ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAN THỊ LAN
(Thích Đàm Lan)
Đ
Đ
Ạ
Ạ
O
O
Đ
Đ
Ứ
Ứ
C
C
P
P
H
H
Ậ
Ậ
T
T
G
G
I
I
Á
Á
O
O
T
T
R
R
O
O
N
N
G
G
Đ
Đ
Ờ
Ờ
I
I
S
S
Ố
Ố
N
N
G
G
Đ
Đ
Ạ
Ạ
O
O
Đ
Đ
Ứ
Ứ
C
C
X
X
Ã
Ã
H
H
Ộ
Ộ
I
I
V
V
I
I
Ệ
Ệ
T
T
N
N
A
A
M
M
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
N
N
A
A
Y
Y
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
PHAN THỊ LAN
(Thích Đàm Lan)
Đ
Đ
Ạ
Ạ
O
O
Đ
Đ
Ứ
Ứ
C
C
P
P
H
H
Ậ
Ậ
T
T
G
G
I
I
Á
Á
O
O
T
T
R
R
O
O
N
N
G
G
Đ
Đ
Ờ
Ờ
I
I
S
S
Ố
Ố
N
N
G
G
Đ
Đ
Ạ
Ạ
O
O
Đ
Đ
Ứ
Ứ
C
C
X
X
Ã
Ã
H
H
Ộ
Ộ
I
I
V
V
I
I
Ệ
Ệ
T
T
N
N
A
A
M
M
H
H
I
I
Ệ
Ệ
N
N
N
N
A
A
Y
Y
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 62.22.90
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Giáo viên hướng dẫn
GS.TS. NGUYỄN HỮU VUI
HÀ NỘI – 2010
4
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 7
6. Đóng góp của luận văn 7
7. Ý nghĩa của luận văn 7
8. Kết cấu của luận văn 7
Chƣơng 1: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO . 8
1.1. Cơ sở lý luận của Phật giáo về đạo đức 8
1.1.1. Tư tưởng đạo đức trong nhân sinh quan Phật giáo
8
1.1.2. Một số giá trị đạo đức Phật giáo
22
1.2. Những chuẩn mực đạo đức Phật giáo 34
1.2.1. Tư tưởng đạo đức trong Ngũ giới, Tứ Ân, Thập Thiện
34
1.2.2. Tư tưởng đạo đức trong Lục Hòa, Lục Độ
46
Chƣơng 2: MỘT SỐ ẢNH HƢỞNG ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO TRONG
ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY 54
2.1. Ảnh hƣởng đạo đức Phật giáo đến lối sống của ngƣời Việt Nam 54
2.1.1. Những yếu tố đạo đức Phật giáo ảnh hưởng đến lối sống của
người Việt Nam hiện nay. 54
2.1.2. Thực hành lối sống đạo đức Phật giáo của người Việt Nam
hiện nay 67
2.2. Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của ngƣời
Việt Nam 79
2.2.1. Đạo đức Phật giáo góp phần hình thành nhân cách người Việt Nam 79
5
2.2.2. Đạo đức Phật giáo với việc xây dựng nhân cách con người mới
xã hội chủ nghĩa hiện nay 85
2.3. Một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực và hạn chế
ảnh hƣởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt
Nam hiện nay 90
KẾT LUẬN 100
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đạo đức Phật giáo là một hệ thống những quan điểm, những giá trị,
chuẩn mực đạo đức nhiều mặt. Đạo đức Phật giáo là đạo đức đại từ, đại bi,
cứu dân, cứu nƣớc, cứu những “ngƣời cùng khổ” Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã hiểu rất thấu đáo những tƣ tƣởng, giá trị đạo đức Phật giáo, Ngƣời viết:
“Đức Phật là đại từ, đại bi, cứu khổ, cứu nạn. Ngƣời phải hy sinh tranh đấu
diệt lũ ác ma”[16; 5]. Nói đến đạo đức Phật giáo là nói đến những điều tốt
đẹp mà Phật giáo từ khi du nhập vào Việt Nam hơn18 thế kỷ nay, đã đem
lại cho xã hội Việt Nam, góp phần vào cuộc sống hòa bình, hạnh phúc,
nhân ái, bao dung của con ngƣời Việt Nam, giữ gìn nền độc lập tự do, phát
triển một nền kinh tế, văn hóa, của đất nƣớc, xây dựng nền đạo đức xã hội
giàu tính nhân văn và mang bản sắc dân tộc.
Đạo đức Phật giáo với nhiều quy phạm, chuẩn mực, giá trị đã đƣợc
ngƣời Việt Nam tiếp thu, dựa trên cơ tầng văn hóa của mình để lựa chọn,
nâng cao và sử dụng ở các mức độ và phƣơng diện khác nhau, góp phần hình
thành nên những giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội của ngƣời Việt Nam.
Hiện nay, trên thế giới xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa, hội nhập
kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ. Nƣớc ta đang bƣớc vào thời kỳ xây
dựng và phát triển đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển kinh tế thị trƣờng theo
định hƣớng xã hội chủ nghĩa và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế.
Trong bối cảnh đó, kinh tế thị trƣờng, mở cửa và hội nhập đã mang
lại những thành tựu quan trọng cho sự phát triển đất nƣớc, nhƣng mặt khác
cũng làm xuất hiện những hạn chế trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa,
xã hội, mà đặc biệt là sự suy thoái đạo đức xã hội. Chủ nghĩa cá nhân, lối
sống thực dụng tuyệt đối hóa vai trò của đồng tiền, con ngƣời trở nên sống
gấp, xa rời lý tƣởng cách mạng đang làm tha hóa đạo đức, lối sống của một
2
bộ phận ngƣời trong xã hội, trong đó có không ít cán bộ Đảng, Nhà nƣớc.
Bên cạnh đó khuynh hƣớng làm giàu bằng bất cứ giá nào, kể cả lừa đảo bất
chính, gây tội ác, vi phạm pháp luật, sẵn sàng chà đạp lên lƣơng tâm và
nhân phẩm con ngƣời ở một số cá nhân vị kỷ đã và đang tạo nguy cơ làm
băng hoại các giá trị văn hóa, đạo đức và luật pháp xã hội.
Trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ƣơng
Đảng (khóa VIII) đã thẳng thắn khẳng định: “Tệ sùng bái nƣớc ngoài, coi
thƣờng các giá trị văn hóa dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân vị
kỷ…đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc. Không ít trƣờng
hợp vì đồng tiền và danh vị mà chà đạp lên tình nghĩa gia đình, quan hệ
thầy trò, đồng chí, đồng nghiệp. Buôn lậu và tham nhũng phát
triển….Nghiêm trọng hơn là sự suy thoái về đạo đức, lối sống ở một bộ
phận không nhỏ cán bộ, đảng viên”[5;15-16].
Thực trạng nói trên đang đặt ra yêu cầu cần phải xây dựng nền đạo
đức xã hội mới cho con ngƣời Việt Nam hiện nay. Điều này vừa nằm trong
chiến lƣợc phát triển con ngƣời phục vụ cho sự nghiệp đổi mới đất nƣớc,
vừa góp phần ngăn chặn sự suy thoái của đạo đức xã hội.
