Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

Bài giảng Đánh giá kinh tế y tế - Nguyễn Quỳnh Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.01 KB, 49 trang )

ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ
NGUYỄN QUỲNH ANH
BM KINH TẾ Y TẾ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng
Vũ X. P., (2007) Giáo trình Kinh tế y tế, Đại học Y tế
công cộng (tài liệu bắt buộc)
Phạm Trí Dũng, Nguyễn Thanh Hương (2002). Những
vấn đề cơ bản của Kinh tế y tế
M. Drummond, M. Sculpher (2005) Methods for the
Economic Evaluation of Health Care programmes, 3
rd
edition.
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Mô tả khái niệm, đặc điểm của từng
phương pháp đánh giá kinh tế y tế cũng
như các bước thực hiện.
Áp dụng phương pháp đánh giá kinh tế y
tế phù hợp cho trường hợp cụ thể.
HIỆU LỰC ~ HIỆU QUẢ
HIỆU QUẢ vs. HIỆU LỰC
Hiệu lực: Đạt được kết quả/mục tiêu đã
đặt ra
Hiệu quả: Đạt được kết quả/mục tiêu với
nguồn lực ít nhất có thể.
Hiệu quả phụ thuộc nhiều vào mục tiêu
đặt ra.
MỤC TIÊU HỆ THỐNG Y TẾ
Mục tiêu chủ yếu của hệ thống y tế chính là
nâng cao/cải thiện sức khoẻ cho cộng đồng
Hạn chế tỷ lệ chết sớm


Nâng cao chất lượng cuộc sống
Công bằng trong chăm sóc sức khoẻ
Hiệu quả trong y tế:
Làm thế nào chúng ta có thể
sử dụng nguồn quỹ y tế một cách tốt nhất để đạt
được những mục tiêu trên?
VÍ DỤ
Nguồn quỹ hiện có: 300 triệu đồng
Phương án 1: Thực hiện chương trình can thiệp
nhằm giảm tỷ lệ mắc bệnh phụ khoa ở phụ nữ trong
độ tuổi 15 – 49.
Phương án 2: Thực hiện chương trình can thiệp
nhằm nâng cao tỷ lệ phát hiện sớm ung thư trong
cộng đồng.
Phương án 3: Hỗ trợ cho chương trình phẫu thuật
“Trái tim cho em”.
BẰNG CHỨNG CHO
CHÍNH SÁCH Y TẾ
Quy mô và phân bổ của vấn đề sức khoẻ:
nghiên cứu gánh nặng bệnh tật (BoD -
burden of disease)
Chi phí và tác động của can thiệp y tế:
Nghiên cứu chi phí bệnh tật
(CoI – Cost of
Illness) và nghiên cứu chi phí – hiệu quả
(CEA – cost effectiveness analysis)
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ
“Phân tích mang tính so sánh giữa các kế
hoạch/chương trình/phương hướng hành
động khác nhau về cả chi phí và kết quả

nhằm hỗ trợ cho các quyết định chính sách
(M. Drummond, 2005)”.
ĐÁNH GIÁ KINH TẾ Y TẾ
Sử dụng các phương pháp và công cụ của kinh
tế, ĐGKTYT là một cuộc điều tra có hệ thống
về cấu trúc, các hoạt động, chi phí và kết quả
của các chương trình/can thiệp y tế.
Chọn lựa
Chương trình/
Dự án A
Chương trình/
Dự án để so
sánh B
Chi phí A
Chi phí B
Kết quả A
Kết quả B
TẠI SAO CẦN ĐÁNH GIÁ KTYT?
Nguồn lực khan hiếm  Chính sự khan hiếm bắt chúng
ta phải lựa chọn và một khi lựa chọn thực hiện một việc
gì có nghĩa là chúng ta chấp nhận “hi sinh” hay “từ bỏ”
các cơ hội khác
Chi phí CSSK ngày càng tăng (già hoá dân số, kỹ thuật
ngày càng hiện đại và đắt tiền )  Liệu có hiệu quả?
đáng đồng tiền?  Bằng chứng cho chính sách y tế
MỤC ĐÍCH CỦA ĐÁNH GIÁ KTYT
Đánh giá hiệu quả giúp chúng ta trả lời các câu hỏi sau:
Liệu chương trình/dự án/dịch vụ CSSK này có đáng để thực hiện so
với những việc khác mà chúng ta có thể làm cùng với nguồn lực
như nhau? (hiệu quả phân bổ - làm cái gì)

Liệu chúng ta có bằng lòng với cách sử dụng nguồn lực dành cho
CSSK theo cách này hơn so với các cách khác không? (hiệu quả kỹ
thuật – làm như thế nào)

Nâng cao các quyết định liên quan đến phân bổ nguồn lực trong y
tế

Cải thiện chất lượng chương trình đang được triển khai

Rút ra bài học kinh nghiệm để hoàn thiện việc lập kế hoạch và
thực hiện các chương trình trong tương lai
Quyết định
Nhóm vận động
ủng hộ
Mối quan tâm
mang tính cá nhân
Các cam kết
hiện tại
Phương tiện
truyền thông
Bằng chứng về
chi phí – hiệu quả
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC
RA QUYẾT ĐỊNH
Gánh nặng
bệnh tật (BoD)
Mối quan tâm
mang tính chính trị
Mối quan tâm mang
tính chuyên môn

