Tải bản đầy đủ (.pdf) (35 trang)

Tiểu luận: Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (541.18 KB, 35 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
  



BÀI TIỂU LUẬN NHÓM
Đề tài:
Thực trạng và xu hướng phát triển thị
trường ngoại hối Việt Nam



Các thành viên tham gia

1. Nguyễn Thị Hiền : CH210400
2. Nguyễn Thị Minh Hiếu : CH210405
3. Nguyễn Thu Hương : CH210425
4. Nguyễn Thành Luân : CH210449
5. Phạm Thị Ngoan : CH210463
6. Nguyễn Xuân Tuấn : CH210534
7. Nguyễn Thị Vân : CH210542



Hà Nội – 01/2013

Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam



Nhóm 6 – Cao học K21E


MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI 1

1.1

Khái niệm – đặc điểm thị trường ngoại hối 1

1.1.1

Ngoại hối 1

1.1.2

Thị trường ngoại hối 2

1.1.3

Đặc điểm của thị trường ngoại hối 2

1.2

Chức năng của thị trường ngoại hối 3

1.2.1


Phục vụ thương mại quốc tế 3

1.2.2

Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế 3

1.2.3

Là nơi hình thành tỷ giá 3

1.2.4

Là nơi ngân hàng trung ương can thiệp lên tỷ giá 3

1.2.5

Là nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá 4

1.3

Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối 4

1.3.1

Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients) 4

1.3.2

Các ngân hàng Thương mại (Commercial Bank) 5


1.3.3

Những nhà môi giới ngoại hối (foreign exchange brokers) 5

1.3.4

Các Ngân hàng Trung ương (Central Bank) 6

1.4

Phân loại thị trường ngoại hối 6

1.4.1

Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ: 6

1.4.2

Căn cứ vào tính chất kinh doanh: 6

1.4.3

Căn cứ vào địa điểm giao dịch: 6

1.4.4

Căn cứ vào tính chất pháp lý: 6

1.4.5


Căn cứ vào quy mô thị trường: 7

1.4.6

Căn cứ vào phương thức giao dịch: 7

CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM 8

2.1

Những dấu mốc đáng chú ý 8

2.2

Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Việt Nam 8

2.2.1

Nghiệp vụ giao ngay (The sport operations) 8

2.2.2

Nghiệp vụ kỳ hạn (The forward operations) 9

2.2.3

Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (The swap operations) 9

2.2.4


Nghiệp vụ tương lai (The currency futures) 10

2.2.5

Nghiệp vụ quyền chọn (The currency options) 10

Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E


2.3 Thực trạng trị trường ngoại hối Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay 11
2.3.1

Giai đoạn 2008 – 2009 11

2.3.2

Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2010 16

2.3.3

Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2011 18

2.3.4

Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2012 20


CHƯƠNG III. XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN 28

THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI TẠI VIỆT NAM 28
3.1

Thị trường ngoại tệ 28

3.1.1

Bối cảnh thế giới 28

3.1.2

Xu hướng phát triển thị trường ngoại tệ Việt Nam thời gian tới 28

3.2

Thị trường vàng 29

3.2.1

Bối cảnh thế giới 29

3.2.2 Xu hướng phát triển thị trường vàng tại Việt Nam thời gian tới 30
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E



DANH MỤC BẢNG BIỂU

Sơ đồ 1: Ngoại hối 2
Sơ đồ 2: Chức năng thị trường ngoại hối 4
Biểu đồ 1: Giao động giá vàng trong nước và thế giới năm 2010 17
Biểu đồ 2: Sự biến động tỷ giá qua các tháng trong năm 2012 21
Biểu đồ 3: Mức tăng/giảm bình quân của tỷ giá USD/VND so với năm liền trước . 22
Biểu đồ 4: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam 2005 - 2012 23
Biểu đồ 5: Dự trữ ngoại hối của Việt Nam (Quý I/2010 – Quý I/2012) 24
Biểu đồ 6: Diễn biến thị trường vàng nửa đầu năm 2012 25
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 1


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
1.1 Khái niệm – đặc điểm thị trường ngoại hối
1.1.1 Ngoại hối
Ngoại hối (the foreign exchange) bao gồm các phương tiện thanh toán được sử
dụng trong thanh toán quốc tế. Trong đó, phương tiện thanh toán là những thứ sẵn
có để chi trả, thanh toán lẫn nhau.
Theo Pháp lệnh Ngoại hối của Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam số 28/2005PL-UBTVQH11, ban hành ngày 13/12/2005 đã
quy định tại Điều 4, khoản 1 như sau:
Ngoại hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền
chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực (sau đây gọi là ngoại
tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi

nợ, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu
công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người
cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra
khỏi lãnh thổ Việt Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp
chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh
toán quốc tế.
Ngoại hối là hàng hóa mua bán trên thị trường ngoại hối, nhưng trên thực tế,
người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại hối. Muốn trở thành ngoại tệ để
giao dịch trên thị trường ngoại hối thì trước hết phải bán (chiết khấu) các giấy tờ có
giá để có ngoại tệ, sau đó mới tiến hành mua bán ngoại tệ trên thị trường ngoại hối.
Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm:
+ Mua bán ngoại tệ.
+ Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Ngày nay, do vai trò tiền tệ của vàng giảm đáng kể, chính vì vậy khi nói đến thị
trường ngoại hối người ta thường hiểu đó là thị trường mua bán các đồng tiền khác
nhau, hay mua bán ngoại tệ, nghĩa là thị trường ngoại hối thường được hiểu theo
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 2


nghĩa thực tế là thị trường mua bán ngoại tệ. Dưới đây trong chương I, tổng quan về
thị trường ngoại hối, nhóm cũng sử dụng khái niệm “ngoại hối” và “thị trường ngoại
hối” theo nghĩa thực tế nêu trên.








Sơ đồ 1: Ngoại hối
1.1.2 Thị trường ngoại hối
Bằng tiếng Anh, thị trường ngoại hối là: The Foreign Exchange Market, được
viết tắt là FOREX hoặc FX.
Hiểu một cách tổng quát thì thị trường ngoại hối là nơi diễn ra việc mua, bán
các đồng tiền khác nhau.
Như vậy, nếu trên thế giới chỉ sử dụng một đồng tiền chung duy nhất, thì hoạt
động mua bán các đồng tiền khác nhau sẽ bị triệt tiêu và theo đó, thị trường ngoại
hối sẽ không còn tồn tại.
1.1.3 Đặc điểm của thị trường ngoại hối
1. Thị trường ngoại hối không nhất thiết phải tập trung tại vị trí địa lý hữa hình
nhất định, mà là bất cứ nơi đâu diễn ra hoạt động mua bán các đồng tiền khác nhau,
do đó, nó còn được gọi là thị trường không gian (space market).
2. Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch múi
giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm.
3. Trung tâm của Forex là thị trường liên ngân hàng (Interbank) và các thành
viên chủ yếu là các ngân hàng thương mại, các nhà môi giới ngoại hối và các ngân
hàng trung ương. Doanh số trên Interbank chiếm 85% tổng doanh số giao dịch
ngoại hối toàn cầu.
4. Các nhóm thành viên tham gia thị trường duy trì quan hệ với nhau liên tục
thông qua điện thoại, mạng vi tính, telex, fax, nhờ vậy mà thông tin được truyền rất
nhanh và hiệu quả.
Ngoại hối
Nghĩa rộng

Nghĩa thực
tế
Giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ
Vàng tiêu chuẩn quốc tế
Nội tệ do người không cư trú
nắm
Ngoại tệ
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 3