Trong quá trình xây dựng đạo đức mới xã hội chủ nghĩa thì việc kế
thừa những giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc, trong đó có những
đóng góp của các tôn giáo là điều vô cùng cần thiết. Trong Nghị quyết 24,
Đảng ta đã viết: “Tôn giáo là vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngƣỡng, tôn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có
nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới", "các giáo hội và
tổ chức tôn giáo nào có đƣờng hƣớng hành đạo gắn bó với dân tộc, có tôn
chỉ, mục đích, điều lệ phù hợp với luật pháp Nhà nƣớc, có tổ chức phù hợp
và bộ máy nhân sự đảm bảo tốt về cả hai mặt đạo, đời thì sẽ đƣợc Nhà
nƣớc xem xét trong từng trƣờng hợp cụ thể để cho phép hoạt động"[xem 9].
Nhƣ vậy, trên tinh thần của Đảng, chúng ta thấy rằng, đạo đức Phật
giáo hiện vẫn còn những giá trị cần tiếp thu, kế thừa để xây dựng đạo đức
xã hội mới cho con ngƣời Việt Nam hiện nay.
3
Vì vậy, nghiên cứu “Đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã
hội Việt Nam hiện nay” nhằm làm sáng tỏ những giá trị tích cực, khắc
phục tồn tại của đạo đức Phật giáo trong quá trình xây dựng đạo đức xã hội
chủ nghĩa hiện nay là cần thiết và hữu ích.
2. Tình hình nghiên cứu
Nghiên cứu về đạo đức Phật giáo và tác động của đạo đức Phật giáo
trong đời sống xã hội trong lịch sử và hiện tại ở Việt Nam hiện nay đã có
khá nhiều công trình, có thể kể đến một số công trình điển hình sau đây:
Trần Văn Giàu với công trình “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện
đại”, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1993; Thích Minh Châu với
“Đạo đức học Phật giáo”, Nxb.Thành hội Phật giáo Thành phố Hồ Chí
Minh, năm 1995 và “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người”, Nxb.
Tôn giáo, năm 2002; Đặng Thị Lan với “Đạo đức Phật giáo với đạo đức
con người Việt Nam”, Nxb.Đại học Quốc gia, Hà Nội, năm 2006; Tạ Chí
Hồng với “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của
xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm 2004;
Hoàng Thị Lan với “Ảnh hưởng của đạo đức tôn giáo đối với đạo đức
trong xã hội Việt Nam hiện nay”, Luận án Tiến sĩ Triết học, Hà Nội, năm
2004; Nguyễn Phan Quang với “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”,
Nxb.Thành phố Hồ Chí Minh, năm 1996…
Cụ thể các công trình trên đề cập đến những khía cạnh đạo đức Phật
giáo và ảnh hƣởng của nó trong đời sống xã hội Việt Nam theo các hƣớng
nghiên cứu nhƣ sau:
Một số công trình đã đƣa ra các quan niệm khác nhau về đạo đức
Phật giáo; nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo; sự ảnh hƣởng của đạo
đức Phật giáo và một số giải pháp đối với vấn đề xây dựng đạo đức con
ngƣời Việt Nam hiện nay trên cơ sở tác động của Phật giáo, nhƣ công trình
“Đạo đức học Phật giáo” của Thích Minh Châu; “Đạo đức Phật giáo với
đạo đức con người Việt Nam” của Đặng Thị Lan,… Các công trình này đã
4
cho ngƣời đọc thấy đƣợc sự hòa nhập của đạo đức Phật giáo trong đạo đức
xã hội Việt Nam ở những giai đoạn nhất định trong lịch sử dân tộc. Tuy
nhiên, sự phân tích đó chủ yếu là trong lịch sử của dân tộc mà ít đề cập đến
việc thực hành đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam
hiện nay.
Một số công trình khác lại đề cập đến đạo đức Phật giáo với vai trò
là hệ tƣ tƣởng, đã đóng góp những giá trị đạo đức cho lịch sử tƣ tƣởng Việt
Nam nhƣ “Đạo đức Phật giáo trong thời hiện đại” của Trần Văn Giàu; “Có
một nền đạo lý ở Việt Nam” của Nguyễn Phan Quang,
Đặc biệt, công trình “Đạo đức Phật giáo và hạnh phúc con người”
của Thích Minh Châu đã đề cập đến những giá trị nhân đạo, nhân bản trong
đạo đức Phật giáo. Theo ông, khi con ngƣời đƣợc dƣỡng dục trong nền đạo
đức Phật giáo, họ sẽ đƣợc an trú trong niềm hạnh phúc và an lạc. Thích
Thanh Từ với “Phật giáo với dân tộc”, Nxb.Thành hội Phật giáo Thành
phố Hồ Chí Minh, Năm 1995, đã phân tích những nét chính trong đạo đức
Phật giáo, những giới luật cụ thể cho Phật tử xuất gia và tại gia, về những
đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phƣơng diện chính trị,
tƣ tƣởng, văn hóa nghệ thuật và các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ
Việt nam hiện nay.
Hoặc nhƣ, “Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống đạo
đức của xã hội Việt Nam hiện nay”, của Tạ Chí Hồng, Luận án Tiến sĩ Triết
học, Hà Nội, năm 2004, đã phân tích một cách khá hệ thống về đạo đức Phật
giáo và đƣa ra một số nhận định khách quan về ảnh hƣởng tích cực cũng nhƣ
một số hạn chế của đạo đức Phật giáo đối với con ngƣời Việt Nam hiện đại.
Tuy nhiên sự phân tích và nhận định của tác giả mới chỉ dừng ở mức khái
quát chung, phản ánh đƣợc ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo trong đời sống
đạo đức xã hội Việt Nam trong giai đoạn trƣớc năm 2004.
