Tải bản đầy đủ (.pdf) (129 trang)

giải bài tập Vật Lí 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 129 trang )



LỜI NÓI ĐẦU
Vật lí là một trong những môn học quan trọng không thể
thiếu trong chương trình học của học sinh các khối phổ thông.
Ở lớp 6, các em đã được tiếp cận những khái niệm cơ bản của
vật lí về CƠ HỌC, NHIỆT HỌC, lên lớp 7 các em lại tiếp tục
học những phần mới hơn về QUANG HỌC, ÂM HỌC và
ĐIỆN HỌC. Vì đây là những kiến thức nền tảng ban đầu, nên
các em cần phải hiểu rõ bản chất và nắm vững nội dung của
từng chương học thì mới có thể học tốt bộ môn vật lí ở các lớp
tiếp theo. Để thực hiện được điều này, bên cạnh việc nắm vững
lí thuyết trong sách giáo khoa, các em cần vận dụng lí thuyết
để làm bài tập thì mới hiểu sâu và nhớ lâu kiến thức đã học.
Chính vì thế, nhằm mục đích giúp các em học tốt chương trình
vật lí lớp 7, chúng tôi biên soạn cuốn sách “ GIẢI BÀI TẬP
VẬT LÍ LỚP 7 ” với nội dung gồm các phần sau:
-

ĐỀ BÀI TẬP: Bao gồm tất cả các bài tập trong sách
giáo khoa vật lí lớp 7 theo chương trình mới của bộ giáo
dục.

-

HƯỚNG DẪN GIẢI: Giúp các em giải các bài tập cơ bản
trong sách giáo khoa.

-

BÀI TẬP NÂNG CAO: Gồm các bài tập ở mức độ khó


hơn bài tập trong sách giáo khoa, có hướng dẫn giải.
Nhằm giúp các em làm thêm bài tập, nâng cao dần kiến
thức đã học.

Mặc dù rất cố gắng trong quá trình biên soạn, nhưng chúng tôi
không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được những ý
kiến đóng góp chân thành của bạn đọc, để tủ sách vật lí của chúng
tôi ngày càng hoàn chỉnh hơn.

Tác giả


CHƯƠNG 1

QUANG HỌC

Bài 1

NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG
NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

I.


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Khi nào ta nhận biết được ánh sáng ?
Ví dụ : Vào ban đêm, khi đứng trong buồn tối đóng kín cửa,
nếu không bật đèn, dù mở mắt ta vẫn không nhìn thấy ánh
sáng, nhưng nếu bật đèn thì ta nhìn thấy ánh sáng, vì ánh
sáng đã đi vào mắt.

Vậy : Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng
truyền vào mắt ta.



Khi nào ta nhìn thấy một vật ?
Ví dụ : Trong một phòng kín không có ánh sáng chiếu vào,
đặt chiếc đèn pin trên bàn, nếu không bật đèn pin lên, mở
mắt ta không thể nhìn thấy nó, nếu bật đèn pin lên thì ta
nhìn thấy nó, vì ánh sáng từ đèn pin đã truyền vào mắt.
Vậy : Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó
truyền vào mắt ta.



Nguồn sáng và vật sáng là gì ?
 Nguồn sáng là gì ?
Ví dụ: Ngọn nến, Mặt Trăng, Mặt Trời, các vì sao, đèn
điện đang sáng v.v… đều được gọi là nguồn sáng vì chúng
tự phát ra ánh sáng.
Vậy: Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng.



Vật sáng là gì ?

3


Ví dụ : Ngọn nến, Mặt Trăng, Mặt Trời, và cả những vật

hắt lại ánh sáng như cái bàn, quyển vở, cây bút v.v… đều
gọi là vật sáng.
Vậy : Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật
hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.
II. ĐỀ BÀI TẬP
1.1. Vì sao ta nhìn thấy một vật ? Câu trả lời nào dưới đây là
đúng ?
A. Vì ta mở mắt hướng về phía vật ;
B. Vì mắt ta phát ra các tia sáng chiếu lên vật ;
C. Vì có ánh sáng từ vật truyền vào mắt ta ;
D. Vì vật được chiếu sáng.
1.2. Hãy chỉ ra vật nào dưới đây không phải là nguồn sáng ?
A. Ngọn nến đang cháy ;
B. Vỏ chai sáng chói dưới trời nắng ;
C. Mặt trời ;
D. Đèn ống đang sáng.
1.3. Giải thích vì sao trong phòng có cửa gỗ đóng kín không bật
đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn ?
1.4. Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không
hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Nhưng ban ngày ta vẫn
nhìn thấy miếng bìa màu đen để trên bàn ? Vì sao ?
1.5. Ta có thể dùng một gương phẳng hướng ánh nắng chiếu
qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là
nguồn sáng không ? Tại sao ?
III. HƯỚNG DẪN GIẢI
1.1. Chọn câu C
Ta nhìn thấy một vật vì có ánh sáng từ vật đó truyền vào
mắt ta.
1.2. Chọn câu B
4



Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, do đó vỏ chai là
vật sáng vì nó hắt lại ánh sáng của Mặt Trời.
1.3. Giải thích:
Vì mảnh giấy trắng đặt trên bàn không phải là nguồn
sáng, cũng không phải là vật sáng nên không có ánh sáng
truyền từ mảnh giấy đến mắt, vì thế ta không thể nhìn
thấy mảnh giấy trong phòng gỗ đóng kín không bật đèn.
1.4. Vật đen (vật hấp thụ ánh sáng) là vật không tự phát ra
ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng từ các nguồn
sáng khác chiếu vào nó, nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy
miếng bìa màu đen để trên bàn vì nó được đặt gần cạnh
những vật phát sáng khác.
1.5. Gương phẳng không phải là nguồn sáng vì nó không tự
phát ra ánh sáng mà hắt lại ánh nắng Mặt Trời để chiếu
sáng vào phòng.
IV. BÀI TẬP NÂNG CAO
1.6. Mặt Trăng, Mặt Trời và Trái Đất vật nào là nguồn sáng ?
Vì sao ?
Hướng dẫn:
Nguồn sáng là vật tự phát ra ánh sáng. Do đó, Mặt
Trời là nguồn sáng vì nó tự phát ra ánh sáng chiếu xuống
Trái Đất và Mặt Trăng.
1.7. Ban đêm nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao lấp lánh.
Có phải tất cả chúng đều là nguồn sáng (vật tự phát ra
ánh sáng) không? Tại sao?
Hướng dẫn:
Vào ban đêm nhìn lên bầu trời ta thấy nhiều vì sao
sáng, nhưng không phải tất cả chúng đều là nguồn sáng tự

nhiên, mà chỉ có một số vì sao là nguồn sáng (vật tự phát
ra ánh sáng), còn lại những vì sao khác đều là vật sáng
(vật không tự phát sáng), chúng chỉ phản chiếu lại ánh
sáng từ vật khác chiếu vào.
5


1.8. Vì sao khi nhìn lên bảng học trong lớp, đôi lúc ta thấy
bảng bị chói và không đọc được chữ. Hãy giải thích và đưa
ra các phương pháp khắc phục.
Hướng dẫn:
Vì mặt phẳng của bảng nhẵn bóng, có khả năng phản
chiếu lại ánh sáng của đèn điện trong lớp học, ánh sáng
của Mặt Trời chiếu trực tiếp vào nó đến mắt ta nên khiến
mắt bị chói lòa không nhìn rõ chữ và không thể đọc được.
Những phương pháp để khắc phục hiện tượng này như mắc
phân bố đều các bóng đèn điện trong phòng học, sơn bảng
bằng loại sơn có khả năng hấp thụ tốt ánh sáng, để giảm
hiện tượng phản xạ ánh sáng từ bảng chiếu vào mắt.

Bài 2
I.


SỰ TRUYỀN ÁNH SÁNG

TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Đường truyền của ánh sáng
Ví dụ : Dùng hai ống rỗng bằng nhựa mềm, một ống cong
một ống thẳng để quan sát dây tóc của bóng đèn pin đang

sáng. Đặt mắt ở một đầu của ống, đầu còn lại đặt ở bóng đèn
pin. Kết quả ở ống thẳng ta nhìn thấy dây tóc đèn pin đang
phát sáng, ở ống cong mắt ta không nhìn thấy được dây tóc
đang sáng.Vậy ánh sáng đã truyền đi theo đường thẳng.
Định luật truyền thẳng của ánh sáng : Trong môi
trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo
đường thẳng.



