Tải bản đầy đủ (.pdf) (55 trang)

Chương trình phát thanh sóng trẻ, phát sóng ngày 07032021 trên sóng fm của đài phát thanh và truyền hình hà nội chủ đề bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (667.66 KB, 55 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ NGỌC TRANG

BÁO CÁO
TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
(Chương trình phát thanh Sóng trẻ, phát sóng ngày 07/03/2021
Trên sóng FM của Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội
Chủ đề: “Bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ”)

NGÀNH: BÁO CHÍ
MÃ SỐ: 101 01
CHUYÊN NGÀNH: PHÁT THANH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS ĐINH THỊ THU HẰNG

HÀ NỘI, THÁNG 5 NĂM 2021

1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................... 3
1. MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 5
1.1. Lý do chọn hình thức tốt nghiệp .............................................................. 5
1.2. Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu của đề tài ........................................ 7
1.3. Mô tả khái quát về tác phẩm đã thực hiện .............................................. 9
1.4. Nội dung nghiên cứu .............................................................................. 13


2. NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP .................................................... 38
3. BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP ........ 39
3.1. Quá trình thực hiện tác phẩm ................................................................. 39
3.2. Những kết quả đạt được của chương trình Sóng trẻ số 10 ..................... 47
3.3. Những bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình thực hiện tác phẩm 49
3.4. Những đề xuất, kiến nghị ....................................................................... 51
4. KẾT LUẬN................................................................................................... 54

2


LỜI CẢM ƠN
Tác phẩm tốt nghiệp không chỉ là sự tổng kết của những năm học tại Học
viện Báo chí và Tuyên truyền mà còn là một dấu mốc trong q trình trưởng thành
để hồn thiện bản thân của sinh viên. Tác phẩm tốt nghiệp thể hiện khả năng của
sinh viên sau những cố gắng, nỗ lực và trải nghiệm của chính mình trong suốt
qng thời gian học tập tại đây.
Lời cảm ơn đầu tiên, sinh viên muốn gửi tới tất cả các thầy cô giáo trong
tổ bộ môn phát thanh cũng như các thầy cô trong khoa Phát thanh – Truyền hình.
Trong quá trình học tập tại nhà trường em không chỉ được thầy cô truyền dạy
kiến thức và kinh nghiệm về các thể loại báo chí nói chung và phát thanh nói
riêng, em cịn được giảng viên tạo điều kiện tìm hiểu và khai thác thực tế để viết
bài. Do đó, khi lựa chọn hình thức tác phẩm để tốt nghiệp, sinh viên cảm thấy
không gặp nhiều bỡ ngỡ.
Đặc biệt, xin được bày tỏ sự biết ơn của mình với PGS.TS Đinh Thị Thu
Hằng – người trực tiếp hướng dẫn, người đã cho sinh viên những lời khuyên hữu
ích khi lựa chọn hình thức sản phẩm tốt nghiệp cũng như giúp đỡ sinh viên tận
tình trong quá trình thực hiện tác phẩm tốt nghiệp.
Đồng thời, sinh viên muốn dành lời cảm ơn sâu sắc tới chị Đặng Hương


Giang - cán bộ Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE, anh Huỳnh
Quốc Đạt – thành viên Dự án Tổ Ong, (hai vị khách mời trong chuyên mục Diễn
đàn Sóng trẻ); chị Phan Ngọc Anh – Admin “Yêu Bếp” (nhân vật trong chuyên mục
Lăng kính sinh viên). Đây là những người đã hỗ trợ chương trình của sinh viên và
giúp hồn thiện hơn bởi mỗi nhân vật khơng chỉ cung cấp những thơng tin cần thiết
mà cịn đưa ra những lời khuyên hữu ích, những chia sẻ chân thành cho sinh viên.

Xin cảm ơn thầy Nguyễn Thái Hà đã hỗ trợ sinh viên về phần kỹ thuật để
sinh viên có thể hồn thành tác phẩm tốt nghiệp này. Bên cạnh đó, xin gửi lời
cảm ơn chân thành tới các thành viên thuộc CLB Phát thanh Sóng Trẻ (khoa Phát
thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và Tun truyền) đã giúp đỡ sinh viên

3


trong q trình thu âm chương trình Sóng trẻ bao gồm: bạn Đặng Hoàng Hà, bạn
Lê Bảo Trâm, bạn Lê Phương Thảo.
Qua đây, sinh viên cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè – những
người đã ln bên sinh viên, giúp đỡ sinh viên không chỉ trong q trình hồn
thành tác phẩm tốt nghiệp mà cịn trong suốt 4 năm học tập tại Học viện Báo chí
và Tuyên truyền.
Đây cũng là nguồn động lực để sinh viên không ngừng cố gắng trên chặng
đường đã qua và cả chặng đường phía trước.
Sinh viên xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 5 năm 2021
Người thực hiện chương trình

Nguyễn Thị Ngọc Trang

4



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn hình thức tốt nghiệp
Trong năm 2021, khoa Phát thanh – Truyền hình, Học viện Báo chí và
Tuyên truyền đã tạo điều kiện cho sinh viên được lựa chọn một trong ba hình
thức: khóa luận tốt nghiệp, tác phẩm tốt nghiệp và học theo chuyên đề. Sau khi
cân nhắc kĩ càng ba hình thức này, sinh viên đã quyết định lựa chọn hình thức tác
phẩm tốt nghiệp – sản xuất chương trình phát thanh Sóng trẻ thay vì làm khóa
luận tốt nghiệp và học theo chuyên đề bởi các lí do sau đây:
1.1.1. Tác phẩm tốt nghiệp là thành quả sau 4 năm học tập tại Học viện Báo
chí và Tuyên truyền
Trong suốt 4 năm học tập tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, sinh viên
đã được Học viện và các thầy, cơ tạo điều kiện để có cơ hội được học tập lý thuyết
kết hợp nhuần nhuyễn với thực hành. Thông qua việc làm bài tập trên lớp cũng
như có cơ hội tham gia sản xuất chương trình “Sóng trẻ Hà Nội” nên sinh viên đã
biết cách thực hiện một chương trình phát thanh, biết cách tác nghiệp trong nhiều
mơi trường khác nhau, cách tạo nên tác phẩm báo chí sao cho sinh động, gần gũi
mà vẫn mang tính thời sự.
Hơn nữa, sau q trình thực tập tại Đài Tiếng nói Việt Nam, ban Âm nhạc
(VOV3) và ban Phát thanh Thanh thiếu niên, sinh viên đã rút ra được nhiều bài
học bổ ích trong thực tiễn.
Với sự động viên của giảng viên hướng dẫn, sinh viên cảm thấy tự tin khi
lựa chọn một chương trình quen thuộc để thực hiện tác phẩm tốt nghiệp. Bởi
“Sóng trẻ Hà Nội” là chương trình quen thuộc với sinh viên nên sinh viên có
những kỳ vọng nhất định với bản thân mình. Sinh viên đặt ra cho mình mục tiêu
cũng như yêu cầu bản thân cần làm tốt hơn và hoàn thiện hơn tất cả những chương
trình đã thực hiện.

