Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

Tìm hiểu nguồn gốc và đặc điểm của làn điệu vọng cổ công trình dự thi giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học euréka lần thứ 12 năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (901.41 KB, 76 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP. HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
……………….

CƠNG TRÌNH DỰ THI GIẢI THƯỞNG SINH VIÊN NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC – EURÉKA LẦN THỨ 12 NĂM 2010

TÊN CƠNG TRÌNH :

TÌM HIỂU NGUỒN GỐC VÀ ĐẶC ĐIỂM CỦA
LÀN ĐIỆU VỌNG CỔ

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Cẩm Liền
Người hướng dẫn khoa học: GV. Đào Lê Na

LĨNH VỰC NGHIÊN CỨU:
VĂN HÓA – NGHỆ THUẬT – THỂ DỤC THỂ THAO
CHUN NGÀNH: NGHỆ THUẬT

Mã số cơng trình : ……………………


MỤC LỤC

TÓM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ............................................................................. 1
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 2
CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VỌNG CỔ VÀ CÁC TÌM HIỂU CƠ BẢN.................. 6
1.1 .Nguồn gốc vọng cổ: ......................................................................................... 6
1.2. Các tìm hiểu cơ bản: ...................................................................................... 15
1.3. Các trường phái ca vọng cổ của các nghệ sĩ tài danh: .................................... 25
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VỌNG CỔ VÀ VAI TRỊ CỦA NĨ ĐỐI


VỚI SÂN KHẤU CẢI LƯƠNG ................................................................................. 34
2.1. Đặc điểm nội dung của vọng cổ: ....................................................................... 34
2.2. Loại hình nghệ thuật có tính chất mở: ............................................................. 40
2.3. Vai trò của vọng cổ đối với sân khấu cải lương:.............................................. 40
CHƯƠNG 3: SỰ PHÁT TRIỂN CỦA VỌNG CỔ TRONG .................................... 46
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY ............................................................................................ 46
3.1. Thực trạng hoạt động của vọng cổ: ................................................................. 46
3.2. Định hướng phát triển trong tương lai: ........................................................... 51
KẾT LUẬN ................................................................................................................. 54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 55
PHỤ LỤC .................................................................................................................... 56


1

TĨM TẮT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
………………
Với tên đề tài “Tìm hiểu đặc điểm và nguồn gốc của làn điệu vọng cổ” thì đây được xem
là đề tài nằm trong lĩnh vực nghệ thuật học. Xác định tập trung tìm hiểu về nguồn gốc và
đặc điểm của làn điệu vọng cổ, một loại hình nghệ thuật đặc sắc của miền Tây Nam bộ.
Bên cạnh đó, đề tài cũng phản ánh phần nào về sự phát triển của vọng cổ trong giai đoạn
hiện nay và tương lai. Đây là đề tài không hoàn toàn mới nhưng chắc chắn là một đề tài
gợi nhiều cảm hứng về nền nghệ thuật Nam bộ.
Kết cấu đề tài gồm 3 phần chính là: Mở đầu, Nội dung và Kết luận.
Phần Mở đầu, gồm các mục khảo sát cơ bản về tính cấp thiết của đề tài, lý do chọn đề
tài, về mục đích và nhiệm vụ của đề tài, về phương pháp nghiên cứu, cơ sở lý luận và ý
nghĩa thực tiễn… nhằm giúp người đọc có định hướng khái quát về phần nội dung đề tài.
Phần nội dung đề tài gồm 3 chương:
-


Chương 1: Nguồn gốc vọng cổ và các tìm hiểu cơ bản

Đây là chương tập trung tìm hiểu về nguồn gốc,sự ra đời và bước đầu phát triển của vọng
cổ, đồng thời cung cấp một số tìm hiểu về nhạc pháp, các trường phái vọng cổ của các
nghệ sĩ tài danh…
-

Chương 2: Đặc điểm nội dung vọng cổ và vai trị của nó trong sân khấu cải lương

Đây là chương tập trung tìm hiểu về đặc điểm nội dung vọng cổ từ sự khác biệt về nhạc
khí so với các loại hình nghệ thuật khác, đến đặc điểm nội dung phản ánh trong vọng cổ.
Từ đó thấy được giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa xã hội của vọng cổ cũng như trên sân
khấu cải lương nói chung.
-

Chương 3: Sự phát triển của loại hình vọng cổ trong giai đoạn hiện nay

Chương này phần nhiều phản ánh về thực trạng phát triển và định hướng phát triển của
vọng cổ trong giai đoạn hiện nay cũng như trong tương lai chứ không đề cập đến tính
chất tìm hiểu lý thuyết căn bản trong vọng cổ nói chung.
Cuối cùng, là phần phụ lục giới thiệu một số bài vọng cổ và vở cải lương nổi tiếng và
phần báo cáo tài liệu tham khảo và một đĩa CD minh họa kèm theo.


2

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Vọng cổ là loại hình văn hóa phi vật thể của miền Tây Nam bộ nói riêng và của dân tộc
Việt Nam nói chung. Cho đến nay giá trị của loại hình nghệ thuật này vẫn nguyên vẹn và

trường tồn theo thời gian.
Qua giọng ca ngọt ngào, truyền cảm của các nghệ sĩ ta như thấy tâm hồn mình trong đó.
Đó là tình u q hương đất nước, là tấm lịng hiếu kính đối với cha mẹ, là sự son sắt,
thủy chung trong tình u lứa đơi… Và cịn nhiều nhiều hơn nữa vô vàn những cung bậc
cảm xúc mà bất cứ ai trong chúng ta đều phải kinh qua khi lắng nghe một bài vọng cổ.
Ngay từ khi mới ra đời vọng cổ đã thể hiện được vai trị giải trí và giáo dục nhân cách,
giáo dục thẩm mỹ một cách rộng khắp. Vọng cổ phù hợp với hầu hết các giai cấp, tầng
lớp trong xã hội. Từ một viên chức giàu có, một anh sinh viên trí thức đến một bác nơng
dân chân lấm tay bùn đều có thể nghe và thấm được ý nghĩa của một bản vọng cổ.
Vọng cổ được xem là một trong những loại hình văn hóa bắt nguồn từ dân gian, được giữ
gìn và phát huy qua nhiều thế hệ vì vậy đặc trưng nhất của vọng cổ vẫn là ở tính đại
chúng của nó.
Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay – xã hội với tinh thần quốc tế hóa ngày càng cao: bên
cạnh nền văn hóa truyền thống, sự phát triển đa dạng của nền văn hóa mang tính thị hiếu,
và sự du nhập ồ ạt của nền văn hóa mới thì con đường mang tên nền văn hóa chính thống
có vẻ bị lu mờ và ghập ghềnh hơn. Trước tình hình đó, các nhà nghiên cứu văn hóa cũng
như những ai có lịng với các loại hình văn hóa nghệ thuật truyền thống đều tỏ ra quan
ngại. Những trăn trở xoay quanh vấn đề là làm sao giữ gìn và phát huy đồng thời lưu
truyền cho thế hệ mai sau giá trị lớn lao của văn hóa nghệ thuật dân tộc. Đó là nhã nhạc
cung đình Huế, là ca trù, hát xẩm, là các loại hình trị chơi dân gian… Và vọng cổ cũng
khơng là ngoại lệ. Các nhà nghiên cứu gọi vọng cổ là cổ nhạc, tức là loại hình âm nhạc ra
đời từ xa xưa, cần được giữ gìn và phát triển. Cịn đại bộ phận dân số trẻ cũng hiểu đó là
cổ nhạc, tức là loại âm nhạc cũ kĩ, không cịn phù hợp nữa.
Đây là lý do chính yếu để tơi chọn đề tài “Tìm hiểu về nguồn gốc và đặc điểm của làn
điệu vọng cổ” làm đề tài nghiên cứu của mình. Lý do thứ yếu đó là, được sinh ra và lớn