Tia sáng và nguồn sáng
 Tia sáng là gì ?
Ví dụ: Vào buổi sáng khi Mặt Trời mới mọc ta nhìn thấy
những tia sáng từ Mặt Trời chiếu thẳng vào mắt, đó chính
là những tia sáng.
6


Vậy : Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một
đường thẳng có hướng gọi là tia sáng.
Quy ước: Để biểu diễn đường truyền của ánh sáng, người ta
dùng một đường thẳng có mũi tên chỉ hướng đi của ánh
sáng.
 Chùm sáng là gì ?
- Chùm sáng là tập hợp của rất nhiều tia sáng tạo
thành.
- Chùm sáng được chia thành ba loại :


Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao

nhau trên đường truyền của chúng.



Chùm sáng hội tụ : gồm các tia sáng giao nhau
trên đường truyền của chúng.



Chùm sáng phân kì : gồm các tia sáng loe rộng ra
trên đường truyền của chúng.

II. ĐỀ BÀI TẬP
2.1. Tại một điểm C trong một hộp
kín có một bóng đèn điện nhỏ
đang sáng (Hình 2.1).
a) Một người đặt mắt ở gần lỗ
nhỏ A trên thành hộp nhìn
vào trong hộp, người đó có
nhìn thấy bóng đèn không?
Vì sao ?
b) Vẽ một vị trí đặt mắt để nhìn thấy bóng đèn.
2.2. Trong một buổi tập đội ngũ, đội trưởng hô : “Đằng trước
thẳng”, em đứng trong hàng, hãy nói xem em làm thế nào
để biết mình đã đứng thẳng hàng chưa ? Giải thích cách
làm ?
2.3. Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm (khác trong sách giáo khoa)
để kiểm tra xem ánh sáng từ một đèn pin được bật sáng phát
ra có truyền đi theo đường thẳng không ? Mô tả cách làm.
7



2.4. Trong một lần làm thí nghiệm, Hải
dùng một miếng bìa có đục một lỗ
nhỏ A. Đặt mắt ở M nhìn qua lỗ nhỏ
thấy bóng đèn Đ sáng. Hải nói rằng,
ánh sáng đã đi theo đường thẳng từ
Đ qua A đến mắt.
Bình lại cho rằng ánh sáng đi theo đường vòng ĐBAC rồi
đến mắt (Hình 2.2).
Hãy bố trí một thí nghiệm kiểm tra xem ai nói đúng ? Ai
nói sai ?
III. HƯỚNG DẪN GIẢI
2.1. a) Người đặt mắt ở gần lỗ nhỏ A trên thành hộp nhìn vào
trong hộp không nhìn thấy bóng đèn vì mắt ta không
nhận được ánh sáng từ đèn phát ra.
b) Để mắt nhìn thấy được bóng đèn, ta phải đặt mắt sao
cho mắt nằm trên đường thẳng nối từ lỗ nhỏ A đến bóng
đèn. Vị trí đặt mắt như hình vẽ sau:

2.2. Vì đứng trong hàng nên để muốn biết mình đã đứng thẳng
hàng chưa, bạn đó phải nhìn thẳng bạn đứng trước mình
và bạn đứng sau mình nếu không nhìn thấy được bạn đứng
ở đầu hàng và bạn đứng cuối hàng thì xem như bạn đó đã
đứng thẳng hàng.
2.3. Ánh sáng từ đèn pin phát ra đi theo đường thẳng.
Cách làm được mô tả như sau: trong một phòng tối, ta
đặt trên bàn ba thanh gỗ nhỏ, trong đó có hai thanh được
đặt thẳng hàng, thanh thứ 3 không thẳng hàng với hai
thanh kia như hình vẽ, đặt đèn pin trên bàn chiếu thẳng

8


vào các thanh, ta nhận thấy nếu chiếu thẳng vào hai thanh
cùng thẳng hàng thì ta không nhìn thấy thanh gỗ thứ ba.
Ngược lại, ta chiếu thẳng đèn pin vào thanh thứ ba thì ta
sẽ không nhìn thấy thanh một và hai. Vậy ánh sáng đã
truyền đi theo đường thẳng.
Sơ đồ bố trí thí nghiệm
3

