Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại (khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 108 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

KIM VĂN HIỀN

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
(KHẢO SÁT CÁC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ
PHÓNG SỰ HIỆN ĐẠI TRÊN VOV)

LUẬN VĂN THẠC SỸ BÁO CHÍ
Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2017

Style Definition: TOC 2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

KIM VĂN HIỀN

CÂU HỎI PHỎNG VẤN TRONG PHÁT THANH HIỆN ĐẠI
(KHẢO SÁT CÁC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRỰC TIẾP VÀ
PHÓNG SỰ HIỆN ĐẠI TRÊN VOV)

Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí học
Mã số: 60320101
Giảng viên hƣơng dẫn: PGS.TS Vũ Quang Hào



Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Đại học Khoa học xã hội và
Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Báo chí và Truyền thông,
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN

Kim Văn Hiền


LỜI CẢM ƠN
Em xin trân thành cảm ơn tới PGS.TS Vũ Quang Hào, giảng viên Khoa
Báo chí Truyền thông, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc
gia Hà Nội đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành luận văn này.
Bên cạnh đó, để có đƣợc kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm không chỉ
trong việc hoàn thiện luận văn mà còn đối với chuyên môn, kỹ năng tác
nghiệp, em xem cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Báo chí – Truyền thông,
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giành
nhiều tâm huyết giúp đỡ cho các học viên, trong đó có em trong thời gian học
tập tại trƣờng.

Xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các đồng nghiệp, lãnh đạo Đài Tiếng
nói Việt Nam, Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp VOV1 đã cung cấp tƣ liệu,
giúp đỡ em hoàn thành đề tài này.


MỤC LỤC

1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................................................. 3

2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .............................................................. 4

3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 7

4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 8

5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................................. 8

6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn ....................................................................................... 10


7.

Bố cục của luận văn ...................................................................................................... 10

CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT THANH VÀ PHỎNG
VẤN PHÁT THANH .................................................................................................... 12
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài .................................................................... 12
1.2. Đặc trƣng của ngôn ngữ phát thanh ....................................................................... 26
1.3. Câu hỏi phỏng vấn phát thanh .................................................................................. 30
1.3.1. Phỏng vấn phát thanh ............................................................................. 30
1.3.2. Các dạng phỏng vấn phát thanh ............................................................ 31
1.4. Tiêu chí đánh giá chất lƣợng câu hỏi phỏng vấn phát thanh........................... 34
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................... 35
CHƢƠNG 2: THựC TRạNG Sử DụNG CÂU HỏI PHỏNG VấN TRONG
CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH TRựC TIếPVÀ PHÓNG Sự HIệN ĐạI
TRÊN KÊNH VOV ....................................................................................................... 37
2.1. Giới thiệu về các chƣơng trình đƣợc khảo sát ....................................................... 37
2.1.1. Các chƣơng trình Thời sự và Theo dòng thời sự trực tiếp trên Hệ
VOV1 .......................................................................................................................................... 37
2.1.2. Chƣơng trình giao lƣu – tọa đàm trực tiếp Cửa sổ tình yêu .......................... 38
2.2. Khảo sát các câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng trình thời sự trực tiếp........ 39
2.2.1. Các câu hỏi phỏng vấn sử dụng trong tin tức phát thanh ...................... 39
2.2.2. Các câu hỏi phỏng vấn sử dụng trong phỏng vấn phát thanh ....................... 45

_Toc505223141
2.3. Khảo sát các câu hỏi phỏng vấn trong các phóng sự............................................ 52

1



2.4. Khảo sát các câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng trình giao lƣu tọa
đàm trực tiếp ............................................................................................................................ 58
2.4.1. Câu hỏi phỏng vấn của biên tập viên dẫn chƣơng trình.................................. 59
2.4.2. Câu hỏi phỏng vấn của các chuyên gia ................................................................. 62
2.4.3. Câu hỏi của thính giả ................................................................................. 68
2.5. Thành công và hạn chế của các câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng
trình đƣợc khảo sát. ............................................................................................................... 69
2.5.1. Thành công .................................................................................................. 69
2.5.2. Hạn chế ........................................................................................................ 70
CHƢƠNG 3: MộT Số GIảI PHÁP Sử DụNG HIệU QUả CÂU HỏI PHỏNG
VấN TRONG CÁC CHƢƠNG TRÌNH PHÁT THANH .......................................... 73
3.1. Các giải pháp chung ....................................................................................................... 73
3.2. Các giải pháp cụ thể ....................................................................................................... 76
3.2.1. Đối với phóng viên ...................................................................................... 76
3.2.2. Chuẩn bị các câu hỏi phỏng vấn và cuộc phỏng vấn............................... 77
3.2.3. Tiến hành cuộc phỏng vấn ......................................................................... 81
3.2.4. Đối với biên tập viên ................................................................................... 84
3.2.5. Nâng cao vai trò của đạo diễn chƣơng trình ............................................ 86
KẾT LUẬN .................................................................................................................... 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 91
PHỤ LỤC ....................................................................................................................... 94

2


MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài


Phát thanh với tƣ cách là một loại hình báo chí lâu đời luôn thể hiện đƣợc ƣu
thế của mình trong đời sống báo chí. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với sự
thay đổi không ngừng của ngành công nghiệp truyền thông, các loại hình báo chí
trong đó có báo phát thanh đã thay đổi không ngừng để đáp ứng nhu cầu thông tin
của công chúng. Đây cũng chính là cuộc cạnh tranh để tranh giành thị phần công
chúng, bất cứ tờ báo nào, đài phát thanh nào, đài truyền hình nào cũng đều mong
muốn mình có đông công chúng hơn.
Đứng trƣớc cuộc cạnh tranh đó, các đài phát thanh đã phải không ngừng đổi
mới về hình thức thể hiện, nội dung thông tin cũng nhƣ cách tiếp cận để thu hút
thính giả. Trong những phƣơng thức thay đổi đó, phƣơng thức thay đổi về nội dung
là điều có thể thấy rõ nhất cùng với quá trình phát triển của kỹ thuật truyền thanh,
trong đó việc đặt câu hỏi phỏng vấn của các chƣơng trình phát thanh hiện đại là
điều đƣợc trú trọng hơn hết. Đặt câu hỏi nhƣ thế nào?Đặt câu hỏi với ai? Hƣớng tới
mục tiêu gì?...đều đƣợc ban biên tập, phóng viên cân nhắc trƣớc khi tiến hành. Có
thể nói, câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại sẽ giúp phóng viên xác định
đƣợc vấn đề mình muốn viết, giúp cho bài viết cuả mình hay hơn, sâu sắc hơn, chân
thực hơn, tiếp cận đƣợc gần hơn với công chúng. Và câu hỏi phỏng vấn hiện đại
cũng giúp cho công chúng cảm nhận đƣợc sự gần gũi của các chƣơng trình phát
thanh.
Để cho các tác phẩm phát thanh có chất lƣợng cao hơn thì một trong những
yêu cầu cấp thiết đó là phải nâng cao chất lƣợng các câu hỏi phỏng vấn trong quá
trình sản xuất các chƣơng trình phát thanh.Tuy nhiên, một thực trạng hiện nay là
việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn ở trong các chƣơng trình của Đài Tiếng nói Việt
Nam chƣa đồng đều về chất lƣợng. Nhiều khi câu hỏi phỏng vấn không giúp đào
sâu thêm vấn đề mà dƣờng nhƣ là “ hỏi chỉ để hỏi” khiến cho ngƣời đƣợc phỏng
vấn và thính giả cảm thấy chƣa thực sự ấn tƣợng với chƣơng trình và thiếu thông tin
trong câu hỏi phỏng vấn cũng nhƣ câu trả lời.
Xung quanh vấn đề câu hỏi phỏng vấn trên sóng VOV có nhiều vấn đề cần
phải quan tâm giải quyết. Cụ thể nhƣ: hiện trạng các câu hỏi phỏng vấn trong các


3


chƣơng trình của VOV nhƣ thế nào? Những thay đổi về mặt hình thức và nội dung
của thể loại phỏng vấn phát thanh
Với những lý do đó, đề tài luận văn “Câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh
hiện đại – khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại
trên VOV” sẽ khảo sát, luận giải những mặt đƣợc và hạn chế của câu hỏi phỏng vấn
trong các chƣơng trình phát thanh của Đài Tiếng nói Việt Nam, đặc biệt là trên Hệ
Thời sự, Chính trị, Tổng hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam. Tác giả mong muốn,
luận văn sẽ góp một phần nhỏ vào việc xây dựng các các chƣơng trình phát thanh ở
Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và Việt Nam nói chung để phát thanh ngày càng
thể hiện rõ những ƣu thế của mình trong cuộc cạnh tranh thông tin giữa các loại
hình báo chí.
2.

Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Cuốn Báo phát thanh (2002) do Phân viện Báo Chí Tuyên truyền và Đài Tiếng
nói Việt Nam phối hợp biên soạn có nhắc đến việc sản xuất các chƣơng trình phát
thanh, và sản xuất phóng sự phát thanh trong đó có đề cập đến kỹ năng phỏng vấn.
Trong các giáo trình chuyên ngành báo phát thanh phải kể đến cuốn Lý luận
Báo Phát thanh (2003), NXB Văn hoá – Thông tin, Hà Nội của tác gỉa Đức Dũng có
phần nói đến kỹ năng khi phỏng vấn để thực hiện các phóng sự phát thanh.
Trong cuối Hành trang nghề báo kỹ năng thu thập thông tin và viết bài, NXB
Thông tấn do Thuỳ Long và Hƣơng Thƣ chủ biên có nêu khá chi tiết đến kỹ năng
phỏng vấn, hỏi đáp. Các tác giả đã nêu ra phƣơng pháp tiến hành một cuộc phỏng
vấn báo chí từ khi chuẩn bị, tiến hành và xử lý lại thông tin từ cuộc phỏng vấn đó để
viết bai.Tuy nhiên, dƣờng nhƣ những kỹ năng này thiên gàinh cho những ngƣời làm

báo in nhiều hơn là những ngƣời làm báo phát thanh.
Trong bài viết của mình trên website của Đài Phát thanh truyền hình tỉnh Bắc
Ninh, tác giả Nguyễn Tiến Vụ có đề cập đến kỹ năng phỏng vấn của phóng viên
phát thanh hiện đại. Trong đó tác gỉa có nêu khái niệm “ Phỏng vấn phát thanh là
một thể loại báo chí, qua hỏi và trả lời giữa phóng viên và nhân vật trong phạm vi
một chủ thể nhất định, đối tượng nghe ( tiếp nhận thông tin) có thể nhận biết được
thực tiễn cũng như thái độ của nhà báo và nhân vật trước vấn đề mình đang quan
tâm.”

4


Bài viết chỉ dừng lại ở mức độ bài trao đổi nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp,
tuh nhiên tác gỉa cũng nêu khá chi tiết về việc là sao để thực hiện một cuộc phỏng
vấn phát thanh hiện đại hiệu quả.Trong đó tác giả trú trọng đến việc chọn chủ đề
phỏng vấn, chọn ngƣời trả lời phỏng vấn, cách thức để thực hiện cuộc phỏng vấn
phát thanh một cách tự nhiên và đạt hiệu quả cao.
Trên trang web www.24hdansuneredaction.comcó giới thiệu khá đầy đủ về kỹ
năng trong đó giúp cho phóng viên phát thanh có thể có đƣợc kỹ năng từ chuẩn bị
cho cuộc phỏng vấn, tìm hiểu đối tƣợng phỏng vấn và làm sao để sử dụng máy ghi
âm để có đƣợc cuộc phỏng vấn hiệu quả.
Bài viết Phỏng vấn báo chí trên trang website của Hội Nhà báo Việt Nam đã
đƣa ra đƣợc những yêu cầu đối với một bài phỏng vấn báo chí nói chung, trong đó
có thể loại báo phát thanh. Tác giả bài viết đã đƣa ra 4 kỹ năng để có đƣợc một bài
phỏng vấn tốt, trong đó có nêu đến vấn đề về cách đạt câu hỏi phỏng vấn, cách lắng
nghe, chia sẻ để bài phỏng vấn đạt hiệu quả.
Trong cuốn Hướng dẫn sản xuất chương trình phát thanhtập hợp rất nhiều nội
dung về báo phát thanh từ khái niệm, đặc trƣng, nguyên tắc viến cho phát thanh, tốc
độ và thời lƣợng cho một văn bản phát thanh, đến những vấn đề kỹ thuật phát thanh
và một vài thể loại cơ bản của báo phát thanh.

Cuốn Nghệ thuật phỏng vấn các nhà lãnh đạo, do Nhà xuất bản Thông tấn
xuất bản năm 2003 là một cuốn sách khá đầy đủ về phỏng vấn báo chí, trong đó có
nêu lên một phần về câu hỏi phỏng vấn. Tuy nhiên, cuốn sách chỉ dừng lại ở mức
độ là phỏng vấn các nhà lãnh đạo, thiên nhiều về kỹ năng, kỹ xảo khi phỏng vấn đối
với các lãnh đạo cấp cao, thiếu đi tính bao hàm của câu hỏi phỏng vấn nói chung.
Cuốn Cẩm nang hướng dẫn phát thanh trực tiếp do Đài Tiếng nói Việt Nam,
tổ chức Sida Thuỵ Điển và Bộ Văn hoá Thông tin phát hành năm 2005 đã giành
một phần để nói về phỏng vấn và câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh trực tiếp.
Cuốn Nhập môn phát thanh truyền hình của Thạc sỹ Kim Ngọc Anh cũng đã
nhắc đến những vấn đề cơ bản của phát thanh và thực hành phát thanh, tuy nhiên,
cuốn sách này nặng về lịch sử hình thành và phát triển của Đài Tiếng nói Việt Nam.
Nêu lên một phần nghiệp vụ và không đề cập nhiều đến vấn đề phỏng vấn phát
thanh.

5


Trong cuốn sách Nghệ thuật ngôn ngữ của người dẫn chương trình, tác giả
Ngô Úc cũng đã nhấn mạnh đến việc thể hiện ngôn ngữ của ngƣời dẫn trình cho cả
phát thanh và truyền hình.Có một phần nhắc đến cách đặt câu hỏi của ngƣời dẫn
chƣơng trình.
Trong cuốn Phát thanh trực tiếp khi viết về những đặc điểm của phát thanh
trực tiếp, các tác giả cũng đã nêu yêu cầu đối với phóng viên – ngƣời dẫn chƣơng
trình trực tiếp.Đây cũng có thể là điều mà các phóng viên, biên tập viên có thể áp
dụng cho việc đặt câu hỏi phỏng vấn.
Trong cuốn Công nghệ phỏng vấn Maria Lukina các dạng câu hỏi phỏng vấn
khác nhau, theo đó, có các dạng câu hỏi phỏng vấn nhƣ: câu hỏi tu từ; câu hỏi tán
dƣơng; câu hỏi khiêu khích; câu hỏi quá tải; hai câu hỏi trong một; câu hỏi ngớ
ngẩn.
Ở mảng luận án tiến sỹ, có luận án của tiến sỹ của Trƣơng Thị Kiên bảo vệ tại

