Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Vấn đề tha hóa con người trong ba lần và một lần và chỉ còn một lần của chu lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (798.03 KB, 113 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRỊNH THỊ VÂN

VẤN ĐỀ THA HÓA CON NGƯỜI
TRONG BA LẦN VÀ MỘT LẦN VÀ CHỈ CÒN MỘT LẦN
CỦA CHU LAI

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

TRỊNH THỊ VÂN

VẤN ĐỀ THA HÓA CON NGƯỜI
TRONG BA LẦN VÀ MỘT LẦN VÀ CHỈ CÒN MỘT LẦN
CỦA CHU LAI

CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC VIỆT NAM
MÃ SỐ: 60.22.34

LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN

Người hướng dẫn khoa học:
TS. PHẠM TUẤN VŨ


NGHỆ AN - 2012


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................1

1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................. 6
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 7
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 7
6. Cấu trúc luận văn ...................................................................................... 7
Chương 1. MỘT SƠ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THA HĨA.........................8
1.1. Các khái niệm cơ bản.............................................................................8
1.1.1. Khái niệm nhân vật văn học................................................................8
1.1.2. Khái niệm tha hóa..............................................................................10
1.2. Nhân vật Năm Thành ........................................................................... 11
1.2.1. Nguyên nhân sự tha hóa và những nấc thang tha hóa ....................... 11
1.2.1.1. Những thử thách khốc liệt của chiến tranh.....................................11
1.2.1.2. Dục vọng giới tính..........................................................................16
1.2.1.3. Khuất phục trước nền kinh tế thị trường........................................20
1.2.2. Những thủ pháp chủ yếu thể hiện nhân vật ....................................... 30
1.2.2.1. Đặt nhân vật vào những thử thách quyết liệt .......................................30
1.2.2.2. Xây dựng nhân vật tiềm ẩn những điều kiện tha hóa.....................34
1.3. Nhân vật Tám Quyền ........................................................................... 35
1.3.1. Những biểu hiện của sự tha hóa ........................................................ 35
1.3.2. Những thủ pháp chủ yếu thể hiện nhân vật....................................... 41
1.3.2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống....................................................41
1.3.2.2. Xây dựng ngơn ngữ nhân vật thông qua đối thoại.........................42
1.3.2.3. Xây dựng ngôn ngữ nhân vật thông qua độc thoại nội tâm...........45

Chương 2. HÌNH TƯỢNG NHỮNG "HIỆP SĨ" CỦA CUỘC ĐẤU TRANH
CHỐNG THA HÓA.......................................................................................48


2.1. Khái niệm “hiệp sĩ” .............................................................................. 49
2.2. Nhân vật Sáu Nguyện........................................................................... 49
2.2.1. Tính cách nhân vật biểu lộ trong cuộc đấu tranh chống tha hóa.......48
2.2.2. Số phận nhân vật do đấu tranh chống tha hóa...................................56
2.3. Nhân vật Út Thêm ................................................................................ 63
2.3.1. Vẻ đẹp toàn vẹn ................................................................................. 62
2.3.2. Nhân vật lý tưởng của cuộc đấu tranh chống tha hóa ....................... 65
2.4. Một số nhân vật khác ........................................................................... 70
Chương 3. MỘT SỐ ĐẶC SẮC KHÁC CỦA HAI TÁC PHẨM LIÊN QUAN
ĐẾN VẤN ĐỀ THA HĨA...............................................................................82

3.1 Cốt truyện phiêu lưu .............................................................................. 83
3.2. Mơtíp anh hùng - mĩ nhân . .................................................................. 92
KẾT LUẬN ................................................................................................. 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................103


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Đại thắng mùa xuân 1975 đã chấm dứt một thời kỳ lịch sử đau
thương, đầy máu và nước mắt nhưng vô cùng hào hùng, anh dũng của dân
tộc Việt Nam, từ đó mở ra một thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và phát triển
với các nước trong khu vực và trên trường quốc tế. Nền văn học đã có
những bước đổi thay, những bước chuyển mình để phù hợp với xu hướng

phát triển chung của thời đại. Đặc biệt là kể từ sau Đại hội Đảng toàn quốc
lần thứ VI năm (1986), văn học Việt Nam đã thực được khởi sắc.Các văn
nghệ sĩ được "cởi trói", họ có đủ độ lùi về thời gian để suy ngẫm, chiêm
nghiệm về hiện thực. Có thể nói "chưa bao giờ văn xi phát triển mạnh
mẽ như bây giờ và cũng chưa bao giờ nhà văn được thành thật như bây
giờ" [91, 1]. Thực tế cho thấy những trang viết có giá trị nhất của văn xuôi
Việt Nam từ sau năm 1975 là những trang viết về chiến tranh và người lính
cách mạng, đó là những "siêu đề tài", "siêu nhân vật" càng khám phá càng
thấy những "độ rung khơng mịn nhẵn".
1.2. Chu Lai là "một nhà văn cả đời khốc áo lính", một tác giả được
độc giả biết đến với nhiều tác phẩm mang giá trị. Ta nhận thấy, tồn bộ các
sáng tác của ơng là một "tập khảo luận" về nhiều vấn đề của cuộc sống xã
hội, con người trong và sau chiến tranh. Tác giả đã thể hiện ngịi bút của
mình qua nhiều thể loại khác nhau như tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, bút
ký, kịch bản sân khấu, kịch bản phim... Trong đó, tiểu thuyết là thể loại mà
ơng gặt hái được nhiều thành công. Là một nhà văn luôn luôn thủy chung
với đề tài chiến tranh, sau năm 1975 Chu Lai trở thành một hiện tượng văn
học được giới nghiên cứu phê bình văn học quan tâm đặc biệt bởi những
trang văn in đậm chất bi tráng trong việc khám phá, phản ánh về số phận
con người dưới nhiều khía cạnh khác nhau, nhiều gam màu khác nhau với
cái nhìn đời tư thế sự. Trong đó phải kể đến tiểu thuyết là thể loại ông gặt


2

hái được nhiều thành công nhất.Tiểu thuyết Ba lần và một lần và Chỉ cịn
một lần có nhiều điểm độc đáo. Ba lần và một lần (343 trang), hoàn thành
đầu hè năm 1999 là một tiểu thuyết độc lập. Cuối tác phẩm, nhân vật trung
tâm (Sáu Nguyện) chết. Khơng có một thơng tin hiển ngơn nào cho biết tác
phẩm cịn tiếp tục.

