Tải bản đầy đủ (.doc) (47 trang)

Báo cáo nghiên cứu khxh hành vi NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CAO BẰNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.45 MB, 47 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CAO BẰNG
TRƯỜNG THPT THÔNG NÔNG

HỒ SƠ ĐĂNG KÝ DỰ THI
Cuộc thi khoa học kĩ thuật cấp Tỉnh dành cho học sinh trung học
năm học 2016-2017

Tên dự án:
NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở MỘT SỐ
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CAO BẰNG.
Lĩnh vực: Khoa học xã hội hành vi

Tác giả: 1. Lý Hạnh Trang - Học sinh lớp 11A.
2. Triệu Thị Chàn - Học sinh lớp 11E.
Người hướng dẫn: Nguyễn Kim Hội
Chức vụ: Giáo viên
i


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC KĨ THUẬT

I.

TÊN DỰ ÁN :
NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở
MỘT SỐ DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CAO BẰNG

II. TÁC GIẢ :


1. Lý Hạnh Trang, học sinh lớp 11A Trường THPT Thông Nông.
2. Triệu Thị Chàn, học sinh lớp 11E Trường THPT Thông Nông.
Người hướng dẫn: Nguyễn Kim Hội
Chức vụ : Giáo viên

Bộ môn: Ngữ Văn

Đơn vị công tác : Trường THPT Thông Nông
III. LĨNH VỰC ÁP DỤNG :
Khoa học xã hội hành vi

ii


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu ý tưởng đề tài, nhóm tác giả chúng em đã
nhận được sự hướng dẫn tận tình, giúp đỡ quý báu của các thầy cơ giáo, các cấp
chính quyền, gia đình và bạn bè. Với lịng kính trọng và biết ơn sâu sắc, chúng em
xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới:
Ban giám hiệu trường THPT Thông Nông Cao Bằng, UBND xã Yên Sơn huyện Thông Nông Cao Bằng, Ban dân tộc Tỉnh Cao Bằng, các cơ quan ban
ngành đoàn thể,… đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng em trong q trình
tìm hiểu học tập và hồn thành nghiên cứu khoa học.
Đặc biệt, Cơ giáo Tơ Bích Vân – Phó hiệu trưởng nhà trường và cơ giáo
Nguyễn Kim Hội - những người cơ đáng kính trong cơng việc cũng như trong
cuộc sống đã hướng dẫn, động viên, giúp đỡ và chỉ bảo chúng em, tạo điều kiện
thuận lợi cho chúng em được học tập, nghiên cứu, thu thập số liệu, đi thực tế tại địa
phương để có thể hoàn thành được đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn tất cả bạn bè, gia đình, người dân đã cho chúng em
những ý kiến đóng góp quý báu để đề tài được hồn thiện hơn.


Thơng Nơng, ngày 05 tháng 12 năm 2016
Nhóm tác giả thực hiện

Lý Hạnh Trang
Triệu Thị Chàn
iii


LỜI CẢM ƠN ………………………………………………………………… ii
MỤC LỤC …………………………………………………………………….. iii
PHẦN MỞ ĐẦU..................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài............................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài........................................................................................3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu...................................................................3
4. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu........................................................3
5. Đóng góp của đề tài......................................................................................4
6. Nội dung và bố cục.......................................................................................5
PHẦN NỘI DUNG..............................................................................................6
Chương I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ, TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ
HỘI, DÂN CƯ CAO BẰNG.............................................................................6
1.Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên………………………………………….……..…6
2.Kinh tế:…………………………………………………………..…………..6
3.Cơ cấu dân cư, xã hội: …..……………………….………………………..7
Tiểu kết chương I:.................................................................………………..9
Chương II: THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ CỦA NẠN TẢO HÔN VÀ HÔN
NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TẠI CAO BẰNG......................................10
1.Khái niệm, vị trí, vai trị của hơn nhân và gia đình..................................10
2.Một số quan niệm về hơn nhân gia đình của một số dân tộc thiểu số…..11
3. Tình hình tảo hơn và kết hơn cận huyết tại Cao Bằng.............................13
4. Tác hại, hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết.............................16

Tiểu kết chương II:........................................................................................23
Chương III: NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP GÓP PHẦN GIẢM
THIỂU NẠN TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở ĐỒNG BÀO
DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CAO BẰNG.......................................................24
1. Nguyên nhân:.............................................................................................24
2. Một số giải pháp :.......................................................................................28
PHẦN KẾT LUẬN............................................................................................37
iv


TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………… 38
PHỤ LỤC...........................................................................................................39

v


PHẦN MỞ ĐẦU
1.Lí do chọn đề tài
Gia đình là tế bào của xã hội, là nơi con người được sinh ra và lớn lên, nơi
xây dựng thế hệ tương lai mà mỗi người được chăm sóc cả về thể chất, trí tuệ, tâm
hồn tính cách. Mơi trường nhà trường, xã hội chỉ có thể phát huy hiệu quả dựa trên
cơ sở của gia đình.
Đất nước ta đang thời kì đổi mới, hội nhập, xã hội cũng dần thay đổi theo
hướng văn minh, hiện đại. Đa số người dân có trình độ hiểu biết và mức sống
không ngừng được nâng cao. Tuy nhiên bên cạnh đó, một bộ phận người dân còn
thiếu hiểu biết về khoa học, pháp luật, quá tin vào những hủ tục, những quan niệm
sai lệch, đặc biệt là một số đồng bào các dân tộc thiểu số vùng cao, nơi nền kinh tế
còn nghèo nàn, lạc hậu, nạn đói dịch bệnh thường xuyên xảy ra. Trong vấn đề hơn
nhân gia đình vẫn cịn quan niệm “cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy”, kết hôn ở tuổi vị
thành niên để có người lao động, kết hơn giữa những người cùng dịng họ, anh em

để khơng phải phân chia đất đai, tài sản… từ đó gây nên những hậu quả đau lòng
cho thế hệ sau. Con trẻ mắc các bệnh di truyền, các dị tật bẩm sinh, suy dinh dưỡng
thể thấp còi…dẫn tới chất lượng nòi giống suy giảm, “tế bào” xã hội không đảm
nhiệm được chức năng của nó. Bởi vậy, trong Luật Hơn nhân và gia đình ban hành
ngày 09/06/2000 đã nêu rõ độ tuổi kết hôn là từ 18 tuổi đối với nữ và 20 tuổi đối
với nam, cấm kết hơn “Giữa những người cùng dịng máu về trực hệ; giữa những
người có họ trong phạm vi ba đời” nhằm xây dựng, duy trì một xã hội khỏe mạnh.
Nhưng tình trạng này vẫn chưa được cải thiện.
Cao Bằng là một trong số 15 tỉnh của cả nước có tỉ lệ tảo hơn và kết hơn cận
huyết cao. Qua kết quả khảo sát (Năm 2006) các gia đình theo tiêu chí trên phạm vi
tồn tỉnh có 629/108.764 hộ có người tảo hơn, chiếm 0,58%. Điều này có ảnh
hưởng lớn không nhỏ đến chất lượng dân số của một số dân tộc ít người ở tỉnh ta.
1


Hộ có người tảo hơn có ở hầu hết các huyện, thị, trong đó nhiều nhất là
huyện Ngun Bình, chiếm 30%. Tảo hôn cao nhất là ở dân tộc Dao 64%, dân tộc
Mông 61%. Năm 2008, tỷ lệ các cặp vợ chồng tảo hơn tồn tỉnh chiếm 12,2%
(trong tổng số cặp vợ chồng kết hôn trong năm). Tuy nhiên, thực tế con số tảo hơn
cịn cao hơn nhiều vì số người không đăng ký kết hôn rất lớn, do chưa đủ tuổi để
đăng kí. Đứng trước tình hình trên, năm 2009 chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Cao Bằng
xây dựng mơ hình “Can thiệp làm giảm tình trạng tảo hơn, kết hơn cận huyết thống
giai đoạn 2009-2015”, làm điểm tại 05 huyện, (Bảo Lâm, Bảo Lạc, Ngun Bình,
Hịa An, Thơng Nơng) nhưng đến thời điểm hiện tại, tình trạng này vẫn cịn chưa
có xu hướng giảm.
Đứng trước thực trạng nhức nhối đó, ngày 14 tháng 4 năm 2015 Thủ tướng
chính phủ ban hành Quyết định số 498/QĐ-TTg phê duyệt đề án giảm thiểu tình
trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn
2015-2025. Ngày 30/3/2016, Ủy ban dân tộc TW ban hành văn bản số 138/QĐUBDT về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án giảm thiểu tình trạng tảo hơn và
hơn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số năm 2016. Tỉnh Cao Bằng

được Ủy ban Dân tộc lựa chọn xây dựng "Mơ hình điểm năm 2016" trong đề án
“Giảm thiểu tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống trong vùng dân tộc
thiểu số giai đoạn 2015-2025. Điều đó cho thấy sự quan tâm quyết liệt của Chính
phủ trong việc giảm thiểu vấn nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết.
Là những người con của mảnh đất Thông Nông – Cao Bằng, một trong
những địa phương còn tồn tại tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết, được
chứng kiến có những người bạn bằng trang lứa đã địu con trên lưng, suốt ngày đau
ốm bệnh tật, nhìn những đứa trẻ dị tật vì bố mẹ chúng là anh em họ hàng với
nhau…chúng em khơng khỏi xót xa. Chính những hủ tục, quan niệm lạc hậu đã đẩy
con em họ vào vịng luẩn quẩn của sự đói nghèo, bệnh tật, sống biệt lập với xã hội,
và quan trọng hơn là làm suy giảm giống nịi. Vì những lí do trên, chúng em lựa
chọn đề tài nghiên cứu: “Nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống ở một số
2


dân tộc thiểu số tại tỉnh Cao Bằng”, với mong muốn ngăn chặn, giảm thiểu tình
trạng này tại địa phương, góp sức nhỏ của mình cho sự phát triển của quê hương,
xã hội.
2. Mục tiêu của đề tài
+ Tuyên truyền, giúp mọi người nhận thức được những hậu quả nghiệm
trọng của tảo hôn, kết hôn cận huyết thống về mặt y học và đối với sự ổn định, phát
triển của kinh tế, xã hội ở nước ta nói chung và tỉnh Cao Bằng nói riêng.
+ Nghiên cứu, tìm ra những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng này vẫn
đang diễn ra trong xã hội hiện nay, đặc biệt là đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại
Cao Bằng.
+ Đưa ra một số giải pháp góp phần ngăn chặn, dẫn tới giảm thiểu vấn nạn
này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu: Đồng bào dân tộc thiểu số kết hôn tại tỉnh Cao Bằng
thuộc đối tượng tảo hôn hoặc kết hôn cận huyết thống.