Học viện Báo chí và tuyên truyền vào năm 2011 với chủ đề “ Lời nói trong báo phát
thanh hiện nay” (khảo sát các chƣơng trình trên hệ VOV1, VOV2, VOV Giao thông
Đài tiếng nói Việt Nam từ tháng 6/2008 – 6/2010) đã đề cập khá toàn diện đến lời
nói, cách thức đọc thể hiện văn bản của phát thanh viên, biên tập viên của Đài
Tiếng nói Việt Nam. Tuy nhiên, đề tài cũng không đề cập riêng biệt đến vấn đề câu
hỏi phỏng vấn trong phát thanh.
Ở mảng luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành báo chí học, chỉ có một số
luận văn liên quan đến vấn đề phỏng vấn phát thanh, luận văn Voxpop trong
chƣơng trình phát thanh Việt Nam hiện nay của tác giả Vũ Thị Luyến, luận văn đã
chỉ ra tầm quan trọng của voxpop hay còn đƣợc hiểu là “ Phỏng vấn dƣ luận” hoặc
“phỏng vấn đƣờng phố” trong các chƣơng trình phát thanh. Thông qua luận văn, tác
giả đã tìm ra điểm mạnh, điểu hạn chế khiến voxpop chƣa thực sự hấp dẫn đối với
công chúng.
Đối với các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở của Đài Tiếng nói Việt Nam,
đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu đến việc thay đổi việc sản xuất chƣơng trình, nâng
cao chất lƣợng phát thanh, nâng cao chất lƣợng các phóng sự, tin, bài. Tuy nhiên,
chƣa có một công trình nghiên cứu nào của Đài Tiếng nói Việt Nam khu biệt vào
câu hỏi phỏng vấn phát thanh.

6


Mặc dù đã có rất nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về phát thanh.Tuy
nhiên, chƣa có một đề tài nào nghiên cứu chuyên sâu về câu hỏi phỏng vấn trong
phát thanh, nhất là phát thanh hiện đại ngày nay.Các công trình nghiên cứu trên
đang dừng lại ở mức tìm hiểu, chƣa có công trình nghiên cứu chuyên sâu. Chính vì
vậy tác giả lựa chọn đề tài “ Câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại – khảo
sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV” với
mong muốn tìm hiểu sâu hơn về nội dung, hình thức, kỹ năng thực hiện và ý nghĩa
của câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại ngày nay ở Việt Nam. Từ đó tác

giả xác định những vấn đề tồn tại, vƣớng mắc khi các phóng viên, biên tập viên đặt
câu hỏi phỏng vấn để tìm giải pháp nâng cao chất lƣợng các chƣơng trình phát
thanh.
Riêng đối với cá nhân tác giả, đề tài ngày có ý nghĩa quan trọng trong việc
nhận diện những dạng câu hỏi phỏng vấn phát thanh, hình thức, nội dung, phƣơng
pháp để tiến hành phỏng vấn phát thanh, góp phần nâng cao chính kỹ năng, nghiệp
vụ của tác giả trong quá trình công tác tại Đài Tiếng nói Việt Nam.
3.

Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích:
Thông qua việchệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến đề tài, luận văn
khảo sát, nghiên cứu việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng trình phát
thanh trực tiếp và phóng sự phát thanh hiện đại của VOV, tác giả luận văn sẽ làm rõ
tình hình sử dụng các câu hỏi phỏng vấn trong các thể loại đƣợc sử dụng trong các
chƣơng trình. Luận văn sẽ đƣa ra các luận giải, chỉ ra những mặt tốt, cần phát huy
và đƣa ra phƣơng hƣớng để khắc phục những mặt còn hạn chế trong sử dụng câu
hỏi phỏng vấn đối với các tác phẩm phát thanh trong các chƣơng trình này.
Nhiệm vụ:
+ Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến chƣơng trình phát thanh, phát
thanh trực tiếp và phóng sự phát thanh và câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng trình
phát thanh.
+ Nghiên cứu tài liệu, tìm hiểu rõ hơn về phỏng vấn phát thanh, cách thức đặt
câu hỏi phỏng vấn phát thanh nói riêng để thấy đƣợc đặc trƣng trong câu hỏi phỏng
vấn của loại hình báo chí phát thanh.

7



+ Đƣa ra những tiêu chí đánh giá thế nào là một bài phỏng vấn, thế nào là câu
hỏi phỏng vấn có chất lƣợng.
Đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao chất lƣợng của các tác phẩm phát
thanh thông qua cách thức đặt câu hỏi phỏng vấn đối với khách mời, nhân vật tham
gia vào chƣơng trình phát thanh.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn này là “Câu hỏi phỏng vấn trong phát
thanh hiện đại – khảo sát các chương trình phát thanh trực tiếp và phóng sự
hiện đại trên VOV”.
Phạm vi nghiên cứu là các chƣơng trình thời sự 6h,12h,18h, 21h30 và chƣơng
trình theo dòng thời sự trên Hệ Thời sự, Chính trị, Tổng hợp VOV1, chƣơng trình
Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam trong thời gian khảo sát là
6 tháng cuối năm 2017, từ tháng 6 đến hết tháng 12 năm 2017.
5.

Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh và quan điểm của Đảng, Nhà nƣớc ta về báo chí nói chung và báo phát
thanh nói riêng. Bên cạnh đó là các sách, tài liệu nghiên cứu về các loại hình báo
chí, trọng tâm là báo phát thanh.
Phƣơng pháp nghiên cứu:
Để thực hiện đề tài này, tác giả luận văn sử dụng các phƣơng pháp sau:
Một là, phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề
tài này, tác gỉa tìm hiểu, khai thác các sách tham khảo, tài liệu đề cập đến phát
thanh nói chung, và các chƣơng trình phát thanh trực tiếp nói riêng cũng nhƣ một số

tài liệu bao chí phát thanh có liên quan để làm cơ sở lý thuyết, phục vụ cho việc
hoàn thành chƣơng 1 của luận văn.
Hai là, phƣơng pháp khảo sát thực tế: dựa vào các kịch bản của các chƣơng
trình Thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30 và các chƣơng trình Theo dòng thời sự, chƣơng
trình Cửa sổ tình yêu và các văn bản có liên quan…khảo sát chƣong trình thời sự
6h, 12h, 18h, 21h30, chƣơng trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1 và chƣơng

8


trình Cƣa sổ tình yêu trên Hệ VOV2 – Đài Tiếng nói Việt Nam trong 6 tháng cuối
năm 2017 để có những cứ liệu chính xác, trung thực nhằm tạo cơ sở cho việc phân
tích, đánh giá thực trạng, đề xuất khuyến nghị và giải pháp.
Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp nhằm mục đích rút ra những nét cơ bản nhất
về câu hỏi phỏng vấn đƣợc sử dụng trong các tác phẩm phát thanh phát sóng trong
các chƣơng trình Thời sự 6h,12h,18h, 21h30 và chƣơng trình Theo dòng thời sự,
chƣong trình Cửa sổ tình yêu. Đồng thời phƣơng pháp này cũng giúp cho tác giả
đƣa ra những đánh giá thành công cũng nhƣ hạn chế, nguyên nhân của thành công
và hạn chế trong việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng trình phát thanh
hiện nay.
Phƣơng pháp so sánh, đối chiếu: tác giả luận văn sử dụng phƣơng pháp so
sánh, đối chiếu để làm nổi bật đặc điểm của các dạng câu hỏi phỏng vấn trên sóng
phát thanh, đặc biệt trong dòng chảy thông tin hiện đại, sự cạnh tranh gay gắt giữa
các phƣơng tiện thông tin đại chúng, giữa các loại hình báo chí đòi hỏi sự nhanh
nhạy, chính xác nhƣ hiện nay.
Phƣơng pháp phỏng vấn sâu: Tác giả luận văn sẽ phỏng vấn 9 ngƣời trong đó
có 3 nhà quản lý nhằm tìm hiểu quan điểm, định hƣớng về việc đặt câu hỏi phỏng
vấn, quan điểm về việc sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong chƣơng trình thời sự và
theo dòng thời sự, cũng nhƣ chƣơng trình Cửa sổ tình yêu. Tác giả cũng phỏng vấn
sâu 4 ngƣời là phóng viên, những ngƣời trực tiếp tác nghiệp tại hiện trƣờng, trực

