Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

Xác định luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế lý luận và thực tiễn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 89 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH



VÕ MINH TRÍ

XÁC ĐỊNH LUẬT QUỐC GIA ÁP DỤNG
TRONG HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA
QUỐC TẾ. LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2011


2

MỤC LỤC

CHƢƠNG 1
1.1
1.2
1.3

MỞ ĐẦU
KHÁI QUÁT LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP ĐỒNG MUA
BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
Khái niệm, chức năng của pháp luật áp dụng trong hợp đồng


mua bán hàng hóa quốc tế
Ý nghĩa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Các loại luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế

1.3.1 Điều ƣớc quốc tế
1.3.2 Pháp luật quốc gia
1.3.3 Tập quán thƣơng mại quốc tế
1.4
Mối quan hệ giữa các loại luật áp dụng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế
CHƢƠNG 2: GIÁ TRỊ PHÁP LÝ CỦA LUẬT QUỐC GIA ĐỐI VỚI HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ
2.1
Pháp luật điều chỉnh các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế
2.1.1 Điều kiện về hình thức
2.1.2 Điều kiện để nội dung hợp đồng có hiệu lực
2.1.3 Điều kiện về năng lực chủ thể kí kết hợp đồng
2.1.4 Thời điểm phát sinh hiệu lực của hợp đồng
2.2
Luật quốc gia điều chỉnh quyền và nghĩa vụ của các bên trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
2.2.1 Luật quốc gia áp dụng do các bên lựa chọn
2.2.2 Xác định luật áp dụng trong trƣờng hợp các bên không thỏa
thuận chọn luật áp dụng
CHƢƠNG 3:

KHUYẾN NGHỊ VỀ LUẬT QUỐC GIA ÁP DỤNG TRONG
HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUỐC TẾ

3.1
Quốc tế hóa pháp luật Việt Nam áp dụng trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế
3.2
Sự cần thiết Việt Nam gia nhập Công ƣớc Viên 1980 của Liên
Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế (CISG)
3.2.1 Khó khăn mà doanh nghiệp Việt Nam gặp phải do Việt Nam
chƣa phải là thành viên của CISG

Trang
1
7
7
10
11
12
19
22
27
30
30
30
37
39
43
43
43
57
65
65

66
66


3
3.2.2 Những lợi ích của Việt Nam khi gia nhập CISG
3.3
Kiến nghị về việc chọn luật quốc gia điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế
3.3.1 Thời điểm lựa chọn luật quốc gia áp dụng
3.3.2 Hình thức chọn luật quốc gia áp dụng
3.3.3 Chọn luật quốc gia áp dụng đối với ngƣời mua và ngƣời

bán
KẾT LUẬN

68
74
74
75
77
79


4

NHữNG CHữ VIếT TắT TRONG LUậN VĂN

- H MBHHQT


: Hp đồng mua bán hàng hóa quốc tê

- HĐ

: Hợp đồng

- MBHHQT

: Mua bán hàng hóa quốc tê

- ĐƯQT

: Điều ước quốc tế

- PLQG

: Pháp luật quốc gia

- LQG

: Luật quốc gia

- TQ TMQT

: Tập quán thương mại quốc tế

- TQTM

: Tập quán thương mại


- TQQT

: Tập quán quốc tế

- PLAD

: Pháp luật áp dụng

- LAD

: Luật áp dụng

- BLDS

: Bộ luật dân sự

- LTM

: Luật thương mại

- LTTTM

: Luật trọng tài thương mại

- NXB

: Nhà xuất bản


5


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan luận văn là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu và các thông tin nêu trong luận văn là trung thực; các dữ liệu, luận điểm
được trích dẫn đầy đủ, nếu khơng thuộc ý tưởng hoặc kết quả tổng hợp của
chính bản thân tơi.
Tác giả

Võ Minh Trí


6

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

I. DANH MỤC VĂN BẢN PHÁP LUẬT
Văn Bản pháp luật Việt Nam
1.
2.
3.
4.
5.
6.

7.

8.

Bộ luật Dân sự số 33/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 14

tháng 06 năm 2005.
Luật Giao dịch điện tử số 51/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày
14 tháng 06 năm 2005.
Luật Ký kết, gia nhập và thực hiện điều ước quốc tế Việt Nam số
41/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 14 tháng 06 năm 2005.
Luật Thương mại số 36/2005/QH11 do Quốc hội thông qua ngày 14
tháng 06 năm 2005.
Luật Trọng tài thương mại số 54/2010/QH12 do Quốc hội thông qua
ngày 17 tháng 06 năm 2010.
Nghị định 12/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 23 tháng 01 năm 2006
hướng dẫn thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa
quốc tế và các hoạt động đại lí mua bán, gia cơng và q cảnh hàng hóa
đối với nước ngồi.
Nghị định 138/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15/11/2006 quy định
chi tiết thi hành các qui định của Bộ luật Dân sự về các quan hệ dân sự
có yếu tố nước ngồi.
Thơng tư 04/2006/TT-BTM của Bộ Thương mại ngày o6 tháng 04 năm
2006 về việc hướng dẫn một số nội dung qui định tại Nghị định số
12/2006/NĐ-CP ngày 23 tháng 01 năm 2006 của Chính phủ.
Điều ƣớc quốc tế

9.

Convention on the law applicable to contracts for the international sale
of goods, on December 22 1986.
10. Convention on the law applicable to international sale of goods, Hague
conference on private international law in 1955


7


11. CISG - United Nations Convention on Contracts for the International
Sales of Goods in 1980.
12. EC Convention on the law applicable to contractual obligations,
European Union.
13. Regulation (EC) no 593/2008 of the European parliament and of the
council of 17 June 2008 on the law applicable to contractual obligations
(Rome I)
14. United Nations Convention On Contracts For The International Sale Of
Goods, 1980 (CISG)
II. DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Việt
15. Bùi Thị Thu (2010), Giáo trình luật tư pháp quốc tế, NXB Giáo Dục.
16. Bùi Thị Thu (2005), “Một số vấn đề về chọn luật áp dụng trong hợp
đồng thương mại quốc tế theo Công ước Rome 19/6/1980 về luật áp
dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
(11/2005), tr 70-74.
17. Dương Anh Sơn (2006), “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa
ngoại thương”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 6/2004.
18. Dương Anh Sơn (2006), “Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa
ngoại thương”, Tạp chí khoa học pháp lí, số 6/2004.
19. Liên hợp quốc (1980), Cơng ước Viên về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
20. Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2009), Giáo
trình luật hợp đồng thương mại quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP.
HCM.
21. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2010), “Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng
cho hợp đồng. Sự phát triển ở Châu Âu từ Công ước Rome 1980 đến
Quy tắc Rome I 2008 và nhìn về Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lập
pháp, (6- 3/2010), tr 52-58.



