Tải bản đầy đủ (.pdf) (152 trang)

Hiện tượng chuyển nghĩa trong ngôn ngữ thơ tố hữu (so sánh với đồng hiện tượng ngôn ngữ thơ huy cận)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.11 KB, 152 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

HIỆN TƯNG CHUYỂN NGHĨA
TRONG NGÔN NGỮ
THƠ TỐ HỮU
(So sánh với đồng hiện tượng trong ngôn ngữ thơ Huy Cận)

Chuyên ngành:

Ngôn ngữ học so sánh

Mã số:

05.04.27

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Bích Thủy

Thành phố Hồ Chí Minh – 2002


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn

HIỆN TƯNG CHUYỂN NGHĨA


TRONG NGÔN NGỮ
THƠ TỐ HỮU
(So sánh với đồng hiện tượng trong ngôn ngữ thơ Huy Cận)

Chuyên ngành:

Ngôn ngữ học so sánh

Mã số:

05.04.27

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN

Người thực hiện:

Nguyễn Thị Bích Thủy

Người hướng dẫn KH: GS TS. Nguyễn Đức Dân

Thành phố Hồ Chí Minh – 2002


Lời cảm ơn
Xin trân trọng cảm ơn Gs Ts Nguyễn Đức Dân đã
tận tình hướng dẫn cho tôi hoàn thành luận văn này.
Xin trân trọng cảm ơn quý Thầy Cô đã dạy dỗ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Xin trân trọng cảm ơn Trường Đại học Khoa học
Xã hội và Nhân văn Tp. Hồ Chí Minh, Trường Đại

học Sư phạm Tp. Hồ Chí Minh, Tổ Ngoại ngữ Chuyên
ngành và các bạn đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ và
động viên tôi thực hiện luận văn.
Xin ghi sâu công ơn Tứ thân phụ mẫu và chồng tôi
đã dành những điều kiện thuận lợi nhất cho tôi học tập và
nghiên cứu.

Nguyễn Thị Bích Thủy


MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do nghiên cứu

1

II.

Phạm vi nghiên cứu

3

III.

Lịch sử vấn đề

4

IV.


Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu

6

V. Đóng góp của luận văn

10

VI.

10

Bố cục của luận văn

CHƯƠNG MỘT
THƠ VÀ HIỆN TƯNG CHUYỂN NGHĨA TRONG THƠ

A- Đặc trưng của ngôn ngữ thơ

12

B- Hiện tượng chuyển nghóa thường gặp trong thơ

21

CHƯƠNG HAI
HIỆN TƯNG CHUYỂN NGHĨA TRONG THƠ TỐ HỮU

A- Tổng quan về ngôn ngữ thơ Tố Hữu


55

B- Hai hiện tượng chuyển nghóa tương đồng tiêu biểu (tỷ
dụ và ẩn dụ) trong thơ Tố Hữu

77

CHƯƠNG BA
KHÁI QUÁT NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CỦA TỶ DỤ VÀ ẨN DỤ
TRONG NGÔN NGỮ THƠ TỐ HỮU

(So sánh với đồng hiện tượng trong ngôn ngữ thơ Huy Cận)

A- Những đặc điểm nổi bật của hiện tượng chuyển nghóa
tương đồng trong thơ Tố Hữu

114


B- So sánh hiện tượng chuyển nghóa tương đồng trong
thơ Tố Hữu với đồng hiện tượng trong thơ Huy Cận

129

PHẦN KẾT LUẬN
I- Nhìn lại nội dung chính của luận văn

145


II- Những vấn đề cần tiếp tục tìm hiểu

148

TÀI LIỆU THAM KHAÛO

149


PHẦN MỞ ĐẦU
I. Lý do nghiên cứu
Khi học phổ thông, tôi được chọn vào trường chuyên Văn. Hồi đó, trong
lớp có phong trào thi đua học thuộc và bình giảng thơ văn.
Khi bình giảng, chúng tôi thường hay tranh cãi về ý nghóa của các cách
nói bóng rất hay gặp trong ca dao và trong thơ.

Ví dụ 1:
Thuyền ơi có nhớ bến chăng?
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
(Ca dao)
Thuyền – Bến ở đây muốn nói điều gì? Thuyền chỉ người con trai hay người
con gái?
Ví dụ 2:
Kìa! Mặt trời Nga bừng chói ở phương Đông
Cây cay đắng đã ra mùa quả ngọt
(Chế Lan Viên)
Mặt trời Nga trong Chế Lan Viên có gì khác với Mặt trời chân lý trong
Tố Hữu?
Còn Cây cay đắng có nghóa ra sao?
Những hiện tượng ấy như là những ẩn số trong tâm trí học trò và giờ đây,

tôi muốn được đi sâu nghiên cứu.
Lên tới bậc đại học, chúng tôi vẫn đố nhau tại sao lại gọi là mặt trời mọc
và mặt trời lặn? Có bạn đã phải vẽ ra hình vẽ như sau:
Cái cây mọc

Mặt đất


(Nhô dần lên)

