai kinh tế Việt Nam-Trung Quốc” của Kurihara;
“Vai trò của tỉnh Quảng Ninh trong chiến lược phát triển Hai hành lang một
vành đai kinh tế Việt - Trung” của Nhữ Thị Hồng Liên v.v..
Trong số các cơng trình nghiên cứu về quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh
phải kể đến Luận án tiến sĩ Lịch sử của Ngô Thị Lan Phương (2014): “Quan hệ
Việt - Trung giai đoạn 1986 - 2010 qua trường hợp quan hệ hai tỉnh Quảng
Ninh (Việt Nam) và tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc)”. Đây là cơng trình nghiên
cứu một cách có hệ thống, khoa học và tồn diện về quan hệ hai tỉnh Quảng Tây
- Quảng Ninh giai đoạn 1986 - 2010, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp tăng
cường hợp tác cho những giai đoạn tiếp theo. Mặc dù giới hạn phạm vi thời gian

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


6
nghiên cứu của đề tài này chỉ dừng lại thời điểm năm 2010, nhưng đã giúp
chúng tơi có được cái nhìn tổng thể cũng như gợi mở cách tiếp cận về các vấn đề
tiến hành nghiên cứu trường hợp cụ thể trong quan hệ hai nước.
2.2. Nghiên cứu ở Trung Quốc
Sau khi hai nước bình thường hóa quan hệ năm 1991, nhất là từ khi bước
vào thế kỷ XXI đến nay, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có quan hệ
giữa các địa phương biên giới của hai nước, là chủ đề nhận được sự quan tâm
của nhiều học giả, các nhà nghiên cứu Trung Quốc. Với khả năng có hạn, chúng
tơi đã tiếp cận được một số cơng trình liên quan đến nội dung nghiên cứu:
武氏金俄:《中国广西省与越南广宁省的经贸关系发展研究》,广西民族大学,硕士论文,2015年

(“Nghiên cứu sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại của tỉnh Quảng Tây
Trung Quốc với tỉnh Quảng Ninh Việt Nam” của Võ Thị Kim Nga, luận văn
thạc sĩ Trường Đại học Dân tộc QuảngTây).
黎氏秋:《中国与越南边境地方地区的文化交流合作研究》,桂林文化学院,博士论文,2014年。(

“Nghiên cứu hợp tác giao lưu văn hóa của khu vực địa phương biên giới Trung
Quốc và Việt Nam” của Lê Thị Thu, luận văn tiến sĩ Học viện văn hóa Quế
Lâm).
范宏贵、刘志强等著:《中越边境贸易研究》,北京民族出版社,2015年版。

(“Nghiên cứu mậu dịch biên giới Trung - Việt” của Phan Hồng Quý và
Lưu Chí Cường..., NXB Dân tộc Bắc Kinh, bản năm 2015).
古小松:《中国与越南边境各省合作关系的若干问题研究》,郑州大学出版社,2016 年版。

(“Nghiên cứu một số vấn đề trong quan hệ hợp tác các tỉnh biên giới
Trung Quốc và Việt Nam” của Cổ Tiểu Tùng, NXB Đại học Trịnh Châu, bản
năm 2016).
张建国:《广西与越南 贸易互补性研究》,《东南亚研究》,2016年,第5期。


(“Nghiên cứu tính bổ trợ mậu dịch Quảng Tây - Việt Nam”, Tạp chí
Nghiên cứu Đơng Nam Á, năm 2016, kỳ thứ 5).
皮军:《越南与广西在中国-东盟自由贸易区中的桥梁作用》,《东南亚纵横》, 2014年,11月。