1

2

2.4. Sơ đồ bố trí thí nghiệm như hình 2.2 nhưng ta đặt thêm
một tấm màn chắn có khoét lỗ nhỏ (các em tự vẽ hình)
Cách làm:
Đặt đèn pin thẳng đứng, đặt hai màn chắn song song
nhau trên một cái bàn.Trên hai màn chắn đó ta khoét một
lỗ nhỏ sao cho lỗ khoét trên màn chắn một thẳng hàng với
đèn, lỗ khoét ở màn chắn thứ hai không thẳng hàng với
đèn. Khi đặt mắt tại lỗ nhỏ ở màn chắn một thì ta nhìn
thấy đèn, nhưng khi ta đặt mắt tại lỗ nhỏ ở màn chắn hai
thì ta không nhìn thấy đèn.
Vậy Hải đã nói đúng, ánh sáng truyền theo đường
thẳng từ Đ qua A đến mắt.
IV. BÀI TẬP NÂNG CAO
2.5. Trong đêm tối, nếu ta bật một que diêm cháy sáng thì lập
tức ta có thể nhìn thấy các vật gần đó. Vậy có phải ánh

sáng đã truyền đi một cách tức thời không? Hãy tìm hiểu
và giải thích.
Hướng dẫn:
9


Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc 300.000
km/s, một tốc độ truyền ánh sáng rất lớn, khoảng cách từ
que diêm cháy sáng đến mọi vật gần đó xem như rất nhỏ,
đại lượng thời gian được tính bằng quảng đường chia cho
vận tốc. Nếu ta tính thời gian để ánh sáng truyền từ que
diêm đến các vật đó thì nó vô cùng nhỏ nên ta có cảm giác
ánh sáng của que diêm truyền đến các vật xung quanh nó
gần như tức thời.
2.6. Khi ngồi trước bếp lửa, qua phần không khí phía trên ngọn
lửa ta nhìn thấy những vật ở phía sau, chúng có vẻ “lung
linh” không được rõ nét. Hãy giải thích vì sao lại như vậy?
Hướng dẫn:
Vì từ mắt đến các vật phía bên kia phần không khí
bên trên ngọn lửa, môi trường truyền ánh sáng đã thay
đổi. Phần không khí xung quanh ngọn lửa bị dãn nở do
nhiệt độ nung nóng của nó, ngọn lửa cháy có lúc to lúc nhỏ
nên phần không khí bị dãn nở này lại không đồng đều và
không cố định, chúng dao động nhẹ vì thế ánh sáng truyền
từ các vật đó đến mắt không còn là đường thẳng nữa,
chúng là những đường cong lung lay, nên khi ta nhìn các
vật ở phía bên kia phần không khí, chúng có vẻ lung linh.
2.7. Vận tốc của ánh sáng trong không khí gần bằng 300.000
km/s. Các nhà thiên văn thường dùng đơn vị năm ánh
sáng để chỉ quảng đường mà ánh sáng truyền đi được

trong một năm. Em hãy tính quảng đường đó ? Cho biết
một năm có 365 ngày, mỗi ngày có 24 giờ.
Hướng dẫn:
-

Thời gian trong một năm được tính ra giây :
365 ngày  24 giờ  3600 giây = 31536.000 s

-

Theo công thức tính quảng đường S = v.t nên ta có :
Quảng đường ánh sáng truyền đi trong một năm :
300.000 km/s  31536.000 s = 9460800.000.000 km
10


Bài 3

ỨNG DỤNG ĐỊNH LUẬT TRUYỀN THẲNG
CỦA ÁNH SÁNG

I.


TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Bóng tối và Bóng nửa tối
 Bóng tối là gì ?
Ví dụ: Chiếu một nguồn sáng (đèn pin) vào một màn chắn,
ở giữa màn chắn và nguồn sáng ta đặt một tấm bìa cứng
(ánh sáng không thể truyền qua). Quan sát trên màn ta

nhìn thấy có một vùng không được chiếu sáng vùng đó được
gọi là bóng tối.
Vậy: Bóng tối nằm ở phía sau vật cản, không nhận
được ánh sáng từ nguồn sáng truyền tới.
 Bóng nửa tối là gì ?
Tương tự như ví dụ trên, nhưng ta dùng một nguồn
sáng rộng hơn. Khi đó quan sát trên màn ta thấy xuất
hiện một vùng không tối hoàn toàn, vùng đó được gọi là
vùng nửa tối.
Vậy: Bóng nửa tối nằm ở phía sau vật cản, nhận được
ánh sáng từ một phần của nguồn sáng truyền tới.