Mặt trời mọc
(Cũng nhô dần lên)
Chân trời

Con cá lặn
(Chìm dần xuống)
Mặt nước

Mặt trời lặn
(Cũng chìm dần xuống)
Rõ ràng là: có mặt của hiện tượng chuyển nghóa ở khắp nơi, gợi trong tôi
Chân trời
ước mơ tìm hiểu.
Trong các nhà thơ lớn mà tôi học thuộc lòng có lẽ không có ai là không sử
dụng các biện pháp chuyển nghóa.
Do sự hiểu biết hạn hẹp của bản thân và cũng do có sự gặp gỡ nhiều với
tác giả về mặt tinh thần, tôi chọn ngôn ngữ thơ của Tố Hữu làm đề tài.
Ngôn ngữ thơ của ông có nhiều đóng góp cho ngôn ngữ Việt Nam. Đã có
rất nhiều công trình viết về thơ ông. Nhưng những công trình khảo sát
riêng về mặt ngôn ngữ thơ của ông thì còn ít. Đặc biệt chưa có công trình

nào nghiên cứu một cách có hệ thống các hiện tượng chuyển nghóa trong
thơ Tố Hữu. Trong khi đó tiếng thơ Tố Hữu đã sử dụng nhiều cách nói
bóng rất phong phú và đặc sắc.
Ví dụ: Trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu, THUYỀN mang nhiều nghóa
bóng trong những ngữ cảnh khác nhau:
Thuyền

=

Cô gái giang hồ
Thuyền em rách nát còn lành được không?
(Tiếng hát sông Hương).


Thuyền

Thuyền

=

=

Người chiến só cách mạng
Thuyền anh đã bao lần leo ngọn sóng
(Những người không chết).
Nhân dân chiến đấu
Đèn vẫn tỏ, thuyền bơi tới trước.
(Ba mươi năm đời ta có Đảng).

Thuyền


=

Cuộc sống cách mạng
Thênh thênh là chiếc thuyền ta trên đời.
(Nước non ngàn dặm).

Tôi nghó rằng nghiên cứu kỹ và có hệ thống tìm ra đặc trưng và các
quy luật của các hiện tượng chuyển nghóa trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu, sẽ
góp phần tìm hiểu ngôn ngữ thơ của ông, ngôn ngữ thơ Việt Nam, và cả
tiếng Việt trong sáng và đẹp đẽ của chúng ta.
II. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn mang tên: Hiện tượng chuyển nghóa trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu
(so sánh với đồng hiện tượng trong ngôn ngữ thơ Huy Cận) đòi hỏi phải đề
cập đến:
Khái niệm về thơ và về ngôn ngữ thơ.
Khái niệm về các hiện tượng chuyển nghóa.
Phong cách ngôn ngữ thơ Tố Hữu và phong cách ngôn ngữ thơ Huy Cận.
Hiện tượng chuyển nghóa trong hai phong cách ấy.
Các vấn đề nói trên, đều rất rộng lớn. Do hạn chế bởi những điều kiện
khách quan và chủ quan và cũng do dung lượng được quy định của luận
văn, chúng tôi chỉ xin giới hạn đề cập tới cách hiểu khái quát về những
đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ và những hiện tượng chuyển nghóa
thường gặp trong ngôn ngữ kiểu này và xem đó như là những cơ sở lý
thuyết tối thiểu để bước đầu khảo sát và nhận xét một số hiện tượng
chuyển nghóa tiêu biểu cơ sở trên mối liên tưởng tương đồng (Tỷ dụ và ẩn
dụ) trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu (có so sánh với đồng hiện tượng trong ngôn
ngữ thơ Huy Cận).



Phần viết về các hiện tượng trên trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu sẽ được tập
trung công sức nhiều hơn để cố gắng tìm ra những nét đặc sắc có tính quy
luật tạo ra nét riêng trong tiếng thơ Tố Hữu.
III. Lịch sử vấn đề
Như đã trình bày ở phần trên, đã có rất nhiều nhà thơ, nhà văn, nhà
nghiên cứu ở trong và ngoài nước viết về Tố Hữu – nhà thơ lớn đã được
các giải thưởng:
– Giải nhất Giải thưởng của Hội văn nghệ Việt Nam (1954 – 1955)
cho tập thơ Việt Bắc.
– Giải thưởng Văn học Đông Nam Á của Thái Lan (1996) cho tập thơ
Một tiếng đờn.
– Giải thưởng Hồ Chí Minh về Văn học nghệ thuật (Đợt 1, 1996).
Theo tư liệu thống kê của tập sách Tố Hữu – về tác giảû và tác phẩm của
NXB Giáo dục (1999), có trên dưới 200 bài nghiên cứu phê bình về thơ Tố
Hữu ở trong nước được đăng trên các báo và tạp chí Văn học, Văn nghệ,
Tiền phong, Nghiên cứu văn học, Tác phẩm mới, Thủ đô Hà Nội, Độc lập,
Học tập, Tuổi trẻ Thủ Đô, Nhân Dân, Văn nghệ đặc san, Nhiếp ảnh, Xứ
Thanh, Phụ nữ, Ngôn ngữ, Mới, Sông Hương, Cửa Việt, Thống Nhất, Cứu
quốc, Hà Nội mới, và đã in trong các sách ấn hành bởi các Nhà xuất bản
Văn học, Hội nhà văn, Giáo dục, Khoa học xã hội, Đại học và Trung học
chuyên nghiệp, Xây dựng, Hội văn hóa Cứu quốc.
Cũng có một số bài nghiên cứu mang nhiều giá trị khác nhau được in trong
các Tập san lưu hành nội bộ ở các trường đại học.
Những bài viết của các nhà nghiên cứu, nhà văn nước ngoài về Tố Hữu,
tập trung ở các tác giảû CuBa, Đức và Pháp.
Các bài nghiên cứu vừa được đề cập tới, phần rất lớn được viết trên
quan điểm nghiên cứu văn học.
Các học giả nổi tiếng như Trần Huy Liệu, GS Đặng Thai Mai…., các nhà
phê bình văn học có uy tín như Hoài Thanh, GS Hà Minh Đức, GS Nguyễn
Đăng Mạnh, GS. VS Hoàng Trinh, GS Hoàng Như Mai, GS Phan Cự Đệ,

