Tải bản đầy đủ (.pdf) (169 trang)

Quản lý hoạt động tương tác với thính giả trong các chương trình phát thanh trực tiếp của trung tâm truyền thông tỉnh quảng ninh (khảo sát cả 3 chương trình từ 1 2019 đến 12 2019)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 169 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ MAI HƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC VỚI THÍNH GIẢ
TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP
CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH
(Khảo sát từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019)

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

HÀ NỘI – 2020


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

TRẦN THỊ MAI HƢƠNG

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC VỚI THÍNH GIẢ
TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP
CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH


(Khảo sát từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019)

Ngành

: Báo chí học

Chuyên ngành

: Quản lý báo chí truyền thơng

Mã số

: 8 32 01 01

LUẬN VĂN THẠC SĨ BÁO CHÍ HỌC

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS.Trƣơng Thị Kiên

HÀ NỘI – 2020


Luận văn đã đƣợc sửa chữa theo khuyến nghị của Hội đồng
chấm luận văn cao học.
Hà Nội, ngày

tháng 8 năm 2020

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

PGS,TS. Nguyễn Thị Trƣờng Giang



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi. Luận
văn được hồn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS,TS. Trương Thị
Kiên. Tài liệu và số liệu trích dẫn trong đề tài là hoàn toàn trung thực và đáng
tin cậy. Kết quả nêu trong luận văn khơng trùng lặp với những cơng trình đã
được nghiên cứu trước đây.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Trần Thị Mai Hƣơng


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS,TS. Trương Thị Kiên- Phó
Trưởng Khoa Báo chí- Học viện Báo chí và Tuyên truyền, người đã trực tiếp
hướng dẫn tơi thực hiện luận văn này. Trong q trình làm việc, tôi rất may
mắn học hỏi được phong cách làm việc khoa học, nghiêm túc, sự nghiên cứu
cẩn thận và tỉ mỉ của PGS,TS. Trương Thị Kiên.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Trung tâm truyền thông tỉnh
Quảng Ninh, lãnh đạo các phòng, đồng nghiệp trong cơ quan đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi, hỗ trợ, góp ý trong quá trình thu thập số liệu và thực hiện đề tài.
Những thông tin thu thập được, những ý kiến đóng góp của các thầy
cơ giáo, của các bạn đồng nghiệp là những tư liệu hết sức hữu ích, thiết thực
và là cơ sở quan trọng để tơi có thể hoàn thành luận văn này.
Tác giả luận văn

Trần Thị Mai Hƣơng



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG
TƢƠNG TÁC VỚI THÍNH GIẢ TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT
THANH TRỰC TIẾP ................................................................................... 17
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................. 17
1.2. Vai trò của quản lý hoạt động tương tác với thính giả trong các chương
trình phát thanh trực tiếp .............................................................................. 26
1.3. Chủ thể, khách thể, nội dung, phương thức quản lý hoạt động tương tác
với thính giả trong chương trình phát thanh trực tiếp .................................. 31
1.4. Một số yêu cầu để đảm bảo chất lượng quản lý hoạt động tương tác .. 41
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC VỚI
THÍNH GIẢ TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC
TIẾP CỦA TRUNG TÂM TRUYỀN THÔNG TỈNH QUẢNG NINH ... 52
2.1. Khái quát về 3 chương trình phát thanh trực tiếp thuộc diện khảo sát tại
Trung tâm truyền thông Tỉnh Quảng Ninh .................................................. 52
2.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động tương tác trong các chương trình
phát thanh trực tiếp ...................................................................................... 59
2.3. Thành công, hạn chế của quản lý hoạt động tương tác với thính giả và
nguyên nhân ................................................................................................. 93
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG QUẢN
LÝ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG TÁC VỚI THÍNH GIẢ TRONG CÁC
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP TẠI TRUNG TÂM
TRUYỀN THƠNG TỈNH QUẢNG NINH .............................................. 103
3.1. Tính tất yếu khách quan phải nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
tương tác với thính giả hiện nay ................................................................ 103
3.2. Một số Giải pháp ................................................................................. 105
3.3. Một số kiến nghị ................................................................................. 116
KẾT LUẬN .................................................................................................. 120
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÓM TẮT LUẬN VĂN


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Biểu đồ 2.1: Tỷ lệ phản hồi của thính giả trong các chương trình PTTT.
Đơn vị: %.................................................................................... 86
Biểu đồ 2.2: Đánh giá hiệu quả hoạt động tương tác của các chương trình
PTTT. Đơn vị: % ........................................................................ 94
Biểu đồ 2.3: Thống kê số lượng cuộc gọi điện tương tác thính giả thơng qua
đường dây nóng năm 2019. Đơn vị: 1.000 cuộc gọi .................. 95
Biểu đồ 2.4. Tình hình tiếp cận và tương tác chương trình Bác sỹ của bạn
thông qua faceboook năm 2019. Đơn vị: lượt ............................ 96
Sơ đồ 2.1: Mơ hình tương tác trong chương trình Bác sỹ của bạn .............. 69
Sơ đồ 2.2: Mơ hình tương tác trong chương trình Radio QN- Giờ cao điểm..... 70


