Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài tiểu luận PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT LƯỚI SÀI GÒN (SFN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.36 KB, 17 trang )

ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
  
BÀI TI ỂU LUẬN
PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH
CÔNG TY CỔ PHẦN DỆT LƯỚI SÀI GÒN (SFN)
Giảng viên:
1
MỤC LỤC
Tóm lượt của báo cáo 2
A. Mở đầu 3
I. Phương pháp nghiên cứu 3

II. Giới thiệu công ty 3
B. Phân tích vĩ mô 5
I. Tình hình kinh tế chung 5

II. Các nhân tố ảnh hưởng 6
C. Phân tích ngành 7
I. Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại

II. Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng
III. Nguy cơ của hàng hóa thay thế
IV. Khả năng mặc cả của người mua
V. Khả năng mặc cả của nhà cung cấp
D. Phân tích rủi ro
E. Phân tích tài chính
I. Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty

II. Phân tích các chỉ số
1. Hệ số về khả năng thanh toán


2. Hệ số phản ánh cơ cấu tài chính
3. Hệ số về hiệu suất hoạt đông
4. Hệ số sinh lời
5. Nhóm hệ số đo lường giá trị thị trường
III. Phân tích luồng tiền
F. Kết luận
2
Danh sách tham khảo
TÓM LƯỢT CỦA BÁO CÁO
3
A. MỞ ĐẦU
I. Phương pháp nghiên cứu
 Mục đích: Phân tích tài chính Công ty cổ phần Dệt lưới Sài Gòn (SFN).
 Phạm vi: Nghiên cứu và phân tích SFN trong phạm vi 2 năm (2009-2011).
 Phương pháp: Sử dụng phương pháp so sánh ngành, so sánh qua các năm, phân tích vĩ
mô, phân tích tài chính, mô hình Porter 5’s forces.
 Giới hạn: Chỉ phân tích một số chỉ tiêu quan trọng, sử dụng số liệu sẵn có trên mạng.
 Các giả định (nếu có): Giả định các số liệu trên mạng là đáng tin cậy.
II. Giới thiệu về công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty Cổ phần Dệt Lưới Sài Gòn tiền thân là Trúc Giang Kỹ Nghệ Công ty được
thành lập năm 1968.
Với quy trình công nghệ và máy móc thiết bị nhập từ Nhật Bản, Kỹ Nghệ Trúc Giang
Công Ty là một trong các Công ty dệt lưới đánh cá lớn và có uy tín ở miền Nam Việt
Nam.
Tháng 01 năm 1978 Công ty đổi tên thành Xí Nghiệp Quốc Doanh Dệt Lưới Bao Bì.
Tháng 04 năm 2000 Xí nghiệp được cổ phần hóa và đổi tên thành Công ty Cổ Phần
Dệt Lưới Sài Gòn.
Sản phẩm của Công ty Cổ Phần Dệt lưới Sài Gòn đã hiện diện và được sự tín nhiệm
sử dụng của khách hàng tại thị trường Việt Nam trong hơn 30 năm qua, đã được xuất

khẩu sang nhiều nước ở Châu Á, Châu Âu …
Ngày 29/11/2009, cổ phiếu của công ty chính thức niêm yết tại Sở GDCK Tp HCM
căn cứ Quyết định số 89 ngày 29/11/2006 của sở GDCK Tp HCM.
2. Giới thiệu về Công ty
4
• Tên đầy đủ: Công ty Cổ Phần Dệt Lưới Sài Gòn
• Tên tiếng Anh: Saigon Fishing Net Joint Stock Company
• Tên viết tắt: SFN
• Logo:

