Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

Điều khoản tham chiếu trong cơ chế giải quyết tranh chấp của wto

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.27 MB, 77 trang )

PHAN TUẤN LY

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH

PHAN TUẤN LY

LUẬN VĂN CAO HỌC

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU TRONG CƠ
CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

NĂM 2014
TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN TUẤN LY

ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU TRONG CƠ
CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC
Chuyên ngành: Luật Quốc tế,Mã số: 60380108

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Phú Vinh


TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2014


LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình khoa học của riêng mình. Những
trích dẫn mà tác giả sử dụng trong luận văn thạc sỹ đều đƣợc chú thích đầy đủ và
chính xác theo quy định của Trƣờng Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh.
Tác giả luận văn

Phan Tuấn Ly


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DSB: Cơ quan giải quyết tranh chấp (Dispute Settlement Body)
DSU: Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Tổ
chức thƣơng mại thế giới (Understanding on Rules and Procedures Governing the
Settlement of Disputes)
WTO: Tổ chức Thƣơng mại thế giới (World Trade Organization)


PHẦN

MỞ

ĐẦU......................................................................................................................................... 1

CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂU KHOẢN THAM CHIẾU TRONG CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI .................................................. 10


1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thƣơng
mại thế giới ...........................................................................................................10
1.1.1. Lược sử ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại
thế giới ................................................................................................................10
1.1.2. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết...........................................13
1.1.3. Các chủ thể giải quyết tranh chấp ...........................................................13
1.1.4. Quy trình giải quyết tranh chấp ...............................................................16
1.1.5. Thực thi phán quyết ..................................................................................20
1.2. Lý luận cơ bản về điều khoản tham chiếu trong cơ chế giải quyết tranh
chấp của tổ chức Thƣơng mại thế giới ...............................................................21
1.2.1. Quan niệm cơ bản về điều khoản tham chiếu ..........................................21
1.2.2. Đặc điểm cơ bản của điều khoản tham chiếu ..........................................22
1.2.3. Phân loại điều khoản tham chiếu .............................................................23
1.2.4. Ý nghĩa của điều khoản tham chiếu .........................................................25
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CỦA WTO .......................................................................................................................................... 28

2.1. Các nội dung và các yêu cầu cơ bản của điều khoản tham chiếu.............28
2.1.1. Nội dung cơ bản của điều khoản tham chiếu ...........................................28
2.1.2. Các yêu cầu cơ bản của điều khoản tham chiếu - xem xét với yêu cầu
thành lập Ban hội thẩm ......................................................................................29
2.2. “Vấn đề được đưa ra DSB” theo cách hiểu của thực tiễn giải quyết tranh
chấp của Tổ chức thƣơng mại thế giới ...............................................................33
2.2.1. Quan niệm về thuật ngữ “vấn đề” ...........................................................33


2.2.2. Các biện pháp đang tranh cãi ..................................................................36
2.2.3. Những khiếu nại (cơ sở pháp lý của đơn kiện) ........................................43
CHƢƠNG 3. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU VÀ CÁC THỦ TỤC KHÁC
TRONG QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI . 47


3.1. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều khoản
tham chiếu và thủ tục tham vấn .........................................................................47
3.2. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều khoản
tham chiếu và thủ tục yêu cầu thành lập Ban hội thẩm ...................................49
3.2.1. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong trường hợp các biện pháp đang
tranh cãi nằm trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng đã được xoá bỏ
trước thủ tục yêu cầu thành lập Ban hội thẩm ...................................................49
3.2.2. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong trường hợp các biện pháp đang
tranh cãi nằm trong yêu cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng đã được xoá bỏ sau
thủ tục yêu cầu thành lập Ban hội thẩm .............................................................51
3.2.3. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong trường hợp các biện pháp đang
tranh cãi được sửa trước thủ tục thành lập Ban hội thẩm .................................53
3.2.4. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong trường hợp các biện pháp đang
tranh cãi được sau thủ tục thành lập Ban hội thẩm ...........................................54
3.3. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều khoản
tham chiếu và thủ tục gửi văn bản đệ trình lần đầu.........................................57
3.3.1. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong trường hợp khiếu nại nằm trong yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng lại khơng được trình bày trong thủ tục gửi
văn bản đệ trình lần đầu ....................................................................................57
3.3.2. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong trường hợp khiếu nại nằm trong yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm nhưng lại bị từ bỏ trong thủ tục gửi văn bản đệ
trình lần đầu .......................................................................................................59
3.4. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều khoản
tham chiếu và thủ tục họp nội dung lần đầu .....................................................60


KẾT LUẬN..................................................................................................................................................... 63



1


1

PHẦN

MỞ

ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Nắm bắt xu hƣớng hội nhập quốc tế, ngày càng nhiều quốc gia xúc tiến quá
trình tham gia vào các tổ chức thƣơng mại quốc tế khu vực hay tồn cầu. Trong đó,
tổ chức thƣơng mại thế giới là một trong những tổ chức có sức hút mạnh mẽ đối với
các quốc gia và các vùng lãnh thổ.Cùng với sự gia tăng số lƣợng thành viên một
cách nhanh chóng của tổ chức này, các mâu thuẫn cũng nhƣ xung đột pháp lý giữa
các quốc gia và vùng lãnh thổ diễn ra ngày càng nhiều.Tính đến thời điểm hiện tại
đã có 467 vụ việcđã đƣợc khởi kiện tại cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức
Thƣơng mại thế giới1. Để theo đuổi các vụ kiện này, đòi hỏi các quốc gia và vùng
lãnh thổ phải nắm vững các quy định của pháp luật tổ chức Thƣơng mại thế giới,
cũng nhƣ thủ tục giải quyết tranh chấp của tổ chức này.
Liên quan đến quy trình giải quyết tranh chấp thông qua cơ chế giải quyết
tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới, một trong những vấn đề quan trọng
không thể không nhắc đến là ―điều khoản tham chiếu‖ của Ban hội thẩm – cơ quan
xét xử ―sơ thẩm‖ các vụ kiện.
Thứ nhất, để có thể tiến hành việc xét xử, trƣớc hết Ban hội thẩm cần phải
xác định phạm vi thẩm quyền của mình. Trong vòng 20 ngày kể từ ngày yêu cầu
thành lập Ban hội thẩm, nếu các bên khơng có thỏa thuận về điều khoản tham chiếu
thì Ban hội thẩm sẽ có điều khoản tham chiếu chuẩn theo điều 7.1 của Hiệp định về

quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Tổ chức thương mại thế
giới2. Điều khoản tham chiếu này sẽ là cơ sở để xác định thẩm quyền của Ban hội
thẩm.3
Thứ hai, điều khoản tham chiếu đƣợc ghi nhận rất rõ ràng trong Hiệp định
này. Tuy nhiên, việc hiểu các thuật ngữ trong điều khoản tham chiếu không phải là
vấn đề dễ dàng và thực tiễn giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới

(cập nhật đến 00h ngày 04/10/2013).
Xem điều 7.1 Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong khuôn khổ Tổ chức
thương mại thế giới.
3
Xem Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1, NXB
Hồng Đức, Hà Nội, tr. 434.
1
2


2

cũng tồn tại những cách hiểu không giống nhau về các thuật ngữ ghi nhận trong
hiệp định này.
Thứ ba, việc hiểu đúng đắn điều khoản tham chiếu sẽ giúp các bên tham gia
vụ kiện có thể tự tin hơn, có những bƣớc chuẩn bị tốt hơn cho việc tham gia vào
quy trình giải quyết tranh chấp, góp phần thúc đẩy một môi trƣờng thƣơng mại quốc
tế giữa các quốc gia lành mạnh, minh bạch và tôn trọng chủ quyền quốc gia.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài ―Điều khoản tham chiếu
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO‖ để làm luận văn tốt nghiệp thạc sỹ
luật học của mình. Hy vọng với những nghiên cứu của mình, luận văn sẽ có những
đóng góp về mặt lý luận đối với pháp luật giải quyết tranh chấp trong cơ chế giải
quyết tranh chấp của tổ chức Thƣơng mại thế giới, cũng nhƣ đóng góp cho thực tiễn

giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới và các quốc gia tham gia vào
các vụ kiện tại tổ chức thƣơng mại thế giới.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây tại Việt Nam, việc nghiên cứu các vấn đề pháp lý
liên quan đến tổ chức Thƣơng mại thế giới hết sức đƣợc quan tâm và chú trọng. Do
đó, tìm hiểu những vấn đề liên quan đến pháp luật của tổ chức Thƣơng mại thế giới
là chuyện khơng cịn khó khăn nhƣ trƣớc đây.
Giải quyết tranh chấp trong tổ chức Thƣơng mại thế giới là một bộ phận
không thể tách rời của pháp luật tổ chức Thƣơng mại thế giới.Việc nghiên cứu về
giải quyết tranh chấp trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thƣơng mại
thế giới cũng đƣợc các học giả, chuyên gia trong lĩnh vực khoa học pháp lý hết sức
quan tâm.Điều khoản tham chiếu trong cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức
thƣơng mại thế giới là một bộ phận nhỏ cấu thành pháp luật giải quyết tranh chấp
trong tổ chức thƣơng mại thế giới.Do đó, điều khoản tham chiếu cũng đƣợc nhiều
nhà khoa học pháp lý, đặc biệt là trong lĩnh vực pháp luật thƣơng mại quốc tế
nghiên cứu.Trong khả năng tìm hiểu, tác giả xin giới thiệu sơ lƣợc về tình hình
nghiên cứu các vấn đề pháp lý về điều khoản tham chiếu của các học giả, nhà khoa
học pháp lý trong và ngoài nƣớc.
2.1. Sách liên quan đến nội dung luận văn
Trong quyển The World Trade Organization: Law, Practice, and Policy,
nhóm tác giả đã trình bày nhiều vấn đề liên quan đến pháp luật, thực tiễn và chính


3

sách của tổ chức thƣơng mại thế giới. Tuy nhiên, liên quan đến điều khoản tham
chiếu, tài liệu này chỉ nhắc đến thời hạn để các bên đồng ý về điều khoản tham
chiếu4, mà khơng đi vào phân tích chi tiết điều khoản tham chiếu.
Trong quyển sách The WTO and International Trade Regulation, nhóm tác
giả đã dành tồn bộ chƣơng 3 để giới thiệu về cơ chế giải quyết tranh chấp của

WTO.Quyển sách này đã phác thảo ra những nét sơ lƣợc về cơ chế giải quyết tranh
chấp của WTO5, nhƣng lại không bàn sâu đến điều khoản tham chiếu trong thủ tục
giải quyết tranh chấp của Ban hội thẩm. Tƣơng tự, quyển The WTO and
International Trade Law/Dispute Settlement6 cũng chỉ điểm qua điều khoản tham
chiếu, chứ không đi vào phân tích kỹ các vấn đề mang tính bản chất của điều khoản
tham chiếu.
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1 của trƣờng đại học Luật
TP.HCM, nhóm tác giả đi vào phân tích mối quan hệ giữa yêu cầu thành lập và điều
khoản tham chiếu của Ban hội thẩm7. Nhóm tác giả đã phân tích mối quan hệ này,
nhƣng chủ yếu xoáy sâu vào ―yêu cầu thành lập Ban hội thẩm‖ mà không bàn nhiều
về điều khoản tham chiếu.
Quyển Luật thương mại quốc tế của Mai Hồng Quỳ và Trần Việt Dũng, hai
tác giả cũng dành toàn bộ một chƣơng để trình bày về cơ chế giải quyết tranh chấp
trong thƣơng mại quốc tế8. Tuy nhiên, chƣơng này chỉ giải quyết những vấn đề cơ
bản về các phƣơng thức giải quyết tranh chấp, trong đó có phƣơng thức giải quyết
tranh chấp thông qua cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức Thƣơng mại thế
giới.Trong chƣơng này, nhóm tác giả không đi vào giải quyết các vấn đề cụ thể liên
quan đến điều khoản tham chiếu.
Giáo trình Luật Thương mại quốc tế của Trần Thị Hịa Bình và Trần Văn
Nam cũng đi vào phân tích các phƣơng thức giải quyết tranh chấp. Nhƣng giáo trình
4