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTV

Biên tập viên

KTV

Kỹ thuật viên

PTTH

Phát thanh truyền hình


PTTT

Phát thanh trực tiếp

PV

Phóng viên

MC

Người dẫn chương trình

CTV

Cộng tác viên

PGS.TS

Phó giáo sư, Tiến sĩ

ATGT

An tồn giao thơng

TBT

Tổng biên tập

PTBT


Phó tổng biên tập

TGĐ

Tổng giám đốc

PTGĐ

Phó tổng giám đốc



Giám đốc

PGĐ

Phó giám đốc


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đối với loại hình báo phát thanh, ở tất cả các dạng chương trình, từ
chương trình khơng phát sóng trực tiếp, chương trình trực tiếp, đến chương
trình phát thanh trên mạng Internet, đều xuất hiện yếu tố tương tác.
Với các chương trình phát thanh trực tiếp, sự tham gia của thính giả sẽ
tạo nên bầu khơng khí giao lưu cởi mở, giúp chương trình sống động hơn. Từ
đó, chương trình như một bức tranh âm thanh với nhiều giai điệu sẽ thu hút
nhiều người cùng lắng nghe, suy ngẫm và đồng cảm nên có thể tạo ra những

hiệu ứng lan tỏa lớn hơn. Đây là ưu thế hơn hẳn của phát thanh trực tiếp có
tính tương tác so với chương trình phát thanh chỉ có sự xuất hiện của phóng
viên, biên tập viên và phát thanh viên.
Tương tác là một trong những đặc điểm của báo chí truyền thơng hiện
đại. Sự tác động qua lại liên tục, trực tiếp giữa báo chí và cơng chúng giúp
cho các ý kiến phản ánh, nhu cầu thông tin được phản ánh khách quan, chân
thực, đầy đủ và đa chiều. Thông qua hoạt động tương tác, các cơ quan báo chí
nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của công chúng, đề xuất với
các cơ quan quản lý có những điều chỉnh về các quy định, chính sách, đưa ra
những giải pháp kịp thời, giải quyết những vấn đề nổi cộm trong xã hội.
Chính vì vậy, có thể nói,tương tác là một trong những chìa khóa làm
gia tăng giá trị của các chương trình phát thanh trực tiếp khi hướng tới đối
tượng đích là thính giả. Thơng qua chương trình phát thanh trực tiếp, đã tạo ra
sự bình đẳng trong hoạt động truyền thơng, khi thính giả cũng có thể trở thành
chủ thể của chương trình. Tương tác làm cho chương trình phát thanh trực
tiếp thành phi biên giới và khơng cịn bị giới hạn về đối tượng.
Tại Đài PTTH Quảng Ninh (nay là Trung tâm truyền thơng Tỉnh QN)
đã thực hiện chương trình phát thanh trực tiếp từ năm 2009 với chương trình
đầu tiên là “60 phút Bạn và tơi”. Đây là chương trình dành cho giới trẻ, là sân


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

2

chơi bổ ích để các bạn trẻ chia sẻ cảm xúc và bày tỏ quan điểm sống của
mình. Chương trình đã thực sự thu hút lượng thính giả rất lớn tham gia và
khơng có giới hạn về khoảng cách địa lý. Tiếp nối sự thành cơng của chương
trình, cùng với việc bắt kịp xu hướng phát triển của phát thanh hiện đại, các
chương trình “Radio Quảng Ninh- Giờ cao điểm”; “Bác sỹ của bạn” và

chương trình “Music+” phát sóng trên tần số 97,8Mhz lần lượt ra đời. Đây
cũng chính là các chương trình phát thanh trực tiếp và là chương trình “đinh”
của thể loại báo phát thanh tại Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đến
thời điểm hiện nay.
Chương trình “Radio Quảng Ninh- Giờ cao điểm” ra đời vào tháng 5
năm 2011, đây là chương trình nhằm tăng cường phổ biến kiến thức về
ATGT, phản ánh và thông tin về tình hình giao thơng trên địa bàn Tỉnh. Thời
lượng phát sóng vào 6h30 - 70h30 và 16h00- 18h00 hàng ngày.
Chương trình “Bác sỹ của bạn” ra đời 10/03/2018. Thời lượng phát
sóng 60 phút, từ 10h15” – 11h15” vào các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần.
Thông qua chương trình, chun gia sẽ thơng tin, tư vấn sức khỏe trực tiếp
trên sóng phát thanh, mạng xã hội, tổng đài điện thoại… Chương trình được
xem là “cánh tay nối dài” của các y, bác sĩ, chứa đựng nhiều thông tin hữu
ích, đáng tin cậy về sức khỏe của con người.
Chương trình “Music+” ra đời từ năm 2017, đây là chương trình quà tặng
âm nhạc dành cho mọi lứa tuổi. Chương trình được phát vào 19h00 đến 20h00 thứ
6 hàng tuần. Thính giả khi tham gia chương trình có thể được thưởng thức hoặc
tặng cho người thân, bạn bè những ca khúc mà mình u thích.
Việc quản lý hoạt động tương tác ở cả 3 chương trình đã thực sự mang
lại thành cơng trong mỗi chương trình lên sóng. Với việc xây dựng nội dung
fomat chương trình và hình thức tương tác với thính giả thể hiện một cách
phù hợp đã tạo được sự quan tâm, tham gia của đông đảo công chúng.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