tiếp đặt câu hỏi phỏng vấn để thu thập thông tin, viết bài; phỏng vấn sâu 2 biên tập
viên làm chƣơng trình thời sự tại Hệ VOV1, là những ngƣời trực tiếp thực hiện các
chƣơng trình thời sự và theo dòng thời sự tại Hệ VOV1. Những phỏng vấn sâu này
đều hƣớng đến việc tìm hiểu quan điểm cá nhân của các phóng viên, biên tập viên
tác nghiệp về câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại, sự giao thoa trong các
dạng thức của câu hỏi phỏng vấn và cách thức sử dụng các câu hỏi này trên sóng
phát thanh, từ đó đƣa ra những đánh giá chung nhất về tình hình sử dụng các dạng
câu hỏi phỏng vấn trong các chƣơng trình Thời sự, Theo dòng thời sự trên Hệ
VOV1 và chƣơng trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam.
Phƣơng pháp thống kê, từ việc sƣu tầm, chọn lọc những tác phẩm là tin, bài,
phản ánh, phóng sự ngắn, toạ đàm đƣợc sử dụng trong các chƣơng trình Thời sự và

9


theo dòng thời sự, tác giả luận văn đã thống kê theo số lƣợng, nội dung, hình thức
đặt câu hỏi và đƣa ra những kết luận về thực trạng sử dụng các câu hỏi phỏng vấn
trong chƣơng trình Thời sự và Theo dòng thời sự theo những số liệu cụ thể. Với
khoảng 300 tác phẩm là tin, bài, phóng sự, toạ đàm sƣu tầm đƣợc trong 6 tháng từ 6
-12/2017, tác giả luận văn sẽ thống kê đƣợc những dạng thức câu hỏi phỏng vấn
trong phát thanh, chỉ ra những thành công và hạn chế trong việc sử dụng các dạng
thức câu hỏi này trong các chƣơng trình Thời sự và Theo dòng thời sự và Cửa sổ
tình yêu.
Phƣơng pháp suy đoán, vì thực chất câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh không
phải lúc nào cũng hiện hữu trong sản phẩm phát thanh, do đó, tác giả phải sử dụng
phƣơng pháp suy đoán để nhận ra câu hỏi của phóng viên
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn


Ý nghĩa lý luận: Với việc nghiên cứu về câu hỏi phỏng vấn trong chƣơng trình
Thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30 và chƣơng trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1,
chƣơng trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, luận văn
góp phần bổ sung thêm thông tin lý luận về báo phát thanh, là tài liệu tham khảo
cho sinh viên báo chí nói chung và sinh viên chuyên ngành báo phát thanh nói
riêng, cùng những ai quan tâm đến đề tài này.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn là tài liệu tham khảo cho những phóng viên, biên
tập viên Hệ VOV1, VOV2 Đài Tiếng nói Việt Nam nói riêng và những ngƣời làm
báo phát thanh nói chung, từ đó đƣa ra những thay đổi cho phù hợp trong quá trình
tác nghiệp của bản thân để phù hợp với tình hình mới. Ngoài ra đây cũng là một tài
liệu tin cậy để giúp những ai quan tâm đến đề tài này có các thông tin chi tiết, cụ thể
về phỏng vấn, việc sử dụng các câu hỏi phỏng vấn nói riêng trên phát thanh hiện
đại.
7.

Bố cục của luận văn

Sau phần mở dầu, những nội dung chính của luận văn dƣợc trình bày trong 3
chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1: Một số vấn đề lý luận về phát thanh và phỏng vấn phát thanh:
Chƣơng này trình bày các khái niệm liên quan đến câu hỏi phỏng vấn, phỏng vấn
phát thanh. Sự hình thành và vị trí của nó đối với các tác phẩm, chƣơng trình phát

10


thanh nói chung và chƣơng trình Thời sự 6h, 12h, 18h, 21h30, chƣơng trình Theo
dòng thời sự trên hệ VOV1 và chƣơng trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài
Tiếng nói Việt Nam.Bên cạnh đó, tác giả cũng đƣa ra những đặc điểm, tiêu chí và
kỹ năng khi tiến hành phỏng vấn và đặt câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện

đại.
Chƣơng 2: Thực trạng sử dụng câu hỏi phỏng vấn trong chƣơng trình
phát thanh trực tiếp và phóng sự hiện đại trên VOV:Chƣơng này tập trung khảo
sát các tác phẩm phát thanh phát sóng trong các chƣơng trình Thời sự và Theo dòng
thời sự, Cửa sổ tình yêu trên hai dạng văn bản và âm thanh để thấy đƣợc cách thức
sử dụng các dạng câu hỏi phỏng vấn trong các tác phẩm phát thanh tại các chƣơng
trình Thời sự 6h, 12h,18h, 21h30, chƣơng trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1
và chƣơng trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, từ đó rút
ra những đặc điểm về nội dung và hình thức, thành công và hạn chế trong việc sử
dụng câu hỏi phỏng vấn trong phát thanh hiện đại ngày nay.
Chƣơng 3: Một số giải pháp sử dụng hiệu quả câu hỏi phỏng vấn trong
các chƣơng trình phát thanh: Trên cơ sở đánh giá tình hình sử dụng các câu hỏi
phỏng vấn và câu trả lời phỏng vấn trong các tác phẩm sử dụng trong chƣƣơng trình
Thời sự 6h,12h,18h, 21h30, chƣơng trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1, và
chƣơng trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam, chƣơng 3
đƣa ra một số khuyến nghị và giải pháp nhằm sử dụng hiệu quả câu hỏi phỏng vấn
và câu trả lời phỏng vấn trong các chƣơng trình phát thanh nói chung. Đồng thời tác
giả cũng đƣa ra các giải pháp cụ thể để các chất lƣợng của các câu hỏi phỏng vấn
đạt kết quả cao nhất.
Tiếp theo là phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo. Cuối luận văn là
phần phụ lục, trong đó có các tác phẩm đƣợc khảo sát trong các chƣơng trình Thời
sự 6h, 12h, 18h, 21h30, chƣơng trình Theo dòng thời sự trên Hệ VOV1 và chƣơng
trình Cửa sổ tình yêu trên Hệ VOV2, Đài Tiếng nói Việt Nam.

11


CHƢƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT THANH VÀ PHỎNG
VẤN PHÁT THANH
1.1.


