Tải bản đầy đủ (.pdf) (269 trang)

Giải bài tập Vật Lí 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.87 MB, 269 trang )



Cuốn Giải bài tập Vật lí 8 được biên soạn theo chương trình mới của
Bộ Giáo dục & Đào tạo với nội dung chính sau đây:
– Tóm tắt lí thuyết
– Bài tập cơ bản có hướng dẫn giải
– Bài tập nâng cao
Chúng tôi hy vọng cuốn sách này đáp ứng được u cầu dạy và học
Vật lí theo chương trình mới.
Chúng tơi rất mong đón nhận những ý kiến xây dựng từ phía bạn đọc
để sách được hồn chỉnh hơn trong lần tái bản sau.

Tác giả: Lê Văn Thông

3


4


Chƣơng 1

CƠ HỌC
BÀI TOÁN 1:

CHUYỂN ĐỘNG CƠ HỌC

I. Kiến thức cần nhớ
1. Chuyển động cơ học
Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là
chuyển động cơ học.


2. Vật mốc: là vật được coi là đứng yên.
3. Chuyển động và đứng yên – tính tương đối của chuyển động:
– Chuyển động và đứng n có tính tương đối. Tùy thuộc vào vật được
chọn làm mốc mà một vật có thể được coi là đang chuyển động hay
đang đứng n.
– Khi khơng nói rõ vật nào làm mốc, ta hiểu ngầm rằng vật làm mốc là
Trái Đất.
4. Quỹ đạo
Quỹ đạo là đường mà vật chuyển động vạch ra trong không gian.
5. Các dạng chuyển động cơ học thường gặp
- Chuyển động thẳng (quỹ đạo là đường thẳng); chuyển động cong (quỹ
đạo là đường cong); chuyển động tròn (quỹ đạo là đường tròn).
- Tùy theo vật làm mốc mà quỹ đạo của vật có thể khác nhau.
II. Bài tập cơ bản
1. Điền vào chỗ trống của những câu sau đây cho phù hợp ý nghĩa vật lý:
a) Khi vị trí của một vật ... so với vật làm mốc, ta nói vật ấy đang ... so với
vật làm mốc đó.
b) Một vật có thể coi là... đối với vật này nhưng lại có thể coi là đứng yên... ta
nói chuyển động và đứng yên có tính...
c) Ta nói một vật chuyển động trịn khi... của vật là một ...
5


Hướng dẫn giải
a) Khi vị trí của một vật thay đổi (khơng thay đổi) so với vật làm mốc, ta
nói vật ấy đang chuyển động (đứng yên) so với vật làm mốc đó.
b) Một vật có thể coi là chuyển động đối với vật này nhưng lại có thể coi
là đứng yên đối với vật kia ta nói chuyển động và đứng n có tính
tƣơng đối.
c) Ta nói một vật chuyển động tròn khi quỹ đạo của vật là một đường tròn.

2. Hãy ghép mỗi thành phần 1, 2, 3, 4 với một thành phần a), b), c) cho phù hợp.
1. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là
2. Chuyển động của thang máy là
3. Chuyển động của một người trong đoạn cuối của một máng trượt nước
thẳng là
4. Chuyển động của ngôi nhà trong sự tự quay của Trái Đất là
a) chuyển động thẳng.
b) chuyển động cong.
c) chuyển động tròn.
Hướng dẫn giải
1 – b. Chuyển động của Trái Đất quanh Mặt Trời là chuyển động cong.
2 – a. Chuyển động của thang máy là chuyển động thẳng.
3 – a. Chuyển động của một người trong đoạn cuối của một máng trượt
nước thẳng là chuyển động thẳng.
4 – c. Chuyển động của ngôi nhà trong sự tự quay của Trái Đất là chuyển
động tròn.
III. Giải bài tập
A
C.1 Làm thế nào để nhận biết một ôtô trên đường, một chiếc thuyền trên sông,
một đám mây trên trời… đang chuyển động hay đứng n?
C.2 Hãy tìm ví dụ về chuyển động cơ học, trong đó chỉ rõ vật được chọn làm
mốc.
C.3 Khi nào vật được coi là đứng yên? Hãy tìm ví dụ về vật đứng n, trong
đó chỉ rõ vật được chọn làm mốc.
6


 Hành khách ngồi trên một toa tàu đang rời nhà ga:

Hình 1.2

C.4 So với nhà ga thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
C.5 So với toa tàu thì hành khách chuyển động hay đứng yên? Tại sao?
C.6 Hãy dựa vào các câu trả lời trên để tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của
câu nhận xét sau đây:
Một vật có thể là chuyển động …..(1)………nhưng lại là ……(2)……đối
với vật khác.
C.7 Hãy tìm ví dụ để minh họa cho nhận xét trên.
C.8 Hãy trả lời câu hỏi trên nêu ra ở đầu bài.
C.9 Hãy tìm thêm ví dụ về chuyển động thẳng, chuyển động cong, chuyển
động trịn thường gặp trong đời sống.
C.10 Mỗi vật trong hình 1.4 chuyển động so với vật nào, đứng yên so với vật
nào?

Hình 1.4
C.11 Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc khơng thay đổi thì vật
đứng n so với vật mốc”. Theo em, nói như thế có phải lúc nào cũng đúng
khơng? Hãy tìm ví dụ minh họa cho lập luận của mình.
7


Hướng dẫn giải
C.1 So sánh vị trí của ơtơ, thuyền, đám mây với một vật nào đó đứng yên bên
đường, bên bờ sơng:
– Nếu vị trí thay đổi, ta nói chúng chuyển động so với vật làm mốc.
– Nếu vị trí khơng thay đổi, ta nói chúng đứng n so với vật làm mốc.
C.2 HS tự chọn mốc và xét chuyển động của vật khác so với vật mốc đó.
Ví dụ 1: vật rơi từ trên cao xuống đất, vật làm mốc là mặt đất.
Ví dụ 2: ơtơ chuyển động trên đường, vật làm mốc là cây bên đường.
C.3 Vật khơng thay đổi vị trí đối với một vật khác chọn làm mốc thì được coi
là đứng n.

Ví dụ: người ngồi trên thuyền đang trơi theo dịng nước, vì vị trí của người
ở trên thuyền khơng đổi nên so với thuyền thì người ở trạng thái
đứng n.
Ví dụ 2: bình hoa nằm yên trên bàn, vật làm mốc là mặt bàn.
C.4 So với nhà ga thì hành khách đang chuyển động vì vị trí người này thay
đổi so với nhà ga.
C.5 So với toa tàu thì hành khách là đứng n vì vị trí của hành khách đối với
toa tàu khơng đổi.
C.6 Một vật có thể chuyển động đối với vật này nhưng lại đứng yên so với vật
khác.
C.7 Hành khách chuyển động so với nhà ga nhưng đứng yên so với tàu.
C.8 Mặt Trời thay đổi vị trí so với điểm mốc gắn với Trái Đất, vì vậy có thể
coi Mặt Trời chuyển động khi lấy mốc là Trái Đất.
C.9 Ví dụ 1: chuyển động thẳng: thả rơi quả cầu sắt từ trên cao xuống.
Ví dụ 2: chuyển động tròn: khi bánh xe lăn, mọi điểm trên vành bánh xe
đều chuyển động trịn.
Ví dụ 3: chuyển động cong: vật được ném xiên so với mặt đất.
C.10
– Ơtơ đứng n so với người lái xe, chuyển động so với người đứng bên
đường và cột điện.
– Người lái xe: đứng yên so với ôtô, chuyển động so với người bên đường và
cột điện.
8


– Người đứng bên đường: đứng yên so với cột điện, chuyển động so với ôtô
và người lái xe.
– Cột điện: đứng yên so với người đứng bên đường, chuyển động so với ôtô
và người lái xe.
C.11 Khoảng cách từ vật tới vật mốc khơng thay đổi thì vật đứng n, nói như

vậy khơng phải lúc nào cũng đúng. Có trường hợp sai, ví dụ như vật
chuyển động trịn quanh vật mốc.
B
1.1 Có một ơtơ đang chạy trên đường. Trong các câu mơ tả sau đây, câu nào
khơng đúng?
A. Ơtơ chuyển động so với mặt đường
B. Ơtơ đứng n so với người lái xe
C. Ơtơ chuyển động so với người lái xe
D. Ơtơ chuyển động so với cây bên đường
1.2 Người lái đị đang ngồi trên chiếc thuyền thả trơi theo dịng nước. Trong
các câu mơ tả sau đây, câu nào đúng?
A. Người lái đò đứng yên so với dòng nước
B. Người lái đò chuyển động so với dòng nước
C. Người lái đị đứng n so với bờ sơng
D. Người lái đị chuyển động so với chiếc thuyền
1.3 Một ơtơ chở khách đang chạy trên đường. Hãy chỉ rõ vật làm mốc khi nói:
A. Ơtơ đang chuyển động
B. Ơtơ đang đứng yên
C. Hành khách đang chuyển động
D. Hành khách đang đứng yên
1.4 Khi nói Trái Đất quay quanh Mặt Trời ta đã chọn vật nào làm mốc? Khi
nói Mặt Trời mọc đằng Đông, lặn đằng Tây, ta đã chọn vật nào làm mốc?
1.5 Một đoàn tàu hoả đang chạy trên đường ray. Người lái tàu ngồi trong
buồng lái. Người soát vé đang đi lại trên đoàn tàu. Cây cối ven đường và
tàu là chuyển động hay đứng yên so với:
a) Người soát vé
9