• Trụ sở: 89 Nguyễn Khoái, Quận 4, Tp. Hồ Chí Minh
• Điện thoại: (84-8) 940 0534 – 826 2228 – 940 0945
• Fax: (84-8) 940 1580
• Email:
• Website:
3. Ngành nghề kinh doanh
• Sản xuất và nhận gia công các loại chỉ cước, các loại lưới phục vụ đánh bắt thủy
sản, nông nghiệp, thể thao, nuôi rong, bảo hộ lao động, dùng trong xây dựng,
trong các ngành chăn nuôi, trồng trọt đối với các khách hàng trong nước và xuất
khẩu;
• Nhập khẩu các loại máy móc, thiết bị, vật tư, nguyên liệu cho nhu cầu sản xuất
và kinh doanh;
• Kinh doanh các loại hạt nhựa, ngư cụ vật tư thủy sản, hàng may mặc, hàng mây
tre lá;
• Thiết kế, chế tạo máy móc, thiết bị, phụ tùng sản xuất lưới phục vụ các ngành
thủy sản, nông nghiệp, xây dựng, thể dục thể thao và bảo hộ lao động;
• Sản xuất, gia công, mua bán lưới trang trí, lưới cứu hộ, lưới ngụy trang, bao bì
lưới.
5
Ngoài ra, nếu khách hàng có nhu cầu sản xuất thử những mặt hàng lưới chuyên dùng cho

ngành nghề mang tính đặc thù, Công ty cũng nhận gia công theo yêu cầu.
B. PHÂN TÍCH VĨ MÔ
I. Tình hình kinh tế chung
Cùng với những thăng trầm của nền kinh tế thế giới, kinh tế Việt Nam đã đi qua
năm 2011 trong bối cảnh áp lực lạm phát tăng cao, hoạt động sản xuất kinh doanh của
các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ gặp nhiều bất lợi từ mặt bằng lãi
suất ở mức cao trong khi Chính phủ thực hiện khá nhất quán chính sách thắt chặt tiền tệ
và tài khóa theo tinh thần của Nghị quyết số 11/NQ-CP. Tốc độ tăng trưởng GDP cả năm
đạt 5,89% trong đó tốc độ GDP quý I đạt 5,57%, quý II 5,68%, quý III tăng lên 6,07% và
quý IV là 6,2%. Mức tăng này thấp hơn so với mức tăng 6,78% của năm 2010 và thấp
hơn nhiệm vụ kế hoạch (6%) nhưng trong bối cảnh diễn biến phức tạp của nền kinh tế thế
giới và trong nước, tốc độ tăng trưởng này vẫn cao hơn một số nước trong khu vực như
Thái Lan, Malaysia. Trong 5,89% tăng chung của nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản đóng góp 0,66% với mức tăng chung là 4%, khu vực công nghiệp và xây
dựng đóng góp 2,32% với mức tăng 5,53% và khu vực dịch vụ đóng góp 2,91% với mức
tăng 6,99%.
Điểm đáng lưu ý là khu vực công nghiệp và xây dựng đã có bước tăng trưởng
chậm lại so với năm 2010. Hoạt động sản xuất công nghiệp năm 2011 không còn giữ là
vai trò đầu tàu của tăng trưởng kinh tế khi chỉ tăng 6,8% so với năm trước.
Trên lĩnh vực dịch vụ, sức tiêu dùng trong nước trong quý IV/2011 tăng hơn so
với 3 quý đầu do mức lạm phát giảm dần so với những tháng trước đó. Tổng mức bán lẻ
hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 12 tháng năm 2011 tăng 24,2% so với năm
trước. Tuy nhiên khi loại trừ yếu tố tăng giá, tổng mức bán lẻ chỉ tăng 4,7%, băng 1/3 tốc
độ tăng của năm 2010. Trong khi đó tỷ trọng của các lĩnh vực kinh doanh trong tổng mức
bán lẻ khá ổn định so với năm trước, cụ thể kinh doanh thương nghiệp vẫn chiếm tới
78,8% tổng mức bán lẻ, khách sạn nhà hàng chiếm 11,3% và du lịch chiếm 0,9%.
6
II. Các nhân tố ảnh hưởng
1. Chính sách tiền tệ
Trước áp lực lạm phát tăng cao, ngay từ đấu năm, Chính phủ đã ra Nghị quyết