Nhật thực – Nguyệt thực
 Hiện tượng Nhật thực là gì ?
Theo kết quả quan sát của các nhà Thiên Văn cho
biết Mặt Trời chiếu sáng Mặt Trăng và Trái Đất. Quỹ
đạo chuyển động của ba thiên thể này là khác nhau, Trái
Đất quay xung quanh Mặt Trời, Mặt Trăng quay xung
quanh Trái Đất. Khi Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất cùng
nằm trên một đường thẳng, lúc đó Trái Đất xuất hiện
vùng bóng tối và bóng nửa tối thì xảy ra hiện tượng nhật
thực toàn phần và nhật thực một phần.
 Nhật thực toàn phần: Quan sát được ở chỗ có bóng tối.
11


 Nhật thực một phần: Quan sát được ở chỗ có bóng nửa
tối.

 Hiện tượng Nguyệt thực là gì ?
Nguyệt thực là hiện tượng Mặt Trăng bị Trái Đất che
khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
II. ĐỀ BÀI TẬP
3.1. Đứng trên mặt đất trường hợp nào dưới đây ta thấy có
nhật thực ?
A. Ban đêm khi Mặt Trời bị nửa kia của Trái Đất che
khuất nên ánh sáng Mặt Trời không đến được nơi ta
đứng;
B. Ban ngày khi Mặt Trăng che khuất Mặt Trời, không
cho ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống mặt đất nơi ta
đứng;
C. Ban ngày khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng ;
D. Ban đêm khi Trái Đất che khuất Mặt Trăng.
3.2. Đứng trên Mặt Đất, trường hợp nào dưới đây ta thấy có
nguyệt thực ?
A. Ban đêm, khi nơi ta đứng không nhận được ánh sáng
Mặt Trời ;
B. Ban đêm khi Mặt Trăng không nhận được ánh sáng
Mặt Trời vì bị Trái Đất che khuất ?
C. Khi Mặt Trời che khuất Mặt Trăng, không cho ánh
sáng từ Mặt Trăng tới Trái Đất ?
3.3. Vì sao nguyệt thực thường xảy ra vào đêm rằm âm lịch ?
3.4. Vào một ngày trời nắng, cùng một lúc người ta quan sát
thấy một cái cọc cao 1m để thẳng đứng có một cái bóng
trên mặt đất dài 0,8m và một cái cột đèn có bóng dài 5m.
Hãy dùng hình vẽ theo tỉ lệ 1cm ứng với 1m để xác định
chiều cao của cột đèn. Biết rằng các tia sáng Mặt Trời ñeàu
song song ?
12



III. HƯỚNG DẪN GIẢI
3.1. Chọn câu B
Nhật thực là hiện tượng xảy ra vào ban ngày nên ta loại
ngay câu A và câu D, chỉ còn câu B, câu C, dựa vào khái niệm
hiện tượng nhật thực để ta chọn một trong hai câu còn lại.
3.2. Chọn câu B
Hiện tượng nguyệt thực luôn xảy ra vào ban đêm, khi Mặt
Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng.
3.3. Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất trong khoảng thời
gian 1 tháng. Theo cách tính lịch âm của người phương
đông, vào ngày mồng một âm lịch thì Mặt Trăng nằm ở
giữa Trái Đất và Mặt Trời.Vì thế, vào ngày rằm thì Mặt
Trăng đã chuyển động được nửa vòng quanh Trái Đất nên
hiện tượng nguyệt thực thường rơi vào ngày rằm âm lịch.
A’
3.4.
A
1m
B

C

B’

5m

C’


Gọi AB, BC lần lược là chiều cao và cái bóng của cột thứ nhất.
Gọi A/B/ , B/C/ lần lược là chiều cao và cái bóng của cột thứ hai.
Vì các tia sáng Mặt Trời chiếu song song. Nên ta vẽ được
hình trên.
AB  AB

Ta có tỉ số :
B C  BC
AB
 BC 
Vậy chiều cao của cột thứ nhất là AB  
BC

AB  

1 5
 6,25m
0,8
13


IV. BÀI TẬP NÂNG CAO
3.5. Chọn những từ hoặc cụm từ thích hợp để điền vào chỗ
trống của những câu sau cho thích hợp.
a) Đứng trên ........ về ban đêm, ta nhìn thấy ánh sáng
phản chiếu từ Mặt Trăng. Khi ......... đi vào vùng bóng tối
của Trái Đất, nó không được ............ chiếu sáng nữa và lúc
đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Hiện tượng này gọi là….
............... .
b) ……………quay xung quanh Trái Đất. Mặt Trời chiếu sáng cả

