Tải bản đầy đủ (.pdf) (132 trang)

Giới thiệu văn học việt nam cho người nước ngoài báo cáo tổng kết đề tài nckh cấp trường năm 2012

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 132 trang )

Mẫu T05
C

Đại học Quốc gia Tp.HCM
Trường Đại học KHXH&NV

Ngày nhận
hồ sơ
(Do P.QLKH-DA ghi)

BÁO CÁO TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NCKH
CẤP TRƯỜNG NĂM 2012

Tên đề tài:

GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM
CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI

Tham gia thực hiện
T
T

Học hàm, học vị,
Họ và tên

1. TS. Trần Thị Mai
Nhân
2. TS.Trần Thị Minh
Giới

Chịu


trách
nhiệm
Chủ
nhiệm
Tham gia

Điện thoại

Email

091620949 tran_mainhan09@
0
yahoo.com.vn
090800424 tranthi.minhgioi@
8
gmail.com

TP.HCM, tháng 9 năm 2013


LỜI CẢM ƠN
Trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn – ĐHQG TPHCM; Phòng Quản lý Khoa học – Dự án, Ban Chủ nhiệm khoa
Việt Nam học đã tài trợ kinh phí và tạo điều kiện giúp đỡ chúng tơi hồn thành cơng
trình này.
TPHCM ngày 07 tháng 9 năm 2013
Chủ nhiệm đề tài

Trần Thị Mai Nhân



MỤC LỤC
DẪN NHẬP ..................................................................................................................01
CHƯƠNG 1: VĂN HỌC VIỆT NAM – MỘT CÁI NHÌN CHUNG ........................03
1.1. Những bộ phận cấu thành .......................................................................................03
1.2. Cách phân kỳ văn học .............................................................................................05
1.3. Những đặc điểm cơ bản ..........................................................................................08
CHƯƠNG 2: VĂN HỌC DÂN GIAN VIỆT NAM ........................................... .........41
2.1. Khái niệm văn học dân gian…………………............................................. . ............41
2.2. Những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian Việt Nam .........................................41
2.2. Ảnh hưởng của văn học dân gian đến văn học viết ..................................................49
2.3. Các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam ............................................... ...60
CHƯƠNG 3: VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM ..................................... .............88
3.1. Những đặc điểm cơ bản ..........................................................................................88
3.2. Văn học chữ Hán ................................................................................................... 94
3.3. Văn học chữ Nôm .................................................................................................101
3.3. Tác giả - tác phẩm tiêu biểu .................................................................................. 102
KẾT LUẬN ................................................................................................................ 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 127
PHỤ LỤC ................................................................................................................... 129


1
TĨM TẮT
GIỚI THIỆU VĂN HỌC VIỆT NAM CHO
NGƯỜI NƯỚC NGỒI
Hiện nay, trong chương trình đào tạo bậc Cử nhân ngành Việt Nam học (cho đối
tượng là sinh viên nước ngoài), Văn học Việt Nam là một trong những môn học bắt buộc.
Đây là mơn học hay nhưng rất khó đối với sinh viên nước ngoài, do sự hạn chế về khả
năng ngôn ngữ. Trên cơ sở tham khảo kết quả nghiên cứu và các bộ giáo trình Lịch sử

Văn học Việt Nam của những người đi trước, cơng trình Giới thiệu Văn học Việt Nam
cho người nước ngoài tập trung giới thiệu những vấn đề cơ bản của Văn học Việt Nam,
từ văn học dân gian đến văn học Trung đại. Cụ thể, nội dung cơng trình được sắp xếp
thành 3 chương như sau:
Chương 1: Văn học Việt Nam – một cái nhìn chung: Chương này trình bày những
thành phần cấu tạo, phân kỳ văn học, những đặc điểm cơ bản của văn học Việt Nam.
Chương 2: Văn học dân gian Việt Nam: Chương này giới thiệu những đặc trưng
của văn học dân gian, những thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam và một số tác
phẩm tiêu biểu.
Chương 3: Văn học trung đại Việt Nam (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX): Chương
này giới thiệu những đặc điểm cơ bản của văn học trung đại, văn học chữ Hán, văn học
chữ Nôm và một số tác giả tác phẩm tiêu biểu.
Ngồi ra, cơng trình cịn có phần Phụ lục, giới thiệu niên biểu lịch sử văn học Việt
Nam (từ thế kỷ X đến đầu thế kỷ XX).


2
ABSTRACT
INTRODUCTION VIETNAMESE LITERATURE
FOR FOREIGNERS
Currently, in the training for Vietnamese Bachelor of school (for an audience of
foreign students), Vietnamese Literature is one of the compulsory subjects. This is a
good subject but it is difficult for foreign students, due to limited language skills. On the
basis of reference to the research results and the syllabus Vietnamese literature History
of the previous studies, Introduction Vietnamese Literature for foreigners focus on
introducing the basics of Vietnamese literature, from folk literature to medieval
literature. Specifically, the content is organized into the following three chapters:
Chapter 1: Vietnamese Literature - an overview: This chapter presents the
composition, the division of literary periods, the basic characteristics of Vietnamese
literature.

Chapter 2: Vietnamese Folk Literature: This chapter introduces the characteristics
of Vietnamese Folk Literature, the category of Vietnamese Folk Literature and some
typical works.
Chapter 3: Vietnamese medieval Literature (from the 10th century to the end of
the 19th century): This chapter introduces the basic characteristics of Vietnamese
medieval literature, Han characters literature, Nom characters literature and some authors
typical works.
In addition, the work also introduces the Chronicle of Vietnamese literary history
(from the 10th century to the early of the 20th century).


3
DẪN NHẬP

Từ buổi bình minh của lịch sử dân tộc đến nay, nhân dân Việt Nam không ngừng
đấu tranh chống thiên tai, địch họa; cần cù lao động để tô thắm và gìn giữ non sơng, đất
nước bền vững đến mn đời. Chính vì vậy, khi viết về Lịch sử Việt Nam, các tác giả đã
không giấu được tự hào mà khẳng định rằng: “Đất nước này, dân tộc này cũng như cậu
bé làng Gióng, vừa mới có ý thức thì hai vai đã gánh nặng hai nhiệm vụ: làm ăn và đánh
giặc. Và chính vì vậy mà dân tộc Việt Nam sớm đã được tôi luyện trong ý thức dựng
nước và giữ nước, hai mặt này gắn bó với nhau, thể hiện cụ thể trong tư thế vừa sản xuất
vừa chiến đấu. Đó là hai mặt cơ bản nhất trong nội dung “đời sống xã hội của nhân dân
ta”1.
Do tồn tại và phát triển gắn liền với lịch sử dân tộc – một lịch sử dài, nhiều biến
đổi thăng trầm nên văn học Việt Nam cũng trải qua nhiều biến đổi thăng trầm và có sự
giao lưu, tiếp nhận ảnh hưởng từ nhiều hệ tư tưởng lớn và nhiều nền văn học lớn. Nhưng
với bề dày lịch sử văn hóa, với một nội lực riêng, văn học Việt Nam không ngừng vươn
lên, khẳng định được bản sắc riêng của mình và ln tìm tịi đổi mới, hịa vào dịng chảy
chung của văn học thế giới.
Thực hiện cơng trình này, chúng tôi muốn cung cấp cho sinh viên, các nhà nghiên