11/CP-NQ về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ
mô, bảo đảm an sinh xã hội. Trong đó, giải pháp về chính sách tiền tệ chạt chẽ, thận trọng
là những giải pháp cơ bản. Theo đó chính sách tiền tệ thắt chặt đã được thực hiện khá
nhất quán trong suốt cả năm 2011.
2. Lạm phát
Trong năm 2011, lạm phát trung bình 12 tháng tăng 18,58% so với giai đoạn
tương ứng cuả năm 2010 và 18,13% so với tháng 12/2010. Mức lạm phát tăng cao trong
4 tháng đầu năm lên tới mức 3,32% trong tháng 4 do sức ép của tỷ giá, giá cả hàng hóa
năng lượng và cung tiền. Từ tháng 5 trơ đi, nhờ những nổ lực ổn địnhhóa quyết liệt của
Chính phủ, CPI đã liên tục giảm tốc xuống dưới 1% kể từ tháng 8/2011. Trong 11 nhóm
hàng hóa. Chỉ có duy nhất nhóm bưu chính viễn thông có tốc độ giá âm khoảng 4% so
với năm 2010, còn tất cả các mặt hàng còn lại đều có tốc độ tăng khá cao, nhất là nhóm
hàng ăn và dịch vụ ăn uống (trong đó chủ yếu là lương thực thực phẩm) và giáo dục.Tuy
nhiên, lớn hơn cả yếu tố giá hàng hóa, chính sách tiền tệ nới lỏng trong suốt vài năm gần
đây lại được coi là yếu tố chính tác động đến mức lạm phát năm 2011 khi mà lạm phát cơ
bản trừ lương thực thực phẩm tăng 15,1% và nếu trừ cả năng lượng tăng 14%.
3. Tỷ giá
Tỷ giá USD/VND năm 2011 đã có nhiều biến động trong những tháng đầu năm và
sau đó được duy trì khá ổn định trong suốt năm với mức điều chỉnh tăng giảm trong biêm
độ cho phép +/-1%. Từ những tháng cuối năm 2010 tỷ giá USD/VND trên thị trường tự
do tăng mạnh và vượt xa khỏi tỷ giá chính thức khoảng 10% và dao dộng xung quanh
mức 21.000-21.500VND/USD. Trong sức ép giảm giá của VND, ngay sau Tết âm lịch
7
vào ngày 11/2/2011, NHNN đã ra thông báo tăng tỷ giá USD/VND và thu hẹp biên độ
giao dịch từ +/-3% xuông +/-1%. Đây là lần tăng tỷ giá mạnh nhất từ năm 2008 với mức
giá lên tới 9,3%. Sau khi điều chỉnh cho đến gần hết quý II, tỷ giá liên ngân hàng luôn
được duy trì ở mức cao và có lúc lên tới 20.733 VND/USD, còn trong quý III và giữa quý
IV, tỷ giá được niêm yết chủ yếu ở dưới mức 20.300 VND/USD. Tuy nhiên, từ giữa
tháng 10 đến kết thúc năm 2011, tỷ giá đã gần tăng lên trên mức 20.700 VND/USD và
chốt năm ở mức 20.828 VND/USD. Tính chung lại, đồng nội tệ đã giảm giá 0,65% kể từ

