Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

BÀI TẬP LỚN ppdh tieng viet cho hsdt TRƯỜNG ĐH ĐỒNG THÁP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (558.88 KB, 17 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐỒNG THÁP
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC – MẦM NON

TÊN ĐỀ TÀI
PHƯƠNG PHÁP DẠY TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH DÂN TỘC

Học viên: …………………………………….
Lớp: ĐHGDTH21-L2-KG


ĐỒNG THÁP, NĂM 2023
ĐÁNH GIÁ CỦA GIẢNG VIÊN
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………........
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………..…………………………………………………………………
Điểm toàn bài của Học viên
Đồng Tháp, ngày ……tháng …năm 2023
Giảng viên
(ký và ghi rõ họ tên)


MỤC LỤC
Trang


PHẦN MỞ ĐẦU ……………………………………………………
- Nêu tổng quan về môn học………………………………………
- Giới thiệu tóm tắt nội dung ………………………………………
PHẦN NỘI DUNG…………………………………………………
Nội dung 1……………………………………………………………
1.1. ………………………………………………………………
1.2. ………………………………………………………………
1.3. ………………………………………………………………
Nội dung 2……………………………………………………………
2.1. ………………………………………………………………
2.2. ………………………………………………………………
PHẦN KẾT LUẬN…………………………………………………
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………

1 đến 2
1
2
3 đến 12
3 đến 7
3 đến 4
4 đến 5
6 đến 7
7 đến 12
7 đến 11
11 đến 12
13
14


1

PHẦN MỞ ĐẦU
Tiếng Việt là mơn học mang tính cơng cụ và tính thẩm mĩ - nhân văn; giúp học
sinh có phương tiện giao tiếp, làm cơ sở để học tập tất cả các môn học và hoạt động giáo
dục khác trong nhà trường; đồng thời cũng là công cụ quan trọng để giáo dục học sinh
những giá trị cao đẹp về văn hóa, văn học và ngơn ngữ dân tộc; phát triển ở học sinh
những cảm xúc lành mạnh, tình cảm nhân văn, lối sống nhân ái, vị tha,...
Thơng qua các văn bản ngơn từ và những hình tượng nghệ thuật sinh động trong
các tác phẩm văn học, bằng hoạt động đọc, viết, nói và nghe, mơn Ngữ văn có vai trị to
lớn trong việc giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất tốt đẹp cũng như
các năng lực cốt lõi để sống và làm việc hiệu quả, để học suốt đời.
Nội dung môn tiếng Việt mang tính tổng hợp, bao gồm cả tri thức văn hố, đạo
đức, triết học,... liên quan tới nhiều mơn học là hoạt động giáo dục khác như Lịch sử, Địa
lí, Nghệ thuật, Giáo dục công dân, Ngoại ngữ, Tự nhiên và Xã hội, Hoạt động trải
nghiệm, Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp,… Môn Ngữ văn cũng liên quan mật thiết
với cuộc sống; giúp học sinh biết quan tâm, gắn bó hơn với đời sống thường nhật, biết
liên hệ và có kĩ năng giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn.
Nội dung cốt lõi của môn học bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết
yếu về tiếng Việt và văn học, đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của
học sinh ở từng cấp học; Mục tieu môn Tiếng việt tiểu học nhằm:
Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện
cụ thể: u thiên nhiên, gia đình, q hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái
đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật
thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản
thân, gia đình, xã hội và mơi trường xung quanh.
Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn
ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy
văn bản; hiểu được nội dung, thơng tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngồi văn bản;
viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài
văn kể và tả); Phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói.
Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và

truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngơn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc
động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong
các văn bản văn học.