Ngoài ra, trên một số Tạp chí nghiên cứu mà điển hình là Tạp chí
Triết học, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Nghiên cứu Phật học…
5
cũng có một số bài đề cập tới vấn đề đạo đức Phật giáo trong đời sống xã
hội Việt Nam, chẳng hạn nhƣ bài: “Ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo với
việc xây dựng đạo đức của chúng ta hiện nay” của Lê Hữu Tuấn, Tạp chí
Nghiên cứu Phật học, số 5, năm 1999; Thích Gia Quang với “vài nét về
đạo Phật với nền giáo dục đạo đức xã hội”, Tạp chí Nghiên cứu Phật học,
số 5, năm 2001; Hoàng Thị Thơ với “Đạo đức Phật giáo với kinh tế thị
trƣờng”, Tạp chí Triết học, số 6, năm 2001 và “Đạo đức Phật giáo với vấn
đề xây dựng nhân cách con ngƣời Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn
giáo, số 1, năm 2002; Nguyễn Tài Thƣ với “Phật giáo với sự hình thành
nhân cách con ngƣời Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 2, năm
1994; Ngô Văn Minh với “Phát huy giá trị nhân văn Phật giáo trong xây
dựng xã hội mới hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2009;
Nguyễn Quốc Tuấn với “Tƣ tƣởng “lục hòa” trong xã hội ngày nay”, Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1, năm 2006; Tạ Chí Hồng với “Tìm hiểu
quan niệm hạnh phúc của Phật giáo”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 8,
năm 2007;…
Nhìn chung, trong các công trình nghiên cứu kể trên, các tác giả đều
có những nhận xét nhất định về đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội
Việt Nam lịch sử và hiện nay trên một số phƣơng diện khác nhau nhƣ: Đạo
đức Phật giáo với đạo đức truyền thống Việt Nam, đạo đức Phật giáo với
đạo đức, lối sống của ngƣời Việt Nam, đạo đức Phật giáo với nhân cách
của ngƣời Việt Nam… Nhƣng đều xét dƣới góc độ của những tƣ tƣởng đạo
đức Phật giáo và ảnh hƣởng của nó tới ý thức đạo đức, tƣ tƣởng đạo đức xã
hội mà chƣa chú ý đến việc thực hành lối sống đạo đức Phật giáo trong đời
sống xã hội của ngƣời Việt Nam hiện nay diễn ra nhƣ thế nào với những
biểu hiện cụ thể sinh động của nó (ví dụ, thông qua những việc làm từ thiện
xã hội), cũng nhƣ về vai trò của đạo đức Phật giáo với việc xây dựng và
hoàn thiện nhân cách con ngƣời mới xã hội chủ nghĩa hiện nay ra sao. Đó
là những câu hỏi, những vấn đề mà chúng tôi hằng trăn trở, suy nghĩ và
6
muốn góp thêm một phần nhỏ bé nghiên cứu để làm sáng tỏ những vấn đề
trên. Chính vì lý do đó mà thông qua cách tiếp cận nghiên cứu vai trò của
đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay, trên cơ sở của
nhân sinh quan Phật giáo, luận văn cố gắng chỉ ra đƣợc những giá trị,
chuẩn mực của đạo đức Phật giáo và xem xét tầm ảnh hƣởng của chúng
đến đời sống đạo đức xã hội Việt Nam, chúng tôi hy vọng sẽ góp phần
chung tay cùng với cộng đồng, xây dựng đƣợc một nền đạo đức toàn diện,
nhân văn, nhân bản sâu sắc của dân tộc Việt Nam.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở lý luận mác xít về tôn giáo
luận văn phân tích và làm sáng tỏ ảnh hƣởng của đạo đức Phật giáo trong
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có
nhiệm vụ.
Thứ nhất: Khái quát chung một số nội dung cơ bản về đạo đức
Phật giáo.
Thứ hai: Phân tích, đánh giá một số ảnh hƣởng cơ bản của đạo đức
Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay
4.1. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn phân tích, đánh giá ảnh hƣởng
của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay trên một số
lĩnh vực cơ bản, cụ thể nhƣ đạo đức Phật giáo với tính cách, lối sống của
ngƣời Việt Nam, đạo đức Phật giáo với nhân cách của ngƣời Việt Nam
hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng
tích cực và hạn chế ảnh hƣởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời
sống xã hội Việt Nam hiện nay.
7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở vận dụng lý luận mác xít về tôn giáo học, bản
chất, chức năng của tôn giáo trong đời sống xã hội để phân tích, đánh giá
những ảnh hƣởng đạo đức Phật giáo đối với con ngƣời Việt Nam hiện nay.
Luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu
trong nƣớc và ngoài nƣớc về đạo đức Phật giáo, đạo đức Phật giáo đối với
xã hội Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng hệ thống các phƣơng pháp của tôn giáo học và
triết học, phƣơng pháp thống nhất giữa logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp,
đối chiếu và so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn phân tích và làm sáng tỏ ảnh hƣởng đạo đức Phật giáo với
đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay trên một số khía cạnh cụ thể nhƣ đạo
đức Phật giáo với tính cách, lối sống của ngƣời Việt Nam, đạo đức Phật
giáo với nhân cách của ngƣời Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất một
số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực và hạn chế ảnh hƣởng tiêu
cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu ảnh hƣởng đạo
đức Phật giáo với đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay, trên cơ sở đó đề xuất
một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hƣởng tích cực và hạn chế ảnh hƣởng
tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công
tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo, tôn giáo và văn hóa nói chung;
Phật giáo, Phật giáo và văn hóa Việt Nam nói riêng; cho việc hoạch định
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nƣớc .
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục
lục, nội dung chính của luận văn gồm 02 chƣơng 05 tiết.
8
Chƣơng 1:
MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN VỀ ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO
1.1. Cơ sở lý luận của Phật giáo về đạo đức
1.1.1. Tư tưởng đạo đức trong nhân sinh quan Phật giáo
Đạo Phật ra đời trong điều kiện kinh tế-chính trị-xã hội, tiền đề nhận
thức tƣ tƣởng Ấn Độ rất phức tạp. Khoảng thế kỷ VI-TCN đã xuất hiện nhà
nƣớc chiếm hữu nô lệ với chế độ phân chia đẳng cấp khắc nghiệt, có 4
đẳng cấp chính là: Bà la môn (Brhmanes); Sát-đế-ly (Kastryas); Phệ-xá
(Vaisyas); Thủ-đà-la (Suddra); Và 4 trào lƣu tƣ tƣởng là: Bà-la-môn giáo
chính thống; Trào lƣu tín ngƣỡng tập tục; Trào lƣu triết học; Trào lƣu phản
Phệ-đà.
Ngƣời sáng lập ra đạo Phật là Đức Thích Ca Mâu Ni (hình 1) - “đấng
giác ngộ”, Phật Thích Ca (Siddhattha, sinh khoảng năm 544 TCN(
1
)) kế
thừa các tƣ tƣởng truyền thống của Ấn Độ về các vấn đề triết lý cao siêu
nhƣ: Tự ngã (Atman), bản thể tối cao (Brahama), con đƣờng giải thoát
(Moksha), luân hồi (Sanusara), nghiệp (Karma)… trong Thánh Kinh
Vedda, Upanishad, trong triết học đạo Jaina, Lokayata. Song, ông là ngƣời
đầu tiên phủ nhận thần thánh, và đi tìm sự giải thoát ở ngay chính bản thân
con ngƣời. Ông tránh những vấn đề quá trừu tƣợng và siêu hình để đi sâu
vào các vấn đề đạo đức nhân sinh.
Các tƣ tƣởng triết học của Đức Thích Ca về cơ bản là giải thích căn
nguyên của mọi nỗi khổ đau và vạch ra con đƣờng giải thoát chúng sinh.
Trong học thuyết cốt lõi "Tứ diệu đế" và "Thập nhị nhân duyên", Đức Phật
Thích Ca cho rằng cuộc đời là một bể khổ vô tận, nỗi khổ đó nằm ngay
trong con ngƣời. Vì không nhận thức đƣợc sự biến đổi vô thƣờng, vô định
của vạn vật theo luật nhân quả, không nhận thức đƣợc cái "tôi" có mà
1
Về ngày sinh của Thích Ca Mâu Ni, theo các học giả Ấn Độ và phƣơng Tây xác định khoảng từ năm
566 đến 486 TCN, cũng có thể từ năm 563 đến 483. Các học giả Đông Nam Á cho rằng khoảng năm 624
-544 TCN. Nhật Bản và Trung Quốc lại cho vào khoảng 488 đến 368 TCN.
