Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Phân tích khái quát tình hình tài chính của công ty và phân tích khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh (roa) của công ty cổ phần tập đoàn dabaco năm 2017 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.29 MB, 26 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
HỌC VIỆN TÀI CHÍNH

BÀI THI MƠN : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP
Hình thức thi : Tiểu luận
Mã đề thi : 24
Tiêu đề tiểu luận :Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty và phân tích
khả năng sinh lời rịng của vốn kinh doanh (ROA) của cơng ty cổ phần Tập đồn
Dabaco năm 2017-2018
Thời gian làm bài thi : 03 ngày

Họ và tên : Nguyễn Minh Hồng

Mã sinh viên : 1873402011875

Khố/Lớp tín chỉ :CQ56/11.5LT1

Lớp niên chế : CQ56/11.04

STT: 24

ID phòng thi :581-058-1302

Ngày thi:14/06/2021

Giờ thi:13h30

Hà Nội – 6.2021


I. LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA


DOANH NGHIỆP
1.Khái niệm và mục đích phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp
Phương pháp được sử dụng để phân tích khái qt tình hình tài chính của doanh
nghiệp là phương pháp so sánh bằng cách so sánh giữa kỳ phân tích với các kỳ gốc
khác nhau cả về số tuyệt đối và số tương đối trên từng chỉ tiêu phản ánh khái qt tình
hình tài chính, các nhà phân tích sẽ căn cứ vào sự biến động cũng như ý nghĩa của
từng chi tiêu đề nêu lên nhận xét.
Để đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp được chính xác,
khắc phục được nhược điểm của từng chỉ tiêu đơn lẻ (nếu có), các nhà phân tích cần
xem xét đóng thời sự biến động của các chỉ tiêu và liên kết sự biến động của chúng với
nhau. Từ đó, rút ra nhận xét khái quát về thực trạng và sức mạnh tài chính cũng như an
ninh tài chính của doanh nghiệp.
Đối với việc đánh giá tình hình huy động vốn của doanh nghiệp, các nhà phân
tích tiên hành so sánh sự biến động của tổng số nguồn vốn. Qua việc so sánh sự biến
động của tổng số nguồn vốn theo thời gian, các nhà phân tích sẽ đánh giá được tình
hình tạo lập và huy động vốn về qui mơ, Trên cơ sở đó có đánh giá khái qt về quy
mơ tài sản mà doanh nghiệp đang quản lý và sử dụng để đánh giá quy mơ tài chính của
doanh nghiệp nhà phân tích cần xem xét sự biến động của tổng nguồn vốn (thể hiện
biến động về quy mô nguồn vốn huy động), sự biến động của tổng luân chuyển thuần
thể hiện biến động về quy mô thu nhập) và sự biến động của đồng tiền thu vào (thể
hiện biến động quy mô đồng tiền) và sự biến động của lưu chuyển tiền thuẫn trong y
(thể hiện biến động lượng tiền thuần gia tăng hay sụt giảm) trong kỳ của doanh nghiệp
từ đó cung cấp thông tin cho các chủ thể quản lý về quy mô huy động vốn và kết quả
sử dụng vốn kinh doanh, phạm vi hoạt động kinh doanh và tầm ảnh hướng về tài chính
của doanh nghiệp với các bên có liên quan ở mỗi thời kỳ nhất định.
Mục đích phân tích.
Phân tích tình hình sử dụng vốn là để đánh giá đánh giá quy mô vốn của doanh
nghiệp, Thức độ đầu tư của doanh nghiệp cho hoạt động kinh doanh nôi chung cũng
như tăng linh vực hoạt động, từng loại tài sản nói riêng Thơng qua quy mơ và sự biến
động của tông vốn cũng như từng loại tài sản ta sẽ thấy sự biến động về mức độ đầu

1


tư, quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh, khả năng tài chính của doanh nghiệp,
cũng như việc sử dụng vốn của doanh nghiệp như thế nào. Thông qua cơ cấu phân bổ
vốn của doanh nghiệp ta thấy được chính sách đầu tư đã và đang thực hiện của doanh
nghiệp, sự biến động về cơ cấu vốn cho thấy sự thay đổi trong chỉnh sách đầu tư của
doanh nghiệp.
1.1.Nhóm chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp
1.1.1.Những chỉ tiêu khái qt quy mơ tài chính
Mục đích phân tích những chỉ tiêu này sẽ giúp ta có cái nhìn khái qt về cơng
ty, về quy mơ của cơng ty, tổng luân chuyển thuẫn, tổng doanh tiền mặt thu vào của
công ty, lợi nhuận trước thuế và lãi vay và lợi nhuận sau thuế Dựa vào ý nghĩa của
những chỉ tiêu đó để đưa ra một phân tích khái quát.
a) Tổng tài sản
Tổng tài sản = Tài sản ngắn hạn + Tài sản dài hạn - Nợ phải trả + Vốn
chủ sở hữu
Chỉ tiêu này thể hiện qui mô nguồn vốn cũng như tài sản của doanh nghiệp, thể
hiện tốc độ tăng trưởng mở rộng quy mô qua các năm nếu tăng và ngược lại.
b) Vốn chủ sở hữu - Công thức:
Vốn chủ sở hưu = Tổng tài sản – Nợ phải trả
Chỉ tiêu này cho biết được số tiền vốn chủ sở hưu bỏ vào đầu tư cho doanh
nghiệp, chỉ tiêu này càng cao và chiếm tỉ trọng so với nợ phải trả, chứng tỏ mức độ
độc lập về tài chính của cơng ty càng cao.
c)Tổng ln chuyển thuần
Tổng luân chuyển thuần = Doanh thu thuần bần hàng và cung cấp dịch
vụ+ Doanh thu tài chính + Thu nhập khác
Chỉ tiêu này phản ánh tổng thu nhập trong kỳ phân tích của cơng ty. chỉ tiêu này càng
tăng càng tốt chứng tỏ cơng ty có hoạt động kinh doanh tốt.
d)Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT)