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
(“Tác dụng cầu nối của Việt Nam và Quảng Tây trong khu mậu dịch tự
do Trung Quốc - ASEAN” của Bì Qn, Tạp chí Đơng Nam Á Tung hồnh,
tháng 11 năm 2014).
Phần lớn các cơng trình này đều có đề cập đến quan hệ giữa Trung Quốc
và Việt Nam, quan hệ hợp tác giữa các địa phương biên giới của hai nước, trong
đó có quan hệ Quảng Tây với Quảng Ninh.
2.3. Một số nhận xét
Từ việc khảo cứu các tài liệu trong và ngồi nước có liên quan đến đề tài,
chúng tôi nhận thấy:
Một là, phần lớn các cơng trình đều tập trung nghiên cứu quan hệ của
hai nước ở cấp độ quốc gia, còn đi sâu nghiên cứu quan hệ giữa các địa
phương giáp biên trong đó có quan hệ Quảng Ninh - Quảng Tây thì cịn hạn
chế.
Hai là, một số cơng trình nghiên cứu chủ yếu đi sâu vào một vài lĩnh vực
quan hệ hợp tác giữa Quảng Tây và Quảng Ninh, và chỉ mới dừng lại ở những
năm trước đây.
Ba là, tính đến nay chưa có một cơng trình nào nghiên cứu quan hệ giữa
hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh giai đoạn từ năm 2010 đến nay.
Để khắc phục và giải quyết hạn chế nêu trên, đề tài sẽ tập trung nghiên

cứu có hệ thống và toàn diện quan hệ hợp tác Quảng Tây - Quảng Ninh trên các
lĩnh vực từ năm 2010 đến năm 2016.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu mối quan hệ hợp tác trên
các lĩnh vực giữa tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) và tỉnh Quảng Ninh (Việt Nam)
trong giai đoạn 2010 - 2016. Trong đề tài này, chúng tôi thống nhất sử dụng
cách gọi: Quảng Tây được hiểu là tỉnh Quảng Tây thuộc Trung Quốc (Khu tự trị

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
dân tộc Choang Quảng Tây), Quảng Ninh được hiểu là tỉnh Quảng Ninh thuộc
Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Về nội dung: Tập trung nghiên cứu quan hệ hợp tác Quảng Tây (Trung
Quốc) - Quảng Ninh (Việt Nam) giai đoạn 2010 - 2016 trên các lĩnh vực: chính
trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng; kinh tế; văn hóa, giáo dục và một số lĩnh
vực hợp tác khác (du lịch, thể dục - thể thao, giao thông vận tải). Nhằm đảm
bảo tính tồn diện, chúng tơi có tìm hiểu và đặt mối quan hệ này trong sự so
sánh với các địa phương biên giới khác, trong quan hệ chung của hai nước Việt
Nam - Trung Quốc, một số tác động và triển vọng của nó. Ngồi ra, đề tài cũng
đề cập đến các cơ sở của mối quan hệ hợp tác nhằm làm sáng rõ về quan hệ
Quảng Tây - Quảng Ninh giai đoạn 2010 - 2016.
Về thời gian: Nghiên cứu quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh từ năm 2010
đến năm 2016. Mốc mở đầu là năm 2010, đây là năm đánh dấu kỷ niệm 60 năm
thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc (1950 - 2010), đồng thời

mở ra một giai đoạn mới trong quan hệ của hai nước. Mốc kết thúc là năm 2016,
là thời điểm bắt đầu hoàn thiện luận văn. Tuy nhiên, để thấy được cơ sở của
quan hệ hợp tác, chúng tơi có đề cập đến một số vấn đề, trong đó có quan hệ
Quảng Tây - Quảng Ninh trước năm 2010.
4. Mục đích và nhiệm vụ của nghiên cứu
4.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở đi sâu nghiên cứu quan hệ hợp tác giữa tỉnh Quảng Tây và tỉnh
Quảng Ninh về chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phịng; kinh tế; văn hóa,
giáo dục và một số lĩnh vực khác, đề tài đưa ra một số nhận xét, đánh giá về mối
quan hệ này, từ đó nêu lên triển vọng và đề xuất tăng cường quan hệ của hai tỉnh
trong thời gian tới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Với mục đích nghiên cứu đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ
chủ yếu:
- Phân tích các cơ sở của mối quan hệ hợp tác Quảng Tây - Quảng Ninh:
Điều kiện địa lý - tự nhiên, nhân tố lịch sử - văn hóa, tình hình kinh tế - xã hội
và quan hệ của hai địa phương trước năm 2010.
- Phân tích, phục dựng lại bức tranh quan hệ hợp tác Quảng Tây - Quảng
Ninh giai đoạn 2010 - 2016 trên từng lĩnh vực, nội dung, mức độ hợp tác, gồm
có: Chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng; kinh tế; văn hóa, giáo dục; du
lịch, thể dục - thể thao; y tế; giao thông vận tải.
- Nhận xét, đánh giá những thành tựu, hạn chế trong quan hệ Quảng Tây Quảng Ninh; So sánh quan hệ Quảng Ninh - Quảng Tây với quan hệ của một số
địa phương khác với Quảng Tây; Nêu lên tác động và triển vọng của quan hệ

