Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế. trình bày một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế trước tòa án và trách nhiệm của bên vi phạm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (115.8 KB, 17 trang )

Lời nói đầu
Trong xu hớng toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, với chính sách mở
cửa và hội nhập, Việt Nam đang từng bớc hoàn thiện hệ thống pháp luật th-
ơng mại. Năm 1997, Luật thơng mại Việt Nam ra đời đánh dấu một bớc
phát triển lớn trong chặng đờng xây dựng và hoàn chỉnh hệ thống pháp luật
nớc ta. Luật thơng mại của Việt Nam ra đời là một điều hết sức khích lệ, là
một kết quả tất yếu của đòi hỏi do thay đổi về diện mạo và sắc thái đời sống
kinh tế nớc ta.
Phạm vi điều chỉnh của Luật thơng mại Việt Nam rất rộng, nhng trong
bài tiểu luận này, chúng em chỉ muốn đề cập đến vấn đề liên quan đến chế
độ trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp đồng kinh tế với mong muốn Luật
thơng mại Việt Nam sẽ phát huy hiệu quả đúng với mục đích ra đời của nó.
Vì vậy, em đã lựa chọn đề tài : "Trách nhiệm vật chất do vi phạm hợp
đồng kinh tế. Trình bày một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế trớc tòa án
và trách nhiệm của bên vi phạm".
Do trình độ hạn hẹp với một vấn đề rộng lớn, phức tạp, bài viết
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Em kính mong sự đóng góp của thầy
cô giáo để em hoàn thiện bài tiểu luận của mình đợc tốt hơn.
Ngoài lời mở đầu và kết luận, bài tiểu luận gồm 2 phần chính :
Phần A : Khái niệm và việc thực hiện hợp đồng kinh tế
Phần B : Tìm hiểu các vấn đề có liên quan đến trách nhiệm vật chất
Phần A
Khái niệm và việc thực hiện
hợp đồng kinh tế
I. Khái niệm
Hiện nay, trong khoa học pháp lý khái niệm hợp đồng đợc hiểu theo
hai nghĩa chủ quan và khách quan.
* Theo nghĩa khách quan (hay còn gọi là nghĩa rộng)
Hợp đồng kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh
các quan hệ hợp đồng kinh tế giữa các đơn vị kinh tế (còn gọi là chế độ
pháp lý về hợp đồng kinh tế).


Trong đó quy định các nguyên tắc ký kết hợp đồng kinh tế, điều
kiện chủ thể của hợp đồng kinh tế, thủ tục trình tự ký kết hợp đồng kinh tế,
các điều kiện và giải pháp hậu quả của việc thay đổi, huỷ bỏ, đình chỉ hợp
đồng kinh tế, trách nhiệm vi phạm hợp đồng kinh tế.
Nh vậy, theo nghĩa khả quan này thì pháp luật nói chung là chế độ
pháp luật về hợp đồng kinh tế nói riêng luôn luôn phải có những thay đổi
theo kịp và phù hợp với sự phát triển của quan hệ kinh tế hay chính xác hơn
cũng phù hợp với sự phát triển của lực lợng sản xuất
* Theo nghĩa chủ quan (hay gọi là nghĩa hẹp)
Điều 1: Pháp lệnh HĐKT ban hành ngày 25/9/1989 quy định:
"Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch
giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất - trao đổi hàng
hoá, dịch vụ, nghiên cứu ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả
thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng về quyền và
nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình".
Nh vậy theo nghĩa này thực chất hợp đồng kinh tế là quan hệ kinh tế
giữa các chủ thể ký kết, đó là mối quan hệ ý chí đợc xác lập một cách tự nguyện,
bình đẳng thông qua các hình thức bằng văn bản trong tài liệu giao dịch
giữa các bên nh công văn, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, giấy chấp nhận
Nh chúng ta đã biết, nếu bất kỳ một loại hợp đồng nào khi đợc ký
kết bằng văn bản nó đều có thể là căn cứ vào các bên thực hiện hợp đồng và
là căn cứ để cơ quan nhà nớc có thẩm quyền kiểm tra t cách pháp nhân khi
ký kết hợp đồng của các bên, đồng thời cũng là căn cứ để cơ quan tài phán
giải quyết tranh chấp nếu có. Mặt khác, đối với hợp đồng kinh tế thờng có
giá trị lớn và thậm chí rất lớn, cho nên, để tránh tình trạng các chủ thể lợi
dụng việc ký kết để chiếm đoạt cho bản thân nên chúng ta phải quy định
hợp đồng kinh tế đợc ký kết bằng các văn bản. Hơn nữa, một hợp đồng kinh
tế thờng tơng đối dài về mặt thực tế mà nói nếu không đợc thực hiện bằng
các loại hình văn bản thì các chủ thể cũng có thể sẽ quên mất một trong
một số những chi tiết nhỏ hay những điều khoản nếu có trong hợp đồng,