2
Trong giai đoạn hiện nay Đảng nhà nước luôn quan tâm đến việc phát triển kinh tế,
Văn hóa - Xã hội cho đồng bào dân tộc thiểu số. Sự nghiệp văn hóa giáo dục ở vùng đồng
bào dân tộc đã có nhiều tiến bộ, góp phần tích cực vào sự ổn định xã hội và phát triển
kinh tế địa phương. Tuy vậy, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc còn hạn chế nhất định,
cộng với đời sống kinh tế cịn gặp rất nhiều khó khăn nên hạn chế việc chăm lo học hành
cho con em. Do vậy các em cũng gặp khơng ít khó khăn khi phải học tập và tiếp nhân sự
giáo dục bằng tiếng việt bởi vì : Hầu hết các em cịn rất hạn chế về ngơn ngữ nói, nói
chưa chuẩn, chưa đúng về một số hoặc nhiều tiếng, từ tiếng Việt; Kỹ năng giao tiếp diễn
đạt bằng ngơn ngữ tiếng Việt cịn hạn chế, các em chỉ giao tiếp với nhau bằng tiếng Việt
trong các tiết học hoặc khi tiếp xuc với thầy cô giáo. Mà chủ yếu các em giao tiếp với
nhau bằng tiếng Mẹ đẻ. Mặc khác do bản tính rụt rè, ít nói, ít giao tiếp với người khác nên
ốn từ tiếp thu cịn hạn chế. Chính vì vậy mà đại bộ phận học sinh có khi hiểu nhưng diễn
đạt sai dẫn đến hiểu sai nghĩa; Kỹ năng nghe – hiểu – viết của học sinh nhìn chung cịn
chậm khả năng hiểu và xác định nghĩa tiếng Việt còn hạn chế hay dung sai từ trong khi nó
và viết; Do ảnh hưởng thói quen nói tiếng mẹ đẻ, khả năng nhận diện con chữ còn chậm.
Dẫn đến khả năng đọc của các em còn chậm, việc đọc liền mạch từ, câu gặp nhiều khó
khăn; Khả năng đọc diễn cảm cịn hạn chế; Khả năng tiếp nhận thông tin, tư duy để xử lý,
tái tạo nội dung thông tin của học sinh còn chậm. Vậy làm thế nào để học sinh dân tộc
thiểu số giàu vốn tiềng Việt, giúp các em lĩnh hội và chiếm lĩnh tri thức một cách chủ
động và đạt chuẩn kiến thức kỹ năng các môn học theo u cầu. Chính vì những lý do
trên tơi quyết định chọn đề tài: “ Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc”.


3

PHẦN NỘI DUNG
Nội dung 1: Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân tộc
Rào cản ngôn ngữ là một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến học sinh và giáo
viên chúng ta không tiếp cận được mục tiêu dạy học và mục tiêu giáo dục. Để vượt qua
các rào cản đó, khơng phải giáo viên nào cũng có thể nắm được tiếng mẹ đẻ của học sinh.
Mà thực tế cho thấy ngay cả giáo viên địa phương cũng chưa thực sự nắm vững việc sử
dụng thế mạnh tiếng mẹ đẻ của mình để truyền đạt kiến thức và hình thành kĩ năng sử
dụng tiếng Việt cho học sinh một cách khoa học và hiệu quả.
Từ lâu, các tổ chức giáo dục trên thế giới đã nghiên cứu, tổng kết và phổ biến một
số phương pháp cơ bản, hiệu quả để giải quyết vấn đề dạy ngôn ngữ thứ hai cho học sinh.
Đây không phải là các phương pháp mới vì nó được triển khai trong đa số nội dung các
môn học của Bộ giáo dục mà chúng ta giảng dạy trong năm. Có nghĩa chúng ta đã thực
hành các phương pháp này.Vấn đề ở đây là đa số chúng ta khơng nhận ra tên gọi của nó
và những u cầu đặc thù của mỗi phương pháp. Bởi vậy, tôi xin phép được tổng hợp và
trình bày một cách tóm lược một số phương pháp phổ biến để chúng ta cùng thảo luận.
Trước yêu cầu phát triển năng lực học tiếng Việt theo định hướng chương trình
giáo dục phổ thơng mới như hiện nay, kĩ năng học tiếng Việt của học sinh tiểu học
(HSTH) người dân tộc thiểu số cần được chú trọng. Như chúng ta đã biết, mỗi HS với tư
cách là một người học khi học tiếng nhất thiết phải nhận diện được đơn vị ngôn ngữ;
nhưng với một HSDT sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với HS người Kinh. Vì thế, GV cần có
PPDH đặc thù riêng cho đối tượng HSDT.
Trong bài viết này, chúng tôi vận dụng một số phương pháp đặt thù trong dạy học
tiếng Việt cho đối tượng học dân tộc. Việc nghiên cứu có giúp HSDT tự tin trong học tập,
có nhận diện đúng về các đơn vị ngôn ngữ: phát triển vốn từ, nói đúng mẫu câu tiếng
Việt, nắm vững kiến thức, yêu thích và sử dụng tiếng Việt như tiếng mẹ đẻ (TMĐ) Sau
đây là một số PPDH hiệu quả giúp cho HSDT chiếm lĩnh tốt kiến thức khi học “ngôn ngữ
thứ hai” là tiếng Việt.
1. Phương pháp trực tiếp:
GV dạy HSDT học TV bằng chính TV, nghĩa là GV dùng TV để dạy TV. HSDT
được tiếp nhận TV (từ, ngữ, câu...) trực tiếp bằng TV mà không cần liên hệ với TMĐ của