Quảng Tây - Quảng Ninh trong thời gian tới.
5. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tài liệu
Để hồn thành đề tài, chúng tơi đã sử dụng các nguồn tài liệu chủ yếu sau
đây:
- Tài liệu gốc: Các chỉ thị, quyết định ban hành quy chế, quy định của
Chính phủ liên quan đến hoạt động đối ngoại, quan hệ hợp tác qua biên giới của
tỉnh Quảng Ninh với Trung Quốc; Báo cáo hàng năm của Ủy ban Nhân dân tỉnh
Quảng Ninh, Tỉnh ủy Quảng Ninh, Sở Ngoại vụ, sở Cơng thương, Cục Hải
quan, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Quảng Ninh; Báo cáo thống kê niên
giám của Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh; Các biên bản ghi
nhớ, thỏa thuận hợp tác, xử lý các sự vụ đột xuất... của chính quyền hai tỉnh
Quảng Ninh và Quảng Tây v.v..

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
- Các tài liệu, sách chuyên khảo, tham khảo của các tác giả người Việt
Nam và Trung Quốc đề cập đến quan hệ Việt Nam - Trung Quốc, trong đó có
các nội dung về quan hệ hợp tác của Quảng Tây và Quảng Ninh đã được xuất
bản, phát hành.
- Các cơng trình, bài báo khoa học đã được cơng bố trên các tạp chí
chun ngành của Việt Nam và Trung Quốc có liên quan đến nội dung nghiên
cứu của đề tài.
- Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ của các nghiên cứu sinh, học viên
người Việt Nam và Trung Quốc nghiên cứu về quan hệ hợp tác của hai tỉnh
Quảng Tây - Quảng Ninh.

- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng kênh tham khảo tài liệu qua một số cổng
thông tin điện tử, website v.v..
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở sử sụng phương pháp luận của Chủ nghĩa
Mác - Lênin và các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành, chủ yếu là phương
pháp nghiên cứu lịch sử kết hợp với phương pháp logic. Ngoài ra, các phương
pháp nghiên cứu liên ngành: thống kê, so sánh, tổng hợp, phân tích, điều tra thực
tế… cũng được vận dụng một cách linh hoạt trong q trình triển khai, hồn
thành luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
- Là cơng trình nghiên cứu có hệ thống và khá toàn diện về quan hệ hợp
tác giữa Quảng Tây và Quảng Ninh từ năm 2010 đến năm 2016.
- Đưa ra nhận xét, đánh giá về quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh trên các
vấn đề: thành tựu, hạn chế; điểm giống nhau và khác nhau của mối quan hệ này
so với quan hệ giữa một số địa phương khác của Việt Nam và tỉnh Quảng Tây
của Trung Quốc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
- Bước đầu nêu lên một số đề xuất nhằm thúc đẩy quan hệ hợp tác Quảng
Tây - Quảng Ninh theo hướng thực chất và hiệu quả hơn. Đây được xem là tham
khảo hữu ích đối với các nhà hoạch định chính sách, nhất là chính quyền địa
phương của hai tỉnh Quảng Tây và Quảng Ninh.
- Là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ học tập, nghiên cứu về quan hệ
Trung Quốc - Việt Nam, nhất là quan hệ giữa Quảng Tây và Quảng Ninh đối với
học viên, sinh viên chuyên ngành lịch sử thế giới và những người quan tâm.