3


Tuy nhiên, bởi là chương trình trực tiếp, nên có độ rủi ro cao do những
tình huống bất ngờ có thể xảy ra. Vì vậy, việc quản lý hoạt động tương tác là
đặc biệt cần thiết, đóng vai trị rất quan trọng trong việc kiểm sốt, kiểm
chứng thơng tin của người lên sóng, đảm bảo an tồn, tránh các yếu tố rủi ro,
cũng như việc xử lý các tình huống cũng ln đảm bảo các yếu tố tránh tình
trạng bị cháy sóng.
Thực tế hiện nay, việc quản lý hoạt động tương tác trong các chương
trình phát thanh trực tiếp cịn nhiều hạn chế nhất định. Do đó, việc phân tích,
khảo sát, đánh giá hoạt động tương tác với thính giả trong các chương trình
phát thanh trực tiếpcủa Trung tâm truyền thông Tỉnh Quảng Ninh là hoạt
động cần thiết, từ trước đến nay chưa có ai nghiên cứu. Trên cơ sở đó tơi đã
quyết định chọn đề tài “Quản lý hoạt động tương tác với thính giả trong các
chương trình phát thanh trực tiếp của Trung tâm truyền thơng Tỉnh Quảng
Ninh”(Khảo sát cả 3 chương trình từ 1.2019 đến 12.2019) làm đề tài cho luận
văn Thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học. Những kết quả của luận văn có thể
làm phong phú hơn nguồn tài liệu về hoạt động quản lý trong các chương
trình phát thanh trực tiếp mang tính tương tác cao.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Thời gian qua, có khá nhiều cuốn sách, đề tài khóa luận, luận văn
nghiên cứu về các chương trình phát thanh trực tiếp nói chung và tính tương
tác trong chương trình phát thanh nói riêng. Trong phạm vi liên quan gần với
đề tài này, có thể kể một số nghiên cứu như sau:
2.1. Đề tài về quản lý báo chí
Sách “Thơng tin báo chí với cơng tác lãnh đạo, quản lý” do Nhà xuất
bản Thơng tấn, phát hành 2017. Nhóm biên soạn cuốn sách gồm 56 nhà khoa
học, nhà báo, nhà giáo của Thông tấn xã Việt Nam, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền, Ban Tuyên giáo trung ương… Các tác giả đã phân tích, làm rõ
cơ sở lý luận và thực tiễn của vấn đề thơng tin báo chí với công tác lãnh đạo,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

4

quản lý ở Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế. Phổ biến
kinh nghiệm về việc phát huy vai trị của thơng tin báo chí đối với cơng tác
lãnh đạo, quản lý một số nước trên thế giới.
Trong cuốn sách “Công tác lãnh đạo, quản lý báo chí trong 25 năm
tiến hành sự nghiệp đổi mới”, PGS. TS Nguyễn Thế Kỷ (chủ biên) đề cập đến
nội dung, phương thức, sự đổi mới tư duy, phong cách lãnh đạo, quản lý của
Đảng và Nhà nước đối với báo chí; chỉ ra những ưu điểm và hạn chế, đề xuất
giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác lãnh đạo, quản lý báo chí
của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới. [26]
Nói về vai trị của cơ quan báo chí trong lĩnh vực quản lý báo chí, theo
TS. Đặng Quốc Bảo: “Báo chí là tiếng nói của Đảng, Nhà nước, tổ chức
chính trị- xã hội và là diễn đàn của nhân dân, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp
của Đảng, sự quản lý của Nhà nước và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật;
phải đảm bảo tính chiến đấu và tính đa dạng của hoạt động báo chí. Báo chí
là cơ quan của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị- xã hội- nghề nghiệp
đặt dưới sự lãnh đạo toàn diện, triệt để của Đảng và sự quản lý của Nhà
nước” [4, tr.26].
Cũng nói về vấn đề quản lý báo chí, TS. Nguyễn Trí Nhiệm nêu rõ vai
trị của nhà báo: “Trong lĩnh vực tham gia công tác lãnh đạo, quản lý và phản
biện xã hội, nhà báo phải có “tầm” nhưng cũng phải có “tâm” trong sáng.
Bởi một thơng tin khơng chính xác, khơng khách quan cũng có thể gây hậu
quả cho xã hội, làm phức tạp vấn đề, tiêu tốn tiền của nhân dân; có thể xúc
phạm đến danh dự, nhân phẩm của người tốt” [30, tr.12].
PGS. TS Trương Thị Kiên cũng có nêu: “Quản trị tịa soạn báo chí là

hoạt động họach định, tổ chức, kiểm tra, đánh giá công việc của tòa soạn căn
cư trên những nội quy, quy chế nhất định mà tòa soạn đặt ra, nhằm đảm bảo
mọi hoạt động ổn định, có hiệu quả, với mục đích cao nhất là đem lại sản
phẩm báo chí (tờ báo, chương trình phát thanh, truyền hình) có chất lượng,

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

5

đáp ứng nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền của cơ quan báo chí, u cầu của
cơng chúng và đem lại lợi nhuận, thúc đẩy phát triển của tòa soạn báo chí
đó”. Bên cạnh đó, PGS. TS Trương Thị Kiên cịn nói rõ hơn về việc quản trị
tịa soạn dưới góc độ vĩ mơ và vi mơ: “Ngồi hoạt động quản trị tòa soạnđược hiểu là quản lý báo chí ở cấp độ vi mơ, cịn có hoạt động quản lý ở cấp
độ vĩ mô. Đây là hoạt động của các cơ quan được Đảng, Nhà nước giao
nhiệm vụ quản lý đối với cơ quan báo chí” [24, tr.155].
Trong cuốn sách “Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam”
nhà báo Đỗ Q Dỗn đã tập trung làm rõ thực trạng tình hình, những vấn đề
đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển báo chí hiện nay và đưa ra
những giải pháp cơ bản cho công tác quản lý thông tin báo chí Việt Nam.
Đề cập đến vai trị quan trọng của cơng tác quản lý báo chí, theo tác giả
Đỗ Q Dỗn: “Trong bối cảnh tình hình thế giới và trong nước có nhiều
diễn biến phức tạp, làm tốt cơng tác chỉ đạo, quản lý báo chí chính là tạo lập
cơ sở, điều kiện cho báo chí phát triển theo xu hướng tích cực, bảo đảm tính
khoa học về số lượng, hình thức, hình thức, chất lượng, góp phần phát triển
kinh tế- xã hội, giữ vững ổn định chính trị, nhằm thực hiện hai nhiệm vụ chiến
lược là xây dựng là xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” [10, tr.66].
Sách “Cẩm nang quản lý phát thanh truyền hình” của Keith Jacson, Phil