Một số khái niệm liên quan đến đề tài

Báo phát thanh
Trong Luật Báo chí Việt Nam, tên gọi Báo phát thanh theo ngôn ngữ thuần
Việt là báo nói, đƣợc định nghĩa nhƣ sau: “Báo nói là loại hình báo chí sử dụng
tiếng nói, âm thanh được truyền dẫn phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng
công nghệ khác nhau.”
Còn theo tác giả Nguyễn Văn Dững – Học viện Báo chí và tuyên truyền thì:
“Phát thanh là kênh truyền thông đại chúng sử dụng kỹ thuật sóng điện từ và hệ
thống truyền dẫn truyền đi âm thanh tác động trực tiếp vào thính giác người tiếp
nhận. Chất liệu chính của phát thanh là sử dụng lời nói, tiếng động và âm nhạc
trong việc phản ánh cuộc sống.Thông điệp được mã hoá truyền qua kênh phát
thanh và người nhận phải có máy thu thanh mới tiếp nhận được thông điệp.”
[9,tr.160]
Trong cuốn “Báo phát thanh”, tác giả Đức Dũng đƣa ra định nghĩa về báo phát
thanh “là một loại hình báo chí sử dụng sóng điện từ và hệ thống truyền thanh,
truyền đi ngôn ngữ âm thanh trực tiếp tác động vào thính giác của đối tượng tiếp
nhận.” [5,tr.32]
Theo tác giả X.V.Xmirnop, “Phát thanh – đó là kênh chuyển tải những nghệ
thuật âm thanh khác, bằng lời thoại, chuyển tải những khối lượng lớn hoạt động
sáng tạo của mình. Mặt khác, phát thanh là sản phẩm của thực tế ngôn ngữ mới,
của sự tồn tại ngôn ngữ trong không trung.”[35,tr.9]. Điều này có nghĩa là khi viết
cho phát thanh đòi hỏi sự ngắn gọn, xúc tích, logic nhƣng không kém phần sinh
động, hấp dẫn, không thể ôm đồm quá nhiều thông tin hay đƣợc biết bằng những
câu quá dài. Sự hấp dẫn còn thể hiện ở khả năng lôi kéo, truyền đạt thông tin và
hƣớng vào cảm xúc thính giả, làm tăng khả năng viễn tƣởng và hình dung của
ngƣời nghe.Điều đó đƣợc cụ thể hoá bằng sắc thái giọng điệu, sự nhấn mạnh về
logic và cảm xúc, nhịp điệu, nhịp độ, cƣờng độ âm thanh.
Mỗi loại hình báo chí đều có thế mạnh và hạn chế riêng. Báo Phát thanh cũng

có thế mạnh mà không loại hình báo chí nào cũng có đƣợc:

12


Trƣớc hết, thế mạnh của phát thanh là ở tính lan rộng, toả khắp. Thông tin
phát thanh không bị giới hạn bởi hàng rào địa lý, biên giới, hải đảo mà ngay lập tức
tác động tỚI hàng triệu ngƣời trên khắp hành tinh.
Nếu nhƣ báo in đến với từng cá nhân đơn lẻ thì thông tin phát thanh đƣợc đƣa
ra nhanh chóng, đƣợc công chúng tiếp nhận đồng thời. Điều này thể hiện tính phổ
cập, rộng rãi của phát thanh.Nhờ đó phát thanh có sức mạnh huy động và hình
thành dƣ luận xã hội một cách rộng rãi.Đặc biệt trong hoàn cảnh chiến tranh thì
những thông điệp, lời kêu gọi đƣợc truyền tải qua làn sóng phát thanh có ý nghĩa
hiệu triệu lòng ngƣời. Điều này đƣợc thể hiện qua những slogan về phát thanh, ví
dụ nhƣ: “một lời nói, triệu người nghe”…
Thông tin phát thanh sống động, riêng tƣ, thân mật. Cấu tạo của ngôn ngữ phát
thanh bao gồm: Lời nói, tiếng động, âm nhạc, nhằm phản ánh hiện thực đời sống,
tạo nên bức tranh sinh động, thu hút sự chú ý của ngƣời nghe. Mặc dù phát thanh
hƣớng số đông, tiếp nhận đồng thời nhƣng ngƣời nghe lại nghe radio (đài) với tƣ
cách cá nhân. Qua giọng nói, cách thức thể hinej với ngữ điệp, nhịp điêu, nhịp độ,
tiết tấu sẽ tạo nên sự gần gũi với ngƣời nghe, nhƣ sự thủ thỉ, tâm tình.
Phát thanh là kênh truyền thông rẻ tiền.
Trong khi nghe phát thanh, ngƣời nghe có thể kết hợp làm nhiều việc khác. Ví
dụ nhƣ lái xe, làm việc nhà, nấu ăn, đi chợ, hay sử dụng các phƣơng tiện công cộng.
Đây chính là cơ hội và lợi thế để phát thanh phát triển, lấy lại vị trí của mình trong
lòng công chúng và cũng là minh chứng quan trọng cho vị thế không thể thay thế
của phát thanh trong cộng đồng.
Bên cạnh đó, phát thanh còn có những ƣu thế khác nhƣ: đến đƣợc với nhiều
đối tƣợng, không phân biệt trình độ văn hoá cao hay thấp, có khả năng phục vụ nhu
cầu giải trí cho công chúng. Phát thanh cũng có vai trò và vị thế trong việc giữ gìn

tiếng nói dân tộc. Bên cạnh đó, phát thanh luôn hiện diện đến từng thôn, xóm, xã
phƣờng và hết sức gần gũi với ngƣời dân.
Ngoài những ƣu thế kể trên, phát thanh cũng có những điểm hạn chế nhất định
khiến số lƣợng công chúng giảm đi một phần, nhất là khi truyền hình vào báo mạng
điện tử ra đời. Đó là với trật tự tuyến tính về thời gian, mỗi chƣơng trình phát thanh
phát đi phải đảm bảo tính liên tục, ngƣời nghe có thể nghe đƣợc đoạn đầu mà mất đi

13


đoạn cuối và ngƣợc lại nếu không tập trung theo dõi chƣơng trình. Thông tin phát
thanh mặc dù dễ tiếp cận, nhƣng lại dễ quên và không thê lƣu giữ hoặc lƣu giữ đƣợc
nhƣng không nhiều trong ý thức của công chung nghe đài.
Ngày nay, trƣớc sự bùng nổ của công nghệ thông tin và nhu cầu thông tin giải
trí ngày càng cao của công chúng, bên cạnh những cơ hội, các loại hình báo chí
cũng đứng trƣớc nhiều khó khăn, thách thức. Không riêng phát thanh mà các loại
hình báo chí cũng phải thay đổi để thu hút ngày càng đông công chúng đến theo dõi
sản phẩm báo chí của mình. Sự thay đổi ấy một phần không nhỏ phụ thuộc vào nhu
cầu và thói quen tiếp cận thông tin của công chúng. Hiện nay, mọi ngƣời có thể
nghe phát thanh trên cá phƣơng tiện thông tin đại chúng nhƣ: radio (đài); trên điện
thoại; trên internet thậm chí cả trên tivi. Đặc biệt, khi phát thanh đƣợc đƣa lên mạng
internet đã làm thay đổi thói quen nghe của công chúng. Thay vì nghe theo trật tự
thời gian tuyến tính nhƣ trƣớc, họ có thể nghe lại bất cứ chƣơng trình, chuyên mục
mà mình ƣa thích. Không chỉ đƣợc nghe, họ còn đƣợc đọc và xem những thông tin
về chƣơng trình ấy đƣợc các biên tập viên bổ sung thêm file âm thanh chƣơng trình
Phát thanh hiện đại cũng mở ra nhiều khả năng tƣơng tác giữa biên tập viên,
phóng viên với công chúng nghe đài.Thay vì cách truyền đạt thông tin một chiều,
họ có thể cùng nhau đối thoại trực tiếp trên sóng phát thanh. Không ít chuyên gia,
nhà nghiên cứu đƣợc mời đến phòng thu để cùng bàn luận về một vấn đề nóng,
đang thu hút sự quan tâm của dƣ luận. Nhiều ngƣời dân nghe đài đã hoàn thành có

thể bộc lộ quan điểm cá nhân và đối thoại trực tiếp với khách mời phòng thu về
đƣờng lối, chính sách phát luật của Đảng và Nhà nƣớc, về những khó khăn, nguyện
vọng của họ trong đời sống. Không ít đài phát thanh đã mở thêm chuyên mục,
chƣơng trình từ ý tƣởng tập hợp các ý kiến phản hồi của thính giả… Có thể nói, sự
tƣơng tác dƣới nhiều hình thức đã làm cho nội dung chƣơng trình phát thanh hấp
dẫn, sinh động và gần gũi với đời sống hơn rất nhiều.
Để đáp ứng yêu cầu nhanh, sống động, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm của thính
giả, yếu tố công nghệ phải đi trƣớc một bƣớc, hỗ trợ đắc lực cho những ngƣời làm
biên tập, phóng viên. Hiện nay, các phần mềm xử lý âm thanh đều đƣợc số hoá và
liên tục cập nhật những ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất chƣơng trình.Có
nhƣ vậy, chất lƣợng âm thanh và truyền dẫn mới ngày đƣợc nâng cao.