Xem Matsuo Matsushita, Thomas J. Schoenbaum, Petros C. Mavroidis (2002), The World Trade
Organization: Law, Practice, and Policy, Oxford, subtitle 3.6, tr. 28.
5
Xem Cameron May, World Trade Law Association (1998), The WTO and International Trade
Regulation, tr. 53 - 61.
6
Xem Petros C. Mavroidis and Alan O.Sykes (2005), The WTO and International Trade
Law/Dispute Settlement, Edward Elger, tr. 195.

7
Đại học Luật TP.Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1, NXB Hồng
Đức, tr. 431.
8
Xem Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2006), Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, tr. 299.


4

này chủ yếu bàn đến phƣơng thức giải quyết các tranh chấp trong thƣơng mại quốc
tế tƣ, mà không đi vào giải quyết tranh chấp thƣơng mại quốc tế công – thƣơng mại
giữa các quốc gia9. Do vậy, nhóm tác giả cũng không bàn đến giải quyết tranh chấp
công thông qua cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới.
2.2. Tạp chí liên quan đến nội dung luận văn
Trong bài viết “The differences between the Panel procedures of the GATT
and the WTO: the role of GATT and WTO Panels in trade dispute settlement”, tác
giả đã đi vào phân tích sự khác biệt giữa thủ tục giải quyết tranh chấp của Ban hội
thẩm trong GATT và Ban hội thẩm trong WTO. Những sự khác biệt đó có thể liệt
kê: thủ tục tham vấn, yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, thành lập Ban hội thẩm, điều
khoản tham chiếu10, thủ tục gặp mặt lần đầu, sự tham gia của bên thứ ba vào quá
trình giải quyết tranh chấp,…. Dù có trình bày về điều khoản tham chiếu, nhƣng tác
giả chỉ dừng lại ở việc so sánh sự khác nhau giữa hai thủ tục này mà không đi vào
phân tích những vấn đề liên quan đến điều khoản tham chiếu.
Bài viết “Procedural issues in WTO Dispute Resolution”, tác giả đã rất
thành công trong việc vẽ ra một viễn cảnh về thủ tục giải quyết tranh chấp trong cơ
chế giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới với những vấn đề đặt ra
trong thủ tục giải quyết tranh chấp nhƣ: điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm,
―judicial economy – tiết kiệm chi phí xét xử‖, vai trị của các phán quyết trƣớc đó,
nghĩa vụ chứng minh, những vấn đề liên quan đến biện pháp khắc phục,…. Bằng

thực tiễn giải quyết tranh chấp, tác giả đã vạch ra đƣợc mối liên hệ giữa điều khoản
tham chiếu và thủ tục gửi bản đệ trình lần đầu, cũng nhƣ trình bày ―vấn đề được
đưa ra DSB‖ một cách khái qt nhất thơng qua một vài vụ kiện điển hình11. Dù
thế, bài viết này chƣa trình bày đƣợc những vấn đề mang tính chất lý luận liên quan
đến điều khoản tham chiếu, chƣa giải quyết đƣợc rõ ràng các vấn đề nhƣ: mối liên
hệ giữa điều khoản tham chiếu và các thủ tục khác trong quy trình giải quyết tranh
chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới, chƣa giải

Xem Trần Thị Hịa Bình, Trần Văn Nam (2005), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế, NXB Lao
động xã hội, chƣơng VII, tr. 321.
10
Xem Petko D. Kanchevski (2007), ―The differences between the Panel procedures of the GATT
and the WTO: the role of GATT and WTO Panels in trade dispute settlement”, International Law
& Management Review, (3), tr. 100.
11
Xem thêm Peter Lichtenbaum (1998), ―Procedural issues in WTO Dispute Resolution”,
Michigan Journal of International Law, (19), tr. 1225 – 1233.
9


5

quyết cặn kẽ cụm thuật ngữ ―vấn đề được đưa ra DSB‖. Trong phạm vi của đề tài,
tác giả mong muốn sẽ giải quyết đƣợc những vấn đề này.
Trong bài viết đăng trên tạp chí Law & Policy in International Business, hai
tác giả Terence P. Stewart và Amy Ann Karpel12 đã rất thành cơng trong việc trình
bày hoạt động của Ban hội thẩm trong cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức
thƣơng mại thế giới thông qua việc phân tích các khía cạnh: các thủ tục trong quy
trình giải quyết của Ban hội thẩm, thành viên Ban hội thẩm13, yêu cầu thành lập Ban
hội thẩm và điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm14,... Trong bài viết này tác giả