Charlay Tom Hogan do Đài Tiếng nói Việt Nam dịch và xuất bản (2010) là
cơng trình phổ biến những kinh nghiệm quản lý trong lĩnh vực phát thanh
truyền hình. [51].
Bài báo khoa học “Đổi mới tư duy về quản lý báo chí trong tình hình
mới”, tạp chí Quản lý nhà nước số 233, tháng 6/2015 của tác giả Nguyễn Thị
Mai Anh [1]. Trong điều kiện hội nhập, trong bối cảnh công nghệ thông tin và
truyền thông đa phương tiện phát triển vượt bậc, nghiên cứu đã đề xuất các
giải pháp quản lý nhà nước về báo chí phù hợp, hiệu quả hơn nhằm tiếp tục
tạo điều kiện cho báo chí phát triển đúng hướng là cần thiết.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

6

Luận án Tiến sĩ báo chí học “Quản lý báo chí điện tử ở nước ta trong
giai đoạn hiện nay” của tác giả Doãn Thi Thuận [40] trên cơ sở hệ thống hóa
những vấn đề lý luận, bước đầu đã xây dựng khung lý thuyết cho đề tài, luận
án khảo sát, phân tích thực trạng quản lý báo điện tử, chỉ ra những kết quả đã
đạt được và những hạn chế trong công tác quản lý báo điện tử, từ đó luận án
đưa ra một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao hiệu quả quản lý
báo điện tử, giúp báo điện tử phát triển đúng hướng, phục vụ tốt nhu cầu cơng
chúng và lợi ích quốc gia.
Các cơng trình nghiên cứu khoa học nêu trên sẽ cơ sở lý luận quan
trọng để tác giả hiểu rõ hơn về vai trò và tầm quan trọng của việc quản lý báo
chí, nhất là trong giai đoạn hiện nay.
2.2. Đề tài về báo phát thanh
Liên quan đến phát thanh, chương trình phát thanh, phát thanh trực tiếp,

những đặc điểm của phát thanh, có một số sách, giáo trình đề cập đến vấn đề này:
Cuốn sách “Báo phát thanh”, Phân viện Báo chí & Tun truyền- Đài
Tiếng nói Việt Nam, Nxb Văn hóa- Thơng tin cung cấp thơng tin căn bản nhất
về phát thanh và đề cập một cách khá toàn diện về những vấn đề của phát
thanh Việt Nam hiện đại.
Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí- tác giả Nguyễn Văn Dững đã khái
quát lịch sử phát triển của phát thanh và những thế mạnh, hạn chế của loại
hình phương tiện truyền thơng này. Tác giả nêu rõ: “Chất liệu chính của phát
thanh là sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc trong việc tái hiện cuộc sống
hiện thực” [tr.113].
Trong cuốn “Lý luận phát thanh” (Nxb Văn hóa- thơng tin, H. 2003), ở
chương 1, tác giả Đức Dũng đã dành 21 trang để đề cập đến phát thanh trực
tiếp. Tác giả khẳng định “Có thể nói phát thanh trực tiếp là hình thức thể hiện
mới của phát thanh hiện đại, tạo ra sự hấp dẫn mới cho làn sóng phát thanh.
Tính thời sự và sự gần gũi, thân mật là hai yếu tố đảm bảo sức mạnh của phát

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

7

thanh trong bối cảnh của đời sống hiện đại và phát thanh trực tiếp đã có cả hai
ưu thế quan trọng này”.
Trong bài viết “Phương thức sản xuất chương trình phát thanh hiện đại
ở Việt Nam”, tác giả Đức Dũng đã chỉ ra rằng, xu hướng chuyển sang phương
thức sản xuất mới như phát thanh trực tiếp, phát thanh nhìn, phát thanh trên
internet là sự tất yếu. Tác giả khẳng định: “Phát thanh hiện đại là sự kế thừa
và phát triển của phát thanh truyền thống với những thay đổi trong phương

thức sản xuất các chương trình phát thanh dựa trên nền tảng của công nghệ,
kỹ thuật mới để tạo ra được chất lượng nội dung và hình thức mới, từ đó đem
lại hiệu quả tác động mới cho những lớp công chúng mới” [tr.77].
“Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp” do Đài Tiếng nói Việt
Nam- Bộ Văn hóa thơng tin- Tổ chức SiDa (Thụy Điển) phối hợp sản xuất
năm 2005. Nội dung sách được biên soạn từ kinh nghiệm của các giảng viên
nước ngoài về cách thực hiện các chương trình phát thanh trực tiếp dành cho
những người làm phát thanh Việt Nam.
Cuốn sách “Báo phát thanh lý thuyết và kỹ năng cơ bản” của tác giả Đinh
Thị Thu Hằng đề cập đến những lý luận cơ bản về báo phát thanh. Tác giả giới
thiệu về quá trình hình thành và phát triển của báo phát thanh; đặc trưng, công
chúng và phương tiện hoạt động, viết và biên tập cho báo phát thanh, các thể loại
của báo phát thanh và tổ chức sản xuất chương trình phát thanh. [17].
Trong cuốn sách “Các thể loại báo phát thanh” do PGS.TS. Đinh Thị
Thu Hằng làm chủ biên [18] nêu vai trò và đặc điểm của từng thể loại phát
thanh: tin, phóng sự, diễn đàn, tọa đàm… Đồng thời, cung cấp những kiến
thức và kỹ năng cho phóng viên trong quá trình tác nghiệp.
“Phát thanh trực tiếp” của tác giả GS. TS. Vũ Văn Hiền và TS. Đức
Dũng (chủ biên) [19] đã phân tích vai trị quan trọng của chương trình phát
thanh trực tiếp (PTTT) đối với báo phát thanh trong bối cảnh cạnh tranh gay
gắt giữa các loại hình truyền thơng hiện đại. Cuốn sách cung cấp những lý

