Tải bản đầy đủ (.pdf) (273 trang)

Đạo đức phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 273 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐÀO TẤN THÀNH

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ
SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


ĐÀO TẤN THÀNH

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ
SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA NÓ ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Ngành: TRIẾT HỌC
Mã số: 62.22.03.01

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Ngƣời hƣớng n h họ :
1. PGS.TS. ĐINH NGỌC THẠCH
2. TS. TRẦN HOÀNG HẢO



Phản biện độc lập:
Phản biện độc lập 1: PGS.TS. NGUYỄN HỒNG DƢƠNG
Phản biện độc lập 2: PGS.TS. NGUYỄN THANH
Phản biện:
Phản biện 1: PGS.TS. VŨ VĂN GẦU
Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN NGUYÊN VIỆT
Phản biện 3: PGS.TS. TRẦN MAI ƢỚC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH - 2020


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận án này, tơi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ vô cùng
quý báu của các tập thể và cá nhân.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Đinh Ngọc
Thạch và TS. Trần Hoàng Hảo đã hết sức tận tâm, tận lực, động viên, hướng dẫn
tôi nghiên cứu và thực hiện luận án. Đặc biệt là TT.TS. Thích Nhật Từ - Phó
Viện trưởng Thường trực Học viện Phật giáo Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh, TT.
Thích Quảng Lộc - Phó Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang - người luôn cố
vấn, hỗ trợ học bổng, cung cấp tài liệu và định hướng cho tơi trong q trình
nghiên cứu.
Tơi xin chân thành cảm ơn tập thể quý thầy cô trong Khoa Triết học,
Phòng Sau Đại học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học
quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tơi
trong q trình học tập, nghiên cứu và thực hiện luận án.
Cuối cùng, tôi xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với quý thầy Chùa
Vĩnh Nghiêm, Quận 3; Chùa Nghệ Sĩ, Quận Gò Vấp; Chùa Như Lai, Quận Gò
Vấp; Chùa Vĩnh Tràng, Tiền Giang; Chùa Trường Sanh, Tiền Giang; Chùa
Thiên Nguyên, Gò Cơng Đơng, Tiền Giang, gia đình, những người thân, bạn

bè, q thiện nam tín nữ Phật tử đã ln là điểm tựa vững chắc và là nguồn
động viên to lớn về mọi mặt để tơi hồn thành luận án này.
Chùa Nghệ Sĩ, ngày 22 tháng 5 năm 2020
Tác giả

Đào Tấn Thành - ĐĐ. Thích Huệ Đạo
Kính đề


LỜI CAM ĐOAN

Tơi xin cam đoan, đây là cơng trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn
khoa học của PGS.TS. Đinh Ngọc Thạch và TS. Trần Hoàng Hảo. Kết quả
nghiên cứu là trung thực và chưa được ai công bố.

Tác giả

ĐÀO TẤN THÀNH


MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................. 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài ............................................................ 3
3. M c đích và nhiệm v của luận án ................................................................ 23
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ............................................. 24
5. Cơ sở l luận và phương pháp nghiên cứu .................................................... 24
6. Cái mới của luận án ....................................................................................... 24
7. Ý nghĩa khoa học và nghĩa thực tiễn của luận án ...................................... 25

8. Kết cấu cơ ản của luận án ............................................................................ 25
PHẦN NỘI DUNG .......................................................................................... 26
Chƣơng 1: ĐIỀU KIỆN VÀ TIỀN ĐỀ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO
ĐỨC PHẬT GIÁO ........................................................................................... 26
1.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ ĐIỀU KIỆN LỊCH SỬ -

HỘI ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI

VỚI SỰ HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ............................... 26

1.1.1. Đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên Ấn Độ cổ đại ................................... 26
1.1.2. Đặc điểm điều kiện lịch sử - xã hội Ấn Độ cổ đại .................................. 30
1.2. TIỀN ĐỀ L LUẬN HÌNH THÀNH TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ........ 41

1.2.1. Tư tưởng đạo đức trong kinh Veda, Upanishad và trong sử thi Ramayana,
Mahabharata với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo ............................. 41
1.2.2. Sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong L c sư ngoại đạo và
Jaina giáo với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo ................................. 55
1.2.3. Sự tác động, ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức trong hệ thống triết học
chính thống với sự hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo .............................. 62
Kết luận hƣơng 1 ........................................................................................... 66
Chƣơng 2: KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC CƠ BẢN VÀ NỘI DUNG TƢ
TƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ................................................................ 68
2.1. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC CƠ BẢN CỦA PHẬT GIÁO .................................. 68


2.1.1. Quan điểm về thế giới của Phật giáo ...................................................... 69
2.1.2. Quan điểm về nhân sinh của Phật giáo ................................................... 78
2.2. NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ CỦA TƢ TƢỞNG ĐẠO ĐỨC
PHẬT GIÁO ........................................................................................................ 90


2.2.1. Nội dung cơ ản của tư tưởng đạo đức Phật giáo .................................... 90
2.2.2. Đặc điểm của tư tưởng đạo đức Phật giáo ............................................. 121
2.2.3. Giá trị và hạn chế của tư tưởng đạo đức Phật giáo ............................... 127
Kết luận hƣơng 2 ......................................................................................... 134
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO ĐẾN ĐẠO ĐỨC
CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ....................................................... 136
3.1. ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA NÓ VỚI ĐẠO
ĐỨC PHẬT GIÁO ............................................................................................. 136

3.1.1. Đạo đức con người Việt Nam hiện nay ................................................. 136
3.1.2. Mối quan hệ giữa đạo đức Phật giáo và đạo đức con người Việt Nam
hiện nay. ................................................................................................... 151
3.2. ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CƠ BẢN
NHẰM PHÁT HUY VAI TRÒ CỦA ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG ĐỜI SỐNG
ĐẠO ĐỨC CON NGƢỜI VIỆT NAM HIỆN NAY ................................................ 159

3.2.1. Những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đời
sống đạo đức con người Việt Nam .................................................................. 163
3.2.2. Một số giải pháp cơ ản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế
ảnh hưởng mang tính tiêu cực của đạo đức Phật giáo đến đạo đức con người
Việt Nam hiện nay ........................................................................................... 187
Kết luận hƣơng 3 ......................................................................................... 195
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................... 198
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 201
CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC Đ

CƠNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ

TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................... 216

PHỤ LỤC ........................................................................................................ 217


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. T nh ấ thiết ủ đề tài
Việt Nam là một trong những nước phương Đông, nơi mà tơn giáo có ảnh
hưởng rất lớn đến đời sống văn hóa xã hội. Tùy vào các giai đoạn lịch sử phát
triển của các nước, tơn giáo nắm vai trị chủ đạo, có tác động mạnh mẽ đến đời
sống tinh thần, suy nghĩ của con người. Trong các tôn giáo lớn trên thế giới, thì
Phật giáo là một trong những tơn giáo đã du nhập vào Việt Nam và trở thành tơn
giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần, xã hội Việt Nam cho đến
ngày nay.
Trong suốt quá trình hình thành và phát triển, Phật giáo Việt Nam đã có
nhiều đóng góp đáng kể đối với sự phát triển của dân tộc trên nhiều lĩnh vực,
đặc biệt là về lĩnh vực giáo d c đạo đức. Có thể nói, Phật giáo được xem là một
trong những nhân tố quan trọng góp phần định hình nên các quan niệm, chuẩn
mực và hệ giá trị đạo đức trong xã hội. Tư tưởng về đạo đức nhân sinh của Phật
giáo là một tư tưởng xuyên suốt và ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống tinh thần
của con người Việt Nam. Đất nước Việt Nam ngày nay đang trong thời kỳ quá
độ tiến lên chủ nghĩa xã hội, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động. Trong sự nghiệp phát triển văn hóa,
giáo d c đạo đức con người Việt Nam, chúng ta đã đạt được những thành tựu to
lớn đáng ghi nhận:
“Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh được vận d ng và phát
triển sáng tạo ngày càng tỏ rõ giá trị vững bền làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động của Đảng và của cách mạng nước ta, nhân tố hàng
đầu đảm bảo cho đời sống tinh thần xã hội phát triển đúng hướng. Ý thức
phấn đấu cho độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, tinh thần trách nhiệm và

năng lực tổ chức thực tiễn của cán bộ, đảng viên được nâng lên một ước.
Nhiều nét mới trong giá trị văn hóa và chuẩn mực đạo đức từng ước hình
thành” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.42).


2

Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, đặc biệt là
trong nền kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế, việc giáo d c đạo đức, lối sống
ở nước ta vẫn còn những hạn chế, yếu kém.
“Tệ sùng ái nước ngoài, coi thường những giá trị văn hóa dân tộc, chạy
theo lối sống thực d ng, cá nhân, vị kỷ… đang gây hại đến thuần phong
mỹ t c của dân tộc. Khơng ít trường hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà
đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ thầy trị, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn
lậu và tham nhũng phát triển. Ma túy, mại dâm và các tệ nạn xã hội khác
gia tăng. Nạn mê tín dị đoan khá phổ biến. Nhiều hủ t c cũ và mới lan tràn,
nhất là trong việc cưới, việc tang, lễ hội… Nghiêm trọng hơn là sự suy
thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên,
trong đó có cả cán bộ có chức, có quyền. Nạn tham nhũng, dùng tiền của
Nhà nước tiêu xài phung phí, ăn chơi sa đọa khơng được ngăn chặn có hiệu
quả. Hiện tượng quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu nhân dân, kèn cựa địa vị,
c c bộ, địa phương, è phái, mất đoàn kết khá phổ biến. Những tệ nạn đó
gây sự bất bình của nhân dân, làm tổn thương uy tín của Đảng, của Nhà
nước” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 1998, tr.46-47).
Đây là tín hiệu “ áo động đỏ” trong đời sống đạo đức ở nước ta hiện nay.
Mặt khác, trong xã hội hiện nay xuất hiện nguy cơ khủng hoảng niềm tin, mất
phương hướng lựa chọn giá trị niềm tin và lối sống, nhiều nhất ở thế hệ trẻ.
Những biểu hiện của nó trong lối sống; đơi khi nói khơng đi đơi với việc làm ở
những người lớn, trong gia đình, nhà trường, cơ quan, cơng sở và ở ngồi xã hội
đã gây ra những phản cảm đối với lớp trẻ. Chính điều đó đã ảnh hưởng đến sự

phát triển bền vững của xã hội, nhất là vấn đề xây dựng và phát triển con người
đầy đủ đức và tài hiện nay. Bởi vì vấn đề con người được xem là trung tâm để
phát triển lực lượng sản xuất, và sự phát triển của nền sản xuất suy cho cùng
cũng vì m c tiêu ph ng sự con người, hướng con người đến Chân - Thiện - Mỹ.
Do đó muốn đất nước ngày càng giàu mạnh, thì trước hết phải xem vấn đề giáo
d c và xây dựng con người là quốc sách hàng đầu, xem con người vừa là m c


3

tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển của nước nhà.
Trước thực trạng những tác động không lành mạnh ảnh hưởng đến các giá
trị nhân văn con người, tới đạo đức truyền thống của dân tộc, đạo đức Phật giáo
có thể có phần chung tay giúp con người thay đổi cách nhìn (chính kiến), cái suy
nghĩ (chính tư duy), và cách hành động (chính nghiệp) theo con đường chân
chính của Bát chính đạo. Đặc biệt là đạo đức Phật giáo luôn đề cao tinh thần
phản tỉnh tự giác của con người, kêu gọi con người hành thiện, tránh ác, mang
tình yêu thương, ình đẳng đến với mọi người. Từ đó có thể giúp con người
giảm bớt những vấn nạn trong cuộc sống như: vấn đề về môi trường, vấn đề về
dân số, vấn đề về cuộc sống hịa bình và hạnh phúc v.v., đồng thời tạo cho con
người sức mạnh tinh thần, phát huy nội lực, và thành công trong q trình hợp
tác quốc tế. Do đó việc nghiên cứu đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến
đạo đức con người Việt Nam hiện nay là điều cần thiết, vừa mang
luận vừa mang

nghĩa l

nghĩa thực tiễn sâu sắc. Chính vì thế mà tác giả chọn vấn đề

“Đạo đức Phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt

Nam hiện nay” làm đề tài luận án tiến sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Với hệ thống triết l đạo đức nhân sinh sâu sắc, một hệ thống triết học có
chiều sâu về mặt lịch sử, triết học Phật giáo nói chung và đạo đức Phật giáo nói
riêng đã được các nhà khoa học, các học giả, các hành giả khắp nơi tìm hiểu và
nghiên cứu dưới nhiều góc độ và bình diện khác nhau về mặt học thuật cũng
như ứng d ng. Theo chúng tơi, các cơng trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
luận án này tập trung chủ yếu vào ba hướng chủ đề chính:
Chủ đề thứ nhất, là các cơng trình nghiên cứu về điều kiện và tiền đề
hình thành triết học tơn giáo Ấn Độ cổ đại nói chung và tư tưởng đạo đức
Phật giáo nói riêng
Đầu tiên, là cơng trình “Di sản phương Đông của chúng ta” (Our Oriental
Heritage) của Will Durant, do Simon and Schuster, New York, xuất bản năm
1954 với quyển 2 có tựa đề: Ấn Độ và những người láng giềng của mình (India


4

and Her Heigh ors). Trong cơng trình này Will Durant đã trình ày rất sâu sắc
về lịch sử văn minh Ấn Độ trên các lĩnh vực như địa lý, dân cư, dân tộc, lịch sử
kinh tế, chính trị - xã hội, tư tưởng, khoa học, kỹ nghệ, tín ngưỡng, tơn giáo,
ngôn ngữ, phong t c - tập quán, văn học - nghệ thuật, hội họa - âm nhạc, kiến
trúc - điêu khắc. Trong đó nổi bật là triết học Ấn Độ được Will Durant đề cập
trong các Chương XIV: Những nền tảng của Ấn Độ (The Foundations of India)
gồm các vấn đề: “Đất đai”; “Nền văn minh cổ nhất”; “Dân tộc Ấn - Aryan”; “Xã
hội Ấn - Aryan”; “Tôn giáo trong các kinh Veda”; “Các kinh Veda về phương
diện văn học”; “Triết học trong các kinh Veda”, Chương XV: Đức Phật
(Buddha), tác giả đề cập đến nhiều vấn đề: “Bọn theo tà giáo”; “Mahavira và
các giáo đồ Jaina”; “Truyện Phật Thích Ca”; “Lời dạy của Đức Phật”; “Ngày
cuối cùng của Đức Phật”, Chương XVIII: Thiên đường của các vị thần (The