b) Đường tàu

c) Người lái tàu
1.6 Hãy nêu dạng của quỹ đạo và tên của những chuyển động sau đây:
a) Chuyển động của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất.
b) Chuyển động của con thoi trong rãnh khung cửi.
c) Chuyển động của đầu kim đồng hồ.
d) Chuyển động của một vật nặng được ném theo phương nằm ngang.
Hướng dẫn giải
1.1 Câu C: ôtô chuyển động so với người lái xe.
1.2 Câu A: người lái đò đứng yên so với dòng nước.
1.3 Vật mốc là:
a) Đường
b) Hành khách
c) Đường
d) Ơtơ
1.4 Mặt Trời
Trái Đất.
1.5 a) Cây cối ven đường và tàu là chuyển động
b) Cây cối ven đường là đứng yên, tàu chuyển động.
c) Cây cối ven đường là chuyển động, tàu là đứng yên.
1.6 a) Chuyển động tròn
b) Dao động
c) Chuyển động trịn
d) Chuyển động cong.
IV. Bài luyện tập
1. Một đồn tàu lúc đang chuyển động đi ngang qua một nhà ga. Hỏi:
a) Đối với nhà ga, các toa tàu có chuyển động không?

10



b) Đối với đầu tàu, các toa tàu có chuyển động khơng? Nhà ga có chuyển
động khơng?
2. Các chuyển động nào sau đây không phải là chuyển động cơ học?
A. Sự đong đưa của quả lắc đồng hồ
B. Sự rơi của chiếc lá
C. Sự di chuyển của đám mây trên bầu trời
D. Sự truyền của ánh sáng
3. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
A. Chuyển động cơ học là sự thay đổi vị trí của vật so với vật mốc
B. Khi khoảng cách từ vật đến vật làm mốc là khơng đổi thì vật đứng n
C. Chuyển động cơ học là sự thay đổi khoảng cách của vật chuyển động
so với vật mốc
D. Quỹ đạo là đường thẳng mà vật chuyển động vạch ra trong không gian
4. Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất?
Trong đội hình đi đều bước của các anh bộ đội. Một người ngoài cùng sẽ:
A. Đứng yên so với người thứ hai cùng hàng
B. Chuyển động chậm hơn người đi phía trước
C. Chuyển động nhanh hơn người đi phía trước
D. Có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn người đi trước mặt tùy việc chọn vật
làm mốc
5. Một đoàn tàu hỏa đang chuyển động đều. Nhận xét nào sau đây là khơng
chính xác?
A. Đối với đầu tàu thì các toa tàu chuyển động chạy chậm hơn
B. Đối với một toa tàu thì các toa khác đều đứng yên
C. Đối với nhà ga, đoàn tàu có chuyển động
D. Đối với tàu, nhà ga có chuyển động
6. Trời lặng gió, nhìn qua cửa xe (khi xe đứng yên) ta thấy các giọt mưa rơi
theo đường thẳng đứng. Nếu xe chuyển động về phía trước thì người ngồi
trên xe sẽ thấy các giọt mưa:
A. Cũng rơi theo đường thẳng đứng

11


B. Rơi theo đường cong về phía sau
C. Rơi theo đường thẳng về phía sau
D. Cả B và C đều đúng
7. Trường hợp nào sau đây quỹ đạo của vật là đường thẳng?
A. Viên phấn được ném theo phương ngang
B. Một ôtô chuyển động trên quốc lộ 1
C. Một máy bay bay thẳng từ sân bay Tân Sơn Nhất đến sân bay Nội Bài
D. Một viên bi sắt rơi tự do
8. Chọn câu trả lời đúng:
Theo dương lịch, một năm được tính là thời gian chuyển động của Trái
Đất quay một vòng quanh vật làm mốc là:
A. Mặt Trời

