Tải bản đầy đủ (.pdf) (43 trang)

Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2011-2021

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.15 MB, 43 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ THU THOẠI
MSSV: 1112060106 - LỚP: 11DKQ1

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 2
Đề tài:

MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM
GIAI ĐOẠN 2000-2013
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

TH.S. ĐOÀN NAM HẢI

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MAKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

NGUYỄN THỊ THU THOẠI
LỚP: 11DKQ1 – KHÓA 11

BÁO CÁO THỰC HÀNH NGHỀ NGHIỆP LẦN 2
Đề tài:


MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI VÀ
CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT NAM GIAI
ĐOẠN 2000-2013
Chuyên ngành: Kinh doanh quốc tế

TP. HỒ CHÍ MINH - NĂM 2014


LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình hoàn thành bài báo cáo thực hành nghề nghiệp
lần 2, em đã nhận được sự giúp đỡ rất nhiệt tình từ phía Nhà
trường của trường Đại học Tài Chính Marketing, các Quý Thầy
Cô khoa Thương mại, và các Anh/Chị, bạn bè trong và ngoài
lớp.
Nay em xin gửi những lời cảm ơn chân thành nhất đến Ban giám
hiệu trường Đại học Tài Chính Marketing, Quý Thầy/Cô khoa
Thương mại và Thầy Đoàn Nam Hải, người Thầy trực tiếp
hướng dẫn em. Cảm ơn Thầy đã tận tình chỉ bảo và truyền đạt
nhiều kinh nghiệm cũng như cho em nhiều ý kiến, kiến thức quý
báu trong suốt quá trình chuẩn bị, thực hiện và hoàn thành bài
báo cáo.
Cám ơn Anh/Chị và các bạn đã hỗ trợ thời gian và tạo điều kiện
cho mình hoàn thành tốt bài báo cáo này.
Với kiến thức còn hạn hẹp và thời gian còn hạn chế nên trong
quá trình xây dựng bài báo cáo thực tập sẽ không tránh khỏi
những sai sót. Vì vậy em rất mong nhận được những đóng góp, ý
kiến của Quý Thầy/Cô, các Anh/Chị và bạn đọc để em được
hoàn thiện thêm kiến thức ở đề tài này.
Cuối cùng, em xin chúc Ban Giám Hiệu, Quý Thầy Cô và các
Anh/Chị , các bạn dồi dào sức khỏe và thành công trong công

việc.
Em xin chân thành cảm ơn!


 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
…………………………………………………………………………
…..…………………………………………………………………….
…..……………………………………………………………………..
………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………….
…………………………………………………………………………
………………………………………………………………………..
…..…………………………………………………………………….
…..…………………………………………………………………….
….……………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
.………………………………………………………………………..
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………
TP. Hồ Chí minh, ngày … tháng … năm


i
MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... iii
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................................. v
CHƯƠNG 0: CHƯƠNG MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1

0.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................. 1
0.2. Mục tiêu nghiên cứu ................................................................................................... 1
0.3. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................... 1
0.5. Bố cục của đề tài ......................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN
THƯƠNG MẠI......................................................................................................................... 3
1.1. Tỷ giá hối đoái ............................................................................................................. 3
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái ...................................................................................... 3
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái ....................................................................................... 3
1.1.2.1. Căn cứ vào chính sách tỷ giá .......................................................................... 3
1.1.2.2. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thanh toán .................................. 3
1.1.3. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa .................................................................................... 3
1.1.3.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương -NER ............................................. 3
1.1.3.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương-NEER................................................ 4
1.1.4. Tỷ giá hối đoái thực ............................................................................................... 4
1.1.4.1. Tỷ giá hối đoái thực song phương-RER ......................................................... 4
1.1.4.2. Tỷ giá hối đoái thực đa phương-REER .......................................................... 5
1.1.5. Chế độ tỷ giá .......................................................................................................... 6
1.1.5.1. Khái niệm ........................................................................................................ 6
1.1.5.2. Phân loại tỷ giá................................................................................................ 6
1.2. Cán cân thương mại ................................................................................................... 7
1.2.1. Khái niệm............................................................................................................... 7
1.2.2. Các trạng thái của cán cân thương mại .................................................................. 7
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại ................................................... 7
1.2.3.1. Tỷ giá .............................................................................................................. 7
1.2.3.2. Lạm phát ......................................................................................................... 7
1.2.3.3. Thu nhập quốc dân .......................................................................................... 8
1.2.3.4. Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan ở nước ngoài ............................... 8
1.2.4. Vai trò của cán cân thương mại ............................................................................. 8
1.3. Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại qua hiệu ứng tuyến J ....................... 8

1.3.1. Phá giá tiền tệ có cải thiện được CCTM hay không? ............................................ 8
1.3.2. Những điều kiện để phá giá thành công. ............................................................. 10
1.3.2.1. Tỷ trọng hàng hóa đủ chuẩn tham gia TMQT .............................................. 10
1.3.2.2. Tiềm năng linh hoạt của nền kinh tế khi chuyển hướng sang xuất khẩu ...... 10
1.3.2.3. Năng lực sản xuất thay thế hàng hóa nhập khẩu........................................... 10
1.3.2.4. Tỷ trọng hàng nhập khẩu cấu thành những sản phẩm sản xuất trong nước . 10
1.3.2.5. Tâm lý của người tiêu dùng trong nước........................................................ 10
1.3.2.6. Mức độ linh hoạt của tiền lương ................................................................... 10
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000-2013 ............................................................................................... 11
2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại .................... 11
2.1.1. Tỷ giá USD/VND và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ........ 11
2.1.1.1. Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2000-2013 ....................................................... 11
2.1.1.2. Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ................................... 13


ii

2.1.2. Mối quan hệ giữa USD/VND và tỷ số X/N ......................................................... 17
2.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại ...................... 18
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT MỘT SỐ CHÍNH SÁCH TỶ GIÁ NHẰM CẢI THIỆN CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI ............................................................................................................. 23
3.1. Giải pháp trong việc xác định tỷ giá phù hợp với nền kinh tế ............................. 23
3.1.1 Tăng cường tỷ giá thả nổi .................................................................................... 23
3.1.2 Xây dựng kênh thông tin minh bạch về tỷ giá ..................................................... 24
3.1.3 Phối hợp chính sách tỷ giá và các chính sách vĩ mô khác ................................... 24
3.1.4 Chống hiện tượng đô la hóa ................................................................................. 25
3.1.5 Xây dựng hệ thống giám sát tài chính ................................................................. 25
3.2. Giải pháp để cải thiện cán cân thương mại............................................................ 25
3.2.1. Tăng giá trị cho hàng xuất khẩu .......................................................................... 25