8

22. Ngơ Huy Cương (2008), “Tự do ý chí và sự tiếp cận tự do ý chí trong
pháp luật Việt Nam hiện nay”, Tạp chí nghiên cứu lập pháp, (2), tr 2437
23. Đỗ Văn Đại, Mai Hồng Quỳ (2010), Tư pháp quốc tế Việt Nam, Nhà
xuất bản Chính trị quốc gia.
24. Đỗ Văn Đại (2003), “Tư pháp quốc tế Việt Nam và vấn đề dẫn chiếu
trong lĩnh vực hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, (10/2003), tr
64-71.
25. Phịng thương mại quốc tế (2000), Tập quán Incoterms.
26. Phòng thương mại quốc tế (2010), Tập quán Incoterms.
27. Trần Hữu Huỳnh (2007), Các quyết định trọng tài quốc tế chọn lọc,
NXB Tư Pháp.
28. Trần Thị Mộng Truyền (2007), Đàm phán, kí kết hợp đồng thương mại
quốc tế - Lý luận và thực tiễn, đề tài Thạc sĩ Luật học, Trường ĐH Luật
TP. HCM.
29. Trường Đại học Luật Hà Nội (2009), Giáo trình Luật thương mại tập I,
tập II, NXB Công an nhân dân.
30. Trường Đại học luật Hà Nội (2010), Giáo trình luật thương mại quốc tế,
NXB Công an nhân dân.
31. Trường Đại học Luật Hà Nội (2007), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB
Tư Pháp.
32. Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VAIC) bên cạnh phịng Thương
mại và cơng nghiệp Việt Nam (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế
chọn lọc.
33. Viện thống nhất Tư pháp quốc tế (2004), Bộ nguyên tắc hợp đồng
thương mại quốc tế.
34. Viện thống nhất Tư pháp quốc tế (1010), Bộ nguyên tắc hợp đồng

thương mại quốc tế.
Tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh
35. Bernard Audit (2000), Droit international privé, Economica publishing
house.


9

36. International Chamber of Commerce – ICC (2000), International
Commercial Terms – Incoterms.
37. International Chamber of Commerce – ICC (2010), International
Commercial Terms – Incoterms.
38. Unidroit (2004), Principles of international commercial contracts.
39. Unidroit (2010), Principles of international commercial contracts.
III. WEBSITE THAM KHẢO
40. www.wattpad.com
41.
42.
43. www.cisgac.com


10

LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, hợp tác quốc tế đã trở thành yêu cầu tất yếu đối với sự phát
triển kinh tế ở mỗi quốc gia. Hịa nhập vào xu thế này, trong cơng cuộc phát
triển kinh tế đất nước Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng phát triển hoạt động
thương mại quốc tế. Đại hội Đảng lần thứ VI lần đầu tiên mở ra hướng đổi
mới tư duy kinh tế trong đó khẳng định vai trò của hoạt động kinh tế đối

ngoại: “Nhiệm vụ ổn định và phát triển kinh tế trong chặng đường đầu tiên
cũng như trong sự nghiệp phát triển khoa học và cơng nghiệp hóa xã hội chủ
nghĩa ở nước ta tiến hành nhanh hay chậm điều đó phụ thuộc vào mở rộng
và nâng cao hiệu quả kinh tế đối ngoại”. Việt Nam đã trở thành thành viên
chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO) Đảng và Nhà nước ta
tiếp tục kế thừa và phát triển quan điểm trên, thực hiện nhất quán đường lối
đối ngoại độc lập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa, đa dạng hóa các quan hệ
quốc tế, Việt Nam sẵn sàng là bạn là đối tác tin cậy với các nước trong cộng
đồng quốc tế, phấn đấu vì hịa bình, độc lập và phát triển. Đại hội Đảng toàn
quốc lần thứ XI (2011) trong những định hướng lớn phát triển kinh tế tiếp
tục khẳng định: “Xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đồng thời chủ động,
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế”.
Thực hiện đường lối đối ngoại đó, trong xu thế tồn cầu hóa đang diễn
ra mạnh mẽ, quan hệ thương mại quốc tế giữa Việt Nam với các nước trong
khu vực và quốc tế ngày càng phát triển. Cũng vì thế, hợp đồng thương mại
quốc tế được kí kết giữa Việt Nam với các nước ngày càng nhiều. Trong hệ
thống các hợp đồng thương mại quốc tế thì hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế chiếm vị trí trung tâm, là hình thức giao dịch chủ yếu, phổ biến được
sử dụng rộng rãi nhất trong thương mại quốc tế, có ý nghĩa vơ cùng quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế đất nước.
Luật thương mại năm 2005 ban hành đã cho phép doanh nghiệp thuộc
mọi thành phần kinh tế có được khả năng tham gia vào hoạt động thương
mại quốc tế, được phép trực tiếp đàm phán, kí kết hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế với thương nhân nước ngồi. Tuy nhiên, trong q trình thực


