Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Chiến tranh nhật triều những năm 1502 1598 và quan hệ quốc tế ở đông bắc á cuối thế kỷ xvi đầu vxii

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.32 MB, 139 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
------

CAO MỸ HIẾU

CHIẾN TRANH NHẬT – TRIỀU
NH Ữ NG NĂM 1 5 9 2 - 1 5 9 8 VÀ
QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG BẮC Á
CUỐI THẾ KỶ XVI – ĐẦU XVII
CHUYÊN NGÀNH CHÂU Á HỌC
MÃ SỐ: 60.31.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. NGUYỄN TIẾN LỰC

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH, NĂM 2012


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU........................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu ...........................................................................2
2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn .............................................................................................3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................................................4
4. Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................................4
5. Lịch sử nghiên cứu đề tài.....................................................................................................5
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................................................8
CHƯƠNG 1 ...............................................................................................................................9
TÌNH HÌNH ĐƠNG BẮC Á TRƯỚC CHIẾN TRANH CUỐI THẾ KỶ XVI .......................9
1.1. Tình hình Đơng Bắc Á cuối thế kỷ XVI ........................................................................... 10


1.1.1. Sự trổi dậy của Nhật Bản cuối thế kỷ XVI ................................................................... 10
1.1.2. Tình hình Triều Tiên cuối thế kỷ XVI .......................................................................... 16
1.1.3. Sự suy yếu của Trung Quốc cuối thế kỷ XVI ............................................................... 22
1.2. Quan hệ Đông Bắc Á trước chiến tranh Nhật – Triều cuối thế kỷ XVI ......................... 29
1.2.1. Quan hệ Nhật – Triều .................................................................................................. 29
1.2.2. Quan hệ Nhật – Trung ................................................................................................. 32
1.2.3. Quan hệ Trung – Triều................................................................................................. 37
Tiểu kết chương 1 .................................................................................................................... 41
CHƯƠNG 2 ............................................................................................................................. 43
DIỄN BIẾN CUỘC CHIẾN TRANH NHẬT – TRIỀU (1592-1598) .................................... 43
2.1. Quá trình chuẩn bị chiến tranh ....................................................................................... 44
2.1.1. Sự chuẩn bị của Nhật Bản thời Hideyoshi .................................................................... 44


2.1.2. Sự chuẩn bị của Triều Tiên ....................................................................................... 47
2.1.3. Vị thế của Trung Quốc................................................................................................. 50
2.1.4. So sánh về sức mạnh quân đội và vũ khí của ba nước .................................................. 51
2.2. Cuộc xâm lược lần thứ nhất (1592-1593)......................................................................... 54
2.2.1. Những cuộc tấn công đầu tiên của Nhật Bản ............................................................... 54
2.2.2. Sự phản kích của Triều Tiên (Những trận hải chiến của Đô đốc Yi Sun Shin - Lý Thuấn
Thuần) năm 1952 .................................................................................................................. 62
2.2.3. Những trận đánh của Dân quân Triều Tiên (Nghĩa binh) .............................................. 68
2.2.4. Sự can thiệp của nhà Minh Trung Quốc ....................................................................... 71
2.3. Đàm phán và thỏa ước đình chiến giữa Triều Tiên - Nhật Bản (1594 - 1596) ............... 72
2.4. Cuộc xâm lược lần thứ hai (1597-1598) ........................................................................... 75
2.4.1. Những cuộc tấn công đầu tiên của Nhật Bản ................................................................ 76
2.4.2. Các chiến dịch thủy quân của Triều Tiên (1597–1598) ................................................ 77
2.4.3. Những trận đánh của Liên minh Triều Trung ............................................................... 81
Tiểu kết chương 2 .................................................................................................................... 87
CHƯƠNG 3 ............................................................................................................................. 89

QUAN HỆ QUỐC TẾ Ở ĐÔNG BẮC Á ĐẦU THẾ KỶ XVII ............................................. 89
3.1.Quan hệ giữa Nhật Bản - Trung Quốc đầu thế kỷ XVII .................................................. 90
3.1.1. Tình hình Nhật Bản sau chiến tranh đầu thế kỷ XVII ................................................... 90
3.1.2. Quan hệ Nhật – Trung đầu thế kỷ XVII ..................................................................... 104
3.2. Quan hệ giữa Triều Tiên - Nhật Bản đầu thế kỷ XVII ................................................. 110
3.2.1. Tình hình Triều Tiên sau chiến tranh đầu thế kỷ XVII ............................................... 110
3.2.2. Quan hệ Triều Tiên - Nhật Bản đầu thế kỷ XVII ........................................................ 113
3.3. Quan hệ giữa Trung Quốc - Triều Tiên đầu thế kỷ XVII ............................................. 115


3.3.1. Tình hình Trung Quốc sau chiến tranh đầu thế kỷ XVII ............................................. 115
3.3.2. Quan hệ giữa Trung Quốc và Triều Tiên đầu thế kỷ XVII .......................................... 119
Tiểu kết chương 3 .................................................................................................................. 122
KẾT LUẬN ........................................................................................................................... 124
TÀI LIỆU THAM KHẢO..................................................................................................... 131


PHẦN MỞ ĐẦU

1


1. Lý do chọn đề tài và mục đích nghiên cứu
Hiện nay quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á đang là một đề tài nóng bỏng và
được các quốc gia trên thế giới đặc biệt quan tâm. Khơng phải chỉ vài năm trở lại đây tình
hình chính trị ở khu vực Đông Bắc Á mới xảy ra biến động, nếu chúng ta dõi theo dịng
lịch sử thì sẽ thấy rằng những mâu thuẫn xung đột trong quan hệ chính trị của các quốc
gia ở Đơng Bắc Á đã có từ thuở xa xưa, đặc biệt từ thời trung đại (thế kỷ XVI) khi Nhật
Bản bành trướng sang bán đảo Triều Tiên, làm bùng nổ cuộc chiến tranh Nhật-Triều Tiên
và lôi cuốn nhà Minh (Trung Quốc) tham gia.

Vào thế kỷ XVI, ở khu vực Đông Á trở nên phức tạp. Ở Triều Tiên, sau khi “Tân
phái” thắng lợi và vương triều nhà Lý của Triều Tiên thi hành chính sách đối ngoại lệ
thuộc sâu vào Trung Quốc. Cịn Nhật Bản thì dần dần mạnh lên, ngày càng biểu hiện
khuynh hướng bành trướng thế lực vào đại lục Châu Á, trước hết là bán đảo Triều Tiên.
Vào năm 1598, sau khi Nhật Bản cơ bản được thống nhất, chấm dứt cục diện
“chiến quốc”, Nhật Bản trở nên hùng mạnh dưới thời Tướng quân Toyotomi Hideyoshi
(từ đây trở đi xin viết tắt là Hideyoshi). Hideyoshi đã thi hành chính sách bành trướng
vào lục địa để đẩy các mâu thuẫn trong nước ra bên ngoài và thỏa mãn những tham vọng
của các daimyo (lãnh chúa) và tầng lớp võ sĩ. Tham vọng của Hideyoshi thật to lớn, ông
muốn chinh phục Triều Tiên, Trung Quốc, Mông Cổ, Ấn Độ, thành lập một đại đế quốc
Nhật Bản bao trùm cả châu Á. Bước đầu tiên trong việc thực hiện kế hoạch này là cần
phải chinh phục được Triều Tiên – bán đảo “đầu cầu” để bước vào đại lục châu Á.
Nhật Bản đã phát động hai cuộc chiến tranh xâm chiếm Triều Tiên vào năm 1592
và 1597. Trong cuộc đối đầu giữa Nhật Bản và Triều Tiên thì quân Nhật giành thắng lợi
áp đảo. Tuy nhiên, khi Trung Quốc tham chiến, đứng về phía Triều Tiên thì liên minh
Trung -Triều đã đẩy lùi các cuộc tấn công của Nhật, và kết cục làm thất bại cuộc chiến
tranh xâm lược của Nhật. Trước, trong và sau chiến tranh xâm chiếm Triều Tiên của quân
Nhật, quan hệ quốc tế ở Đông Á biến đổi nhanh chóng, phức tạp. Vấn đề Triều Tiên trở