lần điều chỉnh tỷ giá tháng 2/2011 và giảm 10% so với đồng USD vào thời điểm đầu
năm. Hơn nữa khoảng cách giữa tỷ giá trong hệ thống ngân hàng và trên thị trường tự do
không còn chênh lệch nhiều, đặc biệt với động thái quản lý mạnh tay của NHNN đối với
thị trường ngoại hối tự do và chính thức để điều hướng đồng nội tệ trong nước
4. Lãi suất
Về lãi suất điều hành, lãi suất cơ bản tuy vẫn giữ nguyên ở mức 9% trong cả năm
nhưng lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn đều đã được điều chỉnh tăng nhằm làm
tăng chi phí vốn của các ngân hàng khi đi vay từ NHNN, từ đó hạn chế việc các nhân
hàng thương mại ỷ lại vào NHNN và khiến các ngân hàng này cẩn trọng hơn trong việc
cho vay tín dụng. Cụ thể lãi suất tái chiết khấu đã được điều chỉnh tăng từ 7% lên mức
12% trong quý I và lên mức 13% cho quý II và IV. Còn lãi suất tái cấp vốn được điều
chỉnh tăng từ mức 9% trong tháng 1 lên tới 15% từ quý IV.
Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế, theo báo cáo của NHNN trong suốt năm
2011 khá ổn định.
C. PHÂN TÍCH NGÀNH (2 trang)
I. Mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp hiện tại
II. Nguy cơ của các đối thủ tiềm năng
III. Nguy cơ của hàng hóa thay thế
8
IV. Khả năng mặc cả của người mua
V. Khả năng mặc cả của nhà cung cấp
D. PHÂN TÍCH RỦI RO
I. Rủi ro về kinh tế
Những năm qua, kim ngạch xuất khẩu thủy hải sản tăng lên không ngừng. Trong
đó, phần lớn kim ngạch được đóng góp từ sản lượng đánh bắt tự nhiên trên vùng biển
Việt Nam. Sự phát triển xuất khẩu thủy sản đã góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy ngành
sản xuất phương tiện đánh bắt nói chung và ngành dệt lưới đánh cá nói riêng.
Mặt khác, thời tiết, mùa vụ đánh bắt, nguồn thủy hải sản dồi dào, bệnh dịch trong
chăn nuôi gia cầm, gia súc, nhu cầu tiêu thụ thủy hải sản trong thị trường nội địa tăng…
cũng góp phần thúc đẩy ngành dệt lưới phát triển.

Ngược lại, kinh tế trong nước gặp khó khăn, tình hình địa lý chính trị thế giới biến
động, giá dầu thô không ổn định, giá xăng dầu tăng cao, thời tiết không thuận lợi, mùa vụ
thất thường,… đều tác động và ảnh hưởng không nhỏ đến sự hoạt động và phát triển của
ngành sản xuất lưới đánh cá.
Thị trường xuất khẩu của Công ty chủ yếu là các nước Châu Âu, Châu Á nên tình
hình bất ổn chính trị trên thế giới khiến giá vàng, giá dầu thế giới biến động sẽ ảnh hưởng
đáng kể tới hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
II. Rủi ro về thị trường
Do bờ biển Việt Nam trải dài suốt từ Bắc chí Nam, ngư trường phong phú và đa
dạng, nên rủi ro về thị trường nội địa không nhỏ. Việc năng động chuyển đổi cơ cấu sản
phẩm, đa dạng hóa sản phẩm góp phần làm giảm rủi ro về thị trường.
Nhiều hành vi cạnh tranh không lành mạnh về chất lượng cũng như giá cả trên thị
trường làm ảnh hưởng đến sản lượng tiêu thụ và nhãn hiệu của Công ty.
9
Bên cạnh thị trường nội địa, Công ty luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng
sản phẩm vừa thay thế hàng nhập khẩu vừa hướng đến mở rộng thị trường xuất khẩu. Do
vậy, việc duy trì, ổn định và phát triển thị trường xuất khẩu là một khó khăn tiềm ẩn.
Trong trường hợp thị trường xuất khẩu gặp khó khăn thì chỗ lấp cho thị trường này
vẫn là thị trường nội địa. Đây là sự linh hoạt bổ sung cho nhau giữa thị trường nội địa và
thị trường xuất khẩu mà trong mấy năm qua Công ty đã làm được.
III. Rủi ro về tỷ giá
Nguồn nguyên liệu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 100% phải
nhập khẩu do ngành công nghiệp trong nước chưa sản xuất được. Lượng ngoại tệ dùng để
nhập nguyên liệu khá lớn, nên biến động tỷ giá ngoại tệ sẽ ảnh hưởng đáng kể đến hoạt
động sản xuất kinh doanh của Công ty.
IV. Rủi ro khác
Các rủi ro bất khả kháng khác như thiên tai, hỏa hoạn,… tuy ít có khả năng xảy ra
nhưng là những rủi ro không thể tránh khỏi, nếu xảy ra sẽ làm thiệt hại đến tài sản, nhân
lực và tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của toàn Công ty.
E. PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (7 TRANG)