Cũng như bao ngành nghề khác, nghề báo cần sự chủ động, tích cực của mỗi
cá nhân rất nhiều. Báo chí phải gắn liền với đời sống, một tác phẩm báo chí phải có
tính chính xác tuyệt đối nhưng không phải trước một sự kiện hay một vấn đề nào
5

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

đó, các phóng viên, nhà báo đều phản ánh giống nhau. Mỗi người đều có cách khai

thác, góc nhìn và cách thể hiện khác nhau. Người làm báo cần phải biết sáng tạo
trên nền tảng của sự thật, đặc biệt là người làm báo phát thanh, khi đối mặt với
sự phát triển mạnh mẽ, có phần lấn át của các loại hình báo chí, truyền thơng số,
thì phải biết cách khai thác, truyền tải sao cho thu hút cơng chúng mà khơng bị
biến chất.
Do đó, tác phẩm tốt nghiệp vừa là cơ hội đồng thời cũng là thách thức cho
sinh viên cần làm tốt hơn và tốt nhất trong khả năng sinh viên có thể. Mỗi lần
thực hiện Sóng trẻ Hà Nội là một lần sinh viên thêm va vấp, thêm nhiều trải
nghiệm để tin hơn và làm tốt hơn những tác phẩm của mình. Sinh viên trân trọng
cơ hội thực hiện tác phẩm tốt nghiệp bởi đây cũng là lần cuối cùng sinh viên được
thực hiện một chương trình hồn thiện khi cịn ngồi trên giảng đường. Tác phẩm
tốt nghiệp cũng là cơ hội để sinh viên hiện thực những vấn đề mà sinh viên ấp ủ
trong suốt q trình học tập tại Học viện Báo chí và Tun truyền.
1.1.2. Sóng trẻ là một chương trình phù hợp với sinh viên và là nơi thể hiện
được năng lực làm báo phát thanh
Sóng trẻ là một chương trình phát thanh hướng đến đối tượng là những
người trẻ, được phối hợp thực hiện giữa Tổ bộ môn Phát thanh (khoa Phát thanh
– Truyền hình, Học viện Báo chí và Tuyên truyền) và Đài Phát thanh – Truyền hình

Hà Nội. Chương trình được phát trên tần số FM 90 MHz của Đài Phát thanh –

Truyền hình Hà Nội với thời lượng mỗi số là 30 phút. Qua nhiều lần thay đổi
khung giờ phát sóng, hiện nay, chương trình phát thanh Sóng trẻ được phát vào
13h30 chủ nhật hàng tuần.
Với thời lượng 30 phút, Sóng trẻ đem đến cho thính giả những thông tin xoay
quanh cuộc sống giới trẻ trong chuyên mục Bản tin Sóng trẻ, các vấn đề cấp thiết
của giới trẻ qua Diễn đàn Sóng trẻ, tâm tư và bài hát chứa đựng thông điệp ý nghĩa

trong chuyên mục Quà tặng âm nhạc hay sự biến hóa nội dung đa dạng trong
chuyên mục Lăng kính sinh viên.

6

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Do đối tượng mục tiêu là các bạn sinh viên đang theo học tại các trường
Đại học, Cao đẳng trên địa bàn Hà Nội nói riêng, giới trẻ nói chung và ekip thực
hiện chương trình phần lớn là các bạn sinh viên nên chủ đề lựa chọn cho mỗi số
phát sóng của chương trình rất gần gũi, thiết thực với các bạn trẻ. Bởi cũng là
một người trẻ, sinh viên nghĩ rằng việc thực hiện tác phẩm tốt nghiệp sẽ dễ dàng
hơn vì mình hiểu được giới trẻ đang sống như thế nào, quan tâm tới điều gì.
Khơng chỉ có vậy, với tư cách là một thành viên thuộc CLB Phát thanh
Sóng Trẻ, tuy khơng nằm trong đội ngũ sản xuất chương trình Sóng trẻ nhưng
sinh viên vẫn thường xuyên theo dõi các số phát sóng của Sóng trẻ và hiểu được
rằng đó là chương trình khơng ngừng được đổi mới về cả nội dung lẫn hình thức
để phù hợp hơn với nhu cầu thính giả hiện nay. Điều đó cũng cho thấy những

người làm chương trình khơng ngừng trau dồi, học tập và quan tâm tới thính giả
nghe đài. Vì thế, sinh viên muốn được trải nghiệm tồn bộ q trình thực hiện
một chương trình như vậy, thể hiện năng lực làm báo phát thanh, tự mình thực
hiện ý tưởng của bản thân trong khuôn khổ chương trình là điều vơ cùng ý nghĩa
với một người trẻ như sinh viên.
Tựu trung, sinh viên nhân thấy rằng Sóng trẻ là chương trình phù hợp cho
mình, cũng như các bạn sinh viên khác để lựa chọn hình thức làm tác phẩm tốt
nghiệp.
1.1.3. Sinh viên là sinh viên chuyên ngành Phát thanh
Là một sinh viên chuyên ngành Phát thanh, nhận được sự chỉ dạy và quan
tâm từ các thầy cô trong khoa PT-TH và có may mắn được thực hiện chương
trình “Sóng trẻ Hà Nội” từ năm 2 khi tham gia Ban biên tập chương trình, sinh
viên mong muốn tác phẩm tốt nghiệp là một tác phẩm ghi nhận trọn vẹn những
giá trị sinh viên học được và làm được trong thời gian qua.
Với những lí do trên, sinh viên đã tự tin khi lựa chọn hình thức tốt nghiệp
là thực hiện tác phẩm này.
1.2. Tính cấp thiết và lịch sử nghiên cứu của đề tài
1.2.1. Tính cấp thiết của đề tài
7