2


thành vấn đề nóng, nhạy cảm trong quan hệ quốc tế ở Đông Á, đặc biệt là quan hệ
Trung Quốc và Nhật Bản.
Ngày nay, quan hệ quốc tế ở khu vực Đông Bắc Á vẫn diễn ra hết sức phức tạp tuy
cũng có lúc hịa dịu, cũng có lúc căng thẳng. Các mối quan hệ giữa Nhật Bản, Hàn Quốc,
Trung Quốc, Bắc Triều Tiên bị chi phố bởi quan hệ quốc tế, lợi ích dân tộc, ý thức hệ.v.v.
làm cho các mối quan hệ song phương, đa phương của các nước trong khu vực càng phức
tạp hơn. Để có thể hiểu rõ nét hơn quan hệ quốc tế ở khu vực Đơng Bắc Á ngày nay thì
chúng ta cần nghiên cứu đến những sự liên hệ trong lịch sử chủ yếu có ảnh hưởng đến

quan hệ của các nước Châu Á. Vì vậy tơi chọn đề tài “Sự bành trướng của Nhật Bản vào
bán đảo Triều Tiên và quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á vào cuối thế kỷ XVI – đầu XVII”
làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình.

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài nghiên cứu những vấn đề xung quanh sự xung đột quốc tế giữa Nhật Bản –
Triều Tiên – Trung Quốc cuối thế kỷ XVI – đầu XVII, từ đó đưa ra những phán đốn,
nhận xét chung mang tính tồn diện và khoa học trên những vấn đề đã đề cập; đồng thời
giúp tìm ra những liên hệ giữa quá khứ và hiện tại về quan hệ quốc tế ở khu vực Đơng
Bắc Á.
Ngồi ra đề tài còn giúp lý giải sâu sắc lịch sử quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á thời
kỳ trung đại, qua đó để hiểu biết có hệ thống quan hệ quốc tế ở khu vực này ngày nay.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Vì những vấn đề về lịch sử và quan hệ các nước Đông Bắc Á vào thời kỳ cổ trung
đại chưa được nghiên cứu nhiều ở nước ta. Nghiên cứu này hy vọng sẽ là một tài liệu tốt
cho những nhà nghiên cứu, các học viên sau đại học và sinh viên các ngành Đông
Phương Học, lịch sử quan hệ quốc tế tham khảo.

3


Bên cạnh đó đề tài này cũng phù hợp với chuyên ngành mà người viết đang
nghiên cứu. Bản thân người viết cũng thích thú và tâm đắc với đề tài này, đặc biệt là về
lĩnh vực quân sự. Đề tài khi hoàn thành sẽ là một nguồn tài liệu bổ sung cho những
nghiên cứu về lịch sử của Nhật Bản cũng như là Triều Tiên. Không dàn trải và đề cập
một cách chung chung, đề tài sẽ cung cấp những hiểu biết và lý giải tập trung vào cuộc
chiến tranh Nhật – Triều trong những năm 1592-1598, để có thể làm rõ âm mưu xâm
lược của Nhật Bản đối với Triều tiên (và Trung Quốc), cũng như mộng làm bá chủ Châu
Á của Nhật Bản và mối quan hệ quốc tế khu vực Đông Bắc Á.


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là cuộc chiến tranh giữa hai nước Nhật Bản
và Triều Tiên trong những năm 1592-1598, trong đó Trung Quốc giữ vai trò là nước thứ
ba tham chiến giúp đỡ cho Triều Tiên giành thắng lợi. Quan hệ quốc tế ở Đông Bắc Á
(Nhật Bản, Triều Tiên, Trung Quốc) cuối thế kỷ XVI – đầu thế kỷ XVII.
Về phạm vi nghiên cứu, đề tài có giới hạn về mặt thời gian và không gian như sau:
Về thời gian, như đã đề cập ở trên, đề tài tập trung tìm hiểu cuộc chiến tranh giữa
hai nước Nhật Bản và Triều Tiên trong những năm 1592-1598.
Về khơng gian, ngồi việc nghiên cứu Nhật Bản và Triều Tiên trong giai đoạn
lịch sử kể trên, đề tài còn đề cập đến Trung Quốc – nước có vai trị quan trọng trong việc
giành thắng lợi của Triều Tiên.

4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài này thuộc về lĩnh vực lịch sử nên phương pháp mà chúng tôi định sử dụng
là phương pháp lịch sử và logic để nghiên cứu. Trong phương pháp lịch sử chúng tôi đã
sử dụng thủ pháp lịch đại và đồng đại nhằm nhìn nhận vấn đề một cách khách quan, phù
hợp với thực tế đương thời của đối tượng nghiên cứu, cụ thể là đặt Nhật Bản và Triều
Tiên trong hoàn cảnh của thế kỷ XVI, với những đặc trưng lịch sử riêng biệt để thấy được
quá trình phát triển trong mối quan hệ của hai nước này và Trung Quốc. Còn trong
4


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

phương pháp logic chúng tôi đã sử dụng thủ pháp và tổng hợp tài liệu, dịch, phân tích và
chọn lọc những thơng tin cần thiết, sau đó khái qt hóa thành các nhận xét chung mang
tính tồn diện và khoa học trên những vấn đề đã đề cập.
Bên cạnh đó đề tài này cũng thuộc về lĩnh vực quan hệ quốc tế nên chúng tơi cịn
sử dụng các thủ pháp nghiên cứu quan hệ quốc tế để khai thác vị trí, vai trị của mối quan

hệ Nhật Bản - Triều Tiên - Trung Quốc trong bối cảnh quốc tế và khu vực. Đặt mối quan
hệ này trong sự vận động và phát triển của đời sống kinh tế - chính trị thế giới lúc bấy
giờ. Đồng thời dùng phương pháp so sánh để rút ra những kết luận cụ thể, để có thể phán
đốn và dự báo khoa học, tìm ra những liên hệ giữa quá khứ và hiện tại.

5. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Đề tài về cuộc chiến tranh giữa Nhật Bản và Triều Tiên thời trung cổ đã từng được
đề cập khá nhiều trong các sách về lịch sử văn minh nhân loại, lịch sử văn minh phương
Đông hay lịch sử thế giới. Trong các sách hay giáo trình về lịch sử Nhật Bản, vấn đề này
cũng được nhắc tới cụ thể hơn từ những tác giả trong nước cho đến các tác giả nước
ngoài, từ những cơng trình đã xuất bản khá lâu cho đến những quyển sách, bài báo, bài
viết vừa xuất hiện vài năm trở lại đây như:
Marry Elizabeth Berry 1989: Hideyoshi - Council on East Asian Studies Harvard
University Publishing. Đây là cuốn tiểu sử đầu tiên bằng tiếng Anh của các nhân vật
chính trị quan trọng nhất trong lịch sử cận đại Nhật Bản. Hideyoshi-nông dân, thiên tài
quân sự, và ông hồng nhiếp chính của Nhật Bản, ơng là đối tượng của một nền văn học
huyền thoại lớn. Ông được biết đến với những cuộc chinh phục của các lãnh chúa Nhật
Bản thế kỷ XVI và cuộc xâm lược Triều Tiên. Những đóng góp lâu dài (trong gần ba
trăm năm) của ông là các chính sách trong lĩnh vực chính trị của Nhật Bản. Trong thí
nghiệm đầu tiên của Nhật với luật liên bang, Hideyoshi thống nhất thành công hai trăm
lĩnh vực địa phương thuộc một cơ quan trung ương. Berry tìm hiểu các động cơ và các
hình thức liên bang mới này và sự tồn tại của nó ở Nhật Bản cho đến giữa thế kỷ XIX,
cũng như các câu hỏi triết học nó đặt ra: vai trị thích hợp của chính phủ là gì? Cuốn sách
5

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


này phản ánh khi cả hai ý thức chính trị thay đổi của thế kỷ thứ mười sáu vào những năm
cuối và nghi thức hợp pháp mới đã được đặt ra để thay đổi bối cảnh truyền thống lúc đó.
Lê Văn Quang 1993: Quan hệ quốc tế ở Đông Á trong lịch sử - NXB Trường Đại
học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Trong quyển sách này tác giả chia quan hệ quốc
tế ở Đông Á làm bốn phần, phần một là Quan hệ quốc tế ở Đông Á thời trung đại, phần
hai là Quan hệ quốc tế ở Đông Á từ giữa thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX, phần ba là Quan
hệ quốc tế ở Đông Á giai đoạn 1919 – 1945, phần bốn là Quan hệ quốc tế ở Đông Á sau
chiến tranh thế giới thứ II đến nay. Đa số các phần đều điểm qua những phần chính yếu
về Quan hệ quốc tế ở Đông Á chứ không đi sâu vào các cuộc chiến.
George Samsom 1994: Lịch sử Nhật Bản, 1334-1615 - NXB KHXH. George
Bailey Sansom là một người biên dịch tuyệt vời của lịch sử quân sự và xã hội Nhật Bản
từ thế kỷ 14 đến thế kỷ 17. Cuốn sách bắt đầu với những câu chuyện về huyền thoại cải
cách của hồng đế Go-Daigo và những nỗ lực của ơng để lật đổ Mạc phủ hiện hành. Sau
đó là chuyện về Ashikaga Takauji, một vị tướng nổi tiếng, lãnh đạo những người nổi dậy
chống lại vua Go-Daigo và uy quyền của các lãnh chúa, và được phong làm làm Shogun
(tướng quân). Sách kết thúc ở năm bản lề 1615 với những trận chiến ở Sekigahara. Các
lực lượng phương Tây của gia đình Toyotomi đã đi đến trận chiến với các lực lượng phía
Đơng của Tokugawa Ieyasu. Trận chiến này đánh dấu sự gia tăng đáng kể quyền lực của
Mạt phủ Tokugawa và cuối cùng dẫn đến việc thành lập Mạc phủ Tokugawa, sự tồn tại
của Mạt phủ Tokugawa kéo dài cho đến cuối những năm 1800.
Trần Ngọc Thêm 2003: Cuộc chiến Nhật – Hàn 1592 -1598 qua hai gương mặt
Hideyoshi và Yi Sun-sin. Đây là báo cáo tại Hội thảo Quốc tế kỷ niệm 30 năm thiết lập
quan hệ ngoại giao Việt Nam - Nhật Bản tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12-2003. Bài viết này chủ yếu so sánh về
chất “văn hoá núi đá” của Korea và chất “văn hoá samurai” của Nhật Bản, tuy khác nhau
nhiều nhưng cũng có chỗ giống nhau. Chỗ giống nhau ấy là cái nghị lực và quyết tâm.
Chính cái sự giống nhau và khác nhau này chính là nguồn gốc gây nên những quan hệ rắc

6


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

rối, đã tạo nên cái “ẩn ức” “không chịu thua kém” của người Hàn trong quan hệ với
người Nhật.
Nguyễn Quốc Hùng (chủ biên) 2007: Lịch sử Nhật Bản – NXB Thế giới.

Nội

dung cuốn sách đã trình bày một cách hệ thống tồn bộ tiến trình lịch sử Nhật Bản từ thời
tiền sử, sơ sử đến nay, kèm theo một số bản đồ và ảnh minh hoạ cần thiết. Các chương
mục khơng máy móc phân chia theo các hình thái kinh tế xã hội hay hệ thống thuật ngữ
cổ đại, trung đại, cận đại, hiện đại. Nguyên tắc phân chia các thời kỳ lịch sử được tác giả
căn cứ theo những đặc trưng cơ bản về văn hố, chính trị như: Thời kỳ nguyên thuỷ, thời
kỳ quốc gia cổ đại và nhà nước luật lệnh, thời kỳ Heian, thời kỳ Kamakura, thời kỳ
Muromachi, thời kỳ Azuchi, thời kỳ Minh Trị Duy tân và sự hình thành quốc gia cận đại,
thời kỳ 1914-1945, thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Turnbull, Stephen

Rava, Giuseppe 2010: Toyotomi Hideyoshi – Osprey

Publishing. Trong quyển sách này các tác giả viết về: Vị chỉ huy quân sự lớn nhất trong
lịch sử samurai, Toyotomi Hideyoshi, đã tăng từ hàng ngũ của nông dân để cai trị trên
phần lớn lãnh thổ Nhật Bản. Sau khi trở thành lãnh chúa, Hideyoshi đã trả thù cho vụ sát
hại ông chủ của mình trong trận Yamazaki. Sau khi củng cố vị trí của mình, Hideyoshi
tiếp tục tấn cơng, chinh phục phía nam đảo Kyushu năm 1587 và đánh bại Hojo trong
1590. Năm 1591, ơng đã hồn thành việc thống nhất Nhật Bản. Cuốn sách này xem xét
những câu chuyện hoàn chỉnh từ những thành tựu quân sự của Hideyoshi, một nhà lãnh

đạo chiến thuật tiêu biểu của dân tộc Nhật Bản.
Tuy nhiên, trong các sách báo vừa kể trên thì vấn đề chiến tranh Nhật - Triều thời
trung cổ thường chỉ được đề cập một cách chung chung, ngắn gọn dưới dạng thông sử và
việc đề cập đến vai trò của Trung Hoa trong cuộc chiến tranh cũng khá mờ nhạt Chính vì
thế, đề tài này được thực hiện theo hướng đi sâu vào phân tích tồn diện mối quan hệ
quốc tế giữa ba nước Nhật Bản –Triều Tiên – Trung Quốc thời trung cổ, những nguyên
nhân dẫn tới cuộc chiến cũng như lý do của những chiến thắng và thất bại trong cuộc
chiến này, nhằm hiểu rõ thêm về một giai đoạn lịch sử khá xa xưa nhưng lại góp phần lý
giải cục diễn căng thẳng ở khu vực Đông Bắc Á hiện nay.
7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tình hình Đơng Bắc Á trước chiến tranh cuối thế kỷ XVI.
Đây là chương nền tảng nhằm mục đích dẫn dắt vấn đề, nội dung muốn trình bày
đó là: Lý do Nhật Bản đánh chiếm Triều Tiên năm 1592 – 1598: Ở khu vực Đông Bắc Á,
vào cuối thế kỷ XVI, trong thế suy yếu của nhà Minh và áp lực ngày càng tăng của
phương Tây cũng như hệ thống kinh tế thế giới, Nhật Bản mà cụ thể là chính quyền
Toyotomi Hideyoshi (1536-1598) cũng đã muốn vươn lên trở thành một “Đế chế khu
vực”. Bằng việc muốn chứng tỏ sức mạnh của mình với các quốc gia Đông Bắc Á và
phương Tây, hẳn là Nhật Bản cũng muốn vươn lên, phá bỏ sự chi phối của “Trật tự Trung
Hoa” ở khu vực này. Do đó Nhật Bản đã tiến hành xâm lược Triều Tiên để làm bàn đạp
nhằm tiến đánh Trung Quốc.
Chương 2: Diễn biến cuộc chiến tranh Nhật – Triều (1592 – 1598)
Nội dung nhằm trình bày diễn biến của cuộc chiến tranh. Cuộc chiến tranh diễn ra