3.2.2. Giảm hàng nhập khẩu .......................................................................................... 25
3.2.3. Khuyến khích các doanh nghiệp xuât nhập khẩu sử dụng các công cụ phòng
ngừa rủi ro tỷ giá............................................................................................................... 26
3.2.4. Hỗ trợ các doanh nghiệp ...................................................................................... 26
3.2.5. Kêu gọi chính sách tiêu dùng hàng nội địa của người dân .................................. 26
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 27
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................................... 28
PHỤ LỤC ................................................................................................................................ 29


iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
-

CCTM: Cán cân thương mại

-

GDP:

Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)

-

NEER:
NER:

Tỷ giá danh nghĩa đa phương (Nominal Bilateral Exchange Rate)
Tỷ giá danh nghĩa song phương (Nominal Effective Exchange


Rate)
-

NHTM: Ngân hàng thương mại

-

NHNN: Ngân hàng nhà nước

-

NHTW: Ngân hàng Trung ương

-

REER:

Tỷ giá thực đa phương (Real Effective Exchange Rate)

-

RER:

Tỷ giá thực song phương

-

XNK:


Xuất nhập khẩu


iv

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng tính toán tỷ giá thực song phong USD/VND ................................................. 12
Bảng 2.2: Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ................................... 14
Bảng 2.3: Tỷ trọng thương mại của các đối tác giai đoạn 2000-2013 ..................................... 19
Bảng 2.4: Chỉ số CPI điều chỉnh .............................................................................................. 19
Bảng 2.5: Tỷ giá điều chỉnh. .................................................................................................... 20
Bảng 2.6: Tỷ giá thực song phương ......................................................................................... 20
Bảng 2.7: Tỷ giá thực đa phương-Biểu diễn mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và cán
cân thương mại qua đồ thị sau: ............................................................................................... 21


v

DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ giá thực đa phương USD/VND giai đoạn 2000-2013 ............. 12
Hình 2.2 : Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ......... 14
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện mối quan hệ giữa tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại
Việt Nam giai đoạn 2000-2013 ................................................................................................ 17
Hình 2.4: Mối quan hệ giữa tỷ tỷ giá thực đa phương và cán cân thương mại Việt Nam giai
đoạn 2000-2013........................................................................................................................ 21


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

1


CHƯƠNG 0: CHƯƠNG MỞ ĐẦU
0.1.

0.2.

0.3.

0.4.

0.5.

Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm gần đây từ năm 2000 đến năm 2011, cán cân thương mại của
Việt Nam liên tục thâm hụt làm cán cân thanh toán xấu đi, chỉ mới 2 năm gần
đây là năm 2012 cán cân thương mại mới được thặng dư và vào năm 2013 thì
cán cân thương mại trở về trạng thái cân bằng. Vì cán cân thương mại đóng góp
một phần rất lớn vào việc cải thiện cán cân thanh toán nên các quốc gia đều tìm
cách để cải thiện cán cân thương mại. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cán
cân này như tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát, lãi suất hay thu nhập quốc gia….
Trong đó tỷ giá hối đoái là một yếu tố dường như được các quốc gia chú trọng
hàng đầu để áp dụng vào việc cải thiện cán cân thương mại. Vậy thì giữa cán
cân thương mại và tỷ giá hối đoái có mối quan hệ như thế nào và từ mối quan
hệ đó ta phải làm cách nào để có thể cải thiện được cán cân thương mại của một
quốc gia. Để trả lời nghi vấn này, em quyết định chọn đề tài “Mối quan hệ
giữa tỷ giá và cán cân thương mại của Việt Nam giai đoạn 2000-2013”.
Mục tiêu nghiên cứu
Khái quát những vấn đề lý luận về tỷ giá và phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá
và cán cân thương mại giai đoạn 2000-2013 mà cụ thể là tỷ giá thực USD/VND
và tỷ giá thực đa phương với 5 quốc gia có tỷ trọng thương mại lớn nhất, từ đó

đưa ra các giải pháp và kiến nghị điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện
cán cân thương mại Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là thu thập số liệu xuất nhập khẩu và chỉ số CPI
của Việt Nam với các đối tác thương mại, tỷ giá của Việt Nam đồng với các đối
tác trong giai đoạn từ năm 2000-2013.Trong đó dựa vào tỷ trọng thương mại có
5 đối tác được chọn để đưa đồng tiền của các nước này vào “rổ tiền tệ” đó là
Mỹ (USD), Singapore (SGD), Trung Quốc (CNY), Nhật Bản (JPY) và Hàn
quốc (KRW). Hơn nữa là tìm hiểu các biến động về tỷ giá và cán cân thương
mại của Việt Nam trong thời gian gần đây.
Phương pháp nghiên cứu
- Phân tích định tính: Lấy cơ sở từ những tài liệu liên quan đến đề tài như các
giáo trình tài chính quốc tế, những văn bản quy phạm pháp luật có liên quan,
nhận định của các chuyên gia kinh tế.
- Phân tích định lượng: Tổng hợp các số liệu thứ cấp và phân tích những số liệu
này thông qua bảng biểu, đồ thị và so sánh các dữ liệu này qua các năm. Từ đó
đưa ra các nhận định và kiến nghị để giúp cải thiện cán cân thương mại của Việt
Nam trong thời gian sắp tới.
Bố cục của đề tài
Ngoài chương mở đầu, đề tài được chia làm 3 chương với 34 trang bao gồm các
chương sau đây:

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013
-


2

Chương 1: Lý thuyết về mối quan hệ của tỷ giá và cán cân thương mại.
Chương 2: Mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn
2000-2013.
Chương 3: Giải pháp và kiến nghị điều hành chính sách tỷ giá nhằm cải thiện
cán cân thương mại Việt Nam

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

3

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ MỐI QUAN HỆ CỦA TỶ GIÁ VÀ CÁN
CÂN THƯƠNG MẠI
1.1. Tỷ giá hối đoái
1.1.1. Khái niệm tỷ giá hối đoái
- Khái niệm tỷ giá được thừa nhận rộng rãi ngày nay theo cơ chế thị trường là:
“Tỷ giá là giá cả một đồng tiền được biểu thị thông qua đồng tiền khác.”1
- Các nước trên thế giới hiện nay sử dụng hai phương pháp yết tỷ giá là:
 Yết tỷ giá trực tiếp: “Tỷ giá là giá của một đơn vị ngoại tệ tính bằng số
đơn vị nội tệ”. Hầu hết các nước trên thế giới sử dụng phương pháp này
trong đó có Việt Nam.
 Yết tỷ giá gián tiếp: “Tỷ giá là giá của một đơn vị nội tệ tính bằng số
đơn vị ngoại tệ”. Hiện nay trên thế giới chỉ có 5 đồng tiền dùng phương
pháp yết giá gián tiếp là GBP, AUD, NZD, EUR, SDR.