5. Thị trường có tính toàn cầu, thông tin cân xứng, khối lượng giao dịch lớn,
hàng hóa (ngoại tệ) đồng chất dẫn đến chi phí giao dịch cực thấp và hoạt động của
thị trường trở nên hiệu quả.
6. Đồng tiền được sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD, chiếm 41.5%
tổng số tiền tham gia. (điều này cũng có nghĩa là có tới 83% các giao dịch trên thị
trường ngoại hối là có mặt của USD).
7. Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiện chính trị, kinh tế, xã hội, tâm
lý nhất là các chính sách tiền tệ của các nước phát triển
8. Thị trường ngoại hối toàn cầu có tốc độ phát triển rất nhanh trong các thập
niên qua, đặc biệt là từ cuối những năm 80.
1.2 Chức năng của thị trường ngoại hối
1.2.1 Phục vụ thương mại quốc tế
Đây là chức năng cơ bản của thị trường ngoại hối, là kết quả phát triển tự nhiên
của một trong các chức năng cơ bản của ngân hàng thương mại, đó là nhằm cung
cấp dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế.
Nếu không có thị trường ngoại hối, các nhà xuất nhập khẩu không thể giao dịch
hàng hóa với nhau do không có loại tiền cần thiết cũng như cơ chế trao đổi giữa các

đồng tiền.
1.2.2 Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế
Thị trường ngoại hối giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các
giao dịch tài chính quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia
Nhờ có thị trường ngoại hối, nguồn vốn quốc tế được luân chuyển dễ dàng, trơn
tru thông qua cơ chế tỷ giá và dịch vụ của các tổ chức tài chính, ngân hàng.
1.2.3 Là nơi hình thành tỷ giá
Thông qua thị trường ngoại hối mà người mua và người bán ngoại tệ s ẽ gặp
nhau. Dựa trên quy luật cung cầu của thị trường, sức mua đối ngoại của tiền tệ được
xác định một cách khách quan, tiến tới việc hình thành tỷ giá, tạo ra cơ chế trao đổi
giữa các đồng tiền, góp phần bôi trơn các hoạt động giao dịch, mua bán ngoại tệ.
1.2.4 Là nơi ngân hàng trung ương can thiệp lên tỷ giá
Với quy luật cung cầu, tỷ giá luôn biến động cùng với sự biến động trong sức
cung của người bán và lực cầu của người mua. Do vậy để tỷ giá chuyển động theo ý
muốn của mình thì ngân hàng trung ương sẽ sử dụng nhiều biện pháp để can thiệp
vào thị trường ngoại hối nhằm tác động lên tỷ giá, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô,
đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế bền vững.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 4


1.2.5 Là nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá
Khi thị trường ngoại hối càng phát triển, những nhu cầu giao dịch trên thị
trường này cũng ngày càng nhiều và đa dạng trong cách thức như thanh toán xuất
nhập khẩu, kinh doanh chênh lệch giá … và với những nhu cầu như vậy thị trường
ngoại hối đã đáp ứng ngày càng tốt hơn, tạo ra môi trường cho hoạt động kinh
doanh tiền tệ, tạo ra nhiều công cụ cho đối tượng tham gia thị trường tránh rủi ro có
thể gặp phải như: Hợp đồng kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn, tương lại.

Chức năng của thị trường ngoại hối được tóm tắt theo sơ đồ sau:














Sơ đồ 2: Chức năng thị trường ngoại hối

1.3 Các thành viên tham gia thị trường ngoại hối
1.3.1 Nhóm khách hàng mua bán lẻ (Retail Clients)
Nhóm khách hàng mua bán lẻ (retail clients hay bank customers) bao gồm các
công ty nội địa và đa quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế và tất cả những ai có nhu
cầu mua bán ngoại hối nhằm 2 mục đích:
Thứ nhất, chuyển đổi ngoại tệ.
Thứ hai, phòng ngừa rủi ro tỷ giá.
Chức năng của Forex
1. Phục vụ thương mại quốc tế
5. Nơi kinh doanh, phòng ngừa rủi ro tỷ giá
4. Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá
3. Nơi hình thành tỷ giá
2. Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế

Spot Forward Swap Future Option
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 5


Nhóm khách hàng này có nhu cầu mua bán ngoại tệ để phục vụ cho mục đích
hoạt động của chính mình chứ không nhằm mục đích kinh doanh ngoại hối (kiếm
lãi khi tỷ giá thay đổi). Thông thường nhóm khách hàng này không giao dịch trực
tiếp với nhau mà thường mua bán thông qua các ngân hàng thương mại.
1.3.2 Các ngân hàng Thương mại (Commercial Bank)
Các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối nhằm 2 mục đích:
Thứ nhất, cung cấp dịch vụ cho khách hàng nhằm thu một khoản phí, bằng cách
mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng mua bán lẻ.
Thứ hai, kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi
khi tỷ giá thay đổi.
Hai mục đích trên của các ngân hàng thương mại được so sánh như sau:
Tiêu chí
Cung cấp dịch vụ cho khách
hàng
Kinh doanh ngoại hối
Vốn Không cần bỏ vốn Cần bỏ vốn
Rủi ro tỷ giá Không chịu rủi ro tỷ giá Chịu rủi ro tỷ giá
Kết cấu tài
sản
Không làm thay đổi kết cấu
bảng cân đối tài sản nội bảng
Làm thay đổi bảng cân đối nội
bảng của ngân hàng

Lợi nhuận
Thông qua thu phí của khách
hàng
Kiếm lợi nhuận khi tỷ giá thay
đổi

Trên Interbank, các ngân hàng giao dịch với nhau theo hai phương thức:
- Giao dịch trực tiếp giữa ngân hàng với nhau (Direct Bank)
- Giao dịch gián tiếp với nhau qua môi giới (Indirect Bank)
1.3.3 Những nhà môi giới ngoại hối (foreign exchange brokers)
Ngày nay, ngoài hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với
nhau, hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà môi giới ngoại hối cũng phát
triển.
Ưu điểm, nhà môi giới thu thập hầu hết các lệnh đặt mua và lệnh đặt bán ngoại
tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở đó cung cấp tỷ giá chào mua và tỷ giá
chào bán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong (inside rate).
Nhược điểm, các ngân hàng phải trả giá cao cho những nhà môi giới một khoản
phí (brokerage fee), làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 6


Một người muốn hành nghề môi giới ngoại hối phải có giấy phép. Các nhà môi
giới này chỉ cần cung cấp dịch vụ môi giới chứ không được mua bán cho chính
mình.
1.3.4 Các Ngân hàng Trung ương (Central Bank)
Ngân hàng trung ương tham gia thị trường ngoại hối nhằm 3 mục đích:
Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá. Các ngân hàng trung ương không thờ ơ trước sự

biến động tỷ giá đối với đồng tiền mình đang phát hành. Trong chế độ tỷ giá thả
đổi, các ngân hàng trung ương thường xuyên can thiệp bằng cách mua vào hay bán
ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm ảnh hưởng lên tỷ giá theo hướng mà ngân
hàng trung ương thấy có lợi. Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của ngân hàng
trung ương lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên
độ nhất định. Ngân hàng trung ương mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu và
ngược lại, tiến hành bán nội tệ khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ
đó mà tỷ giá được duy trì.
Thứ hai, mua bán, chuyển đổi tiền tệ nhằm bảo tàn và gia tăng giá trị dự trữ
ngoại hối quốc gia.
Thứ ba, ngân hàng trung ương còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ
cho chính phủ.
1.4 Phân loại thị trường ngoại hối
1.4.1 Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ:
1. Thị trường giao ngay
2. Thị trường kỳ hạn
3. Thị trường hoán đổi
4. Thị trường tương lai
5. Thị trường quyền chọn
1.4.2 Căn cứ vào tính chất kinh doanh:
1. Thị trường bán buôn
2. Thị trường bán lẻ
1.4.3 Căn cứ vào địa điểm giao dịch:
1. Giao dịch tập trung trên sở giao dịch (Exchange)
2. Giao dịch phi tập trung (OTC)
1.4.4 Căn cứ vào tính chất pháp lý:
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 7