hai đợt: đợt một năm 1592, đợt hai năm 1597. Kết quả là liên minh Trung- Triều đã giành
thắng lợi trước quân đội Nhật Bản cả đường thủy lẫn đường bộ.
Chương 3: Quan hệ Đông Bắc Á đầu thế kỷ XVII
Nội dung chương này trình bày về quan hệ của Nhật Bản – Triều Tiên – Trung
Quốc sau cuộc chiến tranh, và quan hệ của ba nước vào đầu thế kỷ XVII.

8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

CHƯƠNG 1
TÌNH HÌNH ĐƠNG BẮC Á TRƯỚC
CHIẾN TRANH CUỐI THẾ KỶ XVI

9

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1.1. Tình hình Đơng Bắc Á cuối thế kỷ XVI
1.1.1. Sự trổi dậy của Nhật Bản cuối thế kỷ XVI
Thời đại Azuchi-Momoyama ở vào cuối thời Chiến quốc ở Nhật Bản (sengoku
jidai, là thời kỳ của các chuyển biến xã hội, mưu mơ chính trị, và gần như những cuộc
xung đột quân sự liên tục ở Nhật Bản, bắt đầu từ giữa thế kỷ XV đến giữa thế kỷ XVI),
khi sự thống nhất chính trị trước khi Mạc phủ Tokugawa thành lập, nó kéo dài từ khoảng

năm 1568 đến 1603, khi Oda Nobunaga và người kế thừa ông, Toyotomi Hideyoshi (âm
Hán - Việt là Phong Thần Tú Cát, 1536-1598), đã tạo được trật tự từ sự hỗn loạn tràn lan
khi Mạc phủ Ashikaga sụp đổ. Tên của thời kỳ này được lấy theo tên lâu đài của
Nobunaga, lâu đài Azuchi, ngày ngay nằm ở thị trấn Azuchi, quận Shiga và lâu đài của
Hideyoshi, lâu đài Momoyama (còn được gọi là lâu đài Fushimi), ở Kyoto. Theo nghĩa
rộng, thời kỳ này bắt đầu với việc Nobunaga tiến vào Kyoto năm 1568, khi ơng dẫn qn
mình đến thủ đơ để đặt Ashikaga Yoshiaki lên ngôi vị Shogun thứ 15 của Mạc phủ
Ashikaga, cho đến khi Tokugawa Ieyasu nắm quyền sau chiến thắng trước những người
trung thành với gia tộc Toyotomi trong trận Sekigahara năm 1600.
Trong nửa cuối thế kỷ 16, một loạt các lãnh chúa khác nhau có đủ sức mạnh để
vừa điều khiển Mạc phủ Muromachi cho lợi ích của mình, vừa có thể lật đổ họ.
Thế kỉ 16 là thời kì của những sự kiện quan trọng trong lịch sử Nhật Bản. Nó cũng
chứng kiến sự xuất hiện của ba nhân vật vĩ đại: Nobunaga Oda, Hideyoshi Toyotomi và
Ieyasu Tokugawa. Những người này đã thống nhất đất nước và đặt những nền tảng đầu
tiên cho nước Nhật Bản cận đại.
Oda Nobunaga (織田 信長, Chức Điền Tín Trường, 1534-1582) là con trai của
Oda Nobuhide - một daimyo nhỏ làm thuộc hạ cho các daimyo lớn và được trao cho
quyền cai trị một vùng đất nhỏ tại tỉnh Owari trong thời kỳ Chiến Quốc. Do chơi bời lêu
lổng, không chịu tuân theo các quy tắc ứng xử của giới võ sĩ lúc đó, nên Nobunaga khơng
được lịng cha. Khi cha qua đời năm 1551, em trai Nobunaga mới là người được chọn nối
nghiệp. Nobunaga đã thuê một đội quân để đánh úp em mình và tự mình thành người kế
10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

thừa các đặc quyền của dòng họ Oda. Thời gian tiếp theo cho đến năm 1559, Nobunaga
đã thống nhất được Owari rồi mưu tính tiến ra bên ngồi, trở thành một daimyo lớn thời

bấy giờ.
Tuy vậy, Nobunaga không có ý định phục vụ Mạc phủ Muromachi, và thay vào đó
giờ đây chuyển sự chú ý sang việc kiểm soát vùng Kinai (1). Sự kháng cự từ các lãnh chúa
thù địch, các nhà sư không thỏa hiệp, và các thương gia đối nghịch bị đánh bại nhanh
chóng và tàn nhẫn, và Nobunaga nhanh chóng bị coi là tàn bạo, độc ác với đối thủ. Để
tiếp sức cho những bước đi chính trị và qn sự, ơng tiến hành cải cách kinh tế, phá bỏ
các rào cản thương mại bằng cách vơ hiệu hóa những sự độc quyền truyền thống bởi đền
thờ và phường hội và đề xuất các sáng kiến bằng cách thiết lập các chợ tự do được gọi là
rakuichi-rakuza.
Năm 1573, ông tiêu diệt liên minh Azai và Asakura, đe dọa sườn phía Bắc, xóa
sạch qn đội của các nhà sư phái Tendai (Thiên Thai tông) đặt đầu não ở núi Hiei gần
Kyoto, và cũng tránh một cuộc đối đầu tiềm tàng với Takeda Shingen.
Kể cả sau cái chết của Shingen, vẫn còn vài lãnh chúa hùng mạnh chống lại
Nobunaga, nhưng không ai ở đủ gần Kyoto để có thể có một sự đe dọa chính trị, và việc
thống nhất dưới ngọn cờ nhà Oda chỉ còn là vấn đề thời gian.
Trong thời gian từ 1576 đến 1579, Nobunaga xây dựng bên bờ hồ Biwa ở lâu đài
Azuchi, một lâu đài bảy tầng tráng lệ với ý định không chỉ là một pháo đài không thể
đánh chiếm mà còn là dinh thự xa hoa và tồn tại như một biểu tượng của sự thống nhất.
Đã nắm chặt được vùng Kinai, Nobunaga nay đã đủ mạnh để cử các tướng của
mình đi chinh phục các tỉnh xa. Shibata Katsuie được giao nhiệm vụ xâm chiếm gia tộc
Uesugi ở Etchū, Takigawa Kazumasa đối đầu với nhà Takeda ở Kai, và Hashiba

(1)

Kinai có nghĩa là “các vùng tiếp giáp của thủ đơ” - gọi theo vị trí địa lý của tỉnh này,

hiện nay Kinai còn được đề cập đến với tên gọi Osaka - Kobe - Kyoto, viết tắt là
Keihanshin, trung tâm của vùng Kansai.
11