GS Huỳnh Lý, Trần Đình Sử, Nguyễn Văn Hạnh ……., các nhà văn, nhà thơ
lớn như Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Lưu Trọng Lư, Nguyễn Đình Thi….., đã
tập trung nêu rõ: Tố Hữu là người mở đầu nên thơ ca cách mạng Việt Nam


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

hiện đại; Tố Hữu là nhà thơ của những lẽ sống lớn thời đại; Tố Hữu là nhà
thơ của tương lai.
Trong các công trình ấy, chúng ta có thể bắt gặp một số nhận xét hết sức
tinh tế về ngôn ngữ thơ Tố Hữu.
Cũng có một số bài đề cập trực tiếp vài khía cạnh của ngôn ngữ nghệ thuật
thơ ca của ông:
– Nguyễn Phú Trọng – Phong vị ca dao dân ca trong thơ Tố Hữu –
Tạp chí Văn học, số 11, 1968.
– Nguyễn Trung Thu – Nhạc điệu thơ Tố Hữu – Tạp chí Văn học,
số 11, 1968.
– Nguyễn Đức Quyền – “Ta”với “mình”trong bài thơ Việt Bắc
của Tố Hữu – Tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1970.
– Xuân Nguyên – Từ địa phương miền Trung trong thơ Tố Hữu –
Tạp chí Sông Hương, số 10, 1991.
...
Đặc biệt lưu ý là một số tác giảû như GS Lê Đình Kỵ, GS Nguyễn
Văn Hạnh, GS Trần Đình Sử đã đi sâu nghiên cứu phong cách Tố Hữu và
Thi pháp thơ Tố Hữu. Riêng GS Trần Đình Sử, trong cuốn Thi pháp thơ Tố
Hữu (NXB Giáo dục, 1995) đã dành cả một chương dày 51 trang mang tiêu
đề Chất thơ và phương thức thể hiện (SĐD, tr 213-264) để viết về ngôn
ngữ thơ Tố Hữu. Ở chương này tác giảû – GS Trần Đình Sử – đã đề cập tới
các vấn đề sau đây:
1. Ngôn ngữ thơ Tố Hữu thuộc ngôn ngữ thơ trữ tình điệu nói.

2. Khuynh hướng lựa chọn chất liệu ngôn ngữ và cách tổ chức lời
thơ của tiếng thơ Tố Hữu
3. Các phương thức tư duy thơ tiêu biểu của Tố Hữu: tương phản, ví
von và hô ứng.
Số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học viết về ngôn ngữ thơ Tố Hữu chiếm tỷ lệ
thật khiêm tốn. Xin được kể ra ở đây:
– Lê Anh Hiền: Về cách dùng tính từ chỉ màu sắc của Tố Hữu:
Ngôn ngữ, số 4, 1976.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

– Phan Thiều: Tính chất anh hùng ca trong tập thơ “Gió lộng”–
Nghiên cứu văn học số 5, 1963.
– Nguyễn Nguyên Trứ: Về từ “em”ở ngôi thứ hai trong thơ Tố
Hữu – Ngôn ngữ H.1971.
– Bùi Công Hùng: Nghệ thuật thơ của tập “Ra trận”- Văn học, số
2, 1975
…………
Điểm qua những bài viết về Tố Hữu, ta nhận thấy chưa có những công
trình nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về các hiện tượng chuyển nghóa
trong ngôn ngữ thơ Tố Hữu.
Đó là điều mà luận văn của chúng tôi mong muốn được đáp ứng một phần
nào.
IV. Ngữ liệu và phương pháp nghiên cứu
• Về ngữ hiệu:
Với Tố Hữu, chúng tôi chủ yếu sử dụng cuốn Tố Hữu – Thơ – NXB Giáo
Dục – 1999 (Kết hợp sử dụng cuốn Tố Hữu – về tác giả và tác phẩm,

NXB Giáo Dục – 1999).
Với Huy Cận, chúng tôi chủ yếu sử dụng cuốn Thơ Huy Cận – NXB Hội
Nhà văn Hà Nội – 2001.
(Kết hợp sử dụng cuốn Huy Cận – về tác giả và tác phẩm – NXB Giáo
Dục – 2000).

• Về phương pháp nghiên cứu:
Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu thuộc lónh vực khoa học ứng dụng mang
nhiều yếu tố không đơn giản trong quá trình thực hiện.
Chúng tôi sẽ phối hợp sử dụng 3 phương pháp nghiên cứu sau đây để triển
khai đề tài:
1. Phương pháp phân loại

Cách phân loại với những căn cứ cụ thể sẽ được sử dụng thích hợp tùy theo
tình hình thực tế của đối tượng nghiên cứu.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Ví dụ: Đối với tỷ dụ, có thể phân loại theo cấu trúc và lấy mô hình
dưới đây làm cơ sở:
AnxBm
Ví dụ:
Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự thû nào.
A = cái được so sánh (Biển)
n = cơ sở so sánh (cho ta cá)
x = từ so sánh (như)
B = cái so sánh (lòng mẹ)

m = phần khai triển (Nuôi lớn đời ta tự thû nào)
Từ mô hình cơ sở trên ta có:

AnxB(…)
Ví dụ: (Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân) (Tố Hữu)
A = cái được so sánh (Lòng ta)
n = cơ sở so sánh (vẫn vững)
x = từ so sánh (như)
B = cái so sánh (kiềng ba chân)
m = (…)