9
không, nên ngƣời ta ngộ nhận rằng cái gì cũng thƣờng định, cái gì cũng của
ta, do ta. Do vậy, con ngƣời cứ khát ái, tham dục. Để thỏa mãn lòng tham,
sân, si, ngƣời ta phải cố hành động để chiếm đoạt và gây nên những nghiệp
báo, do đó mắc vào bể khổ đuổi theo cái ảo ảnh triền miên không dứt, chịu
kiếp luân hồi (dục giới, sắc giới, vô sắc giới) và lục đạo (trời, ngƣời, Atula,
địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh).
Con đƣờng giải thoát nỗi khổ là phải xóa bỏ đƣợc sự mê muội, dứt
bỏ đƣợc sự ngộ nhận do vô minh để đạt tới sự giác ngộ của bản ngã. Từ
kinh nghiệm của bản thân về hành xác, ông cho rằng một ngƣời đã mất đi
sức mạnh không thể tiến theo con đƣờng chính đại.
Trong 49 năm thuyết giảng, Đức Phật Thích Ca đều kêu gọi và gợi
nên bản chất thánh thiện, từ bi bác ái của con ngƣời. Ông coi đạo là cứu
cánh, là động lực duy nhất để khoan hòa với chính mình và nhờ đó mà giải
thoát đƣợc trầm luân; đồng thời còn tin rằng, ngay cả thánh thần cũng
không thể chuyển bại thành thắng đối với một ngƣời đã chiến thắng bản
thân mình.
Tiếp nối Đức Phật Thích Ca, các vị Long Thọ Bồ Tát (Nagarinna) và
Thế Thân Bồ Tát (Vasubandhn) đã góp phần hoàn thiện hệ thống nhân sinh
quan Phật giáo.
Liệu Nhân sinh quan Phật giáo có tiêu cực và bi quan không? Hàng
nghìn năm nay bao nhiêu ngƣời đã lý giải về vấn đề này và đã phần nhiều
trả lời rằng có. Tuy nhiên, có một thực tế rằng nhân sinh quan Phật giáo
nguyên thủy đã có hẳn một phần rất quan trọng bàn về "Diệt đế" và "Đạo
đế", hay là con đƣờng thoát khổ.
Phật xác định rằng đau khổ do vô minh sinh ra. Vô minh (Avidya) ở
đây đƣợc ví nhƣ một trạng thái ngủ mê của cá nhân và tập thể. Phật đòi hỏi
phải quay về với mình và về với cái minh (Vidya) của Phật giáo để chống
lại với vô minh. Cái minh của Phật giáo là cái biết. Biết là làm cho con
ngƣời ta giác ngộ, đổi hẳn tính tình. Biết của Phật là trạng thái hòa đồng
giữa chủ thể với khách thể trên cơ sở tự khoan dung và hành xác.
10
Đau khổ, vô thƣờng, vô ngã (Dukha, encca, Anatta) là đặc tính của tất
cả các sự vật, trong đó cái ngã, cái tôi, cái tự tính, là hình ảnh xác đáng của
sự vật. Tất cả sự sống chết đều phải duy trì bằng nguồn chảy vật chất hay
tinh thần. Đây là định lý mà ý nghĩa của nó tƣơng tự nhƣ lửa mồi bằng nhiên
liệu. Chính với cái ý nghĩa ấy mà thế giới này đang cháy và chúng ta đang bị
đốt cháy. Lửa của ý thức về ngã, về tự kỷ, về sự ngu mê và đau khổ.
Cái lửa ấy chỉ có thể dùng cái gì trái nghịch với nó để mà dập tắt đi
bằng cách thực hành lối sống đạo đức bình đẳng và lòng khoan dung. Cái
sự tắt lửa ấy sẽ là tịch diệt (nirvana). Niết bàn tự nhiên làm cho ngƣời ta
liên tƣởng đến cái gì mát mẻ, nhƣ J.Nehru đã nói rất khúc triết trong tập
một tác phẩm phát hiện Ấn Độ nổi tiếng của ông.
Việc giải thoát từ trạng thái bị đốt cháy sang trạng thái mát mẻ - phải
chăng là cách giải thoát tiêu cực và yếm thế? Chắc chắn là không. Tiếc thay
trong tiến trình phát triển của nó, học thuyết đạo đức hợp lý ấy, dần dần
đƣợc thuyết giảng bằng những bài tràng giang đại hải, với quá nhiều nghi
thức, quy phạm, quá nhiều thuyết lý siêu hình. Lại thêm trong mỗi nƣớc,
các đặc tính dân tộc đã chi phối đạo Phật và uốn nắn theo tập tục bản địa.
Đây có lẽ là sự phát triển không thể tránh đƣợc của một tôn giáo có tính thế
giới nhƣ đạo Phật. Hậu quả là tƣ tƣởng và đạo đức khoan dung của Phật
giáo nhuốm đẫm màu sắc bi quan, yếm thế cùng tính siêu nhiên.
Bởi vậy, quan niệm về triết lý nhân sinh, ở phƣơng Đông đã kết luận
bản tính tự nhiên của con ngƣời. Ở phƣơng Tây thì kết luận con ngƣời
đƣợc cấu tạo nên từ vật chất. Còn theo triết học Mác-Lê nin, quan niệm về
con ngƣời: Con ngƣời là một thực thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt
xã hội; Trong tính hiện thực của nó, bản chất con ngƣời là tổng hòa những
quan hệ xã hội; Con ngƣời là chủ thể và là sản phẩm của lịch sử.
Đạo Phật quan niệm về triết lý nhân sinh thể hiện trong thuyết “Thập
nhị nhân duyên”. Trong mƣời hai nhân duyên thì vô minh là căn bản. Từ
nhân quá khứ sang quả hiện tại, quả hiện tại lại làm nhân cho quả tƣơng lai.
11
Cũng theo Phật giáo, nguồn gốc vũ trụ và con ngƣời không do lực lƣợng
siêu nhiên sáng tạo ra mà cho rằng thế giới là vô cùng, vô tận. Ngoài thế
giới mà chúng ta đang sống còn có nhiều thế giới khác. Điều này đƣợc
thuyết minh trong kinh “Hoa Nghiêm”, kinh “Khởi thế nhân bản” (Nikàya),
kinh “Tiểu duyên” (Agama).
Phật Giáo không chỉ là một tôn giáo, một trào lƣu triết học mà còn là
một cách sống, phƣơng pháp sống do Ðức Phật Thích Ca giáo huấn
khoảng 2.500 năm về trƣớc. Với tính chất của một triết thuyết vị nhân
sinh, Phật Giáo mang lại cho con ngƣời cách nhận thức về cuộc sống nhân
sinh và chỉ ra bản chất của cuộc sống đó là khổ, đồng thời tìm con đƣờng
“thoát khổ”, hƣớng con ngƣời tới những lý tƣởng đạo đức cao đẹp, nhân
văn và từ bi, lấy điều thiện làm chuẩn mực sống.