Trái Đất lẫn…………….và tạo ra sau chúng một vùng bóng tối.
Khi một phần……………….nằm trong vùng bóng tối của Mặt
Trăng, thì phần đó của…………………hoàn toàn không nhìn thấy
Mặt Trời, hiện tượng này gọi là………………………... Phần Mặt Đất
nằm trong vùng bóng nửa tối của …………………….thì ở đó ta nhìn
thấy một phần của Mặt Trời, hiện tượng này gọi là hiện
tượng………………………………
Hướng dẫn:
a) Đứng trên Trái Đất về ban đêm, ta nhìn thấy ánh sáng
phản chiếu từ Mặt Trăng. Khi Mặt Trăng đi vào vùng
bóng tối của Trái Đất, nó không được Mặt Trời chiếu
sáng nữa và lúc đó ta không nhìn thấy Mặt Trăng. Hiện
tượng này gọi là hiện tượng nguyệt thực.
b) Mặt Trăng quay xung quanh Trái Đất. Mặt Trời chiếu
sáng cả Trái Đất lẫn Mặt Trăng và tạo ra sau chúng
một vùng bóng tối. Khi một phần Trái Đất nằm trong
vùng bóng tối của Mặt Trăng, thì phần đó của Trái Đất
hoàn toàn không nhìn thấy Mặt Trời, hiện tượng này
gọi là hiện tượng nhật thực tòan phần. Phần mặt
đất nằm trong vùng bóng nửa tối của Mặt Trăng thì ở
đó ta nhìn thấy một phần của Mặt Trời, hiện tượng này
gọi là hiện tượng nhật thực một phần.

14


3.6. Giải thích vì sao trong các lần nguyệt thực, có lần ta hoàn
toàn không nhìn thấy Mặt Trăng, có lần chỉ nhìn thấy một
phần Mặt Trăng ?
Hướng dẫn:

Khi xảy ra hiện tượng nguyệt thực, nơi ta đứng Trái
Đất che khuất hoàn toàn Mặt Trăng thì ta không thể nhìn
thấy Mặt Trăng. Ngược laiï, nơi ta đứng Trái Đất chỉ che
khuất một phần Mặt Trăng thì ta có thể nhìn thấy phần
của Mặt Trăng không bị che khuất . Vì thế, khi xảy ra
hiện tượng nguyệt thực, có lần ta nhìn thấy một phần của
Mặt Trăng, có lần ta không nhìn thấy gì cả.


Bài 4
I.


ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

TÓM TẮT LÍ THUYẾT
Gương phẳng là gì ?
Gương phẳng là một phần của mặt phẳng, nhẵn bóng có
thể soi ảnh của các vật.
Ví dụ: Gương soi mặt.



Định luật phản xạ ánh sáng.
 Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và đường
pháp tuyến của gương ở điểm tới.
 Góc phản xạ bằng góc tới.

II. ĐỀ BÀI TẬP
4.1. Trên hình 4.1 vẽ một tia sáng

SI chiếu lên một gương phẳng.
Góc tạo bởi mặt gương với tia
SI bằng 300. Hãy vẽ tiếp tia
phản xạ và tính góc phản xạ?
15


4.2. Chiếu một tia sáng lên một gương phẳng ta thu được một
tia phản xạ tạo với tia tới một góc 400. Tìm giá trị góc tới.
A. 200

C. 400

B. 800

D. 600

4.3. Chiếu một tia sáng SI lên một
gương phẳng (Hình 4.2).
a) Vẽ tia phản xạ.
b) Vẽ một vị trí đặt gương để thu
được tia phản xạ theo phương
nằm ngang từ trái sang phải.
4.4. Một gương phẳng đặt trên bàn
nằm ngang, gần một bức tường thẳng đứng (Hình 4.3),
dùng một đèn pin chiếu một tia
sáng lên gương sao cho tia phản
xạ gặp bức tường. Hãy vẽ hai
tia tới cho hai tia phản xạ gặp
bức tường ở cùng một điểm M.