gây thiệt hại cho các bên gặp khó khăn do việc thực hiện hợp đồng dẫn đến
những tranh chấp đáng tiếc.
II. Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế
Thực hiện hợp đồng kinh tế là hành vi của các chủ thể tham gia
quan hệ hợp đồng nhằm làm cho các điều khoản đã cam kết trong hợp đồng
trở thành hiện thực.
Thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết là nghĩa vụ của các đơn vị
kinh tế. Các đơn vị phải thực hiện nghiêm chỉnh những điều đã cam kết
trong hợp đồng. Hợp đồng kinh tế đợc coi là thực hiện xong khi các bên
hoàn thành đầy đủ các quyền và nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng.
Pháp luật hợp đồng kinh tế đã qui định nghĩa vụ của các bên trong việc thực
hiện đúng các điều khoản của hợp đồng kinh tế:
1. Thực hiện đúng điều khoản số lợng
Điều khoản về số lợng là một trong những điều khoản chủ yếu trong
nội dung của hợp đồng kinh tế. Thực hiện đúng về số lợng tức là giao đầy
đủ số lợng, trọng lợng hàng hóa, khối lợng công việc nh đã thỏa thuận.
Trong khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra số lợng hoặc trọng l-
ợng hành hóa bằng các phơng pháp cân, đo, đong, đếm chính xác và lập
biên bản giao hàng.
Trong quá trình kiểm tra khi giao nhận, nếu các bên phát hiện ra sự
thiếu hụt hàng hóa thì phải tìm nguyên nhân của sự thiếu hụt để quy trách
nhiệm vật chất. Sản phẩm giao không đúng số lợng thì bên nhận chỉ đợc
nhận và thanh toán theo số thực nhận, còn số sản phẩm thiếu thì bên giao
phải giao tiếp sau đó. Đối với số sản phẩm đợc giao không đồng bộ và
không sử dụng đợc thì bên nhận có quyền từ chối nhận và từ chối thanh
toán sản phẩm hàng hóa, công việc cho đến khi hoàn thành đồng bộ.
Trong trờng hợp giao hàng hóa không đồng bộ, bên nhận đợc lựa
chọn một trong hai cách xử lý sau:
- Yêu cầu bên vi phạm phải hoàn thành đồng bộ sản phẩm, hàng
hóa, công việc rồi mới nhận. Nếu phải chờ hoàn thành đồng bộ mà hợp

đồng không đợc thực hiện đúng hạn thì bên vi phạm phải chịu phạt vi phạm
hợp đồng và bồi thờng thiệt hại giống nh trờng hợp vi phạm thời hạn thực
hiện hợp đồng.
- Nhận sản phẩm hàng hóa cha hoàn thành đồng bộ với điều kiện
bên vi phạm chịu phạt vi phạm hợp đồng vì không hoàn thành đồng bộ và
trả các chi phí cần thiết để hoàn thành đồng bộ. Các trờng hợp giao hàng
thiếu đều bị coi là vi phạm hợp đồng ở điều khoản số lợng và phải chịu
trách nhiệm vật chất nh qui định của Pháp lệnh hợp đồng kinh tế.
2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lợng hàng hóa hoặc công việc
Điều khoản chất lợng cũng là một điều khoản chủ yếu của hợp đồng
kinh tế. Điều khoản này đợc thỏa thuận dựa trên cơ sở các qui định về chất
lợng, tiêu chuẩn kỹ thuật của Nhà nớc hoặc tiêu chuẩn chất lợng sản phẩm
của các đơn vị đã đăng ký tại cơ quan tiêu chuẩn đo lờng chất lợng Nhà nớc
có thẩm quyền. Các bên có nghĩa vụ thực hiện đúng chất lợng hàng hóa
công việc nh đã thỏa thuận.
Giao hàng đúng chất lợng có nghĩa là hàng đợc giao phải đảm bảo
khả năng sử dụng (theo tiêu chuẩn chất lợng), đảm bảo đúng phẩm chất,
bao bì, đóng gói, quy cách, chủng loại của sản phẩm của Nhà nớc, của
ngành, của đơn vị cơ sở hoặc theo sự thỏa thuận của các bên.
Khi giao nhận, các bên phải tiến hành kiểm tra chất lợng sản phẩm,
hàng hóa, công việc. Trong trờng hợp có sự vi phạm điều khoản này, bên bị
vi phạm có quyền:
- Hoặc không nhận sản phẩm hàng hóa, công việc không đúng chất
lợng thỏa thuận, phạt vi phạm và đòi bồi thờng thiệt hại giống nh trờng hợp
không thực hiện hợp đồng.
- Hoặc nhận sản phẩm hàng hóa công việc với điều kiện bên vi
phạm phải chịu phạt vi phạm về chất lợg hoặc phải giảm giá.
- Yêu cầu sửa chữa sai sót về chất lợng trớc khi nhận.
Nếu trong thời gian bảo hành, bên nhận sản phẩm hàng hóa phát
hiện ra h hỏng của hàng hóa do lỗi của bên bảo hành thì bên bảo hành có