1. Thị trường chính thức (thị trường hợp pháp)
2. Thị trường phi chính thức (chợ đen, thị trường ngầm)
1.4.5 Căn cứ vào quy mô thị trường:
1. Thị trường ngoại hối quốc tế
2. Thị trường ngoại hối nội địa
1.4.6 Căn cứ vào phương thức giao dịch:
1. Thị trường giao dịch trực tiếp
2. Thị trường giao dịch qua môi giới.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 8


CHƯƠNG II. THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM
2.1 Những dấu mốc đáng chú ý
Tại Việt Nam, khi nền kinh tế chuyển sang cơ chế thị trường, các giao dịch kinh
tế với nước ngoài mở rộng sang khắp các châu lục trên thế giới, nhu cầu thanh toán
bằng ngoại tệ ngày càng lớn. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu có nhiều triển vọng.
Trước tình hình này, đòi hỏi phải có một thị trường ngoại hối ra đời để kịp đáp ứng
nhu cầu ngoại tệ cho nền kinh tế phát triển kịp thời với các nước khác trên thế giới.
Việc hình thành thị trường ngoại hối tại Việt Nam được tiến hành từng bước:
Năm 1991, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ được thành lập và hoạt động với mục
tiêu: Thiết lập thị trường ngoại hối chính thức cho giao dịch giữa ngân hàng và các
đơn vị kinh tế; Đánh giá và đo lường cung cầu ngoại tệ trên thị trường; Quyết định
tỉ giá chính thức hợp lý giữa USD và VND; Chuẩn bị những điều kiện ban đầu cho
việc hình thành thị trường tài chính trong tương lai.
Năm 1994, Trung tâm Giao dịch ngoại tệ chấm dứt hoạt động thay vào đó là thị

trường ngoại tệ liên ngân hàng, nhằm xây dựng một thị trường có tổ chức cho giao
dịch ngoại tệ giữa các ngân hàng thương mại và tạo cơ sở hình thành thị trường
ngoại hối hoàn chỉnh trong tương lai. Trước năm 1998, trên thị trường các giao dịch
chủ yếu là giao dịch giao ngay. Kể từ năm 1998, giao dịch ngoại tệ kỳ hạn và hoán
đổi mới chính thức được đưa vào giao dịch.
Cho đến nay, thị trường ngoại hối Việt Nam đã có một bước phát triển đáng kể
về quy mô cũng như loại nghiệp vụ giao dịch, thu hút được sự tham gia của nhiều
doanh nghiệp và ngân hàng thương mại trong và ngoài nước. ngân hàng thương mại
đóng vai trò nòng cốt trên thị trường ngoại hối và đóng vai trò trung gian trong các
giao dịch kinh doanh ngoại tệ nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ cho khách hàng là các
doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty xuất nhập khẩu. Ngoài ra, các ngân hàng
thương mại còn mua bán ngoại tệ với nhau trên thị trường nhằm mục tiêu thu lợi
nhuận và đảm bảo cân bằng trạng thái ngoại tệ khi cần để giảm thiểu rủi ro.
2.2 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối Việt Nam
Căn cứ vào tính chất giao dịch trên thị trường ngoại hối và nội dung kinh
doanh, các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối được chia thành:
2.2.1 Nghiệp vụ giao ngay (The sport operations)
+ Khái niệm: Là nghiệp vụ mua hoặc bán ngoại tệ mà việc chuyển giao ngoại tệ
được thực hiện ngay hoặc chậm nhất là trong 2 ngày làm việc kể từ khi thỏa thuận
hợp đồng mua bán
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 9


+ Tỷ giá: do tổ chức tín dụng yết giá tại thời điểm giao dịch hoặc do 2 bên thỏa
thuận nhưng phải đảm bảo trong biên độ quy định hiện hành của Ngân hàng Nhà
nước.
+ Ưu điểm: Đáp ứng nhanh chóng nhu cầu ngoại tệ của các đối tượng tham gia

trên thị trường khi cần mua bán ngoại tệ và tạo điều kiện cho các ngân hàng thu
được lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá.
+ Nhược điểm: Không đáp ứng được nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ của những
khách hàng nào cần mua hoặc bán ngoại tệ nhưng việc chuyển giao ngoại tệ chưa
thực hiện ngay ở hiện tại mà sẽ được thực hiện ở tương lai.
2.2.2 Nghiệp vụ kỳ hạn (The forward operations)
+ Khái niệm: Là giao dịch trong đó 2 bên cam kết sẽ mua bán với nhau một số
lượng ngoại tệ theo một mức giá xác định về việc thanh toán sẽ được thực hiện
trong tương lai.
+ Tỷ giá: Là tỷ giá áp dụng trong tương lai nhưng được xác định ở hiện tại. Tỷ
giá này áp dụng cho các giao dịch mua bán ngoại tệ có kỳ hạn và được xác định trên
cơ sở tỷ giá giao ngay và chênh lệch lãi suất trên thị trường tiền tệ của 2 đồng tiền.
+ Ưu điểm:
- Là công cụ phòng chống rủi ro biến động tỷ giá hối đoái cho các đối tượng
tham gia trên thị trường ngoại hối.
- Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, các nhà đầu tư khảo sát biến động tỷ giá thị
trường, nếu dự đoán tỷ giá tăng trong tương lai thì nên quyết định mua kỳ hạn hoặc
ngược lại, dự đoán ngoại tệ có xu hướng giảm thì tốt nhất nên bán nhằm hạn chế sự
thiệt hại về thu nhập khi tỷ giá biến động.
+ Nhược điểm:
- Hợp đồng kỳ hạn chỉ đáp ứng nhu cầu khi nào khách hàng cần mua bán ngoại
tệ trong tương lai còn ở hiện tại thì không có nhu cầu mua hoặc bán ngoại tệ.
- Giao dịch kỳ hạn cũng trở thành công cụ đầu cơ trên thị trường hối đoái để
kiếm lợi nhuận thông qua chênh lệch tỷ giá.
2.2.3 Nghiệp vụ hoán đổi ngoại tệ (The swap operations)
+ Khái niệm: Là thỏa thuận giữa ngân hàng với một chủ thể về việc đồng thời
mua vào và bán ra một đồng tiền nhất định, trong đó ngày giá trị mua vào và bán ra
là khác nhau. Hai bên thỏa thuận các nội dung sau: thời gian giao dịch, điều kiện
thực hiện, tỷ giá hoán đổi.
+ Tỷ giá: được xác định thông qua 2 tỷ giá: tỷ giá giao ngay và tỷ giá kỳ hạn.

Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 10


+ Ưu điểm:
- Đối với khách hàng: thỏa mãn nhu cầu ngoại tệ hoặc nội tệ ở thời điểm hiện
tại; tránh rủi ro biến động tỷ giá.
- Đối với ngân hàng: đáp ứng nhu cầu của khách hàng, góp phần nâng cao uy
tín và gia tăng thương hiệu của ngân hàng; kiếm được lợi nhuận từ chênh lệch tỷ giá
mua và bán ngoại tệ.
+ Nhược điểm:
- Mất cơ hội kinh doanh nếu tỷ giá biến động trái với dự đoán của khách hàng.
- Nó chỉ quan tâm tới tỷ giá ở 2 thời điểm: thời điểm hiệu lực và thời điểm kỳ
hạn mà không quan tâm tới sự biến động tỷ giá trong suốt quãng thời gian giữa 2
thời điểm đó.
2.2.4 Nghiệp vụ tương lai (The currency futures)
+ Khái niệm: Là giao dịch mua hoặc bán số lượng lớn ngoại tệ theo giá xác
định do hai bên thỏa thuận, việc chuyển ngoại tệ được thực hiện trong tương lai
thông qua Sở giao dịch hối đoái. Đây được coi là loại hợp đồng có tính thanh khoản
hơn hợp đồng kỳ hạn bởi phòng giao hoán sẵn sàng đứng ra đảo hợp đồng bất cứ
khi nào một bên yêu cầu và trở thành công cụ thích hợp cho các nhà đầu cơ.
+ Tỷ giá : thỏa thuận
+ Ưu điểm : Cho phép các bên tham gia có thể sang nhượng lại hợp đồng ở bất
cứ thời điểm nào trước khi hợp đồng hết hạn.
+ Nhược điểm: Chỉ cung cấp giới hạn cho một số ngoại tệ mạnh và một vài
ngày chuyển giao ngoại tệ trong năm.
2.2.5 Nghiệp vụ quyền chọn (The currency options)
+ Khái niệm: Là công cụ tài chính mà cho phép người mua nó có quyền, nhưng

không bắt buộc, được mua bán một công cụ tài chính khác ở một mức giá và thời
hạn được xác định.
+ Tỷ giá: Là tỷ giá được áp dụng nếu người mua quyền yêu cầu thực hiện quyền
chọn.
+ Ưu điểm: Kiểm soát rủi ro ngoại hối; tận dụng được cơ hội đầu cơ nếu tỷ giá
biến động thuận lợi.
+ Nhược điểm: Tốn chi phí mua quyền chọn cho dù có thực hiện hay không
thực hiện quyền chọn.

Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 11



2.3 Thực trạng trị trường ngoại hối Việt Nam kể từ năm 2008 đến nay
Như đã trình bày trong phần tổng quan, ngoại hối bao gồm : ngoại tệ, các giấy
tờ có giá ghi bằng ngoại tệ, đồng tiền quốc gia do người không cư trú nắm giữ, và
vàng. Tuy nhiên, do trong thực tế, người ta chỉ giao dịch mua bán ngoại tệ, còn các
giấy tờ có giá ghi bằng ngoại tệ không được giao dịch trực tiếp trên thị trường ngoại
hối.
Như vậy, đối tượng mua bán trên thị trường ngoại hối chỉ gồm:
+ Mua bán ngoại tệ.
+ Mua bán vàng tiêu chuẩn quốc tế.
Do vậy, trong chương II và chương III, khi trình bày về thực trạng và xu hướng
phát triển của thị trường ngoại hối Việt Nam trong thời gian tới, nhóm sẽ trình bày
theo 2 mảng:
+ Thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường ngoại tệ
+ Thực trạng và xu hướng phát triển của thị trường vàng.

2.3.1 Giai đoạn 2008 – 2009
2.3.1.1 Thị trường ngoại tệ
Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu năm
2008 đã tác động không nhỏ tới nền kinh tế Việt Nam nói chung và thị trường ngoại
hối Việt Nam nói riêng. Trong năm 2008, thị trường ngoại hối tại Việt Nam có
những đợt biến động mạnh và căng thẳng. Tỷ giá USD/VNĐ trên thị trường tự do
có lúc lên sát 19.000 VNĐ. Diễn biến này đặt trong áp lực cơ bản: nhập siêu tăng và
lạm phát tăng mạnh. Nguyên nhân của hiện tượng này:
Thứ nhất, sự tham gia của dòng “tiền nóng” của đầu tư FDI trong quý I/2008 đã
khiến cung ngoại tệ dư thừa, góp phần đẩy tỷ giá USD/VNĐ liên tục giảm. Sau đó,
chính sự tháo lui của dòng tiền này khỏi Việt Nam trong các tháng 5, 6,10 và 11 đã
tạo sức ép lên nguồn ngoại tệ, đẩy tỷ giá tăng đột biến.
Thứ hai, tâm lý đầu cơ và găm giữ ngoại tệ trong các doanh nghiệp và dân cư.
Những tháng đầu năm 2009, thị trường ngoại hối cũng căng thẳng nhưng áp lực
trên không còn quá lớn. Trong 7 tháng đầu năm 2009, theo số liệu của Tổng cục
thống kê, chỉ số giá tiêu dùng CPI chỉ tăng 3,22% so với năm 2008; trong khi tỷ giá
USD/VND tăng 6,22%. Mức tăng của 2 chỉ số này vẫn đảm bảo yếu tố có lợi cho
doanh ngiệp và hỗ trợ cho xuất khẩu. Áp lực lạm phát đối với tỷ giá cũng không quá
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 12


lớn khi nhiều dự báo tin tưởng khả năng chỉ tăng dưới 10%, thậm chí là khoảng 7%
- 8% trong năm.
Trong năm 2009, tỷ giá USD/VND tiếp tục đà tăng trong 4 tháng đầu năm, đặc
biệt sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện nới rộng biên độ tỷ giá lên +/-5% và
hoạt động đầu cơ, găm giữ ngoại tệ được xem là yếu tố chính khiến tỷ giá
USD/VND tăng mạnh. Lượng ngoại tệ vào Việt Nam không được cung ứng ra thị

trường đáp ứng các nhu cầu thanh toán, mà tập trung trên tài khoản tiền gửi chờ tỷ
giá lên, còn doanh nghiệp chuyển sang vay VND để mua ngoại tệ trả nợ vay trước
hạn; đặc biệt, khi chương trình hỗ trợ lãi suất góp phần thu hẹp chênh lệch lãi suất
VND và lãi suất USD, người dân chuyển từ tiền gửi VND sang tiền gửi ngoại tệ. Số
dư tiền gửi ngoại tệ trong ngân hàng vào cuối tháng 4/2009 tăng 4,52% so với cuối
năm 2008, trong khi đó số dư tiền vay ngoại tệ giảm 1,6% tương ứng. Theo đánh
giá của Ngân hàng Nhà nước, đây là hiện tượng không bình thường bởi hằng năm,
lượng tiền gửi ngoại tệ lên xuống khá mạnh theo chu kỳ xuất, nhập khẩu.
Từ cuối năm 2008, Chính phủ đưa ra các gói giải pháp nhằm hạn chế tác động
tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế toàn cầu và duy trì tăng trưởng hợp
lý, ổn định kinh tế vĩ mô. Nhóm giải pháp hỗ trợ 4% lãi suất vay vốn ngân hàng bắt
đầu phát huy hiệu quả tích cực với nền kinh tế. Tuy nhiên, nó cũng có những hệ lụy
khó tránh.
Mặt bằng lãi suất cho vay tiền đồng sau khi được Chính phủ cấp bù 4% chỉ còn
5-6%, tương đương hoặc thấp hơn lãi suất vay ngoại tệ. Chớp cơ hội này, các doanh
nghiệp có nhu cầu ngoại tệ để nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ đã vay vốn bằng tiền
đồng để mua ngoại tệ của các ngân hàng thương mại, thay vì vay vốn bằng ngoại tệ
để tránh rủi ro tỷ giá. Thậm chí nhiều doanh nghiệp đã vay vốn ngoại tệ từ trước,
nay tìm cách vay tiền đồng mua ngoại tệ để trả nợ trước hạn cho ngân hàng. 4 tháng
đầu năm 2009 tăng trưởng tín dụng nói chung của cả nền kinh tế là 11,6%, nhưng
tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ giảm 2,5%. Trong khi tiền gửi ngoại tệ tiếp tục
tăng, ngân hàng bị đẩy vào cảnh thừa ngoại tệ để cho vay nhưng thiếu ngoại tệ để
bán cho doanh nghiệp.
"Thị trường ngoại hối căng thẳng, có rất ít giao dịch và nếu có đều giao dịch
trên mức tỷ giá trần do Ngân hàng Nhà nước quy định", nguyên Phó thống đốc
Nguyễn Văn Bình xác nhận.
Để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã công khai, minh bạch các thông
tin cần thiết để giúp doanh nghiệp và người dân nắm rõ diễn biến kinh tế cũng như
tình hình tỷ giá. Thông thường, mức độ phá giá của một đồng tiền thấp hơn mức độ
lạm phát. Năm 2008 lạm phát của Việt Nam ở mức 23%, trong khi đồng Việt Nam

giảm giá gần 9% so với đôla Mỹ. Năm 2009, mức lạm phát của ta vào khoảng 5 đến
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 13


