Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Bải tập lớn: Quan hệ Việt Nam ASEAN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.64 KB, 11 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU

Cách đây tròn 21 năm, ngày 28/7/1995, Việt Nam chính thức trở thành
thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Sự kiện chính trị
quan trọng này đã thể hiện rõ nét chính sách chủ động hội nhập khu vực và quốc
tế của Việt Nam, mở ra một thời kỳ hội nhập sâu vào khu vực của Việt Nam trên
các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và chuyên ngành.
Việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã mở ra một trang mới trong lịch sử
ASEAN. Từ đây chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu trong khu vực. ASEAN
chính thức là một tổ chức của cả khu vực Đông Nam Á.
Tuy nhiên qua mỗi giai đoạn quan hệ Việt Nam – ASEAN có nhiều khác
biệt, chuyển từ đối đầu sang đối thoại, hợp tác. Vì vậy em chọn đề tài: “Quan
hệ Việt Nam – ASEAN” để làm rõ nội dung trên.
NỘI DUNG
Sự hình thành và phát triển của Hiệp hội các quốc gia
B.

I.
1.

Đông Nam Á ( ASEAN )
Tổng quan về ASEAN

Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam á (Association of Southeast Asian
Nations-ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái
Lan, đánh dấu một mốc quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.
Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Philip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây Daru-xa-lam làm thành viên thứ 6. Ngày 28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên
thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999,
Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn thành ý tưởng về


một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam á, một ASEAN của Đông
Nam á và vì Đông Nam á.

1


Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa
của các nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau
sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song
các nước ASEAN rất khác nhau về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá,
tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội.
ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km2 với dân số khoảng 575 triệu người;
GDP khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các
nước ASEAN có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang
đứng hàng đầu thế giới về cung cấp một số nguyên liệu cơ bản như: cao su
(90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật (90%), gỗ xẻ (60%), gỗ
súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các nước
thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực:
dệt, hàng điện tử, hàng dầu, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được
xuất khẩu với khối lượng lớn và đang thâm nhập một cách nhânh chóng vào các
thị trường thế giới. ASEAN là khu vực có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với
các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức khu vực thành công nhất
của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng
đều. Mi-an-ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất
trong ASEAN, chỉ vào khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nước đứng
đầu về diện tích và dân số trong ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo
đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ. Trong khi đó, Xin-ga-po và Brunây là hai quốc gia nhỏ về diện tích và về dân số lại có thu nhập theo đầu người
cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên 30.000 đô la Mỹ/năm.
2.


Quá trình hình thành

ASEAN ra đời trong bối cảnh có nhiều biến động đang diễn ra trong khu
vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác động vào khu
2


vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với các
thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình
thức nào đó để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong
các nước thành viên tương lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Namá đã có
một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh
nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam á ( The Association of Southeast
Asia- ASA) được thành lập ngày 31/7/1961 gồm Thái Lan, Phi-lip-pin và Liên
bang Ma-lay-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm Mã
Lai, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a.
Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày
8/8/1967 Bộ trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin,
Xin-ga-po và Phó Thủ tướng Ma-lai-xi-a ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành
lập Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN).
3.

Mục đích hoạt động của ASEAN

Tuyên bố ngày 8/8/1967 nêu 2 mục tiêu: 1. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh
tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hoá trong khu vực thông qua các nỗ lực
chung trên tinh thần bình đẳng và hợp tác nhằm tăng cường nền tảng cho một
cộng đồng các nước Đông Nam Á hoà bình và thịnh vượng. 2. Thúc đẩy hoà
bình và ổn định khu vực bằng việc cam kết tôn trọng công lý và pháp quyền

trong quan hệ giữa các nước trong vùng và tuân thủ các nguyên tắc của Hiến
chương LHQ. Năm 1995, các nguyên thủ quốc gia và Chính phủ của ASEAN
khẳng định lại: “Hoà bình hợp tác và thịnh vượng chung là những mục tiêu cơ
bản của ASEAN”
4.