Nếu nhƣ lý tƣởng đạo đức xã hội chủ nghĩa theo quan niệm mác xít
xuất phát từ con ngƣời “hƣớng con ngƣời đi tới những giá trị hiện thực của
đời sống tự do, hạnh phúc, nhƣng phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, đạo lý
và lƣơng tâm của con ngƣời”[42;50], thì lý tƣởng đạo đức trong Phật giáo
cũng xuất phát từ chính bản thân con ngƣời nhƣng lại hƣớng con ngƣời đi
tới sự giải thoát với niềm tin “hƣ ảo”, tuy nhiên có giá trị khuyến thiện
trừng ác, giáo dục hành vi, ý thức đạo đức con ngƣời.
Xuất phát từ lý tƣởng đạo đức “vị nhân sinh”, Phật giáo dựa trên cơ
sở thuyết Thập nhị nhân duyên (mƣời hai nhân duyên có mối quan hệ vừa
gắn bó vừa tƣơng tác lẫn nhau từ vô thủy đến vô cùng vô tận), để giải thích
về nguồn gốc, quá trình hình thành con ngƣời, nhân cách và phẩm chất đạo
đức của con ngƣời.
Theo Phật, căn cứ vào những lời thuyết pháp chính thống, vạn vật
hiện hữu trên trần đều bởi nhân duyên cấu tạo chứ không phải ngẫu nhiên
tự hữu. Mỗi vật có hình sắc hoặc nhận thức hành động đều do kết hợp của
ngũ uẩn: sắc, thụ, tƣởng, hành, thức.
12
Sắc (Rupa) là phần hình hài những cái có thể cảm thấy nhờ xúc giác.
Sắc cũng là phần hình thể do tứ đại: địa, thuỷ, hoả, phong tan hợp, cấu kết
cách này, cách khác mà thành. Đó là những yếu tố vật chất căn bản tạo
thành vũ trụ và phần cơ thể con ngƣời.
Thụ (Vedanna) là sự lĩnh hội, sự nạp thụ, cảm xúc khi tiếp xúc với
ngoại giới. Thụ thuộc phạm vi tình cảm yêu, thích, chê, ghét…
“Tại sao ta nói Thụ, hỡi các Tỷ khiêu? Vì ngƣời ta cảm thấy, và cảm
thấy cái gì? Cảm thấy vui thú hoặc đau khổ hay dửng dƣng?”
Tƣởng (Sunna) là tƣởng nhớ, suy nghĩ. Tƣởng thuộc phạm vi trí tuệ,
phân biệt, hiểu biết.
“Tại sao nói là Tƣởng, hỡi các Tỷ khiêu? Vì ngƣời ta tri giác đến.
Ngƣời ta tri giác đến gì? Đến màu xanh, vàng, đỏ, trắng,…”.
Hành (Sankhara) là hành động, tạo tác, tác dụng phối hợp.
“Hành tạo nên sự kết hợp. Sự kết hợp đó tạo nên sắc để sắc thành
sắc, tạo nên Thụ để Thụ trở nên Thụ và tạo nên Tƣởng, Thức cũng thế”.
“Hành là khả năng kết tập cấu tạo các yếu tố khác”.
Thức (Vinama) là sự nhận thức chủ thể.
“Hỡi các Tỷ khiêu, tại sao nói là Thức? Vì ta biết. Biết gì? Biết nếm,
biết cái gì cay đắng ngon ngọt, nhạt hay mặn”.
Vì vậy ta có thể cắt nghĩa bốn yếu tố trên là sự hiểu biết khách quan,
còn Thức chỉ thị ý thức lĩnh hội chủ quan.
Năm yếu tố cấu tạo nên con ngƣời. Lúc còn là bào thai ngƣời sống
bằng khí huyết mẹ, lớn lên ăn uống thực phẩm nuôi mình. Suốt đời hình thể
ta nhờ các chất vay mƣợn mà nƣơng sống. Không phải là “ta” phần tâm
thức thụ, tƣởng, hành, thức cũng đều do sắc và tuỳ thuộc vào hình hài. Thụ,
Tƣởng phải nhờ giác quan tiếp xúc mới đƣa đến nhận thức và hành động.
“Thân và Tâm ta kết cục chỉ là những đồ mƣợn”, Ngũ uẩn hợp hợp, tan tan,
vô thƣờng, vô định. Phật nói: “Nhất thiết những tập hợp cấu thành là vô
thƣờng”. Kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa cũng dạy: “Chiếu kiến ngũ uẩn giai
13
không, độ nhất thiết khổ ách. Xá Lợi Tử, sắc bất dị không, không bất dị
sắc, sắc tức thị không, không tức thị sắc. Thụ, tƣởng, hành, thức diệc phục
nhƣ thị”[50; 37].
Vạn vật và con ngƣời tứ đại ngũ uẩn hợp lại, nhƣng tạo thành nó
không cố định vì do một căn nguyên là “Duyên”. “Duyên là một tƣơng
quan cấu tạo”, một môi giới thiết yếu trong sự cấu tạo. Khi “duyên hợp, vũ
trụ và con ngƣời thành, trụ, khi duyên tan vũ trụ, con ngƣời hoại không”.
Vũ trụ, con ngƣời chỉ là những quá trình biến hoá nay còn, mai mất, chỉ là
một cái “dịch liên tục”. Tất cả chỉ là ảo tƣởng, biến dịch vô thƣờng. Chính
tà đam mê vọng chấp coi là thực. Con ngƣời chỉ là những kiếp phù sinh,
những đợt sóng nhấp nhô mặt nƣớc. Chính đam mê tức là Dục đã làm cho
con ngƣời luẩn quẩn trong vòng luân hồi sinh, tử, lão, bệnh. Con ngƣời vì
ham sống, ham dục (tham) lại giận dữ cáu kỉnh đối với những cản trở ta
sinh tồn (sân) nên mê lầm khiến ta càng ham mê sinh tồn và khoái lạc (si).
Đó là những động lực thúc bánh xe luân hồi quay mãi trong khổ não.
Đƣờng giải thoát là diệt tham, sân, si mới tới đƣợc Tịch diệt, thoát
luân hồi. Theo Phật, đời là tràn ngập đau thƣơng và mong muốn cứu độ
chúng sinh khỏi vòng trầm luân. Đó là chủ trƣơng chính yếu của Phật: Đạo
diệt khổ tức là chính đạo, ngoài ra không còn đạo nào khác nữa.
14
Phật chỉ chú trọng đến tự giác và giác tha giải thoát con ngƣời, Phật
không đi sâu vào vấn đề siêu hình học, giải đáp cái gì vƣớng vào vòng luân
hồi, nếu thân tâm con ngƣời đều là hƣ ảo, và cái gì dƣợc tịch diệt nhập Niết
bàn. Phật cũng không giải thích nguyên khởi tại sao luân hồi, vật thể đầu
tiên của vũ trụ là gì?
Sau này các môn đệ của Phật đã đề cập đến nguồn gốc đầu tiên của vạn
vật là chân nhƣ, thực thể căn bản của vũ trụ trong chân nhƣ (Chân: thực thể:
Nhƣ: cố định, thƣờng trụ, sáng suốt, viên mãn, yên tịnh, bất biến, thƣờng trụ),
nhƣng bị cái duyên Vô Minh (1) quấy động làm lu mờ. “Vô minh là si ám, là
phiền não chƣớng, phiền não hoặc, ảo vọng, mông muội, nó làm cho thực là
giả, giả là thực, điên đảo quanh quẩn”. Chân nhƣ đang ở thể tịch biến sang
động, có động là có biến hoá, tan hợp. Do đó, vũ trụ và vạn vật hiện hữu. Ta
có thể ví Chân Nhƣ là nƣớc biển, bị vô minh là gió làm dao động sinh sóng,
sóng là vạn tƣợng, vũ trụ, hết gió là nƣớc lại yên lặng.