các em. Việc giải thích nghĩa từ được thực hiện bằng vật thật hoặc các tài liệu minh hoạ
khác. Sau khi nắm nghĩa các từ, các em tập sử dụng chúng theo các mẫu câu trong các
tình huống giao tiếp cụ thể. GV cần tạo điều kiện cho HS cùng một lúc vừa nhìn vật thật
hoặc mơ hình, vừa nghe và phát âm tên gọi của chúng. Nhờ tập trung chú ý vào chính TV


4
mà góp phần ngăn chặn ảnh hưởng tiêu cực của TDT tới quá trình học TV của HSDT. Sử
dụng phương pháp này, GV tận dụng triệt để hiện vật, mô hình, vật mẫu, tranh ảnh, điệu
bộ, cử chỉ ... khi cung cấp từ TV cho HSDT. Trong nhiều trường hợp, cần đưa HS ra
ngoài trời, tiếp xúc với thiên nhiên để bài dạy thêm sinh động. Chẳng hạn khi học những
bài về cây cỏ, về thời tiết... GV có thể hướng dẫn HS quan sát trực tiếp cây cỏ, hoa lá, bầu
trời... ở ngồi lớp.
Ví dụ: Ở ví dụ này giáo viên có thể treo các tranh ảnh để các hình con vật, cây lá và
đồ vật để giải nghĩa cho các từ “ la, lá, lồ ô, le le, dế, dê, đê, lọ, lê la” giúp học sinh dân
tộc có thể hiểu được.

Như vậy, giáo viên có thể tận dụng triệt để mơ hình, vật mẫu, tranh ảnh, điệu bộ,
cử chỉ… thuận lợi cho HS quan sát trực tiếp cây cỏ, hoa lá, bầu trời… ở ngoài lớp nên tiết
dạy sẽ sinh động, đạt hiệu quả cao hơn. Khi đó, HS khơng chịu sự ảnh hưởng của tiếng
mẹ đẻ nhiều do nhìn vật thật và có sự chú ý nhiều hơn, HS sẽ hiểu nghĩa của các từ dể
dàng hơn.
2. Phương pháp sử dụng tiếng mẹ đẻ:
Sử dụng tiếng mẹ đẻ của HSDT/ tiếng dân tộc (viết tắt là TDT) trong quá trình dạy
TV để giúp các em HSDT tiếp nhận một ngôn ngữ mới (TV) trên cơ sở tận dụng được
vốn ngơn ngữ sẵn có của mình (TDT), tránh được sự căng thẳng trong nhận thức của HS,
nhất là với HS ở các lớp đầu cấp. Thực hiện phương pháp này GV cần biết tận dụng sự
giống nhau giữa hai ngơn ngữ để thúc đẩy q trình học TV của HS, để các em tiếp nhận
và tái tạo trên cơ sở kinh nghiệm, kĩ năng sử dụng TDT sẵn có của mình. Đồng thời GV
chú ý giúp các em khắc phục được những khó khăn khi học TV, những lỗi sử dụng TV do

sự khác nhau giữa TV và TDT gây ra.
TDT được sử dụng trong quá trình dạy TV cho HSDT với các mức độ khác nhau.
Khi dạy phát âm, với những âm TV khơng có trong TDT, được phát âm khác với các âm