14


Trong kỹ năng tác nghiệp, thực hiện tác phẩm phát thanh, mỗi phóng viên,
biêntập viên cần phải phát huy thế mạnh của các hệ thống tín hiệu dể tăng sức hấp
dẫn của chƣơng trình. Đó là việc đàu tƣ cho chất lƣợng âm thanh phỏng vấn, tiêng
động hiện trƣờng và âm nhạc là ba yếu tố quan trọng của phát thanh từ truyền thống
đến hiện đại, ngƣời thực hiện cần phải vận dụng linh hoạt hơn nữa sao cho súc tích,
ngắn gọn và sinh động hơn trên sóng phát thanh. Ngay cả vứoi ngƣời dẫn trên sóng,
phát thanh viên bây giờ không còn lá số một. Chính yếu tố đa giọng điệu ( tức là sử
dụng nhiều giọng nói hơn: phóng viên, biên tập viên, cộng tác viên các vùng miền)
có vai trò tạo không khí, tái hiện sự viện, sự kiện. Thay vì đọc nhƣ trƣớc kia, phát
thanh ngày này thể hiện trên sóng với hình thức đọc mà nhƣ nói, phải tạo ra âm
hƣởng thích hợp cho từng câu chuyện nhằm tạo sự thân mật, gần gũi với từng đối
tƣợng thính giả.
Với phát thanh hiện đại, ý kiến nhân chứng góp phần rất quan trọng vào tái tạo
sự kiện, không chỉ đóng vai trò minh hoạ cho lời dẫn của phóng viên nhƣ trƣớc kia.
Bản thân lời nhân chứng là một giá trị và những ngƣời thực hiện các tác phẩm phát

thanh, chƣơng trình phát thanh hiện nay phải để cho công chúng đƣợc nói nhiều
hơn trên sóng phátt hanh. Không chỉ tạo ra nhiều sự tƣơng tác, thu thập thêm nhiều
thông tin từ đời sống, mà hƣớng đi này cũng là một cách thu hút nhiều công chúng
hơn đến với phát thanh.
Trƣớc nhu cầu thông tin ngày càng sinh động, hấp dẫn, có chất lƣợng, phát
thanh trực tiếp ra đời, bổ sung cho những hạn chế của phát thanh, truyền thống.
Phát thanh trực tiếp sẽ thể hiện đƣợc tính chân thật một cách cao nhất; tính chất
hiện thời, trực tiếp sẽ đƣợc trú trọng hơn cả.Khi đó, tin, bài, phản ánh, phỏng vấn
nhạy nhạy các sự kiện, sự việc xảy ra trong đời sống, làm cho thính giả nhƣ đƣợc
chứng kiến tận mắt vấn đề tại hiện trƣờng.Những cuộc giao lƣu, đối thoại trên sóng
sẽ làm cho bức tranh âm thanh trở nên phong phú, mọi ngƣời cùng lắng nghe và
cùng suy ngẫm và đồng cảm, tạo ra hiệu ứng vô cùng sâu sắc. Điều này thật khác xa
so với một chƣơng trình chỉ đơn thuần có giọng đọc của phát thanh viên. Không
những thế, sự tham gia của công chúng thính giả còn tạo nên nhiềm tin không chỉ
riêng với ngƣời tham gia mà còn có công chúng thính giả nghe đài, làm cho họ biết
trong chƣơng trình có sự hiện diện của mình. Phƣơng thức sản xuất chƣơng trình

15


phát thanh trực tiếp cũng đòi hỏi một ê kịp làm việc phối hợp ăn ý với nhau. Trong
nhóm sản xuất chƣơng trình có các thành viên nhƣ: Đạo diễn, biên tập viên, ngƣời
dẫn chƣơng trình, kỹ thuật viên, tổ chức sản xuất….Nhƣ vậy, trong xu thế cạnh
tranh và sự bùng nổ thông tin của các loại hình báo chí, phát thanh trực tiếp đã tạo
ra động lực mới mẻ và ƣu thế tích cực cho phát thanh hiện đại.
Bên cạnh việc thay đổi cách làm, giờ đây các kênh phát thanh cũng không chỉ
dừng lại ở hình thức tổng hợp mà đi sâu, chuyên biệt với từng đối tƣợng. Ví dụ
kênh chuyên biệt về giao thông, kênh chuyên biệt về giải trí, kênh chuyên biệt về
thực phẩn, sức khoẻ…. Việc chuyên biệt hoá trên các kênh sóng phát thanh nhằm
thu hút, định hƣớng công chúng rõ ràng hơn từ đó các tác phẩm phát thanh sẽ tạo

sức hút mạnh hơn, cung cấp thông tin sâu hơn trong từng lĩnh vực cụ thể đến công
chúng.
Chƣơng trình phát thanh
Chƣơng trình phát thanh đƣợc hiểu là: “Sự liên kết, sắp xếp các tin, bài, tư
liệu âm nhạc trong một thời lượng nhất định. Các thành phần cấu tạo (tin, bài, âm
nhạc..) trong chương trình cần có sự thống nhất về cả nội dung và hình thức nhằm
mang lại hiệu quả cao nhất cho người nghe.” Bên cạnh đó, chƣơng trình phát thanh
còn là: “sự liên kết, sắp xếp hợp lý tin, bài, bang tư liệu âm nhạc trong một thời
lượng nhất định, được mở đầu bằng nhạc hiệu và kết thúc với lời chào tạm biệt
nhàm đáp ứng nhu cầu tuyên truyền của cơ quan báo phátt hanh, đồng thời mang
lại hiệu quả cao nhất đối với người nghe.” [22,tr.9]
Về mặt nội dung, chƣơng trình phát thanh đƣợc cấu tạo bởi những tác phẩm
báo chí hƣớng về một chủ đề, đƣợc sắp xếp có chủ đích của ngƣời thực hiện.Trong
chƣơng trình ấy có thể có phóng sự, tin, phỏng vấn, bình luận…cũng có thể có một
chuyên mục trong các chƣơng trình phátt hanh, phục vụ định hƣớng tuyên truyền
trong từng giai đoạn.Ví dụ nhƣ trong chƣơng trình Thời sự trên sóng VOV1, Đài
Tiếng nói Việt Nam, thƣờng xuyên mở các chuyên mục đặc biệt. Ví dụ nhƣ chuyên
mục kỷ niệm 40 năm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nƣớc, chƣơng trình
Quốc hội với cử tri nhân dịp Quốc hội họp hay chuyên mục kỷ niệm 125 năm ngày
sinh của Bác Hồ, chuyên mục 70 năm ngày thành lập nƣớc Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam…