Paradise of the Gods), Chương XIX: Đời sống tinh thần (The Life of the mind),
gồm các vấn đề về: “Khoa học Hindu”; “Sáu hệ thống triết học Bà la môn”; “Sử
thi Ấn Độ” v.v.
Tiếp theo là các cơng trình: “Phát hiện Ấn Độ” (The Discovery of India)
của Jawaharlal Nehru, do The Oxford University Press, New Delhi, India, xuất
bản vào năm 1954, (Phạm Thủy Ba, Lê Ngọc, Hoàng Túy và Nguyễn Tâm
dịch), Nx . Văn học, Hà Nội, 1990. Quyển sách này gồm 3 tập và 10 chương:
Trong đó Chương 4: Phát hiện Ấn Độ; Chương 5: Qua các thời đại chủ nghĩa
dân tộc và chủ nghĩa đế quốc dưới triều Guptas, Will Durant đã nghiên cứu và
trình ày các điều kiện lịch sử, xã hội và văn hóa với sự hình thành triết học tơn
giáo Ấn Độ cổ đại qua các chủ đề lớn như: “Nền văn minh thung lũng Indus”;
“Ấn Độ giáo là gì?”; “Những ghi chép bộ kinh và thần thoại Ấn Độ sớm nhất”;
“Kinh Veda”; “Chấp nhận và phủ nhận cuộc sống; “Kinh Upanishads”; “Chủ
nghĩa duy vật; “Sử thi Maha harata”; Mahavira và Đức Phật”; “Đẳng cấp”; “Lời
dạy của Đức Phật”; “Triết học Phật giáo”; “Ảnh hưởng của đạo Phật và đạo
Hindu” và đáng chú
triết học” v.v.

là hai phần: “Tiếp cận triết học Ấn Độ”; “Sáu hệ thống


5

“Ấn Độ cổ đại” (Tiếng Nga) của GM. Bongard - Levin và G.F. Ilyn, Nxb.
Khoa học Mátxcơva, 1985. Cơng trình này tác giả trình bày với ba phần lớn trên
nền chung là lịch sử và văn hóa Ấn Độ, gồm Phần một: Buổi bình minh của lịch
sử; Phần hai: Hình thức của những đế chế đầu tiên; Phần ba: Thời đại Kushana
Gupta. Các tác giả đã trình ày và phân tích những điều kiện tự nhiên, lịch sử, dân
tộc và văn hóa Ấn Độ cổ chi phối, ảnh hưởng đến triết học tơn giáo Ấn Độ cổ đại.
Trong đó các tác giả đã có những đánh giá và nhận định khá sâu sắc về nền triết

học tôn giáo này. C thể là các vấn đề: “Sự nổi lên của nền văn minh - văn hóa
Harappa”; “Chế độ varna”; “Tơn giáo và văn hóa của thời đại Veda”; “Phật giáo
và Jaina giáo”; “Sự thay đổi của các tôn giáo xã hội và hệ thống chủng tính
varna”; “Các trường phái triết học cơ ản của Ấn Độ thời cổ đại” v.v.
“Lịch sử thế giới cổ đại” của Lương Ninh (chủ iên), Đinh Ngọc Bảo,
Đặng Quang Minh, Nguyễn Gia Phu và Nghiêm Đình Vỳ, Nxb. Giáo d c, 2009.
Trong cơng trình này, tác giả đã trình ày 7 chương: từ xã hội nguyên thủy, Ai
Cập cổ đại, Lưỡng Hà cổ đại, Ấn Độ cổ đại, Trung Quốc cổ đại, Hy Lạp cổ đại,
Rôma cổ đại. Trong phần Ấn Độ cổ đại, tác giả đã trình ày và có những nhận
định sâu sắc về đất nước Ấn Độ, sự phát hiện Ấn Độ, thời tiền sử và nền văn
hóa sơng Ấn, lưu vực sơng Hằng thời sơ sử, các quốc gia sơ kỳ và bá quyền
Magada, vương triều Môrya và sự thống nhất Ấn Độ, sự phân biệt và biến
chuyển trên án đạo Ấn Độ và văn hóa cổ Ấn Độ.
“Lịch sử văn minh thế giới” của Vũ Dương Ninh, Nx . Giáo d c Việt
Nam, 2018. Trong cơng trình này, tác giả đã dành 8 chương nói về các vấn đề
quan trọng của văn minh thế giới. Chương 1: Văn minh Bắc Phi và Tây Á;
Chương 2: Văn minh Ấn Độ; Chương 3: Văn minh Trung Quốc; Chương 4: Văn
minh Hy Lạp cổ đại; Chương 5: Văn minh La Mã cổ đại; Chương 6: Văn minh
Tây Âu thời trung đại; Chương 7: Sự xuất hiện văn minh công nghiệp; Chương
8: Văn minh thế giới thế kỷ XX. Đặc biệt trong phần văn minh Ấn Độ, tác giả
đã trình ày điều kiện tự nhiên, dân cư, các giai đoạn chính dẫn đến hình thành
nền văn minh này như: thời văn minh lưu vực sông Ấn, thời Veda. Đây là thời


6

kỳ có hai vấn đề quan trọng ảnh hưởng lâu dài đến lịch sử Ấn Độ sau này: đó là
vấn đề đẳng cấp (Varna) và đạo Bà la môn. Thời này cũng xuất hiện nhiều tư
tưởng triết học tôn giáo như: đạo Bà la môn, đạo Phật, đạo Jaina v.v.
“Lịch sử văn minh Ấn Độ” của Will Durant, Nxb. Lá Bối, Sài Gịn, 1972.

Trong cơng trình này, tác giả đã nghiên cứu tư tưởng triết học Ấn Độ và vạch ra
những đặc điểm của nó trong một bức tranh tổng thể về nền văn minh Ấn Độ
với các hình thái, các lĩnh vực của đời sống xã hội phức tạp, vừa phong phú vừa
đa dạng đã và đang đan xen lẫn nhau. Điều đó được tác giả trình bày trong
Chương I: Tổng quan về Ấn Độ, Chương II: Đức Phật Thích Ca, Chương VI:
Đời sống tinh thần… Có thể nói đây là cơng trình cung cấp nhiều nội dung liên
quan đến điều kiện và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo trong luận
án, đặc biệt là bối cảnh xã hội, tiền đề tư tưởng trước thời Đức Phật.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình “Ấn Độ qua các thời đại” của Chiêm Tế,
Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 1986; “Đại cương văn hóa phương Đơng”, của Lương
Duy Thứ (chủ biên), Phan Nhật Chiêu và Phan Thu Hiền, Nxb. Giáo d c, Hà
Nội, 1998; “Hợp tuyển văn học Ấn Độ” của Lưu Đức Trung và Phan Thu Hiền,
Nxb. Giáo d c, Hà Nội, 2000. Ở các cơng trình này, các tác giả đã tập trung
nghiên cứu khá toàn diện và đánh giá khá sâu sắc về triết học, tôn giáo Ấn Độ
trên cơ sở điều kiện địa l , cư dân, lịch sử, kinh tế, chính trị văn hóa, xã hội.
Như vậy, tất cả các cơng trình trên đã tập trung nghiên cứu những vấn đề
liên quan đến điều kiện và tiền đề hình thành, phát triển của triết lý Phật giáo Ấn
Độ nói chung và đạo đức Phật giáo nói riêng. Đó là điều kiện địa lý tự nhiên,
khí hậu, dân tộc, dân cư… vơ cùng phong phú, đa dạng nhưng rất khắc nghiệt ở
Ấn Độ cổ đại. Sự khắc nghiệt đó khơng chỉ được biểu hiện ở tự nhiên mà còn
thể hiện trong một xã hội với chế độ nơ lệ mang tính chất gia trưởng, hà khắc,
lại bị kìm hãm bởi cơng xã nơng thơn vốn khép kín về địa àng cư trú, về dân
cư, về tổ chức hành chính và nền kinh tế tự nhiên, tự cung tự cấp, bảo thủ, trì
trệ. Chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội (varna) cực đoan phân iệt về chủng tính,
sắc tộc, hơn nhân, nghề nghiệp, tơn giáo, sự khắc khe trong giao tiếp. Cùng với