B. Mặt Trăng

C. Trục Trái Đất

D. Cả A, B, C đều đúng

9. Hãy cho biết quỹ đạo của chiếc van xe đạp khi chạy trên đường.

BÀI TỐN 2:

VẬN TỐC

I. Kiến thức cần nhớ
1. Vận tốc

Độ lớn của vận tốc (tốc độ) cho biết mức độ nhanh hay chậm của
chuyển động và được xác định bằng độ dài quãng đường đi được trong
một đơn vị thời gian.
2. Cơng thức tính vận tốc v 

S
, trong đó:
t

– v: vận tốc
– S: độ dài quãng đường đi được.
– t: thời gian vật đi hết quãng đường đó.
3. Đơn vị vận tốc phụ thuộc vào đơn vị chiều dài và đơn vị thời gian. Đơn
vị thường dùng của vận tốc là m/s và km/h.
II. Bài tập cơ bản
12


1. Một xe gắn máy có vận tốc 60km/h; một xe ôtô đi quãng đường dài 2500m
trong thời gian 100s. Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn?
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
Đề cho:

V1 = 60km/h;

Cần tìm:

V2


S = 2500m; t = 100s

Vận tốc của xe ôtô:

V2 

S 2500

 25m / s  25.3,6  90km / h  V1  60km / h
t 100

Vậy xe ôtô chuyển động nhanh hơn.
2. Một người trông thấy tia chớp ở xa, và sau đó 2,5s thì nghe thấy tiếng sấm.
Tính xem tia chớp cách người đó bao xa. Cho biết trong khơng khí thì âm
có vận tốc 330m/s, ánh sáng có vận tốc 300000km/s.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
Đề cho: V1 = 300000km/s = 3.108m/s; V2 = 330m/s; t2 – t1 = 2,5s
Cần tìm: S
Gọi t1, t2 lần lượt là thời gian truyền ánh sáng và truyền âm.
Gọi S là khoảng cách từ người đến tia chớp.
Ta có công thức: S = V1t1 = V2t2

 t 2  t1 

V V
S S
  S( 1 2 )
V2 V1
V1V2


 S(

V1V2
)(t 2  t1 )
V1  V2

 S(

3.108.330
).2,5  825m
3.108  330

III. Giải bài tập
A
13


C.1 Làm thế nào để biết ai chạy nhanh, ai chạy chậm? Hãy ghi kết quả xếp
hạng của từng học sinh vào cột 4.
C.2 Hãy tính quãng đường mỗi học sinh chạy đựơc trong 1 giây và ghi kết quả
vào cột 5.
Trong trường hợp này, quãng đường chạy được trong 1 giây gọi là vận tốc.
C.3 Dựa vào bảng kết quả xếp hạng, hãy cho biết độ lớn của vận tốc biểu thị
tính chất nào của chuyển động và tìm từ thích hợp cho các chỗ trống của
kết luận sau đây.
Độ lớn của vận tốc cho biết sự ……..(1) ….., ……(2) ……. của chuyển
động. Độ lớn của vận tốc được tính bằng …….(3) …….trong một
…………….(4)……….thời gian.
C.4 Tìm đơn vị vận tốc thích hợp cho các chỗ trống ở bảng 2.2

Bảng 2.2
Đơn vị độ dài

m

m

km

km

cm

Đơn vị thời gian

s

phút

h

s

s

m/s










Đơn vị vận tốc

Đơn vị hợp pháp của vận tốc là
met trên giây (m/s) và kilômet
trên giờ (km/h): 1 km/h 
0,28m/s.
Độ lớn của vận tốc được đo
bằng dụng cụ gọi là tốc kế
(còn gọi là đồng hồ vận tốc).

Hình 2.2
Tốc kế của xe máy

C.5 a) Vận tốc của một ôtô là 36 km/h; của một người đi xe đạp là 10,8km/h;
của một tàu hỏa là 10m/s. Điều đó cho biết gì?
b) Trong ba chuyển động trên, chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất?
C.6 Một đoàn tàu trong thời gian 1,5 h đi được quãng đường dài 81 km. Tính
vận tốc của tàu ra km/h, m/s và so sánh số đo vận tốc của tàu tính bằng các
đơn vị trên.
C.7 Một người đi xe đạp trong 40 phút với vận tốc là 12km/h. Hỏi quãng
đường đi được là bao nhiêu?