cứu nước ngồi một cái nhìn tổng qt về lịch sử văn học Việt Nam, những tác giả tác
phẩm tiêu biểu. Trên cơ sở đó, những người quan tâm tìm hiểu, nghiên cứu văn học Việt
Nam có thể đi sâu tìm hiểu những vấn đề về đặc điểm văn học, tiến trình vận động, tác
giả, tác phẩm… trong tương quan so sánh với văn học của các quốc gia có những điểm
tương đồng về văn hóa, lịch sử. Qua cơng trình, bạn đọc nước ngồi cũng hiểu sâu sắc
hơn về lịch sử, văn hóa và con người Việt Nam.
Vì thời gian có hạn nên trong cơng trình này, chúng tơi chỉ giới thiệu những vấn
đề chung về Lịch sử văn học Việt Nam (các thành phần cấu tạo, vấn đề phân kỳ văn học,
những đặc điểm cơ bản), Văn học dân gian Việt Nam và Văn học trung đại Việt Nam.
Phần giới thiệu Văn học hiện đại Việt Nam, chúng tơi sẽ thực hiện trong một cơng trình
khác.
Nội dung cơng trình được cấu trúc gồm 3 chương:


4
Chương 1: Văn học Việt Nam – Một cái nhìn chung
Chương này trình bày những vấn đề chung về lịch sử Văn học Việt Nam như:
những bộ phận cấu thành phần, vấn đề phân kỳ văn học, những đặc điểm cơ bản.
Chương 2: Văn học dân gian Việt Nam
Chương này trình bày những vấn đề cơ bản về Văn học dân gian Việt Nam như:
khái niệm văn học dân gian, những đặc trưng cơ bản của văn học dân gian, quan hệ giữa
văn học dân gian và văn học viết và các thể loại chính của văn học dân gian Việt Nam.
Chương 3: Văn học Trung đại Việt Nam
Trong chương này, chúng tôi giới thiệu hai bộ phận văn học chính: văn học chữ
Hán, văn học chữ Nơm; những đặc điểm cơ bản của văn học Trung đại và một số tác giả
tác phẩm tiêu biểu: Nguyễn Trãi, Lê Thánh Tông và Hội Tao đàn, Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Nguyễn Du, Hồ Xn Hương, Nguyễn Khuyến, Tú Xương, Nguyễn Đình Chiểu.
Ngồi ra, cơng trình cịn có phần Phụ lục giới thiệu Niên biểu Lịch sử văn học Việt
Nam.


1

Dẫn theo Lê Trí Viễn, Giáo trình tổng quan văn chương Việt Nam, Nxb Giáo dục, 2005, tr.10 -11.


5

Chương 1: VĂN HỌC VIỆT NAM - MỘT CÁI NHÌN CHUNG

1. Văn học dân gian
2. Văn học chữ Hán

Nhắc đến lịch sử dân tộc Việt Nam, người ta thường nhắc
đến truyền thống bốn ngàn năm dựng nước và giữ nước.
Lịch sử ấy đã soi bóng vào văn học và làm nên những đặc

3. Văn học chữ Nôm

điểm vừa phong phú, vừa rất đặc trưng cho lịch sử văn học
Việt Nam.

4. Văn học chữ
Quốc ngữ

Tuy nhiên, quá trình vận động, phát triển của văn học Việt Nam cũng vì thế mà
trở nên phức tạp. Vì vậy, tìm hiểu lịch sử văn học Việt Nam, chúng ta cần phải tìm hiểu
trên nhiều phương diện, từ những bộ phận văn học cấu thành, cách phân kỳ văn học cho
đến những đặc điểm cụ thể, mang tính đặc trưng.
1. NHỮNG BỘ PHẬN CẤU THÀNH
1.1. Văn học dân gian và văn học viết:

Cũng như nhiều quốc gia trên thế giới, đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc Việt
Nam được bắt đầu và kết tinh trên cơ sở lời ăn, tiếng nói – những sản phẩm
tinh thần của nhân dân. Khi xã hội phát triển, khi con người đã có phương tiện ghi lại
những cảm xúc, suy nghĩ, quan niệm… của mình, văn học thành văn mới ra đời. Vì vậy,
văn học Việt Nam được cấu tạo từ hai thành phần văn học chính: văn học dân gian và
văn học viết. Cách xác định này dựa trên phương thức sáng tác và lưu truyền của văn học
(truyền miệng và thành văn).
Văn học dân gian Việt Nam ra đời từ rất sớm và tồn tại cho đến ngày nay. Từ lâu,
dân tộc Việt Nam đã xem văn học dân gian là nền tảng, là cơ sở để phát triển nền văn học
viết. Văn học dân gian là nơi kết tinh những nguồn tư tưởng lớn (yêu nước, nhân đạo,
thẩm mĩ), là nơi kết tinh những tình cảm lớn (tình yêu quê hương, tình cảm gia đình, tình
u đơi lứa…). Văn học dân gian cũng là kho tàng tri thức, là kho kinh nghiệm sống đã
được nhân dân lao động đúc kết qua hàng ngàn năm. Từ thuở còn thơ, dường như mỗi
con người Việt Nam đều được tắm mình trong bầu khơng khí của ca dao dân ca, của
những câu chuyện cổ tích, qua lời kể của bà, lời ru à ơi của mẹ. Chính vì vậy, văn học
dân gian đã trở thành bầu sữa ngọt ngào nuôi dưỡng tâm hồn của con người Việt Nam


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6
qua nhiều thế hệ. Đó là lý do vì sao, khi đã có văn học viết, văn học dân gian vẫn tồn tại
và phát triển. Không những vậy, văn học dân gian cịn có ảnh hưởng rất lớn đến văn học
viết. Sự thâm nhập, hòa quyện của văn học dân gian vào văn học viết qua từng thời kỳ đã
khiến cho bộ phận văn học này trở nên gần gũi hơn, thiêng liêng hơn và mang đậm tính
dân tộc hơn.
Văn học viết Việt Nam chính thức ra đời từ thế kỷ X và ngày càng phát triển, giữ
vai trò quan trọng trong nền văn học dân tộc. Thành phần văn học này bao gồm văn học
chữ Hán, văn học chữ Nôm, văn học chữ Quốc ngữ và một bộ phận rất ít văn học viết
bằng chữ Pháp (Bộ phận văn học này xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX, do các