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên là chương trình Sóng trẻ với chủ đề:
Bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ, số 10, phát sóng lúc
13h30’ ngày 7/3/2021, trên sóng FM tần số 90 MHz của Đài Phát thanh – Truyền
hình Hà Nội.
Ngày nay, sự tiến bộ của con người được xem là tiêu chuẩn cao nhất của

phát triển xã hội. Sự phát triển xã hội địi hỏi phải đem lại cơng bằng, bình đẳng
cho mọi người (cả nam và nữ) trong cơ hội và điều kiện cống hiến cũng như
hưởng thụ các thành quả của phát triển. Điều này hoàn toàn phù hợp với mục tiêu
của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa (XHCN), cuộc cách mạng được xem là triệt
để nhất trong lịch sử nhân loại.
Trong công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN, Đảng cộng sản Việt
Nam luôn coi con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển, việc
chăm lo phát triển nguồn lực con người là một nhân tố quyết định thành công của
công cuộc đổi mới theo định hướng XHCN ở Việt Nam. Chăm lo phát triển nguồn
lực con người hướng vào cả nam và nữ với các tiêu chí: phát triển cao về trí tuệ,
cường tráng về thể chất, phong phú về tình cảm, đạo đức.
Cuối thế kỷ XX, các quốc gia đều đạt các thành tựu quan trọng về phát
triển con người. Nhưng đem so sánh chỉ số phát triển giữa nam và nữ, chúng ta
nhận thấy rằng sự phát triển năng lực của phụ nữ ở tất cả các quốc gia còn thấp
hơn nam giới, đặc biệt tại các quốc gia đang phát triển. Việt Nam trong những
thập kỷ hiện nay đòi hỏi phải phát huy mọi nguồn lực, đặc biệt là nguồn lực con
người để phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Nhưng trên thực tế, phái nữ chưa thực sự đạt đạt những quyền bình đẳng
thực sự. Ở một khía cạnh nào đó, những phong trào nữ quyền cịn chưa chính xác
khi nhận định bình đẳng là những việc nam giới làm được thì nữ giới cũng làm
được.
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Vấn đề giải phóng phụ nữ được các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin đề cập rất sớm trong nhiều tác phẩm. Ở Việt Nam, vấn đề giải phóng phụ
8

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an


nữ cũng được Đảng cộng sản Việt Nam quan tâm ngay từ khi mới thành lập (năm
1930). Từ góc độ nghiên cứu lịch sử, trong tác phẩm "Phụ nữ Việt Nam qua các
thời đại" (1975), của giáo sư Lê Thị Nhâm Tuyết, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
(tái bản lần thứ hai) đã đề cập khá sâu sắc vị thế người phụ nữ Việt Nam trong
gia đình và ngoài xã hội suốt chiều dài lịch sử, từ khi khai phá nền văn minh của
dân tộc cho đến những năm 60. Song, có lẽ việc nghiên cứu về phụ nữ và gia đình
ở Việt Nam chỉ được đặt ra và giải quyết như một bộ môn khoa học mới từ năm
1987 với sự ra đời của Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ (sau đổi thành Trung tâm
Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ năm 1993).
Cho đến nay, ở Việt Nam đã có nhiều trung tâm nghiên cứu về phụ nữ và
gia đình như:
- Trung tâm Nghiên cứu khoa học về gia đình và phụ nữ thuộc Trung tâm
Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia.
- Trung tâm Nghiên cứu giới, gia đình và mơi trường trong phát triển.
- Trung tâm Nghiên cứu lao động nữ thuộc Bộ Lao động, Thương binh và
Xã hội.
- Trung tâm Nghiên cứu và đào tạo về phụ nữ - Đại học Quốc gia Việt
Nam.
- Khoa Phụ nữ học - Trường đại học Mở, thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù thời gian chưa nhiều nhưng được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước,
sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế và sự tâm huyết của nhiều nhà khoa học, một
số vấn đề lý luận và thực tiễn nghiên cứu phụ nữ và gia đình Việt Nam đã được
đặt ra, xem xét và có hướng giải quyết đúng đắn, trong đó có những chủ đề nghiên
cứu về phụ nữ, quyền bình đẳng của phụ nữ.
Năm 1990, việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình có một bước tiến đáng kể:
nghiên cứu phụ nữ, gia đình trong mối tương quan giữa nam và nữ, gắn nó với sự
phát triển của đất nước.
Một loạt vấn đề về lý luận, nghiên cứu, khảo sát thực tế, xây dựng chính
sách đáp ứng giới được đặt ra, trao đổi thảo luận để tìm hướng giải quyết. Nhiều
9


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

cơng trình nghiên cứu được tiến hành độc lập hoặc tổ chức theo liên ngành mà
kết quả đã được cơng bố trên các sách, báo, tạp chí.
Nhiều cuộc hội thảo được tổ chức đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề
lý luận và thực tiễn trong việc nghiên cứu sự bình đẳng giới trong gia đình nói
chung.
Nhiều tác giả đã tập trung nghiên cứu và xuất bản nhiều tác phẩm có giá
trị như: "Phụ nữ, giới và phát triển" (1996) của tiến sĩ Trần Thị Vân Anh và tiến
sĩ Lê Ngọc Hùng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội; "Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới
ở Việt Nam" (1998) của giáo sư Lê Thi, Nxb Phụ nữ, Hà Nội; là những tác phẩm
đặt cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu phụ nữ và gia đình theo phương pháp tiếp
cận giới - một phương pháp nghiên cứu mới mẻ nhưng rất hiệu quả.
Các cơng trình nghiên cứu kể trên là những tư liệu tham khảo hết sức quan
trọng để cá nhân sinh viên thực hiện tác phẩm tốt nghiệp của mình. Nhưng nhìn
chung, các nghiên cứu mới đặt vấn đề trên diện rộng, chưa có cơng trình nào đi
sâu nghiên cứu một cách cơ bản và có hệ thống về bình đẳng giới đặc biệt xét
trên quyền tự chủ tình dục của phái nữ.
Trước tình hình đó, khi chọn đề tài này, sinh viên mong muốn góp phần
nhỏ bé của mình vào việc nghiên cứu "Bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình
dục của phái nữ" cả về phương diện lý luận và thực tiễn trong một chương trình
hồn thiện.
1.3. Mơ tả khái qt về tác phẩm đã thực hiện
Tác phẩm tốt nghiệp của sinh viên được xây dựng dưới hình thức một
chương trình phát thanh có thời lượng 30 phút mang tên Sóng trẻ số 10, phát trên
sóng của Đài Phát thanh – Truyền hình Hà Nội, tần số 90MHz vào lúc 13h30’

ngày 7/3/2021.
Trong 30 phút của chương trình, nội dung chủ yếu là “Bình đẳng giới xét
từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ”.
Chương trình gồm có 7 phần mục với những nội dung rõ ràng như sau:
- Phần 1: Nhạc hiệu chương trình + Lời xướng
10