nghĩa vụ phải sửa chữa các sai sót về chất lợng. Các bên có quyền thỏa
thuận thay thế việc sửa chữa sai sót bằng cách giảm giá hoặc đổi lấy sản
phẩm hàng hóa khác.
3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận hàng hóa hoặc
công việc
Giao nhận hàng hóa hoặc công việc đúng thời gian là yếu tố quan
trọng giúp các bên thực hiện đúng tiến độ kế hoạch sản xuất kinh doanh của
mình. Thời gian giao nhận hàng hóa có thể là thời hạn hoặc thời điểm nhất
định do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng.
Thời hạn giao hàng hóa hoặc công việc là khoảng thời gian nhất
định mà trong khoảng thời gian đó, hàng hóa hoặc công việc phải đợc hoàn
thành bàn giao, còn thời điểm là điểm thời gian cụ thể mà việc giao nhận đ-
ợc thực hiện.
Khi có vi phạm điều khoản về thời gian thực hiện hợp đồng (trờng
hợp giao chậm) bên bị vi phạm hợp đồng có quyền:
- Hoặc không nhận sản phẩm hàng hóa, công việc hoàn thành chậm
trễ, bắt phạt vi phạm hợp đồng và bồi thờng thiệt hại nh trờng hợp không
thực hiện hợp đồng.
- Hoặc nhận sản phẩm hàng hóa, công việc hoàn thành chậm trễ và
bắt phạt vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng và bồi thờng thiệt hại.
Trờng hợp hoàn thành trớc thời hạn, nếu trong hợp đồng không qui
định bên nhận phải tiếp nhận trớc thời hạn thì bên tiếp nhận có quyền cha
tiếp nhận hoặc tiếp nhận với điều kiện bên giao phải chịu các phí tổn bảo
quản trong thời gian cha đến thời điểm giao nhận qui định.
Trờng hợp bên giao thực hiện đúng thời hạn nh thỏa thuận trong hợp
đồng, bên nhận phải có nghĩa vụ tiếp nhận. Nếu không tiếp nhận sản phẩm
hàng hóa, công việc đã hoàn thành đúng chất lợng và thời hạn theo hợp
đồng kinh tế thì coi nh đã vi phạm điều khoản về thời gian giao nhận. Trờng
hợp nhận chậm, bên bị vi phạm có quyền:
- Bắt bên vi phạm chịu phạt vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm,

hàng hóa, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng kinh tế.
- Đòi bên vi phạm phải trả các chi phí chuyên chở, bảo quản và các
thiệt hại khác do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận.
- Yêu cầu Tòa án kinh tế hoặc tổ chức trọng tài giải quyết để tránh
các thiệt hại khác do vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận.
4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phơng thức giao nhận
hàng hóa
Địa điểm giao nhận hàng hóa hoặc lao vụ là nơi mà tại đó bên giao
hàng thực hiện nghĩa vụ giao hàng của mình cho bên đặt hàng. Phơng thức
giao nhận là cách thức mà các bên tiến hành giao nhận hàng hóa. Địa điểm
và phơng thức giao nhận có thể do hai bên thỏa thuận phù hợp với điều kiện
thực tế, thuận tiện và có lợi cho các bên.
Trong trờng hợp các bên không thỏa thuận đợc với nhau thì địa
điểm và phơng thức giao nhận phải theo các qui định của pháp luật đối với
từng loại hợp đồng kinh tế. Nếu trong hợp đồng kinh tế không có sự thỏa
thuận và không có qui định của pháp luật đối với loại hợp đồng kinh tế đó
thì địa điểm giao nhận là kho chính của bên giao hàng, bán hàng và giao
trên phơng tiện vận chuyển của bên đặt hàng, mua hàng.
Các bên có nghĩa vụ giao nhận hàng hóa hoặc lao vụ đúng địa điểm
dù địa điểm đó do hai bên thỏa thuận hay do pháp luật qui định trớc. Trờng
hợp giao hàng hóa không đúng địa điểm, bên vi phạm phải chịu những hình
thức trách nhiệm vật chất theo qui định của pháp luật.
5. Thực hiện đúng điều khoản giá cả, thanh toán
Các bên có quyền thỏa thuận về giá cả của hàng hóa hoặc lao vụ và
ghi cụ thể vào hợp đồng kinh tế, thỏa thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực
hiện việc thay đổi giá khi có sự biến động giá cả thị trờng trong quá trình
thực hiện hợp đồng kinh tế.
Đối với sản phẩm hàng hóa do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nớc
đã qui định giá thì thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với sự
qui định đó, không bên nào có quyền gò ép giá hoặc nâng giá quá mức qui