tác giả Việt Nam sáng tác trong nước hoặc nước ngoài như Nguyễn Văn Xiêm, Phạm
Văn Ký, Nguyễn Phan Long, Nguyễn Ái Quốc… Trong đó, Nguyễn Ái Quốc được xem
là “một trong những nhà văn Pháp ngữ Việt Nam khơng những sớm nhất mà cịn thành
công nhất” (Alain Guillemin – chuyên gia hàng đầu của Pháp về văn học Pháp ngữ ở Việt
Nam). Những tác phẩm tiêu biểu viết bằng tiếng Pháp của Nguyễn Ái Quốc là truyện, ký
và tiểu phẩm, sáng tác trong thời gian tác giả sống và hoạt động cách mạng trên đất Pháp:
Paris, Lời than vãn của bà Trưng Trắc, Con người biết mùi hun khói (1922), Vi hành
(1923), Những trị lố hay Varen và Phan Bội Châu (1925), Bản án chế độ thực dân Pháp
(xuất bản 1925 – 1926) v.v… Sự có mặt của bộ phận văn học viết bằng chữ Pháp đã góp
phần làm phong phú hơn cho văn học Việt Nam). Sở dĩ có nhiều bộ phận văn học như
vậy là do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt của Việt Nam. Trong quá trình dựng nước và giữ
nước, Việt Nam luôn bị ngoại xâm đe dọa, luôn đứng trước nguy cơ bị “đồng hóa”.
1.2. Văn học dân tộc Kinh và văn học các dân tộc ít người:
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc. Ngoài dân tộc Kinh (chiếm 80% dân số) chủ
yếu sống ở đồng bằng, Việt Nam cịn có trên 50 dân tộc anh em sống rải rác khắp nơi trên
đất nước Việt Nam, chủ yếu là các vùng miền núi. Mỗi dân tộc có một tiếng nói riêng, có
một nền văn học riêng, góp phần làm phong phú thêm kho tàng văn học Việt Nam. Xét
trên đặc điểm này, văn học Việt Nam được cấu tạo bởi hai thành phần chính: Văn học của
người Kinh và văn học của các dân tộc ít người. Trong đó, văn học của người Kinh phát
triển cao hơn, đạt nhiều thành tựu rực rỡ hơn. Nhiều tác phẩm văn học của người Kinh
xứng đáng được xem là kiệt tác, là những áng “thiên cổ hùng văn” (Truyện Kiều, Bình
Ngơ đại cáo…). Nhiều tác giả văn học của người Kinh trở thành danh nhân văn hóa của

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7
Việt Nam và thế giới (Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh…). Vì

vậy, trong lịch sử văn học Việt Nam, văn học của người Kinh giữ vai trò chủ đạo.
Tuy nhiên, làm nên sự phong phú, đa dạng cho văn học Việt Nam không thể
khơng kể đến vai trị của bộ phận văn học các dân tộc thiểu số. Phần lớn, những tác phẩm
có giá trị của bộ phận văn học này đều thuộc thành phần văn học dân gian. Điều đặc biệt
là bộ phận văn học của các dân tộc thiểu số đã đóng góp cho văn học Việt Nam những tác
phẩm sử thi có giá trị (bộ phận văn học của người Kinh khơng có tác phẩm thuộc thể loại
này). Đó là Sử thi Đam San, Xinh Nhã, Đam Di của dân tộc Ê đê (Tây Nguyên); mo Đẻ
đất đẻ nước của người Mường (Thanh Hóa, Hịa Bình)… hay các truyện thơ Tiễn dặn
người yêu (Xống chụ xôn xao) của dân tộc Thái ở Tây Bắc; Vượt biển (Khăm hải) của dân
tộc Tày Nùng ở Việt Bắc v.v…
Nền văn học viết của các dân tộc ít người hình thành và phát triển sau 1945, chủ
yếu viết bằng chữ quốc ngữ. Cho đến nay, nhiều cây bút trong nền văn học viết của các
dân tộc thiểu số đã vươn lên, để lại dấu ấn trong nền văn học Việt Nam như: Nông Quốc
Chấn, Bàn Tài Đoàn, Y Phương, Vi Hồng, Bạc Văn Ùi v.v…
2. CÁCH PHÂN KỲ VĂN HỌC
Mục đích của việc phân kỳ lịch sử văn học một dân tộc là để nhìn thấy được quá
trình phát triển của lịch sử văn học dân tộc đó. Lịch sử văn học Việt Nam có q trình
phát triển khá phức tạp, gắn liền với những bước thăng trầm của lịch sử. Vì vậy, vấn đề
phân định các giai đoạn phát triển của lịch sử văn học Việt Nam cũng khá phức tạp,
thường gây ra những ý kiến trái ngược nhau. Tuy nhiên, về cơ bản, có thể tìm ra sự thống
nhất trong quan điểm của các nhà nghiên cứu văn học.
Trước đây, trong giới nghiên cứu văn học tồn tại nhiều cách phân kỳ lịch sử văn
học Việt Nam. Có khi, người ta phân kỳ theo các triều đại phong kiến, và tên gọi của giai
đoạn văn học thường là tên gọi của triều đại phong kiến đó. Chẳng hạn, có thể phân định:
văn học đời Lý, văn học đời Trần- Hồ, văn học đời Lê, văn học triều Nguyễn v.v… Tất
nhiên, cách phân kỳ này chỉ tồn tại trong 10 thế kỷ văn học viết thời phong kiến.
Trong thực tế, có khi người ta lại gọi tên các giai đoạn văn học theo thế kỷ. Vì
vậy, những thuật ngữ văn học thế kỷ X, văn học thế kỷ XV, văn học thế kỷ XVIII hay
văn học thế kỷ XIX xuất hiện.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8
Đặc biệt, cách phân kỳ văn học dựa trên các hình thái xã hội trong sự phát triển
của lịch sử Việt Nam là cách phân kỳ được sử dụng phổ biến. Theo quan điểm này, lịch
sử văn học Việt Nam được chia thành 4 giai đoạn:
Giai đoạn thứ nhất: Văn học Việt Nam trong buổi đầu mở nước và thời Bắc thuộc
(thế kỷ X trở về trước).
Giai đoạn thứ hai: Văn học Việt Nam trong thời kỳ xây dựng quốc gia phong kiến
độc lập (từ thế kỷ X đến năm 1858).
Giai đoạn thứ ba: Văn học Việt Nam từ thời Pháp thuộc đến khi giành được độc
lập (từ năm 1858 đến khi cách mạng tháng Tám thành công – 1945).
Giai đoạn thứ tư: Văn học Việt Nam từ sau khi giành được độc lập, thành lập nước
Việt Nam dân chủ cộng hòa (từ tháng 8/1945 đến nay).
Cách phân kỳ văn học này chủ yếu dựa trên cơ sở các mốc lịch sử quan trọng. Ví
dụ. mốc 1858 là mốc thực dân Pháp nổ tiếng súng đầu tiên vào cảng Đà Nẵng, mở đầu
công cuộc xâm lược Việt Nam, nhưng về văn học, thời điểm này, văn học Việt Nam chưa
có sự chuyển biến về nội dung cũng như nghệ thuật, hay nói cách khác vẫn chưa thốt
khỏi phạm trù văn học trung đại. Vì vậy, các nhà nghiên cứu có sự thay đổi trong cách
phân kỳ lịch sử văn học Việt Nam.
Hiện nay, dựa vào mối quan hệ giữa văn chương với lịch sử, đặc biệt là căn cứ vào
bản thân sự phát triển của văn học (về nội dung tư tưởng, hình thức nghệ thuật, về quan
niệm nghệ thuật…), các nhà nghiên cứu chia văn học viết Việt Nam thành ba thời kỳ lớn:
Thời kỳ thứ nhất: Văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX.
Thời kỳ thứ hai: Văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng tháng Tám – 1945.
Thời kỳ thứ ba: Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám – 1945 đến nay.
Ba thời kỳ văn học này gắn liền với hai phạm trù lớn: Văn học trung đại và Văn

học hiện đại. Trong đó, văn học từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX (thuộc phạm trù trung
đại), phát triển trong sự giao lưu văn hóa, văn học với nhiều nước trong khu vực và chịu
ảnh hưởng sâu sắc nền văn học của các quốc gia đó, đặc biệt là văn học Trung Quốc.
Trong thời kỳ này, văn học Việt Nam đã tiếp thu ba hệ tư tưởng lớn: Phật giáo, Đạo giáo
và Nho giáo. Về chữ viết, văn học Việt Nam thời kỳ này sáng tác bằng chữ Hán và chữ
Nơm nên cịn gọi là nền văn học Hán – Nôm. Văn học từ đầu thế kỷ XX đến Cách mạng
tháng Tám – 1945 phát triển trong hồn cảnh đất nước bị thực dân Pháp đơ hộ nên có sự