14



C.8 Một người đi bộ với vận tốc 4 km/h. Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm
việc, biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 30 phút.
Hướng dẫn giải
C.1 Cùng chạy một quãng đường 60m như nhau, bạn nào mất ít thời gian sẽ
chạy nhanh hơn. Xem bảng ở cột 4 và cột 5.
Xếp hạng
3
2
5
1
4

Họ tên học sinh
Nguyễn An
Trần Bình
Lê Văn Cao
Đào Việt Hùng
Phạm Việt

Quãng đường chạy trong 1s
6m
6,32 m
5,45 m
6,67 m
5,71 m

C.3 Dựa vào bảng xếp hạng ở câu 2: độ lớn của vận tốc
(1) Nhanh
(2) Chậm
(3) Quãng đường đi được

(4) Đơn vị
C.4 Đơn vị vận tốc là m/phút, km/h, km/s, cm/s.
C.5 a) Mỗi giờ ôtô đi được 36km. Mỗi giờ xe đạp đi được 10,8km. Mỗi giây
tàu hoả đi được 10m.
b) Muốn biết chuyển động nào nhanh nhất, chậm nhất cần so sánh số đo
vận tốc của ba chuyển động trong cùng một đơn vị vận tốc:
Ơtơ có v = 36km/h = = 10m/s
Người đi xe đạp có v =

10800m
= 3m/s
3600s

Tàu hỏa có v = 10m/s
Ơtơ, tàu hỏa chuyển động nhanh như nhau. Xe đạp chuyển động chậm nhất.
C.6 Vận tốc tàu v =

54000m
81
= 54km/h =
= 15m/s.
1,5
3600s

So sánh số đo của vận tốc khi quy về cùng loại đơn vị vận tốc. Do đó
54 > 15 khơng có nghĩa là vận tốc khác nhau.
15


C.7 Thời gian t = 40 phút =


40
2
h h
60
3

Quãng đường đi được s = v.t = 12.

2
= 8km.
3

C.8 V = 4km/h; khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc là:
s = v.t = 4.

1
= 2km.
2

B
2.1 Trong các đơn vị sau đây, đơn vị nào là đơn vị vận tốc?
A. km/h
B m/s
C km/h
D. s/m
2.2 Chuyển động của phân tử hiđrô ở 0 0C có vận tốc 1 692m/s, của vệ tinh
nhân tạo của Trái Đất có vận tốc 28 800km/h. Hỏi chuyển động nào
nhanh hơn?
2.3 Một ôtô khởi hành từ Hà Nội lúc 8h, đến Hải Phòng lúc 10h. Cho biết

đường Hà Nội – Hải Phịng dài 100km thì vận tốc của ôtô là bao nhiêu
km/h, bao nhiêu m/s?
2.4 Một máy bay bay với vận tốc 800km/h từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí
Minh. Nếu đường bay Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh dài 1400km, thì
máy bay phải bay trong bao nhiêu lâu?
2.5 Hai người đi xe đạp. Người thứ nhất đi quãng đường 300m hết 1 phút.
Người thứ hai đi quãng đường 7,5km hết 0,5h.
a) Người nào đi nhanh hơn?
b) Nếu hai người cùng khởi hành một lúc và đi cùng chiều thì sau 20 phút,
hai người cách nhau bao nhiêu km?
Hướng dẫn giải
2.1 Câu C: đơn vị của vận tốc là km/h.
2.2 Vận tốc của vệ tinh nhân tạo của Trái Đất 28 800km/h đổi ra m/s là

16


28800.1000
= 8000m/s.
3600
Nhận xét: vận tốc này lớn hơn vận tốc của phân tử hiđrô ở 00C (1692m/s).
Vậy chuyển động của vệ tinh nhanh hơn chuyển động của phân tử hiđrô.
2.3 Thời gian ôtô chuyển động là t = 10 – 8 = 2 giờ
v=

s 100
= 50km/h.

t 10  8


Đổi ra m/s:

50.100
= 13,8m/s.
3600

2.4 Thời gian máy bay phải bay:
t=

s 1400
= 1,75h = 1h 45 phút.

v 800

2.5 a) Ta có: t1 =

1
; s1 = 0,3km
60

Vận tốc của người thứ nhất v =

Vận tốc của người thứ hai v =

0,3
= 18km/h
1
60
7,5
= 15km/h

1
0,5

Người thứ nhất đi nhanh hơn người thứ hai.