3

lên ở vùng sông nước nam bộ, thiết nghĩ với sự tự hào và tình u vọng cổ như chính q

hương máu thịt của mình tơi có thể phần nào dễ dàng tiếp cận đề tài này.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Theo khảo sát các đề tài nghiên cứu về vấn đề này là chưa nhiều. Tuy nhiên, các sách
báo liên quan thì tương đối, có thể phần nào phục vụ nhu cầu tìm hiểu của độc giả.
Vấn đề đặt ra là hiện nay vọng cổ đang mai một dần trong làng nghệ thuật Việt Nam
nhưng thực trạng này chưa được phán ánh nhiều để có thể kịp thời giúp quần chúng có
cái nhìn tổng thể và sớm có định hướng nhằm giữ gìn cũng như phát huy thế mạnh của
mơn nghệ thuật này bên cạnh các loại hình giải trí thời thượng khác. Phần lớn chỉ được
phản ánh qua các bài báo, phóng sự, tiểu luận… một cách sơ lược và tức thời. Chẳng
hạn: Báo Văn hóa thể thao (11/03/2010) có bài “Cải lương đang tuột dốc khơng phanh”,
hay bài viết của Thanh Hiệp, trên báo Người lao động có bài “Cải lương khơng sống
được trên chiếc nơi của mình”,…
Nhìn chung các cơng trình nghiên cứu phân tích chuyên sâu về vấn đề này là tương đối.
Trong tương lai tin chắc rằng sẽ có nhiều đóng góp hơn để có nhận diện đúng đắn hơn về
loại hình văn hóa nghệ thuật độc đáo, quý báu của dân tộc cần được tơn tạo và phát huy.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
 Cung cấp kiến thức khái quát về nguồn gốc và đặc điểm của làn điệu ca vọng cổ.
 Nêu bật giá trị nghệ thuật, giá trị nhân văn của loại hình ca vọng cổ.
 Từ đó giúp thế hệ trẻ nhận thức được giá trị văn hóa của bộ mơn nghệ thưc này
trên con đường văn hóa chính thống nói chung.
3.2. Nhiệm vụ
 Tìm hiểu khái qt về vọng cổ để có cái nhìn tổng quát và khách quan nhất.
 Tập trung khảo sát các yêu cầu mà đề tài theo đuổi là nguồn gốc và đặc điểm
của vọng cổ.
 Tìm hiểu các loại hình liên quan và có ảnh hưởng từ vọng cổ.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Cơ sở lý luận:
 Tham khảo dựa trên cơ sở nghiên cứu lý luận của các nhà nghiên cứu văn hóa,
những người am hiểu.



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

 Tham khảo dựa trên các tác phẩm ca vọng cổ hoặc các loại hình liên quan mang
tính điển hình.
4.2. Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp phân tích: phân tích cơ sở lý luận để hướng đến mục đích nghên
cứu.
 Phương pháp tổng hợp: tổng hợp trên cơ sở phân tích dữ liệu trên. Bên cạnh đó có
sự đối chiếu, bổ sung.
 Phương pháp lịch sử: tập trung làm rõ về nguồn gốc ra đời của vọng cổ.
 Phương pháp so sánh: giới thiệu chân dung nhiều trường phái vọng cổ Nam bộ,
làn điệu vọng cổ và quá trình phát triển vọng cổ.
 Pương pháp nghiên cứu liên ngành: kết hợp cả văn bản vọng cổ, làn điệu vọng cổ
và quá trính diễn xướng.

5. Giới hạn của đề tài
Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu về làn điệu vọng cổ ở vùng Tây nam bộ, tức là nơi khai
sinh ra nó. Chứ chưa đi sâu tìm hiểu vọng cổ ở miền bắc. Thêm nữa đề tài bám sát về
nguồn gốc và đặc điểm của làn điệu vọng cổ, khơng nghiên cứu chun sâu về vọng cổ
nói chung.
6. Đóng góp mới của đề tài
 Giúp các bạn trẻ nhìn nhận lại một loại hình âm nhạc dân tộc cần được phát huy.
 Khơi dậy nơi các bạn một tình yêu, sự hứng thú đối với vọng cổ và cải lương nói
chung.
 Tiền đề cho những ai có nhu cầu tìm hiểu về vọng cổ.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tế

7.1. Ý nghĩa lý luận
 Khẳng định vị trí của loại hình ca vọng cổ đối với nghệ thuật âm nhạc Việt Nam.
 Giúp nhận thấy sự trường tồn và tiếp biến của vọng cổ trong hiện tại và tương lai.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

7.2. Ý nghĩa thực tế:
 Đóng góp vào các cơng trình nghiên cứu cùng chun đề. Tuy nhiên, chỉ là mang
tính khái quát, sơ lược.
 Giúp những người quan tâm tới loại hình nghệ thuật này có thể hiểu được bước
đầu về nguồn gốc, đặc trưng cũng như một số vấn đề liên quan.
8. Kết cấu của đề tài
BỐ CỤC ĐỀ TÀI:
Chương 1: Nguồn gốc vọng cổ và các tìm hiểu cơ bản
Gồm 24 trang từ trang 5 đến trang 29.
Chương 2: Đặc điểm nội dung vọng cổ và vai trị của của nó trong sân khấu cải lương
Gồm 10 trang từ trang 30 đến trang 39.
Chương 3: Sự phát triển của loại hình vọng cổ trong giai đoạn hiện nay
Gồm 6 trang từ trang 40 đến trang 46.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


6

CHƯƠNG 1: NGUỒN GỐC VỌNG CỔ VÀ CÁC TÌM HIỂU CƠ BẢN
1.1 .Nguồn gốc vọng cổ:
1.1.1. Vọng cổ là gì ?
Vọng cổ là một loại hình âm nhạc truyền thống của dân tộc Việt Nam
Theo nghĩa nguyên sơ nhất, vọng cổ có thể hiểu là sự hồi niệm về những điều xưa
cũ.
Bản vọng cổ được xem là một trong những điệu nhạc căn bản của sân khấu cải
lương. Là chiếc nôi sinh ra và là bầu sữa nuôi lớn cải lương cho đến nay. Có thể
khẳng định linh hồn của một vở tuồng cải lương vẫn là những câu vọng cổ.
1.1.2. Nguồn gốc vọng cổ:
1.1.2.1. Nguồn gốc vọng cổ:
Vọng cổ là một điệu nhạc rất thịnh hành ở các tỉnh Tây nam bộ, Việt Nam. Nó
bắt nguồn từ bài “Dạ cổ hoài lang” của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. Do ra đời từ tỉnh
Bạc Liêu nên còn gọi là vọng cổ Bạc Liêu.
1.1.2.2. Cao Văn Lầu và bài Dạ cổ hoài lang:
1.1.2.2.1. Nhạc sĩ Cao Văn Lầu:
Cao Văn Lầu sinh ngày 22/12/1892 tại xóm Cái Cui, làng Chí Mỹ, sau sáp nhập với làng
Thuận Lễ trở thành làng Thuận Mỹ, huyện Vàm Cỏ, tỉnh Long An. Tên thường gọi là
ông Sáu Lầu.
Năm 1896, cha Cao Văn Lầu là ơng Chín Giỏi (chưa rõ tên thật) vì hồn cảnh nghèo khó
nên dắt díu cả nhà, gồm hai vợ chồng ông và sáu đứa con trong đó có Cao Văn Lầu mới
4 tuổi, xuống ghe đi nơi khác kiếm sống.
Buổi đầu, ơng Chín Giỏi đến tá túc trên đất của một người bà con ở Gia Hội (Bạc Liêu).
Sau chín tháng đi làm mướn cật lực mà không đủ ăn, gia đình ơng lại phải dời sang Xà
Phiên (nay thuộc Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang), khẩn hoang làm ruộng. Khoảng một năm
sau, hơn 40 cơng đất, nhờ khó nhọc mới có được, bị địa chủ chiếm lấy. Nhờ người giới
thiệu, gia đình ơng Chín Giỏi dọn về Họng Chàng Bè (Giá Rai, Bạc Liêu) để tiếp tục
khẩn hoang, nhưng rồi số đất này về sau cũng về tay người khác.