Sau một thời gian, tác phẩm Chỉ còn một lần ra đời. Trong Lời nói
đầu, tác giả viết: “Sau khi viết xong cuốn Ba lần và một lần, không hiểu
sao tơi cứ thấy có điều gì bất ổn. Dường như tất cả mới chỉ dừng lại ở nửa
vời. Giống như ăn xong một bữa cơm mà lại khơng có một chén trà đặc để
uống. Nó bứt rứt lắm ! Cái gì dừng lại cịn tạm được, cuộc hành trình đi tìm
cái ác, đề cao cái thiện bằng hồn vía con chữ mà dừng lại thì coi như chưa
tìm, chưa đề cao được gì cả. Và như thế, cả tuyến truyện lẫn các số phận
nhân vật, cả ý tưởng lẫn các tình huống, sự kiện nó mới nói được một phần.
Trong khi dịng đời nó có khi nào trơi chảy một đoạn rồi dừng đâu” [34, 5].
Nhà văn cắt nghĩa sự ra đời của tiểu thuyết này: “Và thế là tôi ngồi vào bàn
để viết tiếp phần hai. Gọi là phần hai cho nó liền mạch chứ thực ra nó là
một câu chuyện hoàn toàn riêng biệt với các sự kiện, các số phận riêng biệt
được đẩy cao hơn mà phần viết trước chỉ đóng như một cái nền” [34, 5].Và
“tơi cố tình lấy lại tất cả các tên nhân vật ở phần trước ngõ hầu tạo nên một
bề dày cho câu chuyện mà khỏi phải đi cắt nghĩa, miêu tả dài dòng” [34, 6].
Từ Ba lần và một lần đến Chỉ còn một lần, cốt truyện phát triển tự
nhiên. Nhiều nhân vật có mặt trong cả hai tiểu thuyết. Bởi vậy có thể nói,
về thực chất, đây là hai tập của một bộ tiểu thuyết. Nghiên cứu đề tài này
góp phần đánh giá, thể nghiệm nghệ thuật độc đáo đó.
1.3. Trong các tiểu thuyết sáng tác gần đây như Vòng tròn bội bạc, Ăn
mày dĩ vãng, Cuộc đời dài lắm, Phố... nhà văn Chu Lai đã viết về vấn đề tha
hóa con người ở nhiều phương diện, cấp độ cá nhân và cấp độ xã hội. Điều
mà ông trăn trở nhất là những giá trị đạo đức truyền thống, là nhân phẩm,
nhân cách con người trong cuộc sống mới. Sau chiến tranh, mỗi người có


3

một số phận riêng, tính cách riêng: “Có những số phận được thăng hoa,
được khẳng định thêm một lần, được xi chèo, mát mái, được tiếp tục

đóng góp năng lực dồi dào hơn trong nhịp sống mới” [36, 191]. Có những
người trở về sau chiến tranh gặp nhiều bi kịch nặng nề, cuộc sống của họ
đầy những thất vọng và bất hạnh. Đồng thời có những người lính chạy theo
danh vọng, đồng tiền bị tha hóa, biến chất.
Trong Ba lần và một lần và Chỉ còn một lần, vấn đề tha hóa và
chống tha hóa đã trở thành vấn đề trung tâm, xuyên suốt. Nghiên cứu đề
tài này chúng tôi muốn góp thêm cách nhìn nhận, đánh giá về hình tượng
người lính trước và chiến tranh trong hai tiểu thuyết của Chu Lai, đồng
thời khẳng định những đóng góp của Chu Lai đối với nền văn học Việt
Nam đương đại.
2. Lịch sử vấn đề
Cho đến nay đã có nhiều bài viết, bài báo, những cơng trình khoa học
cơng phu, tồn diện nghiên cứu về các tác phẩm Chu Lai nói chung, v tiu
thuyt Chu Lai núi riờng. Những công trình ấy đều thống
nhất xếp ông vào vị trí là một trong những nhà
tiểu thuyết sử thi thành công của văn học Việt Nam
hiện đại. Song õy l hai tiu thuyt mới nên cịn ít được nghiên cứu.
Vì vậy chúng tơi chỉ điểm qua những nội dung liên quan đến đề tài.
Trong bài viết Một số vấn đề văn xuôi thời kỳ đổi mới (in trong Văn
chương và cảm nhận, Nxb Khoa học Xã hội, 2005) Tôn Phương Lan nhận
xét: “Chu Lai trong một loạt tiểu thuyết như Vòng tròn bội bạc, Ăn mày dĩ
vãng, Phố, Ba lần và một lần, đã tập trung khảo sát và xây dựng hình tượng
người lính sau chiến tranh. Những người lính ấy hoặc đã tiếp tục cuộc
chiến đấu mới để khẳng định tư chất tốt đẹp của mình bằng sự nỗ lực vươn
lên, bằng sự kiên trì chịu đựng như Lãm trong Phố. Hoặc họ sẽ bị tha hóa,
biến chất, sẵn sàng “hi sinh” đồng bào, đồng đội để chạy theo những tham
vọng cá nhân như Huấn trong Vòng tròn bội bạc. Hoặc chối bỏ quá khứ để


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


4

hòng yên thân với những “vinh quang” trên con đường tìm kiếm quyền lực
và địa vị như Ba Sương trong Ăn mày dĩ vãng ”.
Tác giả Nguyễn Hương Giang với bài Người lính sau hịa bình trong
tiểu thuyết chiến tranh thời kỳ đổi mới (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng
4 năm 2001) nhận định: “Người lính trong tiểu thuyết chiến tranh của ta trở
về cuộc sống đời thường, dẫu có cảm thấy lạ lẫm giữa phố phường xanh đỏ
khi ngọn gió rừng hoang dại vẫn thổi mãi trong tâm hồn, vẫn cố gắng hòa
nhập với cuộc đời mới, khẳng định vị trí và giá trị người lính trong xã hội.
Trên hành trình ấy khơng phải người lính nào cũng chiến thắng” [15, 110].
Nguyễn Thanh Tú trong bài Cuộc đời dài lắm – một tiểu thuyết có tính
hấp dẫn (Tạp chí Văn nghệ Quân đội, tháng 01/2002) đánh giá rằng: “Ngòi
bút tiểu thuyết Chu Lai vẫn cách xây dựng nhân vật đẩy đến tận cùng của
bi kịch. Nói một cách khái quát là con người trong tiểu thuyết Chu Lai là
con người của bi kịch, con người của những mâu thuẫn, có khi thật quyết
liệt dữ dội, có số phận tận cùng ngang trái, có nhân cách vơ cùng cao
thượng, lại có loại người tận cùng của sự gian xảo” [89, 101].
Trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội tháng 2 năm 1993, trong bài Một đề
tài không cạn kiệt, Bùi Việt Thắng đã viết: “Nhân vật Chu Lai được thể
hiện như những con người tâm linh. Họ sống bởi những ám ảnh của ảo giác,
hối thúc bởi sự sám hối, ln tìm kiếm sự giải thốt. Đó là những con người
trở về sau chiến tranh bị mất thăng bằng, khó tìm được sự n ổn trong tâm
hồn. Họ sống trong cảm giác khơng bình n... Đi vào ngõ nghách đời sống
tâm linh con người, Chu Lai làm người đọc bất ngờ vì những khám phá
nghệ thuật của mình: Nhân vật Chu Lai thường tự soi mình, khám phá một
bản ngã hay là một con người trong con người” [72, 104].
Nguyễn Bích Thu trong bài Những dấu hiệu đổi mới của văn xi từ
sau 1975 qua hệ thống mơtíp chủ đề, cho rằng tiểu thuyết của Chu Lai “là

sự truy đuổi cuối cùng của quá khứ để tìm nguyên nhân của cái ác vì chỉ có
nhìn thẳng vào q khứ con người mới tránh được thảm họa của cái ác, mới
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