không đi sâu vào giải quyết những vấn đề liên quan đến điều khoản tham chiếu, mà
chỉ sơ lƣợc qua điều khoản tham chiếu nhƣ là một thủ tục trong quy trình giải quyết
tranh chấp của Ban hội thẩm.
Gary N. Horlick và Glenn R. Butterton đã trình bày những điểm cơ bản về lý
luận liên quan đến điều khoản tham chiếu, cũng nhƣ điều khoản tham chiếu chuẩn
đƣợc ghi nhận trong Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ Tổ chức thƣơng mại thế giới15. Và thông qua một số vụ kiện trong thực
tiễn giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới, hai tác giả đã ―định
hình‖ những ―yêu cầu‖ để có thể trở thành điều khoản tham chiếu của Ban hội
thẩm. Tuy nhiên, bài viết chỉ dừng lại ở đó mà khơng đi sâu vào phân tích điều
khoản tham chiếu của Ban hội thẩm.Tin rằng, đề tài này sẽ giải quyết những vấn đề
sâu hơn về điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm.
Tạp chí Khoa học pháp lý số 2 năm 2014 có đăng bài của PGS.TS Trần Thị
Thuỳ Dƣơng với tiêu đề ―Nhìn lại hai dịp Việt Nam tham gia vào quá trình giải
quyết tranh chấp trong WTO với vai trò bên đi kiện - “hành” và “học‖16. Trong bài
viết này, PGS.TS Trần Thị Thuỳ Dƣơng đã phân tích hết sức sâu sắc những khía
Terence P. Stewart & Amy Ann Karpel (2000), ―Review of the Dispute Settlement
understanding: Operation of Panels”, Law & Policy in International Business, (31), tr. 593 - 655.
13
Terence P. Stewart & Amy Ann Karpel (2000), ―Review of the Dispute Settlement
understanding: Operation of Panels”, Law & Policy in International Business, (31), tr. 609.
14
Terence P. Stewart & Amy Ann Karpel (2000), ―Review of the Dispute Settlement
understanding: Operation of Panels”, Law & Policy in International Business, (31), tr. 612.
15
Xem Gary N. Horlick & Glenn R. Butterton (2000), ―A Problem of Process in WTO
Jurisprudence: Identifying Disputed Issues in Panels and Consultations‖, Law & Policy in
International Business, (31), tr. 573 - 582.
16
Trần Thị Thuỳ Dƣơng (2013), ―Nhìn lại hai dịp Việt Nam tham gia vào quá trình giải quyết tranh

chấp trong WTO với vai trò bên đi kiện - ―hành‖ và ―học‖‖, Tạp chí Khoa học pháp lý, (2), tr.29 37.
12


6

cạnh liên quan đến kỹ năng viết yêu cầu thành lập Ban hội thẩm, và đƣa ra những
nhận xét đánh giá kỹ năng viết yêu cầu thành lập Ban hội thẩm của Việt Nam trong
2 vụ kiện mà Việt Nam tham gia. Trong bài viết này tác giả chủ yếu đi vào phân
tích yêu cầu thành lập Ban hội thẩm và vụ kiện mà Việt Nam tham gia. Bài viết
không bàn đến những vụ kiện khác có liên quan đến điều khoản tham chiếu và yêu
cầu thành lập Ban hội thẩm.
3. Mục đích nghiên cứu của đề tài
Với thời gian khoảng gần một năm để hoàn thành luận văn này, tác giả mạnh
dạn đặt ra ba mục đích chính:
- Thứ nhất, trình bày tổng quan về cơ chế giải quyết tranh chấp cũng nhƣ
quy trình giải quyết tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp của tổ chức thƣơng
mại thế giới.
- Thứ hai, nghiên cứu những vấn đề lý luận về điều khoản tham chiếu
trong cơ chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thƣơng mại thế giới. Những vấn đề
lý luận này về cơ bản gồm: quan niệm về điều khoản tham chiếu; nội dung, ý nghĩa
của điều khoản tham chiếu; vai trò của điều khoản tham chiếu trong việc xác định
thẩm quyền của Cơ quan giải quyết tranh chấp trong quá trình giải quyết một tranh
chấp cụ thể.
- Thứ ba, làm rõ những vấn đề lý luận về điều khoản tham chiếu dƣới góc
độ phản ảnh của thực tiễn giải quyết tranh chấp của Tổ chức thƣơng mại thế giới.
Tác giả tập trung đi vào nghiên cứu một số vụ kiện trong thực tiễn giải quyết tranh
chấp của tổ chức thƣơng mại thế giới, giúp ngƣời đọc có thể hiểu một cách dễ dàng
một số điều khoản của Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp trong
khuôn khổ Tổ chức thương mại thế giới.

4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu của đề tài và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung phân tích điều khoản tham chiếu của Ban hội thẩm trong cơ
chế giải quyết tranh chấp của Tổ chức thƣơng mại thế giới. Các điều khoản tham
chiếu của các cơ quan khác, tổ chức khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề
tài này. Bên cạnh đó, đề tài chỉ tập trung đi vào tìm hiểu một số vụ kiện đƣợc giải
quyết theo thủ tục giải quyết tranh chấp của Cơ quan giải quyết tranh chấp của Tổ
chức thƣơng mại thế giới.


7

Về phạm vi thời gian, đề tài chỉ luận bàn đến các vụ kiện đã xảy ra trƣớc thời
điểm tác giả viết đề tài này. Những vụ kiện xảy ra sau khi đề tài này bắt đầu không
thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Khoanh vùng phạm vi nghiên cứu nhƣ đã trình bày ở tiểu mục 4.1, tác giả tự
đặt ra các câu hỏi nghiên cứu để khoanh vùng hẹp phạm vi. Tƣơng ứng với các câu
hỏi, tác giả sử dụng các phƣơng pháp phù hợp khác nhau để giải quyết.
Luận văn tập trung trả lời cho ba câu hỏi lớn, bao gồm:
i.
Điều khoản tham chiếu đƣợc hiểu nhƣ thế nào, nằm ở
đâu trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO?
ii.
Điều khoản tham chiếu có nội dung cơ bản là gì?
iii.
Điều khoản tham chiếu có mối quan hệ nhƣ thế nào với
một số thủ tục khác trong quy trình giải quyết tranh chấp của WTO
khi tiến hành xác định thẩm quyền của Ban hội thẩm?