20 1
 giờ. Sau thời gian này người thứ nhất vượt và cách
60 3
1
người thứ hai một đoạn đường s = (v1 – v2)t = (18 - 15). = 1km.
3
b) 20 phút =

IV. Bài luyện tập
1. Một người chạy bộ từ nhà đến nơi làm việc với vận tốc 1,5m/s hết 30 phút.
Quãng đường từ nhà người đó đến nơi làm việc là:
A. 45m

B. 0,75km

C. 2,7km

D. 3km

17


2. Chọn câu trả lời đúng. Một tàu thủy chở hành khách chuyển động đều trên
đoạn đường s = 115,2km với vận tốc 12km/h. Thời gian đi hết quãng
đường đó của tàu là:

A. t = 0,1 giờ

B t = 9,6 giờ

C. 2 giờ 67 phút

D. 2 giờ 40 phút

3. Một chiếc xe máy chuyển động với vận tốc 12m/s. Một chiếc xe ôtô chuyển
động với vận tốc 60km/h.
a) Hỏi xe nào chuyển động nhanh hơn?
b) Nếu cùng khởi hành đi từ thành phố A đi thành phố B cách nhau 120km
thì xe nào đến trước và đến trước bao lâu?
4. Vệ tinh địa tĩnh chuyển động tròn đều quanh tâm Trái Đất, cách tâm Trái
Đất 42000km.Thời gian vệ tinh quay trong 1 vịng là 24h. Tính vận tốc
của vệ tinh.
5. Cho biết:
VẬT THỂ

VẬN TỐC

Xe lửa

20m/s

Máy bay

1080km/h

Tên lửa


7,9km/s

Tàu cánh ngầm

30 hải lí /giờ = 55,6km/h

Hãy chọn đáp án đúng nhất:
A. Tàu cánh ngầm chạy chậm nhất, máy bay bay nhanh nhất trong 4
chuyển động trên
B. Xe lửa chuyển động chậm hơn tàu cánh ngầm; tên lửa chuyển động
nhanh hơn máy bay
C. Tên lửa chuyển động nhanh nhất rồi đến máy bay, sau đó là xe lửa cuối
cùng là tàu cánh ngầm
D. Tên lửa chuyển động nhanh hơn máy bay, tàu cánh ngầm chuyển động
nhanh hơn xe lửa
6. Một xe lửa chuyển động trên quãng đường dài 378km trong thời gian 7h.
Tính vận tốc của xe lửa ra đơn vị km/h và m/s.
7. Cái nào sau đây chuyển động nhanh nhất?
18


A. Vận tốc của âm thanh 330m/s
B Vận tốc trung bình của máy bay ABUS là 700km/h
C. Vận tốc phản lực 2000km/h
D. Tên lửa vũ trụ có thể đạt vận tốc 7,9km/s
8. Hãy chọn giá trị vận tốc cho phù hợp:
1. Người đi bộ

2. Xe đạp


3. Xe lửa

4. Xe vượt trên đường cao tốc

5. Máy bay

6. Vệ tinh địa tĩnh

a) 70km/h

b) 11000km/h

c) 30m/s

d) 14,4km/h

e) 800km/h

f) 5,4km/h

9. Đáp án nào sau đây là sai:
A. Vận tốc bò của ốc sên là 1,4cm/s
B Vận tốc của tàu con thoi 3400m/s
C. Vận tốc của gió bão cấp 12 là cỡ 120km/h
D. Vận tốc của âm thanh trong khơng khí 340m/s
10. Trong các bảng dự báo thời tiết, người ta thường nói đến cấp của gió bão.
Em hãy chuyển đổi vận tốc của gió thành m/s.
Gió


Tác dụng của gió trên mặt đất

Vận tốc tương
ứng tính ra km/h

Cấp 7

Tồn thể cây to lay động

51,5 đến 61

Cấp 8

Cành cây nhỏ bị gãy, đi tới
trước khó khăn.

từ 63 đến 74

Cấp 9

Gió lớn, kiến trúc nhẹ bị thiệt
hại như: bảng hiệu bị rơi.

từ 76 đến 87

Cấp 10

Cây to và nhà cửa bị đổ.

từ 88,5 đến 101


Cấp 12

Sức phá hoại rất lớn.