7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, các bảng biểu, tài liệu tham khảo, luận văn
được trình bày trong 3 chương:
Chương 1: Cơ sở của quan hệ giữa Quảng Tây và Quảng Ninh.
Chương 2: Quan hệ hợp tác Quảng Tây - Quảng Ninh trên các lĩnh vực
(2010 - 2016).
Chương 3: Nhận xét về quan hệ Quảng Tây - Quảng Ninh (2010 - 2016)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ CỦA QUAN HỆ GIỮA QUẢNG TÂY
VÀ QUẢNG NINH
1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên
1.1.1. Tỉnh Quảng Tây
- Điều kiện địa lý:
Quảng Tây tên đầy đủ là Khu tự trị dân tộc Choang Quảng Tây, nằm ở
phía Nam Trung Quốc, về phía Đơng Nam cao nguyên Vân Quý; phía Nam giáp
với Vịnh Bắc Bộ và tỉnh Hải Nam, phía Đơng liền với Quảng Đơng, phía Đơng
Bắc tiếp giáp với Hồ Nam, phía Tây Bắc giáp tỉnh Quý Châu, phía Tây giáp với
Vân Nam, phía Tây Nam liền dải sông núi với Việt Nam.
Quảng Tây là một trong 12 tỉnh thành phố, khu tự trị nằm ở miền Tây
Nam Trung Quốc. Diện tích là 240.100 km2, trong đó 70.8% là đồi núi. Dân số
47.13 triệu người với nhiều dân tộc cùng chung sống. Quảng Tây là một trong
hai tỉnh duy nhất của miền Tây Nam Trung Quốc tiếp giáp với biển. Địa thế
Quảng Tây cao về phía Tây Bắc, thấp dần về phía Đơng Nam, có nhiều núi đá

vôi và đất dung nham núi lửa với những dãy núi cao; phần trung và nam có
nhiều đồng bằng, thung lũng. Quảng Tây có Vi Châu là hịn đảo lớn nhất nằm ở
Vịnh Bắc Bộ, có diện tích 28 km2 [96, tr.19].
Quảng Tây có ưu thế lớn về vị trí địa lý như: ven biển, ven sơng, ven biên
giới, là vị trí giao nhau giữa vùng kinh tế Hoa Nam, vùng kinh tế Tây Nam và
vùng kinh tế ASEAN, là con đường ra biển ngắn nhất cho vùng Tây Nam, thậm
chí cả vùng Tây Bắc Trung Quốc. Đồng thời, đây cũng là con đường trọng yếu
liên kết Quảng Đơng, Hồng Kơng, Ma Cao với phía Tây. Nhất là khi thành lập
Khu mậu dịch tự do Trung Quốc - ASEAN, Quảng Tây trở thành đầu mối nối

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
vùng Tây Nam, Hoa Nam, Trung Nam của Trung Quốc với thị trường ASEAN
rộng lớn.
Ưu thế vị trí địa lý thuận lợi, làm nổi bật tác dụng giao thông của Quảng
Tây. Hiện nay, hệ thống giao thông vận tải Quảng Tây hướng ra biển, hình thành
việc lấy cảng biển làm đầu tàu, đường sắt Nam Ninh - Côn Minh làm nịng cốt,
đường bộ, đường sơng, đường hàng khơng và các cơng trình giao thơng khác kết
hợp với nhau một cách đồng bộ. Về đường sắt, Quảng Tây có 4 tuyến chính
là: Tương Quế (Hồ Nam - Quảng Tây), Nam Côn (Nam Ninh - Côn Minh),
Kiềm Quế (Quý Châu - Quảng Tây), Tiêu Liễu (Tiêu Tác - Liễu Châu). Về
đường bộ, Quảng Tây có các tuyến quốc lộ cao tốc chính đi ngang như Trùng
Khánh - Trạm Giang, Hồnh Dương - Côn Minh, Nội Mông Cổ - Bắc Hải, Sán
Vĩ - Thanh Thủy Hà…, cùng với các đường cao tốc khác ngang dọc trong phạm
vi Quảng Tây như Nam Ninh - Quảng Châu, Nam Ninh - Hữu Nghị Quan, Quế
Lâm - Ngơ Châu… Cảng đường sơng có các cảng Nam Ninh, Q Cảng, Ngơ

Châu. Đường hàng khơng có 5 cửa khẩu là Nam Ninh, Quế Lâm, Bắc Hải, Liễu
Châu, Ngô Châu với hơn 100 tuyến bay nối các thành phố trong và ngoài nước
[128].
Theo bước phát triển của hệ thống giao thông vận tải, Quảng Tây trở
thành cầu nối giao lưu hợp tác giữa Trung Quốc và các nước trong khối ASEAN
nói chung, với Việt Nam nói riêng mà trực tiếp là tỉnh Quảng Ninh, cũng như
trở thành nơi đầu tư đầy hấp dẫn cho các doanh nghiệp.
- Điều kiện tự nhiên:
Về địa hình - địa mạo: Quảng Tây là một cao nguyên thấp dần từ Bắc và
Tây Bắc xuống Nam và Tây Nam. Đa số vùng này gồm các đồi núi cao từ 450
đến 900m. Phía Tây là các núi Đô Dương cao đến 2.000m. Ở Đông Nam, các
đất thấp ở độ cao chừng 90 - 450m. Đá vơi chủ trì nhiều phần Quảng Tây làm
thành những cảnh quan ngoạn mục, trong đó các đỉnh núi nhọn và tháp hình