định của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền. Các bên có nghĩa vụ thanh toán
cho nhau đúng giá cả qui định.
Thanh toán theo hợp đồng là khâu cuối cùng kết thúc quá trình thực
hiện hợp đồng kinh tế. Nghĩa vụ trả tiền phải đợc thực hiện theo phơng thức
và thời hạn thanh toán đã thỏa thuận trong hợp đồng kinh tế. Nếu trong hợp
đồng không ghi thời hạn trả tiền thì thời hạn đó là 15 ngày, kể từ ngày nhận
đợc hóa đơn đòi tiền (chỉ đợc lập hóa đơn, giấy đòi tiền phù hợp với việc
thực hiện từng phần hay toàn bộ hợp đồng kinh tế). Nghĩa vụ trả tiền đợc
coi là hoàn thành từ khi chuyển đủ tiền trên tài khoản của mình tại ngân
hàng cho bên đòi hoặc khi bên đòi tiền trực tiếp nhận đợc số tiền mặt theo
hóa đơn.
Ngoài ra, nghĩa vụ trả tiền cũng đợc coi là hoàn thành nếu bên trả
tiền đề nghị và đợc bên đòi tiền chấp nhận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế
chấp, cầm cố, bảo lãnh, có giá trị tơng đơng với số tiền phải trả và việc trả
hiện vật hoặc các tài sản đó đã thực hiện xong.
Bên vi phạm nghĩa vụ thanh toán bị phạt vi phạm hợp đồng. Mức
phạt có thể bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn theo qui định của pháp luật
và phải chịu bồi thờng thiệt hại cho bên kia số tiền lãi mà họ phải trả cho
ngân hàng trên số tiền cha đợc thanh toán. Trong trờng hợp này số tiền phạt
đợc tính căn cứ vào mức lãi suất tín dụng quá hạn nhân với thời gian chậm
thanh toán, không giới hạn mức tối đa.
Phần II
Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến
trách nhiệm vật chất
I. Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế
1. Khái niệm trách nhiệm vật chất
Khi hợp đồng kinh tế đã đợc ký kết và quan hệ hợp đồng kinh tế đợc
thiết lập đúng pháp luật, các bên có nghĩa vụ thực hiện nghiêm chỉnh những
điều khoản đã cam kết. Nếu một bên nào có hành vi vi phạm gây thiệt hại
cho bên kia thì bên gây thiệt hại phải gánh chịu những hậu quả vật chất bất

lợi do hành vi vi phạm của mình gây ra. Việc gánh chịu này phải tuân theo
các qui định của pháp luật về hợp đồng kinh tế.
Về mặt khách quan, trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng
kinh tế là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm quan hệ
xã hội giữa các chủ thể của hợp đồng kinh tế phát sinh do vi phạm chế độ
hợp đồng kinh tế (theo nghĩa vụ này, ngời ta còn gọi là chế định trách
nhiệm vật chất trong pháp luật hợp đồng kinh tế). Nội dung của trách nhiệm
vật chất thể hiện ở hậu quả bất lợi mà pháp luật qui định cho bên vi phạm
phải gánh chịu.
Về mặt chủ quan, trách nhiệm vật chất đợc hiểu là sự gánh chịu hậu
quả vật chất bất lợi của bên có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế.
2. Phân tích về các điều khoản liên quan đến trách nhiệm vật chất
a. Các điều khoản liên quan đến phạm vi trách nhiệm vật chất
- Quy định về phạm vi của trách nhiệm vật chất
- Qui định về giới hạn của trách nhiệm vật chất
- Qui định rõ về trách nhiệm
b. Điều khoản liên quan đến bản chất của trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm có thể phát sinh khi một bên không làm tròn trách
nhiệm của mình làm phá vỡ hợp đồng, hoặc phát sinh từ một sự kiện mà có
thể kéo dài theo trách nhiệm ngoài hợp đồng.
c. Điều khoản liên quan đến bản chất hay nguồn gốc của thiệt hại
vật chất
Nguyên nhân của thiệt hại có thể là:
- Thiệt hại là kết quả của việc thực hiện chậm, thực hiện sai hay
thực hiện không đầy đủ
- Thiệt hại trực tiếp hoặc gián tiếp từ hành vi vi phạm hợp đồng
- Thiệt hại có thể thấy trớc và thiệt hại không thể thấy trớc
- Thiệt hại do việc trì hoãn thực hiện
- Thiệt hại do sai lầm trong việc thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ
d. Điều khoản liên quan đến việc thay đổi điều khoản trách nhiệm

- Điều khoản liên quan đến điều kiện khiếu nại gồm:
+ Nghĩa vụ kiểm tra hàng hóa trong một thời hạn nào đó, nếu
sau thời hạn này thì không đợc khiếu nại
+ Nghĩa vụ thông báo những sai sót có thể thấy rõ đợc khi giao
nhận hàng hay trong một thời hạn nào đó
+ Nghĩa vụ thông báo những sai sót không thấy rõ ngay và,
hoặc thiệt hại phát sinh từ đó trong một thời hạn nhất định
+ Thời hạn đảm bảo hợp đồng
+ Nghĩa vụ gửi khiếu nại theo cách nhất định
+ Nghĩa vụ cung cấp những chứng cứ về các thiệt hại hay các
khoản đền bù khác
- Điều khoản liên quan đến việc thông báo trớc: Các bên cũng cần
qui định nghĩa vụ thông báo trớc về những khó khăn trong quá trình thực
hiện hợp đồng, khả năng khắc phục những khó khăn đó cũng nh yêu cầu
đối tác cùng cộng tác khắc phục. Bên bị vi phạm cũng cần thông báo cho
bên vi phạm biết về hành vi vi phạm của họ, yêu cầu giải quyết trong một
thời hạn nhất định, trớc khi áp dụng các chế tài qui định trong hợp đồng.
- Điều khoản báo trớc và việc sử dụng có giới hạn: Trong hợp đồng
cần thiết phải qui định về cách sử dụng, vận chuyển hàng hóa một cách
thích hợp để đề phòng những rủi ro có thể xảy ra. Trong trờng hợp đặc biệt thì
cũng cần phải có 1 điều khoản riêng qui định về điều này, cũng nh qui định
về loại trừ trách nhiệm trong trờng hợp sử dụng hàng hóa sai quy cách.
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm vật chất
Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế đợc áp dụng
khi có những căn cứ nhất định. Giống nh căn cứ phát sinh trách nhiệm vật
chất trong một số quan hệ pháp luật khác, căn cứ phát sinh trách nhiệm vật
chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế bao gồm bốn căn cứ sau:
- Có hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế;
- Có thiệt hại thực tế xảy ra;
- Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế;