8

Để giải quyết các vấn đề này, tác giả sử dụng các phƣơng pháp: tìm kiếm,
phân tích, tổng hợp, nêu khái niệm, nghiên cứu bản án của WTO. Thông qua những
phƣơng pháp này, tác giả giải quyết đƣợc những vấn đề đặt ra nhằm đạt đƣợc mục
đích đề ra trên đây.
5. Ý nghĩa khoa học và giá trị ứng dụng của đề tài
Về ý nghĩa khoa học, tác giả luôn mong muốn rằng luận văn của mình sẽ là
một tài liệu nghiên cứu về pháp luật giải quyết tranh chấp của Tổ chức thƣơng mại
thế giới dành cho các bạn sinh viên, các anh chị học viên và những ngƣời muốn
nghiên cứu về lĩnh vực này.
Bên cạnh đó, những thành quả nghiên cứu trong luận văn này có thể là một
nguồn tài liệu để các quốc gia tham gia giải quyết tranh chấp xem xét để phục vụ
cho nhu cầu của vụ kiện của chính quốc gia đó.
6. Bố cục của luận văn
Trên phạm vi nghiên cứu đã xác định và bằng các phƣơng pháp nghiên cứu,
để đạt đƣợc các mục đích đề ra, tác giả sẽ trình bày những vấn đề cần giải quyết của
luận văn thông qua bố cục cơ bản nhƣ sau:
CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂU KHOẢN THAM
CHIẾU TRONG CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC
THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI
1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức
Thƣơng mại thế giới
1.2. Lý luận cơ bản về điều khoản tham chiếu trong cơ chế giải quyết
tranh chấp của tổ chức Thƣơng mại thế giới
Kết luận chƣơng 1
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG ĐIỀU KHOẢN THAM CHIẾU TRONG
CƠ CHẾ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA WTO
2.1. Các nội dung và các yêu cầu cơ bản của điều khoản tham chiếu



9

2.2. ―Vấn đề được đưa ra DSB‖ theo cách hiểu của thực tiễn giải
quyết tranh chấp của Tổ chức thƣơng mại thế giới
Kết luận chƣơng 2
CHƢƠNG 3. MỐI TƢƠNG QUAN GIỮA ĐIỀU KHOẢN THAM
CHIẾU VÀ CÁC THỦ TỤC KHÁC TRONG QUY TRÌNH GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI
3.1. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều
khoản tham chiếu và thủ tục tham vấn
3.2. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều
khoản tham chiếu và thủ tục yêu cầu thành lập Ban hội thẩm
3.3. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều
khoản tham chiếu và thủ tục gửi văn bản đệ trình lần đầu
3.4. Thẩm quyền của Ban hội thẩm trong mối tƣơng quan giữa điều
khoản tham chiếu và thủ tục họp nội dung lần đầu
Kết luận chƣơng 3
KẾT LUẬN


10

CHƢƠNG 1.

KHÁI QUÁT CHUNG VỀ ĐIỂU KHOẢN THAM CHIẾU TRONG CƠ CHẾ GIẢI
QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TỔ CHỨC THƢƠNG MẠI THẾ GIỚI

Trong chƣơng này, tác giả sẽ trình bày sơ lƣợc về quy trình giải quyết tranh

chấp của WTO, những vấn đề cơ bản về điều khoản tham chiếu, nội dung và ý
nghĩa của điều khoản tham chiếu.Để có thể giải quyết những vấn đề đặt ra trong
chƣơng này, tác giả trình bày 5 vấn đề:
(1) Điều khoản tham chiếu nằm ở đâu trong quy trình giải quyết tranh chấp
của WTO?
(2) Hiện nay trong khoa học pháp lý quốc tế, điều khoản tham chiếu đƣợc
hiểu nhƣ thế nào? (3) Điều khoản tham chiếu có những đặc điểm nào?
(4) Điều khoản tham chiếu có những loại nào?
(5) Điều khoản tham chiếu có mục đích gì? Ý nghĩa của điều khoản tham
chiếu?

1.1. Giới thiệu sơ lƣợc về cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thƣơng mại
thế giới
1.1.1. Lược sử ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp của tổ chức Thương mại thế
giới
Tranh chấp trong các quan hệ kinh tế giữa các quốc gia trên thế giới không
phải là vấn đề ít khi xảy ra. Và một khi có tranh chấp kinh tế xảy ra giữa hai quốc
gia, hoặc các chủ thể của luật quốc tế, một đòi hỏi tất yếu đặt ra là cần phải có một
cơ chế giải quyết tranh chấp phù hợp. Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một
cơ chế đƣợc ra đời dựa trên nhu cầu giải quyết các tranh chấp đó. Nhƣ vậy cơ chế
giải quyết tranh chấp của WTO ra đời nhƣ thế nào, trong điều kiện hoàn cảnh nào?
―Cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO thường được ca tụng rằng đây là sự
tiến bộ vượt bậc nhất của vịng đàm phán Uruguay. Tuy nhiên, điều này khơng nên
hiểu nhầm rằng, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một sự tiến bộ vượt bậc


11

về tất cả, và hệ thống thương mại đa phương dựa trên GATT 1947 khơng có một cơ
chế giải quyết tranh chấp17‖. Mà thay vào đó, cơ chế giải quyết tranh chấp của