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Phần 2: Lời dẫn mở đầu
- Phần 3: Bản tin Sóng trẻ
- Phần 4: Diễn đàn Sóng trẻ
- Phần 5: Quà tặng âm nhạc
- Phần 6: Lăng kính sinh viên
- Phần 7: Lời chào kết
Vì thời lượng chương trình chỉ gói gọn trong 30 phút mà có khá nhiều phần
mục được thể hiện dưới nhiều thể loại khác nhau nên trong tác phẩm của mình,
sinh viên ln cố gắng truyền tải thông tin một cách ngắn gọn nhất để thính giả
có thể tiếp nhận tồn bộ thơng tin một cách thoải mái, không quá nặng nề.
Trong tác phẩm của mình, sinh viên khơng chỉ đưa ra câu chuyện “Đến gần hơn với
chính mình” – kể về hành trình chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe tình dục của
bạn Nguyễn Hải Anh mà thêm vào đó trong chuyên mục Diễn đàn Sóng trẻ, sinh
viên đan xen tương tác, giao lưu với khách mời, tạo khơng khí cho buổi tọa đàm,
tránh không làm cho buổi tọa đàm bị rập khn, máy móc. Bản thân là người biên
tập đồng thời là người dẫn dắt, sinh viên không đơn thuần để cuộc tọa đàm là sự hỏi
– đáp giữa khách mời và người dẫn chương trình. Sinh viên ý thức bản thân sẽ là sợi
dây kết nối của chính mình với khách mời, các khách mời với nhau và tất cả thành

viên trong tọa đàm với chủ đề của tọa đàm. Ngồi ra, để tăng tính tương tác cho
chương trình, tác giả lồng ghép bài phản ánh và chùm băng phỏng vấn (voxpop) và
từ đó triển khai vấn đề cho mỗi khách mời, tạo cho khách mời và người nghe sự

thoải mái, tự nhiên khi cùng trị chuyện.
1.3.1. Mục đích nghiên cứu
Chương trình được thực hiện nhằm giúp giới trẻ hiểu hơn về quyền của
phái nữ xét từ phương diện tự chủ tình dục. Hiểu bản chất, trước khi xét đến
quyền tự chủ tình dục, chúng ta cần thực sự đạt được quyền cơ thể.
Để thực sự được giải phóng và thực sự phát triển, người phụ nữ cần làm
chủ chính cơ thể mình, được phép thành thật về cơ thể, chăm sóc cơ thể và bảo
vệ những quyền lợi của cơ thể.
11

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Rất nhiều người trong chúng ta hiện nay hiểu sai về câu chuyện bình đẳng
giới. Những người phụ nữ cố gắng chứng minh họ có thể làm được những điều
mà người đàn ơng làm, trong khi bình đẳng giới chỉ thực sự có được khi phụ nữ
sống đúng với mọi thiên tính và thiên chức của mình nhưng vẫn được tôn trọng
như những người đàn ông.
Không chỉ là góc nhìn cá nhân của sinh viên, chương trình có sự tham gia
của các chuyên gia nghiên cứu, cũng như những người hoạt động xã hội về bình
đẳng giới. Qua đó, sinh viên mong muốn giới trẻ có thể hiểu rõ và nhận thức đúng
hơn về quyền của phái nữ để tôn trọng và tôn vinh phái nữ một cách chân thành
và ý nghĩa. Quyền bình đẳng sẽ giúp các giới phát huy tối đa mọi khả năng của
bản thân, góp phần cho sự phát triển chung của đất nước.

1.3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, sinh viên xác định rằng mình cần phải thực
hiện nghiêm túc một số nhiệm vụ sau:
- Phân tích thực trạng của các phong trào bình đẳng giới tại Việt Nam cũng
như thực tiễn về bình đẳng giới trong đời sống.
- Tìm kiếm thơng tin về bình đẳng giới thơng qua các nguồn thông tin từ các
trang mạng xã hội, Internet, sách, tạp chí nghiên cứu và các cơng trình khoa học.
- Phân tích được những hậu quả trực tiếp về sự lệch lạch trong quan niệm về
bình đẳng giới.
- Đưa ra giải pháp để người trẻ tiến dần hơn đến với quyền bình đẳng thực

sự của mình.
- Định hướng tư duy và cách nhìn nhận cho giới trẻ, các bạn sinh viên.
- Đưa ra được giải pháp để các bạn trẻ cùng nhau hướng đến sự bình đẳng
thực sự cho tất cả các giới tính.
Tiếp đó, sinh viên trao đổi cùng giảng viên hướng dẫn để tìm ra hướng đi
cho tác phẩm, lắng nghe những góp ý của cơ về đề tài, từ đó xây dựng đề cương
tác phẩm và kế hoạch làm việc rõ ràng, chi tiết trước khi bắt tay vào thực hiện.

12

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Bên cạnh đó, sinh viên cũng khơng ngừng lắng nghe và học hỏi các chương trình
phát thanh khác để có thể có thêm những điểm sáng tạo trong tác phẩm của mình.
Cuối cùng đó là sinh viên ln ln bám sát chương trình từ khâu đầu tiên
đến khâu cuối cùng để đảm bảo chương trình khơng bị đi sai hướng, đảm bảo

đúng thời lượng phát sóng.
1.4. Nội dung nghiên cứu
Kết cấu chương trình:
- Mở đầu
- Bản tin Sóng trẻ
- Diễn đàn Sóng trẻ
- Quà tặng âm nhạc
- Lăng kính sinh viên
- Chào kết
1.4.1. Mở đầu
- Thời lượng: 2 phút
- Nhạc hiệu chương trình
- 2 MC chào thính giả và nhắc sóng (tên chương trình, thời gian phát sóng…)

- 2 MC trao đổi, dẫn dắt vào chủ đề của chương trình, đồng thời giới thiệu
các chuyên mục hấp dẫn sẽ có trong chương trình.
1.4.2. Bản tin Sóng trẻ
- Thời lượng: 3 phút
- Hình thức thể hiện: Tin
- Nội dung: 4 tin liên quan đến các hoạt động của giới trẻ trên địa bàn thủ
đơ, trong đó có 1 tin có âm thanh gốc và 3 tin khơng có âm thanh gốc. Những tin
được sử dụng trong Bản tin Sóng trẻ có thể được sắp xếp theo trình tự thời gian
hoặc theo mức độ quan trọng của tin.
Bao gồm các tin:
• Sinh viên các trường ĐH quay trở lại sau đợt nghỉ dịch Covid-19
• Triển lãm “Gió thổi, đổi giời”
13

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

• Workshop Loose florals
• Chương trình hiến máu Xuân hồng 2021
1.4.3. Diễn đàn Sóng trẻ
- Thời lượng: 15 phút
- Hình thức thể hiện: Tọa đàm
- Nội dung: Đây là chuyên mục thể hiện nội dung liên quan đến chủ đề chính
của chương trình đó là “Bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình dục của giới trẻ”.

+ Tác giả mời 2 khách mời tới studio, trong đó có:
• Chị Đặng Hương Giang, cán bộ Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt
Nam VOGE.
• Anh Huỳnh Quốc Đạt – Thành viên Dự án Tổ Ong.
+ Trong tọa đàm, sẽ có phóng sự ngắn về “Bước gần hơn với chính mình”
của nhân vật Hải Anh.