6%. Như vậy, mức mất giá của VND được kỳ vọng cũng chỉ ở mức đó, thậm chí
còn thấp hơn.
Giới chuyên môn cũng nhìn nhận mức phá giá của đồng nội tệ thường không
vượt quá chênh lệch lãi suất tiền gửi giữa nội tệ và ngoại tệ. Lãi suất huy động USD
và VND trung bình ở mức xấp xỉ 2% và 8%.
Trên thực tế, ngày 25/12/2008 nhằm tạo đà xuất khẩu cho năm 2009 Ngân hàng
Nhà nước phá giá VND 3%. Ngày 24/3/2009, biên độ giao dịch được điều chỉnh từ
3% lên 5%. Tính tổng cộng cả 2 đợt, Ngân hàng Nhà nước đã cho phép khả năng
VND mất giá tới 5%, gần hết "quota tỷ giá" của cả năm 2009.
Ngân hàng Nhà nước tiến hành hoán đổi ngoại tệ trên quy mô lớn với các ngân
hàng thương mại, vừa nhằm tạo thêm nguồn vốn VND để cho vay theo các chương
trình hỗ trợ của Chính phủ, vừa giải quyết bài toán thừa ngoại tệ để cho vay của các
ngân hàng. Ngân hàng Nhà nước cũng tuyên bố can thiệp mạnh mẽ hơn nhằm tạo
thanh khoản và kích hoạt trở lại hoạt động bình thường của thị trường ngoại hối.
2.3.1.2 Thị trường vàng
Do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính toàn cầu, năm 2008- 2009,
khi các kênh đầu tư khác như chứng khoán, bất động sản, ngoại tệ đều khó có khả
năng sinh lời, thì nhà đầu tư thường chọn giữa giữ vàng và gửi ngân hàng. Với
những người chấp nhận rủi ro, muốn tìm lợi nhuận cao hơn và chấp nhận rủi ro lớn
hơn thì vàng là kênh mà họ hướng đến. Cũng có nhiều người chuyển sang giữ vàng
để bù lỗ và đợt tăng giá này cũng do một phần do hiêu ứng tâm lý đám đông. Trong
khi lượng vàng bán ra hạn chế và lượng cầu vàng rất lớn dã dẫn tới sự mất cung cầu
trên thị trường Vàng.

Nỗi lo lạm phát, sự trượt giá mạnh mẽ của đồng USD, và những dấu hiệu leo
thang - dù chưa phải là căng thẳng nhất trong năm 2008 - của khủng hoảng tài
chính… là những nhân tố chính đẩy giá vàng tăng vọt.
Những dấu hiệu xấu đi của khủng hoảng ở Mỹ, nhất là từ sau vụ đổ vỡ của ngân
hàng đầu tư Bear Stearns, như “tiếp thêm dầu vào lửa”, khiến sự mất giá của USD
mỗi ngày thêm trầm trọng.
Ngoài ra, sự giảm sút của thị trường chứng khoán thế giới, đặc biệt là các cổ
phiếu của ngành tài chính, cũng khiến một lượng vốn lớn được chuyển từ thị trường
này sang thị trường vàng.
Chính những điều này là nguyên nhân dẫn tới thị trường vàng Việt Nam và
quốc tế biến động mạnh trong năm 2008. Cụ thể diễn biến biến động giá vàng trên
thị trường có thể tóm tắt như sau: “Giá vàng thế giới năm 2008 đã có quý 1 tăng
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 14


như vũ bão, quý 2 vững vàng ở mức cao, quý 3 trồi sụt mạnh, và quý 4 dần lấy lại
ưu thế”
 Trong quý 1 và 2 năm 2008, Thị trường vàng liên tục thiết lập các kỷ lục về
giá.
Tại thị trường New York ngày 2/1/2008 - ngày giao dịch đầu tiên của năm nay -
giá vàng giao ngay đóng cửa ở mức 857,4 USD/oz, giá vàng giao kỳ hạn chốt phiên
tại 860 USD/oz. Ở thời điểm đó, đây là những mức giá cao nhất trên thị trường
vàng thế giới kể từ năm 1990. Đỉnh cao mọi thời đại của giá vàng đã được thiết lập
vào ngày 17/3/2008 - ngay sau vụ tan rã của tập đoàn ngân hàng đầu tư Phố Wall
Bear Stearns - với mức giá đóng cửa lên tới 1.002,8 USD/oz của giá vàng giao ngay
tại thị trường New York.
Tại thị trường vàng Việt Nam, quý 1-2/2008, cũng là thời kỳ giao dịch cực kỳ

sôi động. Trên thị trường vàng tự do, giao dịch đặc biệt sôi động ở những ngày giá
vàng tăng vọt, vì hễ có tin vàng tăng giá mạnh là các nhà đầu tư nhỏ lẻ lại đổ xô đi
mua. Khi giá vàng thế giới lập kỷ lục, giá vàng trong nước cũng lên tới mức
1.950.000 đồng/chỉ.
Nhu cầu trong nước tăng vọt, khiến lượng vàng nhập khẩu về Việt Nam cũng
tăng mạnh theo. Số liệu từ Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính Việt Nam (VAFI) cho
thấy, chỉ trong 4 tháng đầu năm 2008, Việt Nam đã nhập tới 43 tấn vàng, bằng 1/2
khối lượng nhập khẩu của cả năm 2007 và với trị giá khoảng 1,2 tỷ USD. Hội đồng
Vàng Thế giới (WGC) cho hay, quý 1/2008, Việt Nam đã “đánh bật” Ấn Độ để trở
thành quốc gia tiêu thụ vàng nhiều nhất với tổng nhu cầu đầu tư vàng trong quý là
32 tấn, chiếm 43% nhu cầu vàng của thế giới.
Ngoài tác động của giá vàng thế giới, lạm phát leo thang, sự xuống dốc của thị
trường chứng khoán và tình trạng ảm đạm trên thị trường bất động sản… cũng là
những lý do khác khiến các nhà đầu tư trong nước tìm tới vàng như một kênh đầu tư
được hy vọng nhiều hơn.
 Tới quý 3 và 4 năm 2008:
Khi dấu hiệu của cuộc khủng hoảng bắt đầu le lỏi khắp thế giới, ưu thế của
vàng với tư cách là một vịnh tránh bão trong khủng hoảng dường như giảm dần. Sự
xấu đi của kinh tế Châu Âu là nhân tố giúp đồng USD lấy lại ưu thế. Từ nửa cuối
của tháng 9 trở đi, thị trường chứng khoán toàn thế giới theo hàng loạt vụ đổ vỡ
hoặc “suýt đổ vỡ nếu không được cứu” của nhiều ngân hàng và tổ chức tài chính tại
châu Âu và Mỹ, buộc giới đầu tư phải thực hiện việc bán ra ở danh mục hàng hóa
để bù đắp thua lỗ. Trong đó, mặt hàng bị bán ra đầu tiên luôn là vàng do tính thanh
khoản cao của mặt hàng này. Những lý do này khiến giá vàng đi xuống.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 15