 Phạm vi nghiên cứu: Trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, trọng điểm tại một số địa
phương mà thực trạng tảo hôn và kết hơn cận huyết thống cịn diễn ra nhiều: Thơng
Nơng, Nguyên Bình, Bảo Lâm, Hà Quảng.
4. Phương pháp và tiến trình nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu lí thuyết:
+ Nghiên cứu các văn bản pháp luật liên quan đến hơn nhân gia đình.
+ Đọc các tài liệu đã có về đặc điểm tự nhiên và kinh tế, xã hội, dân cư tỉnh
Cao Bằng.
+ Đọc các tài liệu đã có về hậu quả của tảo hơn và kết hơn cận huyết thống.
- Thu thập, xử lí, phân tích, so sánh tổng hợp tài liệu, tư liệu:
3


+ Thu thập xử lí số liệu thống kê về tình hình tảo hơn và hơn nhân cận huyết
tại một số địa phương ở Cao Bằng.
+ Thu thập, xử lí số liệu thống kê về tình trạng học vấn của đồng bào dân tộc
thiểu số tại Cao Bằng và huyện Thơng Nơng.
+ Phân tích, đánh giá, rút ra kết luận cần thiết.
- Thống kê tốn học: xử lí số liệu, lựa chọn số liệu phù hợp với đề tài nghiên cứu.
- Nghiên cứu thực nghiệm:
+ Đi thực tế thăm một gia đình kết hơn cận huyết thống tại xã n Sơn,
huyện Thơng Nơng, Cao Bằng.
+ Tham gia buổi ngoại khóa tun truyền giảm thiểu tình trang tảo hơn và
hơn nhân cận huyết thống tại xã Bình Lãng, huyện Thơng Nơng.
+ Những hoạt động giáo dục liên quan đến sức khỏe sinh sản và phổ biến
giáo dục pháp luật tại trường THPT Thơng Nơng.
4.2.Tiến trình nghiên cứu:
+ Bước 1: Nghiên cứu lí luận
Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội, dân cư Cao Bằng, các văn bản pháp lí có

liên quan đến vần đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết, Hậu quả về mặt sinh học của
vấn đề.
+ Bước 2: Nghiên cứu thực trạng
Tình hình tảo hơn và kết hơn cận huyết thống tại Cao Bằng.
+ Bước 3: Nghiên cứu thực nghiệm
Những giải pháp góp phần giảm thiểu vấn nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết
thống ở Cao Bằng.
+ Bước 4: Viết báo cáo.
5. Đóng góp của đề tài
- Từ thực trạng nghiên cứu chúng em đưa ra những dẫn chứng cụ thể, hậu
quả, giải pháp khắc phục để giảm thiểu nạn tảo hôn và hôn nhân cận huyết cho
đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng.

4


- Nội dung báo cáo trong đề tài góp phần bổ sung tài liệu về tảo hôn và hôn
nhân cận huyết thống ở một số dân tộc thiểu số ở Cao Bằng.
6. Nội dung và bố cục:
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục, nội dung chính của đề tài được trình bày
trong ba chương:
Chương 1: Khái quát đặc điểm địa lí, tình hình kinh tế xã hội, dân cư tỉnh Cao
Bằng.
Chương 2: Thực trạng và hậu quả nạn tảo hôn và kết hôn cận huyết thống tại Cao
Bằng.
Chương 3: Nguyên nhân và một số giải pháp góp phần giảm thiểu nạn tảo hôn và
kết hôn cận huyết ở một số dân tộc thiểu số tại Cao Bằng.