- Có lỗi của bên vi phạm.
Hành vi vi phạm là hành vi của một bên đã xử sự trái với những qui
định của pháp luật hoặc trái với nội dung đã cam kết. Đó là hành vi không
thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ những nghĩa vụ đã thỏa
thuận trong hợp đồng. Có những hành vi vi phạm nh vi phạm về số lợng
hàng hóa (giao hàng thiếu, không đồng bộ), vi phạm về chất lợng (giao
hàng không đúng chất lợng) vi phạm về thời gian (giao hàng chậm, nhận
hàng chậm, thanh toán chậm), có những hành vi nh trì hoãn ký kết hợp
đồng, từ chối ký kết hợp đồng cũng đợc coi là những hành vi vi phạm (đối
với trờng hợp các bên ký kết hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh).
Thiệt hại thực tế là những thiệt hại vật chất có thể tính toán đợc,
không phải là những thiệt hại phi vật chất. Bên vi phạm hợp đồng chỉ phải
bồi thờng cho bên bị vi phạm nếu hành vi vi phạm hợp đồng của mình có
gây ra thiệt hại thực tế và chỉ phải bồi thờng phần thiệt hại thực tế đó.
Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế đợc
hiểu là giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại xảy ra có mối quan hệ
nội tại, tất yếu. Thiệt hại phát sinh là do kết quả tất nhiên của sự vi phạm,
không có vi phạm thì không phát sinh thiệt hại. Trờng hợp có hành vi vi
phạm của một bên và bên kia có bị thiệt hại, nhng thiệt hại này không phải
do hành vi của bên vi phạm gây ra thì ở đây không có mối quan hệ nhân
quả, bên vi phạm không phải chịu trách nhiệm bồi thờng đối với phần thiệt
hại nói trên. Muốn áp dụng trách nhiệm bồi thờng thiệt hại đối với bên vi
phạm, bên bị vi phạm phải chứng minh đợc có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm của bên kia với thiệt hại thực tế xảy ra.
Yếu tố lỗi là một căn cứ để áp dụng trách nhiệm pháp lý trong mọi
trờng hợp. Lỗi để áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất khi vi phạm hợp
đồng kinh tế là lỗi suy đoán, nghĩa là khi một bên không chấp hành hoặc
chấp hành không đầy đủ hợp đồng trong khi có điều kiện để thực hiện đợc,
thì đơng nhiên bị coi là có lỗi. Nh vậy phía bên kia không cần phải chứng
minh lỗi mà chỉ cần chứng minh là bên đơng sự đã không chấp hành hoặc

chấp hành không đầy đủ hợp đồng mà thôi (tức là co hành vi vi phạm).
Khi có đầy đủ những căn cứ nói trên, bên vi phạm phải chịu trách
nhiệm vật chất. Tuy nhiên, trong trờng hợp các bên ký kết hợp đồng cha
cần có thiệt hại thực tế xảy ra, bên có hành vi vi phạm đã phải gánh chịu
trách nhiệm dới hình thức phạt hợp đồng. Nói cách khác, không phải bất cứ
hình thức trách nhiệm tài sản nào cũng cần phải có đủ bốn điều kiện trên.
Để áp dụng chế tài phạt hợp đồng thì chỉ cần có hai điều kiện là đủ: có
hành vi vi phạm hợp đồng và có lỗi của bên vi phạm.
Bên vi phạm hợp đồng đợc xét giảm hoặc miễn hoàn toàn trách
nhiệm tài sản trong các trờng hợp sau đây:
a- Gặp thiên tai, địch họa và các trở lực khách quan khác không thể
lờng trớc đợc và đã thi hành mọi biện pháp để khắc phục.
b- Phải thi hành lệnh khẩn cấp của cơ quan nhà nớc có thẩm quyền
do Thủ tớng Chính phủ, Trởng ban chống lụt bão Trung ơng, Chủ tịch ủy ban
nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ơng và cấp tơng đơng ký.
c- Do bên thứ ba vi phạm hợp đồng kinh tế với bên vi phạm, nhng
bên thứ ba không phải chịu trách nhiệm tài sản trong các trờng hợp a, b nói
trên.
d- Do vi phạm hợp đồng kinh tế của một bên là nguyên nhân trực
tiếp dẫn đến sự vi phạm hợp đồng kinh tế của bên kia.
4. Các hình thức trách nhiệm vật chất
Khi vi phạm hợp đồng kinh tế, bên vi phạm phải chịu trách nhiệm
vật chất. Có hai hình thức trách nhiệm vật chất là phạt hợp đồng và bồi th-
ờng thiệt hại. Tiền phạt hợp đồng và tiền bồi thờng thiệt hại là số tiền mà
bên vi phạm phải lấy từ tài sản của mình trả cho bên bị vi phạm hợp đồng
kinh tế. Đối với những hợp đồng theo chỉ tiêu pháp lệnh thì một khoản tiền
phạt vi phạm hợp đồng phải nộp vào ngân sách nhà nớc.
a. Phạt hợp đồng
Phạt hợp đồng là một chế tài tiền tệ đợc áp dụng nhằm củng cố quan
hệ hợp đồng kinh tế, nâng cao ý thức tôn trọng pháp luật hợp đồng kinh tế