11

hiện sự đổi mới này không tránh khỏi những khiếm khuyết. Một trong
những khiếm khuyết cơ bản nhất là chúng ta chưa có kinh nghiệm, sự thấu

hiểu khơng cặn kẽ các qui định của luật thương mại quốc tế, mà nhất là luật
áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Việc khắc phục những
vấn đề trên khơng phải là điều đơn giản bởi chúng ta thiếu những tài liệu
nghiên cứu cần thiết.
Cũng như những quan hệ được pháp luật điều chỉnh khác, muốn tham
gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế cần phải tuân theo những qui
định của pháp luật, để tham gia kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế cần có sự thấu hiểu về luật áp dụng trong hợp đồng. Về nguồn luật
áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế bao gồm điều ước quốc
tế, tập quán thương mại quốc tế và luật quốc gia, trong đó luật quốc gia được
các chủ thể trong hợp đồng áp dụng phổ biến nhất. Tuy nhiên, sự am hiểu về
luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế của các chủ
thể là rất hạn chế, thậm chí trường hợp có chủ thể cịn khơng biết dựa trên
điều kiện, tiêu chí nào để xác định luật quốc gia của nước nào áp dụng phù
hợp, bảo vệ được quyền và lợi ích của mình khi tham gia hợp đồng. Ngồi
ra, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là hợp đồng có liên quan đến yếu tố
nước ngoài nên mối quan hệ này được đánh giá phức tạp hơn hợp đồng mua
bán hàng hóa nội địa và việc chọn luật quốc gia áp dụng cho nó cũng phức
tạp hơn. Vì vậy, địi hỏi cần có sự tìm hiểu kĩ càng và thấu đáo để khi tham
gia vào quan hệ mua bán hàng hóa quốc tế khơng bị thiệt thịi.
Những thiếu sót, hạn chế của các qui định pháp luật về luật quốc gia
áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã gây trở ngại rất lớn
cho các doanh nghiệp Việt Nam trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế.
Đồng thời, sự hạn chế này đã tạo ra sự lựa chọn luật quốc gia áp dụng trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế một cách tùy tiện. Do đó, tranh chấp
phát sinh trong q trình thực hiện hợp đồng là điều khơng tránh khỏi, thiệt
hại phần lớn là các doanh nghiệp Việt Nam và đã gây thất thu cho ngân sách
Nhà nước.
Vì vậy, việc nghiên cứu có hệ thống nguồn luật quốc gia áp dụng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế làm cơ sở cho các doanh nghiệp



12

và các cơ quan tài phán chọn luật quốc gia của nước nào áp dụng trong hợp
đồng một cách khoa học là yêu cầu cấp thiết, có giá trị về mặt lí luận và thực
tiễn. Trước yêu cầu cấp bách của phát triển kinh tế đất nước và thực tiễn luật
quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế là lí do chính để
tơi chọn đề tài “Xác định luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế. Lý luận và thực tiễn” nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Trong những năm gần đây, hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế đã
được sử dụng phổ biến trong hoạt động thương mại ở nước ta. Tuy nhiên,
vẫn chưa có một cơng trình nào nghiên cứu toàn diện, chuyên sâu về luật
quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Hiện nay, có
một số cơng trình, bài báo trên các tạp chí khoa học nhưng chỉ đề cập đến
một vài khía cạnh của hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế. Cụ thể như sau:
Giáo trình luật hợp đồng thương mại quốc tế của PGS. TS
Nguyễn Văn Luyện, PGS. TS Lê Thị Bích Thọ, TS. Dương
Anh Sơn, Nhà xuất bản Đại học quốc gia TP. HCM, 2009.
Một số vấn đề về chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại
quốc tế theo Công ước Rome 19/6/1980 về luật áp dụng đối với
nghĩa vụ hợp đồng, của tác giả Bùi Thị Thu, Tạp chí Nhà nước
và Pháp luật, số 11/2005.
Nguyên tắc tự do chọn luật áp dụng cho hợp đồng. Sự phát triển
ở châu Âu từ Công ước Rome 1980 đến Quy tắc Rome I 2008
và nhìn về Việt Nam, của tác giả Nguyễn Thị Hồng Trinh, Tạp
chí Nghiên cứu lập pháp, số 5 (3/2010).
Cẩm nang hợp đồng thương mại quốc tế, Phịng Thương mại và

cơng nghiệp Việt Nam, Hà Nội – 2007.
Tư pháp quốc tế Việt Nam của TS. Đỗ Văn Đại, PGS. TS Mai
Hồng Quỳ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, 2010.
Tính quốc tế của hợp đồng mua bán hàng hóa ngoại thương của
Tiến sĩ Dương Anh Sơn, Tạp chí khoa học pháp lí, số 6/2004.


13

Điều khoản giá cả và vấn đề giao kết hợp đồng theo qui định
của Công ước Vienna năm 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế của tác giả Bùi Ngọc Hồng, Tạp chí khoa học pháp lí,
số 6/2004.
Đàm phán, kí kết hợp đồng thương mại quốc tế - Lý luận và
thực tiễn của tác giả Trần Thị Mộng Truyền, đề tài Thạc sĩ Luật
học, Trường ĐH Luật TP. HCM - 2007
Về cơ bản, những cơng trình, bài báo này đã mang lại giá trị thực tiễn
to lớn. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sâu các qui định về luật quốc gia áp dụng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế - hình thức cụ thể, phổ biến của
hợp đồng thương mại quốc tế là cần thiết, nhằm xác định những cơ sở khoa
học giúp các doanh nghiệp và các cơ quan giải quyết tranh chấp chọn luật
quốc gia áp dụng trong hợp đồng một cách hợp lí.
-

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu hệ thống những vấn đề mang tính lí
luận và thực tiễn luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế, giá trị của nguồn luật quốc gia trong hệ thống nguồn luật áp dụng
trong hợp đồng (bao gồm điều ước quốc tế, pháp luật quốc gia, tập quán
thương mại quốc tế).

Luận văn nghiên cứu luật quốc gia với vai trò là nguồn luật áp dụng
trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế khơng chỉ giới hạn trong giải
quyết tranh chấp mà còn trong đàm phán, kí kết.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Trước hết, đề tài có mục đích là giải quyết các vấn đề lí luận và nhận
thức pháp luật về nguồn luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế, phạm vi, phương thức điều chỉnh của nguồn luật quốc gia, cách
thức áp dụng nguồn luật đó vào hợp đồng.
Trên cơ sở thực tiễn luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế nhằm phát hiện những thiếu sót, bất cập trong những qui
định của pháp luật.