Xót cảnh trắng tay của ông Giỏi, hương sư Chơn ở làng Vĩnh Lợi tổng Thạnh Hịa, cho
ơng cất một căn chịi lá ở trên đất cơng điền gần chùa Vĩnh Phước An (nay thuộc phường

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

2, thị xã Bạc Liêu). Ở đó, vợ chồng ông và các con phải đi làm thuê, đi câu để chạy ăn
từng bữa.
Hòa thượng Minh Bảo (? - 1912), trụ trì chùa Vĩnh Phước An, thấy gia đình ông Chín
Giỏi vất vả quá mà không đủ ăn, nên đề nghị cho Cao Văn Lầu, lúc đó mới 8 tuổi, vào
chùa ở để chia sẻ gánh nặng. Kể từ đó chú bé Lầu, vừa kinh kệ, vừa được nhà sư dạy cho
chữ Nho.
Năm 1903, nhờ cha đến xin, Cao Văn Lầu được phép trở về nhà để học chữ Quốc ngữ.
Nhưng chỉ học đến "lớp nhì năm thứ hai" (Cours moyen 2e année) tức lớp 4 ngày nay,
thì ơng Lầu phải thơi học vì nhà gặp thêm cảnh khó: anh đi ở rể, chị lấy chồng, cha già
yếu... Vậy là, năm 15 tuổi (1907), Cao Văn Lầu phải thay cha và anh chị đi làm những
việc nặng nhọc để ni gia đình.
Lúc bấy giờ tại xóm Rạch Ơng Bổn có một thầy đàn nổi tiếng tên Lê Tài Khí, tục gọi Hai
Khị hay Nhạc Khị. Ông thầy này bị mù cả hai mắt thêm có tật ở chân, nhưng ngón đàn
của ơng thật điêu luyện.
Năm 1908, Cao Văn Lầu nhờ cha dẫn đến thầy Hai Khị để xin học đàn mỗi đêm. Nhờ
u thích và siêng năng, ơng mau chóng sử dụng thành thạo các loại nhạc cụ như đàn
tranh, cị, kìm, trống lễ; và trở thành một nhạc sĩ nồng cốt trong ban cổ nhạc của thầy.
Năm 1912, ông bắt đầu đi hát với Sáu Thìn và cô Phấn với bài Tứ đại oán Bùi Kiệm thi
rớt.
Năm 21 tuổi (1913), Cao Văn Lầu vâng lệnh cha mẹ đi cưới vợ, đó là cơ Trần Thị Tấn,

một cơ gái nết na ở điền Tư Ô (Chung Bá Khánh).
Khoảng thời gian này, ông sáng tác được một bản ngắn mang tên Bá điểu, sau đổi lại
Thu phong, gồm tám câu nhịp bốn. Sau nữa, bản nhạc này được soạn giả Trịnh Thiên Tư
đặt thêm lời ca và có tên mới là Mừng khi gặp bạn.
Năm 1917, ông sáng tác thêm một khúc gồm 22 câu, theo một chủ đề của thầy Nhạc Khị
đề xướng là "Chinh phụ vọng chinh phu" (chủ đề được rút ra từ bản Nam ai "Tô Huệ
chức cẩm hồi văn") nhưng chưa kịp sửa chữa và trình thầy thì gặp nghịch cảnh đau lịng.
Vợ ơng đã ba năm mà vẫn chưa có dấu hiệu thai nghén, theo tục xưa, cha mẹ buộc ông
phải trả vợ về nhà cha mẹ ruột.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

Khoảng một năm sau, trong tâm trạng nhớ thương vợ, bản nhạc trên được đem ra soạn
lại. Nghe bạn đồng mơn tên Ba Chột góp ý, ơng bỏ bớt 2 câu trùng lắp, bài nhạc còn
chẵn 20 câu nhịp đôi.
Tết Trung Thu năm 1918 (15 tháng 8 âm lịch năm Mậu Ngọ, nhằm ngày 19 tháng 9 năm
1918), ông cùng các bạn đến thăm thầy, luôn tiện trình bày bản nhạc chưa có tên trên.
Nghe xong, thầy Nhạc Khị hết sức khen ngợi.
Đêm đó có nhà sư Nguyệt Chiếu cùng tham dự, thầy Nhạc Khị liền nhờ nhà sư đặt tên
cho bản nhạc. Nhà sư nói:"... tuy nhạc và lời ca còn vài điểm bất nhất, nhưng cái chung
vẫn diễn tả được tâm tư của nàng Tô Huệ. Vậy cứ theo tích này mà đặt tên cho bài là "Dạ
cổ hoài lang" (Nghe tiếng trống đêm nhớ chồng)." Kể từ đêm đó, bài ca này được loan
truyền nhanh chóng.
Năm 1919, ơng Lầu làm nhạc cơng trong gánh hát cải lương của Ba Xú (Bạc Liêu).
Cách mạng tháng Tám thành công, ông tham gia Mặt trận Liên Việt ở ấp Vĩnh Phước, xã

Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.
Năm 1947, ông nhận nhiệm vụ đặc biệt là cứu và đã cứu được một số cán bộ bị thực dân
Pháp bắt.
Từ 1918 đến năm 1974, ngoài bản "Dạ cổ hoài lang", mà sau này phát triển thành bản
"vọng cổ", làm thay đổi một phần bộ mặt cải lương; ông Cao Văn Lầu còn sáng tác thêm
10 bản nữa, nhưng đa phần chỉ lưu hành ở Bạc Liêu.
Ông mất lúc 13 giờ ngày 13 tháng 8 năm 1976 tại Thành phố Hồ Chí Minh, thọ 84 tuổi.
1.1.2.2.2. Dạ cổ hoài lang- bài vọng cổ thời gian:
 Giải thích tên gọi
Hồi là nhớ, lang là người trai (ở đây là người chồng), hoài lang là nhớ chàng, dạ là
đêm, cổ là trống, dạ cổ là nghe tiếng trống về đêm (鼓 cổ, nghĩa là trống hoặc đánh
trống).
Dạ cổ hồi lang có nghĩa là nghe tiếng trống đêm nhớ chồng.
 Nguyên nhân ra đời
Theo báo Thanh Niên, thì Cao Văn Lầu (Sáu Lầu) đã thổ lộ với bạn thân rằng:
Tôi đặt bài này bởi tôi rất thương vợ. Năm viết bản Dạ cổ hoài lang, tôi đã ăn ở với vợ
tôi được 3 năm mà khơng có con...Tiếng ra, tiếng vào của gia đình buộc tôi phải thôi vợ,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

nhưng tôi không đành. Tôi âm thầm chống lại nghiêm lệnh của gia đình, khơng đem vợ
trả về cho cha mẹ mà đem gởi đến một gia đình có tấm lịng nhân hậu...
Tác giả bài báo kể tiếp: Trong thời gian dài, phu thê phải cam chịu cảnh “đêm đơng gối
chiếc cơ phịng", Sáu Lầu thường mượn tiếng đàn để vơi cơn phiền muộn. Và bản Dạ cổ
hoài lang đã ra đời trong bối cảnh như thế...