“Bước gần hơn tới chính mình”
Tuấn Hưng, 20 tuổi, sinh viên năm 3 đại học kể rằng: “Trong một talkshow
về giới tính và tình dục, khi được nghe chia sẻ của chị Hải Anh, mình rất bất ngờ
bởi hóa ra nếu nói về tình dục một cách nghiêm túc thì nó khơng hề xấu xa như
cách mọi người đang thậm thụt nói về nó. Mình đã thay đổi cách nhìn về tình dục
từ ấy”.
Hải Anh – cô gái được nhắc đến trong câu chuyện của Tuấn Hưng là thành
viên Thư tới tháng – dự án cộng đồng nâng cao nhận thức về sức khỏe sinh sản.
Trước khi trở thành một người dẫn chuyện cho mọi người, Hải Anh là người dẫn
chuyện của chính mình trên con đường tìm đến gần hơn tới bản thân cơ.
[Phát băng]
“Hồi nhỏ đi học, tất cả những thứ liên quan đến giáo dục giới tính hay tình

dục nó khơng phải một thứ vô cùng quan trọng được đưa vào trường học. Thế
nên nó cũng khơng nổi trội thành một mối bận tâm với mình.”
14

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Khi Hải Anh bước vào mối quan hệ tình cảm, như một lẽ tự nhiên chuyện
gì đến cũng đến.
[Phát băng]
“Mình có kết nối đủ nhiều với bạn trai của mình, mình muốn thân mật hơn,
kiểu hơn nhau xong rồi thân mật hơn nữa. Mình trải qua lần quan hệ tình dục
đầu tiên khi mình chưa thực sự có kiến thức về quan hệ tình dục. Mình chỉ cảm
giác chắc chắn là mình muốn cái điều đấy”.
Trong lần quan hệ tình dục đầu tiên, Hải Anh chia sẻ, bạn không bị chảy
máu và Hải Anh cũng nhận được câu hỏi từ bạn trai mình liệu rằng cơ có chắc
chắn mình chưa từng quan hệ tình dục trước đây khơng. Dù cho cũng thắc mắc
nhưng thời điểm ấy, Hải Anh chưa có câu trả lời cho câu hỏi tại sao lần quan hệ
đầu tiên của mình lại khơng có máu.
Sau đó, Hải Anh có cơ hội làm việc tại Thư tới tháng và gặp gỡ những
người bạn cùng trao đổi, tìm hiểu, khám phá câu chuyện giới tính và tình dục.
Mỗi ngày, Hải Anh có thêm nhiều kiến thức để hiểu hơn về bản thân mình. Nhờ
vậy, cuộc sống của cơ cũng trở nên dễ chịu.
[Phát băng]
“Khi mình đi khám phụ khoa, mình được chỉ định mua thêm vé siêu âm,
mình đã hỏi lại để biết siêu âm là chỉ định bắt buộc hay mình khám thêm. Khi có
hiểu biết nhất định, mình khơng mặc định bác sĩ biết mọi thứ về cơ thể tôi, tôi
phải nghe lời bác sĩ. Mình có quyền đặt câu hỏi nếu nghi vấn và có quyền lựa

chọn bác sĩ có cách ứng xử phù hợp”.
Sau những trải nghiệm của bản thân Hải Anh rút ra bài học chăm sóc sức
khỏe sinh sản: “Chúng ta nên quan sát, soi gương vào bộ phận sinh dục của mình
để nhận thấy những thứ gì sẵn có hay mới phát sinh”.

15

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Dẫu chẳng xa lạ khi đứng trước nhiều người để chia sẻ, dẫn dắt về câu
chuyện giới tính và tình dục vậy nhưng lúc trị chuyện với riêng tơi, Hải Anh vẫn
giữ sự e thẹn đáng u khó lẫn của con gái:
“Có rất nhiều kiến thức tình dục khơng có nghĩa mình trở nên bớt ngại
ngùng hay táo bạo hơn. Thực tế mình vẫn sẽ ngại ngùng như thế, ngay cả khi có
chuyện diễn ra rất nhiều lần thì lần diễn ra tới nó vẫn ngại ngùng”.
Sự e ấp là một tính nữ nổi bật, sự e ấp làm cho người phụ nữ đẹp và duyên
dáng theo cách riêng của họ. Hiểu về bản thân đủ nhiều giúp con gái thêm yêu
những thiên tính rất đỗi quyến rũ của phái mình.
Hết phóng sự
- Đặt câu hỏi cho các khách mời để cuối cùng rút ra câu trả lời chốt cho buổi
tọa đàm:
• Quyền lực ln đi kèm với trách nhiệm. Để đạt được quyền lực nói
chung hay quyền cơ thể và tự chủ tình dục nói riêng một cách hiệu quả,
mỗi người cần có trách nhiệm với chính sức khỏe cơ thể và đời sống
tình dục của bản thân mình, do vậy, để các giới đạt được quyền lực
hữu hiệu nhất mỗi người trẻ cần tìm hiểu thơng tin, bổ sung kiến thức
cho bản thân về lĩnh vực giới tính và tình dục.

• Các khn mẫu về giới dường như không chỉ áp đặt lên riêng phái nữ.
Tuy trong các chiến dịch bình đẳng, “nữ quyền” được đề cập đến nhiều
hơn “nam quyền” vậy nhưng phong trào nữ quyền nữ quyền hay bình
đẳng giới nói chung ấy nó chỉ có một mục đích duy nhất là làm cho
nhiều nhất có thể và tất cả mọi người thì tốt. Đấy là làm cho tất cả mọi
người được sống trọn vẹn hơn.
1.4.4. Quà tặng âm nhạc
- Thời lượng: 4 phút

16

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

- Hình thức thể hiện: Phát bài hát phù hợp với nội dung chương trình về
quyền bình đẳng. Sinh viên lựa chọn bài hát “Bánh trôi nước” – bài hát
được phổ nhạc từ thơ của nữ thi sĩ Hồ Xuân Hương. “Bánh trôi nước” là
một trong những bài thơ trung đại tiêu biểu nhắc đến số phận và thể hiện
quan điểm về giới và quyền nữ.
- Nội dung: Bài hát Bánh trơi nước do Hồng Thùy Linh thể hiện.
1.4.5. Lăng kính sinh viên
- Thời lượng: 5 phút
- Hình thức thể hiện: Phóng sự
- Nội dung: Phóng sự về các chiến dịch cộng đồng hướng đến bình đẳng
giới của nhóm Yêu Bếp – cộng đồng chia sẻ lối sống tích cực và niềm yêu
thích từ căn bếp trên mạng xã hội Facebook.
Sức lan tỏa diệu kỳ từ những chiến dịch cộng đồng trong Yêu Bếp
“Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm”. Câu nói cho ta hình ảnh người phụ

