Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

Làm sao để đối phó với đồng nghiệp khó tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.83 KB, 2 trang )

Làm sao để đối phó với đồng nghiệp khó tính?
Nếu như việc chọn được công ty ưng ý hay vị trí thích hợp là điều không quá
khó thì việc chọn đồng nghiệp lại là điều hầu như không thể. Vậy phải làm sao
khi hàng ngày bạn phải đối diện và làm việc những người khó gần?
Với hầu hết những ai đã đi làm, việc phải đối diện với những người mình không ưa
nơi công sở là hầu như không thể tránh khỏi. Đó có thể là một ông sếp chi li tính
đếm, một đồng nghiệp xu nịnh hay một nhân viên chểnh mảng. Và chắc hẳn không
ít lần bạn sẽ ước rằng nếu không có kẻ đó, hẳn sự nghiệp của bạn đã tươi sáng biết
bao.
Bạn cần bình tĩnh và khéo léo khi đối diện với đồng nghiệp khó chịu
Nhưng giống như Diana McLain Smith, tác giả của cuốn “Kẻ cản đường nơi công
sở: Những mối quan hệ đã làm nên hay hủy hoại thành công của những người
lãnh đạo và các tổ chức như thế nào” từng viết, đôi khi chính những người như
vậy có thể lại là cánh cửa đưa bạn đến với những nấc thang mới trong sự nghiệp.
Tại sao vậy?
“Bất kỳ khi nào bạn thấy mình phải đối diện với ai đó khiến mình bực tức, thì
chính người đó đã làm lộ ngưỡng năng lực của bạn”, McLain Smith nhận xét. “Bạn
bực tức bởi bạn không biết làm thế nào để ứng xử với họ. Bạn cần phải có một lựa
chọn tỉnh táo: Liệu mình có cần học cách để ứng xử với những người như vậy để
thành công hơn?”
Những mối quan hệ cá nhân thường bị xem nhẹ nơi công sở bởi “chúng ta thường
nghĩ rằng cơ quan là nơi của lý trí, với những phân tích và bản chất công việc. Tất
nhiên đúng là vậy nhưng các vấn đề quan hệ cá nhân sẽ nhanh chóng ảnh hưởng
đến việc bạn xử lý các công việc tốt ra sao”.
Do đó, nếu có khúc mắc với một đồng nghiệp nào đó, việc xác định rõ ràng vấn đề
đó là gì rất quan trọng. Nhưng chỉ bằng cách thay đổi thái độ của mình là chưa đủ.
“Một số người thường tự trấn an bản thân rằng “mình phải thay đổi để không bị tác
động bởi những vấn đề đó. Mình sẽ lờ nó đi hoặc xem như không có gì xảy ra”,
McLain Smith viết. “Nhưng liệu bạn có thể làm vậy bao lâu trước khi những dồn
nén trong lòng bùng phát?”
Thay vì giả vờ như không có gì xảy ra thì giải pháp đó là cải thiện mối quan hệ.


Theo McLain Smith, trước hết bạn cần bình tĩnh nhìn lại và đánh giá những phản
ứng của mình với người đó. Thậm chí nếu cần có thể ghi chép lại cuộc hội thoại
với họ ngay sau khi nó diễn ra để nắm bắt những sắc thái tình cảm 2 trong cuộc đối
thoại.
“Bạn sẽ không thể tìm ra một cách sáng suốt nào để điều chỉnh mối quan hệ nếu
chưa biết bản chất của nó là gì. Bạn cần phải tìm ra những phản ứng nào của mình
có thể khơi ra sự không hài lòng ở người kia và ngược lại”. Ví dụ, bạn đang ủng hộ
mạnh mẽ cho một việc nào đó trong khi đồng nghiệp của mình kịch liệt phản đối.
Nếu bình tĩnh ngừng tranh luận và hỏi xem mối bận tâm của họ là gì và họ muốn
làm gì, và sau đó nêu nên mục tiêu của mình, rất có thể họ sẽ thấy không cần phải
phản ứng mạnh đến vậy.
“Mọi người thường nghĩ ngay đến mô típ hay tính cách của người đó cho dù thực
tế tâm lý học về nhận thức đã chứng minh được từ 30 năm nay rằng khi một người
hành động theo cách này mà không phải cách kia thì thường là do các yếu tố tình
huống hơn là cá tính”, McLain Smith phân tích.
Tóm lại, mối quan hệ giữa bạn với đồng nghiệp, cho dù được định hình rõ ràng đến
đâu cũng không phải là cố định và không thể thay đổi. Cùng với thời gian và
những tương tác hàng ngày bạn có thể thay đổi và cải thiện chúng.

×