Tác giả Trung Tín trong một bài viết, cho biết thêm hai lời kể nữa:
Lời kể của nhạc sĩ Hai Ngưu:
Trong một đêm ông Sáu Lầu trực gác tại Nhà đèn Bạc Liêu vào năm 1920, do đau khổ
trong hoàn cảnh nợ duyên ngang trái, ông xúc cảm viết thành bản nhạc lịng Dạ cổ hồi
lang (Đêm khuya nghe tiếng trống nhớ chồng). Sau khi bản Dạ cổ hoài lang ra đời... ít
lâu sau (nhờ vợ ơng có thai) hai vợ chồng ông được tái hợp, để rồi sau đó hai ông bà đã
có với nhau 6 người con.
Lời kể của nhà giáo Trịnh Thiên Tư với ơng Chín Tâm (ngun giảng viên Trường Quốc
gia âm nhạc và kịch nghệ Sài Gòn):
Năm ông Sáu Lầu 28 tuổi, ông được lệnh mẹ phải thơi vợ vì lý do “tam niên vơ tự bất
thành thê”. Ơng Sáu Lầu đau khổ nhưng khơng dám cãi lời mẹ dạy. Chiều chiều ơng ơm
cây đàn kìm ra sau vườn làm bạn tâm tình…
Bài này lúc đầu có 22 câu và ơng đặt tên là Hồi lang. Danh ca Bảy Kiên nhận thấy có
vài câu trùng ý, đề nghị rút lại cịn 20 câu. Đồng thời ơng Kiên còn thêm vào hai chữ
“dạ cổ”, thành ra “Dạ cổ hồi lang”. Về lời ca, nhạc sĩ Sáu Lầu phóng tác theo bài thơ
“Chinh phụ thán” của nhạc sư Nguyệt Chiếu – trụ trì chùa Phật Hịa Bình ở Bạc Liêu.
Bài thơ mang âm hưởng tích “Tơ Huệ Chức Cẩm Hồi Văn” đời nhà Tần bên Tàu.
Nhưng theo Trần Tấn Hưng (Năm Nhỏ) và những người đồng môn với ông Cao Văn
Lầu, thì ơng Lầu đã soạn được phần nhạc trước khi xa vợ. Ông Hưng kể:
Ông Cao Văn Lầu cùng các bạn học đồng thời đã được thầy là nhạc sư Lê Tài Khí (Nhạc
Khị) hướng dẫn sáng tác theo một chủ đề là “Chinh phụ vọng chinh phu”, được rút ra từ
bản Nam ai Tô Huệ chức cẩm hồi văn. Lúc đó có nhiều người sáng tác, riêng ông Cao
Văn Lầu trong năm Đinh Tỵ (1917) đã sáng tác một bản nhạc 22 câu, nhưng gặp phải
hoàn cảnh vợ chồng ly tán…Vì q đau buồn nên ơng khơng thể tiếp tục đặt lời ca, mãi
đến năm sau vợ chồng hàn gắn lại ơng mới có đủ tinh thần chỉnh lý bản nhạc. Ông đã
theo lời khuyên của bạn đồng môn là Ba Chột (tác giả bản Liêu Giang, tác phẩm được

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

sáng tác cùng thời và cùng một chủ đề vừa nêu trên) bỏ bớt 2 câu trùng lắp còn lại 20
câu và tiếp tục đặt lời ca...
Và cũng theo ơng Hưng, cái tên Dạ cổ hồi lang là của một nhà sư đặt cho bản nhạc:
Bản nhạc và lời ca đã sáng tác xong nhưng chưa có tên. Lại vừa đến rằm Trung thu
(Mậu Ngọ 1918) ông Lầu cùng các bạn đến thăm thầy luôn tiện đem bản nhạc ra trình.
Ơng Lầu đã dùng chiếc đàn tranh vừa độc tấu một lần và vừa đàn vừa ca thêm một lần
nữa. Lúc đó, ngồi các thầy trị cịn có mặt nhà sư Nguyệt Chiếu (một người rất tinh
thâm Hán học và nhạc cổ truyền), chính thầy Nhạc Khị đã nhờ nhà sư đặt tên cho bản
nhạc vừa tấu và nhà sư đã đặt tên là Dạ cổ hoài lang. Vậy, bản Dạ cổ hồi lang 20 câu
nhịp đơi đã chính thức ra đời kể từ đêm đó.
Trần Đức Thuận ở Hội Khoa học lịch sử Bạc Liêu, trong một bài viết đã kết luận:
Bản Dạ cổ hoài lang về ngun nhân sáng tác tuy có dính líu một phần nào với hoàn
cảnh chia ly của vợ chồng Cao Văn Lầu, nhưng nguyên nhân chính vẫn là nhờ sự hướng
dẫn sáng tác của thầy Nhạc Khị với một tiêu đề định sẵn...
 Thời điểm ra đời:
Thời điểm Dạ cổ hoài lang ra đời, ngoài những chi tiết khá khác nhau qua lời kể ở phần
trên, cịn có nhiều ý kiến chưa tương đồng nữa, kể cả ông Cao Kiến Thiết và Cao Văn
Bỉnh, là hai người con của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu cũng chưa xác định được thời điểm,
vì có lúc hai ơng nói năm 1919 là năm ra đời bản Dạ cổ, có lúc hai ơng lại nói năm 1919
là năm đổi tên Dạ cổ thành Vọng cổ.
Và theo các nhà nghiên cứu khác, thì:
Ơng Thành Châu (báo Văn học nghệ thuật, tháng 8 năm 1977), nhà thơ kiêm soạn giả cải
lương Kiên Giang (Báo Long An, ngày 18 tháng 7 năm 1986), đồng cho rằng bài Dạ cổ
hoài lang ra đời năm 1917.
Nhạc sĩ Trọng Nguyễn (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hoài lang, tr.40), Nghệ sĩ nhân dân Ba Vân tức
Lê Long Vân (Kể chuyện cải lương, 1988, tr. 67), nhà nghiên cứu Đắc Nhẫn (Tìm hiểu

âm nhạc cải lương, Nxb TP. HCM, 1987, tr. 41) khơng cho biết năm khởi thảo, nhưng
đều nói bài Dạ cổ hoài lang ra đời năm 1918.
Nhạc sĩ Trương Bỉnh Tịng (Kỷ yếu Từ Dạ cổ hồi lang, Nxb Mũi Cà Mau, 1992, tr. 50),
Lâm Tường Vân (Đặc san Quí Dậu 1993, Hội Ái hữu Bạc Liêu Nam Cali, tr. 28),