Từ mô hình cơ sở trên, sẽ gặp các biến thể:

A(…)xB(…)
Ví dụ: (Thân em như dải lụa đào) (Ca dao)
A = Thân em
n = (. . . )
x = như
B = dải lụa ñaøo
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn

xB/A


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

m = (…)
Đảo vế:
Ví dụ:


xBm/An
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng cả hai miền
(Tế Hanh)

Nếu viết theo trình tự thuận AnxBm thì sẽ biểu đạt như sau:
Hồn tôi vang tiếng vọng cả hai miền
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
………
2. Phương pháp phân tích

Đây là việc làm quan trọng nhất và khó khăn nhất…. Về thực chất, luận
văn đi theo hướng tìm hiểu cấu trúc, ngữ nghóa của hiện tượng (ở đây là
hiện tượng chuyển nghóa trong ngôn ngữ thơ của một tác giả). Sự phân tích
mặt cấu trúc của hiện tượng chuyển nghóa ở luận văn này được đặt trong
cấu trúc của ngôn ngữ thơ. Sự phân tích nội dung ngữ nghóa ở đây chính là
sự giải mã nghệ thuật để tìm ra nghóa bóng trong tầng nghóa thứ hai, tầng
nghóa hàm ẩn – của hình tượng thơ.
Trở lại vần thơ của Tế Hanh:
Như chiếc đảo bốn bề chao mặt sóng
Hồn tôi vang tiếng vọng cả hai miền
Vần thơ ấy có cấu trúc đảo: xBm/An
Song do áp lực của thể thơ 8 tiếng và yêu cầu thể hiện ở đây vế xB
chiếm toàn bộ dòng thơ trên, còn về A chiếm toàn bộ dòng thơ dưới.
Hơn thế, giữa xB và A còn tồn tại một sự liên kết đặc biệt tạo nên bởi
phép đối thanh khá chặt chẽ giữa các âm tiết – đặc biệt các âm tiết ở vị
trí ngừng giọng – trong hai dòng thơ:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

xBm như chiếc đảo / bốn bề / chao mặt sóng//
B T T T B
B T
T
An Hồn tôi vang / tiếng vọng / cả hai miền//

B

B T

T

T

T

B

B

Ký hiệu:
B = thanh bằng
T = thanh trắc
/ = ngừng giọng trong dòng thơ
// = ngừng giọng cuối dòng thơ
Còn về mặt ngữ nghóa, hai dòng thơ đó khẳng định dấu hiệu tương đồng
nghóa chiếc đảo giữa trùng dương muôn trùng sóng vỗ, không phân biệt

Nam Bắc Đông Tây, với tâm hồn nhà thơ không phân biệt miền Nam,
miền Bắc, giữa lòng Tổ quốc.
Dấu hiệu tương đồng này khiến cho chiếc đảo và hồn tôi – hai đối tượng
vốn rất xa nhau – bỗng xích lại gần nhau và soi tỏ cho nhau.
Nét nghóa bóng hàm ẩn đó được suy ra toát lên được từ ngữ, âm thanh,
giọng điệu của lời thơ.
Nét nghóa bóng hàm ẩn ấy càng được khẳng định hơn nếu ta đặt sự biểu
hiện thơ này trong bối cảnh của nền thơ ca chống Mỹ cứu nước, trong đó,
tình cảm lòng ta không giới tuyến (Tố Hữu) được thể hiện như một nét nổi
bật.
Như vậy là, để phân tích nghóa bóng trong tác phẩm thơ, chúng tôi một
mặt phải quan sát, theo dõi thật kỹ văn bản thơ, đồng thời, trong những
trường hợp cần thiết và có thể, thực hiện những liên tưởng ở ngoài văn
bản. Những liên tưởng đó thường nằm trong lónh vực các liên tưởng ngữ
văn, văn hóa, tâm lý, xã hội…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3. Phương pháp so sánh

Đề tài của luận văn đòi hỏi phải sử dụng phương pháp so sánh. Vấn đề là
chúng tôi cố gắng giới hạn nội dung so sánh ở những hiện tượng chuyển
nghóa được nghiên cứu với mục đích phát hiện những nét giống nhau và
những nét khác nhau giữa Tố Hữu và Huy Cận. Chúng tôi cố gắng thực
hiện sự so sánh trên cơ sở đối chiếu 1 đối 1 (ví dụ, tỷ dụ của Tố Hữu với tỷ
dụ của Huy Cận). Sau đó, mới thực hiện sự so sánh khái quát mang tính
phong cách giữa hai tác giả. Như đã trình bày ở phần phạm vi nghiên cứu

sự so sánh hiện tượng chuyển nghóa giữa Tố Hữu và Huy Cận chỉ mới dừng
ở một số nhận xét nhỏ bước đầu.
V. Đóng góp của luận văn
Qua bước đầu tập dượt nghiên cứu, người viết luận văn mong mỏi được
góp một vài suy nghó như sau:
– Giới thiệu một cách hiểu sáng rõ và dễ vận dụng đối với những đặc
trưng của ngôn ngữ thơ.
– Bằng những cứ liệu thực tế, bổ sung một phần rất nhỏ trong cách
hiểu có tính lý thuyết về một số hiện tượng chuyển nghóa.
– Qua việc nêu ra một số đặc trưng mang tính quy luật của các hiện
tượng chuyển nghóa tương đồng trong thơ Tố Hữu, luận văn góp
phần xác định những nét riêng trong cách biểu hiện nghệ thuật của
ông, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà giáo và học sinh học tập và
giảng dạy về ngôn ngữ thơ Tố Hữu nói riêng và ngôn ngữ thơ nói
chung.
VI. Bố cục của luận văn
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, luận văn gồm ba chương
Chương một: Thơ và hiện tượng chuyển nghóa trong thơ
A- Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
B- Các hiện tượng chuyển nghóa thường gặp trong thơ