có thể trừng phạt cái ác để thanh thản sống với hiện tại, hướng tới lẽ phải và
điều thiện” [78, 25].
Trong bài Nhân vật người lính trong văn học, nhà văn Chu Lai đã đưa
ra vấn đề người lính trong văn học nói chung: “Người lính địi hỏi văn học
phải phán ánh họ như cái vốn có. Cứ phản ánh trung thành với trái tim lành
lặn, thiện chí nhất vì chiến tranh với tất cả hình thái đặc thù của nó hồn
tồn có thể đẩy nhân vật người lính đến tận cùng số phận. Và chính cái
nghĩa tận cùng đó, người lính bỗng vỡ ồ tất cả” [47].
Trong bài Cảm nhận sự đổi mới trong quá trình tìm tịi của Chu Lai
(Tạp chí Văn nghệ Qn độ số 5 năm 1991) Hồng Diệu khẳng định: “Tiểu
thuyết của Chu Lai đề cập đến nhiều vấn đề. Nhưng bao trùm lên tất cả là
chuyện những người lính sau chiến tranh rời chiến trường trở về, người thì
tha hóa, người thì bước vào cuộc chiến đấu mới. Cuộc chiến đấu của những
người lương thiện chống kẻ bất lương, mà thật trớ trêu, có những người
trước kia là đồng đội của nhau, nay đứng trên hai mặt trận đối lập” .
Trên tạp chí Nhà văn số 8 năm 2006, Bùi Việt Thắng có bài Nội lực
Chu Lai nhận xét: “Đọc tiểu thuyết Chu Lai người ta nhận ra một giọng
nồng nhiệt bàn luận, giọng nồng nhiệt và đắm đuối, giọng trừng trải và
chiêm nghiệm...” [76, 65].
Để chuyển tải tới người đọc những vấn đề thời sự đất nước trước và
sau chiến tranh, Chu Lai khơng ngừng tìm tịi cho mình những hướng tiếp

cận mới. Nhà nghiên cứu phê bình văn học Phan Cự Đệ nhận xét: “Tiểu
thuyết của Chu Lai không chỉ đa dạng trong các phương thức tiếp cận mà
trong các biện pháp nghệ thuật, kết hợp độc thoại nội tâm, dịng ý thức nghệ
thuật đồng hiện và có những thành cơng nhất định”.
Khi bạn “chát” hỏi: “Điều gì khiến anh thoả mãn nhất khi cầm bút viết
về chiến tranh?” trong bài “Nhà văn Chu Lai trò chuyện về nghiệp văn
chương”, ( 22/12/2003), Chu Lai tâm sự rằng: “Là
được đi đến tận cùng, bước vào chiến tranh, con người ta bộc lộ tất cả tính
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

cách, chiến tranh giống như một loại dung dịch đặc biệt khiến cho tất cả
những gì chạm tới phải lên hết màu, hết nét từ sự giả dối thấp hèn đến sự
cao thượng, thánh thiện. Chính vì thế, trong chiến tranh, các số phận nhân
vật có quyền đẩy lên tận cùng của mọi buồn vui”.
Tác giả Minh Thụy trong bài Viết văn – nghề tự ăn óc mình (Báo Pháp
luật chủ nhật, 2005) đã nêu ra vấn đề: “Dường như bất cứ tác phẩm nào của
anh cũng có người lính và chiến tranh” [31].
Trên báo Vn.net có bài Chu Lai - hướng đến độc giả trẻ, là cuộc trị
chuyện chân tình, cởi mở giữa nhà văn với độc giả, trong đó có cả chuyện
đời tư, gia đình, con cái...: “Chú có mấy người con và có ai theo nghiệp
viết lách không ạ?” (Mai Trang, 22 tuổi); Rồi những câu hỏi hóm hỉnh như:
“Nhà văn cho rằng ảnh hưởng của đồng tiền và danh vọng đến văn chương
của chúng ta như thế nào?” (Phương Xa, 23 tuổi).
Trong bài Nhà văn Chu Lai hướng đến độc giả trẻ (Vn Express, 2005),
có một bạn đọc cảm nhận: Truyện của Chu Lai là quá nhiều tâm huyết và

cảm xúc, nhưng cái kết dng nh theo mt mụtớp nh trc...
Trong khuôn khổ và phạm vi của đề tài ch-a
cho phép, ng-ời viết chỉ điểm qua những nội dung
có liên quan đến đề tài. Đây thực sự là những ý
kiến

quý

báu

góp

phần

gợi

mở,

nh

h-ớng

cho

ng-ời viết trên con đ-ờng thâm nhập vào tác phẩm
của

Chu

Lai.


Tuy

nhiên

các

công

trình

nghiên

cứu, các bài báo, bài viết nêu trên mới chỉ dừng
lại ở vic tìm hiểu một ph-ơng diện, một góc độ
nào đấy về tiểu thuyết Chu Lai.
3. Mục đích nghiên cứu
3.1. Làm rõ sự tha hóa và cuộc đấu tranh chống tha hóa là vấn đề trung
tâm, chi phối mọi phương diện của Ba lần và một lần và Chỉ còn một lần,
khiến cho hai tiểu thuyết này như hai tập của một bộ tiểu thuyết.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

3.2. Làm rõ những thành công của Chu Lai trong việc xây dựng thành
cơng những hình tượng nhân vật tha hóa.
3.3. Qua việc phân tích những nhân vật chính của cuộc đấu tranh

chống tha hóa, làm rõ những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của hai tiểu
thuyết của Chu Lai trong việc thể hiện cuộc đấu tranh này.
4. Phạm vi nghiên cứu
Chủ yếu khảo sát một số nhân vật tiêu biểu thuộc tuyến nhân vật tha
hóa và chống tha hóa trong hai tiểu thuyết Ba lần và một lần và Chỉ còn
một lần.
Khảo sát những giá trị thẩm mỹ cơ bản khác của hai tiểu thuyết liên
quan đến vấn đề tha hóa như cốt truyện, mơtíp anh hùng - mĩ nhân.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng các phương pháp sau:
5.1. Phương pháp thống kê, phân loại.
5.2. Phương pháp tổng hợp, phân tích.
5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu.
6. Cấu trúc luận văn
Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1. Một số hình tượng nh©n vËt tha hóa
Chương 2. Hình tượng những “hiệp sĩ” của cuộc đấu tranh chống tha hóa
Chương 3. Một số đặc sắc khác của hai tác phẩm liên quan đến vấn đề
tha hóa

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Chương 1
MỘT SỐ HÌNH TƯỢNG NHÂN VẬT THA HÓA


1.1. Các khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niện nhân vật văn học
Nhân vật đóng vai trị rất quan trọng trong tác phẩm tự sự vì đó
chính là “phương tiện cơ bản để nhà văn khái quát hiện thực một cách hình
tượng. Nhà văn sáng tạo nhân vật để thể hiện nhận thức của mình về một cá
nhân nào đó, về một loại người nào đó, về một vấn đề nào đó của hiện
thực. Nhân vật chính là người dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng của đời
sống trong một thời kì lịch sử nhất định” [49, 126]. Một tác phẩm văn xi
tự sự có sức sống, sức lay động là nhờ vào nhân vật bởi vì: “nhân vật là
then chốt của truyện, giữ vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề
và tư tưởng tác phẩm”. Nhà văn Ma Văn Kháng cho rằng: “Trong tiểu
thuyết, chủ đề và nhân vật hòa vào nhau…nhân vật là sức nổ, sức sống của
tiểu thuyết”.
Nhân vật là “con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học”
[49, 235]. Nhân vật trong tác phẩm văn học cơ bản không phải là những
người có thực mà được nhà văn sáng tạo nên nhằm thể hiện chủ đề, tư
tưởng, cá tính sáng tạo của mình. Vì vậy khơng thể đồng nhất nhân vật với
con người có thật ngồi đời sống. Thế giới nhân vật trong văn học vô cùng
phong phú, đa dạng. Nhân vật văn học có thể là những con người có tên
như Chử Đồng Tử, Tiên Dung, Tấm Cám, Thúy Kiều… Có thể khơng tên
như viên quan, mụ quản gia, thằng bán tơ…Có thể là một đại từ nhân xưng
nào đó như “mình”, “ta” trong ca dao, dân ca, tục ngữ… hoặc một số nhân
vật xưng tôi trong truyện ngắn, tiểu thuyết. Khái niệm nhân vật văn học có
khi được sử dụng như một ẩn dụ, không chỉ một con người cụ thể nào cả
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