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hideyoshi được giao nhiệm vụ nặng nề là đối mặt với nhà Mori ở vùng Chūgoku ở phía
Tây đảo Honshū.
Nobunaga là người có cơng rất lớn trong việc thống nhất Nhật Bản, chấm dứt thời
kỳ chiến loạn kéo dài trên khắp cả nước. Ông đã khuất phục các đối thủ của mình dựa
vào tài trí và sự hỗ trợ của loại vũ khí chủ yếu thời bấy giờ là những khẩu súng hỏa mai
thô sơ được chế tạo ở miền trung nước Nhật. Ông là nhân vật hàng đầu tự đặt cho mình
nhiệm vụ phải thống nhất Nhật Bản dưới sự cai quản của một nhà cầm quyền hùng mạnh
nhất. Ơng đã thành cơng với một nửa nước Nhật xung quanh Kyoto.
Hidetoshi Toyotomi (1536-1598), một vị tướng của Nobunaga Oda đã kế tục sự
nghiệp của ơng. Ơng là một người nhỏ nhưng lại là người có sức mạnh và rất năng động.
Thời kì lãnh đạo của ơng được đánh dấu bởi sự phát triển của các trung tâm mua bán ở
Nhật Bản.
Mặc dù là một người bình dân đi lên, Hideyoshi nay ở vị trí thách thức hầu hết
những thuộc hạ của nhà Oda, và đề xuất đứa con còn thơ bé của Nobutada, Sanpōshi (sau
này là Oda Hidenobu) - được đặt làm người kế vị thay vì con thứ ba của Nobunaga là
Nobutaka, người được Shibata Katsuie phị trợ. Đã có được sự ủng hộ của vài thuộc hạ
cao cấp khác, bao gồm Niwa Nagahide và Ikeda Itsuoki, Sanpōshi được làm người thừa
kế và Hideyoshi nhận nhiệm vụ Nhiếp chính.
Tuy vậy, các âm mưu chính trị tiếp diễn cuối cùng dẫn đến sự đối đầu. Sau khi
đánh bại Shibata trong trận Shizugatake năm 1583 và giành lợi thế với Tokugawa Ieyasu
ở trận Komaki và Nagakute năm 1584, Hideyoshi đã ổn định được việc kế vị, và hoàn
toàn nắm quyền kiểm soát ở Kyoto, và trở thành người thống trị trên các lãnh địa cũ của
nhà Oda. Ông được gia tộc Fujiwara nhận làm con nuôi, và lấy họ là Toyotomi, được
phong tước Kampaku (phiên âm Hán – Việt là Quan Bạch) năm 1585, kiểm sốt tồn bộ
mọi việc dân sự và quân sự ở Nhật Bản. Năm sau đó, ơng thắt chặt liên minh với 9 lãnh


12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

chúa hùng mạnh và phát động cuộc chiến thống nhất vùng Shikoku (2) và Kyūshū (3). Năm
1590, dẫn đầu đạo quân 200.000 người, Hideyoshi đánh bại nhà Hōjō, kẻ thù nặng nề
cuối cùng ở phía Đơng Honshū. Các lãnh chúa cịn lại nhanh chóng đầu hàng, và việc tái
thống nhất Nhật Bản bằng vũ trang đã hoàn tất.
Trong vòng một thế kỷ, từ năm 1478 đến 1577, Nhật Bản rơi vào một cuộc nội
chiến đẫm máu giữa các thủ lĩnh samurai của các địa phương mà lịch sử Nhật Bản gọi là
cuộc Shengoku Jidai (Thời đại Chiến Quốc). Người có cơng chặn được sự sụp đổ của đất
nước Nhật Bản do cuộc nội chiến trăm năm gây nên là tướng Nobunaga Oda (15341582), một con người vô cùng điềm tĩnh và khôn ngoan. Sau cái chết của Nobunaga, một
trong những tướng lĩnh tài ba nhất của ông là Hideyoshi Toyotomi đã tiếp tục đưa sự
nghiệp thống nhất đất nước đến hoàn tất và đã trở thành người nắm quyền lực cao nhất
(được phong Kampaku, phiên âm Hán – Việt là Quan bạch, năm 1585).
Trong quá trình thực hiện công cuộc thống nhất đất nước Nhật Bản, từ lâu Hideyoshi đã
có ý định xâm lược Triều Tiên, và khơng chỉ dừng lại ở Triều Tiên, ơng cịn muốn qua
con đường Triều Tiên để tấn công xâm lược Trung Hoa.
Thương mại Nanban (tiếng Nhật: 南蛮貿易, nanban-bōeki, “Nam Man mậu dịch”)
hay “thời kỳ thương mại Nanban” (tiếng Nhật: 南蛮貿易時代, nanban-bōeki-jidai, "Nam
Man mậu dịch thời đại") là tên gọi một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản, đây là thời kỳ
mà người châu Âu bắt đầu chuyến viếng thăm Nhật Bản lần đầu tiên (năm 1543). Thời kỳ
thương mại Nanban chấm dứt vào năm 1641, sau khi Nhật Bản ban bố sắc lệnh “Sakoku”
(Tỏa Quốc).
(2) âm


Hán - Việt là Tứ Quốc, bao trùm toàn bộ đảo Shikoku và cả một số đảo nhỏ xung

quanh, Shikoku trong tiếng Nhật nghĩa là “bốn xứ”, chỉ bốn tỉnh trước đây ở vùng này,
nay gồm bốn tỉnh mới là Ehime, Kagawa, Kochi và Tokushima.
(3) âm

Hán - Việt là Cửu Châu, gọi là Cửu Châu vì vào thời kỳ Asuka ở đây có chín tỉnh,

Kyushu nằm ở phía Tây Nam của Nhật, là một trong bốn đảo chính của Nhật Bản, là nơi
sinh thành của nền văn minh Nhật Bản.
13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Về mặt từ nguyên, Nanban (南蛮 “Nam Man”) là một từ Trung - Nhật ban đầu
dùng để chỉ người từ Nam Á và Đông Nam Á. Cách sử dụng của nó là từ Trung Quốc,
vốn đặt tên rõ cho những người “dã man” ở bốn phía xung quanh mình, những người ở
phương Nam được gọi Nanman. Ở Nhật Bản, từ này có nghĩa mới khi nó được dùng để
chỉ người châu Âu, người đầu tiên đến Nhật năm 1543, ban đầu từ Bồ Đào Nha, rồi đến
Tây Ban Nha và sau đó là Hà Lan (mặc dù người Hà Lan thường được gọi là “Kōmō”, 紅
毛, nghĩa là “Hồng Mao”) và Anh. Từ Nanban, một cách tự nhiên, được cho là phù hợp
với những người mới đến, vì họ đến bằng những con tàu từ phương Nam, và phong tục
của họ bị coi là hơi “tự nhiên” với người Nhật.
Theo quyển “The Christian Century in Japan 1549-1650”, Boxer, xuất bản năm
1993: Theo ghi chép của Nhật Bản thời đó về người châu Âu: “Họ ăn bằng ngón tay thay
vì bằng đũa như chúng ta. Họ thể hiện cảm xúc của mình mà khơng có chút kiềm chế gì
cả. Họ không thể hiểu ý nghĩa của các con chữ”.