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

Nguyễn Tư Quang (Tạp chí Bách Khoa số 63, Sài Gịn, 1959) thì năm sinh của bài Dạ cổ
hoài lang là năm 1919.
Giáo sư Trần Quang Hải (con trai của giáo sư Trần Văn Khê) cho là ca khúc ra đời vào
năm 1920 và nhà nghiên cứu Toan Ánh nói “vào khoảng năm 1920” (Tìm hiểu nghệ
thuật cầm ca, Nxb Đồng Tháp, 1998, tr. 207-208)
Ông Anh Đệ (Nghệ thuật sân khấu, Viện sân khấu, 1987, tr. 59) cho rằng năm sinh của
bài Dạ cổ hoài lang là 1915.
Tuy nhiên, ý kiến cho rằng bài Dạ cổ hoài lang ra đời ngày 15 tháng 8 (âm lịch) năm
Mậu Ngọ (nhằm ngày 19 tháng 9 năm 1918) được đa số nghệ sĩ Bạc Liêu và nhiều người
đồng thuận hơn.
 Nghi vấn
Ơng Nguyễn Tư Quang, tác giả bài báo Thử tìm xuất xứ bài Vọng cổ cho biết:
...Thoát thai của bản nhạc vốn là bài thơ có dạng như là một bài phú 20 câu lấy nhan đề
là Dạ cổ hoài lang. Bài này do một nhà sư có pháp danh Nguyệt Chiếu, không rõ họ tên
thật, tu trong một ngôi chùa ở làng Hịa Bình, tỉnh Bạc Liêu. Bài Dạ cổ ra đời năm
1919...
Ý kiến này được nhà nghiên cứu Toan Ánh đồng thuận, ơng viết:
Ở chùa Hịa Bình tỉnh Bạc Liêu, có một nhà sư pháp danh là Nguyệt Chiếu. Thấy nhà sư

nho học uyên thâm với tư tưởng ẩn dật, người ta đoán chừng là một văn nhân chống
Pháp trong thời Cần Vương, nay thất thời nên tạm lánh mình vào cửa Phật...Tuy đã đi tu
nhưng vẫn mang nặng tình non nước…nên nhà sư mới đem tâm sự mình ký gửi vào bài
từ, đề là Dạ cổ hồi lang. Và bài thơ này được ông Sáu Lầu phổ ra nhạc...
Năm 1989, tại cuộc hội thảo ở Bạc Liêu, nhạc sĩ Trương Bỉnh Tòng cũng đã phát biểu:
Vào những năm 1950-1952, nhóm sưu tầm nghiên cứu dân ca và cổ nhạc Nam Bộ gồm
nhạc sĩ Quách Vũ, Ngọc Cung và ông. Rất tiếc là lúc ấy ông Cao Văn Lầu đang bệnh
khơng ra được vùng giải phóng. Nhưng cũng may là nhóm tài tử ở Long Điền có người
biết rành cho hay ông Sáu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu mà phổ nhạc.
Nhạc của nó là sự kết hợp giữa hai bài Hành Vân và Xn nữ.
Nhưng qua tìm hiểu của ơng Trần Phước Thuận ở Hội khoa học lịch sử Bạc Liêu, thì:
Ở Bạc Liêu chỉ có một nhà sư pháp danh là Đạt Bảo tự Nguyệt Chiếu (1882-1947), trước
ở chùa Vĩnh Phước An sau dời về chùa Vĩnh Đức, hiện mồ mả của nhà sư nằm ở sau

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

chùa Vĩnh Đức. Khơng có chùa nào mang tên Hịa Bình như các tài liệu trên đã ghi. Ông
vốn là tiền bối về nhạc lễ cổ truyền nhưng ông chưa bao giờ làm thơ. Các đệ tử của ông
hiện còn sống đều xác nhận như vậy và chẳng ai nghe thầy nói gì về bài thơ trên. Như
vậy, cái thuyết cho rằng “ông sáu Lầu đã dựa vào bài thơ của nhà sư Nguyệt Chiếu để
sáng tác ra bản Dạ cổ hoài lang năm 1919” là hoàn toàn khơng có căn cứ.
 Lời bài ca
Từ là từ phu tướng,
Bảo kiếm sắc phong lên đàng.
Vào ra luống trông tin chàng.

Năm canh mơ màng.
Em luống trơng tin chàng,
Ơi gan vàng quặn đau.
Đường dù xa ong bướm,
Xin đó đừng phụ nghĩa tào khang.
Đêm luống trơng tin chàng,
Ngày mỏi mịn như đá Vọng phu.
Vọng phu vọng luống trông tin chàng.
Sao nỡ phũ phàng...
Chàng là chàng có hay?
Đêm thiếp nằm luống những sầu tây.
Bao thuở đó đây sum vầy,
Duyên sắc cầm lạt phai.
Là nguyện cho chàng
Hai chữ an bình an.
Mau trở lại gia đàng,
Cho én nhạn hiệp đôi.
Ký âm cổ nhạc
(theo loại đàn dây Bắc)
Hị lìu xang xê cống
Líu cống líu cống xê xang
Xừ xang xê hị líu cống xê xang hị

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13


Liu xế xang xự xề xang lìu hị
Xừ liu xáng ũ liu cống xề
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Hị lìu xang xang xế cống
Xê xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, líu xê xang xư’'
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ, xê líu xừ, líu cống xê, líu hị
Liu xề xang xự cống xê xang lìu hị
Xừ xang xừ cống xế
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xề hị líu cống xế xang hò
Lưu xáng xàng, xề liu xề xáng ú liu
Hò xự cống xê xang hị
Xê líu xừ, líu lĩu xừ xang
Xừ xang xế, hị líu cống xê xang hị
Liu xáng xàng xề liu xề xáng ú liu
Bản Dạ cổ hoài lang sử dụng thang âm lên tới 7 cung, thuộc hệ thang âm Ai, Oán.
Ông Trần Đức Thuận nhận xét:
Bản Dạ cổ hồi lang khơng dừng lại ở ngun dạng như các bản nhạc cổ khác mà dần
dần biến đổi hình thức, phát triển thành bản Vọng cổ làm thay đổi một phần lớn bộ mặt
Cải lương. Đây cũng là điều tối ưu của nó, có lẽ là do tiếng nhạc du dương và lời ca
bình dị rất hợp với người Nam Bộ; hình ảnh người chinh phụ ở đây đã hòa nhập thực sự
vào cuộc đời thường, phản ảnh đúng tâm trạng yếu đuối của người phụ nữ khi xa chồng,
nhất là trong những hoàn cảnh bắt buộc phải chia dun rẽ thúy. Có lẽ chính cái "tính
thường" này đã làm rung cảm người nghe...
 Thông tin thêm:
Bài này được đưa lên sân khấu lần đầu bởi gánh hát Năm Tú ở Mỹ Tho, rồi sau đó được
sử dụng rộng rãi, nhất là trong tuồng cải lương. Và cũng vì thế, bản Dạ cổ hồi lang
được chuyển dần thành nhiều nhịp. Năm 1924, tăng lên nhịp bốn. Từ khoảng 1934 đến


