Tải bản đầy đủ (.pdf) (53 trang)

Bài giảng Giới thiệu về kinh tế học và kinh tế y tế - Nguyễn Quỳnh Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (374.73 KB, 53 trang )

GIỚI THIỆU VỀ
KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ Y TẾ
GIỚI THIỆU VỀ
KINH TẾ HỌC VÀ KINH TẾ Y TẾ
Nguyễn Quỳnh Anh
Bộ môn Kinh tế Y tế
Trường Đại học Y tế Công cộng
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Slide bài giảng
Vũ X. P., (2007) Giáo trình Kinh tế y tế, Đại học Y tế
công cộng (tài liệu bắt buộc)
Phạm Trí Dũng, Nguyễn Thanh Hương (2002). Những
vấn đề cơ bản của Kinh tế y tế
M. Drummond, M. Sculpher (2005) Methods for the
Economic Evaluation of Health Care programmes, 3
rd
edition.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giới thiệu về kinh tế học
Sự khan hiếm và chi phí cơ hội
3 câu hỏi cơ bản của kinh tế thị trường và tác động của
chính phủ
Nguồn lực kinh tế và hàm sản xuất/tăng trưởng kinh tế
Đường giới hạn khả năng sản xuất
Lợi thế tuyệt đối, lợi thế so sánh và thương mại quốc tế
Đường cong Lorenz về phân phối thu nhập
Một vài chỉ số kinh tế vĩ mô
TẠI SAO CẦN NGHIÊN CỨU
KINH TẾ HỌC?
Bởi vì, nghiên cứu Kinh tế học nhằm giải
quyết vấn đề trung tâm của nền kinh tế là: Làm


thế nào để dung hòa mâu thuẫn giữa sự ham
muốn gần như vô hạn của con người đối với
hàng hoá, dịch vụ và sự khan hiếm của các
nguồn lực cần thiết để sản xuất ra các hàng
hoá, dịch vụ đó.
KINH TẾ HỌC LÀ GÌ?
KINH TẾ HỌC
Theo một khái niệm chung nhất, kinh tế học là một
bộ môn khoa học giúp cho con người hiểu về cách
thức vận hành của nền kinh tế nói chung và cách
thức ứng xử của từng tác nhân tham gia vào nền
kinh tế nói riêng.
Vấn đề khan hiếm nguồn lực yêu cầu các nền kinh tế
hay các đơn vị kinh tế phải giải quyết đối với sự lựa
chọn. Do vậy, các nhà kinh tế cho rằng: Kinh tế học
là "khoa học của sự lựa chọn".
KINH TẾ HỌC
Kinh tế học tập trung vào việc sử dụng và quản lý
các nguồn lực hạn chế để đạt được/thỏa mãn tối
đa nhu cầu vật chất của con người.
Kinh tế học có hai bộ phận cấu thành hữu cơ là
kinh tế học vĩ mô và kinh tế học vi mô
KINH TẾ HỌC VĨ MÔ
Là 1 bộ phận của Kinh tế học
Nghiên cứu nền kinh tế quốc dân và kinh tế toàn
cầu, xem xét xu hướng phát triến và phân tích biến
động một cách tổng thể, toàn diện về cấu trúc của nền
kinh tế và mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành của
nền kinh tế.
Ví dụ?

KINH TẾ HỌC VI MÔ
Là 1 bộ phận của Kinh tế học
Nghiên cứu các quyết định của các cá nhân và doanh
nghiệp và các tương tác giữa các quyết định này trên
thị trường.
Kinh tế học vi mô giải quyết các đơn vị cụ thể của nền
kinh tế và xem xét một cách chi tiết cách thức vận hành
của các đơn vị kinh tế hay các phân đoạn của nền kinh
tế.
Kinh tế vĩ mô ≠ Kinh tế vi mô
Tập trung vào các mục tiêu
chung của quốc gia
Tổng cung, tổng cầu, chính
sách tài khóa, tiền tệ
GNP, GDP và tăng trưởng
kinh tế
Việc làm, tiền lương, thất
nghiệp
Lạm phát
Phối hợp các chính sách kinh
tế vĩ mô
Tập trung vào đơn vị/tế bào
kinh tế (hãng, doanh nghiệp,
người tiêu dùng)
Cung, cầu
Lựa chọn tiêu dùng tối ưu
Chi phí sản xuất, giá cả, lợi
nhuận
Cạnh tranh và độc quyền
Thất bại, hạn chế của kinh tế

thị trường và vai trò điều tiết
của nhà nước
Một vài chỉ số kinh tế vĩ mô
Tổng sản phẩm quốc dân
(Gross National Product)
Tổng sản phẩm quốc nội
(Gross Domestic Product)
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ giá trị sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ cuối cùng được tạo
ra do kết quả hoạt động kinh tế của tất cả công
dân của một nước trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm).
GNP bình quân đầu người = GNP/dân số
Ví dụ GNP Việt Nam 2009?
CÔNG THỨC TÍNH GNP
Dựa trên cơ sở tiếp cận từ khái niệm chi tiêu.
GNP = C + I + G + (X - M) + NR
C = Chi phí tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình)
I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư
trên lãnh thổ 1 nước)
G = Chi phí tiêu dùng của chính phủ
X = Kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ
M = Kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ
NR= Thu nhập ròng từ các hàng hóa và dịch vụ đầu tư ở nước ngoài
(thu nhập ròng)
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
GDP là toàn bộ giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng được tạo ra do kết quả hoạt động kinh tế trên
phạm vi lãnh thổ một nước trong khoản thời gian nhất