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9
giao lưu văn hóa, văn học với các nước phương Tây, đặc biệt là Pháp. Tiếp thu ảnh
hưởng của văn học Pháp và xuất phát từ nhu cầu đổi mới của công chúng văn học lúc bấy
giờ, văn học Việt Nam thoát dần hệ thống thi pháp của văn học trung đại, bước vào con
đường hiện đại hóa và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ. Vì vậy, văn học thời kỳ này thuộc
phạm trù văn học hiện đại. Về chữ viết, các nhà văn, nhà thơ đã sử dụng chữ Quốc ngữ
để sáng tác văn học. Văn học từ sau Cách mạng tháng Tám – 1945 đến nay phát triển
trong hồn cảnh đất nước có chiến tranh (kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ)
và phát triển trong hoàn cảnh đất nước thống nhất, xây dựng hịa bình (1975 - nay). Do
chịu sự chi phối của lịch sử, văn học thời kỳ này mang tính chất hoàn toàn khác với văn
học thời kỳ trước (thời kỳ thứ 2) nhưng vẫn trong xu hướng hiện đại hóa nền văn học dân
tộc nên vẫn thuộc phạm trù văn học hiện đại. Đặc biệt, từ sau 1975, trong xu hướng mở
cửa, giao lưu với thế giới, văn học Việt Nam đã có sự đổi mới đáng kể, có xu hướng hòa
nhập vào dòng chảy của văn học hiện đại thế giới.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10
Sơ đồ các thành phần cấu tạo của lịch sử văn học Việt Nam

VĂN HỌC VIỆT NAM

Văn học người
Kinh
dân gian

Văn học dân gian

Trữ tình
dân
gian
(Ca
dao,
Dân ca)

Tự sự dân
gian (Thần
thoại,
Truyền
thuyết, Cổ
tích, Ngụ
ngơn,
Truyện
cười)


Triết lý
dân
gian
(Tục
ngữ,
câu đố)

Văn học các dân
tộc ít người

Văn học viết

Sân
khấu
dân
gian
(Chèo,
Tuồng
đồ)

Văn

Văn

Văn

học chữ

học chữ


học chữ

Hán

Nôm

Quốc
ngữ

VH trung đại
(từ TKX-XIX)

VH hiện đại
(từ TK XX - nay)

3. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC VIỆT NAM
Tùy hoàn cảnh ra đời và phát triển mà nền văn học của mỗi dân tộc có những đặc
điểm, đặc trưng riêng. Không kể thành phần văn học dân gian, nền văn học viết Việt Nam
có lịch sử phát triển hơn mười thế kỷ (từ thế kỷ X đến nay). Mười thế kỷ văn học đó tồn
tại và phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử rất khác nhau. Tuy nhiên, lịch sử phát
triển của văn học vẫn mang những đặc điểm chung cơ bản.
Trước đây, một số nhà nghiên cứu đã tiến hành khảo sát rất kỹ tiến trình vận động
và những thành tựu của văn học Việt Nam qua các thời kỳ, đồng thời cũng đã rút ra
những đặc điểm cơ bản của lịch sử văn học Việt Nam. Trong đó, đáng kể nhất là cơng
trình Đặc điểm lịch sử văn học Việt Nam của Giáo sư Lê Trí Viễn. Đây là cơng trình có
cái nhìn bao quát về toàn bộ lịch sử văn học Việt Nam, từ văn học dân gian đến văn học
viết (trung đại và hiện đại). Trong cơng trình này, tác giả đã phát hiện và lý giải một số
đặc điểm cơ bản, có tính qui luật của lịch sử phát triển văn học Việt Nam.
Trong phạm vi một cơng trình biên soạn nhằm phục vụ cho việc học tập và nghiên

cứu của đối tượng là người nước ngồi, chúng tơi chỉ giới thiệu ba đặc điểm, mà theo

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11
chúng tơi, có thể cung cấp cái nhìn khái quát về đặc điểm của lịch sử văn học Việt Nam.
Đó là:
- Văn học Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử dân tộc Việt Nam.
- Văn học Việt Nam luôn phản chiếu đời sống tâm hồn, tư tưởng tình cảm của con
người Việt Nam.
- Văn học Việt Nam phát triển với sự vận động của hai dòng tư tưởng lớn: yêu
nước và nhân đạo.
3.1. Văn học Việt Nam gắn bó chặt chẽ với lịch sử dân tộc Việt Nam
Có thể nói, trên thế giới, hiếm có dân tộc nào mà lịch sử dân tộc gắn liền với lịch
sử của những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm như dân tộc Việt Nam. Bốn ngàn năm
dựng nước và giữ nước, không phút nào nhân dân Việt Nam “lơi đi” thanh gươm chiến
đấu. Chính vì vậy, lịch sử ấy đã in dấu ấn rất đậm nét lên nền văn học dân tộc. Có thể
thấy rõ điều này qua từng thời kỳ phát triển của văn học Việt Nam (từ thời dựng nước
đến nay).
Trước hết, trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay đã xuất hiện một dòng văn học
đặc biệt mà khơng phải dân tộc nào cũng có – dòng văn học yêu nước, chống ngoại xâm.
Ngay từ thời dựng nước, văn học dân gian Việt Nam đã lưu lại những câu chuyện kỳ lạ
về những vị anh hùng giàu lịng u nước, sẵn sàng xả thân vì đất nước mà khơng hề tính
tốn thiệt hơn. Câu chuyện về người anh hùng làng Gióng (truyện Thánh Gióng) là bài ca
bất hủ về tinh thần yêu nước Việt Nam. Cậu bé làng Gióng được sinh ra một cách kỳ lạ,
lớn lên một cách kỳ lạ và ra trận cũng rất kỳ lạ. Lên ba tuổi khơng biết nói, biết cười
nhưng nghe đất nước lâm nguy, cậu bé liền bật ra tiếng nói. Và tiếng nói đầu tiên ấy lại là

tiếng nói về lịng u nước, địi đánh giặc cứu nước. Kỳ lạ thay, sau khi đánh giặc và
chiến thắng một cách oai hùng, tráng sĩ ấy đã bỏ lại tất cả, một mình một ngựa bay thẳng
lên trời biến mất. Đó là sự hy sinh cao cả, vơ tư nhất của con người Việt Nam khi đất
nước lâm nguy. Họ sẵn sàng hy sinh mà khơng hề địi hỏi Tổ quốc phải ghi công.
Văn học viết thời trung đại đã phản ánh một cách chân thực và hùng hồn lịch sử
Việt Nam thời phong kiến. Đó là tinh thần đấu tranh quật cường của quân dân nhà Trần
trong ba cuộc kháng chiến chống qn Ngun Mơng. Đó là những chiến thắng oanh liệt
trên sông Như Nguyệt, là những trận thắng nơi ải Chi Lăng, trận Chương Dương, Hàm
Tử, Đống Đa… Qua những chiến công vang dội ấy, văn học khắc họa chân dung của