7

nhiều thành quả phát triển vượt bậc của nền văn minh Ấn Độ cổ đại qua các thời

kỳ như: văn minh sông Ấn, văn minh Veda - Sử thi, Phật giáo và Bà la môn
giáo, những thành tựu về khoa học kỹ thuật và văn hóa đặc sắc như: thiên văn,
lịch pháp, toán học, y học, kiến trúc, điêu khắc, văn học, nghệ thuật v.v. đã có
ảnh hưởng và ghi dấu ấn đậm nét trong triết l cơ ản và nội dung tư tưởng đạo
đức Phật giáo.
Chủ đề thứ hai, là các cơng trình nghiên cứu trực tiếp đến tư tưởng
triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung và nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo
nói riêng
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu về triết học Ấn Độ qua nội dung, các
kinh sách và tư tưởng của các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại
Đầu tiên là ba cơng trình: “Indian Philosophy”, Vol. 1. của Sarveoalli
Radhakrishnan, New York, The Machillan, xuất bản năm 1951; và The Oxford
University Press, New Delhi, India, xuất bản năm 1956; “Six Systems of Indian
Philosophy” của Max Muller, do Bhavan’s book University, xuất bản năm 1899;
“Triết học Ấn Độ - một cách tiếp cận mới” của Heinrich Zimmer, Nx . Văn hóa
Thơng tin, Hà Nội, 2006. Các cơng trình này tiếp cận triết học Ấn Độ dưới góc
độ các chủ đề triết học chính như: “Triết học về thời gian”; “Triết học về sự
hoan lạc”; “Triết học về bổn phận”; “Triết học về sự vĩnh hằng” qua các kinh
sách, tư tưởng các trường phái triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại.
Tiếp theo là các cơng trình: “Nhập mơn triết học Ấn Độ” của Lê Xuân
Khoa, Trung tâm học liệu, Bộ Giáo d c, Sài Gịn, 1972. Trong cơng trình này,
tác giả đã chỉ ra những đặc điểm của triết học Ấn Độ như có tính cách truyền
thống, là triết học tâm linh, thực nghiệm… Trong đó, ơng nhấn mạnh đến tư
tưởng giải thoát của Phật giáo trong triết học Ấn Độ. Tác giả cũng dựa trên các
tác phẩm như kinh Veda, Upanishad, sử thi Ramayana, Maha harata… để phân
tích các tư tưởng triết học đó.
“Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại” của Dỗn Chính, Nx . Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 2010. Trong quyển sách này, tác giả đã trình ày a thời kỳ



8

quan trọng trong triết học Ấn Độ. Đó là thời kỳ Veda – Sử thi, thời kỳ Phật giáo
– Bà la môn giáo và thời kỳ trung cận đại. Trong phần thứ hai, tác giả có nói đến
nội dung tư tưởng triết học Ấn Độ thời kỳ cổ điển với các trường phái triết học
chính thống và khơng chính thống. Trong đó, triết học Phật giáo được xem là
triết học khơng chính thống vì ra đời trong làn sóng phản đối sự ngự trị của đạo
Bà la môn và chế độ phân biệt đẳng cấp xã hội khắc nghiệt. Tác giả cho rằng:
đạo Phật với triết l đạo đức nhân sinh sâu sắc đã trở thành một trong những
ngọn cờ tiên phong của phong trào đòi tự do tư tưởng và ình đẳng xã hội Ấn
Độ đương thời.
“Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ” của Dỗn Chính, Nx .
Đại học quốc gia, Hà Nội, 2003. Trong quyển sách này, tác giả trình bày hai
phần chính. Phần một: trình ày tư tưởng triết lý tơn giáo Ấn Độ trong thời kỳ
Anh hùng ca qua việc dịch và giới thiệu ba tác phẩm chính là luật Manu, luận
văn chính trị Artha – Satra và Bhagavad – gita. Phần hai: trình bày và giới thiệu
tư tưởng triết học của a trường phái thuộc hệ thống khơng chính thơng là
Càrvaca, Jainism, Buddhism và tư tưởng của sáu trường phái thuộc hệ thống
chính thống là Nyaya, Vaisèsika, Sàmkhya, Yoga, Pùrva, Mimànsa và Vedànta.
Trong đó, tác giả có đề cập đến đạo đức Phật giáo qua giáo l “Tứ đế”: khổ đế,
tập đế, diệt đế và đạo đế. Tác giả cho rằng: Phật giáo chú tâm đặc biệt tới sự
đánh giá đạo đức con người. Đức Phật khơng nhìn nhận một thực tại tuyệt đối,
nằm bên ngoài sự đổi thay của thế giới, một bản thể nằm dưới những chuỗi thực
chứng của tinh thần và đặc tính tuyệt đối của Niết bàn. Tất cả đều nằm trong
mối quan hệ biện chứng ph thuộc lẫn nhau “cái này sinh thì cái kia sinh, cái
này diệt thì cái kia diệt”.
“Tư tưởng giải thốt trong triết học Ấn Độ” của Dỗn Chính, Nxb. Chính
trị quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong cơng trình này, tác giả đã trình ày những nét
khái quát về triết học Ấn Độ và những đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại như:
tính thống nhất và đa dạng, sự thống nhất giữa triết học và tôn giáo, triết l đạo