Các nguyên tắc hoạt động chính của ASEAN

Trong quan hệ với nhau, các nước ASEAN luôn tuân theo 5 nguyên tắc
chính đã được nêu trong Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp
ước Ba-li), kí tại Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I tại Ba-li năm 1976, là:
3


a/ Cùng tôn trọng độc lập, chủ quyền, bình đẳng, toàn vẹn lãnh thổ và bản sắc
dân tộc của tất cả các dân tộc;
b/ Quyền của mọi quốc gia được lãnh đạo hoạt động của dân tộc mình, không
có sự can thiệp, lật đổ hoặc cưỡng ép của bên ngoài;
c/ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
d/ Giải quyết bất đồng hoặc tranh chấp bằng biện pháp hoà bình, thân thiện;
e/ Không đe doạ hoặc sử dụng vũ lực;
f/ Hợp tác với nhau một cách có hiệu quả;
Việc quyết định các chính sách hợp tác quan trọng của ASEAN dựa trên
nguyên tắc đồng thuận (consensus), tức là một quyết định chỉ được coi là của
ASEAN khi được tất cả các nước thành viên nhất trí thông qua. Nguyên tắc này
đòi hỏi phải có quá trình đàm phán lâu dài, nhưng bảo đảm được việc tính đến
lợi ích quốc gia của tất cả các nước thành viên. Đây là một nguyên tắc bao trùm
trong các cuộc họp và hoạt động của ASEAN .
Một nguyên tắc quan trọng khác chi phối hoạt động của ASEAN là nguyên
tắc bình đẳng. Nguyên tắc này thể hiện trên 2 mặt. Thứ nhất, các nước ASEAN,

không kể lớn hay nhỏ, giàu hay nghèo đều bình đẳng với nhau trong nghĩa vụ
đóng góp cũng như chia xẻ quyền lợi. Thứ hai, hoạt động của tổ chức ASEAN
được duy trì trên cơ sở luân phiên, tức là các chức chủ toạ các cuộc họp của
ASEAN từ cấp chuyên viên đến cấp cao, cũng như địa điểm cho các cuộc họp
đó được phân đều cho các nước thành viên trên cơ sở luân phiên theo vần A,B,C
của tiếng Anh.
Trong quan hệ giữa các nước ASEAN đang dần dần hình thành một số các
nguyên tắc, tuy không thành văn, không chính thức song mọi người đều hiểu và
tôn trọng áp dụng như: nguyên tắc có đi có lại, không đối đầu, thân thiện, không

4


tuyên truyền tố cáo nhau quan báo chí, giữ gìn đoàn kết ASEAN và giữ bản sắc
chung của Hiệp hội.
II.
1.

Quá trình Việt Nam gia nhập ASEAN
Giai đoạn 1967-1978

Vào thời kỳ cuối thập kỷ 60, đầu thập kỷ 70 của thế kỷ XX, thắng lợi của
nhân dân các nước Đông Dương trong cuộc kháng chiến chống Mỹ là những
nhân tố tác động sâu sắc tới cục diện Đông Nam Á giai đoạn này, buộc các nước
ASEAN phải tính toán lại chiến lược của mình. Năm 1971, ASEAN đưa ra sáng
kiến lập Khu vực hòa bình, tự do và trung lập ở Đông Nam Á (gọi tắt là
ZOPAN). Tháng 8 năm 1973, Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại
hòa bình ở Việt Nam được ký kết Mỹ buộc phải chấm dứt mọi hoạt động quân
sự ở Đông Dương. Đặc biệt, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các nước
ASEAN (15/2/1973), các nước ASEAN đã kêu gọi viện trợ kinh tế cho các

nước Đông Dương và thiết lập Ủy ban phối hợp các nước ASEAN về việc tái
thiết và khôi phục lại các nước Đông Dương. Năm 1976, Hội nghị cấp cao đầu
tiên của ASEAN họp tại Bali (In-đô-nê-xi-a) đã thông qua Hiệp ước Thân thiện
và Hợp tác, khẳng định năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Các nước Phi-líppin, Ma-lai-xi-a, Sing-ga-po bắt đầu thăm dò khả năng phát triển quan hệ với
Việt Nam và lần lượt thiết lập quan hệ ngoại giao với nước ta.
Giai đoạn này Việt Nam cũng đã tiến hành thiết lập cơ quan đại diện Tổng
công ty xuất nhập khẩu ở Xing-ga-po, điều chỉnh quan hệ với Phi-líp-pin. Tuy
nhiên, quan hệ giữa hai bên vẫn chưa có tiến triển đáng kể. Chính sách ngoại
giao của Việt Nam đối với khu vực lần đầu tiên được thể hiện rõ ràng thông qua
chính sách bốn điểm tháng 7/1976, trong đó nêu lên những nguyên tắc cơ bản
cho việc phát triển quan hệ hữu nghị và hợp tác với các nước Đông Nam Á như:
tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau, cùng tồn tại trong hòa
bình, không để lãnh thổ của mình cho nước ngoài sử dụng, giải quyết tranh chấp
thông qua thương lượng, phát triển hợp tác khu vực. Đến tháng 8/1976, Việt
5


Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ với tất cả các nước thành viên
ASEAN. Trong các năm 1977, 1978, quan hệ song phương của Việt Nam và các
nước ASEAN đã phát triển mạnh mẽ với các chuyến thăm hữu nghị của các nhà
lãnh đạo cấp cao. Ngoài ra, Việt Nam còn cử nhiều đoàn đại biểu của các ngành
triển khai các hoạt động hợp tác cụ thể khác. Tuy nhiên ở giai đoạn này, Việt
Nam vẫn chưa có quan hệ hợp tác với tổ chức ASEAN.
2.

Giai đoạn 1979-1991

Giai đoạn này vấn đề Cam-pu-chia đã khiến cho quan hệ giữa Việt Nam
với các nước ASEAN chuyển sang đối đầu. Lấy cớ Việt Nam đưa quân vào
Cam-pu-chia trước việc phe nhóm Polpot có hành động xâm lược ở biên giới

Tây Nam và tiến hành chính sách diệt chủng đối với nhân dân Cam-pu-chia,
nhiều nước ASEAN đã thực thi chính sách bao vây, cô lập Việt Nam
Trong giai đoạn này, Việt Nam vừa đấu tranh với vấn đề Cam-pu-chia và
triển khai đấu tranh ngoại giao thúc đẩy đối thoại để đẩy lùi sự đối đầu, phân
hóa liên minh chống Việt Nam. Tại Diễn đàn Liên hợp quốc, từ năm 1980 đến
năm 1985, hàng năm, Việt Nam, Lào cùng một số nước bạn bè đều nêu lên vấn
đề “hòa bình, ổn định và cùng hợp tác ở Đông Nam Á” nhằm thúc đẩy xu
hướng đối thoại giữa Đông Dương và ASEAN. Tuy nhiên, những đề nghị này
đều không được chấp nhận vì ASEAN cho rằng vấn đề Cam-pu-chia là nguyên
nhân chủ yếu gây mất ổn định khu vực và phải giải quyết vấn đề Cam-pu-chia
trước nhất. Cho đến năm 1986, Việt Nam chủ trương thực thi chính sách đối
ngoại đa dạng hóa, đa phương hóa quan hệ. Thực hiện đường lối này, Việt Nam
rút quân khỏi Cam-pu-chia và trở ngại lớn nhất trong quan hệ Việt Nam –
ASEAN được gỡ bỏ. Hai bên xích lại gần nhau và mối quan hệ này được đẩy
mạnh.
3.

Giai đoạn 1992-1995

6


Sau khi Việt Nam rút quân khỏi Cam-pu-chia, các nước ASEAN bắt đầu
phát triển quan hệ song phương với Việt Nam. Mối quan hệ Việt Nam – ASEAN
bước sang thời kỳ hợp tác khu vực. Từ năm 1992, ASEAN mời Việt Nam tham
dự các cuộc họp Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN hàng năm với tư cách
quan sát viên. Đặc biệt, Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN họp ở Băng-cốc
(7/1994) đã chính thức “khẳng định sẵn sàng chấp nhận Việt Nam là thành viên
của ASEAN và chỉ thị cho các quan chức cấp cao và Tổng thư ký ASEAN sớm
tiếp xúc trao đổi quan điểm với các quan chức Việt Nam về những dàn xếp thủ