9

mà để chỉ một hiện tượng nổi bật nào đó trong tác phẩm. Chẳng hạn ta có
thể nói “nhân dân” là nhân vật chính trong tác phẩm Chiến tranh và hịa
bình của L.tơnxtơi hay trong tác phẩm Đất nước đứng đứng lên của
Nguyên Ngọc, người ta thường nói đến nhân dân như là một nhân vật trung
tâm. Nhân vật văn học còn thể hiện quan niệm nghệ thuật và lí tưởng thẩm
mỹ của nhà văn về con người. Vì vậy nhân vật ln ln gắn chặt với chủ
đề của tác phẩm. Nhân vật văn học là mộ hiện tượng nghệ thuật có tính ước
lệ, tượng trưng. Người ta có thể nhận biết nhân vật thơng qua những đặc
điểm, dấu hiệu riêng về tiểu sử, lai lịch, nghề nghiệp, lứa tuổi, giới tính…
Có thể tác giả giới thiệu những dấu hiệu, đặc điểm này ngay từ ban đầu và
thông thường nhân vật có q trình phát triển gắn liền với những dấu hiệu
ban đầu ấy. Nhân vật văn học được tác giả thể hiện bằng chất liệu ngôn từ,
bởi vậy người đọc phải vận dụng óc sáng tạo và liên tưởng để dựng lại con
người hoàn chỉnh trong tất cả các mối qian hệ của nó. Nhân vật trong tiểu
thuyết trước 1975 hay bị chi phối bởi áp lực sử thi và nhu cầu phản ánh
hiện thực về lịch sử, xã hội, nhân vật được “phân tuyến rạch ròi” thiện - ác,
cao cả - thấp hèn, tốt - xấu, địch - ta… Nhân vật trong văn học sau 1975,
“không nằm trong khn hình được định sẵn về số phận mà đó là những
con người với trăm ngàn mảnh đời khác nhau, đầy những vết dập xóa trên
thân thể, trong tâm hồn” [67, 52]. Căn cứ vào đặc điểm tính cách và việc
truyền đạt lí tưởng của nhà văn, nhân vật văn học được chia thành nhân vật
chính diện và nhân vật phản diện. Căn cứ vào cấu trúc hình tượng, nhân vật
có các loại: nhân vật chức năng, nhân vật tính cách nhân vật loại hình, nhân
vật tư tưởng. Căn cứ vào thể loại văn học, phân chia thành: nhân vật tiểu
thuyết, nhân vật kịch, nhân vật tự sự.
Văn xuôi trước 1975 chi phối bởi tư duy sử thi và cảm hứng lãng mạn,
đồng thời do xuất phát từ quan niệm con người công dân, con người xã hội
nên nhân vật chưa có nhiều kiểu loại. Sau năm 1975, đặc biệt kể từ sau năm

1986 văn học nước ta đã thực sự khởi sắc. Sự nghiệp đổi mới toàn dân,
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

toàn diện của Đảng đã làm lay chuyển mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và
tác động rộng lớn đối với mỗi cá nhân, mỗi tập thể, đặc biệt là giới văn
nghệ sĩ. Sự phức tạp, bề bộn và đa đoan của cuộc sống buộc người nghệ sĩ
phải suy tư, nghiền ngẫm và lí giải chúng trên tinh thần đổi mới. Chu Lai là
nhà văn trưởng thành sau thời kỳ khói lửa bom đạn của chiến tranh nên đã
có những cách tân đáng kể, tìm tịi cho mình những hình thức mới. Trong
luận văn này, chúng tơi chỉ tập trung đi vào hai thể loại nhân vật: nhân vật
tha hóa và nhân vật chống tha hóa (cịn gọi là những “hiệp sĩ” trong cuộc
đấu tranh chống tha hóa).
1.1.2 Khái niệm tha hóa
Theo Từ điển tiếng Việt thơng dụng, tha hóa là “trở nên khác đi, biến
thành cái khác. Trở thành người xấu mất nhân phẩm đạo đức” [90, 711].
Khái niệm tha hóa mà chúng tơi đề cập tới trong luận văn này là nhằm nói
tới những hiện tượng biến đổi con người theo hướng tiêu cực.
Trong sáng tác của các nhà văn trong giai đọan 1930-1945 kiểu nhân
vật tha hóa xuất hiện nhiều. “Sự tha hóa của nhân vật được nhà văn lí giải
do hồn cảnh và chủ yếu để làm nổi bật tính cách nhân vật, bản chất và sự
mâu thuẫn giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị. Đến văn xi thời kì
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, do hoàn cảnh đặc biệt của cuộc
chiến diễn ra với quy mô lớn con người không tránh khỏi sa ngã, dao động
cho nên sự tha hóa, biến chất của con người là một điều dễ hiểu” [67, 61].
Rất nhiều tác phẩm đã được các nhà văn xây dựng nhằm thể hiện sự tàn

phá khốc liệt của chiến tranh và khẳng định tinh thần, ý chí chiến đấu anh
dũng của con người trong việc đối mặt với sự tha hóa nhân cách. Văn xi
sau 1975 đã đặt ra nhiều vấn đề mới nảy sinh trong cuộc sống, trong nhân
cách con người nhằm tìm hiểu, khám phá tận cùng bản chất của nó. Trong
chiến tranh, ranh giới mỏng manh giữa sự sống và cái chết, nhiều người đã
đảo ngũ, chiêu hồi, phản bội đồng đội, phản bội lý tưởng cách mạng nên bị
tha hóa, biến chất hồn tồn.Trong thời bình, khi nền kinh tế thị trường mở
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

cửa nhiều người đã bị lôi cuốn vào vịng ln chuyển đó, nhanh chóng chạy
theo tiếng gọi của danh vọng, địa vị, tiền bạc và bị trượt dốc thảm hại. Rất
nhiều nhà văn đã thể hiện nhân vật tha hóa như Bảo Ninh, Dương Hướng,
Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng…
“Giữa lúc ánh hào quang của chiến thắng vẫn làm người ta ngây
ngất, những ảo tưởng tốt đẹp về con người đã được tôi luyện và trưởng
thành trong chiến tranh cịn tồn tại thì một loạt tiểu thuyết của Chu Lai
đã dũng cảm báo động về một sự biến dạng mới của con người sau chiến
thắng”[67, 62].
1.2. Nhân vật Năm Thành
1.2.1. Nguyên nhân sự tha hóa và những nấc thang tha hóa
1.2.1.1. Những thử thách khốc liệt của chiến tranh
“Những người đã từng đi qua cuộc chiến, mỗi người có một cách hồi
tưởng chiến tranh khơng giống nhau, nhưng tựu chung lại vẫn là một cảm
giác tự hào về một thời oanh liệt. Chỉ riêng một mình Chu Lai khai thác
chiến tranh ở một góc độ khác hẳn” [23, 9].