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12
những con người Việt Nam với bản lĩnh và tinh thần Việt Nam. Đó là những Bà Trưng,
Bà Triệu; những Nguyễn Trãi, Lê Lợi, Quang Trung v.v… để làm gương sáng soi mãi
đến muôn đời sau.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, văn học lại làm nhiệm vụ
cổ vũ, động viên tinh thần quân dân. Chủ nghiã yêu nước được phát huy cao độ trong văn
học thời kỳ này. Người đọc bắt gặp hình ảnh con người Việt Nam đủ mọi lứa tuổi, mọi
giới tính (già, trẻ, gái, trai) cùng hăng hái lên đường. Nội dung yêu nước trong văn học
càng phong phú hơn với những bài ca ngợi ca lòng yêu nước của con người Việt Nam,
của dân tộc Việt Nam:
Ôi Việt Nam xứ sở lạ lùng!
Đến em thơ cũng hóa anh hùng
Đến ong dại cũng luyện thành chiến sĩ
Và hoa trái cũng biến thành vũ khí.
(Tố Hữu)

Mặt khác, mối quan hệ gắn bó chặt chẽ giữa văn học Việt Nam với lịch sử dân tộc
Việt Nam còn thể hiện ở việc trong văn học Việt Nam tồn tại một mảng văn học đặc biệt:
văn học được sáng tác trong tù. Đó là những tác phẩm văn học được sáng tác bởi những
nhà văn, nhà thơ đồng thời là chiến sĩ. Họ bị tra tấn, tù đày nhưng vẫn dùng văn học làm
vũ khí chiến đấu, tuyên truyền cách mạng. Với những con người ấy, kẻ thù chỉ có thể
giam cầm thân xác họ chứ khơng thể giam giữ được tâm hồn họ.
Chính mảng thơ văn trong tù này đã góp phần làm phong phú hơn, sâu sắc hơn nội
dung yêu nước và cách mạng trong văn học Việt Nam. Những tác phẩm ra đời gắn liền
với tù đày xương máu ấy đã trở thành những viên ngọc quí trong kho tàng văn học Việt
Nam: Hải ngoại huyết thư (Phan Bội Châu), Từ ấy (Tố Hữu), Nhật ký trong tù (Hồ Chí
Minh) v.v…
Một điều rất dễ nhận ra nữa về mối quan hệ giữa văn chương và lịch sử là trong
văn học Việt Nam tồn tại và phát triển bộ phận văn học chữ Hán. Điều này có nguyên
nhân từ quan hệ lịch sử đặc biệt giữa Việt Nam và Trung Quốc. Hơn một ngàn năm, Việt
Nam bị phong kiến phương Bắc thống trị. Trong suốt thời gian dài ấy, giai cấp thống trị
phương Bắc muốn “Hán hóa” Việt Nam về mọi mặt. Nhân dân Việt Nam đã thốt ra khỏi
sự “đồng hóa” ấy để giữ vững bản sắc văn hóa của dân tộc, mình. Nhưng mặt khác, họ

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13
vẫn tiếp thu những tinh hoa văn hóa ấy để làm giàu có cho vốn văn hóa của dân tộc mình,
trong đó có việc mượn chữ Hán làm văn tự chính trong giao tiếp cũng như trong sáng tác
văn học.
Tóm lại, qua một số chi tiết nổi bật về nội dung cũng như hình thức nghệ thuật của
văn học qua nhiều thời kỳ, chúng ta có thể khẳng định trong quá trình phát triển, văn học
Việt Nam gắn bó rất chặt chẽ với lịch sử dân tộc Việt Nam.

3.2.

Văn học phản chiếu đời sống tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của con

người Việt Nam
Văn học là loại hình nghệ thuật đặc biệt – nghệ thuật ngôn từ. Văn học mọi thời
đại, mọi dân tộc đều lấy con người làm đối tượng trung tâm để phản ánh và biểu hiện.
Khơng có văn học đứng ngồi con người. Vì vậy, tất cả đời sống tinh thần, tư tưởng, tình
cảm, quan điểm… của con người đều được phản chiếu vào tấm gương văn học, để qua
đó, đem lại cho người đọc những xúc cảm thẩm mĩ, những bài học về đạo đức, nhân sinh.
Nói đến chức năng của văn học, nhà văn M.X. Gorki đã có một câu nói bất hủ: “Văn học
là nhân học”. Quả thật, văn học là một khoa học nghiên cứu về con người.
Văn học Việt Nam qua từng thời kỳ lịch sử đã phản ánh chân thực và sinh động
đời sống tinh thần và phong cách thẩm mĩ của con người Việt Nam. Qua văn học, người
đọc có thể tìm thấy những nét đặc trưng nhất, nổi bật nhất về đời sống tâm hồn, tư tưởng,
tình cảm của con người Việt Nam như: yêu quê hương, đất nước; u gia đình; có ý thức
trách nhiệm cao với cộng động, dân tộc; thông minh, cần cù; lạc quan; có tinh thần đồn
kết, nhân hậu, thủy chung v.v…
3.2.1. Yêu quê hương, đất nước; có ý thức trách nhiệm cao với cộng đồng, dân tộc
Đây là một phẩm chất đáng quí của con người Việt Nam. Phẩm chất này đã trở
thành nguồn cảm hứng cho nhiều thế hệ nhà văn, nhà thơ. Từ xưa, tình yêu quê hương
đất nước của con người Việt Nam đã được thể hiện rất phong phú qua văn học dân gian.
Đó là lịng tự hào về phong cảnh xinh đẹp, hữu tình của mỗi miền đất nước. Đó cịn là ý
thức đồn kết, là tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước (Thánh Gióng,
An Dương Vương xây thành Cổ Loa, Truyền thuyết về Hai Bà Trưng…).
Trong văn học trung đại, tình cảm yêu nước của con người Việt Nam được biểu
hiện khá phong phú và sâu sắc. Người Việt Nam từng dõng dạc khẳng định:
Sông núi nước Nam vua Nam ở.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14
Vằng vặc sách trời chia xứ sở…
(Sông núi nước Nam – Lý Thường Kiệt)
Hay:
Như nước Đại Việt ta từ trước
Vốn xưng văn hiến đã lâu
Núi sông bờ cõi đã chia
Phong tục Bắc Nam cũng khác...
(Bình Ngơ đại cáo – Nguyễn Trãi)
Không những ý thức sâu sắc về chủ quyền, lãnh thổ; về văn hóa, truyền thống của
dân tộc, con người Việt Nam còn sẵn sàng một tinh thần chiến đấu quật cường để bảo vệ
chủ quyền, lãnh thổ ấy:
Cớ sao lũ giặc sang xâm phạm
Chúng bay sẽ bị đánh tơi bời!
(Sơng núi nước Nam – Lý Thường Kiệt)
Lịng yêu nước của con người Việt Nam được phát huy cao độ và thể hiện sâu sắc
trong văn học thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, trong xây dựng hịa bình và
chủ nghĩa xã hội. Đọc văn học thời kỳ này, người đọc dễ dàng nhận ra phẩm chất tốt đẹp
ấy qua hàng loạt những tác phẩm ngợi ca tinh thần ngoan cường, bất khuất của con người
Việt Nam: Đất nước của Nguyễn Đình Thi, Tây Tiến của Quang Dũng, Bên kia sơng
Đuống của Hồng Cầm, Mẹ Suốt, Người con gái Việt Nam của Tố Hữu, Đất quê ta mênh
mơng của Dương Hương Ly, Hịn Đất của Anh Đức v.v… Chiến tranh có sức tàn phá rất
khốc liệt nhưng với lịng u nước sâu sắc, với ý chí ngoan cường, nhân dân Việt Nam
vẫn vượt lên gian lao nguy hiểm để chiến đấu và chiến thắng.
Có thể nói, tình cảm yêu nước và ý thức trách nhiệm đối với đất nước đã trở thành
truyền thống lâu đời của dân tộc Việt Nam. Truyền thống ấy như âm vang trong từng