tục”. Lịch sử quan hệ Việt Nam – ASEAN đã mở ra một trang hoàn toàn mới,
chuyển từ sự nghi kị, thù địch sang hợp tác.
Việt Nam đã tăng cường và phát triển các mối quan hệ hợp tác với bên
ngoài, trước hết là với các nước trong cùng khu vực Đông Nam Á. Đại hội VII
của Đảng Cộng sản Việt Nam (1991) đã nhấn mạnh “phát triển quan hệ hữu
nghị với các nước Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương, phấn đấu cho
một Đông Nam Á hòa bình, hữu nghị và hợp tác”. Từ tháng 2/1993, Việt Nam
đã tuyên bố “sẵn sàng tham gia ASEAN vào thời điểm thích hợp”. Từ đó, Việt
Nam xúc tiến các công việc chuẩn bị thiết thực để sớm trở thành thành viên đầy
đủ của ASEAN. Tháng 7/1994, việc Việt Nam gia nhập ASEAN đã đạt được sự
nhất trí từ cả hai phía. Ngày 28/7/1995, tại Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao các
nước ASEAN lần thứ 28 và ARF lần thứ hai, Việt Nam đã chính thức trở thành
thành viên thứ bảy của ASEAN. Có thể nói, mong muốn của các nước ASEAN
đối với việc Việt Nam gia nhập tổ chức này là yếu tố tiền đề, tiên quyết, là
nguyên nhân khách quan còn việc Việt Nam tích cực chuẩn bi gia nhập là
nguyên nhân chủ quan cho việc hội nhập của Việt Nam vào ASEAN tháng
7/1995.
III.
1.

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN
Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy tiến trình thống nhất Đông Nam
Á trong một tổ chức khu vực chung
7


Trước khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Đông
Nam Á đang bị phân chia thành hai khối đối lập nhau: Tư bản chủ nghĩa và Xã
hội chủ nghĩa. Việc Việt Nam tham gia vào ASEAN cũng như những lợi ích mà
Việt Nam có được từ tổ chức này đã trở thành nguyên nhân khích lệ các nước

còn lại trong khu vực như Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia vững tâm tham gia vào
ASEAN. Với việc kết nạp Lào, Mi-an-ma vào tháng 7/1997 và Cam-pu-chia
vào tháng 4/1999, tầm nhìn về một Đông Nam Á thống nhất trong ASEAN đã
trở thành hiện thực. Tổng Thư ký Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)
Ong Keng Yong cũng đã đánh giá cao những đóng góp tích cực của Việt Nam
đối với ASEAN kể từ khi gia nhập: "Trước hết, nhìn vào bản đồ của hiệp hội,
Việt Nam đã thực sự gắn kết vùng phía bắc với phía nam của khu vực Đông
Nam Á. Do đó, quốc gia này có một vai trò rất quan trọng. Xét về mặt địa lý và
nhân khẩu học, đóng góp chính của Việt Nam khi trở thành một thành viên của
ASEAN là đã kết hợp mọi vùng của Đông Nam Á thành một khối thống nhất.
2.

Vai trò của Việt Nam trong hợp tác chính trị và vấn đề bảo vệ hòa bình,
an ninh ổn định ở khu vực Đông Nam Á
Việc Việt Nam chính thức tham gia ASEAN tháng 7/1995 đã góp phần

quan trọng trong việc thúc đẩy quá trình thành lập một ASEAN bao gồm cả 10
nước khu vực Đông Nam Á, chấm dứt tình trạng chia rẽ, đối đầu, căng thẳng ở
khu vực, mở ra một giai đoạn mới khác hẳn về chất của quan hệ giữa các quốc
gia ở khu vực, mở rộng hợp tác vì hòa bình phát triển, để ASEAN thực sự là
Đông Nam Á và là Đông Nam Á. Bên cạnh đó, Việt Nam còn là thành viên của
Diễn đàn khu vực ARF, diễn đàn an ninh đa phương chính thức ở khu vực châu
Á – Thái Bình Dương, nơi mà các thành viên có thể bàn về các vấn đề an ninh
của khu vực, từ đó tăng cường quan hệ hợp tác trên các lĩnh vực khác nhau. Việt
Nam trở thành cầu nối để ASEAN xích lại gần hơn các nước lớn như Nga và
Trung Quốc. Việt Nam cũng đã mở rộng quan hệ với Mỹ và Nhật Bản, trên một
phương diện nào đó cùng các nước thành viên khác lợi dụng mâu thuẫn giữa các