Nguồn lực
hiện có
Công bằng
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KTYT
Đánh giá kinh tế xem xét hiệu quả sử dụng các
nguồn lực 
Đánh giá Kinh tế ~ Đánh giá Hiệu quả
(Economic Evaluation) (Efficiency Evaluation)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KTYT
(1) Phân tích giảm thiểu hoá chi phí
(Cost Minimization Analysis - CMA)
(2) Phân tích chi phí – hiệu quả
(Cost-Effectiveness Analysis - CEA)
(3) Phân tích chi phí – hữu dụng
(Cost-Utility Analysis - CUA)
(4) Phân tích chi phí – lợi ích
(Cost-Benefit Analysis - CBA)
PHƯƠNG PHÁP ĐÁNH GIÁ KTYT
KHÔNG CÓ
Chỉ xem xét
KẾT QUẢ
Chỉ xem xét
CHI PHÍ
1A ĐÁNH GIÁ MỘT PHẦN 1B
• Mô tả kết
quả đầu ra
• Mô tả
chi phí
3A ĐÁNH GIÁ 1 PHẦN 3B
• Đánh giá

hiệu quả
• Phân tích
chi phí
2 ĐÁNH GIÁ MỘT PHẦN
• Mô tả chi phí – kết quả
4 ĐÁNH GIÁ KINH TẾ
TOÀN PHẦN
(1) CMA (2) CEA
(3) CUA (4) CBA
NO

Toàn bộ CHI PHÍ và KẾT QUẢ của các kế hoạch/
chương trình khác nhau đều được xét đến?
Có sự
so sánh
giữa ít
nhất 2
kế
hoạch/
chương
trình
khác
nhau?
(1) PHÂN TÍCH GIẢM THIỂU HOÁ
CHI PHÍ - CMA
Đây là phương pháp đơn giản nhất trong các
phương pháp phân tích hiệu quả can thiệp
Khi kết quả của các can thiệp như nhau về mọi
mặt (đơn vị đo lường và mức độ) thì chỉ cần
xem xét chi phí.

Mục đích: lựa chọn can thiệp có chi phí thấp
nhất để đạt được cùng một kết quả đầu ra
(1) PHÂN TÍCH GIẢM THIỂU HOÁ
CHI PHÍ
Giả định đưa ra là 2 can thiệp có cùng tác động
Ví dụ: Chương trình can thiệp A và B có cùng tác động:
tăng tỷ lệ nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6
tháng đầu từ 30% lên 60% vào cuối năm 2010
Nghiên cứu cần xác định đúng và đủ các chi
phí của mỗi can thiệp để chọn can thiệp có
hiệu quả nhất (nghĩa là có chi phí thấp nhất)
(2) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ
(CEA)
Khi hiệu quả của các can thiệp khác
nhau về mức độ nhưng có thể được đo
lường bằng đơn vị tự nhiên như nhau thì
các can thiệp sẽ được so sánh dựa trên
chi phí cho một đơn vị hiệu quả
Chi phí được tính bằng đơn vị tiền tệ
Kết quả được tính bằng đơn vị tự nhiên, ví dụ: số năm
sống, số người được cứu sống, số ngày không có cơn hen, số ca
ung thư được phát hiện trong cộng đồng,
Ví dụ: phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân xơ gan
ở bệnh viện X
Chí phí phương pháp cũ: 1 tỷ đ
Chi phí phương pháp mới: 800 triệu đ
Lợi ích của phương pháp cũ: ngăn ngừa 4 ca có thể tử vong
Lợi ích của phương pháp mới: ngăn ngừa 7 ca có thể tử vong
(2) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HIỆU QUẢ
(3) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỮU DỤNG

(CUA)
Khi các can thiệp tác động đến cả số lượng và
chất lượng cuộc sống, từ đó mang lại một
hay nhiều kết quả khác nhau (có thể khác
cả về đơn vị đo lường và mức độ) thì chúng
ta có thể đo lường hiệu quả bằng mức độ
“thỏa dụng” và các can thiệp được so sánh
dựa trên chi phí cho một đơn vị “thỏa
dụng”.
Chi phí được tính bằng đơn vị tiền tệ
Kết quả được tính bằng mức độ “thỏa dụng”, bao
gồm cả thời gian sống (số lượng) và mức độ
khỏe mạnh (chất lượng cuộc sống), ví dụ:
QALYs
(số năm sống được điều chỉnh theo chất lượng
cuộc sống),
DALYs
(số năm sống mất đi điều chỉnh theo
mức độ tàn tật)
ngăn ngừa được
Ví dụ: 1 năm sống với bệnh tim mạch có chất lượng
bằng ½ năm sống khỏe mạnh
(3) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỮU DỤNG
Ví dụ: phương pháp điều trị mới cho bệnh nhân xơ
gan ở bệnh viện X
Chí phí phương pháp cũ: 1 tỷ đ
Chi phí phương pháp mới: 800 triệu đ
Lợi ích của phương pháp cũ: ngăn ngừa 40
DALYs (nghĩa là giữ lại 40 năm sống khỏe mạnh lẽ
ra bị mất đi do bệnh xơ gan)

Lợi ích của phương pháp mới: ngăn ngừa 70
DALYs
(3) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – HỮU DỤNG
(4) PHÂN TÍCH CHI PHÍ – LỢI ÍCH
(CBA)
Khi cả chi phí và kết quả của can thiệp có thể
được đo lường bằng đơn vị tiền tệ thì
chúng được so sánh với các chương
trình/can thiệp y tế khác, hay với các
chương trình không thuộc lĩnh vực y tế

×