Trước năm 1975, trong văn học chiến tranh, người lính được bao bọc
trong một vẻ đẹp tồn diện, một góc nhìn với đậm màu sắc lãng mạn, giờ
đây trong sác tác của ơng “bầu khơng khí vơ trùng” bao bọc nhân vật đã bị
phá vỡ, nhân vật được thể hiện dưới góc nhìn “phi sử thi”, “giải biểu
tượng”. Theo Chu Lai “bước vào chiến tranh con người ta bộc lộ tất cả tính
cách, chiến tranh giống như một loại dung dịch đặc biệt khiến cho tất cả
những gì chạm tới phải hết màu, hết nét, từ sự giả dối thấp hèn đến sự cao
thượng thánh thiện. Chính vì thế trong chiến tranh, số phận nhân vật có
quyền đẩy lên tận cùng của mọi buồn vui” [28]. Năm Thành trong Ba lần
và một lần và Chỉ còn một lần, là kiểu nhân vật người lính bị tha hóa biến
chất. Tác giả đặt nhân vật vào thử thách khốc liệt của chiến tranh, qua đó
nhân vật bộc lộ rõ bản chất và tính cách của mình. Đây là một trong những
ngun nhân dẫn tới sự tha hóa về phẩm chất, đạo đức của nhân vật.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Năm Thành vốn là một đại đội trưởng trinh sát, là con người thông
minh, nhạy cảm “đánh giặc thần sầu” và cũng nổi tiếng là người đào hoa,
đa tình, đồng thời cũng là một người rất thẳng thắn, “thấy cái gì ngang tai
chướng mắt là bụp liền”, nên ít ai ưa. Mặc dù không ưa nhưng người ta vẫn
phải cần đến Năm Thành, một ngày thiếu hắn là sinh chuyện. Hắn giỏi đến
nỗi, dịp Mậu Thân có lần sư trưởng dẫn quân qua, khi phối hợp chiến đấu
đã phải cất tiếng khen ngợi: “Lính địa phương ngon quá xá mức, tớ sẵn
sàng đổi ba tiểu đoàn trưởng cứng để lấy một thằng lính chiến cơng tử
này”. Thế nhưng do thiếu trung thực, vô nguyên tắc, vô trách nhiệm, tính
nhu nhược vị kỷ, hơn nữa vì chút kiêu hãnh, nóng vội sự thiếu từng trải và

thích chứng tỏ bản thân, Năm Thành đã quyết định tung cả đội vào một trận
đánh trong khi chưa trinh sát kỹ càng. Thảm kịch đã xảy ra: “Ba chục con
người, gần ba chục chàng trai mạnh khỏe, ưu tú, niềm tự hào của cả cánh
rừng, đã sống cùng nhau bao nhiêu năm tháng, đã nếm đủ mọi vinh nhục,
vui buồn và chưa một ai có vợ, kể cả người đại đội trưởng đẹp trai, hào
hoa, vậy mà chỉ trong thoáng chốc, chỉ sau một đêm ngủ dậy, bỗng dưng
chẳng còn một ai nữa!” [36, 47]. Thảm kịch này nối tiếp thảm kịch khác.
“Cả cảnh rừng trong chốc lát bị xé rách tơi tả. Những sinh linh trong rừng
bỗng chỉ còn là thân phận con sâu cái kiến” [36, 48]. Chu Lai không né
tránh, luôn miêu tả đến tận cùng sự hi sinh mất mát, tác giả cho ta thấy cái
giá mà chúng ta phải trả cho mỗi chiến công, cho từng trận đánh là cả máu
và nước mắt: “Máu trộn vào đất. Mùi da thịt ngào và mùi lá cây tanh nồng.
Tiếng rên la quyện dính vào tiếng pháo rít trên cao. Bầu trời chao nghiêng.
Rung giật. Rung giật (...).
Chỉ nghe cái ục! Rồi sau đó là cả căn hầm biến mất trong một cái hốc
đỏ bầm. Biến mất luôn năm sinh mạng cả con gái lẫn con trai. Chú mục
nhìn xuống, người có bộ thần kinh vững nhất cũng khơng khỏi sa sẩm mặt
mày: Một đống tạp nham gồm cả đất, cả lá cây, hơi khói, cả xương thịt con
người ngào trộn vào nhau đến không phân biệt ra đâu vào với đâu nữa! Góc
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

kia một khúc đùi, góc này một bộ ruột, góc này nữa lại là một tảng mơng
khơng hiểu của đàn ông hay đàn bà nhô lên trắng hếu...Và giắt hờ trên ngọn
cây đang ứa nhựa trên đầu, sao lại có thể thế được nhỉ, một mảng ngực con
gái vẫn còn trắng lắm, căng tròn như đang phập phồng hơi thở...” [36, 49].

Đọc những trang văn trên, người đọc cảm nhận được sự tàn phá của chiến
tranh. Sự mất mát, hi sinh do chiến tranh xuất hiện với mật độ dày đặc
trong tác phẩm. Cái giá mà phía ta phải trả là quá đắt. Sự nóng vội, chủ
quan trong việc chỉ huy trận tập kích khi chưa nghiên cứu cụ thể tình hình
địa bàn, lực lượng phương án tác chiến chưa phù hợp dẫn tới thất trận,
nướng quân. Dường như ta cảm nhận được nỗi đau đớn đến rỉ máu, đang
quặn thắt trong lịng của tác giả. Đó khơng phải là cái chết của một con
người mà là cái chết của một tập thể người đang phơi phới tuổi thanh xuân,
tràn trề sức sống. Chiến trường là nơi “xác người sấp ngửa, xác muôn thú
cháy thui” và việc Chu Lai giải thích nguyên nhân dẫn đến cái chết của
người lính từ phía những người đồng đội đã khiến cho sự mất mát trong
chiến trận càng ám ảnh hơn, xót xa hơn. Đây là những cái chết vơ lí, bất
ngờ đành phải chấp nhận. Chiến tranh không loại trừ bất cứ điều gì.
Sự dữ dội và khốc liệt của chiến tranh khơng chỉ ở chết chóc hi sinh,
mất mát mà còn hiện hữu ở những thứ nhỏ nhặt hàng ngày như sự khó
khăn, thiếu thốn cái ăn, cái mặc, bệnh tật ốm đau... “Kẻ thù bằng xương,
bằng thịt nhiều khi cịn dễ đối phó, đằng này đây lại là những kẻ thù vơ
hình, dẫu có đề phịng đến mấy cũng khó lịng né tránh” [24, 56]. Cảnh khó
khăn, thiếu thốn, đói ăn, đói mặc được tác giả miêu tả chi tiết, tỉ mỉ như những
thước phim quay cận cảnh: “Cả cánh rừng chìm trong cái đói rã rời. Củ sắp
hết. Măng cũng được đào đến những mục cuối cùng. Tóc trên đầu con gái đã
bắt đầu rụng dần rồi rụng từng đám. Mặt con trai đã vêu cao hơn, không sinh
khí, khơng chuyển động, đến nỗi có cậu xuống suối nhìn con chim nhăn
nhúm, teo tóp như lặn vào trong của mình đã phải thốt lên: Giá bây giờ có đứa
con gái nào úp mặt lên bụng cả ngày thì thằng nhỏ vẫn khơng nhúc nhích!
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