đức nhân sinh, vấn đề đời sống tinh thần, tâm linh con người, tính nhân văn …


9

Từ đó tác giả đã đi sâu phân tích về nguồn gốc, m c đích, nội dung, các con
đường, cách thức của sự giải thốt. Có thể nói tư tưởng giải thoát là một trong
những vấn đề trung tâm trong tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại.
“Lịch sử triết học Ấn Độ” của Thích Mãn Giác, Nx . Văn hóa, TP. HCM,
2007. Tác phẩm này gồm 10 chương, nói về hành trình người Arya đến Ấn Độ
và tư tưởng triết học buổi khai thủy đã ra đời cùng với sự phát triển của xã hội
nông thôn, Bà la môn giáo, tân trào tự do tư tưởng. Trong Chương IV: tác giả
đã đề cập đến tư tưởng đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đại chúng.
Phật giáo đã phát triển và chia thành nhiều tông phái được trình bày trong
Chương V.
“Sử cương triết học Ấn Độ” của Thích Quảng Liên, Nx . Bồ đề, Sài Gịn,
1965. Tác giả đã khái quát quá trình phát triển của triết học Ấn Độ và chia thành
hai hệ thống: truyền thống hay chính thống (Astika) và khơng truyền thống hay
phi chính thống (Nastika). Hệ thống chính thống có 6 trường phái chia làm 2
phái: Một là, trực tiếp ảnh hưởng đến Veda có: Mimànsa và Vedànta. Hai là,
gián tiếp ảnh hưởng đến Veda có: Nyaya, Vaisèsika, Sàmkhya, Yoga. Dù trực
tiếp hay gián tiếp, hai phái này đều thừa nhận quyền uy của thánh kinh Veda. Hệ
thống khơng chính thống gồm ba phái là: Càrvaca, Jainism, Buddhism phủ nhận
uy quyền và giáo lí Veda, phủ nhận vai trị sáng tạo thế giới của Phạm Thiên
(Brahma). Tác giả tập trung phân tích đạo đức Phật giáo thể hiện trong Tứ diệu
đế và Nhân duyên sinh.
“Lịch sử triết học phương Đông” của Nguyễn Đăng Th c, Nxb. Hồng
Đức, 2017. Trong quyển sách này, tác giả đã khái quát hai nguồn tư tưởng
chính, tiêu biểu cho phương Đơng. Đó là triết học Ấn Độ xuất hiện từ thế kỷ X
trước công nguyên, từ thời Veda đến Phật giáo nguyên thủy. Triết học Trung

Quốc có từ thế kỷ VIII trước công nguyên, từ thời kỳ khởi điểm đến thời kỳ
hoàn thiện triết học. Với cách ghi nhận và phân tích khách quan, tác giả đã trình
bày các học thuyết triết học phương Đông như một tiến trình thống nhất, nêu lên
những tương quan tất yếu giữa các trường phái và các trào lưu khác nhau, ghi


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

nhận từng mốc tiến hóa của mỗi giai đoạn hình thành và phát triển, trong đó có
triết học Phật giáo.
“Đại cương triết học phương Đông” của Minh Chi và Hà Thúc Minh,
Nx . Đại học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong cơng trình này,
tác giả đã trình ày 4 đặc điểm của triết học Ấn Độ: Một là, có một thực tại duy
nhất khơng thay đổi đằng sau thế giới hiện tượng vô cùng phong phú, đa dạng.
Theo Huxley là “thần tính”, Ấn Độ giáo gọi là Brahman, Phật giáo gọi là “Niết
àn”, “Chân như”… và m c tiêu cuối cùng là đạt được “Cái đó”. Hai là, để tiếp
xúc với “Cái đó” địi hỏi con người phải “thực nghiệm tâm linh”. Ba là, con
người gồm “cái ta thật” và “cái ta giả”, con người sở dĩ khổ đau, luân hồi sinh tử
là đánh mất đi “cái ta thật” của mình. Bốn là, m c đích và

nghĩa trong quan

niệm về nhân sinh trong triết học Ấn Độ là hướng mọi người quay về với chân
tâm “cái ta thật” của chính mình thơng qua lối sống hướng thiện, vô ngã, vị tha.
“Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu” của Cao Xuân
Huy, Nx . Văn học, 1995. Quyển sách này gồm ba phần nội dung cơ ản. Phần
1: tác giả trình bày chủ tồn và chủ biệt, hai ngã rẽ trong triết học Đông Tây,
nêu lên những vấn đề lớn như: các i kịch của sự đồng nhất hố; phương thức

chủ tồn và phương thức chủ biệt của tư tưởng; thiết vấn pháp của bản thể luận;
bản thể và nguyên l đồng nhất tính; vận động, phát triển về không gian và thời
gian; tri giác về thế giới. Phần 2: tác giả trình ày tư tưởng Việt Nam từ truyền
thống tới canh tân, trong đó nêu lên các nội dung như: Lê Qu Đơn và học
thuyết l khí; Tư tưởng Việt Nam dưới thời Tự Đức; chủ thuyết canh tân của
Nguyễn Trường Tộ. Phần 3: tác giả trình ày đề cương ài giảng triết học cổ đại
Trung Quốc, gồm 11 vấn đề liên quan đến xã hội và tư tưởng cổ đại Trung Quốc
như: Khổng Tử; Lão Tử; Mặc Tử; Mạnh Tử; Trang Tử; Tuân Tử; Pháp gia và
Hàn Phi; sơ lược về sách Liệt Tử và học thuyết Dương Chu; Tổng luận Chu
Dịch. Trong đó tác giả có trình ày tư tưởng triết học Phật giáo thời L c Triều,
Tuỳ, Đường. Có thể nói đây là cơng trình rất cơng phu của tác giả về tư tưởng
phương Đông với những kiến giải minh triết vô cùng sâu sắc.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

“Triết học và tôn giáo phương Đông”của Diane Morgan, Lưu Văn Hy
dịch, Nx . Tôn giáo, Hà Nội, 2006. Trong cơng trình này, tác giả đã dành hẳn
một chương để khái quát về Phật giáo với tư cách là một tôn giáo của phương
Đông trong khi mô tả các tôn giáo khác như Ấn Độ giáo, Khổng giáo và Lão
giáo. Tác giả đã khái quát những nội dung cơ ản của triết học Phật giáo: từ
cuộc đời, lời dạy của Đức Phật đến các bộ phái cũng như giáo l của Ngài, góp
phần giúp cho người đọc hiểu thêm về những tư tưởng cơ ản của đạo đức
Phật giáo.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu và đưa ra những nhận định, đánh giá,
rút ra những đặc điểm, giá trị tư tưởng đạo đức Phật giáo trong từng giai đoạn

lịch sử Ấn Độ
Đầu tiên là cơng trình “Lược sử Phật giáo Ấn Độ” của Thích Thanh Kiểm,
Nxb. Tơn giáo, Hà Nội, 2011. Nội dung quyển sách này chia làm bốn phần.
Phần thứ nhất: Thời đại Nguyên thủy Phật giáo, kể từ thời kỳ Đức Phật còn tại
thế cho tới cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch, sau vương triều Asoka, lược chép
tất cả sự biến thiên và sự phân liệt của giáo đoàn Phật giáo. Phần thứ hai là Thời
đại Bộ phái Phật giáo, kể từ cuối thế kỷ thứ III trước Tây lịch đến cuối thế kỷ
thứ II Tây lịch trong khoảng 400 năm. Đây là thời kỳ ghi chép sự biến thiên của
giáo đoàn cũng như giáo nghĩa của Bộ phái Phật giáo, sự phát triển của Tiểu
thừa Phật giáo. Phần thứ ba là Thời đại Đại thừa Phật giáo, kể từ cuối thế kỷ II
cho tới cuối thế kỷ thứ VII, chép về sự hưng long và phát triển của Đại thừa
Phật giáo qua các thời đại ngài Long Thọ, Đề Bà, đều thích ứng với tập t c của
từng dân tộc, từng địa phương mà chuyển hướng. Do đó tư tưởng Phật giáo đã
rộng lại rộng thêm. Phần thứ tư là Thời đại Mật giáo, kể từ cuối thế kỷ thứ VII
tới thế kỷ thứ XII, lược thuật sự hưng thịnh và biến thiên của Mật giáo ở Ấn Độ
và Tây Tạng. Đặc biệt trong Chương thứ tư thuộc phần thứ nhất, tác giả trình
bày nội dung cơ ản của giáo lý nguyên thủy Phật giáo như: Tứ đế, Mười hai
nhân duyên, Tam học, Thế giới quan, Phân loại thế giới, Phiền não và giải thoát,
Ý nghĩa Niết bàn, Giáo lý thực tiễn tu hành.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