trên 121

19

Vận tốc tính
ra m/s


BÀI TỐN 3:

CHUYỂN ĐỘNG ĐỀU

CHUYỂN ĐỘNG KHƠNG ĐỀU
I. Kiến thức cần nhớ
1. Chuyển động đều
Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn khơng thay đổi
theo thời gian.
2. Chuyển động không đều
Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi
theo thời gian.
3. Vận tốc trung bình của một chuyển động khơng đều
Vận tốc trung bình của một chuyển động khơng đều trên một qng
S
đường được tính bằng cơng thức
Vtb  , trong đó:

t
- S: quãng đường đi được.
- t: thời gian để đi hết qng đường đó.
4.Vận tốc cũng có tính tương đối, tùy việc chọn vật làm mốc.
II. Bài tập cơ bản
1.Trái đất chuyển động quanh Mặt Trời trên một quỹ đạo elíp, qng đường
khi quay hết một vịng là 940.106km. Tính vận tốc trung bình của Trái Đất
trong chuyển động nêu trên.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt đề:
Đề cho: S = 940.106km; t = T = 365,25ngày = 365,25.24 = 8766h
Cần tìm: V
Thời gian Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời gọi là chu kỳ quay của
Trái Đất quanh Mặt Trời:
T  365,25 ngày = 365,25.24 = 8766 h
Vận tốc trung bình của Trái Đất trong chuyển động trên:

V

S 940.106

 107.103 km / h
t
8766
20


2. Một vận động viên xe đạp đi trên đoạn đường ABCD. Trên đoạn AB người
đó đi với vận tốc 36km/h mất 45 phút; trên đoạn BC với vận tốc 40km/h
trong thời gian 15 phút và trên đoạn CD với vận tốc 30km/h trong thời gian

1giờ 30phút.
a) Tính quãng đường ABCD.
b) Tính vận tốc trung bình của người đó trên quãng đường ABCD.
Hướng dẫn giải
Tóm tắt:
Đề cho:V1 = 36km/h ;

t1 = 45phút 

45
h  0,75h
60

V2 = 40km/h ;

t2 = 15phút 

15
h  0,25h
60

V3 = 30km/h ;

t3 = 1giờ 30phút = 1,5h

Cần tìm: a) S; b) VtB
a) Quãng đường ABCD:
S = AB + BC + CD = V1t1 + V2t2 + V3t3

 S = 36.0,75 + 40.0,25 + 30.1,5 = 82km

Thời gian đi từ A đến D:
t = t1 + t2 + t3 = 0,75 + 0,25 + 1,5 = 2,5h
b) Vận tốc trung bình của người đó trên qng đường ABCD:

Vtb 
Chú ý: Vtb 

S 82

 32,8km / h
t 2,5

V1t1  V2t2  V3t3
t1  t2  t3

III. Giải baøi taäp
A
C.1 Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF (H.3.1).
Theo dõi chuyển động của trục bánh xe và ghi quãng đường trục bánh xe
lăn được sau những khoảng thời gian 3 giây liên tiếp, ta được kết quả ở
bảng 3.1.
21


Hình 3.1
Bảng 3.1
AB

BC


CD

Chiều dài quãng đường s(m)

0,05

0,15

0,25 0,3

0,3

Thời gian chuyển động t(s)

3,0

3,0

3,0

3,0

Tên quãng đƣờng

DE EF

3,0

Trên quãng đường nào chuyển động của trục bánh xe là chuyển động đều,
chuyển động không đều?