nói riêng, pháp luật quản lý kinh tế nói chung, đồng thời phòng ngừa vi
phạm hợp đồng kinh tế. Chế tài phạt hợp đồng là một chế tài đợc áp dụng
phổ biến đối với tất cả mọi trờng hợp có hành vi vi phạm, bất kể đó là hành
vi vi phạm điều khoản nào. Việc áp dụng chế tài phạt hợp đồng không cần
tính đến là hành vi vi phạm hợp đồng đã gây ra thiệt hại hay cha.
Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế là số tiền mà bên vi phạm phải
trả cho bên bị vi phạm. Mức phạt vi phạm hợp đồng kinh tế do các bên
thỏa thuận trong khung phạt đối với từng loại hành vi vi phạm hợp đồng
kinh tế theo qui định của pháp luật. Khung phạt đợc qui định chung đối với
các loại hợp đồng kinh tế là từ 2% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị
vi phạm.
Theo pháp lệnh hợp đồng kinh tế và Nghị định số 17/HĐBT ngày
16/1/1990 của Hội đồng Bộ trởng, việc thỏa thuận về mức tiền phạt trong
hợp đồng kinh tế phải phù hợp với khung phạt của từng loại hợp đồng kinh
tế và từng loại vi phạm hợp đồng kinh tế.
- Vi phạm về chất lợng: Phạt từ 3% - 12% giá trị phần hợp đồng
kinh tế bị vi phạm về chất lợng.
- Vi phạm về thời hạn thực hiện hợp đồng: Phạt 2% giá trị phần hợp
đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên, phạt
thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số
các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời
điểm 10 ngày lịch đầu tiên. Nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng đã ký
thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.
- Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm, hàng hóa, công việc đã
hoàn thành theo hợp đồng: Phạt 4% giá trị hợp đồng kinh tế đã hoàn thành
mà không đợc tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi
đợt 10 ngày tiếp theo, cho đến khi tổng số các lần phạt không quá 12% giá
trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không đợc tiếp nhận ở thời điểm 10
ngày lịch đầu tiên.
- Vi phạm nghĩa vụ thanh toán: áp dụng mức phạt bằng mức lãi suất

tín dụng quá hạn của ngân hàng nhà nớc Việt Nam tính từ ngày hết hạn
thanh toán. Số tiền phạt bằng mức lãi suất tín dụng quá hạn nhân với số tiền
chậm trả nhng với thời gian chậm trả, không giới hạn mức tối đa.
Trong trờng hợp pháp luật cha có qui định mức phạt, các bên có
quyền thỏa thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp
đồng bị vi phạm hoặc bằng một số tiền tuyệt đối.
Riêng tiền phạt đối với trờng hợp vi phạm hợp đồng kinh tế theo chỉ
tiêu pháp lệnh, pháp luật có qui định khác.
b. Bồi thờng thiệt hại
Bồi thờng thiệt hại cũng là một chế tài tiền tệ dùng để bù đắp những
thiệt hại thực tế cho bên bị thiệt hại. Nếu nh hình thức phạt hợp đồng với
chức năng chủ yếu là trừng phạt, giáo dục và phòng ngừa thì bồi thờng thiệt
hại với chức năng chủ yếu là bồi hoàn, bù đắp, khôi phục lợi ích vật chất bị
thiệt hại cho bên bị vi phạm. Căn cứ phát sinh chế tài này là có hành vi vi
phạm hợp đồng, có thiệt hại thực tế xảy ra, có mối quan hệ nhân quả giữa
hành vi vi phạm hợp đồng kinh tế và thiệt hại thực tế đó, có lỗi của bên vi
phạm.
Theo qui định của pháp lệnh hợp đồng kinh tế, bên có hành vi vi
phạm, chỉ phải bồi thờng thiệt hại thực tế đã xảy ra, đó là những thiệt hại có
thể tính toán đợc bao gồm:
- Giá trị số tài sản mất mát, h hỏng bao gồm cả số tiền lãi phải trả
cho ngân hàng (trong trờng hợp bị vi phạm nghĩa vụ thanh toán), khoản thu
nhập mà lẽ ra trong điều kiện bình thờng (hợp đồng không bị vi phạm) thì
bên bị vi phạm cũng sẽ thu đợc.
- Các chi phí để ngăn chặn và hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng
gây ra (chi phí hợp lý và cần thiết) mà bên bị vi phạm đã phải chi. Bên bị vi
phạm có nghĩa vụ phải chứng minh đã áp dụng các biện pháp cần thiết để
hạn chế thiệt hại ngay sau khi đợc biết có vi phạm.
- Tiền phạt vi phạm hợp đồng và bồi thờng thiệt hại mà bên bị vi
phạm phải trả cho ngời khác do hậu quả trực tiếp của sự vi phạm hợp đồng