5
của TDT, GV cần giúp HS hình thành những kĩ năng phát âm các âm mới một cách chính
xác. Trong những trường hợp có các âm gần gũi với TDT, GV cần lưu ý HS về sự khác
nhau và giống nhau giữa hai âm này để HS ghi nhớ và làm quen với các âm TV. Có thể
sử dụng TDT để dịch các từ ngữ TV mà không thể cung cấp bằng các phương pháp khác.
Thơng thường, đó là những từ để hỏi, từ trừu tượng...
Ví dụ : các từ để hỏi: tại sao?, bao giờ? khi nào?... ; các từ chỉ mức độ : rất, quá...
Những hiện tượng ngữ pháp (cấu tạo từ, cấu trúc câu...) TV khác với TDT cũng có thể
được so sánh với TDT. Trong trường hợp này, GV cần phải lưu ý HS sự khác biệt giữa
chúng để HS có ý thức dùng từ, đặt câu của TV cho đúng.
- Dùng TDT để hướng dẫn HS thực hiện các quy định của giờ học bằng những
lệnh ngắn. Những câu này được sử dụng bằng TDT trong những giờ học đầu tiên, nhằm
hướng dẫn HS thực hiện một số hoạt động học tập, dần dần được chuyển sang TV. Ví dụ,
các lệnh : Em A hỏi, em B trả lời. Các em nói theo cơ...Việc sử dụng TDT như một
phương pháp vẫn đang tiếp tục được nghiên cứu để hồn thiện. Trong q trình dạy học,
GV cần thường xuyên rút kinh nghiệm và tùy theo trình độ TV của HS lớp mình mà lựa
chọn mức độ sử dụng TDT cho phù hợp, tránh sử dụng tràn lan, chỉ sử dụng trong các
trường hợp cần thiết. Dạy học TV cho HSDT là một công việc phức tạp, không thể coi
phương pháp nào là vạn năng. Lựa chọn phương pháp nào là phụ thuộc vào đối tượng HS,
mục đích bài dạy, điều kiện dạy học cụ thể... đảm bảo HS tiếp thu được bài học một cách
tích cực, nắm kiến thức một cách chắc chắn.
Như vậy, giáo viên có thể tận dụng sự giống nhau giữa hai ngơn ngữ để thúc đẩy
quá trình học của học sinh, rút ra những kinh nghiệm khắc phục được những khó khăn khi
học tiếng Việt, những lỗi sử dụng tiếng Việt do sự khác nhau giữa tiếng Việt và TDT gây
ra. Học sinh ít căng thẳng trong nhận thức tiếp thu tiếng Việt, giúp HSDT tiếp nhận và tái

tạo trên cơ sở kinh nghiệm, kĩ năng sử dụng TDT sẵn có của mình.
Lưu ý:
Mục đích của việc sử dụng tiếng mẹ đẻ để dạy học tiếng việt là giúp học sinh học
tiếng Việt tốt hơn . Do đó,giáo viên cần chủ động xác định được mối liên kết giữa việc
học tiếng mẹ đẻ và việc học của trẻ bằng tiếng Việt để tìm ra con đường, cách thức tổ
chức các hoạt động học tập giúp trẻ học tập tốt hơn. Trong giờ học, giáo viên cần hết sức
lưu ý để lựa chọn đúng thời gian, địa điểm và nội dung cần sử dụng tiếng mẹ đẻ ; tránh
lạm dụng tiếng mẹ đẻ (vì việc lạm dụng tiếng mẹ đẻ sẽ dẫn đến nguy cơ đi lệch mục tiêu
của chương trình).


6
3. Phương pháp thực hành:
GV tổ chức các hoạt động luyện tập thực hành TV thông qua các bài tập thực hành
cũng như trong các tình huống đa dạng, đảm bảo cho HS được nghe, nói, đọc, viết TV
thường xuyên. Chỉ có bằng luyện tập thực hành, những kĩ năng này mới được rèn luyện
để đạt trình độ tự động hố ở HS. Làm sao các em có khả năng vận dụng những kiến thức
đã được tiếp nhận và những kĩ năng đã có vào các tình huống giao tiếp khác nhau trong
học tập, trong cuộc sống hằng ngày một cách chủ động.
Thực hiện phương pháp này, việc giảng giải, truyền thụ kiến thức của GV không
chiếm nhiều thời gian trong giờ học. Phần lớn thời gian của giờ học được dành cho HS
thực hiện các bài tập thực hành ngôn ngữ. Việc tổ chức thực hành ngôn ngữ được tiến
hành dưới nhiều dạng khác nhau, dưới các dạng chủ động (nói, viết) và các dạng thụ động
(nghe, đọc), dưới các hình thức lời nói khác nhau (độc thoại, đối thoại). Tuy nhiên, ở từng
bài dạy, từng giai đoạn học tập có chú ý tới những kĩ năng và hình thức thực hành TV
khác nhau, chẳng hạn, trong giai đoạn đầu lớp 1 chú trọng luyện các kĩ năng nghe, nói.
Để thực hiện phương pháp này, GV cần định hướng ngay khi chuẩn bị bài giảng, đảm
bảo có cách tổ chức dạy học và những loại bài tập khác nhau trong các bài dạy. Chú ý tạo
ra các tình huống ngôn ngữ đa dạng, bằng cách dựa vào tranh, vào thực tế hoạt động trong
lớp và thực tế sinh hoạt thường ngày của HS để các em vận dụng những từ ngữ, mẫu câu

một cách phù hợp. Trong quá trình hướng dẫn HS thực hành, GV cần quan tâm điều chỉnh
để giúp HS nắm vững ngữ liệu và sử dụng có hiệu quả.
Ví dụ: Ở vd này giáo viên u cầu học sinh quan sát kĩ từng bức tranh và đặt ra câu
hỏi để các em trả lời (câu hỏi: tranh vẽ cảnh ở đâu?, Có những gì trong tranh?, Bạn nhỏ
đang là gì?)