14

Từ đó, đề tài đề xuất một số kiến nghị nhằm giúp các doanh nghiệp
khi tham gia đàm phán, kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế hoặc giúp các cơ quan giải quyết tranh chấp chọn luật quốc gia của nước
nào áp dụng cho hợp đồng trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Tác giả
cũng mong muốn cung cấp cho các chủ thể là doanh nghiệp Việt Nam tham
gia hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế những thông tin về “luật chơi
chung” trong thương mại quốc tế để đàm phán, kí kết, thực hiện… hợp đồng
có hiệu quả hơn.
Để đạt được mục đích trên, đề tài tập trung thực hiện một số nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Khái quát về các nguồn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế.
- Phân tích nguồn luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế.
- Đánh giá thực tiễn luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán

hàng hóa quốc tế ở Việt Nam trong thời gian qua. Từ đó, đề xuất
những kiến nghị cụ thể nhằm giúp các doanh nghiệp khi tham gia
đàm phán, kí kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
hoặc giúp các cơ quan giải quyết tranh chấp chọn luật quốc gia của
nước nào áp dụng trong hợp đồng trong những điều kiện hồn cảnh
cụ thể.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng những quan điểm của
chủ nghĩa Mác – Lênin về nhà nước và pháp luật, quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về hội nhập kinh tế.
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp
kế thừa có chọn lọc, đồng thời luận văn sử dụng phương pháp so sánh đối
chiếu với pháp luật quốc tế về luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế, trên tinh thần tiếp thu kinh nghiệm của các nước và
các tổ chức quốc tế có xét đến tình hình thực tiễn ở Việt Nam.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn


15

Luận văn làm sáng tỏ một cách có hệ thống những lí luận nền tảng về
luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, góp phần
tạo nên tiền đề lí luận cho việc hồn thiện các qui định của pháp luật Việt
Nam về vấn đề này.
Bên cạnh đó, luận văn cịn đưa ra một bức tranh tổng quát về thực tiễn
luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế ở nước ta
hiện nay. Vì vậy, luận văn hồn thành có giá trị giúp cho các doanh nghiệp
Việt Nam nâng cao hiệu quả kinh doanh khi tham gia vào hoạt động thương
mại quốc tế. Ngồi ra, luận văn cịn là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng
cho các cơ quan giải quyết tranh chấp (Tòa án, Trọng tài), những người

nghiên cứu khoa học, những người tham gia công tác giảng dạy, sinh viên
trong việc xác định luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn được kết cấu làm 3 chương (không kể phần mở đầu, kết
luận và danh mục tài liệu tham khảo).
Chƣơng 1: Khái quát luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng
hóa quốc tế
Chƣơng 2: Giá trị pháp lý của luật quốc gia áp dụng trong hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chƣơng 3: Khuyến nghị về luật quốc gia áp dụng trong hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế


16

PHẦN NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT LUẬT ÁP DỤNG TRONG HỢP
ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HĨA QUỐC TẾ
Cùng với việc kí kết một HĐ MBHHQT là việc phải xác định cơ sở
pháp lí về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia HĐ. Thế nhưng, thực
tế thường xảy ra những tranh chấp không thể lường trước được, do không
qui định LAD hoặc qui định không đầy đủ trong HĐ. Vấn đề đặt ra là phải
có nguồn luật điều chỉnh cho HĐ. Mặt khác, HĐ MBHHQT có yếu tố nước
ngồi nên luật điều chỉnh nó khơng đơn giản như đối với HĐ mua bán thông
thường trong phạm vi lãnh thổ một quốc gia. Do đó, việc chọn LAD phải
được tìm hiểu, nghiên cứu ngay từ những bước sơ khởi để hình thành HĐ, vì
đây là vấn đề phức tạp, gắn bó thiết thực với quyền và lợi ích của các bên
tham gia HĐ.
1.1 Khái niệm, chức năng của pháp luật áp dụng trong hợp đồng

mua bán hàng hóa quốc tế
Hiện nay, trong các tài liệu pháp lí Việt Nam chưa có tài liệu nào làm
rõ khái niệm thuật ngữ PLAD trong HĐ MBHHQT. Tuy nhiên, có thể hiểu
PLAD trong HĐ MBHHQT là hệ thống pháp luật áp dụng điều chỉnh quyền
và nghĩa vụ của các bên trong HĐ, cũng như các nội dung khác phát sinh từ
HĐ, đó có thể là điều ước quốc tế về thương mại, pháp luật quốc gia, tập
quán thương mại quốc tế. Một số nước còn thừa nhận cả án lệ và HĐ mẫu là
nguồn luật áp dụng trong HĐ MBHHQT.
HĐ MBHHQT luôn chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật
nhất định. PLAD trong HĐ MBHHQT thực hiện các chức năng sau1:
Thứ nhất, là cơ sở pháp lí để giải quyết tranh chấp.
Thực tiễn pháp lí cho thấy, khơng một chun gia pháp lí nào có thể
tự tin mà nói rằng, khi đàm phán soạn thảo HĐ MBHHQT họ có thể dự liệu
được tất cả mọi tình huống có thể xảy ra trong q trình thực hiện HĐ và có
thể dự liệu cách thức giải quyết các tình huống đó trong HĐ. Cho dù các bên
1

Nguyễn Văn Luyện, Lê Thị Bích Thọ, Dương Anh Sơn (2009), Giáo trình luật hợp đồng thương mại
quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP. HCM, tr 27.


17

có kĩ năng soạn thảo HĐ MBHHQT tốt đến mức nào đi nữa thì sự thỏa
thuận của các bên trong HĐ là khơng bao giờ đầy đủ. Chính vì lẽ đó, nên
bao giờ cũng cần phải dựa vào ít nhất một hệ thống pháp luật để giải quyết
tranh chấp.
Thứ hai, là cơ sở để định hướng cho hành vi của các bên trong HĐ
MBHHQT.
Pháp luật về HĐ của các nước khác nhau là khác nhau, có rất nhiều