8



nước lớn khu vực châu Á – Thái Bình Dương để các nước lớn này kiềm chế lẫn
nhau nhằm bảo vệ hòa bình và an ninh ổn định khu vực.
3. Vai trò của Việt Nam trong việc thúc đẩy hợp tác (kinh tế) khu vực của
ASEAN (rút ngắn khoảng cách phát triển giữa các nước thành viên)
Sau khi trở thành thành viên chính thức của ASEAN, Việt Nam đã cam kết
tham gia vào các hoạt động hợp tác kinh tế của khu vực, cụ thể là CEPT và
AFTA. Đến năm 2006, Việt Nam loại bỏ hàng rào phi thuế quan và cắt giảm
thuế quan xuống còn 0-5% cùng với các thành viên khác. Sự ngăn cách về trình
độ phát triển giữa các nước thành viên cũ và thành viên mới không phải là
những trở ngại không thể khắc phục được. Chương trình hành động Hà Nội
được thông qua tại Hội nghị cấp cao lần thứ VI tháng 12/1998 và “Tuyên bố Hà
Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển nhằm tăng cường liên kết ASEAN” được
đưa ra tại Hội nghị Bộ trưởng ASEAN lần thứ 34 thàng 7/2001 đã được các
nước ASEAN triển khai thực hiện. Trong đó, đáng chú ý là chương trình hợp tác
phát triển lưu vực sông Mê Công với mục đích lôi cuốn các vùng kém phát triển
của các nước trong tổ chức ASEAN vào luồng phát triển chung của khu vực,
xóa dần khoảng cách phát triển giữa ASEAN-6 và ASEAN-4.
IV.
1.

Thời cơ và thách thức khi Việt Nam ra nhập ASEAN
Thời cơ

Nền kinh tế Việt Nam được hội nhập với nền kinh tế các nước trong khu
vực đó là cơ hội để nước ta đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài,
nhanh chóng bắt nhịp với xu thế và trình độ phát triển kinh tế của khu vực và
thế giới đồng thời mở rộng thị trường, tiếp thu khoa học kĩ thuật tiên tiến thu
hút vốn đầu tư nước ngoài, rút ngắn khoảng cách phát triển, mở rộng sự hợp tác
giao lưu văn hóa, giáo dục với khu vực và thế giới.

Về văn hóa giáo dục: Được giao lưu, tăng cường hiểu biết giữa các nền
văn hóa truyền thống độc đáo, tiếp cận nền giáo dục ở các quốc gia tiên tiến;
Về an ninh-chính trị: chung tay giải quyết những vấn đề mang tính toàn cầu,
9


đảmt bảo ổn định chính trị của khu vực. Tạo thuận lợi để Việt Nam hội nhập
toàn diện với khu vực và thế giới, góp phần củng cố, nâng cao vị thế của Việt
Nam trên trường quốc tế.
2.

Thách thức
Việt Nam sẽ gặp sự cạnh tranh quyết liệt với các nước trong khu vực nếu

không tận dụng được cơ hội để phát triển kinh tế sẽ bị tụt hậu. Trong quá trình
hội nhập nếu không biết chọn lọc sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc vì vậy
phải đảm bảo nguyên tắc “Hòa nhập nhưng không hòa tan”. Việc cạnh tranh về
dịch vụ đầu tư của các nước ASEAN sẽ dẫn đến một số ngành, doanh nghiệp
phải thu hẹp sản xuất, thậm chí rút khỏi thị trường. Trong bối cảnh Việt Nam
hội nhập mạnh mẽ, các nước sẽ mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa của
Việt Nam nhưng đồng thời Việt Nam cũng phải mở cửa cho hàng hóa cạnh tranh
của các nước. Những doanh nghiệp có lợi thế xuất khẩu sẽ ngày càng lớn mạnh
hơn, trong khi doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh yếu đối với hàng hóa nhập
khẩu sẽ gặp thách thức nghiêm trọng. Hiện nay, đa số doanh nghiệp của Việt
Nam là doanh nghiệp nhỏ, năng lực cạnh tranh hạn chế, bước vào "sân chơi"
AEC, các doanh nghiệp Việt Nam đối mặt không ít khó khăn, thách thức.
KẾT LUẬN
Quan hệ với ASEAN nói chung cũng như với từng quốc gia thành viên nói
C.


riêng luôn là một trong những mối quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch
định chính sách của đất nước. ASEAN không chỉ là nền tảng cho một khu vực
Đông Nam Á thống nhất, hòa bình, ổn định cho sự phát triển của toàn khu vực
cũng như mỗi quốc gia mà còn là cầu nối để các nước bắt kịp với xu thế chung
của thời đại và nâng cao vị thế chung của khu vực trên trường quốc tế. Chúng ta
tin tưởng rằng vai trò và tiếng nói của Việt Nam trong ASEAN sẽ ngày càng có
giá trị để góp sức đưa ASEAN lên một tầm cao mới trên bản đồ chính trị, kinh
tế, xã hội toàn cầu.

10


D.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

tnamembassy-slova
kia.vn/vi/vnemb.vn/tin_hddn/ns050726093643
/>0104416

11



×