5



PHẦN NỘI DUNG
Chương I: KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM ĐỊA LÍ, TÌNH HÌNH KINH TẾ, XÃ
HỘI, DÂN CƯ Ở CAO BẰNG.
1. Vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên
Cao Bằng là một tỉnh miền núi thuộc khu vực Đông Bắc của Tổ quốc, có vị trí
địa lí và điều kiện tự nhiên khá thuận lợi, nhất là các thế mạnh về nơng – lâm
nghiệp, khống sản, du lịch…
Cao Bằng có hai mặt Bắc và Đông Bắc giáp với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc),
với đường biên giới dài 333.403 km. Phía Tây giáp tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang.
Phía Nam giáp tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn, bởi vậy Cao Bằng có thể giao lưu với
các tỉnh đồng bằng thông qua Quốc lộ 3 và quốc lộ 4. Đây là những điều kiện thuận
lợi cho tỉnh phát triển nền kinh tế với nhiều ngành nghề.
Nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng cũng là tiền đề để phát triển
ngành công nghiệp của tỉnh. Đất nơng – lâm nghiệp cịn tiềm năng chưa được khai
thác, đất vườn tạp còn nhiều, khả năng thâm canh tăng vụ cịn lớn
Tỉnh Cao Bằng có diện tích đất tự nhiên 6.690,72 km², là cao nguyên đá vơi xen
lẫn núi đất, có độ cao trung bình trên 200 m, vùng sát biên có độ cao từ 600- 1.300
m so với mặt nước biển. Núi non trùng điệp. Rừng núi chiếm hơn 90% diện tích
tồn tỉnh. Từ đó hình thành nên 3 vùng rõ rệt: Miền đơng có nhiều núi đá, miền tây
núi đất xen núi đá, miền tây nam phần lớn là núi đất có nhiều rừng rậm. Đa số diện
tích Cao Bằng được che phủ bởi rừng vì thế khơng trong lành và ít ơ nhiễm. Nhìn
chung Cao Bằng có khí hậu ơn hịa dễ chịu.
Đặc điểm địa hình như trên có ảnh hưởng nhiều tới tình hình phân bố dân cư
trong tỉnh.
2. Kinh tế
Với những đặc điểm địa hình, đất đai, nguồn nước và khí hậu đã tạo cho Cao
Bằng có điều kiện phát triển một nền nông lâm nghiệp đa dạng, phong phú với
6



nhiều loại cây, cây sinh trưởng và phát triển tốt cho sản phẩm có giá trị
hàng hố cao, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng và cũng là những thế
mạnh cơ bản để Cao Bằng khai thác, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân
dân. Dựa trên cơ sở nguồn lực của địa phương, Cao Bằng xác định cơ cấu kinh tế
của tỉnh là: Nông – lâm - công nghiệp - thương mại và du lịch.
Tuy nhiên nền kinh tế Cao Bằng đi lên với điểm xuất phát thấp, nhiều mặt còn
mất cân đối nghiêm trọng và đứng trước những thách thức to lớn. Cơ cấu kinh tế
chủ yếu là nơng nghiệp, trong khi đó diện tích đất canh tác có hạn, phần lớn trồng
cây lương thực, sản xuất mang tính chất độc canh. Bởi vậy kinh tế Cao Bằng còn ở
mức phát triển thấp. Điều này ảnh hưởng khá lớn tới chất lượng cuộc sống và trình
độ dân trí của tỉnh nói chung, của đồng bào các dân tộc thiểu số nói riêng.
3. Cơ cấu dân cư, xã hội
Dân số toàn tỉnh là 507.183 người (năm 2009), mật độ dân số trung bình là
78 người/km2. Tuy nhiên, sự phân bố dân cư không đồng đều, do ảnh hưởng của
điều kiện kinh tế xã hội và địa hình. Khu vực tập trung đơng dân cư chủ yếu là
thành phố, các thị trấn, gần đường giao thông, dọc các thung lũng sông và vùng
thấp. Ngược lại, ở các vùng núi cao hiểm trở, dân cư thưa thớt, cư trú rải rác. Đó
cũng chính là địa bàn cư trú chủ yếu của đồng bào các dân tộc thiểu số: Dao,
Hmông, Lô Lô…
Về cơ cấu thành phần dân tộc, địa bàn tỉnh có 28 dân tộc, đơng nhất là dân tộc
Tày chiếm 42,54%; dân tộc Nùng chiếm 32,86%; dân tộc Dao chiếm 9,63%; dân
tộc Mông chiếm 8,45%; dân tộc Kinh chiếm 4,68%; dân tộc Sán Chay chiếm
1,23%; dân tộc Lô Lô chiếm 0,39%; dân tộc Hoa chiếm 0,033%; dân tộc Ngái
chiếm 0,013%; các dân tộc khác chiếm 0,18%.
(Nguồn: Địa lí Lịch sử Tỉnh Cao Bằng NXB Chính trị quốc gia 2013)
Đặc điểm này tạo nên tính đa dạng, phong phú và độc đáo của văn hóa Cao
Bằng. Để thấy được tính đa dạng đó, chúng ta có thể điểm qua những nét chính về
7