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

1944, tăng lên nhịp tám. Từ khoảng 1944 đến 1954, Vọng cổ tăng lên nhịp 16. Từ 1955
đến 1964, tăng lên nhịp 32 rồi nhịp 64 từ năm 1965 đến nay.
Nhạc sĩ Cao Văn Lầu là cha đẻ Dạ cổ hoài lang khởi điểm từ nhịp hai. Bản Vọng cổ từ
nhịp bốn trở đi, trên những chặng đường phát triển, thuộc cơng trình chung của tài tử bốn
phương.
Như lời tâm sự của nhạc sĩ Vũ Đức Sao Biển:

Ca sĩ Phương Thanh biểu diễn bài hát Dạ cổ hoài lang trong Chương trình Mai Vàng
2006.
Dạ cổ hồi lang là một di sản văn hóa phi vật thể quý giá của đất Bạc Liêu, xứng đáng để
lại cho ngàn sau. Làm thế nào để giữ lại lâu bền trước sự xâm thực của những nguồn văn
hóa mới? Tơi đưa bài Dạ cổ hồi lang đã ký âm lại cho Cơng ty MASECO làm karaoke
rồi sau đó, các kênh truyền thơng đưa lên mạng. Tôi chỉ mong cho lớp đàn em, thanh
niên biết say mê, trân trọng tác phẩm Dạ cổ hoài lang của nhạc sĩ Cao Văn Lầu. May
mắn thay, điều đó đã trở thành hiện thực.
Lên sân khấu, mỗi nghệ sĩ cải lương ca Dạ cổ hoài lang theo cách riêng của họ, khác
nhau về ca từ, khác nhau về thanh nhạc. Nhưng âm nhạc là một nghệ thuật quy ước,
khơng thể chấp nhận tình trạng ấy. Muốn con cháu chúng ta cùng giữ gìn, trân trọng Dạ
cổ hồi lang thì khơng có cách nào hơn là Bạc Liêu phải có một bản Dạ cổ hồi lang
chuẩn, được ký âm với thanh nhạc Tây phương, được in ra và được đưa lên mạng. Ca từ
phải được dịch ra tiếng Anh, tiếng Pháp thật chuẩn để phục vụ cho những người nghiên
cứu văn hóa. Những nhạc sĩ, nghệ sĩ Bạc Liêu dưới sự chủ trì của ngành văn hóa - du

lịch có thể làm được việc ấy.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

1.2. Các tìm hiểu cơ bản:
1.2.1. Nhạc pháp:
1.2.1.1. Vọng cổ nhịp 2: ( nghe phần A1 trong CD)
Vọng cổ nhịp 2 tức là trong một câu vọng cổ chia làm hai nhịp, hay còn gọi là
vọng cổ nhịp đơi.
Bài Dạ cổ hồi lang ngun thủy chính là bài vọng cổ nhịp đôi.
Sáu câu đầu trong bản này như sau, vần gieo mỗi câu một lần (trong đó có câu vần lưng
tức yên vận):
1. Từ là từ phu tướng,
2. Bảo kiếm sắc phán (phong) lên đàng.(phán : sai bảo; không phải là phong)
3. Vào ra luống trông tin chàng.
4. Năm canh mơ màng.
5. Em luống trơng tin chàng,
6. Ơi gan vàng thêm (quặn) đau.(thêm :đã đau nhiều rồi; quặn : đau lần đầu. Có lẽ
"thêm" phù hợp hơn)
Sáu câu này có sáu chữ dứt câu như sau:
1. .......... cống
2. .......... xang
3. .......... hò
4. .......... hò
5. .......... xề

6. .......... liu
Những chữ nhạc này được dùng trong tuồng "Tham phú phụ bần" như sau:
1. (Đào:) Vì đâu nên xui khiến (cống)
2. Cha nỡ rẽ thúy chia uyên (xang)
3. Làm cho đôi ta đeo phiền (hò)
4. Mang nặng lời nguyền (hò)
5. (Kép:) Đành cam đứt câu nghĩa tình (xề)
6. Trên Thiên Hồng xin chứg minh (liu)
...
Tới hết 20 câu thì hết bản.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

1.2.1. 2. Vọng cổ nhịp tư: ( nghe phần A2 trong CD)
Tương tự, vọng cổ nhịp tư là trong một câu vọng cổ chia làm bốn nhịp. Được biết
vọng cổ nhịp tư ra đời từ năm 1927. Từ giai đoạn này vọng cổ có một bước thay
đổi quan trọng: chữ nhạc trong bài không theo hơi Bắc (tức Bắc chánh) nữa mà
chuyển sang hơi Bắc oán.
Dưới đây là sáu câu đầu trong bản “Khúc oan vô lượng” của tác giả Huỳnh Thủ
Trung (tức Tư Chơi):
Đêm nào ngọn đèn khuya, mẹ đây chong trắng đĩa
Chàng ơi, nếu có gặp nhau họa chỉ trong giấc mộng huỳnh lương
Trời đất ôi! Vợ chồng tôi đang vui câu đầm ấm nơi cảnh gia đường
Vì ai gieo oan mà để cho thiếp phải cam dồn dập nơi khốn cảnh đoạn
trường

Hơn bốn năm trường tựa nơi canh cửa thiếp trông chờ
Đã biết rằng tuyệt vơ hy vọng mà lịng mong thiếp những hồi mong
...
1.2.1.3. Vọng cổ nhịp tám: ( nghe phần A3 trong CD)
Vọng cổ nhịp tám ra đời từ năm 1936. Nhạc sĩ Lưu Hồi Nghĩa (tức Năm Nghĩa) là
người đã có cơng đưa vọng cổ nhịp tám đến gần với công chúng mộ đạo. Ví dụ điển
hình nhất là bản vọng cổ trong tuồng Tô Ánh Nguyệt của soạn giả nổi tiếng Trần Hữu
Trang:
Sau khi tơi có chết đi rồi, xin Cậu chứng kiến cho tấc lịng tơi mà tỏ hết khúc nói cho ai
kia được rõ nỗi khổ tâm của tơi trước giờ tôi nhắm mắt
Dưới nấm mộ xanh, thân người mạng bạc, ngàn muôn năm linh hồn tôi họa chăng được
tiêu tan khối hận chốn tuyền đài
Mười tám năm dư lắm lúc tôi muốn vạch mặt phơi gan mà than thở với đất trời
Nhưng mà mối hận tình nó nấu nung trong tim phổi, nghĩ bao nhiêu tội lỗi, gặp mặt ai
tơi nói chẳng nên lời
Ngày hơm nay, tơi sắp lìa xa bao nhiêu kẻ thân yêu quý mến mà từ giã cõi đời
Cậu ơi, tơi nhờ cậu nói lại với má thằng Tâm rằng tôi mong giũ sạch nợ trần ai đặng
thốt ra khỏi vịng tình thiên hận hải, vậy tơi xin có một đơi lời nhắn nhủ cùng với ai.
...

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

1.2.1.4. Vọng cổ nhịp mười sáu: ( nghe phần A4 trong CD)
Vọng cổ nhịp mười sáu ra đời từ năm 1946. Mỗi câu bắt đầu dài hơn, ngân nga
hơn.