- Do đó trong bài luận này, ta sẽ quy ước tỷ giá như sau để đúng với chính sách
tỷ giá của Việt Nam: “Tỷ giá (E-exchange rate) là giá cả của một đơn vị ngoại
tệ được thể hiện bằng một số đơn vị nội tệ, tức ngoại tệ đóng vai trò là đồng
tiền yết giá, nội tệ đóng vai trò là đồng tiền định giá.”
1.1.2. Phân loại tỷ giá hối đoái
Xét từ giác độ chính sách vĩ mô ta có thế chia thành 2 loại sau:
1.1.2.1. Căn cứ vào chính sách tỷ giá
- Tỷ giá chính thức là tỷ giá do NHTW công bố, nó phản ánh chính thức về giá
trị đối ngoại của đồng nội tệ. Ở Việt Nam, tỷ giá chính thức cũng là cơ sở để
các NHTM xác định tỷ giá kinh doanh trong biên độ cho phép.
- Tỷ giá chợ đen: Là tỷ giá được hình thành bên ngoài hệ thống ngân hàng, do
quan hệ cung cầu bên ngoài thị trường chợ đen quyết định.
- Tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố cố định trong một biên độ dao
động hẹp.
- Tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá hoàn toàn được hình thành dựa trên quan hệ
cung cầu trên thị trường, NHTW không hề can thiệp.
- Tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là tỷ giá được thả nổi nhưng NHTW tiến hành can
thiệp để tỷ giá biến động theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
1.1.2.2. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng lên cán cân thanh toán
- Tỷ giá danh nghĩa song phương (NER-Nominal Bilateral Exchange Rate)
- Tỷ giá thực song phương (RER-Real Bilateral Exchange Rate)
- Tỷ giá danh nghĩa đa phương (NEER-Nominal Effective Exchange Rate)
- Tỷ giá thực đa phương (REER-Real Effective Exchange Rate)
1.1.3. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
1.1.3.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương -NER
1

GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2012), giáo trình tài chính quốc tế, trang 296

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI


SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

4

Tỷ giá hối đoái danh nghĩa song phương là giá cả của một đồng tiền được biểu
thị thông qua một đồng tiền khác mà chưa đề cập đến tương quan sức mua hàng
hóa và dịch vụ giữa chúng.
- Khi nói đến tỷ giá song phương ta ký hiệu là E và tỷ giá danhh nghĩa này ta
quan sát được hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng.
1.1.3.2. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa đa phương-NEER
- NEER không phải là tỷ giá mà nó chỉ là một chỉ số được tính bằng cách chọn ra
một số loại ngoại tệ đặc trưng (rổ tiền tệ) và tính tỷ giá trung bình các tỷ giá
danh nghĩa các đồng tiền có tham gia vào rổ tiền tệ với tỷ trọng tỷ giá tương
ứng. Vậy tóm lại ta có thể định nghĩa NEER như sau: “Tỷ giá danh nghĩa đa
phương là chỉ số tỷ giá trung bình của một đồng tiền so với các đồng tiền còn
lại.”
- Tỷ giá danh nghĩa đa phương còn được gọi là tỷ giá danh nghĩa trung bình hoặc
tỷ giá danh nghĩa đa biên.
- Ta có công thức tính NEER như sau:2
-

Trong đó: e là chỉ số tỷ giá danh nghĩa song phương
w là tỷ trọng của tỷ giá song phương
j là số thứ tự của các tỷ giá song phương
i là kỳ tính toán
- Với tỷ trọng ngoại tệ được xác định trên cơ sở tỷ trọng thương mại giữa Việt

Nam với các nước bạn hàng nhưng ta chỉ chọn những ngoại tệ nào mà Việt
Nam có tỷ trọng thương mại lớn nhất.
1.1.4. Tỷ giá hối đoái thực
- Nếu chỉ xét đến sự thay đổi của tỷ giá danh nghĩa thì ta đã bỏ qua tác động của
lạm phát, do đó khi tỷ giá danh nghĩa thay đổi ta vẫn chưa biết được chính xác
tác động của nó đến cán cân thương mại như thế nào. Vì vậy ở đây ta sẽ xét tỷ
giá thực song phương và đa phương để thấy rõ tỷ giá tác động như thế nào đến
cán cân thương mại.
1.1.4.1. Tỷ giá hối đoái thực song phương-RER
- Tỷ giá hối đoái thực song phương là tỷ giá hối đoái đã được điều chỉnh bởi tỷ lệ
lạm phát giữa trong nước với nước ngoài.
- Xét tỷ giá RER ở hai trạng thái như sau:3
 Trạng thái tĩnh -

2

GS.TS Nguyễn Văn Tiến (310) , giáo trình tài chính quốc tế, trang 310

3

GS.TS Nguyễn Văn Tiến (2012), giáo trình tài chính quốc tế, trang 306

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013
Trong đó:


5

là tỷ giá thực (dạng chỉ số).