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
chóp xoắn ốc, và các hang động lớn nhỏ, các hố đất sụp và các dòng nước
ngầm. Các đồi núi đá, những tháp xoắn ốc với hình thù qi đản và các hang
động hình dáng lạ lùng có các thạch nhũ đủ lọai, được tìm thấy nhiều nơi trong
vùng, đặc biệt gần Quế Lâm. Những cảnh quan này song song với những loại
tương tự tìm ra ở Quý Châu và ở Vân Nam đã đuợc UNESCO xếp chung thành
một vị trí Di sản Thế giới - World Heritage năm 2007 [96, tr.20].
Hệ thống sơng ngịi ở Quảng Tây khá phong phú, gồm Hồng Thủy, Lưu,
Cương, Hữu, Tả, Xuân, Qúy… theo hướng nghiêng lệch Đông Nam đúng theo
đặc điểm địa hình phần lớn Quảng Tây. Chúng khởi sự từ các nguồn khác nhau
và rồi lồng vào nhau theo một kế tiếp đồng quy, mãi cho đến khi chúng

nhập vào một dịng sơng chính gọi là sơng Tây Giang.
Quảng Tây có khí hậu cận nhiệt đới. Mùa hè thường dài, nhiệt độ cao,
mưa nhiều. Mùa đông ngắn, không lạnh lắm. Nhiệt độ trung bình hàng năm vào
khoảng 21,1°C, tháng có nhiệt độ cao nhất là tháng 7, trung bình từ 23 - 29°C,
tháng có nhiệt độ thấp nhất là tháng 1, trung bình 6 - 14°C. Lượng mưa hàng
năm khoảng 1.835 mm [128]. Tồn vùng, khí hậu ấm áp đủ để bảo đảm trồng
trọt suốt năm.
Tài nguyên khoáng sản: Quảng Tây là một trong 10 khu khai thác kim
loại màu quan trọng của Trung Quốc. Trữ lượng khai thác nhôm 680 triệu tấn,
phân bố tập trung, chất lượng cao, dễ khai thác; trữ lượng mangan khoảng 228
triệu tấn, chiếm 39% trữ lượng cả nước; trữ lượng thiếc, stibi, indi lần lượt
chiếm 28%, 33% và 32% trữ lượng cả nước. Khoáng sản phi kim ở Quảng Tây
cũng rất phong phú, trữ lượng đá vôi lớn, chất lượng cao, các trữ lượng phi
kim khác như cao lanh, đất mềm đứng đầu Trung Quốc [128].
Tiềm năng thủy điện của Quảng Tây rất to lớn. Quảng Tây có sơng ngịi
dày đặc, lượng mưa nhiều, thuận lợi cho việc phát triển thủy điện. Trạm thủy
điện lớn Long Than trên sơng Hồng Thủy phía Đơng Bắc Quảng Tây khánh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
thành năm 2008 là cơng trình thủy điện chỉ xếp sau cơng trình thủy điện Tam
Hiệp Trường Giang lớn nhất Trung Quốc. Với công suất thiết kế 6.426 MW,
Longtan là đập thuỷ điện trọng lực cao nhất thế giới với độ cao 216m giúp cung
cấp một lượng lớn điện năng, định hướng dịng chảy và kiểm sốt lũ lụt của cả
khu vực rộng lớn. Ngồi ra, điện cịn được phát ra từ các nhà máy nhiệt điện, khí
sinh học - biogas (nhiên liệu phát sinh từ phế thải con người động vật).