7
GV mời học sinh quan sát tranh 1 và nêu (Tranh vẽ cảnh vườn hoa. Trong tranh có
những bơng hoa đang nở. Bạn nhỏ trong tranh đanh nhổ cỏ, bắt sâu cho vượn hoa.).
Như vậy, PP dạy của GV sẽ đa dạng hơn, việc giảng giải, truyền thụ kiến thức của
GV không chiếm nhiều thời gian trong giờ học. HS được nghe, nói, đọc, viết TV thường
xuyên, được rèn luyện để đạt trình độ tự động hố ở HS, Có khả năng vận dụng những
kiến thức đã được tiếp nhận và những kĩ năng đã có vào các tình huống giao tiếp khác
nhau, HS dễ vận dụng những từ ngữ, mẫu câu một cách phù hợp.
Nội dung 2: Soạn giáo án 01 bài Học vần, tập trung cho phần nghe - nói (trong giờ
dạy âm hoặc vần mới) theo yêu cầu phát triển lời nói cho HSDT. Phân tích và chỉ rõ
giáo án đã thể hiện yêu cầu đó như thế nào.
2.1. Soạn giáo án
Tiếng Việt 1, Bài 16: M, m, N, n - Sách kết nối tri thức với cuộc sống, trang 44, 45


8
Tiếng Việt
Bài 16: M n N n
I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT
Giúp HS:
1.Năng lực
- Đọc: Nhận biết và đọc đúng các âm m, n; đọc đúng các tiếng, từ ngữ, câu có các âm m,
n; hiểu và trả lời được các câu hỏi có liên quan đến nội dung đã đọc.

- Viết: Viết đúng các chữ m, n; từ ngữ có chữ m, n.
- Nói và nghe: Phát triển vốn từ dựa trên những từ ngữ chứa các âm m, n có trong bài học.
- Phát triển kỹ năng nói lời giới thiệu, làm quen.
- Phát triển kỹ năng quan sát, nhận biết nhân vật và suy đoán nội dung các tranh minh
hoạ.
2. Phẩm chất
-Thích học Tiếng Việt.
- Cảm nhận được tình cảm bố mẹ dành cho con cái thơng qua sự quan tâm về vật chất (mẹ
mua nơ, cài nơ lên tóc con gái) và tinh thần (bố mę cùng con đi chơi).
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, ĐDDH cần nắm vững cách phát âm của các âm, nghĩa của từ, tranh ảnh, vật
thật…
- HS: SGK, ĐDHT
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của hoc sinh
1.Ôn và khởi động:
- Cho HS viết bảng chữ: chú khỉ, chú hề.
- Cả lớp thực hiện
- Nhận xét, sửa sai.
- Lắng nghe, chỉnh sửa (nếu có)
2. Nhận biết:
- Cho HS quan sát tranh ở SGK và nêu nội dung - HS quan sát tranh trả lời. Nhận
tranh theo câu hỏi gợi ý:
xét, bổ sung.
+ Em thấy gì trong tranh?
+ Mẹ mua gì cho Hà?
- GV nhận xét. GV rút ra câu dưới tranh
- Cả lớp lắng nghe.
- GV đọc mẫu lần 1

- Cả lớp lắng nghe.
- Gv đọc lần 2 và yêu cầu HS đọc theo.
- Cả lớp đọc theo sự hướng dẫn
của GV.


9
- GV giới thiệu cho HS nhận biết tiếng có âm m, n - Cả lớp lắng nghe.
và giới thiệu chữ ghi có âm có trong bài học .
- GV viết tựa bài .
3. Đọc
a. Đọc âm
 Dạy âm m:
- Cả lớp quan sát
- GV gắn chữ m lên bảng .
- GV phát âm mẫu và hướng dẫn HS cách phát - Cả lớp lắng nghe, theo dõi.
âm.
Đối với học sinh dân tộc: GV cần phát âm mẫu
vài ba lần một âm
- Nhận xét, sửa sai.
 Dạy âm n tương tự
b. Đọc tiếng
- GV đưa tiếng mẹ, tiếng nơ vào trong mơ hình
- Gv đánh vần mẫu tiếng

- Cá nhân, nhóm, lớp đồng thanh
đọc .