E là tỷ giá danh nghĩa (Số đơn vị nội tệ trên 1 ngoại tệ).
là mức giá cả ở nước ngoài bằng ngoại tệ.
là mức giá cả ở trong nước bằng nội tệ.
Ý nghĩa:

Nếu
Nếu
Nếu

ta nói hai đồng tiền ngang giá sức mua
ta nói đồng nội tệ bị định giá thực thấp
ta nói đồng nội tệ bị định giá thực cao

 Trạng thái động-

Trong đó:
là chỉ số tỷ giá thực từ thời điểm t so với thời điểm

0 tức là

là chỉ số tỷ giá danh nghĩa tại thời điểm t so với thời điểm 0 tức là

là chỉ số giá ở nước ngoài tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa

là chỉ số giá ở trong nước tại thời điểm t so với thời điểm 0, nghĩa


Ý nghĩa:
không đổi ta nói đồng nội tệ có tác dụng duy trì sức cạnh tranh
thương mại quốc tế.
tăng tức đồng nội tệ giảm giá thực, làm tăng sức cạnh tranh thương
mại quốc tế của quốc gia này.
giảm tức đồng nội tệ lên giá thực, làm giảm sức cạnh tranh thương
mại quốc tế của quốc gia này.
1.1.4.2. Tỷ giá hối đoái thực đa phương-REER
- Tỷ giá thực đa phương bằng tỷ giá danh nghĩa đa phương đã được điều chỉnh
bởi tỷ lệ lạm phát trong nước với tất cả các nước còn lại. Tỷ giá thực đa phương
được tính để định ra giá trị thực của đồng nội tệ so với ngoại tệ.
- Tỷ giá thực đa phương sẽ cho chúng ta có được cái nhìn toàn diện hơn về vị thế
cạnh tranh của hàng hóa trong nước với các đối tác thương mại khác.
- Công thức tính REER như sau:

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

6

Trong đó:
tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại j năm t
Tỷ trọng thương mại của đối tác thương mại j năm t được tính bằng cách lấy
kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với nước j tại thời điểm t
chia cho tổng kim ngạch xuất khẩu và nhập khẩu của Việt Nam đối với các
nước trong rổ tiền tại thời điểm t. Trong phạm vi đề tài “rổ tiền”, rổ tiền được

xác định gồm có 5 nước, đó là: Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung
Quốc.

-

Ý nghĩa:
Xét ở trạng thái tĩnh:
tức vị thế cạnh tranh của hai quốc gia là như nhau.
tức vị thế cạnh tranh của nước ta cao hơn nước bạn hàng.
tức vị thế cạnh tranh của nước ta thấp hơn nước bạn hàng.

-

Xét ở trạng thái động:
không thay đổi tức sức cạnh tranh của ta và bạn hàng như nhau.
tăng sẽ nói lên rằng sức cạnh tranh thương mại của quốc gia sẽ được cải
thiện.
giảm tức sức cạnh tranh thương mại của quốc gia bị xói mòn.

1.1.5. Chế độ tỷ giá
1.1.5.1. Khái niệm
- Chế độ tỷ giá được xác định bởi tập hợp các quy tắc, cơ chế liên quan đến việc
quản lý đồng tiền quốc gia với các đồng tiền khác
Các quốc gia khác nhau thường có chế độ tỷ giá khác nhau và tùy thuộc vào
mức độ can thiệp của chính phủ mà ta tỷ giá có thể là thả nổi hoàn toàn, thả nổi
có quản lý hay tỷ giá cố định
1.1.5.2. Phân loại tỷ giá
- Chế độ tỷ giá thả nổi hoàn toàn: Là tỷ giá được hình thành dựa trên quan hệ
cung cầu của thị trường ngoại hối mà không có bất cứ sự can thiệp nào của
chính phủ.

- Chế độ tỷ giá cố định: Là tỷ giá do NHTW công bố và giữ cố định trong một
biên độ giao động rất hẹp.
- Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết: Là loại tỷ giá được kết hợp giữa tỷ giá cố định
và tỷ giá thả nổi hoàn toàn, đây là loại tỷ giá được hình thành hằng ngày và
NHTW can thiệp tích cực trên thị trường ngoại hối bằng cách mua vào hay bán
ra ngoại tệ nhằm điều chỉnh tỷ giá đi theo hướng có lợi cho nền kinh tế.
-

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

7

1.2. Cán cân thương mại
1.2.1. Khái niệm
- Cán cân thương mại ghi chép các khoản thu và chi từ XNK hàng hóa hữu hình
của một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.
- Chênh lệch giữa xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa gọi là xuất khẩu ròng. Cán
cân thương mại còn được gọi là cán cân hữu hình.
1.2.2. Các trạng thái của cán cân thương mại
TB=X-M
Trong đó: TB là cán cân thương mại
X là giá trị xuất khẩu
M là giá trị nhập khẩu
Có 3 trạng thái xảy ra như sau:
- Trạng thái 1 là thặng dư CCTM hay còn gọi là xuất khẩu ròng hay xuất siêu:

Xảy ra khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu. Đây là trạng thái có lợi
cho nền kinh tế nội địa vì khi xuất khẩu nhiều hơn nhập khẩu tức sự gia tăng
dòng tiền vào nhiều hơn dòng tiền đi ra khi đó sẽ cải thiện được cán cân tài
khoản vãng lai.
- Trạng thái 2 là thâm hụt CCTM hay còn gọi là nhập khẩu ròng hay nhập siêu:
Xảy ra khi giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu. Trạng thái này thường
không có lợi cho nền kinh tế vì khi đó dòng thu nhập của quốc gia sẽ giảm đi và
cán cân tài khoản vãng lai xấu đi
- Trạng thái 3 là cán CCTM cân bằng: Đây là trạng thái mà tổng giá trị xuất khẩu
bằng tổng giá trị nhập khẩu. Trạng thái này rất hiếm khi xảy ra.
- Theo đánh giá của IMF thì khi cán cân tài khoản vãng lai thâm hụt lớn hơn 5%
GDP thì coi như quốc gia đó thâm hụt tài khaonr vãng lai không lành mạnh.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến cán cân thương mại
Khi xét các yếu tố tác động tới CCTM ta giả định các yếu tố khác không đổi.
1.2.3.1. Tỷ giá
- Nếu tỷ giá tăng tức đồng nội tệ giảm giá sẽ có tác động tích cực tới cán cân
thương mại vì khi đó giá hàng hóa trong nước sẽ rẻ hơn giá hàng hóa nước
ngoài từ đó làm tăng xuất khẩu, nhưng đối với người nhập khẩu thì khi đó giá
hàng hóa nhập khẩu sẽ mắc hơn giá hàng hóa nội địa từ đó làm giảm nhập khẩu.
- Khi tỷ giá giảm, tức đồng nội tệ tăng giá thì làm cán cân thương mại xấu đi vì
khi đó giá hàng hóa trong nước trở nên mắc hơn so với giá hàng hóa nước
ngoài, và như vậy giá hàng hóa nhập khẩu cũng sẽ rẻ hơn giá hàng hóa nội địa,
từ đó làm giảm xuất khẩu và tăng nhập khẩu.
- Như vậy ta có thể thấy tỷ giá tác động cùng chiều với cán CCTM, khi tỷ giá
tăng sẽ cải thiện được CCTM, ngược lại khi tỷ giá giảm sẽ làm CCTM xấu đi.
1.2.3.2. Lạm phát
Khi tỷ lệ lạm phát trong nước cao hơn tỷ lệ lạm phát nước ngoài thì giá hàng
hóa trog nước sẽ mắc hơn tương đối so với giá của hàng hóa đó ở nước ngoài từ
GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI


SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

8

đó sẽ làm giảm sức cạnh tranh hàng hóa của nước đó trên thị trường quốc tế.
Ngược lại khi tỷ lệ lạm trong nước thấp hơn tỷ lệ lạm phát nước ngoài thì sẽ
làm giá hàng hóa trong nước rẻ hơn một cách tương đối so với giá cả hàng hóa
nước ngoài, từ đó làm tăng sức cạnh tranh của hàng hóa ta trên trường quốc tế,
khi đó sẽ cải thiện được CCTM.
1.2.3.3. Thu nhập quốc dân
Khi thu nhập quốc dân của nội địa tăng tương đối so với quốc gia khác thì sẽ
làm gia tăng nhu cầu tiêu dùng hàng nhập khẩu, từ đó làm cán cân thương mại
xấu đi.
1.2.3.4. Thuế quan và các biện pháp phi thuế quan ở nước ngoài
- Khi nước ngoài đánh thuế cao cũng như có các biện pháp phi thuế quan như hạn
ngạch, hàng rào kỹ thuật… thì giá trị xuất khẩu sẽ giảm vì khi đó giá hàng hóa
nội địa trở nên mắc hơn so với giá hàng hóa của nước ngoài, từ đó làm CCTM
xấu đi.
- Ngược lại nếu chính phủ ta áp dụng các hàng rào thuế quan hoặc phi thuế quan
sẽ làm cho CCTM được cải thiện vì khi đó hàng hóa nước ngoài sẽ mắc hơn
hàng hóa nội địa từ đó sẽ giảm nhập khẩu.
1.2.4. Vai trò của cán cân thương mại
- Trong cán cân thanh toán quốc tế có 4 bộ phận chính là cán cân tài khoản vãng
lai, cán cân vốn và tài chính, cán cân bù đắp chính thức, lỗi và sai sót. Trong
cán cân tài khoản vãng lai có cán cân thương mại là cán cân có ảnh hưởng
nhiều nhất và quan trọng nhất trong số 4 cán cân thương mại, dịch vụ, thu nhập
và vãng lai một chiều.

- Như đã nói, cán cân thương mại phản ảnh lượng tiền vào, ra của một quốc gia
trong một thời kỳ, do đó khi cán cân thương mại thặng dư tức khi đó lượng tiền
vào lớn hơn lượng tiền ra, khi cán cân thương mại thâm hụt sẽ phản ánh lượng
tiền ra lớn hơn lượng tiền vào, còn khi cán cân thương mại cân bằng tức lượng
tiền ra và lượng tiền vào bằng nhau. Khi đó nếu cán cân thương mại thâm hụt
hay thặng dư quá lớn sẽ làm ảnh hưởng tới các biến của nền kinh tế như lãi
suất, lạm phát, tăng trưởng kinh tế… và đặc biệt là lạm phát.
1.3. Tác động của tỷ giá lên cán cân thương mại qua hiệu ứng tuyến J
- Nội dung chủ yếu của hiệu ứng tuyến J nhằm trả lời cho câu hỏi phá giá tiền tệ
có cải thiện được CCTM hay không? Và để có một cuộc phá giá thành công thì
cần có những điều kiện gì?
1.3.1. Phá giá tiền tệ có cải thiện được CCTM hay không?
- Phá giá đồng nội tệ tức là giá trị đồng nội tệ giảm so với các ngoại tệ khác, làm
tỷ giá tăng, khi đó làm tăng xuất khẩu và giảm nhập khẩu và sẽ cải thiện được
CCTM.
- Nhưng CCTM được cải thiện hay không lại phụ thuộc tính trội của hiệu ứng
giá cả hay hiệu ứng khối lượng. Trong đó hiệu ứng giá cả là khi tỷ giá tăng thì
giá xuất khẩu rẻ đi khi tính bằng ngoại tệ và giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng
GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

-

-

9


nội tệ tăng, nếu tỷ giá tăng làm giá hàng xuất khẩu rẻ hơn đã làm tăng khối
lượng xuất khẩu trong khi giá hàng nhập khẩu sẽ mắc hơn sẽ làm hạn chế khối
lượng nhập khẩu thì khi đó ta gọi là hiệu ứng khối lượng.
Một điểm cần lưu ý là CCTM được biểu hiện bằng giá trị chứ không phải khối
lượng hàng hóa XNK do đó khi giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu thì
CCTM thặng dư, ngược lại CCTM sẽ thâm hụt.
Ta có CCTM tính bằng nội tệ như sau:
Trong đó: P là giá hàng hóa xuất khẩu tính bằng nội tệ
là khối lượng hàng hóa xuất khẩu
là tỷ giá hối đoái bằng số đơn vị nội tệ trên 1 đơn vị ngoại tệ
là giá hàng hóa nhập khẩu tính bằng ngoại tệ
là khối lượng nhập khẩu

-

Vậy khi tiến hành phá giá sẽ xảy ra các hiện tượng sau:
 Trong ngắn hạn: Khi tỷ giá tăng sẽ tác động ngay lập tức tới giá cả còn
khối lượng xuất khẩu sẽ không tăng lên nhanh chóng và khối lượng nhập
khẩu sẽ cũng sẽ không giảm đi nhanh chóng vì các lý do như các hợp
đồng đã ký kết trước đó, hàng hóa trong nước chưa thay thế được hàng
hóa nước ngoài… do đó ta có thể thấy trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả có
tính trội hơn hiệu ứng khối lượng, do đó làm CCTM xấu đi
 Trong dài hạn: Khi tỷ giá tăng sẽ làm hàng hóa xuất khẩu rẻ hơn, hàng
hóa nhập khẩu mắc hơn và về lâu về dài các hợp đồng đã được thiết lập
lại và các nhà sản xuất trong nước cũng đã đủ thời gian để thích ứng và
gia tăng khối lượng sản xuất khi đó xét đến hiệu ứng khối lượng thì khối
lượng xuất khẩu sẽ tăng tức
tăng, khối lượng nhập khẩu giảm tức
giảm làm cho CCTM được cải thiện. Còn xét về hiệu ứng giá cả thì khi

tỷ giá tăng làm
tăng làm CCTM xấu đi. Như vậy trong dài hạn
thì hiệu ứng khối lượng trội hơn so với hiệu ứng giá cả nên khi phá giá
tiền tệ sẽ cải thiện được CCTM.
 Đặc điểm của phá giá nội tệ được biểu diễn bằng tuyến J như sau:

Thặng dư (+)

Tuyến J

0
Thời gian

Thâm hụt (-)
GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

10

Nhìn vào hiệu ứng chữ J ta có thế thấy được hiệu ứng này được hình thành bởi
vì trong ngắn hạn hiệu ứng giá cả trội hơn hiệu ứng khối lượng nên làm cho
CCTM xấu đi, ngược lại trong dài hạn hiệu ứng khối lượng trội hơn hiệu ứng
giá cả làm cho CCTM được cải thiện.
1.3.2. Những điều kiện để phá giá thành công.
1.3.2.1.
Tỷ trọng hàng hóa đủ chuẩn tham gia TMQT

- Để phá giá thành công thì hàng hóa xuất khẩu phải đủ chuẩn cũng như đáp ứng
được yêu cầu chất lượng cúng như mẫu mã của người tiêu dùng quốc tế, như
vậy thì mới tác động làm tăng được khối lượng hàng hóa xuất khẩu trong dài
hạn và mới có thế cải thiện được CCTM.
- Đối với các nước phát triển thì thời gian cải thiện CCTM thông qua phá giá sẽ
nhanh hơn các nước đang phát triển vì tỷ lệ hàng hóa đủ tiêu chuẩn của các
nước tham gia thương mại hàng hóa cao, trong khi các nước đang phát triển thì
tỷ trọng hàng hóa này nhỏ.
1.3.2.2. Tiềm năng linh hoạt của nền kinh tế khi chuyển hướng sang xuất khẩu
Khi tỷ giá tăng thì hàng hóa nước ngoài trở nên mắc hơn so với hàng hóa trong
nước nên nếu các doanh nghiệp trong nước nhanh chóng thích ứng và tập hợp
được nguồn sản xuất để tăng khối lượng hàng hóa xuất khẩu thì khi đó sẽ rút
ngắn thời gian cải thiện CCTM.
1.3.2.3. Năng lực sản xuất thay thế hàng hóa nhập khẩu
Nếu các doanh nghiệp trong nước đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng
trong nước thì sẽ làm giảm nhập khẩu, từ đó cũng sẽ nahnh chóng cải thiện
được CCTM. Ngược lại nếu các doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu này
thì sẽ làm kéo dài thời gian của hiệu ứng giá cả.
1.3.2.4. Tỷ trọng hàng nhập khẩu cấu thành những sản phẩm sản xuất trong nước
Đây là yếu tố rất quan trọng vì nếu tỷ trọng hàng hóa nhập khẩu cấu thành
những sản phẩm trong nước cao thì việc phái giá đồng nội tệ sẽ ít có tác dụng
cải thiện CCTM vì khi đó hàng hóa sản xuất trong nước cũng sẽ mắc gần như
khi mua hàng hóa đó ở nước ngoài.
1.3.2.5. Tâm lý của người tiêu dùng trong nước
Nếu người tiêu dùng trong nước có tâm lý sính hàng ngoại thì khi phá gá tiền tệ
nhập khẩu sẽ giảm rất ít hoặc không thay đổi, khi đó sẽ khó cải thiện được
CCTM.
1.3.2.6. Mức độ linh hoạt của tiền lương
Nếu tiền lương linh hoạt tăng khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng thì khi đó lại làm
tăng nhu cầu nhập khẩu, đồng thời chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng, làm tăng chi phí

sản xuất, điều này làm giảm bớt ưu thế khi phá giá tiền tệ, từ đó CCTM khó
được cải thiện.

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

11

CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA TỶ GIÁ VÀ CÁN CÂN THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM GIAI ĐOẠN 2000-2013
Trong chương này ta chỉ xem xét tác động của tỷ giá thực tới cán cân thương
mại mà không xem xét tác động của tỷ giá danh nghĩa đến CCTM vì tỷ giá thực
đã phản ánh tương quan sức mua tốt hơn tỷ giá danh nghĩa.
2.1. Mối quan hệ giữa tỷ giá thực song phương và cán cân thương mại
2.1.1. Tỷ giá USD/VND và cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
2.1.1.1. Tỷ giá USD/VND giai đoạn 2000-2013
- Vì bị hạn chế về thời gian cũng như số liệu nên trong phần này chỉ nói về mối
quan hệ giữa USD/VND đến CCTM mà không nói đến các đồng tiền giao dịch
khác.
- Như đã được nhắc đến ở chương 1, tỷ giá thực song phương sẽ được xét ở 2
trạng thái là trạng thái tĩnh và trạng thái động. Nhưng so với trạng thái động thì
trạng thái tĩnh chỉ cho ta quan sát được tỷ giá thực tại một thời điểm, trong khi
đó khi tính toán tỷ giá thực ở trạng thái động thì ta quan sát được sự vận động
của tỷ giá từ thời điểm này sang thời điểm khác, khi đó ta sẽ có cái nhìn tổng
quan hơn về sự tác động của nó theo thời gian. Vì thế trong phần trình bày sau
ta chỉ tính tỷ giá thực song phương ở trạng thái động.