I. Phân tích chiến lược kinh doanh của công ty
Trong những năm qua mặc dầu giá nguyên liệu biến động tăng liên tục cộng với
sự cạnh tranh gay gắt của thị trường trong và ngoài nước, nhưng nhờ công ty áp dụng
chính sách giá bình ổn thị trường, không tăng đột ngột, chất lượng không đổi, tạo niềm
tin cho ngư dân, nên công ty cổ phần Dệt Lưới Sài Gòn vẫn đứng vị trí hàng đầu về sản
lượng tiêu thụ, chất lượng sản phẩm và hàng hoá đa dạng. Hàng năm tỷ lệ xuất khẩu lưới
đánh bắt cá sang thị trường Châu Âu đều đạt từ 15 phần trăm đến 20 phần trăm trở lên.
Với chiến lược phát triển của công ty là đa dạng hoá sản phẩm, phục vụ đa ngành
đã và đang phát huy tác dụng, đồng thời phù hợp với chiến lược phát triển của ngành
10
thủy sản Việt Nam. Thị trường xuất khẩu Châu Á, Châu Âu, là thị trường công ty đang
phát triển của ngành thuỷ sản Việt Nam. Công ty đã chủ động lập kế hoạch về nguồn
nguyên liệu sử dụng trong năm để ký hợp đồng dài hạn với các nhà cung cấp.
II. Phân tích các nhóm chỉ số (5 trang)
1. Hệ số về khả năng thanh toán

a. Hệ số khả năng thanh toán hiện thời
Nhìn chung cả 2 năm đều đảm bảo khá an toàn cho nhu cầu thanh toán ngắn hạn
của SFN. Tuy nhiên khả năng thanh toán ngắn hạn năm 2011 giảm 1.1 lần so với năm
2010 là do tốc độ tăng TSNH chậm hơn tốc độ tăng NNH.
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
1. Tài sản ngắn hạn đ 41,429,694,250 39,086,465,940
2. Tiền và tương đương tiền đ 2,550,343,983 8,632,540,745
3. Nợ ngắn hạn đ
23,731,789,31
9 13,732,482,261
4. Hàng tồn kho đ 31,237,354,486 15,212,965,592
5. Chi phí lãi vay đ 1,797,858,672 1,221,811,016
6. Lợi nhuận trước thuế đ 7,599,600,396 7,045,885,817
7. Hệ số khả năng thanh

toán hiện thời (1)/(3) lần 1.75 2.85
8. Hệ số khả năng thanh
toán nhanh (1- 4)/(3) lần 0.43 1.74
9. Hệ số khả năng thanh
toán lãi vay (6+7)/(6) lần 5.23 6.77
11
Xu hướng giảm khả năng thanh toán hiện hành của năm 2011 so với năm 2010
trên cơ sở vẫn đảm bảo mức thanh toán ngắn hạn không phải là một dấu hiệu xấu, nó phù
hợp với nhu cầu và chiến lược phát triển dài hạn của công ty.
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh
Khả năng thanh toán nhanh năm 2011 giảm 1.31 lần so với năm 2010 điều này
chứng tỏ doanh nghiệp không có đủ khả năng thanh toán ngay các khoản công nợ đến
hạn và quá hạn. Nguyên nhân là do tỷ trọng HTK năm 2011 chiếm khoảng ¾ trong tổng
TSNH. Trong tương lai, doanh nghiệp nên đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ hàng tồn, và tăng
cường các biện pháp giảm bớt nợ phải trả ngắn hạn để làm đẹp chỉ tiêu về khả năng thanh
toán nhanh.
c . Hệ số khả năng thanh toán lãi vay
Năm 2011 giảm 1.54 lần chứng tỏ khả năng sinh lợi của vốn là không cao một
phần là do công ty sử dụng quá nhiều nợ. Tuy giảm nhưng hệ số này của công ty vẫn tốt,
nó phản ánh độ an toàn và khả năng thanh toán lãi tiền vay của doanh nghiệp
2. Hệ số phản ánh cơ cấu tài chính
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
1. Tổng nguồn vốn đ 71,076,339,458 61,525,462,572
2. Nợ phải trả đ 26,261,998,397 16,681,205,204
3. Vốn chủ sở hữu đ 44,814,341,061 44,844,257,368
4. Hệ số nợ (2)/(1) lần 0.37 0.27
5. Hệ số VCSH (3)/(1) lần 0.63 0.73
a. Hệ số nợ
Năm 2011, hệ số Nợ tăng lên 0.37 lần tức là đã tăng 0.1 lần so với năm 2010. Hệ số
nợ hay còn gọi là hệ số đòn bẩy tài chính, là hệ số đo lường mức độ sử dụng nợ để tài trợ