lối sống, phong tục của một số dân tộc chiếm số lượng lớn trong tỉnh: Tày, Nùng,
Mông, Dao.
Dân tộc Tày là dân tộc chiếm số đông nhất ở Cao Bằng, có mặt ở hầu khắp các
địa phương trong tỉnh, từ lòng máng Cao Bằng đến những cánh đồng và thung lũng
khá bằng phẳng ở cả các huyện miền đông và miền tây. Người Tày có một nền
nơng nghiệp lúa nước khá phát triển. Đời sống văn hóa tinh thần phong phú, từ các
loại hình nghệ thuật đến trang phục, ẩm thực đều rất đặc sắc.
Dân tộc Nùng có quan hệ chặt chẽ với dân tộc Tày, cùng thuộc nhóm ngơn ngữ
Bách Việt (Tày, Nùng, Thái). Người Nùng chủ yếu quần cư trong các thung lũng
nhỏ, làm nghề nông, thâm canh cây ngô trên nương rẫy và làm một số ruộng nước.
Các nghề thủ cơng phát triển khá cao. Nhìn chung, trong cộng đồng dân cư Cao
Bằng thì hai dân tộc Tày, Nùng có điểm tương đồng khá lớn về lối sống, phong tục
tập quán. Đồng thời, với tính chất quần cư đan xen với nhóm dân tộc Việt nên quan
niệm sống có phần cởi mở và hiện đại, đặc biệt trong tục cưới hỏi.
Dân tộc Dao là dân tộc đông thứ ba ở Cao Bằng. dân tộc Dao ở Cao Bằng chiếm
9,63%, đứng sau các dân tộc Tày, Nùng. Dân tộc Dao có 2 nhóm chính là Dao đỏ
và Dao tiền. Nơi cư trú của người Dao thường sống ở các vùng núi cao và các
thung lũng tương đối bằng phẳng của các huyện: Ngun Bình, Bảo Lâm, Bảo Lạc,
Thơng Nông, Hà Quảng, Thạch An; …Tuy cư trú ở núi cao, xa xơi, cịn nhiều khó
khăn, nhưng đồng bào Dao đỏ có truyền thống văn hố phong phú và giàu bản sắc.
(Tham khảo đề tài: Nghiên cứu, phục dựng đám cưới dân tộc Dao đỏ tỉnh
Cao Bằng - Chủ nhiệm đề tài: Hồng Kim Tuyến - Sở Văn hóa, thể thao và du
lịch Cao Bằng).
Dân tộc H’Mông sống rải rác trên vùng núi cao, chủ yếu ở các huyện Bảo Lạc, Bảo
Lâm, Thơng Nơng, Ngun Bình và một số xã vùng cao ở Hịa An, Hà Quảng.
Cuộc sống chính dựa vào nương rẫy và du canh du cư, hiện nay đã chuyển dần
sang định canh định cư, đời sống có phần được cải thiện nhưng vẫn cịn khơng ít
khó khăn. H’Mơng cũng là một dân tộc có nhiều nét văn hóa đặc sắc.
8



Về cơ cấu dân số theo độ tuổi: Dân số Cao Bằng thuộc loại dân số trẻ. Theo
kết quả tổng điều tra dân số năm 1999 thì tỉ lệ các nhóm tuổi là: Nhóm 1: 0-14 tuổi
chiếm 36,4% ; Nhóm 2: 15 – 59 tuổi chiếm 55,4% ; Nhóm 3: 60 tuổi trở lên chiếm
8,2%. Cơ cấu dân số trên tạo sức ép khá lớn đối với phát triển kinh tế, giải quyết
việc làm và hàng loạt các vấn đề xã hội khác như hôn nhân, dân số kế hoạch hóa
gia đình, sức khỏe sinh sản…trong khi nền kinh tế của tỉnh còn chậm phát triển.
Tiểu kết chương I:
Như vậy thơng qua tìm hiểu khái qt về đặc điểm vị trí địa lí, địa hình, kinh
tế và dân cư Cao Bằng, ta có thể rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, Cao Bằng là một tỉnh miền núi, mặc dù có một số điều kiện thuận
lợi về vị trí địa lí, tài ngun nơng lâm nghiệp nhưng kinh tế vẫn trong tình trạng
kém phát triển so với mặt bằng chung của cả nước. Điều này ảnh hưởng không nhỏ
đến việc nâng cao chất lượng sống, trình độ dân trí cho người dân.
Thứ hai, Cao Bằng có đặc điểm địa hình phân bố khá phức tạp, nhiều núi
cao, dân tới sự phát triển không đồng đều giữa các địa phương trong tỉnh
Thứ ba, về mặt dân số ở Cao Bằng tồn tại một số vấn đề khó khăn. Cụ thể:
Cơ cấu thành phần dân tộc đa dạng, chủ yếu là người dân tộc thiểu số, trình độ dân
trí nói chung thấp, còn tồn tại nhiều hủ tục; Dân cư phân bố khơng đồng đều, các
dân tộc thiểu số ít người: Dao, H’Mông, Lô Lô lại thường cư trú ở nơi núi cao,
cuộc sống cịn nhiều khó khăn, trình độ hiểu biết cịn hạn chế; Kết cấu dân số trẻ,
mà nhóm tuổi tập trung nhiều nhất là từ 10-30 tuổi, chủ yếu trong độ tuổi lập gia
đình.
Tất cả những yếu tố trên ảnh hưởng khá nhiều tới vấn đề dân số kế hoạch
hóa gia đình tại địa phương, nhất là vấn đề hôn nhân, tảo hôn và kết hôn cận huyết.
Điều này sẽ được trình bày ở chương II của bài viết.