nữ giữ lửa căn bếp, vừa ấm áp nhưng lại có phần nào đó lẻ loi: “Cái bống là cái
bống bình/ Thổi cơm nấu nước một mình mồ cơi”.
Theo thời gian, trước sự tiến bộ của xã hội những quan niệm xưa cũ cũng
thay đổi theo chiều hướng tích cực hơn. Trong căn bếp, xuất hiện bên cạnh người
phụ nữ đã có sự đồng hành của các thành viên khác. Sự chuyển biến tích cực này
có được bởi truyền thông đã làm rất tốt nhiệm vụ tuyên truyền, đặc biệt phải kể
đến các chiến dịch cộng đồng thuộc về Yêu Bếp – một nhóm trên mạng xã hội
Facebook với sự tham gia của hơn 1,5 triệu thành viên.
Dịch Covid – 19 khiến năm 2020 trở thành một năm đầy khó khăn và biến
động. Nhưng trong nguy có cơ, những ngày giãn cách xã hội đem đến cơ hội vàng
để nhóm u Bếp phát triển tạo ra hiện tượng tích cực bằng các chiến dịch cộng
đồng có sức ảnh hưởng lớn tới xã hội như "Việc Nhà Có Anh" và “Mượn Bếp
Yêu Mình”.

17

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Hồ Hữu Thi, anh chàng sinh viên 22 tuổi tìm thấy u Bếp như một món
q trong đợt dãn cách xã hội đầu năm ngoái:
[Phát băng]
“Yêu Bếp khiến thời gian nghỉ dịch của mình khơng bị nhàm chán. Những
bài đăng trong chiến dịch “Việc nhà có anh” thời điểm ấy khiến mình thấy hào
hứng với căn bếp, mình muốn được chia sẻ tình yêu với gia đình mình, giúp mẹ
mình nấu cơm và dọn nhà. Giống như mình được cổ vũ tinh thần”.
“Việc nhà có anh”, “Mượn bếp yêu mình” là những chiến dịch đem đến sự
gắn kết cộng đồng trong suốt mùa dịch, nhờ đó đã được cơ quan Liên hợp Quốc

khen ngợi và đánh giá là một trong những hoạt động #HeforShe At Home,
Chef@Home Challenge hữu ích nhất tại Việt Nam giúp ổn định tâm lý xã hội,
truyền cảm hứng tích cực tới cộng đồng, tránh tình trạng bùng phát bất bình đẳng
giới tại gia đình trong mùa dịch.
Kết quả của mỗi chiến dịch không chỉ là cảm quan cá nhân mà sức lan tỏa
cộng đồng của chúng được thể hiện ấn tượng bởi những con số. Chị Phan Anh,
nhà sáng lập, CEO Esheep Kitchen là admin của hội "Yêu Bếp" chia sẻ:
[Phát băng]

“Chúng tôi nhận thấy số lượng thành viên nam của nhóm sau chiến dịch
“Việc nhà có anh” đã tăng đột biến từ khoảng 21 % lên đến 38 % trong tổng số
thành viên của nhóm. Bên cạnh đó, những chia sẻ của những thành viên nam
trong lĩnh vực thiết kế nhà, sắm sửa dụng cụ, thiết bị hay là làm việc nhà, thậm
chí là vào bếp nấu ăn luôn luôn được cộng đồng quan tâm và đặc biệt là các
thành viên nữ”.
Tới tháng 10/2020, một lần nữa Yêu Bếp đem đến chiến dịch cộng đồng
“Yêu nhất Việt Nam” nơi mỗi thành viên được chia sẻ về đặc sản nơi vùng miền
mình sinh sống. Cơ gái có nickname Khoảng Lặng – một thành viên quen tên của
Yêu Bếp nhắc về dự án:
[Phát băng]

18

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

“Yêu nhất Việt Nam giúp tôn vinh đặc sản mọi nơi trong cả nước, mỗi ngày
theo dõi các bài đăng mình như được đi du lịch online và đặc biệt cịn hiểu sâu

hơn về những món ăn từng vùng. Với mình, đặc sản là những điều vẫn ở cạnh
trong đời sống của mình, là cách mình yêu những món ăn bình dị. Mình cũng sẵn
sàng chia sẻ điều đó đến mọi người và hạnh phúc khi nhận được sự hào hứng của
các thành viên khác”.
Nếu theo dõi Yêu Bếp trong một thời gian dài khơng khó để nhận ra những
chiến dịch cộng đồng của nhóm dần có sự phát triển. Nam giới bắt đầu xuất hiện
trong căn bếp hàng ngày từ “Việc nhà có anh” và cách thể hiện tình u khơng
giới hạn địa lý qua chiến dịch “Yêu nhất Việt Nam” đã dần hình thành nội dung
chiến dịch cộng đồng lớn hơn và gần nhất - chiến dịch “Chọn Tết bên nhau”.
Sau mỗi chiến dịch các thành viên chia sẻ suy nghĩ tích cực, lối sống lạc
quan, vơ tư để cùng nhau hình thành lên các giá trị hữu ích cho xã hội ngay giữa
những biến động của một năm 2020 đầy khó khăn, thiên tai, dịch bệnh. Hành
trình lớn ấy bắt đầu từ những tình yêu rất nhỏ:
[Phát băng]
“Tơi tin rằng căn bếp thì ln có vị trí đặc biệt trong đời sống tinh thần
của mỗi người và mỗi gia đình. Nơi tơi u thích nhất trên thế gian này là bếp,
chỉ cần nó là bếp, chỉ cần nó là nơi nấu ăn dẫu như thế nào tơi cũng cảm thấy
khơng cịn buồn bã”.
Chỉ cần vào bếp, thế giới sẽ trở nên khác đi không chỉ là riêng cảm nhận
của chị Phan Anh mà đó cịn là những lời tâm sự của anh chàng Hồ Hữu Thi:
[Phát băng]
“Mình là sinh viên mà, có những khi đi học đi làm về mệt mỏi, mình thực
sự khơng muốn nấu nướng gì cả nhưng chỉ cần đứng dậy, bắt đầu, cái cảm giác
nêm nếm gia vị và hương thơm của món ăn nó làm mình hạnh phúc lắm nhưng
thể mình khơng từng mệt mỏi trước đó.”