qui định khơng giống nhau. Ví dụ, theo pháp luật Việt Nam, một hành vi nào
đó của đối tác bị coi là vi phạm HĐ, nhưng theo LAD cho HĐ do các bên
lựa chọn hành vi đó khơng bị coi là vi phạm HĐ, hoặc trong nhiều trường
hợp theo pháp luật Việt Nam thì thời hiệu khởi kiện do vi phạm HĐ đã hết
nhưng theo LAD thời hiệu đó vẫn cịn. Như vậy, khi thực hiện hay không
thực hiện một hành vi nào đó liên quan đến HĐ MBHHQT các bên cần phải
đối chiếu vào LAD.
HĐ MBHHQT là sự thỏa thuận của các bên đến từ các quốc gia khác
nhau, vấn đề được các bên quan tâm nhất là giá trị pháp lí của những thỏa
thuận này. Liệu HĐ có được thừa nhận và có hiệu lực pháp lí hay khơng?
Để giải quyết các vấn đề liên quan đến HĐ đó phải căn cứ vào một hệ
thống pháp luật nhất định. Về mặt nguyên tắc, các vấn đề lí luận chung của
HĐ MBHHQT phù hợp với lí luận về HĐ trong PLQG. Trong hệ thống
pháp luật của nhiều nước, nguyên tắc “tự do ý chí, tự do thỏa thuận” là
nguyên tắc quan trọng hàng đầu trong pháp luật về HĐ. Tuy nhiên, nguyên
tắc tự do ý chí trong HĐ cũng có giới hạn của nó, và pháp luật về HĐ của
mỗi quốc gia sẽ xác định giới hạn đó. Do vậy, khi giao kết các HĐ
MBHHQT, các bên cũng cần biết giới hạn sự tự do thỏa thuận của mình như
thế nào và cần căn cứ vào cơ sở pháp lí nào để xác định. Trên thực tế, mặc
dù các bên có quyền tự do giao kết HĐ nhưng bản thân quyền tự do HĐ
cũng luôn nằm trong khuôn khổ cho phép của pháp luật. Như vậy, một HĐ
ln phải có mối liên hệ với một hệ thống pháp luật nhất định. Không thể có
HĐ nào nằm ngồi các qui định của pháp luật, hay nói cách khác “HĐ ln


18

chịu sự điều chỉnh của một hệ thống pháp luật nhất định” và không tồn tại
khái niệm “HĐ không luật điều chỉnh”2.
Vì lí do đó, trong q trình giao kết và thực hiện HĐ MBHHQT các

bên cần quan tâm HĐ giữa họ sẽ được chi phối, hoặc điều chỉnh bởi hệ
thống pháp luật nước nào. Mặt khác, trong thực tiễn khơng có HĐ
MBHHQT nào là hồn hảo cả, vì sự thỏa thuận của các bên khơng phải lúc
nào cũng tồn diện, lường trước hết được mọi tình huống có thể phát sinh
trong tương lai. Do vậy, nếu HĐ MBHHQT không qui định một vấn đề nào
đó thì khi tranh chấp phát sinh để giải quyết cần căn cứ vào hệ thống LAD
cho HĐ đó. Thật vậy, trong trường hợp các bên không thống nhất với nhau
về một vấn đề trong quá trình giao kết, hoặc trong quá trình thực hiện HĐ có
thể dẫn đến tranh chấp, khi đó một loạt vấn đề pháp lí được đặt ra nhằm xem
xét hiệu lực pháp lí của HĐ, như pháp luật được áp dụng giải quyết tranh
chấp giữa các bên là pháp luật nước nào? Cơ quan nào sẽ có thẩm quyền giải
quyết tranh chấp?... Tất cả đều phụ thuộc vào các qui định của hệ thống
pháp luật điều chỉnh HĐ đó.
Ví dụ, một HĐ mua bán máy thêu trị giá 136.000 USD giữa người
mua Việt Nam (A) và người bán Hàn Quốc (B) ký ngày 3/8/1997, điều kiện
CIF cảng Thành phố Hồ Chí Minh, bảo hành 12 tháng sau khi hồn thành
lắp đặt. Trong q trình vận hành, do máy thêu khơng đảm bảo chất lượng,
có trục trặc, phải sửa chữa nhiều nhưng không hoạt động được nên gây ra
thiệt hại cho người mua. Vì vậy, ngày 4/5/1999 người mua đã kiện người
bán ra trọng tài đòi trả lại máy thêu, người bán phải trả tiền lại và bồi thường
thiệt hại3.
Vậy trong tình huống trên, cơ quan có thẩm quyền có thể dựa vào hệ
thống pháp luật nào để giải quyết tranh chấp? Nói cách khác, quan hệ HĐ có
thể được điều chỉnh bởi hệ thống pháp luật Việt Nam hay Hàn Quốc?
2

Xem Bùi Thị Thu (2005), “Một số vấn đề về chọn luật áp dụng trong hợp đồng thương mại quốc tế theo
Công ước Rome 19/6/1980 về luật áp dụng đối với nghĩa vụ hợp đồng ”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật,
(11/2005), tr 70-74. Xem thêm Le nouveau droit international privé des contract après l’entrer en vigueur
de la convention de Rome du 19/6/1980. Paul Lagarde Professeure a L’Université de Paris I. Rev. Crit.

Internat. Priv, 80(2)1991.
3
Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam (VAIC) bên cạnh phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam
(2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, phán quyết số 19, tr 138.


19

Như vậy, HĐ trên phải có mối quan hệ với một hệ thống pháp luật
nhất định, đó là hệ thống pháp luật điều chỉnh quan hệ HĐ này trên thực tế.
Mối quan hệ giữa pháp luật và HĐ MBHHQT thể hiện4:
- HĐ là sự thỏa thuận của các bên, HĐ có thể tạo ra quyền và nghĩa vụ
của các bên.
- Lời lẽ và các từ ngữ trong HĐ luôn tiềm ẩn sức mạnh ràng buộc
trách nhiệm của các bên, bắt buộc các bên phải thực hiện đúng nội dung đã
thỏa thuận và nhằm “bảo vệ mong muốn giữa các bên”5. HĐ được coi là
“luật giữa các bên”. Tuy nhiên, để đảm bảo coi HĐ có hiệu lực như pháp
luật nhà nước, thì HĐ phải được sự cơng nhận hiệu lực bởi một hệ thống
pháp luật nhà nước nhất định.
1.2 Ý nghĩa chọn luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
Như vậy, giữa pháp luật và HĐ MBHHQT có mối quan hệ gắn bó với
nhau. Sự cần thiết của việc xác định LAD đối với HĐ MBHHQT vì thế
được đặt ra với các bên ngay từ khi đàm phán, thương lượng xây dựng HĐ
và với các cơ quan tài phán khi giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ. Việc
xác định LAD đối với HĐ MBHHQT có ý nghĩa quan trọng, thể hiện:
Thứ nhất, đối với các bên tham gia giao kết HĐ MBHHQT LAD có ý
nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo các quyền và lợi ích chính đáng của họ,
vì họ thường lựa chọn hệ thống pháp luật gần gũi nhất với họ và họ hiểu rõ
nhất về sự lựa chọn đó. Cịn đối với các cơ quan tài phán thì LAD đối với