mạch đất, luôn vọng về để nhắc nhở muôn đời con cháu mai sau:
Nước chúng ta.
Nước những người chưa bao giờ khuất.
Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất,
Những buổi ngày xưa vọng nói về…
(Đất nước – Nguyễn Đình Thi)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15
3.2.2. Đồn kết, ý thức gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội:
Con người Việt Nam còn in dấu ấn vào văn học qua tinh thần đồn kết, có ý thức
gắn bó giữa cá nhân với cộng đồng, xã hội. Từ ngàn xưa, khi đất nước bị xâm lăng,
người dân đã thể hiện khát vọng có một vị anh hùng ra đánh giặc cứu nước. Khi người
anh hùng làng Gióng xuất hiện, nhân dân đã đóng góp lương thực, thực phẩm để đáp ứng
nhu cầu ăn “bảy nong cơm, ba nong cà” của cậu bé. Đó cũng là bài học sâu sắc về tinh
thần đoàn kết mà ông cha ngày xưa muốn nhắn gửi đến các thế hệ sau.
Trong những năm tháng đất nước có chiến tranh, con người Việt Nam càng ý thức
sâu sắc hơn về tinh thần đồn kết, về vai trị của từng cá nhân đối với xã hội. Đó chính là
một trong những yếu tố làm nên sức mạnh để chiến thắng kẻ thù. Trong bài thơ Đất nước
(trích trường ca Mặt đường khát vọng), Nguyễn Khoa Điềm cũng đã thể hiện một cách
xúc động tình cảm ấy:
Khi hai đứa cầm tay
Đất nước trong ta hài hòa nồng thắm.
Khi chúng ta cầm tay mọi người,
Đất nước vẹn tròn, to lớn…
Em ơi em

Đất nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất nước muôn đời.
(Nguyễn Khoa Điềm)
3.2.3. Nhân hậu, thủy chung:
Đây cũng là một trong những nét đẹp trong đời sống tâm hồn, tình cảm của con
người Việt Nam. Điều này có thể tìm thấy trong văn học Việt Nam, từ văn học dân gian
đến văn học viết.
Trong buổi đầu dựng nước, con người Việt Nam phải đương đầu với rất nhiều khó
khăn. Họ phải chống lại thiên tai, địch họa, thiên nhiên khắc nghiệt để giành lấy sự sống.
Vì vậy, họ phải thương yêu, đùm bọc lẫn nhau, cùng nhau chia ngọt sẻ bùi. Dù hồn cảnh
có đổi thay, tình cảm của họ vẫn khơng dễ dàng thay đổi. Đó là biểu hiện rõ nhất của lối
sống nhân hậu, nghĩa tình. Văn học dân gian Việt Nam có nhiều câu ca thể hiện điều đó:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16
Bầu ơi thương lấy bí cùng
Tuy rằng khác giống nhưng chung một giàn.

Một thuyền, một bến, một dây
Ngọt bùi ta hưởng, đắng cay ta chịu cùng.
Lòng nhân hậu, lối sống nghĩa tình của con người Việt Nam cịn thể hiện ở khát
vọng đem lại sự công bằng cho những con người “thấp cổ bé miệng” trong xã hội. Trong
những truyện cổ tích, người bình dân xưa thường tưởng tượng ra hình ảnh những ơng
Bụt, ơng Tiên để cứu giúp những người bất hạnh. Kết thúc tác phẩm, những con người

nghèo khổ, bất hạnh bao giờ cũng được hưởng cuộc sống giàu sang, hạnh phúc (Truyện
Tấm Cám, Cây tre trăm đốt, Hai chị em, Cây khế…).
Phẩm chất tốt đẹp ấy cũng lấp lánh trong văn học hiện đại. Trong kháng chiến,
nhiều bà mẹ Việt Nam đã cưu mang, nuôi dưỡng những chiến sĩ cách mạng, coi họ như
con ruột của mình:
Bao bà cụ từ tâm làm mẹ
u q con như đẻ con ra.
Cho con nào áo, nào quà
Cho củi con sưởi, cho nhà con ngơi...
(Bầm ơi – Tố Hữu)
Tấm lòng nhân hậu ấy của những người mẹ đã trở thành nguồn động viên tinh thần
vô giá, giúp người chiến sĩ có thêm sức mạnh đối diện với kẻ thù. Bởi vậy, hình ảnh
những bà mẹ Việt Nam chịu thương, chịu khó, nhân hậu bao dung đã theo những người
chiến sĩ đi suốt hành trình dài dặc của cuộc đời mình:
Con nhớ mế! Lửa hồng soi tóc bạc.
Năm con đau, mế thức một mùa dài.
Con với mế khơng phải hịn máu cắt,
Nhưng trọn đời con nhớ mãi ơn nuôi.
(Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên).
Có thể xem tình cảm ấy của người mẹ xuất phát từ tinh thần yêu nước. Nhưng
nghĩ một cách sâu sắc hơn, đó là tình cảm có nguồn gốc từ lối sống nhân hậu của con
người Việt Nam từ bao đời nay. Lối sống nhân hậu ấy còn biểu hiện khá phong phú trong