Tuy nhiên, trái ngược hoàn toàn với diễn biến của thị trường vàng thế giới, với
lý do từ đầu tháng 6/2008, Nhà nước ngừng cấp phép nhập khẩu vàng, trong khi
nhu cầu vàng trong nước tăng cao, các nhà kinh doanh vàng trong nước liên tục duy
trì khoảng cách khá lớn giữa giá vàng thế giới cao hơn giá vàng trong nước. Kết quả
là, có lúc, giá vàng thế giới quy đổi đứng ở mức trên dưới 1.500.000 đồng/chỉ, thấp
hơn giá vàng trong nước tới 200.000 đồng/chỉ.
Đáng chú ý, ở thời điểm giữa tháng 8, do giá vàng thế giới sụt mạnh, nhu cầu
mua vàng vào tại thị trường trong nước tăng vọt, các tiệm vàng tại Hà Nội đã áp
dụng phương pháp bán hàng bằng… ticket, giao hàng sau.
 Những tháng cuối năm 2008 và nửa đầu năm 2009:
Tuy nhiên, tháng 12 ghi nhận sự “ưu ái” trở lại của giới đầu tư thế giới dành
cho vàng. Chính sách nới lỏng tiền tệ của Mỹ, với lãi suất đồng USD có thể được
đưa về mức 0% và biện pháp bơm USD với khối lượng khổng lồ vào nền kinh tế để
chống khủng hoảng, đang tạo áp lực mất giá trở lại đối với USD và khiến người ta
đặt câu hỏi về s ự hình thành của một chu kỳ lạm phát mới. Bởi vậy, giá vàng thế
giới đang có xu hướng phục hồi liên tục từ đầu tháng này. Giá vàng trong nước hiện
cũng đã ngang bằng với giá vàng thế giới.
Giao dịch tại thị trường vàng trong nước trong quý 4 ảm đạm, nhu cầu mua vào
và bán ra cùng thấp do mức giá không hấp dẫn.
Nhìn chung, trong bối cảnh khủng hoảng và suy thoái kinh tế của năm 2008,
vàng vẫn chứng minh được vai trò một kênh đầu tư an toàn của mình.
Kết luận: diễn biến giá vàng trong nước năm 2008 và những tháng đầu 2009 có
sự lệch lạc so với diễn biến của giá vàng thế giới. Sự biến động của giá vàng Việt
Nam là vô cùng bất thường. Từ giai đoạn bất ổn vĩ mô 2007 – 2008 đến nay, thị
trường vàng thường xuyên diễn ra tình trạng nóng sốt, giá trong nước thường cao
hơn giá thế giới từ vài trăm ngàn đến 1 triệu đồng một lượng, thậm chí có thời điểm
lên đến cả 2 triệu đồng một lượng. Tuy nhiên, kể từ thời điểm có thông tin Chính
phủ sẽ xoá bỏ tự do kinh doanh vàng miếng (mặc dù vẫn thừa nhận quyền sở hữu
vàng của người dân), thị trường vàng trở nên đóng băng, giá vàng trong nước giảm
mạnh, có lúc thấp hơn giá vàng thế giới và rất ít xê dịch cho dù giá vàng thế giới

liên tục thiết lập các mức cao kỷ lục.
 Nửa cuối năm 2009
Năm 2009 chứng kiến sự xuất hiện liên tiếp những mốc giá vàng chưa từng có
trong lịch sử, đồng thời cũng ghi nhận những biện pháp can thiệp tích cực nhằm
bình ổn thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 16


Theo giới kinh doanh vàng, 2009 là một năm tăng giá nhanh và mạnh chưa từng
có của vàng trong nước. Ngày lịch sử của thị trường vàng trong nước năm nay là
11/11, khi giá vàng lần lượt chinh phục các mốc giá 27, 28, rồi 29 triệu đồng/lượng
chỉ trong vòng có vài giờ đồng hồ buổi sáng.
Đầu 2009, giá vàng trong nước đứng ở mức gần 18 triệu đồng/lượng. Tính tới
tháng 12/2009, khi giá vàng ở mức 28,5 triệu đồng/lượng, thì giá vàng trong nước
đã tăng 10,5 triệu đồng/lượng, tương đương 49%.
Tới những tháng cuối năm 2009, giá vàng có vẻ bình ổn trở lại do can thiệp của
nhà nước. Ngay trong ngày giá vàng tăng cao kỷ lục, Ngân hàng Nhà nước quyết
định, cho phép nhập khẩu thêm vàng để can thiệp thị trường. Giá vàng tăng chóng
mặt một lần nữa là đề tài “nóng” được Quốc hội rất quan tâm, nhưng với biện pháp
quản lý kịp thời của Ngân hàng Nhà nước thì giá vàng đã ổn định trở lại.
Kết luận: Diễn biến giá vàng năm 2009 biến động theo xu hướng của giá vàng
thế giới. giá vàng trong nước luôn chênh xa so với giá vàng thế giới. Và sự trở lại
của đồng USD là 1 trong số các nguyên nhân làm cho vàng mất đi vị thế là kênh
đầu tư an toàn tránh bão của các nhà đầu tư.
2.3.2 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2010
2.3.2.1 Thị trường ngoại tệ
Theo thống kê của Ngân hàng nhà nước, 5 tháng đầu năm 2010 dư nợ cho vay

VND chỉ tăng 3,51% so đầu năm, trong khi đó dư nợ cho vay ngoại tệ lại tăng tới
20,23%! Trong tuần cuối tháng 6, giao dịch USD càng mạnh hơn. Doanh số giao
trên thị trường liên ngân hàng tăng hơn 500 triệu USD so tuần trước đó, lãi suất
cũng tăng nhẹ ở các kỳ hạn qua đêm và 1 tuần. Sau khi có biểu hiện căng thẳng
trong tháng 11-2010, từ tháng 12 trở đi, thị trường ngoại hối đã có những chuyển
biến tích cực hơn. Theo Vụ Quản lý ngoại hối, tỷ giá trên thị trường "chợ đen" sụt
giảm mạnh và hầu như không có giao dịch tại mức tỷ giá cao bất thường hay có yếu
tố đầu cơ như thời điểm giữa tháng 11. Bên cạnh đó, trạng thái ngoại hối đã tăng
đáng kể từ đầu tháng 12 tới nay. Cụ thể trạng thái ngoại tệ của toàn hệ thống đã
được cải thiện đáng kể từ mức âm trên 300 triệu USD vào cuối tháng 11 nay chỉ còn
âm khoảng dưới 100 triệu USD. Doanh số mua ngoại tệ của các ngân hàng thương
mại với khách hàng đang có xu hướng tăng khi các doanh nghiệp xuất khẩu đã bán
mạnh ngoại tệ cho hệ thống ngân hàng thương mại…
Theo thống kê của Vụ Quản lý ngoại hối - NHNN, tính đến cuối tháng 11-2010,
nguồn thu ngoại tệ từ kiều hối đã đạt mức 7,6 tỷ USD.
Trong tháng 12-2010, ước tính lượng kiều hối sẽ đạt khoảng 770 triệu USD,
nâng tổng nguồn thu từ kiều hối của cả năm 2010 lên mức 8 tỷ USD, tăng khoảng
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 17


25,6% so với tổng lượng kiều hối của cả năm 2009. Tính tới tháng 1-2011, do có
Tết Nguyên đán nên nguồn kiều hối sẽ còn tiếp tục gia tăng. Bên cạnh nguồn thu từ
kiều hối, luồng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam từ đầu năm thặng dư khoảng 800
triệu USD, giải ngân vốn đầu tư nước ngoài trong 11 tháng của năm 2010 đã tăng
9,9% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngoài ra, các ngân hàng nước ngoài đang tích cực
chuyển vốn ngoại tệ vào Việt Nam và giải ngân để thực hiện quy định của Ngân
hàng Nhà nước về việc tăng vốn điều lệ lên mức 3.000 tỷ đồng.