9



Chương II: THỰC TRẠNG, HẬU QUẢ CỦA NẠN TẢO HÔN VÀ
HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG Ở CAO BẰNG.
1. Khái niệm, vị trí, vai trị của hơn nhân gia đình.
Gia đình là một cộng đồng người sống chung và gắn bó với nhau bởi các mối
quan hệ tình cảm, quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và
hoặc quan hệ giáo dục.
Từ thời cổ đại, hôn nhân và gia đình ln đóng một vai trị quan trọng trong
hình thành, ni dưỡng và phát triển nhân cách con người, là nơi hội tụ các giá trị
đạo đức, phong tục, tập quán truyền thống và hiện đại. Bất kỳ một cá nhân nào với
tư cách là chủ thể cơ bản của xã hội đều mang dấu ấn từ gia đình.
Gia đình hình thành, tồn tại và phát triển vì nó mang những chức năng tự nhiên
và xã hội riêng biệt mà các thiết chế xã hội khác khơng có. Các chức năng của gia
đình hình thành gắn liền với sự phát triển của lồi người và được chính con người
xã hội hóa chúng. Về cơ bản, gia đình có ba chức năng: sinh đẻ (tái sản xuất con
người), giáo dục và kinh tế, các chức năng này là cơ sở để hình thành các quyền tự
nhiên của con người về gia đình và được xã hội hóa thành các quyền cơ bản của
công dân:
- Chức năng sinh đẻ hay tái sản xuất con người là chức năng quyết định
trong việc đảm bảo duy trì, phát triển các thế hệ tương lai – một trong những yếu tố
quyết định sự tồn vong của một dân tộc, một quốc gia và của loài người.
- Chức năng giáo dục là chức năng rất quan trọng của gia đình trong hình
thành, phát triển nhân cách của các thế hệ trong gia đình, đặc biệt thế hệ trẻ. Ngồi
ra, nó cịn giúp ni dưỡng, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống trong gia
đình và xã hội. Nhân cách, khả năng ứng xử và khả năng thích ứng của mỗi cá nhân
đều chịu ảnh hưởng lớn từ giáo dục gia đình.
- Chức năng kinh tế gắn liền với vai trò của gia đình như là một đơn vị kinh
tế cơ bản, độc lập của xã hội. Nó giúp cho gia đình tạo dựng cơ sở vật chất đảm bảo
10



cuộc sống của các thành viên. Các chức năng sinh đẻ và giáo dục cũng không thể
thực hiện tốt nếu không gắn liền với chức năng kinh tế.
Trong thời đại ngày nay, gia đình vẫn ln là một thiết chế xã hội quan trọng
– là tế bào của xã hội. Mỗi gia đình hạnh phúc sẽ góp phần tạo nên một xã hội hạnh
phúc, phồn vinh. Hiểu được điều đó Đảng, Nhà nước ta đã ra những quy định cụ
thể về luật hơn nhân và gia đình nhằm bảo vệ những quyền cơ bản của con người,
vừa góp phần giữ vững sự ổn định và phát triển của xã hội.
Tuy nhiên, cũng giống như tất cả các bộ luật đang được ban hành và thực thi
hiện nay, không phải tất cả mọi người dân đều biết, hiểu rõ luật và tuân theo luật
pháp. Điển hình của việc làm trái với quy định trong bộ luật về Hơn nhân và gia
đình là tình trạng tảo hơn và hơn nhân cận huyết thống vẫn tồn tại phổ biến, đặc
biệt là ở đồng bào các dân tộc thiểu số, trong đó có địa phương Cao Bằng. Hiện
trạng này diễn ra đang gây những hệ lụy không nhỏ cho việc đảm nhiệm ba chức
năng cơ bản trên của gia đình đối với xã hội.
2. Một số quan niệm về hơn nhân gia đình của một số dân tộc thiểu số.
- Trong cộng đồng dân cư Cao Bằng thì hai dân tộc Tày, Nùng có điểm
tương đồng khá lớn về lối sống, phong tục tập quán. Đồng thời, với tính chất quần
cư đan xen với nhóm dân tộc Việt nên quan niệm sống có phần cởi mở và hiện đại,
đặc biệt trong tục cưới hỏi. Đây được coi là một nét đẹp văn hóa của người Tày
Nùng. Hôn nhân của họ là hôn nhân một vợ một chồng, và người con gái về ở bên
nhà chồng. Các chi phí cho đám cưới, hỏi đều do nhà trai lo, để thể hiện lịng biết
ơn cơng dưỡng dục của cha mẹ cô gái. Ngày nay nhiều thủ tục rườm rà trong hôn lễ
của người Tày, Nùng đã được rút gọn, trai gái có thời gian tìm hiều và đến với nhau
bằng tình yêu, các nghi lễ được rút gọn, việc cưới xin đã từng bước theo lối sống
mới, khơng cầu kì, tốn kém.
- Việc kết hơn của người Dao thường được tìm hiểu nhau qua gặp gỡ, hò hẹn
trong các lễ hội. Khi người con trai quý mến thiếu nữ nào đó, sẽ nói với cha mẹ
sang nhà cô gái để thưa chuyện. Nếu bố mẹ cô gái đồng ý, nhà trai tiếp tục sang xin
11