Vô minh làm xáo trộn, hoạt động, kết tập thành Hành (2). Hành tạo tác
sinh biến hoá, kết thành cái nghiệp, làm duyên cho Thức (3). Hành động đƣa
đến ý thức cá thể. Thức là “tâm sở” phân biệt khách thể và chủ thể, nhận biết
bản ngã. Thức là đầu mối gây khổ vì nghiệp do Hành tạo nên lôi kéo vào vòng
hiện hữu mang lấy sắc, phần hình hài tứ đại (địa, thuỷ, hoả, phong) và Danh
(thụ, tƣởng, hành, thức). Danh sắc (4) phối hợp đúc thành một cá thể sinh tồn,
không cố định chìm trong biến hoá của vũ trụ. Cá thể kết cấu vô thƣờng vì
phân danh sắc yếu tố cấu tạo là không. Nhƣng cá thể phải tiếp xúc với ngoại
giới tƣơng đối hiện hữu nên có Lục nhập (5). Lục nhập cũng gọi là Lục xứ
(mắt, tai, mũi, lƣỡi, thân, ý) ghi nhận cảm giác bằng Xúc (6). Nhờ Lục nhập
giao tiếp với ngoại giới, ta lĩnh hội những cảm giác và xúc cảm yêu ghét… dó
là Thụ (7). Thụ lĩnh hội nhƣng không nhận rõ chân nhƣ, ham mê theo hƣ ảo,
yêu thích khoái lạc là Ái (8). Ái là khát vọng, mong muốn. Lòng Tƣ dục càng
ao ƣớc càng truy tìm, càng đắm đuối vào cuộc sống, bám riết lấy sinh tồn. Ái
phát sinh Thủ (9). Thủ nên nắm giữ không muốn rời bỏ, cố nuôi dƣỡng sự
sống, lôi cuốn ta vào vòng biến hoá và cứ có mãi: Hữu (10). Hữu không thoát
15
khỏi vòng luân hồi, cứ sinh sinh, hoá hoá, tan tan, hợp hợp. Sinh (11) ra lại
mang già, bệnh, chết. Đó là Lão, tử (12). Lão, tử đƣa đến tiêu diệt. Tiêu diệt
nhƣng thân ý vẫn còn, Hành tạo nên cái nghiệp và Thụ nhận cái nghiệp. Thủ
khƣ khƣ bám giữ lấy nên lại tái sinh. Cứ thế con ngƣời luẩn quẩn trong vòng
luân hồi. Đạo giải thoát là diệt Thân, Ý, Thụ, Tƣởng, Hành, Thức, diệt vô
minh tới giác ngộ, Niết bàn, trở về thể chân nhƣ, đó là Nhƣ Lai (Lai: lại về,
Nhƣ: chân nhƣ).
Thập nhị nhân duyên (Vô minh, Hành, Lão, Tử) kết tục nhau, liên hệ
với nhau, làm nhân quả lẫn cho nhau, nhƣ những điểm cấu kết của một
vòng tròn. Cuộc đời con ngƣời và vạn vật triền miên trong đau khổ sinh
diệt chỉ là một cuộc tƣơng đối, một biến hoá vô thƣờng không có gì là chân
thực. Vạn vật “tuy là hữu nhƣng không phải là thƣờng hữu. Hữu mà không
phải là thƣờng hữu tức giả hữu”. Giả hữu tuy là hữu, mà không phải là hữu.
Hữu mà không phải là chân hữu thì chẳng khác gì vô. Vậy nên vạn pháp
tuy là vạn hữu, nhƣng lại là không. Kinh Kim Cƣơng viết: “tham cái gì có
hình có tƣớng đều là giả dối, có sinh thì phải có diệt”.
Nhận thức con ngƣời và vũ trụ là vô thƣờng là ảo ảnh, giả thƣờng
nên con ngƣời phải hiện hữu tin theo để giải thoát. “Khi tâm trí thấy mọi sự
cấu tạo đều vô thƣờng, bản ngã là đau khổ và hƣ huyễn, lúc đó tâm trí mới
hợp nhất với bản thể bất diệt của Niết bàn”[27;149].
Nhƣ Lai Chân nhƣ
16
Cho nên Kinh Pali có viết:
“Do Vô minh, sinh Hành; do duyên Hành, sinh Thức; do duyên
Thức, sinh Danh - Sắc; do duyên Danh - Sắc, sinh Lục Nhập; do duyên Lục
Nhập, sinh Xúc; do duyên Xúc, sinh Thọ; do duyên Thọ, sinh Ái; do duyên
Ái, sinh Thủ; do duyên Thủ, sinh Hữu; do duyên Hữu, sinh Sinh; do duyên
Sinh, sinh Lão Tử; do duyên Lão Tử sinh sầu-bi-khổ-ƣu-não. Nhƣ vậy là sự
sinh khởi của toàn bộ khổ uẩn này”[14;111].
‘‘Nhƣng từ sự tan biến và chấm dứt hoàn toàn Vô minh, Hành
chấm dứt; từ sự chấm dứt của Hành, Thức diệt, do Thức diệt mà Danh sắc
diệt,… do Sinh diệt mà Lão-tử-sầu-bi-khổ-ƣu não diệt. Nhƣ vậy là sự đoạn
diệt toàn bộ khổ uẩn này”[14;119].
Thập Nhị nhân duyên là một triết lý đặc thù riêng của Phật
giáo, có thể nói đó là một chân lý bất tận của thời gian và không gian, nó
gửi một thông điệp nhân bản rõ nét cho toàn thể nhân loại, đó là: Trong bản
thân mỗi con ngƣời luôn tồn tại những mặt tốt, xấu. Vì vậy, đối với mỗi
ngƣời phải luôn tự rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức của mình, hoàn
thiện và phát triển nhân cách. Hãy diệt trừ cái xấu ngay từ gốc, hãy làm
những điều tốt, điều thiện, tạo điều kiện cho cái thiện, cái đẹp đƣợc sinh ra,
điều này đƣợc thể hiện rõ nét qua lời giải thích về Thập Nhị nhân duyên
của Đức Phật:
‘‘Dẫu các Nhƣ Lai có xuất hiện hay không xuất hiện, an trú là giới
tính ấy, pháp trú tính ấy, pháp quyết định tính ấy, y duyên tính ấy. Nhƣ Lai
hoàn toàn chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt định lý ấy. Sau khi hoàn toàn
chứng ngộ, hoàn toàn chứng đạt, Nhƣ Lai tuyên bố, tuyên thuyết, tƣờng
thuyết, khai hiển, khai thị, phân biệt, minh hiển, minh thị nguyên lý ấy,
Ngài dạy do duyên sinh mà có Lão tử,…, do duyên Vô minh mà có
Hành”[14; 51-52].