- Để tính tỷ giá thực USD/VND ta tiến hành làm các bước sau:
 Chọn năm gốc là năm 2000
 Lấy số liệu về tỷ giá USD/VND từ năm 2000 đến 2013 trên trang web
fxtop, sau đó tính phần trăm tăng/giảm tỷ giá qua các năm bằng cách lấy
tỷ giá năm t chia cho tỷ giá năm 2000 ( vì năm 2000 được chọn là năm
gốc nên tỷ giá thực năm 2000 là 1).
 Thu thập số liệu về chỉ số CPI của Mỹ và Việt Nam trên trang web Tổng
cục thống kê từ năm 2000 đến 2013, tính CPI điều chỉnh bằng cách lấy
CPI thực tế thời điểm t chia cho CPI thực tế thời điểm gốc (năm 2000).
 Áp dụng công thức ở phần 1.1.4.1 sẽ giúp ta tính được chỉ số tỷ giá thực
song phương của USD/VND như bảng sau:

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009

2010
2011
2012
2013

-

12

Tỷ giá USD/VND
Mức giá USD
Mức giá VND
tỷ giá thực
tỷ giá
tỷ giá
CPI
CPI
CPI
CPI
danh
điều
hằng
điều
hằng
điều USD/VND
nghĩa
chỉnh
năm
chỉnh
năm

chỉnh
14515
1,000
1,034
1,000
0,983
1,000
1,000
14951
1,030
1,028
0,995
0,996
1,013
1,012
15258
1,051
1,016
0,983
1,038
1,056
0,978
15532
1,070
1,023
0,989
1,032
1,050
1,008
15749

1,085
1,027
0,993
1,078
1,096
0,983
15858
1,093
1,034
1,000
1,083
1,102
0,992
15991
1,102
1,032
0,999
1,074
1,093
1,007
16079
1,108
1,029
0,995
1,083
1,102
1,000
16433
1,132
1,038

1,004
1,231
1,253
0,907
17722
1,221
0,996
0,964
1,071
1,089
1,081
19099
1,316
1,016
0,983
1,089
1,108
1,168
20624
1,421
1,032
0,998
1,187
1,207
1,175
20846
1,436
1,021
0,987
1,091

1,110
1,277
21008
1,447
1,015
0,981
1,066
1,084
1,310
Bảng 2.1: Bảng tính toán tỷ giá thực song phong USD/VND
(Nguồn: Tổng cục thống kê, fxtop và tự tính toán )
Biểu diễn tỷ giá thực song phương lên biểu đồ:

1,400
1,200
1,000
0,800

0,600
0,400
0,200
0,000

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Hình 2.1: Biểu đồ thể hiện tỷ giá thực đa phương USD/VND giai đoạn
2000-2013

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI


SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

2.1.1.2.

13

-

Giai đoạn 2000-2008: Vào tháng 2 năm 1999, NHNN đã đưa ra cơ chế quản lý
tỷ giá hối đoái thả nổi có điều tiết thay cho cơ chế can thiệp trực tiếp trước đó.
Theo cơ chế này, hằng ngày NHNN sẽ công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng
và các NHTM được niêm yết giá trong một biên độ ±0,1%, với dải băng hẹp và
quy định biến động như vậy đã làm tỷ giá thay đổi rất ít, tạo áp lực làm tăng tỷ
giá. Vào ngày 1 tháng 7 năm 2002, NHNN đã mở rộng biên độ dao động giá lên
±0,25% và được giữ tới ngày 31 tháng 12 năm 2006, NHNN đã mở rộng biên
độ dao động giá lên ±0,5%. Ngày 24 tháng 12 năm 2007 NHNN đã tiếp tục mở
rộng biên độ dao động giá lên 0,75%. Và ngày 10 tháng 3 năm 2008 nâng biên
độ lên ±1%. Như vậy nhìn vào biểu đồ ta có thể thấy việc NHNN quy định biên
độ dao động giá đã tác động cùng chiều lên tỷ giá thực, trong giai đoạn này
việc nâng biên độ dao động giá mỗi lần ±0,25% đã làm cho tỷ giá dao động rất
ít. Tới ngày 27 tháng 6 năm 2008 NHNN nới biên độ dao động lên ±2%, ngày 7
tháng 11 năm 2008 nới biên độ dao động lên ±3% đã làm tỷ giá dao động hơn
trước. Nhưng lần này sự biến động giá lại ngược chiều với sự biến động của tỷ
giá thực, tỷ giá thực đã giảm. Nguyên nhân có thể được đưa ra là vì giai đoạn
này lạm phát của Việt Nam rất cao 24,7% làm cho CPI của Việt Nam tăng
mạnh.


-

Năm 2009: Ngày 24 tháng 3 năm 2009, NHNN một lần nữa nâng biên độ dao
động lên ±5%. Đây là lần tăng biên độ lớn nhất kể từ khi NHNN áp dụng cơ
chế công bố tỷ giá bình quân liên ngân hàng năm 1999, điều này đã làm cho tỷ
giá tăng vọt. Nhưng việc biến động này tạo ra tâm lý cho người tiêu dùng sẽ
nắm giữ USD để chờ đồng USD tiếp tục lên giá, từ đó sẽ làm khan hiếm nguồn
cung USD trên thị trường, do đó vào ngày 29 tháng 11 năm 2009, NHNN đã
điều chỉnh biên độ giao động giá xuống ±3%. Nhìn vào biểu đồ thể hiện tỷ giá
thực năm 2009 đã tăng rất mạnh, chủ yếu là do tỷ lệ lạm phát của Việt Nam
năm 2009 (7%) đã giảm rất nhiều so với năm 2008 (24,4%).

-

Giai đoạn 2010-2013: Tỷ giá thực đã liên tục tăng, và tăng mạnh từ năm 2012
tới 2013. Cụ thể tháng 2 năm 2011, chính phủ đã tiến hành phá giá đồng Việt
Nam lớn nhất trong lịch sử là 9.3%, đồng thời giảm biên độ dao động từ (+/3%) xuống còn (+/-1%)4, và tháng 6 năm 2013 đồng Việt Nam cũng được phá
giá thêm 1%. Tỷ giá thực trong giai đoạn này đã biến động cùng chiều với tỷ
giá danh nghĩa mà ít chịu ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát.

Cán cân thương mại Việt Nam giai đoạn 2000-2013
- Thu thập số liệu về giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam trên trang web tổng cục

thống kê từ năm 2000 đến năm 2013, sau đó lấy giá trị xuất khẩu chia cho giá
trị nhập khẩu ta sẽ tính được tỷ số X/N.