Tiếp theo là các cơng trình: “Ấn Độ Phật giáo sử luận” của Viên Trí, Nxb.
Phương Đơng, TP. HCM, 2006. Trong cơng trình này, tác giả đã trình ày khái
quát quá trình hình thành và phát triển của triết học Phật giáo Ấn Độ từ thời Đức

Phật đến thời kỳ bộ phái qua 8 Chương. Tác giả đã cho thấy bối cảnh xã hội
trước thời Đức Phật và tiền đề hình thành tư tưởng đạo đức Phật giáo, đồng thời
trình bày quá trình hình thành và phát triển Tăng đoàn, a thời kỳ kết tập kinh
điển, các văn điển và các bộ phái Phật giáo. Đặc biệt là trong Chương IV, tác giả
đã trình ày nội dung giáo l căn ản của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Duyên
khởi, Ngũ uẩn, Nghiệp và Nghiệp quả.
“Tư tưởng Phật giáo Ấn Độ” của Edward Conze, Hạnh Viên dịch, Nx .
Phương Đơng, 1962. Ơng là một học giả nổi tiếng trong giới nghiên cứu Phật
học Tây phương. Đây là cơng trình nghiên cứu rất cơng phu của Edward Conze.
Ơng đã dựng lại tồn bộ dịng phát triển tư tưởng Phật giáo của hầu hết các tông
phái ở Ấn độ, trải qua a giai đoạn phát triển của triết học, từ Phật giáo sơ kỳ
đến Phật giáo thời phân chia bộ phái, và cuối cùng là Phật giáo phát triển của
Đại thừa. Đặc biệt trong phần thứ nhất của Phật giáo sơ kỳ, tác giả có đề cập đến
một số nội dung cơ ản của giáo lý Phật giáo nguyên thủy như: Ba pháp ấn và
các đảo kiến ở Chương 3, Năm thiện căn ở Chương 4, Giải thoát ở Chương 5,
Đại bi tâm ở Chương 6, Pháp và Vạn pháp ở Chương 7, Uẩn, Xứ, giới ở Chương
8. Có thể nói cơng trình này là tập đại thành vơ số tài liệu qu liên quan đến hầu
hết các bộ phái Phật giáo chủ yếu, được sưu tập và phân tích theo tiêu chuẩn học
thuật hàn lâm, được nhận định và trình bày với tinh thần trách nhiệm và thẩm
quyền đương nhiệm của chính tác giả.
“Đại Thừa và sự liên hệ với Tiểu Thừa” của Nalinaksha.Dutt, Thích Minh
Châu dịch, Nx . TP. HCM, 1999. Đây là cơng trình mà tác giả rất công phu khi
nghiên cứu về mối liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa. Quyển sách này gồm bốn
Chương. Chương 1: tác giả trình bày tiến trình lịch sử tư tưởng Phật giáo qua ba
giai đoạn lịch sử: Phật giáo Nguyên thủy, Phật giáo các Bộ phái và Phật giáo Đại
thừa. Tiến trình này liên t c, khơng có gián đoạn. Chương 2: tác giả trình bày

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13

những nhận xét mang tính tổng quát về sự liên hệ giữa Tiểu thừa và Đại thừa.
Chương 3: tác giả so sánh những điểm sai biệt căn ản giữa Tiểu thừa và Đại
thừa. Chương 4: tác giả trình ày các giai đoạn trên con đường tiến triển tâm linh.
Đặc biệt trong Chương 3, trong quá trình so sánh, tác giả có nêu lên những tư
tưởng cơ ản của giáo lý Phật giáo như: Tứ đế, Niết bàn, hai loại T c đế.
“Tinh hoa và sự phát triển của đạo Phật” của Edwar Cone, Nxb. Vạn
Hạnh, Sài Gòn, 1974. Đây là cơng trình phân lỳ lịch sử rất chi tiết, trong đó tác
giả đã nêu nên những ảnh hưởng đến Phật giáo bởi các dịng tín ngưỡng bản địa
khi tôn giáo này lan truyền sang các quốc gia khác nhau. Từ đó giúp chúng ta có
cái nhìn chân thật và dễ phân biệt đâu là giáo l gốc, đâu là giáo l

ị ảnh hưởng

bởi bản địa.
Ngồi ra, cịn có các cơng trình như: “Ngun thủy Phật giáo tư tưởng
luận”, “Tiểu thừa Phật giáo tư tưởng luận”, “Đại thừa Phật giáo tư tưởng
luận” của Kimura Taiken, Thích Quảng Độ dịch, Nxb. Tơn giáo, 2012; “Tìm
hiểu giáo lý Phật giáo ngun thủy” của Thích Hạnh Bình, Nx . Phương Đơng,
TP. HCM, 2007; “Tinh hoa triết học Phật giáo” của J.Takakusu (Tuệ Sỹ dịch
và chú giải), Nx . Phương Đông, 2011; “Những nhà tư tưởng lớn Ấn Độ” của
Albet Schweitzer (Phan Quang Định dịch), Nx . Văn hóa Thơng tin, Hà Nội,
2003. Các cơng trình này hầu hết đều àn đến giáo l và tư tưởng đạo đức căn
bản của Phật giáo từ nguyên thủy, tiểu thừa cho đến đại thừa.
Thứ ba, các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về nội dung tư tưởng đạo đức
Phật giáo nói riêng và triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung
Cơng trình đầu tiên là cuốn “Đạo đức học Phật giáo” của Thích Minh

Châu giới thiệu và Viện nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành năm 1995, đây
là quyển sách gồm nhiều bài tham luận của nhiều tác giả. Nội dung cuốn sách
này, các tác giả đã nêu lên nhiều phạm trù đạo đức cơ ản của Phật giáo như:
giải thoát, giới, định, tuệ, thiện, ác, từ bi, hỷ xả v.v. Đồng thời các tác giả cịn
phân tích mối quan hệ cũng như ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo
đức con người Việt Nam. Qua đó cho thấy đạo đức Phật giáo là một bộ phận