định (thường là một năm).
GDP bình quân đầu người = GDP/dân số.
GDP có thể tính là tổng của các khoản tiêu dùng, hoặc
tổng của các khoản chi phí/hay các khoản thu nhập, hoặc
tổng giá trị gia tăng của nền kinh tế
CÔNG THỨC TÍNH GDP
Theo cách tính GDP là tổng tiêu dùng
GDP = C + I + G + (X – M)
Trong đó:
C = Chi phí tiêu dùng cá nhân (hộ gia đình)
I = Tổng đầu tư cá nhân quốc nội (tất cả các doanh nghiệp đầu tư
trên lãnh thổ 1 nước)
G = Chi phí tiêu dùng của chính phủ
X = Kim ngạch xuất khẩu các hàng hóa và dịch vụ
M = Kim ngạch nhập khẩu của hàng hóa và dịch vụ
CÁCH TÍNH GDP
GDP
i
n
=∑Q
i
t
P
i
t
Trong đó:
i: loại sản phẩm thứ i với i =1,2,3 ,n
t: thời kỳ tính toán
Q: số lượng sản phẩm ; Qi: số lượng sản phẩm loại i
P: giá của từng mặt hàng; Pi: giá của mặt hàng thứ i.

GDP DANH NGHĨA
GDP danh nghĩa là tổng sản phẩm nội địa
theo giá trị sản lượng hàng hoá và dịch vụ cuối
cùng tính theo giá hiện hành. Sản phẩm sản
xuất ra trong thời kỳ nào thì lấy giá của thời kỳ
đó. Do vậy còn gọi là GDP theo giá hiện hành
Sự gia tăng của GDP danh nghĩa hàng năm có
thể do lạm phát.
GDP THỰC TẾ
GDP thực tế là tổng sản phẩm nội địa
tính theo sản lượng hàng hoá và dịch vụ
cuối cùng của năm nghiên cứu còn giá cả
tính theo năm gốc do đó còn gọi là GDP
theo giá so sánh
GNP ≠ GDP
GNP và GDP có bản chất tương tự, đều được
tính từ giá trị sản phẩm hàng hóa và dịch vụ
cuối cùng nhưng có phạm vi tính toán khác
nhau.
GNP: tính theo phạm vi quốc tịch của tác nhân
kinh tế
GDP: tính theo phạm vi địa lý của lãnh thổ
THỊ TRƯỜNG
Thị trường, trong kinh tế học và kinh doanh, là nơi
người mua và người bán (hay người có nhu cầu và
người cung cấp) tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với
nhau để trao đổi, mua bán hàng hoá và dịch vụ nhất
định nào đó (VD: thị trường gạo, thị trường cà phê, thị
trường chứng khoán, thị trường dịch vụ y tế, v.v )
Cũng có một nghĩa hẹp khác của thị trường là một nơi

nhất định nào đó, tại đó diễn ra các hoạt động mua bán
hàng hóa và dịch vụ. Với nghĩa này, có thị trường Hà
Nội, thị trường miền Trung.
BIỂU HIỆN CỦA THỊ TRƯỜNG
Chợ: Nơi người mua và người bán trực tiếp thỏa thuận
(mặc cả) giá của hàng hóa
Siêu thị: Nơi người bán quyết định giá cả, người mua
chỉ được quyền chọn lựa
Chứng khoán: Người mua và người bán đều phải
thông qua môi giới chung gian
Đấu giá: Nơi người mua được quyền quyết định giá
3 CÂU HỎI CƠ BẢN CỦA KINH TẾ
THỊ TRƯỜNG
SẢN XUẤT CÁI GÌ?
SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?
SẢN XUẤT CHO AI?
SẢN XUẤT CÁI GÌ?
Nguồn lực: khan hiếm Trong khả năng hiện có, XH
phải lựa chọn để sản xuất
Nhu cầu: vô cùng 1 số loại hàng hóa nhất định
Việc lựa chọn hàng hóa, dịch vụ ưu tiên sản xuất phụ thuộc:

CẦU của thị trường

Khả năng về các yếu tố đầu vào của đơn vị

Tình hình cạnh tranh

Giá cả trên thị trường (yếu tố trực tiếp nhất trong nền kinh tế thị
trường)

SẢN XUẤT NHƯ THẾ NÀO?
Tìm ra phương pháp, công nghệ thích hợp cho
sản xuất, và sự kết hợp hợp lý và hiệu quả giữa
các nguồn lực đầu vào để sản xuất ra hàng hóa
được lựa chọn.
Đồng thời, cũng chính là tìm câu trả lời cho những
câu hỏi sau: hàng hóa đó nên sản xuất ở đâu? sản
xuất bao nhiêu? khi nào thì sản xuất và cung cấp?
tổ chức và quản lý các khâu từ lựa chọn đầu vào
đến tiêu thụ sản phẩm ra sao?
SẢN XUẤT CHO AI?
Liên quan đến việc lựa chọn phương pháp phân phối
các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ được sản xuất ra tới
tay người tiêu dùng như thế nào.
Tất nhiên, vì nguồn lực khan hiếm -> sẽ có cạnh tranh -
> sản phẩm sẽ thuộc về người có khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, vấn đề này sẽ được chính phủ xem xét và
điều tiết thông qua các chính sách về thuế, giá cả và trợ
cấp, nhằm đảm bảo cho cả những người nghèo, khó
khăn, có thu nhập thấp cũng được hưởng những thành
quả nhất định từ nguồn lực của xã hội

×