Chương hai: Hiện tượng chuyển nghóa trong thơ Tố Hữu
A- Tổng quan về ngôn ngữ thơ Tố Hữu
B- Hai hiện tượng chuyển nghóa tương đồng trong thơ Tố Hữu (tỷ dụ
và ẩn dụ)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


Chương ba: Khái quát những đặc điểm của hiện tượng chuyển

nghóa tương đồng trong thơ Tố Hữu (so sánh với đồng hiện tượng

trong thơ Huy Cận).
A- Những đặc điểm nổi bật của hiện tượng chuyển nghóa tương
đồng trong thơ Tố Hữu
B- So sánh hiện tượng chuyển nghóa tương đồng trong thơ Tố Hữu
với đồng hiện tượng trong thơ Huy Caän

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG MỘT
THƠ VÀ CÁC HIỆN TƯNG CHUYỂN NGHĨA TRONG THƠ
A- ĐẶC TRƯNG CỦA NGÔN NGỮ THƠ

Đã có nhiều công trình viết về ngôn ngữ thơ.
Chỉ kể tới những công trình nghiên cứu về thơ của các tác giả trong nước,
bản thống kê cũng rất dài. Trước khi các nhà ngôn ngữ học đi sâu vào
ngôn ngữ thơ thì đã có không ít nhà nghiên cứu văn học, mỹ học và nhà
thơ viết về thơ.
Vấn đề thực phong phú và phức tạp. Ở luận văn này, trên cơ sở tiếp thu ý
kiến của các người đi trước, chúng tôi xin được trình bày một cách giản
lược, dễ hiểu và dễ thực hành về những đặc trưng cơ bản của ngôn ngữ thơ
qua hai tiểu mục:
– Chức năng và đặc trưng của ngôn ngữ văn chương

– Đặc trưng của ngôn ngữ thơ
I. Chức năng và đặc trưng của ngôn ngữ văn chương
Ngôn ngữ văn chương là một trong những phong cách ngôn ngư.õ Phong
cách chức năng ngôn ngữ này có sự đối lập rõ rệt với phong cách ngôn
ngữ khoa học. Các nhà nghiên cứu thường gọi sự đối lập này là sự đối
lập hai cực của phong cách ngôn ngữ văn hóa. So sánh:
PC ngôn ngữ khoa học

Được biểu đạt theo nguyên lý của
tư duy logic.

PC ngôn ngữ văn chương

Được biểu hiện theo nguyên lý
của tư duy hình tượng.

Ngôn ngữ văn chương bao gồm 2 kiểu:
– Ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật
– Ngôn ngữ thơ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Cũng giống như văn xuôi nghệ thuật, ngôn ngữ thơ mang chức năng và
đặc trưng chung của ngôn ngữ văn chương.

1. Về mặt chức năng


Hầu hết các nhà nghiên cứu đều đề cập tới ba chức năng được thực hiện
đồng thời của ngôn ngữ văn chương. Đó là: chức năng thông báo, chức
năng tác động và chức năng thẩm mỹ. Cách hiểu đó vừa thể hiện trong
nhiều nhà nghiên cứu về phong cách học ở nước ta.
Ví dụ:
– PGS Cù Đình Tú – Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt
– NXB Giáo dục 2001.
– PPGS Đinh Trọng Lạc (chủ biên) – Phong cách học tiếng Việt –
NXB Giáo dục 1993.
Tuy nhiên, trong quá trình phân tích các sách trên đều nhấn mạnh tới chức
năng thẩm mỹ – điều này là rất đúng đắn – và chỉ nói lướt qua về chức
năng thông báo. Đáng lưu ý là các sách vừa đề cập tới đều không thuyết
minh về chức năng tác động, trong khi trên lý thuyết cũng như trên thực tế,
các tác phẩm văn chương đều thực hiện chức năng này một cách mạnh mẽ.
Tác động là làm cho đối tượng nào đó có những biến đổi nhất định. Ví như
chúng ta thường nói: con người tác động vào tự nhiên.
Các tác phẩm nghệ thuật nói chung và tác phẩm văn chương nói riêng tác
động sâu sắc đến tư tưởng, tình cảm của con người. Tác động này có thể
tích cực cũng có thể tiêu cực. Hơn ở nơi nào hết, tác phẩm văn chương
đồng thời thực hiện chức năng tác động và thẩm mỹ, thậm chí có thể hòa
quyện trong một chức năng phức hợp tác động - thẩm mỹ. Còn chức năng
thông báo, dường như chỉ là chức năng phụ hay là một hệ quả bởi vì mã ở
trong ngôn ngữ văn chương không còn là mã ngôn ngữ thông thường.
Chúng tôi nghó rằng cách hiểu như vậy, sẽ phù hợp với ngôn ngữ văn
chương nói chung và ngôn ngữ thơ Tố Hữu nói riêng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


2. Về mặt đặc trưng

Về đặc trưng của ngôn ngữ văn chương (PPGS Đinh Trọng Lạc gọi là ngôn
ngữ nghệ thuật), hai cuốn sách phong cách học được sử dụng rộng rãi nhất
hiện nay (1) đưa ra hai con số khác nhau.
Thử so sánh
Đinh Trọng Lạc
(chủ biên)

Cù Đình Tú

1. Tính hình tượng

1. NNVC có chức năng thẩm mỹ

2. Tính hệ thống
3. Tính cá thể hóa

2. NNVC sử dụng toàn bộ các phương tiện ngôn
ngữ của các phong cách

4. Tính cụ thể hóa

3. NNVC mang dấu ấn của phong cách tác giả

Rõ ràng ở hai tác giả có hai cách nhìn nhận và làm việc khác nhau.
Tuy nhiên, chúng tôi nghó, phương pháp dễ thực hiện nhất có lẽ là nhìn
nhận những đặc trưng của ngôn ngữ văn chương trong thế đối lập với
những đặc trưng của ngôn ngữ khoa học.