22


C.2 Trong các chuyển động sau đây, chuyển động nào là đều, không đều?
a) Chuyển động của đầu cánh quạt máy khi quạt đang chạy ổn định.
b) Chuyển động của ôtô khi khởi hành.
c) Chuyển động của tàu hỏa khi vào ga.
C.3 Hãy tính độ lớn của vận tốc trung bình của trục bánh xe trên mỗi quãng
đường từ A đến D. Trục bánh xe chuyển động nhanh lên hay chậm đi?
C.4 Chuyển động của ôtô chạy từ Hà Nội đến Hải Phịng là chuyển động đều
hay khơng đều? Tại sao? Khi nói ơtơ chạy từ Hà Nội tới Hải Phịng với vận
tốc 50km/h là nói tới vận tốc nào?
C.5 Một người đi xe đạp xuống một cái dốc dài 120m hết 30s. Khi hết dốc, xe
lăn tiếp một quãng đường nằm ngang dài 60m trong 24s rồi dừng lại. Tính
vận tốc trung bình của xe trên qng đường dốc, trên quãng đường nằm
ngang và trên cả hai quãng đường.
C.6 Một đoàn tàu chuyển động trong 5 giờ với vận tốc trung bình 30km/h.
Tính qng đường đồn tàu đi được.
C.7 Xác định vận tốc trung bình của em khi chạy cự li 60m trong tiết thể dục
ra m/s và km/h.
Hướng dẫn giải
C.1 Chuyển động của trục bánh xe trên máng nghiêng là chuyển động khơng
đều vì trong cùng khoảng thời gian t = 30s, trục lăn được các quãng đường
AB, BC, CD khơng bằng nhau và tăng dần, cịn trên đoạn DE, EF là
chuyển động đều vì trong cùng khoảng thời gian 3s, trục lăn được quãng
đường bằng nhau.
C.2 a) Là chuyển động đều
b, c, d) Là chuyển động không đều.
C.3 Tính vận tốc trung bình trên qng đường AB, BC, CD.
VAB = 0,017m/s; VBC = 0,05m/s; VCD = 0,08m/s

Từ A đến D: chuyển động của trục bánh xe là nhanh dần.
C.4 Chuyển động của ôtô từ Hà Nội đến Hải Phịng là chuyển động khơng
đều, 50km/h là vận tốc trung bình.
C.5 v tb 

s1 120
s
60

= 4m/s ; v tb  2 
= 2,5m/s
t1
30
t 2 24
23


Vận tốc trung bình trên cả hai quãng đường

v tb 

s1  s 2 120  60
= 3,3m/s

t1  t 2
30  24

C.6 Quãng đường đoàn tàu đi được: s = v.t = 30.5 = 150 km.
C.7 HS tự đo thời gian chạy cự li 60m và tính vtb
B


A

D

C

B

Hình 3.1
3.1 Hình 3.1 ghi lại các vị trí của hịn bi khi nó lăn từ A đến B trên các đoạn từ
đường AB, BC, CD sau những khoảng thời gian bằng nhau. Trong các câu
của mỗi phần sau đây, câu nào mơ tả đúng tính chất chuyển động của hịn bi?
Phần 1
A. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường AB
B Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường CD
C. Hòn bi chuyển động đều trên đoạn đường BC
D. Hòn bi chuyển động đều trên cả quãng đường từ A đến D
Phần 2
A. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường AB
B Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường BC
C. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên đoạn đường CD
D. Hòn bi chuyển động nhanh dần trên suốt đoạn đường AD
3.2 Một người đi được quãng đường s1 hết t1 giây, đi được quãng đường tiếp
theo s2 hết t2 giây. Trong các cơng thức dùng để tính vận tốc trung bình của
người này trên cả hai quãng đường s1 và s2 công thức nào đúng?

24



s1  s 2
t1  t 2

A. v tb 

v1  v2
2

B v tb 

C. v tb 

v1 v 2

s1
t2

D. Cả ba công thức đều không đúng.

3.3 Một người đi bộ đều quãng đường đầu dài 3 km với vận tốc 2m/s. Ở quãng
đường sau dài 1,9km người đó đi hết 0,5h. Tính vận tốc trung bình của
người đó trên cả hai quãng đường.
3.4 Kỉ lục thế giới về chạy 100m do lực sĩ Lơ-vit người Mĩ đạt được là 9,86
giây. Hỏi:
a) Chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua là khơng đều. Tại
sao?
b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên này ra m/s và km/h.
3.5 Cứ sau 20s, người ta lại ghi lại quãng đường chạy được của một vận động
viên chạy 1000m. Kết quả như sau:
Thời gian (s)


0

Quãng đường (m) 0

20

40

60

80

100 120 140 160 180

140 340 428 516 604 692 780 880 1000

a) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong mỗi khoảng thời gian.
Có nhận xét gì về chuyển động của vận động viên này trong cuộc đua?
b) Tính vận tốc trung bình của vận động viên trong cả chặng đường đua.
3.6 Một vận động viên đua xe đạp vô địch thế giới đã thực hiện cuộc đua vượt
đèo với kết quả như sau: (hình 3.2)

B

A

C

xuất phát

Hình 3.2

Quãng đường từ A đến B: 45km trong 2 giờ 15 phút.
Quãng đường từ B đến C: 30km trong 24 phút.

25

D

Đích


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×