14

Nghe được câu nói này các cơ gái chỉ cười nhưng nước mắt lặng lẽ chảy ra.
Chao ôi! Thì chúng tơi cũng đâu có khác gì. Ngay cả căn bệnh đang không lăn
ra sùi bọt mép cũng tự dưng biết mất kia kìa! Cịn gì trong người nữa mà
khát khao, còn cái già trong tim nữa mà mộng mơ! Giọt tinh chất cuối cùng
cũng được chiết ra để nắm giữ cây súng mất rồi” [36, 61].
Có thể nói chiến tranh rình rập tiêu diệt con người từ mọi phía, bằng
mọi cách chứ khơng phải chỉ có bom đạn, súng ống. Bởi vậy số phận mỗi
con người trong cuộc chiến ấy cũng trở nên mỏng manh, bé nhỏ. Trong
hoàn cảnh chiến tranh nghiệt ngã và khốc liệt ấy, tư tưởng Năm Thành dao
động, mềm yếu, không tin vào khả năng chấm dứt chiến tranh và thắng lợi
ở phía mình. Anh ta bỏ rừng trốn về ấp. Hành động đó chính là mối hiểm
họa lớn đang treo lơ lửng trên đầu và có thể dáng xuống bất cứ lúc nào cho
đồng đội. Đó là hành động tiếp tay cho địch đánh phá toàn bộ cơ sở cách
mạng lộ cũng như mật của gã chiêu hồi kia: “Một kẻ bình thường chiêu hồi
đã tệ hại, một cán bộ chiêu hồi, mức độ tệ hại gấp nhiều lần hơn và một khi
kẻ đó lại là một cán bộ tài ba, có uy tín thì sự tệ hại sẽ khơng sao lường
được. Lịch sử vùng đất này đã chẳng có những trường hợp chiêu hồi gây
khốc hại cho phong trào mà đến tận bây giờ vẫn cịn giữ ngun dấu vết
nhức nhối đó sao! Đối tượng đánh từ ngồi vào, cái đó đơn giản. Nhưng kẻ
thù từ trong ruột chạy ra rồi đánh trở lại, đòn chơi sẽ biến thành hiểm độc
đến tận cùng” [36, 61]. Bom đạn chiến tranh khốc liệt vừa như một thứ vũ
khí, vừa như một độc tố gặm nhấm dần nhiệt huyết, niềm tin của người
cầm súng, bào mòn giá trị đạo đức, nhân cách của họ. Đây là nguyên nhân
cơ bản dẫn tới sự tha hóa biến chất của Năm Thành. Kiểu nhân vật bị tha
hóa cịn được Chu Lai đề cập ở nhiều tác phẩm khác. Nhân vật Kiêu trong
Nắng đồng bằng, là chính trị viên đại đội nhưng ở các trận đánh bộc lộ sự
hèn nhác, mềm yếu lui về phía sau để bảo tồn mạng sống. Điều tệ hại hơn
là y đã bộc lộ rõ chân tướng một tên chiêu hồi phản bội đê tiện, hèn mạt.

Hắn đem toàn bộ kinh nghiệm của một “cán bộ đặc công Việt Cộng” ra
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

trang bị cho địch, đồng thời bắc loa kêu gọi mọi người đầu hàng giặc.
Hồng Xanh trong Gió không thổi từ biển, từng một thời là biểu tượng cho
tấm lịng anh dũng, sự sáng tạo và ý chí sắt bén không khoan nhượng với
kẻ thù: “Những ngày ở thành phố như một xoáy nước khổng lồ làm hắn
quay cuồng, chóng mặt, thêm vào đó những trận đánh ngày càng thất bại
hơn, đồng đội hi sinh nhiều hơn, hắn thấy rừng núi u tịch khơng có chỗ cho
hắn phát sáng. Cuộc đời thì ngắn ngủi mà hắn rất cần tồn tại với dáng vẻ
nào cũng được. Vì thế ngay khi bị bắt, để mặc cho người đội trưởng nằm bê
bết trên vũng máu của những trận đòn thù hắn gõ cửa xà lim để xin được
bước sang thế giới khác” [91, 38]. Nhiều tác phẩm khác của Chu Lai cũng
có mạch chảy của dịng cảm xúc xót xa trước sự phản trắc của lịng người.
Đây chính là những mặt trái của chiến tranh gắn với mặt trái của cuộc đời:
“Đó khơng phải là những tên ác ơn, khát máu như trong văn học kháng
chiến. Cũng không phải là con người của phía đối đầu. Trớ trêu thay đó lại
là những người cùng đứng trong một hàng ngũ, từng là đồng đội, đồng chí
của nhau sống theo kiểu: Bằng mặt mà khơng bằng lịng. Đó là những kẻ
đâm dao sau lưng đồng đội” [47, 48].
Hiện thực đa chiều về con người được tác giả khai thác đến tận cùng ở
chiều sâu tâm lý với cả hai phần cao cả và thấp hèn, ánh sáng và bóng tối.
Vào giây phút hiểm nghèo nhất, Hai Hùng trong Ăn mày dĩ vãng, là một
chiến sĩ gan dạ, dũng cảm nhưng đã tự tiện ăn hết số gạo dự trữ theo quy
định. Gạo lúc ấy là máu, là sự sống, là danh dự, xà xẻo vào gạo là xúc

phạm đến tất cả anh em đồng đội. Anh là mẫu người tiêu biểu trong chiến
tranh nhưng vẫn khơng chiến thắng được những khó khăn, thiếu thốn do
chiến tranh khắc nghiệt đem lại. Lợi dụng đêm khuya, Hùng đã mị sang
lán thương binh móc bồng ăn cắp một hộp sữa: “không dao, không kéo chỉ
bằng hai hàm răng anh đã cạp thủng nắp hộp và mút một hơi đến tận đáy”.
Khi đồng đội hồ nghi, tra vấn lẫn nhau thì anh ta cắm mặt xuống đất im
lặng khơng nói một lời. Kinh tởm và hận thù hắn. Người yêu của anh ta
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

phải xin chuyển đơn vị khác để tránh va phải khuôn mặt trơ trẽn của hắn.
Sau những ngày hịa bình, chị đang vất vả với cơm áo gạo tiền, không hiểu
số phận sắp đặt thế nào mà chị phải đối mặt với hắn trong một hoàn cảnh
trớ trêu. Trong suy nghĩ của chị, hắn chỉ là một tên chiêu hồi, phản bội cả lí
tưởng, tình cảm bạn bè. Trước mặt chị, giờ đây hắn nhân danh tổng giám
đốc liên doanh, hắn đã thản nhiên đứng đó và cịn nhe răng ra cười trước
một đôi dép tông ngoại quốc đánh vào giữa mặt chị. Đây là nỗi nhục lịch
sử, nhục quốc thể rồi.
1.2.1.2. Dục vọng giới tính
Sự tha hóa của Năm Thành càng ngày càng thể hiện rõ rệt. Năm Thành
và Sáu Nguyện vốn là bạn chiến hữu thân thiết, cùng một chiến tuyến, cùng
có tài, đều có khát vọng, cùng yêu thương một người đàn bà. Năm Thành
không làm chủ được bản thân, rồi một ngày kia xa rời hàng ngũ với Tư
Chao - người phụ nữ mà Sáu Nguyện đã đem lòng yêu thương. Năm Thành
đã vin vào vết thương bị mủ để không chịu đi rồi hắn buộc chị phải chiều
chuộng, nếu không ngày mai hắn sẽ dẫn quân đi phá nát các khu căn cứ,

nhổ sạch các cơ sở. Năm Thành chính là nguyên nhân của mọi nguyên
nhân gây mất mát và đau khổ cho cuộc đời chị. Chị đã quyết định rời xa
hắn nhưng không hiểu sao ý nghĩ ấy lại biến mất, chị mụ mị đi theo hắn về
vùng đất hẻo lánh ở vùng cao. Dù cô sống trong một căn biệt thự đẹp đẽ
nhưng đây chỉ là “một thứ nhà tù giam lỏng mà ở đó khơng có cai ngục,
khơng có địn tra”. Chị đang dần dần héo hắt đi từng ngày. Sống với nhau
trong một mái nhà mà như những người xa lạ. Năm Thành không coi chị là
vợ, mà coi chị như một thứ hợp đồng giống các thứ hợp đồng kinh tế khác.
Hắn dùng những từ ngữ tục tằn để đổ lên đầu chị. “Tất cả chỉ tại cô, một
con đĩ già! Ngày ấy tôi không lôi cô ra khỏi cái vũng nước đái chó ấy thì
đời cơ bây giờ đã thành cái xác thối giữa rừng rồi” [36, 327]. Anh ta càng
độc địa, chị càng im lặng, chị càng im lặng anh ta lại càng nổi điên. Những
giọt nước mắt uất hận và tủi nhục trên khuôn mặt người đàn bà. Tư Chao
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