Tài nguyên biển: Với chiều dài đường biển là 1.595 km, Quảng Tây có tới
21 cảng biển lớn nhỏ, trong đó có 5 cảng có năng lực cập bến cho tàu từ 1 vạn
tấn trở lên là Phòng Thành, Khâm Châu, Bắc Hải, Trân Châu và Thiết Sơn.
Trong đó cảng Phịng Thành là cảng lớn thứ 3 của khu vực Hoa Nam, lượng
hàng qua cảng hàng năm lên tới 20 đến 50 triệu tấn [92]. Các cảng biển Quảng
Tây có đặc điểm tự nhiên là nước sâu, tránh gió tốt, sóng nhỏ, đều kết nối với
đường bộ gần các cảng biển khu vực Đông Nam Á, Hồng Kơng và Ma Cao.
Trong số những cảng trên có 3 cảng là Phịng Thành, Bắc Hải và Khâm Châu
đều có quan hệ hợp tác vận tải hàng hóa và du lịch trên biển với cảng Hải Phòng
và cảng Cái Lân của Quảng Ninh. Cảng Bắc Hải cách cảng Hồng Kông 425 hải
lý; cảng Khâm Châu cách cảng Singapore 1.338 hải lý; cảng Phòng Thành cách
cảng Hải Phòng 151 hải lý, cách Bangkok 1.439 hải lý.
Đánh bắt thủy sản cũng rất phổ biến ở Quảng Tây. Cả đánh bắt trong lục
địa và ngồi khơi ở Vịnh Bắc Bộ là nơi có nhiều luồng cá đơng đảo, giàu có bậc
nhất thế giới. Đánh bắt gồm có cá nạng, cá trích, mực, tơm, cá vược, cá thu, cá
mập và cá tầm... Nuôi ngọc trai quan trọng ở gần Hợp Phố cạnh bờ biển Vịnh
Bắc Bộ đã nổi tiếng là “ngọc trai đẹp miền Nam Trung Quốc”.
Tài nguyên rừng: Rừng bao phủ gần 1/4 Quảng Tây. Các rừng linh sam,
thông đỏ, thông tuyết, bá hương, long não, gỗ hồng sắc tìm thấy nhiều ở phía
Bắc và phía Tây. Các loại cây ăn quả như Cam, Qt… có nhiều ở phía Nam.
Lâm nghiệp Quảng Tây sản xuất gỗ kiến trúc và sản phẩm rừng quan trọng, nhất

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
là Sandarac - một lọai nhựa dùng làm véc ni và giang (thang đèn), vỏ quế bì, dầu
tùng, dầu trà và dầu thì là cũng được sản xuất ở Quảng Tây.

Tài nguyên du lịch: Quảng Tây có 3 khu phong cảnh, 1 khu du lịch, 7 di
tích lịch sử và 11 công viên cấp quốc gia. Nổi tiếng nhất có khu phong cảnh Ly
Giang, đoạn từ Quế Lâm đến Dương Sóc, tập trung nhiều hang động đá vơi
tuyệt đẹp, là một trong 4 danh thắng du lịch lớn nhất Trung Quốc. Quảng Tây có
một nền văn hóa dân tộc phong phú và nhiều màu sắc. Quảng Tây có nhiều lễ
hội ca hát quanh năm của các dân tộc như: lễ ca hát “3 tháng 3” của dân tộc
Choang, lễ “Đạt Nỗ” của dân tộc Dao, lễ khèn của dân tộc Miêu, lễ pháo hoa
của dân tộc Đồng cùng với món “trà dầu” độc đáo. Tháng 11 hàng năm, tại thủ
phủ Nam Ninh, chính quyền Quảng Tây tổ chức lễ hội dân ca quốc tế, thu hút
đông đảo người u thích nghệ thuật trong và ngồi nước. Các hình thức nghệ
thuật ở địa phương có Quế kịch, Choang kịch, Thái điệu, Việt kịch, trống da cá
Quảng Tây, âm nhạc trống đồng…
Có thể nói với những ưu thế đặc biệt về điều kiện địa lý - tự nhiên, Quảng
Tây hoàn tồn có thể mở rộng giao lưu hợp tác khơng chỉ phạm vi trong nước
mà còn cả khu vực và quốc tế, trong đó đáng chú ý là quan hệ với khu vực phía
Bắc của Việt Nam mà cụ thể là tỉnh Quảng Ninh. Đặc biệt những năm gần đây,
hai bên đã cùng hợp tác chặt chẽ với những chiến lược phát triển kinh tế như:
“Hợp tác Hai hành lang, một vành đai”, “Xây dựng một trục hai cánh” hai
chiến lược này đều gắn với vai trị và vị trí của hai tỉnh Quảng Ninh và Quảng
Tây, từ đó lại càng thúc đẩy hơn nữa quan hệ hợp tác mọi mặt giữa hai địa
phương.
1.1.2. Tỉnh Quảng Ninh
- Điều kiện địa lý:
Tỉnh Quảng Ninh nằm ở địa đầu phía Đơng Bắc Việt Nam có dáng hình
chữ nhật lệch nằm chếch theo hướng Đơng Bắc - Tây Nam. Phía Tây tựa lưng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