Những tƣ tƣởng nhân sinh của Đức Phật giải thích về nguồn gốc con
17
ngƣời qua Thập Nhị nhân duyên cho chúng ta thấy những quan niệm về tƣ
tƣởng đạo đức trong Phật giáo đặc biệt là quan niệm về thiện, ác.
Theo quan niệm đạo đức truyền thống của xã hội Việt Nam thì thiện
chính là cái tốt lành, cái không gian ác, không hung dữ, không độc hại.
Thiện là cái phù hợp với chuẩn mực đạo đức đƣợc xã hội thừa nhận,
khuyến khích. Ác là những cái không phù hợp (vi phạm hay không tuân
thủ) với các chuẩn mực đã đƣợc xã hội thừa nhận. Theo quan niệm đạo đức
học mác xít: Thiện là cái tốt đẹp, là lợi ích con ngƣời phù hợp với tiêu
chuẩn của sự tiến bộ xã hội. Vì thế, thiện trƣớc hết là giải phóng con ngƣời
khỏi chế độ ngƣời bóc lột ngƣời đã tồn tại từ bao ngàn năm nay và gây nên
cho con ngƣời biết bao đau khổ. Trong xã hội đó, con ngƣời có những điều
kiện để phát huy mọi năng lực, trí tuệ cống hiến cho xã hội và mang lại
hạnh phúc cho mình. Thiện và ác là sự đánh giá về mặt đạo đức với hành vi
của con ngƣời cũng nhƣ những hiện tƣợng xã hội theo quan niệm của một
cá nhân hay một cộng đồng nhất định. Những chuẩn mực đạo đức của mỗi
cộng đồng, dân tộc và giai cấp ấy. Những lợi ích này đƣợc quy định bởi địa
vị và những điều kiện kinh tế xã hội. Ph.Ăngghen khẳng định: “Từ dân tộc
này sang dân tộc khác, từ thời kỳ này sang thời kỳ khác, những quan niệm
về thiện và ác đã biến đổi theo nhiều đến nỗi nhiều khi trái ngƣợc
nhau”[52;135].
Khác với quan niệm đạo đức học mác xít cho rằng thiện và ác là kết
quả phản ánh những điều kiện kinh tế xã hội và phụ thuộc vào vị trí của
một giai cấp nhất định. Phật giáo cho rằng Thiện và ác gắn với Nghiệp của
mỗi con ngƣời. Thiện và ác là nguyên nhân tạo ra Nghiệp nhƣng cũng đồng
thời là kết quả của Nghiệp.
Quá trình hình thành đạo đức và nhân cách của con ngƣời đều do các
duyên sinh mà ra. Các duyên sinh ra các Pháp, có pháp thiện và có pháp ác.
Các duyên sinh ra pháp nên bản thân con ngƣời là vô ngã. Con ngƣời cũng
18
là một hiện hữu “duyên - sinh” nên cũng là vô ngã. Theo quan niệm của
Phật giáo thì con ngƣời và thế giới chỉ là tổng thể nƣơng tựa vào nhau của
Ngũ uẩn (Sắc, Thụ, Tƣởng, Hành, Thức), hay tứ đại (Địa, Thủy, Hỏa,
Phong). Ngũ uẩn là con ngƣời và Ngũ uẩn cũng là thế giới. Thế giới này
cũng là thế giới của những nhân duyên. Tại sao gọi là Nhân Duyên? Vì hết
thảy mọi sự vật hiện tƣợng kể cả con ngƣời đều nhờ các nhân tố nƣơng vào
nhau (Duyên) mà tạo thành (Sinh) (nhƣ phần trên đã trình bày). Con ngƣời
Thiện hay ác là đều do các nhân duyên mà hợp thành. Con ngƣời hoàn
toàn có thể làm chủ những hành vi thiện, ác của mình và tự mình có thể cải
hóa chính bản thân mình. Kinh Địa Tạng có viết: "Nếu gặp thiện lợi, phần
nhiều là thoái tấm lòng tu trƣớc, mà gặp ác duyên thì càng thêm ác, những
ngƣời ấy ví nhƣ đi vào bùn lầy, lại đội đá nặng, càng thêm nặng, thêm
khốn, mà chân càng ngập xuống tận bùn đen. Ví bằng gặp thiện tri thức đội
bớt cho, hoặc đội đỡ cả cho"[26;110]. Nhƣ trên đã phân tích, theo Phật giáo
thì bản chất con ngƣời vốn là Thiện, bởi mọi con ngƣời khi sinh ra đều có
sẵn trong mình "Phật tính". Trong kinh "Bồ tát giới" có viết: "Phật tính ở
đây vừa có nghĩa là bản thể vừa có nghĩa khả năng: bản thể là Phật, và khả
năng làm Phật, gọi là Phật tính. Bản thể và khả năng ấy chính là thân tâm
chúng ta đây. Nhƣ vậy, vì chúng sinh có "Phật tính", nên thân là thân chúng
sinh, tâm là tâm chúng sinh, mà thân tâm ấy vẫn có thể thụ và trì đƣợc giới
pháp Phật tính, nên chính văn nói : "Hết thảy chúng sinh đều có Phật tính,
nên toàn bộ thân tâm chúng sinh, thân tâm ấy đều nhập vào trong giới pháp
Phật tính"[63;66]. và "hết thảy chúng sinh, bản nguyên là tự tính thanh
tịnh"[63;69].
Những ai thấy rõ sự thật nhân duyên này thì thấy các pháp; những ai
thấy rõ các pháp thì thấy rõ nguyên lý nhân duyên; và những ai thấy rõ các
pháp thì thấy chính đức Nhƣ Lai, đức Phật dạy: “Ai thấy Duyên khởi thì
thấy pháp, ai thấy pháp thì thấy Duyên khởi. Những pháp này thì do duyên
19
tạo ra, đó là năm thủ uẩn. Bất cứ sự ham muốn dục lạc, ƣa thích nắm giữ
nào đối với năm thủ uẩn đều là sự sinh khởi của khổ đau. Bất cứ sự chế ngự
tham ái, chấp thủ, sự từ bỏ tham ái và chấp thủ nào đối với năm thủ uẩn
đều là sự đoạn diệt khổ đau. Cho đến nhƣ thế này, này các Tỷ khiêu vị Tỷ
khiêu đã làm đƣợc nhiều”[74;49].
Nhƣ vậy, Thiện ác, khổ đau và hạnh phúc chính là sự sinh khởi hay
chấm dứt tham ái đối với năm thủ uẩn. Và một điểm nữa, “Thấy Nhân
duyên” là kết quả của việc chế ngự lòng tham ái và chấp thủ Ngũ uẩn đòi
hỏi một sự giáo dục đạo đức, huấn luyện và tu tập tâm thức.