sống với hắn chỉ vì nghĩa chứ khơng phải vì tình yêu. Mỗi ngày qua đi là
một ngày tinh thần của chị chết dần, chết mòn. Chị cảm thấy rằng khơng
phải mình đang sống mà chỉ là sự lay lắt để tồn tại cho qua ngày đoạn
tháng. Cuộc đời của chị kể từ đây đã khép kín, khơng tương lai, khơng
hạnh phúc, bởi vì tâm hồn và con tim của chị chưa bao giờ thuộc về hắn, về
cái kẻ đã cướp chị ra khỏi tình yêu chân thành, tha thiết với Sáu Nguyện.
Một trong những nguyên nhân dẫn tới sự tha hóa về phẩm chất đạo
đức của nhân vật Năm Thành là dục vọng giới tính. Trong tiểu thuyết viết
về chiến tranh từ năm 1986 đến nay dường như tác phẩm nào cũng nói về
bản năng tình u, tình dục của con người và được thể hiện một cách tự

nhiên, chân thực. Nhìn chung tiểu thuyết thời kỳ này khi miêu tả con người
với nhu cầu tình dục thường đề cập đến ba phương diện chính: “Thứ nhất,
tình dục như một mong muốn tự nhiên góp phần tăng thêm sự hồ hợp của
tình u, bù đắp sự trống vắng của con người; thứ hai, tình dục như một
sức mạnh bản năng thuần tuý, kéo con người vào cảnh “bờ mê bến lú”; thứ
ba, một số kẻ coi tình dục chỉ là trò mua vui hoặc lợi dụng thân xác để tiến
thân, cầu lợi” [62, 26].
Năm Thành là con người trẻ trung đẹp trai, cao lớn, đầy vẻ dạn dày
phong sương, đánh giặc lì lợm, yêu đương cũng lì lợm, nổi tiếng là một tay
súng tài hoa và là một tay chơi cũng đào hoa đã làm khổ không biết bao cơ
gái. Chị Thu, một nữ pháo thủ, có một thời đã yêu hắn, yêu hơn cả bản thân
mình, yêu cả cái xấu lẫn cái tốt trong con người phức tạp của hắn. Một con
người đã in đậm dấu vết nhức nhối và chát đắng trong cuộc đời chị. Hắn tìm
đến chị là để tìm cái thân hình căng trịn, cái khn mặt gợi tình như một lần
hắn đã thú thật với chị. Chị đã từ chối, hắn không buông tha. Cuộc đuổi bắt
giữa con đực và một con cái diễn ra trong rừng chồi ven sơng Sài Gịn khi hắn
bị thương trong lần chống càn và chị có nhiệm vụ dìu hắn xuống để tránh
miếng địn hủy diệt của đối phương. Hầm chật, nóng hầm hập, phía trên là sự
chết chóc và n tĩnh đến khơng chịu nổi. Mùi da thịt khác giới nôn nao. Và
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

điều gì đã xảy ra khi giữa hai tấm thân đang khát thèm bản năng giới tính.
Năm Thành đã quỳ xuống rên như khóc: “Anh chỉ yêu một mình em... u
thiệt tình, cịn ráo trọi những đứa con gái khác chỉ là thương... Đời con gái ở
rừng cực q, chỉ có mỗi chuyện đó mình là thằng đàn ơng mà mình khơng

đáp ứng được thì cịn ra cái gì nữa...Thu ơi! Hiểu cho anh...Và chưa kịp
hiểu thì trái tim người con gái chưa một lần nếm trải trái đắng đã bị bắn
rách” [34, 19]. Sau vài tháng chị mới choáng váng nhận ra rằng trái tim hắn
chưa hề thuộc về mình mà thuộc về một người con gái xinh đẹp, trẻ trung,
giàu có đang sống ở trong ấp. Nỗi đau này càng nhân lên khi cô gái ấy chính
là Tư Chao, vợ chưa cưới của Sáu Nguyên, một chiến hữu của hắn.
Chị Thu lên chùa để quên đi sự đời. Trong bóng đêm đối diện sự cơ
đơn trống vắng, hắn mới khổ tâm biết chừng nào. Năm Thành một con
người tưởng như sắt đá, ln tìm kiếm mọi cơ hội làm ăn bất chính để làm
giàu. Hắn “mang một trái tim rỉ máu, đau khổ về tình yêu, hắn luôn khao
khát và ấp ủ đến da diết và cháy bỏng về một tình yêu với Tư Chao, mối
tình lặn sâu vào cuộc đời anh mà chẳng thể dứt ra nổi, là kỷ niệm một thời
trai trẻ hào hùng và lãng mạn của anh, là niềm vui nỗi buồn là cuộc sống
của anh”. Mỗi khi nhớ về cô trái tim anh lại ấm dịu đi, nhưng anh lại đau
đớn nhận ra rằng trái tim cô chưa bao giờ thuộc về mình. Từ ngày chị lên
chùa, hắn như mất một nửa linh hồn theo chị ấy lên và đâm ra sợ căn phòng
ngủ đã chất chứa quá nhiều kỷ niệm cả vui lẫn buồn của hai người. Điều
khiến hắn nhọc lòng nhất lại là cái sự bỏ đi của Tư Chao kia. Ngày trước
một phần vì người đàn bà này mà hắn đã phản bội lại đội hình, phản bội lại
người bạn mà hắn yêu thương, kính trọng nhất và bây giờ cũng vì chính cơ
ta mà hắn chả cịn thiết gì nữa. Người đàn bà đó là q khứ, là hiện tại và
cả là tương lai. Bà ta đã nhập hồn vào hắn mất rồi. Để mấy tuần gần đây,
sau những giờ làm việc mệt mỏi, vô nghĩa, trở về sự trống vắng của căn
nhà đã khiến hắn muốn phát điên. Hắn sợ. Và hắn cũng thao thiết mong.
Mong người ấy một ngày sẽ nghĩ lại mà trở về, mà nhập lại vào hồn hắn,
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