Tuy vậy, người Nhật sớm tiếp thu được vài kỹ thuật và thói quen văn hóa của các
vị khách, trong các lĩnh vực quân sự (súng hỏa mai, kỵ binh mặc giáp kiểu châu Âu,
thuyền châu Âu), tôn giáo (Cơ đốc giáo), nghệ thuật trang trí, và ngơn ngữ (sự hịa nhập
vào tiếng Nhật của ngữ pháp phương Tây).
Rất nhiều người nước ngoài đã kết bạn với các quý tộc người Nhật, và khả năng
của họ đôi khi được tưởng thưởng bằng cách đưa lên đẳng cấp Samurai (như William
Adams), và ban cho một thái ấp ở bán đảo Miura, phía Nam Edo.
Vào thời kỳ Phục hưng ở Châu Âu, Nhật Bản được coi là đất nước vơ cùng giàu
có về kim loại quý (chủ yếu là do những ghi chép của Marco Polo về những đền thờ và
cung điện mạ vàng). Nhật Bản trở thành nhà xuất khẩu đồng và bạc trong suốt thời kỳ
này.
Nhật Bản cũng có một xã hội phong kiến phức tạp với nền văn hóa cao và công
nghệ tiền công nghiệp hùng mạnh. Đất nước này có dân số và đơ thị hóa mạnh mẽ hơn
bất kỳ quốc gia Tây Âu nào (trong thế kỷ 16, Nhật Bản có 26 triệu dân trong khi đó Pháp
14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

có 16 triệu cịn Anh chỉ có 4.5 triệu người). Nhật Bản có trường “đại học” Phật giáo lớn
hơn bất kỳ một học viện nào ở phương Tây (ví dụ như Salamanca ở Tây Ban Nha hay
Coimbra ở Bồ Đào Nha). Những nhà thám hiểm châu Âu nổi bật trong thời đại này
dường như đồng ý rằng người Nhật không chỉ hơn những người phương Đông khác, mà
họ còn vượt trội hơn cả người châu Âu. Những vị khách châu Âu đầu tiên rất bất ngờ về
chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ và thép rèn của Nhật. Điều này xuất phát từ việc bản
thân nước Nhật cũng khá hiếm những tài nguyên dễ kiếm ở châu Âu, đặc biệt là sắt. Do
đó, người Nhật nổi tiếng tằn tiện khi sử dụng tài nguyên; họ sử dụng những gì mình có
với một kĩ năng bậc thầy. Đồng và thép của họ là tốt nhất trên thế giới, vũ khí sắc bén

nhất, giấy cơng nghiệp thì khơng gì có thể so sánh. (4)
Những vị khách châu Âu đầu tiên rất bất ngờ về chất lượng hàng thủ công mỹ
nghệ và thép rèn của Nhật. Điều này xuất phát từ việc bản thân nước Nhật cũng khá hiếm
những tài nguyên dễ kiếm ở châu Âu, đặc biệt là sắt. Do đó, người Nhật nổi tiếng tằn tiện
khi sử dụng tài ngun; họ sử dụng những gì mình có với một kĩ năng bậc thầy. Đồng và
thép của họ là tốt nhất trên thế giới, vũ khí sắc bén nhất, giấy cơng nghiệp thì khơng gì có
thể so sánh.
Cải cách kinh tế:
Để tiếp sức cho những bước đi chính trị và quân sự của mình lúc bấy giờ,
Nobunaga đã tiến hành cải cách kinh tế, phá bỏ các rào cản thương mại bằng cách vơ
hiệu hóa những sự độc quyền truyền thống bởi đền thờ và phường hội và đề xuất các sáng
kiến bằng cách thiết lập các chợ tự do được gọi là rakuichi-rakuza.
Tiếp đó, thời kì lãnh đạo của Hideyoshi Toyotomi được đánh dấu bởi sự phát triển
một vài đế chế, kinh tế Nhật Bản có được một giai đoạn thịnh vượng và ổn định.

(4) trích

từ quyển “Historia del Principio y Progreso de la Compía de Jesús en las Indias

Orientales” được viết năm 1584 của Alessandro Valignano - là đại diện bề trên tổng
quyền tại Á Châu từ năm 1573.
15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Không lâu sau chuyến tiếp xúc đầu tiên năm 1543, tàu Bồ Đào Nha bắt đầu đến
Nhật Bản. Vào thời đó, đã có giao thương giữa Bồ Đào Nha với Goa (khoảng từ năm

1515), bao gồm 3 đến 4 thuyền vuông rời Lisbon với bạc để mua bông và gia vị ở Ấn Độ.
Trong số đó, chỉ có một thuyền đến Trung Quốc để mua lụa, cũng đổi bằng bạc Bồ Đào
Nha.
Do đó, hàng hóa của những chiếc tàu Bồ Đào Nha (thường là mỗi bốn tàu cỡ nhỏ
mỗi năm) đến Nhật Bản chở đầy hàng hóa Trung Quốc (lụa, đồ sứ). Người Nhật rất thích
những hàng hóa này, nhưng bị Hồng đế Trung Quốc cấm có bất kỳ một mối liên hệ nào
với nước mình, như là một sự trừng phạt vì nạn cướp biển Wakō. Người Bồ Đào Nha sau
đó chớp lấy cơ hội này đóng vai trò trung gian thương mại ở châu Á.
Từ khi giành được Macau năm 1557, và được Trung Quốc chính thức công nhận
là đối tác thương mại, Vua Bồ Đào Nha bắt đầu điều chỉnh thương mại với Nhật Bản,
bằng cách bán cho người trả giá cao nhất cho chuyến hàng thường niên đến Nhật, ảnh
hưởng của việc trao độc quyền thương mại cho chỉ một chiếc thuyền vuông duy nhất đến
Nhật mỗi năm. Thuyền vuông này là loại thuyền cực lớn, thường khoảng từ 1000 đến
1500 tấn, gấp đôi đến gấp ba lần kích cõ thuyền buồm tiêu chuẩn hay thuyền mành loại
lớn. Giao thương tiếp tục với một số gián đoạn cho đến năm 1638, khi nó bị cấm do cáo
buộc các con tàu này đã lén đưa các tu sĩ vào Nhật Bản.
Thương mại Bồ Đào Nha càng ngày càng bị cạnh tranh gay gắt hơn từ những tàu
buôn lậu Trung Quốc và các Châu ấn thuyền Nhật Bản từ khoảng 1592 (khoảng 10 tàu
mỗi năm), thuyền Tây Ban Nha từ Manila từ khoảng 1600 (một tàu mỗi năm), Hà Lan từ
1609, người Anh từ 1613 (khoảng một tàu mỗi năm).
1.1.2. Tình hình Triều Tiên cuối thế kỷ XVI
Triều Tiên (1392 – 1910) (phiên âm tiếng Triều Tiên: Chosŏn, Choson, Chosun,
Joseon) hay còn gọi là nhà Yi (nhà Lý), là một triều đại được thành lập bởi Triều Tiên
Thái Tổ Yi Sŏnggye (Lý Thành Quế, 이성계, 李成桂) và tồn tại hơn 5 thế kỷ. Triều đại
này được thành lập sau khi Yi Sŏnggye lật đổ nhà Koryŏ (Cao Ly, 고려, 高麗) tại
16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Kaesŏng (Khai Thành, 개성 ,開城). Khi đó, tên của vương quốc cũng được đặt lại theo
tên của vương triều và kinh đô được dời về Hanyang (Hán Thành, 한성, 漢城 - Seoul
ngày nay) và các đường biên giới phía cực bắc của vương quốc được mở rộng đến các
đường biên giới tự nhiên tại sông Yalu (Amnok hay Áp Lục, 압록, 鴨綠) và sông Duman
(Đồ Môn, 두만, 豆滿).
Trong 200 năm đầu của triều đại này, lãnh thổ miền Bắc được, diện tích đất trồng
trọt được tăng gấp hai, khoa học và kỹ thuật phát triển, chữ viết mới Hangul phù hợp với
tiếng Triều Tiên được sáng chế, và nhiều sách vở về giáo dục cơ bản được xuất bản,
trong khi hiến pháp và luật pháp được hoàn thành.
Khi xin nhà Minh sắc phong vào năm 1393, Yi Sŏnggye e nhà Minh phản đối việc
ông quyết tâm chọn quốc hiệu là Triều Tiên, nên đề xuất thêm một tên gọi khác là Hòa
Ninh (lấy từ tên trang ấp của cha mình là Lý Tử Xuân). Minh Thái Tổ sau khi biết cái tên
Triều Tiên có nguồn gốc từ chữ Triều Nhật Tiên Minh (nghĩa là “buổi sáng trong lành”)
liền quyết định chọn tên Triều Tiên, nhưng chỉ phong Yi Sŏnggye là Quyền Tri Triều
Tiên Quốc Sự. Mãi đến năm 1401, nhà Minh mới phong Lý Thái Tông là Triều Tiên
Quốc Vương.
Ngay khi triều đình mới được tuyên bố thành lập và chính thức tồn tại, Thái Tổ Yi
Sŏnggye đã gây tranh cãi trong vấn đề chọn người nối nghiệp. Mặc dù vương tử thứ năm,
Tĩnh an Đại quân Yi Pangwŏn (Lý Phương Viễn, 이방원, 李芳遠), con của Thái Tổ với
vương hậu Sinul (Thần Ý, 신의왕후, 神懿王后), là người có cơng nhiều nhất trong việc
giúp đỡ cha mình gia tăng quyền lực, Yi Pangwŏn luôn nuôi mối thâm thù với hai đồng
minh chủ chốt của cha mình trong triều, Tể tướng Chŏng Tochŏn (Trịnh Đạo Truyền,
정도전, 鄭道傳) và Nam Eun (Nam Ân, 남은, 男恩). Cả hai phía đều nhận thức được
một cách đầy đủ về sự thù địch lẫn nhau đang hiện diện giữa hai bên và luôn luôn cảm
thấy bị đe dọa. Khi sự việc rõ ràng cho thấy Yi Pangwŏn sẽ được thừa kế ngai vàng,
Chŏng Tochŏn đã dùng ảnh hưởng của mình với nhà vua để thuyết phục nhà vua nên
chọn đứa con mà Thái Tổ yêu quý nhất thay vì đứa mà Thái Tổ cho rằng tốt nhất cho
17