gây ra. (Chỉ kể những hậu quả trực tiếp do vi phạm hợp đồng này dẫn đến
sự vi phạm hợp đồng với ngời khác).
Trong quá trình giải quyết tranh chấp hợp đồng kinh tế và xử lý vi
phạm hợp đồng kinh tế, tòa án kinh tế và các bên có tranh chấp áp dụng các
hình thức trách nhiệm vật chất nói trên tùy theo từng trờng hợp cụ thể.
5. Một số qui định riêng đối với chế độ trách nhiệm vật chất
trong hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh
Việc áp dụng chế độ trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng
kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh cũng đợc thực hiện theo các hình thức trách
nhiệm vật chất, bao gồm phạt hợp đồng và phạt bồi thờng thiệt hại nh đối
với những hợp đồng kinh tế khác theo qui định của pháp lệnh hợp đồng
kinh tế. Bên bị vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ phải tiếp tục thực hiện hợp
đồng, nếu không có sự thay đổi, đình chỉ thực hiện hợp đồng. Trong trờng
hợp xảy ra vi phạm tiếp theo, bên vi phạm hợp đồng bị phạt hợp đồng nh có
sự vi phạm mới.
Ngoài những qui định nói trên, bên vi phạm nghĩa vụ ký kết hợp
đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh còn phải nộp một khoản tiền vào ngân
sách nhà nớc. Việc ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh không
chỉ là quyền của các bên mà còn là nghĩa vụ bắt buộc đối với Nhà nớc, do
đó Tòa án kinh tế có quyền phạt tiền đối với các đơn vị kinh tế khi có hành
vi vi phạm nghĩa vụ ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh:
- Trờng hợp từ chối, trì hoãn ký kết hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu
pháp lệnh mà không có lý do chính đáng: Phạt 1% giá trị hợp đồng kinh tế.
- Trờng hợp ký hợp đồng kinh tế không đúng theo chỉ tiêu pháp lệnh
mà không có lý do chính đáng: Phạt 1% giá trị phần hợp đồng kinh tế ký
không đúng theo chỉ tiêu pháp lệnh. Số tiền phạt này nộp vào ngân sách nhà
nớc.
II. Trình bày một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế trớc tòa án và
trách nhiệm của bên vi phạm
Năm 1995 - 1996, Công ty liên doanh ô tô Việt Nam - Daewoo nay

là Công ty ô tô Daewoo Việt Nam (VIDAMCO) có ký hợp đồng bán cho
công ty TNHH Xây dựng - Giao thông Tân á (TANACO) 150 xe ô tô hiệu
Daewoo theo phơng thức trả chậm, với tổng số tiền là 2.695.000 USD (cha
tính tiền trả lãi góp).
Cụ thể : Theo hợp đồng VID-TNC/95720 năm 1995, VIDAMCO
bán cho TANACO 100 xe ô tô du lịch tổng trị giá 1.820.000 USD, thanh
toán ngay 10%, số còn lại 1.683.000 USD đợc chia làm 6 tháng 1 lần trả
chậm, bắt đầu từ ngày 17/10/1996 và hoàn thành việc thanh toán vào ngày
10/10/1998 ; Hợp đồng VID-TNC 961146 năm 1996, VIDAMCO bán cho
TANACO 50 ô tô du lịch trị giá 825.000 USD, thanh toán trớc 123.000
USD vào ngày 14/11/1996, số còn lại đợc chia làm 6 tháng 1 lần trả chậm
và hoàn thành trớc ngày 30/11/1999. Để đảm bảo việc trả nợ, Ngân hàng th-
ơng mại cổ phần ngoài quốc doanh (VP Bank) đã ký giấy bảo lãnh thanh
toán.
Thực hiện hợp đồng, VIDAMCO đã giao hàng đúng chủng loại, số
lợng, chất lợng, thời gian và địa điểm. Nhng ngợc lại, TANACO lại cố tình
chây ỳ, vi phạm nghĩa vụ thanh toán, nợ VIDAMCO 1.795.972 USD (bao
gồm cả tiền hàng và tiền phạt do chậm thanh toán). Theo ông tổng giám
đốc VIDAMCO Jung In Kim, công ty đã nhiều lần yêu cầu TANACO thực
hiện nghĩa vụ thanh toán dứt điểm các khoản nợ và VP Banhk thực hiện
nghĩa vụ bảo lãnh thanh toán của mình. Nhng cuối cùng mọi thiện chí giải
quyết nợ nần bằng con đờng hòa giải đều bị các đối tác khớc từ. Vì vậy, để
đảm bảo quyền lợi và lợi ích chính đáng của mình, ngày 7/10/1998,
VIDAMCO đã làm đơn khởi kiện ra Tòa Kinh tế, Tòa án Nhân dân Thành
phố Hồ Chí Minh yêu cầu TANACO và VP Bank thực hiện nghĩa vụ của
mình.
Sau gần 2 năm nghiên cứu, xem xét tất cả các chứng cứ, cuối năm
2001, Tòa kinh tế Tòa án Nhân dân TP HCM đã ra bản án chấp nhận yêu
cầu đòi nợ của VIDAMCO, buộc TANACO phải thanh toán cả tiền hàng và
tiền lãi quá hạn do chậm thanh toán hai hợp đồng là 1.796.061 USD. Tuy