HĐ MBHHQT cịn là cơ sở pháp lí để xem xét giá trị pháp lí của HĐ và giải
quyết tranh chấp, vì nếu chỉ căn cứ vào HĐ thì trong nhiều trường hợp, HĐ
khơng qui định hết mọi vấn đề có thể phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thực tiễn, việc áp dụng luật cho nội dung tranh chấp của HĐ
MBHHQT ảnh hưởng rất lớn đến phán quyết của cơ quan tài phán và cũng
vì vậy việc qui định trước LAD trong HĐ đối với các bên tham gia giao kết
nhằm đảm bảo quyền lợi chính đáng của họ. Việc khơng qui định trước LAD
trong HĐ có thể làm phức tạp thêm việc giải quyết tranh chấp, đơi khi cịn
4
5

Xem thêm Bùi Thị Thu (2010), Giáo trình luật tư pháp quốc tế, NXB Giáo Dục, tr 237.
Bernard Audit (2000), Droit international privé, Economica publishing house.


20

có thể dẫn đến phát sinh tranh chấp mới về LAD. Việc giao kết HĐ không
thể dự liệu trước hết được mọi tình huống có thể xảy ra, do đó ngay khi xảy
ra bất kì sự kiện nào mà khơng được qui định trong các điều khoản của HĐ,
hoặc khi các điều khoản trong HĐ cần được giải thích thì những thiếu sót
của HĐ cần được bổ sung, nhằm xác định nghĩa vụ của các bên trên cơ sở
LAD. Như vậy, việc xác định LAD cho nội dung tranh chấp phát sinh từ HĐ
có ảnh hưởng rất lớn đến phán quyết của cơ quan tài phán, giúp các bên
trong HĐ có thể tiên đốn được kết quả phán quyết của cơ quan tài phán,
định hướng được các công việc cần phải làm trong quá trình giải quyết tranh
chấp. Nếu các bên chọn được LAD phù hợp cho HĐ sẽ đảm bảo được quyền
lợi chính đáng cho các bên khi có tranh chấp.
Thứ hai, việc chọn LAD đối với HĐ MBHHQT cịn nhằm đảm bảo
sự ổn định, tính thống nhất cho việc thực hiện HĐ, tránh sự thiếu hiểu biết

lẫn nhau, gây bất đồng và tranh chấp. Nó giúp việc giải thích, bổ sung những
khiếm khuyết trong HĐ, nhất là khi các bên giao kết đến từ các quốc gia
khác nhau, ít am hiểu về pháp luật và thông lệ của nhau. Đặc biệt, có thể coi
LAD trong HĐ MBHHQT là một hành lang pháp lí an tồn, đảm bảo khả
năng dự liệu trước được mọi tình huống có thể phát sinh trong tương lai và
kết quả giải quyết, tránh được rủi ro, thiệt hại đáng tiếc có thể xảy ra.
Ngồi ra, việc xác định LAD đối với HĐ MBHHQT còn có ý nghĩa
hết sức quan trọng vì trong nhiều trường hợp căn cứ vào LAD của HĐ mới
xác định được liệu HĐ đó có giá trị pháp lí hay khơng. Mục đích của việc
xác định LAD đối với HĐ là nhằm đảm bảo trật tự, an toàn, sự ổn định và
công bằng cho các bên.
1.3 Các loại luật áp dụng trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
tế
Các loại LAD trong HĐ MBHHQT hay cơ sở pháp lí của HĐ
MBHHQT là nói đến pháp luật được áp dụng để điều chỉnh HĐ. Cơ sở pháp
lí của HĐ được kí kết và thực thiện trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam (HĐ nội
địa) là toàn bộ hệ thống pháp luật Việt Nam. Trong khi đó, cơ sở pháp lí của
HĐ MBHHQT có phạm vi rộng hơn, thơng thường tùy thuộc vào sự chọn
lựa của các bên.


21

Cơ sở pháp lí của HĐ MBHHQT bao gồm điều ước quốc tế, pháp luật
quốc gia và tập quán thương mại quốc tế.
1.3.1 Điều ước quốc tế
ĐƯQT là các văn bản pháp lí thể hiện sự thỏa thuận giữa các chủ thể
luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẵng nhằm ấn định, thay đổi hoặc
chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối nhau trong bang giao quốc tế phù hợp
với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế hiện đại. Công ước Viên 1969 về

luật ĐƯQT đã đưa ra khái niệm “ĐƯQT là tất cả các văn bản được kí kết
giữa các quốc gia và do luật quốc tế điều chỉnh”. Khái niệm này còn quá cô
đọng, chưa làm rõ được bản chất của ĐƯQT, chẳng hạn như chưa làm rõ
được sự thỏa thuận của các chủ thể, nghĩa là các bên được tự do ý chí trên cơ
sở bình đẵng lẫn nhau. Có những ĐƯQT nhiều bên tham gia (ĐƯQT đa
phương), tuy nhiên cũng có ĐƯQT chỉ có hai bên tham gia (ĐƯQT song
phương).
Theo đó, ĐƯQT về thương mại là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa
các chủ thể luật quốc tế trên cơ sở tự nguyện và bình đẵng nhằm ấn định
thay đổi hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ đối nhau trong quan hệ
thương mại quốc tế.
Như vậy, ĐƯQT điều chỉnh HĐ MBHHQT6 là tên gọi chung của
nhiều văn bản có tính chất pháp lí khác nhau điều chỉnh HĐ và những vấn
đề liên quan đến HĐ, bao gồm Công ước, Hiệp định, Nghị định thư… Hiện
nay trên thế giới có nhiều ĐƯQT điều chỉnh HĐ MBHHQT, như Công ước
Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về HĐ MBHHQT (CISG - United Nations
Convention on Contracts for the International Sales of Goods); Công ước
Rome 1980 về LAD đối với các nghĩa vụ phát sinh từ HĐ (EC Convention
on the law Applicable to Contractual Obligation Rome 1980); Cơng cụ pháp
lí của Liên minh châu Âu 2008 áp dụng thay thế cho Công ước Rome 1980 –
Qui tắc Rome I (Regulation (EC) No 593/2008 of the European Parliament
and of the Council of 17 June 2008 on the law applicable to contractual
obligations - Rome I); Công ước Viên 1986 về LAD đối với HĐ MBHHQT
(Convention on the law Applicable to Contracts for the international Sale of
6

Điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế cũng là điều ước quốc tế về thương mại.