16


Trên một phạm vi rộng hơn, chƣơng trình phát thanh là một đơn vị cấu thành
hệ chƣơng trình bao gồm nhiều chƣơng trình lớn, nhỏ khác nhau. Ví dụ: Hệ Thời
sự, chính trị, Tổng hợp VOV1, Đài Tiếng nói Việt Nam với việc phát song 24/24
với nhiều chƣơng trình đƣợc sắp xếp phân bổ một cách khoa học nhằm phục vụ
ngƣời nghe một cách tốt nhất. Hệ VOV2 – Hệ Văn hoá đời sống khoa giáo, Đài

Tiếng nói Việt Nam với các chƣơng trình hƣớng đến việc đào sâu các vân đề ăn
hoá, văn nghệ, khoa giáo nhằm cung cấp kiến thức cho thính giả. Tuỳ vào mục đích
tuyên truyền và khả năng hấp dẫn của mỗi chƣơng trình, ban giám đốc của các Hệ
chƣơng trình sẽ có sự thay đổi, hoặc bỏ chƣogn trình và thay thế bằng mộ chƣơng
trình khác sinh động hơn, hấp dẫn hơn, mới mẻ hơn. Giữa các chƣơng trình đều cso
sự liên kết bởi sự dẫn dắt của ngƣời dẫn Hệ. Với Đài Tiếng nói Việt Nam, mỗi ngày
sẽ có ba ngƣời dẫn Hệ theo những khung giờ khác nhau. Ngƣời dẫn hệ sẽ có vai trò
dẫn dắt, nắm bắt thông tin cơ bản từ các chƣơng trình, khớp nối bằng lời dẫn sao
cho logic.Nhƣ vậy, chƣơng trình phát thanh là những thành tố nhỏ để tạo nên Hệ
chƣơng trình phát thanh, phát sóng trong một khung giờ nhất định.
Theo các tác giả trong cuốn “Báo phát thanh” thì:
Với khả năng cung cấp thông tin nhanh, toàn diện trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hoá, an ninh, quốc phòng, chƣơng trình thời sự đem đến cho thính giả
một lƣợng thông tin tổng hợp, bao quát, giúp thính giả có cái nhìn khái quát về vức
tranh toàn cảnh của đời sống xã hội với những điểm nóng hoặc biến cố nổi trội.
Chƣơng trình phát thanh trực tiếp
Có thể nói, phát thanh trực tiếp vẫn còn là một khái niệm gây tranh cãi và
chƣa có đƣợc một cách hiểu thống nhất. ngƣời ta đồng ý với những ƣu thế và tính
hiện đại của phát thanh trực tiếp, về khả năng tạo ra một phong cách làm việc mới
cho đội ngũ ngũ những ngƣời làm công tác phát thanh của phƣơng thức này nhƣng
vẫn còn có những cách hiểu khác nhau khi đề cập đến đặc trƣng và những đặc điểm
của nó.
Có quan điểm cho rằng, phát thanh trực tiếp là đọc trực tiếp trƣớc máy. Ở đây
là đọc trực tiếp các lời dẫn tin, bài và có thể thể hiện trực tiếp một số tin nhất định
theo kịch bản. Các tin bài đã đƣợc chuẩn bị từ trƣớc, một phần đã đƣợc ghi âm

17


trƣớc. Để quá trình này đƣợc đảm bảo đúng với dự kiến, biên tập viên, kỹ thuật viên

cũng pải có mặt trong khi phát thanh viên đang đọc để xử lý những tình huống bất
ngờ.Toàn bộ só tin, bài này đã đƣợc biên tập trƣớc để tƣơng ứng với thời lƣợng nhất
định của chƣơng trình.Nếu quá trình thực hiện vƣợt quá thời gian quy định của
chƣơng trình, biên tập viên sẽ quyết định bỏ đi những tin, bài để đảm bảo thời
lƣợng chƣơng trình. Tuy nhiên, nếu hết nội dung mà vẫn còn thời lƣợng, lúc này sẽ
quyết định đƣa thêm tin, bài hoặc phát âm nhạc theo yêu cầu của đạo diễn.
Một quan điểm khác cho rằng, phát thanh trực tiếp thực chất là những chƣơng
trình tƣờng thuật về các sự kiện thực hiện trực tiếp ngay tại hiện trƣờng.Toàn bộ
chƣơng trình không có một tin, bài nào đƣợc ghi âm sẵn mà tất cả phải đƣợc phát
sóng trực tiếp.
Trong cuốn Cẩm nang hƣớng dẫn phát thanh trực tiếp do Đài Tiếng nói Việt
Nam phối hợp với tổ chức Sida và Bộ Văn hoá – Thông tin phát hành thì tiêu chí
của một chƣơng trình phát thanh trực tiếp nhƣ sau:
Thứ nhất: Sóng phát thanh phải đồng hành với sự kiện.
Thứ hai: Hấp dẫn thính giả với một chút riêng tƣ.
Thứ ba: Tiếp cận sự kiện ở những góc nhìn mới.
Cũng trong cuốn sách này có nêu định nghĩa về chƣơng trình phát thanh trực
tiếp nhƣ sau: “Phát thanh trực tiếp là phương thức thông tin linh hoạt, đáp ứng
được các yêu cầu của phát thanh hiện đại. Cùng với sự phát triển của khoa học,
công nghệ, phát thanh trực tiếp được trang bị thêm những thiết bị mới, phát huy
được các thế mạnh của báo nói, đáp ứng ngày càng tôt shown yêu cầu ngày càng
tăng cao của phát thanh hiện đại.”[tr.9].
Theo tác giả Vũ Văn Hiền và Đức Dũng trong cuốn Phát thanh trực tiếp thì
phát thanh trực tiếp có thể có hàng chục dạng chƣơng trình khác nhau. Có thể dƣợc
thực hiện ngay tại phòng thu, thực hiện tại hiện trƣờng, hoặc là kết hợp cả hai
phƣơng pháp này.
Trong cuốn Báo Phát thanh thì tác giả cho rằng: Phát thanh trực tiếp có thể
đƣợc hiểu là phƣơng thức mà quá trình sản xuất chƣơng trình phát thanh đƣợc thực
hiện đồng thời với quá trình phát sóng nhằm chuyển đến ngƣời nghe những thông
tin đồng thời với sự kiện đang xảy ra và có thể thu hút ngƣời nghe tham gia vào quá


18


trình sản xuất chƣơng trình. Tác giả cũng cho rằng, ngƣời quan trọng nhất, cốt lõi
nhất của phát thanh trực tiếp là phóng viên hoặc ngƣời đƣa tin, cộng tác viên phải
đang ở chỗ xảy ra sự kiện hoặc là ngƣời trong cuộc đang trực tiếp nói trƣớc máy
phát sóng. Điều này sẽ làm cho độ tin cậy của thông tin tăng lên rõ rệt.
Trong cuốn Phát thanh trực tiếp, các tác gỉa đƣa ra định nghĩa khá đầy đủ về
chƣơng trình phát thanh trực tiếp, khái niệm này đã phân biệt đƣợc rõ ràng giữa
phƣơng thức phát thanh truyền thống và phƣơng thức phát thanh trực tiếp. Theo đó
đặc điểm để phân biệt chính là quy trình sản xuất chƣơng trình phát thanh trực
tiếp.Chƣơng trình phát thanh trực tiếp thì quy trình hình thành chƣơng trình phát
thanh diễn ra đồng thời với thời gian mà chƣơng trình đó đƣợc phát sóng.Nói cách
khác, một chƣơng trình phát thanh trực tiếp chỉ đƣợc coi là hoàn thành khi quá trình
sản xuất chƣơng trình đó kết thúc.
Nhƣ vậy, chƣơng trình phát thanh trực tiếp là chƣơng trình phát thanh hình
thành đến đâu đƣợc phát sóng ngay đến đó. Tuy nhiên, cũng cần phải chú ý rằng,
ngoài các yếu tố trực tiếp nhƣ: đọc thẳng, gọi điện đến phòng thu, tƣờng thuật trực
tiếp, phỏng vấn trực tiếp, khách mời tại phòng thu, toạ đàm trực tiếp, phóng sự trực
tiếp, phát thanh lƣu động…những ngƣời thực hiện chƣơng trình vẫn phải sử dụng
những chất liệu không trực tiếp để xây dựng một chƣơng trình hoàn thiện nhƣ: các
ca khúc, bài phỏng vấn, phóng sự đã đƣợc thu thanh hoàn thiện, các loại nhạc cắt,
nhạc nền, nhạc hiệu đã đƣợc chuẩn bị sẵn từ trƣớc.
Trong một chƣơng trình phát thanh trực tiếp có thể có nhiều nội dung khác
nhau, đƣợc thực hiện bởi những nhóm phóng viên khác nhau, ở những địa điểm,
thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề mấu chốt là toàn bộ các nội dung đó phải
đƣợc liên kết lại trong một chƣơng trình có tính thống nhất cao, hoàn chỉnh về mặt
tính chất, về chủ đề chung của cả chƣơng trình và quá trình liên kết đó cũng phải
đông thời với quá trình phát sóng chƣơng trình.