WTO là một cơ chế đƣợc hình thành trên nền tảng của hệ thống giải quyết tranh
chấp của GATT 194718. Do đó, khi nói về lịch sử của cơ chế giải quyết tranh chấp
của WTO không thể nào khơng nói đến cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT
1947.
Cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 ra đời trên cơ sở của điều
XXII và điều XXIII của GATT 1947 và tồn tại trong khoảng thời gian gần 50 năm.
Vì có nhiều nhƣợc điểm mà cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 đã đƣợc
thay thế bởi cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhƣ hiện nay. Những nhƣợc
điểm cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947 có thể sơ lƣợc nhƣ
sau:
i.
Trƣớc hết là nguyên tắc đồng thuận - ―consensus‖. ―Nguyên tắc đồng
thuận có nghĩa là phải khơng có một sự phản đối nào từ một bên tham gia đối với
quyết định19‖. Hay nói đơn giản hơn, một tranh chấp sẽ khơng đƣợc đƣa ra giải
quyết nếu tranh chấp đó có một phiếu phản đối từ bất kỳ quốc gia thành viên nào.
Và quan trọng hơn, các bên tham gia giải quyết tranh chấp đều có thể đƣa ra phản
đối và việc thành lập Ban hội thẩm cũng không thể thông qua vì nguyên tắc đồng
thuận20. Nhƣ vậy, rõ ràng rằng hầu nhƣ trong mọi trƣờng hợp đều khó có thể đƣa ra
giải quyết tranh chấp tại cơ quan giải quyết tranh chấp của GATT 1947. Chỉ trừ một
trƣờng hợp là tất cả các thành viên của GATT 1947, bao gồm cả các bên đang tham
gia tranh chấp đồng ý với việc đƣa ra giải quyết tại cơ quan giải quyết tranh chấp
của GATT 1947. Không chỉ vậy, một phán quyết của Ban hội thẩm muốn đƣợc
thông qua cũng phải tuân thủ nguyên tắc đồng thuận. Có nghĩa là, trong trƣờng hợp
khi phán quyết đã đƣợc Ban hội thẩm ban hành, nếu một trong các bên, mà trƣớc
hết là bên thua kiện, khơng đồng ý với phán quyết thì vẫn có quyền đƣa ra phản đối.
Và dĩ nhiên, phán quyết của Ban hội thẩm sẽ khơng đƣợc thơng qua vì ngun tắc
đồng thuận. Đây là một nhƣợc điểm khá lớn của cơ chế giải quyết tranh chấp này.
(cập nhật đến
12h ngày 23/9/2014).
18

Xem Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2006), Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, tr. 300.
19
(cập nhật đến
12h ngày 23/9/2014).
20
Xem Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1, NXB
Hồng Đức, Hà Nội, tr. 402.
17


12

ii.
Có nhiều phƣơng thức giải quyết tranh chấp trong GATT 1947, dẫn
đến sự thiếu thống nhất trong cơ chế giải quyết tranh chấp. Vòng đàm phán Tokyo
kết thúc năm 1979 với kết quả đáng chú ý là các bên đã đạt đƣợc các thoả thuận về
các biện pháp bồi thƣờng thƣơng mại21. Việc thiết lập các thoả thuận về bồi thƣờng
thƣơng mại này đã hình thành nên một phƣơng thức giải quyết tranh chấp khác
trong khuôn khổ GATT 1947. Từ đó, tạo ra một sự thiếu thống nhất trong cơ chế
giải quyết tranh chấp của GATT 1947. Một số hiện tƣợng đƣợc gọi là ―forum
shopping”, ―forum duplication” đã xuất hiện do sự thiếu thống nhất này. Xuất hiện
các hiện tƣợng này là vì các bên tranh chấp lựa chọn phƣơng thức giải quyết tranh
chấp có lợi cho mình hoặc các bên lựa chọn cả hai phƣơng thức giải quyết tranh
chấp trong cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947. Đây cũng là một nhƣợc
điểm khác của cơ chế giải quyết tranh chấp của GATT 1947.
Trong những năm 1980, những nhƣợc điểm này ngày càng thể hiện một cách
rõ nét qua thực tiễn giải quyết tranh chấp của GATT 1947. Do đó, các quốc gia
thành viên (gồm cả quốc gia đang phát triển và các quốc gia phát triển) đều mong
muốn xúc tiến một vòng đàm phán mới. Và vòng đàm phán Uruguay ―được bắt đầu

vào tháng 9 năm 1986 cùng với Tuyên bố bộ trưởng được đưa ra bởi các bộ trưởng
thương mại của các nước ký kết gặp gỡ tại Punta del Este, Uruguay”22. Thành cơng
lớn của vịng đàm phán này là sự ra đời của Quyết định ngày 12/4/1989 về việc cải
cách nguyên tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp của GATT23. Nhiều nội dung quan
trọng trong Quyết định này vẫn còn đƣợc đƣa vào cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO, pháp điển hoá trong Hiệp định về quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp
trong khuôn khổ WTO (sau đây xin gọi tắt là DSU)24.
Thành cơng của vịng đàm phán Uruguay là sự ra đời của một tổ chức gọi là
Tổ chức thƣơng mại thế giới – WTO và đi kèm với nó là DSU, nền tảng cho một cơ
chế giải quyết tranh chấp mới, tốt hơn và hạn chế đƣợc những nhƣợc điểm của cơ
chế giải quyết tranh chấp trƣớc đó.

Xem Raj Bhala (2001), International Trade Law: Theory and Practice, NXB Tƣ pháp (bản tiếng
Việt), Hà Nội, tr. 83.
22
Xem Raj Bhala (2001), International Trade Law: Theory and Practice, NXB Tƣ pháp (bản tiếng
Việt), Hà Nội, tr. 156.
23
Tên tiếng anh đầy đủ là the Decision of 12 April 1989 on Improvements to the GATT Dispute
Settlement Rules and Procedures.
24
(cập nhật đến
12h ngày 23/9/2014).
21


13

Đó là những nét cơ bản về lịch sử ra đời của cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO.