cho hoạt động kinh doanh của công ty bằng vốn vay. Các nhà cung cấp tín dụng căn cứ
vào hệ số đòn bẩy tài chính để ấn định mức lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, vì
doanh nghiệp có nhiều nợ vay nên rủi ro về mặt tài chính cao và lãi suất đi vay của doanh
nghiệp cũng sẽ cao.
Đối với doanh nghiệp, hệ số đòn bẩy tài chính sẽ giúp nhà quản trị tài chính lựa chọn
cấu trúc vốn hợp lý nhất cho doanh nghiệp của mình. Còn đối với các nhà đầu tư thì đây
12
lại là nhân tố quyết định có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Hệ số nợ cao cũng
là 1 thách thức lớn đối với doanh nghiệp trong năm 2011.
b. Hệ số vốn chủ sở hữu
3. Hệ số về hiệu suất hoạt động
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
1. GVHB đ 160,167,703,220 126,801,217,474
2. HTK bq đ 23,225,160,039 15,253,303,935
3. Khoản phải thu bình
quân đ 7,725,314,744 12,475,252,438
4. Doanh thu thuần đ
180,078,987,81
8 142,474,126,777
5. Vốn lưu động bình quân đ 40,258,080,095 35,834,785,865
6.Vốn kinh doanh bình quân đ 66,300,901,015 59,522,139,087
7. Vòng quay HTK (1)/(2) vòng 6.90 8.31
8. Số ngày 1 vòng quay
HTK (360/(7)) ngày 52.20 43.31
9. Vòng quay các khoản
phải thu (4)/(3) vòng 23.31 11.42
10. Kỳ thu tiền trung bình
(360/(9)) ngày 15.44 31.52
11. Vòng quay vốn lưu
động (4)/(5) vòng 4.47 3.98

12. Vòng quay toàn bộ vốn
(4)/(6) vòng 2.72 2.39
a. Vòng quay của HTK
Năm 2011 giảm 1.42 vòng so với năm 2010 chủ yếu là do HTK và GVHB tăng,
nhưng tốc độ tăng GVHB chậm hơn tốc độ tăng HTK, chứng tỏ vốn đầu tư vào hàng tồn
kho có sự trì trệ, hiệu quả sử dụng vốn chưa cao làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi
nhuận của công ty.
b. Số ngày 1 vòng quay HTK
Từ bảng phân tích trên ta có thể thấy rằng, kì dự trữ HTK qua 2 năm tăng lên 9 ngày,
đó là điều chưa tốt của công ty, điều đó chứng tỏ HTK vận động chưa suôn sẻ, làm ảnh
hưởng đến yếu tố khác của công ty. Nguyên nhân tăng chỉ tiêu này do Số vòng quay của
HTK, là yếu tố tác động ban đầu, làm ảnh hưởng đến doanh thu và lợi nhuận của công ty,
do chưa quản lí tốt vốn đầu tư trong HTK, gây nên sự lãng phí, ảnh hưởng đến tình hình
chung của công ty.
c. Vòng quay các khoản phải thu
13
Năm 2011 tăng gần 12 vòng so với năm 2010 chứng tỏ doanh nghiệp đã có chính
sách quản lý tốt hơn các khoản phải thu, nên đã giúp doanh nghiệp thu hồi tiền hàng kịp
thời, ít bị chiếm dụng vốn.
d. Kỳ thu tiền trung bình
Năm 2011 giảm 16 ngày so với năm 2010 chứng tỏ tốc độ thu hồi tiền hàng càng
nhanh, doanh nghiệp ít bị chiếm dụng vốn.
e. Vòng quay vốn lưu động
Chỉ tiêu này khá cao, chứng tỏ trong kì công ty sử dụng khá tốt TSNH và công ty đã
đầu tư khá nhiều vào mục TS này. Năm 2011 tăng 0.5 vòng so với năm 2010 chứng tỏ
hiệu quả sử dụng TSNH tốt hơn và góp phần nâng cao lợi nhuận.
f. Vòng quay toàn bộ vốn
Từ bảng phân tích ta thấy được hiệu quả sử dụng TS của công ty là tốt. Chỉ tiêu này
khá cao và ta có thể thấy được sự vận động tốt của TS, đó là nhân tố góp phần nâng cao
lợi nhuận của công ty và cần thiết phải phát huy những ưu điểm này để giúp đạt được