Nhƣ vậy, Thập nhị nhân duyên tuy có tham gia giải thích về nguồn
gốc của con ngƣời, nhƣng cái chính yếu vẫn là cắt nghĩa vì sao kiếp ngƣời
lại khổ, vì sao mỗi ngƣời lại có một thân phận khác nhau. Với mục đích cắt
nghĩa rất rõ ràng này, Thập nhị nhân duyên đã góp phần thật sự có ý nghĩa
vào việc dạy đạo đức làm ngƣời cho xã hội. Hạnh phúc hay khổ đau của ai,
trƣớc hết vẫn là do chính họ làm nên. Cách Thụ, cách Ái và cách Thủ của
mỗi ngƣời quy định cái Hữu của bản thân họ. Lập luận này rất gần với đạo
lí của ngƣời Việt, thể hiện qua câu nói ngắn gọn mà hàm súc rằng: "Sống
sao chịu vậy". Tƣơng lai tốt đẹp hay xấu xa, vinh quang hay nhục nhã,
thành công mỹ mãn hay thất bại thê thảm tất cả đều phụ thuộc vào từng
việc làm của hôm nay. Suy rộng ra, việc nhấn mạnh trách nhiệm cá nhân
mỗi ngƣời trƣớc cuộc sống thể hiện trong Thập nhị nhân duyên là rất rõ.
Và, đó thực sự là điều hết sức cần thiết đối với mỗi thế hệ, dẫu rằng họ có
tin theo Phật hay không tin theo Phật.
Xuất phát từ ý tƣởng đạo đức cao cả, mong muốn con ngƣời trong xã
hội có một cuộc sống tốt đẹp, luôn phấn đấu theo điều lành, điều thiện,
tránh điều ác, Phật giáo đƣa ra quan niệm về nhân quả báo ứng, kiếp,
nghiệp ngƣời. Theo quan niệm của nhà Phật, mọi hoạt động của con ngƣời
từ thân, khẩu, ý đều để lại một kết quả nhất định, trong đó nhân có trƣớc,
20
quả có sau, quả phụ thuộc vào nhân và nhân nào quả ấy. Tùy thuộc vào
việc con ngƣời gieo nhân nhƣ thế nào mà họ nhận lại đƣợc quả tƣơng ứng.
Nhà Phật gọi đó là Nghiệp báo.
Quan niệm về nghiệp, kiếp ngƣời trong Phật giáo có ý nghĩa giáo
dục, răn dạy con ngƣời trong cuộc sống phải luôn có ý thức giữ gìn phẩm
chất đạo đức, “tu nhân tích đức” thì mới mong chuộc đƣợc những lỗi lầm
của “kiếp trƣớc” và có đƣợc một cuộc sống tốt đẹp ở “kiếp sau”.
Đối với kiếp ngƣời, Phật giáo cũng có khá nhiều quan niệm khác
nhau, nhƣng những quan niệm này không hề đối nghịch nhau mà chỉ khác
nhau trong một vài chừng mực nhất định. Điểm chung cho tất cả là ở chỗ,
quan niệm nào cũng đều cho rằng, mỗi kiếp hay thân luôn có mối quan hệ
chặt chẽ với kiếp hay thân trƣớc đó và sau đó.
Kiếp trƣớc có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến số phận của kiếp hiện tại,
kiếp hiện tại cũng có ảnh hƣởng mạnh mẽ đến số phận của kiếp sau, cứ thế
kéo dài mãi mãi. Kinh Địa Tạng viết: "Cứ các nghiệp ác của chúng sinh ấy
đã làm ra, tính phần cảm quá đọa đƣờng ác"[26;111]. Tính quy luật của
kiếp trƣớc khiến cho mọi cố gắng làm thay đổi số phận của kiếp hiện tại trở
nên rất khó khăn. Nhà Phật có xu hƣớng khuyên con ngƣời đừng quá đau
khổ với số phận đang có của mình, sống “thiểu dục tri túc” và tốt nhất hãy
làm điều lành, tu nhân tích đức. Nếu suy đến cùng thì quan niệm này còn
có những hạn chế nhất định vì nếu quan niệm này phát triển đến mạnh sẽ
làm tê liệt ý chí tiến thủ của con ngƣời trong khi chí tiến thủ lại chính là
chỗ phân biệt quan trọng nhất giữa loài ngƣời với vạn vật. Tuy nhiên, xét
về khía cạnh tu nhân tích đức (cho dẫu là vì kiếp hiện tại hay vì kiếp sau)
thì đều là điều tốt đẹp vì đây cũng chính là khía cạnh phân biệt quan trọng
giữa vạn vật với loài ngƣời. Hơn nữa, quan niệm về phận cũng không hề là
của riêng Phật giáo mà còn là của Nho giáo, của nhiều hệ tƣ tƣởng và tín
ngƣỡng khác. Xã hội rộng lớn tiếp nhận quan niệm này, trƣớc hết không phải
21
là ở những giá trị lí luận uyên thâm của nó mà là ở ý nghĩa đạo đức tốt đẹp
đáng trân trọng: Hãy cố sống tốt để còn mong để phúc đức cho con cháu.
Nói tới kiếp ngƣời cũng có nghĩa là nói tới sự sinh ra và mất đi của
mỗi con ngƣời. Phật giáo cho rằng, sự sinh ra của một kiếp ngƣời thực chất
chỉ là sự tiếp nối của vô lƣợng lần sinh ra trƣớc đó, cũng là bƣớc chuẩn bị
cho vô lƣợng lần sinh ra sau này. Sự sống mỗi kiếp thực ra chỉ là ngắn
ngủi, vô ngã, vô thƣờng, vì thế chẳng nên tham lam. Chết không phải là hết
mà là sự chuyển hóa từ một kiếp này sang một kiếp khác.
Tuy đã trải qua bao thăng trầm biến động của lịch sử, Phật Giáo dù
đã đƣợc phát triển thành nhiều hệ thống tƣ tƣởng và học thuyết nhƣng
không ngoài cứu cánh là ý tƣởng đạo đức hƣớng con ngƣời tới cuộc sống
nhân văn, nhân đạo, khai thị cho con ngƣời nhận thức đƣợc “Bản thể đồng
nhất của sự sống” qua đức tính bình đẳng từ bi và trí tuệ của đức Phật.
Những tƣ tƣởng đạo đức nhân sinh của Phật giáo vẫn mãi là ánh sáng, là
tiếng nói của tình thƣơng và độ lƣợng. Vì một nền đạo đức nhân bản, Phật
giáo đã khéo léo dùng mọi phƣơng tiện để có thể tùy nghi thích ứng với
từng nền văn hóa khác nhau trong từng dân tộc qua mọi xứ sở, mọi thời
đại. Do vậy, mà ngọn đèn chính pháp đƣợc mãi thắp sáng và lƣu truyền
trong nhân loại, Phật đã răn dạy các đệ tử của Ngài: “Này các Tỷ khiêu,
hãy lên đƣờng thuyết pháp vì hạnh phúc, vì an lạc cho chúng sinh, vì lòng
thƣơng tƣởng cho đời, vì hạnh phúc, vì an lạc cho chƣ thiên và loài
ngƣời”. Điều đó dƣờng nhƣ khuyên chúng ta hãy biết sống cho tốt, phù hợp
với đạo lý của dân tộc Việt Nam.
Đạo Phật với những tƣ tƣởng mang đậm sắc thái của từ bi, trí tuệ đã
giúp cho nhân loại sống an lạc, hòa bình và hạnh phúc. Trên tiến trình đó,
ngọn gió từ bi đã mang tinh thần hòa hợp, nhẫn nại, bình đẳng, vị tha,…
thổi vào đời sống văn hóa sinh hoạt, phong tục, tập quán của Việt Nam nói
riêng và của mỗi quốc gia, dân tộc trên thế giới nói chung.