EBIT - Lợi nhuận trước thuế - Chi phí lãi vay
Chỉ tiêu này phản ánh cho ta biết lợi nhuận trước thuế và trước khi chi trả lãi vay của
doanh nghiệp, chỉ tiêu này càng cao càng tốt chứng tỏ, doanh nghiệp có hoạt động

2


kinh doanh trong kỳ tốt.
e) Lợi nhuận sau thuế
LNST = LCT- Tổng chi phí=EBIT - Chi phí lãi vay - Chi phí thuế TNDN
Chỉ tiêu này cho ta biết được lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp là bao nhiêu,
chỉ tiêu này càng cao càng tốt, chỉ này phản ánh kết quả sau một kỳ kinh doanh của
cơng

ty.

f) Dịng tiền thu về trong kỳ
Dòng tiền thu về trong kỳ - Dòng tiền thu từ HĐSXKD+ Dòng tiền thu được từ
HĐĐT-Dòng tiền thu được từ HĐTC
Chỉ tiêu này cho ta biết lượng tiền mặt thu và thực tế trong kỳ là bao nhiêu.
h)Lưu chuyển tiền thuần
Lưu chuyển tiền thuần - Lưu chuyển tiền thuần từ HĐSXKD + Lưu chuyển tiền
thuần từ HĐĐT -Lưu chuyển tiền thuẫn từ HĐTC
Chỉ tiêu này phản ánh lượng tiền mặt của công ty. Nếu chỉ tiêu này 0, lượng tiền mặt
thu vào nhiều hơn chỉ và ngược lại.
1.1.2 Chỉ tiêu phân tích khái quát cấu trúc tài chính
a) Cấu trúc tài sản
Hệ số tự tài trợ=

𝑽ố𝒏 𝒄𝒉ủ 𝒔ở 𝒉ữ𝒖

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

Hệ số tài trợ thường xuyên =

=1-

𝑵ợ 𝒑𝒉ả𝒊 𝒕𝒓ả

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏

= Hệ số nợ

𝑵𝒈𝒖ồ𝒏 𝒗ố𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏 ( 𝑽𝑪𝑺𝑯+ 𝑵ợ 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏 )
𝑻à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒅à𝒊 𝒉ạ𝒏

Hệ số tự tài trợ : Một doanh nghiệp có hệ số tự tài trợ càng lớn, chứng tỏ rằng
khả năng tự chủ tài chính của doanh nghiệp đó càng cao, mức độ phụ thuộc của doanh
nghiệp đô với các nguồn vốn khác cũng thấp. Ngược lại, nếu hệ số tự tài trợ của doanh
nghiệp mà thấp cho thấy rằng doanh nghiệp độ đang bị phụ thuộc phân lớn vào các
nguồn vốn khác ngoài nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng tự chủ tài chính của doanh
nghiệp thấp.
Hệ số tài trợ thường xuyên: Hệ số tài trợ thường xuyên (dài hạn) phản ánh tỉnh
cân đối về thời gian của tài sản hình thành qua đầu tư dài hạn với nguồn tài trợ tương
ứng, hay nói một cách khác là mối quan hệ cân đối giữa tài sản với nguồn vốn hình
thành tài sản theo thời gian quan hệ cân đối này địi hỏi doanh nghiệp khơng được huy
3


động nguồn vốn ngắn hạn để đầu tư hình thành tài sản đài hạn Do đó, nếu hệ số tài trợ
thường xun thì doanh nghiệp ln có đủ hoặc dư thừa nguồn vốn dài hạn tài trợ cho

tài sản dài hạn, sự an toàn về nguồn tài trợ giúp doanh nghiệp tránh được rủi ro thanh
toán. Ngược lại tiểu hệ số tài trợ dài hạn 1 thì sự mất ổn định về tài chính có thể xảy
ra, tuy nhiên, thực tế mỗi lĩnh vực ngành nghề kinh doanh còn lệ thuộc vào đặc thù
chu chuyển vốn của đơn vị để xác định khoảng dao động của hệ số tài trợ dài hạn khác
nhau.
b) Cấu trúc doanh thu, chi phí
Hệ số chi phí =