22


Goods); Các hiệp định thương mại song phương giữa Việt Nam với các
nước mà điển hình là Hiệp định về quan hệ thương mại với Hoa Kỳ ngày
16/10/2001, Hiệp định buôn bán hàng dệt may Việt Nam - EU và gần 100
hiệp định thương mại song phương mà Việt Nam đã ký với các nước
khác7…
1.3.1.1 Nhu cầu sử dụng điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại
Hoạt động MBHHQT đã có từ rất lâu nhưng cho đến thế kỉ XIX vẫn
chưa có qui chế pháp lí cụ thể mang tính quốc tế cho hoạt động này. Cho
đến đầu thế kỉ XIX những ĐƯQT mà các bên kí kết với nhau có liên quan
đến thương mại chỉ là cho phép quốc gia kết ước được quan hệ mua bán với
mình, không qui định về những vấn đề cụ thể khác.
Đến giữa thế kỉ XIX nền kinh tế thế giới phát triển, đặc biệt là ở châu
Âu và châu Mỹ phát triển mạnh mẽ, thị trường quốc tế mang tính liên khu
vực, khơng bị bó hẹp như trước. Để phù hợp với chuyển biến đó, các nhà
bn bắt đầu qui tụ lại với nhau theo ngành nghề thành các hiệp hội (như
Hiệp hội ngũ cốc Luân Đôn 1886, Hiệp hội buôn bán tơ lụa Mỹ 1873…).
Các hiệp hội của các quốc gia tìm cách kí kết các thỏa hiệp nhằm mục đích
thiết lập một qui chế pháp lí chi phối các HĐ MBHHQT, thống nhất các
điều kiện mua bán, đảm bảo sự hợp lí, cơng bằng cho các bên ở các quốc gia
khác nhau khi tham gia mua bán mặt hàng đó. Dĩ nhiên, những thỏa hiệp này
khơng phải là các ĐƯQT về thương mại nhưng là tiền đề cho các ĐƯQT về
thương mại sau này.
Thế kỉ XX là thế kỉ của phát triển và hoàn thiện pháp luật quốc tế,
cùng với sự ra đời ngày càng nhiều các tổ chức quốc tế mang tính khu vực
và phát triển vũ bão của các hoạt động thương mại quốc tế. Các quốc gia
nhận thấy rằng, cần giải quyết vấn đề mâu thuẫn trong luật của mỗi nước để
hoạt động thương mại quốc tế có thể phát triển hơn nữa. Chính vì vậy, các
quốc gia đã đi đến thỏa thuận xây dựng một qui chế pháp lí chung cho HĐ
thương mại quốc tế bằng cách kí kết những giao ước với nhau. Những giao


7

Việt Nam đã kí kết 87 Hiệp định thương mại song phương với các nước trên thế giới. Xem Trường Đại
học Luật TP.HCM (2010), Giáo trình Tư pháp quốc tế, NXB Đại học quốc gia TP.HCM, tr 35.


23

kết này, đó chính là các ĐƯQT về thương mại, trong đó có các ĐƯQT điều
chỉnh HĐ MBHHQT.
* Vai trị của điều ước quốc tế đối với hợp đồng mua bán hàng hóa
quốc tế
ĐƯQT là một trong những nguồn luật quan trọng áp dụng để điều
chỉnh quan hệ giữa các bên trong HĐ MBHHQT, vai trò này được thể hiện
qua:
- ĐƯQT mang lại một chế độ pháp lí thuần nhất và phổ biến cho HĐ
MBHHQT. Sự thuần nhất mà ĐƯQT mang lại cho HĐ MBHHQT được thể
hiện chỉ có một qui chế và một cách hiểu từ những qui phạm điều ước.
ĐƯQT mang lại chế độ pháp lí thuần nhất bởi lẽ ĐƯQT do các quốc gia
tham gia thảo luận và thỏa thuận ý chí với nhau (hoặc chấp nhận nội dung
của nó), ý chí của từng quốc gia khơng còn tồn tại riêng biệt mà đã hòa nhập
vào ý chí chung. Trong ĐƯQT các bên đều thể hiện được ý chí của mình và
thống nhất với các thành viên khác, chính sự thống nhất ý chí đó đã “san
phẳng” những bất đồng về mặt luật pháp giữa các quốc gia với nhau trong
hoạt động MBHHQT.
Ví dụ, theo qui định của pháp luật nước Pháp khi nào chấp nhận chào
hàng đến được tay người chào hàng thì coi như HĐ MBHHQT được kí kết
(thuyết tiếp thu), nhưng ngược lại pháp luật nước Mĩ qui định theo thuyết
tống phát, cho rằng chỉ cần chấp nhận chào hàng được gửi đi coi như HĐ

MBHHQT được kí kết. Như vậy, thời điểm nào được chấp nhận là thời điểm
kí kết HĐ MBHHQT giữa một bên là thương nhân Pháp với một bên là
thương nhân Mĩ? Nếu trong HĐ hai bên thỏa thuận áp dụng Công ước Viên
1980 về HĐ MBHHQT vấn đề sẽ dễ dàng được giải quyết, là áp dụng thuyết
tiếp thu8.
Chế độ pháp lí thuần nhất ở đây được hiểu là dù pháp luật của của các
nước có qui định thế nào đi nữa thì cũng chỉ có một cách giải quyết duy nhất
cho vấn đề và qui định này được các bên tự nguyện tuân theo. Cũng có
trường hợp quốc gia các chủ thể trong HĐ MBHHQT không là thành viên
của ĐƯQT nhưng các bên áp dụng chế độ pháp lí này cho HĐ như là những
8