19

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn



C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Bình đẳng giới khơng phải những người phụ nữ gồng gánh, đấu tranh để
làm việc như đàn ông. Bình đẳng giới là khi phụ nữ hồn tồn có quyền sống với
những thiên chức cao cả làm mẹ, làm bếp, làm việc nhà nhưng luôn luôn được
tôn trọng như cách những người đàn ơng làm cơng việc ngồi xã hội. Chị Phan
Anh quan niệm:
[Phát băng]
“Phụ nữ chỉ thật sự được tôn vinh khi mà đàn ông cùng họ vui vẻ gánh vác
việc nhà, san sẻ trách nhiệm, cùng xây tổ ấm. Sự tơn vinh bởi u thương là bình
đẳng giới cốt lõi.”
Vào bếp là lựa chọn, lựa chọn để những người phụ nữ sống quyến rũ với
thiên tính dịu dàng, tỉ mỉ mà tạo hóa đã ban tặng cho họ.
Cảm ơn thật nhiều những chiến dịch cộng đồng của Yêu Bếp, những chiến
dịch thắp lên hơi ấm căn nhà, thắp lên tình yêu trong con người và thắp cả nguồn
sáng cổ vũ tất cả mọi giới tính tiến đến gần hơn đến sự bình đẳng.
1.4.6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu và phân tích tài liệu: đây là phương pháp được
tác giả sử dụng trong việc thu thập các thông tin cũng như các số liệu trên các
phương tiện thơng tin đại chúng như báo, đài; tìm kiếm trên mạng Internet về vấn
đề bất bình đẳng giới trong nhiều lĩnh vực đời sống và khai thác trên phương diện
xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ.
Phương pháp phỏng vấn: đây là phương pháp quan trọng được tác giả sử
dụng xuyên suốt quá trình thực hiện tác phẩm của mình. Tác giả phỏng vấn để
lấy thơng tin cần thiết cho việc xây dựng tác phẩm, sản xuất các tin, bài; phỏng
vấn để giải đáp chính những thắc mắc của tác giả để hiểu rõ hơn vấn đề. Những
người tác giả dự kiến sẽ phỏng vấn là những người có thẩm quyền, chun gia về
vấn đề bình đẳng giới, phỏng vấn những người trẻ về hiểu biết cũng như mức độ
20


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

quan tâm của họ đối câu chuyện bình đẳng giới đặc biệt khi gắn nó với vấn đề
nhạy cảm “quyền tình dục”.
1.4.7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa lý luận
Chương trình phát thanh Sóng trẻ với chủ đề Bình đẳng giới xét từ quyền
tự chủ tình dục của phái nữ khi phát sóng và đón nhận sẽ tác động tới nhận thức
của giới trẻ, giúp giới trẻ hiểu được thế nào mới thực sự là bình đẳng và tại sao
quyền tự chủ tình dục lại có ý nghĩa khi đánh giá cán cân bình đẳng. Từ đó, tất cả
các giới ý thức hơn về quyền của mình cũng như tơn trọng các phái cịn lại, biết
tơn vinh u thương phái nữ - thực tế khơng phủ nhận “phái nữ” hiện nay vẫn
cịn đối mặt với rất nhiều bất công, đặc biệt khi nhắc về tình dục.
Để thực hiện chương trình này, tác giả nghiên cứu nhiều tài liệu phong phú
và đi sâu tìm hiểu thực tiễn, cùng với những sáng tạo của mình, tác giả tin đây có
thể là một tài liệu hữu ích cho những ai muốn nghiên cứu về đề tài này trong
tương lai.
Ý nghĩa thực tiễn
Với các đóng góp mới về vấn đề, chương trình góp phần khởi gợi và đưa
ra những vấn đề lý luận về quan hệ giới trong xã hội nói chung, và xét từ góc nhìn
câu chuyện tình dục nói riêng. Chương trình cũng cung cấp thêm các thông tin
khoa học, thông tin nghiên cứu xã hội và các góc nhìn gắn với chăm lo phát triển
con người và hướng các ưu tiên cho phát triển phụ nữ.

21


@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Kịch bản: Sóng trẻ Hà Nội
Bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ
Phát sóng ngày 07/03/2021
Thời lượng: 30 phút
1. Nhạc hiệu + Lời dẫn
[Phát nhạc]
"Để em định nghĩa lại những quan điểm thể nào gọi là phái yếu/ Điều
quan trọng là điều ta làm có xuất phát từ là tình u…Shout out tất cả cơ nàng
vẫn đang làm những gì mà cơ muốn/ Shout out tất cả phái đẹp đang leo lên bằng
thực lực và không bao giờ để họ kéo xuống"
*MC1: Nếu MC1 đố MC2 về tên ca khúc vừa rồi thì đó quả là một câu
hỏi q đơn giản, phải khơng nào?
*MC2: Mình sẽ khơng nói với MC1 rằng đó là Tiết mục Tèn Tèn Girls
của 2 nữ rapper duy nhất tại vòng Chung kết Rap Việt: Suboi và Tlinh đâu nhé!
Khơng chỉ riêng mình, rất nhiều cơng chúng u nhạc đã bị “bỏ bùa” bởi
nét ẩn dụ tinh tế của Tèn Tèn Girls khi rap về chủ đề tôn vinh nữ giới.
*MC1: MC1 thì khơng trực tiếp theo dõi buổi phát sóng Chung kết Rap
Việt nhưng ngay đêm đó, bảng tin Facebook của mình tràn ngập những tranh luận
xoay quanh bình luận về tiết mục của MC Trấn Thành: “Phụ nữ mà tự tin, hay
ho như thế thì làm gì phải đi địi nữ quyền”.
*MC2: Chính xác có thể hiểu Trấn Thành dành cho Tèn Tèn Girls một
lời khen ngợi, tuy nhiên, nó cũng khiến chúng ta tự hỏi: “Làm gì phải đi địi nữ
quyền”? Tức là chúng ta đã có bình đẳng giới rồi sao?
*MC1: Để có câu trả lời các bạn thính giả hãy cùng chúng mình bàn luận
về chủ đề: “Bình đẳng giới xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ” trong chuyên

mục “Diễn đàn Sóng trẻ”.

22

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

*MC2: “Quà tặng âm nhạc” tuần này sẽ đem đến cho các bạn ca khúc
“Bánh trôi nước” thể hiện ca sĩ Hoàng Thùy Linh.
*MC1: Tèn ten. Bất ngờ chưa? Vì biết MC2 thích món bánh trơi nên MC1
đã học làm món này từ cơng thức trên group u Bếp để tặng MC2 nhân ngày
8/3 đấy.
*MC2: Thực sự là MC1 tự làm được những viên bánh trôi xinh xắn thế
này ư?
*MC1: Khơng sai đâu. Từ u Bếp, mình đã học được cách làm rất nhiều
món ngon và đặc biệt là tình yêu với căn bếp đấy. Và chúng mình sẽ gặp lại câu
chuyện của Yêu Bếp trong chuyên mục “Lăng kính sinh viên” các bạn nhé!
*MC2: Nhưng trước tiên, chúng mình khơng thể bỏ qua những tin tức
mới nhất trong chuyên mục: Bản tin Sóng trẻ.
2. Bản tin Sóng trẻ
*MC1: Sau thời gian nghỉ Tết kéo dài do tình hình diễn biến phức tạp
của dịch Covid – 19, sinh viên các trường Đại học trên địa bàn Hà Nội bắt đầu đi
học trở lại kể từ ngày mai, 8/3. UBND thành phố Hà Nội giao Sở GD&ĐT tổ
chức triển khai nghiêm túc các biện pháp phòng, chống dịch Covid – 19 khi học
sinh, sinh viên trở lại trường. Phương Dung, sinh viên năm nhất, Đại học Ngoại
thương chờ đợi ngày qua trở lại thời khóa biểu học tập bình thường:
“Vì mình là sinh viên năm nhất nên việc nghỉ học và học online cũng
khiến mình gặp bỡ ngỡ ban đầu. Khi biết được sớm trở lại học trực tiếp mình