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒄𝒉𝒊 𝒑𝒉í
𝑻ổ𝒏𝒈 𝒍𝒖â𝒏 𝒄𝒉𝒖𝒚ể𝒏 𝒕𝒉𝒖ầ𝒏

Chi tiêu này >l cho ta biết được tổng tất cả chi phí nhiều hơn tổng luân chuyển
thuần, công ty sẽ lỗ. Ngược lại nếu <1, tổng tất cả chi phí nhỏ hơn tổng ln chuyển
thuẫn, cơng ty sẽ có lợi nhuận .
c ) Cấu trúc dòng tiền
Hệ số tạo tiền =

𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒊ề𝒏 𝒕𝒉𝒖 𝒗ề
𝑫𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒕𝒊ề𝒏 𝒄𝒉𝒊 𝒓𝒂

Cho ta biết được trong phân tích lượng tiền mặt thu vào thực tế nhiều hay ít so
với đồng tiền mặt chi ra thực tế của doanh nghiệp. Hệ số này >1, chứng tỏ doanh tiền
thu về cao hơn đồng tiền chỉ ra và ngược lại, nếu hệ số này < 1, dòng tiền thu về ít hơn
so với dòng tiền chi ra
2. Phân tích khả năng sinh lời của vốn kinh doanh
Khả năng sinh lời của của vốn kinh doanh phản ánh hiệu quả của dòng
vốn đã đầu tư vào doanh nghiệp, phản ánh hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng tài sản
hình thành sau đầu tư. Khả năng sinh lời của vốn cho biết năng lực tổ chức, quản lý,
điều hành hoạt động của bộ máy quản trị doanh nghiệp trong việc bảo toàn và gia tăng
sức sinh lời của vốn đã đầu tư vào kinh doanh mỗi thời kỳ nhất định.

Khả năng sinh lời của vốn kinh doanh được phản ánh thông qua 2 chỉ tiêu: Hệ
số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP) và hệ số sinh lời ròng của vốn kinh doanh
(ROA)
Hệ số sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh (BEP): Phản ánh bình quân mỗi đồng
vốn kinh doanh tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh trong mỗi thời kỳ nhất
định sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận, khơng tính đến ảnh hưởng của nguồn gốc vốn
4


kinh doanh và thuế TNDN; hay nói cách khác chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời
của vốn kinh doanh khi khơng tính đến nguồn gốc hình thành của vốn kinh doanh và
thuế TNDN.
BEP =

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒕𝒓ướ𝒄 𝒍ã𝒊 𝒗𝒂𝒚 𝒗à 𝒕𝒉𝒖ế (𝑬𝑩𝑰𝑻)
𝑽ố𝒏 𝒌𝒊𝒏𝒉 𝒅𝒐𝒂𝒏𝒉 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

= Hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế x Hiệu suất sử
dụng vốn kinh doanh
= Hđ x SVlđ x Hhđ
(Trong đó: Hđ là hệ số đầu tư ngắn hạn; SVlđ là số vòng luân chuyển VLĐ;
Hhđ là hệ số sinh lời hoạt động trước lãi vay và thuế)
Hệ số sinh lời rịng của vốn kinh doanh (ROA): Phản ánh bình quân mỗi đồng
vốn kinh doanh sau mỗi thời kỳ nhất định tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Nếu chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ khả năng sinh lời rịng của vốn kinh doanh
càng cao, qua đó đánh giá được trình độ tổ chức quản lý hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN.
ROA =

𝑳ợ𝒊 𝒏𝒉𝒖ậ𝒏 𝒔𝒂𝒖 𝒕𝒉𝒖ế (𝑵𝑷)

𝑻ổ𝒏𝒈 𝒕à𝒊 𝒔ả𝒏 𝒃ì𝒏𝒉 𝒒𝒖â𝒏

= Hệ số sinh lời hoạt động sau thuế (ROS) x Hiệu suất sử dụng vốn
kinh doanh
= Hđ x SVlđ x ROS
Khả năng sinh lời ròng của vốn kinh doanh phụ thuộc vào hiệu suất sử dụng
vốn kinh doanh và khả năng sinh lời hoạt động. Thực tế hai nhân tố này luôn tồn tại
bên nhau như hai mặt đối lập trong mỗi doanh nghiệp: Nếu doanh nghiệp nào đó có
hiệu suất sử dụng vốn cao thì thường có hệ số sinh lời hoạt động thấp và ngược lại,
nếu hiệu suất sử dụng vốn thấp thì hệ số sinh lời hoạt động thường cao để cùng tới một
kết cục là khả năng sinh lời kinh tế ln dao động xung quanh hệ số sinh lời bình qn
của thị trường. Tình hình đó chịu sự tác động bởi đặc điểm ngành nghề kinh doanh và
quy luật bình quân hóa lợi nhuận trong nền kinh tế thị trường.
Chi tiêu này phản ánh một đồng nguyên giá bình quân tài sản dùng vào hoạt
động sản xuất kinh doanh trong kỳ phân tích đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận sau
thuế. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản càng tốt. Do đó, để nâng
cao chỉ tiêu này, đồng thời với việc tăng lượng sản phầm bắn ra, doanh nghiệp phải
giảm tuyệt đối những tài sản cố định thừa không cần dùng vào sản xuất, bảo đảm tỷ lệ
5


cân đối giữa tài sản tích cực và khơng tích cực, phát huy và khai thác tối đa năng lực
sản xuất hiện có của tài sản.