Cùng với sự gia tăng của các luồng vốn vào, những biện pháp chính sách để ổn
định thị trường ngoại hối đã được thực hiện trong thời gian qua cũng là yếu tố củng
cố tâm lý trên thị trường. Khi thị trường ngoại hối có biểu hiện căng thẳng, Ngân
hàng Nhà nước đã bán ngoại tệ hỗ trợ nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu nhằm bình
ổn giá. Biện pháp này vẫn được Ngân hàng Nhà nước tiếp tục thực hiện để tăng
cường và củng cố sự ổn định của thị trường.
2.3.2.2 Thị trường vàng
Thị trường vàng Việt Nam năm 2010 có diễn biến thất thường và giá vàng trong
nước tăng nhanh hơn giá vàng thế giới. Diễn biến cụ thể như sau:
Giá vàng trong nước đã lập kỷ lục 38,2 triệu đồng/lượng vào ngày 9/11. Sốt
vàng năm nay đã lặp lại gần đúng kỷ lục của năm 2009: tăng vài triệu đồng/lượng
chỉ trong buổi sáng, người dân ồ ạt chen lấn đi mua vàng, doanh nghiệp thi nhau
thông báo hết hàng bán… Kết quả, giá vàng trong nước bị đẩy cao hơn giá thế giới
quy đổi 2 triệu đồng/lượng ở lúc đỉnh điểm.
Biểu đồ 1: Giao động giá vàng trong nước và thế giới năm 2010
Giới kinh doanh kim hoàn đưa ra nhiều lý do để giải thích cho việc giá vàng leo
thang chóng mặt, gồm đà tăng của giá vàng thế giới, tỷ giá USD thị trường tự do
tăng nóng, tình trạng cầu cao-cung thấp của thị trường vàng trong nước, yếu tố tâm
lý… Trong khi đó, nhận định về diễn biến giá vàng ngày 9/11, nguyên Thống đốc
Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu cho rằng, ngoài những nguyên nhân trên,
không loại trừ yếu tố đầu cơ.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 18


Đến ngày 7/12, tức là gần 1 tháng sau trận bão vàng tại thị trường Việt Nam,
giá vàng quốc tế thiết lập kỷ lục mới. Giá vàng giao ngay đã đạt mức cao nhất mọi
thời đại khi chạm 1.432,5 USD/oz tại New York. Sau khi đạt mức giá kỉ lục, giá

vàng trong nước, giá vàng cuối năm 2009 lại giảm xuống mức 35- 36 triệu
đồng/lượng sau một loạt nỗ lực bình ổn của cơ quan chức năng.
2.3.3 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2011
2.3.3.1 Diễn biến thị trường ngoại tệ
Thị trường tiền tệ kết thúc năm 2011 đầy biến động với nhiều sự kiện đáng ghi
nhớ đối với giới đầu tư và các chuyên gia phân tích. Những hậu quả từ đại khủng
hoảng tài chính 2008 vẫn đang tiếp tục làm tổn thương các nền kinh tế hàng đầu thế
giới như Mỹ, liên minh Châu Âu, Nhật Bản… Tiếp tục trong năm 2011, kinh tế thế
giới nhận thêm những cú sốc lớn hơn khi tính mạng đồng Euro bị đe dọa từng ngày
bắt nguồn từ cuộc khủng hoảng nợ công diễn ra từ giữa năm 2010 và sự kiện nước
Mỹ hạ bậc tín dụng bởi hãng xếp hạng tín nhiệm quốc tế Standard & Poors.
Trên thị trường ngoại hối, năm 2011 chứng kiến lần đầu tiên trong lịch sử Ngân
hàng Nhà nước điều chỉnh tỷ giá mạnh nhất từ 18.932 đồng đổi 1 USD lên 20.693
đồng (tăng 9.3%) và thu hẹp biên độ giao dịch từ 3% xuống còn 1% vào ngày
11/02/2011. Việc tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã giúp thu hẹp tỷ giá chính
thức so với tỷ giá trên thị trường chợ đen vốn đã duy trì khoảng cách từ 7%-8%
trong vòng hai tháng trước đó. Để đảm bảo ổn định tỷ giá, Chính phủ ban hành nghị
định 95, phạt hành chính tới 500 triệu đồng cho vi phạm trong lĩnh vực tiền tệ, ngân
hàng. Nhiều đơn vị, tổ chức cá nhân đã bị bắt vi phạm, thu giữ và phạt hành chính.
Tháng 10 ghi nhận tỷ giá bình quân liên ngân hàng tăng mạnh nhất kể từ khi
NHNN điều chỉnh tỷ giá hôm 11/2. Trong tháng có tới 14 lần NHNN nâng tỷ giá
với mức tăng tổng cộng 175 đồng. Nguyên nhân là do nhu cầu mua ngoại tệ của DN
để trả các khoản vay từ 2 qúy đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu tăng cao vào cuối
năm cộng thêm nhu cầu nhập khẩu vàng nhằm kiếm lời từ sự chênh lệch giữa giá
vàng trong nước và giá vàng quốc tế. Thêm vào đó cung ngoại tệ cũng giảm sút do
nhiều DN không muốn bán ngoại tệ cho ngân hàng khi niềm tin về đồng nội tệ chưa
cao. Sau loạt tăng 14 lần liên tiếp đầu tháng 10, tỷ giá bình quân liên ngân hàng
giữa USD với VND đã kéo dài 5 tuần cố định.
Trong tháng 12 Ngân hàng Nhà nước bất ngờ điều chỉnh tăng tỷ giá liên ngân
hàng lên mức cao nhất 20.828 đồng. Đây là mức điều chỉnh thứ hai trong tháng này

và tính từ thời điểm Ngân hàng Nhà nước đưa ra cam kết không tăng tỷ giá quá 1%
thì tỷ giá bình quân liên ngân hàng đã tăng 0,97%, khá sát với chỉ tiêu. Như vậy,
khả năng sẽ không còn lần điều chỉnh tỷ giá trong tuần cuối cùng của năm, do dự
địa còn lại khá thấp (khoảng 0,03%). Mặc dù vậy, nhu cầu ngoại tệ cuối năm vẫn
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 19


còn khá cao, bên cạnh đó do chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế
giới vẫn ở mức hấp dẫn (xoay quanh 2 triệu đồng/lượng) có thể làm tăng nhu cầu
gom USD để nhập lậu vàng, vì vậy khả năng điều chỉnh tỷ giá USD/VND vào đầu
năm 2012 hoàn toàn có thể xảy ra.
Bên cạnh đó, trong vòng 1 năm qua, để ổn định tỷ giá, chính phủ đã áp dụng
nhiều biện pháp quản lý chặt chẽ như cấm kinh doanh ngoại tệ trên thị trường tự do,
cấm kinh doanh vàng miếng, yêu cầu các tập đoàn, tổng công ty nhà nước phải bán
ngoại tệ cho tổ chức tín dụng, điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ thêm 1
điểm phần trăm, từ 6% lên 7% trên tổng số dư tiền gửi phải dự trữ bắt buộc đối với
các tổ chức tín dụng, lãi suất huy động tối đa bằng USD từ 1%/năm xuống còn
0,5%/năm đối với tổ chức và 3%/năm xuống còn 2%/năm đối với cá nhân. Những
giải pháp có phần hành chính trên đã khiến thị trường ngoại hối tự do liên tục giảm
và xoay quanh tỷ giá chính thức với mức chênh lệch rất nhỏ (0.5%), thậm chí có
thời điểm giao dịch thấp hơn tỷ giá bình quân của các ngân hàng thương mại.
Năm 2011 cũng là năm đánh dấu hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam đạt
kết quả khả quan, thực hiện tốt hơn các chỉ tiêu đề ra và tạo sự hỗ trợ lớn cho việc
ổn định tỷ giá. Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan công bố tổng kim ngạch xuất
khẩu trong 11 tháng năm 2011 đạt gần 87,36 tỷ USD, tăng 35% so với cùng kỳ và
vượt so với chỉ tiêu kế hoạch cả năm đề ra là 10%. Tương tự, kim ngạch nhập khẩu
đã đạt gần 96,2 tỷ USD, tăng 26,5% so với cùng kỳ và vượt mức kế hoạch cả năm