Dưới đây là sáu câu trong bài “Tôn Tẫn giả điên” do nghệ sĩ Út Trà Ơn trình bày:
Úy trời đất ơi! Nỗi đoạn trường, cũng vì tơi đây q tin thằng Bàn Quyên là bạn thiết
cho nên ngày hôm nay thân của tơi phải ra nơng nỗi
Cịn như cơng cuộc ngày hôm nay đây, bởi tôi không cẩn thận cho nên bạn tơi nó mới
đành nhẫn tâm chặt lấy một bàn chơn tơi
Khi tơi cịn ở trên non thì tôi quyết ẩn thân tu tâm dưỡng tánh, luyện thuốc trường sanh
mong thành chánh quả đặng có tọa hưởng Bồ Đồn
Nào hay đâu thằng Bàn Qun nó lên năn nỉ ỷ ơi, lời ngon tiếng ngọt, nó nói rằng chúa
của nó là một đấng minh quân chơn mạng. Bởi vậy cho nên nó bảo tơi một một,
hai hai cũng phải xuống mà đầu hàng.
Cho nên khi ấy tôi mới hạ san, thì thầy của tơi có cho tơi một bức cẩm nang lại dặn tôi
rằng: Hễ khi nào lâm nạn thì dở ra xem rồi liêu chước biến quyền
Vậy thì tôi đây vọng nguyện với Tôn sư, khai thơ cứu mạng. Ủa sao tôi chẳng thấy điều
chi lạ, chỉ thấy trong thơ có một chữ "Cuồng". Ờ, ờ, phải rồi, đây thầy tơi bảo tơi
giả điên đặng có thốt thân.
Đóng góp lớn nhất của danh ca Út Trà Ơn thời kì này là sáng kiến chêm những câu
nói thơ hoặc những câu hò trong bài vọng cổ. Điều này đã làm cho vọng cổ bấy giờ
mang một phong vị hoàn toàn mới mẻ, hấp dẫn người nghe. Chất liệu tạo nên những câu
nói thơ, câu hị phần nhiều là sử dụng tác phẩm trong văn học dân gian Nam bộ. Vì vậy
vọng cổ lại góp phần ni dưỡng loại hình văn học này trong lịng cơng chúng. Những
câu tục ngữ, ca dao, dân ca, những câu hò, điệu lý thường xuyên được bắt gặp trong bài
vọng cổ.
1.2.1.5. Vọng cổ nhịp 32:
Vọng cổ nhịp 32 ra đời từ năm 1955. Khác với các nhịp thức trước là mỗi lần phát triển
lên nhịp là mỗi lần nhân đôi số nhịp, tức là nhịp hai nhân đôi thành nhịp tư, nhịp tư nhân
đôi thành nhịp tám, nhịp tám nhân đôi thành nhịp 16, nhịp 16 nhân đơi thành nhịp 32.
Riêng nhịp 32 thì tính theo nhịp thức đủ, tức là mỗi câu vọng cổ có năm khn, mỗi
khn có bốn nhịp (4 x 5 = 20 nhịp) theo lời ca, cịn ba khn - 12 nhịp là lái địn khơng

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

18

có lời ca, như vậy kể cả lái địn và lịng câu lời ca có tất cả là 32 nhịp.
Bài (bản) vọng cổ nhịp 32 có hai khả năng sử dụng : một là bài ca lẻ, tức là sử dụng độc
lập, hai là kết hợp sử dụng được thiết kế trong các kịch bản cải lương và rất được phổ
biến trong cải lương từ những năm thập niên 50 đến nay. Hơn nửa thế kỷ, bản vọng cổ đã
ngự trị trong dòng âm nhạc cải lương như một giai điệu chủ lực khơng thể thiếu được.
Có thể nói, vọng cổ nhịp 32 hiện nay là “hồng đế” của cải lương và là người Việt Nam
từ Nam chí Bắc ai cũng biết nó và thậm chí rất nhiều người biết ca vọng cổ.
Bản vọng cổ nhịp 32 được xem là tiêu chuẩn hiện nay, mặc dù sau này cũng đã xuất
hiện vọng cổ nhịp 64 và nhịp 128.
Từ nhịp 32, mỗi câu bắt đầu có vần gieo ngay trong câu, vì 32 nhịp là một quãng quá xa
để chỉ có một vần. Câu dưới đây trong bản "Nắng chiều quê ngoại" của soạn giả Viễn
Châu là một thí dụ:
Mấy nếp nhà tranh ẩn mình sau hàng tre rủ bóng đang vươn lên ngọn khói lam chiều.
Cảnh hồng hơn sao nhuộm vẻ tiêu điều. Khóm lau thưa xào xạc trên lối đường mịn
vẳng lặng cơ liêu; nhà Ngoại tơi khuất sau mấy lũy dừa xanh soi bóng dịu hiền, bên cạnh
mái đình làng đìu hiu cỏ phủ.
Bản vọng cổ 32 nhịp đầy đủ có 6 câu. Tức là ngắn hơn các bản nhịp tám thường có 20
câu. Tuy nhiên, ngay cả 6 câu cũng có khi khơng sử dụng hết. Bản vọng cổ khi ghi ra
giấy, do đó, thường có đánh số câu để người nghệ sĩ biết bản nhạc sử dụng câu nào. Hai
câu 1 và 4 thường chỉ có 16 nhịp cuối câu.
Khi bản vọng cổ đã tới 32 nhịp, nhiều soạn giả chêm vô những câu nói giặm. Để nghệ sĩ
vơ ca vọng cổ cho êm, soạn giả cũng thường gối đầu bằng một khúc nói lối văn xi,
những câu nói lối văn vần (lục bát, song thất lục bát, tứ tuyệt, hoặc cả thơ mới), hoặc một
bản ngắn cổ điển như Lưu thủy, Hành vân, Sương chiều, hoặc tiêu biểu là Lý con sáo.

Sở dĩ bài vọng cổ mỗi ngày càng kéo dài nhịp thêm ra là để tăng sức diễn cảm, để chở
hết nội dung cuộc sống, tâm lý, tình cảm…của con người thời đại, và sau hết để người
hát thuận lợi, dễ dàng biểu hiện đầy đủ nhất tình cảm của mình thơng qua bài hát.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

19

1.2.1.6. Sáu câu vọng cổ ngày nay:
Chính nhờ được mọi người ưa thích, dễ đi vào long người nên ca vọng cổ hay, sớm nổi
tiếng. Trong mọi trường hợp đàn cũng như hát, muốn biểu diễn thành công bản vọng cổ
cần có hai yếu tố: tình cảm và kỹ thuật khơng nên xem nhẹ mặt nào. Có tình cảm nhưng
kỹ thuật yếu thì sức thuyết phục khơng lớn. Kỹ thuật giỏi nhưng thiếu tình cảm thì khó đi
vào lịng người.
Cũng như những bài bản thơng thường khác của cải lương, nhưng nhờ ưu thế của mình,
bài vọng cổ đã được người ta coi trọng, chú ý cải biên cách tân, ln tìm cách đổi mới.
Thay đổi hình thức biểu diễn… từ 20 câu rút ngắn còn 12 câu, 6 câu rồi 4 câu có nhạc
mới (cịn gọi là tân cổ giao duyên) mà vẫn giữ được sắc thái bài vọng cổ, một bài hát
được mọi người ưa thích.

Hiện nay chỉ với 6 câu vọng cổ mà hình thành nhiều phong cách đàn hát khác nhau một
cách phong phú, đa dạng. Mỗi nghệ sĩ diễn viên nhờ năng khiếu và qua rèn luyện lao
động nghệ thuật đã luôn phấn đấu khơng ngừng tạo cho mình một giọng hát riêng không
trùng lặp người khác.
Sáu câu vọng cổ như quy định dưới đây, mỗi câu có hai song loan, song loan giữa và
song loan dứt.