17
vào núi rừng trùng điệp. Phía Đơng nghiêng xuống nửa phần đầu vịnh Bắc Bộ
với bờ biển khúc khuỷu nhiều cửa sơng và bãi triều, bên ngồi là 2077 hịn đảo
lớn nhỏ. Chiều ngang Đơng - Tây nơi dài nhất khoảng 195km, chiều dọc Nam Bắc khoảng 102km.
Quảng Ninh là tỉnh duy nhất của Việt Nam có đường biên giới cả đất liền
và trên biển với Trung Quốc, tiếp giáp kề cận một thị trường có dân số đông và
kinh tế phát triển năng động của tỉnh Quảng Tây. Trên đất liền có huyện Bình
Liêu, Hải Hà, thành phố Móng Cái giáp huyện Phịng Thành và thị trấn Đông
Hưng, tỉnh Quảng Tây với chiều dài 132,8 km. Về phía biển, bên ngồi các đảo
và vùng nội thuỷ, Quảng Ninh có vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng
đặc quyền kinh tế và vùng thềm lục địa trong Vịnh Bắc Bộ kéo dài theo hướng
bắc nam gần 200 hải lý, giáp vùng biển Trung Quốc ở phía đơng. Hiện nay
Chính phủ hai nước đã quy định các bến cảng và năm cặp cửa khẩu trên đất liền
để đôi bên giao lưu bn bán. Cụ thể là:
1. Móng cái (Việt Nam) - Đơng Hưng (Trung Quốc)
2. Hồnh Mơ (Việt Nam) - Đông Trung (Trung Quốc)
3. Bắc Phong Sinh (Việt Nam) - Lý Hoả (Trung Quốc)
4. Pò Hèn (Việt Nam) - Thán Sản (Trung Quốc)
5. Lục Lầm (Việt Nam) - Trúc Sơn (Trung Quốc)
Với các tỉnh trong nước, Quảng Ninh có hơn 300km giáp Lạng Sơn, Bắc
Giang, Hải Dương và thành phố Hải Phịng [96, tr.19].
Quảng Ninh hiện có 4 thành phố là Hạ Long, Móng Cái, Cẩm Phả, ng
Bí, 2 thị xã là: Đông Triều, Quảng Yên và 8 huyện: Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà,
Tiên Yên, Ba Chẽ, Vân Đồn, Hồnh Bồ, Cơ Tơ.
Cùng với Hải Phịng, Quảng Ninh giữ vai trò là cánh cổng lớn mở ra biển
cho toàn bộ vùng Bắc bộ và là một tỉnh trọng điểm nằm trong tam giác tăng
trưởng kinh tế phía bắc (Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh). Do đó, có thể nói