Trong cuốn Tiếng Việt thực hành, Tủ sách Đại học tổng hợp Tp Hồ Chí
Minh, 1995, GSTS Nguyễn Đức Dân đã chỉ ra những đặc trưng sau đây của
phong cách ngôn ngữ khoa học (2).
– Có tính logic nhất quán chặt chẽ
– Có tính chính xác khách quan rõ ràng tường minh (hầu như
không có hàm ngôn) không mơ hồ.
– Có tính ngắn gọn, không chứa đựng những thông tin dư hoặc
nhiễu.
Đó là những đặc trưng hết sức cơ bản của ngôn ngữ khoa học.
Tiếp thu ý kiến của GSTS Nguyễn Đức Dân, chúng tôi xin được trình
bày thế đối lập về mặt đặc trưng của phong cách ngôn ngữ khoa học và
phong cách ngôn ngữ văn chương như sau:

(1)
(2)

ÑTL, 1993, 139 – 159
CÑT, 2001, 113 – 124

NÑD, 1995, 176 – 177
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Ngôn ngữ khoa học

Ngôn ngữ văn chương

Tính nhất quán, chặt chẽ trong

biểu đạt logic

Tính hấp dẫn, xúc động trong
biểu hiện nghệ thuật

Tính chính xác, tường minh,
không hàm ngôn, không mơ hồ

Tính hình tượng, hàm ẩn có thể
mang nghóa mờ

Tính súc tích, ngắn gọn, không
đòi hỏi cá tính sáng tạo riêng

Tính súc tích trau chuốt đặc biệt
mang cá tính sáng tạo riêng

II. Đặc trưng của ngôn ngữ thơ

Ở bên trên, chúng tôi nhìn nhận đặc trưng của ngôn ngữ văn chương trong
thế đối lập với đặc trưng của ngôn ngữ khoa học.
Ở phần này, chúng tôi sẽ nhìn nhận những đặc trưng của ngôn ngữ thơ
trong thế đối lập với ngôn ngữ văn xuôi nghệ thuật.
Theo cách làm việc ấy, có thể đưa 3 đặc trưng cơ bản như sau của ngôn
ngữ thơ (chủ yếu là thơ trữ tình):
1. Tính đặc thù về nhạc điệu và kết cấu của tiếng thơ.
2. Tính cao cả và đẹp đẽ của hình tượng trữ tình trong giọng thơ
riêng.
3. Tính phổ biến của các hiện tượng chuyển nghóa (3).
1. Tính đặc thù về nhạc điệu và kết cấu của tiếng thơ


a- Tính đặc thù về nhạc điệu
Đây là một nét nổi bật cần thuyết minh kỹ trong mã nghệ thuật có tác
dụng chi phối nhiều mặt của ngôn ngữ thơ. Cấu trúc của hiện tượng
chuyển nghóa trong thơ cũng chịu ảnh hưởng của nhạc điệu thơ. Khai thác
(3)

3 đặc trưng mà chúng tôi nêu lên có nhiều phần, được gợi ý từ cách hiểu của TS Đỗ Thị Bích
Lài trong công trình khoa học mang tên Ngữ Pháp – Ngữ nghóa tiếng Việt qua văn bản thơ –
Trường Đại học tổng hợp Tp Hồ Chí Minh – 1996.
Ở trang 2 của công trình trên, tác giả viết:
Đứng từ góc độ ngôn ngữ, phương thức phản ánh hiện thực của thơ được biểu hiện chủ yếu qua
những đặc điểm sau:
Tính đặc thù về vần, nhịp điệu và kết cấu.
Tính hàm súc, ngắn gọn biểu hiện phong cách thể loại.
Hiện tượng chuyển nghóa cho từ khá phổ biến

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

mặt âm thanh của ngôn ngữ để xây dựng hình tượng văn chương thì cả văn
xuôi nghệ thuật lẫn thơ đều tận dụng.
Song mặt âm thanh trong ngôn ngữ thơ có tầm quan trọng đặc biệt khiến
cho thơ khác với văn xuôi.
Không phải ngẫu nhiên mà người ta quen gọi là tiếng thơ (mà không gọi
tiếng văn).
Trong các cách hiểu về thơ, người ta thường tô đậm mặt âm thanh riêng
biệt của nó.