Một chƣơng trình phát thanh trực tiếp nhìn chung phải có sự ổn định về nội
dung với một chủ đề có tính thống nhất cao. Tuy nhiên với các dạng chƣơng trình
phát thanh trực tiếp đƣợc thực hiện tại hiện trƣờng hoặc các chƣơng trình có sự
tham gia của thính giả, ngƣời ta phải chấp nhận cả những yếu tố ngẫu nhiên, đột
xuất ngoài dự kiến.Những yếu tố này có tính hai mặt, vừa làm phong phú cho

19


chƣơng trình nhƣng đồng thời cũng có thể phá vỡ tính thống nhất của chƣơng trình.
Do đó, để có thể đảm bảo sự liên kết hợp lý giữa các thành phần khác nhau đƣợc
tập hợp trong một chƣơng trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi phải có sự nhạy bén ủa
đạo diễn và của những ngƣời tham gia thực hiện chƣơng trình.
Chƣơng trình phát thanh trực tiếp ngoài việc phải có lƣợng thông tin nhanh,
phong phú, mới mẻ còn phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của thính giả qua những yếu tốt
thuộc về hình thức thể hiện nhƣ: Thông tin ngắn gọn, cấu trúc chƣơng trình mở,
linh hoạt, dẫn chƣơng trình sinh động, kết hợp hợp lý giữa lời nói với tiếng động,
âm nhạc.
Trong bối cảnh bùng nổ thông tin và công chúng quá nhiều nguồn tin để lựa
chọn thì các tác phẩm phát thanh đang có xu hƣớng ngày càng co ngắn lại về mặt
thời lƣợng. Sự ngắn gọn của các tác phẩm phát thanh sẽ giúp cho chƣơng trình phát
thanh trực tiếp đảm bảo đƣợc tính thời sự, nhanh nhạy của thông tin, phát huy tối đa
đặc trƣng của loại hình báo phát thanh.
Trong chƣơng trình phát thanh trực tiếp, bố cục của thông tin có vai trò hết
sức quan trọng trong việc thu hút và lôi cuốn thính giả. Thông tin cô đọng, ngắn
gọn sẽ làm bớt đi sức ép tâm lý đối với phóng viên, biên tập viên thực hiện chƣơng
trình phát thanh trực tiếp, đồng thời phát huy đặc tính của phát thanh là ngƣời tiếp
nhận thông tin qua cơ quan thính giác, tức là đối tƣợng tiếp nhận thông tin chỉ có
thể tiếp nhận đƣợc những thông tin ngắn gọn, đơn giản nhƣng phải hấp dẫn.
Trong chƣơng trình phát thanh trực tiếp, cùng với những thông tin trực tiếp,

các tác phẩm đƣợc thu thanh trƣớc và các chuyên mục, tiết mục đƣợc chuẩn bị sẵn
có vai trò rất quan trọng. Những nội dung này không chỉ có nhiệm vụ tạo ra tính ổn
định cho các chƣơng trình phát thanh trực tiếp mà còn có nhiệm vụ tạo ra những
khoảng thời gian cần thiết để những ngƣời thực hiện chƣơng trình có thể lắng lại
đôi chút trƣớc khi tiếp tục thực hiện các nội dung khác trong chƣơng trình.
Các chƣơng trình phát thanh trực tiếp có những ƣu thế nổi bật so với hình thức
phát thanh truyền thông nhƣ sau:
-

Chƣơng trình phát thanh trực tiếp phát huy ƣu tế của dạng chƣơng trình
mở, trong đó thính giả có thể tham gia trực tiếp vào chƣơng trình. Sự tha
gia trực tiếp của thính giả tạo ra một phƣơng thức giao tiếp mới khi sóng

20


phát thanh trở thành diễn đàn của đông đảo công chúng. Do tính chất mở
của chƣơng trình, phát thanh trực tiếp có những yêu cầu rất cao, đòi hỏi
những ngƣời tham gia sản xuất chƣơng trình phải có kỹ năng xử lý linh
hoạt các tình huống bất ngờ không có trong kịch bản.
-

Chƣơng trình phát thanh trự tiếp mang đến cho làn sóng phát thánhwj mới
mẻ, sinh động và sự gần gũi với đời sống của con ngƣời. Những ngƣời làm
phát thanh trực tiếp còn có thể làm tăng tính cùng lúc, đồng thời giữa thừoi
điểm xảy ra sự kiện với thời điểm tiếp nhận thông tin bằng cách đến mọi
ngóc ngách của cuộc sống và phản ánh sự kiện ngay tại nơi nó đang xảy ra
bằng các phƣơng tiện phát thanh lƣu động. Bên cạnh đó, sự tổng hợp thông
tin, đan xen các thể loại với nhau, với những lời nói trực tiếp của nhân
chứng cũng có thể tạo ra những nét hấp dẫn do sự đa dạng và mới lạ.


-

Phƣơng thức sản xuất các chƣơng trình phát thanh trực tiếp đòi hỏi phải
hình thành một nhóm sản xuất chƣơng trình phát thanh chuyên nghiệp.
Mỗi thành viên trong nhóm sản xuất chƣơng trình phải chịu trách nhiệm ở
một khâu cụ thể. Sự phối hợp của các thành viên trong nhóm sẽ quyết định
sự thành bại của chƣơng trình. Sự phối hợp giữa các thành viên trong
nhóm là những điều kiện tiền đề có tác động quyết định chất lƣợng và hiệu
quả của chƣơng trình phát thanh trực tiếp.

-

Trong các chƣơng trình phát thanh trực tiếp, sự xuất hiện của những ngƣời
trực tiếp sản xuất chƣơng trình có thể tạo đƣợc những hiệu ứng giao cảm
đặc biệt. Sự có mặt của họ nhấn mạnh thêm tính chân thực của sự kiện làm
phong phú chƣơng trình bằng những phong cách cá nhân khác nhau. Quá
trình truyền đạt thông tin ƣu tiên cho lói văn nói giàu tính đối thoại và
dùng nhiều khẩu ngữ cũng có thể tạo ra sự thân mật, gần gũi đặc biệt mà
phát thanh truyền thống không thể có đƣợc. Dù ngƣời nghe có ở xa cách sự
kiện, nhƣng qua những âm thanh sống động của hiện trƣờng và giọng nói
của ngƣời dẫn chƣơng trình, của biên tập viên và các phóng viên hiện
trƣờng, sự kiện nhƣng đang diễn ra ngay trƣớc mắt ngƣời nghe đài.

Phóng sự phát thanh

21



×