1.1.2. Các tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết
Các quy tắc và thủ tục của Thỏa thuận này phải được áp dụng cho
những tranh chấp được đưa ra theo các quy định về tham vấn và
giải quyết tranh chấp của những hiệp định được liệt kê trong Phụ
lục 1 của Thỏa thuận này (trong Thoả thuận này được gọi là
những “hiệp định có liên quan”). Những quy tắc và thủ tục của
Thỏa thuận này cũng được áp dụng cho việc tham vấn và giải
quyết tranh chấp giữa các Thành viên về quyền và nghĩa vụ của họ
theo các quy định của Hiệp định Thành lập Tổ chức Thương mại
Thế giới (trong Thỏa thuận này được gọi là “Hiệp định WTO”) và
của Thỏa thuận này được xem xét riêng hoặc cùng với bất cứ hiệp
định có liên quan nào khác25.
Nhƣ vậy, chúng ta có thể thấy có 2 điều kiện cần và đủ để một tranh chấp có
thể thuộc thẩm quyền giải quyết của Cơ quan giải quyết tranh chấp (sau đây xin gọi
tắt là DSB) của WTO, bao gồm:
i.
Trƣớc hết, tất cả các bên của tranh chấp phải là thành viên của WTO.
Trong mọi trƣờng hợp, nếu một trong hai bên của tranh chấp khơng phải là thành
viên của WTO thì DSB khơng có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đó.
ii.
Điều kiện đủ để các quốc gia thành viên có thể đƣa quốc gia thành
viên khác ra DSB là tranh chấp đang xảy ra giữa hai quốc gia thành viên phải là
những tranh chấp ―của những hiệp định được liệt kê trong Phụ lục 1 của” DSU.
1.1.3. Các chủ thể giải quyết tranh chấp
Quy trình giải quyết tranh chấp tại Cơ quan giải quyết tranh chấp trải qua 4
bƣớc cơ bản: tham vấn, giải quyết bởi Ban hội thẩm, xem xét lại bởi Cơ quan phúc
thẩm, thông qua bởi DSB và thực thi26. Với 4 bƣớc của quy trình giải quyết tranh
chấp, cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO có 4 chủ thể giải quyết tranh chấp. Tuy
nhiên, 4 cơ quan này khơng tƣơng ứng với 4 bƣớc của quy trình giải quyết tranh
Điều 1.1 DSU.

Xem Gavin Goh & Trudy Witbreuk (2001), ―An introduction to the WTO Dispute Settlement
System‖, University of Western Australia Law Review, (30), tr. 54.
25
26


14

chấp. Bốn cơ quan giải quyết tranh chấp gồm: Cơ quan giải quyết tranh chấp (sau
đây xin gọi tắt là DSB), Ban hội thẩm, Cơ quan phúc thẩm và trọng tài.
a.

Cơ quan giải quyết tranh chấp – DSB

DSB là một cơ quan quan trọng trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO.
Đây là nơi tập trung đại diện thƣờng trực của tất cả các thành viên WTO. ―DSB
thực chất chính là Đại hội đồng của WTO bao gồm các thành viên của cơ quan này
nhưng hoạt động theo một thủ tục độc lập và có một chủ tịch riêng”27.
Chức năng của DSB là thành lập ban hội thẩm, thông qua các Báo cáo của
ban hội thẩm và Cơ quan Phúc thẩm, duy trì sự giám sát việc thực hiện các phán
quyết và khuyến nghị, cho phép tạm hoãn việc thi hành những nhượng bộ và nghĩa
vụ khác theo các hiệp định có liên quan‖28.
Ngồi ra, DSB cịn có chức năng thông báo cho các Hội đồng và các Uỷ ban
có liên quan của WTO về các diễn biến của các vụ tranh chấp, mà những diễn biến
này có liên quan đến những quy định của những hiệp định có liên quan tƣơng ứng.
Khi thực hiện chức năng của mình, nếu phát sinh những vấn đề cần thiết, thì DSB
phải tiến hành họp để giải quyết.
DSB hoạt động trên nguyên tắc đồng thuận nghịch29. Khi quyết định những
vấn đề liên quan đến thẩm quyền của mình, DSB phải áp dụng nguyên tắc đồng
thuận nghịch. Có nghĩa là, một quyết định của DSB chỉ không đƣợc thông qua khi

tất cả các thành viên của DSB phủ quyết.
b.

Ban hội thẩm

Việc thành lập Ban hội thẩm gần nhƣ là một việc mang tính chất tự động30.
Trong tất cả các vụ tranh chấp thì việc thành lập Ban hội thẩm hầu nhƣ luôn đƣợc
thông qua vì áp dụng nguyên tắc đồng thuận nghịch – “negative consensus” trong
cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO. Ban hội thẩm có điều khoản tham chiếu, là
cơ sở để giới hạn thẩm quyền và phạm vi xét xử của Ban hội thẩm.

Xem Mai Hồng Quỳ, Trần Việt Dũng (2006), Luật Thương mại quốc tế, NXB Đại học Quốc gia
TP. Hồ Chí Minh, tr. 305.
28
Điều 2.1 DSU.
29
Điều 2.4 DSU.
30
Xem thuật ngữ quasi-automatic - Xem Gavin Goh & Trudy Witbreuk (2001), ―An introduction
to the WTO Dispute Settlement System‖, University of Western Australia Law Review, (30), tr. 56.
27


15

Thành viên Ban hội thẩm thông thƣờng gồm 3 ngƣời31. Trong những trƣờng
hợp đặc biệt, thành viên Ban hội thẩm có thể là 5 ngƣời. Thành viên Ban hội thẩm
là những ngƣời có kiến thức đa dạng ở mức đủ, và phạm vi kinh nghiệm công tác
rộng32. Trong một vụ tranh chấp, thành viên Ban hội thẩm không đƣợc là công dân
của các bên tranh chấp, trừ khi các bên tranh chấp có thoả thuận khác33.

c.