Khoản 2, Điều 18 Công ước Viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


24

qui phạm TQ TMQT, hệ quả là làm cho qui chế đó ngày càng phổ biến rộng
rãi.
- ĐƯQT là giải pháp có tính chất trung hịa khi lựa chọn LAD cho HĐ
MBHHQT của các bên. Các bên tham gia HĐ có quyền tự thỏa thuận nguồn
LAD nên thường mỗi bên đều cố gắng chọn nguồn luật nào có lợi cho mình
nhất. Điều này có thể dẫn tới trường hợp luật do một bên đưa ra không được
bên kia chấp thuận (do khơng hiểu rõ luật đó, do cảm thấy áp dụng luật đó sẽ
bất lợi cho mình…). Để giải quyết vấn đề này, các bên có thể sử dụng giải
pháp trung hịa, đó là chọn một ĐƯQT phổ biến áp dụng cho HĐ MBHHQT
của các bên. Do ĐƯQT thường rõ ràng, khơng thể hiện tính lãnh thổ, bình
đẵng và phổ biến nên các bên thường dễ dàng chấp thuận áp dụng ĐƯQT
cho HĐ MBHHQT.
- ĐƯQT có vai trị là phương tiện để quốc tế hóa qui chế pháp lí của

HĐ MBHHQT. Ngày nay, xu thế mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác để
cùng phát triển là vấn đề cấp thiết đối với mỗi quốc gia. Bên cạnh đó, quan
hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển và mang tính tồn cầu. Để quan
hệ mua bán bán hàng hóa quốc tế trở nên dễ dàng hơn, thống nhất hơn, đáp
ứng được nhu cầu quốc tế hóa các bên khi tham gia HĐ đều muốn có một
qui chế pháp lí thống nhất chung trên toàn thế giới, và cũng để lựa chọn
LAD cho HĐ của các bên thuận lợi hơn và giải quyết dễ dàng các tranh chấp
phát sinh khi thực hiện HĐ. Để có một qui chế pháp lí chung như vậy, tham
gia các ĐƯQT là hình thức phổ biến và hiệu quả hơn cả.
Áp dụng ĐƯQT cho HĐ MBHHQT nói riêng và quan hệ quốc tế nói
chung là xu hướng của thời đại. Điều này thể hiện qua việc số lượng các
ĐƯQT ngày càng tăng, tăng cả ĐƯQT mang tính đa phương và song
phương. Bởi vì các quốc gia thành viên cho rằng việc chấp nhận các qui tắc
thống nhất áp dụng cho HĐ MBHHQT có tính đến các hệ thống xã hội, kinh
tế và pháp lí khác nhau sẽ thúc đẩy việc loại trừ các trở ngại pháp lí trong
thương mại quốc tế và sẽ hỗ trợ cho sự phát triển thương mại quốc tế 9. Ngày
nay, khi tham gia vào một ĐƯQT là thể hiện sự hội nhập của một quốc gia
vào đời sống quốc tế.
9

Xem phần mở đầu Công ước viên 1980 của Liên Hợp Quốc về hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.


25

1.3.1.2 Những trường hợp điều ước quốc tế điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế
Trên cơ sở giá trị pháp lí và tính chất của ĐƯQT đối với HĐ
MBHHQT mà ĐƯQT có những cách thức điều chỉnh khác nhau.
* Dựa trên tính chất của điều ước quốc tế

Có hai loại ĐƯQT, loại mang tính khái quát chứa đựng những qui tắc
pháp lí chung làm cơ sở cho hoạt động thương mại quốc tế của các nước
thành viên và loại ĐƯQT cụ thể chứa đựng những qui định pháp lí về quyền
và nghĩa vụ của các bên khi tham gia HĐ MBHHQT.
- ĐƯQT mang tính khái quát, điều chỉnh gián tiếp HĐ MBHHQT, nêu
lên những nguyên tắc pháp lí có tính chỉ đạo, làm cơ sở để từ đó các quốc
gia có thể tăng cường, củng cố và phát triển quan hệ thương mại quốc tế
giữa các thành viên, không đi vào những vấn đề cụ thể. Chẳng hạn như
không điều chỉnh các vấn đề về quyền và nghĩa vụ cụ thể, trách nhiệm của
các bên trong HĐ. Nội dung cơ bản của các ĐƯQT dạng này thường qui
định cho nhau ưu đãi thuế quan, tối huệ quốc, đãi ngộ quốc dân, thỏa thuận
phương pháp giải quyết tranh chấp… trong quan hệ thương mại quốc tế nói
chung.
- ĐƯQT mang tính cụ thể, điều chỉnh trực tiếp HĐ MBHHQT thường
nêu rõ quyền và nghĩa vụ, các trách nhiệm cụ thể của các bên tham gia HĐ
đó. Khi ĐƯQT điều chỉnh trực tiếp HĐ MBHHQT quyền và nghĩa vụ cụ thể
của các bên là cụ thể hóa những qui phạm điều ước đó. Vì là ĐƯQT điều
chỉnh trực tiếp, qui định rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm cụ thể của các
bên trong HĐ MBHHQT nên ĐƯQT loại này đóng vai trò rất quan trọng, là
cơ sở để các bên giải quyết tranh chấp phát sinh từ HĐ. Cũng chính vì vậy,
ĐƯQT loại này thường được biết đến rộng rãi và sử dụng phổ biến, như
Công ước Viên 1980 về HĐ MBHHQT.
Trong thực tế, có nhiều trường hợp cả hai loại điều quốc tế này cùng
có thể điều chỉnh một loại HĐ MBHHQT. Ví dụ, Hiệp định giữa Cộng hịa
xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Hợp chủng quốc Hoa Kì về quan hệ thương
mại, ngày 13/7/2000, trong đó có Chương I về thương mại hàng hóa qui
định các bên dành cho nhau sự thuận lợi nhất đối với hàng hóa có xuất xứ từ



×