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17
văn học Việt Nam. Chẳng hạn, chỉ cần qua những quan niệm sống như: “nghĩa tử là

nghĩa tận”, “đánh người chạy đi, không ai đánh người chạy lại”..., chúng ta có thể thấy
được tấm lịng nhân hậu, vị tha của con người Việt Nam.
3.2.4. Tinh thần lạc quan vơ bờ bến:
Đến với văn học Việt Nam, có lẽ không ai không nhận ra tinh thần lạc quan vô bờ
bến của con người Việt Nam. Một đất nước còn nghèo khó, lại trải qua một lịch sử dài
chống ngoại xâm và thiên tai, hạn hán như Việt Nam, nếu khơng có tinh thần lạc quan,
ln tin tưởng vào tương lai thì làm sao con người Việt Nam có thể vượt lên tất cả để
hướng về phía trước? Đó là lý do vì sao tinh thần lạc quan trở thành một phẩm chất đáng
quí của con người Việt Nam và là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn trong văn học
Việt Nam.
Thử tìm hiểu bài ca dao Mười trứng của người dân Bình Trị Thiên (miền Trung
của Việt Nam), các bạn sẽ thấy con người Việt Nam lạc quan biết dường nào!
Tháng giêng, tháng hai, tháng ba, tháng bốn, tháng khốn, tháng nạn.
Đi vay đi dạm, được một quan tiền
Ra chợ Kẻ Diên mua con gà mái
Về nuôi ba tháng; hắn đẻ ra mười trứng
Một trứng: ung, hai trứng: ung, ba trứng: ung,
Bốn trứng: ung, năm trứng: ung, sáu trứng: ung,
Bảy trứng: cũng ung
Còn ba trứng nở ra ba con
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi
Chớ than phận khó ai ơi!
Cịn da lơng mọc, cịn chồi nảy cây.
Có thể nói, trong văn học dân gian Việt Nam, hiếm có bài ca dao nào nói về tinh
thần lạc quan hay mà sâu sắc như bài ca dao Mười trứng. Cái tư duy “gầy vốn” bằng
cách nuôi gà là một kinh nghiệm cũng là nét văn hóa độc đáo của con người Việt Nam.
Dù rơi vào hồn cảnh khốn khó đến đâu, người dân Việt Nam cũng tìm cách khắc phục,
khơng đầu hàng hồn cảnh. Người nơng dân trong bài ca dao đã “đi vay, đi dạm” một


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18
quan tiền để mua gà, khắc phục tình cảnh “khốn nạn” của mình với niềm hy vọng tràn
đầy. Nhưng kết quả là trong số mười trứng gà có được lại bị “ung” đến bảy. Còn lại ba
trứng, “nở ra ba con”, nhưng ba niềm hy vọng cuối cùng ấy cũng bị cướp mất:
Con diều tha
Con quạ quắp
Con mặt cắt xơi.
Bài ca dao tưởng chừng kết thúc bằng một lời than. Nhưng không, vút lên từ
những nỗi buồn, từ sự thất vọng đó lại là một lời an ủi:
Chớ than phận khó ai ơi!
Cịn da lơng mọc, cịn chồi nảy cây.
Phải chăng, tinh thần lạc quan đã ăn vào máu thịt của người nơng dân Việt Nam?
Chính sự lạc quan, tin tưởng vào tương lai ấy đã giúp họ vượt lên số phận, đồng thời đem
lại niềm tin cho bao nhiêu số phận khốn khó khác. Đó cũng là một nét tính cách đáng quí
của con người Việt Nam, dân tộc Việt Nam.
Trong những năm kháng chiến, con người Việt Nam phải đối mặt với sự khốc liệt
của chiến tranh. Họ phải từng giây đẩy lùi cái chết để giành lấy sự sống. Vì vậy, bên cạnh
lịng u nước, tinh thần dũng cảm, tinh thần lạc quan là phẩm chất không thể thiếu đối
với con người Việt Nam. Hơn bao giờ hết, sức mạnh của tinh thần lạc quan được phát
huy cao độ và trở thành cảm hứng cho các nhà văn, nhà thơ. Chúng ta gặp trong văn học
thời kỳ này nhiều bài thơ ca ngợi khơng khí sôi nổi, khẩn trương của những ngày ra trận.
Lớp lớp người dân lên đường chiến đấu mà như đi trẩy hội mùa xuân: “Những buổi vui
sao cả nước lên đường, xao xuyến bờ tre từng hồi trống giục”, “súng nhỏ súng to chiến
trường chật chội, tiếng cười hăm hở đầy sơng đầy cầu” (Chính Hữu). Hay tiếng reo vui:

“Cuộc đời vẫn đẹp sao, tình yêu vẫn đẹp sao” trong thơ Dương Hương Ly; “Đường ra
trận mùa này đẹp lắm” trong thơ Phạm Tiến Duật v.v...
Với tinh thần lạc quan vô bờ bến như vậy, con người Việt Nam đã vượt lên muôn
trùng gian khổ, hy sinh. Bom đạn chiến tranh dẫu có tàn bạo đến đâu cũng khơng thể dập
tắt nổi sức sống mãnh liệt của dân tộc này. Tiếng cười vẫn vang lên ngay trong mưa bom,
bão đạn:
Ôi! đất anh hùng dễ mấy mươi
Chìm trong khói lửa, vẫn xanh tươi

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19
Mưa bom, bão đạn, lòng thanh thản
Nhạt muối, vơi cơm, miệng vẫn cười.
(Theo chân Bác- Tố Hữu)
Cuộc sống sẽ có nhiều đổi thay. Con đường đi đến tương lai của Việt Nam còn
nhiều gian nan, vất vả. Nhưng tinh thần lạc quan sẽ luôn là sức mạnh để con người Việt
Nam vững tin tiến về phía trước.
Tóm lại, văn học là tấm gương hội tụ những đức tính, những phẩm chất cơ bản
nhất của con người Việt Nam. Những phẩm chất cao q đó đã kết tinh thành hai nguồn
tư tưởng lớn, xuyên suốt trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay: tư tưởng yêu nước và
tư tưởng nhân đạo, nhân văn.
3.2.5 Nhận thức về tự nhiên, xã hội và tinh thần chinh phục thiên nhiên
Ngay từ buổi đầu dựng nước, văn học dân gian đã phản ánh khá rõ nhận thức về tự
nhiên, xã hội (về nguồn gốc vũ trụ, nguồn gốc các dân tộc, các hiện tượng tự nhiên), cũng
như tinh thần chinh phục và cải tạo thiên nhiên của con người Việt Nam qua các thần
thoại: Thần Trụ Trời, Lạc Long Quân và Âu Cơ, Sơn Tinh – Thủy Tinh…. Xã hội ngày

càng phát triển, với sự hỗ trợ của khoa học kỹ thuật, con người có sự nhận thức chính
xác, khách quan, khoa học hơn về những vấn đề ấy. Tuy nhiên, những nhận thức thời sơ
khai ấy vẫn phản ánh được trí thông minh, tinh thần làm chủ thiên nhiên và mối quan hệ
gắn bó với thiên nhiên của con người Việt Nam.
Trong văn học hiện đại, người đọc lại bắt gặp hình ảnh con người Việt Nam với tư
thế đẹp hơn, bản lĩnh hơn trong quan hệ với thiên nhiên. Họ sống chan hòa, thich nghi
với thiên nhiên; hoặc chinh phục, cải tạo thiên nhiên để xây dựng một cuộc sống tốt đẹp
hơn:
Bạt núi đồi ta moi đất làm gang
Ngăn thác dữ ta bắt sơng làm điện.
(Tố Hữu)
Ngồi ra, chúng ta có thể thấy điều này qua nhiều tác phẩm văn học nổi tiếng một
thời: Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi, Hương rừng Cà Mau của Sơn Nam, Tùy bút
Sông Đà của Nguyễn Tuân…

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20
3.3.