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

8

thuyết cơ bản về phát thanh tương tác trực tiếp, những đặc điểm và các dạng

của chương trình PTTT, cũng như quy trình thực hiện các chương trình này.
Từ đó rút ra những kết luận khoa học để định hướng thực tiễn và đáp ứng
được những yêu cầu đối với việc sản xuất các chương trình PTTT. Cuốn sách
cũng khẳng định, hoạt động tương tác là một phần khơng thể thiếu của các
chương trình PTTT, phát thanh mở.
Một số cuốn sách chuyên khảo về phát thanh như cuốn “Dựng nghiệp
phát thanh” (2005) và cuốn “70 năm Đài Tiếng nói Việt Nam” (2015) có nội
dung chung đề cập đến sự hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt
Nam từ năm 1945 đến nay [tr.11].
Ngoài ra, trên thế giới cũng có nhiều cơng trình nghiên cứu về lý luận
và thực tiễn của phát thanh:
Trong cuốn sách “Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanh” của
Lois Baird, Trường phát thanh- Truyền hình và Điện Ảnh Australia [53] và
cuốn “Nghề phát thanh” của tác giả Michel Keye và Andrew Popperwel [50]
cũng có nội dung đề cập đến PTTT.
Tác giả Clas Thor đề cập đến công việc của biên tập viên trong cuốn
“Use Media to teach media” [50] giúp người đọc hình dung và có thêm kiến
thức để làm chủ truyền thông và tăng cường chất lượng công tác quản lý tổ
chức sản xuất, từ đó nâng cao hiệu quả truyền thơng.
Các nghiên cứu này đã giúp tác giả có được cái nhìn tổng quát về bức
tranh báo phát thanh hiện đại, cung cấp những kiến thức về đặc trưng loại
hình và các thể loại báo phát thanh. Qua đó giúp người viết có những so sánh,
đánh giá phù hợp khi phân tích các chương trình phát thanh trực tiếp hiện nay.
2.3. Đề tài về quản lý hoạt động tương tác trong báo chí và trong
chương trình phát thanh
Như đã đề cập ở phần trên, tương tác là một trong những đặc điểm của
phát thanh hiện đại. Nhiều cơng trình khoa học đã bàn về hoạt động tương tác
trong báo chí nói chung và phát thanh nói riêng. Cụ thể:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

9

Trong cuốn “Báo chí và Dư luận xã hội”, tác giả Nguyễn Văn Dững đã
chỉ ra tương tác là một trong nhiều đặc điểm phương thức thông tin báo chí
hiện đại. “Mục đích của tương tác và đối thoại xã hội trên báo chí là nâng
cao năng lực và hiệu quả tác động của báo chí, tạo sự đồng thuận, khơi dậy
và tập trung, phát huy tối đa nguồn lực quốc gia vì mục tiêu phát triển bền
vững” [5, tr. 163].
Bài báo “Tính tương tác trên báo phát thanh truyền thống và phát
thanh hiện đại” của TS. Phạm Thị Thanh Tịnh [36] đưa ra khái niệm về
tương tác, biểu hiện của tính tương tác trong một số chương trình phát thanh
và vai trị của tính tương tác đối với phát thanh…
Luận văn “Tính tương tác trên kênh VOVGT quốc gia” năm 2014 [47],
tác giả Mai Kiều Tuyết đã phân tích một số chương trình tương tác đặc biệt
của kênh VOVGT như chương trình Giờ cao điểm, 365 ngày hạnh phúc, Phía
sau tội ác. Tác giả cơ bản làm rõ cách thức tương tác của từng chương trình,
làm rõ thực trạng tương tác của kênh VOVGT, những vấn đề gặp phải và từ
đó đề xuất những giải pháp phù hợp. Tuy nhiên, tác giả chưa đưa ra những
giải pháp tổ chức và quản lý hoạt động tương tác trong các chương trình này.
Luận văn “Tổ chức sản xuất và quản lý chương trình phát thanh “Giờ
cao điểm” trên kênh VOVGT- Đài Tiếng nói Việt Nam năm 2018 [48] của
tác giả Nguyễn Xuân Tú mới đề cập đến thực trạng tổ chức sản xuất nội dung
của chương trình Giờ cao điểm, chưa đề cập đến hoạt động quản lý, chỉ đạo
nội dung chương trình cũng như các hoạt động tương tác trong các chương
trình PTTT khác.
Tương tác trên phát thanh là vấn đề nhận được sự quan tâm của lãnh

đạo Đài TNVN và lãnh đạo các Ban, cùng toàn bộ các nhà báo, phóng viên.
Những năm gần đây, nhiều hệ, kênh phát thanh của Đài đã thực hiện nhiều
cơng trình nghiên cứu khoa học nhằm đề xuất những giải pháp để nâng cao
hiệu quả tương tác trong các chương trình phát thanh. Một số cơng trình
nghiên cứu đã được nghiệm thu và có đóng góp quan trọng về lý luận và thực
tiễn. Chẳng hạn:

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

10

Đề tài khoa học “Nâng cao chất lượng và hiệu quả các chương trình
phát thanh có giao lưu, tương tác với thính giả trên sóng Đài Tiếng nói Việt
Nam” của Thạc sĩ Đặng Thị Huệ, thực hiện năm 2008 [22]. Tác giả đã chỉ ra
phát thanh tương tác là xu thế tất yếu của phát thanh hiện đại, đồng thời khái
quát bức tranh tương tác trên sóng phát thanh của Đài TNVN. Tuy nhiên, 3
chương trình thuộc diễn khảo sát đại diện của các hệ phát thanh Hệ Thời sự,
Chính trị Tổng hợp, Hệ Văn hóa Đời sống Khoa giáo, Hệ Âm nhạc- Thơng tin
và giải trí nên chưa đề cập đến nên chưa đề cập đến các chương trình mang
tính đặc thù trên Kênh VOVGT.
Cơng trình nghiên cứu khoa học “Nghiên cứu các giải pháp nâng cao
hiệu quả tiếp nhận và xử lý tin giao thông trên kênh VOVGT FM 91 MHz”
năm 2010, của Ths. Kim Ngọc Anh- Phó Giám đốc Trung tâm Quảng cáo và
Dịch vụ phát thanh- Đài TNVN [2]. Trong đề tài này, vấn đề tương tác cũng
được đặt ra như một trong các công cụ để phục vụ cho việc thu thập thông tin,
xử lý thông tin của VOVGT. Tuy nhiên, do đối tượng nghiên cứu của tác giả
là “quá trình tiếp nhận và xử lý thông tin trên Kênh VOVGT” nên tập trung

chủ yếu q trình tiếp nhận thơng tin của Giờ cao điểm mà chưa đề cập đến
nội dung và cách thức tương tác của thính giả với chương trình.
Đề tài nghiên cứu khoa học “Truyền thông tương tác tại Đài TNVNthực trạng và giải pháp” năm 2011 của Ths. Tạ Đức Toàn [35] đã nghiên cứu
về tương tác trong các loại hình truyền thơng của Đài TNVN, bao gồm phát
thanh, truyền hình, báo mạng điện tử. Dựa trên kết quả khảo sát trên 2 kênh
phát thanh VOVGT, VOV1, tác giả đã chỉ ra đặc trưng tương tác của từng
kênh, đánh giá những mặt thành công và hạn chế của hoạt động tương tác trên
từng kênh đó. Tuy nhiên, sự khảo sát đánh giá về hoạt động tương tác trên
Kênh VOVGT mới được tiến hành một cách khái quát, chưa sâu và chưa chỉ
ra được những đặc tính tương tác riêng của Kênh phát thanh chuyên biệt.
Khóa luận “Kỹ năng dẫn chương trình phát thanh tương tác trực tiếp
60 phút Bạn và tôi của Đài PTTH Hà Nội 2” của tác giả Nguyễn Thị Huyền

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

11

(Học viện Báo chí và tuyên truyền, 2009). Trong khóa luận, tác giả Nguyễn
Thị Huyền tập trung nghiên cứu vào những kỹ năng của người dẫn chương
trình trong chương trình “60 phút Bạn và tơi” của Đài PTTH Hà Nội 2.
Khóa luận “Các hình thức tương tác giữa thính giả với chương trình phát
thanh của tác giả Ngơ Thái Hà” (Học viên Báo chí và tun truyền, 2009).Trong
khóa luận này, tác giả chỉ dừng lại ở việc chỉ ra yếu tố tương tác giữa thính giả với
một số chương trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Khóa luận “Vấn đề tương tác trên kênh phát thanh giao thơng- Đài
Tiếng nói Việt Nam FM 91 MHz” của tác giả Kim Văn Hiền (Bảo vệ năm
2009, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Khóa luận chỉ ra

việc thực hiện tính tương tác trên kênh phát thanh giao thơng của Đài Tiếng
nói Việt Nam trong chương trình “Giờ cao điểm”, đồng thời cũng chỉ ra điểm
mạnh, hạn chế của việc thực hiện tương tác trên kênh phát thanh này.
Khóa luận “Tính tương tác của chương trình phát thanh trong hai
chương trình “Hành trình cùng bạn” của Đài PTTH Hà Nội và “Cửa sổ tình
yêu” của Đài Tiếng nói Việt Nam”của tác giả Vũ Đức Huỳnh (Bảo vệ năm
2011, tại Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Trong khóa luận tác
giả chỉ dừng lại ở việc đánh giá hiệu quả tính tương tác của hai chương trình
từ phía thính giả.
Luận văn “Chương trình phát thanh trực tiếp trên Đài Tiếng nói nhân
dân TP Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thị Anh Đào (Bảo vệ năm 2011, tại
Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn). Trong đó, tác giả đã dành
chương 1 để đưa ra những lý luận chung về phát thanh trực tiếp. Theo tác giả,
phát thanh trực tiếp có ưu thế trong việc cung cấp thông tin nhanh, tức thời.
Đồng thời phát thanh trực tiếp cịn hấp dẫn thính giả bởi tính tương tác cao.
Như vậy có thể thấy, đến nay đã có khá nhiều đề tài nghiên cứu liên quan
đến quản lý báo chí, phát thanh trực tiếp, tương tác báo chí, tương tác phát thanh
cũng như nghiên cứu về các chương trình phát thanh trực tiếp tại Trung tâm