những mục tiêu của công ty.
Năm 2011 tăng 0.32 vòng so với năm 2010 chứng tỏ các tài sản vận động nhanh hơn
kì trước, doanh nghiệp biết tận dụng lợi thế của mình để góp phần tăng doanh thu và là
điều kiện nâng cao lợi nhuận cho doanh nghiệp.
4. Hệ số sinh lời
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
1. Tổng tài sản bình quân đ 66,300,901,015 59,522,139,087
2. VCSH bình quân đ 44,829,299,215 45,636,556,722
3. Doanh thu thuần đ
180,078,987,81
8 142,474,126,777
4. Lợi nhuận sau thuế đ 6,271,070,327 5,288,523,876
5. Lợi nhuận trước thuế đ 7,599,600,396 7,045,885,817
6. Tỷ suất LNTT/DTT (5)/(3) % 4.22 4.95
7. Tỷ suất LNST/DTT (4)/(3) % 3.48 3.71
8. Tỷ suất LNTT và lãi vay/Tài
sản (ROA) (4)/(1) % 9.46 8.88
9. Tỷ suất LNST/VCSH (ROE) (4)/
(2) % 13.99 11.59
a. Tỷ suất LNTT/Doanh thu thuần và Tỷ suất LNST/Doanh thu thuần
14
Chỉ tiêu này càng cao thì công ty càng được đánh giá làm ăn có hiệu quả, tuy
nhiên qua số liệu phân tích ta thấy rằng qua 2 kì phân tích chỉ tiêu này giảm, điều này là
không tốt, mặc dù LN qua 2 năm có tăng nhưng vẫn chưa có hiệu quả.
b. Tỷ suất sinh lời của tài sản ROA
Qua phân tích số liệu ta có thể thấy rằng chỉ tiêu ROA của công ty qua 2 năm tăng
0.57 đồng. Chứng tỏ doanh nghiệp đã quản lý và sử dụng tài sản có hiệu quả trong việc
tạo ra doanh thu và lợi nhuận.
c. Khả năng sinh lời của Vốn chủ sở hữuROE
Đây là chỉ tiêu khá quan trọng vì nó phản ánh tình hình đầu tư của công ty, liệu tình

hình đầu tư của công ty có đúng hướng, nguồn vốn bỏ ra liệu đã đem lại hiệu quả tối ưu
cho công ty hay chưa. Qua 2 năm phân tích thì Suất sinh lời của VCSHbq đã tăng lên
2.4% , đây là biểu hiện tích cực của công ty, điều đó chứng tỏ công ty đã sử dụng đồng
vốn của mình có hiệu quả, đó là điều đáng khen và cần tiếp tục phát huy.
5. Nhóm hệ số đo lường giá trị thị trường
Chỉ tiêu ĐVT Năm 2011 Năm 2010 Năm 2009
1. Lợi nhuận sau thuế đồng 6,271,070,327 5,288,523,876
2. Số lượng phiếu thường
đang lưu hành
cổ
phiếu 2,864,150 2,941,250 3,000,000
3. Giá trị thị trường của 1 cổ
phiếu đồng 7,700 11,600
4. Giá tri sổ sách của 1 cổ phiếu đồng 15,647 15,247
5. Cổ tức ưu đãi đồng 0 0
6. EPS (1- 5)/(2) đồng 2189.50 1798.05
7. P/E (3)/(8) lần 3.52 6.45
8. M/B (3)/(4) lần 0.49 0.76
a. Thu nhập trên mỗi cổ phiếu (EPS)
Các nhà đầu tư mua cổ phiếu đều mong muốn sẽ thu được lợi nhuận trong tương
lai từ vốn đầu tư vào các cổ phiếu đó. Do đó chỉ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu sẽ cung
cấp thông tin về thu nhập định kỳ của mỗi cổ phần thường. Nó phản ánh khả năng tạo ra
lợi nhuận ròng trên một cổ phần mà cổ đông đóng góp vốn.
EPS năm 2011 tăng 391 đồng so với năm 2010. EPS là 1 chỉ tiêu tạo sức hấp dẫn
cho cổ phiếu của công ty,giá cổ phiếu của SFN trên thị trường cũng đang khá thu hút nhà
đầu tư.
15
b. Chỉ số giá trên thu nhập của cổ phiếu (P/E)
Hệ số này cho nhà đầu tư biết họ phải trả giá bao nhiêu cho mỗi đồng thu nhập của
một cổ phiếu. Và bằng cách nghịch đảo của tỷ số P/E (lấy 1 chia cho P/E), nhà đầu tư có