4

Theo Tri thức trẻ, 19/06/2014, “Tăng tỷ giá và biến động chứng khoán”, truy cập ngày 10/11/2014 tại địa chỉ
/>

GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

Năm

Tổng xuất nhập
khẩu
(Triệu USD)

2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012
2013

Xuất khẩu
(Triệu

USD)

Nhập khẩu
Tỷ số
(Triệu
X/N
USD)

14.449
15.027
16.706
20.176
26.504
32.442
39.826
48.561
62.689
57.096
72.237
96.906
114.529
132.033

30084
31190
36439
45403
58458
69420
84717

111244
143399
127045
157075
203656
228310
264066

14

15.635
16.162
19.733
25.000
31.954
36.987
44.891
62.682
80.714
69.949
84.832
106.750
113.780
132.033

0,924
0,930
0,847
0,807
0,829

0,877
0,887
0,775
0,777
0,816
0,852
0,908
1,007
1,000

Bảng 2.2: Số liệu xuất nhập khẩu của Việt Nam giai đoạn 2000-2013
(nguồn: thống kê Hải quan)
-

Biểu diễn trên đồ thị

140.000
120.000
100.000

80.000
60.000

Series1
Xuất khẩu

40.000

Nhập khẩu
Series2


20.000
2013

2012

2011

2010

2009

2008

2007

2006

2005

2004

2003

2002

2001

2000


0

Hình 2.2 : Biểu đồ thể hiện giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam
giai đoạn 2000-2013
GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013
-

15

Ta thấy giai đoạn năm 2000 đến 2011 cán cân thương mại liên tục thâm hụt, đặc
biệt là giai đoạn 2007-2010, điều này có thể được lý giải như sau:
 Giai đoạn 2000-2006: Theo số liệu tổng hợp của Tổng cục Thống kê, từ
năm 2000 - 2002, cán cân thương mại thâm hụt trung bình khoảng 1 tỷ
USD, giai đoạn 2003 - 2006, mức thâm hụt tăng lên trung bình mỗi năm
khoảng 2,5 tỷ USD5
Trong giai đoạn này cán cân thương mại liên tục thâm hụt, điều
này không phải do sự giảm sút trong xuất khẩu mà do nhập khẩu
tăng quá nhanh. Kim ngạch nhập khẩu tăng từ 15,6 tỷ USD năm
2000 lên 44,9 tỷ USD năm 2006, tức tăng gần 2,88 lần, tốc độ
tăng trưởng trung bình 21,5%/năm. Trong khi đó xuất khẩu chỉ
tăng từ 14,45 tỷ USD năm 2000 lên 39,82 tỷ USD năm 2006, tức
tăng 2,75 lần so với năm 2000 và có tốc độ tăng trưởng trung bình
19,5%/năm.
Tuy xuất khẩu tăng qua các năm nhưng những mặt hàng xuất
khẩu chủ yếu là các sản phẩm thô vì vậy tạo ra giá trị gia tăng

thấp. Còn đối với những mặt hàng nhập khẩu thì phần lớn là nhập
khẩu tư liệu sản xuất bởi vì cơ cấu công nghiệp Việt Nam còn mất
cân đối và thiếu tính bền vững, đặc biệt là sự yếu kém của các
ngành công nghiệp hỗ trợ.
Vì đa số các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là mặt hàng gia
công, bởi thế khi xuất khẩu tăng cũng đồng nghĩa với nguyên,
nhiên vật liệu nhập khẩu cũng tăng theo. Trong số các mặt hàng
nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam thời gian qua, đứng đầu là mặt
hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ, phụ tùng; tiếp theo là mặt hàng
xăng dầu. Ngoài ra, một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu khá
lớn là: máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, sắt thép, vải các
loại, nguyên phụ liệu dệt may, da giày. Kim ngạch nhập khẩu các
mặt hàng này tăng nhanh qua các năm đã ảnh hưởng tới trạng thái
cán cân thương mại.

5

Theo Bộ Tài Chính, 26/04/2014, “Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư”, truy cập ngày 11/11/2014 tại
/>
GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


THNN2: MQH GIỮA TỶ GIÁ VÀ CCTM GIAI ĐOẠN 2000-2013

16

Trong giai đoạn này thì kinh tế thế giới vừa trải qua một cuộc
khủng hoảng lớn như cuộc khủng hoảng Thái Lan năm 1997,

khủng hoảng Argentina năm 2001, điều này gây trở ngại cho
thương mại toàn cầu. Thêm vào đó tình hình chính trị trong giai
đoạn này cũng có nhiều bất ổn mà tiêu biểu là cuộc khủng bố
ngày 11/9/2011 ở Mỹ và chiến tranh ở Iraq…làm cho tình trạng
ngoại thương ngày càng khó khăn hơn, như vậy ảnh hưởng lớn
đến cán cân thương mại.
 Giai đoạn 2007-2011: Từ năm 2007 - 2010, mức thâm hụt trung bình
mỗi năm khoảng 9,1 tỷ USD. Đặc biệt năm 2008, mức thâm hụt lên tới
12,78 tỷ USD. Tiếp theo năm 2011, mức thâm hụt giảm mạnh và chỉ ở
mức 0,4 tỷ USD6
So với cuộc khủng hoảng kinh tế 1997 thì cuộc khủng hoảng cuối
năm 2007, đầu năm 2008 tác động mạnh đến nền kinh tế của ta
hơn, cuộc khủng hoảng kéo dài và ảnh hưởng lớn đến các khu vực
xuất khẩu chủ yếu của ta như Mỹ, EU… do đó đã làm CCTM xấu
đi. Đặc biệt năm 2011, Mỹ đã trở thành thị trường xuất khẩu lớn
nhất của Việt Nam. Kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam vào 5 thị
trường lớn trên đã lên đến trên 71,03%, riêng Mỹ chiếm 17,4%
(Tổng cục Thống kê, 2011). Việc tập trung vào một số thị trường
làm cho xuất khẩu của Việt Nam rất dễ rủi ro khi có những biến
động bất lợi từ các thị trường này. Chính vì vậy mà những tháng
cuối năm 2008 và đầu năm 2009, xuất khẩu Việt Nam đã trải qua
một thời gian lao đao khi các nước và khu vực trên thu hẹp nhập
khẩu do tác động của khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế
toàn cầu.
Trong giai đoạn này Việt Nam cũng vừa mới gia nhập WTO, thị
trường xuất khẩu mở rộng nhung trình độ công nghệ và kỹ thuật
chưa phát triển mạnh vì thế hàng hóa khó cạnh tranh được với
những sản phẩm trên thị trường quốc tế.

6


Theo Bộ Tài Chính, 26/04/2014, “Cán cân thương mại tiếp tục thặng dư”, truy cập ngày 11/11/2014 tại
/>
GVHD: TH.S ĐOÀN NAM HẢI

SV. NGUYỂN THỊ THU THOAI


×