Câu 1:
Gồm 16 nhịp (chỉ còn nửa câu). Nhịp bắt đầu tính sau lúc xuống giọng.
Chia làm 4 khn, mỗi khn 4 nhịp.
+Khn 5: Hị – 20
+Khn 6: Cống – 24 – song loan giữa.
+Khuôn 7: Xang – 28
+Khuôn 8: Cống – 32 – song loan dứt.
Chú ý: Khuôn 5, 8 bắt buộc đúng.
Câu 2:
Gồm 8 khuôn nhịp:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

20

+Khuôn 1: Xề - 4
+Khuôn 2: Xang – 8
+Khn 3: Xang – 12
+Khn 4: Hị – 16
+Khn 5: Hị – 20
+Khn 6: Cống – 24 – song loan giữa.
+Khuôn 7: Xang – 28
+Khuôn 8: Xang – 32 – song loan dứt.
Chú ý: Khuôn 4, 5, 8 bắt buộc đúng.
Câu 3:
Gồm 8 khuôn nhịp:
+Khuôn 1: Xề - 4

+Khuôn 2: Xang – 8
+Khuôn 3: Xang – 12
+Khuôn 4: Cống – 16
+Khuôn 5: Xang – 20
+Khuôn 6: Cống – 24 – song loan giữa.
+Khn 7: Xang – 28
+Khn 8: Hị – 32 – song loan dứt.
Chú ý: Khuôn 8 bắt buộc đúng.
Câu 4: (Đầy đủ)
Gồm 8 khn nhịp:
+Khn 1: Hị - 4
+Khuôn 2: Xề – 8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

21

+Khuôn 3: Xề – 12
+Khuôn 4: Cống – 16
+Khuôn 5: Xang – 20
+Khuôn 6: Cống – 24 – song loan giữa.
+Khn 7: Xang – 28
+Khn 8: Hị – 32 – song loan dứt.
Chú ý: Khuôn 2, 3, 8 bắt buộc đúng.
Câu 5:
Gồm 8 khuôn nhịp:
+Khuôn 1: Xề - 4

+Khn 2: Hị – 8
+Khn 3: Hị – 12
+Khn 4: Hị – 16
+Khn 5: Hị – 20
+Khn 6: Cống – 24 – song loan giữa.
+Khuôn 7: Xang – 28
+Khuôn 8: Xề – 32 – song loan dứt.
Chú ý: Khuôn 4, 5, 8 bắt buộc đúng.
Câu 6:
Gồm 8 khuôn nhịp:
+Khuôn 1: Xề - 4
+Khuôn 2: Cống – 8
+Khuôn 3: Xang – 12
+Khuôn 4: Cống – 16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

22

+Khuôn 5: Xang – 20
+Khuôn 6: Xề – 24 – song loan giữa.
+Khuôn 7: Xang – 28
+Khuôn 8: Hị – 32 – song loan dứt.
Chú ý: Khn 6, 8 bắt buộc đúng.
Trong một bài ca Vọng cổ ngày nay, tác giả thường chỉ viết 4 câu là 1, 2 và 5, 6. Đôi khi
tác giả viết 5 câu 1, 2 và 4, 5, 6 chứ ít khi nào viết đủ 6 câu là 1, 2, 3 và 4, 5, 6 nên nếu
tính theo nhịp 32 thì mỗi câu vọng cổ sẽ có 32 nhịp trừ câu vơ vọng cổ. Nếu tính đúng

câu vọng cổ sẽ chỉ có 15 nhịp rưỡi mà thôi. Và cứ mỗi 4 nhịp trong câu người ta gọi là 1
lái. Người ca phải tập nghe cho được chữ đờn cuối của mỗi lái để giữ đúng nhịp của
mình. Để giúp cho người đờn và ca điều chỉnh nhịp, người ta dùng tiếng gõ song - loan.
Khi còn 2 lái nửa dứt câu tức còn 8 nhịp nửa sẽ có 1 tiếng gõ song - loan báo trước và
khi dứt câu thì gõ một tiếng nửa. Tiếng song loan này do người nhạc sĩ trưởng dàn nhạc
gõ. Song loan rất quan trọng. Khơng có nó hoặc gõ sai thì cả nhóm đờn ca sẽ bị mất nhịp
ngay.
Sau khi đã biết nhịp rồi thì tự mình sẽ phân nhịp cho bài ca vọng cổ mà mình muốn hát
sao cho mình dứt bài ca thì người đàn cũng vừa gõ song loan dứt một lượt với mình vì
vậy nên cùng một bài ca vọng cổ mà thường không ai hát giống ai.
Sau đây là một bài vọng cổ 4 câu 1, 2 và 5, 6 mà hai câu 1 và 5 là hai câu vô vọng cổ
thường được người ta gọi là vơ hị. Chú ý: các tiếng đờn được ghi bên dưới.

Câu 1 :..... vơ hị -------3 nhịp rưỡi -----> hò --------- 4 nhịp -----> cống (song loan báo)
------- 4 nhịp-----------> xang ---------- 4 nhịp -----> cống (song loan dứt câu)
Câu 2 : ------ 4 nhịp --------> xê ------- 4nhịp ---------> xang
------ 4 nhịp ---------> xang ----- 4 nhịp -------> hò
------- 4 nhịp--------> hò -------- 4 nhịp ---------> cống (song loan báo)
------- 4 nhịp ------> xê -------- 4 nhịp -------> xang (song loan dứt câu)
Câu 5 :....vơ hị -----3 nhịp rưỡi ---> hị ------- 4 nhịp ---> cống (song loan báo)
------ 4 nhịp ----> xê --------- 4 nhịp -------> xề (song loan dứt câu)

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

23

 Câu 6 : ------ 4 nhịp ----> xề -------- 4 nhịp -------> cống

------- 4 nhịp ----> xang ------ 4 nhịp ------> cống
------- 4 nhịp ----> xê -------- 4 nhịp -------> xề (song loan báo)
-------- 4 nhịp ---> xê -------- 4 nhịp -------> liu (song loan dứt câu)

Những chữ đờn cuối lái ghi trên khơng có tính cách cố định mà nó sẽ thay đổi tùy theo
người nhạc sĩ. Ví dụ chữ cống chỗ song loan báo có nhạc sĩ cũng dùng chữ xê nhưng
quan trọng là có gõ song loan là đúng.

Bài ca Lòng mẹ bao la
Thiên Hùng

Lý Con Sáo :
Ơi.... bao la
Sơng nước đổ vào biển khơi
Như lòng mẹ hiền thương con
Dù nhọc nhằn gian nan
Mẹ sá chi thân mẹ hao gầy
Qua tháng rộng năm dài
Con lớn khơn rồi đường mây tung cánh
Có bao giờ con ngoảnh lại sau lưng
Nhìn mẹ hiền đêm từng đêm vẫn nhớ
Vẫn thương con như thuở còn thơ....

Vọng Cổ :
1- Để nói với mẹ rằng, mẹ ơi con mãi mãi muốn được gần bên gối mẹ như thuở ấu thơ
mẹ ru con từng giấc xuân... nồng... Lòng mẹ bao la như biển rộng sông dài... Mẹ đã nuôi
con bao ngày gian khổ ấp lạnh quạt nồng từng đũa cá chén cơm... Con trẻ ấm đầu mẹ đã
thức hằng đêm, quanh quẩn bên con trông từng bước chân chập chững... mong cho con
sớm được nên người... ôi công ơn mẹ như biển trời lai láng.


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×