phán quyết này cha phù hợp với các tình tiết thực tế của vụ án, còn nhiều
thiệt thòi cho công ty, nhng VIDAMCO cũng cảm thấy tự tin hơn vì cuối
cùng yêu cầu chính đáng của nhà đầu t nớc ngoài cũng đợc pháp luật Việt
Nam bảo hộ.
Kết luận
Chuyển sang nền kinh tế thị trờng, quan hệ kinh tế trở nên sống
động, đa dạng và phức tạp. Mục đích nhằm đạt đợc lợi nhuận tối đa trở
thành động lực trực tiếp của các bên tham gia quan hệ kinh tế. Trong điều
kiện nh vậy, tranh chấp kinh tế nói chung và những vi phạm hợp đồng kinh
tế nói riêng không những là một vấn đề khó tránh khỏi, mà còn sẽ là một
vấn đề lớn đòi hỏi phải có sự quan tâm giải quyết một cách thỏa đáng. Đó
vừa là một yêu cầu nghiêm ngặt của nguyên tắc pháp chế, vừa là một đòi
hỏi bức xúc của quan hệ kinh tế thị trờng. Có vi phạm hợp đồng kinh tế, thì
phải đợc xử lý nghiêm minh theo pháp luật, đó vừa là yêu cầu của pháp chế
xã hội chủ nghĩa, vừa là yêu cầu của chế độ hạch toán kinh tế.
Những nghiên cứu trong bài tiểu luận của em không nằm ngoài mục
đích góp phần hoàn thiện chế độ pháp luật kinh tế về vấn đề thực hiện đúng,
đầy đủ trách nhiệm của mỗi bên trong việc thực hiện hợp đồng kinh tế ở
Việt Nam. Việc qui định chế độ trách nhiệm vật chất trong hợp đồng kinh
tế có ý nghĩa quan trọng nhằm đảm bảo ổn định các quan hệ hợp đồng kinh
tế, bảo đảm trật tự trong quản lý kinh tế, khôi phục lợi ích của bên bị vi
phạm, giáo dục ý thức pháp luật và phòng ngừa các vi phạm pháp luật về
hợp đồng kinh tế. Tuy nhiên do nhận thức và trình độ nghiên cứu còn hạn
chế, nên em kính mong sẽ nhận đợc sự hớng dẫn chỉ bảo của thầy giáo để
bài tiểu luận của em đạt kết quả tốt hơn.
Mục lục
Trang
Lời nói đầu 1
Phần A -
I.

II.
Khái niệm và việc thực hiện hợp đồng kinh tế
Khái niệm
Cách thức thực hiện hợp đồng kinh tế
1. Thực hiện đúng điều khoản số lợng
2. Thực hiện đúng điều khoản về chất lợng hàng hóa
hoặc công việc
3. Thực hiện đúng điều khoản về thời gian giao nhận
hàng hóa hoặc công việc
4. Thực hiện đúng điều khoản về địa điểm, phơng thức
giao nhận hàng hóa
5. Thực hiện đúng điều khoản về giá cả, thanh toán
2
2
3
3
4
5
6
6
Phần B -
I.

II.
Tìm hiểu các vấn đề liên quan đến trách nhiệm vật chất.
Trách nhiệm vật chất trong quan hệ hợp đồng kinh tế
1. Khái niệm trách nhiệm vật chất
2. Phân tích về các điều khoản liên quan đến trách
nhiệm vật chất
3. Căn cứ phát sinh trách nhiệm vật chất

4. Các hình thức trách nhiệm vật chất
5. Một số qui định riêng đối với chế độ trách nhiệm
trong hợp đồng kinh tế theo chỉ tiêu pháp lệnh
Trình bày một vụ tranh chấp hợp đồng kinh tế trớc tòa
án và trách nhiệm của bên vi phạm
8
8
8
8
10
11
14
14
Kết luận 16
Tài liệu tham khảo:
Giáo trình Luật kinh tế quyển I
Sách DN B019, th viện trờng QLKD
Tạp chí DNNN TC025, th viện trờng QLKD

×