Hình 4.3
III. HƯỚNG DẪN GIẢI
4.1. Tia phản xạ được biểu diễn như hình vẽ:
S
300
Tia SI hợp với gương một góc 300, ta tính được :
Góc tới = 900 – 300 = 600
Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng :
Ta có góc phản xạ bằng góc tới và bằng 600.
4.2. Chọn câu A


Theo đề bài ta có góc S I S   40 o
16


Theo định luật phản xạ ánh sáng ta có góc tới bằng góc


phản xạ và bằng một nửa góc S I S  .
Vậy góc tới bằng 200.
4.3. a) Vẽ pháp tuyến IN vuông góc với mặt phẳng của gương
tại I.
Vẽ tia phản xạ IR đối xứng với SI qua pháp tuyến IN.
N
S
R

I
b) Ta vẽ tia phản xạ nằm ngang IS/ như hình vẽ. Tiếp

theo, ta vẽ một pháp tuyến bất kì IN và vẽ tia tới SI,
sau đó ta vẽ được gương phẳng vuông góc với pháp
tuyến IN.Thực hiện lần lượt như vậy ta sẽ thu được tia
phản xạ theo phương nằm ngang.
S
N
R
4.4.
Để thu được hai tia phản xạ gặp nhau tại một điểm M ta vẽ
như sau:

17


-

Lần lược vẽ hai tia phản xạ xuất phát từ hai điểm I1 , I2 gần
nhau trên gương phẳng hội tụ ở điểm M.

-

Dựng hai pháp tuyến I1N1 và I2N2 vuông góc với mặt phẳng
của gương.

-

Lần lượt dựng hai tia tới S1I1, S2I2 đối xứng với hai tia phản
xạ qua hai pháp tuyến đó, kết quả ta thu được như hình
vẽ(chú ý : hai tia tới này là chùm sáng hội tụ chiếu từ đèn
pin đến gương phẳng).

N1 N2
S2
S1

IV. BÀI TẬP NÂNG CAO

I1

I2

4.5. Trên hình vẽ (a, b, c, d) là các tia tới của gương phẳng.
Hãy vẽ tiếp các tia phản xạ.
a)

b)

S

S

S
450
c)

S

d)

Hướng dẫn:
Vận dụng định luật phản xạ ánh sáng ta vẽ được các

tia phản xạ ứng với các tia tới như hình vẽ :
18


S

R

S

R
I

I

S

S

450

I

I

R

R

4.6. Tia sáng SI đến gương phẳng tại điểm I cho tia phản xạ là

tia IR như hình vẽ gọi S/ là điểm đối xứng với S qua gương
phẳng. Em có nhận xét gì về vị trí của điểm S/ và tia phản
xạ IR.
R
S

I
S/ 
Hướng dẫn:
Khi ta kéo dài tia phản xạ IR thì tia này đi qua điểm S/.
Vậy điểm S/ nằm trên tia phản xạ IR.
R
S

I
S/ 
19


4.7. Có hai gương phẳng đặt vuông góc với nhau như hình vẽ.
Hãy vẽ một tia sáng đến gương (1) sau khi phản xạ trên
gương (2) thì cho tia I2R.
I2

G1

G2

R


Hướng dẫn:

Để vẽ tia tới gương (1) ta làm theo các bước sau:
Bước 1:
Vẽ đường pháp tuyến của G2 vuông góc với gương tại I2.
Bước 2:
Vẽ tia tới của G2 đối xứng với tia phản xạ qua pháp
tuyến vừa vẽ tại I2. Kéo dài tia tới này sẽ cắt G1 tại I1,
tia I1I2 chính là tia phản xạ của G1.
Bước 3 :
Vẽ đường pháp tuyến vuông góc với G1 tại I1 .
Bước 4 :
Vẽ tia tới của G1 đối xứng với tia phản xạ I1I2 qua pháp
tuyến của G1.
Kết quả ta được tia tới SI1 của gương G1 như hình vẽ.