“mệnh”, lấy ngày tháng, năm sinh của cô gái về nhờ thầy xem có hợp nhau hay
khơng. Mọi điều đều thuận lợi, nhà trai sẽ chọn ngày lành tháng tốt mang lễ vật
sang nhà gái xin hỏi dâu. Họ còn có tục dùng bạc trắng để định giá cơ dâu, theo
nghĩa đen là mua và gả bán, số bạc ấy sau này sẽ là của đôi vợ chồng trẻ. Ngày
cưới, cô dâu trang điểm rất đẹp, đội mũ màu đỏ, có hoa văn; cổ và tay đeo nhiều
vịng bạc. Ngày cưới, đồn đưa cơ dâu, có cả thầy cúng, và thổi kèn, đánh chiêng,
khua trống, rung nhạc. Tới nhà chồng, cơ dâu phải qua nhà tạm, khi được giờ thì
mới được vào nhà chồng. Lên tới nhà chồng, cô dâu phải “rửa chân”, bước qua
chậu than hồng và nhiều nghi thức khác... trước sự chứng kiến của hai họ rồi mới
bước qua cửa vào nhà với ý nghĩa là “Từ nay đoạn tuyệt với con ma họ ngoại và từ
nay theo con ma họ nhà nội”.
Người Dao không coi trọng trinh tiết mà chủ yếu coi trọng con cái.
(Nguồn: )
- Hôn nhân của người H’Mông thông qua mua bán và có phần tin vào tín
ngưỡng. Trong lễ ăn hỏi, người H’Mơng tin rằng đơi trai gái có hợp nhau hay
không là do lễ cúng "xem chân gà". Người con gái được định giá thông qua giá trị
vật chất thịt, rượu, bạc trắng, thuốc phiện. Mỗi đám cưới thường nhà gái yêu cầu từ
60 đến 120 đồng bạc trắng, từ 60kg đến 120kg thịt lợn, từ 60kg đến 120kg rượu và
một số thuốc phiện. Giá trị vật chất nhà gái yêu cầu càng nhiều đối với nhà trai thì
người con gái đó càng hồn hảo về tài sắc. Trong quan hệ hơn nhân con dì, con già,
con cơ, con cậu được phép lấy nhau. Điều đặc biệt là con trai cậu được phép lấy
con gái cơ, đó là một điều tốt đẹp trong gia đình (nước tốt khơng để chảy vào ruộng
người) và (vì tơi đã để vật q ở đây thì phải lấy lại nó). Người H’Mơng có phong
tục em chồng được phép lấy chị dâu (nếu anh trai bị chết), ngược lại chị dâu có
quyền lấy em chồng là để giữ gìn tài sản và có trách nhiệm nuôi dưỡng các cháu
của anh trai. Nếu em chồng đã có vợ thì chị dâu chỉ được làm vợ lẽ. Trong trường
hợp gia đình khơng có em chồng thì chị dâu được phép lấy em họ. Tục cướp vợ rất
phổ biến: một nhóm thanh niên từ 3 đến 5 người, tổ chức họp nhau đón đường bắt

12


cóc người con gái mang về nhà mình (dù người con gái đó có bằng lịng hay khơng
bằng lịng). Trong thời điểm người con gái bị cướp mọi người trong họ hàng, gia
đình, anh em khơng được phép tham gia giải cứu. Sau hai hôm cướp vợ, nhà trai cử
người sang nộp phạt tiền danh dự cướp vợ và báo cho gia đình nhà gái biết sự việc.
Sau đó, hai bên gia đình bàn bạc, ấn định ngày lành tháng tốt để tổ chức lễ thành
hơn cho đơi trai gái.
Nhìn chung cả hai dân tộc Dao và H’Mơng đều có đời sống tinh thần phong
phú, nhiều nét văn hóa đặc sắc song đời sống kinh tế cịn nhiều khó khăn và tồn tại
nhiều hủ tục, trong đó có tập tục liên quan đến hơn nhân gia đình.
Đối với vấn đề này, sự chứng kiến của cộng đồng, gia đình vẫn có ý nghĩa
quan trọng hơn các thủ tục pháp lí. Đó cũng là một trong những nguyên nhân dẫn
tới tồn tại hiện tượng tảo hôn và hôn nhân cận huyết trong đời sơng các dân tộc
H’Mơng, Dao.
3. Tình hình tảo hôn và kết hôn cận huyết tại Cao Bằng.
Tảo hôn là hiện tượng kết hôn của hai người nam và nữ khi họ chưa đủ tuổi kết
hôn theo quy định của pháp luật.
Hơn nhân cận huyết thống là hình thức hôn nhân nội tộc, là hôn nhân giữa các
cặp vợ chồng trong cùng họ hàng (là hôn nhân giữa những người có cùng dịng
máu trực hệ).
Theo số liệu từ Tổng điều tra Dân số và Nhà ở năm 2009, cả nước có 9 tỉnh có
trên 5% dân số nam 15 - 19 tuổi và 14 tỉnh có trên 5% dân số nữ 15 - 17 tuổi đã
từng kết hơn. Tình trạng kết hôn của riêng nữ cũng tương tự, 23/63 tỉnh có trên
10% dân số nữ 15 - 19 tuổi đang hoặc đã từng có chồng.
Hơn nhân cận huyết thống xảy ra chủ yếu ở miền núi phía Bắc và Tây
Nguyên, tỉnh Cao Bằng nằm trong số những tỉnh có tỉ lệ tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống cao. Theo Chi cục Dân số và Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Cao Bằng,
hơn nhân cận huyết thống ở Cao Bằng diễn ra nhiều nhất đối với dân tộc Dao 64%