Ở nước ta, Sóng Hồng hai lần nhấn mạnh vị trí âm thanh trong ngôn ngữ
thơ.
Lần thứ nhất, trong một định nghóa bằng văn xuôi:
“Thơ là một hình thái nghệ thuật cao quý, tinh vi. Người làm thơ phải có
tình cảm mãnh liệt thể hiện sự nồng cháy trong lòng. Nhưng thơ là tình
cảm và lý trí kết hợp một cách nhuần nhuyễn và có nghệ thuật. Tình cảm
và lý trí ấy được diễn đạt bằng những hình tượng đẹp đẽ qua những lời thơ
trong sáng vang lên nhạc điệu khác thường.”
Và lần thứ hai, bằng thơ, trong bài thơ mang tên “Nói chuyện về thơ với
một nhà thơ trẻ”
“Vần hay không tôi vẫn cho là thứ yếu,
Nhưng vắng âm thanh réo rắt, đố thành thơ”.
“Âm thanh réo rắt” hay “nhạc điệu khác thường”đó là đặc điểm nổi bật
của ngôn ngữ thơ.
Vai trò của mặt tổ chức âm thanh trong ngôn ngữ thơ quan trọng tới mức
hầu như các vấn đề của luật thơ đều tập trung vào thanh luật và vận
luật.Nhưng “nhạc điệu khác thường”này bao gồm những yếu tố gì?

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

b- Các yếu tố tạo nên nhạc điệu thơ
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra nhiều các hiểu, chúng tôi xin được dựa vào
cách hiểu mang tính sư phạm của sách giáo khoa về tiếng Việt ở bậc phổ
thông trung học.
Ở đây, các tác giả khẳng định nhạc điệu của thơ tiếng Việt bao gồm hai
loại yếu tố: tiết tấu và vần.
Trong hai loại trên, tiết tấu là yếu tố không thể thiếu, còn vần có thể vắng

mặt trong thơ tự do ở một số trường hợp. Tiết tấu là sự lắp lại liên tục đều
đặn các hiện tượng tương tự trên các dòng thơ, theo những quy luật phối
thanh nhất định (4). Để nắm được tiết tấu thơ Việt, cần tìm hiểu kỹ về dòng
thơ với số tiếng và số dòng, sự ngắt nhịp và sự phối thanh. Dòng thơ là đơn
vị cơ bản của văn bản thơ (trong khi câu là đơn vị cơ bản của văn bản văn
xuôi). Có bài thơ được tạo thành từ sự liên kết các dòng thơ, có bài thơ
được tạo thành từ sự liên kết các khổ thơ (khổ thơ thường 4 dòng, nhưng
không nhất thiết phải như vậy). Số dòng có thể được quy định sẵn (thơ tứ
tuyệt, thơ bát cú …..), số dòng cũng có thể rất tự do (thơ tự do, thơ văn xuôi
…). Số tiếng (âm tiết) của dòng thơ được gọi là lượng thơ. Lượng thơ được
quy định sẵn trong thơ cách luật ở dạng chính thể (ngũ ngôn, thất ngôn….);
lượng thơ không cần quy định sẵn trong thơ không cách luật. Sự rút ngắn
hoặc kéo dài lượng thơ một cách đặc biệt thường có giá trị biểu đạt nhất
định. Sự ngắt nhịp các dòng thơ tạo nên nhịp thơ (5) (gần với khái niệm
bước thơ).
Trong luật thơ không có sự quy định nghiêm ngặt về cách phân nhịp
thơ. Song nhìn chung, trong thơ cách luật, thường gặp những nhịp chẵn
(hình thức cơ bản là hai âm tiết) những nhịp lẻ (hình thức cơ bản là ba âm
tiết) và sự phối hợp giữa hai loại nhịp cơ bản ấy. Số lượng nhịp và chất
lượng nhịp – bình thường hay đặc biệt – sẽ tạo nên những cảm xúc thẩm
mỹ khác nhau.
Sự phối thanh giữa các âm tiết trong các dòng thơ sẽ tạo nên âm điệu thơ.

(4)
(5)

ĐTL- LXT, 1994, 173.
PGS Đinh Trọng Lạc phân biệt bước thơ với nhịp thơ: “Bước là cái ổn định của mô hình thơ,
còn nhịp là sáng tạo trong diễn xuất dựa trên mô hình, đó là cái biến hóa dựa trên cái ổn
định”. ĐTL, 1993, 175.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Trong thơ Việt, sự phối thanh được thực hiện qua sự luân phiên giữa
các thanh bằng (ngang, huyền) và thanh trắc (ngã, hỏi, sắc, nặng); giữa
các thanh cao (ngang, ngã, sắc) và thanh thấp (huyền, hỏi, nặng).
Quy tắc phối thanh trong tiết tấu chi phối thường xuyên và rộng khắp ở các
mức độ khác nhau, trong tất cả các loại thơ tiếng Việt.
Thơ tiếng Việt thuộc loại hình thơ thanh điệu. Âm điệu hài hòa hay không
hài hòa có dụng ý sẽ mang giá trị biểu đạt nghệ thuật tương ứng.
Vần không phải là yếu tố nhất thiết phải có trong thơ tự do và thơ văn
xuôi. Song vần là yếu tố quan trọng để liên kết các dòng thơ, tạo ra sự hòa
âm, sự cộng hưởng trong tiếng thơ.
Vần cũng giúp cho thơ dễ nhớ, dễ thuộc. Căn cứ vào thanh điệu, người
ta chia ra vần bằng và vần trắc. Căn cứ vào mức độ trùng hợp của các
yếu tố trong khuôn vần, người ta chia ra vần chính và vần thông. Căn
cứ vào vị trí gieo vần, người ta chia ra vần lưng và vần chân.
Về vần chân trong những khổ thơ 4 dòng, thường gặp các hình thức:
AABA (vần tứ tuyệt)
AABB (vần liền từng cặp)
ABAB (vần gián cách)
ABBA (vần ôm)
Số lượng và chất lượng của vần có giá trị biểu hiện cần khai thác.
Trong thơ hiện đại, thường xuyên bắt gặp cách gieo vần không chính thức
trong nội bộ một dòng thơ (6).
c- Tính đặc thù về kết cấu
Cũng như văn xuôi nghệ thuật, thơ có kết cấu cân đối, chặt chẽ, súc
tích. Song cân đối, chặt chẽ, súc tích đến mức “không thêm không