I1

G1

I2

S

R
20

G2



4.8. Có hai gương phẳng G1 và G2 đặt vuông góc với nhau như
trên hình vẽ, một tia sáng SI1 chiếu xiên một góc 450 đến
gương G1. Hãy vẽ tiếp đường đi của tia sáng. Hỏi tia phản
xạ ở gương G2 hợp với phương ngang một góc bằng bao
nhiêu độ?
S
G1
o
45
I1
G2

Hướng dẫn:

Vẽ tương tự như bài 3, ta thu được hình vẽ sau:
Góc hợp bỡi tia phản xạ ở gương G2 với phương ngang là 450.
S

G1

R

I1
450
G2

I2

4.9. Hãy vẽ tia sáng xuất phát từ A đến gặp gương phẳng và
phản xạ tại B.

B
A
B


B
A
A

Hướng dẫn:
A

/

A

A
B

B

B
A

A/
21


Bài 5


ẢNH CỦA MỘT VẬT
TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

I.

TÓM TẮT LÍ THUYẾT

Tính chất của ảnh tạo bởi gương phẳng
Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không
hứng được trên màn chắn, có kích thước lớn bằng vật.
Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng
khoảng cách từ ảnh đó đến gương phẳng.
 Cách vẽ ảnh của một điểm:
Cách 1:


Vẽ hai tia tới từ điểm sáng S đến gương phẳng.



Dựa vào định luật phản xạ, vẽ hai tia phản xạ ứng với
hai tia tới này.



Kéo dài hai tia phản xạ này, chúng sẽ giao nhau tại
một điểm S/ ở sau gương. Vậy S/ là ảnh của S qua
gương phẳng.
S


S/
Cách 2: Dựa vào tính chất ảnh, vẽ điểm S/ đối xứng với
điểm S qua gương phẳng, khoảng cách từ điểm S đến
gương bằng khoảng cách từ S/ đến gương.
 Cách vẽ ảnh của một vật:
a)

Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên
vật. Nhưng vật là tập hợp vô số điểm tạo thành, vì thế khi
22


vẽ ta chỉ cần vẽ những điểm đặc trưng của vật rồi nối ảnh
của những điểm này lại với nhau thì ta được ảnh của vật.
b)

Khi vẽ ảnh của những điểm trên vật cũng tương tự như vẽ
ảnh của một điểm.

II. ĐỀ BÀI TẬP
5.1. Nói về tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, câu
phát biểu nào dưới đây là đúng ?
A. Hứng đựơc trên màn và lớn bằng vật;
B. Không hứng được trên màn và bé hơn vật;
C. Không hứng được trên màn và lớn bằng vật;
D. Hứng được trên màn và lớn hơn vật.
5.2. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng, cách
gương 5cm.
1) Hãy vẽ ảnh của S tạo bởi gương theo hai cách:
a) Áp dụng tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng.

b) Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng.
2) Ảnh vẽ theo hai cách trên có trùng nhau không ?
5.3. Một vật sáng AB đặt trước một gương
phẳng (Hình 5.1). góc tạo bởi vật và
mặt gương bằng 60o. Hãy vẽ ảnh của
vật tạo bỡi gương và tìm góc tạo bởi
ảnh và mặt gương.
5.4. Cho một điểm sáng S đặt trước một gương phẳng.
a. Vẽ ảnh S’ của S tạo bởi gương (dựa
vào tính chất của ảnh).
b. Vẽ một tia tới SI cho một tia phản xạ
đi qua một điểm A ở trước gương
(Hình 5.2)

23


III. HƯỚNG DẪN GIẢI
5.1. Chọn câu C
Theo tính chất ảnh của một vật tạo bỡi gương phẳng
là ảnh ảo không hứng được trên màn lớn bằng vật.
5.2. a) Vẽ ảnh của điểm sáng S theo tính chất ảnh của một vật
qua gương phẳng như sau :
-

Vẽ gương phẳng nằm ngang.

-

Chọn một điểm sáng S bất kì trước gương.


-

Vẽ ảnh S’ đối xứng với S qua gương sao cho khoảng cách
từ S đến gương bằng khoảng cách từ S’ đến gương.
S 
5cm

S/ 
b) Vẽ ảnh của S theo định luật phản xạ ánh sáng.
-

Từ điểm sáng S trước gương ta vẽ hai tia tới bất kì
SI1, SI2.

-

Dựng hai pháp tuyến I1N1, I2N2 vuông góc với gương.

-

Vẽ hai tia phản xạ I1R1, I2R2, sau đó kéo dài hai tia
phản xạ chúng gặp nhau tại một điểm S’ sau gương, ta
thu được ảnh của S.
S

S/ 
c) Kết quả ảnh vẽ theo hai cách trên trùng nhau.
24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×