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
Quảng Ninh có ưu thế về địa lý rất thuận lợi để phát triển quan hệ đối ngoại khu
vực biên giới, đưa khu vực này trở thành một trong những trung tâm thương mại
Việt - Trung lớn của các tỉnh biên giới phía Bắc.
Bên cạnh đó, Quảng Ninh giáp với tỉnh Lạng Sơn, phía tây giáp Bắc
Ninh, Hải Dương, phía Nam giáp Hải Phịng. Những tỉnh láng giềng này là
những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tạo điều kiện cho Quảng Ninh có thể khai
thác quỹ hàng hóa tiêu dùng, vật tư sản xuất… phục vụ nhu cầu trong tỉnh và
xuất khẩu. Rộng hơn nữa trong quan hệ bn bán với Trung Quốc, Quảng Ninh
cịn là cầu nối cho tất cả các tỉnh sâu trong nội địa nước ta. Trong khoảng hơn
hai chục năm qua, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Trung
Quốc như: cao su, gạo, hồ tiêu, hạt điều, dầu thực vật… chủ yếu qua cửa ngõ
này. Ngược lại hàng nhập khẩu từ Trung Quốc cũng theo tàu biển và ô tô từ đây
vào nội địa nước ta. Ngoài ra, Quảng Ninh cũng là nơi chuyển tải hàng hóa từ
nhiều nước Đơng Nam Á và Đông Á đến thị trường Trung Quốc và ngược lại.
Quảng Ninh lọt vào giữa trung tâm của hai hành lang kinh tế: Côn Minh Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh, Nam Ninh - Bằng Tường - Lạng
Sơn - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và vành đai kinh tế Bắc bộ [49, tr.1].
Đồng thời với chiến lược xây dựng mô hình “Một trục hai cánh” ở khu vực này
đã một lần nữa khẳng định vai trò của Quảng Ninh trong hợp tác biên giới Việt Trung.
Có thể thấy rằng, chỉ xét riêng về yếu tố địa lý, Quảng Ninh đã là một tỉnh
có những ưu thế vượt trội hơn hẳn so với các tỉnh biên giới khác trong hợp tác
giao lưu biên giới Việt - Trung. Trong khi hầu hết các tỉnh biên giới phía Bắc
của Việt Nam chỉ có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, thì Quảng
Ninh vừa có biên giới đất liền, lại vừa có đường biên giới trên biển tiếp giáp với
biên giới Trung Quốc, vì vậy Quảng Ninh chính là vị trí đầu mối trong thơng
thương hàng hóa trong và ngồi nước. Ngồi ra, Quảng Ninh cịn là cửa ngõ nối

thơng ra Vịnh Bắc bộ - chiếc cầu nối mở rộng hợp tác với ASEAN. Do đó có thể

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
khẳng định Quảng Ninh có vị trí địa - chiến lược hết sức quan trọng trong hợp
tác Việt - Trung, hợp tác Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN, mà gần nhất chính
là hợp tác với Quảng Tây.
- Điều kiện tự nhiên:
Cùng với những ưu thế về vị trí địa lý, Quảng Ninh cịn có những điều
kiện tự nhiên hết sức thuận lợi. Cảnh quan Quảng Ninh là hình ảnh thu nhỏ của
cảnh quan Việt Nam bởi có núi, có đồi, có đồng bằng và hải đảo. Ở đây khơng
những có sơng, có rừng, có biển mà sản vật cịn hết sức phong phú.
Về địa hình - địa mạo: Quảng Ninh là tỉnh biên giới, miền núi và hải đảo.
Sử cũ có nói rằng: “Đất, nhân thế núi làm thành, dựa chỗ cao mà giữ hiểm, có
núi để tựa, có biển vịng quanh, địa thế xa lánh mà hiểm yếu, trong thì giữ vững
cương vực, ngồi thì khống chế đất Thanh. Núi cao có Lơi Âm, sơng lớn có
Bạch Đằng, 22 cửa biển, hơn 10 đồn ải, hải đảo quanh co, sông bến khuất khúc,
cũng là nơi then chốt ở ven biển” [96, tr.101]. Địa hình đa dạng đã tạo điều kiện
cho Quảng Ninh phát triển các loại hình kinh tế theo hướng kinh tế biển - đồng
bằng - vùng đồi, tạo nên quỹ hàng hóa phong phú cung ứng cho thị trường trong
nước và xuất khẩu như than, vật liệu xây dựng, thủy hải sản, cây hương liệu…
Với đặc điểm địa hình nêu trên, Quảng Ninh là tỉnh có tiềm năng to lớn trong
hoạt động ngoại thương xuất nhập khẩu, đặc biệt là đối với nước láng giềng
Trung Quốc.
Tài ngun khống sản: Quảng Ninh có nguồn tài ngun khống sản đặc
biệt phong phú, đa dạng, có nhiều loại đặc thù, trữ lượng lớn, chất lượng cao mà

nhiều tỉnh thành phố trong cả nước khơng có được như: than, cao lanh, đất sét,
cát, thủy tinh, đá vôi... Than ở Quảng Ninh có trữ lượng rất lớn (khoảng 3,6 tỷ
tấn) với chất lượng cao. Than đã và đang là mặt hàng xuất khẩu chiến lược, đem
về nguồn ngoại tệ lớn cho tỉnh. Các loại khoáng sản kim loại và phi kim cũng
khá phong phú, phân bố khá tập trung và có chất lượng cao.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×