6


II.TỔNG QUAN VỀ CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐỒN DABACO
1. Giới thiệu chung về công ty
- Công ty Cổ phần Tập đồn DABACO Việt Nam (“Cơng ty”) là một cơng ty cổ phần

được thành lập theo Luật Doanh nghiệp của Việt Nam theo Giấy chứng nhận Đăng ký
Kinh doanh số 2300105790 do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bắc Ninh cấp vào ngày 23
tháng 12 năm 2004, và theo các Giấy chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp điều chỉnh
sau đó với lần điều chỉnh gần nhất là lần thứ 19 được cấp ngày 28 tháng 4 năm 2020.
- Cổ phiếu của Công ty đang được niêm yết và giao dịch tại Sở Giao dịch Chứng
khốn Thành phố Hồ Chí Minh kể từ tháng 7 năm 2019 với mã chứng khốn là DBC.
- Trụ sở chính tại số 35, đường Lý Thái Tổ, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh
- Website: www.dabaco.com.vn / www.dabaco.vn
- Email:
- Điện thoại: (0241) 3895111 - 3826077
- Fax: (0241) 3825496 - 3896336
- Mã số thuế: 2300105790
- Cơng ty Cổ phần Tập đồn Dabaco Việt Nam (DABACO) là một tập đoàn hoạt động
đa ngành nghề, trong đó, lĩnh vực chính là sản xuất thức ăn chăn nuôi, giống gia súc,
giống gia cầm và chế biến thực phẩm. Đây là một doanh nghiệp từng được nhà nước
Việt Nam trao tặng danh hiệu Anh hùng lao động và Huân chương Lao động hạng
Nhất.
2. Lịch sử hình thành
Năm 1996, công ty được thành lập với tên gọi là Công ty Nông sản Hà Bắc trên cơ sở
đổi tên Công ty dâu tằm tơ Hà Bắc theo Quyết định 27/UB ngày 29/3/1996 của Chủ
tịch ủy ban nhân dân tỉnh Hà Bắc.
Năm 1997, công ty được đổi tên thành Công ty Nông sản Bắc Ninh (do tách tỉnh Hà
Bắc thành Bắc Ninh và Bắc Giang)
Ngày 26/3/2011, đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn Dabaco Việt Nam.
Năm 2012, khánh thành Trung tâm thương mại Dabaco Nguyễn Cao.
3.Hoạt động kinh doanh

7



Dabaco là một trong những thương hiệu xuất hiện sớm nhất trên thị trường thức
ăn chăn nuôi tại Việt Nam và là một trong 10 doanh nghiệp sản xuất thức ăn chăn nuôi
lớn nhất cả nước.
Năm 2012, doanh thu của công ty đạt 5.538 tỷ đồng (chưa gồm DT tiêu thụ nội
bộ), tăng 36,84% so với thực hiện năm 2011; lợi nhuận sau thuế đạt: 249,7 tỷ đồng.
Đến năm 2013, Cơng ty đã có tổng tài sản 3.500 tỷ đồng, vốn điều lệ 627 tỷ đồng, 30
nhà máy, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, đơn vị trực thuộc và trên 5.000
lao động.
Công ty đã nghiên cứu thành cơng mơ hình chuồng trại ni gà thả vườn theo
hướng an toàn dịch bệnh, phát triển bền vững, hiện đang phát huy hiệu quả rất tích cực
với người chăn ni trong nước.
Hiên nay cơng ty có hệ thống bán lẻ Lý Thái Tổ, Nguyễn Cao ở thành phố Bắc
Ninh, Lạc Vệ ở huyện Tiên Du (Bắc Ninh) và hai nhà hàng ở thành phố Bắc Ninh.
Công ty thực hiện dự án xây dựng cơ sở hạ tầng KCN Quế Võ II; dự án Nhà máy chế
biến thực phẩm Dabaco; Nhà máy sơ chế nguyên liệu Dabaco Tây Bắc; Nhà máy chế
biến bột cá Duyên hải miền Trung .