thể xác định được tỷ suất lợi nhuận tương đối trên khoản đầu tư của họ.
P/E của công ty năm 2011 thấp hơn so với 2010 do thị giá cổ phiếu năm 2011 giảm
khá mạnh.
=> Tóm lại, EPS và P/E là 2 chỉ số mà nhà đầu tư quan tâm nhất khi đánh giá 1 cổ phiếu
trên thị trường. Nó cho thấy tình trạng cổ phiếu SFN trên thị trường, nhà đầu tư có thể
cân nhắc việc đầu tư vào cổ phiếu này trong tương lai.
c. Giá trị thị trường/ giá trị sổ sách M/B
So với giá trị sổ sách của 1 cổ phiếu SFN thì thị giá bán ra trên thị trường của nó
vào khoảng 76% năm 2010 và 49%năm 2011. Trong tương lai, với những nổ lực và kế
hoạch dài hạn mới, hi vọng giá cổ phiếu của công ty sẽ được cải thiện.
III. Phân tích luồng tiền
F. KẾT LUẬN
Công ty Cổ phần Dệt Lưới Sài Gòn là một là một trong những công ty dệt lưới đánh
cá lớn và uy tín nhất ở miền Nam Việt Nam. Công ty đã không ngừng nỗ lực nâng cao
năng lực sản xuất, mở rộng thị phần, gia tăng giá trị doanh nghiệp, ngày càng chứng tỏ
được khả năng của mình trong cạnh tranh trên đường hội nhập và góp phần vào việc thực
hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Qua việc phân tích hệ thống BCTC của công ty ta thấy đươc thực trạng, điểm mạnh,
điểm yếu về mặt tài chính của công ty và một phần nào đó về tình hình hoạt động kinh
doanh của công ty Cổ phần Dệt Lưới Sài Gòn.
Giai đoạn 2010-2011, với nhiều biến động về kinh tế, chính trị toàn thế giới đã ảnh
hưởng lớn đến các quốc gia trong đó có Việt Nam. Điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ
tới hoạt động sản xuất và kinh doanh của công ty. Với những nổ lực khắc phục khó khăn
của Ban lãnh đạo công ty, tình hình tài chính của SFN năm 2011 khá ổn định, cơ bản là
16
các chỉ tiêu về khả năng sinh lời khá khả quan tuy nhiên nhiều chỉ tiêu của công ty có sự
giảm sút nhẹ so với năm 2010. Nếu tình hình này kéo dài, doanh nghiệp không có những
biện pháp tích cực để cải thiện thì sẽ ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của công ty.
Vì vậy trong tương lai, công ty cần phải đưa ra nhiều giải pháp mở rộng quy mô, đẩy
mạnh các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tăng trưởng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả

kinh doanh và thu hút các nhà đầu tư….
Tài liệu tham khảo
Báo cáo tài chính năm 2010 và năm 2011 của CTCP Dệt lưới Sài Gòn
/>17

×