là 2,9%. Điều đáng mừng là tỷ trọng nhập s iêu so với tổng kim ngạch xuất khẩu đã
giảm rất mạnh so với các năm trước và dưới khá xa so với mục tiêu phấn đấu do
Quốc hội và Chính phủ đưa ra. Bên cạnh đó kiều hối cũng đang góp phần đáng kể
trong việc cải thiện dự trữ ngoại hối, ước tính vừa công bố của Ngân hàng Thế Giới
(WB) cho thấy lượng kiều hối chuyển về Việt Nam trong năm 2011 đạt gần 9 tỷ
USD. Với con số này, Việt Nam thuộc top 10 các nước nhận được nhiều kiều hối
nhất theo con đường chính thức (gồm Ấn Độ, Trung Quốc, Mexico, Philippines,
Pakistan, Bangladesh, Nigeria, Ai Cập và Liban). Điều này chứng tỏ sự hấp dẫn và
ổn định của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là rất cao.
2.3.3.2 Diễn biến thị trường vàng
Năm vừa qua Việt Nam cũng chứng kiến những cơn sốt vàng gây náo loạn thị
trường. Theo đà tăng của thế giới, giá vàng tại Việt Nam bắt đầu leo thang từ đầu
tháng 8. Ban đầu, giá vàng mới nhích lên 42 triệu, rồi thẳng tiến đạt mức 45-46 triệu
đồng/lượng. Cơn sốt vàng thực sự bùng nổ vào ngày 23/8/2011, khi giá vàng đạt
đỉnh: trên 49 triệu đồng/lượng. Cả xã hội náo loạn với vàng. Để hạ nhiệt cơn sốt
này, Ngân hàng Nhà nước đã tung ra một lượng vàng từ dự trữ và mở quota cho
nhập khẩu. Sau đó, giá vàng mới giảm dần và ổn định quanh mức 44-45 triệu
đồng/lượng.
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 20


Tuy nhiên, do mức cầu khá cao, sự biến động tỷ giá USD/VND trong những
tháng cuối năm, chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn ở mức cao.
Để điều trị căn bệnh trên thị trường vàng, Ngân hàng Nhà nước sử dụng khá nhiều
liều thuốc. Ngày 06/10/2011, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư 32, sửa đổi
Thông tư 11, đưa ra gói giải pháp đặc trị thị trường vàng. Theo đó, có 5 ngân hàng
được kinh doanh vàng qua tài khoản là Sacombank, ACB, Techcombank,

DongABank và Eximbank, đồng thời cơ quan quản lý ấn định giá bán vàng bình ổn
không chênh lệch quá 400.000 đồng/lượng so với thế giới… Về nguồn ngoại tệ
nhập vàng, cơ quan quản lý có thể xem xét hỗ trợ một phần nhu cầu. Cũng theo
Thông tư 32, quy định về việc chấm dứt huy động và cho vay vốn bằng vàng của tổ
chức tín dụng tại Thông tư 11 ngày 29-4-2011, cũng được sửa đổi, theo hướng khi
thị trường vàng có biến động, Ngân hàng Nhà nước cho phép tổ chức tín dụng được
chuyển đổi tối đa 30% số dư tồn vàng huy động, quy thành tiền trong thời hạn nhất
định. Quy định này, tạo cơ chế linh hoạt hơn cho việc huy động vàng trong dân
không bị thành vốn “chết”.
Bên cạnh đó, nhiều bất cập trong thị trường vàng đã được giải quyết bằng dự
thảo quản lý thị trường vàng của Ngân hàng Nhà nước, chỉ còn chờ phê duyệt. Quy
định mới sẽ siết lại việc sản xuất vàng miếng, tập trung việc dập vàng miếng về 1
mối SJC. Ngân hàng Nhà nước cũng chủ trương sẽ dùng SJC làm thương hiệu vàng
miếng quốc gia. Người dân được sở hữu vàng miếng. Các loại vàng miếng phi SJC
được phép sản xuất trước đây vẫn được lưu thông.
Tổng kết lại, trong năm 2011, giá vàng trong nước đã tăng khoảng 25%, mức
tăng cao nhất đạt 40% khi giá vàng đạt đỉnh 49,2 triệu đồng/lượng vào ngày
23/8/2011, lúc này giá vàng thế giới cũng chạm đỉnh 1.920 USD/oz. Tuy nhiên càng
về cuối năm, giá vàng trong nước song hành cùng giá vàng quốc tế, giảm mạnh chỉ
còn mức 42-43 triệu đồng/lượng trong khi giá vàng thế giới sụt mạnh xuống 1.550
USD/oz. Mặc dù vậy, mức chênh lệch giữa giá vàng trong nước và quốc tế vẫn còn
khá lớn (khoảng 2 triệu đồng/lượng). Rất nhiều liều thuốc đã được bơm vào thị
trường nhằm bình ổn tâm lý người dân, đồng thời rút ngắn khoảng cách chênh lệch
của giá vàng trên thị trường quốc tế và Việt Nam, tuy vậy hiệu quả vẫn đang chờ
thời gian trả lời. Trong năm 2012, giá vàng trong nước sẽ vẫn bám sát diễn biến giá
vàng quốc tế, trong khi vàng quốc tế đang hứa hẹn rất nhiều bất ngờ, vì vậy khả
năng thị trường vàng trong năm 2012 sẽ tiếp tục “dậy sóng”.
2.3.4 Diễn biến thị trường ngoại hối năm 2012
2.3.4.1 Thị trường ngoại tệ
Sau bốn năm kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu bùng phát, nền kinh tế

thế giới năm 2012 phục hồi một cách “chật vật”. Trong khi Châu Âu đang loay
Thực trạng và xu hướng phát triển thị trường ngoại hối Việt Nam


Nhóm 6 – Cao học K21E Trang 21


hoay tìm cách thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng nợ công nhiều năm liền thì tăng
trưởng kinh tế tại Mỹ và Nhật Bản diễn ra khá chậm chạp. Các nền kinh tế mới nổi
như Brazil, Nga, Ấn Độ và Trung Quốc cũng đang dần “giảm tốc” trong quá trình
phát triển kinh tế. Ba nguy cơ lớn nhất ảnh hưởng đến quá trình hồi phục kinh tế
năm 2012 là cuộc khủng hoảng nợ công ở khu vực Eurozone, vấn đề“vách đá tài
chính” ở Mỹ và sự trì trệ tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc.
Kinh tế-xã hội nước ta năm 2012 tiếp tục bị ảnh hưởng bởi sự bất ổn của kinh tế
thế giới, điều này ảnh hưởng xấu đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống
dân cư trong nước. Thị trường tiêu thụ hàng hóa bị thu hẹp, hàng tồn kho ở mức
cao, sức mua trong dân giảm. Tỷ lệ nợ xấu ngân hàng ở mức đáng lo ngại. Nhiều
doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa phải thu hẹp sản xuất, dừng hoạt
động hoặc giải thể. (Nguồn: Tổng cục thống kê)
Ghi nhận thành công lớn nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong năm
2012 vừa qua là duy trì tỷ giá USD/VND ổn định ở mức 20,828 VND/USD, giữ
nguyên so với mục tiêu điều hành trong năm 2012 (tỷ giá năm 2012 biến động
không quá 2-3%)
Nguồn: Tổng cục thống kê
Biểu đồ 2: Sự biến động tỷ giá qua các tháng trong năm 2012








×