19

cho hắn được những năm tháng cuối đời khơng phải chịu cảnh cơi cút, phải
thui thủi một mình” [34, 184-185].
Bế tắc, buồn nản về một tình yêu, Năm Thành trở nên mụ mị như
đang bị quỷ ám, không biết mình đang làm gì? Hắn đang gây tội ác
với mọi người. Càng ngày hắn càng lún sâu xuống bùn đen nhơ bẩn.
Trong tiểu thuyết của Chu Lai, cái nỗi đau thầm kín khó nói nhất, cái
“bệnh lý” rất con người được tác giả quan tâm và chia sẻ nhiều. Nó
diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi, ở mọi điều kiện, mọi hồn cảnh, bằng
nhiều hình thức khác nhau, ở những tính cách khơng giống nhau. Có
người để cho nó bộc lộ ra tự nhiên không giấu giếm như Tám Tính
trong Ăn mày dĩ vãng: “Cứ thấy hơi hướng đàn bà, bất kể già trẻ, lớn
bé miễn là có da thịt là tâm thần bất loạn, mắt nhìn lồi ra, tồn thân
cứng nhắc như bị thơi miên, như bị hóa thạch, như cái dáng ngồi lì
lợm kia, ngồi rất lâu, ngồi im lìm, chẳng ho hắng, chẳng ngọ nguậy,
chỉ thở, thở như rên, rồi vào một thời điểm nào đó lí trí mất hồn tồn
khả năng kiểm sốt, khơng đắn đo, không nghĩ ngợi, không cần biết
đối tượng là ai, hậu quả gì sẽ xảy đến... Cả thân hình hực lửa đang
rung lên từng chập đó bất định đứng dậy, nhọc nhằn lao vào cuộc
chinh phạt như thói quen cơn đồ táo tợn đã lặn sâu vào tiềm thức.
Cuộc chinh phạt năm ăn năm thua mà phần lớn là thua. Mười lần may
mới được một lần. Nhưng vẫn không nản, không gục ngã, say máu rồi
lại những cú vồ vỡ mặt. Những cú vồ bản năng mang tính tật bệnh
điên rồ. Thói quen chém giết đã chuyển hố tự biến thành thói quen
tình dục” [35, 71]. Cũng có người thầm lặng đấu tranh với bản thân,
để kìm nén những khao khát, mong muốn về thể xác như Hai Hợi
trong Ăn mày dĩ vãng: “Thi thoảng vào những đêm trăng tỏ, những
đêm rảnh rỗi không bị vùi đầu vào súng đạn, những đêm mặt sơng
dềnh lên ì oạp, cơ xã đội trưởng vốn được coi như người đàn bà lãnh

cảm, ghê tởm đàn ông lại lên những cơn co giật khổ sở. Lên cơn một
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

mình và tự tiêu huỷ cũng một mình, khơng cần đến một sự trợ lực giới
tính nào hết” [35, 63-64].
1.2.1.3. Khuất phục trước nền kinh tế thị trường
Sau chiến tranh, đất nước đổi mới, cuộc sống ngày càng thay da đổi
thị. Nền kinh tế thị trường đã tác động đáng kể đến đời sống mọi mặt của
con người. Cơ chế thị trường đã làm đảo lộn nhiều giá trị. Cái cũ, cái mới,
truyền thống và hiện đại đan xen nhau và khơng cịn rạch rịi như trước,đã
cuốn con người vào vịng xốy của “cơn lốc thị trường”. Do sự khuất phục
trước nền kinh tế thị trường, nhân vật Năm Thành trong Ba lần và một lần
và Chỉ còn một lần, đã bị tha hóa biến chất ở một mức độ mới cao hơn,
bằng những thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt hơn. Chu Lai đã “dũng cảm báo
động về một sự biến dạng mới của con người” [9]. Đó là sự tha hoá của con
người trước sự cám dỗ của địa vị, quyền lực và tiền bạc.
Năm Thành trong Ba lần và một lần, đã có mầm mống tha hóa, biến
chất từ trong chiến tranh. Hắn đã phản bội đồng đội, phản bội lý tưởng cách
mạng, đang tâm cướp đi người con gái mà Sáu Nguyện đem lòng yêu
thương nhất. Đến thời bình, khi nền kinh tế thị trường mở cửa, nét tính
cách ấy lại có điều kiện phát triển, càng ngày hắn càng bộc lộ rõ bản chất
nham hiểm, độc ác. Được sự bảo lãnh và nâng đỡ của ông ngoại, hắn leo
lên chức Tổng giám đốc công ty Thành Long, trở thành một nhà doanh
nghiệp khét tiếng và đầy thế lực. Đồng vốn của hắn có được do lấy từ đất,
moi từ cơ chế kinh tế thị trường. Bằng cách làm ăn tinh vi, xảo quyệt, từ

hai bàn tay trắng, hắn đón được những làn sóng đầu tư từ nước ngồi tràn
vào, đồng thời thuyết phục chính quyền các cấp, cà đất, san nền, xây dựng
dựng các khu xưởng đạt tiêu chuẩn quốc tế để cho dân ai có nhu cầu thì cho
hết cái đó.Dùng đồng vốn bán được hắn lại xây cái khác, hắn đã dùng chiến
thuật “mỡ nó rán nó”. Đồng thời hắn đã mua đất của dân với giá rẻ như
bèo, rồi cất nhà, dựng xưởng mời và kêu gọi các nơi vào liên doanh, mỗi
thước vuông đất bỗng vọt lên với giá hàng trăm lần. Cơ chế kinh tế mở đến
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

đâu hắn thao túng đến đó. Khi các chi nhánh công ty con mang tên Thành
Long ra đời thì “cắm chân”, “bám rễ” vào mọi hướng làm ăn có lợi nhất
như làm đường, cầu cảng, hàng tiêu dùng, hàng điện tử, công nghiệp dệt
may, khu vui chơi giải trí... “Nó bám rễ vào chỗ nào là chỗ đó cứ như bị
ngộ độc, làm ăn teo tóp dần rồi đưa đến phá sản” [34, 209].
Năm Thành thẳng tay bóc lột, thẳng tay chơi xấu người cơng nhân:
“Liên doanh gì mà ngày nào cũng kêu lỗ cao, trong khí đó cơng nhân làm
khơng hết việc phải làm thêm cả ngồi giờ, rồi ngày nào hàng xuất cũng
ùn ùn chở ra cảng, tháng nào cũng có cả lố hợp đồng mới nhận về... bên
cơng đồn rỉ tai nhau “lỗ giả đó”. Họ cứ làm ra vẻ lỗ để vừa hạ đồng
lương vừa khấu trừ vào ba mươi phần trăm vốn đất của mình, đến khi trừ
hết họ mới bắt đầu cơng khai nói có lãi, hưởng trọn cả gốc lẫn ngọn, cịn
mình thì trắng tay, cơng nhân bỗng chính thức trở thành kẻ làm thuê rẻ mạ
cho họ” [36, 233]. Công ty Thành Long của hắn giống như một con bạch
tuộc khổng lồ đang vươn ra những “cái vòi sắc lạnh” để chèn ép những kẻ
“thấp cổ bé họng”. Mánh khoé làm ăn của hắn là hạ giá thầu tới mức tối đa

cho bên A, khi nắm được hợp đồng trong tay, hắn bù lại bằng cách xà xẻo
không thương tiếc vào ngun vật liệu, cơng trình lớn thì lượng xà xẻo
càng lớn. Kết quả, hắn có lợi, bên A có lợi, lợi rất lớn. Vì vậy chỉ sau một
thời gian ngắn, nhiều hạng mục cơng trình do hắn đảm nhận đã bị lún
tường, nứt tường. Thói say mê làm giàu của hắn là bằng mọi giá, say mê
làm giàu đến mức thành bệnh hoạn, tiền vào càng nhiều thì hắn càng lạnh
lùng. Hắn bất chấp mọi thủ đoạn làm ăn bất chính.
Năm Thành cùng đường dây của mình đã nhập lậu trót lọt mấy chuyến
tầu containe bao gồm hàng ngàn xe máy, hàng điện tử trị giá khoảng trên
một ngàn tỷ đồng nhưng khơng có cơ quan chức năng nào vào cuộc. Hắn
có nhiều mưu mẹo, thủ đoạn, ngón chơi của hắn là sẵn sàng thí tốt và cộng
thêm tiền trám miệng, bịt tất cả các cửa, kể cả cửa thơng tấn báo chí, thành
ra mọi sự đều đâu vào đó, miệng nói thì tai nghe hịa cả làng. Ranh ma và
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×