8


III. PHÂN TÍCH KHÁI QT TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH
TÌNH HÌNH SINH LỜI RỊNG CỦA VKD CỦA CƠNG TY CỔ PHẦN TẬP
ĐỒN DABACO
3.1. Phân tích khái qt tình hình tài chính của cơng ty
3.1.1. Phân tích khái qt quy mơ tài chính
Bảng 3.1: Bảng phân tích khái qt quy mơ tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1.
TS

2.
VCSH

31/12/2018
7,398,489
2,678,036
Kỳ phân tích

31/12/2017
6,399,207
2,625,922
Kỳ gốc

So sánh Tỷ lệ %
999,282
15.6%
52,114
2.0%

LCT = DTT + DT tài chính
5,727,018
6,343,499
-616,481
-9.7%
+ DT khác
EBIT(lợi nhuận trươc thuế
và lãi vay) = Lợi nhuận
285,489
605,302
-319,813 -52.8%

trước thuế + CP lãi vay
NP (lợi nhuận sau thuế)
168,436
456,634
-288,198 -63.1%
Tổng dòng tiền thu vào (IF)
5,349,505
5,789,127
-439,624
-7.6%
Tổng dòng tiền thuần (NC)
-100,521
-60,413
-160,934 266.4%
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên cơng ty Dabaco 2018)
Nhìn chung, quy mơ tài sản và vốn chủ của cơng ty khá phù hợp với ngành. Vì
cơng ty có ngành chính là thực phẩm nên tài sản và vốn chủ sở hữu thường tương đối
lớn nên với tài sản gần 7,4 nghìn tỷ thì đây là mức phù hợp.
Về mặt tài sản của công ty, so với đầu năm, công ty đã tăng gần 1000 tỷ (tương
đương với 16%). Đây là mức tăng tốt, thể hiện nhiều mặt tích cực của doanh nghiệp.
Quy mơ tài sản của doanh nghiệp tăng cho thấy doanh nghiệp quy mô sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp được mở rộng, giúp doanh nghiệp tăng khả năng cạnh tranh
trên thị trường. Đối với ngành thực phẩm với đặc thù tỷ lệ đào thải khá cao thì việc
tăng khả năng cạnh tranh của doạnh nghiệp có yếu tố vơ cùng quan trọng đến sự phát
triển của cơng ty. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu (VCSH) phản ánh quy mô nguồn vốn
nội sinh của doanh nghiệp. Việc gia tăng VCSH với mức tăng 2% không phản ánh quá
nhiều về khả năng tự chủ và độc lập tài chính của doanh nghiệp.
Tỷ lệ tăng của TS lớn hơn tỷ lệ tăng của VCSH cho thấy rằng công ty đã chủ
động huy động thêm nguồn vốn nội sinh để đáp ứng nhu cầu tăng thêm về tài sản
nhưng vẫn chưa đủ. Do đó cơng ty đã phải huy đông thêm 1 phần từ nguồn vốn ngoại

9


sinh. Điều này sẽ khiến cho doanh nghiệp gia tăng thêm áp lực thanh toán, áp lực trả
nợ.
Tổng luân chuyển thuần phản ánh quy mô doanh thu, thu nhập của doanh
nghiệp đang giảm. Trong năm 2018, công ty Dabaco đã giảm đến 616 tỷ doanh thu (~
10%). Đây là 1 mức giảm đáng báo động cho thấy hoạt động kinh doanh của cơng ty
đang gặp những khó khăn. Điều này cũng phản ánh thông qua chỉ tiêu EBIT và NP:
Lợi nhuận mà doanh nghiệp tạo ra khi không xét đến chi phí của nguồn vốn huy động
(EBIT) đã giảm 53%. Xét thấy tỷ lệ EBIT giảm nhỏ hơn tỷ lệ NP giảm là dấu hiệu của
chi phí lãi vay tăng. Điều này cũng là 1 dấu hiệu không tốt cho sự phát triển của công
ty do công ty đang làm ăn thua lỗ, điều này có thể gây nên mặt trái của chi phí lãi vay.
Tổng dịng tiền thu vào cũng chứng kiến sự suy giảm ở mức 7.4 % cho thấy
rằng quy mơ dịng tiền thu vào đang giảm. Điều này dẫn đến NC đã giảm vô cùng
nghiêm trọng. Với NC nhỏ hơn 0 : tức là tổng dòng tiền thu nhỏ hơn tổng dịng tiền
chi. Do đó khả năng tại tiền của doanh nghiệp không đáp ứng được nhu cầu chi ta cho
thấy sự suy thoái về năng lực tài chính của cơng ty.
3.1.2. Phân tích khái qt cấu trúc tài chính cơ bản của doanh nghiệp
Bảng 3.2: Bảng phân tích khái quát cấu trúc tài chính
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
1. Ht (hệ số tự tài trợ) =VCSH /
Tổng TS
- VCSH
- Tổng tài sản
2. Htx (hệ số tài trợ thường
xuyên)= (Nợ dài hạn+VCSH) /
TS dài hạn
- Nợ dài hạn

- TS dài hạn

31/12/2018

31/12/2017

So sánh

Tỷ lệ %

0.3620

0.4104

-0.0484

-11.8%

2,678,036
7,398,489

2,625,922
6,399,207

52,114
999,282

2.0%
15.6%


1.1269

1.3103

-0.1835

-14.0%

1,291,828
3,522,962
Kỳ phân tích

817,081
2,627,577
Kỳ gốc

474,747
895,385

58.1%
34.1%

3. Hcp (hệ số chi phí)= Tổng CP
0.9706
0.9280
0.0426
4.6%
/ LCT = (LCT – NP) /LCT
- Tổng chi phí
5,558,582

5,886,865 -328,283
-5.6%
- LCT
5,727,018
6,343,499 -616,481
-9.7%
4. Htt (Hệ số tạo tiền)= Dòng
tiền thu về (Tv)/ Dòng tiền chi
-0.9247
0.9897 -1.9144 -193.4%
ra (Tr)
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên công ty Dabaco 2018)
10