- HS quan sát
- HS đánh vần cá nhân, dãy bàn,

cả lớp đồng thanh.
- Đối với học sinh dân tộc( HSDT): GV cần phát - Cá nhân, cả lớp đồng thanh đọc
âm mẫu vài ba lần một tiếng.
 Đọc tiếng chứa m
- GV đưa các tiếng chứa âm m lên và yêu cầu HS - HS tìm và nêu
tìm điểm chung.
-Yêu cầu HS đánh vần tiếng

- HS đánh vần từng cá nhân, cả
lớp đồng thanh.

 Đọc tiếng chứa n tương tự
- Tổ chức trò chơi nghe đọc vần, tiếng, từ theo
giai điệu: cao, thấp, nhanh, chậm
- Ghép chữ cái tạo tiếng: Yêu cầu HS ghép chữ
cái tạo tiếng có chứa âm m, n và dấu thanh đã học.

- HS đọc trơn tiếng: cá nhân, dãy
bàn, cả lớp đồng thanh.
- HS tự tìm ghép các tiếng có âm
m, n kết hợp phân tích tiếng.
Nêu lại cách ghép.

c. Đọc từ ngữ
- GV đưa lần lượt các tranh minh họa và yêu cầu - HS quan sát trả lời.
HS cho biết tranh vẽ gì?
- HS quan sát, theo dõi
- Rút ra tiếng, từ viết lên bảng.



10
- Đối với học sinh dân tộc( HSDT): GV cần phát
âm mẫu vài ba lần một từ
- HSDT: GV tổ chức trò chơi nghe đọc từ ngữ
theo giai điệu: cao, thấp, nhanh, chậm.
- HSDT: Giáo viên cần dùng tranh ảnh hoặc vật
thật, điệu bộ, cử chỉ... và lời nói Tiếng Việt để
hướng dẫn, gợi ý trao đổi trực tiếp với học sinh.
- GV nhận xét
d. Đọc câu
- Yêu cầu HS quan sát và cho biết nội dung tranh:
+ Trong tranh có những ai ?
+ Hà được bố mẹ cho đi chơi bằng gì?
+ Em nào đã được đi ca nơ giống bạn Hà?
+ Cảm giác của em khi đi ca nơ ntn?
+ Các em thích được đi ca nơ giống bạn Hà không
?
- GV nhận xét, bổ sung. Giáo dục HS
- GV đọc mẫu cả câu. (Học sinh dân tộc thì GV
cần phát âm mẫu vài ba lần một câu)
- HSDT: GV tổ chức trò chơi nghe đọc câu theo
giai điệu: cao, thấp, nhanh, chậm. Nhận xét.
4. Nói theo tranh.
- Giới thiệu tên chủ đề. Cho HS quan sát tranh ở
SGK và cho biết nội dung tranh?
- Gợi ý câu hỏi.
+ Tranh vẽ cảnh ở đâu?
+ Tranh vẽ những ai?
+ Các bạn nhỏ đang làm gì?
+ Em đốn xem bạn nhỏ đang nói gì với chú cơng

an?,...
- HSDT: Giáo viên cần dùng tranh ảnh hoặc vật
thật, điệu bộ, cử chỉ... và lời nói Tiếng Việt để
hướng dẫn, gợi ý trao đổi trực tiếp với học sinh.
- Nhận xét, tuyên dương. Liên hệ, giáo dục thêm.

- Cá nhân , cả lớp đồng thanh
đánh vần từng từ.
- Cá nhân, dãy bàn, cả lớp đồng
thanh đọc trơn hết từ. Kết hợp
phân tích tiếng có âm đang học.

- HS quan sát .
- HS trả lời. Nhận xét, bổ sung.

- HS lắng nghe.
- Cả lớp lắng nghe
- Cá nhân, nhóm, cả lớp đồng
thanh đọc câu.
- HS quan sát tranh ảnh, điệu bộ
cử chỉ… để thực hiện.
- HS quan sát tranh, theo dõi
- HS trả lời

- HS lắng nghe, theo dõi.
- HS quan sát tranh ảnh, điệu bộ
cử chỉ… để thực hiện.