13


và Mơng 61%, ít nhất là dân tộc Tày cũng chiếm 23%; nhiều nhất tại ba huyện Bảo
Lạc, Nguyên Bình và Thông Nông, chiếm 45%.
Bởi vậy, tỉnh Cao Bằng đã được Ủy ban Dân tộc lựa chọn xây dựng "Mơ
hình điểm năm 2016" trong đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận
huyết thống trong vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2015-2025”.
Để thấy được tình hình cụ thể, chúng tôi đã tiến hành thu thập số liệu về tảo
hôn và hôn nhân cận huyết ở các địa phương trong tỉnh, kết quả thu được tại một
số Huyện như sau:
Bảng 1: Số liệu thống kê về tình trạng kết hôn từ năm 2013 đến năm 2015 tại
huyện Thông Nông và tại Xã Yên Sơn.
(Nguồn: UBDT Tỉnh Cao Bằng, Trung tâm DS –KHHGĐ Huyện Thông Nông)
Năm 2013

Năm 2014

Nam
< 20
tuổi
18

Nữ < Số
18
cặp
tuổi
10
30


Nam
< 20
tuổi
18

Nữ < Số
18
cặp
tuổi
12
25

6 tháng đầu năm
2016
Nam Nữ < Số Nam Nữ <
< 20 18
cặp < 20 18
tuổi
tuổi
tuổi tuổi
15
10

2

2

2

1


3

Tình trạng kết Số
hơn
cặp
Cả
Huyện
Tại xã
n
Sơn

Tảo
28
hơn
4
Tảo
hơn
Kết hơn 1
cận
huyết
thống

3
2

Năm 2015

5
1


2

4

2

0

Bảng 2: Số liệu thống kê về tình trạng kết hơn qua các năm 2013 đến tháng 6
năm 2016 tại huyện Hà Quảng (thống kê 5 xã điểm: Quý Quân, Kéo Yên, Vần
Dính, Sóc Hà, Phù Ngọc):
(Nguồn: UBDT Tỉnh Cao Bằng)
Tình
trạng
kết hơn

Số
cặp

Tảo hơn 09
Kết hôn

Năm 2013

Năm 2014

Nam
< 20
tuổi

08

Nam
< 20
tuổi
10

Nữ < Số
18
cặp
tuổi
05
10

Năm 2015

Nữ < Số
18
cặp
tuổi
09
02
02

14

6 tháng đầu năm
2016
Nam Nữ < Số Nam Nữ <
< 20 18

cặp < 20 18
tuổi
tuổi
tuổi tuổi
02
02
08 08
08
01
01
01

2


cận
huyết
thống

Bảng 3: Số liệu thống kê về tình trạng kết hôn qua các năm 2013 đến tháng 6
năm 2016 tại huyện Bảo Lâm (Nguồn: UBDT Tỉnh Cao Bằng)
Năm 2013

Năm 2014

32

Nam
< 20
tuổi

41

Nữ < Số
18
cặp
tuổi
23
26

Nam
< 20
tuổi
31

Nữ < Số
18
cặp
tuổi
21
18

6 tháng đầu năm
2016
Nam Nữ < Số Nam Nữ <
< 20 18
cặp < 20 18
tuổi
tuổi
tuổi tuổi
19

17
9
11
7

05

06

04

04

02

03

Tình
trạng
Số
kết hơn cặp
Tảo
hơn
Kết
hơn
cận
huyết
thống

03


Năm 2015

02

01

0

0

0

Bảng 4: Số liệu thơng kê số cặp tảo hôn trong năm 2015 tại 12 xã điểm của 5
huyện Bảo Lạc, Bảo Lâm, Ngun Bình, Thơng Nơng, Hòa An.
(Nguồn: UBDT Tỉnh Cao Bằng)
Stt
1

Huyện



Số người dân tộc thiểu số
tảo hơn

Bảo Lâm

Đức Hạnh
4

Vĩnh Phong
4
2
Bảo Lạc
Bảo Tồn
8
Hồng Trị
6
Hưng Thịnh
2
Huy Giáp
10
3
Thơng Nơng Đa Thơng
14
Cần Nơng
16
4
Hịa An
Quang Trung
10
5
Ngun
Thái Học
6
Phan Thanh
8
Bình
Vũ Nơng
16

Qua các bảng số liệu trên, chúng ta nhận thấy tình hình tảo hôn vẫn tồn tại ở
hầu khắp các địa phương trong tỉnh, nhưng tập trung nhiều tại các xã Phan Thanh,
Vũ Nơng (Ngun Bình), Bảo Tồn, Huy Giáp (Bảo Lạc), Đa Thông, Cần Nông,
Yên Sơn (Thông Nông), Bảo Lâm...
15



×