Cơ quan phúc thẩm

Nếu nhƣ Ban hội thẩm là một cơ quan mang tính chất ―ad hoc‖ thì Cơ quan
phúc thẩm là một cơ quan thƣờng trực trong cơ chế giải quyết tranh chấp của
WTO34. Cơ quan phúc thẩm gồm 7 thành viên, có nhiệm kỳ 4 năm. Mỗi thành viên
của Cơ quan phúc thẩm đƣợc tái bổ nhiệm không quá một lần. Mỗi vụ tranh chấp
đƣợc xét xử phúc thẩm gồm 3 thành viên của Cơ quan phúc thẩm. Quốc tịch của
các thành viên của Cơ quan phúc thẩm không quan trọng.
Cơ quan phúc thẩm chỉ xem xét lại các vấn đề pháp lý đƣợc đề cập trong báo
cáo của Ban hội thẩm và những giải thích pháp luật của Ban hội thẩm35.
d.

Trọng tài

Trọng tài trong cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO là một phƣơng thức
khác của giải quyết tranh chấp trong WTO theo điều XXV của DSU. Tuy nhiên,
phƣơng thức này thƣờng ít đƣợc các bên tranh chấp chú ý36. Việc sử dụng trọng tài
phải theo thỏa thuận của hai bên và hai bên phải đồng ý với nhau về thủ tục tố tụng
của trọng tài. Trọng tài phải tuân thủ theo thủ tục tố tụng đã thoả thuận này. ―Thoả
thuận về việc sử dụng trọng tài phải thông báo sớm cho tất cả các Thành viên trước
khi thực tế bắt đầu tiến trình tố tụng của trọng tài‖37.
“Các phán quyết của trọng tài phải được thông báo cho DSB và Hội đồng
hoặc Ủy ban của bất cứ hiệp định nào có liên quan trong đó bất kỳ Thành viên nào
cũng có thể đưa thêm ý kiến có liên quan”38. Nhƣ vậy, phán quyết của trọng tài
Điều 8.5 DSU.
Điều 8.2 DSU.
33
Điều 8.3 DSU.

34
Điều 17.1 DSU.
35
Điều 17.6 DSU.
36
Xem Federico Ortino, Ernst-Ulrich Petersmann (2004), The WTO Dispute Settlement System,
1995-2003, Kluwer Law International, tr. 12.
37
Điều 25.2 DSU.
38
Điều 25.3 DSU.
31
32


16

không cần DSB thông qua. Khi phán quyết của trọng tài đƣợc ban hành thì nó cũng
có giá trị bắt buộc đối với các bên và đảm bảo thực thi theo quy định tại điều XXI
và XXII của DSU39.
1.1.4. Quy trình giải quyết tranh chấp
Quy trình giải quyết tranh chấp, về cơ bản có thể đƣợc chia ra thành 3 giai
đoạn chính. Bao gồm: giai đoạn tham vấn, gian đoạn xét xử (của Ban hội thẩm và
Cơ quan phúc thẩm) và giai đoạn thực thi các khuyến nghị, phán quyết (của Ban hội
thẩm hoặc Cơ quan phúc thẩm, thậm chí trọng tài, nếu có). Ba bƣớc này có thể hệ
thống thành sơ đồ sau:

Xem Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Luật Thương mại quốc tế - Phần 1, NXB
Hồng Đức, Hà Nội, tr. 415.
39



17

Sơ đồ quy trình giải quyết tranh chấp tại WTO (Nguồn: trungtamwto.vn)
Tham vấn

60 ngày
DSB Thành lập Ban hội thẩm
0-20 ngày (nếu Tổng giám đốc đƣợc đề
nghị xác định thành phần Ban Hội thẩm

-

-

Xem xét của Ban hội thẩm
Thƣờng có 2 cuộc họp với các bên và
một cuộc họp với bên thứ 3

Giai đoạn rà soát giữa kỳ
Từng phần Báo cáo mô tả đƣợc gửi tới các bên để lấy ý
kiến
Báo cáo giữa kỳ gửi cho các bên để lấy ý kiến

Nhóm rà sốt của các
chun gia

Cuộc họp rà sốt với Ban hội thẩm
nếu đƣợc đề nghị


6 tháng kể từ khi quyết định đƣợc
thành phần Ban hội thẩm, 3 tháng
nếu khẩn cấp

Báo cáo của Ban hội thẩm đƣợc gửi tới các bên
Xem xét lại của Cơ
quan Phúc thẩm
9 tháng kể từ khi thành lập
Ban Hội thẩm

Tối đa 90 ngày
TỔNG THỜI GIAN THƠNG QUA
BÁO CÁO thƣờng là 9 tháng (nếu
khơng có kháng cáo) hoặc 12 tháng
với kháng cáo phúc thẩm kề từ khi
thành lập Ban Hội thẩm tới khi
thông qua Báo cáo

Báo cáo của Ban hội thẩm đƣợc gửi tới DSB

60 ngày đối với báo cáo của Ban
Hội thẩm trừ khi có yêu cầu phúc
thẩm

Khoảng thời gian hợp lý đƣợc
xác định thông qua: Thành viên
đề nghị, DSB thông qua hoặc do
các bên tranh chấp thoả thuận
hoặc do trọng tài


DSB thông qua Báo cáo của Ban hội thẩm/ Cơ quan
Phúc thẩm bao gồm cả những thay đổi do Cơ quan
Phúc thẩm đƣa ra so với Báo cáo của Ban Hội thẩm

Thực thi báo cáo của bên thua kiện về dự kiến thi hành
trong khoảng thời gian hợp lý

Tranh chấp về việc thực thi: có thể tiến
hành theo thủ tục tiếp theo bao gồm cả
việc chuyển vấn đề tới Ban hội thẩm ban
đầu đề quyết định về việc thực thi

90 ngày
Trong trƣờng hợp không tự nguyện thi hành các bên đàm phán bồi thƣờng trong khi
chờ thực thi đầy đủ

30 ngày sau
khoảng thời gian
hợp lý hết hiệu
lực

Trả đũa nếu không thoả thuận đƣợc về bồi thƣờng. DSB cho phép trả đũa trong khi
chờ thực thi đầy đủ

Khả năng sử dụng trong tài
quyết định mức độ đình
chỉ, các thủ tục và nguyên
tắc trả đũa



×