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

12

truyền thơng Tỉnh Quảng Ninh ở các khía cạnh khác nhau, nhưng chưa có đề tài
quản lý hoạt động tương tác trong các chương trình phát thanh trực tiếp tại Trung
tâm truyền thông Tỉnh Quảng Ninh. Do vậy, vấn đề mà tác giả quan tâm nghiên
cứu là “Quản lý hoạt động tương tác với thính giả trong chương trình phát thanh

trực tiếp tại Trung tâm truyền thơng Tỉnh Quảng Ninh”.
Trong luận văn của mình, tác giả đi sâu phân tích và chỉ ra thế mạnh và
hạn chế riêng của việc quản lý hoạt động tương tác trong các chương trình
phát thanh trực tiếp, cụ thể tại 3 chương trình “Radio QN- Giờ cao điểm”;
“Bác sỹ của bạn và “Music+”.Vì vậy, vấn đề, phạm vi khảo sát, nghiên cứu
của luậnvăn khơng trùng lặp với những cơng trình nghiên cứu trước đó.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là “Quản lý hoạt động tương tác với
thính giả trong chương trình phát thanh trực tiếp tại Trung tâm truyền thông
tỉnh Quảng Ninh”.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung nghiên cứu thông qua tư liệu của 3 chương trình gồm:
+ Chương trình “Radio Quảng Ninh- Giờ cao điểm” phát sóng trực tiếp
hàng ngày vào 2 khung giờ sáng và chiều.
+ Chương trình “Bác sỹ của bạn” phát sóng trực tiếp vào sáng thứ 7 và
chủ nhật hàng tuần.
+ Chương trình “Music+” phát sóng vào tối thứ 6 hàng tuần.
Việc lựa chọn 3 chương trình cho việc khảo sát luận văn là bởi đây
chính là các chương trình phát thanh trực tiếp, hình thức tương tác được sử
dụng phổ biến và đều được lãnh đạo Đài xem là chương trình phát thanh
“đinh” của báo phát thanh tại Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh đến
thời điểm hiện nay.Quản lý tốt hoạt động tương tác của 3 chương trình sẽ góp

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

13


phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của phát thanh Quảng Ninh và là bài học
chung cho quản lý các chương trình phát thanh tương tác khác tại Đài.
Thời gian khảo sát trong vòng một năm, từ tháng 1 đến tháng 12 năm 2019.
4. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở lý thuyết về tương tác và quản lý hoạt động tương tác trên
báo phát thanh, luận văn khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt
động tương tác tại 3 chương trình “Radio Quảng Ninh- Giờ cao điểm; “Bác sỹ
của bạn và “Music+” rút ra những thành cơng, hạn chế và ngun nhân, từ đó
đề xuất các giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
tương tác của các chương trình phát thanh trực tiếp.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
5.1. Cơ sở lý luận:
Cơ sở lý luận của việc nghiên cứu đề tài này là chủ nghĩa Mác- Lê nin,
tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vai
trò, chức năng, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của báo chí cách mạng. Luận
văn bám sát lý luận báo chí truyền thơng hiện đại, lý luận phát thanh hiện đại,
lý luận về tương tác báo chí, truyền thơng xã hội, các dạng thức thơng tin mới
trên sóng phát thanh trong các tài liệu trong và ngoài nước….
5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: được sử dụng để thiết lập cơ sở lý
luận quản lý tương tác trong chương trình phát thanh trực tiếp. Phương pháp
này được sử dụng để phân tích những số liệu của kết quả khảo sát, các tư liệu,
thông tin, các bài báo, khóa luận, ý kiến, lời phát biểu…. liên quan đến đề tài
nghiên cứu.
- Phƣơng pháp thực nghiệm: Bản thân tác giả là một trong những phóng
viên, biên tập viên làm việc tại Phòng Biên tập phát thanh từ những ngày đầu sản
xuất các chương trình phát thanh trực tiếp và tham gia vào một số công đoạn của
hoạt động tương tác với thính giả trong các chương trình PTTT. Tác giả cũng có


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

14

cơ sở để nhìn nhận và đánh giá được sự thay đổi về nội dung và phương thức
quản lý các chương trình PTTT qua những giai đoạn khác nhau, cũng như hiệu
quả của hoạt động tương tác trong các chương trình này.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tác giả tiến hành 04 phỏng vấn lãnh
đạo cấp Trung tâm truyền thơng tỉnh Quảng Ninh và cấp phịng Biên tập phát
thanh nhằm lấy ý kiến đánh giá về quy trình tổ chức tương tác hiện nay, định
hướng về nội dung, kế hoạch thực hiện quản lý tương tác các chương trình
PTTT trong thời gian tới. Ngồi ra tác giả thực hiện 02 phỏng vấn bộ phận
thư ký- những người trực tiếp tham gia điều tiết hoạt động tương tác trong các
chương trình PTTT, 06 phỏng vấn người phụ trách chương trình, PV, BTV,
MC, phóng viên dẫn hiện trường để ghi nhận những thuận lợi và khó khăn
trong q trình thực hiện tương tác. Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng
phương pháp phỏng vấn sâu 03 khách mời phòng thu- những người trực tiếp
tham gia vào quá trình tương tác để họ chia sẻ những cảm nhận, đánh giá hiệu
quả cơng tác quản lý tương tác của các chương trình PTTT hiện nay, đề xuất,
kiến nghị cho thời gian tới.
- Phƣơng pháp điều tra bằng bảng hỏi: Tác giả đã thực hiện khảo sát
cơng chúng thuộc nhiều nhóm đối tượng và độ tuổi khác nhau đánh giá về nội
dung, cách thức tương tác hiện nay của 3 chương trình PTTT thuộc diễn khảo
sát. Từ đó đánh giá chính xác hơn những bất cập trong công tác quản lý tương
tác hiện nay, đề ra những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả công
tác này trong tương lai. Tổng số lượng bảng hỏi phát ra trực tiếp và gửi qua
mạng là 150 phiếu, thu về 140 phiếu.