Văn học phát triển với hai nguồn tư tưởng lớn: tư tưởng yêu nước và

tư tưởng nhân đạo
Yêu nước và nhân đạo là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong văn học Việt Nam từ xưa đến
nay.
3.3.1. Tư tưởng yêu nước
Yêu nước là tình cảm thiêng liêng của mỗi con người. Lịng u nước được biểu

hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau. Đó là tình u đối với non sơng, u giống nịi, u
lịch sử dân tộc, u nhân dân… Yêu nước là căm thù những thế lực tàn bạo xâm phạm
lãnh thổ, chủ quyền của đất nước và sẵn sàng chiến đấu, hy sinh để bảo vệ đất nước.
Ngay trong văn học dân gian, tư tưởng yêu nước đã thể hiện rất phong phú. Trước
hết, lòng yêu nước được thể hiện qua tình cảm yêu mến, tự hào về cảnh sắc và phong vị
của quê hương. Ta gặp trong văn học dân gian những câu ca dao ngọt ngào, trìu mến ca
ngợi cảnh sắc thiên nhiên ở ba miền đất nước. Đây là niềm tự hào của người dân miền
Bắc:
Đồng Đăng có phố Kỳ Lừa,
Có nàng Tơ Thị, có chùa Tam Thanh,
Ai lên xứ Lạng cùng anh,
Bõ cơng bác mẹ sinh thành ra em.
Tay cầm bầu rượu nắm nem,
Mảng vui quên hết lời em dặn dò.
Người dân miền Trung cũng tự hào không kém về phong cảnh đẹp như tranh của
q hương mình:
Đường vơ xứ Nghệ quanh quanh
Non xanh, nước biếc như tranh họa đồ.
Sự giàu có, trù phú của quê hương Nam bộ cũng như mời gọi khách phương xa:
Đồng Nai gạo trắng nước trong
Ai đi đến đó thời khơng muốn về.
Người dân Việt Nam cịn tự hào về những sản vật của quê hương. Đó cũng là biểu
hiện của tình yêu quê hương, đất nước:
Bình Định có núi vọng phu,
Có đầm Thị Nại, có cù lao xanh.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


21
Ai về Bình Định cùng anh,
Được ăn bí đỏ nấu canh nước dừa.
Hay:
Hỡi cơ thắt lưng bao xanh,
Có về An Phú với anh thì về.
An Phú có ruộng tứ bề
Có ao tắm mát, có nghề kẹo nha.
Đọc truyện cổ dân gian, người đọc nhiều thế hệ cảm nhận sâu sắc lòng yêu nước
và tinh thần chiến đấu chống ngoại xâm, bảo vệ đất nước của con người Việt Nam.
Truyền thuyết Thánh Gióng là bài ca ngợi ca lịng yêu nước, chống ngoại xâm của dân
tộc Việt Nam trong buổi đầu dựng nước. Có thể nói, hình tượng Thánh Gióng là hình
tượng đồng mà lời thề quyết sống mái với giặc của nhân dân Việt Nam được khắc chạm
lên đó. Khi có giặc, một đứa bé lên 3 tuổi khơng biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy bỗng
vươn vai thành tráng sĩ oai phong lẫm liệt, ăn “bảy nong cơm, ba nong cà; uống một hơi
nước cạn đà khúc sơng”, dân làng phải góp gạo lại ni cậu bé. Khi xông trận, ngựa đi
đến đâu, giặc chết như ngả rạ đến đó. Thắng xong giặc, tráng sĩ bỏ lại tất cả, một mình
một ngựa bay lên trời biến mất...
Mỗi chi tiết trong tác phẩm đều có tốt lên tinh thần yêu nước của con người Việt
Nam. Khi có giặc, “đến em thơ cũng hóa anh hùng”1, tiếng nói đầu tiên trong đời là tiếng
nói của lịng u nước; cịn nhân dân thì đồn kết một lịng, sẵn sàng đóng góp của cải vật
chất cho cơng cuộc chiến đấu chống ngoại xâm. Họ làm tất cả những việc ấy với một tinh
thần vơ tư, khơng vì lợi ích cá nhân. Người anh hùng sau khi thực hiện lý tưởng, không
cần nhân dân, đất nước phải ghi công v.v...
Truyền thuyết về An Dương Vương ngợi ca lòng yêu nước ở khía cạnh khác. Đó
là khát vọng xây dựng thành trì kiên cố và khát vọng có được một loại vũ khí hữu hiệu để
sẵn sàng đối phó với kẻ thù, bảo vệ chủ quyền của đất nước. Truyền thuyết Hai Bà
Trưng ngợi ca những con người vượt lên phận “nữ nhi thường tình” để gánh vác trách
nhiệm với non sơng.... Biết bao tấm gương sáng về lòng yêu nước như vậy đã được nhân

dân lưu truyền lại trong những tác phẩm văn học dân gian.

1

Thơ Tố Hữu

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22
Tư tưởng yêu nước phát triển cao hơn và biểu hiện sâu sắc, phong phú hơn trong
văn học trung đại. Khi đất nước thanh bình, văn học tập trung ca ngợi đất nước thanh
bình, thịnh trị:
Trước xóm sau thơn tựa khói hồng
Bóng chiều man mác có dường khơng
Theo hồi kèn mục trâu về hết
Có trắng từng đơi liệng xuống đồng
(Thiên Trường vãn vọng - Trần Nhân Tông)
Một khung cảnh rất thanh bình, yên ả vào buổi xế tà, nơi một miền thôn dã hiện ra
trước mắt người đọc. Cái nhìn của tác giả – một nhà thơ, một vị vua hiền – mang màu sắc
Phật giáo (sắc sắc không không), khiến cho bức tranh quê vừa nhẹ nhàng thanh thốt, vừa
rất đỗi bình n. Bức tranh q vào buổi chiều với hình ảnh đàn trâu trở về nhà, mục
đồng vắt vẻo trên lưng trâu, vi vu tiếng sáo; với hình ảnh những đơi cị trắng tình tứ
thưởng thức cảnh trời chiều là khoảnh khắc kỳ diệu mà thi nhân “chộp” được khi đứng
ngắm ở phủ Thiên Trường, đồng thời cũng là khát vọng của con người một thời.
Ngoài ra, trong văn học Thiền tơng cũng có những bài thơ viết về đời sống thế tục
rất hay. Chẳng hạn, bài Ngư nhàn (Cảnh nhàn của ông chài) của Không Lộ Thiền sư.
Vạn lý thanh giang vạn lý thiên,

Nhất thôn tang giá, nhất thôn yên.
Ngư ông thụy trước, vô nhân hốn,
Q ngọ tinh lai, tuyết mãn thuyền.

Dịch thơ:
Sơng trong trời biếc mn trùng,
Một thơn dâu lúa, một vùng khói mây.
Ơng chài ngủ, chẳng ai lay,
Quá trưa tỉnh giấc, tuyết bay đầy thuyền.
(Ngun Ngun dịch)
Hình ảnh ơng chài ngủ say giữa trời mây non nước bao la vừa phản ánh cuộc sống
yên vui, sung túc vừa thể hiện mối quan hệ gắn bó, hài hịa giữa con người và thiên

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×