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

không thể thiếu trong hệ thống giá trị văn hóa tinh thần, một trong những yếu tố
tạo nên bản sắc văn hóa Việt Nam.
Tiếp theo là các cơng trình: “Đạo đức học Phật giáo” của Hammalawa
Saddhatissa (Thích Thiện Chánh dịch), Nxb. Hồng Đức, Hà Nội, 2017. Trong
quyển sách này tác giả đã phân tích, đánh giá và giải thích những khái niệm đạo
đức theo tinh thần Phật giáo, liệt kê những vấn đề chính của đạo đức như: vấn
đề chí thiện của hành vi con người, căn nguyên hoặc nguồn gốc tri thức đạo đức,
quy định về hành vi đạo đức, động cơ thúc đẩy hành vi đúng. Điểm mấu chốt là
những khái niệm về đạo đức của tất cả các trường phái Phật giáo, và sự thật
không có sự khác biệt giữa những khái niệm đạo đức trong những trường phái
khác nhau đó, cũng như trong Phật giáo nguyên thủy (Theravada) và Phật giáo
phát triển (Mahayana).
“Đạo đức học Phật giáo” của Damien Keown, Nguyễn Thanh Vân dịch,
Hoàng Hưng hiệu đính, Nx . Tri Thức, 2013. Damien Keown là giáo sư danh
dự về đạo đức học Phật giáo của Đại học Goldsmiths, Đại học Luân Đôn.
Những nghiên cứu của ông tập trung vào các vấn đề đạo đức hiện đại từ góc

nhìn Phật giáo. Cuốn sách này trình bày một cái nhìn tổng quát về phương thức
Phật giáo trong việc giải quyết những vấn nạn đạo đức mà thế giới hiện đại đang
đối mặt. Nó bàn tới sáu đề tài đương đại: thú vật và mơi trường; tính d c; chiến
tranh và nạn khủng bố; phá thai; tự tử và cái chết tự nguyện; sinh sản vơ tính.
Trong đó, tác giả trình bày những tư tưởng đạo đức căn ản của Phật giáo trong
chương đầu tiên và xem xét vấn đề lý thuyết về bản chất của tư tưởng đạo đức
này trong quan hệ với đạo đức học phương Tây trong chương thứ hai.
“Đạo đức học Đông phương” của Thích Mãn Giác, Nx . Văn hóa Sài
Gịn, 2007. Cơng trình này, tác giả trình bày các khái niệm chung về đạo đức và
đạo đức học trong Chương I. Từ Chương II cho đến Chương V, tác giả trình bày
các vấn đề của Ấn Độ với nền đạo đức tâm linh v thần, đạo đức Nho giáo, Lão
giáo, Trang Chu. Đặc biệt trong Chương VI, tác giả đề cập đến những vấn đề cơ
bản của đạo đức Phật giáo.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

“Đạo đức học phương Đông cổ đại” của Vũ Tình, Nx . Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 1998. Tác giả đã khái quát các vấn đề về đạo đức của Trung Quốc cổ
đại và Ấn Độ cổ đại. Trong Chương I, tác giả đã trình ày đạo đức học của Nho
gia, Mặc gia và Đạo gia. Trong Chương II, tác giả trình bày những điều kiện
hình thành các học thuyết đạo đức Ấn Độ cổ đại. Trong đó tác giả có đề cập đến
những vấn đề cốt lõi của đạo đức học Phật giáo.
Ngồi ra cịn có các cơng trình mang đậm màu sắc giáo l căn ản của Phật
giáo như: “Phật học phổ thông” ba quyển của Thích Thiện Hoa, Nxb. Tơn giáo,
2013. Đây là giáo trình Phật học cơ ản về giáo lý, nhằm giúp cho học giả hiểu

biết về Phật pháp từ thấp lên cao, thấy được giá trị chân lý của đạo Phật. Thông
qua cơng trình này, chúng ta có thể hiểu một cách sâu sắc hơn về đạo Phật nói
chung, đạo đức Phật giáo nói riêng, khơng chỉ cho tín đồ theo đạo Phật mà cịn
cho các học giả muốn tìm hiểu về Phật pháp.
“Phật học tinh hoa” của Nguyễn Duy Cần, Nxb. Trẻ, 2015. Cơng trình này
trình bày rất khúc chiết và rõ ràng, giúp cho Tăng ni, Phật tử và các học giả hiểu
biết một cách khái quát và chi tiết về nguồn gốc ra đời, tư tưởng đạo đức căn
bản liên quan đến giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa. Trong đó các giáo l đều
tập trung vào hướng về giải thoát con người. Cho nên tư tưởng giải thốt cũng là
yếu chỉ chính trong tác phẩm này.
“Đức Phật và Phật pháp” của Narada, Phạm Kim Khánh dịch, Nxb. TP.
Hồ Chí Minh, 1998. Tác giả đã trình ày đời sống của Đức Phật và giáo lý của
Ngài. Đặc biệt trong phần hai, tác giả đã trình ày những tư tưởng đạo đức căn
bản liên quan đến giáo lý của Phật giáo như: Tứ diệu đế, Nghiệp áo, Mười hai
nhân dun, Tứ vơ lượng tâm, Niết àn… Từ đó giúp độc giả có thể hiểu thêm
về đời sống và giáo l căn ản của Đức Phật.
Như vậy, các cơng trình nghiên cứu ở chủ đề thứ hai tập trung nghiên cứu
về triết học Ấn Độ qua nội dung, các kinh sách và tư tưởng của các trường phái
triết học, tôn giáo Ấn Độ cổ đại như vấn đề: bản thể luận, nhận thức luận, đạo
đức nhân sinh. Đặc biệt là nghiên cứu về nội dung tư tưởng đạo đức Phật giáo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

nói riêng và triết lý Phật giáo Ấn Độ nói chung. Từ đó đưa ra những nhận định,
đánh giá, rút ra những đặc điểm cơ ản của triết học trong từng giai đoạn lịch sử

Ấn Độ.
Chủ đề thứ ba, là các cơng trình nghiên cứu, nhận định và đánh giá về
sự ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức con người Việt
Nam hiện nay
Thứ nhất, các cơng trình nghiên cứu trực tiếp về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam hiện nay
Trước tiên là cơng trình “Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối
với con người Việt Nam hiện nay” do Nguyễn Tài Thư chủ biên, Nxb. Chính trị
quốc gia, Hà Nội, 1997. Trong phần viết về Phật giáo, các tác giả đã tập trung
vào khái niệm từ, bi, hỉ, xả cùng các giá trị tư tưởng của Phật giáo với tư tưởng
của con người Việt Nam. Qua đó cho thấy ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến
con người Việt Nam là rất sâu sắc.
Tiếp theo là các cơng trình: “Đạo đức Phật giáo với đạo đức con người
iệt Nam” của Đặng Thị Lan, Nx . Đại học quốc gia Hà Nội, 2006. Trong
quyển sách này, tác giả đã àn đến những vấn đề trọng tâm của đạo đức Phật
giáo, vai trò và ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với việc xây dựng nền đạo
đức trong xã hội, cùng với những giải pháp nhằm phát huy mặt tích cực và hạn
chế những mặt mang tính bất cập của đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam
hiện nay.
“Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người” của Thích Minh Châu,
Nx . Tơn giáo, 2002. Đây là quyển sách gồm 29 bài nghiên cứu đề cập nhiều về
đạo đức Phật giáo. Nó được xem như là một nếp sống mang lại hạnh phúc cho
con người, đề cao giá trị con người, một nếp sống trong sạch, thanh tịnh lành
mạnh, một nếp sống trong ấy trí tuệ đóng vai trị then chốt, sống hài hịa với
thiên nhiên, với con người; một nếp sống vơ ngã vị tha. Có thể nói đây là quyển
sách minh họa về nếp sống đạo đức, về con người đạo đức Phật giáo đầy trí tuệ,
thiện lành, tự tại và vơ ngã, hài hịa trong mơi trường tự nhiên và xã hội.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

“Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu, Nx . Thành
phố Hồ Chí Minh, 1993. Trong quyển sách này, tác giả đã trình ày các nội
dung cơ ản của đạo đức Phật giáo, cũng như sự thích nghi của đạo đức Phật
giáo trong xã hội hiện đại. Qua đó cho thấy đạo đức Phật giáo có sức ảnh hưởng
lớn và lan rộng trong xã hội hiện đại.
“Ảnh hưởng của Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã hội
Việt Nam hiện nay” của Tạ Chí Hồng, luận án tiến sĩ Triết học, 2003. Trong
luận án, tác giả đã nêu lên giáo l và các quan điểm cơ ản của đạo đức Phật
giáo về thế giới quan và nhân sinh quan Phật giáo như: quan điểm về vô thường,
vô ngã, luật nhân duyên, pháp và khơng, nghiệp. Đồng thời tác giả cũng trình
bày ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo ở Việt Nam qua nhiều lĩnh vực trong quá
trình dung hợp với các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.
“Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức trong

hội iệt Nam

hiện nay” của Hoàng Thị Lan, luận án tiến sĩ Triết học, Hà Nội, 2004. Trong
luận án tác giả đã trình ày các khái niệm, đặc trưng và những quan điểm khác
nhau về lịch sử và vai trị của đạo đức tơn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
Đồng thời luận án còn chỉ ra ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức
xã hội Việt Nam, những giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực của Phật giáo
nói riêng và tơn giáo nói chung trong q trình xây dựng nền đạo đức xã hội
mới hiện nay.
“Ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân
thành phố Hồ Chí Minh”của Thân Ngọc Anh, luận án tiến sĩ Triết học, TP. Hồ

Chí Minh, 2012. Trong luận án tác giả đã trình ày quá trình du nhập, phát triển
và những đặc điểm của Phật giáo thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời tác giả
cũng trình ày những tư tưởng đạo đức cơ ản của đạo Phật và sự ảnh hưởng
của nó trong đời sống tinh thần của nhân dân thành phố ở nhiều lĩnh vực như:
quan niệm, tư tưởng; đạo đức, lối sống; văn hóa, nghệ thuật. Từ đó đưa ra những
giải pháp mang tính định hướng nhằm phát huy vai trò của Phật giáo trong đời
sống văn hóa tinh thần của nhân dân thành phố hiện nay.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

Bên cạnh đó, cịn có các cơng trình của các tác giả như: “Ảnh hưởng của
tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam”
của Lê Hữu Tuấn, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, 1998; Hồng Thị Lan với bài viết “Góp phần tìm hiểu một số vấn
đề về đạo đức Phật giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên
cứu Phật học, số 02/1997); tác giả Hoàng Thị Thơ với bài viết “Đạo đức
Phật giáo với vấn đề xây dựng nhân cách con người Việt Nam” (Tạp chí
Nghiên cứu Tơn giáo, số 1/2002); tác giả Ngô Thị Lan Anh với bài “Phạm
trù Tâm trong Phật giáo với việc xây dựng đời sống đạo đức ở nước ta hiện
nay”, luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
2011); tác giả Lê Văn Đình với bài viết “Bàn thêm về ảnh hưởng của Phật
giáo trong xã hội Việt Nam hiện nay” ( Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số
10/2007), tác giả Nguyễn Khắc Đức với bài viết “ ai trò của Phật giáo ở
Việt Nam hiện nay”, (Tạp chí Nghiên cứu Tơn giáo, số 7/2008)… Trong đó,
các tác giả làm rõ giá trị nhân văn của đạo đức Phật giáo như từ bi, hỷ xả,

nhân ái, vị tha và ảnh hưởng của nó trong việc hồn thiện đạo đức con người
Việt Nam trong xã hội hiện đại.
Thứ hai, các cơng trình nghiên cứu gián tiếp về ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến đạo đức con người Việt Nam trong các tác phẩm thuộc lĩnh vực
lịch sử, văn hóa, khoa học, xã hội
Đầu tiên là cơng trình “Đại cương triết học Phật giáo Việt Nam” của Giáo
sư, Tiến sĩ Nguyễn Hùng Hậu, Nxb. Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2002. Ở đây tác
giả chủ yếu khái quát những nét cơ ản về quá trình du nhập cũng như ảnh
hưởng của đạo đức Phật giáo với dân tộc Việt Nam.
Tiếp theo là các cơng trình: “Lịch sử Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Tài
Thư (chủ biên), Viện Triết học, Hà Nội, 1991. Tác giả đã phân tích lịch sử
du nhập và quá trình phát triển của Phật giáo; các tơng phái Phật giáo và phân
tích vai trị của Phật giáo đối với lĩnh vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài
lịch sử Việt Nam.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

“Lịch sử tư tưởng Việt Nam”, tập I của Nguyễn Tài Thư (chủ biên), Nxb.
Khoa học Xã hội, 1993. Quyển sách này trình ày tư tưởng triết học, tư tưởng
chính trị qua các thời thời kỳ Việt Nam. Đặc biệt trong chương X, tác giả đã
trình ày khái quát tư tưởng đạo đức Phật giáo, tư tưởng triết học của các thiền
sư thời Đinh, Lê, L , Trần và sự ảnh hưởng sâu sắc của đạo đức Phật giáo trong
ý thức hệ chính trị lúc bấy giờ. Có thể nói đây là thời hồng kim của Phật giáo.
“Tư tưởng Phật giáo Việt Nam” của Nguyễn Duy Hinh, Nxb. Khoa học
Xã hội, Hà Nội, 1999. Trong quyển sách này, tác giả đã tìm hiểu khái quát

nội dung tư tưởng Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là đạo đức Phật giáo trong
Chương III: Tư tưởng Phật giáo Đại Việt. Trên cơ sở đó, tác giả tìm kiếm đặc
điểm của Phật giáo Việt Nam với tư cách là một sản phẩm tơn giáo được hình
thành trên cơ sở tín ngưỡng, tâm linh cư dân ản địa, có tiếp thu văn hóa
ngoại nhập.
“Phật Giáo với văn hóa iệt Nam” của Nguyễn Đăng Duy, Nx . Hà Nội,
1999. Trong quyển sách này, tác giả trình bày, nghiên cứu các khái niệm, tư duy
triết l văn hoá về Phật giáo với văn hoá Việt Nam; việc du nhập và mở rộng
Phật giáo ở Việt Nam; lý luận Phật giáo với văn hố hữu hình; Phật giáo với văn
hoá tinh thần và Phật giáo với văn học.
“Lịch sử Phật giáo Việt Nam” tập 1,2,3, của Lê Mạnh Thát, Nxb. Tổng
hợp Thành phố Hồ Chí Minh, 2006. Tác phẩm cho ta cái nhìn tồn cảnh về quá
trình truyền bá, du nhập và phát triển Phật giáo vào Việt Nam, đánh dấu sự xuất
hiện Phật giáo trên nước Việt Nam và vai trò của Phật giáo đối với dân tộc, góp
phần vào sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, đồng thời củng cố và duy trì bản
sắc truyền thống văn hóa Việt Nam.
“ iệt Nam Phật giáo sử luận” toàn tập của Nguyễn Lang, Nx . Văn Học,
Hà Nội, 2014. Tác phẩm đã phân tích các vấn đề cốt lõi của Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Tác giả đã vẽ
nên một bức tranh hiện thực của Phật giáo Việt Nam từ nguyên thủy đến thế kỷ
XIX, góp phần làm sống lại hào khí Phật giáo qua các thời đại.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×