11

5. Củng cố.
- Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập để
rèn cách phát âm cho học sinh như trị chơi: Trán
– cằm – tai
- Cho biết hơm nay các em vừa học âm gì?
- Về đọc lại bài và xem trước bài tiếp theo

- HS tham gia chơi để rèn phát
âm.
- HS nhắc lại
- HS lắng nghe, thực hiện

2.2. Phân tích
Đối với học sinh lớp 1 để dạy phát âm đúng : Trong quá trình học Tiếng Việt
HSDT thường phát âm chưa chuẩn. Để dạy học sinh dân tộc phát âm đúng Tiếng Việt
trong giảng dạy, khi dạy phát âm GV cần phát âm mẫu vài ba lần một âm, tiếng, từ nào
đó, Yêu cầu học sinh quan sát khẩu hình và lắng nghe cơ giáo phát âm. GV yêu cầu học
sinh nhắc lại nhiều lần (cá nhân + đồng thanh). GV theo dõi và sửa lỗi phát âm cho học
sinh. Với những âm, tiếng khó khi phát âm giáo viên có thể mơ tả bằng cách nêu rõ vị trí
của cách đặt lưỡi, vị trí của lưỡi với răng, độ mở của môi... . Giáo viên lưu ý cần sử dụng
các từ ngữ mô tả dễ hiểu kết hợp với việc cho học sinh quan sát giáo viên phát âm. Việc
phát âm được tiến hành với các mức độ khác nhau: âm, vần, tiếng chứa vần, từ, câu, bài
khóa chứa âm, vần vừa học, từ đó học sinh phát âm một cách chính xác hơn. Để thay đổi
khơng khí và thu hút học sinh học tập trong tiết học GV có thể thay đổi hình thức dạy học
bằng cách tổ chức các trò chơi học tập. VD: Trò chơi nghe đọc vần, tiếng, từ theo giai
điệu: cao, thấp, nhanh, chậm; Nghe và nhận biết vần trong tiếng, từ và đọc lại.
Sửa lỗi phát âm cho học sinh: Học sinh phát âm chưa chuẩn thường do: Nguyên nhân sinh
lý: Do những khiếm khuyết nào đó trong bộ máy phát âm. Do ảnh hưởng của phát âm
tiếng mẹ đẻ: (Đây là nguyên nhân thường gặp đối với học sinh dân tộc) học sinh dân tộc
không phát âm chuẩn những tiếng, từ kết thúc bằng âm khép m/ n/ các tiếng từ có thanh

sắc, hỏi, ngã. Để có thể sửa được các lỗi phát âm cho học sinh người giáo viên cần: Mỗi
giáo viên phải tự có ý thức rèn luyện cho mình cách phát âm chuẩn vì có phát âm chuẩn
thì giáo viên mới có thể nhận ra được lỗi phát âm sai của học sinh. Giáo viên chỉ ra chỗ
sai trong phát âm của học sinh có thể so sánh với phát âm đúng. Giáo viên phát âm mẫu
thật chuẩn xác, chậm, rõ (có thể phát âm tới 2-3 lần) để học sinh theo dõi. GV phát âm
chuẩn không để tiếng địa phương ảnh hưởng tới phát âm mẫu của mình. Hướng dẫn học
sinh phát âm. Cho học sinh phát âm nhiều lần. Để thay đổi hình thức học tập giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh chơi trò chơi học tập để rèn cách phát âm cho học sinh : VD:
Yêu cầu học sinh tìm tiếng chứa vần mà các em thường phát âm không chuẩn có liên


12
quan trong bài học để học sinh thi giữa các bạn trong nhóm, qua hoạt động này học sinh
vừa được luyện phát âm vừa được mở rộng thêm vốn từ qua các từ ngữ mà các bạn tìm và
giới thiệu trong nhóm. Việc sửa lỗi phát âm khơng chỉ thực hiện trong các giờ Tiếng Việt
mà còn ở tất cả các môn học khác. Đối với những học sinh thường xuyên phát âm sai giáo
viên cần quan tâm và sửa lỗi kịp thời. Việc luyện tập thường xuyên sẽ tạo kỹ năng bền
vững cho học sinh. Mặt khác trong lớp học giáo viên nên khuyến khích học sinh tự sửa lỗi
cho nhau bằng hoạt động thi đua như đôi bạn cùng tiến...
Để tăng cường Tiếng Việt cho học sinh dân tộc mỗi giáo viên cần quan tâm đến kỹ
năng dạy phát triển lời nói trong các bài học âm vần cũng như kỹ năng nghe, nói trong
Tiếng Việt. Đối với học sinh dân tộc khi bước vào lớp 1 kỹ năng sử dụng tiếng Việt còn
rất hạn chế, giáo viên thường phải dạy tiếng trước khi dạy chữ vì thế việc tổ chức cho học
sinh dân tộc tập nói Tiếng Việt trong giờ học âm vần là rất cần thiết nhất là trong những
tuần đầu của năm học. Để thực hiện tốt được nội dung này giáo viên cần dùng tranh ảnh
hoặc vật thật, điệu bộ, cử chỉ... và lời nói Tiếng Việt để hướng dẫn, gợi ý trao đổi trực tiếp
với học sinh trong quá trình lên lớp. Giáo viên cần tổ chức cho học sinh thực hành nhiều
lần theo mẫu (Hỏi - trả lời) hoặc giao tiếp trực tiếp tại lớp bằng các hình thức như: Cá
nhân nói trước lớp; nói theo cặp; trị chơi học tập. Qua các hoạt động đó tạo điều kiện cho
học sinh tập nói Tiếng Việt một cách hứng thú, tự giác. Dạy kỹ năng nghe- nói Tiếng