Hệ số tự tài trợ của công ty trong năm 2018 có những thay đổi nhất định. Cả 2
năm 2017 và 2017, hệ số tự tài trợ Ht của công ty đều nhỏ hơn 0.5 cho thấy rằng công
ty Dabaco đang sử dụng nguồn vốn ngoại sinh nhiều hơn nguồn vốn nội sinh. Doanh
nghiệp đang có xu hướng phụ thuộc về mặt tài chính nhiều hơn trong giai đoạn này do
doanh nghiệp dùng nhiều nợ hơn để tài trợ cho nhu cầu đầu tư. Điều này có thể làm
tăng khả năng sinh lời của các chủ sở hữu nhưng cũng làm tăng rủi ro tài chính cho
doanh nghiệp.
Cả 2 năm 2017 và 2018, hệ số tài trợ thường xuyên đều lớn hơn 1 cho thấy rằng
nguồn vốn dài hạn đủ để tài trợ được hết cho tài sản dài hạn và vẫn còn dư 1 phần để
tài trợ tiếp cho tài sản ngắn hạn. Như vậy, chính sách tài trợ này đảm bảo được nguyên
tắc cân bằng tài chính. Tuy nhiên, hệ số này đang có xu hướng giảm (khoảng 14%)về
gần đến 1. Điều này có thể phản ánh cơng ty đang cố gắng làm giảm chi phí sử dụng
vốn nhưng đồng thời đi kèm với đó là rủi ro tài chính sẽ tăng lên. Trong ngắn hạn, đây
vẫn có thể coi là tín hiệu tốt về sử dụng vốn của cơng ty.
Xét hệ số chi phí, đang có xu hướng tăng đến từ hệ số này. Việc hệ số này tăng

cho thấy hiệu quả quản lý chi phí của công ty đang giảm. Trong cả 2 năm, hệ số này
đều ở ngưỡng xấp xỉ 1, đặc biệt là năm 2018 với 0.97. Điều này là cánh báo cho doang
nghiệp cần nhanh chóng xem xét lại chính sách quản lí chi phí và chính sách bán hàng
để đưa ra biện pháp điều chỉnh phù hợp tránh để tình trạng bội chi xảy ra trong các
năm tiếp theo.
Hệ số tạo tiền cũng có sự thay đổi bước ngoặt khi đang ở mức dương gần 1 đã
suy giảm đến mức -0.92. Tổng dòng tiền thu vào nhỏ hơn tổng dòng tiền chi, cho thấy
doanh nghiệp đang bị thâm hụt cán cân thu chi gây mất an tồn thanh tốn và tăng rủi
ro về tài chính. Doanh nghiệp nên thanh lí các tài sản cũ, hỏng không cần dùng đến,
đôn đốc các KH trả nợ. Từ đó làm tăng dịng tiền thu về, góp phần cải thiện hệ số tạo
tiền.

11


3.1.3. Phân tích khái quát khả năng sinh lời
Bảng 3.3: Bảng phân tích khái quát khả năng sinh lời
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu

31/12/2018

31/12/2017

So sánh

Tỷ lệ
%

1.ROS (khả năng sinh lời hoạt động)

= NP(lợi nhuận sau thuế) / LCT = 1
0.029
0.072
-0.043 -59.1%
– Hcp
- NP (lợi nhuận sau thuế)
168,436
456,634 -288,198 -63.1%
- LCT
5,727,018
6,343,499 -616,481
-9.7%
2. BEP (Hệ số sinh lời cơ bản của
vốn kinh doanh)= EBIT / TS bình
0.041
0.107
-0.066 -61.4%
quân
- EBIT
285,489
605,302 -319,813 -52.8%
- TS bình quân
6,898,848
5,646,854 1,251,994
22.2%
3. ROA (khả năng sinh lời ròng của
0.024
0.081
-0.056 -69.8%
TS) = NP / TS bình quân