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

vương triều. Vào năm 1392, con trai thứ tám của Thái Tổ, tức con thứ hai của vương hậu
Sintŏk (Thần Đức, 신덕왕후, 神德王后), Nghi an Đại quân Yi Panggtŏk (Lý Phương
Thạc, 이방석, 李芳碩) được phong Thế Tử kế thừa ngai vàng. Sau cái chết bất ngờ của
vương hậu Sintŏk, và trong khi vua Thái Tổ còn đang đau buồn vì cái chết của người vợ
thứ hai này, Chŏng Tochŏn âm mưu giết chết Yi Pangwŏn và các anh em trai để đảm bảo
địa vị của mình trong triều. Vào năm 1398, biết được âm mưu này, Yi Pangwŏn lập tức
nổi loạn và đột kích vào hồng cung, giết chết Chŏng Tochŏn, thuộc hạ của ông ta và cả
hai đứa con trai của vương hậu Sintŏk quá cố. Việc này được xem là cuộc xung đột đầu
tiên của các vương tử.
Kinh hồng trước cảnh các con mình chém giết lẫn nhau vì ngai vàng, cộng với
việc suy sụp sau cái chết của vương hậu Sintŏk, Thái Tổ nhanh chóng lập người con thứ
là Vĩnh An Đại quân Yi Panggwa (Lý Phương Quả, 이방과, 李芳果) - tức vua Định
Tông làm người kế vị và Thái Tổ thối vị sau đó. Khi mới lên ngơi, Định Tơng dời đơ về

Kaesŏng vì ông cho rằng đóng đô ở đây thuận tiện hơn. Trong khi đó, Yi Pangwŏn lại
tiếp tục kế hoạch vận động để bản thân mình được trở thành thế tử kế vị ngai vàng của
anh trai. Tuy nhiên, kế hoạch của Yi Pangwŏn bị Hoài An Đại quân Yi Panggkan (Lý
Phương Cán, 이방간, 李芳幹), con trai thứ tư của vua Thái Tổ chống đối, bản thân
Phương Cán cũng mong muốn giành ngơi vị thế tử với em trai mình. Đến năm 1400, mâu
thuẫn giữa hai anh em Yi Pangwŏn và Yi Panggkan trở thành một cuộc xung đột vũ
trang đẫm máu mang tên Cuộc xung đột thứ hai của các vương tử. Cuối cùng Yi

Pangwŏn chiến thắng còn Yi Panggkan bị đày đến T'osan (Thố San, 토산, 兎山), những
người thuộc phe cánh của Phương Cán đều bị xử tử. Ngay sau đó, vua Định Tơng nhanh

chóng lập Yi Pangwŏn làm Thế tử và cùng năm ơng thối vị nhường ngơi cho Yi

Pangwŏn. Thế tử Yi Pangwŏn kế ngôi, trở thành vua Thái Tông của nhà Triều Tiên.
Trong thời kỳ đầu trị vì của vua Thái Tơng, thượng vương Thái Tổ từ chối giao
ngọc tỷ của vương gia Triều Tiên - bằng chứng của tính hợp pháp của quyền lực nhà vua
- cho Định Tông lẫn Thái Tông. Thái Tông bèn bắt đầu thực thi những chính sách hịng
18

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

chứng minh với mọi người rằng ông đủ tài năng và tư cách để trị vì Triều Tiên. Việc đầu
tiên mà Thái Tơng thực hiện là xóa bỏ những đặc quyền đặc lợi của những quan chức cao
cấp trong triều đình cũng như xóa bỏ qn đội riêng của các quý tộc phong kiến. Việc
này khiến các quý tộc Triều Tiên khó có cơ may làm loạn hơn đồng thời gia tăng đáng kể
quân số của quân đội Triều Tiên. Tiếp theo Thái Tông lại sửa đổi những pháp chế hiện
hành liên quan đến thuế má cùng với vấn đề sở hữu ruộng đất và sự ghi nhận địa vị xã hội
của người dân. Cùng với sự khai phá thêm những vùng đất chưa được biết đến trước đó,
thu nhập của quốc gia đã gia tăng gấp đơi.
Vào năm 1399, Thái Tơng đã dùng quyền hạn của mình để loại bỏ Top'yŏng
Uisasa (Ty Đơ Bình Nghị sử, 도평의사사, 都评议使司), một hội đồng điều hành chính
quyền cũ nắm giữ tồn bộ quyền lực của triều đình trong những năm cuối của triều đại
Koryŏ nhờ sự ủng hộ của Ŭijŏngbu (Phủ Nghị Chính, 의정부, 議政), một nhánh mới của
bộ máy điều hành trung ương bên cạnh nhà vua và các chỉ dụ của ông. Sau khi thông qua
hệ thống văn kiện cai trị đất nước và luật thuế, Thái Tông ban hành một sắc lệnh mới
trong đó tất cả các quyết định đã được Phủ Nghị Chính thơng qua chỉ có thể có hiệu lực
sau khi đã được nhà vua chuẩn y. Điều này đã chấm dứt lệ các vị đại thần và quân sư
trong triều quyết định bằng cách tranh luận và đàm phán với nhau còn nhà vua chỉ là