Việt.


13
PHẦN KẾT LUẬN
Việc nâng cao chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều yếu tố song việc dạy tiếng
Việt cho học sinh là một yếu tố hết sức quan trọng cần tập trung tạo môi trường Tiếng
Việt cho học sinh nhất là học sinh DTTS ở mọi lúc, mọi nơi.
Qua việc tìm hiểu nghiên cứu giúp giáo viên có cơ hội thực hành, giao lưu và học
hỏi chuyên môn từ đó nâng cao được chun mơn, đổi mới phương pháp dạy học đặc biệt
là giáo viên được nắm vững hơn về các biện pháp rèn phát âm tiếng Việt cho học sinh lớp
Tiểu học. Giúp giáo viên nhận ra rằng khi người truyền thơng tin (nói-phát âm) chuẩn xác
thì người tiếp nhận (nghe) thông tin mới hiểu đúng nghĩa của các từ, qua quá trình học
vốn từ ngữ của người học lớn dần, sự phong phú của tiếng Việt cũng dần mở ra, từ đó
giúp các em học sinh ngày càng thêm yêu và giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Từ việc
học sinh đọc, nói đúng tiếng Việt dần dần các em sẽ viết đúng văn bản tiếng Việt.
Để các em có được điều kiện học tập và nâng cao vốn tiếng Việt ở trường, gia đình
và cộng đồng thì trước hết CBQL, các tổ chức đồn thể phải có kế hoạch hoạt động cụ
thể; đội ngũ giáo viên phải thực sự nhiệt tình, tâm huyết, có tinh thần đổi mới, thiết kế
những tiết học sôi nổi, hấp dẫn, thường xuyên tổ chức các hoạt động ngoài giờ lên lớp, kết
hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho các em thường
xuyên sử dụng tiếng Việt trong việc giao tiếp ở nhà và sinh hoạt tại cộng đồng.
Gia đình và các tổ chức đồn thể ở thơn ln là mơi trường thuận lợi trong việc
giúp học sinh làm quen và bồi dưỡng vốn tiếng Việt. Đặc biệt trong dịp hè, tổ chức Đoàn
nên thường xuyên tạo cho các em những sân chơi giúp cho các em có được những ngày
hè vui tươi, bổ ích và tạo điều kiện nâng cao vốn tiếng Việt cho học sinh. Vì vậy, ngồi
việc xây dựng mơi trường ngôn ngữ, tổ chức nhiều hoạt động tăng cường Tiếng Việt ở
lớp, ở trường cần tư vấn, phối hợp với cha mẹ học sinh, thôn làng tạo điều kiện để các em
được giao tiếp tiếng Việt thường xuyên hơn.



14
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ GD-ĐT (2014). Phương pháp dạy học tiếng Việt như là ngôn ngữ thứ hai
cho học sinh dân tộc thiểu số cấp tiểu học. Tài liệu tập huấn. NXB Giáo dục
Việt Nam.

2. Bùi Mạnh Hùng ( chủ biện, 2018). Sách giáo khoa,Tiếng Việt lớp 1, Tập 1, tập
2, Sách kết nối tri thức, NXB GD.

3. Dự Án phát triển giáo viên tiểu học, Phương pháp dạy tiếng Việt cho HSDT ở
bậc Tiểu học, năm 2008.

4. Mông Ký Slay (chủ biên, 2000). Phương pháp dạy tiếng Việt cho học sinh dân
tộc cấp tiểu học. NXB Giáo dục Việt Nam.

5. Lê Phương Nga, Đặng Kim Nga, Dự Án phát triển giáo viên tiểu học, Phương
pháp dạy học tiếng Việt ở bậc Tiểu học.



×