4. ROE (khả năng sinh lời VCSH) =
0.064
0.189
-0.125 -66.4%
NP / VCSH bình quân
2,651,979
2,415,920
236,059
9.8%
- VCSH bình quân
5. Thu nhập 1 cổ phần thường (EPS)
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên cơng ty Dabaco 2017- 2018)
ROS là một chỉ tiêu quan trọng trong hoạt động tài chính thể hiện 1 đồng trong
luân chuyển thuần tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Trong năm 2018,
chỉ tiêu này đã giảm mạnh, khoảng 60% cho thấy khả năng sinh lời hoạt động của
công ty đã giảm sút nghiêm trọng. Nguyên nhân đến từ lợi nhuận sau thuế giảm sút do
mức tăng của chi phí đã lớn hơn nhiều so với doanh thu. Công ty trong giai đoạn này
đang có kết quả kinh doanh đi xuống khơng đủ để bù vào chi phí dẫn đến mức nguy
hại trong sức khỏe tài chính tăng lên.
Chỉ tiêu BEP cũng theo đà giảm đó với mức giảm lên đến 61% cho thấy khả
năng sinh lời cơ bản của vốn kinh doanh cũng giảm sút nghiêm trọng. Mặc dù BEP
của công ty vẫn ở mức lớn hơn 0 cho thấy doanh nghiệp vẫn có khả năng bù đắp chi
phí sản xuất kinh doanh (chưa tính lãi vay) nhưng chỉ số này vẫn đang tồn tại mở mức
rất thấp. Điều này sẽ dẫn đến doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận đến các nguồn vốn bên
ngoài hơn do hiệu quả sử dụng vốn chưa được cao.
70% là mức giảm của ROA của công ty trong năm 2018. Mức sinh lời từ vốn
kinh doanh đã suy giảm nghiêm trọng chứng tỏ khả năng sử dụng vốn của công ty.
Nguyên nhân xuất phát từ tài sản bình qn của cơng ty vẫn gia tăng trong khi mức lợi
nhuận đạt được thì suy giảm nghiêm trọng.
12



Việc hiệu quả vốn chủ sở hữu kém hiệu quả cũng được phản ánh thông qua chỉ
số ROE khi mà giảm ở mức tương đồng với các chỉ số trên, khoảng 66%. Với mức
giảm ROE lớn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc huy động vốn, điển hình là
tạo ấn tượng xấu với các cổ đơng, gặp khó trong phát hành cổ phiếu và trái phiếu.
3.2. Phân tích ROA do sự tác động của các hệ số tài chính (Hđ, SVlđ, Hcp)
Bảng 3.4: Bảng phân tích khả năng sinh lời ròng của VKD
Đơn vị: Triệu đồng
Chỉ tiêu
31/12/2018
31/12/2017
So sánh
%
Lợi nhuận sau thuế
168,436
456,634 -288,198 -63.1%
Tài sản ngắn hạn bình quân
3,823,578
3,445,065
378,513
11.0%
Tổng tài sản bình quân
6,898,848
5,646,854 1,251,994
22.2%
Tổng luân chuyển thuần
5,727,018
6,343,499 -616,481
-9.7%

1. ROA
0.024
0.081
-0.056 -69.8%
2. Hệ số đầu tư ngắn hạn Hđ
0.554
0.610
-0.056
-9.2%
3. Số vòng quay vốn lưu động
0.830
1.123
-0.293 -26.1%
SVlđ
4. ROS
0.029
0.072
-0.043 -59.1%
5. MĐAH của các nhân tố
Do Hđ thay đổi
-0.00136
Do SVlđ thay đổi
-0.00478
Do ROS thay đổi
-0.01959
(Nguồn: Báo cáo tài chính thường niên cơng ty Dabaco 2017- 2018)

Do hệ số đầu tư ngắn hạn của cty trong năm 2018 có sự thay đổi so với năm
2017 (Hđ năm 2018 giảm 9.2% so với năm 2017) với điều kiện các nhân tố khác
khơng đổi thì sự thay đổi của Hđ nói trên đã làm cho ROA của cơng ty năm 2018 giảm

xấp xỉ 70%. Hđ giảm là doanh nghiệp đã phân bổ vốn kinh doanh theo hướng giảm tỷ
trọng vốn lưu động và tăng tỷ trọng vốn cố định. Việc tăng tỷ trọng cố định cho thấy
doanh nghiệp đang tập trung đầu tư để mua sắm thêm nhiều TSCD. Hđ mức thấp gần
0.5, tỷ trọng đầu tư vào vốn cố định cao doanh nghiệp đang muốn tận dụng lợi thế của
đòn bẩy kinh doanh để gia tăng EBIT. Tuy nhiên việc giảm tính thanh khoản đã làm
giảm khả năng thanh tốn cho doanh nghiệp. Do Hđ có tác động cùng chiều với SVkd
nên Hđ giảm sẽ làm giảm tốc độ vốn kinh doanh.
Số vòng quay vốn lưu động cũng tác động tiêu cực đến khả năng sinh lời ròng
của vốn kinh doanh. Mức độ tác động ở -0.00478 tuy khơng phải q lớn nhưng đặt
trong tình hình kinh doanh hiện tại của cơng ty thì đây vẫn có thể coi là một dấu hiệu
suy yếu của khả năng sinh lời. Có thể thấy rằng, tỷ lệ tăng của luân chuyển thuần kém
13