người quan sát và do đó, thơng qua thâm ý của nhà vua trong việc giành quyền điều hành
thực sự đất nước Triều Tiên, đã nâng quyền lực của hồng gia lên những tầm cao mới.
Ngay sau đó, Thái Tơng cho thiết lập một cơ quan chính quyền gọi là Shinmun (Phủ
Thần môn, 신문, 神門) để thụ lý các trường hợp dân chúng cho rằng họ bị bóc lột hay bị
quan lại hoặc quý tộc hành xử không công bằng.
Tháng 8 năm 1418, hai tháng sau khi Thái Tông thối vị, Thế Tơng kế vị ngai
vàng của cha mình. Tháng 5 năm 1419, Thế Tông, dưới sự hướng dẫn của phụ vương
Thái Tông, tổ chức chiến dịch Kỷ Hợi đông chinh tấn công nhằm tiễu trừ lực lượng hải
tặc Nhật Bản tại đảo Tsushima (tên Hán-Việt là Đối Mã, 対馬, nằm ở eo biển giữa bán
đảo Triều Tiên và Nhật Bản). Tháng 9 năm 1419, Sadamori (Trinh Thịnh), lãnh chúa của
đảo Tsushima đầu hàng quân đội Triều Tiên. Đến năm 1443, Hòa ước Quý Hợi được ký
19

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

kết, trong đó lãnh chúa của đảo Tsushima được phép thông thương với Triều Tiên sáu
mươi tàu thuyền mỗi năm, đổi lại ông ta phải tiến cống cho Triều Tiên và phải giúp đỡ
quân Triều Tiên chống lại bọn hải tặc đang cướp phá vùng bờ biển Triều Tiên khi đó.
Ở biên giới phía bắc, Thế Tơng cho thiết lập tứ quận, lục trấn (사군육진, 四郡六
鎭) để bảo vệ thần dân chống lại người Trung Quốc và người du cư Mãn Châu thù địch
sinh sống tại Mãn Châu. Năm 1433, Thế Tông cử danh tướng Kim Chongsŏ (Kim Tông
Thụy, 김종서, 金宗瑞) lên miền bắc để tiêu diệt người Mãn Châu. Chiến dịch quân sự
của tướng quân Kim Tông Thụy đã chiếm được nhiều thành trì, đẩy biên giới xa lên phía
bắc và xác lập lại lãnh thổ Triều Tiên (biên giới giữa Bắc Triều Tiên và Trung Quốc ngày
nay).
Dưới thời cai trị của Thế Tơng, Triều Tiên có nhiều tiến bộ kỹ thuật về khoa học,
tự nhiên, nông nghiệp, văn học, y học cổ truyền… Vì những thành công của ông, Thế

Tông được phong danh hiệu Đại Vương. Công trạng đáng ghi nhớ nhất của Thế Tông là
sự xây dựng hệ thống mẫu tự cho tiếng Triều Tiên (gọi là Chosongul ở Bắc Triều Tiên và
Hanggul ở Triều Tiên) vào năm 1443. Việc sử dụng kiểu mẫu tự Hanja và Hanmun trong
văn tự hằng ngày cuối cùng cũng dần chấm dứt vào nữa cuối của thế kỷ 20.
Trong thời kỳ trị vì của mình, nhà Yi củng cố sự thống trị của mình trên tồn lãnh
thổ Triều Tiên, đề cao Nho học, du nhập văn hóa Trung Hoa và sau đó Triều Tiên bước
vào thời kỳ phát triển huy hồng nhất của nền văn hóa cổ điển Triều Tiên về thương mại,
khoa học, văn học và kỹ thuật. Tuy nhiên, Triều Tiên nhanh chóng suy yếu vào cuối thế
kỷ XVI. Triều Tiên (Joseon) được cho là triều đại cai trị lâu dài nhất tại Đông Á.
Xuyên suốt lịch sử của mình, Triều Tiên thường xuyên bị cướp biển tấn công cả
trên biển và trên bộ. Lý do duy nhất để người Triều Tiên duy trì lực lượng hải qn là
nhằm đảm bảo an tồn cho thơng thương hàng hải chống lại quân cướp biển wakō (Nụy
Khấu - tức cướp biển Nhật Bản). Hải quân Triều Tiên luôn vượt trội hơn so với quân
cướp biển do sử dụng các dạng kỹ thuật tiên tiến dùng thuốc súng (ví dụ súng thần công,

20

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cung tên lửa kiểu Singijeon (thần cơ tiễn, 신기전, 神機箭) được triển khai trên Hwach’a
(hỏa xa, 화차, 火車)…).
Triều Tiên đã duy trì được một nền kinh tế khá ổn định trong những thời kỳ hịa
bình. Sau khi triều đình Triều Tiên được thành lập và hồn thiện, kinh tế cũng bắt đầu
khởi sắc. Đặc biệt dưới thời cai trị của Vua Sejong, Triều Tiên đã thành lập một hệ thống
tầng lớp xã hội rất chặt chẽ gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Vua là người ở trên đỉnh
hệ thống, ở dưới Vua có các Yangban (là những học giả có uy tín trong triều đình Triều
Tiên) và các vị quan trong triều cùng các tướng lĩnh. Tầng lớp trung lưu gồm một số

thương nhân và thợ thủ công. Đa số người trong xã hội thuộc tầng lớp thấp hơn như nông
dân và tầng lớp thấp nhất là những người nô lệ không phải trả bất kỳ khoản thuế nào cho
chính phủ. Có thời điểm, nơ lệ chiếm tới 30% dân số.
Trong các sách Trung Hoa cổ, Triều Tiên được nhắc đến như là “Cẩm tú giang
sơn” (금수강산, 錦繡江山) và “Đông phương lễ nghi chi quốc” (동방예의지국, 東方禮
儀之國). Trong suốt thế kỉ thứ 7 và thứ 8, buôn bán thương mại đường bộ và đường thủy
đã nối Triều Tiên với Ả Rập Saudi. Xưa nhất là từ năm 845, những thương gia Ả Rập đề
cập đến Triều Tiên với câu nói: “Phía bên kia biển qua khỏi Trung Quốc là một đất nước
nhiều đồi núi gọi là Silla (신라), giàu vàng”. Các tín đồ Hồi giáo từng đặt chân đến đây
đã bị đất nước này quyến rũ đến nỗi mà họ ở lại ln nơi đó và không muốn rời đi.
Trong suốt thời đại nhà Triều Tiên, tơ lụa Triều Tiên được đánh giá cao bởi Trung
Quốc và đồ gốm Triều Tiên tráng men xanh có giá trị cao ở Nhật. Người Trung Quốc
nghĩ rằng đồ sành sứ Triều Tiên có chất lượng cao, nhưng điều này chỉ đúng cho đến hết
triều đại Cao Ly. Trong suốt giai đoạn này, Triều Tiên đạt được nhiều tiến bộ trong các
nghệ thuật và đồ thủ công truyền thống, chẳng hạn như men sứ trắng, tơ lụa mịn và giấy.
Cũng trong thời gian này, tàu chiến bọc sắt đầu tiên trên thế giới, Geobukseon (hay “Tàu
con rùa”) được phát minh.
Năm 1394, miếu thờ Jongmyo được xây dựng (nay miếu thờ này tọa lạc tại Seoul
và đã được công nhận là Di sản văn hóa thế giới của UNESCO vào năm 1995), miếu
21

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×