thấy yên tâm và chắc chắn mình sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng dịch
để bảo vệ sức khỏe của bản thân và cộng đồng”.
*MC2: Từ hôm qua, ngày 6/3 đến hết ngày 12/4, tại nhà 8C, 76 Tơ Ngọc
Vân, Tây Hồ trưng bày triển lãm “Gió thổi, đổi giời”. Tên triển lãm được lấy ý
từ một câu tục ngữ của người Việt, được xem như lời phản hồi và đồng thanh
thanh với cuộc đời đấu tranh cho một xã hội công bằng của bà Rosa Luxemburg,
người phụ nữ không ngừng hành động để cải thiện xã hội. Triển lãm đặc là tiếng
23

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

nói nữ sâu sắc, cách tân, nhạy cảm, và mạnh mẽ đến từ năm nghệ sĩ tới từ những
phân ngành, xã hội, và thế hệ khác nhau.
*MC1: Chiều nay, tại địa chỉ 130 phố Thái Thịnh, Hà Nội diễn ra
Workshop Loose florals. Workshop giúp bạn mang thế giới hoa lá mùa xuân rộn
ràng phác họa lên từng tấm thiệp mừng ngày 8/3 hay một bức tranh cho riêng bạn
trang trí góc bàn làm việc. Khác với phong cách vẽ hoa tả thực yêu cầu kỹ thuật
và sự kiên trì cao, loose florals là phương pháp vẽ hoa lá theo lối minh hoạ giản
lược, sử dụng màu sắc và bố cục phong phú để tạo nên những tác phẩm xinh xắn,
bắt mắt. Đến với Workshop, bạn sẽ thực sự được chạm và cảm nhận thiên nhiên
theo cách riêng của mình.
*MC2: Thực hiện kế hoạch tổ chức, vận động hiến máu dịp Tết của Ban
Chỉ đạo Quốc gia Vận động hiến máu tình nguyện, Chương trình hiến máu Xuân
hồng 2021 được tổ chức nhằm đáp ứng nhu cầu máu cho người bệnh trong thời
gian sau khi Tết Nguyên Đán, đồng thời thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh
Covid-19 đang diễn biến phức tạp trên phạm vi cả nước. Chương trình hiến máu
Xuân Hồng 2021 đã diễn ra từ ngày 1/3 và kết thúc vào hơm nay.

3. Diễn đàn Sóng trẻ
*MC: Như đã giới thiệu ở phần đầu chương trình, chuyên mục “Diễn đàn
Sóng trẻ” tuần này sẽ bàn luận sâu hơn về “quyền nữ”.
Theo Tổ chức Thúc đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE, hiện tại con
đường đến “quyền nữ” còn rất nhiều việc cần làm và chúng ta chỉ thực sự có
“quyền nữ” khi người phụ nữ khơng cịn bị đóng khung vào các khn mẫu và
được tự đưa ra lựa chọn cho bản thân mình. Một trong những quyền lựa chọn cơ
bản nhất phải kể đến chính là quyền cơ thể và tự chủ tình dục của phái nữ.

24

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


C.33.44.55.54.78.65.5.43.22.2.4..22.Tai lieu. Luan 66.55.77.99. van. Luan an.77.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.37.99.44.45.67.22.55.77.C.33.44.55.54.78.655.43.22.2.4.55.22. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an.Tai lieu. Luan van. Luan an. Do an

Trong chun mục “Diễn đàn Sóng trẻ” hơm nay, hãy cùng chúng mình
tham gia cuộc trao đổi với hai vị khách mời để hiểu rõ hơn về chủ đề: “Bình đẳng
giới xét từ quyền tự chủ tình dục của phái nữ”.
*MC: Xin được giới thiệu chị Đặng Hương Giang, cán bộ Tổ chức Thúc
đẩy Bình đẳng giới Việt Nam VOGE.
*KM1: Xin chào quý vị thính giả của Diễn đàn Sóng Trẻ.
*MC: Để đem đến cho thính giả góc nhìn đa chiều, chúng tơi đã mời đến
phịng thu anh Huỳnh Quốc Đạt, thành viên Dự án Tổ Ong.
*KM2: Xin chào tất cả thính giả của chương trình mình đến từ dự án
tổ ong. Dự án tạo ra cơ hội để cho mọi người trao đổi các vấn đề xoay quanh
tình dục. Mình có lợi thế hơn mọi người là được đào tạo qua trường y và có cơ
hội được tiếp xúc với các kiến thức y học. Tuy nhiên, mình khơng phải là một
chun gia về lĩnh vực này, vì vậy hy vọng sẽ cung cấp một góc nhìn mới mẻ hơn
cho các bạn.

*MC: Trong những cuộc trò chuyện của Ngọc Trang với bạn bè, hiếm
khi chúng mình nói chuyện về tình dục hoặc có thì câu chuyện cũng thường bắt
đầu bằng sự đùa cợt và kết thúc theo kiểu: “thơi thơi nói chuyện khác đi”. Từ
thực tế khi làm Dự án Tổ Ong, anh Quốc Đạt nhận định như thế nào về hiện tượng
giới trẻ e ngại nhắc tới chuyện quan hệ tình dục và coi nó như điều đáng phải che
giấu hoặc đơn giản chỉ đề cập nhằm mục đích mua vui?
*KM2: Câu hỏi này gợi cho mình đến một cái cuốn sách của Cố Khuất
Thu Hồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển xã hội, cuốn sách có nhan đề
là Chuyện tình dục – chuyện dễ đùa, khó nói. Đầu tiên khi nhắc đến tình dục
ta cần phải nói đến là cái việc người ta tìm đến tình dục mình. Tổng kết ở đây có
hai lý do chính vì khối cảm và sự thân mật, lý do này chúng ta sẽ thấy nó đặc
biệt nhạy cảm thì liên quan đến con người, vì nó đề cập đến những khía cạnh khá
là sâu sắc của họ. Từ đó mà nó khiến cho mọi người có sự e dè trong xã hội thì
những cái vấn đề mà cấm kỵ sẽ được mọi người đem ra làm trò đùa mà khơng
trực tiếp nói đến nó một cách thẳng thắn và nghiêm túc.
25

@edu.gmail.com.vn.bkc19134.hmu.edu.vn


×