(6)

NNT, 1989 , 78 – 80.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

bớt”một từ, thì chỉ có ngôn ngữ thơ mới được tính đặc thù về phương
diện kết cấu nói trên.
Để đạt được tính cân đối, chặt chẽ, súc tích đặc biệt ấy, kết cấu thơ phải sử
dụng nhiều biện pháp, trong đó nổi bật và thường xuyên là phép điệp và
phép song hành.
Hai biện pháp này có mặt trong hầu hết văn bản thơ cách luật và không
cách luật.
Phép điệp và phép song hành góp phần tạo nên nhạc điệu của thơ. Chính
vì vậy mà khi phân tích tiết tấu thơ, các tác giả đã xem Điệp và Đối là
những yếu tố nằm trong tiết tấu (7).
Đặc biệt phép điệp và phép song hành góp phần tích cực vào việc khắc
sâu ấn tượng và tạo nên hiện tượng thêm nghóa trong thơ. Thành phần được
gọi là “ý tại ngôn ngoại”của thơ, phần lớn được toát lên từ phép điệp và
phép song hành.
• Phép điệp
Điệp trong thơ là hiện tượng lặp lại mang tính nghệ thuật các yếu tố
đồng nhất trong thi phẩm.
Căn cứ vào yếu tố của hiện tượng điệp, người ta chia ra: điệp âm,
điệp thanh, điệp từ, điệp ngữ, điệp dòng, điệp đoạn, điệp cấu trúc.
Căn cứ vào vị trí của hiện tượng điệp, người ta chia ra: điệp dính
liền (kế tiếp), điệp cách quãng, điệp hỗn hợp.

• Phép song hành
Song hành là hiện tượng bố trí sóng đôi dựa trên sự cấu tạo giống nhau
giữa hai hay nhiều dòng hoặc hai hay nhiều bộ phận của dòng thơ.
Song hành thường được thực hiện trên hai dòng thơ, song không nhất thiết.
Có thể tồn tại hiện tượng song hành trên một dòng thơ, trên nhiều dòng
thơ, hoặc trên các khổ, các phần của bài thơ.
Hiện tượng song hành chặt chẽ và tiêu biểu nhất trong thơ cách luật là Đối
ngẫu.
Ở đối ngẫu người ta đặt bên nhau hai vế sóng đôi, căn bằng về số tiếng,
đối lập về bằng trắc và tương tự về cú pháp.
(7)

ĐTL, 1993, 173 – 176.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Ngày nay, đối ngẫu vẫn tồn tại nhưng không nhiều. Phần lớn phép song
hành được thực hiện thoáng hơn, linh hoạt hơn, không câu nệ lắm về bằng
trắc, về số tiếng, số dòng, song ấn tượng song hành (tương phản, hòa hợp,
hô ứng ….) vẫn được duy trì trong tất cả các loại thơ kể cả thơ văn xuôi.
2. Tính cao cả và đẹp đẽ của hình tượng trữ tình trong giọng
điệu thơ riêng

Cũng giống như trong văn xuôi nghệ thuật, trong thơ trữ tình ta bắt gặp
những hình tượng nghệ thuật xúc động qua tính sáng tạo riêng của người
sáng tác.
Song khác với văn xuôi nghệ thuật, trong thơ trữ tình chúng ta thường
xuyên đón nhận những cảm xúc đắm say cao cả và đẹp đẽ của nhân vật

trữ tình (trong khi ở văn xuôi nghệ thuật, ta có thể bắt gặp cuộc đời của đủ
loại nhân vật (chính và phụ; chính diện và phản diện …..)
Trong cuốn Thơ và Thẩm bình thơ, PGS Nguyễn Nguyên Trứ viết: “Như
tất cả những dẫn chứng đã kể ra trong thơ trữ tình, chúng ta chủ yếu bắt
gặp những hình tượng đẹp đẽ, trong sáng, cao cả trong đau thương, mong
nhớ, trong tình yêu, khát vọng, đợi chờ… Nói theo thuật ngữ chuyên môn,
trong thơ trữ tình chúng ta thường xuyên đón nhận những hình tượng được
xây dựng trực tiếp từ những tình cảm khẳng định”(8).
Trong thơ trữ tình, những yếu tố cảm xúc giữ vai trò chủ đạo. Các tâm
trạng ở đây mang đầy xúc cảm và những suy tư của khối óc như được
chuyển thành những rung động của trái tim (Các nhà nghiên cứu về thơ gọi
đó là hiện tượng trí tuệ cảm xúc hóa).
Tác phẩm văn chương nào cũng phản ánh hiện thực qua hình tượng nghệ
thuật của mình.
Trong thơ trữ tình, hiện thực khách quan của cuộc sống nhiều khi được
phản ánh gián tiếp thông qua thế giới nội tâm với những hiện tượng nhiều
mặt về văn hóa và cuộc sống của nhân vật trữ tình.
Nhân vật trữ tình thường là chính nhà thơ. Nhưng cũng có thể là nhân vật
mà tác giả đã hóa thân trong đó.
3. Tính phổ biến của các hiện tượng chuyển nghóa

So với văn xuôi nghệ thuật, các hiện tượng chuyển nghóa trong thơ xuất
hiện với tần số cao hơn và có vị trí đặc biệt hơn trong sáng tạo hình tượng.

(8)

NNT, 1991, 22.
@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



×