- Phƣơng pháp phân tích nội dung: Thơng qua việc phân tích các hoạt
động tương tác trong các chương trình PTTT trên sóng phát thanh của Trung tâm
truyền thông tỉnh Quảng Ninh, xem xét đây là kết quả của quá trình quản lý, tác
giả sẽ tổng hợp, đánh giá những ưu, nhược điểm của quản lý hoạt đơng tương tác
trong các chương trình PTTT của phòng Biên tập phát thanh.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

15

6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu trên, luận văn có nhiệm vụ sau:
- Trình bàynhững vấn đề lý thuyết về quản lý hoạt động tương tác với
thính giả trong các chương trình phát thanh trực tiếp.
- Khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động tương tác
trongcác chương trình phát thanh trực tiếp tại Trung tâm truyền thông Tỉnh
Quảng Ninh, rút ra thành công, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị để nâng cao chất lượng quản lý
hoạt động tương tác với thính giả trong 3 chương trình được khảo sát.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài góp phần hệ thống hóa và xây dựng mới những vấn đề lý thuyết
cơ bản về quản lý hoạt động tương tác trong các chương trình phát thanh trực
tiếp, như: làm rõ vai trò, nội dung, phương pháp, yêu cầu đối với quản lý hoạt
động tương tác của các cơ quan báo chí nói chung và trong các chương trình
phát thanh trực tiếp nói riêng...
7.2. Ý nghĩa thực tiễn

Đề tài cung cấp kết quả khảo sát, đánh giá khách quan, khoa học về
những thành công, hạn chế công tác quản lý hoạt động tương tác các chương
trình PTTT hiện nay để các cấp lãnh đạo quản lý có cái nhìn tổng quan và đưa
ra những chủ trương, chính sách phù hợp. Đồng thời, xây dựng chiến lược
phát triển nội dung và lập kế hoạch quản lý tương tác để đổi mới và phát triển
kênh phát thanh của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh.
Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ giúp cho Ban lãnh đạo Trung tâm
truyền thông tỉnh Quảng Ninh, những người phụ trách kênh phát thanh nhìn
nhận những hạn chế liên quan đến nội dung và phương pháp quản lý tương
tác hiện nay để có những giải pháp kiểm tra, đôn đốc và điều chỉnh một cách
kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động tương tác trong chương
trình PTTT.

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

16

Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là tài liệu tham khảo cho các chương
trình phát thanh trực tiếp của Trung tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh, các
đài bạn trong trong công tác quản lý hoạt động tương tác các chương trình
phát thanh. Đồng thời, là tài liệu tham khảo có ích trong các cơ sở đào tạo báo
chí, giúp sinh viên, học viên, những người đang trực tiếp làm báo phát thanh
nắm bắt và hình dung rõ hơn về quy trình tổ chức và quản lý tương tác trong
các chương trình PTTT, xu hướng tương tác của phát thanh hiện đại, từ đó
tham khảo cho hoạt động nghiệp vụ của mình.
Điểm mới của luận văn là cơng trình khoa học đầu tiên nghiên cứu đến
hoạt động quản lý tương tác trong chương trình phát thanh trực tiếp.

8. Kết cấu của đề tài
Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, đề tài
được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động tương tác với
thính giả trong chương trình phát thanh trực tiếp
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động tương tác với thính giả trong các
chương trình phát thanh trực tiếp của Trung tâm truyền thông Tỉnh Quảng Ninh
Chương 3: Một số giải pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động
tương tác với thính giả trong các chương trình phát thanh trực tiếp tại Trung
tâm truyền thông tỉnh Quảng Ninh

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

17

Chƣơng 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TƢƠNG
TÁC VỚI THÍNH GIẢ TRONG CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH
TRỰC TIẾP
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Tương tác, tương tác trong hoạt động báo chí
1.1.1.1. Khái niệm tương tác
Thuật ngữ tương tác (interactivity) được du nhập từ nước ngoài vàoViệt
Nam trước hết xuất phát từ ngành công nghệ thông tin. Ý nghĩa nguyên gốc
của khái niệm tương tác là tác động qua lại, ảnh hưởng lẫn nhau (reciprocally
active; acting upon or influencing each other) [21] giữa con người với con
người, giữa con người với máy tính… thơng qua một mơi trường cụ thể nào

đó. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, con người ở nhiều
vùng miền khác nhau còn có thể giao tiếp trực tiếp với nhau qua sóng truyền
hình, qua điện thoại, mạng internet… một cách dễ dàng và nhanh chóng. Từ
yếu tố này, tương tác cịn được hiểu theo nghĩa là dịng chảy hai chiều giữa
thơng tin và người sử dụng, đáp ứng nhu cầu của người sửdụng. (allowing a
two-way flow of information between it and a user,respondingto the user’s
input) [21] .
Theo “Đại từ điển Tiếng Việt” của Giáo sư Nguyễn Như Ý (Chủ biên)
xuất bản năm 1999,“Tương tác” là từ có nguồn gốc Hán Việt. “Tương tác” có
nghĩa là tác động qua lại lẫn nhau [20, tr.1769].
Còn theo “Từ điển Từ và ngữ Việt Nam” của giáo sư Nguyễn Lân, xuất
bản năm 2000, “Tương” được hiểu là cùng nhau, đối với nhau, “tác” được
hiểu là làm ra. Từ đó, Giáo sư Nguyễn Lân đưa ra khái niệm “Tương tác” là
có ảnh hưởng lẫn nhau. [10, tr.1769].
Theo hai cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Hoàng Phê chủ biên và “Từ điển
tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, “tương tác” được hiểu dưới hai hình thức

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×