hơn tỷ lệ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân, nói cách khác doanh nghiệp đang sử
dụng vốn chưa hiệu quả.
ROS đóng góp sự thay đổi lớn nhất trong cả 3 nhân tố ảnh hưởng với mức độ
lên đến gần -0.02, gấp khoảng 14 lần so với Hđ và 4 lần so với SVkd. ROS có mức
giảm nghiêm trọng 59.1% kéo theo đó là sự sụt giảm mạnh của ROA cho thấy doanh
nghiệp đang thật sự gặp vướng mắc trong quá trình hoạt động, cụ thể ở đây là sử dụng
tiết kiệm chi phí.
Kết luận: ROA của cơng ty cổ phần Tập đoàn Dabaco trong năm 2018 đã giảm so với
năm 2017 là 69.8%. Nguyên nhân là công ty đã sử dụng chưa hiệu quả tài sản. Công ty
đã tập trung đầu tư vào tài sản cố định, nhằm sử dụng tác động thuận của đòn bẩy kinh
doanh nhưng đã khơng đạt được mục đích. Thay vào đó, cơng ty đang có dấu hiệu
kinh doanh đi xuống và chưa sử dụng hợp lý vốn kinh doanh.
3.3. Đánh giá chung về ưu điểm, hạn chế
Ưu điểm
Trong năm 2018, công ty đã sử dụng đòn bẩy kinh doanh bằng cách tăng đầu tư
vào tài sản, đặc biệt là tài sản cố định. Điều này giúp công ty mở rộng kinh doanh và

nâng cao khả năng cạnh tranh sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là những ngành mà
cơng ty có vốn có nhiều lợi thế trên thị trường.
Hạn chế
Hạn chế đầu tiên là doanh nghiệp đang sử dụng cơ cấu nguồn vốn chưa thực sự
hợp lý. Việc đầu tư nhiều vào tài sản do sử dụng đòn bẩy kinh doanh đang chưa đem
lại những giá trị tích cực cho cơng ty. Do tình hình kinh doanh đang chưa khả quan
dẫn đến tình trạng doanh nghiệp đang đối mặt với tác động tiêu cực của đòn bẩy kinh
doanh.
Hiệu quả trong việc quản lý chi phí cịn thấp dẫn đến các chỉ số về lợi nhuận
của công ty đang sụt giảm nghiêm trọng. Điều này sẽ gây những tác động tiêu cực
trong việc huy động vốn sau này của công ty. Không chỉ vậy, việc quản lý chi phí kém
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng hoạt động của công ty sau này.
3.4. Những đề xuất đối với công ty
Dựa vào những phân tích ở trên, ta có thể thấy rằng cơng ty đang gặp nhiều
vướng mắc trong việc sử dụng hiệu quả vốn kinh doanh. Vì vậy, sau đây là những kiến
nghị, đề xuất để góp phần tối đa hóa các giá trị của công ty:
Đầu tiên, doanh nghiệp cần cân đối lại tỷ lệ nguồn vốn của công ty: giảm bớt tỷ
trọng vốn ngoại sinh và tăng thêm tỷ trọng vốn nội sinh. Trong thời điểm hiện tại,
14


doanh thu của doanh nghiệp giảm sút nhưng với việc gia tăng tài sản nhờ vào nguồn
vốn ngắn hạn đã là tăng rủi ro tài chính của cơng ty. Vì vậy, mặc dù sử dụng vốn chủ
sẽ gây thêm chi phí sử dụng vốn cao nhưng sẽ đảm bảo an tồn tài chính hơn cho cơng
ty trong thời điểm này.
Tiếp đó, doanh nghiệp cần cải thiện doanh thu của mình. Có thể tính đến một số
biện pháp như: thanh lý các tài sản cũ hỏng, đôn đốc khách hàng trả nợ hoặc nâng cao
năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường. Doanh thu của công ty trong năm
này đang giảm sút nghiêm trọng và không đủ để bù đắp các chi phí dẫn đến những hệ
lụy cho sức khỏe tài chính của cơng ty

Cuối cùng, doanh nghiệp cần nâng cao năng lực hiệu quả quản lý chi phí. Giai
đoạn 2017-2018 cho thấy chi phí của cơng ty đang gia tăng và tác động rất lớn vào các
chỉ số tài chính của cơng ty. Việc tăng hiệu quả quản lý chi phí giúp cho doanh nghiệp
giảm bớt các gánh nặng tài chính để tạo tiền đề cho các bước phát triển về sau.

Nguồn tài liệu tham khảo:
-

-

Báo cáo tài chính thường niên cơng ty cổ phần Tập đồn Dabaco 2017,2018
Giáo trình phân tích tài chính doanh nghiệp (2015), NXB tài chính
Đỗ, T. T. (2016). Hiệu quả sử dụng tài sản tại CTCP Tập đoàn DABACO
Việt Nam. Luận văn thạc sỹ, Đại học Quốc gia Hà Nội, Việt Nam
Phạm Thị Trường (2013), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong Công ty Cổ
phần xây dựng Công nghiệp, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc
dân, Hà Nội.
Phạm Hoàng Anh (2014), Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tập đoàn Bảo
Việt, Luận văn thạc sỹ, Trường Đại học kinh tế quốc dân, Hà Nội.

15


16


17


18



19


20


21


22


23


24


×